Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích ảnh hưởng của Thuế môi trường đối với Xăng dầu đến lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất và Chính phủ ở việt nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.22 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

---



---

MÔN HỌC: KINH TẾ CÔNG CỘNG

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ MƠI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI XĂNG DẦU ĐẾN LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG,
NGƯỜI SẢN XUẤT VÀ CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Tuệ
Năm học : 2020 – 2021

1


MỤC LỤC

CHƯƠNG I: XĂNG DẦU VÀ VẤN ĐỀ NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC Ô NHIỄM
MÔI
TRƯỜNG ..................................................................................
..........................9
I.1 Ngoại ứng tiêu cực của sử dụng xăng dầu ô nhiễm môi trường

tại Việt
Nam.............................................................................................


.........9
I.2 Giải pháp Chính
phủ............................................................................9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM HIỆN
NAY..........................................................................................
.............................10
2.1 Phân tích thuế xăng dầu những năm qua (20152020).................................................................................................
..........10
2.2 Lí do thuế xăng dầu tăng cao trong những năm qua (Ngân
sách, ơ
nhiễm,...)...........................................................................................
..........13
2.3 Tình hình dầu mỏ thế giới, so sánh giá xăng Việt Nam và thế
giới. ..................................................................................................
..................13
2.4 Các chính sách thuế hiện hành về xăng
dầu....................................................................................................
..........16
2


CHƯƠNG III: THUẾ XĂNG DẦU TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN LỢI
ÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG, NGƯỜI SẢN XUẤT VÀ CHÍNH
PHỦ...........................................................................................................
............17
3.1 Phân tích thị trường xăng dầu trước, sau thuế và tác động của
thuế...................................................................................................
..........17
3.2 Lợi ích và tác hại mà người tiêu dùng, người sản xuất và Chính
phủ nhận

được..................................................................................................
..........19
3.3 Hiệu quả kinh tế khi đánh
thuế...................................................................................................
..........19
3.4 Ý kiến người tiêu dùng, người sản xuất tại Việt Nam và quan
điểm Chính phủ khi đánh
thuế..............................................................................................22

KẾT LUẬN
.........................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
.................................................................................24

3


LỜI MỞ ĐẦU
Xăng, dầu là sản phẩm có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh
vực sản xuất và đời sống xã hội. Trên phương diện kinh tế, giá trị của mọi
sản phẩm hàng hố dịch vụ ít nhiều đều chứa đựng giá trị của xăng dầu.
Có thể nói: Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu xăng dầu ngày
càng lớn và vai trò của xăng dầu ngày càng trở nên quan trọng. Tiêu dùng
nhiên liệu hóa thạch (chủ yếu là xăng, dầu diezen) là một trong những
nguyên nhân chính góp phần gia tăng đáng kể ơ nhiễm khơng khí tại các
đơ thị Việt Nam. Các tác nhân phát thải này gây ra nhiều tác hại đến môi
trường sống, đặc biệt là sức khỏe con người. Từ tháng 05/2015 đến nay, Bộ
Tài chính đã đề xuất Chính phủ tăng mức thuế suất thuế bảo vệ mơi trường
đới với xăng từ 1,000 đồng/lít lên 3,000 đồng/lít. Đứng ở góc độ chính
quyền, tăng thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng là cần thiết, giúp đảm

bảo nguồn thu ngân sách cũng như thay đổi nhận thức và hành vi của
người tiêu dùng xăng. Trong khi đó, ở góc độ sản xuất và tiêu dùng, chính
sách này vấp phải phản ứng tiêu cực của dư luận vì tác động đến năng lực
cạnh tranh doanh nghiệp và đời sống của người lao động. Trước thực tiễn
này, yêu cầu đánh giá tác động của thuế bảo vệ môi trường đối với xăng
lên tiêu dùng xăng và phúc lợi xã hội được đặt ra.
Để tìm hiểu về tác động nói trên, nhóm đã tiến hành nghiên cứu về
đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của thuế môi trường đối với xăng dầu đến lợi
ích của người tiêu dùng, người sản xuất và chính phủ ở Việt Nam”.

4


CHƯƠNG I: XĂNG DẦU VÀ VẤN ĐỀ NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
I.1 Ngoại ứng tiêu cực của sử dụng xăng dầu ô nhiễm môi
-

trường tại Việt Nam.
Tác động chính tới mơi trường trong hoạt động xăng dầu đó là: hơi
xăng dầu phát sinh trong quá trình xuất nhập, tồn chứa và vận
chuyển xăng dầu; nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các hoạt động
vệ sinh bồn bể, thiết bị, nước mặt nhiễm dầu; chất thải rắn nhiễm
dầu; sự cớ tràn dầu…Ơ nhiễm khơng khí từ hơi xăng dầu gây tổn
hại tới sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư sinh
sớng gần khu vực cơng trình xăng dầu. Hơi xăng, dầu trong khơng
khí còn có thể gây cháy, nổ. Khi hỗn hợp khơng khí tỷ lệ trong

-


khoảng 1 – 7% và có tia lửa điện thì sẽ gây cháy nổ.
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các hoạt động vệ sinh công
nghiệp, xúc rửa bể, đường ống, nước mưa từ các bề mặt có khả
năng tràn vãi xăng dầu. Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy ô
nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm do dầu và các sản phẩm dầu
phân hủy gây tổn thất lớn cho ngành cấp nước, thủy sản, nông
nghiệp, du lịch và các ngành nghề kinh tế khác. Khi dầu bị xả ra
nguồn nước sẽ tạo ra các vệt dầu loang trên mặt nước, làm giảm
ánh sáng khi xuyên vào trong nước, cản trở quá trình quang hợp

-

của các sinh vật biển gây suy giảm nguồn đa dạng sinh học biển.
Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện đặc biệt về an tồn
phòng chớng cháy nổ (PCCC) và bảo vệ mơi trường (BVMT) nhưng
lại là mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của của người dân, nhu
cầu sản xuất kinh doanh. Việc quản lý, vận hành cơ sở vật chất
xăng dầu quy mô lớn, phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác động
lớn tới môi trường. Mọi sơ xuất trong hoạt động xăng dầu nếu để
xảy ra sự cố mất an tồn cháy nổ, mơi trường sẽ là thảm họa, ảnh
hưởng tới sức khỏe, tính mạng con người, tài sản, an ninh trật tự,
môi trường của cộng đồng…
5


I.2 Giải pháp Chính phủ
-

Trong những năm gần đây cơng tác bảo vệ môi trường trong lĩnh
vực kinh doanh gas, xăng, dầu được nhà nước xác định đây là vấn

đề quan trọng trong công cuộc phát triển bền vững của đất nước.
Xác định đây là những nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện trong quá
trình kinh doanh, nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạp
pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường cụ thể là: Nghị định
107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ quy định về kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai (LPG) và Nghị định
84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ quy định về kinh
doanh xăng dầu quy định “Cán bộ quản lý, nhân viên làm việc tại
cơ sở kinh doanh gas, xăng dầu phải được đào tạo, huấn luyện

-

nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường”.
Nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới mơi trường và kiểm
sốt ơ nhiễm mơi trường, Chính phủ đã có những quy định rất rõ
ràng, nghiêm ngặt về thuế bảo vệ môi trường. Thuế bảo vệ môi
trường được xem là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm,

-

hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến mơi trường.
Mới đây, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức
thuế bảo vệ mơi trường đới với nhiên liệu bay như sau:
• Từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021: mức thuế là
2.100 đồng/lít (bằng 70% mức thuế bảo vệ mơi trường đới với
nhiên

liệu

bay


theo

quy

định

tại

Nghị

quyết

sớ

579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018 về Biểu thuế bảo vệ
mơi trường ).
• Từ ngày 01/01/2022 trở đi: mức thuế là 3.000 đồng/lít theo
quy định tại Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày
-

26/9/2018 về Biểu thuế bảo vệ môi trường.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát thì giá xăng dầu trong và ngồi
nước liên tục sụt giảm mạnh do sự mất cân đối trong cung cầu mặt
hàng này. Giá xăng dầu giảm ít nhiều cũng đã mang đến tâm lý
phấn khởi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh.
6



-

Việc Bộ Tài Chính bác bỏ đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi
trường để giảm giá bán xăng dầu trong nước có thể khiến người
tiêu dùng hụt hẫng, song điều này cho thấy sự cương quyết của
Chính phủ trong việc đảm bảo khắc phục hậu quả ô nhiễm môi
trường mà ngành xăng dầu gây ra.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM HIỆN
NAY
2.1 Phân tích thuế xăng dầu những năm qua (2015-2020)
-

Xăng, dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học, gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường ở diện rộng. Các nước trên thế giới đã đưa xăng,
dầu vào đối tượng thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ mơi
trường (BVMT) nhằm mục đích BVMT với các tên gọi khác nhau

-

như thuế nhiên liệu, thuế năng lượng, thuế phương tiện...
Luật Thuế BVMT hiện hành quy định khung mức thuế BVMT đối với
xăng, dầu và giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức
thuế BVMT cụ thể đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Luật Thuế

-

BVMT.
Mức thuế BVMT hiện hành đối với xăng dầu được quy định tại Nghị
quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10/3/2015 của Ủy ban

Thường vụ Quốc hội.

-

Mức thuế BVMT hiện hành đối với xăng là 3.000 đồng/lít đã gần
bằng mức tới đa trong khung thuế; mức thuế BVMT đối với nhiên

-

liệu bay là 3.000 đồng/lít, đã bằng mức tới đa trong khung thuế.
Trên thế giới có một số nước có sản lượng dầu lớn và khai thác dầu
thương mại nên giá dầu là giá chung của các nước trên thế giới.
7


Theo đó, tỷ lệ thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
BVMT, thuế giá trị gia tăng) trên giá cơ sở của Việt Nam hiện đang
-

ở mức thấp so với nhiều nước.
Tỷ lệ thuế trên giá cơ sở của Việt Nam là 37,49% đối với xăng;
20,76% đối với dầu diezel; 11,59% đối với dầu hỏa; 19,13% đối với
dầu mazut. Trong khi tỷ lệ thuế trên giá cơ sở của Hàn Quốc
khoảng 70,3%, Campuchia khoảng 40%, Lào khoảng 56%,
Philipines khoảng 62%, Nga khoảng 52%, Mỹ khoảng 53%, Hồng

-

Kông khoảng 83%, Thái Lan khoảng 67%.
Từ đầu năm 2019 đến nay mỗi lít xăng sẽ chịu thuế mơi trường

4.000 đồng, dầu hoả là 1.000 đồng.

-

Như vậy sau gần 4 năm giữ mức thuế mơi trường với xăng 3.000
đồng mỗi lít, mặt hàng này sẽ chịu thêm 1.000 đồng. Dầu hoả sẽ
chịu thuế mơi trường 1.000 đồng một lít, tăng 700 đồng so với
mức hiện hành. Ngồi ra, thuế mơi trường với dầu nhờn, mỡ nhờn,
dầu mazut cũng tăng lên 2.000 đồng một lít, từ mức 900 đồng
hiện hành. Nhiên liệu bay thì vẫn giữ ngun mức 3.000 đồng một
lít. So với các mặt hàng khác, thuế bảo vệ môi trường với xăng,
dầu vẫn chiếm đa số trong tổng thu ngân sách từ thuế bảo vệ mơi
trường, khoảng 95%. Ngồi ra, chi phí vận chuyển tại Việt Nam
đang khá cao so với các nước, nên nếu tăng thuế bảo vệ môi
trường sẽ khiến giá xăng tăng, đồng nghĩa chi phí doanh nghiệp bị
đội lên. Đây cũng là đầu vào của các mặt hàng nên sẽ ảnh hưởng

-

tới sản xuất, đời sống người dân.
Theo Bộ Cơng Thương, hiện nay, tỷ trọng thuế, phí trong giá xăng
dầu hiện ở mức cao (khoảng 55-60% đối với mặt hàng xăng, 3540% đối với mặt hàng dầu). Trong đó thuế bảo vệ môi trường
8


chiếm khoảng 32% đối với mặt hàng xăng và từ 11-20% đối với
mặt hàng dầu. Bộ Công Thương đề nghị xem xét điều chỉnh giảm
thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92
cho phù hợp với thực tế để tạo mức chênh lệch giá và khuyến
khích sử dụng xăng sinh học. Hiện tại, thuế bảo vệ môi trường đối

với xăng sinh học E5 RON 92 đang ở mức 3.800 đồng/lít. Việc tính
thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng sinh học E5 bằng 95% mức
thuế bảo vệ mơi trường của xăng khống RON92 như hiện nay
được Bộ Công Thương đánh giá là chưa phù hợp. Bởi vì xăng E5
RON 92 có 95% là xăng RON 92 và 5% là ethanol. Theo kết quả
các nghiên cứu đã được thực hiện, việc sử dụng xăng E5 RON 92
giảm đáng kể các khí thải gây ơ nhiễm mơi trường như khí CO
(giảm 27,76%), HC (giảm 16,23%), ... so với các loại xăng khống
thơng thường. Vì vậy, Bộ Cơng Thương cho rằng cần cân nhắc đưa
ra mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng E5RON92
dựa theo mức độ phát thải (75-80%) mức thuế đới với xăng
-

khống.
Tuy nhiên trong năm 2020 kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát thì
giá xăng dầu trong và ngồi nước liên tục sụt giảm mạnh do sự
mất cân đối trong cung cầu mặt hàng này. Giá xăng dầu giảm ít
nhiều cũng đã mang đến tâm lý phấn khởi cho người tiêu dùng và
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trong dự
thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về
mức thuế BVMT đối với “nhiên liệu bay” đang được lấy ý kiến các
bộ, ngành liên quan, Bộ tài chính đề xuất áp dụng mức thuế BVMT
đới với nhiên liệu bay bằng 70% mức thuế quy định tại Nghị quyết
số 579/2018/UBTVQH14 đến hết ngày 31.12.2020. Nếu đề xuất
được thông qua, mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay sẽ giảm
được 900 đồng/lít x́ng còn 2.100 đồng/lít so với hiện nay. Theo
tính tốn, sớ giảm thu ngân sách nhà nước ước tính khoảng 87,33
tỷ đồng /tháng. Việc giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay là “vô
cùng cần thiết” bởi lẽ, ngành hàng không, đặc biệt là các doanh
9



nghiệp kinh doanh vận tải hàng không bị ảnh hưởng nặng nề nhất
bởi dịch Covid - 19. Việc giảm thuế BVMT sẽ góp phần giúp doanh
nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính, duy trì hoạt động kinh
doanh. Bộ Tài chính lý giải mức giảm 30% thuế BVMT đối với nhiên
liệu bay nằm trong khung thuế BVMT và đã được Chính phủ thơng
qua tại Nghị quyết sớ 84/2020.
2.2 Lí do thuế xăng dầu tăng cao trong những năm qua
(Ngân sách, ô nhiễm,...).
 Một là, chủ động ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế

giới, đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi
thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết q́c tế.
 Hai là, đảm bảo tính ổn định của Luật, trình Uỷ ban Thường vụ
Q́c hội kịp thời điều chỉnh mức thuế cụ thể trong khung quy
định mà Quốc hội đã giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để đảm
bảo lợi ích q́c gia trong trường hợp giá dầu thế giới có biến động
lớn.

 Ba là, tránh chênh lệch nhiều về giá bán xăng, dầu của Việt Nam

với các nước có chung đường biên giới.
 Bốn là, nâng cao hơn nữa trách nhiệm và nhận thức của tổ chức,
cá nhân đới với mơi trường và khuyến khích sản xuất, sử dụng
xăng, dầu sinh học thân thiện với môi trường.
 Năm là, đảm bảo thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng
q́c tế về giảm khí thải nhà kính, bảo vệ mơi trường.
2.3 Tình hình dầu mỏ thế giới, so sánh giá xăng Việt Nam
và thế giới.

* Những biến động của thị trường dầu mỏ thế giới.
-

Trong xu thế từ năm 2014, giá xăng dầu thế giới đã giảm do
nhiều yếu tố tác động như: kinh tế, chính trị… cho nên nguồn
cung tăng rất mạnh do các quốc gia trong Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu mỏ (OPEC) không muốn mất thị phần và phải tăng sản
lượng.
10


-

Thời gian gần đây, các nước trong khối OPEC đã quyết định giảm
sản lượng, khi nguồn cung giảm chắc chắn giá xăng dầu sẽ phục
hồi, mà giá xăng dầu thế giới tăng thì trong nước cũng phải tăng
theo. Từ đó, nhiều dự báo cho rằng trong năm tới, giá xăng dầu

-

thế giới sẽ tăng.
Trên bình diện thế giới, năm 2015, động thái chủ đạo nổi bật
và xuyên suốt của thị trường dầu thơ thế giới vẫn là tình trạng
cung vượt cầu; giá cả lúc tăng, lúc giảm và mức thấp nhất đạt
được vào 11/12/2015. Giá dầu thơ tồn cầu tính đến giữa tháng
12/2015, giảm sâu dưới ngưỡng 36 USD/thùng (dầu Brent London
còn 37,93 USD thùng và dầu WTI của New York ở mức 35,62
USD/thùng), tức sụt giảm 1/3 so với tháng 5/2015 và giảm gần 2/3

-


so với đỉnh điểm hồi tháng 6/2014
Năm 2016, mức tiêu thụ dầu toàn cầu trung bình 95,7 triệu
thùng/ngày. Tổng sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC sẽ giảm
500.000 thùng/ngày và của Mỹ năm 2016 sẽ giảm còn 12,56 triệu
thùng/ngày, từ mức 12,75 triệu thùng/ngày trong năm 2015. Từ
nay đến năm 2020, nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng dưới 1%, và
ước chỉ tăng 5% trong 2 thập kỷ tới (nhu cầu dầu của thế giới sẽ
không đạt ngưỡng 103,5 triệu thùng/ngày cho đến năm 2040, từ

-

mức 94,5 triệu thùng dầu/ngày hiện nay.
Về tổng thể, thị trường xăng dầu toàn cầu năm 2017 sẽ cân
bằng hơn, giá cả sẽ ổn định và tăng nhẹ chung quanh mức giá 5055 USD/thùng. Giá xăng dầu thấp như vừa qua khó kéo dài bởi
tính phi kinh tế dưới giá thành sản xuất trung bình thế giới từ 3070 USD/thùng cho công nghệ truyền thống và 60-100 USD cho
cơng nghệ khai thác mới dầu khí đá phiến. Thời gian qua, hơn một
nửa sớ giàn khoan dầu khí đá phiến trên thế giới đã bị đóng cửa vì

-

thua lỗ càng là cơ sở vững chắc cho nhận định này.
Trong 2 tháng đầu năm 2018, CPI tăng cao do yếu tớ tăng giá
điện từ ći năm ngối, giá dịch vụ, y tế tăng và trùng với thời
điểm nhu cầu chi tiêu mua sắm cao điểm và dịp tết Nguyên đán

11


nhưng đến tháng 3/2018, CPI đã giảm 0,27%, bình quân CPI Quý

-

I/2018 chỉ tăng 2,82% so với cùng kỳ.
Trong nửa đầu tháng 3, giá dầu thô tiếp tục đà giảm giá sau đó
tăng trở lại vào nửa sau tháng 3. Nhìn chung, giá dầu thơ tăng so
với tháng trước do những bất ổn tại khu vực Trung Đông và khả
năng sản lượng tại Venezuela tiếp tục giảm. Ngoài ra, triển vọng
OPEC có thể kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng hết năm 2019
tiếp tục hỗ trợ giá dầu. Chốt phiên 29/3, giá dầu Brent Biển Bắc
giao tháng 6/2018 ở mức 69,34 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu

-

thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) ở mức 64,94 USD/thùng.
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2020
được điều chỉnh tăng 360 nghìn thùng/ngày so với dự báo trong
tháng trước, chủ yếu tại Mỹ, do sự phục hồi sản lượng lớn hơn dự
kiến 1 triệu thùng/ngày trong tháng 6 so với tháng trước. Sản
lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC hiện nay ước tính giảm 2,7
triệu thùng/ngày so với năm trước x́ng trung bình 62,5 triệu
thùng/ngày. Bất chấp nguồn cung giảm trong quý 2/2020 bởi đại
dịch Covid-19, sự sụt giảm nguồn cung của khu vực ngồi OPEC là
ít hơn nhiều so với sự sụt giảm trong nhu cầu. Sự phục hồi trong
nguồn cung của khu vực này đã bắt đầu tại Mỹ, Canada và Mỹ
Latinh trong quý 3/2020, mặc dù cơn bão Laura gây ảnh hưởng tới
sản lượng của vùng vịnh Mexico.
* So sánh giá xăng việt nam với thế giới

-


Tại Mỹ, giá xăng ở mỗi bang lại khác nhau. Tuy nhiên, trung bình
xăng RON 95 có giá 0,591 USD/lít, tương đương 13.770 đồng/lít.

-

Mức giá này cao hơn tại Việt Nam 1.831 đồng/lít.
Giá xăng tại Mỹ tăng hay giảm chủ yếu phụ thuộc vào biến động
từ giá dầu thế giới bởi cơ cấu giá chứa 53% chi phí dầu thơ. Bên
cạnh đó, 12% là chi phí lọc dầu và lợi nhuận, 18% là chi phí tiếp
thị và phân phới (cộng với lợi nhuận biên) và 17% là thuế địa
phương, tiểu bang và liên bang.

12


-

Tại Trung Quốc, giá xăng RON 95 là 5,9 nhân dân tệ/lít, tương
đương 19.525 đồng/lít. So với tại Việt Nam, mức giá này cao hơn

-

63,5%.
Như vậy, ḿn đổ đầy bình xăng của chiếc Toyota Camry 2.5Q với
dung tích 70 lít, người tiêu dùng tại Trung Quốc phải trả thêm

-

531.000 đồng so với khi đổ tại Việt Nam.
Ở khu vực Đông Nam Á, chỉ Malaysia có giá bán xăng RON 95


-

(1,25 MYR/lít, tương đương 6.734 đồng/lít) thấp hơn tại Việt Nam.
Trong khi đó, tại Thái Lan là 25,485 baht/lít, tương đương 18.150
đồng/lít, cao hơn tại Việt Nam 6.211 đồng/lít; tại Singapore là
1,986 SGD/lít, tương đương 32.713 đồng/lít, cao hơn tại Việt Nam
20.774 đồng/lít; tại Lào là 9.720 LAK/lít, tương đương 25.444

-

đồng/lít, cao hơn tại Việt Nam 13.505 đồng/lít.
Venezuela tiếp tục là quốc gia có giá xăng RON 95 thấp nhất thế
giới (6 VEF/lít, tương đương 23 đồng/lít) nhờ chính sách trợ giá của
Nhà nước. Nơi có giá xăng RON 95 cao nhất thế giới là Hong Kong,

-

với giá bán lẻ là 16,74 HKD/lít, tương đương 50.328 đồng/lít.
Giá xăng RON 95 tại một số cường quốc về xuất khẩu dầu mỏ như
Qatar là 1,3 QAR/lít, tương đương 8.318 đồng/lít; tại Arab Saudi là
1,47 SAR/lít, tương đương 9.110 đồng/lít hay tại UAE là 1,8 AED/lít,

-

tương đương 11.417 đồng/lít.
Hiện tại, nhóm OPEC+ và một số quốc gia sản xuất dầu mỏ đã
cam kết cắt giảm sản lượng khai thác, tuy nhiên, giá dầu thô vẫn
ở mức thấp kỷ lục. Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/4, giá dầu
WTI còn 18,44 USD/thùng, dầu Brent còn 28,3 USD/thùng.

2.4 Các chính sách thuế hiện hành về xăng dầu.

-

Theo liên Bộ Tài chính - Cơng Thương, giá xăng RON 95 thành
phẩm bình quân trên thế giới 15 ngày trước kỳ điều chỉnh 13/4 là
21,267 USD/thùng (giảm 4,401 USD/thùng so với kỳ trước). Như
vậy, một lít xăng RON 95 nhập về cảng có giá gốc 0,134 USD,

-

tương đương 3.117 đồng/lít.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu chỉ ra cơ cấu giá
xăng phải “cõng” 4 sắc thuế gồm thuế nhập khẩu 20% (tương ứng
624 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt 10% (tương ứng 312 đồng), VAT
13


10% giá bán (tương ứng 1.085 đồng) và thuế bảo vệ mơi trường cớ
-

định 4.000 đồng/lít
Hiện nay, xăng dầu thuộc đối tượng chịu thuế BVMT và

khung

thuế hiện hành là 1.000-4.000 đồng/lít và mức thuế hiện hành là
3.000 đồng/lít. Năm 2015, khi nâng mức thuế BVMT với xăng dầu
từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng cũng đã có nhiều tranh cãi, một số ý
kiến cho rằng, việc tăng thuế như trên sẽ đánh vào người dân và

tác động đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đề
xuất điều chỉnh khung thuế BVMT còn được cân nhắc đến các yếu
tố khác như: chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của giá
dầu thế giới, đồng thời thực hiện tốt các cam kết của Chính phủ
Việt Nam với q́c tế về giảm khí thải nhà kính (Thủ tướng Chính
phủ đã chỉ đạo cho phép tồn tại xăng Ron92 đến hết ngày
31/12/2017. Trước đó, ći năm 2016, Bộ Tài chính đưa ra lấy ý
kiến Dự thảo Luật Thuế BVMT sửa đổi, với đề xuất đề xuất tăng
khung thuế BVMT lên tối đa 8.000 đồng/l với xăng và 4.000 đồng/l,
kg với các loại dầu, áp dụng từ ngày 1/7/2018. Việc điều chỉnh
khung thuế BVMT được cho là một trong những giải pháp để “điều
chỉnh chính sách thu, nhằm cơ cấu lại ngân sách nhà nước”.
CHƯƠNG III: THUẾ XĂNG DẦU TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN LỢI
ÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG, NGƯỜI SẢN XUẤT VÀ CHÍNH PHỦ
3.1 Phân tích thị trường xăng dầu trước, sau thuế và tác
động của thuế
-

Phân tích thị trường xăng dầu trước khi có thuế, giả sử thị trường
cân bằng tại mức giá 15.000VND/ lít và mức sản lượng là 100
nghìn lít. Đường cung và cầu lúc này lần lượt là S_1 và D. Đồ thị
dưới đây biểu diễn thị trường xăng dầu trước tác động của thuế với
trục tung là giá trên mỗi lít xăng và trục hồnh đơn vị nghìn lít.

14


-

Giả sử chính phủ đánh thuế lên xăng dầu là 5.000 VND/ lít lên

người sản xuất, vậy thì ai là người thực sự chịu thuế?
• Đới với nhà sản xuất, thuế xăng dầu sẽ tương đương tăng 5.000
VND/ lít trong chi phí biên. Có thuế nên đường cung dịch chuyển
từ S_1 sang S_2, mức cung giảm. Trạng thái cân bằng mới của
thị trường là điểm D với mức giá 18.000VNĐ/ lít và lượng cung là
90 nghìn lít. Vậy thì giá thị trường tăng 3.000 VNĐ.
 Như vậy, thuế gây ra 2 tác động: Một là làm thay đổi mức giá
bán xăng dầu và Hai là nhà sản xuất phải trả tiền thuế cho Chính

-

phủ 5.000 VND/ lít.
Trên khía cạnh lợi ích của người sản xuất, khoản thuế 5.000 VND/
lít đã được bù đắp 1 phần do giá xăng dầu tăng lên, thực tế họ chỉ

-

phải trả 2000 VNĐ cho mỗi lít xăng bán ra.
Gánh nặng thuế đới với người sản xuất= (Giá trước thuế - giá sau
thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hang hóa bởi người sản

-

xuất= (15.000-18.000) + 5.000 = 2.000
Trên khía cạnh lợi ích người tiêu dùng, họ đã chịu phần lớn gánh

-

nặng thuế là 3000 VNĐ cho mỗi lít xăng tiêu dùng.
Gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng = (Giá sau thuế - giá trước

thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hang hóa bởi người tiêu

-

dùng= (18.000-15.000) + 0 = 3.000
Đồ thị sau biểu diễn thị trường xăng dầu sau tác động của thuế với
trục tung là giá trên mỗi lít xăng và trục hồnh đơn vị nghìn lít.

15


-

Trên đây là ví dụ xét theo thuế đánh vào người sản xuất, thật ra
thì phạm vi ảnh hưởng của thuế là giống hệt nhau cho dù thuế
đánh vào người sản xuất hay người tiêu dùng nên trong trường hợp
thuế đánh vào người tiêu dùng thì họ sẽ giảm cầu xăng và giá
giảm x́ng 13.000VNĐ/ lít, từ đó thì người sản xuất và người tiêu

-

dùng đều chịu mức ảnh hưởng như trên.
Ngoài ra, khi xét phạm vi ảnh hưởng của thuế xăng dầu thì ta cũng
phải xem xét xăng dầu là mặt hàng có độ co dãn về cầu như thế
nào. Khi cầu hồn tồn khơng co dãn, người sản xuất không chịu
gánh nặng thuế mà rơi vào người tiêu dùng. Ngược lại, khi cầu
hoàn toàn co dãn, người tiêu dùng khơng chịu thuế mà gánh nặng
thuế hồn tồn rơi vào người sản xuất. Mặt hàng xăng dầu có độ
co dãn cầu ít nên người tiêu dùng sẽ chịu gánh nặng về thuế lớn.
3.2 Lợi ích và tác hại mà người tiêu dùng, người sản xuất

và Chính phủ nhận được.

-

Theo các chuyên gia kinh tế, việc giá dầu tăng trở lại sẽ tác động 2
mặt đến kinh tế Việt Nam. Ở khía cạnh tích cực, giá dầu thế giới
tăng sẽ kéo theo tăng thu ngân sách Nhà nước từ dầu thô, đồng
thời các loại thuế từ xăng, dầu (như thuế xuất nhập khẩu, thuế giá
trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) cũng sẽ tăng. Thực tế cho thấy,
việc dầu thô tăng giá nên 2 tháng đầu năm 2021 trong 4 lần điều
16


hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương đã có 3 lần tăng và 1 lần
-

giữ nguyên đã tạo cơ hội cho DN kinh doanh xăng dầu lãi lớn.
Báo cáo mới phát hành của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex) cho thấy, trong quý 4/2020, Petrolimex (DN chiếm thị
phần lớn nhất trên thị trường xăng dầu) lãi 1.359 tỷ đồng. Con số
này cao hơn cả cùng kỳ của năm 2019 chỉ đạt được 1.296 tỷ đồng.
Điều đáng nói là năm 2020 bị ảnh hưởng nặng từ dịch Covid-19.
Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp trong năm 2020, Petrolimex ghi

-

nhận kết quả lãi và cũng là quý lãi cao nhất trong năm.
Đặc biệt, khoản lãi của Petrolimex trùng với những thời điểm xăng
dầu liên tục được Bộ Công Thương điều chỉnh tăng giá; đồng thời
khi Petrolimex cũng giải trình Sở Giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí

Minh, DN này cũng thừa nhận kinh doanh xăng dầu có lãi nhờ giá
dầu thế giới tăng trở lại, sản lượng bán tăng. Như vậy, với việc giá
dầu tăng, nhóm bán lẻ xăng dầu sẽ được hưởng lợi, nhất là khi có

-

lượng tồn kho lớn trong khi nhu cầu tiêu thụ có triển vọng gia tăng.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, các chuyên gia kinh tế cho rằng giá
dầu thế giới tăng sẽ tạo áp lực cho lạm phát, nhất là trong bối
cảnh Việt Nam nhập siêu xăng, dầu từ năm 2015 đến nay. Giá dầu
thế giới tăng cũng có thể tác động tiêu cực đến tiêu dùng của
người dân và hoạt động của DN nhất là DN vận tải sẽ chịu áp lực
tăng chi phí đầu vào khi giá xăng dầu tăng, từ đó có thể dẫn đến
tăng giá thành sản phẩm.
3.3 Hiệu quả kinh tế khi đánh thuế.

-

Trong một thị trường cạnh tranh hồn hảo, đường cầu phản ánh lợi
ích xã hội biên của tiêu dùng xăng dầu và đường cung phản ánh
chi phí xã hội biên của sản xuất xăng dầu. Tại điểm cân bằng,
(điểm A), thị trường sản xuất và tiêu thụ lượng xăng mà tại đó lợi
ích xã hội biên bằng chi phí xã hội biên, khi đó phúc lợi xã hội là

-

lớn nhất.
Mức thuế T đồng làm tăng chi phí sản xuất, khiến lượng cung giảm
ở mỗi mức giá, do đó đường cung dịch chuyển từ S1 sang S2.
Trạng thái cân bằng mới ở điểm B; số lượng xăng bán ra giảm từ

17


Q1 xuống Q2 và giá cả đã tăng từ từ P1 lên P2. Khi mức giá tăng
lên P2 làm người tiêu dùng giảm sản lượng tiêu thụ từ Q1 xuống
Q2, điều này làm cho thặng dư người tiêu dùng bị giảm bằng diện
tích BAD. Việc đánh thuế T đồng một lít làm nhà sản xuất giảm lợi
nhuận, khiến thặng dư của người sản xuất giảm bằng diện tích
DAC. Tổng cộng mức giảm của thặng dư của sản xuất và thặng dư
tiêu dùng chính là tổn thất phúc lợi xã hội, bằng diện tích BAC.

P
S2

P2

Thuế

B

E

S1
F

P1

A

D


P3

Tổn thất
vơ ích

C
G

D

Q2

Q1

Q

Hình 1. Tổn thất vơ ích do thuế
-

Thuế làm sản lượng thị trường giảm, đã tạo nên tổn thất vơ ích
(deadweight loss), là tam giác ABC trên đồ thị. Do sản lượng cân
bằng trên thị trường cạnh tranh là mức sản lượng tối đa hóa phúc
lợi xã hội, việc giảm sản lượng dưới Q1 làm phúc lợi xã hội giảm.
Sau khi có thuế, giá hàng hóa tăng lên, mức tiêu dùng của họ giảm
và thặng dư tiêu dùng tương đương bởi hình thang EBAF. Tương tự,
thặng dư sản xuất cũng giảm, bởi hình thang FACG. Phần thặng dư
xã hội được chuyển giao cho chính phủ, nhưng doanh thu từ thuế
của chính phủ là hình chữ nhật EBCG, nên thặng dư xã hội bị mất
trắng diện tích tam giác BAC. Thuế làm giảm sản lượng tiêu thụ

trên thị trường và cũng giảm phúc lợi xã hội.
18


Đồ thị bên dưới sẽ mô tả rõ hơn về phúc lợi xã hội và tổn thất do
thuế gây ra

19


a
e

h

f

b
c

Tổn thấ
D
P

P2
P1
P3

20



Hình 2. Phúc lợi xã hội và tổn thất do thuế

Tổng phúc lợi xã hội
(Aggregate surplus)
Thặng dư tiêu dùng
(Consumer surplus)
Thặng dư sản xuất
(Producer surplus)
Doanh thu thuế (Tax
revenue)
-

Khơng có thuế

Có thuế

a+b+c+e+f+h

c+e+f+h

Lợi ích/ Tổn thất do thuế
( Gain/Loss with tax)
a+b

h+f+b

h

f+b


c+e+a

c

e+a

0

e+f

e+f

Như vậy, khi có thuế, cả người sản xuất và người tiêu dùng đều bị
thiệt, người tiêu dùng tổn thất diện tích f+b, người sản xuất tổn
thất diện tích e+a. Khi có thuế, chính phủ thu thêm được khoản
thuế e+f nhưng tổng phúc lợi xã hội bị giảm một khoản bằng diện
tích a+b, khoản phúc lợi bị giảm này được gọi là khoản mất trắng

-

hay tổn thất vơ ích do thuế (Deadweight loss).
Tóm lại, đứng trên giác độ phúc lợi xã hội thì thuế đánh vào sản
xuất hay tiêu dùng cũng đều không hiệu quả do gây nên tổn thất
phúc lợi xã hội.
3.4 Ý kiến người tiêu dùng, người sản xuất tại Việt Nam và
quan điểm Chính phủ khi đánh thuế.
Ý kiến của người tiêu dùng, doanh nghiệp :
Vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm là khoản thu về



-

thuế BVMT từ xăng dầu liệu có được sử dụng để khắc phục hoặc
cải thiện môi trường do hậu quả xăng dầu gây ra như thế nào
chưa được làm rõ? Người dân cần các cơ quan quản lý công bố
công khai, minh bạch về việc này. Mặt khác, đề xuất tăng kịch
trần thuế BVMT của Bộ Tài chính đới với xăng dầu, khi xăng sinh
học E5 vừa đưa vào bán rộng rãi chưa được bao lâu, liệu có hợp
-

lý?
Giá xăng dầu cõng quá nhiều loại thuế và phí. Một lít xăng bán ra
thị trường hiện phải chịu thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia
tăng 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu bình quân gia
quyền 9%. Tổng tiền thuế khoảng 7.000 đồng/lít xăng. Trong khi
21


đó, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, là yếu tố đầu vào của nền
kinh tế. Nếu tăng thuế, chắc chắn giá xăng dầu trong nước sẽ
tăng theo, chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ
tác động trong khi sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế,
chưa kể chi phí sinh hoạt của người dân sẽ bị ảnh hưởng trong bối
-

cảnh mức sống còn thấp.
Trong khi các doanh nghiệp vận tải đang gặp nhiều khó khăn do
những chi phí khác như phí bảo trì đường bộ, phí BOT..., việc tăng
phí mơi trường là một gánh nặng cho doanh nghiệp bởi làm tăng


-

giá cước vận tải.
Việc đề xuất tăng thuế xăng dầu mức kịch khung là không hợp lý.
Như vậy, các doanh nghiệp vận tải sẽ phải chịu thêm một chi phí
khơng nhỏ. Giá thành vận chuyển sẽ tăng cao, tính cạnh tranh

-

với các doanh nghiệp khác thấp dễ dẫn tới thua lỗ.
Khách hàng sử dụng các dịch vụ vận tải hàng hóa cũng phải chịu
thêm chi phí, bởi giá thành nhiên liệu chiếm 30-40% giá thành
vận chuyển.
• Quan điểm của Chính phủ khi đánh thuế môi trường

-

đối với xăng dầu:
Xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học, gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường ở diện rộng. Các nước trên thế giới đã đưa xăng
dầu vào đối tượng thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế BVMT nhằm
mục đích BVMT với các tên gọi khác nhau như thuế nhiên liệu,
thuế năng lượng, thuế phương tiện... Theo Luật Thuế BVMT hiện
hành thì xăng dầu thuộc đới tượng chịu thuế với khung thuế từ

-

1.000 - 4.000 đồng/lít.
Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh khung thuế đới với xăng dầu là

nhằm chủ động ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế
giới, bảo đảm lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi
thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế;
tránh chênh lệch nhiều về giá bán xăng dầu của Việt Nam với các
nước có chung đường biên giới; nâng cao hơn nữa trách nhiệm và
nhận thức của tổ chức, cá nhân đới với mơi trường và khuyến
khích sản xuất, sử dụng hàng hóa thân thiện với môi trường.
22


-

Hơn nữa, trước bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng,
phải thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết
quốc tế (kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đã sử dụng
chính sách thuế nội địa để thay thế cho thuế nhập khẩu phải cắt
giảm theo các cam kết quốc tế; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) khuyến
nghị các nước sử dụng thuế nội địa để thực hiện các phương án
cắt, giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế). Đồng thời,
trước diễn biến khó lường của giá dầu trên thị trường thế giới
trong thời gian gần đây, giá dầu thấp, cần điều chỉnh chính sách
thuế theo hướng tăng và mở rộng đới tượng để bảo đảm nguồn

-

thu cho ngân sách Nhà nước.
Bộ Tài chính đề nghị tăng khung mức thuế BVMT đới với xăng dầu
từ 1.000 -4.000 đồng/lít lên 3.000 - 8.000 đồng/lít. Việc đề xuất
điều chỉnh khung thuế BVMT đối với xăng dầu được căn cứ vào
nhiều yếu tố như cam kết quốc tế về cắt giảm dần thuế nhập

khẩu, giá xăng dầu của Việt Nam so với các nước trên thế giới, tỷ
lệ thuế trên giá bán lẻ xăng dầu. Khi đề xuất mức thuế BVMT cụ
thể thì Bộ Tài chính sẽ phải có các đánh giá tác động của việc
điều chỉnh mức thuế đến nền kinh tế trong nước để bảo đảm
cùng với các giải pháp cải cách hành chính sẽ không làm giảm
sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

KẾT LUẬN
Trên cơ sở các phân tích của đề tài, nhóm muốn một lần nữa khẳng định tầm quan trọng
của việc đánh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu ở Việt Nam. Thay đổi nhận thức của
người dân về vai trị của mơi trường là mục tiêu lớn nhất mà các chính sách hướng tới. Đề đạt
được mục tiêu này, việc tạo ra sự đồng thuận nơi người dân là yếu tố cốt lõi. Đề tài đã chỉ ra
được những biến động của giá xăng dầu sau khi áp dụng thuế mơi trường, các hạn chế và ích
lợi của chính sách thuế bảo vệ mơi trường ở Việt Nam trong việc hành thu cũng như các bất
cập trong bản thân chính sách thuế. Ngồi ra, đề tài cũng tổng hợp được những bài học kinh
nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới trong việc thực thi chính sách thuế bảo vệ môi

23


trường đối với mặt hàng tiêu thụ xăng dầu nói riêng làm cơ sở tham khảo và áp dụng tại Việt
Nam.

24



×