Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

de thi hoc sinh gioi mon van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.09 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn: Ngữ văn


Thời gian: 150 phút( khơng kể phát đề)


<b>Câu 1: Nhà văn Đức Hen-rích Hai-nơ có viết đoạn thơ trích trong bài Thư gửi mẹ như </b>
sau: (5 điểm)


Con thường sống ngẩng cao đầu, mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng, kiêu kì


Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi.


*
* *


Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng, chân chất
Con thất mình nhỏ bé làm sao!


(Tế Hanh dịch)


a. Nêu nội dung khổ thơ 1 và khổ 2; ở mỗi khổ thơ, nội dung chỉ được nêu trong một
câu. Quan hệ của nội dung giữa hai khổ thơ ấy như thế nào? (2đ)


b. Hai khổ khổ trên nối liền nhau thành một văn bản. Hãy phân tích sự liên kết chặt chẽ
của văn bản.(2đ)


c. Trong đoạn thơ trên có mấy cặp từ trái nghĩa? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của của cặp


từ đó.(1đ)


Câu 2: Truyện “<i><b>Người con gái Nam Xương</b></i>” kết thúc có hậu nhưng vẫn mang đậm màu
sắc bi thương. (5đ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Đáp án chấm bài thi</b>


<b>Câu 1: (5 điểm)</b>


a. Khổ 1: con thường sống ngẩng cao đầu và không sợ quyền uy. (0,5đ)


Khổ 2: nhưng trước mẹ dịu dàng, chan chất, bao giờ con cũng bé nhỏ, khiêm nhường.
(0,5 điểm)


* Về ý giữa hai khổ đối lập nhau (từ “nhưng”) nhằm làm rõ tính cách và tình cảm của
một con người có tài và có đức. (1 điểm)


b. Hai khổ thơ trên nối liền thành một văn bản. Sự liên kết chặt chẽ thể hiên qua:


- Nội dung: người con tâm sự với mẹ: uy quyền khơng khuất phục được, nhưng tình
mẹ dịu dàng đã thuyết phục người con. (1đ)


- Hình thức: Từ liên kết: + Từ nối “nhưng” ( 0,5đ)
+ Từ lặp “mẹ”, “con” ( 0,5đ)


c. Trong đoạn thơ trên có một cặp từ trái nghĩa. Đó là: “Ngẩng - cúi”. (0,5đ)


Tác dụng: Thể hiện cách sống không chịu khất trước uy quyền của nhà thơ. (0,5đ)
<b>Câu 2: (5đ)</b> yêu cầu:


Hình thức: (1đ) Trình bày nội dung bằng một đoạn văn hoàn chỉnh.



Ngắn gọn, mạch lạc, có cảm xúc.
Nội dung:(4đ) : cần đảm bảo các ý sau:


*Kết thúc có hậu: (1đ)


Vũ nương không chết mà được Linh Phi cứu sống.(0,5đ)
Có một cuộc sống sung sướng ở chốn thần tiên.(0,5đ)


*Mang đậm màu sắc bi thương:(3đ)


Hạnh phúc của nàng ở trần thế bị tan vỡ, “trâm gãy bình rơi”.Nàng và gia đình đã bị
chia cắt ra ở hai cõi âm-dương.(0,5đ)


Nàng tuy được hầu hạ Linh Phi nhưng quyền làm mẹ, làm vợ của nàng vĩnh viễn
khơng cịn nữa.(Đây là nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ).(1đ)


Trương Sinh suốt đời phải sống trong nỗi ân hận vì bản tính nơng nỗi, vũ phu đem
đến cái chết oan cho vợ.(1đ)


Bé Đản mãi mãi mồ côi mẹ.(0,5đ)
<b>Câu 3: (10đ)</b>


<b> * Mở bài: Khẳng định môi trường rất quan trọng và là một phần của cuộc sống (1đ)</b>
* Thân bài: Mơi trường và cuộc sống con người có nhiều mối quan hệ với nhau. Môi
trường được phân thành: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội...( 1đ)


+ Môi trường sống trên thế giới đang thay đổi từng ngày một và có nhiều tác động tiêu
cực đến cuộc sống của nhân loại. ( dẫn chứng: Biến đổi khí hậu, Trái đất nóng lên, nước
biển dâng, nhiều siêu bão đổ bộ vào đất liền...).( 1đ)



+ Ở Việt Nam môi trường suy giảm đáng kể, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng
với việc bảo vệ môi trường. ( 1đ) dẫn chứng:


- Rừng : Độ che phủ chưa bảo đảm, rừng đầu nguồn bị tàn phá mạnh. Một số nơi việc
trồng rừng diễn ra chưa đúng quy trình hoặc cịn chậm. Dẫn chứng (0,25đ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Nước: Mạnh nước ngầm đang thấp xuống vì bị ơ nhiễm và có xu hướng hoang mạc hóa,
nhiễm phèn...dẫn chứng : các chất thải từ các nhà máy, khu vực Tây Nguyên các mạch
nước ngầm bị khô kiệt do khoan giếng để tưới cho cây công nghiệp không đúng quy
trình ( 0,25đ)


- Khơng khí: bị nhiễm bụi, khói thải từ các loại xe, các nhà máy, khu công nghiệp. Dẫn
chứng (0,25đ)


- Chất thải: nhiều loại chất thải rắn, lỏng chất đống hay chưa tìm ra biện pháp xử lí
(0,25đ)


+ Mơi trường ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người . Mơi trường tốt thì con
người có điều kiện thể hiện khả năng bản thân và ngược lại môi trường xấu con người phải
hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề. (1đ)


+ Môi trường và cuộc sống là những người bạn tri kỉ. không thể thiếu nhau.( 0,75đ)


+ phê phán một số cá nhân, xí nghiệp, nhà máy khơng tuân thủ những quy định của Luật
pháp nhà nước. Dẫn chứng: phá rừng lấy gỗ, xả chất thải độc hại ra sông. (1đ)


+ Ta đang sống trong thế kỉ văn minh, vì vậy mỗi bản thân chúng ta cần xây dựng một
thái độ ý thức đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường sống của bản thân tại cộng đồng dân
cư.(1đ)



* Kết bài: dù sống ở thời đại nào hay hành tinh nào thì cũng phải bảo vệ mơi trường. Đó
là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi con người, Quốc gia, nhân loại.(1đ)


<b>Yêu cầu:</b>


- Bài viết chủ yếu là nghị luận về một vấn đề xã hội nhưng kết hợp với chứng minh, giải
thích để làm nổi bật vấn đề môi trường và cuộc sống hiện nay.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×