Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Dia ly kinh te xa hoi VN Phan 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 111 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 3 </b>


<b>(Các vùng kinh tế) </b>



<b>Chương 6. </b>


<b>TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÁC VÙNG KINH TẾ. </b>


<b>A. VÙNG KINH TẾ </b>
<b>1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế </b>


Khi LLSX XH phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân công LĐXH. Phân cơng
LĐXH được biểu hiện ở 2 hình thức cơ bản là phân công lao động theo ngành và phân công lao
động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ dẫn tới hình thành các khơng gian kinh tế
<i>đặc thù - Các vùng kinh tế. </i>


Vùng kinh tế (cũng giống như bất kỳ thực thể kinh tế nào đó) hình thành, hoạt động &
phát triển đều có tính qui luật. Con người (có thể) & cần phải nhận thức được những qui luật vận
động của nó, để trên cơ sở đó mà cải tạo & xây dựng vùng phát triển một cách hướng đích.


Vùng là sản phẩm của q trình phát triển phân cơng lao động theo lãnh thổ, vùng kinh tế
hình thành & hoạt động phù hợp với với những đặc trưng cơ bản của một hình thái KT-XH nhất
định. Nhưng cần hiểu rằng, không phải ở mọi hình thái KT-XH trong lịch sử đều tồn tại vùng
kinh tế. Cụ thể:


- Thời kỳ trước Tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế tự nhiên là chủ yếu, LLSX còn kém phát
triển, PCLĐXH theo lãnh thổ cịn thơ sơ, chưa có những tiền đề vật chất cần thiết cho việc hình
thành vùng kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- <i>Sang hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa, l</i>ực lượng sản xuất tiếp tục được phát triển,
phân công lao động (nói chung) & phân cơng lao động theo lãnh thổ (nói riêng) càng trở nên sâu
sắc. Vùng kinh tế được hình thành nhưng khác tư bản chủ nghĩa ở chỗ là dựa trên cơ sở nhận


thức tính qui luật khách quan của sự hình thành & phát triển vùng kinh tế và trên cơ sở vận dụng
một cách sáng tạo các qui luật kinh tế vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình (Tư bản chủ
<i>nghĩa, vùng kinh tế được hình thành dưới áp lực của tự do cạnh tranh & lợi nhuận). Nhà nước xã </i>
hội chủ nghĩa tác động có ý thức vào quá trình hình thành & phát triển vùng kinh tế, phục vụ cho
các mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước; Nhà nước XHCN khơng chỉ có khả năng xây dựng
những vùng kinh tế mới, mà cịn có khả năng cải tạo những vùng kinh tế cũ một cách khoa học
phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia.


<b>2. Các yếu tố tạo vùng kinh tế </b>


<i><b>• Phân cơng lao động theo l</b><b>ãnh th</b><b>ổ (PCLĐ) </b></i>


Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở - vừa là động lực của sự hình thành vùng
kinh tế. Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất
riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định; bằng việc CMH' sản xuất của dân cư dựa vào những điều
kiện & đặc điểm sản xuất đặc thù của lãnh thổ đó; Mỗi phạm vi lãnh thổ có chức năng sản xuất
đặc thù - đó là một vùng kinh tế; Các vùng kinh tế thông qua mối liên hệ kinh tế - liên kết với
nhau trong một hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ thống nhất. Như vậy, vùng kinh tế là
sự biểu hiện cụ thể của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ & sự phân công lao động xã hội
theo lãnh thổ là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất.


<i><b>• Y</b><b>ế</b><b>u t</b><b>ố tự nhi</b><b>ên. </b></i>Môi trường tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp - thường xuyên -
vĩnh viễn tới quá trình phát triển & phân bố sản xuất; từ đó ảnh hưởng tới phương hướng - qui
mô và cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế. Những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng nhất là:


<i>- Nguồn tài nguyên khoáng sản & năng lượng.</i> Mỗi loại tài ngun khống sản có thể
đóng nhiều vai trị khác nhau & có tác động đến sự hình thành & phát triển vùng kinh tế về nhiều
mặt, (ví dụ, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,... vừa là nhiên liệu, nhưng cũng là nguồn nguyên liệu
để sản xuất ra hàng trăm loại sản phẩm hóa chất khác nhau). Ảnh hưởng của tài ngun khống
sản đối với việc hình thành vùng kinh tế ở các mặt trữ lượng, chất lượng, sự phân bố, điều kiện


khai thác, mức độ sử dụng... Việc đánh giá sự ảnh hưởng của nó cần xem xét dưới góc độ tổng
hợp, tìm ra ảnh hưởng "trội" để có thể xác định khả năng CMH' sản xuất của vùng.


<i>Các nguồn tài nguyên rừng, hải sản & nông sản cũng ảnh hưởng quan trọng đến sự hình </i>
thành & phát triển vùng kinh tế. Cụ thể, các vùng rừng có trữ lượng gỗ lớn có khả năng hình
thành & phát triển các ngành sản xuất CMH' gắn với tài nguyên rừng. Các nguồn cá biển, cá
nước ngọt, các đặc hải sản cho phép hình thành các vùng CMH' về CB' - khai thác - nuôi trồng
các loại thủy sản đặc biệt (tôm, cua, bào ngư, trai ngọc,.v.v.).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Yếu tố tạo vùng quan trọng của đất đai là thổ nhưỡng, vì vậy cần đánh giá ý nghĩa kinh tế của thổ
nhưỡng để tạo ra các vùng chuyên canh phù hợp; Tác dụng tạo vùng của thổ nhưỡng thể hiện ở
chất đất, ở tính chất liền dải đối với việc phát triển một loại cây trồng nào đó. Như vậy khi xem
xét yếu tố tạo vùng của đất đai, cần xem xét cả 2 mặt (thổ nhưỡng & diện tích), ngồi ra cịn xem
xét thêm về địa hình, khả năng tưới tiêu


<i>- Khí hậu. Để tạo vùng, thì khí hậu đóng vai trị quan trọng. Ảnh hưởng của khí hậu đối </i>
với SXNN là việc bố trí các loại cây trồng - giống vật nuôi phù hợp. Khí hậu - thổ nhưỡng là
những yếu tố trội tác động mạnh mẽ đến việc hình thành các vùng CMH' sản xuất nơng nghiệp.
Nước ta, do vị trí & hình dáng lãnh thổ kéo dài theo nhiều vĩ độ, nằm trong vùng nhiệt đới - gió
mùa, địa hình phân hóa đa dạng. Vì vậy, ng/cứu về đất đai & khí hậu cần được đặc biệt chú ý
trong quá trình hình thành vùng kinh tế.


<i><b>• Y</b><b>ếu tố kinh tế</b></i>


<i>- Trung tâm cơng nghiệp (TTCN), thành phố lớn. Thông thường, các thành phố lớn hay </i>
TTCN đều tạo ra quanh mình một vùng ảnh hưởng, trong đó mọi sinh hoạt kinh tế đều do thành
phố, TTCN chi phối. Vì vậy, khi nghiên cứu vùng kinh tế phải xuất phát từ thành phố & TTCN
lớn để xác định phạm vi ảnh hưởng không gian của chúng; Tùy theo qui mô và loại hình thành
phố & TTCN mà phạm vi ảnh hưởng khác nhau, những thành phố & TTCN lớn thường là hạt
nhân của vùng kinh tế.



<i>- Các cơ sở sản xuất nông - lâm - ngư quan trọng (SX N - L - N). Các cơ sở SX N-L-N </i>
thường sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn và có mối quan hệ (cả bên
trong & bên ngoài) phức tạp đều có tác dụng tạo vùng. Ví dụ, hệ thống các nơng trường có qui
mơ hoạt động rộng lớn, có thể phát triển nhiều ngành CMH', tạo ra một phạm vi ảnh hưởng xung
quanh mình. Các vùng CMH' về cây công nghiệp, hay vùng chuyên canh lúa đều là những hạt
nhân tạo vùng.


<i>- Quan hệ kinh tế đối ngoại. Việc mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với nước ngoài, </i>
hay nói một cách khác là việc đẩy mạnh xuất - nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành,
qui mô & mức độ CMH' của các vùng kinh tế. Ví dụ, điều kiện khí hậu của nước ta thuận lợi cho
phát triển các loại nông sản nhiệt đới để xuất khẩu đổi lấy máy móc thiết bị phục vụ cho sự
nghiệp CNH' & HĐH' đất nước. Điều này địi hỏi nước ta phải nhanh chóng xây dựng các vùng
CMH' rộng lớn & ổn định về sản xuất các nơng phẩm nhiệt đới.


<i><b>• Y</b><b>ếu tố tiến bộ khoa học </b><b>- công ngh</b><b>ệ (KH</b><b>-CN). </b></i>Tiến bộ của KH - CN ảnh hưởng tới
việc hình thành vùng kinh tế ở nhiều mặt. Ví dụ, ứng dụng tiến bộ của KH - CN vào việc thăm
dị, tìm kiếm, xác định trữ lượng, chất lượng tài nguyên khoáng sản, trên cơ sở đó tạo điều kiện
cho việc hình thành nhiều KCN mới. Tiến bộ của KH - CN còn cho phép cải tạo các vùng hoang
hóa, đầm lầy,... thành các vùng SX CMH' quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

CMH' có qui trình kỹ thuật hiện đại. Yếu tố dân tộc thể hiện trong tập quán SX và tập quán tiêu
dùng cũng tạo ra những ngành sản xuất CMH' khác nhau với những sản phẩm độc đáo. Tập quan
tiêu dùng kích thích sự phát triển các ngành nghề với những sản phẩm khác nhau phù hợp với
yêu cầu tiêu dùng của nhân dân làm cho cơ cấu sản xuất của vùng phong phú, đa dạng, tận dụng
hợp lý tiềm năng mọi mặt của vùng.


<i><b>• Y</b><b>ếu tố lịch sử </b><b>-</b><b> văn hóa. </b></i>Vùng mà chúng ta nghiên cứu là kết quả của một quá trình
phát triển lâu dài về lịch sử - văn hóa – xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu q trình hình thành vùng
phải có quan điểm lịch sử đúng đắn. Những yếu tố tạo vùng đều có mối quan hệ tác động qua lại


với nhau trong một thể thống nhất, việc nghiên cứu quá trình hình thành & phát triển vùng kinh tế
cần phải phân tích tỉ mỉ, sâu sắc từng yếu tố; mối quan hệ giữa chúng với nhau (cả trong trạng
thái tĩnh và động).


<b>3. Nội dung của vùng kinh tế </b>


Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền KTQD có CMH' sản xuất
kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp. Như vậy, có thể hiểu vùng kinh tế bào hàm 2 nội dung
là CMH' & phát triển tổng hợp.


<b>3.1. Chun mơn hóa sản xuất của vùng kinh tế (CMH' SX) </b>


<i>Trước hết, vùng kinh tế phải là một vùng sản xuất CMH'. Sự CMH' nói lên chức năng sản </i>
xuất cơ bản, quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn nhất định.
Mặt khác, CMH cịn nói lên vai trị, vị trí của vùng trong nền KTQD, xác định nhiệm vụ cơ bản
mà vùng phải đảm nhận đối với cả nước (hay với nhiều vùng) trong một thời gian tương đối dài.


- CMH' sản xuất của vùng kinh tế là dựa vào những ưu thế của vùng để phát triển một số
<i>ngành có ý nghĩa đối với cả nước (hoặc đối với thị trường thế giới). Những ưu thế của vùng là </i>
những điều kiện đặc thù về TN - KT - dân cư - lịch sử - XH - VH - KH - KT & CN. Các vùng
kinh tế khác nhau không chỉ về điều kiện tự nhiên mà cịn khác nhau về trình độ phát triển của
LLSX, về mật độ dân số, về nguồn lao động (đặc biệt là lao động có kĩ thuật), về cơ sở kinh tế, về
CSVC - KT, khoa học được tạo ra trong quá trình lịch sử. Sự CMH' sản xuất của vùng kinh tế
chính là sự lợi dụng những điều kiện đặc thù đó, nhằm tiết kiệm & tăng NS LĐXH, nâng cao
hiệu quả vốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, tạo ra khối lượng hàng hóa tốt - rẻ - có sức cạnh
tranh, thỏa mãn nhu cầu của vùng, đáp ứng nhu cầu nhất định của nền KTQD, tham gia tích cực
vào hoạt động KT-XH giữa các vùng, góp phần đẩy nhanh q trình PCLĐXH theo lãnh thổ trên
phạm vi cả nước.


<i><b>Tiêu chu</b><b>ẩn quan trọng để xác định một ng</b><b>ành SX CMH' là kh</b><b>ối lượng </b><b>- ch</b><b>ất lượng </b></i>



<i><b>s</b><b>ản phẩm h</b><b>àng hóa xu</b><b>ất ra ngo</b><b>ài vùng.</b> Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: </i>


<i>(1) Tỷ trọng (%) sản phẩm hàng hóa xuất ra ngồi vùng của một ngành nào đó chiếm </i>
<i>trong tồn bộ sản phẩm của ngành đó ở trong vùng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>(3) Tỷ trọng (%) sản phẩm của một ngành SX nào đó của vùng chiếm trong tồn bộ sản </i>
<i>phẩm của ngành đó trong cả nước (tính theo đơn vị tự nhiên và giá trị). </i>


<i>(4) Tỷ trọng (%) giá trị sản lượng của một ngành nào đó của vùng chiếm trong tổng giá </i>
<i>trị sản lượng của vùng. </i>


<i>Chỉ tiêu (1) & (2) cho phép xác định vị trí của một ngành nào đó trong sự PCLĐXH theo </i>
lãnh thổ của vùng và của toàn quốc. <i>Chỉ tiêu (3) & (4) cho phép xác định vị trí của một ngành </i>
nào đó trong nền KTQD của vùng và của toàn quốc. Kết hợp cả 4 chỉ tiêu trên cho phép phát hiện
các ngành sản xuất CMH' chủ yếu & trình độ CMH' của chúng trong vùng kinh tế.


<b>3.2. Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng </b>


- Phát triển tổng hợp là bản chất của vùng kinh tế theo định hướng XHCN, nó xác định cơ
cấu kinh tế hợp lý nhất của vùng & phản ánh các mối quan hệ kinh tế trong nội vùng. Phát triển
<i>tổng hợp nền kinh tế của vùng tức là mỗi vùng kinh tế phải là một tổng thể kinh tế đa ngành - đa </i>
<i>lĩnh vực phát triển mạnh mẽ - cân đối, hỗ trợ nhau trong sản xuất - kinh doanh, trong khai thác - </i>
<i>sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - lao động; đảm bảo cho vùng có thể tự túc được phần lớn </i>
<i>nhu cầu của mình; mặt khác có thể làm tốt trách nhiệm đã được phân công đối với nền kinh tế </i>
<i>của cả nước. </i>


- Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng là sự phát triển cân đối - tối ưu của các ngành
kinh tế có trong vùng; Phải đảm bảo cho hướng CMH' của vùng phát triển thuận lợi nhất, đạt hiệu
quả cao nhất. CMH' sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp chính là thực hiện sự kết hợp giữa


lợi ích của vùng với lợi ích của cả nước (đây cũng là tính ưu việt của nền kinh tế vận hành theo
cơ chế thị trường - định hướng XHCN). Muốn phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng, cần xác
định rõ số lượng ngành kinh tế & cơ cấu kinh tế của vùng (số lượng ngành & cơ cấu kinh tế
thường rất khác nhau tùy thuộc vào sự CMH' & trình độ phát triển của LLSX). Bên cạnh các
ngành sản xuất CMH', cần phát triển hợp lý một tổng hợp thể các ngành kinh tế khác; Mục đích
là tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của vùng; phát triển cân đối các ngành trong nội vùng nhằm
hợp lý hóa các mối liên hệ (trong & ngoài) vùng ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>● Tổng hợp thể kin</b><b>h t</b><b>ế v</b><b>ùng bao g</b><b>ồm 3 nhóm ng</b><b>ành ch</b><b>ủ yếu sau</b></i>


<i><b>+ Các ngành SX CMH’. Các ngành s</b>ản xuất CMH' của vùng là những ngành đóng vai </i>
<i>trị chủ yếu trong nền kinh tế vùng; quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu; quyết định vị trí </i>
<i>của vùng trong sự PCLĐ theo lãnh thổ (giữa vùng & cả nước); quyết định việc hình thành tổng </i>
<i>hợp thể kinh tế của vùng & việc tổ chức - quản lý kinh tế của vùng. Những ngành này hình thành </i>
& phát triển trên cơ sở các điều kiện thuận lợi nhất của vùng & tạo ra sản phẩm hàng hóa có ý
nghĩa quốc gia & quốc tế; Sản phẩm hàng hóa phải có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh
tranh; thỏa mãn nhu cầu cả nước hay của nhiều vùng khác, là ngành chiếm tỉ trọng tương đối lớn
trong cơ cấu kinh tế của vùng (hoặc cả nước).


<i><b>+ Các ngành s</b><b>ản xuất bổ trợ. Là những ngành chủ yếu phát triển để trực tiếp phục vụ </b></i>
<i>cho các ngành sản xuất CMH' vùng, những ngành này có mối liên hệ, gắn bó với các ngành sản </i>
<i>xuất CMH'. Có thể nói, khơng có các ngành bổ trợ thì các ngành sản xuất CMH' khơng thể phát </i>
triển được; nhưng sự phát triển của các ngành bổ trợ lại do các ngành sản xuất CMH' vùng qui
định, các ngành này phát sinh, tồn tại & phát triển tùy thuộc vào hướng sản xuất CMH' của vùng.
<i>Các ngành sản xuất bổ trợ thường bao gồm: Các ngành khai thác và làm giàu nguyên liệu </i>
cung cấp cho các ngành sản xuất CMH'; Các ngành cung cấp thiết bị, vật liệu, nhiên liệu, năng
lượng cho các ngành sản xuất CMH'; Các ngành có liên hệ chặt chẽ với các ngành sản xuất CMH'
về qui trình cơng nghệ.


<i><b>+ Các ngành s</b><b>ản xuất phụ: Bao gồm những ngành khơng có liên quan trực tiếp với các </b></i>


ngành sản xuất CMH' vùng, nhưng lại rất cần thiết cho sự phát triển vùng, vì những ngành này có
thể đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu sản xuất có tính chất địa phương dựa trên nguồn
nguyên liệu nhỏ có tại địa phương. Các ngành này thường bao gồm: Các ngành sử dụng các phế
liệu & phế phẩm của ngành sản xuất CMH'; Các cơ sở sản xuất VLXD, các cơ sở CB' & sửa chữa
máy móc dùng trong địa phương.


<b>4. Các loại vùng kinh tế (KT) </b>
<i><b>a. Vùng kinh tế ng</b><b>ành </b></i>


Vùng kinh tế ngành là vùng mà ở đó phân bố tập trung một ngành sản xuất nhất định
(vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp). Vùng kinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp của nó
(ngồi các ngành sản xuất CMH', cịn có cả một cơ cấu các ngành phát triển hỗ trợ). Vùng kinh tế
ngành là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển & phân bố của các ngành, là cơ sở để kết hợp
kế hoạch hóa & quản lý theo ngành - theo lãnh thổ.


<i><b>b. Vùng kinh tế tổng hợ</b><b>p </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

đó, CMH' của các vùng kinh tế tổng hợp trở thành sự CMH' của các ngành kinh tế trong vùng, số
lượng các ngành CMH' sẽ tăng lên.


<i>Vùng kinh tế tổng hợp bao gồm 2 loại: </i>


<i>+ Vùng kinh tế cơ bản.</i> Là vùng có diện tích rộng; có nhiều ngành sản xuất CMH' và sự
phát triển tổng hợp của vùng phức tạp hơn so với vùng kinh tế hành chính. Là vùng chỉ có ý
nghĩa & chức năng kinh tế, giúp cho việc nghiên cứu & lập các chương trình kế hoạch dài hạn về
phát triển kinh tế có tầm cỡ quốc gia; giúp cho việc phân bố hợp lý LLSX trong cả nước & giữa
các vùng; xây dựng mối liên hệ kinh tế giữa các vùng và cả nước, tạo điều kiện khai thác tốt mọi
nguồn tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật... của đất nước; hình thành & điều tiết các cân
đối lãnh thổ lớn; định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.



<i>+ Vùng kinh tế hành chính. Là vùng có cả chức năng kinh tế lẫn hành chính, là sự thống </i>
nhất giữa quản lý kinh tế với quản lý hành chính, là vùng được xây dựng theo nguyên tắc kinh tế
(ranh giới kinh tế - hành chính thống nhất). Do ý nghĩa & chức năng kinh tế, nên vùng kinh tế
hành chính cũng có đầy đủ 2 chức năng cơ bản của một vùng kinh tế tổng hợp (CMH' sản xuất &
phát triển tổng hợp). Bản thân vùng kinh tế hành chính cũng là một tổng hợp thể kinh tế lãnh thổ,
nhưng do ý nghĩa & chức năng hành chính của nó cho nên mỗi vùng kinh tế hành chính là một
đơn vị kinh tế trong phân cấp quản lý của Nhà nước, có ngân sách riêng, có thị trường địa
phương. Những cơ quan-chính quyền của vùng kinh tế hành chính thực hiện cả 2 chức năng là
quản lý hành chính & quản lý kinh tế.


<b>B. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM </b>
<b>1. Quan niệm về vùng </b>


Trên thực tế, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về vùng kinh tế với mục đích & tiêu chí
khác nhau. Song, dù qui mơ của vùng có thể lớn nhó khác nhau thì đều có những điểm chung là
trong một lãnh thổ đều có ranh giới nhất định (dù "cứng" hay "mềm"), trong đó có sự tác động
tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên - môi trường - con người (cả sản xuất & tiêu thụ).


Như vậy có thể quan niệm về vùng như sau: "Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia
<i>có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có mối quan hệ tương đối chặt </i>
<i>chẽ giữa các thành phần tạo nên nó, cũng như mối quan hệ có chọn lọc với khơng gian các cấp </i>
<i>bên ngồi". </i>


<i><b>V</b><b>ới q</b><b>uan ni</b><b>ệm tr</b><b>ên, có th</b><b>ể thấy rằng</b></i>


<i> - Vùng là một hệ thống, bao gồm các mối liên hệ của các bộ phận cấu thành với các dạng </i>
liên hệ địa lý - kỹ thuật - KT - XH bên trong hệ thống cũng như bên ngoài hệ thống.


- Vùng có qui mơ khác nhau, sự tồn tại của cùng là khách quan có tính lịch sử (qui mơ &
số lượng vùng có thể thay đổi theo các giai đoạn phát triển của đất nước).



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng
như để quản lý các quá trình phát triển KT - XH của mỗi vùng.


<b>2. Hệ thống vùng của nước ta qua các giai đoạn phát triển </b>


<i><b>a. Nh</b><b>ững nhận biết ban đầu về vùng KT đến đầu những năm 60 (thế kỉ XX)</b></i>


<i>- Giữa TK 15 (khi khoa học địa lý mới phát triển) ở nước ta "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi </i>
ra đời (1435) với một loạt cơng trình nghiên cứu theo địa vực hành chính, tiếp cận với quan điểm
dân tộc, độc lập, tự chủ được biên soạn; Mỗi đơn vị (địa phương) đều đề cập tới vị trí địa lý, ranh
giới, qui mơ lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những đặc thù của riêng mình.


<i>- Giữa TK 17, Lê Q Đơn đã nghiên cứu trọn vẹn một địa phương (Thuận Hóa, Q.Nam). </i>
<i>- Trải qua các triều đại phong kiến, cũng có nhiều cơng trình chuyên khảo chú ý đến lĩnh </i>
vực nghiên cứu địa phương như: " Lịch triều hiến chương; Đại Nam nhất thống chí,...". Xét dưới
góc độ địa lý hành chính, mỗi triều đại phân chia lãnh thổ ra thành những đơn vị nhiều cấp khác
nhau để thuận tiện cho việc quản lý & bảo vệ an ninh. Ví dụ: Từ thời Hai Bà Trưng (nước ta chia
ra các quận, huyện với 65 thành trì); dưới các triều Lý, Trần, Hồ (các bộ phận lãnh thổ mang tên
là Lộ); đời Lê (Lộ đổi thành Trấn. Cả nước có 5 Đạo (mỗi Đạo lại bao gồm nhiều Phủ, Châu,
Huyện), đến đời Nguyễn (Trấn đổi thành Tỉnh); thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh (Đàng
trong-Đàng ngoài).


<i>- Thời kỳ Pháp thuộc, Pháp chia lãnh thổ nước ta (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ). </i>


<i>- Sau 1954, các khu tự trị được thành lập như "Khu tự trị Việt Bắc (1956), Khu tự trị </i>
Thái-Mèo (1955) và năm 1962 đổi thành Khu tự trị Tây Bắc...


Như vậy, tùy từng thời kỳ, tùy theo mục đích chính trị - kinh tế - quân sự mà các đơn vị
hành chính được gộp lại thành những đơn vị hành chính dưới cấp quốc gia. Việc hình thành các


đơn vị hành chính này đó là do nhu cầu quản lý đất nước, cần có nhiều cấp, trong đó nổi lên cấp
quản lý trung gian giữa quốc gia và tỉnh - tạm gọi là vùng.


<i><b>b. Giai đoạn 1960 </b><b>- 1975. </b></i>Giai đoạn này, việc nghiên cứu & phân vùng diễn ra chủ yếu ở
M.Bắc (từ Vĩnh Linh) với đặc trưng chính về kinh tế N - L - N. Chia thành 2 thời kỳ:


<i>* Thời kỳ 1960 - 1970: Việc phân vùng, qui hoạch tập trung chủ yếu vào những vấn đề </i>
nhỏ lẻ từng vùng cụ thể (chủ yếu là PVNN). UBKH Nhà nước phối hợp với Bộ nông nghiệp
nghiên cứu và PVNN ở miền Bắc VN (chia 4 vùng NN lớn: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông
Hồng & Khu IV cũ). Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức, điều tra và tiến tới phân vùng lâm nghiệp
làm cơ sở cho phát triển ngành. Năm 1968, UBXD cơ bản Nhà nước triển khai nghiên cứu qui
hoạch các điểm công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

phục vụ cho SX nông - lâm. Cuối những năm 1960, trong giáo trình giảng dạy về vùng ở trường
ĐHSP-HN, dựa trên quan điểm vùng của trường phái Địa lý Xô viết hiện đại, GS Trần Đình Gián
phân chia lãnh thổ nước ta thành 2 vùng kinh tế cơ bản với 4 á vùng theo ranh giới chính trị hồi
đó. Vận dụng NQ ĐH Đảng III, Ông chia M.Bắc thành 4 vùng kinh tế hành chính, đồng thời đề
ra một hệ thống 3 cấp: Vùng KT - XH lớn; vùng kinh tế - hành chính tỉnh (hay liên tỉnh); vùng
kinh tế cơ sở huyện (hay liên huyện). Ba cấp đó giống như một hệ thống động lực, hoạt động vừa
có phân cấp - vừa có phối hợp nhằm xây dựng nền KT-XH thống nhất & đa dạng:


<i>Cấp vùng KT-XH lớn phải đủ tiềm lực để trang bị kỹ thuật & đổi mới kỹ thuật </i>- công
nghệ cho nền KTQD trong phạm vi lãnh thổ của mình. Có mạng lưới năng lượng, ngun liệu,
lương thực cùng các cơ sở chế tạo & thiết bị cơ bản ở mức độ thích hợp; Có hệ thống nghiên cứu
& ĐT hoàn chỉnh (gồm các trường ĐH, CĐ & KT dạy nghề) qui mơ thích hợp.


<i>Cấp vùng kinh tế hành chính tỉnh (liên tỉnh) với qui mô lãnh thổ hợp lý là điểm hội tụ của </i>
nền KT TW & ĐP, nhằm hình thành cơ cấu cơng - NN thích hợp, qui mơ vừa và nhỏ.


<i>Cấp vùng kinh tế cơ sở huyện (liên huyện) là những đơn vị HC, KT-XH, quản lý & tổ </i>


chức giữa ngành với lãnh thổ; Mục tiêu là xây dựng cơ cấu N - L - N, tiểu thủ công nghiệp &
công nghiệp, kết hợp truyền thống địa phương, lấy qui mô nhỏ là chính, từng bước thực hiện
CNH' N - L - N ở địa phương.


<i><b>c. Giai đoạn 1976 </b><b>- 1980. </b></i>Ngay sau 1975, một chương trình phân vùng qui hoạch đã được
tiển khai trong cả nước theo quan điểm tổng hợp.


<i>- Năm 1976 trên cơ sở 38 tỉnh - TP, cả nước được chia thành 7 vùng NN - CNCB', hệ </i>
thống 7 vùng NN - CNCB' là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển N - L, hình thành các
vùng CMH' : Cụ thể: (1) TDMNPB' (9 tỉnh): quế, hồi, sơn, chè, trẩu, thuốc lá, hoa quả cận nhiệt,
ngơ, sắn, trâu, bị, dê. (2) Đồng bằng sơng Hồng (6 tỉnh): lúa gạo, lạc, đậu tương, mía, cói, đay,
rau, chăn ni lấy thịt. (3) BTBộ (3 tỉnh): gỗ, lạc, hồ tiêu. (4) DHNTBộ (4 tỉnh): mía, bông, đào
lộn hột, quế, tiêu, lạc, lúa gạo, khoai, bò, lợn. (5) Tây Nguyên (3 tỉnh): cà phê, cao su, chè, dâu
tằm, ngơ, trâu, bị. (6) ĐNBộ (4 tỉnh): cao su, cà phê, hồ tiêu, lạc, đậu tương, mía, ngơ. (7) Đồng
bằng sơng Cửu Long (9 tỉnh): lúa gạo, đậu tương, mía, cây ăn quả, lợn, vịt, tôm, cá.


<i>- Năm 1977, UBPV KT TW được thành lập. Vụ phân vùng qui hoạch của UBKH Nhà </i>
nước được tách ra & đổi tên thành Viện phân vùng qui hoạch TW là cơ quan thường trực của UB
phân vùng kinh tế TW. Cả nước đã hình thành hệ thống tổ chức ngành từ TW đến địa phương,
tồn bộ q trình phân vùng qui hoạch được tiến hành dưới sự chỉ đạo của CP & UBND các cấp.


<i><b>d. Giai đoạn 1981 </b><b>- 1985. </b></i>Năm 1982, được sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), lần đầu tiên
chúng ta lập sơ đồ phân bố LLSX giai đoạn 1986 - 2000, đây là quá trình nghiên cứu tương đối
tổng hợp và toàn diện. Với 40 tỉnh - TP - đặc khu, lãnh thổ nước ta được chia thành 4 vùng KT
cơ bản với 7 tiểu vùng NN - CNCB’:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Vùng Bắc Trung Bộ (3 tỉnh) Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên. </i>


<i>Vùng Nam Trung Bộ (7 tỉnh), 2 tiểu vùng là DH khu V và Tây Nguyên (Quảng Nam-Đà </i>
Nẵng, Phú Khánh, Nghĩa Bình, Thuận Hải, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai-Kon Tum).



<i>Vùng Nam Bộ (14 tỉnh), 2 tiểu vùng là Đ.Nam Bộ & Tây Nam Bộ (Đồng Nai, TPHCM, </i>
Bà Rịa - Vũng Tàu, Sông Bé, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Cửu Long, Đồng Tháp, Hậu Giang,
Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Minh Hải).


<i><b>▪ Những căn cứ để</b><b> phân chia h</b><b>ệ thống 4 v</b><b>ùng kinh t</b><b>ế cơ bản </b></i>


- Có cơ cấu tài nguyên nhất định trên lãnh thổ để đảm bảo việc CMH' & phát triển tổng
hợp nền kinh tế.


- Có nguồn lao động đủ để đảm bảo kết hợp TNTN - LLLĐ - TLSX.


- Có vị trí, chức năng nhất định trong nền kinh tế cả nước trên cơ sở CMH' & phát triển
tổng hợp.


- Có TP, TTCN (hoặc thể tổng hợp SX - lãnh thổ) là hạt nhân tạo vùng.
<i>- Có hệ thống GTVT đảm bảo mối liên hệ nội vùng, liên vùng, khu vực & TG. </i>


<i>▪ Phương án 4 vùng được đưa vào GD ở bậc Phổ thông và Đại học trong giáo trình ĐL </i>
<i>KTXH- VN. Giai đoạn này Nhà nước đã triển khai đồng bộ các khâu cần thiết của công tác qui </i>
hoạch như điều tra cơ bản, phân tích thực trạng, dự báo và xây dựng phương hướng phát triển,
các phương hướng phát triển N - L - N; phân bố công nghiệp & các cơng trình then chốt… là
những căn cứ cơ bản để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế & qui hoạch ở các giai đoạn sau.


<i>▪ Về phương pháp tiếp cận: Bước đầu đã nghiên cứu lý thuyết phân vùng, nguyên tắc, hệ </i>
thống chỉ tiêu, các thuật ngữ chuyên ngành... Một loạt vấn đề tổng hợp được nghiên cứu như (hệ
số vùng, tính toán hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội). Đã xây dựng được hệ thống phương pháp
chỉ dẫn xây dựng qui hoạch (các vùng & các ngành), xây dựng hệ thống bản đồ, hệ thống bảng
biểu, chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, chỉ tiêu ngành...



<i><b>e. Giai đoạn 1986 đến nay. </b></i>Khi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì
cơ cấu nền KTQD có những chuyển biến mạnh (cả về chất & về lượng), nhiều yếu tố mới xuất
hiện, đồng thời những khó khăn, thách thức cũng nảy sinh. Do yêu cầu của việc mở cửa nền kinh
tế và hội nhập với khu vực & quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược phát triển phù hợp.
Trước tình hình đó, Thủ tướng CP đã chỉ thị cho UBKH Nhà nước chủ trì phối hợp với các ngành
TW nghiên cứu qui hoạch 8 vùng KT lớn & 3 vùng KTTĐ, hỗ trợ tất cả các tỉnh, TP XD qui
hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến 2010.


<i><b>● Từ 1986 </b><b>- 2000. </b></i>


<i><b>- H</b><b>ệ thống 8 v</b><b>ùng KT l</b><b>ớn được gộp từ 61 tỉnh </b><b>- TP c</b><b>ủa cả nước</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Tây Bắc (3 tỉnh) Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình. </i>


<i>Đồng bằng sơng Hồng (11 tỉnh, Tp) TP Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà </i>
Tây (cũ), Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.


<i>Bắc Trung Bộ (6 tỉnh) Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, T-T-Huế. </i>
<i>DH Nam Trung Bộ (6 tỉnh,Tp) Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, </i>
Khánh Hịa.


<i>Tây Nguyên (4 tỉnh) Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng. </i>


<i>Đông Nam Bộ (8 tỉnh, Tp) là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, </i>
đặc khu BR-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận.


<i>Đồng bằng sơng Cửu Long (12 tỉnh) là Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà </i>
Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.


<i><b>- Ba vùng kinh t</b><b>ế trọng điểm là (KTTĐ)</b></i>



<i>Vùng KTTĐ Bắc Bộ (5 tỉnh-TP): TP Hà Nội, Hải Dương, Hưng n, Hải Phịng, Quảng </i>
Ninh, 3 đơ thị chính đồng thời là 3 cực phát triển (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).


<i>Vùng KTTĐMT (4 tỉnh-TP): T-T-Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. </i>


<i>Vùng KTTĐP'N (4 tỉnh-TP): TPHCM, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Bình Dương. Ba cực tạo </i>
thành tam giác phát triển là TPHCM - Biên Hòa - Vũng Tàu.


<i><b>● Từ 2001 đến nay</b><b> </b></i>


<i><b>- H</b><b>ệ thống 6 v</b><b>ùng & tr</b><b>ọng điểm KT được gộp </b><b>t</b><b>ừ 64 tỉnh </b><b>- TP c</b><b>ủa cả nước</b></i>


<i>TD - MN'PB' (15 tỉnh): Đông Bắc (11 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, </i>
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, và Quảng Ninh). Tây Bắc (4
tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình, TP Điện Biên (tách từ tỉnh Sơn La 1/2004).


<i>ĐB sông Hồng & trọng điểm Bắc Bộ (12 tỉnh, Tp) </i>TP Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên,
Hải Dương, Hà Tây (cũ), Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Quảng Ninh.


<i>Bắc Trung Bộ, DH Nam Trung Bộ và KTTĐ miền Trung (14 tỉnh, TP): Bắc </i>Trung Bộ (6
tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). DH Nam trung
Bộ (8 tỉnh-Tp: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận)


<i>Tây Nguyên (5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông. </i>


<i>Đông Nam Bộ & trọng điểm kinh tế (8 tỉnh, TP) là TP </i>HCM, Đồng Nai, Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, đặc khu BR-Vũng Tàu, Long An.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>-</b><b> Ba vùng KTTĐ là</b></i>


<i>Vùng KTTĐ Bắc Bộ (8 tỉnh - TP): TP Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng </i>
Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ). Ba đơ thị chính đồng thời là 3 cực phát triển (Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh). Hiện nay vùng này còn 7 tỉnh, thành phố


<i>Vùng KTTĐ miền Trung (5 tỉnh - TP): Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng </i>
Ngãi, Bình Định.


<i>Vùng KTTĐ phía Nam </i>(8 tỉnh - TP): TPHCM, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Ba cực tạo thành tam giác phát triển là TPHCM
- Biên Hịa – Vũng Tàu.


<i>- Ngồi 2 cấp vùng trên, 64 tỉnh - TP cũng được xác định là cấp qui hoạch phát triển </i>
KT-XH đến 2010 và 2020.


<i>- Trong khn khổ chương trình khoa học cấp Nhà nước (Mã số KX-03, đề tài KX-03-02) </i>
đã đề xuất chia lãnh thổ nước ta thành các dải lớn. Đó là: <i>(1) Dải đồng bằng ven biển (bao gồm </i>
cả vùng biển và hải đảo quốc gia). (2) Dải TD & MN' (chia ra thành 2 dải TD và dải MN').


<i>- Năm 1998, Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó </i>
khăn ở MN' vùng sâu, vùng xa...(QĐ số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998). Loại vùng khó
khăn gồm 2356 xã (2002) của 49 tỉnh là một loại vùng không liền khoảnh và là sự tập hợp của
các xã, một cấp trong hệ thống 4 cấp hành chính của VN.


<i><b>▪ Dựa theo cách phân chia tr</b><b>ên, có th</b><b>ể rút ra một số nhận địn</b><b>h: </b></i>Mỗi hệ thống vùng
được phân chia đều dựa trên một hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho một số mục đích trong một giai
đoạn nhất định. Mục đích của phân vùng là hình thành hệ thống vùng để làm căn cứ cho các kế
hoạch phát triển lãnh thổ, phục vụ cho việc xây dựng cơ chế - chính sách, đảm bảo sự phát triển


bền vững và hiệu quả trong cả nước. Căn cứ chủ yếu để phân vùng là các lãnh thổ có sự đồng
nhất ở mức độ nhất định về tự nhiên, dân cư & xã hội; cùng chịu sự chi phối của cơ chế thị
trường, cùng đảm nhận một nhiệm vụ nào đó đối với nền kinh tế trong tương lai.


<b>CÂU HỎI ÔN TẬP</b>


1. Quan niệm về vùng kinh tế.


2. Quá trình hình thành và phát triển vùng kinh tế ở nước ta.
3. Những căn cứ để phân chia các vùng kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>C. CÁC VÙNG KINH TẾ </b>
<b>1. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC (TD-MN'PB') </b>
<b>1.1. Vị trí địa lý (VTĐL) </b>


Phạm vi lãnh thổ bao gồm 15 tỉnh. Trong đó Đơng Bắc (11) và Tây Bắc (4). Diện tích
101.531 km2 (30,70% diện tích cả nước), Đ.Bắc: 63.999 km2, Tây Bắc: 37.552 km2. Dân số
(2008): 12,31 triệu người, mật độ 121 người/km2 (Đ.Bắc 9,65 triệu người, mật độ 151 người/km2
và Tây Bắc 2,66 triệu người, mật độ 71 người/km2). Phía Bắc giáp với ĐN Trung Quốc có cửa
khẩu quốc tế (Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai) là điều kiện thuận lợi để giao lưu, hội nhập khoa
học - công nghệ, trao đổi phát triển kinh tế của vùng với các nước trên lục địa. Phía Tây giáp với
Lào. Phía Nam giáp ĐBSH với nhiều đơ thị, hải cảng lớn (Hà Nội, Hải Phịng, Cái Lân), đó là cơ
sở để đẩy mạnh phát triển KT-XH của vùng.


<b>1.2. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) </b>
<i> ● Đơng Bắc: </i>


<i>Than đá: Nằm trên địa hình các cánh cung, Đơng Bắc có thế mạnh đầu tiên là than đá với </i>
3 dải than lớn Cẩm Phả, Hịn Gai và Mạo Khê - ng Bí. Trữ lượng thăm dị 3,5 tỉ tấn. ngồi ra
cịn có ở một số địa điểm khác như Phấn mễ, Làng Cẩm (Thái Nguyên) ~ 80 triệu tấn, than nâu


(Lạng Sơn) ~ 100 triệu tấn, than Bố Hạ (Bắc Giang)


<i>Khoáng sản KL và phi KL: Đá vôi hàng tỉ tấn phân bố hầu khắp các tỉnh; Đất sét cao lanh </i>
để SX gạch không nung Giếng Đáy (Quảng Ninh); Apatit (Lào Cai) 2,1 tỉ tấn; Quặng sắt ở Thái
Nguyên, Hà Giang, Yên Bái 136 triệu tấn; Mangan ở Cao Bằng 1,5 triệu tấn; Titan lẫn trong
quặng sắt Manhêtit ở Thái Nguyên 39,0 vạn tấn; Thiếc (Cao bằng, Tun Quang); Bơ xít (Lạng
Sơn); Chì - kẽm (Bắc Kạn)... Các mỏ này phần lớn vẫn cịn ở dạng tiềm năng, do cơng nghệ và
nguồn vốn còn hạn chế, mới khai thác một phần quặng sắt và thiếc.


Bảng 6.1. Một số khống sản chủ yếu của Đơng Bắc
Khống sản Đơn vị Tr.lượng


C.N


% so cả


nước Vùng phân bố


Than


antraxit Tỉ tấn 3,5 90


Quảng Ninh


Than mỡ Triệu tấn 7,1 56 Phấn Mễ,Làng Cẩm (Thái Nguyên)
Than nâu Triệu tấn 100,0 - Na Dương (Lạng Sơn)


Sắt Triệu tấn 136,0 16,9 Làng Lếch, Quang Xá (Yên Bái) Tùng Bá
(Hà Giang)



Mangan Triệu tấn 1,4 - Tốc Tát (Cao Bằng)


Titan Ngàn tấn 390,9 64 Nằm trong quặng sắt núi Chúa (Th.Nguyên)
Thiếc Triệu tấn 10,0 Tĩnh Túc (C.Bằng), Sơn Dương (T.Quang)


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>Ngồi ra, Đơng Bắc cũng có một số khống sản khác qui mơ nhỏ, nhưng có vai trị quan </i>
trọng, dùng làm chất phụ gia, hoặc chất trợ dung cho công nghệ CB'.


Bảng 6.2. Một số tài ngun khống sản có qui mơ nhỏ của Đơng Bắc


Khống sản Vùng phân bố Sử dụng


Amiăng Khuổi Hân (Cao Bằng) Cách nhiệt, cách điện
Angtimon Quảng Ninh, Hà Giang Sơn. Men tráng, thủy tinh...
Cát Đảo Quan Lạn (Quảng Ninh) Thủy tinh


Mica La Phù (Phú Thọ), Làng Mục (Yên Bái) Vật cách điện, cách nhiệt.
Phenphat Thạch Khoán (Phú Thọ) Cơng nghiệp sứ và thủy tinh
Fluorit Bình Đường (Cao Bằng) Trợ dung cho luyện nhôm


Quaczit Thanh Sơn (Phú Thọ) Gạch chịu lửa


Vonfram Lẫn trong quặng thiếc Công nghiệp chế tạo máy


<i>Tài nguyên đất </i> <i>cho sản xuất nông - lâm: </i>đất nông nghiệp (14,55%), lâm nghiệp
(54,11%), đất chuyên dùng (4,70%), đất ở (1,90%), đất chưa sử dụng (27,32%). Có sự khác nhau
về cơ cấu sử dụng đất giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa các tỉnh trong vùng. Nhìn chung đất chưa
sử dụng cịn khá lớn (trong đó ~ 10% có thể phát triển cây lâu năm, 75% cho lâm nghiệp).


Bảng 6.3. Cơ cấu sử dụng đất của Miền núi – trung du phía Bắc tại thời điểm 01/01/2008


Chia ra (%)


Diện tích


(1000 ha) Nơng
nghiệp


Lâm
nghiệp


Đất


CD Đất ở


Chưa
SD


<b>CẢ NƯỚC </b> <b>33115.0 </b> <b>28.40 </b> <b>44.70 </b> <b>4.70 </b> <b>1.90 </b> <b>20.24 </b>


<b>MN & TD phía Bắc </b> <b>10153.1 </b> <b>14.55 </b> <b>54.11 </b> <b>2.88 </b> <b>1.13 </b> <b>27.32 </b>


<b> Đông Bắc </b> <b>6399.9 </b> <b>15.24 </b> <b>56.97 </b> <b>3.83 </b> <b>1.28 </b> <b>22.67 </b>


Hà Giang 794.6 18.78 47.61 1.13 0.77 31.71


Cao Bằng 672.5 12.37 76.55 1.78 0.71 8.58


Bắc Kạn 485.9 7.76 68.90 2.26 0.49 20.58


Tuyên Quang 587.0 11.89 76.06 3.80 0.90 7.34



Lào Cai 638.4 12.53 48.23 2.40 0.53 36.31


Yên Bái 689.9 11.39 65.75 4.38 0.65 17.83


Thái Nguyên 353.4 28.13 48.84 5.60 2.86 14.57


Lạng Sơn 832.8 12.16 50.02 2.11 0.70 35.00


Bắc Giang 382.7 32.01 34.94 13.38 5.54 14.14


Phú Thọ 352.8 28.37 47.45 6.63 2.55 14.99


Quảng Ninh 609.9 8.82 52.47 5.49 1.56 31.66


<b> Tây Bắc </b> <b>3753.2 </b> <b>13.36 </b> <b>49.22 </b> <b>1.27 </b> <b>0.88 </b> <b>35.26 </b>


Điện Biên 956.3 12.61 64.74 0.84 0.35 21.47


Lai Châu 911.2 8.52 42.89 0.71 0.30 47.59


Sơn La 1417.4 17.44 41.44 1.11 0.48 39.53


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>Các loại đất chính: Đất đỏ đá vôi phân bố theo các cánh cung, nhiều nhất ở Hà Giang, </i>
Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, thích hợp với cây thuốc lá, đỗ tương, ngô, bông,... Đất feralit đỏ -
vàng trên đá sa diệp thạch, phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái,
Bắc Giang thích hợp với cây chè, trẩu, sở. Đất phù sa cổ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh giáp với
ĐBSH, thích hợp với cây cơng nghiệp hàng năm (đậu tương, thuốc lá, lạc). Ngồi ra, ở các thung
lũng, ven sơng cịn có một ít đất phù sa là nơi gieo trồng cây lương thực và cây màu khác...



<i>Tài nguyên rừng của vùng cịn rất ít do khai thác q mức trước đây, chủ yếu là rừng thứ </i>
sinh. Năm 2008, diện tích rừng của Đông Bắc là 3,30 triệu ha (chiếm 25,19% diện tích rừng cả
nước), rừng tự nhiên 2,30 triệu ha, độ che phủ rừng 51,6%. Vùng đang khôi phục lại vốn rừng để
phục vụ cho KCN Quảng Ninh, cho nguyên liệu giấy, cho môi sinh, trong rừng cịn có nhiều
dược liệu như quế (Quảng Ninh), hồi (Lạng Sơn, Cao Bằng), sa nhân, tam thất (Lào Cai, Hà
Giang), cây ăn quả á nhiệt đới (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai). Vùng có nhiều đồng cỏ liền dải
trong các thung lũng, trên các đồi thấp, là cơ sở để phát triển chăn ni (trâu, bị, dê, ngựa,.v.v.)


<i>Khí hậu nhiệt đới pha trộn á nhiệt đới. Do địa hình cánh cung mở ra ở biên giới đón gió </i>
lạnh từ phương Bắc tràn xuống, là vùng có mùa Đơng lạnh nhất nước ta. Mùa Hè nóng - ẩm,
nhiệt độ cao. Khí hậu thích hợp với cây trồng - vật nuôi nhiệt và á nhiệt đới (chè, hồi...).


<i>Tài nguyên biển, vùng có vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long với > 3.000 đảo, biển nông, </i>
trữ lượng cá không nhiều so với vùng biển khác, muốn đánh cá phải ra khơi. Ở trong lộng nhiều
nhất là sị, ốc. Ở đảo Cơ Tô rất thuận lợi cho nuôi trai ngọc. Ở đảo Rều (Cẩm Phả) nuôi khỉ làm
dược liệu. Hạ Long và Bái Tử Long là cảnh quan rất hấp dẫn khách du lịch


<i><b>● Tây Bắ</b><b>c</b></i>


Là vùng có địa hình núi cao, hiểm trở, cắt xẻ, nhiều sơng suối, thung lũng sâu. Độ cao TB
> 1.000m, nghiêng từ TB - ĐN. Phía Đơng là khối núi Hồng Liên Sơn cao sừng sững (có đỉnh
Phan xi păng 3.143m). Đại bộ phận lãnh thổ thuộc lưu vực S.Đà, ba phía đều là những dãy núi
cao; Giáp biên giới với TQ có những đỉnh như Phu Lu Tum (2.090m), Phu La Sin (2.348m), Phu
Nam San (2.453m), Phu Đen Đin (2.181m), Phu Si Lung (3.076m),... Với biên giới Việt - Lào có
những đỉnh Khoang La San (1.865m), San Cho Cay (1.934m), Phu Nam Khe (1.860m), Phu Sai
Liên (1.728m),... Dải núi đá vôi chạy liên tục từ Phong Thổ - Sìn Hồ - Tủa Chùa - Tuần Giáo
(Lai Châu) - Thuận Châu - Mai Sơn - Yên Châu - Mộc Châu (Sơn La) về Lạc Thủy (Hịa Bình).


Sơng Đà và phụ lưu chứa nguồn thủy năng rất lớn với ~ 120 tỉ m3/năm, lưu lượng 3,63
m3/s, trữ năng lý thuyết 260 - 270 tỉ kwh, trữ năng kinh tế 50 - 60 tỉ kwh. Ngồi thuỷ điện Hịa


Bình (1.920MW), cịn có khoảng 4 - 5 địa điểm có cơng suất tương đương hoặc lớn hơn như Tạ
Bú (2.400MW) đã khởi công 12/2005 - dự kiến 2010 phát điện tổ máy số 1.


Nguồn nước nóng khá phong phú, phân bố theo các đứt gãy kiến tạo, đây là nguồn nhiệt
lớn sử dụng để chữa bệnh (Lai Châu, Sơn La có 16 điểm, Hịa Bình có Kim Bơi).


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

mỏ Đông Pao (Phong Thổ - Lai Châu) trữ lượng 5,5 triệu tấn (cùng với đất hiếm cịn có friorit
6,1 triệu tấn, barit 12,7 triệu tấn); mỏ Năm Xe (Lai Châu) thuộc đất hiếm nhóm nặng 874.660
tấn. Ngồi ra, cịn có Tan & Asbét (khống sản phi kim loại), Tan dùng trong cơng nghệ gốm, sứ,
sản xuất giấy, sơn, cao su... có ở Sơn La, Hịa Bình 1.780 tấn. Asbét (100.000 tấn) dùng trong CN
SX vật liệu cách điện, nhiệt, cách âm, chống cháy, chịu được axit và kiềm (găng tay, quần áo
chống cháy, má phanh ô tô...).


Đất chủ yếu là đất feralít đỏ - vàng phong hóa từ đá vơi và sa diệp thạch, có một ít đất bồi
tụ trong các thung lũng và ven sông. Trong cơ cấu sử dụng: đất nông nghiệp (13,36%), đất lâm
nghiệp chiếm 49,22% diện tích tự nhiên của vùng, trong số này thì đất có rừng chiếm 83,6% tổng
diện tích đất lâm nghiệp, độ che phủ rừng 41,1%; đất chuyên dùng (1,27%); đất ở (0,88%), đất
chưa sử dụng (35,26%). Như vậy, đây là vùng đất hoang hóa cịn rất lớn, về chất lượng, các loại
đất đều khá tốt, song do địa hình dốc cho nên các loại đất đỏ - vàng ở các sườn núi có xu hướng
thối hóa nhanh (do việc trồng cây hàng năm, du canh, du cư, khai thác rừng bừa bãi). Hoạt động
nông nghiệp của Tây Bắc tập trung chủ yếu ở một số cao nguyên đất đỏ đá vôi (Mộc Châu, Nà
Sản, Tà Phình): trồng ngơ, cây CN hàng năm (bơng, đậu tương), cây ăn quả (mận, đào). Các sườn
đồi diệp thạch trồng chè, sơn, trẩu, sở... Đất thung lũng được xây dựng theo hệ thống bậc thang
để trồng lúa (Mường Thanh, Quang Huy, Bình Lư,...). Trên các cao nguyên và thung lũng còn là
địa bàn phát triển chăn ni trâu, bị qui mơ lớn.


Khí hậu. Yếu tố địa hình làm cho khí hậu của Tây Bắc có những nét khác với Đông Bắc
(mặc dù cùng vĩ tuyến); Gió Đơng Bắc lạnh đến muộn hơn; lạnh do 2 yếu tố (lạnh theo vĩ tuyến
& độ cao) nên nhiệt độ về mùa đông thường thấp hơn ở Đông Bắc. Những ngày mà nhiệt độ
xuống thấp thì ở những vùng núi cao thường có tuyết phủ, băng giá (Sa Pa, đỉnh Hoàng Liên


Sơn)... Yếu tố lạnh này cho phép trồng các cây ưa lạnh. Khí hậu của vùng cũng gây ra những khó
khăn lớn như trên các cao nguyên thường thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất về mùa khô.
<b>1.3. Tài nguyên nhân văn </b>


<b>1.3.1. Về lịch sử, văn hóa và dân tộc </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>1.3.2. Về dân cư - lao động (DC - LĐ) </b>


<i><b>● Đông Bắc. Dân số (2008) là 9.652,3 ngàn người, mật độ 151 người/km</b></i>2. Tỉ lệ dân đô
thị 18,20 % (cả nước 28,10%). Vùng có 30 dân tộc khác nhau, người Việt (66,1%), Tày (12,4%),
Nùng (7,3%), Dao (4,5%), H'Mơng (3,8%) dân số. Có một số dân tộc của cả nước hầu như chỉ cư
trú tập trung tại đây như Tày 93%, Sán Chay 98%, Sán Dìu 95%, Nùng 95%... Dân số phân bố
không đều, mật độ giảm dần từ vùng trung du lên miền núi: Bắc Giang (425 ng/km2), Thái
Nguyên (325 ng/km2), Phú Thọ (387 ng/km2), Quảng Ninh (182 ng/km2) - gắn với các TTCN
lớn; trong khi đó ở Bắc Kạn (64 ng/km2), Cao Bằng (79 ng/km2), Hà Giang (89 ng/km2). Trình
độ học vấn của dân cư và nguồn nhân lực nhìn chung khá cao. Tổng số nguồn nhân lực đã tốt
nghiệp  PTCS là 53,7% (ĐB sông Hồng 68,9%, cả nước 45%); tốt nghiệp PTTH  14,5%,
nguồn nhân lực tập trung trong nhóm tuổi 15 - 29, đây là lợi thế trong việc phát triển CN - tiếp
thu kỹ thuật mới. Tuy nhiên, vùng còn khoảng 7,43% số người không biết chữ (chủ yếu là đồng
bào dân tộc ít người). Đội ngũ LĐ có trình độ từ sơ cấp trở lên 16,22%, thấp hơn mức TB cả
nước & vùng KTTĐ Bắc Bộ (23,6%). Trong số đó, có ~ 8,0 vạn người có trình độ từ CĐ, ĐH trở
lên, trong số này 50% làm việc trong ngành GD, YT, quản lý nhà nước. Về LĐ, vùng trung du
nhìn chung đủ để phát triển kinh tế, ở khu vực miền núi nhìn chung thiếu.


Bảng 6.4: Trình độ học vấn & chun mơn kĩ thuật của Đông Bắc & Tây Bắc năm 2002 (%)
Tỉnh Tỉ lệ chưa biết chữ


trong độ tuổi LĐ


Tỉ lệ LĐ có trình độ


từ sơ cấp trở lên


Tỉ lệ LĐ có trình độ từ
công nhân KT trở lên


<b>Đông Bắc </b> <b>7,43 </b> <b>16,22 </b> <b>12,20 </b>


Quảng Ninh 1,55 25,50 19,02


Tuyên Quang 12,40 19,05 17,38


Thái Nguyên 3,81 19,69 14,16


Lào Cai 15,30 16,07 13,53


Lạng Sơn 3,78 15,37 12,62


Phú Thọ 2,12 16,52 12,00


Cao Bằng 20,45 14.02 11,80


Bắc Giang 3,27 14,77 8,66


Yên Bái 12,77 10,16 8.44


Bắc Kạn 9,33 9,71 8,09


Hà Giang 19,47 6,89 5,51


<b>Tây Bắc </b> <b>18,09 </b> <b>10,93 </b> <b>8,79 </b>



Lai Châu, Điện Biên 22,78 12,60 10,83


Hịa Bình 5,50 10,92 8,26


Sơn La 26,33 9,84 7.92


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i>Về nguồn lao động: số người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành </i>
KTQD 90,7%, chưa có việc làm 9,3%. Lao động trong nông nghiệp 76,6%; công nghiệp cả
TTCN & dịch vụ là 23,4%. Số người (trên & dưới) độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao
động chiếm 18,8% LLLĐ. Trình độ học vấn của dân cư & nguồn nhân lực thuộc loại thấp nhất cả
nước. Tỉ lệ chưa biết chữ trong độ tuổi lao động 18,09% (cả nước 3,4%); lao động có trình độ sơ
cấp trở lên 10,09% (cả nước 19,7%); Trình độ CĐ, ĐH trở lên chỉ chiếm 1,72%.


<b>1.3.3. Về các loại hình quần cư </b>


Loại hình quần cư ở TDMN'PB' đặc trưng cho nền SX nông - lâm của các dân tộc. Có 2
loại dạng chính là làng (của người Việt) và bản (Tày, Nùng, H'Mông, Dao, Mường...). Các bản
thường phân bố ven bờ suối, dọc thung lũng, trên các cánh đồng, bồn địa, men sườn đồi hướng về
đường GT hay con suối. Ngồi ra, cịn một số ít các dân tộc sống du canh du cư, chủ yếu là người
H'Mông và Dao, hiện nay phần lớn đã định cư. Trong quá trình khai thác kinh tế, đã xuất hiện
nhiều nông - lâm trường, các khu vực khai thác tài - CB' nguyên (chủ yếu của người Việt) đã xuất
hiện nhiều điểm dân cư mới kiểu thị tứ, thị trấn, thị xã mang sắc thái đô thị miền núi.


<b>1.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) </b>
<b>1.4.1. Tình hình phát triển </b>


<i><b>● Đơng Bắc. </b></i>Được khai thác sớm từ thời Pháp thuộc, vì vậy tài nguyên đã bị suy giảm
nhiều & mơi trường bị xáo trộn. (Trong thời kì Pháp thuộc, Pháp đầu tư vào Đông Bắc chiếm 40
- 52% tổng số vốn đầu tư ở cả Đông Dương, Pháp đã lấy đi 27,7 triệu tấn than, 21,73 vạn tấn


thiếc, 60 vạn tấn quặng sắt & mangan, 31,55 vạn tấn phốt phát & hàng triệu m3 gỗ quí).


Từ 1990 đến nay kinh tế đã đạt được những kết quả nhất định; Năm 2002, GDP đạt
21.579 tỉ đồng (4,05% GDP cả nước), GDP/người/tháng đến năm 2004 đã đạt 379.900 đồng
(bằng 74,8% mức TB của cả nước).


Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: tăng tỉ trọng CN - XD từ 20,6% (1990) lên 26,3%
(2002), tương tự vậy N - L - N giảm từ 46,5% xuống 33,6% và dịch vụ 32,9% và 32,8%. Vùng
tập trung nhiều xí nghiệp cơng nghiệp nặng - qui mô lớn của cả nước (năng lượng, luyện kim, cơ
khí, hóa chất, VLXD). Đã hình thành những TTCN CMH' (luyện kim đen Thái Nguyên, hóa chất
Việt Trì - Lâm Thao, khai thác than Hịn Gai, Cẩm Phả, phân bón Bắc Giang),.v.v.


<i><b>● Tây Bắc. Khai phá muộn hơn, nhưng việc khai thác tài nguyên </b></i>ở đây có nhiều vấn đề
đáng lo ngại, nhất là tài nguyên rừng đã bị khai thác quá mức. Độ che phủ của rừng cịn rất ít, đã
ảnh hưởng đến việc giữ đất, giữ nước và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đời sống & sản
xuất của nhân dân (lũ lụt ở Sơn La).


Tây Bắc là vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước, đã khai thác thủy điện Hịa
Bình (1.920MW), đang XD thủy điện Sơn La (2.400MW). Các nguồn tài nguyên khác khai thác
nhỏ, có ý nghĩa địa phương như CNCB' đường mía (Điện Biên), chè (Mộc Châu), Tam Đường
(L.Cai), Cửu Long (H.Bình), khai thác than (Điện Biên, S.La), CB' sữa (Mộc Châu).


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

đồng/năm (bằng 47% mức TB cả nước). Nếu tách thủy điện Hòa Bình ra, thì GDP/người chỉ đạt
74.000 đồng/người/tháng. Đến năm 2004: GDP/người/tháng đã tăng lên 265.700 đồng (cũng chỉ
bằng 54,85% mức TB của cả nước). Cơ cấu kinh tế tuy có bước chuyển biến, song chủ yếu vẫn là
nông - lâm (56%), CN-XD (14%), dịch vụ (30%).


<b>1.4.2. Các ngành kinh tế chủ yếu </b>


<i><b>a. Công nghi</b><b>ệp (CN)</b></i>



<i><b>● Đông Bắc. Giá trị gia tăng của công nghiệp </b></i>chiếm 5,8% so với cả nước. Những ngành
chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của vùng là Nhiên liệu (26,7%); sản xuất VLXD
(13,8%); thực phẩm (10,3%); hóa chất (8,5%); luyện kim đen (8,2%); luyện kim màu (6,3%);
công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị (6,0%); cơng nghiệp giấy (5,5%). Đã hình thành các khu
vực tập trung cơng nghiệp Việt Trì, Phù Ninh - Lâm Thao, Thái Nguyên - Lưu Xá, Gò Đầm - Phổ
Yên, Bắc Giang,… tất cả đều được hình thành ở những nơi có vị trí thuận lợi, gần nguồn tài
nguyên hoặc GTVT... Các khu vực này thu hút hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng (luyện
kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, khai khống, cơng nghiệp nhẹ). Nhiều khu vực là hạt nhân hình
thành các đơ thị và giữ vai trị trung tâm, tác động đến sự phát triển kinh tế của vùng.


<i>● <b>Tây B</b><b>ắc: Trừ thủy điện Hịa Bình, cơng nghiệp của vùng còn rất nhỏ bé, mang ý nghĩa </b></i>
địa phương. Hiện nay đang phát triển các ngành công nghiệp sản xuất VLXD, chế biến nông -
lâm sản, công nghiệp nông thôn đang từng bước phát triển.


<i><b>b. Nông nghi</b><b>ệp (NN). </b></i>


<i>● <b>C</b><b>ả Đông Bắc v</b><b>à Tây B</b><b>ắc đều có khả năng phát triển tập đồn giống cây trồng - vật </b></i>
nuôi đa dạng mang sắc thái cận nhiệt - ôn đới. Dựa vào thế mạnh của từng vùng mà giữa Đông
Bắc và Tây Bắc lại có sự phát triển khác nhau về cơ cấu cây trông - vật nuôi và hướng CMH'...


<i><b>● Đông Bắc. Trong cơ cấu thì trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn (71%), chăn nuôi (29%); </b></i>
Trong trồng trọt, thì cây LT chiếm 63,5%. Trong những năm qua vùng đã chú trọng đến phát
triển các loại cây - con đặc sản. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, CMH':


+ Vùng trọng điểm lúa - ngô thâm canh: Tràng Định, Hịa An, Đơng Khê, Mường Lị,
n Sơn. Năm 2008, diện tích trồng cây lương thực có hạt là 795,6 ngàn ha, sản lượng 3,31 triệu
tấn, bình quân 343,2 kg/người bằng 68,4% mức BQ chung của cả nước (501,8 kg/ng). Cây lúa,
diện tích là 54,4 vạn ha, sản lượng lúa 2.489,8 nghìn tấn



+ Vùng đậu tương: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Giang.


+ Vùng mía: Cao Lộc, Lộc Bình (Lạng Sơn), Văn Yên, Trấn Yên (Yên Bái), Tuyên
Quang, Cao Bằng...


+ Vùng chè tập trung ở Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ và một
vài nơi khác có điều kiện thuận lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

+ Các vùng cây ăn quả: Bắc Hà (Lào Cai), Ngân Sơn (Cao Bằng); Na ở Chi Lăng; Hồng ở
Cao Lộc (Lạng Sơn); Vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang)...


+ Vùng chăn ni lợn: Việt Trì, Phong Châu (Phú Thọ) và xung quanh các KCN ở Hạ
Long, Cẩm Phả, Đông Triều...). Năm 2008, đàn lợn 4,98 triệu con (18,7%), trâu 1,22 triệu con
(42,1%), bò 790,3 ngàn con (12,5%), gia cầm 46,42 triệu con (18,8%)


<i><b>● Tây Bắc: dựa vào thế mạnh vốn có của vùng, một số ngành có xu hướng phát triển khá: </b></i>
+ Chè là cây CN lâu năm có diện tích khá lớn, nhưng diện tích đang có xu hướng giảm
thay vào đó là vùng đang phát triển cây cà phê.


+ Cây CN hàng năm, chủ yếu là mía tập trung nhiều nhất ở Hịa Bình (2.000 ha), Điện
Biên, Bình Lư (diện tích nhỏ hơn). Các cây khác như đậu tương (11.600 ha), trồng phân tán trong
vùng. Bông chủ yếu ở nông trường Tô Hiệu (Sơn La). SP cánh kiến đang phát triển ở H.Bình.


+ Chăn ni gia súc lớn là thế mạnh của vùng, bởi vì vùng có nhiều đồng cỏ liền dải,
người dân có truyền thống chăn ni nổi tiếng như trâu Sông Mã (Sơn La), trâu đàn của người
Thái, người Mường. Năm 2008, tổng đàn trâu là 468,3 ngàn con (16,2 % đàn trâu cả nước); đàn
bò 295,9 ngàn con (4,70 % cả nước); đàn bò sữa phát triển mạnh ở Mộc Châu (Sơn La); Dê (Hịa
Bình); Cừu (Sơn La); Ngựa (Lai Châu); Đàn lợn 1,11 triệu con (4,5% cả nước).


+ Cây lương thực, vùng có các cánh đồng miền núi khá màu mỡ ở Mường Thanh, Bắc


Yên, Phù Yên, Văn Chấn, Bình Lư... Năm 2008, diện tích cây lương thực có hạt 367,6 ngàn ha,
sản lượng 1,29 triệu tấn, BQLT/ng 485,9 kg. Trong cơ cấu cây lương thực, cây lúa chiếm 58,0%
SLLT của vùng, cịn lại là ngơ và sắn (42,0 %). Tây Bắc đang hình thành một số vùng cây - con
gắn với CNCB', tạo nguồn hàng hóa để xuất khẩu như: Chè Lương Sơn (Hịa Bình); Bị sữa, chè,
cây ăn quả (Mộc Châu); Vùng cây ăn quả (Mai Châu); Vùng ngô, bông Mai Sơn (Sơn La); Vùng
chè Tam Đường (Phong Thổ, Lai Châu)...


<i><b>c. Lâm nghi</b><b>ệp: </b></i>


Năm 2008, diện tích rừng của TDMN’PB’ là 4,84 triệu ha (36,97% diện tích rừng cả
nước). Trong đó, Đơng Bắc là 3,30 triệu ha, Tây Bắc 1,54 triệu ha). Diện tích rừng trồng 1119,3
ngàn ha (Đông Bắc 995,5 ngàn ha, Tây Bắc 123,8 ngàn ha). Độ che phủ rừng 47,80% (Đông Bắc
là 51,60% và Tây Bắc 41,10%). Trong những năm qua vùng đẩy mạnh việc phủ phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, khôi phục lại vốn rừng đã bị khai thác q mức. Mơ hình kinh tế vườn đồi,
vườn rừng gắn với phát triển cây lấy gỗ với cây công nghiệp cây ăn quả và chăn nuôi, thực hiện
phương châm lấy ngắn nuôi dài, canh tác đa tầng, gắn nơng – lâm, vì thế mà đất đai được sử dụng
có hiệu quả hơn. Đã xây dựng một số nông trường cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành giấy
tập trung chủ yếu ở Đông Bắc (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái); Vùng gỗ trụ mỏ
(Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh).


<b>1.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>1.5.1. Hệ thống đô thị </b>


<i><b>● Đông Bắc: Hệ thống đô thị (2008) gồm 8 TP, 9 TX, 96 huyện và 116 thị trấn. Tỉ lệ dân </b></i>
đô thị 18,80%, các TP, TX đều là những TT KT, CT, VH, KH của từng tỉnh. Ngồi ra cịn có
chức năng mang ý nghĩa liên vùng (Tp Hạ Long - TT phụ của vùng KTTĐPB’). Các Tp lớn::


<i>- Tp Thái Nguyên: là TTCN lớn có phạm vi ảnh hưởng là Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao </i>
Bằng. Những trung tâm phụ là các thị xã tỉnh lỵ, đỉnh tứ giác đô thị được liên hệ bởi các tuyến


đường 2, 3, 4,... Thái Nguyên có vị trí quan trọng trong mối liên hệ KT-XH với các tỉnh Việt Bắc,
lại rất gần với Hà Nội, có nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH, hỗ trợ đắc lực cho việc khai thác
vùng Duyên hải Đơng Bắc và vùng KTTĐ phía Bắc. Thái Ngun có chức năng chính sau: Là
trung tâm VH, GD-ĐT, YT của vùng Việt Bắc; Là TP CN nặng (gang - thép); là đầu mối GTVT
với các tỉnh miền núi P.Bắc; Có ý nghĩa quan trọng về quốc phịng.


<i>- Tp Việt Trì: là TTCN lớn có phạm vi ảnh hưởng là Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai dọc theo </i>
tuyến QL 2, 70. Tp nằm ở ngã ba sông Hồng và sông Lô, gần đền Hùng, có tuyến đường bộ và
đường sắt nối với tây nam Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai, có quan hệ mật thiết với các tỉnh
Yên Bái, Lào Cai và với Đồng bằng sơng Hồng. Thành phố có chức năng chính sau: Là TP cơng
nghiệp nặng (hóa chất, cơ khí tàu, VLXD), công nghiệp nhẹ (dệt, giấy), công nghiệp điện tử,
công nghiệp CB' LT-TP, tiêu dùng; Là đầu mối GT trung chuyển hàng hóa với Hà Nội và Đồng
bằng sơng Hồng; Là trung tâm KT, CT, VH, KH-KT của tỉnh Phú Thọ, trung tâm giao lưu phát
triển ở phía tây của vùng Đông Bắc.


<i>- Tp Hạ Long, là trung tâm quan trọng của vùng với phạm vi ảnh hưởng là Quảng Ninh, </i>
Lạng Sơn, Bắc Ninh. Tp có chức năng chính: là Tp trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, giữ vai trò là tỉnh
lỵ, trung tâm CT, KT, VH của tỉnh. Ngồi ra, đây cịn là trung tâm du lịch, nghỉ mát có ý nghĩa
quốc gia - quốc tế. Là đầu mối GT của vùng (có cảng nước sâu Cái Lân là đầu mối chính). Là
trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của vùng và có vị trí quan trọng về AN-QP.


- <i>Ngồi 3 TP trên, các thị xã cịn lại (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Cam Đường, Bắc </i>
Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Sông Công, Phú Thọ, Bắc Giang, Cẩm Phả, ng Bí)
đều là các trung tâm cấp tỉnh có ý nghĩa trong phạm vi tỉnh và liên tỉnh.


<i>● <b>Tây B</b><b>ắc. Hệ thống đô thị (2008) 3 TP, 2 thị xã, 33 huyện. Tỉ lệ dân đô thị 14,90%. </b></i>
<i>- Tp Điện Biên (01/2004), là TP t</i>ỉnh lỵ, trung tâm CT, KT, VH của TP Điện Biên; Là đầu
mối giao thông quan trọng, vựa lúa lớn nhất của Tây Bắc (Mường Thanh). Khi tuyến đường
xuyên Á (Nam Trung Quốc - Đơng Dương) hồn thiện, thì Điện Biên trở thành cực tăng trưởng
quan trọng của vùng. Đây là trung tâm du lịch quan trọng của cả nước, có sân bay Mường Thanh,


cửa khẩu Tây Trang. Dân số hiện nay 26.700 người, dự kiến tăng lên 61.000 (2010).


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>- Thị xã Hịa Bình. Là thị xã tỉnh lỵ, </i>trung tâm thương mại, VH, du lịch của tỉnh, trung
tâm công nghiệp thủy điện, cửa ngõ giao lưu giữa Tây Bắc - Hà Nội – Đồng bằng sông Hồng và
vùng KTTĐPB'. Qui mô dân số hiện nay 75.000 người, dự kiến tăng lên 120.000 người (2010).


- <i>Thị xã Lai Châu - Mường Lay là trung tâm KT - QP quan trọng của Lai Châu và Tây </i>
Bắc. Dân số hiện nay 13.100 người, dự kiến là 10.000 người (2010), nếu tính cả thị trấn Mường
Lay sẽ là 15.000 người.


- Thị trấn Mộc Châu, nằm ở phía nam tỉnh Sơn La. Điều kiện tự nhiên thuận lợi (nằm trên
cao nguyên cùng tên) thuận lợi cho phát triển N - CN. Là trung tâm kinh tế của các huyện phía
nam tỉnh Sơn La. Thế mạnh: chăn ni, cây công nghiệp, cây ăn quả và CNCB' N - L cung cấp
cho cả ngoài vùng.


<b>1.5.2. Hệ thống trục tuyến giao thông </b>
<i><b>● Đông Bắc</b></i>


▪ Đường ô tô: tổng chiều dài 44.250 km, mật độ 0,66km/km2. Các tuyến chính:


<i>- Các tuyến chạy dọc lãnh thổ: QL 1A (154 km) từ Hà Nội - Lạng Sơn; QL2 (319 km) từ </i>
Hà Nội - Việt Trì - Tuyên Quang - Mèo Vạc (Hà Giang); QL 3 (382km) từ Hà Nội - Thái Nguyên
- Bắc Kạn - Cao Bằng - Thủy Khẩu.


<i>- Các tuyến cắt ngang lãnh thổ: QL18 từ sân bay quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Móng Cái; </i>
QL4 từ Mũi Ngọc - Móng Cái - Lạng Sơn - Cao Bằng - Đồng Văn; Đường 3A (hay 13A) từ Lạng
Sơn - Bắc Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái - Tạ Khoa gặp QL6 ở Cò Nòi.


▪ <i>Đường sắt: có các tuyến Hà Nội </i>- Đồng Đăng (163km); Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội -
Quán Triều (76 km); Lưu Xá - Kép - ng Bí (74 km).



▪ Các cảng biển quan trọng: cảng Cửa Ông là cảng chuyên dụng, mỗi năm xuất khẩu 1 - 2
triệu tấn than, cảng có hệ thống sàng tuyển than... Cảng Cái Lân ở cạnh cảng than Hòn Gai, mớm
nước sâu 3-13m, lòng lạch dài 6km, rộng 100m, sâu 7,5m, tàu 50.000DWT cập bến thuận lợi.


<i>● <b>Tây B</b><b>ắc. Tây Bắc có 2 loại hình vận tải là đường bộ và đường thủy, đường hàng không </b></i>
ý nghĩa không lớn. Mật độ thuộc loại thấp nhất cả nước (56 m/km2), phân bố không đều, hầu hết
chất lượng kém (4,5% đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đến cấp 5 đường đồng bằng, 0,8% đạt cấp 2
miền núi; 33,1% cấp 4 miền núi; 47,3% cấp 5 miền núi; 14,3% cấp 6 miền núi). Hiện cịn 64/526
xã chưa có đường ơ tơ, 44 xã chưa có đường dân sinh (tập trung ở vùng lịng hồ Hịa Bình).


<i>▪ Đường ơ tơ: tổng chiều dài đường quốc lộ 1.300 km. Bao gồm: </i>


- QL6 từ Hà Nội - Hịa Bình - Sơn La - Lai Châu (qua Tây Bắc 465km), chỉ có 34 km từ
Lương Sơn - Hịa Bình đạt tiêu chuẩn cấp 3 đường đồng bằng, còn lại là cấp 4, 5 đường miền núi.


- QL 37 từ Chí Linh (Hải Dương) - Cò Nòi (422 km) qua Tây Bắc 108 km.


- QL 4D chạy dọc biên giới phía Bắc nối với Sa Pa để về xuôi, đoạn qua Lai Châu (từ Pa
So - Trạm Tôn) 98 km.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- QL 279 từ Yên Lập (QL18) ở Quảng Ninh - Tây Trang (Lai Châu) dài 600 km, qua Tây
Bắc 148 km (Sơn La 32 km, Lai Châu 116 km).


- QL 100 từ Phong Thổ - Nậm Cây (Lai Châu) dài 21 km, đường đá.


- QL32 từ Hà Nội- Sơn Tây - Trung Hà - Nghĩa Lộ - Than Uyên (qua Lai Châu có 8 km).
- QL 32B từ ngã ba Mường Côi (Sơn La) - địa giới Phú Thọ dài 11 km.


- QL15 nằm trong địa phận Hịa Bình (120 km) - Thanh Hóa...



- QL21 thuộc địa phận Hịa Bình 49 km, từ Xuân Mai (Hà Tây) - Phủ Lý (Hà Nam).
- Đường ATK dài 186 km ở Kim Bơi (Hịa Bình).


- Các tuyến tỉnh lộ: 17 tuyến với chiều dài 736 km ( Điện Biên và Lai Châu 5 tuyến, chiều
dài 157 km. Sơn La 7 tuyến, chiều dài 398 km. Hịa Bình 6 tuyến, chiều dài 181 km).


- Đường liên huyện, liên xã 4.570km (L.Châu 1.122km, S.La 1.927km, H.Bình 1.521km).
- Đường dân sinh: 5.119 km (Lai Châu 1.260 km, Sơn La 1.948 km, Hịa Bình 1.911 km).
<i>▪ Đường thủy: Quan trọng nhất là tuyến trên sơng Đà, có thể khai thác được 4 đoạn: Đoạn </i>
<i>từ ngã ba S.Hồng đến bờ đập Hịa Bình dài 58 km, độ sâu TB 1,1 - 1,5 m, chiều rộng nhỏ nhất là </i>
30 m, thông thuyền 100 - 200 tấn. Từ đập Hịa Bình - Tà Hộc dài 160 km (thuộc lòng hồ), độ sâu
lớn, phương tiện vận chuyển thuận lợi. <i>Từ Tà Hộc - Bản Kết dài 38 km, khi hồ Hòa Bình tích </i>
nước (tháng 10 - 4 năm sau), vận tải thuận tiện; khi hồ Hịa Bình xả nước, sơng cạn, nước chảy
xiết, có nhiều thác gềnh, chỉ sử dụng thuyền nhỏ trên từng đoạn. <i>Từ Bản Kết - thượng nguồn, </i>
mùa mưa (tháng 9 - 4 năm sau) nước sông lớn, chảy xiết; mùa kiệt (tháng 10 - 5 năm sau) sông
cạn, nhiều thác gềnh, phương tiện vận tải 1 - 2 tấn chỉ đi lại từng đoạn, đôi khi phải kéo. Các
cảng, bến dỡ hàng hóa đường thủy gồm có: cảng Hịa Bình XD năm 1970, phục vụ chủ yếu cho
Hịa Bình và vùng lân cận (Sơn La và Lai Châu), công suất thiết kế 30 vạn tấn/năm, sản lượng
bốc xếp mới đạt 75.000 tấn/năm. Ở ven hồ Hịa Bình đã hình thành các bến nhỏ phục vụ hành
khách và bốc xếp hàng hóa như bến Bích Thượng, Bích Hạ, Chợ Bờ, Bến Hạt, Suối Rút, Tạ
Khoa, Vạn Yên, Tà Hộc... tất cả đều là bến tự nhiên, chưa được đầu tư và thường xuyên thay đổi
vị trí. Riêng cảng Vạn Yên và Tà Hộc đang được đầu tư XD với công suất 92.000 - 95.000
tấn/năm, phục vụ bốc xếp hàng hóa cho Tây Bắc. Tại vùng thượng đập đang XD cảng thượng lưu
nhằm phục vụ lưu thơng hàng hóa giữa Tây Bắc - ĐBSH, công suất 30,0 vạn tấn./năm.


<i>▪ Đường hàng khơng. Tây Bắc có 2 sân bay Điện Biên và Nà Sản đều xây dựng từ 1952, </i>
qui mô nhỏ, sân bay cấp 4. Sân bay Điện Biên được cải tạo lại năm 1987, năng lực cho phép
58.000khách/năm, mới khai thác 1.000 - 2.000khách/năm. Sân bay Nà Sản năng lực cho phép
19.000khách/năm, mới đạt 1.000 - 1.500 khách/năm.



<b>1.6. Định hướng phát triển </b>
<i><b>a. Đông Bắc</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

sông Hồng, gần vùng KTTĐPB', gần các TP, TTCN lớn Hà Nội, Hải Phịng). Là vùng giàu tài
ngun khống sản nhất cả nước (than, apatit, sắt, đồng, chì, kẽm...). Các sản phẩm từ rừng (gỗ,
quế, mật ong, các loại tinh dầu quý...). Có một số sản phẩm chiến ưu thế tuyệt đối của cả nước:
phân đạm 100%, phân lân 80%, chè xuất khẩu 13,8% cả nước. Tiềm năng du lịch (tự nhiên, nhân
văn) đa dạng, phong phú: Hạ Long, Tam Thanh, Nhị Thanh, Sa Pa, Tam Đảo, hồ Ba Bể, hồ Núi
Cốc, thác Đầu Đẳng, thác Bản Dốc. Các di tích lịch sử - văn hóa (đền Hùng, Pắc Bó, Tân Trào...).


<i>Tuy nhiên, vùng cịn một số hạn chế: Việc phát triển kinh tế có sự chênh lệch lớn giữa dải </i>
trung du với miền núi. Vùng trung du phát triển mạnh, có nhiều TTCN lớn, cịn miền núi (ngược
lại). Mơi trường ở cả vùng núi, vùng ven biển đang bị xuống cấp mạnh. Các nguồn tài nguyên
khai thác chưa hiệu quả...


• Định hướng phát triển của Đông Bắc


<i>- Những vấn đề cần tập trung: Khôi phục lại rừng tự nhiên ở vùng khai thác than, quặng </i>
sắt, thiếc... cùng với nó là phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ. Nâng độ
che phủ từ 45,29% (2005) lên 60% (2010 - tính cả cây cơng nghiệp và cây ăn quả). Trang bị công
nghệ mới cho các KCN hiện có. Liên doanh, hợp tác với nước ngồi trong việc khai thác khống
sản. Hình thành các ngành - sản phẩm mũi nhọn dựa vào lợi thế của vùng (khai thác, tuyển - tinh
chế quặng than, sắt, kim loại màu); Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,
công nghiệp chế biến N – L - TS, công nghiệp luyện kim, chế tạo cơ khí, nhiệt - thủy điện, phân
bón - hóa chất, cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng
sản xuất hàng hóa (tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau thực phẩm; giảm tỉ trọng cây
lương thực). Hình thành các vùng sản xuất tập trung tạo ra khối lượng hàng hóa lớn. Phát triển
cây công nghiệp mũi nhọn (chè, hồi, quế) cho xuất khẩu; các cây ăn quả đặc thù (mận, đào, lê...).
Phát triển mạnh đàn gia súc (trâu, bò, lợn...) hướng vào xuất khẩu. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ


tầng, kinh tế - xã hội (chú trọng vào giao thông vận tải, các cơ sở y tế, trường học vùng cao).
Thực hiện định canh triệt để đối với dân tộc ít người. Phát triển hệ thống các trung tâm thương
mại, các khu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai); phát triển thương nghiệp vùng
cao. Khuyến khích các TP kinh tế tham gia vào trong lĩnh vực này.


<i>- Về không gian lãnh thổ cần tập trung phát triển theo các tuyến sau: </i>


+ Thái Nguyên sẽ phát triển theo 2 tuyến chính là tuyến dọc theo QL3 và tuyến liên tỉnh
dọc theo S.Cầu trên cơ sở khai thác quặng sắt, than, thiếc, chì kẽm; Cơ khí Gị Đầm, Sơng Công,
chế biến chè Thái Nguyên; du lịch hồ Núi Cốc, Ba Bể, Pắc Bó...


+ <i>Việt Trì sẽ phát triển theo tuyến dọc sông Lô, sông Chảy, sông </i>Thao trên cơ sở khai
thác thiếc, thủy điện Thác Bà, chè Phú Thọ - Sơn Dương, apatit, chế biến gỗ, du lịch Tân Trào -
Tam Đảo - Sa Pa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i><b>b. Tây B</b><b>ắc</b></i>


• Vị trí của Tây Bắc trong tổng thể phát triển KT-XH của cả nước: Đây là vùng đất rộng -
cao và dốc nhất Việt Nam, chiếm 11% diện tích tồn quốc. Thế mạnh là đất đai, rừng, khống sản
có khả năng phát triển nền kinh tế hàng hóa. Là đầu nguồn của một số lưu vực sông Đà, Mã, Nậm
Rốm, và sơng Bơi, có tiềm năng lớn về thủy điện (30% tiềm năng cả nước). Có một số nguồn tài
nguyên chiến lược quan trọng như đất hiếm, đồng, niken, pyrit, vàng, than đá, VLXD, nước
khoáng... là thế mạnh để phát triển KT - XH của vùng. Tây Bắc là "Mái nhà xanh" của khu vực -
đặc biệt là của Đồng bằng sông Hồng. Rừng có vai trị to lớn trong việc phịng hộ đầu nguồn,
chống xói mịn, rửa trơi đất, điều tiết nguồn nước cho các hồ chứa. Mất rừng sẽ ảnh hưởng đến
đời sống của đồng bào dân tộc, tác động đến Đồng bằng sông Hồng và vùng lân cận... Là địa bản
cư trú của nhiều dân tộc ít người, là vùng dân tộc đặc thù với truyền thống văn hóa - vật chất -
tinh thần độc đáo. Đây cịn là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về AN - QP.


<i>Tây Bắc đang đứng trước những khó khăn lớn: Là một vùng nghèo đang ở điểm xuất phát </i>


thấp, hàng năm vẫn phải nhận sự chi viện của Nhà nước; Dân số cịn tăng nhanh (3,1%), có nhiều
dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, số người mù chữ trong độ tuổi lao động 18,09%; học sinh
thất học, bỏ học chiếm tỉ lệ cao 40%; Khó khăn về thơng tin từ tỉnh - huyện - xã và giữa các tỉnh
với nhau (đặc biệt là thông tin kinh tế - thị trường). <i>Tây Bắc cũng đang đứng trước mâu thuẫn: </i>
Tài nguyên đa dạng, phong phú, nhưng khơng có điều kiện sử dụng (do thiếu vốn, CSHT kỹ
thuật...). Lao động tại chỗ dồi dào, nhưng trình độ kỹ thuật thấp. Có sự chênh lệch lớn giữa thành
thị - nông thôn, tăng trưởng kinh tế càng chênh lệch so với các vùng khác.


• Định hướng phát triển của Tây Bắc


<i><b>- </b>Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng </i>bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,
phục hồi cân bằng sinh thái, bảo vệ lòng hồ thủy điện Hịa Bình khơng bị bồi lắng phù sa.


<i>+ Khai thác và sử dụng tổng hợp nguồn tài nước sông Đà (đặc biệt là nguồn thủy năng); </i>
khai thác thủy điện Hịa Bình; xây dựng thủy điện Sơn La cùng với các trạm thủy điện vừa và
nhỏ, phấn đấu 70% số dân được dùng điện (2010); Có biện pháp ổn định đời sồng của nhân dân
quanh vùng lòng hồ (Hịa Bình và Sơn La).


<i>+ Giải quyết tốt nước sạch cho nhân dân, phấn đấu 100% số dân thành thị và 70% số dân </i>
nông thôn dùng nước sạch (2010). <i>Đầu tư cho CSHT, đặc biệt là GTVT liên tỉnh </i>- huyện - xã
(chú trọng vào các tuyến QL6, 37, 4D, 279, 12), đến 2010 phấn đấu 100% số xã có đường ơ tơ
vào trung tâm; Nâng cấp các sân bay hiện có; Phát triển GTVT đường thủy trên vùng hồ Hòa
Bình, nâng cấp cảng Vạn Yên, Tà Hộc, Sơn La. Phủ sóng truyền thanh, truyền hình.


<i>+ Tận dụng thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành chăn ni trâu, bị, bị sữa; phát </i>
triển và thâm canh cây công nghiệp (chè, cà phê, đỗ tương, bông...); cây dược liệu (quế, sa nhân,
tam thất...). Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực (lúa, ngô) trên các cánh đồng và ở những nơi có
điều kiện thuận lợi để giải quyết lương thực tại chỗ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i>+ Đối với các dân tộc sống ở vùng cao (H'Mông, Dao), vận động họ định canh, ổn định </i>


đời sống, sản xuất; bảo tồn, phát huy truyền thống, bản sắc VH, nâng cao dân trí; xây dựng hành
lang biên giới; gắn củng cố AN - QP - phát triển KT - XH.


<i>- Tổ chức không gian lãnh thổ, cần tập trung vào các tâm chính sau: </i>


<i>+ Tâm Hịa Bình: với các tuyến Hịa Bình - Sơn La; Hịa Bình - Xn Mai (Hà Tây); Hịa </i>
Bình - Hồi Xuân (Thanh Hóa) - Phủ Lý (Hà Nam). Chức năng chính là CB' nơng sản; cơ khí sửa
chữa; khai thác khống sản; thủy điện và du lịch vùng lịng hồ.


<i>+ Tâm Sơn La với các tuyến Sơn La - Lai Châu; Sơn La - Mai Châu (Hịa Bình); Sơn La - </i>
Văn Chấn. Chức năng chính là CB’ (sữa, chè, bơng, lương thực); cơ khí; thủy điện - du lịch ST.


<i>+ Tâm Điện Biên với các tuyến Điện Biên-Phong Thổ; Điện Biên - Sơn La. Chức năng </i>
chính là CB’ (đường mía, lương thực); khai thác than; du lịch tham quan


<i>XD CSHT, nâng cấp QL6 (đoạn từ TX Hịa Bình - TP Điện Biên-Lai Châu) và các QL 37, </i>
4D, 279, 12. Nâng cấp các trục đường tỉnh lộ, giao thông nông thôn để đến 2010 phấn đấu 100%
số xã có đường ơ tơ vào trung tâm. Cải tạo đường thủy, nâng cấp các bến cảng (Vạn Yên, Tà
Hộc, Sơn La). Cải tạo các sân bay. Xây dựng thủy điện Sơn La. Phát triển bưu chính viễn thơng,
xây dựng lưới điện quốc gia kết hợp với thủy điện vừa và nhỏ. Phấn đấu 2010 có 70% số dân
được dùng điện.


<b>CÂU HỎI ƠN TẬP</b>


1. Phân tích các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hộiở Miền núi và trung du Bắc Bộ.
2. Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa
kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc


3. Hãy phân tích hiện trạng và khả năng phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản của
Trung du và miền núi Bắc Bộ.



4. Khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du – miền núi
Bắc Bộ


5. Xác định trên bản đồ các mỏ lớn trong vùng và phân tích những thuận lợi và khó khăn
trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản của vùng.


6. Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>2. ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG (ĐBSH) </b>


<b>2.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên (VTĐL – TNTN) </b>


- <i>Phạm vi lãnh thổ: </i>Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh. Diện tích 14.962,5 km2
(4,5% diện tích cả nước), dân số (2008) 18,54 triệu người (21,7% dân số cả nước). Có thủ đơ Hà
Nội là TT KT, CT, VH, KH-KT... quan trọng của vùng và cả nước. Giáp với TDMN'PB' và
BTBộ có tiềm năng lớn về khoáng sản, tài nguyên N - L - N. Phía Đơng giáp biển là cửa ngõ
thơng ra biển có tiềm năng về thủy sản, dầu khí. Phần lớn lãnh thổ nằm trong địa bàn KTTĐPB'.


- Địa hình tương đối bằng phẳng, hướng thấp dần từ TB-ĐN; trong vùng có nhiều ơ trũng
(Hà - Nam - Ninh). Đất đai chủ yếu là đất phù sa màu mỡ.


- Đất đã sử dụng 83,26% diện tích. Cơ cấu đất 70% có độ phì cao và trung bình, 10% đất
bạc màu, 13% đất nhiễm mặn - chua phèn, 7% là các đụn cát. Diện tích đất trồng cây lương thực
1,19 triệu ha (14,0% cả nước), đứng thứ 2 sau ĐB sông Cửu Long 3,89 triệu ha. Đất phù sa rất
thích hợp với việc thâm canh cây lúa nước, cây màu, cây cơng nghiệp hàng năm (đay, cói, đậu
tương, mía...). Đất và thành phần cấu tạo đất của vùng có quan hệ chặt chẽ với q trình xói lở ở
vùng núi - với quá trình bồi tụ ở đồng bằng; do quá trình xâm thực ở trên lưu vực khá mạnh nên
sơng Hồng có lượng cát bùn lớn nhất trong các sông ở nước ta, hàng năm lượng cát bùn tải qua
Sơn Tây là 117 triệu tấn, một phần lắng đọng trong sông, trong đồng bằng, một phần tạo nên các


cồn cát ở ven biển, cửa sơng, cịn lại đổ ra biển với 9 cửa sông lớn nhỏ.


Bảng 6.5 . Cơ cấu sử dụng đất của đồng bằng sông Hồng tại thời điểm 01/01/2008
Chia ra (%)


Diện tích


(1000 ha) Nơng
nghiệp


Lâm
nghiệp


Đất


CD Đất ở


Chưa sử
dụng


<b>Cả nước </b> <b>33114.6 </b> <b>28.45 </b> <b>44.74 </b> <b>4.69 </b> <b>1.87 </b> <b>20.24 </b>


<b>ĐB sông Hồng </b> <b>1487.4 </b> <b>50.35 </b> <b>8.42 </b> <b>16.42 </b> <b>8.07 </b> <b>16.74 </b>


Hà Nội 92.1 40.83 5.21 23.24 14.33 16.40


Hà Tây 219.8 49.50 7.37 18.43 8.23 16.47


Vĩnh Phúc 137.3 42.90 23.89 15.08 6.34 11.80



Bắc Ninh 82.3 54.43 0.73 19.08 11.91 13.85


Hải Dương 165.4 54.35 5.32 17.05 8.46 14.81


Hải Phòng 152.2 34.03 14.45 15.11 8.61 27.79


Hưng Yên 92.3 60.13 0.00 17.44 9.97 12.46


Thái Bình 155.9 61.83 0.83 15.84 8.15 13.34


Hà Nam 86.0 53.60 7.91 15.23 6.05 17.21


Nam Định 165.2 58.35 2.66 14.47 6.30 18.22


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Đất chưa sử dụng: 16,74%. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với việc quai đê, lấn
biển, thực hiện phương thức "lúa lấn cói; cói - sú, vẹt; sú vẹt- biển"; trong quá trình phát triển
kinh tế, một số KCN được hình thành trên các lưu vực sông đã ảnh hưởng lớn đến ĐB sơng
Hồng. "Ví dụ, KCN Việt Trì, mỗi ngày sử dụng 20,0 vạn m3 nước, thải ra S.Hồng 10,0 vạn m3
nước có chứa nhiều chất độc hại; hay KCN Thái Nguyên, mỗi ngày lấy 26,0 vạn m3 nước S.Cầu
và thải ra sông 19,2 vạn m3 (trong nước có chứa nhiều NO2, NH2 và các chất hữu cơ khác".


- Đặc trưng khí hậu của vùng là có một mùa đơng lạnh (tháng 10 đến tháng 4), mùa đơng
cũng là mùa khơ nhưng có mưa phùn. Vì vậy, phần lớn diện tích đất đồng bằng, đất bãi ven sông
được sử dụng trồng các loại rau vụ đông (đây cũng là thế mạnh độc đáo của vùng).


- <i>Nguồn nước: nằm </i>ở hạ lưu của S.Hồng - Thái Bình với nhiều chi lưu, nên mạng lưới
sơng ngịi rất dày đặc; cùng với lịch sử khai thác lãnh thổ sớm, dân cư quá đông đúc, người dân
đã xây dựng hệ thống đê sông, đê biển ngăn lũ, ngăn mặn, phát triển hệ thống tưới tiêu, mở rộng
diện tích đất canh tác; kết hợp với hệ thống GTVT đường bộ, đường thủy rất thuận lợi cho phát
triển KT - XH của vùng. ĐB sơng Hồng có vùng biển khá rộng, đường bờ biển khá dài 400 km từ


Thủy Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình, thềm lục địa mở rộng ra phía biển 500 km,
có nhiều bãi triều rộng, phù sa dày là cơ sở để phát triển ngành thủy - hải sản (tơm, rong câu)


- Tài ngun khống sản không nhiều, đã phát hiện khoảng 307 mỏ và điểm quặng, chủ
yếu là đất sét trắng (Hải Dương); Đá vôi (Thủy Nguyên đến Kim Môn, Hà Tây, Ninh Bình)
chiếm 25,4% cả nước dùng trong CNSX VLXD và sành sứ. Trong lòng đất có khí đốt (Tiền Hải),
có dầu mỏ ở bể TT S.Hồng (800 triệu tấn); Than nâu (ở độ sâu quá lớn 200 – 2000 m), trữ lượng
vài chục tỉ tấn (80% tập trung ở tỉnh Thái Bình) chưa có điều kiện khai thác.


▪ Hạn chế: mưa, bão, lũ thường xuyên xảy ra trong mùa mưa. Ở vùng cửa sơng ven biển
khi triều dâng các dịng nước chảy ngược sông, nếu lũ lớn mà gặp triều dâng gây hiện tượng dồn
ứ nước trên sơng, dịng chảy ngược mang theo nước mặn lấn sâu vào đất liền (S.Hồng là 20 km,
S.Thái Bình là 40 km). Vào mùa cạn, mực nước sơng chỉ cịn bằng 20 - 30% lượng nước cả năm
gây tình trạng thiếu nước.


<b>2.2. Tài nguyên nhân văn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i>- Tỉ lệ dân đô thị (2008) là 26,30%, thấp hơn mức TB của cả nước (28,1%), ĐNBộ </i>
(58,00%). Trình độ học vấn và dân trí của vùng cao hơn hẳn các vùng khác. Tỉ lệ người chưa biết
chữ chỉ 0,68% (cả nước 3,74%); LĐ có CMKT là 25,85% (cả nước 19,70%); số cán bộ có trình
độ CĐ-ĐH chiếm 35,5% tổng số cán bộ CĐ - ĐH của cả nước (ĐNBộ là 20,6%). Sự phát triển
KT-XH lâu đời đã hình thành trên vùng nhiều điểm, cụm KT - XH, thị trấn, thị xã, Tp (đặc biệt là
hai TT kinh tế rất lớn Hà Nội, Hải Phòng được coi là 2 cực phát triển của vùng); Có những làng
nghề nổi tiếng như nghề khảm bạc, đúc đồng và cơ khí (Đồng Quĩ, Nam Ninh, Nam Định); nghề
khắc, chạm, trổ kim loại (Đồng Sâm, Kiến Xương, Thái Bình); nghề gốm, sứ (Bát Tràng, Gia
Lâm, Hà Nội); nghề dệt vải tơ lụa (Vạn Phúc, Hà Đơng).v.v. Tài ngun VH, lịch sử, những cơng
trình kiến trúc cổ,... có mật độ tập trung cao hơn nhiều so với các vùng khác.


<i>▪ Những khó khăn: Lịch sử khai thác sớm đã để lại một địa hình ơ trũng lớn, rất tốn kém </i>
khi cải tạo; Khí hậu 2 mùa đã gây mất cân đối nguồn tài nguyên nước, một mùa dư thừa nước lại


kèm theo bão lũ dễ bị ngập úng; một mùa khô (thiếu nước). Các sông lớn bắt nguồn từ Trung
Quốc qua vùng MN'TD rồi vào đồng bằng ra biển, vì vậy mọi tác động của vùng thượng và trung
lưu đều có ảnh hưởng lớn đến đồng bằng như (phá rừng, phù sa bồi lấp cửa sông, nước thải của
các KCN, nước thải của đô thị...). Gia tăng dân số vẫn còn cao; di dân tự do vào các TP lớn đã
gây sức ép lớn đối với nền kinh tế; việc làm - thất nghiệp ở TP, thiếu việc làm ở nông thôn đang
là vấn đề lớn cần giải quyết; đã vậy việc điều tra cơ bản, xây dựng qui hoạch, kế hoạch khai thác
tiềm năng trong vùng cịn chắp vá, chưa đầy đủ, gây tình trạng lãng phí, sử dụng khơng hợp lý....
đều ảnh hưởng khơng nhỏ đến phát triển KT-XH của vùng.


<b>2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội </b>


<i>- Về sản xuất nông nghiệp: Từ nền nông nghiệp lúa nước độc canh, đến nay cơ cấu kinh tế </i>
của vùng đã có những thay đổi đáng kể, nhưng vẫn mang sắc thái của nền nông nghiệp nhỏ bé,
lạc hậu, độc canh. Năm 2008, đất nơng nghiệp chiếm 50,35% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:


+ Cây lương thực 1,2 triệu ha (14,0% diện tích đất nơng nghiệp cả nước), SLLT 7,20 triệu
tấn (16,65% cả nước); đất trồng lúa là 1,15 triệu ha (15,6% cả nước), sản lượng là 6,77 triệu tấn
(17,5% cả nước). Cây hoa màu chỉ chiếm 5% chủ yếu là ngô (diện tích 91.600 ha, sản lượng
404,1 ngàn tấn), còn lại là khoai, sắn trên các vùng đất bãi ven sông hoặc vùng đất cao luân canh
với các cây ngắn ngày khác.


+ Cây công nghiệp hàng năm nhiều nhất là đay (55,1%) và cói (41,28%) cả nước. Ngồi
ra cịn có đỗ tương, lạc, mía, thuốc lá, dâu tằm,.v.v.


+ ĐB sơng Hồng có những vùng thâm canh, chuyên canh rau quả xuất khẩu lớn nhất cả
nước trong vụ Đông-Xuân (đây là thế mạnh độc đáo của vùng với 3 tháng mùa đông lạnh), phân
bố tập trung ở hầu hết các tỉnh trong vùng. Diện tích rau đậu các loại khoảng trên 80,0 vạn ha. Về
chăn nuôi, đàn lợn gắn với vùng sản xuất lương thực .


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

con); đàn bò tăng từ 176,0 ngàn lên 702,6 ngàn con, bò sữa phát triển mạnh ở ngoại thành Hà


Nội; chăn nuôi gà công nghiệp đang phát triển mạnh dưới hình thức trang trại.


<i>- Về cơng nghiệp: là vùng công nghiệp </i>phát triển vào loại sớm nhất ở nước ta, tập trung
nhiều xí nghiệp CN hàng đầu cả nước. Những ngành quan trọng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu
GDP là CNCB' LT-TP (20,9%), CN nhẹ (dệt, may, da) 19,3%, cơng nghiệp SXVLXD (17,9%),
cơ khí (thiết bị máy móc, điện tử, điện) 15,6%, Hóa chất - phân bón - cao su (8,1%). Sản phẩm
cơng nghiệp cung cấp cho nhu cầu của vùng, cho các tỉnh phía Bắc và cả nước. Một số khu, cụm
cơng nghiệp được hình thành có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển KT - XH của vùng như Hà Nội,
Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc hay khu cơng nghệ cao Hịa Lạc - Xn Mai.


Các KCN có quyết định thành lập ở ĐB sơng Hồng đến tháng 11/2003: ở Hà Nội (KCN
Đài Tư, KCN Sài Đồng B, KCN Daewoo-Hanel, KCN Bắc Thăng Long), Hải Phịng (KCN
Nomura, KCN Đình Vũ, KCN Hải Phòng 96), Hải Dương (KCN Đại An và KCN Phúc Điền),
Hưng Yên (KCN Phố Nối), Hà Tây (KCN Bắc Phù Cát), Bắc Ninh (KCN Tiên Sơn, KCN Quế
Võ), Vĩnh Phúc (KCN Kim Hoa) và Thái Bình (KCN Phúc Khánh)


- Các ngành dịch vụ, thương mại thực chất mới đang phát triển.


+ Về GTVT, vùng có nhiều đầu mối quan trọng nối với các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
Là cửa khẩu quốc tế hàng đầu của cả nước (sân bay Nội Bài, cảng biển Hải Phịng). Mật độ
đường ơ tô 1,18 km/km2 (cả nước 0,55 km/km2), đường sắt 29 km/100 km2 (cả nước 0,8 km/100
km2), đường sơng có giá trị vận tải 2.046 km. Hàng hóa vận chuyển và luân chuyển (33,0 % và
36,01% cả nước); Hành khách vận chuyển và luân chuyển (32,15% và 17,10 % của cả nước).


+ Là trung tâm thương mại lớn của cả nước, vùng đảm nhận phân phối hàng hóa cho các
tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung. Tổng mức bán lẻ chiếm 26% cả nước. Là trung tâm tài
chính, ngân hàng, X - NK, du lịch, thơng tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ lớn của cả nước. Là
vùng nổi trội hơn hẳn các vùng khác về dịch vụ bưu điện và kinh doanh tiền tế (tín dụng, ngân
hàng, bảo hiểm, kho bạc, xổ số). Về dịch vụ bưu điện, thì trên 70% là cung cấp cho ngoài vùng.



<i>- Cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch theo hưởng tăng tỉ trọng của khu vực </i>
CN - XD và dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực N - L - N. Trong nội bộ của từng ngành cũng có
sự chuyển dịch theo hướng CNH' và HĐH'.


<b>2.4. Bộ khung lãnh thổ của vùng </b>
<b>2.4.1. Hệ thống đô thị </b>


Là vùng phát triển sớm nên có mạng lưới đơ thị khá dày đặc; năm 2008 vùng có 2 đơ thị
loại 1; 9 thành phố trực thuộc tỉnh; 4 thị xã, khoảng cách giữa các đô thị này chỉ vài chục km; 16
quận; 111 thị trấn (khoảng cách dao động 15 – 20 km) điều này rất thuận lợi cho việc trao đổng
thơng tin - LĐ - hàng hóa giữa các khu vực với nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i>+ Phía tây bắc của vùng có Hà Nội, bên cạnh đó là các đơ thị vệ tinh như ở phía bắc có </i>
sân bay quốc tế Nội Bài; ở P.Tây Bắc có Hịa Lạc. Ngồi ra, cịn có các TX, thị trấn như Vĩnh
Yên, Bắc Ninh, Xuân Mai,.v.v.


<i>+ Phía đơng của vùng có TP Hải Phịng là trung tâm lớn, có sân bay quốc tế cùng tên, </i>
bên cạnh Hải Phịng có Hải Dương, Hưng n trên QL5, QL 39, QL18...


<i>+ Phía nam có TP Nam Định cùng với cụm đô thị kề bên như TX Tam Điệp, TX Ninh </i>
Bình, TX Phủ Lý, TX Thái Bình, cùng hàng loạt các thị trấn dọc theo QL 10 và QL 1A.


<b>2.4.2. Hệ thống trục tuyến giao thông </b>


<i>▪ Hệ thống đường sắt đều qui tụ ở Hà Nội, chiếm khoảng 1/3 tổng chiều dài cả nước. </i>
Quan trọng nhất là đường sắt Xuyên Việt. Đoạn Hà Nội - Đồng Đăng; Đoạn Hà Nội - Đồng Giao
dài 134 km, có 17 ga, đi qua vựa lúa lớn của vùng, qua các TP, TX quan trọng (Phủ Lý, Nam
Định, Ninh Bình) lưu lượng hàng hóa và hành khách qua lại rất lớn. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng
(102 km), chạy song song với QL5 là cửa ngõ X - NK lớn nhất của miền Bắc, tuyến này hợp với
Hà Nội - Lào Cai tạo thành tuyến Hải Phịng - Cơn Minh xuyên dọc thung lũng S.Hồng, đi qua


các vùng giàu tài nguyên khoáng sản, cây công nghiệp, các TTCN lớn. Đây sẽ là tuyến huyết
mạch trong hệ thống đường sắt của vùng.


<i>▪ Mạng lưới đường ô tô cũng đều qui tụ về trung tâm Hà Nội và tỏa đi các hướng với các </i>
trục chạy song song với hệ thống đường sắt, hoặc men theo đường bờ biển. Cả mạng lưới và
phương tiện VT đều chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước; Khoảng cách mỗi đầu mút cách trung tâm
không quá 400km. <i>Các tuyến quan trọng: QL1A từ Bắc Ninh </i>- Hà Nội - Ninh Bình; QL5 (Hà
Nội - Hải Phịng); QL6 (Hà Nội - Hà Đơng - Tây Bắc); QL10 chạy song song với cạnh đáy của
châu thổ (Hải Phịng - Thái Bình - Nam Định); Đường 17 (Hải Dương - Ninh Giang); Đường 39
(Thái Bình - Hưng Yên; Đường 39B (Chợ Gạo, TX Hưng Yên - Hải Dương),.v.v.


<i>▪ Mạng lưới đường sông gần như đều đi qua các TP lớn từ duyên hải lên TD - MN’ như: </i>
Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc Giang..., mớm nước sâu (ví dụ, cửa
Nam Triệu có chỗ sâu trên 9 m, đến Việt Trì cịn 2,5 m), hàng hóa theo đường sơng có thể đến
nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i>▪ Các luồng chở hàng hóa: Hải Phịng - Việt Trì (300 km): than, phân bón, VLXD, </i>
LT-TP. Hải Phòng - Bắc Giang - Thái Nguyên (217km): xi măng, sắt thép, sản phẩm cơng nghiệp
tiêu dùng. Hải Phịng - Hịn Gai - Cẩm Phả - Móng Cái (196 km): than, xi măng, LT-TP. Văn Lý
- Ninh Cơ - Nam Định: muối, lương thực... Hà Nội - Việt Trì - Hịa Bình (N - L, cơng nghệ, vật
liệu, LT-TP...)


<i>▪ Các cảng biển: Trong vùng có những cảng quan trọng: Hải Phịng, Cửa Lục, Cửa Ơng, </i>
Hịn Gai. Quan trọng nhất là cảng Hải Phòng, cảng nằm ở bên bờ S.Cấm, thông với S.Bạch Đằng
để đi ra cửa Nam Triệu, mớm nước trên 7 m, tàu 1,0 vạn tấn ra vào thuận lợi, là đầu mối nối với
Hà Nội bằng nhiều tuyến đường sắt, bộ, sông, hàng không, ống. Cảng có thể tiếp nhận > 2,0 triệu
tấn hàng/năm. Từ cảng này xuất ra ngoài (quặng kim loại, nông sản, lâm sản, hàng công nghệ...),
nhập vào (nhiên liệu lỏng, thiết bị máy móc, HTD, LT-TP, phương tiện vận tải)


<i> ▪ Đường hàng khơng: </i>trong vùng có 2 sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi với nhiều tuyến


đường bay trong và ngoài nước (sân bay Nội Bài được trang bị kĩ thuật rất hiện đại).


<b>2.5. Định hướng phát triển </b>
<b>2.5.1. Định hướng chung </b>


Theo QĐ của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của
vùng đến 2010 đã xác định: "Đồng bằng sơng Hồng có vị trí trung tâm giao lưu giữa các vùng
<i>Đơng Bắc - Tây Bắc - Trung du Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ; Là cửa ngõ thông thương đường biển và </i>
<i>hàng khơng của các tỉnh miền Bắc; Có thủ đơ Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, </i>
<i>khoa học – kĩ thuật, thương mại của cả nước". Để thực hiện chức năng đó, định hướng chính là </i>
<i>xây dựng vùng trở thành vùng động lực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước<b>.</b></i>


<i>- Tốc độ tăng trưởng GDP phải cao hơn mức TB của cả nước 1,2 - 1,3 lần; NSLĐ (2010) </i>
phải tăng 8 - 9 lần so với 1996; GDP/người là 1.400 USD; Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng
CN-XD và dịch vụ, giảm N-L-N. Đến 2010, dịch vụ là (50%), CN-XD (43%), N-L-N (7%). Tiếp
tục hạ thấp tỉ lệ GTDS để cân đối với tốc độ phát triển kinh tế; Có biện pháp hữu hiệu nhằm phân
bố lại dân cư, giải quyết việc làm; Khôi phục, mở rộng các ngành nghề tại các địa phương, phát
triển kinh tế hộ gia đình để tạo ra nhiều việc làm mới. Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng CNH'
và HĐH' nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng và nguồn lực, nhất là nguồn lực con người {thế mạnh
này thể hiện: cán bộ khoa học – công nghệ (57% cả nước), trên ĐH (52%), Đại học (56%), thợ
bậc cao (57,2%), số trường CĐ-ĐH (64%) của cả nước...} Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

là: động cơ điện (98,3%), máy công cụ (66%), pin tiêu chuẩn (61,4%), sơn hóa học (46,6%), xi
măng (36,2%) cả nước. Ngoài ra, dựa vào thế mạnh của mỗi tỉnh, có thể phát triển các ngành
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Đầu tư mạnh vào vùng KTTĐPB', phát triển công nghiệp
dọc QL5, QL18; Hình thành cụm cơng nghiệp, VH, KH, du lịch ở phía tây Hà Nội, hồn thiện
CSHT đô thị.


<i>- Trong nông nghiệp: phải sử dụng tiết kiệm đất, thực hiện thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số </i>
sử dụng đất; phát triển lương thực ở mức tối đa (đảm bảo an toàn lương thực quốc gia); Tăng


nhanh đàn lợn và các vùng chuyên canh rau quả; Mở rộng có mức độ các cây đay, cói, mía, đậu
tương, phát triển cây dâu tằm; Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp lấy gỗ củi. Chú ý tổ chức
tốt khâu CB' nông sản và thị trường tiêu thụ (hướng mạnh vào thị trường ngoài nước); Khai thác
có hiệu quả 1,0 vạn ha mặt nước chưa được sử dụng và vùng nước lợ - mặn ven biển từ Hải
Phịng - Ninh Bình để phát triển nghề nuôi trồng thủy, hải sản như cá, tôm, rong câu,v.v. Đẩy
mạnh việc đánh bắt xa bờ để tăng nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu trong vùng và xuất khẩu.
<b>2.5.2. Về không gian lãnh thổ: hình thành 3 cụm đơ thị gắn với phát triển cơng nghiệp, dịch vụ. </b>


<i><b>● Cụm phía Tây Bắc </b><b>- trung tâm chính là Hà N</b><b>ội. Theo qui hoạch của Thủ tướng </b></i>
Chính phủ phê duyệt: Hà Nội là TT KT, CT, VH, KH-KT, GD - ĐT, YT lớn của cả nước. Diện
tích tự nhiên của Hà Nội (2006) là 92.200 ha, dân số là 3,21 triệu người. Diện tích nội thành sẽ
mở rộng từ 8.300 ha lên 15.000 ha, dân số sẽ tăng từ 1,3 triệu lên 1,7 - 2,0 triệu người (2010).
Thành phố phát triển theo trục lộ chính, dạng hình sao, xen kẽ cây xanh, hồ nước kết hợp với
sông đi sâu vào trung tâm, tạo nên cảnh quan môi trường xanh - sạch. Hà Nội có nhiệm vụ cung
cấp đội ngũ lao động có trình độ khoa học – kĩ thuật – công nghệ, thông tin; kinh nghiệm quản lý,
kinh doanh, chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các tỉnh (đặc biệt là phía bắc).


[Tháng 08/2008 tồn bộ diện tích của tỉnh Hà Tây (219.800 ha), H.Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã
<i>(Đơng Xn, Tiến Xn, n Bình, Trung n (H.Lương Sơn, Hồ Bình) nhập vào Hà Nội, như </i>
<i>vậy diện tích của Hà Nội đã tăng lên 334.470,02 ha với số dân là 6,1 triệu người. Tháng </i>
<i>12/2008, TP Hà Đông trở thành Q.Hà Đông]. </i>


<i>▪ Các thành phố vệ tinh của Hà Nội sẽ là: </i>


<i>- Nội Bài, đô thị vệ tinh ở P.Bắc với sân bay cùng tên. Các KCNTT sẽ hình thành là Sóc </i>
Sơn - Đơng Anh, diện tích ~ 3.000 ha, dân số 15,0 vạn - 25,0 vạn.


<i>- Hịa Lạc là đơ thị vệ tinh P.Tây Bắc, ở đây sẽ hình thành "làng khoa học", các KCN tập </i>
trung là Sơn Tây - Xuân Mai; khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn, Suối hai, Ao vua. Diện tích
3.500 - 4.000 ha, dân số 30,0 - 50,0 vạn người.



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b> </b> <i><b>● Cụm phía Đơng với trung tâm TP Hải Ph</b><b>ịng. </b></i>


<i>Hải Phòng sẽ giữ vai trò đầu mối giao lưu liên vùng, cửa ngõ mở ra biển với quốc tế của </i>
vùng và các tỉnh phía Bắc. Thành phố phát triển dựa vào lợi thế về GTVT biển, công nghiệp
cảng, hàng hải và dịch vụ cảng. Thành phố sẽ mở rộng theo các hướng chính: Hướng nam - đơng
<i>nam theo QL14 ra phía Đồ Sơn. Phía bắc sẽ hình thành khu phố mới ở phía bắc S.Cấm (thuộc </i>
Tân Dương, Vũ Yên của H.Thủy Nguyên), tiếp tục mở rộng về phía tây dọc QL5 để tạo thành
các đơ thị vệ tinh Vật Cách, An Hải. <i>Còn ở trung tâm thành phố sẽ được mở rộng thêm về phía </i>
Kiến An, Đình Vũ. Qui mơ dân số (2010) sẽ là 75,0 vạn-1,0 triệu người.


<i>Ngoài ra, TP Hải Dương và TX Hưng Yên cũng được mở rộng và phát triển trở thành </i>
thành phố vệ tinh, giữ vai trò nòng cốt của tiểu khu vực.


<i><b>● Cụm đơ thị phía Nam với trung tâm l</b><b>à </b><b>TP Nam Định.</b></i>
<i>- TP Nam Định sẽ phát triển thành TP CN nhẹ và CNCB'. </i>


<i>- TX Tam Điệp sẽ được mở rộng với diện tích 1.000 ha và dân số 20,0 vạn người. Các </i>
ngành CN sẽ đầu tư phát triển là xi măng và VLXD dựa vào thế mạnh về nguồn đá vơi tại chỗ.


<i>- TX Ninh Bình sẽ phát triển thành đô thị du lịch, và CNCB' nông sản. Qui mô cũng mở </i>
rộng 1.000 ha với số dân 20,0 vạn người.


<i>- TX Phủ Lý sẽ phát triển thành đô thị vệ tinh của Hà Nội ở phía Nam. Tại đây sẽ nâng </i>
cấp QL 21A nối với QL6 ở Xuân Mai đi Tây Bắc. Như vậy Phủ Lý sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây
Bắc và cả Đông Bắc của Lào. Theo qui hoạch, diện tích là 1.000 ha, dân số 20,0 vạn người.


<i>- TX Thái Bình và hệ thống các đô thị dọc QL10 sẽ đầu tư phát triển các điểm </i>công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến nông - hải sản.



<b>CÂU HỎI ƠN TẬP</b>


1. Phân tích các nguồn lực chính để phát triển KT-XH ở Đồng bằng sơng Hồng.


2. Giải thích tại sao Đồng bằng sơng Hồng là nơi tập trung đông dân nhất cả nước? Thực
trạng vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng và hậu quả của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của vùng. Các biện pháp chính để giải quyết vấn đề dân số của vùng.


3. Hãy phân tích vấn đề LT - TP ở Đồng bằng sông Hồng .


4. Tại sao phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sơng Hồng ? Những
cơ sở để có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐB sông Hồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>3. BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ </b>
<b>3.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng </b>


<i>Phạm vi lãnh thổ bao gồm 14 tỉnh, TP: BTBộ (6) và DHNTB (8). Đây là vùng lãnh thổ </i>
dài nhất và hẹp nhất, trải dài trên 10 vĩ độ (từ vĩ độ 200B - 100B) từ Thanh Hóa - Bình Thuận. Là
vùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế phía Bắc với vùng kinh tế phía Nam, có các trục GT Bắc
Nam (QL1A, đường sắt Thống Nhất, QL15) tạo ra mối liên hệ nhiều mặt về KT - XH với các
vùng trong cả nước. Phía Tây giáp với Lào và Tây Nguyên, có các cửa khẩu quan trọng như Cầu
Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum). Phía ơng giáp biển, đường bờ biển dài
1.800km, có nguồn lợi hải sản lớn, có nhiều vũng, vịnh sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để XD
các hải cảng giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế.


Diện tích đất tự nhiên 95.895 km2 (29,0% cả nước); Dân số (2008) là 19,82 triệu người
(23,30% cả nước). Bắc Trung Bộ có diện tích 51.534,2 km2, dân số 10,79 triệu người, mật độ 209
ng/km2. Nam Trung Bộ, diện tích 44.360,7 km2, dân số 9,02 triệu, mật độ 203 ng/km2.


<b>3.2. Tài nguyên thiên nhiên. </b>


<i> </i> <i>● <b>B</b><b>ắc Trung Bộ </b></i>


<i>- Xét về mặt địa hình, đây là nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, sườn Đông đổ ra vịnh Bắc </i>
Bộ và Biển Đông, độ dốc khá lớn, lãnh thổ hẹp ngang, địa hình chia cắt phức tạp bởi các dãy núi
đâm ra biển; đó là các dãy Hoàng Mai (Nghệ An), Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), Hoành Sơn (Quảng
Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế); cùng với các sơng như S.Mã (Thanh Hóa), Cả (Nghệ An),
Nhật Lệ (Quảng Bình), Bến Hải (Quảng Trị) và S.Hương (T-T-Huế). <i>Cấu trúc địa hình, phía </i>
đơng là các dải cát, cồn cát ven biển - đến là các dải đồng bằng nhỏ hẹp (hoặc đồng bằng bãi bồi
ven sông) - cuối cùng là vùng TDMN' thuộc dãy Trường Sơn Bắc. Rộng nhất là ĐB Thanh -
Nghệ Tĩnh, hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra chủ yếu ở hai đồng bằng này và các vùng ven
biển, bãi bồi ven sông, trung du.


- Vùng ven biển có nhiều cửa sơng và một số dãy núi sát ra biển có thể hình thành một số
cảng biển thuận lợi cho vận chuyển trong và ngoài nước. Hạn chế lớn nhất về địa hình là bị chia
cắt phức tạp, hẹp ngang - kéo dài, chủ yếu là đồi núi, sườn dốc về phía biển, đồng bằng nhỏ hẹp,
sơng suối ngắn dốc, nước chảy xiết, mưa lớn thường gây lũ lụt bất ngờ.


<i>- Khí hậu của vùng mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu Bắc Bộ, có mùa Đông lạnh </i>
nhưng ngắn (< 90 ngày), nhiệt độ cao hơn ĐBSH 10C - 20C, nhiệt độ TB/năm 23 - 250C, tổng số
giờ nắng 1.460 - 1.920 giờ, tổng nhiệt lượng 8.200 - 9.2000C, lượng mưa 1.500 - 2.500mm/năm
(mưa nhiều nhất là T-T-Huế), độ ẩm khơng khí 82 - 87%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

tây, mang hơi nóng đổ xuống các vùng đồng bằng, ven biển (gió phơn). Nơi chịu ảnh hưởng
mạnh nhất là từ Nghệ An đến Quảng Trị. Từ cuối tháng 10 - 3 năm sau, vùng chịu ảnh hưởng của
chế độ gió mùa mùa Đông, tuy mức độ ảnh hưởng không sâu sắc như ở TDMN'PB' hay Đồng
bằng sông Hồng, nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp.


Bảng 6.6. Cơ cấu sử dụng đất của vùng Bắc Trung Bộ tại thời điểm 01/01/2008
Chia ra (%)



Diện tích


(1000 ha) Nông
nghiệp


Lâm
nghiệp


Đất


CD Đất ở


chưa sử
dụng


<b>Cả nước </b> <b>33114.6 </b> <b>28.45 </b> <b>44.74 </b> <b>4.69 </b> <b>1.87 </b> <b>20.24 </b>


<b>DH miền Trung </b> <i><b>9589.5 </b></i> <b>18.34 </b> <b>52.87 </b> <b>4.71 </b> <b>1.77 </b> <b>22.32 </b>


<b> Bắc Trung Bộ </b> <b>5153.4 </b> <b>15.84 </b> <b>56.79 </b> <b>4.05 </b> <b>2.00 </b> <b>21.33 </b>


Thanh Hoá 1113.5 22.10 50.67 5.87 4.52 16.84


Nghệ An 1649.9 15.09 54.99 3.21 1.05 25.66


Hà Tĩnh 602.6 19.43 56.47 5.63 1.29 17.18


Quảng Bình 806.5 8.84 75.69 2.96 0.61 11.90


Quảng Trị 474.4 16.65 45.03 2.97 1.45 33.90



Thừa Thiên Huế 506.5 10.64 57.37 3.61 3.08 25.29
- Đất đai của vùng có 3 nhóm đất chính: Đất đỏ - vàng ở TDMN' (bao gồm đất đỏ feralit,
đất đỏ ba dan và đất đỏ phân hủy từ đá vôi...) thích hợp với cây dài ngày và lâm nghiệp. Đất phù
<i>sa bồi tụ ven sông, hoặc đồng bằng ven biển thích hợp với cây lương thực, hoa màu, cây công </i>
nghiệp ngắn ngày. Đất cát hoặc cát pha ven biển chất lượng kém, thích hợp với một số cây hoa
màu, chủ yếu để trồng rừng chắn gió cát bay vào đất liền. Tổng quĩ đất của vùng 5,1 triệu ha;
mới sử dụng 78,67%. Trong đó, đất nông nghiệp (15,84), đất lâm nghiệp (56,79%), đất CD
(4,05%), đất ở (2,0%), đất chưa sử dụng 21,33%- loại đất này có thể sử dụng cho phát triển nông
- lâm, cho các cơ sở cơng nghiệp, đơ thị. Ngồi ra, vùng cịn 4,8 vạn ha mặt nước có thể sử dụng
cho phát triển ngành thủy sản nước ngọt. Giữa các tỉnh, cơ câu sử dụng đất cũng rất khác nhau.


- Tài nguyên rừng: diện tích rừng 2,70 triệu ha (20,58% diện tích rừng cả nước), rừng tự
nhiên 2,08 triệu ha, trữ lượng gỗ chiếm khoảng 17,9%, tre nứa 25,4% cả nước (sau Tây Nguyên),
tỉ lệ che phủ rừng 52,4% (cả nước 39,6%). Về cơ cấu, rừng tự nhiên là 2,08 triệu ha, rừng trồng
615,5 ngàn ha, trong rừng có nhiều gỗ, lâm sản cùng các lồi động vật q hiếm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

tơm, khả năng khai thác 3.300 tấn, mực 5.000 tấn. Ven biển có khoảng 3,0 vạn ha nước lợ có khả
năng ni trồng thủy sản. có nhiều đồng muối ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.


- <i>Khống sản: </i>có một số khống sản có trữ lượng lớn, phân bố tập trung: Quặng sắt
Thạch Khê (60%), cromit Cổ Định, Thanh Hóa (100%), thiếc Q Hợp, Nghệ An (60%) cả nước.
Ngồi ra, cịn có titan Phú Bài ở T - T - Huế, mangan ở Nghệ An. Đá q ở Q Hợp, Quế Phong
(Nghệ An), đất sét trắng (Quảng Bình), than Khe Bố, Nghệ An, cát thủy tinh ở ven biển,.v.v.
Bảng 6.7. Các khoáng sản chủ yếu của Bắc Trung Bộ.


TT Khống sản ĐV tính Trữ lượng Phân bố


1 Đá vôi xây dựng Tỉ tấn 37,8 Hầu hết các tỉnh



2 Sắt Triệu tấn 556,62 Thạch Khê và một vài nơi khác
3 Cát thủy tinh Triệu m3 573,6 Quảng Bình đến T-T-Huế


4 Sét Tỉ tấn 3,09 Hầu khắp các tỉnh


5 Đá vôi xi măng Triệu tấn 172,83 Thanh Hóa, Nghệ An.
6 Titan Triệu tấn 6,32 Quảng Trị, T-T-Huế


7 Bô xit Ngàn tấn 100,0 Nghệ An


8 Crômit Triệu tấn 2.066,0 Thanh Hóa
9 Sét xi măng Triệu tấn 70,98 Nghệ An


10 Đá ốp lát Triệu m3 362,0 Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
11 Cao lanh Triệu tấn 50,0 Quảng Bình, T-T-Huế


12 Đơlơmit Triệu tấn 6,0 Quảng Bình


13 Sét gốm Triệu m3 19,75 Nghệ An


14 Fotforit Ngàn tấn 200,0 Trong hang động T/Hóa, N/An, Q/Bình.
15 Cuội, sỏi Triệu tấn 1,5 Nghệ An, Hà Tĩnh.


<i> ● DH Nam Trung Bộ. Lãnh thổ của vùng chủ yếu do khối nham cổ tạo thành, nằm trong </i>
dãy Trường Sơn Nam sườn uốn cong về phía biển, có nhiều dãy núi đâm ra biển, phía nam địa
hình thoải hơn, có những đồng bằng ven biển.


<i>- Khí hậu: Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khí hậu </i>phía bắc với khí hậu phía nam nhưng
nền chung vẫn là tính chất nhiệt đới - ẩm - gió mùa mang sắc thái của khí hậu á xích đạo. Bức xạ
nhiệt lớn hơn B.Trung Bộ, biên độ dao động nhiệt thấp, lượng mưa tương đối thấp


(1.200mm/năm), vùng cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán); cát,
nước mặn thường lấn vào đất liền do ảnh hưởng của thủy triều dâng và gió bão. Căn cứ vào sự
<i>phân hóa của khí hậu, có thể chia vùng này thành 3 tiểu vùng: </i>


(1) Tiểu vùng Nam - Ngãi: lượng mưa lớn hơn: ở đồng bằng 2.000 - 2.200mm, vùng núi
3.000mm; số ngày mưa 120 - 140 ngày; mưa kéo dài 6 tháng ( II - VII); nhiệt độ ở đồng bằng
25,5 - 260C, vùng núi giảm xuống 23 - 240C, ở độ cao >1.000m chỉ còn 20 - 220C. Tổng tích ơn ~
9.5000C, ở miền núi 8.5000C.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

(3) <i>Tiểu vùng Khánh Hòa: lượng mưa chỉ còn 1.300-1.400mm với 100 ngày mưa; mùa </i>
mưa ngắn (3 - 4 tháng) từ giữa tháng 9 đến tháng 12; mùa khô kéo dài 8 - 9 tháng (từ tháng 12
đến hết tháng 8 năm sau); chế độ nhiệt cao 26 - 270C; độ ẩm rất thấp < 80%. Với điều kiện khí
hậu như trên: việc bố trí cây trồng - vật nuôi - thời vụ phải phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể,
để tránh những thiệt hại do thiên tai, bão lũ, hạn hán, khai thác được thuận lợi của chế độ khí hậu.
- Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ - vàng trên đá mácma a xít và đá trung tính (80%),
tập trung ở khu vực đồi núi, tầng đất mỏng, lẫn nhiều đá và đá lộ đầu (ở vùng thấp tầng đất có
dày hơn một chút, đang sử dụng trồng cây màu và cây CN); Nhóm đất xám, bạc màu chiếm 10%;
Nhóm đất phù sa (10%) tập trung ở các lưu vực sông, đang sử dụng vào mực đích NN (thủy lợi
hóa mới đạt 30 - 35%). Nhìn chung, đất đai của vùng khơng mấy thuận lợi cho SXNN, độ phì
thấp do hình thành trên đá mẹ nghèo chất dinh dưỡng, địa hình dốc, khí hậu phân hóa 2 mùa cũng
làm cho đất dễ bị rửa trôi. Đất đồng bằng phần lớn là hạt thơ, nghèo độ phì, cấp hạt mang nhiều
dinh dưỡng đều bị cuốn ra biển (q trình hình thành khơng hồn hảo).


- Cơ cấu sử dụng đất: Diện tích đất tự nhiên 4,43 triệu ha; Trong đó: đất NN (21,23%),
đất lâm nghiệp (48,31%), đất chuyên dùng và thổ cư (6,99%), đất chưa sử dụng (23,47%). Trong
tổng số đất nơng nghiệp có 7.000 ha đồng cỏ và ~ 7.000 ha mặt nước đang sử dụng. Đất chưa sử
dụng 1,04 triệu ha (chủ yếu là đất đồi núi trọc, có khả năng trong nông nghiệp 12,0 vạn ha).
Bảng 6.8 . Cơ cấu sử dụng đất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại thời điểm 01/01/2008


Chia ra (%)


Diện tích


(1000 ha) Nông
nghiệp


Lâm
nghiệp


Đất


CD Đất ở


chưa sử
dụng


<b>Cả nước </b> <b>33114.6 </b> <b>28.45 </b> <b>44.74 </b> <b>4.69 </b> <b>1.87 </b> <b>20.24 </b>


<b>DH miền Trung </b> <i><b>9589.5 </b></i> <b>18.34 </b> <b>52.87 </b> <b>4.71 </b> <b>1.77 </b> <b>22.32 </b>


<b> DH Nam Trung Bộ </b> <b>4436.1 </b> <b>21.23 </b> <b>48.31 </b> <b>5.48 </b> <b>1.51 </b> <b>23.47 </b>


Đà Nẵng 128.3 7.17 49.42 30.09 4.36 8.96


Quảng Nam 1043.8 10.65 51.50 2.78 1.98 33.08


Quảng Ngãi 515.3 23.79 47.10 3.43 1.82 23.85


Bình Định 604.0 22.45 41.61 4.09 1.27 30.58


Phú Yên 506.1 24.26 51.95 2.73 1.15 19.92



Khánh Hoà 521.8 16.94 39.73 15.77 1.17 26.39


Ninh Thuận 335.8 20.76 55.66 4.35 1.16 18.08


Bình Thuận 781.0 36.17 50.08 2.84 0.99 9.92


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- <i>Đường bờ biển dài 1.200km (Hải Vân </i>- Bình Thuận), vùng biển sâu, nhiều cửa sông,
vũng vịnh, eo biển (có những vịnh rất đẹp như Văn Phong - Đại Lãnh, Cam Ranh) là địa bàn tập
trung động vật biển ven bờ, nơi trú ngụ của ghe thuyền đánh cá, xây dựng các hải cảng tốt như
Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang... Ven biển có nhiều bãi tắm đẹp thích hợp cho du lịch, nghỉ mát,
chữa bệnh (Mỹ Khê, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang...). <i>Có nhiều đồng muối chất lượng tốt (Sa </i>
Huỳnh, Cà Ná). Trên biển có nhiều đảo, quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa), gần bờ có Cù Lao
Chàm (Quảng Nam), hịn Ơng Căn (Bình Định), Cù lao Xanh, hịn Mái Nhà (Phú Yên), hòn Tre,
hòn Nội (Khánh Hòa)... Trên đảo đá cịn có đặc sản tổ chim yến (Khánh Hịa). <i>Có nhiều ngư </i>
<i>trường tốt như ngư trường Cù Lao Chàm, Cù Lao Thu, Nha Trang, đặc biệt là ngư trường Ninh </i>
Thuận - Bình Thuận thuộc vào loại giàu có nhất của nước ta. Theo đánh giá của Viện thủy sản
Nha Trang, động vật biển của vùng có 177 lồi thuộc 81 họ (nhiều nhất là cá mù xám, cá hố). Trữ
lượng 42,0 vạn tấn, khả năng khai thác 20,0 vạn tấn/năm (67% là cá nổi), trữ lượng tôm 4.000
tấn, mực 7.000 tấn.


<i>- Khoáng sản không nhiều, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại như thạch anh (50%), </i>
graphit (60%), than (10% cả nước). Ngồi ra cịn có thiếc, vàng, chì kẽm và các loại đá q, đá ốp
lát, đá xây dựng, ven biển có titan. Cát thủy tinh ở Cam Ranh trữ lượng lớn, chất lượng tốt.
Bảng 6.9. Các khoáng sản chủ yếu của DH Nam Trung Bộ.


TT Khống sản ĐV tính Trữ lg Phân bố


1 Cát (chứa titan) Tỉ tấn 5,0 Bình Định, Khánh Hịa
2 Cát trắng (th/tinh) Triệu tấn 600,0 Phú n, Khánh Hịa



3 Bơ xít Triệu tấn 9,0 Quảng Ngãi


4 Vàng - - Bồng Miêu, Trung Mang (Q/Nam),


Xuân Sơn (Khánh Hòa)
5 Graphit Triệu tấn 2,5 Hương Nhượng (Quảng Ngãi)


6 Đá ốp lát - - B/Định, Kh/Hòa, Phú Yên


7 Cao lanh - - Q/Nam, Đà Nẵng, B/Định


<b>3.3. Tài nguyên nhân văn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

vùng có 25 dân tộc (9,4%) sinh sống ở vùng cao. Tỉ lệ dân nông thôn 85,40%, thành thị 14,6%
(thấp nhất trong các vùng của cả nước – Tây Bắc 14,8%). Trình độ dân trí khá cao, tỉ lệ biết chữ
96,55% (tương đương mức TB cả nước). Số người trong độ tuổi lao động chiếm 51,42% dân số
của vùng và chiếm 12% lao động cả nước. Lao động đang làm việc trong nền KTQD 85,3% tổng
số lao động; tỉ lệ gia tăng nguồn lao động 3,1%/năm. Lao động trong N - L - N chiếm 72,36%,
CN - XD và dịch vụ chỉ có 27,64%. Lao động trẻ chiếm 35,7%, nhưng trình độ học vấn và chất
lượng cịn thấp “phần lớn thanh niên được đào tạo ở nơi khác nhưng rất ít người trở về quê hương
khi ra trường?”. Tồn vùng có đến 81,23% số người trong độ tuổi là lao động phổ thông, chưa
qua đào tạo (chỉ có 18,77% là đã qua đào tạo nghề). Số người chưa có, hoặc thiếu việc làm cịn
lớn, (năm 2005 là 4,98 % và 23,55%), đặc biệt là vùng nông thôn. Số lao động đã được đào tạo từ
công nhân kĩ thuật trở lên là 49,1 vạn người (trong đó, ĐH và trên ĐH 8,5 vạn (1,7%), THCN
21,0 vạn người (4,2%), công nhân KT 19,0 vạn người (3,9%)


<i><b>● Nam Trung Bộ: Có những nét riêng khác với Bắc Trung Bộ. Đây là vùng hội nhập của </b></i>
2 nền VH Việt và Chăm với các phong tục, tập quán, lễ hội thể hiện rất đặc sắc (VH Chăm); Đây
cũng là nơi chịu ảnh hưởng của 2 nền VH Trung Quốc và Ấn Độ. Chính vì vậy, vùng cịn bảo tồn


được các kiến trúc cổ như di tích VH Chàm (Trà Kiệu, Mỹ Sơn), khu đô thị cổ (Hội An). Vùng
còn in đậm dấu ấn trong lịch sử qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ (Đà Nẵng là nơi thực
dân Pháp đổ bộ đầu tiên trong chiến tranh xâm lược Đông Dương (1858); là nơi quân Mỹ đổ bộ
vào đầu tiên để tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ (1964), cũng chính trên mảnh đất này trận đánh
Núi Thành đã khẳng định ta đánh được Mỹ và thắng Mỹ; Năm 1973, Đà Nẵng cũng chứng kiến
tên lính Mỹ cuối cùng phải cuốn cờ rút khỏi đất nước ta). <i>Vùng có nhiều dân tộc ít người sinh </i>
<i>sống, </i>nhưng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ 5%, tập trung chủ yếu trên vùng cao; Từ Bình Định trở vào có
người Chăm sống xen kẽ với người Việt ở đồng bằng, trung du. Tuy chiếm số lượng ít, nhưng
các dân tộc ít người cũng có nhiều di tích kiến trúc cổ (đền miếu, cung điện, lễ hội) hấp dẫn
khách du lịch tham quan, nghiên cứu. Hiện nay, khoảng 70% đồng bào dân tộc ở vùng cao cịn
gặp nhiều khó khăn. <i>Về LL lao động: </i>vùng có trên 4,0 triệu lao động trên tổng số 8,76 triệu
người. Lao động nữ 51%; tỉ lệ dân nông thôn 67,8%, thành thị 32,2 % (cả nước 28,1%), dân cư
tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển, trong các Tp, thị xã, thị trấn dọc theo trục GT lớn. Lao
động trong N – L - N (50%), công nghiệp (6,3%), dịch vụ (35,4%), xây dựng (0,7%), phi sản
xuất (10,5%). Lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên 18,0% (thấp hơn mức TB cả nước). Tỉ lệ
biết chữ khá cao 97,2% (cao hơn mức TB cả nước).


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

năm 1977 nằm 2 bên bờ S.Ba cách TX Tuy Hòa 75 km theo đường liên tỉnh số 7 từ Tuy Hịa đi
Cheo Reo. Các lồi động vật q hiếm được bảo tồn là bị ben teng, hoẵng, lợn rừng, khỉ đuôi dài,
công; ở đây có các bầu cá sấu với số lượng lớn.


<b>3.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội </b>


<i><b>a. B</b><b>ắc Trung Bộ </b></i>


<i> ● Về sự phát triển: PCLĐ XH cùng sự phát triển sản xuất thấp hơn các vùng khác, sản </i>
xuất cịn phân tán, qui mơ nhỏ. Giá trị hàng hóa xuất ra vùng khác chỉ bằng 1/6 giá trị hàng hóa
nhập vào. Tăng trưởng kinh tế 1996 - 2002 đạt 6,0 - 6,5% (chỉ cao hơn Tây Bắc và Tây Nguyên).
GDP đạt trên 22.000 tỉ đồng (8,6% GDP cả nước); GDP/người/tháng (2004) 317.100 đồng (bằng
65% mức TB cả nước). Hiện nay đang có sự chuyển biến, song chủ yếu vẫn là N - L - N (46,0%).


<i> </i> <i>● Các ngành sản xuất chủ yếu: </i>


<i>▪ Về sản xuất nông nghiệp: thế mạnh nổi bật là cây công nghiệp hàng năm (lạc, cói, mía, </i>
dâu tằm...). Cây lạc chiếm 24,6% cả nước, tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Cây cói
chiếm 25,8% diện tích cả nước, tập trung ở ven biển Thanh Hóa và một ít ở Nghệ An. Ngồi ra
cịn cịn mía (Nghệ An, Thanh Hóa), dâu tằm, thuốc lá... Cây CN lâu năm (cà phê, cao su, hồ
tiêu) quan trọng nhất là hồ tiêu (19,84% diện tích cả nước) phân bố ở Quảng Trị, Quảng Bình; cà
phê (2.200 ha) ở Nghệ An; cao su (5.594 ha) Quảng Trị; chè (2.100 ha) ở phía tây Thanh Hóa,
Nghệ An; dừa ở Thanh Hóa và Diễn Châu, Nghệ An. Các cây ăn quả (chủ yếu là cam) ở vùng
Sông Con, Tây Hiếu (Nghệ An), Hà Trung, Vân Du (Thanh Hóa). Cây lương thực chiếm diện
tích lớn nhất trong ngành trồng trọt nhưng chủ yếu là để tự túc lương thực.


Năm 2008, diện tích cây lương thực là 82,9 vạn ha; SLLT 4,04 triệu tấn; BQ/người 374,9
kg (bằng 74,7% mức TB của cả nước – 501,8 kg/ng), như vậy vùng khơng có khả năng về SXLT,
vẫn phải nhập từ nơi khác đến.


<i>▪ Về chăn nuôi, vùng có thế mạnh về chăn ni trâu, bò. Tổng đàn trâu (2008) là 73,36 </i>
vạn con (25,30% cả nước), riêng 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa chiếm 18,0% tổng đàn trâu cả
nước; đàn bò 1,18 triệu con (18,60%), Thanh Hóa và Nghệ An chiếm 12,0% tổng đàn bò cả
nước; đàn lợn 3,55 triệu con (13,30%), Nghệ An và Thanh Hóa dẫn đầu cả nước (8,7%), đàn
hươu (Nghệ An, Hà Tĩnh), chăn ni vịt đàn ở Thanh Hóa.


<i>▪ Về khai thác - ni trồng thủy sản: Vùng có truyền thống về ngư nghiệp, có nhiều cơ sở </i>
đánh bắt - CB' hải sản như Cửa Hội (Nghệ An), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa sót, Cửa Nhượng
(Hà Tĩnh), Thuận An (T-T-Huế).


Năm 2008, sản lượng thuỷ sản đạt 219,5 ngàn tấn (10,3% cả nước); trong đó, cá biển
157,3 ngàn tấn (10,66% cả nước), cá nuôi 62,43 ngàn tấn, tôm nuôi 13,72 ngàn tấn). Vùng có
48,4 ngàn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, dọc ven biển đang phát triển nuôi, trồng tôm
nước mặn - lợ, nuôi cá lồng, nuôi nhuyễn thể, rong tảo...



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

chiếm 60% sản lượng; tre luồng khai thác ~ 41,4 triệu cây. Vùng có nhiều lâm trường chuyên
khai thác - CB'- tu bổ rừng như lâm trường Như Xuân, Nghĩa Đàn, Hương Sơn, Hương Khê, Ba
Rũn... Việc khai thác rừng đã đến mức giới hạn, rừng giàu chỉ còn ở giáp biên giới Việt – Lào, vì
vậy việc khai thác kết hợp tu bổ và trồng mới là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.


<i>▪ Công nghiệp: dựa vào thế mạnh </i>về nguồn tài nguyên tại chỗ vùng phát triển mạnh
ngành công nghiệp sản xuất VLXD (xi măng), gạch ngói, đá ốp lát, chế biến N - L - TS...phần
lớn tập trung ở Thanh Hóa, Nghệ An; cơng nghiệp tiêu dùng với ngành mũi nhọn là dệt kim tập
trung ở Vinh, Huế. Nhìn chung cơng nghiệp của vùng chưa phát triển, hầu hết các cơ sở cơng
nghiệp có qui mơ nhỏ, sản phẩm chỉ có ý nghĩa địa phương (trừ sản xuất xi măng).


<i>Hiện tại và tương lai vùng sẽ hình thành hàng loạt các khu vực công nghiệp: Bỉm Sơn </i>
(VLXD - xi măng); Lệ Môn (CB' LT-TP, hải sản, thức ăn gia súc, lắp ráp điện tử...); Hàm Rồng
(cơ khí, CB' lương thực - thực phẩm); Mục Sơn (đường mía, bánh kẹo, bột ngọt, thịt hộp, hoa
quả, thức ăn gia súc...); Nghi Sơn (VLXD, cơ khí lắp ráp-sửa chữa, lọc hóa dầu, sửa chữa tàu
thuyền); Hồng Mai (hóa chất, VLXD (xi măng 1,2 triệu tấn), đá xây dựng, gạch ngói); Nghĩa
Đàn (SX đường, giấy, rượu, VLXD); Bản Mai – Con Cuông (thủy điện); Gia Lách (CB' N-L-HS,
CN nhẹ, hàng tiêu dùng); dọc hành lang QL 8 (CB' nông - lâm, VLXD, CNSX hàng tiêu dùng);
Cụm Bắc TP Vinh (cơ khí, các ngành KT cao); Cửa Hội (CB' LT - TP, hải sản đông lạnh, đồ hộp,
nước đá); Cửa Lò (CB’ hàng nông - lâm, tiêu dùng, cơ khí điện tử, tin học, dịch vụ tàu biển);
Thạch Khê, Vũng Áng (khai thác quặng sắt (10 triệu tấn/năm), luyện thép (3,0 triệu tấn/năm),
CB' LT - TP, hải sản đông lạnh); Đồng Hới, Thanh Hà (xi măng, CB' N - L - N, TP, gốm sứ, hóa
chất (phân bón, cao su, dược phẩm, đất đèn...); Đông Hà, đường 9 (CNVLXD, CB' cao su, thực
phẩm, cơ khí điện tử, đóng tàu thuyền, khai thác đá, thủy điện Rào Quán); TP Huế, Chân Mây và
phụ cận gồm Văn Xá (VLXD), Vĩ Dạ, Tân Mỹ (CB' hải sản), Thuận An (CNCB' hải sản, CN nhẹ
~ 200ha); Phú Bài (200 ha, gạch men sứ, CN nhẹ, điện tử).


<i><b>b. Duyên h</b><b>ải Nam</b><b> Trung B</b><b>ộ</b></i>
<i>● Về sự phát triển kinh tế: </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

sự giao lưu giữa các lưu vực sông khơng đáng kể. Vì vậy các đơ thị thường bó hẹp theo các lưu
vực sơng, mang tính chất đa trung tâm. Như vậy có thể tóm tắt một số nét cơ bản của các tỉnh DH
<i>Nam Trung Bộ: </i>Đây là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam; Có hoạt động kinh tế trồng lúa nước,
CNCB' và tiểu thủ công nghiệp, kinh tế lâm nghiệp và đánh bắt hải sản; Tuy nhiên trình độ phát
triển thấp hơn, CSVC - KT nghèo hơn, sức mua thấp hơn, kinh tế hàng hóa chậm phát triển hơn.
Bắt đầu từ sau 1986 và đặc biệt là từ 1991-1994, vùng phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng
hóa, ứng dụng những tiến bộ của KH - KT, phát huy tính năng động của các thành phần kinh tế,
từng bước tiếp cận với thị trường.


<i>Nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1996 - 2002 đạt 7,9%. Tổng GDP 21.004 tỉ đồng, đóng </i>
góp 6,9% GDP cả nước. GDP/người/tháng (2005) đạt 414.900 đồng (85,65% TB cả nước).


<i>Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch: từ 1990 đến 2002: N - L - N giảm từ 47,53% </i>
xuống 38,70%; CN - XD tăng từ 22,66% lên 23,90%; Dịch vụ từ 29,81% lên 37,40%


<i> </i> <i>● Các ngành kinh tế chủ yếu: </i>


<i>▪ Công nghiệp: </i>Hiện tại, nền công nghiệp của vùng chỉ chiếm tỉ trọng khiêm tốn trong
tổng SLCN cả nước. Mới bước đầu hình thành và tập trung theo thế mạnh của vùng; đó là CNCB'
N – L - TS; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp khai thác và SX VLXD. Công nghiệp phát triển
mạnh ở Đà Nẵng đến Khánh Hòa và Quảng Ngãi, vì ở đây có VTĐL thuận lợi để trao đổi với các
vùng và quốc tế, có nguồn lực để phát triển (đặc biệt là các hải cảng có tầm cỡ quốc gia - quốc tế
như Đà Nẵng, Cam Ranh, Qui Nhơn).


<i>Các ngành công nghiệp chủ yếu là: CNCB' TP, khai thác và CB' lâm sản, dịch vụ vận </i>
chuyển và bốc dỡ hàng hóa, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, đường, giấy và các ngành công nghiệp
nhẹ khác; cơng nghiệp cơ khí, năng lượng và các ngành cơng nghiệp nặng khác chưa phát triển.
Gần đây mới có một số cơ sở khai thác khoáng sản đi vào hoạt động và có một số dự án liên
doanh với nước ngoài khai thác: vàng Bông Miêu (Quảng Nam), cát (Cam Ranh), ti tan ở ven


biển và than Nông Sơn (Quảng Nam). Một số KCN đã được hình thành dựa vào lợi thế về
VTĐL, địa hình, địa chất, khả năng cấp điện, nước, GT, bưu chính, khả năng hình thành các điểm
dân cư đô thị, nguồn lao động công nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<i>▪ Nông nghiệp: </i>


Trong thời kỳ 1991 - 1997, nông nghiệp phát triển chậm, không ổn định, tốc độ tăng bình
quân 3,6% (cả nước 4,7%). Tuy nhiên, cơ cấu bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ
trọng của cây công nghiệp và chăn nuôi.; năm 2008, diện tích trồng cây lương thực là 604,5 ngàn
ha, SLLT đạt 2,92 triệu tấn, BQLT/ng 324,2 kg (bằng 64,6% mức TB của cả nước); cây công
nghiệp (dài và ngắn ngày) chiếm 15% diện tích cây trồng. Đã hình thành những vùng cây cơng
nghiệp tập trung như mía (28.000 ha, sản lượng 1,0 triệu tấn), dứa (18.000 ha, cho thu hoạch
13.000 ha), lạc (20.000 ha) và gần đây là chè, dâu tắm, đào, cao su, ca cao, cà phê...


Chăn nuôi (năm 2008): đàn trâu 175,3 ngàn con (6,0%), đàn bò 1,43 triệu con (22,70% cả
nước), đàn lợn 2,32 triệu con (8,70%). Chương trình Sin hóa đàn bị và ni lớn theo hướng lấy
thịt nạc phát triển tốt. Chăn ni bị sữa và đặc sản phát triển (chủ yếu ở phụ cận Tp Đà Nẵng,
Nha Trang, Qui Nhơn qui mô nhỏ).


<i>▪ Lâm nghiệp: </i>Đất lâm nghiệp của vùng là 2143,2 ngàn ha (đất có rừng 1797,4 ngàn ha,
trong đó rừng tự nhiên 1,40 triệu ha), độ che phủ rừng 40,5%; đất trống của vùng còn rất lớn
(345,8 ngàn ha), rừng trồng BQ/năm khoảng 2.500 - 3.000 ha (chưa kể cây phân tán), từ nguồn
vốn PAM và chương trình 327 đã đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ, tạo việc làm
cho người làm nghề rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng cịn rất nhỏ so với ĐTĐNT, rừng đầu
nguồn của nhiều cơng trình thủy điện, thủy lợi chưa được quản lý tốt như Phú Ninh (Quảng
Nam), Thạch Nham (Quảng Ngãi), Vĩnh Sơn (Bình Định), Đồng Cam (Phú Yên), Đá Bàn
(Khánh Hòa); rừng trồng với mục tiêu kinh tế (rừng quế, nguyên liệu giấy, sợi) chưa phát triển.
Sản lượng gỗ khai thác 669,0 ngàn m3 (18,8% cả nước), đứng thứ 2 (sau Đông Bắc – 29,5% cả
nước). Sản phẩm CB' chủ yếu là dạng thô như gỗ xẻ, gỗ ghép, ván sơ chế, đồ dùng gia đình cấp
thấp. Cơng nghệ CB' cịn lãng phí, chưa tận dụng cành ngọn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i>▪ Dịch vụ du lịch: Đây là một trong những thế mạnh của vùng, do điều kiện khí hậu nóng </i>
ẩm quanh năm, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp nhưng thực chất vẫn chưa khai thác hết. Hiện tại
chỉ mới được khai thác ở khu vực Nha Trang và Đà Nẵng, các khu vực khác đều còn ở dạng tiềm
năng, hoặc cơ sở hạ tầng thấp kém.


<b>3.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng </b>


<i><b>3.5.1. Hệ thống đô t</b><b>h</b><b>ị và các đơ thị chính của v</b><b>ùng </b></i>


<i><b>● Bắc Tru</b><b>ng B</b><b>ộ:</b></i>


<i>▪ Hệ thống đơ thị. Tính đến năm 12/2008, vùng có 5 thành phố trực thuộc tỉnh, 7 thị xã, </i>
và 86 thị trấn. Trong tương lai với sự tác động của công nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch và
khoa học cơng nghệ thì bộ mặt đơ thị của vùng Bắc Trung Bộ sẽ có nhiều thay đổi. Số dân đô thị
sẽ tăng lên gắn liền với việc mở rộng và đơ thị hóa các vùng lân cận hiện có. Tỉ lệ dân thành thị
năm 2008 là 14,60%. Cao nhất là T-T-Huế (31,80%), thấp nhất Thanh Hóa (10,00%)


Theo dự báo, vùng sẽ có 99 đô thị (nếu kể cả thị tứ là 114). Trong đó, có 2 đơ thị loại II
(Huế, Vinh); 6 đơ thị loại III (Thanh Hóa, Đồng Hới, Hà Tĩnh, Đơng Hà, Nghi Sơn, Cửa Lị-Cửa
Hội); 16 đơ thị loại IV, 75 đô thị loại V. Mật độ đô thị dự kiến 1,94 đô thị/1.000km2 (hiện nay là
1,6 đô thị/1.000km2). Khoảng 92% là đô thị vừa và nhỏ. Quảng Trị có mật độ đô thị lớn nhất
(3,14 đô thị/1.000km2), thấp nhất là Nghệ An và Quảng Bình (1,4 và 1,38 đô thị/1.000km2), mật
độ đô thị tập trung dọc tuyến hành lang duyên hải theo trục QL1, tiếp đến là vùng trung du, thấp
nhất là hành lang biên giới. Các đơ thị chính:


<i>- Tp Vinh: (được cơng nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh ngày 08/10/2008), là Tp tỉnh lị </i>
của Nghệ An, là trung tâm kinh tế, VH, dịch vụ du lịch của cả vùng Nghệ An và Hà Tĩnh; đầu
mối giao lưu giữa các vùng trong nước và quốc tế; trung tâm đào tạo phía bắc Bắc Trung Bộ; là
Tp cách mạng, quê hương của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ở đây có sân bay Vinh, cảng biển


Cửa Lị, QL1, QL15, QL7, QL8, đường sắt Thống Nhất, các tuyến kỹ thuật quốc gia (đường dây
500kv, cáp quang...). Vinh là hạt nhân để hình thành trung tâm cơng nghiệp của Bắc Trung Bộ;
dự kiến sẽ phát triển cả công nghiệp luyện kim đen, màu, cơ khí, dệt, thực phẩm...


<i>- Tp Huế: Đây là một trong những cố đô ở Việt Nam còn giữ lại những di sản đáng kể. Là </i>
nơi hội tụ và gặp gỡ về giao lưu quá cảnh Bắc Nam, rừng và biển (hay Đông-Tây). Đây là TT đào
tạo - dịch vụ của khu vực và tồn quốc.


<i>- Tp Thanh Hóa: đang hình thành và phát triển trở thành TTCN phía bắc của vùng với các </i>
ngành SXVLXD, CB'LT - TP. Ngoài ra, Thanh Hóa cịn tham gia tích cực vào sự phát triển của
Đồng bằng sông Hồng và vùng KTTĐ PB'.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i>- TX Hà Tĩnh, TP Đồng Hới ngồi chức năng tỉnh lỵ về hình chính, cịn có chức năng kinh </i>
tế, VH, KH-KT của tỉnh và cả vùng.


<i><b>● DH Nam Trung Bộ: </b></i>Đến 12/2008, vùng có 1 TP trực thuộc TW, 8 TP trực thuộc tỉnh
(Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang, Phan Thiết), 64 thị
trấn. Tỉ lệ dân thành thị là 32,20% (Tp Đà Nẵng tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước 86,90%, Tp
HCM là 85,20%, Hà Nội 42,00%); mật độ 1,28 đô thị/1.000km2 (gần bằng mức TB cả nước).
Các Tp, TX phân bố chủ yếu dọc theo trục QL1A gắn với cảng biển và thường là đầu mối GT
của các trục đông - tây. Khoảng cách giữa các đô thị 100 - 120 km. Phần lớn các thị trấn nằm trên
đường QL1A và một số trên trục đông - tây. Khoảng cách giữa các đô thị 25 – 30 km. Gần đây,
bộ mặt đơ thị của vùng đã có nhiều thay đổi, không gian được mở rộng, CSHT được tăng cường
(nhất là GTVT, điện). Đơ thị đã có tác động nhất định đến sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của vùng.


<i><b>3.5.2. Hệ thống trục tuyến giao thông</b></i>
<i><b>● Bắ</b><b>c Trung B</b><b>ộ:</b></i>


<i>▪ Hệ thống đường bộ: Các tuyến đường theo chiều dọc và chiều ngang tạo nên dạng hình </i>


thanh trong hệ thống GTVT của vùng, có nhiều đầu mối quan trọng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế.
<i>- QL1A: tuyến này trùng phương với đường HCM và đường sắt Thống Nhất. Chiều dài </i>
trên 600 km. Điểm đầu từ phía Bắc Đồng Giao - Hà Trung - Hàm Rồng - Tp Vinh - Bến Thủy -
TX Hà Tĩnh - Tp Đồng Hới - TX Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế và điểm cuối là Hải Vân. QL1A
trong vùng đi qua dải đồng bằng duyên hải, vượt qua nhiều eo núi và đèo thấp, qua nhiều sông
lạch. Trong chiến tranh, đường bị phá hủy nghiêm trọng, đang được cải tạo, nâng cấp.


<i>- Đường Hồ Chí Minh: điểm đầu từ Suối Rút (Hịa Bình) - Hồi Xuân </i>- Lang Chánh -
Ngọc Lạc - Bái Thượng - Như Xuân (Thanh Hóa) - Phủ Q - Đơ Lương - Đức Thọ rồi men theo
vùng đối dãy Giăng Màn, Vĩnh Linh và đi tiếp vào TP Plâycu. Đây là con đường chiến lược quan
trọng trong thời chiến tranh chống Mĩ; Con đường này vừa mang ý nghĩa QP, vừa mở mang phát
triển kinh tế của khu vực đồi núi phía Tây rất giàu tiềm năng.


<i>- Quốc lộ 13 (trùng phương với QL1A và đường HCM) là tuyến đường xuyên Đông </i>
Dương với các tuyến đường ngang tạo thành hệ thống đường bậc thang trong mối liên kết lãnh
thổ Việt Nam-Lào.


<i>- Đường 217: từ Thanh Hóa - Bái Thượng - Ngọc Lặc qua biên giới Việt Lào ở Na Mèo </i>
đến thị trấn Sầm Nưa (tỉnh Hủa Phan) rồi từ đó đi Xiêng Khoảng - Luông Phabăng - Viên Chăn.
Từ thủ đô Viên Chăn, hoặc từ Hồi Xn có thể tới Hịa Bình - Hà Nội; hoặc qua Cẩm Thủy đi
Ninh bình... Con đường này có ý nghĩa chiến lược quan trọng về KT - QP của vùng, đồng thời là
đường ra biển ngắn nhất của Bắc Lào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Lò (cảng nước sâu) tàu vài vạn tấn ra - vào thuận lợi. Đây sẽ là đầu mối quan trọng tạo mối liên
hệ KT - QP cho vùng Đông Bắc Lào và vùng trung tâm B.Trung Bộ.


<i>- Đường số 8: từ Vinh qua Linh Cảm - Hương Sơn vượt đèo Keo Nựa (độ cao 760m) đến </i>
Napê (thị trấn đầu tiên của Lào) tới Kamkeut, đường này có thể vượt qua thung lũng Nậm
Khađin để nối với đường 13 (ở đoạn giữa Thà Khẹt với Viên Chăn).



<i>- Đường 12: từ Ba Đồn (Quảng Trạch) vượt đèo Mụ Giạ - Thà Khẹt (Lào). Đường này </i>
nối liền vùng thiếc, thạch cao, gỗ của Trung Lào qua QL1A đến Vũng Áng.


<i>- Đường số 9: từ TX Đông Hà qua Lao Bảo đến thị trấn Sêpôn - Savanakhet. Đây là con </i>
đường chiến lược đầu mút phía Tây chỉ cách sông Mê Công là đến Đơng Bắc Thái Lan, phía
Đơng nối với 2 cảng Cửa Việt, Đà Nẵng.


<i>Ngoài ra, </i>cịn có các tuyến đường địa phương khác mới mở theo các hường Đông-Tây,
hoặc Bắc-Nam có thể sử dụng quanh năm tạo khả năng phối hợp cùng với nhiều phương tiện
khác để vận chuyển hàng hóa, hành khách.


<i>▪ Hệ thống đường sắt:</i>Tổng chiều dài gần 700km, bao gồm 2 tuyến:


<i>- Đường sắt Bắc-Nam (Thống Nhất) </i>dài 650 km (chiếm 1/5 tổng chiều dài đường sắt
Thống Nhất), điểm đầu là ga Bỉm Sơn, điểm cuối là ga Lăng Cơ. Đoạn đường này có 65 ga chính
- phụ, trong đó có một số đoạn đường hầm, từ P.Nam S.Cả trở vào nó đi qua vùng trung du. Các
ga lớn là Thanh Hóa, Vinh, Đơng Hà, Huế. Đoạn đường này góp phần quan trọng trong vận
chuyển hàng hóa-hành khách và tạo mối liên hệ để tổ chức lãnh thổ SX trong vùng.


<i>- Đường sắt Nghĩa Đàn - Cầu Giát: dài 32km, mới được XD nhằm phát triển kinh tế của </i>
vùng Tây Bắc Nghệ An và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT - QP của vùng.


<i>▪ Hệ thống đường sông, đường biển, các hải cảng: </i>


<i>- Đặc điểm chung: vùng có mạng lưới thủy văn dày, 20km/1 cửa sơng đổ ra biển, có hệ </i>
thống kênh đào theo hướng bắc - nam từ P.Bắc của vùng đến đèo Ngang. Ở P.Nam đèo Ngang
cũng xuất hiện các đoạn sông đào đến tận phía Nam T - T - Huế. Tuy sơng ngắn, lịng hẹp, phần
hạ lưu bị thu hẹp, nhưng sơng ngịi ở đây lại có nhiều lạch gần cửa sơng có mơn nước sâu, thủy
triều lên - xuống khá đều. Vì vậy, có thể lợi dụng điều kiện đặc thù của tự nhiên để hình thành
mạng lưới GT đường thủy khá độc đáo so với các vùng khác



<i>- Mạng lưới đường sông: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<i>+ Tuyến S.Mã và S.Chu: tuyến này bao trùm gần như tồn bộ lãnh thổ tỉnh Thanh Hóa. </i>
Tàu thuyền trọng tải 200 tấn có thể cập bến Hàm Rồng, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Bái Thượng. Từ 2
cửa Lạnh Trường và Lạch Trào có thể đi sâu vào vùng trung du rất thuận lợi cho vận chuyển gỗ,
tre nứa, quặng về thị xã, thị trấn ven sông, ven biển; ngược lại, các sản phẩm như muối, mắm,
công nghệ, lúa gạo... có thể vận chuyển ngược lên TD & MN’.


<i>+ Tuyến S.Cả và các phụ lưu, chi lưu: đều nằm trong địa phận Nghệ - Tĩnh với nhiều cửa </i>
biển (cửa Thới, cửa Vạn ở phía Bắc Cửa Lị), chi lưu quan trọng của S.Cả là S.Cửa Cấm đổ ra
Cửa Lò. Quan trọng hơn cả là S.Cả nối kênh Sắt ở phía Bắc với S.Con - S.Lam - S.Ngàn Sâu -
Ngàn Phố - S.Nghèn - S.Rào Cái - S.Rác. Đây là tuyến sông khá phức tạp nối vùng lúa gạo, gia
súc, hải sản với vùng núi giàu tài nguyên lâm sản (gỗ, tre nứa, hoa quả, lạc...). Tuyến này có các
cửa biển và cảng quan trọng; đó là cảng Cửa Lị trên sơng Cấm cách Tp Vinh 20km về phía Đơng
Bắc (cảng quan trọng nhất của Nghệ An); Cửa Hội với cảng Bến Thủy trên S.Cả ở ngoại vi Tp
Vinh; Cảng Đỏ Diệm trên S.Nghèn cách cửa Sót trên 10 km cạnh vùng sắt Thạch Khê (mỏ sắt
lớn nhất của cả nước), vào trong có cửa Nhượng tàu nhỏ mới cập bến được.


<i>+ Phía Nam đèo Ngang: có các tuyến vận tải trên S.Nhật Lệ (Đồng Hới); theo S.Bến Hải </i>
ra cửa Tùng; theo S.Cam Lộ ra Đông Hà ra biển; theo S.Quảng Trị về thị xã rồi ra Cửa Việt; theo
S.Hương qua Huế đổ ra cửa Thuận An và Tư Hiền. so với phía Bắc của vùng, thì các tuyến này ít
nhộn nhịp hơn, bởi vì hàng hóa cịn hạn chế, lãnh thổ hẹp ngang.


<i>- Mạng lưới đường biển, vùng có các tuyến chính sau: Hàm Rồng -Hải Phòng: dài 129 km </i>
nối KCN Bắc Thanh Hóa - Hải Phịng. Bến Thủy - Hải Phịng dài 339km nối Vinh - Hải Phòng
và một vài tuyến đường ven biển chí có ý nghĩa địa phương. Trong vùng chỉ có Cửa Lị là cảng
lớn nhất có thể mở các tuyến về phía nam và quốc tế, có một số địa điểm thuận lợi cho XD các
hải cảng lớn, kết hợp kinh tế với quốc phòng, đó là cảng nước sâu Vũng Áng và Chân Mây.



<i>▪ Đường hàng khơng: Vùng có các tuyến bay: Huế (sân bay QTế) đi Tân Sơn Nhất và Hà </i>
Nội, Vinh - Hà Nội. Các tuyến bay này hoạt động thất thường, vì số lượng hàng hóa, hành khách
ít, mặt khác thời tiết về mùa đông hạn chế hoạt động của máy bay.


<i>▪ Đường ống: Vùng có hệ thống đường ống bắc - nam được XD trong thời kỳ chiến tranh, </i>
nay đang được khôi phục lại phục vụ cho phát triển KT - XH.


<i><b>● DH Nam Trung Bộ: </b></i>đóng vai trị như bản lề nối 2 vùng bắc - nam, là nơi có các cửa
biển quan trọng. Vì vậy phát triển GTVT có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ trong vùng mà cịn có
tác dụng to lớn đối với cả nước và quốc tế.


<i>▪ Đường bộ: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i>- Các tuyến quan trọng: </i>


<i>+ QL1A: dài trên 1.000 km từ đèo Hải Vân - Phan Thiết, đi qua hầu hết các Tp, thị xã của </i>
vùng dun hải phía Đơng giàu lúa gạo, hải sản và nguồn lao động .


<i>+ Đường 14: trở thành trục dọc của miền Tây, nối cảng Đà Nẵng, hải cảng quan trọng </i>
nhất của vùng qua An Điềm nối với Tây Nguyên (đường 14B).


<i>+ Một vài tuyến đường ngang: Hội An - An Điềm; Tam Kỳ - Bồng Miêu - Trà My; QL24 </i>
(từ Quảng Ngãi - Ba Tơ - Kon Tum); QL19 (Qui Nhơn - An Khê - Plâycu); QL26 (Buôn Ma
Thuột - thị trấn Ninh Hòa - cảng Nha trang)...


<i>▪ Đường sắt: vùng có tuyến đường Thống Nhất đi qua 8 tỉnh, TP của vùng. </i>
<i>▪ Đường sông: </i>


<i>- Luồng vận tải quan trọng nhất là trên hệ thống S.Thu Bồn: </i>Từ Hội An, các tàu thuyền
vài trăm tấn ngược sơng có thể lên tới hợp lưu S.Bung và S.Thu Bồn. Các tàu thuyền dưới 50 tấn


có thể lên tới Bến Giang (phụ lưu S.Cái), hoặc Phước Sơn (trên S.Thu Bồn), hoặc theo kênh đào
nối Đà Nẵng - Hội An. Các thuyền nhỏ có thể lên tận miền Tây của Quảng Nam.


<i>- Tuyến vận tải trên S.Trà Khúc và S.Vệ: có ý nghĩa lớn đối với vùng đồng bằng và trung </i>
du Quảng Ngãi. Thuyền vài trăm tấn từ cửa S.Trà Khúc có thể cập bến sông thị xã Quảng Ngãi,
rồi lên Sơn Hà ở P.Tây, hoặc đến Nghĩa Hành (bến sông P.Tây Nam trên S.Vệ). Tàu thuyền nhỏ
có thể lên tới miền núi Quảng Ngãi..


<i>- Tuyến vận tải trên S.An lão: từ cửa sơng tàu thuyền có thể lên bến Bồng Sơn, rồi lên Tây </i>
Bắc cập bến An Lão, hoặc rẽ xuống Tây Nam đến bến Kim Sơn.


<i>- Phía Nam cịn có các sơng ở Bình Định: sơng ngắn, dốc, nhưng cũng có thể mở các </i>
tuyến vận tải cho thuyền bè nhỏ.


<i>▪ Đường biển. Các tuyến vận tải trong nước: Tuyến Đà Nẵng - Sài Gịn: hàng hóa từ Đà </i>
Nẵng vào là lâm sản, than đá... và từ Tp HCM ra là LT-TP, hàng công nghệ... <i>Tuyến Đà Nẵng - </i>
<i>Hải Phòng: từ Đà Nẵng vận chuyển ra là các sản phẩm công nghệ, gỗ, thực phẩm... và từ Hải </i>
Phòng vào là nhiên liệu, sản phẩm cơng nghệ, máy móc...


<i>Các tuyến đường hàng hải quốc tế: từ Đà Nẵng đi Tôkyô, Vlađivơxtơc (về phía Bắc) và </i>
về phía Nam Singapo...


<i>- Các cảng biển quan trọng: </i>


<i>+ Cảng Đà Nẵng: cảng gồm 1 bến tàu chính dài 638m, có thể cập bến cùng một lúc 8 tàu </i>
loại 6.000 tấn, có 6 cầu tàu phụ, hệ thống kho tàng có dung tích 1,0 vạn m3 và hệ thống bốc dỡ
hàng hóa. Cảng này có vị trí rất quan trọng cả về kinh tế lẫn QP, là cửa ngõ mang tính quốc tế
trong mối quan hệ KT - QP đối với Hạ Lào - Việt Nam. Hiện nay cảng đã được khơi sâu, tàu viễn
Dương 1,0 vạn tấn ra vào thuận lợi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

vịnh Qui Nhơn che chở, nhưng mớm nước không sâu 5,5 - 8m. Cửa sông quá rộng, lượng bùn
lắng đọng nhiều. Cảng có 1 cầu tàu 150m và một số phương tiện bốc dỡ. Tàu viễn dương phải
đậu ngồi vịnh, chỉ có các tàu ven biển mới vào được trong vịnh. Triển vọng của cảng này khá
lớn nhờ vào các nguồn tài nguyên N - L - N và khoáng sản ở Tây Nguyên, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên.


<i>+ Cảng Nha Trang: nằm sát đường xe lửa và QL1A, cũng là đầu mối của QL26 đi Buôn </i>
Ma Thuột, sang Crachê (Cămpuchia), lên Đà Lạt (Tp nghỉ mát và giàu tài nguyên về lâm sản cây
CN...). Cảng trông ra một vùng biển đẹp, giàu hải sản. Ngoài việc tiếp nhận hàng hóa, cảng cịn
làm nhiệm vụ đưa đón khách du lịch, nghỉ mát. Bên cạnh cảng cịn có sân bay cùng tên ở phía
Bắc cảng Cam Ranh (cảng quân sự lớn nhất).


<i>+ Cảng Cam Ranh: Đây là cảng thiên nhiên nổi tiếng TG, nằm trên tuyến tiền tiêu nhìn ra </i>
đường hàng hải quốc tế quan trọng nối TBD - ÂĐD. Cảng nằm trong vùng biển có Hịn Tánh án
ngữ che chở. Vùng biển của cảng rộng 40.000ha, trong đó 4.800ha có độ sâu  10m, có thể tiếp
nhận tàu 8,0 vạn tấn, có thể chứa được một hạm đội lớn (1905 trong chiến tranh Nga - Nhật, một
hạm đội của Nga với 250 tàu, có 100 tàu chiến, 150 tàu vận tải đã vào trú quân trong vịnh, mà chỉ
chiếm một diện tích nhỏ). Ở đây có cửa S.Ba Ngịi đổ ra, có hồ chứa nước ngọt, lại có nguồn điện
từ Đa Nhim cách đó 62km dẫn tới. Vùng lân cận có nhiều cảng, vũng, vịnh, đảo, bán đảo, mà
quan trọng nhất là cảng Nha Trang hỗ trợ. Về kinh tế, Cam Ranh có nhiều triển vọng, nhờ có sẵn
nguồn nguyên liệu như cát thủy tinh, muối, cá, san hô... Ở đây có khả năng hình thành KCN thủy
tinh, lọc - hóa dầu...


<i>+ Cảng Hội An trên cửa S.Thu Bồn nổi tiếng từ rất lâu. Vào đầu thế kỷ, cảng nằm trên </i>
một vùng rộng có nhiều bãi nổi như những hịn đảo, sau đó bị phù sa lấp đầy, cửa sông tiến ra
biển thành cửa Đại làm cho Hội An nằm sâu trong đất liền, vì thế vai trị khơng cịn như xưa nữa.


<i>Ngồi ra, trong vùng cịn một số cảng khác đã </i>được hình thành, nâng cấp như cảng Liên
Chiểu, Kỳ Hà, Dung Quất...



<i>▪ Đường hàng khơng: tuy có trình độ phát triển kinh tế thấp, nhưng trong chiến tranh Mỹ </i>
đã XD một hệ thống sân bay quân sự dày đặc. Sau 1975, chúng ta đã khôi phục và đưa vào hoạt
động một số sân bay như Đà Nẵng, Nha Trang, Phù Cát, Đông Tác, Chu Lai, Cam Ranh.


- Đà Nẵng là sân bay quốc tế, sân bay cấp II và III, năng lực đón khách 60 vạn lượt/năm,
đang được cải tạo lại.


<i>- Các sân bay nội địa: Phù Cát (Bình Định) là sân bay cấp II, năng lực đón khách 6,0 vạn </i>
lượt/năm. Nha Trang là sân bay cấp III, năng lực đón khách 2,6 vạn lượt/năm. Sân bay Phú Yên
(phục hồi năm 1996). Sân bay Chu Lai (phục hồi 2005).


<b>3.6. Định hướng phát triển </b>


<b>3.6.1. Vị trí vai trị của vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

nối Lào - Biển Đơng; có sân bay Huế, Vinh; có cảng nước sâu (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân
Mây). Như vậy, vùng có lợi thế trong việc mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với các vùng khác
và quốc tế. Vùng có thể hình thành một cơ cấu kinh tế đa dạng. Lãnh thổ kéo dài - hẹp ngang, có
cả MN' - TD - đồng bằng - ven biển - hải đảo. Địa hình cắt xẻ, có nhiều cửa sơng và dãy núi nhơ
ra biển, có thể xây dựng một số cảng lớn, nhỏ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy
nhiên, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động. Do đó, cần phải có những giải pháp để hạn chế
những bất lợi do thiên nhiên gây ra cho sản xuất nông nghiệp, cho sinh hoạt. Tài nguyên của
vùng khá phong phú, đa dạng. Vùng cịn ~ 45,6% diện tích đất chưa sử dụng, có nhiều mặt bằng
để phát triển cơng nghiệp. Về nguồn nước có trữ lượng 154,3 km3/năm, 7 tỉ kw điện năng, nhưng
phân bố khơng đều, có khoảng 30 vị trí có thể xây dựng nhà máy thủy điện. Rừng có trữ lượng
lớn, song đang bị tàn phá, cạn kiệt. Có 670km đường bờ biển, 23 cửa sơng, nhiều hải sản, bãi tắm
và cảng nước sâu thuận tiện cho phát triển kinh tế biển. Về khoáng sản: quặng sắt chiếm 60% cả
nước, crômit 100%, đá vôi 44%... đây là cơ sở cho phát triển công nghiệp trong vùng. Có 144 di
tích lịch sử được xếp hạng, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Nhân dân trong vùng có
truyền thống yêu nước, cần cù, thông minh hiếu học, thuận lợi cho tiếp thu công nghệ mới.



<i>▪ Hạn chế lớn nhất của vùng: là nền kinh tế chậm phát triển; sự chuyển dịch kinh tế </i>
không đáng kể; CN, D.Vụ chậm phát triển; lãnh thổ bị phân dị phức tạp; thời tiết khắc nghiệt
không thuận lợi cho SX và sinh họat; trình độ phát triển không đồng đều giữa các vùng (thành
thị-nông thôn, đồng bằng - miền núi); chưa có tích lũy; CSHT yếu kém và đang xuống cấp, đầu
tư không đáng kể, trình độ của đội ngũ cán bộ cịn hạn chế; đời sống nhân dân còn gặp nhiều KK,
nhất là ở miền núi.


<i> </i> <i>● <b>Duyên h</b><b>ải Nam Trung Bộ: </b></i>nằm trên trục GT xuyên quốc gia về đường sắt, bộ, có
đường biển và đường hàng không với hệ thống cảng biển, là cửa ngõ thông ra biển của Hạ Lào,
Tây Nguyên và Đông Bắc CPC, tương lai sẽ là Đông Bắc Thái Lan, Mianma. Điều đó tạo cho
vùng có nhiều thuận lợi để phát triển SX hàng hóa, mở rộng giao lưu với cả nước và quốc tế. Là
vùng có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển, hải đảo, có chùm cảng nước sâu (Liên Chiểu -
Tiên Sa - Dung Quất - Qui Nhơn - Nha Trang - Cam Ranh)... Ngồi ra, vùng có điều kiện phát
triển các KCNTT, khu du lịch, vận tải và dịch vụ biển, kêu gọi đầu tư trong và ngồi nước. Chính
vì thế dải Liên Chiểu - Đà Nẵng - Dung Quất - Qui Nhơn cùng với Huế đã trở thành vùng
KTTĐMT. Kinh tế biển là lợi thế vượt trội của vùng có thể làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế
của vùng. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh và các bãi tắm đẹp; có hàng loạt danh lam thắng cảnh và
di tích LS - VH nổi tiếng tạo khả năng phát triển thành TT du lịch lớn của cả nước và khu vực.
Khống sản đa dạng, song qui mơ khơng lớn, bao gồm cát thủy tinh, bentonit, graphit, titan, đá
granit, vàng, nước khống và có triển vọng về dầu khí ở thêm lục địa. Là vùng có trình độ dân trí
khá cao, nhân dân thông minh, cần cù lao động, giàu lịng u nước, có chiều dày lịch sử anh
dũng, kiên cường. Người LĐ có kinh nghiệm trong các ngành kinh tế biển. Sản phẩm chủ yếu
của vùng là từ biển (hải sản, yến sào, tôm, muối, cá khô, nước mắm...). Một số nông sản như đậu
tương, vừng, cà phê, đào lộn hột... Các sản phẩm tiêu dùng là vải, xà phòng, thuốc chữa bệnh...


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

hậu, thiên tai thường xuyên xảy ra và mức độ ngày càng ác liệt. CSHT thiếu đồng bộ và lạc hậu
(cả ở thành thị, nông thôn, miền núi); thiết bị công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh doanh lạc
hậu, điều đó làm hạn chế sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Rừng bị tàn phá nặng
nề, ĐTĐNT cịn nhiều, mơi trường đang bị xuống cấp; vì thế ngành sản xuất nông nghiệp và thủy


sản phát triển khơng ổn định; tốc độ tăng dân số cịn cao là sức ép lớn đối với nền kinh tế (đặc
biệt ở nông thôn, MN' và đồng bào dân tộc). Kinh tế chậm phát triển, có thể coi đây là vùng nông
nghiệp nằm giữa 2 vùng công nghiệp - du lịch lớn của cả nước (Đồng bằng sông Hồng và Đơng
Nam Bộ), nguy cơ tụt hậu có thể xảy ra, nếu vùng không phát huy được các thế mạnh của mình.
<b>3.6.2. Định hướng phát triển </b>


<i><b> a. B</b><b>ắc Trung Bộ</b></i>


<i>▪ Định hướng chung: Vấn đề quan trọng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của vùng </i>
là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH' và HĐH', tạo đột phá trong khai thác thế mạnh
của vùng; phát triển CSHT, thu hút đầu tư, phát triển hàng hóa tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngồi
ra, nhanh chóng XD hệ thống đơ thị, tạo dựng đô thị hạt nhân; gắn phát triển kinh tế với công
bằng xã hội, giảm sự chênh lệch về mức sống; kết hợp kinh tế với QP và bảo vệ MTST.


<i>▪ Về mặt lãnh thổ: cần kết hợp cả 3 tuyển ven sông, đồng bằng, TD và MN' phía tây. Trên </i>
cơ sở đó, xắp xếp lại sản xuất, đầu tư vốn, bố trí lại các điểm dân cư, thu hút lao động từ nơi khác
đến khai thác nông-lâm nghiệp và kinh tế biển, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa để trao đổi
liên vùng, nâng tỉ trọng hàng xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất-nhập khẩu.


<i>▪ Về nông nghiệp: dựa vào lợi thế của vùng, chú ý hàng đầu là các cây công nghiệp ngắn </i>
ngày (lạc, mía, dâu tằm, thuốc lá, cói...). Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ phát triển
cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su (miền Tây Nghệ An), hồ tiêu (Quảng Trị, Quảng
Bình, dừa (Thanh Hóa). Ở đồng bằng ven biển hướng vào thâm canh cây lúa nước (Thanh Hóa,
Nghệ An). Ở các bãi bồi ven sơng phát triển cây màu, cây lương thực nhằm tự túc một phần và
hạn chế nhập lương thực từ các vùng khác vào. Đẩy mạnh chăn ni gia súc (trâu, bị), phát triển
nghề nuôi hươu, dê để tạo thêm sản phẩm hàng hóa.


<i>▪ Về kinh tế biển: kết hợp nuôi trồng với đánh bắt hải sản, tận dụng thế mạnh ven bờ, các </i>
đảo để khai thác tổng hợp vùng biển giàu có.



<i>▪ Về lâm nghiệp: kết hợp khai thác-chế biến-trồng và tu bổ rừng, phủ xanh ĐTĐNT; trồng </i>
rừng chắn gió ở ven biển, tạo vành đai xanh quanh các thành phố, KCN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i>▪ Về CSHT: chú trọng vào khu vực miền núi với mạng lưới GTVT liên tỉnh, liên huyện. </i>
Trước hết nâng cấp theo 2 hướng chính là Bắc-Nam (đường QL1, 15), hướng Đông-Tây (đường
7, 8, 9, 12) để giao lưu kinh tế Bắc-Nam và với Lào.


<i>● Định hướng phát triển không gian lãnh thổ, đô thị và vùng trọng điểm vùng BTBộ: </i>
<i>▪ Về không gian lãnh thổ: </i>


<i>- Không gian hành lang QL1 và ven biển: đây là lãnh thổ được ưu tiên phát triển trong </i>
giai đoạn 1 và được xây dựng với mô hình: cảng biển – cơng nghiệp - thương mại, dịch vụ, du
lịch - đô thị: Các cụm, khu cơng nghiệp: Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Hồng Mai, Cửa Lò, Vinh, Cửa
Hội, Gia lách, Thạch Khê, Vũng Áng, Cửa Gianh, Cửa Việt, Đông Hà, Huế, Phú Bài, Chân Mây.
Các khu du lịch: Sầm Sơn, Cửa Lò, Xuân Thành, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Thuận An, Cảnh Dương,
Lăng Cô, Bạch Mã. Các đô thị hạt nhân: hạt nhân vùng (Huế, Vinh), hạt nhân khu vực (Thanh
Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đơng Hà). Các ngành CN chủ yếu: khai khống, VLXD, cơ khí, luyện
kim, CB' nông sản.


<i>- Không gian hành lang xa lộ Bắc-Nam (đường HCM). Đây là lãnh thổ gắn kinh tế -QP. </i>
Mơ hình là khai thác khống sản - cây công nghiệp – công nghiệp - đô thị. Các cụm công nghiệp:
Lam Sơn, Mục Sơn, Thạch Thành, Nghĩa Đàn, Đơ Lương, Con Cng, Hướng Hóa, Lao Bảo.


<i>- Không gian hành lang vùng cao biên giới: mô hình là khai thác tài nguyên rừng </i>-
thương mại – BVMT - QP.


<i>- Hình thái các trục kinh tế gồm: trục QL1 ven biển; đường HCM; đường 8, 9, 12. </i>


<i>- Hình thành các trục cơng nghiệp –Đơ thị hóa mạnh: Thanh Hóa-Sầm Sơn; Vinh-Cửa </i>
Lị; Huế-Chân Mây.



<i>▪ Định hướng phát triển đô thị<b>:</b></i>Đẩy mạnh tốc độ ĐTH', gắn phát triển CN với phát triển
đô thị, tạo dựng đô thị hạt nhân. Gắn phát triển đô thị công nghiệp với phát triển hạ tầng đô thị, tổ
chức lại các điểm dân cư dọc các tuyến huyết mạch. Tỉ lệ dân đô thị sẽ đạt 21 - 27% (2010). Dân
số đô thị sẽ là 2.650 - 3.450 ngàn người. Có 2 đơ thị loại 2 và 1 đơ thị loại 3, cịn lại là loại 4 và
5. Có 28 đơ thị mới, tổng đất đai đơ thị ~ 300 km2.


▪ Khu vực kinh tế trọng điểm:


<i>- Khu vực Nam Thanh Hoá - Bắc Nghệ An: cảng biển nước sâu Nghi Sơn (cảng thương </i>
mại), cơng nghiệp VLXD, cơ khí, CB’và lọc hóa dầu. Đất công nghiệp 1.500 - 2.500 ha, dân số
đô thị 10 - 15 vạn người.


- Khu vực Thạch Khê - Vũng Áng: cảng biển nước sâu Vũng Áng (cảng thương mại quốc
tế); cơng nghiệp khai khống, luyện cán thép, cơ khí, chế biến. Đất cơng nghiệp 2.000 - 2.500 ha,
dân số đô thị 20 - 25 vạn người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i><b>b. DH Nam Trung B</b><b>ộ</b></i>


<i>● Định hướng chung: </i>Lấy công nghiệp làm trọng tâm, đẩy mạnh nền kinh tế của vùng
theo hướng xắp xếp lại cơ cấu ngành nhằm phát triển các nhóm ngành chủ đạo có lợi thế về
nguồn nguyên liệu gắn với cảng nước sâu; Hình thành các KCNTT, trước hết là dải Liên Chiểu -
Đà Nẵng, Dung Quất và Nha Trang - Diên Khánh - Cam Ranh. Hướng mạnh vào CNCB' SP xuất
khẩu. Coi trọng đầu tư theo chiều sâu, ưu tiên qui mô vừa và nhỏ kết hợp với qui mơ lớn có trọng
điểm thu hút nhiều lao động. Tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
phát triển nuôi trông thủy sản, chú trọng các đặc sản. Xây dựng và khai thác các cảng nước sâu
để phát triển vận tải, dịch vụ cảng gắn với việc hình thành các KCNTT Liên Chiểu - Đà Nẵng -
Dung Quất và Văn Phong - Nha Trang - Cam Ranh. Phát triển du lịch quốc tế và nội địa với
nhiều hình thức. Phát triển nơng - lâm theo hướng bảo vệ MTST, giải quyết vững chắc vấn đề
lương thực, phát triển một số cây CN dài và ngắn ngày; phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với


CNCB', coi trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng gắn với giữ gìn cảnh quan và MTST. Chú ý phát
triển CSHT kĩ thuật và xã hội, bảo vệ sức khỏe, chống ô nhiễm môi trường (nhất là ở các KCN,
du lịch, dịch vụ), cải thiện điều kiện sống và hạ thấp tỉ lệ tăng dân số với mức 0,1%/năm. Phát
triển KT-XH gắn với an ninh quốc phòng.


▪ Về công nghiệp: Phát triển nhanh công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lọc - hóa dầu,
khai thác khống sản (sa khống nặng, đá ốp lát, cát thủy tinh, nước khoáng...). Phát triển CNCB'
nông - lâm, nâng cao năng lực đánh bắt hải sản và CNCB' thủy hải sản (nhất là CB' xuất khẩu).
Đầu tư cho cơng nghiệp cơ khí (nhất là cơ khí sửa chữa và đóng tàu thuyền). Phát triển ngành
cơng nghiệp dệt, da, may phục vụ đời sống và xuất khẩu. Từng bước đầu tư tập trung dứt điểm
vào các KCN với công nghệ tiên tiến nhằm đạt hiệu quả cao. Phát triển các ngành và các KCN
nhằm tạo động lực cho tồn vùng để có thể tiến kịp với sự phát triển chung của cả nước.


▪ Về nông nghiệp: phấn đấu giữ mức tăng trưởng ổn định trên cơ sở chuyển mạnh cơ cấu
theo hướng thâm canh, tăng vụ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa; Khai thác tốt năng lực của các
cơng trình thủy lợi hiện có và xây dựng các cơng trình mới để thâm canh kết hợp với mở rộng
diện tích, từng bước thực hiện an tồn về lương thực và góp phần vào xuất khẩu; chú trọng phòng
chống thiên tai bão lụt; phát triển cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá), cây công
nghiệp dài ngày (điều, dừa, cao su, ca cao, hồ tiêu) tạo nguồn nguyên liệu cho CNCB'; kết hợp
giữa nông - lâm tạo môi trường phát triển bền vững, chú trọng trồng cây ăn quả phục vụ đời sống
tạo cảnh quan môi trường cho du lịch. Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa
(chăn ni bị thịt, bị sữa, đàn lợn và gia cầm). Phấn đấu năm 2010, tỉ trọng chăn nuôi đạt 40 -
50% giá trị sản lượng trong nông nghiệp.


▪ Về lâm nghiệp: bảo vệ 897.000 ha rừng tự nhiên hiện có; Quản lý - chăm sóc 71.700 ha
rừng trồng; Trồng mới trên diện tích ~1,0 triệu ha ĐTĐNT để đưa đất sử dụng trong lâm nghiệp
lên ~2,1 triệu ha. Nâng độ che phủ lên 62-68% (2010)


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

▪ Phát triển CSHT: XD hệ thống GT (đường bộ, sắt, thủy và hàng không) thỏa mãn nhu
cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách, tạo mơi trường thuận lọi cho đầu tư, thúc đấy sản xuất


hàng hóa phát triển và đưa văn minh đô thị vào nông thôn. Tập trung xây dựng có trọng điểm vào
một số cảng nước sâu, phát huy thế mạnh vận tải biển, đặc biệt là nối cảng với đường xuyên Á,
với đường hàng hải quốc tế. Từng bước XD và hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và
dân sinh. Đẩy nhanh xây dựng CSHT đô thị, trước hết là đơ thị hạt nhân, trong đó chú trọng đến
cấp-thoát nước, điện, GTVT nội thị, CSHT XH, vệ sinh MT và tăng cường quản lý đô thị.


▪ Về phát triển du lịch <i>- dịch vụ: Hình thành 3 trung tâm du lịch: Tp Đà Nẵng và phụ </i>
cận; Qui Nhơn và phụ cận; Tp Nha Trang và Văn Phong - Đại Lãnh. Đồng thời XD các khu du
lịch khác như Quảng Ngãi và phụ cận, TX Tuy Hịa - Sơng Cầu - Suối Trai (Phú Yên) và một số
nơi ở N.Thuận và B.Thuận. Xây dựng trung tâm thương mại vùng ở Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha
Trang. Phát triển các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ cảng biển, hàng khơng, viễn thơng quốc
tế, tài chính, ngân hàng


<i>▪ Chú trọng việc bảo vệ MTST trong quá trình phát triển KT </i>- XH. Phát triển cơng
nghiệp, du lịch, dịch vụ phải có biện pháp chống ô nhiễm MT tự nhiên, môi trường sống. Thực
hiện có hiệu quả chương trình xóa đói - giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo, khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ.


<b>CÂU HỎI ƠN TẬP</b>


1. Phân tích các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Duyên hải miền
Trung.


1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ


3. Phân tích các thế mạnh trong việc hình thành cơ cấu nơng - lâm - ngư và khả năng khai
thác của vùng Bắc Trung Bộ


4. Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền
vững ở Bắc Trung Bộ ?



5. Vấn đề lương thực, thực phẩm của vùng Duyên hải miền Trung cần được giải quyết
bằng cách nào. Khả năng giải quyết vấn đề này ?


6. Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thơng vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải miền Trung?


7. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung
Bộ


8. Phân tích những thế mạnh và hạn chế chủ yếu của các đồng bằng Duyên hải miền
Trung. Phương hướng khai thác và sử dụng hợp lý ở các vùng này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>4. TÂY NGUYÊN </b>
<b>4.1. Vị trí địa lý </b>


Phạm vi lãnh thổ bao gồm 5 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng).
Diện tích 54.640,0 km2 (16,50% DT tự nhiên cả nước). Dân số (2008) là 5,0 triệu người (5,70%
dân số cả nước). Mật độ 92 người/km2. Nằm ở phía Tây nước ta, Tây Ngun có vị trí chiến lược
quan trọng cả về KT, CT, QP đối với cả nước và khu vực Đông Dương; là mái nhà của cả bán
đảo và là cầu nối với các nước Lào và CPC. Đây là đầu nguồn của hầu hết các con sông ở miền
Trung và Đông Nam Bộ. MTST ở Tây Nguyên không chỉ tác động đến đời sống, sản xuất của
nhân dân trong vùng, mà còn tác động đến hàng triệu dân của các vùng lân cận và cả Lào, Đông
Bắc Cămpuchia đang làm ăn, sinh sống ở khu vực biên giới.


<b>4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên </b>
<b>4.2.1. Địa hình </b>


<i>Nét đặc trưng của địa hình là những cao nguyên lượn sóng ở độ cao 600 </i>- 800 m/mực
nước biển. Nằm ở phía tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc và thoải dần từ đơng - tây


(thuộc chiều đón gió Tây và Tây Nam). Sườn Đơng dốc đứng ngăn chặn gió Đơng Nam thổi vào.
Địa hình cũng bị chia cắt phức tạp, có tính phân bậc rõ ràng. Các bậc cao ở phía đơng, thấp về
phía tây. Các dạng địa hình chủ yếu:


<i>▪ Địa hình cao nguyên: đây là dạng địa hình đặc trưng nhất, tạo nên bề mặt chủ yếu của </i>
vùng. Có thể phân ra các bậc địa hình chính sau:


- Bậc địa hình ở độ cao 100 - 300 m: chủ yếu ở khu vực Cheo Reo-Phú Túc, Ea Súp và
một số khu vực dọc biên giới Việt Nam - Cămpuchia.


<i>- Bậc địa hình ở độ cao 300 - 500 m: chủ yếu ở khu vực dọc sông Đăk Pôkô, xung quanh </i>
TX Kon Tum, An Khê và thung lũng Lắc.


<i>- Bậc địa hình ở độ cao 500 - 800 m: bao gồm các cao nguyên đất đỏ ba dan như cao </i>
nguyên Plâycu (là 1 trong 2 cao nguyên rộng lớn nhất), bề mặt khá bằng phẳng, có hướng
nghiêng dần về phía nam có độ cao 400 m, cịn ở phía bắc và đơng bắc độ cao 750 - 800 m). Cao
nguyên Buôn Ma Thuột (là cao nguyên rộng lớn nhất, chiều dài bắc nam lên tới 90 km và chiều
Đông Tây 70 km). Cao nguyên Lang Biang và Di Linh (Lâm Đồng) là 2 cao ngun có khí hậu
ơn hịa quanh năm. Dạng địa hình cao ngun rất thuận lợi cho phát triển nơng - lâm với qui mô
lớn (đây cũng là những vùng chuyên canh cây CN lớn của vùng). Khả năng mở rộng diện tích đất
nơng - lâm cịn rất lớn. Bơ xít tập trung chủ yếu ở khu vực này. Khó khăn chính là thiếu nước
trong mùa khô và mực nước ngầm sâu, vì vậy chỉ thích hợp với cây lâu năm và chịu hạn.


<i>▪ Địa hình vùng núi: Tây Nguyên cũng có những dãy núi khá đồ sộ như: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

về P.Nam - Đông Nam là dãy Ngọc Krinh (2.066 m), dãy này bị S.Đăk Acoi xẻ dọc, S.Đăk Bla
và Đăk Pơné cắt ngang. P.Nam Đăk Bla: dãy Ngọc Krinh có các đỉnh Kon Kakinh (1.748 m),
Kon Bôrôa (1.532 m), Kon Xa Krông (1.330 m) và Chư Rpan địa hình thấp nhất tại đèo Măng
Giang (830 m) có QL 19 từ Qui Nhơn - Plâycu qua đèo này. Phía tây dãy Ngọc Krinh là núi
Ngọc Boc (1.757 m) và núi Chư Hereng (1.152 m); dãy Ngọc Linh được tạo thành bởi đá granit


và đá phiến mica, một số khối như Kone Krông được tạo thành bởi đá riolit.


<i>- Dãy núi An khê: dài 175 km (phía nam sơng Trà Khúc đến thung lũng sơng Ba), chiều </i>
rộng 30 – 40 km. Đây là một dãy núi khá đồ sộ, tạo nên ranh giới tự nhiên giữa Đông và Tây
Trường Sơn.


<i>- Dãy Chư Dju: rộng 30 km, dài 100 km từ phía nam cao nguyên Plâycu đến phía </i>bắc
khối núi Vọng Phu.


<i>- Dãy núi vọng Phu: </i>rộng 30 km, dài 60 km, chạy theo hướng đông bắc-tây nam, được
cấu tạo bởi đá granit. Đỉnh cao nhất là Vọng Phu (2.051 m), hạ thấp dần về phía đơng bắc đến
đèo Cả chỉ cịn 700 m.


<i>- Dãy Tây Khánh Hòa: nằm ở P.Nam dãy Vọng Phu tạo nên ranh giới giữa sườn đông của </i>
Tây Ngun, Krơng Pach và cao ngun Đà Lạt; cịn sơng Cay tạo nên giới hạn tự nhiên của dãy
núi về phía đơng.


<i>Ngồi ra, cịn có các dãy núi ở phía Tây Bắc cao nguyên Đà Lạt như dãy Chư Yasin, dãy </i>
Đan Sơna - Ta Đung.


<i>▪ Địa hình thung lũng chiếm diện tích nhỏ. Gồm: cánh đồng An Khê là kiểu thung lũng </i>
giữa núi bị san bằng và mở rộng; thung lũng Sa Thầy và bình ngun Ea Súp là một đồng bằng
bóc mịn; vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc; vùng trũng Krông Pach - Lắc ở phía nam cao ngun
Bn Ma Thuột vốn là thung lũng bóc mịn với nhiều núi sót đã biến thành một cánh đồng tích tụ
với đầm lầy và hồ Lắk rộng > 800 ha được tạo nên do lớp badan đệ tứ lấp mất dịng chảy của
sơng Krơng Ana. Địa hình thung lũng chủ yếu phát triển cây LT-TP và ni cá nước ngọt.


<b>4.2.2. Khí hậu </b>


Do chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây Nam, vì vậy vào mùa hè - thu mưa nhiều,


khá đều đặn, thời tiết dễ chịu. Ngược lại, mùa đơng - xn hầu như khơng có mưa, khơ hạn gay
gắt do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc ở Đơng Trường Sơn. Là vùng có nền nhiệt cao, nhiệt độ
trung bình 200C, có sự chênh lệch giữa ngày và đêm. Những nơi có lượng mưa lớn là vùng núi
trung bình Ngọc Linh (2.500 - 3.000 mm) và vùng tây nam cao nguyên Plâycu (Đức Cơ) 2.600 -
2.800 mm. Nơi ít mưa nhất là thung lũng Cheo Reo - Phú Túc (< 1.200 mm) tiếp đến là vùng
trũng An Khê, Krông Buk (~1.400 mm)


<b>4.2.3. Sông ngòi </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

30 tỉ m3. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu (mưa lớn - dịng chảy khá và ngược lại).
Khó khăn lớn nhất của vùng là thiếu nước trong khô. Nếu giải quyết tốt nhu cầu về nước, thì chế
độ nhiệt của Tây Nguyên là tiềm năng rất quan trọng, cùng với tài nguyên đất sẽ tạo ra năng suất
sinh học cao và nền SX NN đa dạng.


<b>4.2.4. Đất đai </b>


Đất sử dụng vào mục đích nơng nghiệp 1.597,1 ngàn ha (28,4%). Trong đó, cây ngắn
ngày 522,7 ngàn ha, cây lâu năm 665,2 ngàn ha, đồng cỏ chăn nuôi 4,3 ngàn ha, mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản 10,1 ngàn ha. Như vậy, tiềm năng đất nông nghiệp rất lớn.


Bảng 6.10. Cơ cấu sử dụng đất của vùng Tây Nguyên tại thời điểm 01/01/2008
Chia ra (%)


Diện tích


(1000 ha) Nơng
nghiệp


Lâm
nghiệp



Đất


CD Đất ở


Chưa sử
dụng


<b>Cả nước </b> <b>33114.6 </b> <b>28.45 </b> <b>44.74 </b> <b>4.69 </b> <b>1.87 </b> <b>20.24 </b>


<b>Tây Nguyên </b> <i><b>5463.9 </b></i> <b>29.78 </b> <b>57.15 </b> <b>2.60 </b> <b>0.80 </b> <b>9.68 </b>


Kon Tum 969.0 14.29 69.65 1.04 0.52 14.50


Gia Lai 1553.7 32.76 55.62 3.11 0.87 7.65


Đắk Lắk 1312.5 36.36 45.61 3.74 1.07 13.22
Đắk Nông 651.5 35.07 55.66 2.47 0.60 6.20
Lâm Đồng 977.2 28.01 63.68 1.87 0.72 5.72


Đất lâm nghiệp của vùng 3122,5 ngàn ha, trong đó đất có rừng là 2928,7 ngàn ha (rừng tự
nhiên 2731,4 ngàn ha, rừng trồng 197,3 ngàn ha), độ che phủ rừng 53,6%. Như vậy, vùng còn
193,8 ngàn ha ĐTĐNT và đang bị thối hóa nghiêm trọng (riêng đất bằng là 38,9 ngàn ha). Đất
đang bị thối hóa lại ở mức độ khác nhau, đất ba dan bị thối hóa 71,7% (thối hóa nặng 21%,
thối hóa nhẹ và TB 50,7%), đây là vấn đề cần phải giải quyết bằng cách kết hợp các biện pháp
sinh học, kĩ thuật, đầu tư đồng bộ để cải tạo, phục hồi độ phì cho đất.


Tốt nhất trong các loại đất là: Đất đỏ ba dan (1,4 triệu ha) thích hợp cho phát triển các cây
CN (cà phê, cao su, điều, chè, dâu tằm) và các cây ăn quả; Tập trung ở các cao nguyên Buôn Ma
Thuột, Đắc Nông, Plâycu, Kon Hà Nừng, Di Linh, Đức Trọng. Đất đỏ - vàng phát triển trên đá


macma a xit (1,8 triệu ha), tuy kém phì nhiêu so với đất đỏ ba dan, nhưng tơi, xốp, giữ ẩm tốt,
thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngồi ra, cịn có đất phù sa sơng suối ở các vùng trũng, diện
tích nhỏ (130 ngàn ha) thích hợp cho cây LT - TP, rau đậu... (nhất là cây lúa nước).


<b>4.2.5. Sinh vật. Thực vật ở đây rất phong phú về chủng loại, giàu có về sinh khối. </b>


<i>- Về cây trồng, có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế (cây công nghiệp, ăn quả, dược liệu, </i>
rau cao cấp, cây cảnh). Đã thống kê có ~ 300 lồi ( trong đó 3/4 là nhập nội từ các vùng khí hậu
khác nhau trên thế giới), đặc biệt là cây đặc sản phát triển trên vùng núi cao từ 1.300 - 1.500m là
một trong những tiềm năng nông nghiệp lớn của vùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

thông nước (Glypostrobas), thông 5 lá (Pinus dalatensis), thông đỏ. Ngoài ra, đã phát hiện được 2
loài thực vật mới của hệ thực vật Việt Nam ở Vườn QG Yok Đôn là cây Quao xẻ và Gạo lông
đen. Về cây thuốc: có 300 - 400 lồi, hầu hết là thuốc quí như sâm bổ chính, thiên niên động, sa
nhân, địa liên, thiên niên kiên, hà thủ ô trắng... Một số cây thuốc được trồng như actisô, xuyên
khung, canhkina, gừng, nghệ, dương qui, bạch chỉ, đỗ trọng, hoa hòe....


<i>- Về động vật: đây là kho chứa nhiều nguồn gien quí hiếm của thiên nhiên vùng nhiệt đới. </i>
Là vùng có tính đa dạng sinh học rất cao ở Việt Nam, có vai trị trong việc bảo tồn nguồn gien tự
nhiên ở vùng ĐNÁ. Nhưng hiện nay do sự khai thác không hợp lý, làm cho tài nguyên sinh vật
của vùng bị suy giảm rất nhiều. Có những lồi q hiếm đã bị tuyệt chủng, hoặc phải di chuyển
sang vùng khác ngoài biên giới nước ta. Việc bảo vệ, giữ gìn, phát triển tài nguyên sinh vật là
một trong những hướng đầu tư phải được ưu tiên.


<b>4.2.6. Khoáng sản </b>


Tây Nguyên có các loại khống sản chủ yếu sau: <i>Bơ xít có trữ lượng khá lớn (quặng </i>
nguyên ~ 3,05 tỉ tấn, quặng tinh ~ 1,5 tỉ tấn), phân bố ở Đắc Nông và Konplon - An Khê (thuộc
Gia Lai - Kon Tum) và Lâm Đồng. <i>Vàng có 21 điểm, trữ lượng ~ 8,82 tấn vàng gốc, phân bố ở </i>
Kon Tum, Gia Lai. <i>Đá q có </i>ở Đắcmin, Chưsê Plâycu, Đăcme, Đăkhia với các loại đá ngọc,


xanh lục, xanh nhạt, opan xanh, đen, opan đa màu, nâu, trắng, đục, vàng, phớt nâu, đá ngọc ...
hiện nay chưa đánh giá được trữ lượng. <i>Về VLXD, đã phát hiện các mỏ sét gạch ngói, cao lanh </i>
gốm sứ, fenpat sứ gốm, đá và cát xây dựng, ... đây là cơ sở cung cấp cho các xí nghiệp xi măng
và vơi dính kết ở Chusê (Gia Lai), Bản Đơn (Đắc Lắc).


Ngồi ra, Tây Ngun cịn có đá granit để SX đá ốp lát, điatonit và puzlan sản xuất gạch
không nung, bentonit sử dụng làm chất cải tạo đất, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành
công nghiệp như rượu, dầu, bia, giấy. Than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng
Vệ (Gia lai), Chư Đăng (Đắc Lắc); Trữ lượng 3 - 4 triệu tấn, chủ yếu làm phân bón và một phần
làm nhiên liệu... Than nâu đã phát hiện ở ùng Krông Pach, Krông Ana (Đắc Lắc) và PôCô, sông
Ba. Các mỏ thường lộ thiên, độ sâu < 10m, dễ khai thác, chất lượng khá tốt, nhiệt lượng cao.
<b>4.3. Tài nguyên nhân văn </b>


Tây Nguyên có 37 dân tộc (người Việt 60%). Mật độ 92 ng/km2. Tốc độ tăng dân số còn
cao (chủ yếu là gia tăng cơ học). Tỉ lệ dân thành thị (2008) 27,90%. Dân cư phân bố không đều,
tập trung ở các TX, thị trấn, ven các trục GT (Tp Buôn Ma Thuột 1.500 ng/km2, Tp Plâycu 2.200
ng/km2, TX Kon Tum 1.400ng/km2). Một số huyện vùng cao, mật độ chỉ 12 - 13ng/km2. Kết cấu
dân tộc gần đây có thay đổi (ngồi dân bản địa: Xêđăng, Bana, Êđê, Giarai, Cơho, Mạ,
M'nông...), Tây Nguyên đã tiếp nhận số lượng khá lớn dân cư từ Đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ đến khai thác kinh tế. Ở đây cũng xuất hiện một số dân tộc ở TDMN'PB' di cư vào.
Một số dân tộc còn sống du canh, du cư, phát nương, làm rẫy đã gây tổn thất lớn cho nguồn tài
nguyên rừng ở đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

vạn), tập trung chủ yếu từ phía tây TX Kon Tum kéo dài xuống Chư Páh, Chư Pông, tiếp giáp với
người Xêđăng ở phía bắc và tây bắc. Người Êđê (14 vạn) chủ yếu ở Đắc Lắc.


Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống yêu nước và trung thành với sự nghiệp CM thể
hiện trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Buôn Ma Thuột là điểm mở đầu cho chiến dịch
HCM lịch sử, GP M.Nam, thống nhất đất nước. Về VH, mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng.
Nhưng nhìn chung hoạt động VH đều phản ánh đời sống sản xuất và bảo vệ Tổ quốc (các điệu


đàn đá, đàn tơ rưng, múa giã gạo, hội đâm trâu đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh tình yêu đất
nước, con người, chí khí bất khuất của những người chủ trên cao nguyên này). Sau 1975 đến nay,
với chính sách phân bố lại dân cư - lao động và XD vùng kinh tế mới, Tây Nguyên đã có nhiều
thay đổi. PTSX mới, thâm canh, định canh, định cư đã trở thành phổ biến. Việc tiếp nhận nền VH
mới và bảo tồn những tinh hoa văn hóa bản địa cần được đặt ra trong chiến lược khai thác nguồn
tài nguyên nhân văn của vùng.


<b>4.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội </b>
<b>4.4.1. Nông nghiệp </b>


<i><b>● Thế mạnh hàng đầu là cây công nghiệp: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm, bông... </b></i>
Bảng 6.11. Diện tích và sản lượng cà phê (nhân) của các tỉnh ở Tây Nguyên 1995, 2000, 2005.


Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)


1995 2000 2005 1995 2000 2005


<b>Cả nước </b> <b>186,4 </b> <b>561,9 </b> <b>497,4 </b> <b>218,1 </b> <b>802,5 </b> <b>776,4 </b>


<b>Tây Nguyên </b> <b>147,3 </b> <b>468,6 </b> <b>445,4 </b> <b>180,4 </b> <b>689,9 </b> <b>763,6 </b>


Kon Tum 3,3 14,4 75,9 1,7 20,7 106,1


Gia Lai 18,4 81,0 10,8 8,4 116,9 14,3


Đắk Lắk 87,2 259,0 170,4 150,0 370,6 330,7


Đắk Nông - - 70,8 - - 100,7


Lâm Đồng 38,4 114,2 117,5 20,3 181,7 211,8



<i>- Cà phê: Tây Nguyên có 2 vùng cà phê lớn là vùng cà phê Buôn Ma Thuột và các huyện </i>
lân cận như Krông Pách, Đắcmin, Krông Ana, Krông Búc và vùng cà phê Gia Lai. Đây là cây
chủ lực của cả nước. Diện tích cà phê tăng rất nhanh, năm 1985 có 29,0 ngàn ha, thì đến 1995
tăng lên 147,3 ngàn ha và năm 2005 tăng lên 445,4 ngàn ha. Năng suất cà phê cũng tăng nhanh,
năm 1980 là 600 - 700kg/ha, năm 1994 là 1,78 tấn/ha. Nhiều hộ nông dân đạt 4 - 5 tấn/ha. Năng
suất tăng nhanh là do thực hiện tốt cơ chế khoán, các hộ đã đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo vệ
vườn cây và thực hiện tốt chế độ nước tưới cho cà phê trong mùa khô. Mặt khác, trong những
năm 1991-1995, giá cà phê trên thế giới tăng đã tác động mạnh đến việc thâm canh và mở rộng
diện tích. Năm 2005, Tây Nguyên chiếm 89,54% diện tích và 98,35% sản lượng cà phê cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

trong mấy năm gần đây). Do mới trồng, nên năng suất còn thấp 760kg/ha, sản lượng 68.000 tấn.
Trong thời gian trên 10 năm trở lại đây, việc trồng cao su ở Tây Nguyên đã khẳng định cây cao
su phát triển tốt, mô hình trồng cao su ở Đắc Lắc và Gia Lai đã hấp dẫn mạnh mẽ các tổ chức,
các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển cao su. Năm 2005, diện tích
cây cao su của Tây Nguyên là 109,4 nghìn ha (chiếm 23,0% cả nước)


- Cây chè. Trong số các cây cơng nghiệp, thì cây chè đang gặp nhiều khó khăn do thiếu
nước, nắng nóng khốc liệt, chè bị chết nhiều, chất đất ít thích hợp, thị trường tiêu thụ kém ổn
định... Diện tích chè đang giảm dần ở Gia Lai và Lâm Đồng. Năm 2001 diện tích là 22.358 ha
(tập trung ở Lâm Đồng (21.260ha), Biển Hồ, Bầu cạn (Gia lai). Sản lượng 128.000 tấn. Năm
2005, diện tích chè là 27,0 nghìn ha (chiếm 22,0% cả nước). Tỉnh Lâm Đồng có diện tích trồng
chè lớn nhất cả nước (chiếm khoảng 25%)


- Cây hồ tiêu. Là cây lấy hạt, có nhu cầu lớn trong thực phẩm. Sản lượng không cao,
nhưng có giá trị XK với giá thành cao. Hồ tiêu mới phát triển lên Tây Nguyên. Năm 1985 chỉ có
~ 45 ha, đến 1994 là 1.208 ha và 2001 tăng lên 11.000 ha (Đắc Nông > 8.000 ha, Gia Lai 2.000
ha). Sản lượng 8.213 tấn (sau Đông Nam Bộ). Cây hồ tiêu đòi hỏi nhiệt độ cao ~ 250C, cần nhiều
ánh sáng, thích hợp trên đất đỏ ba dan, thân mềm cần có cọc để bám dựa.



- Cây điều cũng là một trong những cây cho sản phẩm chủ lực của vùng và cả nước. Diện
tích tăng khá nhanh. Năm 1990 mới có 3,8 ngàn ha, thì đến 2001 tăng lên 23,6 ngàn ha (tăng 6
lần). Sản lượng năm 2001 đạt 7.728 tấn. Phân bố ở Gia Lai (8,3 ngàn ha), Đắc Lắc (6,8 ngàn ha)
và Lâm Đồng (8,3 ngàn ha).


Bảng 6.12. Diện tích gieo trồng cây CN lâu năm của Tây Nguyên và TD-MN’PB’ năm 2005.
Tây Nguyên MN & TD phía Bắc
Cả nước


(1000 ha) % so cả nước (1000 ha) % so cả nước


Cây công nghiệp lâu năm 1633,6 634,3 38,83 91,0 5,57


- Cà phê 497,4 445,4 89,55 3,3 0,66


- Chè 122,5 27,0 22,04 80,0 65,31


- Cao su 482,7 109,4 22,66 - 0,00


- Các cây khác 531,0 52,5 9,89 7,7 1,45


- Cây dâu tằm: Ở đây đã hình thành vùng trồng dâu ni tằm lớn nhất cả nước. Năm 2001
có ~ 5.943 ha dâu. Sản lượng > 30 ngàn tấn (chiếm > 80% sản lượng cả nước). Riêng Lâm Đồng
chiếm 94% diện tích và 84% sản lượng tồn vùng. Tuy nhiên từ 1993 đến nay, diện tích khơng
tăng mà có xu hướng giảm (ví dụ: Đắc Lắc, năm 1993 diện tích 1.400 ha thì đến 1995 giảm cịn
450 ha), nguyên nhân là do giá tơ XK giảm. Tại Lâm Đồng đã XD một cụm CNCB' tơ lụa hiện
đại gồm 5 nhà máy ươm tơ tự động (công suất gần 500 tấn tơ/năm), một nhà máy dệt lụa hiện đại
(công suất 2 triệu mét/năm) và một dây chuyền nhuôm và in hoa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- Cây ăn quả: Cây ăn quả còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong các cây dài ngày. Năm 1995 có ~


14.000 ha, đến 2001 tăng lên 15.158 ha, sản lượng đạt 71,8 ngàn tấn. Các cây chủ yếu là xoài,
hồng xiêm, sầu riêng, bơ, chuối... phát triển ở hầu khắp các tỉnh. Riêng Lâm Đồng có nhiều cây
ăn quả ôn đới chất lượng cao như hồng, dâu tây... và đang phát triển mạnh. Nhìn chung, việc phát
triển cây ăn quả của Tây Nguyên chưa được quan tâm đúng mức từ khâu nghiên cứu, chọn giống
lai tạo, kĩ thuật canh tác, tạo nguồn nước tưới đến khâu bảo quản, CB', tổ chức tiêu thụ.


<i> </i> <b>● </b><i>Thế mạnh thứ 2 của Tây Nguyên là chăn nuôi gia súc. Chủ yếu là đàn bò, năm 2008 </i>
tăng lên 721,3 ngàn con (11,4% cả nước), đàn trâu 88,6 ngàn con (3,10%); đàn lợn 1557,2 ngàn
con và gia cầm 9,55 triệu con.


<i> </i> <b>● </b><i>Về cây lương thực: vùng rất coi trọng đến trồng cây lương thực để hỗ trợ cho trồng </i>
cây công nghiệp Năm 2008, diện tích cây LT là 448,9 ngàn ha (lúa 211,7 ngàn ha, 36,5% là lúa
nương). SLLT 2032,7 ngàn tấn, BQLT/ng 406,2 kg (sản lượng lúa 938,4 ngàn tấn, Đắc Lắc 378,3
ngàn tấn và Gia Lai 293,2 ngàn tấn). Hai tỉnh này chiếm 71,6% SLLT cả vùng).


<b>4.4.2. Lâm nghiệp </b>


- Năm 2008, diện tích rừng của vùng 2928,7 ngàn ha (22,32% cả nước), trong đó rừng tự
nhiên là 2731,4 ngàn ha. Diện tích rừng trồng từ 1976 - 2001 là 42.300 ha, bình quân mỗi năm
trồng 2.350 ha nhưng tỉ lệ thành rừng chỉ đạt 40 - 50%.


Bảng 6.13. Diện tích rừng trồng của Tây Nguyên qua các thời kỳ (1.000 ha).


Giai đoạn Tổng số Kon Tum Gia Lai Đ.Lắc & Đ.Nông Lâm Đồng


1976-1990 20,52 1,45 4,38 9,12 5,57


1991-1994 21,81 1,46 4,30 8,62 7,43


1996- 2001 69,7 19,6 20,5 12,7 16,9



2005 12,3 0,6 5,3 2,7 & 1,7 2,0


- Về khai thác gỗ và lâm sản: giai đoạn 1976-1994, bình quân là 379,5 ngàn m3/năm; giai
đoạn 1995 - 2001 là 397,0 ngàn m3/năm (nếu tính cả gỗ sử dụng tại chỗ thì sản lượng ~ 1,5 triệu
m3/năm) và một số lượng lớn song, mây, lồ ô, tre. Năm 2008, sản lượng gỗ khai thác 373,6 ngàn
m3 (Đắk Lắk 181,3 ngàn m3 – 48,5% cả vùng), tỉ lệ đưa vào chế biến 60 - 65% (chủ yếu là sơ
chế). Phần lớn gỗ được đưa về Đ.Nam Bộ (Tp HCM, Biên Hòa) và Nam Trung Bộ (Qui Nhơn,
Nha Trang) để CB’. Hiện nay vùng đã xuất hiện một số cơ sở CB’ theo hình thức tổ hợp sản xuất
nông – CN: Kon Hà Nừng, Ea Súp, Gia Nghĩa.


Bảng 6.14. Khai thác gỗ phân theo các tỉnh của Tây Nguyên 1995 - 2008 (đơn vị: 1.000 m3)


1995 1997 1999 2001 2003 2005 2008


CẢ NƯỚC 2793,1 2480,0 2122,5 2397,2 2435,8 2996,4 3562,3
Tây Nguyên 415,3 335,1 243,5 395,2 313,0 309,3 373,6


Gia Lai 84,4 79,4 47,8 160,7 88,5 118,0 42,7


Đắk Lắk 200,9 148,7 127,1 168,7 103,7 79,9 181,3


Lâm Đồng 88,0 55,9 36,7 39,5 79,8 47,6 57,5


Kon Tum 42,0 51,1 31,9 26,3 41,0 38,4 19,4


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i>- Các sản phẩm gỗ chủ yếu để xuất khẩu như: </i>Gỗ xẻ cho XD cơ bản, mỗi năm 30 - 40
nghìn m3, cao nhất năm 1990 lên tới 46.936m3, chiếm 21,1% gỗ xẻ cả nước. Gỗ ván sàn XK
chiếm 12,23% cả nước. Gỗ lạng chiếm 74,2% cả nước, chủ yếu ở Đắc Lắc và Kon Tum.



<b>4.4.3. Công nghiệp </b>


Công nghiệp Tây Nguyên đi theo hướng khai thác lợi thế của vùng. Các sản phẩm chủ
yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nông - lâm nghiệp và đời sồng nhân dân. Ngồi ra, cịn có một số
sản phẩm như mủ cao su, dầu thực vật phục vụ nhu cầu của các vùng khác và xuất khẩu.


Một số ngành có mức tăng trưởng khá chiếm tỉ trọng cao như: CNCB' gỗ lâm sản 24,7%,
công nghiệp thực phẩm 24,4%, sản xuất VLXD 13,41%, cơ khí 14,7% (chủ yếu là sửa chữa và
sản xuất nông cụ phục vụ cho sản xuất nông - lâm nghiệp).


CNCB' nông - lâm - thực phẩm có chiều hướng phát triển khá, nhờ vào nguồn nguyên liệu
phong phú (như cà phê, cao su, tơ tằm, đường và sắn...). Song cũng cần phải nghiên cứu mở rộng
và nâng cao CB' để sản phẩm có giá trị cao hơn.


Hiện nay đã có một số dự án ĐTNN vào ngành CNCB' cà phê xuất khẩu, dệt may, CB'
gỗ, rau quả, chăn nuôi và đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch (chủ yếu ở Lâm Đồng)


<b>4.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng </b>
<b>4.5.1. Hệ thống các đô thị </b>


Là vùng đất rộng, dân thưa, vì vậy đơ thị khơng nhiều, nhưng tỉ lệ dân đô thị lại khá cao
(27,9%, cả nước 28,10%). Vùng có 3 Tp (Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đà Lạt), 6 thị xã và 47 thị
trấn. Các trung tâm chính của vùng:


<i>- Tp Buôn Ma Thuột: đô thị mang ý nghĩa TT tỉnh </i>- vùng. Diện tích 265 km2, dân số
256,7 ngàn người.mật độ 968 ng/km2. Là đầu mối GT giữa QL 14 và 26, có sân bay nội địa. Từ
trung tâm này, tương lai sẽ hình thành các cụm đô thị như cụm Buôn Hồ trên đường 14 về phía
Bắc Tp, cụm Mađrắc trên đường 26 đi Nha Trang.


<i>- Tp Plâycu: diện tích 225,7km</i>2, dân số 178,4 ngàn người. Mật độ 790 ng/km2, có sân bay


nội địa giữ vị trí quan trọng ở P.Bắc Tây Nguyên. Đây cũng là TT của Gia Lai và P.Bắc Tây
Ngun. Tương lai sẽ hình thành thêm một số đơ thị nữa.


<i>- Tp Đà Lạt: là Tp nghỉ mát nổi tiếng của cả nước. Tp có mối liên hệ KT-XH chặt chẽ với </i>
ĐNBộ qua QL20, đường hàng không và với DH NTBộ qua QL27. Ngồi Đà Lạt, cịn có thị xã
Bảo Lộc với một loạt thị trấn khác tạo thành chùm đô thị vùng cực Nam Tây Nguyên.


<i>- Thị xã Kon Tum: diện tích 424,2 ngàn km</i>2, dân số 96 ngàn người, mật độ 226 ng/km2, là
TT chính trị, kinh tế, VH, KH-KT của Kon Tum.


<b>4.5.2. Hệ thống các trục tuyến giao thông </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

▪ Tổng chiều dài quốc lộ chạy qua Tây Nguyên là 1.619,7 km. Các tuyến đường chính:
- <i>QL14: từ TP Plâycu (điểm cuối đường HCM) - Kiến Đức (Đắc Lắc) - Đông Nam Bộ. </i>
Đây là tuyến chạy xuyên suốt các tỉnh Tây Nguyên, có thể coi là xương sống của vùng.


- QL24: từ Thạch Trụ (Quảng Ngãi) đi Kon Tum dài 164 km (qua Kon Tum 99 km)
<i>- QL40: từ Đắc Tô đi Plâycu sang Lào. </i>


<i>- QL19: từ ngã ba Phú tài (Bình Định) đi Plâycu - Đắc Tơ sang Cămpuchia (qua Gia Lai </i>
168 km). Đây là một trong những tuyến đường ngang quan trọng của vùng nối với cảng Qui
Nhơn, chất lượng còn khá tốt.


<i>- QL25: từ Tuy Hòa (Phú Yên) - Mỹ Thạch (Gia Lai) dài 183 km (qua G.Lai 111 km) </i>
<i>- QL26: từ Ninh Hòa (Kh.Hòa) đi Buôn Ma Thuột dài 151km (qua Đ.Lắc 119 km) </i>
<i>- QL27: từ Phan Rang (Ninh Thuận) đi Buôn Ma Thuột, đoạn qua Đắc Lắc 84 km </i>
<i>- QL28: từ Long Thạch (Bình Thuận) đi Đắc Nơng, qua Đắc Lắc 58 km. </i>


▪ Hệ thống đường tỉnh lộ chiều dài 1.782 km (Kon Tum có 3 tuyến - 176 km, Gia Lai 12
tuyến - 583 km, Đắc Lắc 10 tuyến - 633 km). Tình trạng đường: đường rải nhựa 5,8%, đường đá


răm 1,8%, đường cấp phối 34,8%, đường đất 57,6%.


▪ Đường liên huyện 4.507 km, đường liên xã, thôn 8.851 km. Chủ yếu là đường đất, ngay
ở trung tâm huyện cũng chỉ có 2-3 km đường nhựa.


<i><b>● Đường h</b><b>àng khơng:</b></i> Tây Ngun có 3 sân bay đang khai thác.


<i>- Sân bay Plâycu (Gia Lai): thuộc loại cấp IV, trực thuộc cụm cảng M.Trung, diện tích </i>
nhà ga 350m2, một đường băng dài 1.828m, năng lực vận chuyển 0,5 triệu hành khách/năm. Các
tuyến bay đi Tp HCM và Đà Nẵng và ngược lại.


<i>- Sân bay Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc): sân bay cấp III, trực thuộc cụm cảng hàng khơng </i>
phía Nam. Diện tích nhà ga 1.150m2, có một đường băng dài 1.800m. Các tuyến bay đi Hà Nội
(trung chuyển qua Đà Nẵng), đi Tp HCM và ngược lại.


- Sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) cấp III. Sân bay này chỉ đón được các loại máy bay
nhỏ. Các tuyến bay đi Hà Nội (trung chuyển qua Đà Nẵng), đi Tp HCM và ngược lại.


<b>4.6. Định hướng phát triển </b>


<b>4.6.1. Vị trí của vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

đẩy hợp tác về thủy điện trong tam giác Tây Nguyên - Nam Lào - Đông Bắc Cămpuchia, phục vụ
cho phát triển kinh tế của quốc gia và khu vực và hàng loạt các nhà máy thuỷ điện đang được xây
dựng trong những năm gần đây. Tây Ngun có diện tích đất đỏ ba dan rộng lớn (1,4 triệu ha), rất
màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao. Tây Nguyên chiếm gần 30% diện tích
rừng tự nhiên cả nước. Khoáng sản khá phong phú, tạo cơ sở cho phát triển KT-XH của vùng.
Đặc biệt là quặng bơ xít khi được khai thác sẽ làm thay đổi về KT-XH của vùng. Các dân tộc Tây
Nguyên có truyền thống lao động cần cù, tinh thần đấu tranh bất khuất trong sự nghiệp giải
phóng và xây dựng kinh tế. Tây Nguyên có nhiều sản phẩm có ý nghĩa quốc gia.



<i>▪ Tuy nhiên, Tây Nguyên đang đứng trước nhiều thử thách lớn. </i>Đó là sự hạn chế về tự
nhiên, đầu tư, nguồn nhân lực, về yếu tố bên ngoài (chủ yếu là thị trường). Ngoài ra, cịn có các
yếu tố khác về dân cư, dân tộc, văn hóa, y tế, GD. Đây là vùng có nhiều khó khăn, do vậy chương
trình xóa đói-giảm nghèo là một trong những trọng tâm lớn cần giải quyết trong thời gian tới.
Lượng mưa hàng năm khá cao (1.700-2.000mm) nhưng 90% lượng mưa tập trung trong 6 tháng
mùa mưa (tháng 5 - 11), vì vậy 6 tháng mùa khơ rất thiếu nước, hạn hán kéo dài cùng với diện
tích rừng ngày càng thu hẹp. ĐTĐNT cịn khá lớn, có xu hướng gia tăng, đất đang bị xói mịn,
rửa trơi, sa mạc hóa. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và dân trí so với các vùng khác là
rất lớn. Trình độ học vấn của dân cư còn thấp, thiếu đội ngũ giáo viên, thầy thuốc... CSHT giao
thơng, thủy lợi, bưu chính viễn thơng cịn nghèo nàn, lạc hậu. Các dự án ĐTNN vào đây cịn rất
ít. Cơng nghiệp cịn rất yếu kém do CSHT, trang thiết bị lạc hậu. Cơ cấu công nghiệp khơng hợp
lý, chưa có ngành cơng nghiệp mũi nhọn. Vấn đề môi trường nổi cộm là sự cạn kiệt tài nguyên
rừng, việc phục hồi- trồng mới gặp rất nhiều khó khăn (nhất là vào mùa khơ).


<b>4.6.2. Định hướng phát triển </b>
<i><b>a. Định hướng chung</b></i>


Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ; phát triển nơng -
lâm hàng hóa. Thực hiện đổi mới trang thiết bị hiện có; trang bị cơng nghệ tiên tiến cho các cơ sở
mới, nhất là những cơ sở phục vụ cho CNCB' nông - lâm, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên
thị trường và hướng vào xuất khẩu. Bảo vệ rừng, nâng độ che phủ lên 65-70% vào năm 2010.
Tăng cường đầu tư CSHT, ưu tiên giải quyết vấn đề nước, GT, điện, trường học, trạm xá, TTLL,
phát thanh truyền hình. Tạo việc làm cho người lao động, tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tạo điều kiện để đồng bào dân tộc tiếp cận với
phương thức sản xuất và cơng nghệ mới. Xóa đói, từng bước giảm nghèo, đảm bảo nhu cầu thiết
yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập và chữa bệnh nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc.
Phát triển kinh tế gắn với BVMTST, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước,
tăng độ phì của đất, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học...



<i><b>b. Đối với các ng</b><b>ành </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

nghiệp - CNCB', từng bước hiện đại hóa những khâu quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển,
đáp ứng nhu cầu sản xuất, dân sinh và xuất khẩu. Mở rộng hợp lí diện tích cà phê, cao su, điều,
hồ tiêu, chè, cây ăn quả, cây dược liệu và cây công nghiệp ngắn ngày. Mở rộng diện tích và thâm
canh ngơ, hạn chế và đi đến xóa bỏ việc phá rừng làm nương, rẫy. Sử dụng hợp lý quĩ đất theo
hướng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng các vùng cây chuyên canh, tạo ra tỉ suất hàng hóa chất
lượng cao. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lấy chăn ni gia đình là chính nhằm tạo ra
nguyên liệu thịt, da, sữa... phục vụ cho CNCB'. Phát triển lâm nghiệp theo hướng bảo vệ, cải tạo
tu bổ rừng tự nhiên hiện có (đặc biệt là rừng đầu nguồn, đặc dụng, rừng phòng hộ), đẩy nhanh
việc trồng và khơi phục diện tích rừng, tăng độ che phủ. Coi trọng lợi ích bảo vệ MTST kết hợp
lợi ích lâm sinh.


<i>▪ Về công nghiệp. </i>Chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ
như: CB' cà phê, cao su, mía đường; cơng nghiệp thực phẩm, VLXD, giấy, sành sứ... Phát triển
ngành cơ khí sửa chữa, khuyến khích phát triển TTCN ở cả thành thị và nông thôn. Từng bước
đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, đặc biệt là CNCB' sản phẩm của các vùng chuyên canh,
sản phẩm lâm nghiệp nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, Gắn công nghiệp với
nông - lâm nghiệp để thúc đấy sản xuất phát triển. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước.
Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc hình thành các KCNTT nhằm phát huy tiềm năng và
ưu thế của vùng. Tập trung phát triển cơng nghiệp với qui mơ thích hợp, ưu tiên việc ứng dụng
cơng nghệ địi hỏi ít vốn, nhưng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần CNH' nơng
thơn; ứng dụng tiến bộ của KH-KT vào sản xuất nông - lâm.


<i>▪ Về thương mại, du lịch và dịch vụ: Phát triển mạnh lưới thương mại kinh doanh đa dạng, </i>
phù hợp với địa bàn Tây Nguyên; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nhằm tạo động
lực cho sản xuất phát triển. Từng bước xây dựng các TT thương mại ở các Tp, thị xã để trao đổi
hàng hóa, giới thiệu sản phẩm với các vùng khác và với Lào, Cămpuchia, Thái Lan. Hình thành,
phát triển mạng lưới chợ nhằm mở rộng dịch vụ giao lưu hàng hóa. Chú trọng hướng dẫn, tổ chức
và quản lý tốt mạng lưới thương nghiệp để cung cấp và thu mua hàng hóa cho đồng bào DT (nhất


là ở vùng khó khăn). Khai thác lợi thế về VTĐL, khí hậu, cảnh quan MT... để phát triển các cơ sở
du lịch hiện có, XD các trung tâm du lịch mới tại Suối vàng, Lạc Thiện, Bn Hồ... Hình thành
các tuyến du lịch nội và liên vùng (Đ.Nam Bộ, ĐB sông Cửu Long , DH miền Trung; Tp HCM,
Bà Rịa-Vũng Tàu...). Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, CSVC - KT, khai thác gắn với tôn tạo
và bảo tồn thiên nhiên, duy trì và phát triển tài nguyên du lịch, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

hồn chỉnh hệ thơng thủy lợi, cầu cống và các cơng trình phục vụ sản xuất và đời sống. Nâng cấp
và xây dựng mới hệ thống cấp thoát nước ở các khu đô thị, các KCN, giải quyết các nhu cầu
nước sạch của dân cư nông thôn. Coi trọng việc bảo vệ, khai thác nguồn nước. Từng bước điện
khí hóa Tây Ngun. Đầu tư phát triển mạng lưới điện đến các vùng dân cư tập trung, vùng có
khả năng khai thác và phát triển nơng-lâm để tăng tỉ trọng hàng hóa. Phát triển các trạm thủy điện
nhỏ cho vùng khó khăn, vùng sâu, xa, căn cứ kháng chiến cũ và trung tâm cụm xã. Xây dựng mới
kết hợp với nâng cấp các trường học, trạm xá, bệnh viện, điểm sinh hoạt VH, vui chơi giải trí
nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh, hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thơng theo hướng đồng
bộ hóa, tự động hóa, số hóa đáp ứng u cầu thơng tin trong nước và giao lưu quốc tế.


▪ Về GD, khoa học, văn hóa, y tế, xã hội: Chú trọng phát triển hệ thống GD - ĐT, từng
bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GD để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực
tại chỗ, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. Nghiên cứu áp dụng KH-CN
tiên tiến làm nền tảng và động lực phát triển KT-XH của vùng. Giữ gìn, phát huy truyền thống -
bản sắc dân tộc với vai trò là nguồn động lực phát triển. Cải tạo và xây dựng mới các cơ sở y tế;
tiến hành xây dựng các vùng kinh tế mới theo qui hoạch. Xúc tiến tích cực chương trình xóa đói,
giảm nghèo, lồng ghép có hiệu quả các chương trình quốc gia và các dự án cụ thể nhằm đạt hiệu
quả thiết thực về KT-XH - MT.


<b>CÂU HỎI ƠN TẬP</b>


1. Phân tích các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hộiở Tây Nguyên.


2. Trình bày các điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây công


nghiệp ở Tây Nguyên. Sự phân bố một số cây cơng nghiệp chính và các giải pháp để đẩy mạnh
việc phát trriển cây công nghiệp của vùng này.


3. Trình bày những vấn đề phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên


4. So sánh sự khác biệt về cơ cấu cây công nghiệp giữa Miền núi và trung du Bắc Bộ với
Tây Nguyên. Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt trên ?


5. So sánh những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp thủy điện giữa Tây
Nguyên và Miền núi và trung du Bắc Bộ. Các nhà máy thuỷ điện có P 100MW đã hoạt động và
đang xây dựng tính đến 12/2007 ở mỗi vùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>5. ĐÔNG NAM BỘ (ĐNB) </b>


<b>5.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng </b>


Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, Tp trực thuộc TW là Tp HCM, Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Diện tích 23.605 km2 (7,1% diện tích tồn quốc). Dân
số (2008) 12.828,8 ngàn người (14,10% dân số cả nước), mật độ dân số 543 người/km2 (cả nước
260 người/km2). Phía tây & tây nam liền kề với ĐB sơng Cửu Long có tiềm năng lớn về nông
nghiệp (lúa, thủy sản, cây ăn quả…). Phía đơng & đơng nam giáp biển, giàu tài nguyên về hải
sản, dầu khí và là nơi duy nhất khai thác dầu mỏ của nước ta. Phía bắc & đông bắc giáp với cao
nguyên Trung phần và DH Nam Trung Bộ là nơi có tiềm năng lớn về cây cơng nghiệp (dài &
ngắn ngày), có trữ lượng khống sản và thủy năng phong phú. Đơng Nam Bộ có cảng Sài Gịn và
thống cảng biển nước sâu (cảng Thị Vải - Vũng Tàu) tạo thành những cửa ra bên ngoài, lại nằm
gần tuyến đường biển quốc tế dọc biển Đông thuộc loại nhộn nhịp nhất khu vực châu Á - TBD.
Điều này tạo cho vùng có vị thế quan trọng đối với khu vực và cả nước. Đây là vùng có tiềm lực
kinh tế hơn hẳn các vùng khác, có Tp HCM là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ, KH-KT,
đầu mối GT và giao lưu quốc tế; có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào
tạo, NCKH, cơng nghệ, đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của cả khu vực phía nam.


<b>5.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên </b>


<i>• Địa hình. Đơng Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ </i>
cao nguyên Nam Trung Bộ xuống Đồng bằng sông Cửu Long với những vùng gị đồi lượn sóng.
Phía nam của vùng có độ cao 20-200m, độ dốc phổ biển dưới 150, rải rác xuất hiện một số ngọn
núi trẻ với độ cao địa hình thay đổi từ 200 - 600m. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sự tập trung
hóa sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt cho phát triển công nghiệp, đô thị, GTVT, cấp nước, cấp điện.


<i>• Khí hậu: Nằm trong miền khí hậu phía nam, Đơng Nam Bộ có đặc điểm của một vùng </i>
khí hậu cận xích đạo, với nền nhiệt cao và hầu như ít thay đổi trong năm. Đặc biệt, có sự phân
hóa theo mùa (khơ - mưa) phù hợp với hoạt động của gió mùa. So với Đồng bằng sông Cửu
Long, thì Đơng Nam Bộ có lượng mưa tương đối dồi dào 1.500 - 2.000mm/năm, khí hậu tương
đối điều hòa, diễn biến thời tiết từ năm này qua năm khác rất nhỏ, ít có thiên tai, khơng gặp thời
tiết quá lạnh, ảnh hưởng của bão hạn chế rất thuận lợi cho cây trồng. Tuy nhiên, do sự phân hóa
mưa sâu sắc theo mùa nên mùa khơ cũng thiếu nước cho sản xuất & sinh hoạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Biên Hòa - Long An và Tp HCM. Tiềm năng thủy điện của vùng có tổng cơng suất 2.713 tỉ MW,
khả năng cung cấp điện hàng năm gần 10,0 tỉ KWh.


<i>• Đất đai.Tổng quĩ đất tự nhiên 2.360,5 ngàn ha, được chia làm 12 nhóm. Quan trọng nhất </i>
là 3 nhóm đất có diện tích lớn nhất và chất lượng tốt (đất nâu - đỏ trên nền ba dan, đất nâu - vàng
trên nền ba dan và đất xám trên nền phù sa cổ). Trong quĩ đất này, 52,90% đang sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp, 28,32% vào lâm nghiệp, 8,02% chuyên dùng, 2,62% thổ cư, chưa sử dụng
8,2%. Đất sản xuất cây lương thực không thuận lợi, chủ yếu là cây công nghiệp dài và ngắn ngày.
Phần phía đơng của vùng thuận lợi cho xây dựng cơ bản và phát triển cơng nghiệp. Phần phía tây
nam ít thuận lợi, đặc biệt là các triền đất mặn, khả năng chịu tải kém. Nhìn chung, đây cũng là
vùng có mức độ sử dụng đất khá cao (91,16%), điều này nói lên trình độ phát triển khá mạnh của
vùng và khả năng thu hút lớn tài nguyên đất vào sản xuất và đời sống.


Bảng 6.15 . Cơ cấu sử dụng đất của vùng Đông Nam Bộ tại thời điểm 01/01/2008


Chia ra (%)


Diện tích


(1000 ha) Nông
nghiệp


Lâm
nghiệp


Đất


CD Đất ở


Chưa sử
dụng


<b>Cả nước </b> <b>33114.6 </b> <b>28.45 </b> <b>44.74 </b> <b>4.69 </b> <b>1.87 </b> <b>20.24 </b>


<b>Đông Nam Bộ </b> <b>2360.5 </b> <b>52.90 </b> <b>28.32 </b> <b>8.02 </b> <b>2.62 </b> <b>8.14 </b>


Bình Phước 687.5 42.59 48.99 5.40 0.83 2.20


Tây Ninh 404.9 68.61 17.19 4.99 2.12 7.09


Bình Dương 269.5 75.58 4.64 11.61 2.86 5.31


Đồng Nai 590.3 48.98 30.43 7.44 2.39 10.77


Bà Rịa - Vũng Tàu 198.7 54.86 17.92 13.64 2.42 11.17



TP.Hồ Chí Minh 209.6 36.35 16.41 14.22 9.97 23.04


<i>• Rừng phân bố khơng đều giữa các tỉnh. Năm 2008, diện tích rừng là 419,9 ngàn ha </i>
(rừng tự nhiên 280,3 ngàn ha), nhiều nhất là Đồng Nai (167,3 ngàn ha) và Bình Phước (132,3
ngàn ha), ít nhất là Bình Dương (9.300 ha); rừngtrồng của vùng là 139,6 ngàn ha (nhiều nhất là
Đồng Nai 56.000 ha, ít nhất là Bình Dương (8.100 ha). Rừng của vùng chủ yếu cung cấp gỗ dân
dụng và củi đốt cho Tp HCM và ĐB sông Cửu Long, nguyên liệu cho LH giấy Đồng Nai. Vùng
có một phần vườn quốc gia Nam Cát Tiên (khu dự trữ sinh quyển thế giới), do vậy việc giữ gìn
vốn rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ MTST, cho các hồ chứa nước, giữ nước ngầm..


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

thủy tinh Biên Hòa và xuất khẩu với khối lượng lớn, cao lanh (~ 130 triệu tấn) nhiều nhất Bình
Dương, Bình Phước đang khai thác cho công nghiệp gốm sứ; tiếp đến là ti tan tập trung ở ven
biển, khai thác rất dễ dàng gần cảng Vũng Tàu, Tp HCM thuận tiện cho xuất khẩu, kế tiếp là
puzơlan, khoáng sản quan trọng trong công nghiệp sản xuất xi măng ở miền Nam, nguyên liệu
này rất cần cho nhà máy xi măng Hà Tiên. Ngoài ra, vùng cịn có cuội sỏi tuy khơng nhiều nhưng
đang được khai thác phục vụ cho xây dựng.


<i>• Thủy sản. </i>Với bờ biển khá dài ~ 100 km, vùng có tiềm năng thủy hải sản khá lớn, có
ngư trường lớn. Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản khoảng 52.700 ha (2008)


<i>• Du lịch. Thiên nhiên đã </i>ưu đãi cho vùng có bãi biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải,
nơi nghỉ mát cuối tuần lý tưởng của nhân dân Tp HCM và phụ cận. Ngoài ra, Vũng Tàu cũng là
trung tâm lớn về lưu trú và dịch vụ du lịch. Trong tương lai với sự phát triển du lịch, công nghiệp
và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí... sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cả sự phân hóa lãnh
thổ của vùng. Vấn đề đặt ra là giải quyết sự ô nhiễm môi trường biển do các sản phẩm dầu mỏ
gây ra trong quá trình khai thác.


<b>5.3. Tài nguyên nhân văn </b>



Năm 2008, dân số 12,82 triệu người (14,88% dân số cả nước), tỉ suất tăng chủ yếu là gia
tăng cơ giới do sức hút của các dòng nhập cư tới các đơ thị nói riêng và của cả vùng nói chung
nhờ vào tiềm năng to lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Gia tăng cơ học diễn biến phức
tạp theo chiều hướng gia tăng; chỉ riêng năm 1992 - 1993, tăng cơ học của vùng từ 0,61% lên
0,74% (riêng Tp HCM là 1,06% và 1,75%); trên thực tế biến động cơ học có thể còn cao hơn
nữa, bởi số cư trú khơng có hộ khẩu khá đơng (Tp HCM ~ 80 vạn). Do đó, mức tăng cơ học bình
quân/năm có thể lên 2,0-2,4%. Mật độ dân số (2008) 543 ng/km2 nhưng phân bố không đều. Cao
nhất là Tp HCM 3.155 ng/km2, thấp nhất là Bình Phước 122 ng/km2 (chênh lệch tới gần 26,0
lần). Cơ cấu trẻ, nhưng tỉ lệ dân số dưới và trên tuổi lao động thấp hơn so với cả nước, tỉ lệ dân số
trong độ tuổi lao động lại cao hơn. Tỉ lệ nữ là 50,40% (cả nước 50,80%), Tây Ninh 51,70%, Bình
Dương (51,90%). Tỉ lệ biết chữ (15 tuổi) là 98%, cao nhất là Tp HCM 99,5%, Bà Rịa-Vũng
Tàu 98,2%. Tỉ lệ dân thành thị khá cao, năm 2008 là 58,00% (cả nước 28,10%). Tốc độ gia tăng
là 4 - 6%/năm.


Bảng 6.16. Tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ từ 1995 - 2008 (%)
<b>Tỉ lệ dân thành thị (%) </b>


<b>1995 </b> <b>2000 </b> <b>2001 </b> <b>2005 </b> <b>2006 </b> <b>2008 </b>


<b>CẢ NƯỚC </b> <b>20.7 </b> <b>24.2 </b> <b>24.7 </b> <b>26.9 </b> <b>27.1 </b> <b>28.1 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<i>Trong những năm qua, không gian đô thị đang được mở rộng gắn với các KCN. Cụ thể, </i>
Tp HCM mở rộng về các huyện ngoại thành ở phía Tây và phía Nam. Ngồi ra, sẽ mở rộng về Tp
Biên Hịa, Vũng Tàu. Các thị xã khác cũng được nâng cấp như Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Xuân
Lộc… thành những Tp cỡ từ 10 - 25 vạn dân; xây dựng Tp Mỹ Xuân gắn với KCN và tổ hợp
cơng nghiệp điện chạy bằng khí cỡ 50 vạn dân; Nâng cấp tất cả các thị trấn hiện có và xây dựng
các điểm đô thị mới. Như vậy qui mô và mức độ dân đô thị của vùng sẽ tăng lên theo hướng
CNH' và HĐH'. CSVC - KT của vùng tương đối tốt, thuận lợi cho quá trình PCLĐ theo lãnh thổ.


Ba cực phát triển chính của vùng là Tp HCM, Biên Hịa và Vũng Tàu. LLLĐ có kĩ thuật


khá dồi dào, rất nhạy bén với những tiến bộ của KH-KT, tính năng động cao với nền sản xuất
hàng hóa, đã quen với kinh doanh trên thị trường.


Tài nguyên VH, lịch sử với các di tích khá tập trung với mật độ cao nhất so với các vùng
ở phía Nam như Nhà Bè, tòa thánh Tây Ninh, Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, tất cả đều có ý
nghĩa trong việc hình thành và phát triển du lịch. Có thể khẳng định rằng, tài nguyên nhân văn
của Đông Nam Bộ rất phong phú và đa dạng. Nếu tổ chức và khai thác hợp lý, chắc chắn sẽ mang
lại lợi ích to lớn cho hoạt động KT-XH của vùng.


<b>5.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội </b>
<b>5.4.1. Về sự phát triển </b>


Đây là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 11 - 12% (cả nước là 8,2%). Với mức tăng
trưởng đó, tỉ trọng GDP của vùng so với cả nước tăng từ 26,2% (1990) lên 29,8% (1997) và
36,6% (2002). Giá trị gia tăng BQ/người năm gấp 2,6 lần BQ chung cả nước. Về cơ cấu kinh tế
có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng N - L - TS từ 21,1% (1990) xuống 6,3% (2002); tỉ trọng công
nghiệp tăng tương ứng 37,5% lên 59,2%.


<b>5.4.2. Các ngành kinh tế chủ yếu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<i>Bên cạnh các ngành cơng nghiệp mũi nhọn (dầu khí, du lịch), còn hàng loạt các ngành </i>
khác như sản xuất hàng tiêu dùng (trong đó có gia cơng xuất khẩu), hàng mĩ nghệ, cơng nghiệp
hóa chất (trong đó có cơng nghiệp cao su), cơng nghiệp gốm, sứ, cơng nghiệp thực phẩm...


<i>Về điện năng, vùng có thủy điện Trị An (400MW) hoạt động từ 1988, thủy điện Thác Mơ </i>
(150MW), có đường dây 500kv 1, 2. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.


<i>- Công nghiệp CB'TP là ngành đứng thứ 2 sau cơng nghiệp khai thác dầu khí do có lợi </i>
thế về tài nguyên và thị trường. Tỉ trọng đạt mức 17 - 18% giá trị sản xuất công nghiệp toàn
vùng; sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, ngoài phục vụ cho nhu cầu nội vùng, còn tham gia xuất


khẩu. Những sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng cả nước như thuốc lá (74,5%),
bia (48,9%), đường mía (24,4%), thủy sản (29,1%)...


- Công nghiệp dệt, da, may mặc là ngành thu hút nhiều lao động nhất. Sản phẩm may và
hàng da của vùng có chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh với thị trường xuất khẩu.


- Công nghiệp hóa chất khá phát triển, chủ yếu là hóa chất tiêu dùng (phát triển nhất trong
cả nước). Nhiều sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cả nước như sơn, pin, thuốc chữa bệnh...


- Ngành công nghiệp cơ khí - điện tử tuy chiếm tỉ trọng khơng cao, nhưng thu hút ~ 10%
lực lượng lao động công nghiệp của vùng. Những sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí - điện
tử có khả năng cạnh tranh khắp cả nước và chiếm tỉ trọng lớn như ti vi lắp ráp, động cơ điêzen,
máy công cụ.


<i><b>b. D</b><b>ịch vụ. Dịch vụ là ngành phát triển mạnh của vùng, đảm bảo phục vụ nhu cầu trong </b></i>
vùng, cho cả thị trường Nam Bộ và một phần của cả nước. Là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ
cấu GDP của vùng, nhưng cũng chưa tương xứng với vai trò trung tâm, chưa đáp ứng đủ yêu cầu
phát triển KT - XH của vùng và khu vực Nam Bộ. Nhiều ngành như tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, khoa học cơng nghệ, YT-GD, du lịch... còn chiếm tỉ trọng thấp.


<i><b>c. Nông nghi</b><b>ệp</b></i>


- Tiềm năng nổi bật của vùng về nông nghiệp là cây công nghiệp và nuôi trồng - đánh bắt
thuỷ hải sản, chăn nuôi gia súc (nhất là bò sữa) ở xung quanh các Tp.


<i>Về sản xuất lương thực: Năm 2008, diện tích cây lương thực 397,4 ngàn ha, sản lượng </i>
1.757,5 ngàn tấn, BQLT/người chỉ khoảng 137 kg (bằng 27,30% mức trung bình của cả nước).
Diện tích trồng lúa 307,0 ngàn ha, sản lượng lúa 1.307,3 ngàn tấn. Diện tích trồng rau khoảng
43,8 ngàn ha, sản lượng rau các loại 570,6 ngàn tấn. Đây là vùng có tốc độ phát triển nhanh về
rau, do có nhu cầu lớn ở các Tp HCM, Biên Hồ và KCN dầu khí Bà Rịa – Vũng Tàu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<i>Tập đồn cây cơng nghiệp lâu năm có cao su, cà phê, chè, điều. Cây lâu năm là thế mạnh </i>
của vùng, chiếm 36% diện tích cây lâu năm cả nước. Trong số cây lâu năm, thì cây cơng nghiệp
chiếm 76,6%, cịn cây ăn quả ít hơn.


- Đơng Nam Bộ đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả. Cơ
cấu cây trồng đã tương đối ổn định nhằm sử dụng hợp lý tài ngun nơng nghiệp của vùng. Ở đây
có cơng trình hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu S.Sài Gịn (lớn nhất cả nước), diện tích 270
km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước, đảm bảo tưới tiêu cho 170,0 ngàn ha thường xuyên bị thiếu nước trong
mùa khô ở Tây Ninh và huyện Củ Chi (Tp HCM). Ngoài ra, việc tiêu nước cho các vùng thấp
dọc S.La Ngà, S.Đồng Nai, S.Bé cũng đã được thực hiện kết hợp với việc xây dựng các cơng
trình thuỷ điện; nhờ đó, diện tích đất trồng tăng lên, hệ số sử dụng đất được nâng cao.


+ Cao su được trồng khá sớm từ thời Pháp thuộc. Năm 1914, Pháp bắt đầu trồng cao su ở
Đông Nam Bộ, đến 1940 diện tích đạt 70.637 ha, sản lượng ~ 52,0 ngàn tấn. Sau 1975, diện tích
cịn ~ 60,0 ngàn ha cho sản phẩm nhưng phần lớn đã già cỗi không đảm bảo năng suất (nhiều lô
đã > 60 năm). Trước tình hình đó, Nhà nước đã tổ chức lại việc trồng và CB' cao su, thay giống
mới của Malaixia có năng suất cao gấp từ 1,5 - 2,0 lần; do đó mà diện tích và sản lượng đã tăng
rất nhanh. Thời kỳ 1980-1990, diện tích tăng 144%, sản lượng tăng 140%. Cao su được trồng chủ
yếu ở Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước (năm 1990, 3 tỉnh này chiếm 92,61% diện tích cao
su của cả vùng). Năm 1999, cao su chiếm 37,21% đất trồng cây lâu năm của vùng. Cao su là sản
phẩm CMH' chính của Đơng Nam Bộ.


+ Cây cà phê. Bắt đầu phát triển mạnh trong thập kỷ 80 cùng với cây hồ tiêu và dâu tằm.
Năm 2002, diện tích cà phê đạt 65.000 ha (15,5% diện tích cà phê cả nước), sản lượng 81.000 tấn
(10% cả nước);


+ Cây hồ tiêu diện tích là 19.840 ha (52,7%), sản lượng 36.800 tấn (63,0% cả nước).
<i>+ Cây ăn quả cũng là thế mạnh của vùng, đặc biệt là những cây ăn quả cao cấp, </i>sản xuất
hàng hố với qui mơ lớn tập trung ở Thủ Đức, Đồng Nai, Lái Thiêu... Trong những năm 80,


vùng có tới 2,6 vạn ha liền khoảnh (Đồng Nai chiếm 62,39% diện tích cây ăn quả của ĐNBộ).


<i>- Đơng Nam Bộ còn là vùng tương đối điển hình về khai thác và tổ chức sản xuất theo </i>
<i>lãnh thổ. Đó là sự kết hợp giữa CMH' sản xuất và phát triển tổng hợp, tạo nên một tổng thể sản </i>
xuất lãnh thổ hợp lý cả về công nghiệp lẫn nông nghiệp, gắn khai thác kinh tế trên đất liền với dải
ven biển và đảo, hình thành một ngành kinh tế đa dạng và phong phú.


<b>5.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng </b>
<b>5.5.1. Hệ thống đô thị </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

9 - 10 triệu vào những năm tiếp theo. Đây là Tp có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Định hướng phát
triển của Tp sẽ tập trung vào các ngành dịch vụ như thương mại, ngân hàng, du lịch, GTVT, VH,
y tế, GD, công nhân kĩ thuật cao...


Ở đây sẽ hình thành và phát triển một số KCN tại khu vực ngoại thành như Bình Chánh,
Thủ Đức, Củ Chi, Hc Mơn, Nhà Bè theo hướng phát triển các ngành công nghiệp và từng bước
chuyển các nhà máy độc hại, chiếm nhiều diện tích ra bên ngồi.


Việc phát triển các KCN gắn liền với việc hình thành các điểm dân cư đô thị mới như:
KCN Hiệp Phước - Nhà Bè với khu đô thị Phú Xuân-Mường Chuối (diện tích 1.500 ha, dân số
10,0 vạn người); KCN Phú Mỹ - Nhà Bè với điểm đô thị-thị trấn Nhà Bè; KCN Cầu Xăng - Bình
Chánh với đô thị Cầu Xăng (800 ha, dân số 5,0 vạn người); KCN Tân Tạo - Bình Chánh với khu
đô thị - thị trấn An Lạc; KCN Tân Phú Trung-Củ Chi với khu đô thị Nhị Xuân (1.500ha, dân số
12,0vạn người); KCN Tây Bắc với thị trấn Củ Chi (dân số thị trấn Củ Chi tăng lên 10,0 vạn
người); KCN Tân Qui - Củ Chi gắn với đô thị Tân Qui (16.000 người); KCN Tân Thới Hiệp -
Hc Mơn với đơ thị Tân Phú Hiệp - Thanh Lộc - An Phú Đông (diện tích 2.000 ha, dân số 12,0
vạn người); KCN Cát Lái - Thủ Đức với đơ thị mới Bình Trưng - Phú Hữu; KCN Bắc Thủ Đức
với đô thị Linh Trung -Linh Xuân; KCN kĩ thuật cao với đô thị mới nam xa lộ Hà Nội...


● Tp Biên Hoà: Là đầu mối GT trên bộ của ĐNBộ, ở đây có KCN Biên Hồ và một số


cụm cơng nghiệp khác. Biên Hồ có lợi thế về đất xây dựng và hậu phương nông nghiệp, lại
phong phú về nguồn nguyên liệu công nghiệp. Tại đây có sân bay quân sự với 2 đường băng hiện
đại. Tương lai có thể nâng cấp thành sân bay quốc tế (QP và dân dụng). Theo dự báo, dân số Tp
Biên Hòa đến 2010 sẽ là 0,5 - 0,6 triệu người (tăng gấp 2 lần hiện nay), diện tích đơ thị 158,0
km2, Biên Hòa đã và sẽ trở thành Tp CN lớn và là đầu mối GT quan trọng của vùng KTTĐPN.


<i>- Ngồi Tp Biên Hịa. Trên trục QL51, thị trấn Trảng Bom (huyện Thống Nhất) sẽ gắn với </i>
KCN Hố Nai, KCN Sông Mây. Dự báo dân số đô thị này tăng lên là 20,0 vạn người (2010). Hai
đô thị Gia Rây và Xuân Lộc nằm giữa vùng nguyên liệu để phát triển CNCB' cao su, cà phê, điều,
mía... Số dân của 2 đơ thị này sẽ lên tới 10,0 - 12,0 vạn người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

● Thị xã Bà Rịa và Tp Vũng Tàu: Là điểm sôi động của hoạt động dịch vụ dầu khí, đặc
biệt là du lịch của vùng và cả Nam Bộ. Ở đây có lợi thế là vùng đất liền được nối tiếp với vùng
thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng; phong phú về tài nguyên khoáng sản, thủy
sản và thuận lợi về GT hàng hải quốc tế. Bà Rịa - Vũng Tàu cịn có dải bờ biển với vịnh Gềnh
Rái và sông Thị Vải rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển nước sâu và dịch vụ hàng hải.
Tương lai, thị xã Bà Rịa sẽ là Tp cỡ 20,0 - 30,0 vạn dân. Với chức năng là trung tâm hành chính
của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đây sẽ là nơi cung cấp lao động cho các KCN Long Hương, KCN
Long Sơn. Sau khi chuyển trung tâm hành chính về Bà Rịa, Vũng Tàu trở thành Tp du lịch, cảng
và dịch vụ dầu khí với số dân ~ 40,0 - 50,0 vạn người. Vũng Tàu sẽ là trung tâm dịch vụ, du lịch
lớn và là Tp cảng biển trung chuyển quan trọng của vùng KTTĐPN.


● <i>Thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương): Tương lai sẽ là đầu mối GT nối ĐNBộ </i>- Tây
Nguyên có thể qua CPC và Lào. Nơi đây nổi tiếng về nhiều ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống; Đây sẽ là một cực phát triển ở P.Bắc của vùng, "bàn
đạp" cho việc mở rộng đô thị và công nghiệp trên một khu vực rộng lớn. Thị xã Thủ Dầu Một
được nâng cấp trở thành Tp qui mô 30,0 - 35,0 vạn dân, gắn với nhiều KCN ở Bình Dương. Tp
này có tác dụng giảm bớt áp lực tập trung dân số vào Tp HCM; đây còn là cơ sở hậu cần phục vụ
dân cư và lao động làm việc tại các KCN ở Nam Sông Bé.



● <i>Thị xã Đồng Xồi (Bình Phước). </i>Nằm ở giao điểm giữa QL14 - QL13 về Tp HCM.
Tương lai, từ giao điểm này sẽ xây dựng con đường mới chạy dọc biên giới với Cămpuchia qua
Tây Ninh kéo dài tới An Giang và Kiên Giang, đây là con đường chiến lược về kinh tế và AN -
QP. Ngoài ra, sẽ hình thành nhiều đơ thị với qui mơ dân số ~ 5,0 - 10,0 vạn người như các TX
Bình Long, Lộc Ninh, các thị trấn Lái Thiêu, Lai Khê, Bến Cát, Di An, Bùng, Hóa An, Bình An...
gắn với các KCN .


● Thị xã Tây Ninh: Nằm ở phía bắc Tp HCM và trên đường qua cửa khẩu Xa Mát giao
điểm giữa QL13 với QL22, là đô thị vành đai của Tp HCM (~ 100 km). Tương lai, thị xã Tây
Ninh cùng với Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Châu Thành, Hịa Thành, Tân Biên tạo thành cụm
đơ thị quan trọng nối Đông Nam Bộ với Cămpuchia. Tương tự như Tây Ninh, chuỗi đơ thị Chơn
Thành- Bình Long - Lộc Ninh có vị trí quan trọng trong mối quan hệ với Cămpuchia ở phía Bắc,
cũng có ý nghĩa chiến lược cả về KT - QP. Các ngành CN chủ yếu là CNCB'


<b>5.5.2. Hệ thống giao thơng vận tải </b>


Đây là vùng có hệ thống GTVT khá thuận lợi so với các vùng khác, dễ dàng giao lưu
trong nội vùng, liên vùng và quốc tế. Hệ thống GT gồm các tuyến đường bộ, sắt, sông, biển, hàng
không cùng các bến xe, tàu, ga xe lửa, sân bay tạo thành mạng lưới qui tụ tại Tp HCM.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

trong mối liên hệ liên vùng. Tuyến đường Tp HCM <i>- Lộc Ninh chạy song song với QL13, nối </i>
TTCN lớn nhất của vùng với khu vực trồng cao su quan trọng của ĐNBộ.


<i>▪ Hệ thống cảng: </i>


<i>+ Cảng Sài Gòn nằm giữa Tp HCM gồm một hệ thống bến cảng dọc sơng Sài Gịn trên </i>
hợp lưu GT quan trọng của vùng. Đây cũng là hợp điểm quan trọng nhất của phần phía Nam bán
đảo Đơng Dương để ra biển. Cảng Sài Gịn hình thành cách đây ~ 300 năm với tên Bến Nghé.
Nhờ vị trí thuận lợi, đã trở thành thương cảng lớn nhất không chỉ của nước ta, mà cả Đông
Dương. Ở đây có nhiều bến cảng thương mại (cũ và mới), cảng dầu, cảng cá và cảng quân sự.


Đây cũng là dầu mối GT quan trọng trong hệ thống GT đường sông Đồng Nai và sơng Cửu Long.
Các bến cảng có nhiều phương tiện bốc dỡ hàng, kho chứa (kể cả kho chứa dầu Nhà Bè), bể chứa
và đường ống dẫn. Cạnh bến cảng cịn có ụ tàu và nhà máy sửa chữa tàu biển. Cảng Sài Gòn nằm
trên tụ điểm của đường sông, đường sắt, đường ô tô, đường ống. Có 3 đường vào cảng (S.Lịng
Tàu, S.Sồi Rạp và S.Sài Gòn). Các lạch đều cho tàu trọng tải 3,0 - 4,0 vạn tấn ra vào thuận lợi.
Từ cảng này, hàng hóa xuất ra ngồi là N - L - HS, khoáng vật liệu và cả sản phẩm cơng nghệ;
Hàng hóa nhập vào là nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị máy móc, một số mặt hàng công nghệ,
phân bón. Từ cảng này có các tuyến đường biển nối với các vùng khác trong nước và quốc tế: đi
Bến Thủy, Cần Thơ, Rạch Giá, Hà Tiên và quan trọng nhất là đi Hải phòng. Các tuyến đường
biển đi các nước như đi Hồng Công (930 hải lí), đi Singapo (1.167 hải lí), đi Băng Cốc (1.180 hải
lí), đi Cơngpơng Chàm, đi Tơkiơ,.v.v. Năng lực thiết kế 10 triệu tấn/năm (đã khai thác hết), tiếp
nhận được tàu trọng tải 15.000 - 20.000 tấn. Từ cảng này đi bằng đường sông: tàu, xà lan trọng
tải 200 - 1.000 tấn có thể đi hầu hết các tỉnh ĐBSCL và có thể tới Phnơm Pênh.


<i>+ Hệ thống cảng Vũng Tàu: gồm cảng dịch vụ dầu khí và cảng hàng hóa. Năng lực thiết </i>
kế 1,0 triệu tấn/năm, đã khai thác 0,5 triệu tấn/năm. Tiếp nhận được tàu trọng tải 15.000 tấn.


<i>+ Hệ thống cảng sơng<b>:</b></i> ở Tp HCM và Biên Hịa có năng lực ~ 1,0 triệu tấn/năm. Cùng với
hệ thống cảng, tại đây có đội tàu viễn dương gồm 33 chiếc với tổng công suất 177.600DWT.


<i>▪ Ngành hàng không: mới phát triển từ sau chiến tranh TG 2, trước đó mới chỉ có một ít </i>
máy bay đi lại giữa Pháp - Sài Gòn và Sài Gòn - Hà Nội. Đến những năm 1960, do nhu cầu của
chiến tranh, Mỹ ngụy đã mở rộng và xây dựng thêm một số sân bay mới (trong đó, sân bay Tân
Sơn Nhất, Biên Hịa có tiếp nhận được máy bay hạng nặng). Tân Sơn Nhất là sân bay quan trọng
nhất của vùng và cả nước, có đường băng với thiết bị hiện đại, hàng ngày có trên 20 tuyến bay đi
các vùng trong nước và quốc tế. Sân bay Vũng Tàu phục vụ chủ yếu cho dịch vụ ngành dầu khí.
<b>5.6. Định hướng phát triển </b>


<b>5.6.1. Vị trí của vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

thực sự là hạt nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của vùng. Trong đó: Tp HCM là
trung tâm lớn về kinh tế, thương mại, dịch vụ, KH-KT, đầu mối GT, giao lưu quốc tế lớn của cả
nước; có lực lượng lao động dồi dào. Vũng Tàu là Tp cảng, cầu nối và "cửa ngõ" lớn thông
thương với thế giới. Biên Hòa và khu vực dọc QL51, TX Thủ Dầu Một có điều kiện thuận lợi
nhờ trục GT Xuyên Á nối liền với các nước trong khu vực.


<i>▪ Những hạn chế: Kết cấu hạ tầng ở đây tuy phát triển, song vẫn chưa đáp ứng được nhu </i>
cầu đang tăng nhanh và năng động của vùng. Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng lực lượng lao động
tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cả về chất và lượng. Do đó đã có sự di chuyển lao
động trong nội vùng và từ vùng khác tới. Do sự chênh lệch về thu nhập dẫn đến có luồng di dân
lớn vào các đơ thị trong vùng (nhất là Tp HCM), nơi mà sức chứa đã đến mức báo động. Việc di
dân quá nhanh vào Tp HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu làm quá tải khả năng đáp ứng các điều kiện
kết cấu hạ tầng đô thị (điện, nước, GT, YT, GD,.v.v.) gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường.
Nhiều điểm dân cư tập trung đang có xu hướng trở thành đơ thị, nhưng chưa đủ điều kiện về kết
cấu hạ tầng kĩ thuật và xã hội. Nhiều KCN tập trung đang trong quá trình hình thành và phát triển
cũng có nhu cầu tạo lập thêm các điểm đô thị mới. Việc cung ứng lao động kĩ thuật cho các
KCNTT đang là vấn đề lớn cần sớm nghiên cứu và chọn giải pháp thích hợp. Nhiều KCN có
ĐKTN thuận lợi, song lại thiếu nguồn lao động tại chỗ. Vấn đề thu hút lao động từ các vùng khác
tới (kể cả từ Đồng bằng sơng Cửu Long) địi hỏi có các biện pháp hình thành các điểm dân cư đơ
thị gần các KCN trên cơ sở nghiên cứu qui hoạch tổng thể KT-XH và hệ thống các điểm dân cư
đô thị của cả vùng. Do mức độ tập trung ngày càng cao về kinh tế vào địa bàn KTTĐPN, nên vấn
đề BVMT phải được đặt lên hàng đầu, nhất là bảo vệ tài nguyên rừng và nguồn nước.


<b>5.6.2. Định hướng phát triển </b>
<i><b>a. Định hướng ch</b><b>ung </b></i>


Phát huy và khai thác triệt để, có hiệu quả các yếu tố nội lực, cũng như các nguồn lực từ
bên ngoài, tạo điều kiện cho Đ.Nam Bộ phát triển nhanh, ổn định, đảm nhận vai trò đầu tàu trong
quá trình thực hiện CNH', HĐH' ở Nam Bộ và cả nước. Trong thời gian ngắn, phấn đấu để có
được một số mặt đạt trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và TG. Phát triển nền kinh tế


nhanh, vững chắc với cơ cấu hợp lí. Phương hướng phát triển và các bước đi phải đảm bảo đạt
hiệu quả cao về KT-XH, dựa trên CSHT KT-XH với việc phát triển bền vững về MT và AN-QP.
Tiến hành tổ chức lãnh thổ hợp lý trong một không gian phát triển sơi động, hài hịa để
phát huy ngày càng mạnh các chức năng của vùng. Phát triển hệ thống đô thị trong tổng thể các
mối quan hệ của hệ thống đô thị cả nước, giữa Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; Tổ
chức mối liên hệ chặt chẽ giữa thành thị và nông thôn. Xây dựng và quản lí có hiệu quả hệ thống
đơ thị theo qui hoạch, hình thành các hành lang gắn kết các đô thị lớn, giảm thiểu sự tập trung
quá mức vào các đơ thị. Khắc phục tình trạng xuống cấp về mơi trường, cảnh giác đề phòng các
sự cố về MTST.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<i><b>b. Đối với các ng</b><b>ành kinh t</b><b>ế</b></i>


<i>▪ Về công nghiệp:</i> Hướng vào việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng với hàm lượng
cơng nghiệp ngày càng cao và một số trang thiết bị cần thiết cho các ngành kinh tế trong vùng và
cả nước. Thúc đẩy một số ngành phát triển nhanh và vững chắc như nhiên liệu, năng lượng, công
nghiệp tiêu dùng, cơ khí và điện tử vừa phục vụ trong nước vừa hướng mạnh vào xuất khẩu và
thay thế hàng nhập khẩu. Hình thành một số KCNTT có kĩ thuật và cơng nghệ cao. Các ngành
cơng nghiệp chủ chốt được phát triển là công nghiệp dầu khí, cơng nghiệp điện, cơ khí, luyện
thép, điện tử tin học, hóa chất, dệt, may cơng nghiệp da giầy, giấy, nhựa, sành sứ, thủy tinh,
CBTP. Song song với việc đầu tư theo chiều sâu, cần cải tạo mở rộng các khu vực tập trung công
nghiệp hiện có ở Biên Hịa, Vũng Tàu, Tp HCM và tiếp tục phát triển các KCNTT mới.


<i>▪ Về các trung tâm thương mại và du lịch.</i> Tp HCM dự kiến sẽ xây dựng 19 trung tâm
thương mại (quốc tế, vùng và khu vực); Bình Dương và Bình Phước (8); Đồng Nai (8) trong đó
có có 1 trung tâm cấp liên khu tại Biên Hòa; Bà Rịa-Vũng Tàu (5); Tây Ninh (1). XD các siêu thị
và mạng lưới chợ. Du lịch sẽ phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với các trung tâm quan
trọng hàng đầu hiện có như Tp HCM, Vũng Tàu và một số trung tâm khác có khả năng...


<i>▪ Về nông nghiệp: Phát triển mạnh nền nông nghiệp thâm canh, tăng tỉ suất hàng hóa. </i>
<i>- Đối với cây cơng nghiệp dài ngày: hình thành vùng cao su, cà phê qui mô hàng chục vạn </i>


ha để xuất khẩu trên cơ sở thu hút đầu tư trong và ngồi nước. Mặt khác, tùy theo tình hình của
thị trường và điều kiện tự nhiên của từng khu vực, có thể phát triển cây điều, cọ dầu, hồ tiêu với
diện tích lớn gắn với cơng nghiệp chế biến


<i>- Đối với cây công nghiệp ngắn ngày: tùy tình hình thực tiễn, mở rộng thâm canh các </i>
vùng mía, đậu tương, lạc, thuốc lá...


<i>- Đối với cây LT - TP: thâm canh vùng ngơ, cánh đồng lúa nước, hình thành vành đai thực </i>
phẩm, trồng rau xanh, chăn ni lợn, bị sữa và gia cầm quanh các Tp và KCN.


- Kết hợp việc trồng rừng sinh thái, bảo vệ rừng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy
giấy trong vùng, đồng thời xây dựng các khu rừng phục vụ du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

rừng ngập mặn ở Cần Giờ - Tp HCM và ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu), rừng nguyên liệu giấy,
rừng quốc gia Nam Cát Tiên, Đồng Nai. Phủ xanh ĐTĐNT tập trung ở Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng
tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Trồng và khơi phục rừng ngập mặn ở Tp HCM với cây
chủ lực là đước. Trồng rừng phân tán dọc theo trục GT, kênh mương và đất vườn hộ gia đình.


<i>▪ Về phát triển thủy sản: Tập trung các phương tiện đánh bắt ngoài khơi theo hướng thay </i>
đổi vỏ tàu 100-200CV bằng vật liệu mới, bền và tiết kiệm gỗ. Trang bị phương tiện thơng tin đi
biển như máy dị cá, máy thông tin, bộ đàm... Xây dựng CSHT phục vụ nghề cá, đặc biệt là các
thiết bị và phương tiện bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng hải sản tươi sống, ướp lạnh xuất khẩu.
Xây dựng hệ thống cảng, nạo vét luồng lạch và các cơ sở dịch vụ nghề cá (Côn Đảo, Vũng Tàu).
Phát triển nuôi tôm thâm canh, nuôi cá nước ngọt ở các cơng trình thủy lợi. Gắn đánh bắt, ni
trồng với CNCB'. Nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở CB' xuất khẩu tại Tp HCM, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Đồng Nai.


<i>▪ Về kết cấu hạ tầng. Phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại </i>
với tầm nhìn rộng trong quan hệ với cả khu vực P.Nam. Bố trí các cơng trình CSHT gắn liền với
sự phát triển của các tỉnh phía nam và cả các nước trong khu vực; Đồng thời đáp ứng nhu cầu


phát triển của các khu vực dân cư (đô thị và nông thôn), các KCN, du lịch và với việc BV
AN-QP. Tập trung xây dựng các tuyến GT huyết mạch như QL51, nâng cấp QL22, tuyên Xuyên Á.
Xây dựng các cảng biển, sân bay, nâng cấp cảng Sài Gòn, xây dựng cảng Thị Vải, Sao Mai-Bến
Đình, cải tạo khu đầu mối đường sắt, phát triển bưu chính viễn thơng...


<b>CÂU HỎI ƠN TẬP</b>


1. Hãy phân tích các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hộiở Đơng Nam Bộ.


2. Giải thích vì sao Đơng Nam Bộ có nền kinh tế phát triển mạnh nhất so với các vùng
khác trong cả nước.


3. Chứng minh rằng việc xây dựng các cơng trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc
sử dụng hợp lí tài ngun đất nơng nghiệp của vùng Đơng Nam Bộ.


4. Chứng minh rằng Đơng Nam Bộ có nhiều khả năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
5. Phân tích các nguồn lực để phát triển cây cơng nghiệp ở Đơng Nam Bộ. Tình hình phát
triển và phân bố một số cây cơng nghiệp chính.


6.Chứng minh Đơng Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta.
Giai thích tại sao Đơng Nam Bộ lại trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ?


7. Những điều kiện cho phép Đông Nam Bộ có thể tiến hành khai thác lãnh thổ theo chiều
sâu. Trình bày phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ


8. So sánh 3 vùng trọng điểm về sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
và Miền núi - trung du Bắc Bộ.


9. Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thế làm thay đổi
mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>6. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) </b>
<b>6.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng </b>


Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, Tp (Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Tp Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên
Giang). Diện tích 40.604 km2, dân số (2008) 17,69 triệu người (20,50% dân số cả nước). Là vùng
tận cùng phía tây nam của Tổ quốc, có đường bờ biển dài 736 km, có nhiều đảo, quần đảo như
Thổ Chu, Phú Quốc; vùng đặc quyền kinh tế rộng 360.000 km2, giáp Biển Đông và vịnh Thái
Lan; là đồng bằng châu thổ rộng, phì nhiêu của ĐNÁ và TG, vùng sản xuất lương thực, thủy sản
và cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất cả nước. Vùng nằm giữa một khu vực kinh tế năng động, liền kề
với vùng KTTĐPN (phát triển năng động nhất cả nước), gần các nước ĐNÁ (Thái Lan, Singapo,
Malaixia, Inđônêxia...) là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng. Vùng nằm trong khu vực
có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á - Đông Á cũng như
với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Với vị trí như vậy, vùng rất thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế biển (nổi bật nhất là khai thác hải sản, dịch vụ cảng biển, xuất - nhập
khẩu, du lịch biển, vận tải biển...) và trở thành vùng xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước.


<b>6.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên </b>
<b>6.2.1. Địa hình </b>


Địa hình của vùng khá bằng phẳng, độ cao trung bình 3 - 5 m/biển. Có nơi chỉ 0,5m/biển,
độ dốc TB ~ 1 cm/km. Địa hình bao gồm 2 phần chính: phần đất nằm trong phạm vi tác động của
các nhánh sông (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó (đồng bằng
phù sa ở rìa). Phần thượng châu thổ là khu vực tương đối cao (2 - 4m/biển, có nơi tới 5m/biển),
nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa; phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn; mùa mưa,
vùng trũng này chìm sâu dưới nước, cịn mùa khơ chỉ là những vùng nước tù đứt đoạn. Phần hạ
châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của sóng biển và thủy triều, mực nước trong các
cửa sông lên xuống nhanh, những lưỡi nước mặn ngấm dần vào trong đất; ngồi các giồng đất ở
2 bên bờ sơng và các cồn cát dun hải cịn có khu vực trũng, ngập nước vào mùa mưa và các bãi


bồi bên sơng. Phần đất cịn lại, tuy nằm ngồi phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông
Hậu vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (đồng bằng Cà Mau)


<b>6.2.2. Khí hậu - thủy văn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

giờ/ngày). Lượng bốc hơi TB tương đối cao (cao nhất là tháng III - IV). Độ ẩm tháng II - III
(43,57%), tháng VII - X (85% - 89%). Với chỉ tiêu trên, các yếu tố khí hậu thích hợp cho sinh vật
tăng trưởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ. Ở vùng này, ngồi 2 vụ chính,
một số địa phương đã đưa lên 3 vụ trong năm (vụ mùa, vụ chiêm-xuân và vụ hè-thu).


<b>6.2.3. Đất đai </b>


<i>▪ Về hiện trạng sử dụng đất: </i>Với diện tích 4,0 triệu ha đã sử dụng trong nông nghiệp
(63,07%), lâm nghiệp (8,29%), đất chuyên dùng (5,77%), đất thổ cư (2,71%)... chưa sử dụng
20,16%, đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệ cao nhất là Cà Mau và Bạc Liêu


Bảng 6.17. Cơ cấu sử dụng đất của Đông bằng sông Cửu Long tại thời điểm 01/01/2008
Chia ra (%)


Diện tích


(1000 ha) Nông
nghiệp


Lâm
nghiệp


Chuyên


dùng Đất ở



Chưa sử
dụng


<b>Cả nước </b> <b>33114.6 </b> <b>28.45 </b> <b>44.74 </b> <b>4.69 </b> <b>1.87 </b> <b>20.24 </b>


<b>ĐB sông Cửu Long </b> <b>4060.2 </b> <b>63.07 </b> <b>8.29 </b> <b>5.77 </b> <b>2.71 </b> <b>20.16 </b>


Long An 449.4 67.49 13.62 9.23 3.67 5.99


Tiền Giang 248.4 70.89 4.19 7.49 3.42 14.01


Bến Tre 236.0 57.71 2.71 3.64 3.18 32.75


Trà Vinh 229.5 65.27 3.05 5.32 1.61 24.75


Vĩnh Long 147.9 78.03 0.00 6.15 4.12 11.70


Đồng Tháp 337.5 76.89 4.41 5.84 4.09 8.77


An Giang 353.7 79.30 4.10 7.21 4.41 4.98


Kiên Giang 634.6 69.19 15.30 3.75 1.81 9.94


Cần Thơ 140.2 81.31 0.14 7.42 4.28 6.85


Hậu Giang 160.1 82.70 3.19 6.87 2.62 4.62


Sóc Trăng 331.2 64.73 3.47 6.73 1.69 23.37



Bạc Liêu 258.5 37.87 1.86 4.22 1.74 54.31


Cà Mau 533.2 26.63 19.43 3.86 1.26 48.82


<i>Các nhóm đất chính: </i>


+ Nhóm đất phù sa: 1,2 triệu ha (29,7% diện tích tồn vùng và 1/3 tổng diện tích đất phù
sa cả nước), phân bố thành dải dọc sông Tiền và sơng Hậu. Nhóm đất này thuận lợi cho sản xuất
nơng nghiệp, có thể trồng được nhiều loại cây cho năng suất cao (lúa, cây công nghiệp ngắn ngày
và dài ngày, cây ăn trái...). Độ phì khá cao và cân đối, ít có những hạn chế về mặt hóa học đối với
sinh trưởng của cây trồng, đất mịn, thành phần cơ giới chủ yếu là sét (50 - 65%).


+ Nhóm đất phèn: Diện tích 1,6 triệu ha (41% diện tích tồn vùng), phân bố tập trung ở
vùng Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau. Đặc trưng của loại đất
phèn là có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh chóng khi bị khơ ráo. Có thể
chia thành đất phèn nặng (0,55 triệu ha), đất phèn TB và nhẹ (1,05 triệu ha).


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

sông rạch, đất này thường được rửa mặn nhanh chóng ở lớp mặt vào mùa mưa, độ phì tự nhiên
khá, nhưng hạn chế là hàm lượng muối (NaCL) cao trong mùa khơ.


+ Nhóm đất xám: diện tích 134.000 ha (3,4%), phân bố chủ yếu dọc biên giới Cămpuchia
trên các thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười. Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, nhưng khơng có
những hạn chế về độc tố.


+ Các nhóm đất khác (đất cát, than bùn, đất đỏ - vàng, xói mịn... diện tích nhỏ (0,9%).
<i>Nhìn chung, đất đai ở đây thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (nhất là cây lúa nước). </i>
Ngồi ra cịn thích hợp cho cây cơng nghiệp dừa, mía, dứa, và cây ăn quả trên qui mô hàng ngàn
hoặc vài chục ngàn ha phân bố dọc các dòng kênh và trục GT.


<b>6.2.4. Nguồn nước </b>



Nguồn nước của vùng khá phong phú. Thực chất, đây là phần hạ lưu của S.Mê Công, khi
vào Việt Nam được chia làm 2 nhánh Tiền Giang và Hậu Giang đổ ra biển bằng 9 cửa sông. Tổng
lượng nước của hệ thống S.Cửu Long 500 tỉ m3 (S.Tiền 79%, S.Hậu 21%).


Chế độ thủy văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa, nước sông lớn nhất vào tháng IX - X làm
ngập các vùng trũng ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên (có nơi ngập sâu tới 3 m); mùa này
nước sông mang nhiều phù sa cho đồng bằng. Về mùa khô lượng nước giảm hẳn, chỉ còn ~ 200
m3/s. Do vậy, thủy triều đã lấn sâu vào đồng bằng làm cho các vùng đất ven biển bị nhiễm mặn
nghiêm trọng, gây trở ngại cho sản xuất nơng nghiệp. Vùng có hệ thống kênh rạch khá dày đặc,
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển GT đường thủy và phục vụ sản xuất, sinh hoạt.


Vùng có 752,2 ngàn ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, chiếm 71,5% cả nước (trong đó, 10
vạn ha nước lợ ni tơm xuất khẩu). Cá biển ở đây tập trung 54% trữ lượng cả nước. Biển rộng
và nơng, có nhiều đảo, thềm lục địa rộng, nhất là gần các cửa sơng có nhiều phù du làm thức ăn
cho tơm cá, ít có nhiễu động về thời tiết nên thuận lợi cho nuôi trồng - đánh bắt cá quanh năm.


Chế độ thủy triều của vùng cũng có những đặc trưng riêng giữa bờ đơng và bờ tây (phía
đơng có chế độ bán nhật triều, biên độ triều ~ 3,0m; Bờ tây có chế độ nhật triều, biên độ 0,7m).
Bờ biển hàng năm được phù sa bồi đắp mở rộng (nhất là vùng Đất Mũi).


Nước ngầm của vùng khá phức tạp, thường ở độ sâu > 100m. Một số nơi như Bạc Liêu,
Cà Mau, Cần Thơ đã khoan giếng sâu để lấy nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên,
việc khai thác nước ngầm cũng cần phải lưu ý, nếu khai thác quá mức, mạch nước ngầm bị hạ
thấp dẫn đến hiện tượng ngấm nước mặn và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<i>▪ Về động vật: có ý nghĩa kinh tế nhất là cá tơm, có trữ lượng lớn nhất cả nước, phân bố </i>
chủ yếu ở cửa sông và vùng vịnh Thái Lan. Riêng vùng vịnh Thái Lan (36% cả nước), cá nổi
(20%), tôm (50% trữ lượng tơm cả nước). ĐB sơng Cửu Long là vùng có năng suất nguyên sinh
cao nhất cả nước (năng suất cao gấp 10 lần các vùng ven biển khác của cả nước), có nhiều giống


tơm, cá q như cá bạc má, cá lẹp, trích, nục, thu, ngừ... tơm có tơm he, tơm vộ... mực nang, mực
ống... Ngồi ra cịn có đồi mồi, rắn, trăn các loại.


<i>▪ Về thủy sản nội địa: chủ yếu là tôm cá nước ngọt và lợ trong các sơng ngịi, kênh rạch. </i>
Nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như tơm càng xanh, cá chép, cá ba tra, cá bống...


<i>▪ Về động vật trên cạn: quan trọng nhất là chim tự nhiên (với ~ 386 lồi), </i>đã hình thành
nhiều khu vực trú ngụ của các loài chim tạo thành vườn chim rất độc đáo. Đây thực chất là hệ
sinh thái đặc trưng của vùng (tràm - chim) tạo thành một trạng thái cân bằng ổn định, nếu một
phần nào bị mất đi thì các thành phần khác cũng bị ảnh hưởng. Các vườn chim tự nhiên nổi tiếng
là Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi (Bạc Liêu, Cà Mau), vườn Cù Lao Đất (Bến Tre), vườn U
Minh, Giá Rai, Hồng Dân... Về mặt kinh tế, đây là nguồn thực phẩm có giá trị (thịt, trứng), nguồn
phân bón cho sản xuất nơng nghiệp và xuất khẩu, là nơi thu hút khách du lịch tham quan và các
nhà NCKH. Về thú có ở các dải rừng ven biển như khỉ, lợn rừng, động vật có vú ăn cá.


<i>▪ Ý nghĩa kinh tế của rừng ngập mặn: </i>


- Rừng ngập mặn ở Việt Nam phân bố dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, nhưng hầu hết
là ở ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Tp HCM), nhiều nhất là vùng Đất Mũi. Hệ sinh thái rừng ngập
mặn của vùng này là nguồn tài ngun quan trọng, có giá trị khơng chỉ về kinh tế, mà cịn về sinh
học và mơi trường, đang được nhiều nhà kinh tế, môi trường và sinh học quan tâm.


- Rừng ngập mặn là vùng có hệ sinh thái đặc biệt, đem lại nhiều lợi ích cho con người từ
nhiều góc độ khác nhau. Rừng ngập mặn ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp tới sản xuất, sinh
hoạt và môi trường của địa phương (ảnh hưởng trực tiếp của nó là các loại thực phẩm như cá, hải
sản, nguyên liệu lợp nhà và các loại dược liệu). Rừng ngập mặn là nơi trú ngụ và môi trường sinh
sản của các lồi thủy-hải sản; có chức năng như hệ thống đê tự nhiên ngăn chặn một phần sự xâm
nhập mặn của biển vào đất liền; như một hệ thống lọc, làm giảm các độc tố gây ảnh hưởng tới
nguồn nước mặt và nước ngầm cũng như đất canh tác. Rừng ngập mặn còn giữ vai trò như một


vùng đệm chống sự tàn phá của bão biển; ngăn chặn sự xâm lấn của biển; tạo mơi trường sinh
sống cho các lồi sinh vật (tơm, cá, lưỡng cư, bị sát, các lồi chim và thú); là cơ sở thuận lợi để
nuôi trồng thủy sản.


- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Năm Căn (Cà Mau) diện tích lớn thứ 2 ở ĐNÁ, đây là
phịng thí nghiệm sinh động về hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam và khu vực với đặc thù là
rừng tràm đước và chim. Hai sân chim Vĩnh Thành (Vĩnh lợi) và Tân Khánh (Ngọc Hiển) là các
điểm du lịch rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Ở đây có thể xây dựng cụm
di lịch sinh thái Năm Căn (Cà Mau) và phụ cận với rừng tràm U Minh và các sân chim nổi tiếng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

vạn ha. Thời kỳ từ 1960-1970, hoạt động quân sự của Mỹ đã phá hủy 12,4 vạn ha rừng đước
(trong đó, Cà Mau là 5,2 vạ ha). Sau 1975, Nhà nước đã nỗ lực khôi phục lại, nhưng rừng ngập
mặn vẫn tiếp tục suy giảm do việc phá rừng lấy gỗ và mở rộng diện tích canh tác (ni tơm).
Những hoạt động chính gây nên sự suy giảm này là do chặt rừng lấy gỗ củi, biến vùng đầm lầy
thành vùng nuôi tôm. Chính sự phát sạch rừng đước để làm vuông nuôi tôm đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng đước (đặc biệt ở Cà Mau).


<b>6.2.6. Khoáng sản </b>


Vùng nghèo khoáng sản, chủ yếu là đá vôi, cát ở vùng Bảy Núi và than bùn.


<i>- Đá vôi: phân bố chủ yếu ở Hà Tiên, Kiên Lương; dạng núi cách đứng, diện tích khơng </i>
lớn (~ vài chục km2), trữ lượng ~145 triệu tấn. Đã khai thác phục vụ cho các nhà máy xi măng
Kiên Lương, Sao Mai và nhà máy của tỉnh; ngoài ra, cịn phục vụ để sản xuất vơi cho xây dựng.


<i>- Đá anđensit, granit phân bố chủ yếu ở núi Sam (Châu Đốc), núi Tra Sự (Tịnh Biên), núi </i>
Cấm, Lương Phí, Bà Đội, Bà Thể và núi Sập (An Giang). Diện tích vài trăm km2. Tổng trữ lượng
các loại gộp lại ~ 450 triệu m3.


<i>- Than bùn: chủ yếu được khai thác trong các tầng Q</i>2 - 3, Q3 và Q4 tại các khu vực đầm


lầy và ven bờ. Phân bố ở Tứ giác Long Xuyên (3.500 ha), Cần Thơ, Sóc Trăng, U Minh (32.000
ha), Cà Mau (2.900 ha) và Kiên Giang (3.000 ha). Trữ lượng 400 triệu tấn (riêng U Minh 300
triệu tấn). Đang khai thác phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp hóa chất và các phụ gia
công nghiệp, sản lượng ~ 50,0 vạn tấn/năm.


<i>- Emelit phân bố dọc ven biển từ TP HCM qua Bến Tre đến Cà Mau và Bạc Liệu (tập </i>
trung chủ yếu tại cửa sơng Hậu); đây cũng là loại khống sản ít nhiều có giá trị. Do mới phát hiện
nên chưa xác định được trữ lượng. Nguồn nước khoáng: hiện nay đã xác định có ở một số nơi
như Trung Lương (Tiền Giang) nhiệt độ nước 380C, độ khống hóa 0,5 gam/lít; ở Vĩnh Long
(390C và 0,4 gam/lít), ở Sóc Trăng (39,50C và 3,9 gam/lít) và Bạc Liêu (380C và 1,3 gam/lít)


<i>- Ngồi ra, cịn có sét làm gạch ngói, cát sỏi; mơlípđen ở núi Sam (An Giang), đá huyền </i>
Phú Quốc (Kiên Giang) làm đá trang sức, bentơnít nằm ở độ sâu 5-10m dưới bề mặt đồng bằng.
<b>6.3. Tài nguyên nhân văn </b>


Xét về lịch sử khai thác lãnh thổ, vùng này được khai thác muộn hơn so với các vùng
khác trong cả nước. Vào thế kỷ XVII, người Việt lần lượt vào chinh phục và khai thác đồng bằng
(chủ yếu là sản xuất nông nghiệp - lúa nước và đánh bắt thủy sản). Cùng với người Việt là người
Khơme, người Chăm đến sinh sống. Số dân lúc đó 20,0 vạn người. Đến 1936 có 3,7 triệu người.
Năm 2008 dân số của vùng 17,69 triệu. Mật độ TB 436 ng/km2.


Tỉ suất GT DSTN còn cao, gia tăng cơ học cũng ở mức cao hơn so với các vùng khác. So
với Đồng bằng sơng Hồng, thì Đồng bằng sơng Cửu Long có mức gia tăng cơ giới cao hơn nhiều.
Nhưng về qui mơ số dân, thì Đồng bằng sơng Hồng tăng vẫn nhanh hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

đang có sự thay đổi về cơ cấu giới tính cũng như tỉ lệ nữ trong các nhóm tuổi. Về thành phần dân
tộc: Người Việt (92,0% dân số của vùng); Người Khơme (6,1%) ở An Giang, Kiên Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh; Người Hoa (1,7%) ở An Giang, Cà Mau, Bạc Liệu, Sóc
Trăng, Cần Thơ; Các dân tộc khác (0,2%).



Bảng 6.18. Dân số của các vùng thời kỳ 1995-2008. (1.000 người)


1995 2000 2005 2008


Cả nước 71.995,5 77.635,4 83.106,3 86210,8


Đông Bắc 8.398,9 8.942,8 9.354,7 9.652,3


Tây Bắc 2.065,7 2.278,0 2.563,1 2.665,1


Đồng bằng sông Hồng 16.136,7 17.039,2 18.028,3 18.545,2
Bắc Trung Bộ 9.580,6 10.101,8 10.604,8 10.795,1
Duyên hải Nam Trung Bộ 7.620,6 8.206,1 8.762,4 9.025,1


Tây Nguyên 3.384,6 4.236,7 4.757,9 5.004,2


Đông Nam Bộ 9.276,3 10.486,1 11.779,1 12.828,8
Đồng bằng Sông Cửu Long 15.531,9 16.344,7 17.256,0 17.695,0


Dân cư phân bố cũng không đều, tập trung đông là các tỉnh dọc S.Tiền và S.Hậu như Cần
Thơ (836 ng/km2), Vĩnh Long (723 ng/km2), Tiền Giang (701 ng/km2), An Giang (636 ng/km2);
trong khi đó ở Cà Mau chỉ 235 ng/km2. Người dân trong vùng có truyền thống, tập quán và kinh
nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là trồng lúa nước ở các loại địa hình khác nhau,
chọn ra những giống lúa đặc trưng, thích hợp cho vùng sinh thái này). Một số giống lúa còn được
xếp vào danh mục tiêu biểu của khu vực ĐNÁ và là cơ sở cho việc lai tạo, bình tuyển giống lúa
trong khu vực. Hiện nay, việc áp dụng những tiến bộ của KH-KT vào sản xuất đã làm cho các
loại nông sản hàng hóa của vùng ngày càng chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước.


Tỉ lệ dân thành thị năm 2008 là 21,50% (cả nước 28,10%), những tỉnh, Tp có tỉ lệ dân
thành thị cao nhất xếp theo thứ tự là Cần Thơ (51,90%), An Giang (28,60%), Bạc Liêu (26,80%),


Kiên Giang (26,00%). Đặc điểm người dân Đồng bằng là cần cù lao động, thẳng thắn, thật thà, có
lòng yêu nước, trải qua những thăng trầm trong lịch sử, kẻ thù đã khơng khuất phục được ý chí
của người dân vùng "đất nổi" này; trong cơ chế thị trường, người dân lại thích ứng nhanh với quá
trình đổi mới, đây là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội .


<b>6.4. Hiện trạng phát triển tế - xã hội </b>
<b>6.4.1. Về sự phát triển </b>


Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực-thực phẩm lớn nhất của cả nước (đặc biệt là cây
lúa); có nhiều nơng sản hàng hóa. Với số dân chiếm ~ 21% cả nước, đóng góp vào GDP cả nước
17,5%. Năm 2005, BQ/người/tháng 471.100 đồng (97,25% mức BQ cả nước)


<b>6.4.2. Các ngành kinh tế chủ yếu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

tăng lên rõ rệt đã thúc đẩy sự gia tăng các ngành khác như CNCB', GTVT. Cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp và nơng thơn đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa cây trồng,
vật ni, ngành nghề gắn với CNCB' N – L - TS


<i><b>a. V</b><b>ề</b><b> nông nghi</b><b>ệp</b></i>


<i>▪ Trong cơ cấu nông nghiệp, cây lương thực-thực phẩm chiếm ưu thế tuyệt đối. </i>


- Năm 2008, diện tích cây lương thực: 3.899,8 ngàn ha (45,70% cả nước), sản lượng
20.911,3 ngàn tấn (48,34% cả nước). BQLT/ng 1181,8 kg (cả nước 501,8 kg/ng, Đồng bằng sông
Hồng 388,5 kg/ng).


Trong đó, diện tích trồng lúa là 3858,9 ngàn ha và sản lượng 20.681,6 ngàn tấn (chiếm
52,0% về diện tích và 53,41% sản lượng lúa cả nước). Năng suất lúa ngày càng nâng cao (năm
1986 là 20,1 tạ/ha, năm 2005 là 50,4 tạ/ha, năm 2008 là 53,6 tạ/ha (chỉ đứng sau ĐB sông Hồng
58,8 tạ/ha, cả nước 52,2 tạ/ha). Năng suất cao nhất là vụ đông xuân (64,4 tạ/ha, cả nước 60,8


tạ/ha); hè thu (47,8 tạ/ha, cả nước 48,8 tạ/ha); lúa mùa (40,2 tạ/ha, cả nước 44,2 tạ/ha ). Sự gia
tăng về năng suất, sản lượng trong những năm qua là do vùng tăng cường đầu tư KH-KT, vốn để
cải tạo vùng đất phèn, đất mặn ven biển và tạo ra được những giống lúa mới có nguồn gốc từ
giống lúa trời vùng ven sông Mê Công. Cây lúa đã được thuần chủng, lai tạo thành hàng trăm
giống khác nhau có những đặc tính kinh tế - kĩ thuật riêng (ngắn ngày, chịu mặn, chịu sâu bệnh)
thích hợp với các điều kiện sinh thái trên từng khu vực.


Bảng 6.19. Tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008
Diện tích


(1000 ha)


Sản lượng
(1000 tấn)


Năng suất
(Tạ/ha)


BQLT/ng
(kg)


<b>Cả nước </b> <b>7414.3 </b> <b>38725.1 </b> <b>52.2 </b> <b>501.8 </b>


<b>Đồng bằng sông Cửu Long </b> <b>3858.9 </b> <b>20681.6 </b> <b>53.6 </b> <i><b>1181.8 </b></i>


Long An 457 2178.1 47.7 1533.0


Tiền Giang 244.9 1321 53.9 767.2


Bến Tre 79.2 361.1 45.6 267.2



Trà Vinh 226.9 1086.7 47.9 1049.4


Vĩnh Long 177.4 895.9 50.5 840.1


Đồng Tháp 468.1 2720.2 58.1 1639.4


An Giang 564.5 3519.4 62.3 1601.8


Kiên Giang 609.2 3387.2 55.6 1960.7


Cần Thơ 218.6 1198.5 54.8 1027.7


Hậu Giang 202.9 1020.5 50.3 1273.2


Sóc Trăng 322.3 1743.5 54.1 1349.7


Bạc Liêu 155 764.4 49.3 924.3


Cà Mau 132.9 485.1 36.5 388.1


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

- Cây màu lương thực chỉ chiếm 1,53% diện tích cây lương thực. Nhiều nhất là cây ngô
(năm 2008, diện tích 40,9 ngàn ha, sản lượng 229,6 ngàn tấn), ngơ trồng chủ yếu trên đất bãi ven
sông, nhiều nhất là An Giang. Ngồi ra, có khoai lang (ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc
Trăng); cây sắn (Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh) diện tích và sản lượng khơng đáng kể


- Cây trồng khác như cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả chiếm ~ 22 - 25% giá
trị gia tăng của ngành trồng trọt. Cây ăn quả có xu hướng tăng cả về diện tích, năng suất và sản
lượng do có giá trị cao, đầu tư ban đầu khơng lớn. Diện tích năm 2005 là 170,0 ngàn ha (nhiều
nhất là cam, chuối, qt, canh, xồi, ổi, nhãn, táo...). Cây ăn quả được trồng theo 3 dạng (vườn


tạp, vườn hỗn hợp và vườn chuyên); vườn hỗn hợp chiếm 50% diện tích và hiệu quả đạt rất cao.
Cây khóm (dứa) có diện tích 28.300 ha; cây dừa 185.000 ha.


<i>▪ Về chăn nuôi: </i>Đàn trâu giảm nhanh (1985 có 329,0 ngàn con đến năm 2008 còn 43,1
ngàn con). Đàn bị có xu hướng tăng (1995 là 149,9 ngàn con, năm 2008 tăng lên 713,5 ngàn
con). Đàn lợn năm 2008 là 3630,1 ngàn con (13,6% đàn lợn cả nước), so với tiềm năng thực tế
của vùng thì số đầu lợn cịn ít. Gia cầm, vùng có truyền thống ni vịt lấy thịt, trứng và lơng xuất
khẩu, nguồn thức ăn chính là lúa rơi rụng trong mùa gặt và nguồn thuỷ sản (tôm, cá, ốc, cua...),
tổng đàn gia cầm năm 2008 là 47,52 triệu con (chiếm 19,20% cả nước), chủ yếu là vịt ở Bạc
Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.


<i><b>b. Th</b><b>ủy </b><b>- h</b><b>ải sản</b></i>


Với đường bờ biển dài (736 km), vùng thềm lục địa rộng lớn chiếm 23% chiều dài bờ
biển cả nước. Tiềm năng hải sản có khả năng khai thác 60,0 - 63,0 vạn tấn/năm. Ở đây có 25 cửa
luồng lạch thuận tiện cho tàu thuyền đánh cá, cùng với bãi triều rộng tới 48,0 vạn ha (trong đó,
gần 30,0 vạn ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ) và gần 1.500 km sơng ngịi,
kênh rạch cũng có thể ni trồng thuỷ sản nước ngọt. Diện tích mặt nước ni trồng thuỷ sản của
vùng năm 2008 là 752,2 ngàn ha (chiếm 71,5% của cả nước).


Từ 1991 đến nay, nghề cá của vùng phát triển mạnh cả về sản lượng và giá trị kim ngạch
xuất khẩu (năm 2005 kim ngạch xuất khẩu chiếm 37 - 42% cả nước). Phương tiện đánh bắt đã
được trang bị lại với công suất lớn > 45 CV/tàu thuyền. Năng suất đánh bắt đạt 0,9 tấn/CV, 30 -
35 tấn/thuyền, 5 tấn/1 lao động.


<i>Năm 2008: sản lượng thuỷ sản của vùng là 2,70 triệu tấn (58,70% của cả nước), </i>
cao nhất là Kiên Giang (318,2 ngàn tấn, chiếm 14,9% của cả nước) và Cà Mau (134,7 ngàn tấn –
6,30% cả nước). Trong đó, cá biển đạt 563,0 ngàn tấn (38,15% cả nước), cao nhất là Kiên Giang
(253,0 ngàn tấn, 17,14% cả nước) và Cà Mau (101,3 ngàn tấn – 6,86% cả nước);



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Các ngư trường tập trung chủ yếu ở Rạch Sỏi, Rạch Giá (Kiên giang), Gành Hào (Bạc
Liêu). <i>Ngồi ra, trong vùng cịn ni nhiều loại thủy sản khác có giá trị kinh tế cao như lươn, ốc, </i>
cua, ếch, rùa, đồi mồi. Đây cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.


Bảng 6.20. Sản lượng thuỷ sản của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008 (tấn)


<b>Khai thác </b> <b>Nuôi trồng </b>


<b>Tổng </b>


Tổng số Cá biển Tổng số Cá nuôi Tôm nuôi
<b>Cả nước </b> <b>4602.026 2136.408 1475.800 </b> <b>2465.619 </b> <b>1863.315 </b> <b>388.360 </b>
<b>ĐBS Cửu Long </b> <b>2701.927 </b> <b>863.289 </b> <i><b>563.000 1838.638 </b></i> <i><b>1419.010 </b></i> <i><b>307.071 </b></i>


Long An 39.516 11.331 2.300 28.185 22.368 5.720


Tiền Giang 173.106 75.789 52.200 97.317 64.962 10.118
Bến Tre 238.407 81.389 58.000 157.018 117.456 22.842
Trà Vinh 146.578 60.820 14.600 85.757 54.349 19.789


Vĩnh Long 108.378 7.852 100.526 100.464 27


Đồng Tháp 297.794 16.428 281.366 279.655 1.504


An Giang 356.097 40.650 315.447 313.739 1.297


Kiên Giang 428.485 318.255 253.000 110.230 44.445 28.601


Cần Thơ 187.864 6.121 181.743 181.656 81



Hậu Giang 41.862 3.204 38.659 38.401 27


Sóc Trăng 169.500 31.316 23.500 138.184 79.000 58.790
Bạc Liêu 205.151 75.421 58.100 129.730 51.940 63.984
Cà Mau 309.189 134.713 101.300 174.476 70.575 94.291


<i>Vấn đề cần quan tâm là: Do nhu cầu ở trong nước và thị trường thế giới, tơm là loại hàng </i>
hóa rất được ưa chuộng. Tôm được nuôi thành các "vuông" ven biển; dưới rừng đước cho năng
suất cao. Những mơ hình ni tơm được áp dụng như lúa - tôm, rừng – tôm (năng suất đạt 400
kg/ha/năm), trong đó tơm càng xanh có năng suất cao nhất. Ngồi ra, trong vùng cịn có tập qn
ni cá bè, hoặc cá tra trong các ao đìa (nổi tiếng nhất là Châu Đốc). Vì chạy theo lợi nhuận, mà
nhiều khu rừng đước, rừng tràm đã bị chặt phá trên một diện rộng khơng theo qui trình quy phạm,
khơng tuân thủ các qui luật sinh thái cơ bản. Hậu quả với môi trường là rất nghiêm trọng; việc
tăng diện tích ni tơm cũng đồng thời làm giảm diện tích rừng ngập mặn. Điều này cần được
nghiên cứu kĩ để vừa phát triển bền vững nguồn lợi hải sản, vừa BVMTST (năm 1995, diện tích
rừng bị chặt phá lên tới 2.592 ha , riêng Cà Mau 2.392 ha)


<i><b>c. Lâm nghi</b><b>ệp</b></i>


Diện tích rừng trong thời gian qua có xu hướng suy giảm, mặc dù ngành lâm nghiệp đã có
nhiều cố gắng phục hồi lại vốn rừng trên đất phèn mặn, mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven
biển; phát động phong trào trồng cây phân tán, nhưng do mùa khô kéo dài nên thường xảy ra nạn
cháy rừng (năm 1995 diện tích rừng bị cháy là 2.072 ha, năm 2005 lại tăng lên 1399 ha và năm
2008 là 306,9 ha).


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Bảng 6.21 . Diện tích rừng trồng, rừng bị cháy và sản lượng gỗ khai thác từ 1995 – 2008
Đơn vị 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2008
Rừng trồng Ha 39500 27700 17200 20200 26400 13300 6900
Rừng bị cháy Ha 2072 314,2 12,3 287,7 939,4 1399,3 306,9
Sản lượng gỗ Ngàn m3 520,7 527,9 462,2 458,8 581,8 609,8 632,1


Sản lượng gỗ khai thác 1995 là 520.700 m3, đến năm 2008 là 632.100 m3 (17,7% sản
lượng gỗ cả nước), đây cũng là vùng khai thác gỗ lớn của cả nước, chỉ đứng sau Đông Bắc
(29,5% cả nước) và DH Nam Trung Bộ (18,8% sản lượng gỗ cả nước)


<i><b>d. Công nghi</b><b>ệp</b></i>


Trong công nghiệp, thì giá trị gia tăng hàng năm được tạo ra từ ngành CNCB' LTTP
chiếm > 60% . Các ngành khác như công nghiệp sản xuất VLXD, dệt, may, hóa chất cũng có sự
tăng trưởng nhanh. Trong khi đó, các ngành truyền thống như CB' gỗ, cơ khí tăng trưởng chậm
hoặc giảm sút. cơng nghiệp dệt và may mặc tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu cơng nghiệp song
đang có xu hướng tăng lên.


Là một vùng nông nghiệp, nên công nghiệp CB'LT - TP khá phát đạt, chiếm tỉ trọng lớn
nhất trong tồn bộ nền cơng nghiệp của vùng (> 60%). Tuy cơng nghiệp thực phẩm có giá trị lớn,
song chỉ mới đưa vào CB' 14 - 15% sản lượng (còn lại là sơ chế, chất lượng và hiệu quả hạn chế).
Ngành quan trọng thứ 2 là công nghiệp sản xuất VLXD chiếm 12% giá trị gia tăng của công
nghiệp, ngành này phát triển là do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng và có nguồn ngun liệu tại
chỗ (đá vơi, đất sét, cát). Các ngành sử dụng nguồn nguyên liệu nhập chiếm gần 17% GDP công
nghiệp; trong số này, ngành cơng nghiệp hóa chất cơ bản phát triển khá do nhu cầu của thị trường
trong vùng lớn (thuốc tân dược, nhựa, bao bì PP...). Các ngành cịn lại sản xuất khơng ổn định và
có chiều hướng giảm sút, ngành cơng nghiệp sản xuất thiết bị máy móc cịn chiếm tỉ trọng thấp,
mặc dù máy móc phục vụ nơng nghiệp có nhu cầu lớn. Về phân bố, công nghiệp tập trung chủ
yếu ở các đô thị lớn như Tp Cần Thơ và các thị xã.


<i><b>e. Du l</b><b>ịch</b></i>


<i>▪ Vùng có tiềm năng để phát triển du lịch. Trên cơ sở đó đã hình thành các điểm du lịch </i>
<i>có ý nghĩa quốc gia như: </i>


- Điểm du lịch Cần Thơ mang sắc thái riêng của một Tây Đơ, có vẻ đẹp bình dị, nên thơ


của làng chài, bến nước. Nổi tiếng nhất là bến Ninh Kiều.


<i>- Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau là phịng thí nghiệm sinh động về các hệ sinh thái </i>
rừng ngập mặn lớn. Ở đây nổi tiếng với những sân chim, rừng đước, rừng tràm và những cánh
đồng bát ngát. Hai sân chim nổi tiếng là Vĩnh Thành (Vĩnh Lợi) và Tân Khánh (Ngọc Hiển).


<i>- Điểm du lịch Phú Quốc (Kiên Giang), đây là hòn đảo lớn nhất nước ta (557 km</i>2). Đảo
được bao trùm bởi diện tích rừng rộng lớn. Khí hậu tốt, tạo điều kiện cho cây cối phát triển, cùng
với bãi biển đẹp và các tài nguyên khác có sức thu hút khách du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<i>- Ngoài ra, cịn có hàng loạt các điểm du lịch khác: Long An có Bảo tàng Long An, sơng </i>
Vàm Cỏ (Long An); chùa Vĩnh Trang, cù lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm, chợ nổi Cái Bè, cù
lao Tân Phong (Tiền Giang). Vĩnh Long có cù lao Hịa Bình Phước, khu du lịch Trường An. Bến
Tre có di tích đồng khởi Mỏ Cày, sân chim Ba Tri, làng cây cảnh Cái Mơn, cù lao Phụng. Đồng
Tháp có mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, vườn có Tháp Mười, vườn sếu Tam Nơng, vườn cây
cảnh Sa Đéc. Sóc Trăng có bảo tàng Khơ Me, chùa Dơi. An Giang có khu di tích đồi Tức Dụ, nhà
lưu niệm Chủ tịch Tơn Đức Thắng, đình Châu Phú và Kiên Giang có hịn phụ tử, đình Nguyễn
Trung Trực, Thạch Động, lăng Mạc Cửu .


<i>▪ Từ các điểm du lịch trên có thể tạo nên một vài cụm du lịch có giá trị như: </i>


<i>- Cụm du lịch Cần Thơ và phụ cận: chủ yếu là tài nguyên du lịch nhân văn với các di tích </i>
được xếp hạng ở Cần Thơ, các nhà bảo tàng, miệt vườn, cù lao Hịa Bình Phước, Cồn Ấu, Cồn
Sơn, chợ nổi Phụng Hiệp, Phụng Điều.


<i>- Cụm du lịch Tiền Giang và phụ cận: với những tài nguyên du lịch tiêu biểu của vùng là </i>
chùa Vĩnh Trang, cù lao Thới Sơn, Tân Phong, chợ nổi Cái Bè. Ngoài ra, cịn có tràm chim Tam
Nơng, vườn chim Ba Tri, HST ngập nước Đồng Tháp Mười, trại rắn Đồng Tâm, Mộc Hóa...


<i>- Cụm du lịch Châu Đốc (An Giang)-Kiên Giang và phụ cận: với 2 điểm du lịch nổi tiếng </i>


là khu di tích Núi Sam và Phú Quốc, ở đây có di tích của nền văn hóa Óc Eo, những thắng cảnh
đẹp ở Hà Tiên, hòn Phụ Tử (?)...


<i>- Cụm du lịch Năm Căn (Cà Mau) và phụ cận: tài nguyên du lịch chủ yếu là HST rừng </i>
ngập mặn Năm Căn, rừng tràm U Minh và sân chim nổi tiếng.


<b>6.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng </b>
<b>6.5.1. Hệ thống đô thị </b>


Năm 2008, vùng có Cần Thơ (đơ thị loại I – trực thuộc TW), 6 thành phố trực thuộc tỉnh,
11 thị xã, 120 thị trấn. Các Tp, thị xã của vùng là Tân An (Long An), Cao Lãnh, Sa Đéc (Đồng
Tháp), Tp Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang), Tp Mỹ Tho, Gị Cơng (Tiền Giang), Vĩnh Long
(Vĩnh Long), Bến Tre (Bến Tre), Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang), Tp Cần Thơ, Vị Thanh (Hậu
Giang), Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tp Cà Mau... Hệ thống đô thị phân bố tương đối đều
trong vùng, trung bình cứ 414 km2/1 điểm đơ thị. Tuy nhiên, ở vùng ven S.Tiền và S.Hậu bình
quân 150 - 200km2/đô thị, trong khi ở vùng xa như Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên mật
độ đô thị lại rất thấp 1.000 km2/đô thị. So với ĐB sông Hồng, mật độ thấp hơn 1,5 lần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

tập trung buôn bán và dịch vụ ăn uống, các phố mặt sông vẫn là nét đặc trưng của kiến trúc qui
hoạch các đô thị trong tương lai.


<b>6.5.2. Hệ thống giao thông vận tải </b>


<i><b>a. Đường thủy. Hệ thống GT đường thủy dày đặc. Mật độ 0,68km/km</b></i>2, cao hơn đáng kể
so với Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.


Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Tổng chiều dài 4.592 km, bao gồm 197 con sông và kênh
(~88,4% cả vùng Nam Bộ), được phân ra 37 con sông (chiều dài 1.706 km, 36% tổng chiều dài
của vùng), 137 kênh (2.780 km, 55%), và 33 con rạch (466 km, 9%). Tổng chiều dài các con
sông - kênh đào 2.392 km (trong đó, có 1.690 km với độ sâu > 2 m; 456 km với độ sâu 1,2 -


2,0m; 246 km có độ sâu < 1,2m). Hệ thống kênh rạch tạo thành mạng lưới liên kết các tỉnh với
nhau. Từ Tp HCM có thể đi đến các tỉnh trong vùng như: Tp HCM - Cần Thơ, đi Long Xuyên
(An Giang), đi Mộc Hóa (Long An), đi Cà Mau, đi Kiên Lương (Kiên Giang). Hai tuyến chính,
quan trọng nhất là Tp HCM đi Kiên Lương và đi Cà Mau.


Hệ thống cảng nội địa trải rộng khắp nội địa với các cảng chính: Mỹ Tho (Tiền Giang),
Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trà Nóc (Cần Thơ), Long Xuyên (An Giang), Kiên Lương (Kiên Giang).
Khả năng thông qua các cảng là 5,0 - 50,0 vạn tấn/năm, tiếp nhận được các phương tiện có trọng
tải tàu <500 tấn, xà lan 750 tấn (trên S.Tiền và S.Hậu có thể tiếp nhận tàu từ 1.000 - 3.000 tấn).
Cần Thơ được công nhận là cảng quốc tế cho phép cập bến tàu có trọng tải 5.000 tấn.


Ngồi ra, một số bến mới được hình thành gần đây. Đó là: Xẻo Rô (trên sông Cái Lớn,
Kiên Giang); Vị Thanh (trên S.Xà No, Cần Thơ); Thới Bình (trên S.Trẹm); các bến của nhà máy
xi măng Tân Hiệp; bến tổng kho xăng dầu, bến tổng kho vật tư NN (kênh rạch Sỏi); bến tập kết
đá XD (kênh Rạch Giá, Kiên Lương)... Đây là những bến chủ yếu nằm trên 2 tuyến vận tải chính
của đồng bằng.


<i><b>b. Đường bộ. Tổng chiều dài 5.200 km, có 8 quốc lộ chính với chiều dài 850 km </b></i>


- QL1A: đi qua vùng phải vượt qua 2 con sông lớn là S.Tiền tại Mỹ Thuận và S.Hậu tại
Cần Thơ. Số lượng cầu là 64 với tổng chiều dài 3.641 m (khơng tính cầu Mỹ Thuận). Những cầu
chính gồm: cầu Bến Lức, Tân An, An Hữu, Cái Răng, Mỹ Thuận và phà Cần Thơ (đang XD).


- QL30: bắt đầu từ An Hữu qua Kiến Vân - Cao Lãnh - Thanh Bình - Hồng Ngự và kết
thúc ở xã Thương Tin, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp. Dài 119,4 km, đi dọc theo sông Tiền và
Tây Nam của đồng bằng. Trên QL này có 45 cầu với tổng chiều dài 1.688,7 km.


- QL50: được nâng cấp từ liên tỉnh lộ 50 cũ là tỉnh lộ 862 và 863 ở Tiền Giang.
- QL53: từ thị xã Vĩnh long đến thị xã Trà Vinh, dài 67,5 km.



- QL54: dài 120 km từ phà Vàm Cống (Thanh Hưng, Đồng Tháp) dọc theo S.Hậu qua
huyên Lai Vung-Châu Thành (Đồng Tháp)-Bình Minh-Trà Ơn (Vĩnh Long)-Cầu Kè-Tiểu
Cầu-Trà Cú-Châu Thành -TX Cầu-Trà Vinh (Cầu-Trà Vinh), tuyến này có 59 cầu với tổng chiều dài 2.121 m


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

- QL61 (96,1 km) từ ngã ba Cái Tắc (QL1A) qua H.Vị thanh (Cần Thơ), phà Cái Tư (ranh
giới Kiên Giang - Cần Thơ) gặp QL80. Trên tuyến có 28 cầu và 44 cống với chiều dài 856,56 m.


- QL80: từ P.Nam cầu Mỹ Thuận-Lai Vung (Đồng Tháp)-Thốt Nốt (Cần Thơ)-qua các
huyện Tân Hiệp-Châu Thành-TX Rạch Giá-Hòn Hòn Đất, kết thúc ở Hà Tiên (Kiên Giang).
QL80 được nối với QL17 đi CPC. Chiều dài là 210,7 km, trên tuyến có 69 cầu (dài 2.067 m)


- QL91: từ Cần Thơ-TX Long Xuyên-H.Châu Thành-Tri Tôn - TX Châu Đốc (An Giang).
Từ tỉnh lộ 48 (Châu Đốc) đến biên giới CPC. Chiều dài của QL91 là 140km, có 25 cầu (734,6m)


- QL91B: từ giao lộ với QL91- đến đường 3/2 thuộc Cần Thơ, dài 12,4 km.


- Tuyến đường 12: từ Rạch Sỏi (Kiên Giang) - qua các huyện Ngọc Hiển - Cái Nước -
Thới Bình - Hồng Dân và kết thúc ở Năm Căn (Cà Mau). Chiều dài 172,3 km (đoạn từ Cà Mau
đang XD thành đường kéo dài QL1A). Tồn tuyến có 41 cầu (4,2m/cầu). Ngồi ra, vùng cịn có
2.499 km đường liên tỉnh và huyện, chủ yếu là đường cấp phối.


<i><b>c. Đường h</b><b>àng khơng:</b></i> Vùng có 3 sân bay đang khai thác là Trà Nóc (Cần Thơ) và 2 sân
bay của Kiên Giang là Phú Quốc và Rạch Giá)


<b>6.6. Định hướng phát triển </b>


<b>6.6.1. Vị trí của vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước </b>


Nằm giữa một khu vực kinh tế năng động, giáp với vùng KTTĐPN, là một đồng bằng
châu thổ phì nhiều của khu vực ĐNÁ, là vùng quan trọng về sản xuất lương thực, thủy - hải sản


và cây ăn trái lớn của cả nước. Có đường bờ biển dài, thềm lục địa rộng, thuận lợi cho phát triển
kinh tế biển. Là vùng có khối lượng hàng hóa nơng sản nhiệt đới vào bậc nhất cả nước (đặc biệt
là lúa gạo và nguồn lợi thủy hải sản trên vùng biển). Nhân dân trong vùng giàu truyền thống cách
mạng, thông minh sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất hàng hóa, có thể thích ứng nhanh
trước địi hỏi của KH - KT cơng nghệ và cơ chế thị trường. Sản phẩm lớn nhất của vùng là lương
thực đến hoa quả, thực phẩm, nông, thủy sản, VLXD...


▪ <i>Những khó khăn, hạn chế lớn nhất của vùng: </i>Kết cấu hạ tầng (nhất là GTVT, điện,
nước, TTLL) đang trong tình trạng yếu kém, địi hỏi phải có thời gian và vốn đầu tư lớn. Vấn đề
lũ lụt là một hạn chế cần khắc phục, mà một trong những giải pháp là "sống chung với lũ". Trình
độ dân trí thấp, thiếu lao động có kĩ thuật. Cơng nghiệp chưa phát triển mạnh, mặc dù nông
nghiệp, ngư nghiệp phát triển mạnh, nhưng thu nhập của người dân vẫn thấp. Tỉ lệ tích lũy từ nội
bộ nền kinh tế kém. Nếu chỉ dựa vào phát triển sản xuất ở các khu vực truyền thống (nơng-ngư)
thì sẽ về lâu dài vẫn gặp khó khăn.


<b>6.6.2. Định hướng phát triển </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

hại do lũ lụt, thiên tai. Chú trọng sử dụng quĩ đất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành
các vùng chuyên canh có năng suất cao, bảo đảm chất lượng. Tập trung khai thác vùng Đồng
Tháp Mười và bán đảo Cà Mau.


<i><b>▪ Về Lâm nghiệp: Thực hiện công tác trồng rừng nhằm khôi phục và bảo vệ môi trường </b></i>
sinh thái, hình thành tuyến rừng bảo vệ bờ biển. Trồng mới và bảo vệ rừng phòng hộ vùng Bảy
Núi, giữ vững điện tích rừng tràm, ổn định diện tích dừa nước, bảo vệ rừng ngập mặn. Đẩy mạnh
trồng cây phân tán, kết hợp chặt giữa phát triển nông - lâm - thủy lợi và nuôi trồng thủy sản.
Từng bước thực hiện giao đất, khóan rừng để kết hợp làm vườn với sản xuất lâm-ngư; giữa nuôi
tôm -trồng rừng.


<i><b>▪ Về thuỷ </b><b>- h</b><b>ải sản: </b></i>Phát huy thế mạnh vùng bờ biển dài, có ngư trường rộng và kinh
nghiệm của nhân dân trong việc nuôi trông, đánh bắt thủy - hải sản. Tăng cường tiềm lực cho


ngành để có thể đóng góp 50% giá trị xuất khẩu của cả nước. Đầu tư trang bị hiện đại cho các
phương tiện đánh bắt xa bờ. Phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị như tơm, cua và các loại đặc
sản có giá trị xuất khẩu. Khuyến khích các mơ hình sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng để
góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và đời sống nhân dân.


<i><b>▪ Về công nghiệp. Chú trọng phát triển công nghiệp CB' LTTP; phát triển các ngành công </b></i>
nghiệp may mặc, dệt, da giầy, cơ khí điện tử, VLXD, hóa chất, CB' thức ăn gia súc, tạo ra những
sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, đủ sức cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước.
Đầu tư phát triển các KCN khi có điều kiện ở Trà Nóc, Nam Hưng Phú, Vị Thanh, Bến Lức, Đức
Hòa, Cầu Ván, Gò Đen, Lương Hòa, Cần Đước, Năm Căn, Cà Mau, Bạc Liêu, Đại Ngãi, Đài An,
thị xã Trà Vinh, Bắc Mỹ Thuận, Bình Minh, Bắc Cổ Chiên, Diều Gà, Tân Quy Tây, Trần Quốc
Toản, Mỹ Trà, Sông Hậu, Kiên Lương, Ba Hịn, Hịn Chơng, Rạch Giá, Tắc Cẩu, Bến Nhất, Phú
Quốc, Vàm Cống, Châu Đốc, Bảy Núi, Châu Thành (Tiền Giang), Cai Lậy, Gị Cơng Đơng.
Từng bước xây dựng các KCN theo phương châm làm dứt điểm từng khu, không dàn trải để đạt
hiệu quả kinh tế cao. Tập trung phát triển ngành cơng nghiệp có khả năng tận dụng nguồn lao
động tại chỗ, bố trí phân tán với những nhà máy có qui mơ vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến
nhằm giải quyết việc làm và góp phần CNH' nơng thơn.


<i><b>▪ Về thương mại v</b><b>à d</b><b>ịch vụ. Hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới </b></i>
chợ để tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh. Xây dựng trung tâm thương mại liên
vùng ở Cần Thơ; xây dựng trung tâm thương mại liên tỉnh ở Tân An, cao Lãnh, Mỹ Tho, Long
Xuyên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Hà Tiên , Châu
Đốc, Tân Châu và Mộc Hóa nhằm cung cấp hàng hóa phục vụ sản xuất, đời sống. Khai thác lợi
thế về VTĐL để phát triển nhanh các loại hình du lịch sông nước, miệt vườn, sinh thái, gắn với
Tp HCM, vùng KTTĐPN và các tuyến du lịch liên vùng Tây Nguyên, ĐNBộ. Xây dựng đồng bộ
kết cấu hạ tầng , CSVC - KT phục vụ du lịch, khai thác gắn với tôn tạo, bảo tồn thiên nhiên, duy
trì phát triển tài nguyên du lịch, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

cảng dọc sông Tiền và sông Hậu. Thường xuyên nạo vét luồng lạch (đặc biệt là luồng của Định
An, cửa Tiền, cửa Trần Đề). Nâng cấp một số quốc lộ, hoàn chỉnh hệ thống GT các tỉnh. Gắn GT


với việc hồn thiện thủy lợi, cầu cống và các cơng trình phục vụ thốt lũ, phịng chống lũ lụt. Xây
dựng sân bay Trà Nóc trở thành sân bay trung tâm của vùng. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống
cấp - thốt nước cho các khu đơ thị, các KCN, giải quyết nhu cầu nước sạch của dân cư nông
thôn. Xây dựng mới kết hợp với nâng cấp hệ thống trường học, bệnh viện, nhà VH. Hiện đại bưu
chính viễn thơng, coi trọng mục tiêu điện khí hóa nơng thơn và phục vụ CNH'.


<i><b>▪ Mạng lưới đô thị v</b><b>à các hành lang:</b></i> Xây dựng mới kết hợp với cải tạo nhằm hình
thành mạng lưới đơ thị các cấp. Phát triển 3 khu vực đô thị tứ giác trung tâm (Tp Cần Thơ, Long
Xuyên, Vĩnh Long và Cao Lãnh). Tổ chức hành lang Đông - Nam (Tp Mỹ Tho, Tân An, Thủ
Thừa, Bến Lức...) và hành lang đô thị Tây - Bắc. Phát triển các điểm dân cư nông thôn theo
hướng ĐTH'; tạo điều kiện phát triển ở các vùng biên giới, ven biển và hải đảo, vùng ngập lũ;
khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng.


<b>CÂU HỎI ÔN TẬP</b>


1. Hãy trình bày các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hộiở Đồng bằng sông Cửu
Long


2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phương hướng cải tạo và sử dụng hợp lý


3. Hãy phân tích mối quan hệ giữa vấn đề sử dụng hợp lý & cải tạo tự nhiên với vấn đề
lương thực – thực phẩmở Đồng bằng sông Cửu Long


4. Phân tích khả năng để biến Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm
lương thực – thực phẩm số 1 của cả nước. Trình bày tình hình sản xuất lương thực – thực phẩm
của vùng. Định hướng nhằm đẩy mạnh sản xuất lương thực – thực phẩm của vùng.


5. Dựa vào bảng 6.20 và kiến thức đã có, hãy rút ra nhận xét về sự phát triển ngành thủy
sản trong vùng. Giải thích tại sao có sự khác nhau giữa các tỉnh ?



</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>7. VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT NAM </b>
<b>7.1. Quan niệm về vùng kinh tế trọng điểm và hành lang kinh tế </b>


<b>7.1.1. Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) </b>


▪ Nhận thức về tầm quan trọng của vùng KTTĐ: Một vùng không thể phát triển đồng đều
ở tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó trong cùng một thời gian. Thơng thường có xu hướng phát
triển mạnh nhất ở một (hoặc vài điểm) trong khi đó ở những điểm khác lại chậm phát triển (hoặc
trì trệ). Tất nhiên, các điểm phát triển mạnh nhất này phải là những trung tâm có lợi thế so với
tồn vùng. Từ nhận thức về tầm quan trọng kết hợp với việc tìm hiểu những kinh nghiệm thành
công và thất bại về phát triển có trọng điểm của một số quốc gia - vùng lãnh thổ; Từ những năm
90 của thế XX, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng các vùng KTTĐ, vấn đề phát triển
3 vùng KTTĐ của nước ta đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước.


<i>▪ Tại sao phải hình thành các vùng KTTĐ: (1) Do trình độ phát triển nền kinh tế của nước </i>
ta còn ở mức độ thấp, vấn đề tăng tốc và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một nhu
cầu cấp bách, nhằm tránh tình trạng tụt hậu ngày càng xa đối với chiến lược hưng thịnh của đất
nước. (2) Lãnh thổ nước ta kéo dài, hẹp ngang, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phân dị rất rõ
giữa các vùng; như vậy, sẽ có vùng hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi (nhất là vị trí địa lý, kết
cấu hạ tầng, lao động có kĩ thuật...), đã có lịch sử phát triển lâu dài; ngược lại, có vùng thiếu
những điều kiện cần thiết cho sự phát triển, đang gặp khó khăn; mặt khác, khả năng nguồn vốn
trong nước là có hạn, muốn phát triển nhanh cho cả nước, không cho phép đầu tư dàn trải. <i>(3) </i>
Hiện nay, xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ; những thách thức
trong hợp tác và cạnh tranh đối với nước ta ngày càng gay gắt; các nhà đầu tư khi vào Việt Nam,
tất nhiên đều muốn tới những nơi thuận lợi. Từ những lí do trên, địi hỏi chúng ta phải sớm hình
thành các vùng KTTĐ, để tạo ra động lực mới cho sự phát triển KT-XH của cả nước. Cần hiểu
rằng, các vùng khác không phải là không được đầu tư phát triển, việc phát triển ở những vùng
thuận lợi sẽ tạo điều kiện để tất cả các vùng cùng đi lên và quan hệ chặt chẽ với nhau trong một
thể thống nhất. Các lãnh thổ được đầu tư trọng điểm bao gồm các lãnh thổ giàu tiềm năng, tập


trung các tiềm lực kinh tế, có ý nghĩa động lực và cả những lãnh thổ cịn gặp nhiều khó khăn, cần
được trợ giúp để tự phát triển.


<i>▪ Thế nào là vùng KTTĐ: Vùng KTTĐ là vùng có ranh giới "cứng" và "mềm"; ranh giới </i>
“cứng” bao gồm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; ranh giới “mềm” là khu nhân, gồm các đô thị
và phạm vi ảnh hưởng của nó.


<i>▪ Lãnh thổ được gọi là vùng KTTĐ phải thỏa mãn các yêu cầu sau: </i>


- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, trên cơ sở đó nếu được đầu tư tích cực sẽ
có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

- Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng; đồng thời, có thể tạo nguồn thu
ngân sách lớn. Trên cơ sở đó, vùng này khơng chỉ đảm bảo cho mình, mà cịn có khả năng hỗ trợ
cho các vùng khó khăn khác.


- Có khả năng thu hút các ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt để rút
kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước. Từ đây, tác động của nó sẽ
lan truyền sự phân bố công nghiệp ra các vùng xung quanh với chức năng là trung tâm của một
lãnh thổ rộng lớn.


<b>7.1.2. Hành lang kinh tế </b>


<i><b>▪ H</b><b>ành lang kinh t</b><b>ế: </b></i>Là một khái niệm kinh tế, khái niệm này ra đời dựa trên việc xây
dựng và thực hiện một chiến lược kinh tế, nhằm phát huy tối đa những lợi thế cạnh tranh (về kinh
tế, VTĐL, lịch sử) của khu vực. Qui mô ranh giới lãnh thổ của hành lang kinh tế được xác định là
ranh giới "mềm", nghĩa là khơng có ranh giới thật chính xác; Bởi vì, đặc điểm của hành lang phụ
thuộc nhiều vào các quan hệ kinh tế của nó. Khái niệm hành lang kinh tế dựa vào những ý tưởng
và yêu cầu của chiến lược phát triển quốc gia, bằng việc sớm CNH', HĐH'. Sự phát triển của
vùng KTTĐ sẽ thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Đối với hành lang


kinh tế, trước hết cần phải xây dựng các mối liên kết kinh tế để có thể làm cho lợi ích của sự tăng
trưởng được lan truyền từ ngành này sang ngành khác; từ khu vực này đến khu vực kia. Khi các
mối liên kết kinh tế được thiết lập, thì lợi ích nói trên có thể lan tỏa dọc theo hành lang kinh tế
một cách nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Sự lan tỏa này là rất quan trọng: Nếu đứng trên quan
điểm xã hội, nó đảm bảo cho việc phân phối thu nhập theo lãnh thổ trở nên cơng bằng hơn; Cịn
về mặt kinh tế, điều này là cần thiết trong việc tạo ra các điều kiện để bản thân hành lang có khả
năng phát triển bền vững.


<i><b>▪ H</b><b>ành lang kinh t</b><b>ế bao gồm các yếu tố sau</b></i>


<i>- Các ngành kinh tế tạo tăng trưởng: Có thể là các ngành công nghiệp chủ đạo hay các </i>
ngành có tỉ trọng ngày càng cao trong tồn bộ nền cơng nghiệp. Hay nói cách khác, đây là "các
ngành phát triển". Các ngành đó có thể là các ngành cơng nghệ cao (như điện tử, hóa chất) hay
các ngành công nghiệp hiện đại (như sản xuất xi măng, thép, chế tạo cơ khí hay lắp ráp xe ơ tô),
hoặc các ngành dịch vụ.


<i>- Các ngành xúc tác: Là các ngành phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các KCN và của các </i>
ngành kinh tế tạo tăng trưởng. Thí dụ: ngành CB' nơng sản có thể được phát triển mạnh hơn khi
CSHT (điện, GTVT) được nâng cấp; vì nó có ĐK thuận lợi hơn cho sản xuất và phân phối SP


<i>- Các tuyến chuyển tải: Là các tuyến nối giữa các cực phát triển (các ngành chủ đạo) với </i>
các ngành xúc tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>7.2. Ba vùng kinh tế trọng điểm trong cơ cấu lãnh thổ Việt Nam </b>
<b>7.2.1. Ba vùng KTTĐ được xác định là </b>


- <i>Vùng KTTĐPB (bao gồm 7 tỉnh, Tp): Tp Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng yên, </i>
Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc (Hà Tây đã sáp nhập vào Hà Nội 8/2008).


<i>- Vùng KTTĐ miền Trung (bao gồm 5 tỉnh, Tp): Thừa Thiên Huế, Tp Đà Nẵng, Quảng </i>


Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.


<i>- Vùng KTTĐPN (bao gồm 8 tỉnh, Tp): Tp HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng </i>
Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang.


<b>7.2.2. Những lợi thế so sánh của 3 vùng KTTĐ và định hướng phát triển </b>


<i><b>a. Lãnh th</b><b>ổ 3 v</b><b>ùng này h</b><b>ội tụ nhiều ĐK thuận lợi</b><b> v</b><b>ề VTĐL, kết cấ</b><b>u h</b><b>ạ tầng, LĐKT</b></i>
Bảng 6.22. Diện tích, dân số, tỉ lệ dân thành thị và tỉ lệ nữ của 3 vùng KTTĐ năm 2008


<b>Diện tích </b> <b>Dân số </b>


<b>(Km2) </b> <b>(%) </b> <b>(ngàn </b>


<b>người) </b> <b>(%) </b>


<b>Mật độ </b>
<b>(ng/km2) </b>


<b>Tỉ lệ </b>
<b>Th.Thị </b>


<b>(%) </b>


<b>Tỉ lệ </b>
<b>nữ </b>
<b>(%) </b>


<b>CẢ NƯỚC </b> <b>331150.4 </b> <b>100.0 </b> <b>86210.8 100.0 </b> <b>260 </b> <b>28.1 </b> <b>50.8 </b>



<b>Ba vùng KTTĐ </b> <i><b>74164.6 </b></i> <b>22.4 </b> <b>36387.2 </b> <b>42.2 </b> <b>491 </b> <b>40.0 </b> <b>51.1 </b>


<i><b>KTTĐ Bắc Bộ</b></i> <i><b>15601.7 </b></i> <b>4.7 </b> <i><b>14021.1 </b></i> <b>16.3 </b> <b>899 </b> 33.2 <b>51.9 </b>


Hà Nội 3348.5 1.0 6116.2 7.1 1827 42.0 52.7


Vĩnh Phúc 1231.8 0.4 1014.5 1.2 824 23.0 51.5


Bắc Ninh 822.7 0.2 1022.5 1.2 1243 17.9 52.0


Hải Dương 1654.2 0.5 1745.3 2.0 1055 16.4 51.3


Hải Phòng 1522.1 0.5 1845.9 2.1 1213 40.8 51.5


Hưng Yên 923.4 0.3 1167.1 1.4 1264 11.2 51.7


Quảng Ninh 6099 1.8 1109.6 1.3 182 44.6 49.9


<i><b>KTTĐ miền Trung</b></i> <i><b>27979.4 </b></i> <b>8.4 </b> <i><b>6356.4 </b></i> <b>7.4 </b> <b>227 </b> <b>30.7 </b> <b>51.1 </b>


Thừa Thiên Huế 5065.3 1.5 1150.8 1.3 227 31.8 50.8


Đà Nẵng 1283.4 0.4 818.3 0.9 638 86.9 50.8


Quảng Nam 10438.4 3.2 1492.1 1.7 143 17.5 51.2


Quảng Ngãi 5152.7 1.6 1302.6 1.5 253 14.7 51.1


Bình Định 6039.6 1.8 1592.6 1.8 264 26.6 51.2



<i><b>KTTĐ Nam Bộ</b></i> <i><b>30583.5 </b></i> <b>9.2 </b> <i><b>16009.7 </b></i> <b>18.6 </b> <b>523 </b> <b>49.6 </b> <b>50.4 </b>


Bình Phước 6874.6 2.1 835.3 1.0 122 16.1 50.5


Tây Ninh 4049.3 1.2 1058.5 1.2 261 17.2 51.7


Bình Dương 2695.2 0.8 1072 1.2 398 31.1 51.9


Đồng Nai 5903.4 1.8 2290.2 2.7 388 31.5 50.3


Bà Rịa - Vũng Tàu 1987.4 0.6 961.2 1.1 484 44.9 50.6


TP.Hồ Chí Minh 2095.6 0.6 6611.6 7.7 3155 85.2 50.0


Long An 4493.8 1.4 1438.8 1.7 320 16.9 51.0


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

- Diện tích 74164,6 km2, dân số 36.387,2 ngàn người (22,40% diện tích, 42,20% dân số
cả nước) năm 2008.


- Ba vùng này giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển KT-XH của cả nước. Đều có
CSHT thuận lợi hơn các vùng khác (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu quan trọng trong nước
và quốc tế). Đã hình thành hệ thống đô thị hạt nhân; Tập trung các cơ sở đào tạo, NCKH; Trình
độ dân trí và mức sống cao hơn các địa bàn khác. Mặt khác, đây là nơi tập trung các đô thị lớn
(như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp HCM, Vũng Tàu...) có nhiều cửa ra - vào, cảng biển, sân
bay và đầu mối GT (trục dọc và ngang) của đất nước. Đây cũng là nơi tập trung nhiều TT kinh tế,
chính trị, KH-KT lớn.


- Tỉ lệ dân thành thị là 40,0%, cả nước 28,1%. Về lao động có CMKT: Cả nước là 12,3%.
Trong đó: THCN (3,80%), CĐ, ĐH và trên ĐH (2,30%), các trình độ khác (5,90%). Ba vùng
KTTĐ tỉ trọng cao hơn hẳng, tương ứng là (31,50% - 8,50% - 8,30% và 14,70%)



<i><b>b. Ba vùng KTTĐ bước đầu phát triển với nhịp độ nhanh và đ</b><b>ã </b><b>đóng góp đáng kể v</b><b>ào </b></i>
<i><b>s</b><b>ự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước</b></i>


Bảng 6.23. Một số chỉ tiêu của 3 vùng KTTĐ ở nước ta năm 2005.


Trong đó


Chỉ số Ba vùng


P. Bắc M. Trung P. Nam
<i>Tốc độ tăng trưởng TB 2001-2005 (%) </i> 11,7 11,2 10,7 11,9


<i>% GDP so với cả nước </i> 66,9 18,9 5,3 42,7


<i>Cơ cấu GDP (%) phân theo ngành </i> 100,0 100,0 100,0 100,0


+ Nông – lâm – ngư nghiệp 10,5 12,6 25,0 7,8


+ Công nghiệp – xây dựng 52,5 42,2 36,6 59,0


+ Dịch vụ 37,0 45,2 38,4 33,2


<i>% kim ngạch xuất khẩu so với cả nước </i> 64,5 27,0 2,2 35,3
<i>Tốc độ tăng trưởng trung bình (2001 - 2005) là 11,7%. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ đã có </i>
sự chuyển dịch theo hướng khai thác thế mạnh của từng vùng, hình thành các trọng điểm lãnh
thổ. Các vùng KTTĐ bước đầu được phát triển và đã có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng
chung của cả nước. Nhịp độ tăng trưởng đều đạt trên mức TB của cả nước.


<i>Mức đóng góp của 3 vùng này: Năm 2005, với số dân chiếm 41,69% đã đóng góp 66,9% </i>


giá trị GDP. Trong tương lai, việc đóng góp vẫn tiếp tục ở mức cao (vì tăng trưởng đều đạt trên
mức TB của cả nước, dẫn đến tỉ trọng GDP, giá trị gia tăng công nghiệp, dịch vụ tiếp tục tăng).
Với mức tăng trưởng cao, các vùng KTTĐ đã có tác dụng dây chuyền đối với các khu vực xung
quanh, giúp các khu vực này có thể tiếp cận được với thị trường đơ thị, kích thích NN phát triển.


<i><b>c. Ba vùng KTTĐ tập trung phần lớn các KCN, cá</b><b>c ngành CN ch</b><b>ủ chốt của cả nước</b></i>
<i>Ba vùng này tập trung tới 147,7 ngàn </i>cơ sở công nghiệp (23,6% số cơ sở sản xuất công
nghiệp của cả nước). Nếu chỉ tính số cơ sở có vốn đầu tư nước ngồi thì ở đây chiếm tới 84,9%
(504/587 cơ sở). Vùng KTTĐPN chiếm 71,04% số cơ sở SX có vốn đầu tư nước ngồi)


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

địa bàn. Bước đầu hình thành các địa bàn tập trung công nghiệp. Đến 12/2003 cả nước có 86
KCNTT được cấp GP với tổng diện tích đất có thể cho thuê là 11.485 ha. Ba vùng này có 67
KCNTT (chiếm 78%), nhiều KCN đang phát huy hiệu quả. Trong các xí nghiệp có qui mơ nhỏ
gắn với cơ sở nguyên liệu N - L - N, VLXD và khai thác khoáng sản ở địa phương; thì cơng
nghiệp của 3 vùng này tập trung nhiều vào các ngành then chốt (rõ nhất là ngành điện, xi măng,
VLXD, sắt thép, dầu khí và sản xuất một số hàng tiêu dùng)


<i><b>d. Ba vùng KTTĐ đóng góp 64,5% giá trị XK v</b><b>à thu hút ph</b><b>ần lớn các dự án ĐTNN</b></i>
Bảng 6.24. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp GP từ năm 1988 - 2008 của 3 vùng KTTĐ


<b>Tổng số dự án </b> <b>Vốn đăng kí (*)</b>


<b>Dự án </b> <b>Tỉ lệ (%) </b> <b>(triệu USD) </b> <b>Tỉ lệ (%) </b>


<b>Cả nước </b> <b>10981 </b> <b>100 </b> <b>163607.2 </b> 100


<b>Ba vùng KTTĐ </b> <b>9795 </b> <b>89.20 </b> <b>118375 </b> <b>72.35 </b>


<b>KTTĐ Bắc Bộ </b> <b>2690 </b> <b>24.50 </b> <b>32674 </b> <b>19.97 </b>



Hà Nội 1498 13.64 20228.2 12.36


Vĩnh Phúc 182 1.66 2215.2 1.35


Bắc Ninh 133 1.21 1933.2 1.18


Quảng Ninh 158 1.44 1743.4 1.07


Hải Dương 220 2.00 2325.5 1.42


Hải Phòng 352 3.21 3499.0 2.14


Hưng Yên 147 1.34 729.2 0.45


<b>KTTĐ miền Trung </b> <b>343 </b> <b>3.12 </b> <b>10652 </b> <b>6.51 </b>


Thừa Thiên Huế 60 0.55 1900.0 1.16


Đà Nẵng 165 1.50 3080.3 1.88


Quảng Nam 57 0.52 766.8 0.47


Quảng Ngãi 22 0.20 4651.9 2.84


Bình Định 39 0.36 253.2 0.15


<b>KTTĐ Nam Bộ </b> <b>6762 </b> <b>61.58 </b> <b>75049 </b> <b>45.87 </b>


Bình Phước 64 0.58 200.8 0.12



Tây Ninh 173 1.58 778.2 0.48


Bình Dương 1734 15.79 9984.2 6.10


Đồng Nai 1031 9.39 14752.8 9.02


Bà Rịa - Vũng Tàu 226 2.06 16896.1 10.33


TP.Hồ Chí Minh 3234 29.45 29245.8 17.88


Long An 273 2.49 2896.3 1.77


Tiền Giang 27 0.25 294.8 0.18


<b>Dầu khí </b> <b>62 </b> <b>0.56 </b> <b>3201.7 </b> <b>1.96 </b>


<i>(*)</i>


<i> Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

Nếu tính từ 1988 – 2008, cả nước có 10.981 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi, thì 3 vùng
KTTĐ chiếm 9.795 dự án (89,20%). Trong đó 61,58% thuộc về vùng KTTĐ Nam Bộ, tiếp đến là
vùng KTTĐ Bắc Bộ (24,50%). Qui mô trung bình của 1 dự án là 12.085 triệu USD; riêng vùng
KTTĐ miền Trung chỉ thu hút 3,12% dự án, nhưng qui mô của 1 dự án lên tới 31.056 triệu USD,
vùng KTTĐ Bắc Bộ là 12.146 triệu USD và vùng KTTĐ Nam Bộ là 11.099 triệu USD


<i><b>e. Định hướng phát triển </b></i>


- Xây dựng hệ thống kinh tế mở gắn với thị trường trong và ngoài nước. Chuyển đổi
nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành


phần. Nhanh chóng xây dựng CS HT KT-XH vững mạnh, kết hợp tăng trưởng kinh tế cao với
giải quyết tốt vấn đề xã hội, BVMT với mục tiêu phát triển bền vững. Một số chỉ tiêu kinh tế so
với cả nước là: GDP (70%); Công nghiệp (61%); Dịch vụ (67%), Thu ngân sách (khoảng 70 -
75%); Giá trị xuất khẩu (trên 80%);


- Hình thành bộ khung tăng trưởng ở các vùng trên cơ sở tiếp tục phát triển các lãnh thổ
trọng điểm làm động lực theo hướng CNH', phát triển theo chiều sâu, đem lại hiệu quả cao, xứng
đáng là đầu tàu thúc đẩy và lôi kéo sự phát triển của tất cả các vùng, đảm bảo nhịp độ tăng liên
tục cho nền kinh tế cả nước;


- Hình thành các tuyến trục hành lang kinh tế (trong đó, nịng cốt là cơng nghiệp, thương
mại, tài chính - ngân hàng, du lịch). Ở 3 vùng này sẽ xuất hiện các trung tâm hạt nhân nối với các
đô thị và khu vực xung quanh theo các hành lang phát triển. Các hành lang được hình thành trên
cơ sở phát triển những ngành (lĩnh vực) then chốt có ý nghĩa đầu tàu, đi trước để rút kinh nghiệm
cho các vùng khác, đảm nhận vai trị động lực thúc đẩy và lơi kéo sự phát triển chung của tất cả
các vùng trong cả nước


<b>7.3. Tiềm năng, thực trạng và định hướng thiết kế lãnh thổ của 3 vùng </b>
<b>7.3.1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (KTTĐPB) </b>


<i><b>a. Ti</b><b>ềm năng v</b><b>à th</b><b>ực trạng</b></i>


- Về VTĐL: vùng nằm giữa 2 bộ phận lãnh thổ là ĐBSH và vùng núi Đông Bắc với 3 cực
phát triển (Hà Nội - Hải Phòng - Q.Ninh), Vị trí này tạo ra lợi thế so sánh mang ý nghĩa quốc gia
và khu vực, cũng như đảm nhận vị trí quan trọng trong việc bảo vệ AN-QP.


- Diện tích đất tự nhiên 15.512,1 km2 (4,68% cả nước). Dân số (2005) 13556,2 ngàn
người (16,29% cả nước). Ở đây có thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị, KT, VH, KH-KT của cả
nước; Có 2 sân bay quốc tế Nội Bài và Cát Bi cùng cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân là cửa mở ra -
vào của toàn vùng Bắc Bộ (và có thể cả vùng tây nam Trung Quốc). Tuyến QL18 và QL5 là 2


trục xương sống cho cả Bắc Bộ. Vùng này nằm gần một trong những khu vực phát triển năng
động nhất của thế giới. Nằm gần nguồn tài nguyên khoáng sản (quặng sắt, kim loại màu...), năng
lượng (thủy - nhiệt điện, than), N - L - TS (lúa gạo, chè, cây ăn quả, thuốc lá, lạc, lâm sản, cá
tôm...) và nguồn lao động dồi dào của Bắc Bộ, có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

nước), khai thác than (trên 90%) và các ngành sản xuất VLXD, sản xuất HTD, đồ điện-điện tử,
công nghiệp CB' LT-TP…; Đã và đang hình thành nhiều cụm, khu CNTT, tạo động lực đưa nền
kinh tế của vùng phát triển. Nguồn nhân lực có chất lượng cao nhất so với các vùng khác. Các cơ
sở NCKH nhiều nhất, đây là một thế mạnh, một tiềm năng lớn của vùng (lực lượng cán bộ có
trình độ trên đại học chiếm 72,4% cả nước, lao động đã qua đào tạo chiếm 29,5% lao động xã
hội). Về quĩ đất cho bố trí các ngành cơng nghiệp: Tuy phần lớn nằm trong vùng Đồng bằng sông
Hồng, nhưng ở nhiều nơi quĩ đất thuận tiện cho việc bố trí cơng nghiệp (hàng chục ngàn ha) và
có nguồn nước có thể phục vụ cho q trình CNH' và ĐTH' (trừ một số nơi ở ven biển).


- Vùng có nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo (vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, bán đảo Đồ
Sơn) cùng các điểm du lịch lân cận (Đồng Mô-Ngải Sơn, Côn Sơn-Kiếp Bạc, chùa Hương...),
những di tích lịch sử nổi tiếng của dân tộc ở Hà Nội, Hải Phịng, Hải Dương, Quảng Ninh... có
sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là lợi thế rất lớn để phát triển du lịch.


▪ Một số tồn tại:


- Hệ thống kết cấu hạ tầng, tuy phát triển sớm nhưng chất lượng còn thấp. Mạng lưới
GTVT còn bất cập so với yêu cầu phát triển, cảng Hải Phòng chỉ tiếp nhận tàu < 7.000 tấn; các
trục lộ huyết mạch lòng đường còn hẹp, mặt đường xấu, chịu tải kém; Đường sắt còn tồn tại
nhiều khổ đường, trang bị ở những ga đầu mối thiếu và lạc hậu; GT nội địa ở các Tp lớn còn hạn
chế, gây ách tắc GT). Mạng lưới cấp - thoát nước tại nhiều đô thị rất lạc hậu (nhiều nơi thiếu
nước nhất là vào mùa hè, trong khi đó lượng nước thất thoát lớn), nếu mưa lớn kéo dài là nhiều
điểm bị ngập úng. Phần lớn các khu vực nơng thơn chưa có hệ thống nước sạch. CSVC của các
ngành giáo dục, y tế, văn hóa cịn thiếu thốn.



- Trang thiết bị kĩ thuật của các cơ sở cơng nghiệp hiện nay nhìn chung là lạc hậu (chỉ ~
1/3 là có trình độ tương đối khá). Sản phẩm làm ra kém chất lượng, khó cạnh tranh trên thị
trường, tình trạng ơ nhiễm mơi trường cịn phổ biến. Điểm xuất phát chưa cao; sự phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì thế tác dụng của nó đối với cả nước cịn khiêm tốn. So với
vùng KTTĐPN, thì giai đoạn 1996-2002 nhịp độ tăng trưởng GDP BQ/năm chỉ bằng 93,4%,
GDP/người bằng 48,4% .


- Vùng nằm gần khu vực phát triển năng động của Trung Quốc, do đó việc cạnh tranh gặp
nhiều khó khăn hơn; hơn nữa cịn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những tình huống phức tạp trên biển
Đơng và biên giới phía Bắc. Ngồi ra, vùng Bắc Bộ (tính từ Thừa Thiên Huế trở ra) có 41.657,7
nghìn dân, cuộc sống đại bộ phận của dân cư trông cậy vào sản xuất N-L-N, muốn phát triển
nhanh phải có động lực mà trọng trách này thuộc về vùng KTTĐPB'.


<i><b>b. Nh</b><b>ững định hướng chính về thiết kế l</b><b>ãnh th</b><b>ổ</b></i>


<i>▪ Mục tiêu chung của vùng là: xây dựng vùng trở thành một trong những vùng kinh tế </i>
phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng bố trí phân tán nhằm giải quyết việc làm;
Phát triển các ngành cơng nghiệp có qui mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến. xây dựng và phát
triển các KCNTT tại khu vực ngoại vi Tp lớn dọc đường QL5, 21, 18. Những ngành công nghiệp
trọng điểm cần ưu tiên phát triển là kĩ thuật điện, điện tử, SX thiết bị máy móc, đóng và chữa tàu
thuyền, lắp ráp chế tạo ô tô, xe gắn máy, sản xuất VLXD, năng lượng, luyện cán thép, CB' LTTP,
dệt, da, may.


<i>▪ Về thương mại, dịch vụ, du lịch. </i>Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các
loại hình du lịch; hình thành các tuyến du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch; mở thêm các
tuyến du lịch quốc tế từ Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long với các nước khu vực và thế giới. Xây
dựng CSVC - KT, kết cấu hạ tầng, gắn khai thác với tôn tạo, bảo vệ tài nguyên du lịch, truyền
thống VH dân tộc.



<i>▪ Về nông - lâm – ngư. Chuyển dịch cơ cấu </i>nông nghiệp, đưa tỉ trọng chăn nuôi từ 36%
hiện nay lên 45% (2010). Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng
cao, đáp ứng yêu cầu cho các Tp lớn, KCNTT; tạo nguồn nguyên liệu cho việc chế biến sản
phẩm cao cấp phục vụ xuất khẩu. Phát triển vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, vùng rừng ngập mặn
ven biển. Tăng cường trồng cây xanh trong các đô thị và KCN. Đẩy mạnh việc nuôi trồng
thủy-hải sản nước ngọt, lợ. Tăng cường việc đánh bắt xa bờ. Sớm hình thành một số trung tâm dịch vụ
nghề cá ở vịnh Bắc Bộ.


<i>▪ Về kết cấu hạ tầng. Kết hợp cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng biển, sân bay, </i>
đường sắt, đường bộ, đường thủy. Hoàn chỉnh hệ thống GT công cộng ở các Tp lớn. Nâng cấp và
xây dựng mạng lưới điện tương ứng với nguồn điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của
nhân dân. Hiện đại hóa mạng lưới TTLL; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp - thốt nước
ở các đơ thị lớn, các KCNTT.


<i>▪ Về các đô thị hạt nhân:. Các đô thị hạt nhân của vùng sẽ là: 3 đỉnh tam giác tăng </i>
trưởng kinh tế (Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh) và có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển
của cả vùng Bắc Bộ. Tỉ lệ dân đô thị sẽ tăng từ 28% (hiện nay) lên 56% (2010); Về cơng nghiệp
và dịch vụ, thì tỉ trọng GDP của khu vực thành thị so với cả nước sẽ tăng từ 69% (hiện tại) lên ~
81% (2010).


<i>- Tp Hà Nội: Sẽ là trung tâm kinh tế, CT, KH-KT, VH, GD - ĐT, YT lớn của cả nước. </i>
Đi đầu trong sự phát triển của vùng và cả nước. Diện tích nội thành (dự kiến) sẽ tăng từ 4,6 ngàn
ha lên ~15,0 ngàn ha. {Tháng 08/2008 tồn bộ diện tích của tỉnh Hà Tây (219.800 ha), H.Mê
<i>Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã (Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Trung Yên (H.Lương Sơn (Hồ </i>
<i>Bình) đã sát nhập vào Hà Nội, diện tích của Hà Nội là 334.470,02 ha với số dân là 6,2 triệu </i>
<i>người. Tháng 12/2008, thành phố Hà Đông sẽ trở thành quận Hà Đông}. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Thành phố sẽ phát triển theo các trục lộ chính dạng hình sao, xen kẽ các vùng cây xanh,
mặt nước để tạo cảnh quan, cải tạo MT đô thị. Để giảm bớt sự tập trung quá mức vào nội thành,


sự kiến sẽ phát triển một số đô thị vệ tinh như: Nội Bài (3.000 ha và 14 - 15 vạn dân vào 2010),
Hòa Lạc (7000 ha và 30 vạn dân).


<i>- Tp Hải Phòng: Tiếp tục giữ vai trò là là một trong những đầu mối lớn về giao lưu liên </i>
vùng và cửa ngõ mở ra thế giới của cả nước ở phía Bắc, trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế
về cảng, CN cảng, dịch vụ cảng; Phát triển nhiều ngành CN (cả CN nặng, nhẹ và dịch vụ). Không
gian Tp sẽ mở ra các vùng ven đơ phía nam và đơng nam; Hình thành khu phố mới ở bắc sông
Cấm gắn với việc xây dựng cầu Bính (thuộc khu vực Tân Dương, Vũ Yên - huyện Thủy
Nguyên). Dân số dự kiến sẽ tăng lên 75 vạn (2010) sau đó tăng lên >1,0 triệu người. Phát triển
các điểm vệ tinh ở khu vực Minh Đức, Vật Cách, Kiến An, Đình Vũ... để cùng nội thành hình
thành một chùm đơ thị.


<i>- Tp Hạ Long: Tương lai có số dân ~ 35 - 50 vạn. Đây là Tp du lịch hàng đầu của cả nước </i>
gắn với cảng biển lớn nhất ở Bắc Bộ trong tương lai. Việc phát triển Hạ Long sẽ gắn với toàn
tuyến ven biển Đông Bắc, đối ứng với Trung Quốc. Đặc biệt coi trọng vấn đề BVMT biển ven
biển để vừa phát triển du lịch, vừa phát triển công nghiệp, cảng biển theo các mục tiêu trên.


<i>- Phát triển các cụm đơ thị Chí Linh - Phả Lại, Đơng Triều - Mạo Khê với qui mô mỗi </i>
cụm ~ 30 - 35 vạn dân.


<i>▪ Về tuyến trục (hành lang) kinh tế. </i>


- Tuyến hành lang đường 5: là tuyến hành lang quan trọng của vùng và cả nước (trong
giai đoạn hiện nay). Ưu tiên bố trí các ngành cơng nghiệp với công nghệ tiên tiến, sử dụng nhiều
lao động (đặc biệt là lao động lành nghề); Hạn chế sử dụng đất NN (nhất là đất lúa). Tập trung
sức đầu tư khai thác tiềm năng để phát triển CNCB' nông sản và công nghiệp nhẹ hướng về xuất
khẩu cũng như các loại dịch vụ; Thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả khu
vực nông thôn dọc theo tuyến hành lang này.


- Tuyến QL18 (từ sân bay Nội Bài - Bắc Ninh - Phả Lại- Hạ Long và kéo dài tới Móng


Cái): Tuyến này cùng với tuyến hành lang QL5 tạo thành bộ khung cho cả Bắc Bộ. Đây là địa
bàn có điều kiện phân bố cơng nghiệp (nhất là cơng nghiệp nặng), VLXD, năng lượng, làm xoay
chuyển hẳn sự phân bố cơng nghiệp của tồn vùng và kéo theo sự phát triển đô thị. Trong quá
trình phát triển hành lang này, cần xử lý các mối quan hệ giữa công nghiệp nặng – công nghiệp
nhẹ; giữa công nghiệp - du lịch; giữa phát triển kinh tế - BVMT.


- Tuyến hành lang QL21: sẽ là khu vực bố trí cơng nghiệp, các trung tâm đào tạo, NCKH
và du lịch, nghỉ dưỡng để giảm bớt sự tập trung quá mức cho Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<i>▪ Về phát triển kinh tế biển: Phát triển kinh tế biển theo hướng mở của, đồng thời kết hợp </i>
chặt chẽ giữa kinh tế với QP, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi quốc gia trên
vùng biển của tổ quốc. Phát triển kinh tế biển và ven biển tạo thành một vành đai kinh tế mặt tiền
cho cả vùng Bắc Bộ với các hướng ưu tiên là: Hướng tới khai thác hải sản xa bờ, kết hợp với tăng
cường QP-AN trên biển. Phát triển cảng biển và các đội tàu vận tải biển để mở rộng giao lưu
quốc tế, đảm nhận chức năng xuất-nhập khẩu hành hóa cho cả vùng. Phát triển du lịch trên toàn
tuyến duyên hải từ Đồ Sơn đến Móng Cái. Chú ý phát triển du lịch trong mối quan hệ chặt chẽ
với việc BVMTST; Phát triển kinh tế ở các hải đảo; Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên;
Tăng cường CSHT, tiến hành di dân, đẩy mạnh khai thác hải sản; Phát triển du lịch, dịch vụ kết
hợp với QP-AN.


<i>Phối - kết hợp giữa vùng với các vùng xung quanh. Trước hết với các lãnh thổ trong vùng </i>
(bán kính 50 - 100 km) thuộc các tỉnh phụ cận trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển
công nghiệp, thương mại, du lịch, chuyển giao công nghệ, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, và
thu hút nguyên liệu N – L - TS, TP từ các vùng xung quanh vào vùng trọng điểm.


<b>7.3.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) </b>


<i><b>a. Ti</b><b>ềm năng v</b><b>à th</b><b>ực trạng. </b></i>Vùng KTTĐMT là dải lãnh thổ ven biển kéo dài từ Thừa
Thiên - Huế đến Bình Định với 400 km bờ biển, hạt nhân của vùng là Tp Huế và Đà Nẵng cùng
các đô thị kéo dài từ Tam Kỳ - Qui Nhơn. Các hạt nhân này được gắn kết bởi trục tuyến QL1A,


đường sắt Thống Nhất và các cửa ra - vào như Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung
Quất, Qui Nhơn. Diện tích 27.953,2 km2, dân số (2006) là 6,20 triệu người (8,44% diện tích và
7,45% dân số cả nước). Vùng nằm ở vị trí trung độ của cả nước, trên các trục QL1A và đường sắt
Bắc-Nam, đầu mối phía Đơng của trục QL14B, 14 nối với Tây Ngun, có 4 sân bay Phú Bài, Đà
Nẵng, Chu Lai, Phù Cát là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào, đồng thời cũng
rất thuận lợi để trao đổi giao lưu với khu vực và quốc tế. Có các vịnh nước sâu (Chân Mây, Liên
Chiểu, Dung Quất) gắn với các bến có diện tích mặt bằng rộng chủ yếu là đất cát, dân cư thưa
thớt, lại gần các sân bay lớn (Phú Bài, Đà nẵng, Chu Lai); gần đường sắt, đường bộ và đường
điện quốc gia, không xa nguồn nước ngọt và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các
cảng nước sâu có ý nghĩa quốc gia; xây dựng các KCN lọc dầu, KCNTT. Vùng có thế mạnh về
khai thác tài nguyên biển - khoáng sản - rừng để phát triển du lịch - dịch vụ - nuôi trồng thủy sản,
công nghiệp cơ khí đóng mới và sữa chữa tàu thuyền, công nghiệp CB' N-L-HS, công nghiệp
đường mía, khai thác khống sản, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH', HĐH'. Đã
hình thành một dải đô thị gồm: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và các
thị trấn (Chân Mây, Vạn Tường, Nhơn Hội...). Những đô thị này là trung tâm hạt nhân, có sức lan
tỏa và thu hút các lãnh thổ xung quanh vào việc phát triển kinh tế của vùng. Dân cư, một bộ phận
đã được tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa. Nhân dân cần cù, có truyền thống CM, nếu được đào
tạo và có chính sách sử dụng hợp lý sẽ là động lực để phát triển kinh tế của vùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

để lại nhất là về xã hội và môi trường. Dân số tăng nhanh, LĐ chưa có việc làm còn lớn. Lực
lượng lao động bổ sung hàng năm chủ yếu ở nông thôn lại chưa qua đào tạo. Việc sử dụng và thu
hút chất xám còn nhiều hạn chế. Sự thấp kém thể hiện ở chỗ: dân số chiếm 7,5% cả nước, song
mới chỉ tạo ra 5,15% GDP, mức thu ngân sách chỉ đạt 4% so với cả nước. Mặc dù gần đây, cơ
cấu kinh tế đã có nhiều biến đổi, tỉ trọng cơng nghiệp, dịch vụ có tăng lên; Song năm 2002, GDP
công nghiệp cũng chỉ ~ 1,59% cả nước và ~ 30,9% của vùng, TNBQ/ng/năm mới đạt 4,27 triệu
đồng. Việc thu hút đầu tư nước ngồi tuy có cải thiện, nhưng chưa đủ sức để có những chuyển
biến thực sự và trở thành động lực phát triển (mặc dù ở đây có nhiều tiềm năng đầy hứa hẹn như
vịnh Dung Quất, đường Xuyên Á, cảng Chân Mây, khu du lịch Huế...). Đây là nơi hội tụ của
những tai biến thiên nhiên, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra với tần suất lớn, cường độ mạnh,
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất, đời sống.



<i><b>b. Nh</b><b>ững định hướng chính về thiết kế l</b><b>ãnh th</b><b>ổ</b></i>


▪ Định hướng chung: Nhanh chóng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng mạnh và đồng bộ,
tạo môi trường pháp lý ổn định để phát triển công nghiệp và du lịch-dịch vụ; Trong đó có các
trọng điểm như lọc - hóa dầu, đóng tàu, luyện kim, sản xuất HTD xuất khẩu, CB'TP, dịch vụ cảng
biển và hàng hải, du lịch biển... Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí phải được đặt lên
hàng đầu trong chiến lược phát triển. Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu
phát triển nhanh của vùng và của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Phát triển công nghiệp
và đô thị phải gắn với việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh
quan, môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.


<i>▪ Về kết cấu hạ tầng. Xây dựng đi đôi với cải tạo kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn; chú </i>
trọng mạng lưới GT nông thôn và MN’, biên giới, tạo điều kiện phát triển cho vùng khó khăn,
căn cứ kháng chiến cũ. Xây dựng dải hành lang ven biển gắn với trục QL1A, đường sắt xuyên
Việt, cảng biển, sân bay; thiết lập đầu mối GT từ cảng biển đến vùng Tây Nguyên theo các trục
14B, 24, 19 với Lào, Đông Bắc Thái Lan và Đông Bắc Cămpuchia theo trục đường Xuyên Á.
Từng bước hiện đại hóa các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Phù Cát, Chu Lai phục vụ sự nghiệp
CNH', HĐH'. Nâng cấp hệ thống cấp-thoát nước ở các KCN Dung Quất, Đà Nẵng, T-T-Huế,
Quảng Nam, Chân Mây. Giải quyết nước sạch cho khu vực thành thị và nông thôn. Cải tạo và
làm mới các cơng trình thủy lợi đầu nguồn để giữ nước ngọt, điều tiết, kiếm soát lũ, chống nhiễm
mặn, đảm bảo tưới-tiêu cho sản xuất và nhu cầu dân sinh. Đầu tư nâng cấp mạng lưới điện, bưu
chính viễn thơng. Nâng cấp, phát triển các Tp, thị xã hiện có. Xây dựng các đơ thị mới; chú trọng
bảo tồn, tôn tạo và phát triển Tp Huế và Đà Nẵng. Tổ chức không gian đô thị theo hành lang phát
triển; đồng thời tổ chức các điểm dân cư khu vực nông thôn, vùng sâu, xa, vùng đồng bào DT ít
người, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều trong vùng và cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

với phát triển nông thôn. Chú trọng quản lý, bảo vệ, tái tạo và tu bổ rừng tự nhiên, nhằm giữ gìn
cảnh quan mơi trường. Đẩy mạnh trồng rừng ở các khu vực đất trống, ven biển. Kết hợp kinh tế
biển và ven bờ theo hướng đánh bắt-nuôi trồng- CB' thủy hải sản, làm muối, làm nông nghiệp và


trồng rừng ven biển. Hình thành và phát triển các làng cá để cung cấp thực phẩm tươi sống có giá
trị cao. Đầu tư, hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị, CSHT đánh bắt thủy hải sản (đặc biệt là
phương tiện đánh bắt xa bờ), khuyến khích tạo điều kiện CB' xuất khẩu.


<i>▪ Về phát triển cơng nghiệp. </i>Hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn trên cơ sở
những ngành được đầu tư tập trung, có lợi thế về tài nguyên, lao động, thị trường để tăng trưởng
với tốc độ cao, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Ưu tiên đầu tư
phát triển những ngành sản xuất có hiệu quả và góp phần xuất khẩu, tạo ra lợi thế trong quá trình
hội nhập với khu vực và quốc tế. Đầu tư cho các KCN Dung Quất, Điện Nam - Điện Ngọc, Hòa
Khánh - Liên Chiểu, Phú Bài, An Đồn, Chân Mây, Tịnh Phong. Chuẩn bị điều kiện để phát triển
một số điểm công nghiệp khác với các ngành chủ yếu là CB' N - L - TS, cơng nghiệp thực phẩm,
cơng nghiệp đóng tàu và sản xuất hàng tiêu dùng. Đầu tư đồng bộ CSHT để thu hút đầu tư. Đẩy
mạnh phát triển CNCB' qui mô nhỏ ở nông thôn thuộc các ngành VLXD, thủ công mĩ nghệ, gia
công cho các KCN lớn nhằm tạo ra sự đổi mới ở nông thôn.


<i>▪ Về thương mại, dịch vụ, du lịch. </i>Xây dựng Tp Huế, Đà Nẵng thành đầu mối giao lưu
quốc tế và xuất-nhập khẩu. Phát triển các trạm trung chuyển, hình thành một số siêu thị và trung
tâm thương mại tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và ở một số đô thị mới. Phát triển du
lịch gắn với bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, VH, khu bảo tồn thiên nhiên. Kết hợp du lịch với
nuôi trồng thủy hải sản, trồng cây ven biển và rừng quốc gia. Chú trọng phát triển dải du lịch
trọng điểm như: Huế, Lăng Cô, Bạch Mã - Cảnh Dương, Đà Nẵng, Hội An, Cổ Lũy và các khu
vực phụ cận. Gắn du lịch giữa các tỉnh, Tp trong vùng với các vùng khác trong cả nước. Nâng
cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các loại hình du lịch, từng bước hình thành các tuyến du
lịch khu vực miền Trung. Về lâu dài, nối liền với tuyến du lịch Chiềng Mai (Thái Lan) - Luông
Phabăng (Lào) - Ăngkovat (CPC)


<b>7.3.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) </b>


<i><b>a. Ti</b><b>ềm năng v</b><b>à th</b><b>ực trạng</b><b> </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa cây trái lớn của cả nước. Địa hình ~ bằng phẳng với
3/4 diện tích là đồng bằng và bán bình nguyên đồi gò. Độ dốc phổ biến 3 - 150, thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp, xây dựng đô thị và các điểm dân cư nơng thơn. Khí hậu nhiệt đới-gió mùa cận
xích đạo với tổng bức xạ ổn định và ~ cao, lượng mưa trung bình ~ 1.500mm/năm và giảm dần
về phía tây lên phía bắc. Mưa tập trung theo mùa; mùa mưa (tháng 5 - 10) chiếm 90% lượng
mưa. Hầu như khơng có những biến động lớn về thời tiết như bão lụt, sương muối... Mạng lưới
sơng ngịi gồm các sơng lớn như Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, Vàm Cỏ cùng các nhánh của chúng
chuyển hầu như toàn bộ lượng nước từ thượng lưu thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Tây Ninh, Đắc Lắc
vào vùng này thơng qua các phụ lưu Lịng Tàu, Thị Vải, Soài Rạp và Vàm Cỏ; đồng thời cũng là
tuyến vận tải đường thủy quan trọng (đã hình thành hệ thống cảng Sài Gòn với năng lực bốc xếp
tới 7 triệu tấn hàng/năm). Vùng KTTĐ này cùng với Đông Nam Bộ đã xây dựng được hệ thống
CSVC phục vụ cho sự phát triển KT-XH. Đặc biệt là CSHT khá phát triển (GTVT tốt hơn hẳn
các vùng khác), hệ thống các đường trục (bộ, sông) tỏa ra khắp vùng. Đường biển và hàng không
cũng phát triển khá. Tuy nhiên, CSVC và mạng lưới GT còn bất cập so với yêu cầu mới. Nhiều
nơi có thể làm cảng biển để tạo cửa ra-vào cho vùng nhưng chưa được xây dựng. Cảng hàng
khơng cịn hạn hẹp so với nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa đang tăng lên (mặc dù đã
vào loại nhất so với cả nước hiện nay). Giao thông đường bộ đã trở nên quá tải; đường sắt chưa
phát triển đủ để có thể liên kết với các phương tiện vận tải khác nhằm hình thành mạng lưới
thống nhất trong vùng. Đất có khả năng cho xây dựng công nghiệp, CSHT và đô thị cịn nhiều và
khá thuận lợi; ít ảnh hưởng đến đất nơng nghiệp nhất là lúa nước (theo tính tốn sơ bộ, trước mắt
vùng có thể dành ~ 150 ngàn ha cho phát triển công nghiệp, 30 - 35 ngàn ha cho đô thị và GT mà
không động chạm đến đất lúa). Về mức độ ĐTH', đây là vùng có tỉ lệ đơ thị cao; tốc độ ĐTH' đạt
~ 5 - 7%/năm, đã hình thành hệ thống đô thị thực sự là hạt nhân phát triển KT-XH của vùng với
Tp HCM trung tâm kinh tế, VH, KH-KT lớn của Nam Bộ và cả nước.


<i>▪ Hạn chế: nguồn nhân lực tuy dồi dào, nhưng lao động tại chỗ chưa đáp ứng đầy đủ yêu </i>
cầu phát triển (cả về số - chất lượng). Các luồng di dân vào Tp HCM có chiều hướng ngày càng
gia tăng. Sự quá tải về nhiều mặt ở các đô thị hiện nay đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Việc di
dân quá nhanh vào Tp HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu đã làm cho khả năng đáp ứng về các điều kiện
kết cấu hạ tầng đô thị (điện, nước, GT, y tế, GD,...) trở nên quá tải, gây ra những hậu quả rõ rệt


về KT – XH - MT. Mạng lưới đô thị của vùng có những nét đặc trưng riêng; số dân tập trung chủ
yếu ở các đô thị lớn (Tp HCM, chỉ tính các quận nội thành đã chiếm 72,9% số dân đô thị của
vùng); dân số của 2 Tp Biên Hòa và Vũng Tàu cũng chỉ bằng 1/20 dân số nội thành Tp HCM.
Bán kính ảnh hưởng của các đơ thị cũng khác nhau, nếu tính từ trung tâm Tp HCM với bán kính
20 km có các thị trấn An Lạc, Nhà Bè, Dun Hải, Hc Mơn; với bán kính 30 km có thêm Tp
Biên Hịa, thị xã Thủ Dầu Một, thị trấn Cần Giuộc (Long An); với bán kính 40 km có thị trấn Củ
Chi, Đức Hịa, Bến Lức. Trong khi đó, từ Tp Biên Hịa với bán kính 20 km chỉ có thị trấn huyện
lị Thống Nhất; bán kính 30 km có thêm thị trấn Long Thành và Vĩnh An. Tp Vũng Tàu gắn với
TX Bà Rịa trong vịng bán kính 30 km.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

dự án đầu tư nước ngoài, hơn 60% các KCN của cả nước. Hoạt động của các KCN (đặc biệt là
KCX Tân Thuận) đã phát huy có hiệu quả.


<i><b>b. Nh</b><b>ững định hướng chính về thiết kế l</b><b>ãnh th</b><b>ổ</b></i>


<i>▪ Định hướng chung: Xây dựng vùng KTTĐPN thành vùng kinh tế phát triển nhanh, có </i>
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH', HĐH'
trong tồn vùng và tồn khu vực phía nam. Hồn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống CSHT.
Giải quyết việc làm cho những người trong độ tuổi lao động. Phát triển KT - XH đi đôi với bảo
vệ, cải thiện MTST, nhất là trong khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng đất đai trong quá
trình ĐTH' và CNH'. Phát triển kinh tế gắn với tăng cường khả năng bảo vệ AN - QP.


<i>▪ Về phát triển công nghiệp. Công nghiệp phải là lĩch vực then chốt tạo động lực cho phát </i>
triển KT - XH. Phấn đấu tăng tốc độ tăng trưởng CN để ngành có vị trí xứng đáng trong GDP.
Phát triển các ngành công nghiệp sạch, kĩ thuật cao ở Tp HCM. Hình thành các KCN tại Tp
HCM, Bình Dương qua Biên Hịa chạy dọc QL51 tới Bà Rịa - Vũng Tàu liên kết thành mạng lưới
các KCN. Kết hợp phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn (như khai thác - CB' dầu khí, năng
lượng, điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, cơng nghệ thơng tin, hóa chất cơ bản và vật liệu...) để
làm nền tảng cho CNH' các ngành kinh tế với phát triển sản xuất HTD, đáp ứng nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.



<i>▪ Về thương mại, dịch vụ, du lịch. Phát triển thương mại-dịch vụ ngang tầm với vai trò của </i>
vùng trong mối quan hệ với khu vực phía nam, với cả nước và quốc tế. Hình thành hệ thống các
trung tâm thương mại có qui mơ và trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực. Đa dạng hóa
và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các loại hình du lịch. Hình thành các tuyến du lịch để thu
hút khách; xây dựng CSVC - KT, kết cấu hạ tầng, bảo đảm về nhu cầu lưu trú, vui chơi giải trí...
cho khách du lịch trong và ngồi nước. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ thuộc các lĩnh vực tài
chín, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng... nhằm phục vụ sản xuất và đời sống.


<i>▪ Về nông - lâm - ngư. </i>Từng bước khai thác đất hoang để sản xuất nông nghiệp. Đẩy
mạnh thâm canh, mở rộng các vùng chuyên canh trên các vùng đất thích hợp để tăng khối lượng
sản phẩm hàng hóa. Đưa tiến bộ KH - KT và công nghệ mới vào sản xuấtcùng với chính sách, cơ
chế thích hợp để thúc đẩy ngành nông nghiệp; Đồng thời có kế hoạch, biện pháp phịng chống
thiên tai. Phát triển lâm nghiệp, phủ xanh ĐTĐNT (tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai);
tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển (đặc biệt là rừng ngập mặn Cần Giờ - Tp
HCM và ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu), chú trọng rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia và rừng
đầu nguồn Trị An. Phát triển ngành thủy hải sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến
và các dịch vụ hậu cần. Nâng cao năng lực khai thác và đánh bắt xa bờ. Đầu tư theo chiều sâu để
nâng cấp các cơ sở dịch vụ phục vụ nghề cá. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thúc
đẩy ngành thủy hải sản phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

sắt Tp HCM, xây dựng các tuyến đường sắt từ Tp HCM đi Vũng Tàu, Phnôm Pênh, Tây Nam Bộ
và đi Tây Nguyên. Nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới điện tương đương với nguồn điện, đáp
ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Hiện đại hóa mạng lưới TTLL, mở rộng thông tin di
động, mạng lưới truyền số liệu, bưu chính viễn thơng, phủ sóng phát thanh- truyền hình tồn
vùng. Cải tạo nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp - thốt nước ở các đơ thị lớn, các KCNTT. Đảm
bảo nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, cải thiện điều kiện ăn ở sinh hoạt và vệ
MT trường đơ thị. Hình thành các cực phát triển gắn với các tuyến đường 51; tạo sự lan tỏa tới
tồn Nam Bộ thơng qua các tuyến trục.



Tp HCM là trung tâm đa chức năng của vùng Nam Bộ và cả nước, ở đây tập trung nhiều
ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và ngành cơng nghiệp có cơng nghệ cao; thương mại,
tài chính ngân hàng, TTLL, giao dịch quốc tế, khoa học - công nghệ, GD-ĐT, khách sạn - du lịch.
Cần biến Tp này thành một cực phát triển tầm cỡ quốc gia (quốc tế). Tp Vũng Tàu phát triển các
KCNTT, trong đó có cơng nghiệp tái chế xuất khẩu, cơng nghiệp đóng và sửa chữa tàu, dịch vụ
cơng nghiệp dầu khí và hàng hải, dịch vụ đánh bắt hải sản, các cơ sở nghỉ mát, điều dưỡng và du
lịch (nội địa và quốc tế). Cùng với 3 Tp hạt nhân này, sẽ hình thành tuyến hành lang phát triển
dọc QL51 với các KCN ở Long Bình, Nhơn Trạch - Tuy Hạ, Tam Phước, Gị Dầu - Phước Thái,
Mỹ Xuân, Phú Mỹ - Bà Rịa, Bến Đình, Long Sơn... hành lang này góp phần giãn bớt sự tập trung
quá mức vào khu vực Tp HCM, tạo sự phân bố hợp lý với nhiều nét đặc trưng của vùng.


<b>D. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH - QUỐC PHÒNG </b>
<b>Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO </b>


<b>1. Tài nguyên vùng biển và thềm lục địa nước ta gắn với phát triển tổng hợp kinh tế biển </b>
<i>- Nguồn lợi sinh vật: Biển nước ta có độ sâu trung bình, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là </i>
các vùng biển nông. Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sảng, giàu ơxi, độ muối trung bình
30 – 33%, sinh vật biển phong phú, nhất là thành phần loài. Nhiều lồi có giá trị kinh tế cần được
bảo vệ. Ngồi cá, tơm, cua mực,… cịn có nhiều đặc sản khác như đồi mồi, vích, hải sâm, bào
ngư, sò huyết,… Trên các đảo đá ven bờ ở Nam Trung Bộ có nhiều chim yến (đặc sản xuất khẩu
có giá trị cao). Các ngư trường lớn: Hải Phòng – Quảng Ninh, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà
Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang, Hoàng Sa, Trường Sa


<i>- Tài ngun khống sản: Dầu khí thiên nhiên trong các bể TT (S.Hồng, Cửu Long, Nam </i>
Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai, ...). Muối biển (mỗi năm SX 90,0 vạn tấn). Một số sa khống có giá
trị XK như ôxit titan. Cát trắng, để sản xuất thủy tinh, pha lê (Vân Đồn, Cam Ranh).


<i>- GTVT biển: do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Dọc bờ biển có </i>
nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu, nhiều cửa sông cũng thuận lợi
cho XD cảng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<b>2. Các đảo - quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển và bảo vệ an ninh vùng biển </b>


<i><b>a. V</b><b>ề hệ thống các đảo: </b></i> Vùng biển nước ta có trên 3000 đảo lớn nhỏ. Những đảo đông
dân: Cái Bầu, Cát Bà, Lí Sơn, Phú Quí, Phú Quốc. Những đảo cụm lại thành quần đảo: Vân Đồn,
Cô Tô, Cát Bà, quần đảo Hồng Sa, Trường Sa, Cơn Đảo (Cơn Sơn), Nam Du, Thổ Chu. Các đảo
và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển
và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm
lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo, quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để
khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo


<i><b>b. Các huy</b><b>ện đảo: đến năm 2006, nước ta có 12 huyện đảo: </b></i>


- Vân Đồn và Cô Tô (Quảng Ninh) - Trường Sa (Khánh Hòa)
- Cát Hải và Bạch Long Vĩ (Hải Phịng) - Phú Q (Bình Thuận)


- Cồn Cỏ (Quảng Trị) - Cơn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)
- Hoàng Sa (Đà Nẵng) - Kiên Hải và Phú Quốc (Kiên Giang)
- Lí Sơn (Quảng Ngãi)


<b>3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo </b>


<i><b>a. T</b><b>ại sao p</b><b>h</b><b>ải đặt </b><b>v</b><b>ấn đề </b><b>khai thác t</b><b>ổng hợp</b><b> ngu</b><b>ồn t</b><b>ài nguyên bi</b><b>ển </b><b>–</b><b> đảo </b></i>


Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt, nuôi trồng, khai thác các đặc sản; khai thác
khoáng sản trong nước biển và trong lịng đất; du lịch biển và giao thơng vận tải biển. Chỉ có khai
thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và BVMT. Môi trường vùng biển không chia cắt
được, bởi vậy một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước
và đảo xung quanh. Mơi trường đảo do có sự biệt lập nhất định khác với đất liền, diện tích nhỏ,
rất nhạy cảm trước tác động của con người (ví dụ, việc chặt phá rừng và lớp phủ thực vật có thể


mất đi vĩnh viễn nguồn nước ngọt, biến đảo thành nơi con người không thể cư trú được).


<i><b>b. V</b><b>ấn đề khai thác tổng hợp</b></i>


<i>- Đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật. Trong tình hình phát triển hiện nay, ngành </i>
thủy sản cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, tránh khai thác quá mức các đối tượng
đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn
lợi. Việc phát triển đánh bắt xa bờ sẽ giúp cho việc khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, bảo vệ
vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<i>- Phát triển du lịch biển.</i> Cùng với sự phát triển khá mạnh của ngành du lịch trong thời
gian qua, các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi biển mới được đưa vào khai
thác. Các khu du lịch tiêu biểu: Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn (Quảng Ninh - Hải Phòng), Nha
Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)…


<i>- Giao thông vận tải biển<b>. </b></i>Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả
nước nói chung, hàng loạt hải cảng hàng hóa lớn đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài
Gòn, cụm cảng Hải Phòng, Cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng,… Một số cảng nước sâu
đã được xây dựng như cảng Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Vũng Tàu,… Hầu hết
các tỉnh ven biển đều có cảng. Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khác thường xuyên đã nối liền
các đảo với đất liền góp phần quan trọng vào việc phát triển KT - XH ở các tuyến đảo


<i><b>c. H</b><b>ợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về </b><b>Bi</b><b>ển Đông </b><b> và th</b><b>ềm </b></i>


<i><b>l</b><b>ục địa</b><b> : </b></i>Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy, việc tăng
cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển
ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của mỗi nước, giữ vững chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của nước ta. Việt Nam là nước Đơng Nam Á lục địa có nhiều lợi ích ở Biển Đơng.
Vì vậy, mỗi cơng dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước cho
hôm nay và cả mai sau.



<b>CÂU HỎI ÔN TẬP</b>


1. Tại sao chúng ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm? Lãnh thổ được coi là
vùng kinh tế trọng điểm phải thỏa mãn những yêu cầu gì ?


2. Trình bày tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc


3. Trình bày tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung


4. Trình bày tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam


5. So sánh thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm.


6. Tại sao phải đặt vấn đề khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên biển và hải đảo? Trình
bày các khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên này.


7. Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức
to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta cả hiện tại và trong tương lai ?


8. Tại sao có thể nói: Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên trên vùng biển cho phép
các nước ĐNA’ phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
ở mỗi nước phải có sự hợp tác quốc tế và khu vực ?


9. Hãy phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển mà anh
(chị) cho là tiêu biểu.



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×