Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bai du thi Luc luong Vu trang Nhan dan Quang NinhLich su va nhung chien cong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.52 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI DỰ THI</b>


<i>LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUẢNG NINH – LỊCH SỬ VÀ NHỮNG CHIẾN CÔNG</i>
<i>Người dự thi: Hà Hoàng Giang</i>


<i>Đơn vị: Chi bộ trường PTDT Nội Trú Hải Hà- Quảng Ninh.</i>


<i>Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết câu nói “Quảng Ninh được ví như một nước Việt Nam</i>
<i>thu nhỏ” là của ai? Nói vào thời điểm nào? Sông Bạch Đằng nơi quân và dân ta </i>
<i>(thế kỷ X và XIII) đã lập nên chiến công oanh liệt, hiện nay thuộc những địa </i>
<i>phương nào? Ai là người lãnh đạo lập nên những chiến cơng đó?</i>


<i><b>Trả lời:</b></i>


* Câu nói “Quảng Ninh được ví như một nước Việt Nam thu nhỏ” là của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng nhân chuyến thăm và làm việc tại Quảng
Ninh.


Từ ngày 27 đến ngày 28/2/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng về
thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh. Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh báo cáo tình
hình phát triển kinh tế-xã hội, đồng chí phấn khởi và biểu dương Đảng bộ, nhân
dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng, vượt qua
khó khăn, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội đạt được những thành tựu quan
trọng.


Trước khi kết thúc chuyến thăm và làm việc, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng căn
dặn: “Quảng Ninh là một nơi đầy tự hào của đất nước, Đảng bộ, nhân dân lao động
và các LLVT Quảng Ninh là những người đáng tự hào, các đồng chí phải làm cho
Quảng Ninh là một nước Việt Nam thu nhỏ nhưng giàu đẹp hơn nhiều”.


<i>Hỏi: Sông Bạch Đằng nơi quân và dân ta (thế kỷ X và XIII) đã lập nên chiến công </i>


<i>oanh liệt, hiện nay thuộc những địa phương nào? Ai là người lãnh đạo lập nên </i>
<i>những chiến cơng đó?</i>


<i><b>Trả lời: </b></i>


Quảng Ninh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Nhiều
tên đất, tên làng, tên sông đã gắn liền với những chiến công oanh liệt, một trong
những địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là sơng
Bạch Đằng (cịn gọi là Bạch Giang), hiện là sông Vân Cừ, sông chảy giữa thị xã
Quảng Yên/ tỉnh Quảng Ninh và Thuỷ Ngun/ TP Hải Phịng. Sơng có chiều dài
32km, là con đường thuỷ tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa).
Sông Bạch Đằng là nơi quân và dân ta (thế kỷ X và XIII) đã lập nên những chiến
công oanh liệt. Những chiến công đó là:


- Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất: Cuối mùa đông năm 938, vua Nam Hán
phong con là Vạn Vương Hoằng Thao làm Gia Vương sai đem thủy quân đi xâm
lược nước ta. Nắm vững đường tiến quân từ hướng biển vào, Ngô Quyền đã huy
động quân sĩ đẵn gỗ, đẽo thành cọc, đầu bịt sắt nhọn, cắm xuống sông Bạch Đằng,
xây dựng thành một trận địa ngầm, có quân mai phục hai bên, sẵn sàng chờ giặc
tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chiến đấu cầm cự với giặc. Khi thủy triều rút mạnh, Ngô Quyền ra lệnh cho tồn
bộ qn ta phản cơng địch. Thủy quân Nam Hán hoảng hốt quay đầu lại. Ra đến
gần cửa biển, thuyền địch đâm phải cọc nhọn, bị vỡ và bị đâm rất nhiều. quân giặc
phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Thao cũng bỏ mạng
tại đây. Vua Nam Hán điều quân tiếp viện, nửa đường nghe tin Hoằng Thao chết
trận, vội cùng tàn quân rút chạy. ý chí xâm lược nước ta của quân Nam Hán bị đè
bẹp.


- Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 2: Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ


ào ạt tiến vào xâm lược nước ta. Quân bộ từ Ung Châu (Quảng Tây) theo đường
Lạng Sơn tiến vào. Quân thủy từ Quảng Châu (Quảng Đông) vượt biển tiến sang.
Hai đạo quân thủy bộ của địch dự kiến sẽ phối hợp với nhau vào vây hãm Kinh
thành Hoa Lư (Ninh Bình)


Được mn dân, tướng sĩ ủng hộ, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo
cuộc kháng chiến chống quân Tống. Phát huy sáng tạo chiến thuật của Ngô Quyền
hơn 40 năm trước, ông sai quân sỹ đóng cọc ở sơng Bạch Đằng để ngăn chặn chiến
thuyền của địch. Trên các đường tiến công khác của địch, ông bố trí lực lượng
ngăn chặn.


Khoảng cuối mùa xuân năm 981, trên sông Bạch Đằng đã diễn ra trận thủy chiến
ác liệt. Với truyền thống thủy chiến ưu việt của dân tộc, quân ta chiến đấu hết sức
dũng cảm, đánh lui thủy quân địch, làm thất bại âm mưu phối hợp hai đạo quân
thủy bộ. Trên các mặt trận khác, quân ta cũng chặn đánh quyết liệt. Quân địch bị
đại bại, tướng giặc Hầu Nhân Bảo bị giết chết, nhiều tướng của địch bị bắt sống.
- Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 3: Tháng 12/1287, quân Nguyên chia thành 3 đạo
từ 3 mũi tiến đánh nước ta. Tháng 2/1288, quân Nguyên vượt sông Hồng đánh
chiếm kinh thành Thăng Long, triều đình nhà Trần tạm thời rút lui chiến lược. Do
rút kinh nghiệm thất bại lần trước, Thoát Hoan thấy đại bản doanh của hắn tại
Thăng Long đang đứng trước nguy cơ bao vây, tiến công, tháng 3/1288 giặc đốt
phá kinh thành Thăng Long, rồi rút quân về Vạn Kiếp. Nhưng khu Vạn Kiếp cũng
khơng cịn là nơi an tồn. Lương thiếu, quân số hao hụt, tinh thần binh sĩ rã rời, lại
bị quân ta tập kích liên tục. Thấy mưu đồ xâm lược sắp thất bại, Thoát Hoan lo sợ
và sớm tìm đường rút lui để khỏi bị tiêu diệt hồn tồn. Thốt Hoan quyết định
chia qn làm hai đạo, theo đường thủy bộ rút về trước. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ
huy đạo quân bộ rút về trước theo đường Lạng Sơn. Mọi âm mưu và hành động dù
có được tính tốn đến đâu cũng khơng thốt khỏi tai mắt của nhân dân và xét đoán
tinh tường của nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn. Bạch Đằng là một sông lớn
do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều nhánh sông khác đổ vào. Dịng sơng rộng


mênh mơng, bên phải có dãy núi đá vôi Tràng Kênh ăn sát bờ, bên trái có rừng cây
um tùm che lấp bờ biển. Theo sự chỉ đạo của Trần Quốc Tuấn, quân ta đẵn gỗ lim,
táu trên rừng về, đẽo nhọn đầu cắm xuống sông tạo thành chướng ngại vật lớn.
Thủy quân ta mai phục trong các nhánh sông, sông Đá Bạc được mở rộng để quân
địch tiến vào. Bộ binh tận dụng địa hình giấu quân trong núi đá Tràng Kênh và
rừng rậm bên Tả Ngạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Sáng ngày 9/4/1288, đồn thuyền địch bắt đầu tiến vào sơng Bạch Đằng. Một đội
chiến thuyền của ta được lệnh tiến đánh, rồi giả thua rút chạy. Ô Mã Nhi liền thúc
quân đuổi theo. Lúc bấy giờ, nước thủy triều rút, nên vấp phải cọc gỗ, nhiều
thuyền địch bị tan vỡ và bị đánh. Ngay lúc quân địch đang rối loạn, thì thủy quân
của ta từ hai bên bờ đổ ra đánh quyết liệt. Quân ta lao những bè lửa được chuẩn bị
sẵn vào thuyền địch. Đạo quân của vua Trần cũng kịp thời đến ứng chiến. Cuộc
chiến đấu ác liệt từ mờ sáng đến chiều tối, quân ta tiêu diệt toàn bộ đạo thủy quân
của địch. Các tướng giặc như: Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ... đều bị bắt sống.
Quân ta thu được hơn 400 chiến thuyền, vô số giặc bị vùi thây dưới dịng sơng
Bạch Đằng.


<i>Câu hỏi 2: Tỉnh đội Dân quân Liên tỉnh Quảng-Hồng, Tỉnh đội Dân quân Hải </i>
<i>Ninh được thành lập vào thời gian nào? Bạn hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của </i>
<i>các sự kiện trên? Ngày truyền thống của LLVT Quảng Ninh được xác định là </i>
<i>ngày, tháng, năm nào?</i>


<i><b>Trả lời:</b></i>


* Tỉnh đội dân quân Liên tỉnh Quảng-Hồng được thành lập vào ngày 01/5/1947.
* Tỉnh đội dân quân tỉnh Hải Ninh được thành lập vào tháng 10/1947.


* Hoàn cảnh ra đời của các sự kiện trên:



- Ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) đến đầu năm 1947 phong
trào toàn dân đánh giặc trên địa bàn tỉnh Quảng Yên, Hải Ninh và Đặc khu Hồng
Gai phát triển sâu rộng, chiến tranh du kích phát triển, LLVT được tổ chức rộng
khắp và chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc.


- Năm 1947, việc tổ chức và chỉ đạo xây dựng LLVT địa phương đã có sự chuyển
biến mới từ Trung ương đến các thôn, xã.


- Tháng 3/1947, Chính phủ quyết định chuyển Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia
Việt Nam thành Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ Việt Nam.
Chính phủ cũng quyết định xây dựng các Ban chỉ huy Tỉnh đội, Huyện đội, Xã đội
dân quân thuộc Uỷ ban kháng chiến các cấp.


- Từ ngày 25 đến 27/5/1947 (tại Suối Cát, Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên),
Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức do đồng chí Võ Nguyên
Giáp chủ trì. Hội nghị đã thơng qua một số vấn đề quan trọng: Thống nhất cơ chế
tổ chức lãnh đạo, chỉ huy, nguyên tắc, hình thức tổ chức các cấp dân quân... Sau
hội nghị dân quân toàn quốc, từ tháng 5/1947 trở đi hệ thống cơ quan quân sự các
cấp lần lượt được thành lập và dân quân tự vệ trở thành một bộ phận trong các lực
lượng vũ trang của Nhà nước.


- Thực hiện chỉ thị của trên, từ tháng 5 đến tháng 10/1947 Tỉnh đội Dân quân Liên
tỉnh Quảng-Hồng và Tỉnh đội Dân quân Hải Ninh lần lượt được thành lập (tiền
thân của Bộ CHQS tỉnh ngày nay); Đến tháng 10/1947 hệ thống cơ quan quân sự
địa phương từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã trên địa bàn Liên tỉnh Quảng-Hồng và
tỉnh Hải Ninh (địa bàn tỉnh Quảng Ninh ngày nay) được kiện toàn đầy đủ, thống
nhất, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến.


* Ngày truyền thống của LLVT tỉnh Quảng Ninh được xác định là ngày
18/10/1947.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>- Chiến khu Trần Hưng Đạo trong kháng chiến chống Pháp ra đời vào thời gian </i>
<i>nào và trong hoàn cảnh nào? Hiện nay, Chiến khu Trần Hưng Đạo thuộc những </i>
<i>địa phương nào?</i>


<i><b>Trả lời:</b></i>


* Tên gọi của cơ quan quân sự địa phương của tỉnh Quảng Ninh qua các thời kỳ:
- Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng, Tỉnh đội dân quân
(tiền thân Bộ CHQS tỉnh ngày nay) cũng có sự thay đổi về tên gọi. Cụ thể là: Từ
năm 1947 đến năm 1948 là 2 tỉnh bao gồm Tỉnh đội dân quân Liên tỉnh
Quảng-Hồng và Tỉnh đội Dân quân Hải Ninh; Từ ngày 25/8/1948 đến tháng 10/1956 là:
Tỉnh đội Dân quân tỉnh Quảng Yên, Đặc khu đội Hòn Gai và Tỉnh đội Dân quân
tỉnh Hải Ninh trực thuộc Liên khu I, sau đó Liên khu 1 hợp nhất với Khu 10 thành
Liên khu Việt Bắc. Từ tháng 10/1956 đến tháng 3/1963 thuộc Quân khu Tả Ngạn.
Sau khi Trung ương có quyết định thành lập tỉnh Quảng Ninh (năm 1963), từ tháng
4/1963 đến năm 1964, thuộc Quân khu 3. Từ cuối năm 1964 đến năm 1967 thuộc
Quân khu Đông Bắc. Từ tháng 3/1967 đến tháng 4/1971 thuộc Bộ Tư lệnh Hải
Quân kiêm Quân khu Đông Bắc. Từ tháng 4/1971 đến năm 1978 thuộc Quân khu
Tả Ngạn, sau đổi thành Quân khu 3. Từ năm 1978 đến 1979 thuộc Quân khu I; Từ
ngày 19/4/1979 đến ngày 18/10/1987 là Đặc khu Quảng Ninh. Đến năm 1987 Đặc
khu Quảng Ninh sáp nhập với Quân khu 3; Ngày 18/10/1987 Bộ CHQS Quảng
Ninh được tái thành lập, trực thuộc Quân khu 3.


* Một số đồng chí Tỉnh đội trưởng, Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng về chính
trị, Chính uỷ, Chính trị viên Tỉnh đội qua các thời kỳ:


- Đ/c Vũ Đình Mai, Tỉnh đội trưởng Liên tỉnh Quảng- Hồng năm 1947. Tỉnh đội
trưởng khu Hồng Quảng từ năm 1956 đến năm 1963 và Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội
Quảng Ninh từ năm 1970 đến năm 1975.



- Đ/c Lý Chí Dân, Tỉnh đội trưởng Liên tỉnh Quảng Hồng năm 1948.
- Đ/c Hà Văn Tuất, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Quảng Yên năm 1948.


- Đ/c Nguyễn Anh Vũ, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Quảng Yên từ năm 1950-1954.
- Đ/c Lý Văn Bài, Tỉnh đội trưởng Đặc khu đội Hồng Gai từ năm 1950-1955.
- Đ/c Lý Văn Bài, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Hải Ninh năm1947.


- Đ/c Nông Văn Nguyên, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Hải Ninh năm 1947.
- Đ/c Võ Quốc Vinh, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Hải Ninh năm 1948.


- Đ/c Đặng Công Lệnh, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Hải Ninh từ năm 1949-1952.
- Đ/c Mai Trung Lâm, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Hải Ninh từ năm 1953-1954.
- Đ/c Tăng Văn Hội, Tỉnh đội trưởng Khu Hồng Quảng năm 1955.


- Đ/c Lê Chính, Chính uỷ Tỉnh đội Quảng Ninh từ năm 1970- 1977.


- Đ/c Phạm Xưởng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 1987-1988.
- Đ/c Nguyễn Thế Trị, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm
1988-1991.


- Đ/c Tô Quốc Trịnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm
1991-1999.


- Đ/c Đỗ Ngọc Phương, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 1999-
2004.


- Đ/c Trần Thành, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 2004
đến nay.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Đ/c Nguyễn Tiến Long, Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng
Ninh từ năm 1988-1991.


- Đ/c Phạm Quang Vinh , Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng
Ninh từ năm 1991-1995.


- Đ/c Phạm Ngọc Cương , Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng
Ninh từ năm 1995-1998.


- Đ/c Nguyễn Công Tranh , Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng
Ninh từ năm 1998-2004


- Đ/c Trần Quang Dự, Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ
năm 2004-2005; năm 2006 đến 2007 là Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh.
- Đ/c NguyễnViệt Dĩnh, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007-2010.
- Đ/c Đặng Xuân Thọ, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến nay.
* Hoàn cảnh và thời gian ra đời của Chiến khu Trần Hưng Đạo:


Trong những năm 1925 -1930, nhất là sau hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản:
Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản
Liên Đoàn thành Đảng Cộng Sản Việt Nam (ngày 3/2/1930). Phong trào cách
mạng các tỉnh vùng duyên hải Đông Bắc Bộ (Hải Dương, Quảng Yên, Kiến An,
Hải Phòng và Hải Ninh) phát triển mạnh mẽ.


Từ giữa năm 1944, một cán bộ của Đảng là đồng chí Trần Cung (tức Nguyễn Ngọc
Cư) sau khi thoát khỏi nhà tù Hỏa Lị (Hà Nội) đã bí mật về vùng Chí Linh hoạt
động. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, trong số chiến sĩ cách mạng vượt ngục
Nghĩa Lộ (Yên Bái) tỏa về các tỉnh vùng dun hải Đơng Bắc có đồng chí Hải
Thanh (tức Nguyễn Văn Doanh). Sau 3 ngày, anh bắt mối với Nguyễn Văn Tuệ
(tức Nguyễn Kiên Tranh), thường gọi là sư Tuệ mới trốn khỏi nhà giam thị xã Nam


Định mấy tháng phối hợp tuyên truyền, xây dựng cơ sở Việt Minh. Tại vùng Đông
Triều, có đồng chí Nguyễn Bình là người hoạt động rất tích cực xây dựng cơ sở
cách mạng. Nguyễn Bình là cơng nhân tàu biển của Pháp, nhưng sớm giác ngộ yêu
nước chống Pháp, tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng, bị bắt cầm tù ở Côn Đảo.
Trong tù, được các chiến sĩ cộng sản giác ngộ lý tưởng và anh đã đi theo quan
điểm giai cấp vơ sản. Từ năm 1943 trở đi, Nguyễn Bình mở rộng họat động từ Bần
Yên Nhân (Hưng Yên) sang Hải Phịng, Kiến An. Tiếp theo, Nguyễn Bình lần lượt
cử cán bộ vào Đông Triều tham gia xây dựng căn cứ và đẩy mạnh cơng tác sắm vũ
khí để gửi vào khu căn cứ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Thanh là “Đệ tam chiến khu”; nếu theo thứ tự thì Chiến khu vùng duyên hải Đông
Bắc này là “Đệ tứ chiến khu”. Cuối cuộc họp, đồng chí Xứ ủy viên cơng bố quyết
định của Thường vụ Xứ ủy thành lập lại Ban Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Hải Dương
gồm 5 người là Nguyễn Văn Kha, Trần Cung, Nguyễn Cơng Hịa, Vũ Huy Diệu và
Hải Thanh, do đồng chí Nguyễn Kha làm Bí thư.


Cuối hạ tuần tháng 4/1945, tại nhà ơng Nguyễn Văn Đài ở phố Mạo Khê, Nguyễn
Bình đã gặp Hải Thanh để bàn việc phối hợp hoạt động xây dựng lực lượng chuẩn
bị cho việc thành lập chiến khu. Tiếp theo, Nguyễn Bình gặp cả Trần Cung, Hải
Thanh ở chùa Bắc Mã (Đông Triều) để thống nhất lực lượng cách mạng; sau đó
tiếp tục về Hải Phòng xây dựng cơ sở cách mạng. Được các cán bộ của Đảng trực
tiếp chỉ đạo, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ tại các huyện: Chí Linh,
Nam Sách, Thanh Hà, Gia Lộc, khu Mạo Khê (huyện Đông Triều). Nhiều cán bộ
Việt Minh, thanh niên và binh sỹ yêu nước từ Hải Phòng, Kiến An tìm đến căn cứ
cách mạng Đơng Triều. Cơ sở Việt Minh lan rộng ở cả thi xã Quảng Yên, huyện
Yên Hưng, khu mỏ Hòn Gai-Cẩm Phả và huyện Móng Cái... là những cơ sở thực
tiễn rất quan trọng cho thành lập chiến khu.


Tối ngày 7/6 năm Ất Dậu, tại nhà hội viên cứu quốc Nguyễn Kim Ngọc, làng Đạm
Thủy (Đông Triều), Ban lãnh đạo khu căn cứ họp bàn và quyết định kế hoạch khởi


nghĩa vào ngày 8/6 năm Ât Dậu (tức ngày 16/7/1945). Cuộc họp kiểm điểm công
việc chuẩn bị khởi nghĩa trong thời gian qua và thảo luận phương án đánh chiếm
các vị trí địch, phân cơng cán bộ trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh từng vị trí địch.
Thực hiện kế hoạch khởi nghĩa của Ban lãnh đạo căn cứ, trong ngày 8/6 năm Ất
Dậu, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Bình, nghĩa qn đã chiếm đồn Đơng Triều;
dưới sự chỉ huy của Hải Thanh, Lê Hai, nghĩa quân đánh chiếm đồn Chí Linh; dưới
sự chỉ huy của Trần Cung, nghĩa quân đánh chiếm đồn Tràng Bạch và tước vũ khí
của bọn chủ mỏ Mạo Khê; cịn phủ lỵ Kinh Môn do sư Tuệ chỉ huy chưa thực hiện
được.


Chiều ngày 8/6, các đoàn quân khởi nghĩa cùng những chiến sĩ mới tình nguyện
quay súng về với cách mạng đều tập trung tại làng Hổ Lao-Đông Triều trong
khơng khí tưng bừng của ngày hội chiến thắng. Buổi chiều cùng ngày, ban lãnh
đạo cuộc khởi nghĩa đã họp, kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch khởi nghĩa và đề
ra những nhiệm vụ trước mắt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chiến khu. Cuộc
họp quyết định thành lập ủy ban quân sự cách mạng gồm 4 người để lãnh đạo các
mặt công tác xây dựng và bảo vệ chiến khu. Phân công các đồng chí trong Uỷ ban
quân sự cách mạng: Hải Thanh – Bí thư, phụ trách cơng tác chính trị; Nguyễn
Hiền- Uỷ viên quân sự; Nguyễn Bình – Uỷ viên kinh tế (tài chính, quân nhu, vũ
khí); Trần Cung – Uỷ viên, phụ trách công tác dân vận, xây dựng chính quyền và
liên lạc với cấp trên. Ít lâu sau, đồng chí Trần Đức Thịnh chỉ định thêm Lê Minh
(tức Vũ Linh hay Tú Lưu) vào Ban lãnh đạo Chiến khu phụ trách dân vận cùng với
đồng chí Trần Cung (đồng chí Lê Tâm là người phụ trách chính tiến cơng huyện lỵ
Kinh Mơn, Thanh Hà ngày 10/6/1945).


Sáng ngày 9/6, tại cuộc mít tinh tại sân đình Hổ Lao, đồng chí Trần Cung thay mặt
Ban lãnh đạo khởi nghĩa tuyên bố chính thức thành lập Chiến khu kháng chiến
mang tên “Du kích cách mạng quân” và công bố danh sách Uỷ ban quân sự cách
mạng lãnh đạo chiến khu. Tiếp theo, Nguyễn Bình, đại diện ủy ban quân sự cách
mạng tuyên đọc “Bảy điều kỉ luật của Du kích cách mạng quân”.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trung, Tứ Nghi (An Lão), Thượng Huyện (Thủy Nguyên). Phả Lại (Chí Linh) và
vùng Việt Minh: Kim Mơn, Nam Sách, Thanh Hà, Chí Linh, Đơng Triều, Thủy
Nguyên, An Lão... tạo thành một khu vực rộng lớn gồm một phần tỉnh Quảng Yên,
Hải Ninh, một phần nông thôn tỉnh Hải Dương và Kiến An. Khi thời cơ tổng khởi
nghĩa tới, lực lượng vũ trang cách mạng Chiến khu Trần Hưng Đạo và căn cứ vũ
trang cách mạng làm nịng cốt cho tồn dân nổi dậy đánh chiếm các phủ lỵ, huyện
lỵ, tỉnh lỵ và thành phố Hải Phịng lật đổ chính quyền tay sai phát-xít Nhật, giành
chính quyền về tay nhân dân.


Ngày 8/6 năm Ât Dậu (tức ngày 16/7/1945), với những chiến công vang dội cùng
một lúc đánh chiếm 4 đồn binh địch ở Đơng Triều, Chí Linh, Tràng Bạch, Mạo
Khê, đánh dấu ngày chính thức ra đời chiến khu Trần Hưng Đạo - Đệ tứ chiến khu,
một căn cứ địa cách mạng có ý nghĩa và tầm vóc quan trọng nhiều mặt trong giai
đoạn tiền khởi nghĩa và trong cách mạng tháng 8/1945 ở vùng duyên hải Đông Bắc
Bộ, làm nịng cốt trong hình thành, xây dựng và phát triển LLVT cách mạng vùng
châu thổ sông Hồng sau này. Chiến khu Trần Hưng Đạo ở vùng duyên hải Đông
Bắc Bộ chứng minh chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng ta trong xây dựng
LLVT cách mạng, xây dựng căn cứ cách mạng để giành chính quyền.


* Hiện nay, Chiến khu Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn 2 huyện Chí Linh (tỉnh Hải
Dương) và huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh).


<i> Câu hỏi 4: Đồng chí hãy cho biết trong cuộc kháng chiến chống thực dân </i>
<i>Pháp, quân và dân Quảng Ninh đã chiến đấu bao nhiêu trận? Tiêu diệt và bắt </i>
<i>sống bao nhiêu tên giặc? Thu bao nhiêu vũ khí ? Bạn hãy nêu tóm tắt một số trận </i>
<i>đánh tiêu biểu của quân và dân Quảng Ninh trong cuộc kháng chiến chống thực </i>
<i>dân Pháp xâm lược (1945-1954) ?</i>


<i><b>Trả lời:</b></i>



Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân Quảng Ninh
đã đánh 3159 trận, làm chết và bị thương 22.100 tên địch, bắt 2831 tên, thu trên
8000 súng các loại và nhiều quân trang, quân dụng khác.


Một số trận đánh tiêu biểu của quân và dân Quảng Ninh trong cuộc kháng chiến
chống Thực dân Pháp xâm lược (1945-1954):


- Khởi nghĩa vũ trang ở Đơng Triều, Mạo Khê, Tràng Bạch, Chí Linh ngày
08/6/1945.


- Trận chiến đấu tập kích đồn ng Bí và Trại Bí Chợ của du kích quân chiến khu
Đơng Triều, ngày 01/7/1945.


- Trận tập kích đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng n của du kích qn chiến khu Đơng
Triều, ngày 20/7/1945.


- Trận đánh chiếm tàu Cray-xắc và Ô-đa-xi-ơ trên vịnh Hạ Long, ngày 07 và
11/9/1945..


- Trận tập kích địch ở Hà Lầm, đêm 24 rạng ngày 25/12/1946.


- Trận phục kích đồn xe qn sự của địch ở Điền Xá, Tiên Yên, ngày 04/3/1949.
- Trận tập kích địch ở thị xã Móng Cái, ngày 27/3/1949.


- Trận tập kích địch ở đồn Bình Liêu đêm 24 ngày 25/12/1950.


- Quân dân tỉnh Quảng Yên tham gia chiến dịch đường số 18 (23/3 đến 07/4/1951).
- Chống chiến dịch càn quét Bô- lê-rô ở vùng sau lưng địch của quân và dân tỉnh
Quảng Yên (28/6 đến 26/8/1952)



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Trận chống càn bảo vệ căn cứ Bằng Tân, xã Thượng Yên Công, huyện Yên
Hưng, tỉnh Quảng Yên từ ngày 04 đến ngày 07/10/1953.


<i> Câu hỏi 5: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân tỉnh </i>
<i>Quảng Ninh đã bắn cháy bao nhiêu máy bay? tiêu diệt và bắt sống bao nhiêu giặc </i>
<i>lái Mỹ ? Tên giặc lái Mỹ bị bắt sống đầu tiên trên miền Bắc bị quân dân Quảng </i>
<i>Ninh bắt vào ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Hãy kể tên một số người trực tiếp bắt </i>
<i>sống tên giặc lái Mỹ? Địa phương nào trong tỉnh bắn cháy nhiều máy bay nhất ? </i>
<i>Thư khen của Hồ Chủ tịch gửi quân và dân Quảng Ninh bắn rơi 100 máy bay Mỹ </i>
<i>được Bác viết vào thời điểm nào? Bạn hãy nêu toàn văn bức thư khen của Bác.</i>
<i><b> Trả lời:</b></i>


<i><b>*Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Quảng Ninh đã </b></i>
<i><b>bắn cháy 200 máy bay Mỹ (chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bắn rơi 173 chiếc,</b></i>
<i><b>lần thứ 2 bắn rơi 27 chiếc); Dân qn du kích xã Xn Sơn, huyện Đơng Triều </b></i>
<i><b>là đơn vị bắn rơi chiếc máy bay thứ 100 trên bầu trời Quảng Ninh và quân dân </b></i>
<i><b>xã đảo Ngọc Vừng, huyện Cẩm Phả là đơn vị bắn rơi chiếc máy bay thứ 200 </b></i>
<i><b>trên bầu trời Quảng Ninh. Quân dân Quảng Ninh đã tiêu diệt và bắt sống nhiều</b></i>
<i><b>giặc lái Mỹ.</b></i>


<i><b>* Tên giặc lái Mỹ bị bắt sống đầu tiên trên miền Bắc bị quân dân Quảng Ninh </b></i>
<i><b>bắt vào ngày 5/8/1964 tại Vịnh Hạ Long, thuộc thị xã Hồng Gai, tỉnh Quảng </b></i>
<i><b>Ninh là Trung uý phi công Mỹ E.An-vơ- rét (Everette Alvaez). Đây cũng là tên </b></i>
<i><b>tù binh ở lâu năm nhất trong nhà tù Hoả Lò, Hà Nội.</b></i>


<i><b>* Tên của một số người trực tiếp bắt sống tên giặc lái Mỹ E.An-vơ-rét là: </b></i>
<i><b>Nguyễn Văn Trần, Tống Văn Tạo và Dương Văn Tân. </b></i>


<i><b>* Địa phương trong tỉnh Quảng Ninh bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất: Thị xã </b></i>


<i><b>Hồng Gai là địa phương bắn rơi nhiều máy bay nhất; huyện Yên Hưng (nay là </b></i>
<i><b>thị xã Quảng Yên) là nơi dân quân du kích hạ nhiều máy bay nhất so với các </b></i>
<i><b>địa phương trong tỉnh.</b></i>


<i><b>* Toàn văn thư khen của Hồ Chủ tịch gửi quân và dân Quảng Ninh nhân dịp </b></i>
<i><b>bắn rơi 100 máy bay Mỹ (viết vào ngày 19/8/1966).</b></i>


<i>Thân ái gửi đồng bào các dân tộc, bộ đội, công nhân và cán bộ Quảng </i>
<i>Ninh.</i>


<i>Ngày 5 tháng 8 năm 1964, trong trận đầu tiên giặc Mỹ dùng Không quân phá hoại</i>
<i>miền Bắc nước ta, quân và dân Quảng Ninh đã chiến thắng vẻ vang, bắn rơi 3 máy</i>
<i>bay Mỹ.</i>


<i> Liên tiếp lập chiến công, đến ngày 15 tháng 8 năm nay, Quảng Ninh đã bắn </i>
<i>rơi 100 máy bay Mỹ, đồng thời dũng cảm khắc phục khó khăn, thi đua sản xuất.</i>
<i> Bác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi đồng </i>
<i>bào, bộ đội và cán bộ tỉnh ta.</i>


<i> Quân và dân Quảng Ninh hãy phát huy truyền thống anh hùng của đất mỏ, </i>
<i>ln ln đồn kết chặt chẽ, nâng cao cảnh giác, đánh tan mọi âm mưu tội ác của </i>
<i>giặc Mỹ, lập nhiều thành tích chiến đấu và sản xuất to lớn hơn nữa.</i>


<i> Chào thân ái và quyết thắng</i>
<i> BÁC HỒ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b> Trả lời:</b></i>


* Tính đến tháng 3/2012, tỉnh Quảng Ninh có 125 Bà mẹ được Đảng, Nhà
nước phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Hiện nay có 07


mẹ cịn sống.


<i> Câu hỏi 7: Tính đến hết tháng 3/2012,tỉnh ta có bao nhiêu tập thể và cá </i>
<i>nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân” qua các thời kỳ? </i>
<i>Bạn hãy nêu tên các tập thể và cá nhân và thời gian được phong tặng? Hiện nay </i>
<i>tỉnh ta có bao nhiêu đồng chí đã hi sinh được cơng nhận là liệt sỹ?</i>


<i><b>Trả lời: </b></i>


*Tính đến tháng 3/2012, tỉnh Quảng Ninh có 78 tập thể và 16 cá nhân được Đảng,
Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”.


+ Về tập thể (78 đơn vị):


1. Đội cảnh sát Phịng cháy chữa cháy Hạ Long, Cơng an tỉnh Quảng Ninh, được
phong tặng ngày 01/01/1967.


2. Đại đội Tự vệ Nhà sàng Cửa Ông, được phong tặng ngày 22/12/1967.


3. Đội cảnh sát tuần tra kiểm soát vịnh Hạ Long, được phong tặng ngày 03/9/1973.
4. Trạm 301 (Cửa Ông), Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh, được phong
tặng ngày 03/9/1973.


5. Tự vệ Xí nghiệp Bến cảng Hòn Gai, được phong tặng ngày 03/9/1973.
6. LLVT nhân dân xã NgọcVừng, được phong tặng ngày 31/12/1973.


7. Đồn 8 Cô Tô, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh, được phong tặng
ngày 06/11/1978.


8. LLVT nhân dân thị xã Hòn Gai, được phong tặng ngày 06/11/1978.


9. LLVT nhân dân thị xã Cẩm Phả, được phong tặng ngày 06/11/1978.
10. Đồn 8 (Cô Tô), được phong tặng ngày 31/10/1978.


11. Lực lượng Công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh, được phong tặng ngày
19/12/1979.


12. Đại đội 6, Công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh, được phong tặng ngày
19/12/1979.


13. Đồn 209 (Pị Hèn), Cơng an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh, được phong
tặng ngày 19/12/1979; được phong tặng lần 2 thời kỳ đổi mới ngày 12/12/2000.
14. LLVT nhân dân tỉnh Quảng Ninh, được phong tặng ngày 20/12/1979.


15. Lực lượng Công an nhân dân tỉnh Quảng Ninh, được phong tặng năm 1980.
16. Cơng an huyện Bình Liêu, được phong tặng năm 1980.


17. Công an huyện Hải Ninh, được phong tặng năm 1982.


18. Công an xã Minh Châu, huyện Cẩm Phả, được phong tặng năm 1982.
19. Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 41, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh, được phong tặng
ngày 13/12/1989.


20. Nhân dân và LLVT xã Hồnh Mơ (Bình Liêu), được phong tặng ngày
29/11/1990.


21. Phịng chống gián điệp và phản động (PA16) Công an tỉnh Quảng Ninh được
phong tặng năm 1990.


22. Phòng An ninh kinh tế (PA17) Công an tỉnh Quảng Ninh, được phong tặng
năm 1995.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

25. Phịng cảnh sát hình sự, (PC14) Cơng an tỉnh Quảng Ninh, được phong tặng
ngày22/7/1998.


26. Phịng Tình báo, Cơng an tỉnh Quảng Ninh, được phong tặng ngày 22/7/1998.
27. Cán bộ, nhân dân và LLVT thị xã ng Bí, được phong tặng ngày 22/8/1998.
28. Cán bộ, nhân dân và LLVT xã Yên Đức, huyện Đông Triều, được phong tặng
ngày 22/8/1998.


29. Cán bộ, công nhân và Lực lượng tự vệ Nhà máy Điện ng Bí, được phong
tặng ngày 22/8/1998.


30. Hải đội 2, Bộ đội biên phòng Quảng Ninh, được phong tặng ngày 11/6/1999.
31. Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Bưu điện tỉnh Quảng Ninh, được
phong tặng ngày 11/6/1999.


32. Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ mỏ Than Đèo Nai, được phong
tặng ngày 22/8/1999.


33. Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Yên Hưng, được tuyên dương ngày
26/4/2000.


34. Cán bộ, nhân dân và LLVT xã Hà An, huyện Yên Hưng, được phong tặng ngày
28/4/2000


35. Công an thị xã Cẩm Phả, được tuyên dương ngày 29/8/2000.


36. Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Hòn Gai, BĐBP Quảng Ninh, được phong
tặng ngày 28/4/2000.



37. Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Bến phà Bãi Cháy, được phong
tặng ngày 28/4/2000.


38. Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Mỏ Than Hà Tu, được phong tặng
ngày 28/4/2000.


39. Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Vân Đồn, được phong tặng ngày
08/11/2000.


40. Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Hoành Bồ, được phong tặng ngày
10/4/2001.


41. Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Bình Liêu, được phong tặng ngày
04/01/2002.


42. Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Ba Chẽ, được phong tặng ngày 04/01/2002.
43. Cán bộ, nhân dân và LLVT thị xã Móng Cái, được phong tặng ngày


04/01/2002.


44. Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Công ty Than Cọc Sáu, được
phong tặng ngày 01/02/2002


45. Cán bộ, nhân dân và LLVT xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, phong tặng ngày
27/02/2002.


46. Cán bộ, nhân dân và LLVT xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, được phong tặng
ngày 27/02/2002.


47. Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Điện lực Quảng Ninh, được phong


tặng ngày 19/3/2002.


48. Phịng PC16, Cơng an tỉnh Quảng Ninh, được phong tặng ngày 11/8/2003.
49. Nhân dân và LLVT xã Vạn Ninh, thị xã Móng Cái, được phong tặng ngày
18/8/2003.


50. Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Tiên Yên, được phong tặng ngày
03/11/2004.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

52. Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Cơng ty Tuyển Than Cửa Ơng,
được phong tặng ngày 03/11/2004.


53. Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Công ty Than Mạo Khê, được
phong tặng ngày 03/11/2004.


54. Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Công ty Than Thống Nhất, được
phong tặng ngày 03/11/2004.


55. Đồn Biên phịng 23 (Hồnh Mơ), được phong tặng ngày 20/12/2004.
56. Nhân dân và LLVT huyện Đầm Hà, được phong tặng ngày 23/5/2005.


57. Nhân dân và Lực lượng dân quân phường Hà Lầm, thành phố Hạ Long, được
phong tặng ngày 24/6/2005.


58. Nhân dân và LLVT xã Việt Hưng, huyện Hoành Bồ, được phong tặng ngày
24/6/2005.


59. Nhân dân và LLVT xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, được phong tặng ngày
24/6/2005.



60. Nhân dân và LLVT xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, được phong tặng ngày
24/6/2005.


61. Nhân dân và LLVT xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên, được phong tặng ngày
24/6/2005.


62. Nhân dân và LLVT xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng, được phong tặng ngày
24/6/2005.


63. Nhân dân và LLVT xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều, được phong tặng ngày
24/6/2005.


64. Nhân dân và LLVT phường Hà Tu, TP Hạ Long, được phong tặng ngày
24/6/2005.


65. Nhân dân và LLVT phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, được phong tặng ngày
24/6/2005.


66. Nhà máy Cơ khí Cẩm Phả (nay là Công ty Công nghiệp ô tô Than Việt Nam),
được phong tặng ngày24/6/2005.


67. Công an TP Hạ Long, được phong tặng ngày 08/8/2005.


68. Ban CHQS TP Móng Cái được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng
LLVT nhân dân” ngày 30/5/2009.


69. Nhân dân và LLVT xã Minh Thành, huyện Yên Hưng, được phong tặng ngày
28/5/2010.


70. Nhân dân và LLVT xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, được phong tặng ngày


28/5/2010.


71. Cơng ty Cổ phần Cơ khí Hịn Gai, được phong tặng ngày 28/5/2010.


72. Nhân dân và LLVT xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều, được phong tặng ngày
28/5/2010.


73. Nhân dân và LLVT xã Tân Việt, huyện Đông Triều, được phong tặng ngày
28/5/2010.


74. Nhân dân và LLVT xã Bình Dương, huyện Đơng Triều, được phong tặng ngày
28/5/2010.


75. Nhân dân và LLVT xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, được phong tặng ngày
28/5/2010.


76. Nhân dân và LLVT xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, được phong tặng ngày
28/5/2010.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

78. Nhân dân và LLVT xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, được phong tặng ngày
28/5/2010.


+ Về cá nhân (16 đ/c):


1. Anh hùng Nguyễn Văn Thuần, được phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT
nhân dân” ngày 31/8/1955.


2. Anh hùng Lỷ A Coỏng, được phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân
dân” ngày 01/01/1967.



3. Anh hùng Đỗ Viết Cường, được phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân
dân” ngày 23/3/1973.


4. Anh hùng Vũ Thành, được phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân
dân”ngày 31/12/1973.


5. Anh hùng Đoàn Sinh Hưởng, được phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT
nhân dân” ngày12/9/1975.


6. Anh hùng Trần Ngọc Giao, được phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân
dân” ngày 20/12/1979.


7. Anh hùng liệt sỹ Hà Quang Vóc, được truy tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT
nhân dân” ngày 15/01/1976.


8. Anh hùng liệt sỹ Đỗ Chu Bỉ, được truy tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân
dân” ngày 19/12/1979.


9. Anh hùng liệt sỹ Đỗ Sỹ Hoạ, được truy tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân
dân” ngày 19/12/1979.


10. Anh hùng liệt sỹ Đặng Bá Hát, được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân
dân ngày 30/8/1995.


11. Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Xuân Việt, được truy tặng danh hiệu Anh hùng
LLVT nhân dân ngày 23/7/1997.


12. Anh hùng liệt sỹ Đào Phúc Lộc, được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT
nhân dân ngày 31/7/1998..



13. Anh hùng liệt sỹ Lê Lương, được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân
dân ngày 27/02/2002.


14. Anh hùng liệt sỹ Đỗ Thị Sinh, được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân
dân ngày 24/6/2005.


15. Anh hùng Phạm Minh Thư, được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân
dân ngày 21/12/2005.


16. Anh hùng Đỗ Văn Mến, được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân
ngày 29/5/2009.


*Tính đến tháng 3/2012 tồn tỉnh có 7.700 liệt sỹ; 6.415 đồng chí thương binh,
1.648 bệnh binh; Trong đó: Cịn sống 4.703 thương binh và 1.410 bệnh binh.
<i>Câu hỏi 8: Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh được tái thành lập vào thời gian nào? Bạn </i>
<i>hãy cho biết về một số nhiệm vụ chính của Bộ CHQS tỉnh hiện nay?</i>


<i><b>Trả lời:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

CHQS tỉnh Quảng Ninh đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh và sự chỉ huy của Tư lệnh Quân khu.


* Một số nhiệm vụ chính của Bộ CHQS tỉnh hiện nay:
I. Chức năng


1. Làm tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND,UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực
hiện công tác quân sự địa phương, quốc phịng tồn dân.


2. Quản lý Nhà nước về mặt quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức xây dựng lực
lượng vũ trang tỉnh vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và hoàn thành các


nhiệm vụ khác được giao.


3. Trực tiếp quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng vũ trang nhân dân địa phương
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ quân sự Trung ương, Bộ quốc phòng;
Đảnguỷ, Bộ Tư lệnh Quân Khu 3; Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh.


II. Nhiệm vụ


1. Tổ chức xây dựng, bảo vệ tiềm lực quốc phòng của địa phương, xây dựng LLVT
địa phương (Bao gồm bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên), xây
dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu
vực phòng thủ; quản lý, huy động nền kinh tế quốc dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
quốc phòng của địa phương và cả nước trong mọi tình huống.


2. Triển khai thực hiện công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, công
tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự, hoạt động phong trào thi đua quyết thắng trong
lực lượng vũ trang.


3. Xây dựng quyết tâm, kế hoạch phòng thủ, quyết tâm bảo vệ chế độ XHCN, kế
hoạch xây dựng LLVT địa phương.


4. Tổ chức, chỉ đạo lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên
phối hợp với bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an nhân dân và các lực lượng
khác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội; làm cơng tác vận động quần
chúng và tổ chức huy động các lực lượng thực hiện công tác phòng thủ dân sự tại
địa phương.


5. Thực hiện cơng tác giáo dục quốc phịng tồn dân, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng cho cán bộ các cấp và giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên theo quy
định của pháp luật.



6. Tổ chức tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, Nghị quyết, văn bản quy định của địa phương về
cơng tác quốc phịng, giải đáp chế độ, chính sách có liên quan đến lĩnh vực quân sự
– Quốc phòng địa phương.


7. Thực hiện phối kết hợp, phát triển quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội, đối ngoại; gắn quốc phòng – an ninh với kinh tế; xây dựng cơ sở chính
trị vững mạnh tồn diện làm nịng cốt để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc;
quản lý, bảo vệ các cơng trình quốc phịng và các khu vực quân sự ở địa phương.
8. Xây dựng và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ, đề xuất bảo đảm ngân sách cho
cơng tác quốc phịng địa phương. Thi hành mọi chủ trương, chính sách về củng cố
quốc phòng, xây dựng quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, dự bị động viên theo
quy định của pháp luật. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, động viên sức
người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


9. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác
quân sự, quốc phòng địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i> - Những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng LLVT tỉnh </i>
<i>trong 10 năm trở lại đây (2002-2012). </i>


<i>- Bạn có thể hiến kế hoặc tham gia đóng góp ý kiến cho Đảng ủy Quân sự tỉnh, Bộ </i>
<i>CHQS tỉnh để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của LLVT tỉnh trong thời kỳ </i>
<i>mới ?</i>


<i><b>Trả lời:</b></i>


*Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành LLVT tỉnh Quảng Ninh đã
xây đắp nên truyền thống vẻ vang “Đoàn kết, sáng tạo, bất khuất, kiên trung, chiến


thắng”.


* Những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng LLVT tỉnh trong 10
năm trở lại đây (2002-2012).


- Năm 2002: Bộ CHQS tỉnh được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động
hạng Ba về thành tích thực hiện chính sách hậu phương quân đội.


- Năm 2003: Ban CHQS thị xã Móng Cái và Ban CHQS huyện Vân Đồn được Nhà
nước tặng thưởng Huân chương Chiến cơng hạng Ba “Vì đã có thành tích thực
hiện nhiệm vụ cơng tác qn sự, quốc phịng địa phương”.


- Năm 2007:


+ Bộ CHQS tỉnh được Nhà nước tặng thưởng Hn chương Qn cơng hạng Ba
“Vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cơng tác xây dựng QĐND Việt Nam,
củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ
quốc”.


+ Ban CHQS thành phố Hạ Long, Tiểu đồn tự vệ Cơng ty Than Cọc Sáu và Tiểu
đồn tự vệ Bưu điện tỉnh Quảng Ninh được Chính phủ tặng Bằng khen về thành
tích thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.


- Năm 2008:


+ Tiểu đồn tự vệ Cơng ty Tuyển Than Cửa Ơng được Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba “Vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác
huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng QĐND, củng cố quốc phòng từ
năm (2003-2007).



- Năm 2009:


+ Bộ CHQS tỉnh được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng
Nhì “Vì đã có thành tích trong thực hiện Pháp lệnh Dân quân tự vệ từ năm
1996-2008.


+ Ban CHQS TP Móng Cái được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng
LLVT nhân dân” (là Ban CHQS cấp huyện duy nhất trong cả nước được phong
tặng danh hiệu cao quý này trong thời kỳ đổi mới).


+ Nhân dân và LL DQTV huyện Cơ Tơ được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng
khen “Vì đã có thành tích xuất sắc trong 12 năm thực hiện Pháp lệnh DQTV”.
+ Nhân dân và LL DQTV TP Móng Cái được Nhà nước tặng thưởng Huân chương
Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì “Vì đã có thành tích xuất sắc trong 12 năm thực hiện
Pháp lệnh DQTV”.


+ Lực lượng tự vệ Công ty Tuyển Than Cửa Ông được Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba “Vì đã có thành tích xuất sắc trong 12 năm
thực hiện Pháp lệnh DQTV”.


- Năm 2010:


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

+ Ban CHQS huyện Yên Hưng được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen “Vì đã
có thành tích trong huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng và củng cố Quốc
phòng, BVTQ”.


- Năm 2011: Bộ CHQS tỉnh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen “Vì đã có
thành tích trong cơng tác giáo dục QP-AN từ năm 2001-2010”.


<i>* Ý kiến đóng góp cho Đảng ủy Quân sự tỉnh, Bộ CHQS tỉnh.</i>


<i>- Người dự thi tự trả lời. </i>


<i> Câu hỏi 10: Bạn hãy viết một đoạn văn (hoặc thơ) về con người và vùng đất </i>
<i>Quảng Ninh hoặc một câu chuyện về tình cảm gắn bó qn-dân về LLVT tỉnh mà </i>
<i>bạn được biết?</i>


</div>

<!--links-->

×