Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Phần mềm hỗ trợ học từ vựng tiếng anh dành cho học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 45 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIN HỌC

----------

BÁO CÁO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH
DÀNH CHO HỌC SINH THPT

GVHD:

Th.S Đồn Duy Bình

Sinh Viên:

Trịnh Thị Mỹ Nương

Lớp:

10SPT

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

1


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả quý Thầy Cô khoa Tin
học trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt 4 năm đại học. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học
tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn Th.S Đồn Duy Bình
người đã trực tiếp chỉ dạy và hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được. Em rất mong được
sự góp ý của q Thầy, Cơ giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Trịnh Thị Mỹ Nương

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong báo cáo này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của thầy Th.S Đồn Duy Bình.
2. Mọi tham khảo dùng trong báo cáo này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác
giả, tên cơng trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên


Trịnh Thị Mỹ Nương

3


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 6
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... 8
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 9
1.

Mục đích làm đề tài .................................................................................. 9

2.

Phương pháp tiếp cận ............................................................................... 9

3.

Công cụ và môi trường phát triển phần mềm ......................................... 10

4.

Cấu trúc luận văn gồm ............................................................................ 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT ............................................. 11
1.1


Khái niệm cơ sở dữ liệu .......................................................................... 11

1.2

Cơ sở dữ liệu SQLite .............................................................................. 11

1.3

HTML5 ................................................................................................... 13

1.4

PhoneGap và xu hướng phát triển các ứng dụng di động bằng HTML5 14

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THƠNG TIN ỨNG
DỤNG ............................................................................................................... 17
2.1

Chức năng của ứng dụng ........................................................................ 17

2.2

Phân tích hệ thống .................................................................................. 17

2.3

Sơ đồ dữ liệu ........................................................................................... 19

2.4


Thiết kế cơ sở dữ liệu ............................................................................. 23

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG ...................... 27
3.1

Cài đặt, tạo và biên dịch ứng dụng với PhoneGap ................................. 27

3.2

Phát triển ứng dụng "Học từ vựng" ........................................................ 32

3.3

Phát triển ứng dụng................................................................................. 33

4


3.4

Thiết kế các màn hình của ứng dụng ...................................................... 42

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 45

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt


Từ đầy đủ

Nghĩa
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

1

HTML

HyperText Markup Language

2

W3C

World Wide Web Consortium

3

CSS

Cascading Style Sheets

4

HQTCSDL

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu


5

SQL

Structured Query Language

6

CSDL

Cơ sở dữ liệu

7

PHP

Hypertext Preprocessor

Ngơn ngữ lập trình kịch bản

8

PDA

Personal Digital Assistant

Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân

9


XHTML

Extensible HyperText Markup

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

Language

mở rộng

10

DOM

Document Object Model

Mơ hình đối tượng tài liệu

11

API

12

UI

User Interface

Giao diện người dùng


13

PK

PRIMARY KEY

Khóa chính

14

FK

FOREIGN KEY

Khóa ngoại

15

JDK

Java Development Kit

Bộ cơng cụ phát triển Java

16

SDK

Software Developement Kit


Bộ công cụ phát triển phần mềm

Application Programming
Interface

6

Tập tin định kiểu theo tầng
Phần mềm hay hệ thống được thiết
kế để quản trị 1 cơ sở dữ liệu
Ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu
trúc

Giao diện lập trình ứng dụng


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ làm việc của PhoneGap ............................................................. 15
Hình 2.2: Sơ đồ phân rã chức năng ...................................................................... 19
Hình 2.3: Sơ đồ Use case ..................................................................................... 20
Hình 2.4: Sơ đồ Luồng dữ liệu mức đỉnh ............................................................ 20
Hình 2.5: Sơ đồ Luồng dữ liệu chức năng Từ điển.............................................. 21
Hình 2.6: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng Duyệt bài học ..................................... 21
Hình 2.7: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng Học bài ............................................... 22
Hình 2.1: Mơ hình thực thể quan hệ .................................................................... 23
Hình 3.1: Cài đặt bộ cơng cụ PhoneGap .............................................................. 28
Hình 3.2: Cài đặt bộ cơng cụ Cordova ................................................................. 29
Hình 3.3: Cấu trúc của ứng dụng PhoneGap........................................................ 30
Hình 3.4: Giao diện chính của chương trình ........................................................ 42
Hình 3.5: Giao diện từ điển .................................................................................. 42

Hình 3.6: Giao diện chi tiết nghĩa của từ ............................................................. 42
Hình 3.7: Giao diện danh sách bài học của tiếng Anh lớp 10.............................. 42
Hình 3.8: Giao diện danh sách các từ của bài học ............................................... 43
Hình 3.9: Giao diện hiển thị từ để học bài ........................................................... 43
Hình 3.10: Giao diện học bài hiển thị từ đã được ẩn nghĩa ................................. 43
Hình 3.11: Giao diện học bài từ và nghĩa đã được ẩn ......................................... 43

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thông tin TỪ ĐIỂN .................................................................... 25
Bảng 2.1: Bảng thông tin BÀI HỌC .................................................................... 25
Bảng 2.1: Bảng thông tin TỪ VỰNG BÀI HỌC ................................................. 26

8


MỞ ĐẦU
1. Mục đích làm đề tài
Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng phổ biến trong giao dịch quốc
tế. Đây cũng là ngoại ngữ được giảng dạy nhiều nhất trong các trường đại học ở
Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Nhiều sinh viên đã thấy được sự cần thiết
phải học tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu của một xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc
học tiếng Anh không phải là một việc đơn giản, đặc biệt là học từ vựng tiếng Anh,
đòi hỏi thời gian và nhiều khi lại đem lại cảm giác nhàm chán.
Đi kèm với việc học tiếng Anh, khái niệm từ điển đã trở thành một từ quen
thuộc với mỗi người nói chung và học sinh nói riêng. Nó trở thành cơng cụ tra cứu
rất hữu ích cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, cũng như giao tiếp.
Trên thế giới hiện nay, với nhiều loại thiết bị di động xuất hiện ngày càng

nhiều. Với một chiếc điện thoại di động nhỏ gọn chúng ta có thể chơi game, nghe
nhạc… Và việc học tập đặc biệt là việc học ngoại ngữ của chúng ta cũng được hỗ
trợ rất nhiều nhờ sự phát triển này. Thay vì phải mang một cuốn từ điển dày và
nặng, bất tiện bên người, chúng ta có thể dễ dàng tra nghĩa của một từ bằng từ điển
trên chiếc điện thoại di động của mình. Ở bất kì nơi đâu, bất cứ khi nào, mọi người
đều có thể sử dụng nó. Như vậy việc học từ mới với chúng ta sẽ trở nên đơn giản
và thuận tiện hơn.
Với mong muốn giúp việc học tiếng Anh của các em học sinh dễ dàng và
hiệu quả hơn, em xin chọn để tài "Phần mềm hỗ trợ học từ vựng tiếng Anh
dành cho học sinh THPT ". Phần mềm tổng hợp từ vựng theo bài học trong sách
Anh Văn từ lớp 10 đến lớp 12, với cách học bài giúp gợi nhớ từ và nghĩa, hỗ trợ
kèm với chức năng từ điển, phát âm từ vựng, sẽ giúp học sinh học từ vựng nhanh
chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
2. Phương pháp tiếp cận
 Thu thập, tìm hiểu, phân tích các tài liệu và thơng tin có liên quan đến luận
văn.

9


 Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin.
 Thiết kế và xây dụng chương trình.
 Kiểm thử, đưa ra nhận xét và đánh giá kết quả.
3. Công cụ và môi trường phát triển phần mềm
 HTML5
 PhoneGap
 CSS
 JavaScript
 SQLite
4. Cấu trúc luận văn gồm

Chương 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu
1. Khái niệm cơ sở dữ liệu
2. Cơ sở dữ liệu SQLite
3. HTML5
4. PhoneGap và xu hướng phát triển các ứng dụng di động bằng
HTML5
Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin ứng dụng
1. Chức năng của ứng dụng
2. Phân tích hệ thống
3. Thiết kế cơ sở dữ liệu
4. Sơ đồ dữ liệu
Chương 3: Xây dựng chương trình ứng dụng
1. Cài đặt, tạo và biên dịch ứng dụng với PhoneGap
2. Phát triển ứng dụng "Học từ vựng"
3. Thiết kế các màn hình của ứng dụng
4. Phát triển ứng dụng

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
Khái niệm cơ sở dữ liệu

1.1

1.1.1 Cơ sở dữ liệu
Dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ theo cấu trúc nào đó để có thể
phục vụ cho nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau gọi là cơ sở dữ
liệu.

1.1.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Phần mềm cho phép một hoặc nhiều người tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai
thác cơ sở dữ liệu gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
1.2

Cơ sở dữ liệu SQLite

1.2.1 SQLite là gì?
SQLite là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. SQLite được viết dưới
dạng một thư viện thực thi các chức năng của một database engine với đặc điểm
giống như một phần mềm portable, không cần cài đặt, khơng cần cấu hình, khơng
cần server. Điều này giúp SQLite được tích hợp và sử dụng trong các ứng dụng
cần lưu trữ dữ liệu dưới dạng cơ sở dữ liệu cục bộ một cách đơn giản và dễ dàng
nhưng vẫn đảm bảo được các tính năng cần thiết của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu
quan hệ bình thường.
SQLite được đánh giá là nhanh, tin cậy và đặc biệt là làm cho trở nên đơn
giản nhất cho việc học và sử dụng nó.
1.2.2 Các đặc tính của SQLite
 Khơng cần cài đặt hay cấu hình:
SQLite hồn tồn khơng cần thiết lập bất kỳ một cấu hình nào để có
thể sử dụng. Bạn chỉ cần tập tin thực thi SQLite.exe, hoặc tập tin thư viện
SQLite tương ứng với ngôn ngữ lập trình mà bạn sử dụng.
 Khơng cần server hay các phần mềm phụ trợ.

11


 Các HQTCSDL như SQL Server, Oracle, MySQL, PostgreSQL ... thường
cần một server riêng để triển khai ứng dụng, cài đặt database engine, các
máy khách sẽ kết nối đến server để xử lý dữ liệu một cách tập trung. Tuy

nhiên SQLite không làm việc theo cách này mà ứng dụng sẽ truy xuất trực
tiếp vào tập tin CSDL lưu trực tiếp trên máy chạy ứng dụng đó.
 Lưu trữ CSDL trên 1 tập tin duy nhất:
Database do SQLite tạo ra là một file dữ liệu duy nhất. Bạn có thể
sao chép tập tin CSDL của SQLite từ hệ thống này sang hệ thống khác, từ
hệ thống 32 hay 64 bit, từ phiên bản SQLite này sang phiên bản khác mà
không cần chuyển đổi, nâng cấp hệ điều hành, cấu trúc hệ thống hay phải
làm lại tập tin CSDL.
 Tin cậy:
Tuân theo chuẩn SQL92 (chỉ có một vài đặc điểm khơng hỗ trợ). Hỗ
trợ transaction (giao dịch), giúp các thao tác trong cơ sở dữ liệu được thực
hiện trọn vẹn, không gây lỗi khi xảy ra sự cố phần cứng.
 Thực hiện các thao tác đơn giản nhanh hơn các hệ thống cơ sở dữ liệu
khách/chủ khác.
 Kích thước chương trình gọn nhẹ, với cấu hình đầy đủ chỉ khơng q 500
kB
 SQLite được phân phối dưới dạng thư viện và có các phiên bản khác nhau
cho các ngơn ngữ lập trình thơng dụng: C/C++, Java, .NET, PHP, Javascript

 Phần mềm tự do với mã nguồn mở, hỗ trợ tài liệu đầy đủ giúp việc học và
sử dụng dễ dàng và nhanh chóng.
1.2.3 Các trường hợp thích hợp để sử dụng SQLite
 Ứng dụng sử dụng dạng tập tin cục bộ để lưu trữ dữ liệu: như từ điển, các
ứng dụng nhỏ, lưu cấu hình ứng dụng... SQLite hoạt động mạnh mẽ hơn
nhiều kỹ thuật lưu trữ tập tin thông thường.

12


 Sử dụng trong các thiết bị nhúng: Smart phone, PDA và các thiết bị di động

rất phù hợp với SQLite.
 Các website có khoảng 100 nghìn lượt xem/ngày, mặc dù về mặt lý thuyết
thì SQLite có thể đáp ứng gấp 10 lần con số này.
 SQLite là thay thế hoàn hảo cho CSDL dạng tập tin: nhiều ứng dụng sử
dụng các hàm đọc/ghi tập tin, (như fopen, fread, fwite) để lưu trữ dữ liệu,
SQLite sẽ thay thế hoàn toàn kỹ thuật đó bằng kỹ thuật hiện đại hơn, dễ
dùng và tin cậy hơn.
 Sử dụng làm CSDL tạm để lưu trữ dữ liệu lấy về từ các CSDL trên SQL
server, Oracle...
 Làm CSDL mẫu cho các ứng dụng lớn, dùng để làm mơ hình khái niệm cho
ứng dụng.
 Dùng cho giảng dạy: để giảng dạy cho những người mới làm quen với ngôn
ngữ truy vấn SQL.
1.3 HTML5
HTML5 là một ngơn ngữ cấu trúc và trình bày nội dung cho World Wide
Web và sẽ là công nghệ cốt lõi của Internet trong tương lai không xa, được đề xuất
đầu tiên bởi Opera Software. Đây là phiên bản thứ 5 của ngôn ngữ HTML - được
tạo ra năm 1990 và chuẩn hóa như HTML4 năm 1997 - và xuất hiện vào tháng 12
năm 2012, là 1 ứng viên được giới thiệu bởi World Wide Web Consortium (W3C).
Mục tiêu cốt lõi khi thiết kế HTML5 là cải thiện khả năng hỗ trợ cho đa
phương tiện mới nhất trong khi vẫn giữ nó dễ dàng đọc được bởi con người và
luôn hiểu được bởi các thiết bị và các chương trình máy tính như trình duyệt web,
phân tích cú pháp, v.v... HTML5 vẫn sẽ giữ lại những đặc điểm cơ bản của HTML4
và bổ sung thêm các đặc tả nổi trội của XHTML, DOM cấp 2, đặc biệt là
JavaScript.
Là phiên bản tiếp sau của HTML 4.01 và XHTML 1.1, HTML5 phản ánh
thực tế rằng HTML và XHTML được sử dụng phổ biến trên World Wide Web là

13



một hỗn hợp các tính năng với các thơng số kĩ thuật khác nhau, được giới thiệu bởi
nhiều nhà sản xuất phần mềm, cùng với các sản phẩm phần mềm được giới thiệu
như trình duyệt web, kèm theo đó là có quá nhiều lỗi cú pháp trong các văn bản
web. HTML5 là một nỗ lực để xác định một ngôn ngữ đánh dấu duy nhất có thể
được viết bằng cú pháp HTML hoặc XHTML. Nó bao gồm các mơ hình xử lý chi
tiết để tăng tính tương thích, mở rộng, cải thiện và chuẩn hóa các đánh dấu có sẵn
cho tài liệu, đưa ra các đánh dấu mới và giới thiệu giao diện lập trình ứng dụng
(API - Application Programming Interfaces) để tạo ra các ứng dụng Web phức tạp.
Cùng một lý do như vậy, HTML5 là một ứng cử viên tiềm năng cho nền tảng ứng
dụng di động. Nhiều tính năng của HTML5 được xây dựng với việc xem xét chúng
có thể sử dụng được trên các thiết bị di động như điện thoại thơng minh và máy
tính bảng hay không. Trong tháng 12 năm 2011, công ty nghiên cứu Strategy
Analytics dự báo doanh số bán hàng của điện thoại tương thích HTML5 sẽ đứng
đầu 1 tỷ vào năm 2013.
1.4

PhoneGap và xu hướng phát triển các ứng dụng di động bằng HTML5

1.4.1 PhoneGap là gì?
PhoneGap là một framework phát triển dạng mã nguồn mở để xây dựng các
ứng dụng di động chạy được trên nhiều thiết bị.
PhoneGap cung cấp một khung ứng dụng dựa trên HTML5 được sử dụng
để phát triển các ứng dụng native thông qua công nghệ web. Điều này có nghĩa là
các nhà phát triển có thể phát triển ứng dụng Smartphone và Tablet dựa vào kiến
thức về HTML, CSS, JavaScript.
Các ứng dụng được phát triển bởi PhoneGap là ứng dụng thuộc dạng Hybrid
(ứng dụng lai). Những ứng dụng này khơng thuần HTML/CSS cũng như khơng
hồn toàn là ứng dụng native. Một phần ứng dụng duy trì UI (user interface), ứng
dụng logic và giao tiếp với server dựa vào HTML/JavaScript. Phần còn lại của ứng

dụng giao tiếp và điều khiển thiết bị (điện thoại hay tablet) dựa trên ngơn ngữ
native cho platform đó. PhoneGap sử dụng Cordova làm cầu nối từ JavaScript đến

14


nền tảng của các thiết bị. Điều này cho phép JavaScript API có thể điều khiển và
truy cập thiết bị.
PhoneGap chủ yếu cung cấp JavaScript API để truy cập thiết bị sử dụng các
ứng dụng như camera, GPS, thông tin thiết bị. Ngồi ra cịn nhiều tính năng khác
được hỗ trợ dưới dạng các plugin.
PhoneGap là công nghệ nền tảng được sử dụng rộng rãi nhất cho việc tạo
ra các ứng dụng có thể chạy trên nhiều thiết bị như Iphone, Android…

Hình 1.1: Sơ đồ làm việc của PhoneGap
Ứng dụng được đóng gói và đưa sang các nền tảng khác nhờ PhoneGap.
1.4.2 Lợi ích khi sử dụng PhoneGap?
 PhoneGap cho phép bạn “write once, run everywhere” (Viết một lần nhưng
chạy trên nhiều thiết bị).
 Bạn chỉ cần có kiến thức về HTML, CSS, javascript là có thể làm được. Mã
nguồn PhoneGap dựa trên công nghệ web (HTML5, CSS3, Javascript) và
là mã nguồn mở.
 Cung cấp nhiều API cho phép thao tác tốt với các tính năng của thiết bị
(camera, GPS, Files, Contacts…)

15


1.4.3 Hạn chế của PhoneGap?
 Khó hoạt động trên các mobile browser cũ vì khơng hỗ trợ javascript và tốc

độ chậm.
 Việc quản lý các tài nguyên sâu của thiết bị khơng thực hiện được như: quản
lý các tiến trình (đồng bộ, bất đồng bộ), khả năng đồ họa hạn chế (3D).
 Layout ứng dụng sẽ không phù hợp khi qua các màn hình thiết bị có độ
phân giải khác nhau, và tùy thuộc vào độ hỗ trợ của trình HTML của thiết
bị.
 Các bộ nhập liệu trên từng thiết bị không điều khiển được như: keypad,
track ball, tapping, rocker …
 Tài liệu khá ít, PhoneGap đang trên đà hồn thiện vì thế nguy cơ tiềm ẩn
khi phát triển ứng dụng là điều có thể xảy ra.

16


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THƠNG TIN
ỨNG DỤNG
2.1 Chức năng của ứng dụng
"Phần mềm hỗ trợ học từ vựng tiếng Anh dành cho học sinh THPT" bao
gồm các chức năng:
 Chạy trên các thiết bị Smartphone Android.
 Từ điển: cho phép tìm kiếm từ theo tiếng Anh và tra nghĩa chi tiết của từ
đó.
 Các chuyên mục tổng hợp từ vựng Tiếng Anh cho từng khối lớp 10, 11, 12.
Nội dung các từ vựng được phân loại theo từng bài học tương ứng với từng
khối lớp.
 Duyệt xem và chọn các bài học theo từng khối lớp.
 Chọn bài học, xem danh sách từ vựng kèm theo nghĩa của từ của bài học đã
chọn.
 Chức năng học bài, cho phép xem từng từ vựng một, kèm theo chức năng

phát âm và xem nghĩa chi tiết từng từ. Ứng dụng hỗ trợ chức năng ẩn nghĩa
chỉ hiển thị từ tiếng Anh, hoặc ẩn từ tiếng Anh chỉ hiển thị nghĩa khi học.
Các chức năng này thích hợp khi ơn bài, giúp người học chỉ nhìn thấy từ
tiếng Anh hoặc nghĩa, người học phải tự nhớ từ tiếng Anh hoặc nghĩa tương
ứng, giúp học và nhớ có hiệu quả hơn.
 Chức năng phát âm từ vựng sẽ sử dụng Google Translate trực tuyến nên
yêu cầu phải có kết nối mạng. Các chức năng cịn lại có thể được sử dụng
bình thường mà khơng cần kết nối mạng.
2.2 Phân tích hệ thống
2.2.1 Phân tích cơ sở dữ liệu
Ứng dụng học "Học từ vựng" là một ứng dụng di động cho các thiết bị
Smartphone Android, hoạt động không cần kết nối mạng (trừ chức năng phát âm
17


từ vựng). Do vậy cần thiết phải lưu trữ dữ liệu của ứng dụng trên bộ nhớ thiết bị
chứ không hoạt động theo mơ hình client – server.
Ứng dụng có chức năng Từ điển, bao gồm danh sách từ vựng với số lượng
rất lớn và yêu cầu hỗ trợ chức năng tìm kiếm với thời gian tìm kiếm nhanh. Do vậy
cần có cơ chế lưu trữ dữ liệu thích hợp để dễ dàng truy xuất và tìm kiếm, đảm bảo
hiệu suất và tốc độ.
Với các yêu cầu trên, SQLite phù hợp để sử dụng làm công cụ lưu trữ và
truy xuất dữ liệu cho ứng dụng. Với SQLite, ứng dụng có thể sử dụng được các
tính năng sau:
 Hỗ trợ lưu trữ dữ liệu theo dạng bảng, truy vấn dữ liệu bằng cú pháp
SQL mạnh mẽ và quen thuộc.
 Hỗ trợ chức năng tìm kiếm dữ liệu bằng lệnh SELECT hỗ trợ sẵn
của ngôn ngữ SQL.
 SQLite hỗ trợ tạo INDEX cho các cột dữ liệu của bảng. INDEX có
cơ chế lưu trữ dữ liệu đảm bảo truy xuất và tìm kiếm với tốc độ cao.

Ứng dụng có thể sử dụng tính năng này, tạo INDEX cho cột dữ liệu
từ vựng để tối ưu khả năng tìm kiếm từ vựng.
2.2.2 Phân tích phương pháp lập trình
Ứng dụng "Học từ vựng" là một ứng dụng di động cho các thiết bị
Smartphone Android. Hiện nay có nhiều cách phát triển ứng dụng cho nền tảng
Android. Tuy nhiên hiện nay có một xu hướng phát triển ứng dụng mới cho các
nền tảng di động: Ứng dụng lai (Hybrid).
Với sự phát triển của HTML5 đã mang lại những tính năng mới vẽ và thiết
thực cho việc thiết kế và lập trình web như đồ họa, đa phương tiện, giờ đây các
website có thể phát triển về cả giao diện lẫn tính năng như một ứng dụng bình
thường.
Tận dụng những tính năng ưu việc này, một số nhà phát triển tìm cách đưa
các ứng dụng HTML5 vào chạy trên các nền tảng thiết bị di động. PhoneGap là
18


một trong những nền tảng thành công theo xu hướng này. Các ứng dụng web bình
thường được PhoneGap đưa vào chạy trên các thiết bị di động trở thành các ứng
dụng lai, được mở rộng thêm khả năng truy cập các tính năng của thiết bị di động
như Camera, Danh bạ, Bộ nhớ lưu trữ … như một ứng dụng native thông thường.
Phát triển ứng dụng theo xu hướng ứng dụng lai giúp giảm nổ lực trong việc
tìm hiểu ngơn ngữ native (Java cho Android) cũng như giúp áp dụng được các kiến
thức về web đã được học ở trường vào việc phát triển ứng dụng. Do vậy em chọn
PhoneGap làm nền tảng để lập trình ứng dụng “Học từ vựng”.
2.3 Sơ đồ dữ liệu
2.3.1 Sơ đồ phân rã chức năng

Hình 2.2: Sơ đồ phân rã chức năng
19



2.3.2 Sơ đồ Use case

Hình 2.3: Sơ đồ Use case
2.3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu

Hình 2.4: Sơ đồ Luồng dữ liệu mức đỉnh
20


Hình 2.5: Sơ đồ Luồng dữ liệu chức năng Từ điển

Hình 2.6: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng Duyệt bài học

21


Hình 2.7: Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng Học bài

22


2.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu
2.4.1 Mơ hình thực thể quan hệ
BÀI HỌC
PK

Mã bài học
Tên bài học
Mã chuyên mục


TỪ VỰNG BÀI HỌC
PK

FK Từ vựng

PK

FK Mã bài học

TỪ ĐIỂN
PK

Từ vựng
Phiên âm

Nghĩa đơn giản

Nghĩa chi tiết

Hình 2.1: Mơ hình thực thể quan hệ
Giải thích mơ hình:


Mơ hình dữ liệu của ứng dụng gồm 3 đối tượng:
 TỪ ĐIỂN: danh sách các từ vựng.
 BÀI HỌC: danh sách các bài học.
 TỪ VỰNG BÀI HỌC: danh sách từ vựng của từng bài học.

 TỪ ĐIỂN: gồm các thông tin sau:

 Từ vựng: từ tiếng Anh, khóa chính, dùng để xác định một từ vựng
và phân biệt các từ vựng với nhau.
 Phiên âm: phiên âm của từ vựng.
 Nghĩa chi tiết: thông tin nghĩa chi tiết của một từ vựng chia theo các
loại từ, mỗi loại từ có các nghĩa tương ứng, mỗi nghĩa có các ví dụ
minh họa tương ứng.
 Vì thông tin Nghĩa chi tiết chỉ được sử dụng để hiển thị khi người
dùng xem chi tiết từ vựng, nên sẽ khơng được sử dụng để tìm kiếm.
Do vậy để thuận tiện việc nhập liệu vào CSDL và quản lý, ứng dụng
sử dụng một định dạng riêng để lưu trữ nghĩa chi tiết vào CSDL. Khi
23


xem thông tin chi tiết của một từ vựng, ứng dụng truy vấn Nghĩa chi
tiết được lưu trong CSDL sau đó phân tích theo định dạng của nghĩa
chi tiết để lấy ra thông tin và hiển thị.
 Định dạng của một nghĩa chi tiết theo mẫu sau:
[Loại từ 1]
 Nghĩa 1
 Ví dụ 1: Nghĩa của ví dụ 1


Ví dụ 2: Nghĩa của ví dụ 2

 Nghĩa 2
 Ví dụ 1: Nghĩa của ví dụ 1
[Loại từ 2]
 Nghĩa 1
 Ví dụ 1: Nghĩa của ví dụ 1
 Nghĩa 2

 BÀI HỌC: gồm các thông tin sau:
 Mã bài học: Mã của bài học, khóa chính, dùng để xác định một bài
học và phân biệt các bài học với nhau.
 Tên của bài học: Tên của bài học.
 Mã chuyên mục: Mã của chuyên mục chứa bài học.
 Các chuyên mục bài học được tạo cố định trong ứng dụng tương ứng
với các khối lớp 10, 11, 12. Do vậy không cần lưu trong cơ sở dữ
liệu. Khi viết chương trình sẽ tạo cho mỗi chuyên mục một mã riêng
và duy nhất để phân biệt. Trong bảng BÀI HỌC mỗi bài học sẽ có
một trường là Mã bài học giúp xác định bài học thuộc chuyên mục
nào. Việc phân chia chuyên mục và bài học giúp người dùng dễ dàng
duyệt các từ vựng, bài học theo khối lớp và bài học mình quan tâm.
 TỪ VỰNG BÀI HỌC: gồm các thông tin sau:

24


 Từ vựng: từ Tiếng Anh, khóa ngoại, liên kết đến từ vựng của TỪ
ĐIỂN, mỗi từ vựng trong bài học sẽ có từ vựng tương ứng trong bảng
từ điển. Nghĩa của từ vựng trong mỗi bài học là nghĩa đã được đơn
giản hóa để cho người đọc dễ nắm bắt và dễ nhớ. Nghĩa chi tiết được
lưu trong từ điển. Nếu muốn nhiều thông tin hơn về từ vựng, người
dùng có thể truy cập chức năng từ điển của ứng dụng để xem nghĩa
chi tiết.
 Mã bài học: Mã bài học của từ vựng, khóa ngoại, liên kết đến mã bài
học của BÀI HỌC.
 Nghĩa đơn giản: thường là nghĩa của từ vựng được sử dụng trong bài
học tương ứng trong chương trình học phổ thơng hoặc nghĩa đã được
đơn giản hóa giúp người học dễ nắm bắt và dễ nhớ.
 Tổ hợp Từ vựng và Mã bài học hợp thành khóa chính của đối tượng

TỪ VỰNG BÀI HỌC, giúp phân biệt và tránh lặp lại một từ vựng
nhiều lần trong cùng một bài học.
2.4.2 Thông tin các bảng
Bảng TỪ ĐIỂN
Tên trường

Kiểu dữ liệu

NULL

Khóa

Từ vựng

TEXT

NOT NULL

PK

Phiên âm

TEXT

NULL

Nghĩa chi tiết

TEXT


NOT NULL

Bảng 2.1: Bảng thông tin TỪ ĐIỂN
Bảng BÀI HỌC
Tên trường

Kiểu dữ liệu

NULL

Khóa

Mã bài học

TEXT

NOT NULL

PK

Tên bài học

TEXT

NOT NULL

Mã chuyên mục

TEXT


NOT NULL

Bảng 2.1: Bảng thông tin BÀI HỌC
25

FK


×