Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số giải pháp gáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 trong dạy đọc hiểu truyện dân gian tại trung tâm GDNN GDTX thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.12 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRUNG TÂM GDNN - GDTX HUYỆN THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH LỚP 10 TRONG DẠY ĐỌC HIỂU TRUYỆN DÂN GIAN
TẠI TRUNG TÂM GDNN - GDTX THƯỜNG XUÂN

Người thực hiên: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Ngữ Văn

THANH HĨA, NĂM 2021


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1.Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống
2.1.2. Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
2.2.2. Thực trạng giáo dục Kĩ năng sống hiện nay
2.2.3. Thực trạng giáo dục Kĩ năng sống trong giờ đọc hiểu truyện dân gian


(Ngữ văn 10)
2.3. Các giải pháp Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh trong dạy đọc hiểu
truyện dân gian Việt Nam (Ngữ văn lớp 10)
2.3.1. Giải pháp1: Nắm vững các KNS cơ bản được giáo dục trong mỗi bài học
2.3.2. Giải pháp 2: Thiết kế câu hỏi phù hợp vào các bài học cụ thể nhằm
giáo dục Kĩ năng sống có hiệu quả trong mỗi tiết dạy
2.3.3. Giải pháp 3: Thực hiện tốt các hình thức hoạt động dạy học
2.3.4. Giải pháp 4: Kết hợp giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động trải nghiệm
2.3.5. Tích hợp với các mơn học khác
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm
2.4.1. Kết quả về mức độ hứng thú của HS
2.4.2. Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luân
3.2. Kiến nghị
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
GD ĐT

Viết đầy đủ
Giáo dục đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh


1
2
2
2
2
3
3
3
5
6
6
7
8
9
9
12
14
15
16
16
16
17
19
19
19


NXB


Nhà xuất bản

SGK

Sách giáo khoa

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

THPT

Trung học phổ thông

TT GDNN-GDTX

Trung tâm Giáo dục nghề nghiêp Giáo dục thường xuyên

THCS

Trung học cơ sở

KNS

Kĩ năng sống

GD KNS

Giáo dục Kĩ năng sống


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Số và tên bảng

Trang

1

Bảng 1. Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS

17

2

Bảng 2. Khảo sát sự yêu thích của HS
Biểu đồ So sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm

17

3

18


1

1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung giáo dục hết sức quan trọng cần được

thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên trong nhà trường. Giáo dục kĩ
năng sống giúp học sinh có hiểu biết và được rèn luyện hành vi có hại cho sức
khỏe, thể chất và tinh thần, tăng cường khả năng nhận thức xã hội, khả năng thích
ứng với cuộc sống cũng như khả năng ứng phó linh hoạt, tích cực với những thách
thức trong cuộc sống hàng ngày. Việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường có
ý nghĩa như một sự thức tỉnh để các nhà giáo dục chú ý nhiều hơn đến tính hữu
dụng, thiết thực trong chương trình nhà trường, đồng thời tăng khả năng đáp ứng
yêu cầu đào tạo con người mới năng động, tích cực, tự tin, đạt được thành công
trong xã hội hội nhập.
Môn Ngữ văn ở trường phổ thơng nói chung có vai trị quan trọng trong
việc thực hiện mục tiêu giáo dục này. Với đặc trưng của môn học về khoa học xã
hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực
sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác,
mơn ngữ văn học giúp học sinh có những hiểu biết về xã hội, văn hóa,văn học, lịch
sử, đời sống nội tâm của con người.Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn
giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng
thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Ngữ văn là mơn học có khả năng đặc biệt trong
việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh. Đọc văn để hiểu người. Giảng văn để
dạy làm người…Làm thế nào để chúng ta - vừa là người đọc, vừa là người giảng
văn để tạo ra và truyền được cái cảm hứng “ Uống xong lại khát” ấy.
Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn Ngữ văn: Văn học là nhân học (M.
Gorki). Chính vì vậy mà bên cạnh việc học chữ các em cịn học cách làm người.
Trong đó những bài học rút ra từ kiến thức sách vở, từ các hoạt động giáo dục
trong nhà trường là rất quan trọng.
Thực tế cho thấy, nhiều học sinh ở trường , ở nhà hay ở ngồi xã hội cịn có
cách ứng xử chưa phù hợp, khơng chuẩn mực trong các tình huống cụ thể: Luôn bị
động, thiếu ý thức trong các tiết học; khơng có tinh thần tập thể, tinh thần đồn kết,
giúp đỡ lẫn nhau, sống ích kỉ, hẹp hịi, khơng có khả năng làm chủ bản thân trước
hồn cảnh, mơi trường...
Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy Văn, tôi luôn ý thức rõ về

vai trò cũng như trách nhiệm nặng nề của nghề giáo, tôi luôn trăn trở về vấn đề:
làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục lối sống đẹp cho học sinh. Từ
đó, tơi thấy rằng việc giáo dục lối sống đẹp cho học sinh phải làm thường xuyên,


2

liên tục, địi hỏi sự tận tâm, tận tình cũng như sự kiên trì, nhẫn nại. Đây là lí do tơi
đi sâu tìm hiểu và thực hiện sáng kiến:“Một sớ giải pháp gáo dục kĩ năng sống cho
học sinh lớp 10 trong dạy đọc hiểu truyện dân gian tại Trung tâm GDNN - GDTX
Thường Xn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu làm rõ được vấn đề giáo dục Kĩ năng sống trong
chương trình Ngữ văn nói chung và dạy học đọc hiểu truyện dân gian trong
chương trình Ngữ văn 10, nhằm chia sẻ với đồng nghiệp cách tiếp cận tác phẩm
văn học dân gian theo hướng phát huy được tính tích cực của người học, vận dụng
sang tạo kiến thức vào thực tiễn. Từ đó, khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh nâng
cao chất lượng dạy đọc hiểu truyện dân gian - Chương trình Ngữ văn lớp 10.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Cách thức giáo dục Kĩ năng sống trong dạy đọc hiểu truyện dân gian chương
trình Ngữ văn 10 cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp: Thống kê, phân tích, đối chiếu, tổng hợp.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá.


3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Kĩ năng sống và giáo dục Kĩ năng sống
a. Kĩ năng sống (KNS)
Kĩ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc
nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết công việc hay giải quyết tình
huống nào đó phát sinh trong cuộc sống. Kĩ năng sống được coi là nhiệm vụ quan
trọng của sự đổi mới giáo dục hiện nay. Giáo dục Kĩ năng sống góp phần vào “Xây
dựng trường hoc thân thiện, học sinh tích cực”.[1]
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Kĩ năng sống. Những định nghĩa này
thường bắt nguồn từ góc nhìn chun mơn và quan niệm cá nhân của người viết.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Kĩ năng sống là những kĩ năng
mang tính tâm lý xã hội và Kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình
huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu
quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày”.
Tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) quan
niệm “Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.[2]
Như vậy, nói tới Kĩ năng sống không đơn giản chỉ ở nhận thức mà cao hơn
nữa con người cịn biết tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các
tình huống thực tiễn có hiệu quả, qua đó giúp con người sống vui vẻ, có ý nghĩa hơn.
Phân loại Kĩ năng sống
Có nhiều cách phân loại kĩ năng sống, tuỳ vào quan niệm về kĩ năng sống.
- Dựa trên cách phân loại từ lĩnh vực sức khỏe, UNESCO đưa ra cách phân
loại KNS thành 3 nhóm (UNESCO Hà Nội, 2003).[2]
+ Kĩ năng nhận thức: Bao gồm các Kĩ năng cụ thể như: Tư duy phê phán,
giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận
thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị...
+ Kĩ năng đương đầu với cảm xúc: Bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm,
cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và
tự điều chỉnh...



4

+ Kĩ năng xã hội hay Kĩ năng tương tác: Bao gồm Kĩ năng giao tiếp; Tính
quyết đốn; Kĩ năng thương thuyết/từ chối; Lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thông
cảm, nhận biết sự thiện cảm của người khác v.v…
- Trong tài liệu về giáo dục Kĩ năng sống hợp tác với UNICEF (Bộ Giáo dục
& Đào tạo) đã giới thiệu cách phân loại khác, trong đó KNS cũng được phân thành
3 nhóm [3]:
+ Kĩ năng nhận biết và sớng với chính mình gồm: Kĩ năng tự nhận thức;
Lịng tự trọng; Sự kiên định; Đương đầu với cảm xúc; đương đầu với căng thẳng.
+ Những Kĩ năng nhận biết và sống với người khác bao gồm: Kĩ năng quan
hệ/ tương tác liên nhân cách; sự cảm thông; đứng vững trước áp lực tiêu cực của
bạn bè hoặc của người khác; thương lượng giao tiếp có hiệu quả.
+ Các Kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm các kỹ năng: Tư
duy phê phán; Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề.
- Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, KNS thường
được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS
cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ
trợ, tự trọng, tự tin,...
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các KNS cụ
thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối,...
+ Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả, bao gồm các KNS cụ
thể như: tìm kiếm và xử lí thơng tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo...
Trên đây chỉ là một số trong các cách phân loại kĩ năng sống, tuy nhiên mọi
cách phân loại đều chỉ là tương đối. Trên thực tế, các KNS thường khơng hồn
tồn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau.
b. Giáo dục Kĩ năng sống

Giáo dục KNS là một quá trình gắn với những hoạt động cụ thể nhằm tổ
chức, điều khiển để học sinh để các em biết cách chuyển dịch kiến thức đã có và
thái độ, giá trị thành hành động thực tế một cách tích cực, mang tính chất xây
dựng. Giáo dục Kĩ năng sống đáp ứng nhu cầu cần cần thiết trong cuộc sống, học
tập, lao động nhất là trong giai đoạn ngày nay bởi khi tham gia vào bất kỳ hoạt
động nghề nghiệp nào trong cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những
Kĩ năng tương ứng. Rèn luyện Kĩ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn
luyện Kĩ năng ứng xử trong mọi tình huống; thói quen và Kĩ năng làm việc theo


5

nhóm, Kĩ năng hoạt động xã hội; giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức
khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phịng ngừa tai nạn giao thơng, các tệ nạn xã hội,
Kĩ năng làm chủ tình huống trong cuộc sống... Đối với học sinh THPT việc hình
thành các Kĩ năng trong học tập và Kĩ năng ứng xử trong các tình huống là vơ cùng
quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.[4]
Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh THPT không dừng lại ở việc làm thay
đổi nhận thức cho HS bằng cách cung cấp thông tin, tri thức mà tập trung vào mục
tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi của HS theo hướng tích cực, mang tính
xây dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
2.1.2. Giáo dục Kĩ năng sống trong môn Ngữ văn
Giáo dục kĩ năng sống qua môn học Ngữ văn ở bậc THPT nhằm giúp học sinh:
* Về kiến thức
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như các giá
trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến
thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã
hội, định hướng tương lai và nghề nghiệp cho các em.
- Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân sống
tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát

triển thể chất và tinh thần của bản thân và người khác.
- Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kĩ năng sống.
* Về kĩ năng
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng sống có trách nhiệm, kĩ năng ứng xử
linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn
trong cuộc sống.
- Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác
trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống (bảo vệ
bản thân trước các tệ nạn xã hội, trước bạo lực và các nguy cơ khác trong xã hội
hiện đại); giúp học sinh phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát
triển của cá nhân.
* Về thái độ
- Học sinh cảm thấy hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các KNS mà bản
thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện.


6

- Hình thành và thay đổi hành vi theo hướng tích cực, nhất là các hành vi
liên quan đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và
cộng đồng.
- Có ý thức về quyền và trách nhiệm với các giá trị truyền thống, với gia
đình, q hương và dân tộc mình, có ý thức định hướng cho tương lai, định hướng
nghề nghiệp.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Thực trạng
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 29 NQ/TW vvề đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục đào tạo xác định giáo dục cần “ Tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người
việt nam phát triển toàn diện và phát triển tốt nhất tiềm năng khả năng sang tạo
của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc
hiệu quả”. Để đạt được mục tiêu này mỗi môn học cần trang bị cho học sinh không
chỉ kiến thức mà cả những kĩ năng cần thiết để sống tốt và làm việc hiệu quả. Thực
hiện Quyết định số 2994/QĐ-BGD&ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ
GD&ĐT, các nhà trường phổ thông, các TT GDNN- GDTX đã đưa chương trình
dạy kĩ năng sống tích hợp trong các mơn học và hoạt động ngoại khóa.[5]
Qua tìm hiểu tại một số trường học trên địa bàn, tôi nhận thấy việc thực hiện
giáo dục Kĩ năng sống đã được nhiều trường rất quan tâm. Giáo dục kĩ năng sống
được lồng ghép vào chương trình học, các mơn học, các hoạt động trong nhà
trường chứ không tạo thành môn học riêng.Thông qua việc thường xuyên tổ chức
nhiều hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, giúp hình thành những thói quen tốt
cho học sinh…, tuy nhiên tình trạng làm cho có hoặc qua loa chiếu lệ, chưa thật sự
xem giáo dục Kĩ năng sống cho HS là một nhiệm vụ xuyên suốt. Vì thế, trong thực
hiện nội dung thì sơ sài, phương pháp giảng dạy chưa hấp dẫn, việc lồng ghép vào
những tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần hay các buổi sinh hoạt chỉ đơn thuần là kể
những câu chuyện hay, những hình ảnh đẹp từ đời thường cho học sinh, chứ chưa
thể tổ chức các buổi dã ngoại hoặc những hoạt động lớn vì “thiếu kinh phí” và
nhiều khó khăn khác.[6]
Trung tâm GDNN - GDTX Thường Xuân đặt trên địa bàn Thị trấn huyện
Thường Xuân, là huyện nghèo phía tây tỉnh Thanh hóa với điều kiện kinh tế nhân
dân địa phương chưa phát triển, dân số hơn 70% là người dân tộc Thái. Học sinh
của Trung tâm đa số là con em gia đình khó khăn, nên việc tiếp cận với xu thế hiện
đại hoặc môi trường xã hội tiên tiến hiện đại cịn rất hạn chế từ đó hình thành trong


7

các em bản tính nhút nhát, rụt rè, ít thân thiện, thiếu sự linh hoạt, ít hịa đồng, ít

tham gia; nhiều em nói chuyện thường cộc lốc, trống khơng…hơn nữa chất lượng
tuyển sinh vào 10 của Trung tâm rất thấp đa số là các em không đậu vào các trường
cấp 3 trong huyện hoặc bỏ học lâu năm vì thế nên rất khó khăn khi nhà trường tổ
chức các hoạt động giáo dục (cả trong giảng dạy và hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp). Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay,
thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực có, tiêu
cực cũng có. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, thiếu kĩ năng sống, các em dễ
bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị
phát triển lệch lạc nhân cách.
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là điều cần thiết. Khi giáo
dục kĩ năng sống, học viên sẽ được trang bị những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ
năng để phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.
2.1.2. Thực trạng giáo dục Kĩ năng sống hiện nay
* Thuận lợi
- Bộ giáo dục và Sở giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi
dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh phổ
thơng, hướng dẫn tích hợp giáo dục Kĩ năng sống thông qua một các môn học và
hoạt động giáo dục ở các cấp phổ thông. Giáo viên được tập huấn nên trong q
trình giảng dạy có kế hoạch và thực hiện lồng ghép vào các tiết học sao cho phù hợp .
- Nhìn chung cán bộ và giáo viên trong các nhà trường đã hiểu về thuật ngữ
Kĩ năng sớng và tìm tịi các cách thực hiện. Và tích cực đổi mới PP dạy học nhằm
giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Một số hoạt động giáo dục Kĩ năng sống đã được Nhà trường chú ý thực
hiện như Phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ giáo
dục và đào tạo phát động. Đa số học sinh yêu thích các hoạt động giáo dục Kĩ năng
sống được tổ chức tại trường.
- Việc rèn luyện Kĩ năng sống đã được thực hiện ở một số mơn học, thơng
qua hoạt động ngoại khóa và hình thức tun truyền bằng tài liệu...
* Khó khăn
Về phía giáo viên:

- Nhìn chung vẫn cịn nhiều giáo viên lúng túng trong việc tổ chức tiết dạy
có lồng ghép nội dung GD KNS vì khơng sâu về nội dung này.


8

- Sự chênh lệch về kiến thức cũng như Kĩ năng hoạt động đã khiến cho một
số học sinh còn e dè, thiếu mạnh dạn trong hoạt động.
- Dạy GDKNS đòi hỏi nhiều thời gian, GV phải thực sự tâm huyết và đầu tư
cho tiết dạy
Về phía học sinh:
- Mơn văn trong nhà trường phổ thông trong những năm gần đây bị xem nhẹ
do xu thế của xã hội. Nên các em học mơn văn theo kiểu đối phó chỉ học để thi.
- Học sinh không đầu tư thời gian cho việc đọc tác phẩm trước ở nhà nên các
em không nắm được cốt truyện nên việc áp dụng các PP dạy học tích cực khơng
hiệu quả.
- Nhiều em học sinh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc
rèn luyện Kĩ năng sống nên chưa tích cực, cịn có những biểu hiện lệch lạc trong
ứng xử như: vô lễ với thầy (cô) giáo, chửi nhau, đánh nhau với bạn bè, sa vào các
tệ nạn xã hội...
2.1.3. Thực trạng giáo dục Kĩ năng sống trong giờ đọc hiểu truyện dân
gian (Ngữ văn 10)
Hiện nay, khi giảng dạy phần đọc văn của mơn Ngữ văn lớp 10 nói chung và
truyện dân gan Việt Nam nói riêng, tơi và các giáo viên dạy văn Trung tâm GDNNGDTX huyện Thường Xuân hiện nay đã áp dụng giải pháp: Sử dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: khăn phủ bàn, thảo luận nhóm, dự án... kết hợp với
cơng nghệ thơng tin để tăng tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên chúng tôi vẫn
nhận thấy:
- Học sinh lớp 10 vẫn chưa thực sự hứng thú với môn Ngữ văn, chưa chủ
động với việc chiếm lĩnh kiến thức. Trong các tiết đọc hiểu, học sinh chưa tích cực,
các hoạt động học đơi khi cịn mang tính hình thức. Việc cảm thụ tác phẩm của học

sinh vẫn theo định hướng của giáo viên, học sinh ít sáng tạo, chất lượng học tập
chưa cao.
- Học sinh không vận dụng được những kiến thức liên mơn đã học để tìm
hiểu văn bản, thờ ơ và thấy rằng học những tác phẩm văn học là không cần thiết,
không thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng công nghệ thông tin và áp dụng
các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết đọc hiểu văn học. Vì thế giờ
học thường trơi qua nặng nề, học sinh chưa hứng thú và rút ra được những bài học
cho riêng mình.


9

- Việc bồi dưỡng cho học sinh các kĩ năng sống trong giờ học không được chú ý.
2.3. Các giải pháp Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh trong dạy đọc
hiểu truyện dân gian Việt Nam (Ngữ văn lớp 10)
2.3.1. Giải pháp 1: Nắm vững các KNS cơ bản được giáo dục trong mỗi bài học
Mỗi bài học Ngữ văn đều có một số KNS cơ bản. Giáo viên cần căn cứ vào
mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ ở mỗi bài học để xác định.[9]

Tên bài học

Mục tiêu bài học

Các kĩ năng
cơ bản cần
giáo dục

1.Về kiến thức: Giúp HS: Nắm
được đặc điểm của sử thi anh hùng - Thực hiện sự

trong việc xây dựng kiểu “nhân vật cảm thông.
anh hùng sử thi”, về nghệ thuật
Chiến thắng miêu tả và sử dụng ngôn từ.
Mtao
- Xác định giá
2. Về kĩ năng: Biết cách phân tích
Mxây
trị.
một văn bản sử thi anh hùng để thấy
được giá trị của sử thi về nội dung
và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi - Tự nhận
mượn việc mô tả chiến tranh để thức về bản
khẳng định lí tưởng về một cuộc thân.
sống hoà hợp và hạnh phúc.
3. Thái độ: Yêu gia đình, yêu quê
- Tư duy sáng
hương đất nước, biết sống yêu
tạo.
thương, nhân ái, khoan dung, có
trách nhiệm với bản thân, cộng
đồng, đất nước.
4. Định hướng năng lực,
phẩm chất:
- Năng lực đọc hiểu văn bản, năng
lực giao tiếp, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực công nghệ thông
tin, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tổng
hợp vấn đề, năng lực tự học, năng

Các pp/ kĩ

năng dạy
học tích
cực
- Thảo luận
nhóm.

- Đóng vai
(đọc theo
vai)


10

lực vận dụng kiến thức liên môn…
- Phẩm chất: Bồi đắp tình u văn
học dân tộc; gia đình, hương đất
nước,có trách nhiệm với bản thân
cộng đồng, trân trọng gìn giãu kho
tàng văn học dân gian…
1. Về kiến thức:

Truyền thuyết
“An Dương
Vương và Mị
Châu - Trọng
Thủy”

- Thực hiện sự - Làm việc
nhóm (Kĩ
- Qua phân tích một truyền thuyết cảm thơng.

cụ thể, nắm được đặc trưng chủ yếu - Xác định giá thuật khăn
trải bàn, kĩ
của truyền thuyết: Kết hợp nhuần trị.
nhuyễn giữa yếu tố tưởng tượng, - Tự nhận thức thuật công
đoạn,

phản ánh quan điểm đánh giá, thái về bản thân.
thuật trình
độ và tình cảm của của nhân dân về
- Tư duy sáng bày 1 phút)
các sự kiện lịch sử và các nhân vật
tạo.
lịch sử.
Trình
bày ý kiến
- Nắm được giá trị, ý nghĩa của
sau
khi
truyện An Dương Vương và Mị
thảo luận
Châu - Trọng Thuỷ: Từ bi kịch mất
nhóm.
nước của cha con An Dương Vương
và bi kịch tình yêu của Mị Châu Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra
và trao quyền lại cho các thế hệ sau,
bài học lịch sử về ý thức đề cao
cảnh giác với âm mưu của kẻ thù
xâm lược trong công cuộc giữ
nước. Điều đáng lưu ý là bài học
lịch sử đó cần đặt trong bối cảnh

hiện tại vừa hội nhập với thế giới
vừa phải giữ an ninh, chủ quyền đất
nước.
2. Về kĩ năng:
- Rèn thêm kĩ năng phân tích truyện
dân gian để có thể hiểu đúng ý
nghĩa của những hư cấu nghệ thuật
trong truyền thuyết.


11

3. Thái độ:
- Coi trọng việc đọc hiểu văn bản
- Hình thành cho hs phẩm chất yêu
quê hương đất nước, tinh thần cảnh
giác với kẻ thù và xử lí đúng đắn
mối quan hệ giữa nhà với nước,
giữa cá nhân với cộng đồng.
4. Định hướng năng lực,
phẩm chất:
- Năng lực đọc hiểu văn bản , năng
lực giao tiếp, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực công nghệ thông
tin, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tổng
hợp vấn đề, năng lực tự học, năng
lực vận dụng kiến thức liên môn…
- Phẩm chất: Bồi đắp tình u văn
học dân tộc; gia đình, hương đất
nước,có trách nhiệm với bản thân

cộng đồng, trân trọng gìn giãu kho
tàng văn học dân gian…
Truyện cổ
tích Tấm
Cám

1. Về kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được nội dung của truyện cổ
tích Tấm Cám, nhận thức được tính
chất, ý nghĩa của những mâu thuẫn,
xung đột diễn ra trong truyện Tấm
Cám, ý nghĩa của sự biến hóa của Tấm.

- Thực hiện - Xử lí tình
sự cảm thơng. huống.

- Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện.

thức về bản
thân.

2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc kể, phân tích
nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột
trong truyện cổ tích thần kì.
3.Thái độ:
- Giáo dục cho hs tình yêu đối với
người lao động, biết sống yêu

- Xác định giá - Kĩ thuật

trị.
trình bày 1
Tự nhận phút.


12

thương, nhân ái, khoan dung.
- Giáo dục cho hs niềm tin và cái
thiện, vào lẽ cơng bằng, vào chính
nghĩa trong cuộc sống và trong xã hội.
- Biết đấu tranh vì cái thiện, vì lẽ
phải, cơng bằng xã hội.
4. Định hướng năng lực,
phẩm chất:
- Năng lực đọc hiểu văn bản , năng
lực giao tiếp, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực công nghệ thông
tin, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tổng
hợp vấn đề, năng lực tự học, năng
lực vận dụng kiến thức liên mơn…
- Phẩm chất: Bồi đắp tình u văn
học dân tộc; u gia đình, q
hương đất nước;có trách nhiệm với
bản thân cộng đồng; trân trọng gìn
giữ kho tàng văn học dân gian…
Nắm vững các KNS cơ bản được giáo dục trong mỗi bài học và các năng lực
cần hình thành cho học sinh sẽ giúp GV linh hoạt, lựa chọn các phương pháp dạy
học phù hợp với đối tượng HS và lựa chọn các tình huống học tập trong mỗi bài
học hợp lí hơn để giáo dục KNS cho HS.

2.3.2. Giải pháp 2: Thiết kế câu hỏi phù hợp vào các bài học cụ thể
nhằm giáo dục Kĩ năng sống có hiệu quả trong mỗi tiết dạy
Trong mỗi tiết dạy, hệ thống câu hỏi rất quan trọng trong việc hình thành và
giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh. Chính vì vậy, giáo viên cần chuẩn bị kỹ lượng
về hệ thống câu hỏi trước khi tổ chức tiết dạy.
Khi dạy đoạn trích “Chiến thắng Mtao - Mxây” (trích “Sử thi Đăm Săn” - Sử
thi Tây Nguyên), muốn HS nắm chắc về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích,
bản thân tơi đặt những câu hỏi như sau:
Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao - Mxây?
Câu hỏi: Cuộc chiến đấu giữa hai từ trưởng diễn ra qua mấy chặng?


13

Câu hỏi: Lời kêu gọi của Đăm Săn có ý nghĩa như thế nào? thể hiện thái độ
gì của chàng?
Câu hỏi: Chi tiết miếng trầu do Hơnhị ném ra giúp Đăm Săn có thêm sức
mạnh thể hiện điều gì?
Khi dạy đoạn trích Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”.
Ở nội dung thứ nhất: Vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp xây
thành, làm nỏ đánh thắng Triệu Đà. GV yêu cầu HS làm việc nhóm (theo kĩ thuật
khăn trải bàn) để trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Phân tích vai trị của vua ADV trong cơng cuộc xây thành giữ nước?
Nhóm 2: Tìm những chi tiết liên quan đến ADV trong việc chế tạo nỏ thần?
Nhóm 3: Nhận xét về thái độ của nhân dân đối với vua ADV trong buổi đầu
dựng nước?
Nhóm 4: Tìm các chi tiết và sắp xếp chúng vào từng cột theo bảng sau: (GV
phát phiếu học tập cho nhóm 4)
Cốt lõi lịch sử


Chi tiết thần kì

..........................

.................

..........................

................

Ở nội dung thứ hai: Để hướng dẫn học sinh tìm hiểun hững sai lầm của An
Dương Vương, GV yêu cầu HS làm vịêc theo nhóm (theo kĩ thuật cơng đoạn) để
trả lời câu hỏi sau:
- Nhóm 1: Phân tích sai lầm thứ nhất của ADV đã chủ quan lơ là mất cảnh
giác như thế nào?
- Nhóm 2: Phân tích sai lầm thứ hai của ADV đã chủ quan khinh địch?
- Nhóm 3: Phân tích sai lầm thứ ba của ADV đã khơng giáo dục con về trách
nhiệm quốc gia?
- Nhóm 4: Rút ra bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù?
Ở nội dung thứ 3: Nhân vật Mị Châu, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
(theo kĩ thuật trình bày 1 phút) để trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: Tác giả dân gian đã giới thiệu Mị Châu như thế nào?
Câu hỏi: Rùa vàng đã kết tội Mị Châu là giặc đúng hay sai? Vì sao?
Câu hỏi: Theo em, Mị Châu đáng thương hay đáng trách? Hãy lí giải bằng
đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng?


14

Câu hỏi: Thái độ của nhân dân đối với Mị Châu như thế nào?

Ở nội dung 4: Nhân vật Trọng Thủy, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm
(theo kĩ thuật khăn trải bàn) để trả lời câu hỏi sau:
- Nhóm 1: Tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật Trọng Thủy và đánh
giá về những chi tiết đó?
- Nhóm 2: Vì sao lại cho rằng Trọng Thủy vừa là kẻ xâm lược?
- Nhóm 3: Vì sao lại cho rằng Trọng Thủy là nạn nhân của chiến tranh?
- Nhóm 4: Chi tiết “ngọc trai - giếng nước” có phải là chi tiết ca ngợi tình
u chung thuỷ khơng?
Khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám:
GV cho hs thảo luận cặp đơi, trả lời câu hỏi sau (theo kĩ thuật trình bày một
phút) : Hãy cho biết mâu thuẫn, xung đột trong Truyện Cổ tích Tấm Cám là gì?
Mâu thuẫn đó được phát triển như thế nào?.
GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút, điền vào phiếu học tập số 1 và phiếu
học tập số 2, bằng việc trả lời các câu hỏi sau:
Phiếu học tập số 1: Nhân vật cơ Tấm được giới thiệu như thế nào? Có những
sự việc gì xảy ra với Tấm? Nêu cảm nhận của em về những sự việc xảy ra với
Tấm? Em có nhận xét gì về mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám trước
khi Tấm trở thành hoàng hậu? Mỗi lần thất vọng Tấm lại được ông Bụt giúp đỡ,
điều đó thể hiện quan niệm gì của nhân dân?
Phiếu học tập cố 2: Trình bày diễn biến sự việc trong chặng đường đời thứ 2
của nhân vật Tấm? Tại sao trong chặng đường này ông Bụt không hiện lên giúp
Tấm kể cả khi Tấm nguy hiểm đến tính mạng? Tấm bốn lần bị giết là 4 lần được
hồi sinh đã thể hiện quan niệm gì của dân gian? Ở sự việc cuối cùng, nhờ miếng
trầu têm cách phượng mà nhà vua đã nhận ra Tấm. Vậy em có cảm nhận gì về hình
ảnh miếng trầu trong Truyện cổ tích Tấm Cám?
Với hệ thống các câu hỏi đó, HS suy nghĩ và trả lời chính là q trình thâm
nhập vào đời sống nội tâm của các nhân vật, trải nghiệm những hoàn cảnh, hành
động và nỗi niềm, tâm trạng của nhân vật.Từ đó, các kĩ năng sống được hình thành
như kĩ năng tư duy sáng tạo, Kĩ năng tự nhận thức về bản thân, Kĩ năng thể sự
cảm thông, Kĩ năng xác định giá trị…

Bằng những câu hỏi có mục đích giáo dục như vậy, HS hiểu và biết cảm
thơng chia sẻ, nhận thức được mình phải làm gì trước mọi tình huống có thể xảy ra
đối với bản thân hay với người khác.


15

2.3.3. Giải pháp 3: Thực hiện tốt các hình thức hoạt động dạy học [7]
Trong q trình dạy học, tơi thường tổ chức một số hình thức hoạt động như:
- Thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận nhóm để các em trao đổi và học hỏi
lẫn nhau. Thông qua hoạt động này khơng chỉ phát huy tính tích cực, tính trách
nhiệm mà còn phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và kĩ năng giao tiếp cho HS. Vì
thế, ở hình thức này, tơi thường chú ý đến đối tượng HS yếu kém, tính cịn rụt rè,
thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin, nói năng cịn lúng túng, vụng về. Khi đại diện nhóm
lên trình bày, tơi thường gọi những em này để rèn kĩ năng giao tiếp cho các em.
- Đóng vai nhân vật để xử lí tình huống
Khi dạy các tác phẩm truyện dân gian, GV có thể cho HS đóng vai các nhân
vật trong tác phẩm, từ đó tái hiện lại bộ mặt của từng nhân vật trong từng tác phẩm.
Qua hình thức hoạt động này, HS biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu
và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề gặp phải trong cuộc
sống. Như vậy, kĩ năng giải quyết vấn đề cho các em đã được hình thành.
- Tổ chức trị chơi: Ai nhanh hơn ai
Trong Truyện cổ tích Tấm Cám, mỗi khi mẹ con Cám hãm hại Tấm là Tấm
lại hóa thân để đấu tranh và bảo vệ mình, GV tổ chức trị chơi Ai nhanh hơn ai để
HS phát hiện ra những lần mẹ con Cám giết hại Tấm và mỗi lần Tấm hóa thân.
Đây là một trong những hoạt động dạy học mà HS yêu thích nhất vì nó kích
thích sự hứng thú học tập, làm cho tiết học thêm sinh động và hấp dẫn. Đồng thời
qua hình thức này GV cũng rèn được một số kĩ năng sống cho HS. Đó là kĩ năng
lắng nghe tích cực, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
Tổ chức tốt các hình thức dạy học là một trong những khâu quan trọng của GV

trong quá trình dạy học trên lớp. GV cần vận dụng linh hoạt để rèn các KNS cho HS.
2.3.4. Giải pháp 4: Kết hợp giáo dục kĩ năng sống qua
hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như một hình thức, một phương pháp,
một quan điểm giáo dục mới. Thông qua trải nghiệm học sinh phát triển được kinh
nghiệm, Kĩ năng của bản thân nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính năng
động và sự hứng thú. Học sinh trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp
thực hiện, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân, tăng cường sự tự tin, tính kỉ luật, có
sự chú ý và hứng thú hơn đến những vấn đề được tiếp cận và thực hiện một cách có
hiệu quả. Đây là cơ sở rất tốt để các Kĩ năng sống được hình thành và phát triển.


16

Với các tác phẩm truyện dân gian, GV có thể cho HS trải nghiệm qua hình
thức sân khấu hóa dân gian trong giờ hoạt động tập thể. Dựa vào một số tiết hoạt
động tập thể, tôi luôn sử dụng một số kĩ năng sống để lồng ghép vào giáo dục cho
các em. Với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới, trên cơ sở những
kiến thức đã nắm bắt được và sắn có học sinh tiến hành trải nghiệm qua thực hành
cụ thể. Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh không những được cung cấp
thêm kiến thức mà còn phát triển được nhiều Kĩ năng sống, từ đó hình thành năng
lực, phẩm chất và kinh nghiệm.
Với quá trình trải nghiệm các em sẽ hình thành tốt các kĩ năng: Kĩ năng
nhận thức như Tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, ra quyết định, khả năng sáng
tạo, tự nhận thức về bản thân; Kĩ năng đương đầu với cảm xúc như ý thức trách
nhiệm, kiểm soát được cảm xúc, tự giám sát và tự điều chỉnh; Kĩ năng xã hội hay
Kĩ năng tương tác như Kĩ năng giao tiếp,lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thơng cảm,
nhận biết sự thiện cảm của người khác.[8]
2.3.5. Tích hợp với các môn học khác
Một số văn bản trong chương trình Ngữ văn THPT có nội dung liên quan

đến những kiến thức của bộ môn học khác, GV cần nắm vững để sử dụng phương
pháp dạy học tích hợp, từ đó hình thành KNS cho HS.
Khi dạy truyện dân gian Việt Nam GV có thể sử dụng quan điểm dạy học
tích hợp với các mơn học sau:
a. Đối với mơn Địa lí: Dạy Truyền Thuyết An Dương Vương và Mị Châu
Trọng Thủy. GV tích hợp mơn Địa lí để giới thiệu về Thành Cổ Loa. Dạy Sử thi
Đăm Săn, GV giới thiệu vùng đất Tây Nguyên.
b. Đối với môn Lịch sử: Xã hội Việt Nam thời phong kiến khi dạy Truyện
cổ tích Tấm Cám, lịch sử hình thành di tích đền Cổ Loa, lịch sử ra đời của tộc
người Ê đê ở Tây Nguyên…
c. Đối với môn GDCD: Giá trị đạo đức của con người; biết đấu tranh để bảo
vệ bản thân, gia đình; lịng u nước...
d. Đối với kiến thức liên môn điện ảnh: Thông qua những thước phim tư
liệu về các tác phẩm truyện dân gian học sinh được trực quan, giúp học sinh ghi
nhớ, khắc sâu kiến thức đã học, bổ sung nguồn tư liệu phong phú cho bài học.
e. Môn Tin học:
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản, tìm kiếm và xử lí thơng tin, tài liệu trên
Internet.


17

- Rèn kĩ năng ứng dụng CNTT trong tham gia xây dựng bài học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Kết quả về mức độ hứng thú của HS
Để khẳng định các tiết học thực sự không gây nhàm chán, khó khăn cho cho
HS, chúng tơi đã khảo sát HS thông qua 3 câu hỏi.
Câu hỏi đầu tiên chúng tơi khảo sát các mức độ: Rất thích; thích học; khơng
thích học. Kết quả như sau:
Nhìn vào kết quả, bảng khảo sát cho thấy, tỉ lệ số HS rất thích và thích học

khi học tác phẩm chiếm 97.2 %. Điều đó cho thấy việc áp dụng dạy học Giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 trong tiết dạy đọc hiểu truyện dân gian Việt Nam
đem lại hiệu quả cao, có tính khả thi.
Số
phiế
u

Đối tượng
khảo sát

HS lớp 10A

35

Rất
thích

Thích
học

Khơng
Khơng rõ Quan điểm
thích học quan điểm
khác

23

11

0


1

0

65,7%

31,5 %

0%

2,8 %

0%

Bảng 1: Khảo sát về mức độ hứng thú của HS sau tiết học
2.4.2. Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS
Sau giờ dạy, tơi có đánh giá kết quả học tập của HS bằng cách cho HS làm
bài kiểm tra trong 45 phút.
Tiêu chí bài kiểm tra được xây dựng dựa trên cơ sở của yêu cầu mục tiêu bài
học cần đạt mà giáo án xây dựng theo đúng chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và
Đào đề ra. Tiêu chí bài kiểm tra thể hiện được sự phù hợp và đúng đắn, bởi dựa
trên mục tiêu yêu cầu bài học của chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo
đề ra chứ không phải do người viết sáng kiến tự đặt ra.
Hình thức bài kiểm là trắc nghiệm. Cách đánh giá bài kiểm tra: Những bài
làm khoanh đúng các câu hỏi trắc nhiệm sẽ được 1 điểm/1 câu. Bài kiểm tra chấm
điểm theo thang điểm 10 và kết quả như sau:
Kết quả

Kết quả thực nghiệm



18

Số HS

Điểm
giỏi

Điểm
khá

(9 - 10đ)

(7 - 8đ)

Điểm TB
(5 - 6đ)

Điểm
yếu
(<5)

Lớp thực
nghiệm
(10a)

Số lượng

35


6

22

7

0

%

100

17%

62,8%

20,2%

0%

Lớp đối
chứng

Số lượng

33

2


15

12

4

%

100

6%

45,5 %

36,4 %

12,1 %

(10b)

Bảng 2: Kết quả mức độ nhận thức của HS sau tiết thực nghiệm
Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng dựa trên thang điểm giỏi, khá, TB và yếu. Kết quả thống kê trên
được thể hiện dưới dạng biểu đồ như sau:
70%
60%
50%
40%
Lớp Thực nghiệm
Lớp đối chứng


30%
20%
10%
0%

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm Trung bình

Điểm yếu

Biểu đồ So sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm
Biểu đồ đã biểu thị sự so sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng sau khi dạy thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy sự khác biệt giữa
kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Mức độ đạt được kiến thức ở 2
lớp có sự chệnh lệch nhau rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi
chiếm 54.6%; trong khi đó, ở lớp thực nghiệm tỉ lệ HS điểm khá và giỏi chiếm 79,8%,
hơn 28,3 % so với lớp đối chứng. Điểm TB ở lớp đối chứng chiếm tỉ lệ cao lên tới


19

36,4% và có 12,1% HS đạt điểm yếu. Cịn lớp thực nghiệm số HS đạt điểm yếu
khơng có HS nào và số HS đạt điểm TB chiếm tỉ lệ ít trong tổng số HS, chiếm 20,2%.
Qua thời gian áp dụng các giải pháp trong dạy đọc hiểu Truyện dân gian Việt
Nam trong chương trình Ngữ văn 10 bản thân Giáo viên nhân thấy được ưu điểm
nổi bật là trong các giờ học dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên,

học sinh đã ngày càng thích thú, say mê, chủ động tiếp cận tác phẩm, chịu hhó tìm
tịi kiến thức và hợp tác cùng giáo viên khiến tiết học trở nên sơi động khơng cịn
nhàm chán. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số em chưa thật sự chú tâm và hào
hứng theo cùng các bạn ( điều này một phần xuất phát là do chất lượng tuyển sinh
đầu vào tại trung tâm không cao, một số em khơng có kiến thức cơ bản), hi vọng
trong thời gian tới với sự nỗ lực của giáo viên sẽ lơi cuốn và giúp các em thêm u
thích và kết quả học tập cao hơn đối với môn Ngữ văn.
Như vậy, với những kết quả như trên có thể khẳng định dạy học Giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh lớp 10 trong tiết dạy đọc hiểu truyện dân gian đã đem lại hiệu
quả và có tính khả thi có thể vận dụng ở các trường THPT, đặc biệt với đối tượng học
sinh Trung tâm GDNN - GDTX.


20

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Giáo dục kĩ năng sống đang trở thành nhiệm vụ GD quan trọng trong trường
phổ thơng, giúp chuẩn bị hành trang tồn diện cho HS tham gia vào đời sống xã
hội. Các giải pháp người viết đề xuất trong sáng kiến hiện đang phát huy tích cực
tại đơn vị, học sinh hứng thú và có niềm đam mê hơn với bộ mơn ngữ văn, giáo
viên có động lực hơn trong việc tìm tịi sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học
làm sao phát huy hết được năng lực phẩm chất của HS. Bản thân nhận thấy với các


21

giải pháp trên có thể được nhân rộng nhằm giáo dục kĩ năng sống cho HS. Bên
cạnh đó, cần phát huy vai trò của các trường sư phạm trong việc chuẩn bị nguồn
lực cần thiết cho GD KNS.

Với điều kiện thời gian ngắn trình độ bản thân có hạn chắc chắn đề tài còn
nhiều hạn chế. Với tâm huyết và tấm lịng của mình tơi muốn đóng góp cho cơng
việc dạy học một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy học.
Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý và đồng cảm của các đồng nghiệp!
3.2. Kiến nghị
Để tạo điều kiện cho giáo viên dạy và học sinh học tốt môn Ngữ văn, tôi
mạnh dạn đề nghị các cấp lãnh đạo bổ sung sách tham khảo, sách hướng dẫn, tài
liệu bồi dưỡng Kĩ năng sống để giáo viên và học sinh có thêm điều kiện để dạy và
học tốt môn học.
Thường Xuân, ngày 15 tháng 05 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Hiền


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thanh Bình (trưởng nhóm nghiên cứu) (2006), Giáo dục kĩ
năng sống ở Việt Nam, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng
sống, Nxb Đại học Sư phạm.
[3].Tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống ở trường trung
học cơ sở (tài liệu dành cho giáo viên), bộ 5 quyển, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[5].Quyết định số 2994/QĐ-BGD&ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ
GD&ĐT

[6]. Nguyễn Văn Hiến (2011), Thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống
tại một số trường trung học cơ sở ở Thành phớ Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp
đại học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
[7]. Hà Nhật Thăng (2001), Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục, Nxb Giáo dục.
[8]. Phan Thanh Vân (2010), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học
phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Luận án Tiến sĩ, Đại
học Thái Nguyên.
[9]. Sách giáo khao Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.

DANH MỤC


×