Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đề số 29 môn hóa 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.56 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NINH BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 05 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
THPT NHO QUAN A
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Mơn thi thành phần: HỐ HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Mã đề thi 068
Số báo danh: ..........................................................................
* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra khơng tan trong nước.
Câu 41. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng nhưng là?
A. Nilon-6,6.
B. Poli(vinylclorua). C. Polietilen.
D. Poli(metyl metacrylat).
Câu 42. Este etyl fomat có công thức là
A. HCOOCH3.
B. CH3COOCH3.
C. HCOOC2H5.
D. HCOOCH=CH2.
Câu 43. Hợp chất H2N-CH2-COOH có tên thơng thường là
A. Alanin.
B. Axit aminoaxetic. C. Glyxin.
D. Axit 2-aminoetanoic.


Câu 44. Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron,
polibutađien, tơ visco, tơ lapsan. Số polime tổng hợp có trong dãy là:
A. 6.
B. 5.
C. 7.
D. 4.
Câu 45. Thủy phân hoàn toàn 0,15 mol pentapeptit X có cơng thức Gly(Ala) 2(Val)2 trong dung dịch
NaOH (vừa đủ). Đem cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m

A. 89,82.
B. 98,28.
C. 82,84.
D. 89,55.
Câu 46. Chất nào dưới đây tác dụng với H2 (Ni, t°) tạo thành sobitol?
A. Glucozơ.
B. Xenlulozơ.
C. Tinh bột.
D. Saccarozơ.
Câu 47. Công thức cấu tạo của đimetylamin là
A. CH3NH2.
B. (CH3)2NH.
C. CH3CH2NH2.
D. (CH3)3N.
Câu 48. Thủy phân không hồn tồn a gam tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Val trong mơi trường axit thu được
29,2 gam Gly-Ala; 52,2 gam Gly-Val; 26,7 gam Ala và m gam hỗn hợp 2 aminoaxit là Gly và Val. Giá
trị của m?
A. 57,2.
B. 65,2.
C. 82,1.
D. 60,9.

Câu 49. Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?
A. HCI.
B. HNO3 loãng.
C. FeSO4.
D. H2SO4 loãng.
Câu 50. Cho các phát biểu sau:
(1) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(2) Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
1


(3) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
(4) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bên thành sợi "len” đan áo rét.
(5) Tơ olon, tơ capron, to enang đều điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(6) Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 51. Saccarozơ thuộc loại:
A. Polime.
B. Monosaccarit.
C. Polisaccarit.
D. Disaccarit.
Câu 52. Chất nào sau đây là este?
A. CH3COCH3.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOH.
D. CH3CHO.

Câu 53. Khi xà phịng hóa tristearn ta thu được sản phẩm là:
A. C17H35COONa và glixerol.
B. C15H31COONa và etanol.
C. C15H31COONa và glixerol.
D. C17H33COONa và glixerol.
Câu 54. Cho các chất sau: etyl axetat, tripnamitin, saccarozơ, etylamin, Gly-Ala, anbumin của lòng
trắng trứng. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 55. Có 4 hóa chất: metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng
dần lực bazơ là
A. (2) < (3) < (1) < (4).
B. (2) < (3) < (4) < (1).
C. (4) < (1) < (2) < (3).
D. (3) < (2) < (1) < (4)
Câu 56. Cho các loại tơ: Tơ capron (1); tơ tằm (2); tơ nilon-6,6 (3); tơ axetat (4); tơ clorin (5); sợi bông
(6); tơ visco (7); tơ enang (8); tơ lapsan (9). Có bao nhiêu loại tơ khơng có nhóm amit?
A. 6.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 57. Trong phân tử Ala-Gly, aminno axit đầu N chứa nhóm
A. NH2.
B. COOH.
C. NO2.
D. CHO.
Câu 58. Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Au, Al. Kim loại trong dãy có độ dẫn điện tốt nhất là
A. Al.

B. Au.
C. Cu.
D. Ag.
Câu 59. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản phẩm của phản ứng xà phịng hố chất béo là axit béo và glixerol.
B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
C. Trong cơng nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
D. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức ln là một số chẵn.
Câu 60. Đốt cháy hồn toàn 6,2 gam metylamin rồi cho sản phẩm chảy qua dung dịch Ca(OH) 2 dư.
Khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng là
A. 22 gam.
B. 20,6 gam.
C. 20 gam.
D. 17,8 gam.
Câu 61. Este có mùi chuối chín là
A. Geranyl axetat.
B. Isoamyl axetat.
C. Etyl axetat.
D. Etyl butirat.
Câu 62. Đun nóng tripeptit với Cu(OH)2 trong môi trường kiểm thu được phức chất có màu
2


A. Tím.
B. Vàng.
C. Đỏ gạch.
D. Xanh lam.
Câu 63. Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mối ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH) 2,
CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là:
A. 4.

B. 3.
C. 5.
D. 2
Câu 64. Thủy phân hoàn tồn 34,2 gam saccarozơ có xúc tác là H2SO4 lỗng thu được dung dịch X. Cho
X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3 đun nóng thu được kết tủa có chứa a gam Ag. Cịn nếu
cho X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom đã phản ứng. Giá trị của a, b lần lượt là
A. 43,2 và 16.
B. 21,6 và 32.
C. 43,2 và 32.
D. 21,6 và 16.
Câu 65. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl lỗng.
(3) Ngâm lá nhơm trong dung dịch NaOH.
(4) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong dung dịch HCl.
(5) Để một vật bằng gang ngồi khơng khí ẩm.
(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mịn điện hóa là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 66. Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ và tinh bột, ta đều thu được các phân tử gluczơ. Điều đó
chứng tỏ:
A. Xelulozơ và tinh bột đều bao gồm các gốc glucozơ liên kết với nhau.
B. Xelulozơ và tinh bột đều tham gia phản ứng tráng gương.
C. Xelulozơ và tinh bột đều là polime có nhánh.
D. Xelulozơ và tinh bột đều phản ứng với Cu(OH)2.
Câu 67. Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm.

B. Tơ axetat.
C. Tơ capron.
D. Tơ nilon-6,6.
Câu 68. Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y
và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có cơng thức là:
A. HCOOC3H7.
B. C2H5COOCH3.
C. HCOOC3H5.
D. CH3COOC2H5.
Câu 69. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?
A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
C. Amilozơ có cấu trúc mạch khơng phân nhánh.
D. Saccarozơ có phản ứng tráng gương.
Câu 70. Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, tripanmitin và triolein đều là chất rắn.
(2) Khi thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-aminoaxit.
(3) Alanin, anilin, lysin đều khơng làm đối mẫu qui tím.
(4) Các aminoaxit đều có tính lưỡng tính
3


(5) Các hợp chất peptit, glucozơ, glixerol, saccarozơ đều có khả năng tạo phức với Cu(OH)2.
(6) Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
Số nhận định không đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 71. Tiến hành thí nghiệm theo trình tự sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 2 ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Cho thêm vào phần kết tủa khoảng 2ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, phần dung dịch thu được có màu xanh lam.
B. Thí nghiệm này chứng tỏ glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl.
C. Kết quả tương tự khi thay glucozơ bằng saccarozơ.
D. Sau bước 1, kết tủa thu được có màu xanh.
Câu 72. Có hai dung dịch loãng X và Y, mỗi dung dịch chứa một chất tan có số mol bằng nhau. Tiến
hành các thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho bột Fe dư vào X, thu được a mol một chất khí duy nhất khơng màu, hóa nâu trong khơng
khí.
+ TN2: Cho Fe dư vào Y, thu được 2a mol một chất khí duy nhất khơng màu, khơng hóa nâu trong
khơng khí.
TN3: Trộn X với Y rồi thêm bột Fe dư, thu được 2a mol một chất khí duy nhất khơng màu, hóa nâu
trong khơng khí.
Biết các phản ứng xảy ra hồn tồn và chỉ tạo muối của kim loại. Hai dung dịch X, Y lần lượt là
A. HNO3, H2SO4.
B. HNO3, NaHSO4. C. NaHSO4, HCI.
D. KNO3, H2SO4.
Câu 73. Cho hỗn hợp E gồm X (CmH2m+4O4N2) là muối của axit cacboxylic đa chức và chất Y
(CnH2n+4O3N2). Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol E cần vừa đủ 1,3 mol O 2, thu được H2O, N2 và 1,0 mol CO2.
Mặt khác, cho 0,3 mol E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được etylamin duy
nhất và dung dịch chứa m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là
A. 34,4.
B. 30,4.
C. 32,6.
D. 35,3.
Câu 74. Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3

(b) X1 + HCl → X4 + NaCl
(c) X2 + HCl → X5 + NaCl
(d) X3 + X4 → X6 + H2O
Biết X là hợp chất hữu mạch hở có công thức phân tử C 5H8O4 và chứa hai chức este; X2, X3 đều có hai
nguyên tử cacbon trong phân tử và khối lượng mol của X 5 nhỏ hơn khối lượng mol của X3. Phát biểu
nào sau đây sai?
A. X tham gia phản ứng tráng gương.
B. Phân tử X6 có 3 nguyên tử oxi.
C. Phân tử khối của X6 là 104.
D. X4 là hợp chất hữu cơ đơn chức.
4


Câu 75. Để m gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và Fe trong khơng khí, sau một thời gian thu được 27 gam
rắn Y. Hịa tan hồn tồn Y vào hỗn hợp T gồm H 2SO4 và HNO3 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 0,25 thì thu
được dung dịch Z chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 3,48 gam hỗn hợp khí T chỉ chứa 4 khí là sản phẩm
khử của N+5. Trong T, oxi chiếm 25% tổng số nguyên tử. Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 0,85
mol Ba(OH)2 thu được 227,34 gam kết tủa A. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,6.
B. 22,7.
C. 26,4.
D. 21,9.
Câu 76. Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol: X (no, đơn chức), Y
(không no, đơn chức, phân tử có hai liên kết pi) và Z (no, hai chức). Cho 0,2 mol E phản ứng vừa đủ với
dung dịch NaOH, thu được 12,88 gam hỗn hợp ba ancol cùng dãy đồng đẳng và 24,28 gam hỗn hợp T
gồm ba muối của ba axit cacboxylic. Đốt cháy toàn bộ T cần vừa đủ 0,175 mol O 2, thu được Na2CO3,
CO2 và 0,055 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12.
B. 6.
C. 9.

D. 5.
Câu 77. Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam một triglixerit X cần vừa đủ 27,776 lít O 2 (đktc) thu được số
mol CO2 và số mol H2O hơn kém nhau 0,064. Mặt khác, hiđro hóa hồn tồn một lượng X cần 0,096
mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phịng hóa hồn tồn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu
được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là
A. 42,528.
B. 41,376.
C. 42,720.
D. 11,424.
Câu 78. Cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,8M, thu được dung dịch
X chứa 14,43 gam chất tan. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch Y chứa H 2SO4 0,6M và
HCl 0,8M, thu được dung dịch Z chứa 23,23 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hồn tồn. Tính giá trị
của m
A. 11,76.
B. 10,29.
C. 8,82.
D. 7,35
Câu 79. X là este của a-aminoaxit có cơng thức phân tử C5H11O2N; Y và Z là hai peptit mạch hở (MY <
MZ) được tạo bởi glyxin và alanin có tổng số liên kết peptit là 7. Đun nóng 71,69 gam hỗn hợp E chứa
X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa 2 muối và 13,8 gam ancol T. Đốt cháy toàn
bộ hỗn hợp muối cần dùng 2,8275 mol O 2, thu được Na2CO3, CO2, H2O và 8,624 lít khí N2 (đktc). Tỷ lệ
mắt xích Gly : Ala trong Z là?
A. 4 : 3.
B. 1 : 1.
C. 2 : 3.
D. 3 : 2.
Câu 80. Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch chứa hai muối AgNO 3 0,2M và Cu(NO3)2 0,15M, sau
một thời gian thu được 2,16 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 4,875 gam bột Zn vào dung dịch
X sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5,45 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m


A. 11,2.
B. 4,48.
C. 2,24.
D. 1,24.
--------------HẾT---------------

5


ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT NHO QUAN A – NINH BÌNH (LẦN 1)
41. A

42. C

43. C

44. A

45. D

46. A

47. B

48. D

49. B

50. C


51. D

52. B

53. A

54. D

55. D

56. B

57. A

58. D

59. A

60. D

61. B

62. A

63. D

64. A

65. A


66. A

67. B

68. B

69. C

70. B

71. B

72. B

73. B

74. C

75. D

76. C

77. C

78. B

79. A

80. D


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 41: Chọn A.
Câu 42: Chọn C.
Câu 43: Chọn C.
Câu 44: Chọn A.
Các polime tổng hợp có trong dãy là: polietilen, nilon-6,6, tơ nitron, polibutađien, tơ lapsan.
Câu 45: Chọn D.
Muối khan gồm GlyNa (0,15), AlaNa (0,3) và ValNa (0,3)
→ m muối = 89,55 gam.
Câu 46: Chọn A.
Câu 47: Chọn B.
Câu 48: Chọn D.
Đặt x, y là số mol Gly và Val
Bảo toàn Gly -> n Gly tổng = x + 0,2 + 0,3 = x + 0,5
Bảo toàn Val -> n Val tổng = y + 0,3
Bảo toàn Ala -> nAla tổng = 0,2 + 0,3 = 0,5
Trong phân tử Gly-Ala-Val thì:
n Gly = 2n Ala → x + 0,5 = 2.0,5
n Val = n Ala → y + 0,3 = 0,5
→ x = 0,5 và y = 0,2
→ m = 60,9 gam.
Câu 49: Chọn B.
Câu 50: Chọn C.
(1) Đúng
(2) Sai
(3) Sai, là tơ bán tổng hợp (nhân tạo)
(4) Đúng
(5) Sai, tơ olon điều chế bằng trùng hợp, tơ capron điều chế bằng trùng hợp hoặc trùng ngưng.
(6) Đúng.
Câu 51: Chọn D.

6


Câu 52: Chọn B.
Câu 53: Chọn A.
Câu 54: Chọn D.
Các chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là: etyl axetat, tripnamitin, Gly-Ala,
anbumin.
Câu 55: Chọn D.
Gốc no làm tăng tính bazơ, gốc thơm làm giảm tính bazơ nên: (3) < (2) < (1) < (4).
Câu 56: Chọn B.
Các tơ khơng có nhóm amit: tơ axetat; tơ clorin; sợi bông; tơ visco; tơ lapsan.
Câu 57: Chọn A.
Câu 58: Chọn D.
Câu 59: Chọn A.
Câu 60: Chọn D.
n CH3NH 2 = 0, 2 → n CO2 = 0, 2 và n H2O = 0,5
m bình tăng = m CO2 + m H2O = 17,8 gam.
Câu 61: Chọn B.
Câu 62: Chọn A.
Câu 63: Chọn D.
Glixerin trioleat (hay triolein) (C17H33COO)3C3H5 thuộc loại este khơng no nên có phản ứng với dung
dịch Br2, dung dịch NaOH.
Câu 64: Chọn A.
Saccarozơ + H2O -> Glucozơ + Fructozơ
0,1…………………..0,1………..0,1
nAg = 2nGlucozơ + 2nFructozơ = 0,4
→ m Ag = a = 43, 2gam
n Br2 = n Glucozo = 0,1
→ m Br2 = b = 16gam.

Câu 65: Chọn A.
Các trường hợp có ăn mịn điện hóa khi có cặp điện cực tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với
dung dịch điện li:
(1) Cu-Ag
(4) Fe-Cu
(5) Fe-C
Câu 66: Chọn A.
Câu 67: Chọn B.
Câu 68: Chọn B.
M Y = 16.2 = 32 → Y là CH3OH
→ X là C2H5COOCH3.
Câu 69: Chọn C.
7


Câu 70: Chọn B.
(1) Sai, ở điều kiện thường, tripanmitin ở dạng rắn, triolein ở dạng lỏng.
(2) Đúng
(3) Sai, lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(4) Đúng
(5) Đúng
(6) Sai, axit adipic.
Câu 71: Chọn B.
A. Đúng, glucozơ hay saccarozơ đều tạo phức với Cu(OH)2.
B. Đúng.
C. Sai, thí nghiệm chứng mính glucozơ có nhiều OH.
D. Đúng.
Câu 72: Chọn B.
X + Fe -> Khí NO nên loại B, C.
TN3 thu được lượng NO gấp đơi TN1 nên hỗn hợp X + Y có số mol H+ nhiều gấp đôi H+ trong X.

→ Chọn HNO3, NaHSO4.
Câu 73: Chọn B.
Đặt x, y là số mol các chất X, Y
n E = x + y = 0,3
n O2 = x(1,5m − 1) + y(1,5n − 0,5) = 1,3
m CO2 = mx + ny = 1(*)
→ x = 0,1; y = 0, 2
(*) → m + 2n = 10
Với m ≥ 6 và n ≥ 2 → m = 6 và n = 2 là nghiệm duy nhất.
X là (COONH3-C2H5)2 (0,1) và Y là C2H5NH3NO3 (0,2)
Muối gồm (COONa)2 (0,1) và NaNO3 (0,2)
→ m muối = 30,4 gam.
Câu 74: Chọn C.
(b)(c) -> X1, X2 đều là các muối natri.
X2, X3 đều có 2C nên:
X là HCOO-CH2-CH2-OOC-CH3
X1 là HCOONa -> X4 là HCOOH
X2 là CH3-COONa -> X5 là CH3-COOH
X3 là C2H4(OH)2 -> X6 là HCOO-CH2-CH2-OH
→ B sai.
(Cấu tạo HCOO-CH2-COO-C2H5 không thỏa mãn M X5 < M X3 )
Câu 75: Chọn D.
H2SO4 = x mol và HNO3 = 0,25x mol
Khi có O chiếm 25%, N chiếm 75% nên khí quy thành N3O = 0,06 mol
8


+
Bảo toàn N ⇒ NH 4 = 0, 25x − 0,18mol


Tủa BaSO 4 = x mol ⇒ Ba(AlO 2 ) 2 = 0,85 − x mol
HH đầu gọi kim loại = y gam và O = z mol
y + 16z = 27
16H + + 3NO3− + 13e ⇒ N 3O + 8H 2O
n H+ = 2, 25x = 16.0, 06 + 10.(0, 25x − 0,18) + 2z
Kết tủa 227,34 + 78.2(0,85 – x) gam gồm:
BaSO4 = x mol, OH − = n Điện tích kim loại = 1,75x + 0,18 mol và Kim loại: y gam
⇒ 233x + 17(1, 75x + 0,18) + y = 227,34 + 78.2.(0,85 − x)
x = 0,8 mol, y = 21,88 gam, z = 0,32 mol.
Câu 76: Chọn C.
Các ancol cùng dãy đồng đẳng nên đều no, đơn chức.
→ n T = n E = 0, 2
Quy đổi T thành CO2 (a), Na (a), C (b) và H (0,055.2 = 0,11)
m muối = 44a + 23a + 12b + 0,11 = 24,28
Bảo toàn electron: a + 4b + 0,11 = 0,175.4
→ a = 0,35 và b = 0,06
T gồm muối đơn (u mol) và muối đôi (v mol)
nT = u + v = 0,2
nNa = u + 2v = 0,35
→ u = 0,05 và v = 0,15
Dễ thấy v > b nên muối đôi không còn C ở gốc → (COONa)2 (0,15)
Số H của 2 muối cịn lại = 0,11/0,05 = 2,2 → Có HCOONa
→ Muối còn lại gồm CH2=CH-COONa (b/2 = 0,03) và HCOONa (u – 0,03 = 0,02)
Quy đổi 12,88 gam ancol thành CH3OH (0,35) và CH2 (0,12)
X là HCOOCH3.xCH2 (0,02).
Y là CH2=CHCOOCH3.yCH2 (0,03)
Z là (COOCH3)2.zCH2 (0,15)
n CH 2 = 0, 02x + 0, 03y + 0,15z = 0,12
→ z = 0 là nghiệm duy nhất. Để có 3 ancol thì x # y # 0
→ x = 3 và y = 2 là nghiệm duy nhất.

X là HCOOC4H9 (0,02)
Y là CH2=CHCOOC3H7 (0,03)
Z là (COOCH3)2 (0,15)
→ %X = 8,81%.

Câu 77: Chọn C.
n CO2 = x và n H2O = y → x − y = 0, 064
Bảo toàn khối lượng: 44x + 18y = 13,728 + 1,24.32
9


→ x = 0,88 và y = 0,816
Bảo toàn O: 6n X + 2n O2 = 2n CO2 + n H2O
→ n X = 0, 016 và M X = 858
Mặt khác, n X = (n H2O − n CO2 ) / (1 − k) → k = 5
→ X cộng 2H2.
n H2 = 0, 096 → n X = n Y = 0, 048
m Y = m X + m H2 = 0, 048.858 + 0, 096.2 = 41,376
n NaOH = 3n Y = 0,144 và n C3H5 (OH)3 = 0, 048
Bảo toàn khối lượng:
m Y + m NaOH = m muối + m C3H5 (OH)3
→ m muối = 42,72 gam.
Câu 78: Chọn B.
Ta có sơ đồ: Glu + NaOH, KOH -> Chất tan + H2O
Đặt n Glu = a(mol), nNaOH = 0,5b (mol), nKOH = 0,8b (mol) và n H2O = c (mol)
Bảo toàn khối lượng:
147a + 40.0,5b + 56.0,8b = 14,43 + 18c (1)
TH1: Nếu Glu hết -> 2a = c (2)
TH2: Nếu kiềm hết -> 0,5b + 0,8b = c (3)
Muối trong Z chứa:

+
(HOOC)2C3H5- NH 3 : a mol
Na+: 0,5b mol
K+: 0,8b mol
Cl-: 0,8x mol
SO 24− : 0,6x mol
Trong đó x là thể tích dung dịch axit.
Bảo tồn điện tích:
a + 0,5b + 0,8b = 0,8x + 0,6x.2 (4)
m muối = 148a + 23.0,5b + 39.0,8b + 0,8x.35,5 + 0,6x.96 = 23,23 (5)
Giải hệ trong TH1 (1)(2)(4)(5): Nghiệm lẻ.
Giải hệ trong TH2 (1)(3)(4)(5):
a = 0,07
b = 0,1
c = 0,13
x = 0,1
→ m Glu = 147a = 10, 29
Câu 79: Chọn A.
Muối gồm GlyNa (u) và AlaNa (v)
10


n N 2 = 0,5u + 0,5v = 0,385
n O2 = 2, 25u + 3, 75v = 2,8275
→ u = 0, 04 và v = 0,73
X là C5H11NO2 -> T là C2H5OH (0,3) hoặc C3H7OH (0,23)
Vì n Gly < 0, 23 nên X là Ala-C2H5 (0,3 mol)
→ Phần còn lại của Y và Z gồm Gly (0,04) và Ala (0,73 – 0,3 = 0,43)
Quy đổi Y, Z thành C2H3ON (0,04 + 0,43 = 0,47), CH2 (0,43) và H2O
m E = 0, 47.57 + 0, 43.14 + m H2 O + 0,3.117 = 71, 69

→ n H2O = 0, 21
Số N = 0,47/0,21 = 2,24
Tổng CONH = 7 -> Tổng N = 9 -> Y là (Gly)2.kCH2 (0,2) và Z là (Gly)7.gCH2 (0,01)
n CH 2 = 0, 2k + 0, 01g = 0, 43 → k = 2 và g = 3 là nghiệm duy nhất.
Y là (Ala)2 và Z là (Gly)4(Ala)3
→ Z có Gly : Ala = 4 : 3
Câu 80: Chọn D.
n AgNO3 = 0, 02 và n Cu ( NO3 )2 = 0, 015
→ n NO− = 0, 05
3

n Zn = 0, 075 > n NO− / 2 nên Zn còn dư và kết thúc chỉ thu được muối Zn(NO3)2 (0,025)
3
Bảo toàn khối lượng kim loại:
m + 0,02.108 + 0,015.64 + 4,875 = 2,16 + 5,45 + 0,025.65
→ m = 1, 24

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×