BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
NGUYỄN ĐỨC NAM
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH VÀ CẢI TẠO
LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP KHU VỰC PHÙ TIÊN (PHÙ CỪ- TIÊN LỮ),
TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2015-2025 PHÙ HỢP XU THẾ
PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC
Ngành :
Kỹ thuật điện
Mã số :
60520202
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Đào Đắc Tuyên
HÀ NỘI-2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
NGUYỄN ĐỨC NAM
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH VÀ CẢI TẠO
LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP KHU VỰC PHÙ TIÊN (PHÙ CỪ- TIÊN LỮ),
TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2015-2025 PHÙ HỢP XU THẾ
PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI-2014
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hưng Yên là một tỉnh trọng điểm về kinh tế của khu vực Đồng bằng
sơng Hồng nói riêng cũng như cả miền Bắc nói chung, trong đó khu vực Phù
Tiên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tồn
tỉnh. Hiện nay trên địa bàn khu vực có rất nhiều dự án công nghiệp đã và đang
được triển khai xây dựng, trong khi đó lưới điện hiện tại của khu vực không
đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.
Hiện nay trên lưới điện trung áp của khu vực Phù Tiên đang tồn tại
nhiều cấp điện áp khác nhau, trong đó là các cấp điện áp 10kV, 35kV. Việc
này gây rất nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý và vận hành lưới điện.
Trong khi đó theo quy hoạch của Tập đồn Điện lực Việt Nam thì lưới trung
áp của cả nước đều phải quy về cấp điện áp 22kV và 35kV. Vì vậy việc
nghiên cứu quy hoạch, cải tạo lưới điện trung áp của khu vực Phù Tiên để phụ
vụ cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề cấp bách
và cần được giải quyết.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng của đề tài là lưới điện trung áp và phụ tải điện khu vực Phù
Tiên.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình cung cấp và tiêu thụ năng
lượng của lưới điện trung áp khu vực Phù Tiên hiện nay và đến năm 2025.
3. Mục đích của đề tài
Đánh giá, dự báo phụ tải, nghiên cứu phương án quy hoạch và cải tạo
lưới điện trung áp khu vực Phù Tiên phù hợp với xu thế phát triển của khu
vực.
Xây dựng phương án cải tạo lưới điện trung áp khu vực Phù Tiên đảm
bảo các điều kiện kinh tế kỹ thuật.
4. Nhiệm vụ của đề tài:
2
Để thực hiện các mục đích như nêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Đánh giá hiện trạng sử dụng điện năng cũng như hiện trạng của lưới
điện trung áp khu vực Phù Tiên.
- Nghiên cứu các phương pháp dự báo phụ tải điện, trên cơ sở đó đề
xuất ra các phương án quy hoạch lưới điện phù hợp với xu thế của thành phố
theo quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013 - 2018 có
xét đến 2025 do Viện khoa học năng lượng – Viện khoa học và công nghiệp
Việt Nam phê duyệt.
- Tính tốn lựa chọn phương án quy hoạch và cải tạo lưới điện trung áp
phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực.
- Tính tốn và kiểm tra các thơng số của lưới, chứng thực tính ưu việt
và đảm bảo chất lượng điện năng của lưới điện sau khi cải tạo.
5. Nội dung của đề tài
- Đánh giá hiện trạng lưới điện trung áp cũng như sự phát triển của phụ
tải điện trung áp trong tương lai của khu vực Phù Tiên.
- Nghiên cứu các phương án phục vụ công tác quy hoạch như: các
phương pháp dự báo phụ tải điện, mơ hình lưới điện chuẩn đã áp dụng ở các
đô thị, các thành phố lớn.
- Đề xuất các phương án hợp lý cải tạo lưới điện trung áp khu vực Phù
Tiên trên cơ sở so sánh về các yếu tố kinh tế, kỹ thuật để từ đó tìm ra được
phương án để cải tạo lưới điện cho phù hợp.
- Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng điện năng của lưới điện sau cải tạo.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu tổng hợp sau:
+ Xác định phụ tải điện trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2025 khu
vực Phù Tiên.
3
+ Nghiên cứu lý thuyết chung về quy hoạch và phát triển hệ thống lưới
điện nói chung và lưới điện trung áp nói riêng.
+ Phân tích tính đúng đắn của mơ hình lưới điện trung áp sau cải tạo
thơng qua các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng điện năng và độ tin cậy
cung cấp điện của lưới.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đánh giá hiện trạng tiêu thụ điện năng của lưới điện trung áp, dự báo
nhu cầu tiêu thụ điện năng của khu vực đến năm 2025, lựa chọn mơ hình lưới
điện phù hợp với sự phát triển của khu vực, đề xuất và kiến nghị các phương
án cải tạo lưới điện trung áp hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng điện năng và độ
tin cậy cung cấp điện.Vì vậy đề tài mang tính khoa học và thực tiễn đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của khu vực trong tương lai.
8. Cơ sở tài liệu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở tài liệu sau:
- Quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên về quy hoạch, phát triển khu
vực Phù Tiên (Phù Cừ - Tiên Lữ) đến năm 2025.
- Căn cứ vào “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2013-2018 có xét đến 2025” quy hoạch đã được hiệu chỉnh bổ xung do Viện
Khoa học năng lượng – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam lập tháng 1
năm 2014 đã được chính phủ phê duyệt.
- Các số liệu khảo sát về tình hình phát triển kinh tế chính trị xã hội khu
vực Phù Tiên năm 2014.
- Các số liệu cụ thể về lưới điện trung áp khu vực Phù Tiên.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội khu vực Phù Tiên đến
năm 2025.
- Quy hoạch tổng thể các cụm công nghiệp của khu vực Phù Tiên đến
năm 2025.
9. Cấu trúc của đề tài
4
Luận văn được trình bày trong 3 chương, phần mở đầu và kết luận với
tổng cộng 98 trang, 42 bảng biểu, hình vẽ, hình chụp và danh mục của 13 tài
liệu tham khảo.
Luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Điện khí hóa xí nghiệp Mỏ và
Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
ĐÀO ĐẮC TUYÊN.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chân
thành và nhiệt tình của các đồng nghiệp và các thầy, cơ trong Bộ mơn Điện khí
hóa xí nghiệp Mỏ và Dầu khí, Phịng Sau đại học Trường Đại học Mỏ - Địa
chất, Viện năng lượng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Chi nhánh Điện lực Phù
Tiên.
Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Đào
Đắc Tuyên, người trực tiếp hướng dẫn, đóng góp ý kiến cùng các tập thể, cá
nhân, các nhà khoa học và các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá
trình thực hiện luận văn này.
5
CHƢƠNG 1
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN, LƢỚI ĐIỆN TRUNG ÁP VÀ
PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
KHU VỰC PHÙ TIÊN GIAI ĐOẠN 2015- 2025
1.1.
Đặc điểm chung và đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực PhùTiên
1.1.1. Đặc điểm chung
1.1.1.1. Giới thiệu sơ lược chung về khu vực Phù Tiên
Huyện Phù Tiên cũ (chia thành huyện Tiên Lữ và huyện Phù Cừ) vào
năm 1997 khi tỉnh Hải Hưng tách thành hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương.
Phù Tiên cũ là một trong 8 huyện của tỉnh Hưng Yên, bao gồm 31 xã:
Minh Tân, Phan Sào Nam, Trần Cao, Quang Hưng, Minh Hồng, Đồn Đào,
Tống Phan, Đình Cao, Nhật Quang, Tiên Tiến, Tam Đa, Minh Tiến, Nguyên
Hòa và Xã Tống Trân, là huyện ở Đông – Nam của tỉnh Hưng Yên; Hưng Đạo,
Ngô Quyền, Nhật Tân, An Viên, Lệ Xá, Đức Thắng, Trung Dũng, Thụy Lơi,
Cương Chính, Minh Phượng, Thiện Phiến, Tân Hưng, Hồng Hanh, Phượng
Triều.
2
Tổng diện tích đất tự nhiên 208,92 km (đất nơng nghiệp có gần 155,44
km2 chiếm 74,4% diện tích đất tự nhiên. Từ ngày 6 tháng 8 năm 2013, các xã
Tân Hưng, Phương Chiểu, Hoàng Hanh được sát nhập vào thành phố Hưng
Yên.
1.1.1.2. Vị trí địa lý và hành chính
Phù Tiên là khu vực nơng nghiệp, nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh
2
Hưng n, diện tích tự nhiên 208,92 km (đất nơng nghiệp có gần 155,44
km2), thổ nhưỡng các loại đất của khu vực cho phép phát triển nơng nghiệp
tồn diện, có khả năng xoay vòng cao với nhiều loại cây trồng phong phú, đa
dạng, đặc biệt là cây có giá trị kinh tế cao. Dân số toàn khu vực (theo số liệu
cuộc tổng điều tra dân số 01/4/2009) là 180 000 người, trong đó số người
6
trong độ tuổi lao động là 88 245 người (nam 41 528 người), đây là nguồn
nhân lực dồi dào, giàu tiềm năng của khu vực. Khu vực được chia làm 31 đơn
vị hành chính cấp xã, thị trấn và 108 thơn. Khu vực có vị trí địa lý thuận lợi
về phát triển kinh tế, xã hội: phía Nam giáp huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình,
phía Bắc giáp huyện Ân Thi, phía Tây giáp huyện Kim Động, phía Đơng giáp
huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Về giao thơng, khu vực có sông Luộc là
đường phân giới tự nhiên với tỉnh Thái Bình; phà La Tiến giúp giao lưu thơng
thương hàng hố với tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận; khu vực nằm ở vị trí
trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng, gần những thành phố lớn năng
động về phát triển kinh tế, xã hội; có quốc lộ 38B chạy qua trung tâm huyện,
hệ thống đường liên huyện 201, 202 hợp với hệ thống giao thông nông thôn
đã và đang được cải tạo, nâng cấp làm cho Phù Tiên có vị trí quan trọng về
quân sự và phát triển kinh tế, văn hố với các địa phương trong và ngồi tỉnh;
với vị trí, tiềm năng và thế mạnh của mình, khu vực hồn tồn có khả năng
tạo ra sức cạnh tranh lớn cả về phát triển các loại nông sản, thực phẩm, đặc
biệt quốc lộ 38B đang mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực giao
lưu, phát triển kinh tế xã hội với các đơn vị trong và ngồi tỉnh.
1.1.1.3. Địa hình
Về địa hình và địa chất cơng trình khu vực Phù Tiên:
Phù Tiên là một khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu
mỡ khá đồng nhất về tính chất lý hóa. Đất canh tác có độ phì cao do trước đây
được sơng Hồng và sông Luộc bồi đắp phù sa. Do vậy đất có một số vùng pha
cát non, một số vùng bị úng thủy lâu ngày sinh chua. Qua nhiều năm canh tác
một số diện tích đất đã trở nên thơi chua, bạc điều cần phải có kế hoạch cải
tạo đất theo đúng quy trình kĩ thuật.
Hoạt động sản xuất nơng nghiệp
khu vực Phù Tiên trong những nă m
qua phát triển the o hướng đa da ̣ng hóa , đa ̣t đươ ̣c nhiề u thành tựu quan tro ̣ng .
7
Trong đó , ngành trồng trọt đã chú ý phát triể n các loa ̣i cây trồ ng cho sản phẩ m
có giá trị kinh tế cao (chủ yếu là lúa cho năng suất cao và lúa đặc chủng ) kế t
hơ ̣p chuyể n đổ i ma ̣ch cơ cấ u mùa vu ̣ , áp dụng hình thức xen canh , luân canh
tăng vu .̣ Nhờ đó, giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình q n 4,4%/năm (trong
giai đoa ̣n 2001-2005), cao hơn so với mu ̣c tiêu Đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣ huyê ̣n lầ n thứ
XXII đề ra (3,6% - 3,8%).
Để đẩ y ma ̣nh thu hút đầ u tư , khu vực Phù Tiên đã hình thành cụm cơng
nghiê ̣p tâ ̣p trung .
Theo đề án quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2011 - 2020 được phê duyêt tại Quyết định số 248/QĐ - UBND ngày
16/02/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên, trong những năm từ 2011 - 2020 và
định hướng đến năm 2025, khu vực Phù Tiên sẽ xây dựng 05 cụm cơng
nghiệp với tổng diện tích khoảng 121,49 ha, cụ thể như sau:
- Cụm CN TT Trần Cao - Quang Hưng
21,49 ha
- Cụm CN Quán Đỏ
30 ha
- Cụm CN Đình Cao
20 ha
- Cụm CN TT Vương
20 ha
- Cụm CN Đức Thắng
30 ha
Các dự án ưu tiên tiếp nhận đầu tư vào các cụm công nghiệp bao gồm:
ngành chế biến nông sản, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất cơ
khí, điện tử. Ngồi ra, khu vực đang nghiên cứu , vâ ̣n du ̣ng chiń h sách khuyế n
khích đầ u tư , khơi dâ ̣y tiề m năng để hiǹ h thành các cu ̣m công nghiê ̣p tâ ̣p
trung trên điạ bàn , dầ n chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế khu vực nông nghiê ̣p , nông
thôn, tăng nguồ n thu ngân sách .
Bản đồ hành chính khu vực Phù Tiên:
8
MINH TÂ N
h u y ện
ân t h i
h ải d - ơ ng
PHAN SàO
NAM
QUANG HƯ NG
tt
TR? N CAO
MINH HOàNG
PHù Cừ
TổNG PHAN
h u y ện
k im độ n g
Đ OàN Đ àO
NHậT QUANG
NGÔ QUYềN
TT
VƯ ợ NG
éèNH CAO
NHậT TÂ N
TIÊ N TIếN
Lệ Xá
DịCHế
TAM Đ A
TIÊ N Lữ
TRUNG Dũ NG
Đ ứ C THắNG
MINH TIếN
AN VIÊ N
NGUYÊ N Hó A
CƯ Ơ NG CHíNH
Hả I TRIềU
MINH
PHƯ ợ NG
THụ Y LÔ I
t h ịx Ã
h- ng yê n
THủ Sĩ
Tố NG TRÂ N
THIệN PHIếN
t h á i b ìn h
PHƯ Ơ NG CHIểU
TÂ N HƯ NG
HOà NG HANH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính khu vực Phù Tiên
9
1.1.1.4. Giao thơng Phù Tiên
Khu vực Phù Tiên có quốc lộ 39B chạy từ Tây sang Đông, tuyến giao
thông quan trọng nối giữa thủ phủ tỉnh Hưng Yên với khu vực Phù Tiên đi
tỉnh Hải Dương. Quốc lộ 39A dài 10 km nối tiếp sang tỉnh Thái Bình; đường
200 tỉnh lộ mốc từ cảng Triều Dương qua trung tâm huyện đi huyện Ân Thi.
Có đường thủy sơng Hồng dài 6km và sông Luộc dài 12 km cùng với hệ
thống các sông khác tạo thành hệ thống giao thông đường thủy quan trọng đi
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, ...
Về giao thơng, có sơng Luộc là đường phân giới tự nhiên với tỉnh Thái
Bình. Quốc quốc lộ 38B, đường 201, 202 hợp với hệ thống giao thông nông
thôn được nâng cấp và cải tạo, làm cho Phù Tiên có vị trí quan trọng về quân
sự và phát triển kinh tế - văn hóa với các địa phương trong và ngồi tỉnh.
Gần 7km đường quốc lộ 38B chạy qua địa bàn khu vực (qua xã Đoàn
Đào, Quang Hưng và thị trấn Trần Cao) đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp;
Hệ thống đường giao thơng liên huyện được nhựa hố 100%, giao thơng liên
xã được cứng hố 100%, đường giao thơng nơng thơn ước tính cứng hố được
80%.
1.1.1.5. Khí hậu
a. Nhiệt độ
Khu vực Phù Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên chế độ nhiệt
lượng, lượng mưa, độ ẩm trung bình tương đối thuận lợi cho phát triển sản
xuất lương thực và thực phẩm cung cấp cho tỉnh Hưng yên và các vùng lân
cận. Khí hậu, thời tiết rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Qua quan sát
nhiều năm thấy rằng chế độ nhiệt trên địa bàn và nhiệt độ trung bình hàng
năm thường đạt 23 độ C rất thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, từ
tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 24 – 27°C, đây là mùa có nhiều
mưa bão, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông
10
nghiệp. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18
– 24°C. Độ ẩm tương đối hàng năm là 86%. Lượng mưa trung bình từ 1680 –
1730mm, có năm lượng mưa trên 2000mm (do vị trí địa lý nên lượng mưa
thường cao hơn các huyện phía bắc tỉnh từ 100 – 200mm và tập trung vào các
tháng 8, 9).
b. Lƣợng mƣa
Tập trung vào tháng 6, 7, 8 trong thời gian này lượng mưa đã chiếm
50% lượng mưa cả năm, có những trận mưa to gây ngập úng cục bộ cùng với
việc nước đầu nguồn tràn về các sông, suối đã gây nên úng lụt, mưa ít vào
tháng 11, 12.
Lượng mưa phân phối khá đều trên lãnh thổ toàn khu vực, khoảng từ
1750 – 1800 mm. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (nhất là các tháng 7 ,8 , 9),
chiếm khoảng 70 – 80% lượng mưa cả năm. Từ tháng 11 đến tháng 4, lượng
mưa giảm xuống rất thấp, đặc biệt một số tháng hầu như khơng có mưa. Mưa
vào mùa đơng thường là mưa nhỏ, mưa phùn. Hàng năm, toàn khu vực Phù
Tiên nhận được một lượng bức xạ phong phú 110 – 120kcal/cm2/năm, cán
cân bức xạ cao trên 87kcal/cm2/năm. Độ ẩm trung bình năm là 80 – 85%.
Nhìn chung, khí hậu Phù Tiên có các chỉ số cao về độ ẩm, ánh sáng và ít có
sự phân hóa theo lãnh thổ. Đặc điểm khí hậu này thích hợp với việc phát triển
trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động du lịch.
c. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình trong năm thường rất cao so với các vùng khác, có
những thời điểm cao nhất đạt 90%. Số liệu thống kê nhiều năm cho thấy độ
ẩm thường dao động từ 75% - 90%.
d. Số giờ nắng
Số giờ nắng bình quân 1 400 – 1 700 giờ/năm, mặc dù bình quân theo
năm cao nhưng giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều, thường các
11
tháng có số giờ nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa
đông. Số giờ nắng như vậy vẫn đủ lượng bức xạ cho cây trồng theo mùa vụ,
tuy nhiên mùa đơng phải bố trí cây trồng chịu hạn, chịu rét.
e. Chế độ gió
Chế độ gió bão: là khu vực nằm sâu trong đất liền như nhiều huyện
khác của tỉnh và của đồng bằng sông Hồng nên chế độ gió, bão cũng giống
như nhiều huyện trong tỉnh Hưng yên. Mùa hè toàn vùng chịu ảnh hưởng của
gió Đơng – Nam mát mẻ, cịn mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió Đơng Bắc
lạnh buốt làm ảnh hưởng nhiều đến trồng trọt và chăn nuôi.
1.1.1.6. Thủy văn
Về chế độ thủy văn và khả năng cung cấp nước:
Trên địa bàn khu vực Phù Tiên hiện có một hệ thống sơng ngịi dày đặc
tỏa rộng trên đồng đất các xã của địa phương. Đời này sang đời khác hệ thống
sông này cung cấp cho khu vực Phù Tiên nhiều thuận lợi trong giao lưu, cấp
nước cho canh tác nông nghiệp, trong chống úng, chống hạn.
Phía Bắc có sơng Kẻ Sặt (sông Tây Kẻ Sặt) bắt đầu chảy vào thôn Tần
Tranh, xã Minh Tân đến thôn Viễn Quang, xã Quang Hưng tạo thành ngã ba
sông sau khi hợp lưu với sông cửu An từ địa phận xã phan Sào Nam qua
Minh Tân sang Quang Hưng rồi chạy dọc theo sườn đông của khu vực đến
Tam Đa, dài 10km. Sông Kẻ Sặt là đường ranh giới tự nhiên giữa Phù Tiên và
huyện Thanh Miện Tỉnh Hải Dương.
Dọc theo sườn phía Nam của khu vực là sông Luộc, bắt đầu chảy từ địa
phận thơn Võng Phan, xã Tống Trân đến Ngun Hịa dài 11km tạo thành
đường ranh giới tự nhiên khu vực Phù Tiên với huyện Hưng Hà tỉnh Thái
Bình.
Ngồi hai sơng chính là sơng Kẻ Sặt và sơng Luộc, trên địa bàn khu
vực cịn có nhiều sơng khác tuy nhỏ, ngắn nhưng đóng góp rất nhiều vào việc
12
giúp đỡ nhân dân trong khu vực sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao
góp phần giao lưu nội đồng thuận tiện, các sơng đó bao gồm:
- Sơng Hiệp Hòa chảy từ xã Nhật Quang đến xã Tống Trân dài 5,6km.
- Sông Thống Nhất dài 5,6km chảy từ cống Vàng đến xã Minh Tiến.
- Sơng Đồn Kết dài 6,5 km chảy từ Tam Đa đến xã Tống Trân.
- Sông Quyết Thắng chảy từ xã Tống Trân đến xã Ngun Hịa.
- Sơng Nghĩa Trụ dài 9,1 km chảy từ Đình Cao đến sơng Cửu An.
Ngồi các sơng nêu trên, cuối năm 1954 nhân dân địa phương đã khai
sơng Hịa Bình chảy dọc theo đường 39B, theo hướng Đơng Bắc xuống Tây
Nam dài 9,5 km chạy từ Quán Đỏ đi Quang Hưng sau đó đổ vào sơng Cửu
An.
Dọc theo tuyến đường 202 có sơng Sậy dài 12,75 km theo hướng Tây
Bắc xuống Đông Nam bắt đầu từ thôn Sậy đến thơn La Tiến, xã Ngun Hịa.
Với tổng chiều dài các sơng hiện có thống kê trên đây bao gồm 45 km sông
nội đồng và 20 km sông ngoại vi ranh giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao
lưu kinh tế, phục vụ công tác thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp và giao
thông vận tải nội đồng và ngoại vi rất thuận lợi.
Hầu hết dọc theo các triền sông Luộc, sơng Tây Kẻ Sặt và sơng Cửu An
đều có hệ thống đê bao bọc vững chắc, tôn tạo nhiều đời để bảo vệ mùa màng
và xóm thơn làng q yên bình.
1.1.1.7. Tài nguyên đất khu vực Phù Tiên
Khu vực Phù Tiên có diện tích đất tự nhiên 208,92 km2 (đất nơng
nghiệp có gần 155,44 km2), diện tích đất nơng nghiệp bình quân đầu người
của khu vực là 549 m2. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa được bồi và đất phù
sa không được bồi. Đất phù sa được bồi phân bổ chủ yếu ở vùng ngồi đê ven
sơng Luộc, hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, thích hợp
trồng các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây lương thực và hoa màu. Nhìn
13
chung, điều kiện khí hậu và đất đai của Phù Tiên thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp đa dạng, với nhiều loại cây trồng.
Khu vực nằm kề hai con sông Hồng và sông Luộc, hợp lưu giữa sông
Hồng – sơng Luộc – sơng Thái Bình tạo nên ngã ba Tuần Vương. Ngồi ra
cịn các sơng cổ được hình thành từ xa xưa là sông Càn Đà nối tiếp với sông
Cửu An đổ ra Cửa Gàn,… cùng hệ thống sông đào làm thành hệ thống thủy
lợi đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
1.1.1.8.
Tài ngun lâm nghiệp
Khu vực Phù Tiên là huyện khơng có diện tích rừng, là khu vực thuần
nơng.
1.1.1.9. Tài ngun khống sản
Nhìn chung, khống sản trên địa bàn khu vực Phù Tiên nghèo nàn chủ
yếu là khai thác vật liệu xây dựng, khơng có mỏ. Một số các loại khống sản
q hiếm như thiếc, vàng có trữ lượng nhỏ, phân tán không đáp ứng được yêu
cầu sản xuất công nghiệp. Theo đánh giá sơ lược hiện trên địa bàn khu vực có
các mỏ sét như: sét gạch ngói nằm rải rác ở các bãi ven sông như Cửu An,
Sông Luộc với trữ lượng khoảng 5 triệu tấn (số lượng Sở Công thương cung
cấp). Tuy nhiên hàm lượng cao lanh không cao, do vậy chỉ đáp ứng nhu cầu
sản xuất gạch, ngói, gốm chất lượng thấp. Trong những năm qua chưa có quy
hoạch vùng khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói nên hiện tượng khai
thác đất làm gạch ngói tràn lan, tập trung nhiều nhất tại khu vực Quang Hưng,
Tân Hưng đã làm mất đi đáng kể diện tích đất canh tác, ảnh hưởng xấu đến
môi trường sinh thái.
1.1.2. Khái quát về một số đặc điểm kinh tế xã hội
1.1.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội hiện tại
Trong những năm vừa qua, nhìn chung kinh tế khu vực Phù Tiên tăng
trưởng ổn định, các nguồn lực được huy động cho đầu tư phát triển khá, cơ sở
14
vật chất; kỹ thuật được tăng cường, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời
sống nhân dân ổn định và cải thiện nhiều mặt, bộ mặt đô thị và nơng thơn có
nhiều đổi mới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cơ bản
hoàn thành các chỉ tiêu do Đại hội XXII đề ra, tạo tiền đề cho bước phát triển
mới.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của tỉnh Hưng Yên, kinh tế
Phù Tiên đã có những bước tiến nhất định. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị
tăng thêm bình quân giai đoạn 2007 - 2012 toàn khu vực là 10,2%/năm. Năm
2012 tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn khu vực là 877,78 tỷ đồng, đạt mức
giá trị tăng thêm bình quân đầu người 5,8 triệu đồng/người.
Cơ cấu kinh tế (theo giá trị tăng thêm, tính theo giá hiện hành) năm 2012:
– Nông - lâm nghiệp và thủy sản: 29,17%
– Công nghiệp - xây dựng: 41,26%
– Thương mại - dịch vụ: 29,57%
1.1.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025
a. Định hướng và yêu cầu phát triển
Đẩy mạnh phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn
lực và tiềm năng sẵn có của huyện, đồng thời đảm bảo tính bền vững, hạn chế
sự suy thối của mơi trường và hệ sinh thái.
Trong nơng nghiệp, sử dụng hiệu quả diện tích canh tác hiện có, song
song nâng cao năng suất và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng cần áp
dụng các biện áp khoa học công nghệ theo hướng hiện đại, sử dụng “công
nghệ sạch” để sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu giá trị sản xuất trên 1 ha đất
sản xuất nông nghiệp tăng từ 25 triệu đồng năm 2008 lên 45 triệu đồng năm
2018, khoảng 100 triệu đồng vào năm 2025. Phát triển và nâng cao chất
lượng, hiệu quả đàn gia súc, gia cầm, phát triển nhanh đàn bò hàng hóa.
15
Gắn kết sự phát triển kết cấu hạ tầng khu vực Phù Tiên với tỉnh Hưng
Yên và hành lang kinh tế Hưng Yên, Thái Bình , Hải Dương, Hà Nội, đặc biệt
là các cụm công nghiệp và các khu đô thị mới. Bên cạnh đó, khu vực Phù
Tiên cũng thực hiện chủ trương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp
nơng thơn. Kết hợp hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu
xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao mức sống cho nhân dân, giữ vững an
ninh chính trị và an tồn xã hội.
b. Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Đến năm 2025, Phù Tiên trở thành khu vực có nền kinh tế phát triển
mạnh trong tỉnh trên cơ sở chuyển hướng mạnh sang phát triển cơng nghiệp –
TTCN và dịch vụ. Hình thành thêm các khu công nghiệp tập trung và hệ
thống các đô thị trên địa bàn huyện làm trung tâm thu hút các doanh nghiệp
trong và ngoài huyện đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng dần được
hồn thiện, nâng cấp, góp phần xây dựng mơi trường đầu tư hấp dẫn hơn, thu
hút nhiều dự án bên ngoài đặc biệt là các dự án của nước ngoài.
Dự kiến đến năm 2018: tổng thu ngân sách trên địa bàn khu vực tăng
bình quân khoảng 25 - 30% so với thời kỳ 2001 - 2008 và 20-25% cho 10
năm tiếp theo (2020 - 2030). Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2025
đạt từ 25 - 30 triệu đồng (giá hiện hành), năm 2030 đạt trên 40 triệu đồng, đạt
100% so với bình qn chung của tồn tỉnh tại thời điểm so sánh.
Đến năm 2018 100% trường học được kiên cố hóa và đến năm 2025 trở
đi tồn bộ hệ thống trường học trên địa bàn khu vực đạt tiêu chuẩn quốc gia
theo hướng hiện đại.
Giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống khoảng 1% vào năm 2025.
Nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn đạt 90 - 95% vào năm
2025. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 40% vào năm 2018 và trên
50% vào năm 2025.
16
Phấn đấu đến năm 2025 có 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa,
80% làng, bản khu phố đạt chuẩn văn hóa được cấp huyện cơng nhận, trên
90% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ dân số ở thành thị dùng nước sạch đạt
99,5% và được dùng nước hợp vệ sinh ở nơng thơn đạt 95%.
Dự kiến, trong thời kì kế hoạch 5 năm 2013 - 2018 sẽ hoàn thành các
chỉ tiêu về mức sống dân cư, đưa nền kinh tế thoát ngưỡng kém phát triển.
c. Các định hướng phát triển không gian đô thị của khu vực
Về phát triển các cụm công nghiệp
Theo đề án quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2015 - 2025 được phê duyêt tại Quyết định số 248/QĐ - UBND ngày
16/02/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên, trong những năm từ 2015 - 2025 và
định hướng đến năm 2030, khu vực Phù Tiên sẽ xây dựng 05 cụm công
nghiệp với tổng diện tích khoảng 121,49 ha, cụ thể như sau:
- Cụm CN TT Trần Cao - Quang Hưng
21,49 ha
- Cụm CN Quán Đỏ
30 ha
- Cụm CN Đình Cao
20 ha
- Cụm CN TT Vương
20 ha
- Cụm CN Đức Thắng
30 ha
Các dự án ưu tiên tiếp nhận đầu tư vào các cụm công nghiệp bao gồm:
ngành chế biến nông sản, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất cơ
khí, điện tử.
Tiếp tục thực hiện chương trình quy hoạch và xây dựng nơng thơn mới
giai đoạn 2006 – 2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXIII gắn
với rà sốt, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Ưu tiên thu hút các dự án lớn, công nghệ cao, sử dụng lao động, nguyên vật
liệu tại chỗ và ít tác động xấu đến mơi trường. Có cơ chế khuyến công phù
hợp thúc đẩy công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển. Mở rộng, nâng
17
cấp công suất sản xuất gạch tuynel từ 15 triệu viên/năm lên 30 triệu viên/năm;
xây dựng nhà máy nước sạch tại khu cơng nghiệp làng nghề Đình Cao. Duy
trì, củng cố và phát triển các làng nghề hiện có; phát triển mới từ 2 – 3 làng
nghề tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện tốt dự án phát triển năng lượng nông
thôn, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của
nhân dân. Có cơ chế hỗ trợ xây dựng xã đạt tiêu chí nơng thơn mới theo quy
định của Chính phủ.
Giáo dục – đào tạo và dạy nghề
Sự nghiệp giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật
chất trường lớp được tăng cường, có thêm 2 trường mầm non cơng lập Liên
Cơ; 100% cán bộ quản lý, giáo viên các trường Tiểu học, THCS, THPT,
82,4% giáo viên mầm non đạt chuẩn. 10,9 % giáo viên mầm non, 54% giáo
viên Tiểu học, 26,4% giáo viên THCS, 4,3% giáo viên THPT đạt trên chuẩn;
duy trì cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS; 100%
trẻ 5 tuổi được huy động vào mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học
sinh hồn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; trên 90% học sinh tốt nghiệp
THCS vào học THPT và Bổ túc THPT; trên 30% học sinh tốt nghiệp THPT
thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, tăng 17,5% so với năm 2005.
Tổ chức thực hiện tốt Chương trình kiên cố hóa trường lớp của Chính
phủ gắn với cụ thể hóa từng tiêu chí ở các bậc học và nhà trường, góp phần
thúc đẩy tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia; ước tính thực hiện đến năm
2010 có 6/31 trường mầm non; 15/31 trường tiểu học; 10/31 trường THCS; 1
trường THPT đạt chuẩn quốc gia (Mục tiêu là 6/31 trường Mầm non; 28/31
trường Tiểu học; 28/31 trường THCS và 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia).
Hàng năm, có kế hoạch triển khai ứng dụng khoa học công nghệ phục
vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc thực hiện các dự án
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và học tập trao đổi kinh nghiệm để nâng
18
cao nhận thức và năng lực về áp dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất
và đời sống.
Định hƣớng phát triển các khu đô thị
Hệ thống đô thị dự kiến bố trí gắn liền với sơ đồ phân bố cụm khu công
nghiệp và du lịch như sau:
- Đô thị trung tâm:
Phát triển đô thị của Phù Tiên phải được gắn với quan điểm hình thành
và phát triển đơ thị Hưng Yên đến năm 2025 trong đó thị trấn Trần Cao và thị
trấn Vương được coi là vùng “trung tâm”của đơ thị mới này.
Được hình thành và phát triển trên cơ sở mở rộng thị trấn Trần Cao và
thị trấn Vương theo hướng phát triển về phía tây dọc theo quốc lộ 38B nối
liền Phù Tiên với thành phố Hưng Yên. Phấn đấu đến năm 2025, nâng cấp thị
trấn Trần Cao và thị Trấn Vương thành đô thị loại IV, nằm trong chuỗi đô thị
của tỉnh.
Định hƣớng phát triển thƣơng mại, dịch vụ và du lịch
Mạng lưới các chợ nông thôn được cải tạo, nâng cấp; hệ thống kinh
doanh, thương mại, dịch vụ đồng bộ được hình thành. Dịch vụ vận tải hàng
hóa, vận chuyển hành khách phát triển, tồn huyện có gần 200 ơ tơ vận
chuyển hàng hố, hành khách. Dịch vụ bưu chính, viễn thơng tiếp tục được
đầu tư, phát triển.
Đẩy mạnh hoạt động tiếp nhận đầu tư, ưu tiên các nhà đầu tư có dự án
lớn, sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phương, đóng góp nhiều cho ngân
sách và ít tác động xấu đến mơi trường. Chủ động thực hiện đồng bộ các biện
pháp kiểm soát thu, chi ngân sách và thực hiện nghiêm túc chủ trương thực
hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý sử dụng ngân sách.
Thực hiện tốt chủ trương đổi đất lấy cơ sở hạ tầng tại khu dân cư số 1, đấu giá
quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở tại 9 xã, thị trấn… Tổng thu ngân
19
sách giai đoạn 2006 – 2010 ước đạt 439 tỷ 923 triệu đồng, trong đó thu trên địa
bàn 132 tỷ 275 triệu đồng; tổng chi ngân sách huyện 404 tỷ 685 triệu đồng.
Thành lập mới 2 quỹ tín dụng nhân dân và 1 phòng giao dịch thuộc chi
nhánh Ngân hàng công thương tỉnh. Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 ước
đạt trên 350 tỷ đồng; dư nợ cho vay trên 450 tỷ đồng, tăng trên 330 tỷ đồng so
với năm 2005.
Tổng giá trị sản xuất ngành TM – DV giai đoạn 2006 – 2010 ước thực
hiện 1 652 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 26,5%/năm.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, giao lưu thương
mại, khuyến khích tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tìm kiếm thị trường
tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mới vào địa bàn. Quản lý chặt chẽ nguồn thu trên
địa bàn; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Đẩy mạnh huy động vốn trong nhân dân, tạo điều kiện cho nông dân và
các doanh nghiệp vay để phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh và
các đối tượng được vay từ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ. Thành lập mới từ
1 – 2 quỹ tín dụng ở những xã có điều kiện. Khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư phát triển dịch vụ: nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ
vui chơi, giải trí; phát triển hoạt động tài chính, ngân hàng, cơng nghệ - thơng
tin, vận tải…; chú trọng mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống
bưu chính – viễn thơng ở khu vực nơng thơn và các điểm bưu điện văn hóa xã
Định hƣớng phát triển hệ thống giao thông
Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng đường bộ; sửa chữa, lắp đặt các biển
báo hiệu đảm bảo an tồn giao thơng. Chỉ đạo quyết liệt tăng cường tuyên
truyền, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an tồn giao thơng.
20
Phong trào xây dựng đường GTNT tiếp tục nhận được sự hưởng ứng
tích cực của nhân dân, nâng cấp 9,7 km đường GTNT bằng bê tông xi măng,
trị giá trên 7 370 triệu đồng. Đang triển khai thi công các dự án: cải tạo, nâng
cấp 10,6 km đường GTNT các xã Nhật Quang và Tống Trân theo Đề án GTNT
năm 2013; 9 km đường GTNT theo chủ trương hỗ trợ xi măng trong xây dựng
đường GTNT của tỉnh.
Các cơng trình do huyện, xã làm chủ đầu tư được đẩy nhanh tiến độ thi
cơng; hồn thành đảm bảo tiến độ và chất lượng như: cải tạo, nâng cấp gần
3,2 km đường GTNT các xã Minh Tiến và Tiên Tiến; 0,6 km đường ĐH85
đoạn từ xã Tam Đa đến xã Tiên Tiến; đường nội huyện; nạo vét, kè mái hai
bên và đường bờ sơng Hịa Bình (các đoạn cịn lại), sơng Sậy La Tiến (từ Xí
nghiệp giống lúa đến cầu Quán Bầu); Nhà làm việc UBND huyện; cải tạo,
nâng cấp cầu Sọt; cầu xã Minh Tiến; giai đoạn 1 các dự án: mở rộng, nâng
cấp 1,4 km đường 202B đoạn từ xã Đoàn Đào đến xã Phan Sào Nam; 1,1 km
nền, mặt đường 201 (Dốc Võng Phan); Trung tâm thể dục thể thao, sân vận
động huyện.
Đang triển khai thi công các dự án: cải tạo, nâng cấp đường 203B đoạn
từ Ngã 5 Đình Cao đến tiếp giáp đường 202B; Nhà làm việc Huyện ủy. Đang
hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng các dự án: nhà thể thao đa năng, kè
chống sạt lở các cơng trình Huyện ủy.
Quy mơ dân số đến năm 2025
Năm 2012, dân số trung bình của khu vực có trên 180 000 người, đứng
thứ 5 trong tồn tỉnh, trong đó nữ chiếm 51,32% tổng dân số tồn khu vực.
Mật độ dân số là 1100 người/km2, bằng 85% mật độ dân số trung bình tồn
tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện những năm gần đây có tăng nhưng
khơng nhiều.
21
Về phân bố dân cư, do đặc điểm tự nhiên, dân số tập trung chủ yếu ở
các thị trấn, khu công nghiệp làng nghề, điều kiện sinh sống và đi lại dễ dàng.
Những đơn vị hành chính có mật độ cao là thị trấn Trần Cao: 1590
người/km2, thị trấn Vương 1232 người/km2, xã Đình Cao và Đồn Đào 1100
người/km2.
Dự báo đến năm 2025 dân số khu vực Phù Tiên sẽ vào khoảng 304 438
người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động khoảng 160 000 người chiếm
khoảng 60% tổng dân số tồn khu vực.
STT
Tên xã
Diện tích
2013
2018
2025
tự nhiên
(km2)
1
TT Trần Cao
11,06
11,715
12,64
15,252
2
TT Vương
10,42
10,964
11,657
13,956
3
Minh Tân
7,15
5,625
7,814
9,998
4
Phan Sào
6,51
5,473
7,681
9,048
5
Đào Đào
8,34
7,345
9,022
11,987
6
Đình Cao
8,16
7,165
9,615
11,516
7
Quang Hưng
7,23
4,234
6,827
8,245
8
Tiên Tiến
6,8
5,834
7,698
9,378
9
Nhật Quang
7,08
6,08
7,887
9,759
10
Minh Tiến
6,34
5,354
7,679
9,267
11
Tống Trân
5,33
4,335
7,962
9,367
12
Nguyên Hòa
7,23
6,239
8,452
10,135
13
Tam Đa
5,12
4,126
6,387
8,427
22
14
Minh Hồng
5,18
4,187
6,038
8,713
15
Tống Phan
8,25
7,254
8,675
10,378
16
Hưng Đạo
7,35
7,357
9,452
11,194
17
Ngơ Quyền
9,19
7,192
9,284
11,579
18
Nhật Tân
7,67
6,675
8,261
10,438
19
An Viên
6,37
5,378
7,452
9,235
20
Lệ xá
7,27
6,279
8,356
10,413
21
Đức Thắng
5,33
3,336
5,557
7,682
22
Trung Dũng
6,14
5,142
7,124
9,239
23
Thụy Lơi
7,2
7,253
9,432
11,274
24
Cương Chính
6,46
6,462
8,132
10,251
25
Minh Phượng
7,43
7,438
9,573
11,376
26
Thiện Phiến
5,25
4,251
6,433
8,544
27
Tân Hưng
4,28
3,28
5,32
7,230
28
Hồng Hanh
3,23
3,23
5,347
7,419
29
Phượng Triều
2,16
1,166
3,582
5,623
30
Thủ Sĩ
5,49
4,501
6,137
8,148
31
Hải Triều
7,9
5,985
7,236
9,367
208,92 km2
180, 855
242, 712
304 ,438
Tổng số
Bảng 1.1: Bảng dự báo dân số khu vực Phù Tiên đến năm 2025
1.1.3. Nhân xét chung
Hiện nay trở ngại lớn nhất của công cuộc phát triển kinh tế của khu vực
Phù Tiên là tình hình phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có việc cung cấp điện
23
năng. Vì vậy để kinh tế xã hội của khu vực được phát triển thì việc cải tạo cơ
sở hạ tầng và gắn với cải cách các chế độ chính sách phải được thực hiện
đồng bộ trên định hướng quy hoạch tổng thể đã được xây dựng tới năm 2020
2025.
1.2. Hiện trạng nguồn cung cấp điện và lƣới điện của huyện
1.2.1. Nguồn cấp điện
Trạm 110/35/10kV Phù Cừ (tại Trần Cao – Phù Cừ) có cơng suất
25MVA. Trạm được cấp điện bằng lộ 110kV từ nguồn hệ thống điện miền Bắc.
Hiện tại khu vực Phù Tiên được cấp điện từ trạm 110kV Trần Cao
(E83) đặt tại thị trấn Trần Cao huyện Phù Cừ. Trạm có cơng suất 25MVA,
cấp điện áp 110/35/22/10kV. Trạm làm nhiệm vụ cấp điện cho huyện Phù Cừ
- Tiên Lữ (Phù Tiên). Do trạm có nhiệm vụ cấp điện cho 2 huyện cùng lúc và
các khu công nghiệp mới nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội của tồn huyện Phù Tiên nói riêng. Dự kiến cuối năm 2018 trạm sẽ lắp
thêm một lộ 110kV từ huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình và sẽ đưa vào vận hành
đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện. Đầu năm 2020 lập kế hoạch phương án
thay thế lần lượt các biến áp T1 và T2 của trạm 110kV E83 Trần Cao, điện áp
110/35/22/10kV, công suất 25MVA lên 63MVA; đưa quy mô trạm lên 2x63
MVA.