Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Lý thuyết tâm lý học hành vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.55 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

TÊN ĐỀ TÀI

LÝ THUYẾT TÂM LÝ HỌC HÀNH VI
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thái Lan
Mã môn học: SOW2004

Năm học 2020 – 2021


MỤC LỤC


1.

Tâm lý học hành vi
1.1. Khái niệm

Tâm lý học hành vi (Behavioral psychology) hay chủ nghĩa hành vi là những
nghiên cứu về mối liên hệ giữa hành vi và lý trí con người. Rằng tại sao chúng ta
lại hành xử như vậy? Tại sao không làm như thế này mà lại làm như thế kia? Để từ
đó, các nhà tâm lý học tìm ra cách xây dựng thói quen hành vi tốt hơn, tích cực
hơn.
Về tổng quan hành vi bao gồm: Hung hăng, quyết đốn, bị động, thụ động –
tích cực.
1.2. Lịch sử hình thành


Vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, hình thành hai xu hướng duy tâm chủ
quan và duy tâm khách quan đã tạo nên sự khủng hoảng trong tâm lý học thời kỳ
ấy. Trước đòi hỏi của cuộc sống và sự vận động của bản thân khoa học, càng ngày
ý đồ tiếp tục phát triển tâm lý học trong khuôn khổ của tâm lý học duy tâm càng tỏ
rõ sự thất bại. Chính vì thế cần thiết tìm ra một con đường mới về nguyên tắc để
xây dựng khao học tâm lý. Dựa trên quan điểm triết học thực chứng của Comte
(1798-1857), chủ trương mọi lập luận phải được xây dựng trên cơ sở những chứng
cứ khách quan, quan sát được, những thành tựu của các nhà sinh lý học thần kinh
và tâm lý học động vật. J.Watson (1878-1958) - một nhà tâm lý học người Mỹ đã
hình thành trường phái tâm lý học hành vi - một khoa học về hành vi. Các nhà
nghiên cứu có xu hướng duy vật trong tâm lý học đã đi theo con đường này. Và
nhờ có cuộc đấu tranh tích cực của Watson và những nhà hành vi mà hành vi trở
thành đối tượng chủ yếu và duy nhất của tâm lý học, góp phần xứng đáng xây
dựng tâm lý học khách quan.
Tâm lí học hành vi, với những đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lí học kiệt
xuất:

J.Watson(1878-1958),

E.Tolmen(1886-1959),

E.L.Toocdai(1874-1949),

B.Ph.Skinner(1904-1990)… các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận hành vi phủ
nhận việc nghiên cứu ý thức con người.


1.3. Những nền tảng cơ bản trong tâm lý học hành vi
Hành vi có thể quan sát được, cịn lý trí thì khơng
Theo đó, các nhà tâm lý hành vi chấp nhận việc cảm xúc và nhận thức có tồn tại và

nó ảnh hưởng đến hành vi. Nhưng cảm xúc và nhận thức khơng nhìn thấy được,
cịn hành vi thì có thể quan sát.
Hành vi của chúng ta là kết quả của môi trường sống
Tâm lý học hành vi nhấn mạnh yếu tố mơi trường có ảnh hưởng lớn đến hành vi
khi chúng ta bỏ qua yếu tố di truyền.
Việc học tập ở người và động vật có ít sự khác biệt
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà tâm ý học nhận thấy việc học tập thói quen giữa
người và động vật khơng có nhiều khác biệt. Đó là lý do vì sao người ta thí nghiệm
trên chuột và bồ câu.
Hành vi là kết quả của kích thích gây phản ứng
Theo đó, hành vi dù phức tạp hay đơn giản đều là chuỗi phản ứng với kích thích
Các nhà tâm lý học thường đưa ra kích thích để xem những phản ứng nào sẽ diễn
ra.
1.4. Sự phân hóa trong tâm lý học hành vi
Năm 1913, tập san tâm lý học Mỹ in bài báo của Watson “Tâm lý học dưới
con mắt nhà hành vi”, là phần đầu bài giảng của ông tại trường Đại học Colombia
năm 1912, sự kiện này được coi như mốc hình thành tâm lý học hành vi. Về sau
các quan điểm trình bày trong bài báo cịn được ơng đưa ra trong một loạt các cơng
trình từ năm 1913 đến 1930.
Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J.Watson đã dẫn đến
phân hóa trường phái tâm lí học này thành 3 nhánh:


Tâm lí học hành vi bảo thủ, trung thành với các luận điểm ban đầu, có tính
cơ giới về hành vi trí tuệ con người của J.Watson (thuyết kích thích - phản ứng: SR), đại biểu là Skinner.
Tâm lí học hành vi mới, có ý đồ nghiên cứu cả các yếu tố trung gian của chủ
thể trong sơ đồ S-R, yếu tố đó chính là q trình nhận thức (thuyết S-S), đại biểu là
E.Tolmen.
Tâm lí học hành vi chủ quan (thuyết TOTE, T: Test, O: Operate, T: Test, E:
Exit, tức là thuyết thử- thao tác- thử- thoát ra). đại diện thuyết TOTE là O.Mille,

Galanter, Pribram.
Sự khác nhau giữa các thuyết tập trung vào 3 điểm sau:
Thứ nhất: nhân tố phát động 1 hành vi. Thuyết hành vi cổ điển cho rằng các
phản ứng bên ngoài là nhân tố phát động hành vi của con người và con vật. Theo
TOTE, nhân tố phát động hành vi của con người và con vật là q trình ở trung
ương thần kinh, trí nhớ, tâm thế, sự mong đợi…
Thứ hai: kết quả học tập. Thuyết (S-R) quan niệm kết quả học tập là kĩ
xảo( trật tự nào đó của các cử động). cịn theo thuyết (S-S), kết quả học tập là “các
cấu trúc nhận thức”( hay là sự phản ánh 1 tình huống nào đó).
Thứ ba: phương pháp ứng xử, thuyết (S-R) cho rằng phương thức thích ứng
là “thử và sai”, cịn theo thuyết (S-S) tính chất và thành cơng của các hành vi phụ
thuộc vào cấu trúc của tình huống khách quan quy định. Vì vậy, tổ chức (cấu trúc)
tình huống quy điịnh sự hoạt hóa của cá thể, nó quy định sự nắm bắt các quan hệ
bản chất của tình huống. Ngược lại, thuyết TOTE, đề cao hình ảnh, kế hoạch của
các phản ứng. Nói cách khác, theo TOTE, những kinh nghiệm, tri thức đã có về
hành vi, sự chỉ dẫn quá trình tiến hành hành vi đó sẽ quy định chất lượng của hành
vi ứng xử.
2. Tâm lý học hành vi cổ điển
2.1. Sơ lược về John B. Watson


John Broadus Watson (9 tháng 1 năm 1878 - 25 tháng 9 năm 1958) là một
nhà tâm lý học người Mỹ đã thành lập trường phái tâm lý học về hành vi. Watson
được sinh ra ở Traveller Rest, South Carolina, với cha là Pickens Butler và mẹ là
Emma Kesiah (nhũ danh Roe) Watson. Emma Watson là một phụ nữ rất sùng đạo
tuân thủ các lệnh cấm uống rượu, hút thuốc và khiêu vũ, đặt tên Watson theo một
mục sư Baptist nổi tiếng với hy vọng điều đó sẽ giúp anh nhận được lời kêu gọi rao
giảng Tin Mừng. Khi nuôi dạy con, bà đã bắt Watson phải tham gia khóa huấn
luyện tơn giáo khắc nghiệt mà sau đó đã khiến anh ta phát triển ác cảm suốt đời đối
với mọi hình thức tơn giáo và trở thành người vơ thần. Người cha nghiện rượu của

anh đã rời bỏ gia đình để sống với hai người phụ nữ Ấn Độ khi Watson 13 tuổi
(một lỗi lầm mà Watson không bao giờ tha thứ). Trong nỗ lực thoát nghèo, mẹ của
Watson đã bán trang trại của họ và đưa Watson đến Greenville, South Carolina, để
cung cấp cho anh cơ hội tốt hơn để thành công. Chuyển từ một vùng nông thôn
biệt lập đến ngôi làng lớn của Greenville tỏ ra rất quan trọng đối với Watson khi
cho anh cơ hội trải nghiệm nhiều loại người khác nhau, với kinh nghiệm này anh
đã từng trau dồi lý thuyết về tâm lý học. Watson hiểu rằng đại học rất quan trọng
đối với thành công của mình với tư cách cá nhân: "Bây giờ tơi biết rằng tơi khơng
bao giờ có thể đạt được bất cứ điều gì trong thế giới giáo dục trừ khi tơi có sự
chuẩn bị tốt hơn tại một trường đại học thực sự."
Mặc dù học lực kém và đã bị bắt giữ hai lần khi còn học trung học (lần đầu
tiên vì đánh nhau, sau đó là xả súng trong giới hạn thành phố), [8] Watson đã sử
dụng các quan hệ của mẹ mình để được nhận vào Đại học Furman ở Greenville,
Nam Carolina. Watson tự coi mình là một học sinh nghèo. Những người khác gọi
anh là một đứa trẻ trầm tính, lười biếng và khơng vâng lời. [12] Watson đã hồn
thành một vài khóa học tâm lý tại Furman, nhưng không xuất sắc. [4] Anh đấu tranh
để thực hiện q trình chuyển đổi từ nơng thơn sang thành thị, điều này được thể
hiện thông qua các kỹ năng xã hội yếu kém của anh.


Năm 1903 J.Watson nhận bằng tiến sỹ triết học của Đại học tổng hợp
Chicago. Luận áncủa ông mang tên “Dạy động vật: sự phát triển thể chất của
chuột bạch”. Một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý học động vật.
Năm 1908 J. Watson đã được đề nghị chức giáo sư Đại học tổng hợp John
Hốpkin ở Bantimo. J. Watson đã sống ở đây 12 năm và đây là thời gian thành
đạt nhất của ông
D.M.Bonđuin là gười đã mời J. Watson đến làm việc tại Đại học tổng hợp
John Hôpkin. Sau khi Bonđuin nghỉ hưu, J.Watson đã được đề bạt Chủ nhiệm bộ
môn tâm lý học và thay Bonđuin làm Biên tập viên của tạp chí có danh tiếng
“Bình luận tâm lý học”.

Ở độ tuổi 31 J.Watson đã trở thành một nhân vật quan trọng trong tâm lý
học Mĩ. Ông đã ở đúng vị trí và đúng thời điểm.
Từ năm 1903 ông đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về cách tiếp cận khách
quan hơn đối với tâm lý học và lần đầu tiên ông phát biểu những ý tưởng ấy vào
năm 1908 ở Bantimo
Trong bài viết của mình J. Watson khẳng định rằng lý thuyết về các quá
trình tâm lý hay các q trình tư duy "khơng có giá trị khoa học nào cả". Năm
sau ông cho công bố bài viết của mình trong tạp chí “Bình luận tâm lý học”:
Tâm lý học dưới con mắt của Nhà hành vi. Bài báo này được coi là tuyên ngôn
của Tâm lý học hành vi, với tư cách là một chuyên ngành khoa học
Chỉ 2 năm sau khi công bố bài viết trên, J. Watson đã được bầu là Chủ
tịch hội tâm lý học Mĩ. Lúc đó ơng mới 37 tuổi
J.Watson muốn Thuyết hành vi có ý nghĩa thực tiễn. Những tư tưởng của
ơng có liên quan khơng chỉ với cơng việc trong phịng thí nghiệm mà trên tồn
bộ thế giới xung quanh


Năm 1916, ông trở thành cô vấn riêng cho một hãng bảo hiểm lớn và đã
đề xuất giảng những bài tâm lý học quảng cáo cho học sinh nghiên cứu kinh
doanh trong Đại học tổng hợp John Hôpkin.
Hoạt động nghề nghiệp của J.Watson đã bị đứt quãng bởi chiến tranh thế
giới lần thứ nhất, ông trở thành thiếu tá không quân. Sau chiến tranh, vào năm
1918 ông bắt đầu tiến hành nghiên cứu trẻ em, điều này đã trở thành một trong
những nỗ lực ban đầu tiến hành thực nghiệm trên trẻ em.
Cuốn sách được công bố năm 1919: “Tâm lý học dưới con mắt của Nhà
hành vi”. Đây là sự trình bày đầy đủ nhất những luận điểm cơ bản của Thuyết
hành vi và khẳng định rằng những phương pháp và nguyên tắcđược gợi ý đối
với tâm lý động vật là thích hợp cả trong nghiên cứu hành vi con người
Vào thời gian này, cuộc sống gia đình của J. Watson đi vào tan rã.Ơng đã
u người học trị, trợ lý của mình, Rơzalia Râynher, một cơ gái bằng nửa tuổi

ông. Việc ly hôn đã đặt dấu chấm hết con đường cơng danh đầy hứa hẹn của J.
Watson.Ơng buộc phải rời khỏi trường đại học. J. Watson,không được nhận học
vị khoa học. Không một trường Đại học tổng hợp nào dám mời ơng làm việc dài
hạn vì tai tiếng của ông.
J. Watson bước vào con đường nghề nghiệp thứ hai - nhà tâm lý học trong
lĩnh vực quảng cáo.
Năm 1921 ông làm việc cho hãng quảng cáo J. Oantơ Tơm sơn. Làm việc
với nhiệt tình và năng khiếu đặc trưng của mình trong vịng ba năm, ơng đã trở
thành Phó chủ tịch của hãng.
Năm 1936 ơng chuyển sang hãng khác và làm việc cho đến khi về hưu
năm 1945
Trong các bài viết của mình, J.Watson đã cố gắng đưa những tư tưởng của
Thuyết hành vi đến đông đảo công chúng. Ơng trình bày mọi vấn đề một cách
đơn giản và dễ hiểu, thậm chí cả bằng ngơn ngữ thơ thiển J. Watson vẫn bị nhiều
giới khoa học xa lánh. Sự tiếp xúc chính thức duy nhất của J.Watson với tâm lý


học kinh viện (lý luận) là một loạt bài giảng của ông trong một trường mới ra
thành phố New York, nghiên cứu những vấn đề xã hội. Những bài giảng này là
nền tảng cho cuốn sách trong tương lai “Thuyết hành vi” (1925). Trong đó ơng
trình bày chương trình của mình về sự lành mạnh hố đạo đức - xã hội.
Năm 1928, ông công bố cuốn sách "Giáo dục tâm lý trẻ em", trong đó mơ
tả những quy tắc chặt chẽ của hệ thống giáo dục trẻ - hệ thống tạo điều kiện
hình thành ở trẻ những mối liên hệ bền vững với môi trường xung quanh.
Cuộc sống Của J.Watson thay đổi vào năm 1935, khi vợ ông chết, con trai
ơng nhớ lại rằng đó là trường hợp duy nhất anh nhìn thấy cha mình khóc. J.
Watson ơm hai con mình trong chốc lát. Mc. Graw, nhà tâm lý học New York đã
gặp J. Watson ngay sau sự kiện này. Ơng thổ lộ với bà rằng mình đã khơng được
chuẩn bị sẵn sàng đón cái chết của vợ. Do hơn vợ 20 tuổi nên ông luôn tin rằng
ông sẽ chết trước bà. Ơng trị chuyện với Graw rất lâu và “nghi ngờ rằng khi nào

đó có thể thốt khỏi được nỗi buồn của mình”.
Sự thật J. Watson đã khơng thốt khỏi điều đó. Ơng trở nên khép mình lại,
tránh mọi tiếp xúc xã hội và hồn tồn đắm mình trong cơng việc. Ơng bán tài
sản và chuyển sang ở một ngôi nhà gỗ nhỏ trong trang trại, giống như ngôi nhà
thời ấu thơ của mình.
Năm 1957, khi J.Watson 79 tuổi, Hiệp hội tâm lý học Mĩ đã biểu quyết
đưa tên ông vào danh sách danh dự đánh giá ông là một trong những người
quyết định trong tâm lý học hiện đại, là xuất phát điểm của nhiều nghiên cứu
thành công theo các hướng khác nhau. Người ta mời J.Watson đến dự buổi lễ
trọng thể này, nhưng vào phút chót ơng đã từ chối và yêu cầu cho con trai cả
thay mình. Ơng sợ rằng trong giờ phút trọng đại, do xúc động, ơng sẽ khơng
kiểm sốt được hành vi của mình".
Ơng mất vào năm 1958, trước đó ơng đã đốt tất cả thư, bản viết tay. Ơng
khơng để lại cái gì cho các nhà lịch sử.
2.2. Những cương lĩnh đầu tiên của tâm lý học cổ điển


Trường phái tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả,
giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn
tại người, đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi con người.
J.Watson cho rằng: “Chỉ có hành vi của tồn tại người mới là đối tượng của
thuyết hành vi, cịn kí ức chỉ là một cái gì đó vu vơ, vơ ích”
Theo đó, hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các
kích thích của mơi trường bên ngồi.
Nghiên cứu hành vi của con người, điều ấy có nghĩa là đưa cuộc sống của
con người trở thành đối tượng của tâm lý học. Chẳng cần phải nói, ai cũng có thể
thấy hành vi là cái gì và nó tồn tại trong hiện thực một cách khách quan. Nếu như
trong tâm lý học truyền thống chỉ tìm hiểu nội quan thì tâm lý học hành vi lại là
một bước tiến đáng kể, nghiên cứu nguồn gốc sinh ra “tâm hồn”, “hồn”, “tâm lý”.
Khái niệm hành vi dược xây dựng trên nền móng của sự chứng thực có thể quan

sát từ phìa ngồi.
Tâm lý (của cả người và con vật) chỉ là các dạng hành vi khác nhau. Hành vi
là tập hợp các phản ứng R của cơ thể đáp lại các kích thích từ mơi trường bên
ngồi S, sơ đồ S → R. Nhiệm vụ của các nhà tâm lí học là mơ tả và lượng hóa các
hành vi đó, đúng như nó diễn ra trong tình huống xác định. Phương pháp của nhà
tâm lí học là quan sát khách quan và thực nghiệm các phản ứng của cơ thể khi có
tác nhân kích thích, nhằm mục đích xác định tương quan giữa kích thích và phản
ứng.
Chính sự quan sát đó là lập trường hiện thực của tâm lý học hành vi và toàn
bộ cuộc sống của con người được xem như lịch sử của tính tích cực, từ đó hình
thành khái niệm “dịng tính tích cực”, đó là tồn bộ hành vi do các trả lời đơn
thuần đối với các kích thích hợp lại.
Hầu hết các thực nghiệm của trường phái hành vi được thực hiện trên động
vật (chuột, chim bồ câu…) sau đó, các kết quả này được ứng dụng trên con người.
Cơ sở sinh lí thần kinh được quan tâm trong các thực nghiệm là phản xạ có điều
kiện. Cơ chế hình thành các hành vi là sự mò mẫm của chủ thể, theo nguyên tắc


“thử và sai” qua nhiều lần cho tới khi xác lập được các phản ứng phù hợp, luyện
tập và củng cố nó.
Theo Watson, mọi phản ứng, hành vi được phân loại theo hai tiêu chí: đó là
phản ứng tiếp thu hay di truyền; phản ứng bên trong hay phản ứng bên ngoài. Kết
quả là trong hành vi được chia ra thành các phản ứng:
- Bên ngồi hay tiếp thu nhìn thấy được (chơi quần vợt, mở cửa…)
- Bên trong và tiếp thu nhưng ở dạng giấu kín (tư duy - mà thuyết hành vi gọi là
ngơn ngữ bên ngồi).
- Bên ngồi nhìn thấy được và di truyền (vỗ tay, hắt hơi,… cũng như các phản ứng
yêu thương, cáu giận…).
- Bên trong giấu kín và di truyền, là phản ứng các tuyến nội tiết. Ơng cịn phân biệt
giữa phản ứng bản năng (đưa tay ra với bắt…) và phản ứng cảm xúc (các kích

thích có đặc điểm nội tâm, liên quan đến cơ thể chủ thể).
Theo các nhà tâm lý học hành vi, hành vi trí tuệ (của cả người và động vật) là các
phản ứng có hiệu quả mà cá thể (chủ thể) học được, nhằm đáp lại các kích thích
của mơi trường sống. Trong các cơng trình của J.Watson, hành vi trí tuệ được đồng
nhất với ngơn ngữ bên trong.
Từ đó, ơng chia tư duy thành 3 dạng:
Thứ nhất, là các thói quen, kỹ xảo ngơn ngữ đơn giản (đọc 1 đoạn thơ hay đoạn
văn mà không làm thay đổi trật tự từ).
Thứ hai, giải quyết các nhiệm vụ tuy khơng mới nhưng ít gặp và phải có hành vi
ngôn ngữ kèm theo (nhớ lại 1 đoạn thơ hay 1 sự kiện đã thống qua trong kí ức).
Thứ ba, giải quyết các nhiệm vụ mới; buộc cơ thể lâm vào hồn cảnh phức tạp, địi
hỏi phải giải quyết bằng ngôn ngữ trước khi thực hiện một hành động cụ thể.
Watson phân biệt hành vi người không giống với hành vi động vật:
Một là: Khác biệt hoàn toàn bẩm sinh ở trong lĩnh vực sinh vật của con người.


Hai là: Ngoài thế giới vật thể mà động vật cũng có, con người có thể giới từ ngữ,
cái có thể thay thế cho thế giới đồ vật tạm thời. Chính vì thế mà thế giới kích thích
của bộ máy ngôn ngữ.
Ba là: Con người là “tồn tại xã hội”, vì chỉ trong mơi trường xã hội con người mới
kích thích lẫn nhau làm ngơn ngữ nảy sinh và phát triển. Watson định nghĩa con
người là “tồn tại xã hội” - đó là cơ thể làm việc và nói năng phải thích nghi với mơi
trường xung quanh; từ đó tạo ra một tổ hợp phản ứng phức tạp, tổ hợp lại thành các
tập hợp phản ứng và với các nhà hành vi cổ điển thì các tập hợp ấy được thực hiện
chung bởi hệ thống chung của các kĩ xảo. Chính vì thế mà Watson coi con người
như là “một cơ thể phản ứng” hay là “một cái máy sinh học nghiêm túc”, “một cái
máy hữu cơ nghiêm túc, sẵn sàng hoạt động”, đó là những duy vật máy móc về con
người.
Và việc coi ý thức là cái gì đố vu vơ, vơ ích và nhà hành vi khơng được cơng
nhận ý thức, đây chính là hạn chế lịch sử lớn nhất của thuyết hành vi. Bởi thực chất

hành vi là biểu hiện của hoạt động và do đó nó không tách rời ý thức.
Theo tâm lý học hành vi, tâm lý học lấy hành vi, tức là mọi ứng xử và từ
ngữ của con người, cả những cái di truyền lẫn những cái tự tạo làm đối tượng
nghiên cứu. Đây chính là việc nghiên cứu con người từ khi bào thai cho đến khi
chết. Hành vi được coi là mối liên hệ trực tiếp giữa kích thích và phản ứng đáp lại
kích thích ấy. Kích thích thuộc về thế giới tác động còn hành vi là do cơ thể làm ra.
Các nhà hành vi chủ nghĩa coi nhẹ tính tích cực của chủ thể, đề cao vai trị
của kích thích bên ngồi trong việc tạo ra các phản ứng. Vì vậy, nghiên cứu và điều
khiển việc hình thành hành vi trí tuệ (cho cả động vật và con người) được quy về
việc nghiên cứu tạo ra môi trường các kích thích, được sắp xếp theo logic cho phép
hình thành các phản ứng mong muốn, tức là quá trình “điều kiện hóa hành vi”.
Watson phát biểu “Hãy cho tơi một tá trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình
thường và thế giới của riêng tơi, trong đó tơi có thể chăm sóc cho chúng và tơi
cam đoan rằng khi chọn một cách ngẫu nhiên một đứa trẻ, tơi có thể biến nó thành
một chuyên gia bất cứ lĩnh vực nào – một bác sĩ, một luật sư, một thương gia hay


thậm chí một kẻ trộm cắp hạ đẳng – khơng phụ thuộc vào tư chất và năng lực của
nóm vào nghề nghiệp và chủng tộc của cha ơng nó” – (dẫn theo Herganhan B.R,
2003, tr473-474). Ông muốn thực hiện một trong những nhiệm vụ hàng đầu của
tâm lý học là điều khiển hành vi con người sao cho thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
Với Watson, “con người được xây dựng nên, chứ không phải tự sinh ra”, “nhân
cách là sự sáng tạo của con người, chứ không phảp là do trời phú cho”, ngôn ngữ
và tư duy chỉ là các dạng kỹ năng, cơ sở của kỹ năng là những cử động giản đơn
hay còn gọi là bẩm sinh. Kỹ xảo được giữ gìn trong trí nhớ.
3. Lý thuyết tâm lý học hành vi kiểu mới
3.1. Lý thuyết của E.C. Tolman
Theo Tolman, thuyết hành vi cùng lúc có mấy tên gọi: thuyết hành vi tổng
thể, thuyết hành vi có ý định, thuyết hành vi tạo tác. Lý thuyết của Tolman là sự
hỗn hợp của thuyết hành vi, thuyết Ghestan, thuyết tạo tác, thuyết ý định.

Ở J.Watson, hành vi được coi là các phản ứng cơ bắp hay tiết dịch hoặc là
tổng số các phản ứng đó (đối với các hành vi phức tạp). Ngược lại, đối với
E.C.Tolman, hành vi là tổng thể các phản ứng (nói cách khác đó là hành vi tổng thể
hay cử động hành vi), mà trong đó khơng thể tách ra được các phản ứng riêng lẻ.
Hành vi tổng thể này liên quan trực tiếp với các biến số trung gian, chủ yếu là yếu
tố kỳ vọng tới mục đích và sơ đồ nhận thức mà cá thể học được trong hành động.
Các hành vi tổng thể này không đơn thuần là các phản ứng sinh học của cơ thể đối
với các kích thích (theo cách hiểu của J.Watson), mà bao hàm các sự kiện vật lý,
sinh học và cả các yếu tố tâm lý của bản thân. Vì vậy, phải nghiên cứu các hành vi
tổng thể theo con đường riêng.
Theo ông, hành vi của cơ thể là tổng hịa chứ khơng phải từng cử động tách
rời của cơ thể. Các cử động hành vi có cả các sự kiện vật lý và sinh học, cũng như
những thuộc tính cá nhân của bản thân. Hành vi là một động tác trọn vẹn có một
loạt các thuộc tính: tính định hướng tới mục đích, tính dễ hiểu, tính linh hoạt, tính
so sánh. Tolman hình thành học thuyết về “các biến số trung gian” với tư cách là


khâu trung gian can thiệp vào sơ đồ S-R. Trong học thuyết này bao gồm toàn bộ
thực chất của tâm lý học khách quan và hành vi chủ nghĩa.
Tolman gọi khả năng tiếp thu là khả năng định tính chủ ý, ơng cho rằng có
thể có tính chủ ý mà khơng có khả năng tiếp thu đi theo (là khi con người muốn thì
sẽ tiếp thu được kiến thức nhưng cũng có thể muốn nhưng lại khơng thể tiếp thu
kiến thức) . Tính chủ ý là một hiện tượng trong hành vi và là hiện tượng cơ bản
hơn khả năng tiếp thu, tính chủ ý dường như là vốn tự có trong bản thân cơ thể.
Trong hệ thống của ơng, cái gọi là tính tích cực chỉ là tính kiên trì đạt tới
mục đích, và tính tích cực này được xem xét trong mối quan hệ nhân quả với khách
thể - mục đích.
Ví dụ: Con chuột bị thả vào 1 cái mê cung. Con chuột kiên trì nhiều lần đi
trong mê cung, càng đi càng ít mắc sai lầm để nhanh chóng tìm được lối thốt. Nói
cách khác, con chuột đã học tập và chính sự học đối với chuột hay đối với con

người là bằng chứng khách quan của sự tồn tại mục đích. => theo cách hiểu của
Tolman, mục đích có tính khách quan và có thể nghiên cứu nó bằng phương pháp
khách quan.
Tuy nhiên, Thuyết hành vi có mục đích của ơng thoạt nhìn dường như là sự pha
trộn của hai khái niệm đối lập nhau: mục đích và hành vi. Việc gán một mục đích
nào đó cho cơ thể là có hàm ý đưa ra khái niệm ý thức, vốn khơng cịn chỗ đứng
trong Tâm lý học hành vi. Mặc dù vậy, E.C.Tolman đã cho thấy ông vẫn là người
theo Thuyết hành vi về mặt phương pháp và đối tượng nghiên cứu. Ơng khơng
khuyến khích tâm lý học chấp nhận khái niệm ý thức.
3.2. Hệ thống Hull
Hull đưa ra các phương pháp diễn dịch- toán học vào tâm lý học hành vi, hệ
thống của Hull là hệ thống bao gồm một loạt định đề (nguyên lý xuất phát của một
lý thuyết cụ thể) và hệ quả. Cũng như Tolman, Hull cũng đưa vào các yếu tố trung
gian trong sơ đồ S-R truyền thống, ông dùng hành động để giải thích hành vi, mặt
khác, ơng dùng ngun lý cung phản xạ với tư cách là nguyên lý làm việc của não


bộ làm nguyên lý giải thích kinh nghiệm tự tạo trong học tập và kinh nghiệm này
nằm trong hành vi. Trong học thuyết của Hull, con người hồn tồn khơng có chỗ
đứng, hành vi con người chỉ là hành vi xã hội, tức là chức năng của một cơ chế tự
vệ hay một “máy liên hợp vật lý”.
3.3. Lý thuyết hành vi của B.F. Skinner
3.3.1. Sơ lược về B.F. Skinner
B.F. Skinner tên đầy đủ là Burhus Frederic Skinner (20/3/1904 – 18/8/1990)
sinh ra tại Susquehanna, bang Pennsylvania. Ngồi vai trị là một nhà tâm lý học,
ơng cịn được biết đến trong vai trò là một nhà văn, nhà phát minh và là một triết
gia xã hội.
Ông theo học Haminton College ở New York với mục đích trở thành một
nhà văn. Ơng theo học tại đại học Hảvard sau khi nhận được bằng cử nhân văn
chương Anh vào năm 1926. Sau khi tốt nghiệp ông đã trải qua một năm ở nhà bố

mẹ ông tại Scranton với những cố gắng để trở thành một nhà tiểu thuyết. Ông đã
sớm vỡ mộng về kĩ năng văn chương của mình và kết luận rằng ông không có quan
điểm cá nhân để trở thành một nhà văn.
Sau khi đọc những bài viết về thực nghiệm của J.Watson và Pavlovvề sự
hình thành phản xạ có điều kiện. B.F.Skinner đã đột ngột chuyển từ khía cạnh văn
hố con người sang khía cạnh khoa học. Năm 1928, mặc dù chưa một lần nghe
giảng về tâm lý học nhưng ông đã làm nghiên cứu sinh về tâm lý tại đại học tổng
hợp Harvard. Skinner đã nhận bằng tiến sĩ từ đại học Harvard vào năm 1931 và ở
lại đó như một nhà nghiên cứu cho đến năm 1936. Sau đó ơng giảng dạy tại đại
học Minnesota ở Minneapolis ( 1936-1945) và tiếp tục công tác tại đại học tổng
hợp Indiana- nơi ông là chủ tịch của hội tâm lý 1946-1947 trước khi trở về là một
giáo sư Harvard năm 1948.
Năm 1936, ông kết hôn với Yvonne Blue và hai người đã có với nhau 2
người con gái. Vào những năm 60 của thế kỉ 20, ông đã nổi lên như một ngơi sao
một phần vì sự chấp nhận tư tưởng của ông trong lĩnh vực giáo dục, một phần vì
ảnh hưởng ngày càng tăng của tư tưởng B.F.Skinner trong lĩnh vực thay đổi hành


vi trong lâm sàng. Đặc biệt cơng trình “ Khoa học và hành vi con người” đã trở
thành giáo trình về tâm lý học hành vi. Ơng qua đời vì bệnh bạch cầu vào ngày 18
tháng 8 năm 1990.
3.3.2. Cơ sở hình thành lý thuyết hành vi của B.F. Skinner
Câu chuyện về Skinner trong khoa học có sự khác biệt với câu chuyện của
Freud. Freud đã tự mình phát triển và bảo vệ thuyết phân tâm học. Nó gần như một
dạng sáng chế độc lập trong khoa học. Dĩ nhiên là ông ấy rút ra kết luận từ đủ mọi
nguồn cũng như những người đi trước nhưng ngành phân tâm học vẫn được coi là
sự sáng tạo của Freud.
Thuyết hành vi thì khác. Đó là một học thuyết đã xuất hiện từ lâu và được
ủng hộ bởi những nhà tâm lý học như John Watson. Skinner bước vào lĩnh vực này
khá muộn nhưng lại nổi tiếng đến mức đc cả thế giới cơng nhận biết đến là vì ơng

đã tổng quát những khái niệm này, đã mở rộng và công khai chúng, ptr chúng 1
cách khoa học và giới thiệu chúng cho cả giới KH cũng như cơng chúng.
Ơng trực tiếp kế thừa và phát triển tâm lý học hành vi cổ điển của J.Watson,
coi hành vi cơ thể là đối tượng nghiên cứu. Thế nhưng B.F.Skinner đã làm thay
đổi cơ bản khái niệm này. Trong nhiều năm ông cùng các cộng sự kiên trì thực
nghiệm hình thành ở động vật và ở người các hành vi mà ông gọi là hành vi tạo
tác. Hành vi tạo tác và kích thích củng cố là trung tâm trong tồn bộ nghiên cứu
của Skinner. Từ đó dẫn ơng đến một lý thuyết họv tập mang tính xã hội- một thuyết
rất khác so với hướng tiếp cận của Watson hay Tolmen.
Năm 1944, Chiến tranh thế giới thứ II đã diễn ra. Máy bay và bom là phổ biến,
nhưng khơng có hệ thống hướng dẫn tên lửa. Skinner tìm kiếm nguồn tài trợ cho
một dự án bí mật hàng đầu để đào tạo chim bồ câu để hướng dẫn bom. Làm việc
chăm chú, ông đào tạo chim bồ câu để mổ vào những điểm mục tiêu trên màn hình
để cho tên lửa nhắm tới.Dự án Chim Bồ Câu bị ngưng vì một dự án bí mật hàng
đầu khác mà Skinner chưa biết đến - radar, tuy nhiên công việc trong giai đoạn này


rất hữu ích với Skinner. Chim bồ câu cư xử nhanh hơn chuột, cho phép khám phá
nhanh hơn về tác động của các phản ứng xảy ra mới. Skinner cho rằng nó khơng
chỉ đơn thuần là một phân tích thực nghiệm, nó đã làm phát sinh một cơng nghệ.
3.3.3. Nội dung lý thuyết hành vi của B.F. Skinner
Cống hiến quan trọng, to lớn nhất của Skinner là phát minh ra học thuyết
Hành vi dựa trên nguyên lý vận hành có điều kiện.
Toàn bộ học thuyết của Skinner xoay quanh điểm cốt lõi: điều kiện thao tác
(operant conditioning). Skinner đã phát hiện ra một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
tạo tác của con người là kích thích củng cố (reinforcing stimulus). Những kích
thích này thúc đẩy gia tăng tần số thực hiện lại hành vi nào đó trong tương lai. Khi
thực hiện hành vi sẽ đưa đến một kết quả nhất định, và chính kết quả này lại quay
trở lại tác động khiến hành vi lặp lại.
Nội dung chính của học thuyết này:

a. Điều kiện thao tác
Điều kiện thao tác (operantconditioning) được mô tả đầu tiên bởi B.F.
Skinner. Liên quan đến việc áp dụng sự củng cố hoặc trừng phạt sau một hành vi.
Tập trung vào việc tăng cường hay làm yếu đi các hành vi tự nguyện
Điều kiện thao tác tập trung vào việc sử dụng hoặc củng cố (reinforcement)
hoặc trừng phạt (punishment) để làm gia tăng hoặc giảm thiểu một hành vi. Thơng
qua q trình này, một mối liên kết được hình thành giữa hành vi và hệ quả của
hành vi đó.
Ví dụ: Một huấn luyện viên cố gắng dạy chú chó chạy đi lấy quả bóng. Khi
con chó trượt theo và nhặt thành cơng quả bóng đem về, chú chó nhận được phần
thưởng khen ngợi. Khi chú thất bại, huấn luyện viên giữ lại phần thưởng. Cuối
cùng, chú chó hình thành nên mối liên kết giữa việc nhặt quả bóng với nhận được
phần thưởng.


Trong điều kiện thao tác, người học được nhận ưu đãi (phần thưởng/lời
khen...), trong khi điều kiện cổ điển không cho ưu đãi. Một điều khác là điều kiện
cổ điển là một phần thụ động của người học, trong khi điều kiện tạo tác địi hỏi
tính tích cực tham gia một số loại hành động nhằm được nhận phần thưởng hay
trừng phạt.
b. Hành vi tạo tác
Theo Skinner, cả động vật và người có 3 dạng hành vi: hành vi khơng điều
kiện, hành vi có điều kiện và hành vi tạo tác.

Sự khác biệt đầu tiên giữa hành vi có điều kiện với hành vi tạo tác là hành vi
có điều kiện xuất hiện nhằm tiếp cận một kích thích củng cố, cịn hành vi tạo tác
nhằm tạo ra kích thích củng cố.


Theo thuyết hành vi tạo tác, nhiều trả lời của cơ thể khơng phải do một kích

thích khơng điều kiện nào đó gây ra, mà do tự phóng ra. Phản ứng nảy sinh để trả
lời kích thích vơ điều kiện và có điều kiện được Skinner gọi là các phản ứng loại S.
Các phản ứng do cơ thể tự phóng ra xếp vào loại R và được gọi là hành vi tạo tác.
Hành vi tạo tác là hành vi được hình thành từ một hành vi trước đó của chủ
thể, do tác động vào môi trường và được củng cố, đóng vai trị là tác nhân kích
thích. Cơ sở sinh học của hành vi tạo tác là phản xạ tạo tác. Một khác biệt nữa giữa
hành vi đáp ứng với hành vi tạo tác là hành vi tạo tác tác động đến môi trường bao
quanh cơ thể, trong khi hành vi đáp ứng khơng làm điều đó.
Ví dụ:
+ Thí nghiệm về con chó của Pavlov bị xích khơng thể làm gì khác ngồi phản ứng
(chỉ tiết nước bọt), khi thí nghiệm viên đưa ra kích thích nào đó với nó. Cịn tự nó
khơng thể làm gì để lấy được thức ăn.
+ Ngược lại hành vi tạo tác của chuột trong thí nghiệm “Chiếc hộp của Skinner” là
mang tính cơng cụ với ý nghĩa là chuột lấy được thức ăn.
Skinner nghĩ rằng sự ý thức trong tưởng tượng và hoạt động của con người
phụ thuộc vào kết quả của những hành động trước đó. Nếu đó là một kết quả xấu,
thì có cơ hội cao nó sẽ khơng lặp lại một lần nào nữa, và ngược lại nếu kết quả là
tốt, thì những hành động ấy có thể được lặp lại và phát triển một cách mạnh mẽ
hơn nữa và Skinner gọi đó là nguyên tắc của sự củng cố, từ đó ơng đã nghiên cứu
và phân tích một cách kỹ lưỡng về sự vận hành của các hành vi trong cuộc sống –
những phản xạ có điều kiện, cuối cùng học thuyết hành vi chính là kết quả của
cơng trình nghiên cứu.
Thí nghiệm của Skinner được mơ tả như sau: Một con chuột được thả vào
một cái hộp có một nút nhỏ đặt bên trong. Khi chuột ấn nút xuống, thức ăn sẽ rơi
xuống. Ban đầu con chuột chạy khắp nơi trong hộp và vơ tình một lần đạp phải cái
nút nhỏ và phát hiện ra thức ăn rớt xuống. Lối vận hành, là hành vi xảy ra ngay sau
khi có tác nhân củng cố, trong trường hợp này tác nhân củng cố là thức ăn. Tất


nhiên sau đó chuột liên tục đạp vào nút và hăm hở mang thức ăn rớt xuống xếp vào

một góc hộp.
Sau đó ơng kết luận: Một hành vi khi có sự xuất hiện của kích thích tác
nhân củng cố - là thức ăn sẽ tạo một kết quả là khả năng xảy ra của hành vi ấy và
sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong tương lai.
Khi chuột không được cho thức ăn mỗi khi đạp vào nút, sau vài lần cố gắng,
chuột sẽ ngừng hành vi đạp vào nút. Đây là q trình triệt tiêu (hay cịn gọi là q
trình quên) hành vi đạp nút của chuột (extinction of the operant behavior).
Ơng kết luận rằng: Một hành vi khơng có sự xuất hiện của tác nhân củng cố
(là thức ăn) sẽ tạo ra một kết quả là khả năng xảy ra (probability) của hành vi (đạp
nút) sẽ giảm đi trong tương lai.
Sau đó thức ăn lại được cung cấp, chuột đạp vào nút và nhận được thức ăn,
hành vi của chuột chợt trở về thật nhanh, mau hơn lần đầu tiên chuột vơ tình phát
hiện ra thức ăn. Đơn giản là tác nhân củng cố (reinforcer) đã thiết lập một lịch trình
củng cố trong quá khứ và đây là một q trình gợi nhớ
Khi chuột nhấn địn bẩy, nó nhận được thức ăn, cịn nếu như khơng nhấn địn bẩy
thì nó khơng lấy được thức ăn, tức là chuột đã tác động đến môi trường xung
quanh.


Như vậy về cơ chế sinh học, cả hành vi có điều kiện cổ điển lẫn hành vi tạo
tác đều có cơ sở là phản xạ có điều kiện, nhưng chúng khác nhau về tính chủ động
của hành vi cơ thể đối với kích thích của mơi trường.
Về ngun tắc, cả 2 đều là sơ đồ trực tiếp S → R. Trong sơ đồ hành vi tạo
tác, hành vi củng cố có vai trị kích thích trong sơ đồ S → R. Vì vậy, có thể diễn
đạt mối quan hệ này trong công thức:
S → R → S → R.
Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng trong phản xạ có điều kiện cổ điển yếu tố
nhu cầu củacá nhân không được tính đến. Ngược lại, trong phản xạ tạo tác, yếu tố
nhu cầu quyếtđịnh việc này nảy sinh phản ứng.
c. Sự củng cố

Khơng có củng cố trực tiếp thì khơng có hành vi tạo tác. Có củng cố là có sự
xuất hiện phản ứng. Xác xuất xuất hiện phản ứng, tần số và cường độ phản ứng
phụ thuộc vào củng cố và cách củng cố. Theo Skinner, hậu quả của hành vi –
những cái củng cố - là các lực kiểm sốt rất mạnh mẽ. Vì vậy, ơng cho rằng kiểm
sốt được củng cố thì kiểm sốt được hành vi. Do tầm quan trọng mà Skinner gán
cho củng cố hành vi, nên chúng ta cần xét vấn đề này trên 2 phương diện: vai trò


quy định của củng cố với hành vi của cá thể và nhóm, nguyên tắc và kĩ thuật củng
cố.
 Sự củng cố: phân loại và nguyên tắc
- Theo Skinner, kết quả quy định rất lớn sự lặp lại hành vi. Loại và thời điểm của kết
quả có thể củng cố hoặc làm suy yếu những hành vi tiếp theo. Sự củng cố là những
kết quả làm cho hành vi được xuất hiện với tần số cao hơn, cường độ mạnh hơn.
Vật củng cố là một kết quả nào đó mà củng cố hành vi tiếp theo sau nó. Theo
Skinner, khơng cócủng cố trực tiếp thì khơng có hành vi tạo tác. Vì vậy, ơng cho
rằng kiểm sốt được củng cố thì kiểm sốt được hành vi.
- Từ đó cơng thức S → R → S → R chuyển thành
Hành vi → vật củng cố → hành vi được lặp lại hay được củng cố.
Từ công thức này, kết hợp với phương pháp thử - sai, B.F.Skinner đã phát
triển nó thành công nghệ hành vi. Biểu hiện của ý tưởng này là cơng nghệ dạy học
theo chương trình hóa.
Thuật ngữ củng cố được dùng với nghĩa điển hình như sau: Cái củng cố là
sự kiện kích thích mà nếu nó xuất hiện trong quan hệ nhất định với phản ứng thì có
xu hướng duy trì hay tăng cường phản ứng, mối liên hệ kích thích-phản ứng hoặc
mối liên hệkích thích- kích thích.
 Nguyên tắc củng cố
Liên quan đến việc tăng dần tần số phản ứng khi kết quả nhất định tức thì đi
theo nó. Kết quả theo sau hành vi phải phụ thuộc vào hành vi. Sự phụ thuộc này là
tăng dần tần số hành vi có liên quan đến cái củng cố. Bảo đảm nhận ra phần

thưởng từ sự củng cố: khi sử dụng củng cố phải tùy thuộc vào hành vi được củng
cố, phải làm sáng tỏ hành vi được củng cố và tin cậy vào củng cố.
Ví dụ: Hành vi củng cố thường được sử dụng trong giáo dục con cái trong
gia đình. Chẳng hạn, tuần này bé đạt được rất nhiều điểm tốt trong học tập và rèn
luyện. Cha mẹ thưởng cho bé và nói rõ lý do thưởng cho bé chuyến đi chơi xa.
Chính chuyến đi chơi xa là vật củng cố và nó sẽ là tác nhân tác động đến hành vi
của bé là bé sẽ càng cố gắng học và rèn luyện hơn nữa, làm nhiều việc tốt hơn.


Bên cạnh đó, Skinner rất thích kể về chuyện mỗi lần ơng tình cờ chứng kiến
một khám phá mới mẻ. Lần ấy ông gần hết thức ăn trong lúc làm thí nghiệm với lũ
chuột nên phải tự chế thức ăn cho chuột. Điều này đã làm chậm hẳn tiến độ thí
nghiệm bình thường. Vì thế Skinner quyết định giảm thiểu số lần kích thích củng
cố những thí nghiệm phản xạ có điều kiện với chuột. Ơng nhận ra chuột vẫn tận
tụy với những hành vi đạp nút của mình một cách không thay đổi. Điều này đã
giúp ông thiết lập lịch củng cố trong những thí nghiệm của mình sau này. Dưới đây
là những lịch củng cố mà Skinner đã thiết lập được.
Củng cố liên tục là hoạt cảnh đầu tiên: mỗi lần chuột đạp vào nút sẽ được
thưởng thức ăn.
Lịch tỷ lệ số lần cố định: là lịch củng cố đầu tiên Skinner phát hiện ra: Nếu
chuột đạp nút 3 lần mới được thưởng. Hoặc 5 lần, hoặc (n) lần, sẽ tạo ra một tỷ lệ
số lần đạp nút và được thức ăn là: (3:1], [5.1] và [n:1], một mơ thức khốn sản
phẩm. Ví dụ như may gia cơng sản phẩm: may 3 cái áo gối được trả 1 ngàn đồng.
Lịch khoảng cách thời gian cố định: sử dụng thời gian như một cơng cụ trong việc
hình thành hiệu ứng phản xạ có điều kiện. Chẳng hạn trong một khoảng thời gian
nhất định (ví dụ cứ 20 giây) chuột phải đạp nút ít nhất là 1 lần mới có thưởng. Nếu
khơng đạp nút sẽ khơng có thưởng. Ơng phát hiện ra
 Các loại củng cố
B.F.Skinner cho rằng có 2 loại củng cố: tích cực và tiêu cực. Củng cố tích
cực là sự củng cố hành vi bằng cách thể hiện một kích thích mong muốn sau khi có

một hành vi.
Ví dụ: Sau khi có một em học sinh có hành vi tốt là trả lại một chiếc ví có nhiều
tiền cho người đánh rơi thì thầy cơ giáo có hành vi khen ngợi. Và các thầy cơ có
mong muốn các em khác và bản thân em đó tiếp tục làm những việc có ích cho xã
hội.
Củng cố tiêu cực cũng làm tăng cường hành vi mà chúng kéo theo. Cả củng
cố tiêu cực và tích cực, về phương diện chức năng, đều làm tăng cường hành vi.


Một sự kiện là củng cố tiêu cực chỉ khi sự lấy chúng đi làm tăng việc thực hiện của
phản ứng.
 Các kiểu củng cố
B.F.Skinner đã kiểm tra các củng cố và phân loại theo sức mạnh của chúng
Củng cố sơ cấp: là những củng cố tác động đến hành vi mà không cần phải
học tập: thức ăn, nước uống, tình dục. Đó là những củng cố tự nhiên.
Củng cố thứ cấp: là những củng cố thu được sức mạnh củng cố vì chúng gắn
với những củng cố sơ cấp. Chẳng hạn, nếu một trong những con bồ câu của
Skinner mổ vào đĩa, đèn xanh bật lên, một giây sau những hạt lùa mì xuất hiện.
Đèn xanh vẫn sáng và sau khi trắc nghiệm lại dần dần thu được tiềm năng củng cố
của chính mình.
Củng cố được khái qt hóa: một dạng của củng cố thứ cấp là những củng
cố đạt được sức mạnh củng cố vì chúng đi kèm với một số củng cố sơ cấp.
Theo Skinner, tiền minh họa cho loại củng cố này vì chúng dẫn đến thức ăn,
rượu và những thứ tích cực, sau đó nó trở thành củng cố khái quát cho nhiều loại
hành vi.
 Các lịch trình củng cố
Khi con người đang học một hành vi mới, họ sẽ học nó nhanh hơn nếu hành
vi mới được củng cố. Đó chính là củng cố liên tục.
Khi hành vi mới đã được nắm vững, họ sẽ duy trì tốt hành vi đó, nếu thỉnh
thoảng nó được củng cố. Đó là củng cố gián đoạn.

Skinner đã nhận ra 2 loại lịch trình củng cố gián đoạn: củng cố theo khoảng
thời gian và theo tỉ lệ.
Củng cố theo khoảng thời gian liên quan đến việc củng cố xuất hiện vào
những khoảng thời gian định trước.
Lịch trình củng cố theo tỉ lệ, là củng cố xuất hiện sau 1 số lần phản ứng nhất
định.


Theo nhiều bài báo nói rằng, Skinner rất thích kể về chuyện mỗi lần ơng tình
cờ chứng kiến một khám phá mới mẻ. Lần ấy ông gần hết thức ăn trong lúc làm thí
nghiệm với lũ chuột nên phải tự chế thức ăn cho chuột. Điều này đã làm chậm hẳn
tiến độ thí nghiệm bình thường. Vì thế Skinner quyết định giảm thiểu số lần kích
thích củng cố những thí nghiệm phản xạ có điều kiện với chuột. Ơng nhận ra chuột
vẫn tận tụy với những hành vi đạp nút của mình một cách khơng thay đổi. Điều
này đã giúp ông thiết lập lịch củng cố trong những thí nghiệm của mình sau này.
Dưới đây là những lịch củng cố mà Skinner đã thiết lập được.
Củng cố liên tục là hoạt cảnh đầu tiên: mỗi lần chuột đạp vào nút sẽ được
thưởng thức ăn.
Lịch tỷ lệ số lần cố định: là lịch củng cố đầu tiên Skinner phát hiện ra: Nếu
chuột đạp nút 3 lần mới được thưởng. Hoặc 5 lần, hoặc (n) lần, sẽ tạo ra một tỷ lệ
số lần đạp nút và được thức ăn là: (3:1], [5.1] và [n:1], một mơ thức khốn sản
phẩm. Ví dụ như may gia công sản phẩm: may 3 cái áo gối được trả 1 ngàn đồng.
Lịch khoảng cách thời gian cố định: sử dụng thời gian như một công cụ
trong việc hình thành hiệu ứng phản xạ có điều kiện. Chẳng hạn trong một khoảng
thời gian nhất định (ví dụ cứ 20 giây) chuột phải đạp nút ít nhất là 1 lần mới có
thưởng. Nếu khơng đạp nút sẽ khơng có thưởng. Ông phát hiện ra chuột học khá
nhanh, rất chậm rãi trong việc đạp nút lúc đầu, và chỉ hăng hái khi thời gian điểm
hẹn được thưởng (reinforcer) đang đến gần.
Lịch tỷ lệ số lần thay đổi: chuột phải trải qua những thay đổi số lần đạp nút
để có thưởng. Chẳng hạn lúc thì cứ đạp 3 lần mới có thưởng, rồi có khi 7 lần, 1 lần,

5 lần, 2 lần, (n) lần mới được thức ăn. Rõ ràng là thí nghiệm này khiến chuột rất
bối rối.
Lịch khoảng cách thời gian thay đổi: Chuột trải qua những lần thí nghiệm,
thay đổi ở đây không phải về số lần đạp, mà là thay đổi về khoảng thời gian có
thưởng. Nghĩa là chuột cứ phải đạp ít nhất một lần trong khoảng thời gian. Có lúc
là cứ 10 giây, cứ 15 giây, cứ mỗi (n) giây phải đạp 1 lần mới có thưởng.


×