Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy tiết ôn tập cuối học ki 2 (tiết 49,50, 51) môn tin học 11 nhằm kích thích khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp, ghi nhớ một cách chủ động và sáng tạo của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
----------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY
TIẾT ƠN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 (TIẾT 49, 50, 51) MƠN
TIN HỌC 11 NHẰM KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG TƯ
DUY, PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP, GHI NHỚ MỘT CÁCH
CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH”

Người thực hiện: Đặng Thị Hịa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Tin học

THANH HÓA NĂM 2021


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu



2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy

3

2.1.2. Cách học tốt Mindmap

4

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

5


2.3. Các giải pháp thực hiện

7

2.3.1. Giới thiệu cho học sinh sơ đồ tư duy và hướng dẫn cách vẽ sơ
đồ, qua đó giúp học sinh ôn tập lại các kiến thức cũ về lập trình.
2.3.2. Sử dụng Sơ đồ tư duy để tổng hợp, hướng dẫn học sinh ôn tập
kiến thức tệp và chương trình con – nội dung học ở học kì 2 .
2.3.3. Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giải các bài tập lập trình sử dụng
các thao tác với tệp và chương trình con
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị

7
8
11
17
19

3.1. Kết luận.

19

3.2. Kiến nghị.

20

Tài liệu tham khảo


21

Danh mục các đề tài SKKN

22

Phụ lục

23


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Cuộc cách mạng KHCN trong những năm gần đây đã làm thay đổi tồn
bộ cuộc sống con người. CNTT đã làm tích cực hóa q trình dạy học, mang đến
một luồng sinh khí mới cho hệ thống các nhà trường phổ thông hiện nay. Mặc dù
vậy môn Tin học vẫn chưa tạo được vị trí xứng đáng trong mơi trường THPT
hiện nay nói chung và trường THPT Triệu Sơn 4 nói riêng. Đối với học sinh
môn tin học chỉ là môn học điều kiện để lên lớp, không cần phải quan tâm nhiều
như các môn thi đại học hay thi tốt nghiệp THPT. Từ những suy nghĩ lệch lạc đó
vào các giờ học tin, học sinh vẫn thường cho mình cái quyền lười vận động, lười
tư duy suy nghĩ, chơi nhiều hơn học, đó là khoảng thời gian để giải lao sau các
giờ học tốn - lí - hóa hay văn - sử - địa. Chính vì vậy mà đối với giáo viên tiết
dạy trở nên nặng nề còn chất lượng dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu của
môn học. Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy trong ba khối 10, 11 và 12 thì
kết quả mơn tin học 11 bao giờ cũng thấp hơn hẳn. Nguyên nhân khách quan là
do nội dung tin học lớp 11 giới thiệu cho học sinh các khái niệm cơ bản nhất về
ngôn ngữ lập trình bậc cao (chủ yếu lấy Pascal làm ví dụ), đây là một nội dung
rất mới mẻ nhưng khá “khó” và “khơ khan”. Khảo sát các học sinh khối 11 và

khối 12 đã học qua nội dung tin học lớp 11 cho thấy đa số các học sinh đều đưa
ra ý kiến: Tin học 11 quá khó với các em, bài học gồm toàn những từ ngữ tiếng
anh, những kí tự hay những câu lệnh vơ cùng khó hiểu, khó nhớ, học mãi mà
khơng thuộc. Ngun nhân chủ quan là đa số các học sinh chưa tìm thấy tác
dụng của nội dung tin 10, 11, 12 với ứng dụng thực tế, đặc biệt là nội dung lập
trình Pascal ở lớp 11. Nhiều học sinh cho rằng tác dụng của tin học trong thực tế
là: truy cập web, giải trí, chơi games, nghe nhạc hay vào zalo, messenger để trò
chuyện tán gẫu với bạn bè... một số rất ít học sinh dùng vào việc học tập như tìm
tài liệu trên mạng.. . Hầu hết trong các giờ học tin học các em cảm thấy khá
nhàm chán, thiếu sự hấp dẫn lôi cuốn. Đặc biệt với các lớp học cơ bản C chủ yếu
học theo phương pháp học thuộc lịng thì việc học một ngơn ngữ lập trình như
Pascal cần nhiều sự tuy duy, logic và sáng tạo thì lại càng khó khăn hơn nhiều.
Mặt khác trường THPT Triệu Sơn 4 đóng trên địa bàn xã Thọ Dân là một
vùng nơng thơn, điều kiện gia đình và nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu
dạy học môn tin học. Bản thân học sinh chưa được tiếp xúc nhiều với các thiết
bị CNTT như máy tính nên việc học ngơn ngữ lập trình Pascal ở bộ mơn tin học
lớp 11 cịn gặp rất nhiều khó khăn. Đa số học sinh chưa có máy tính để thực
hành, chạy thử chương trình nên khi viết chương trình trên giấy các em nhiều
khi cịn ngại, sợ tốn giấy mà lại không biết đúng hay sai. Vì vậy người giáo viên
cần phải nắm bắt được tâm lý của các em, nghiên cứu bài giảng thật tốt, kết hợp
nhiều phương pháp giảng dạy tích cực khơng những thu hút sự chú ý của học
sinh mà còn giúp các em hiểu và nắm bắt kiến thức ngay trên lớp. Làm sao để
giờ học tin trở nên sinh động, hứng thú, thu hút học sinh; đồng thời giúp học
sinh thể hiện cá nhân nhiều hơn, hoạt bát và chủ động chiếm lĩnh kiến thức, phát
triển khả năng tư duy lập trình. Muốn đạt được điều đó thì bản thân giáo viên
phải tự đổi mới mình, đổi mới cách dạy vì dạy học được xem là một trong


những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành cơng của một nền giáo dục. Đó
cũng là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách mà Bộ giáo dục và Đào tạo đang

triển khai thực hiện.
Giảng dạy nội dung tin 11 đã khó, dạy các tiết ơn tập cuối kì cịn khó hơn.
Đó là thời điểm học sinh phải gồng mình trước một kho kiến thức của 13 mơn
học, trước áp lực thi cử và điểm số. Học sinh cần một phương pháp học khoa
học, giúp ghi nhớ nhanh và sâu mà không gây sự nhàm chán, mệt mỏi. Tuy
nhiên những phương pháp như kẻ bảng hay tổng hợp bằng cách ghi chép thường
không phát huy được hiệu quả. Chính vì vậy tơi đã sử dụng sơ đồ tư duy vào
giảng dạy các tiết ơn tập cuối học kì 2 thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong giảng dạy tiết ôn tập cuối học ki 2 (tiết 49,50,
51) môn Tin học 11 nhằm kích thích khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp,
ghi nhớ một cách chủ động và sáng tạo của học sinh” góp phần làm tăng chất
lượng giảng dạy mơn tin học 11.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh lớp 11B6 và lớp 11B7 thuộc ban Khoa học xã hội phát triển
khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp, ghi nhớ một cách chủ động các kiến thức
về tệp và chương trình con trong giờ học ơn tập tiết phân phối chương trình 49,
50 và 51 cuối học kì 2.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tệp, các thao tác với tệp, chương trình con, hàm (function), thủ tục
(Procedure) cùng một số bài tập có sử dụng tệp và chương trình con.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để xây dựng và hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu có thể kể đến như:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu về
phương pháp giảng dạy, nghiên cứu đặc điểm của mơn Tin học ở trường phổ
thơng nói chung và nội dung chương trình mơn Tin học 11 nói riêng
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra, tìm
hiểu các phương pháp giảng dạy, các hình thức hoạt động của học sinh, các trang
thiết bị liên quan đến tin học có trong trường và của học sinh.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh qua các bài kiểm tra

đánh giá trắc nghiệm và tự luận.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê kết quả bài kiểm tra đánh
giá định kỳ của học sinh về nội dung tệp và chương trình con, kết quả điểm
trung bình mơn Tin học 11 học kì II của học sinh các lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm.
- Đối thoại trực tiếp với đồng nghiệp, học sinh về cảm hứng của học sinh
khi học mơn tin học nói chung và mơn tin học11 nói riêng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy.


Sơ đồ tư duy là một phương pháp, lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định
thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng Từ khố, Hình ảnh chủ đạo. Mỗi
từ khố hoặc hình ảnh chủ đạo trong sơ đồ tư duy sẽ kích hoạt những ký ức cụ
thể và làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới. Cho bạn có cái nhìn tổng quan
về thơng tin, để giải mã những sự kiện, ý tưởng và thơng tin đồng thời cũng để
giải phóng tiềm năng thật sự trong bộ não đáng kinh ngạc của bạn để bạn có thể
đạt được bất kì điều gì mình muốn. Bạn thử tưởng tượng một người ở dưới mặt
đất và một người ở trên cao ai sẽ có cái nhìn tổng quát hơn. Sơ đồ tư duy sẽ
giúp bạn có được cái nhìn tổng quan như vậy.[1]

Khi học theo cách truyền thống bạn thường có tư tưởng lo ra, buồn ngủ, bởi vì
bạn đang học chỉ bằng não trái (lo về tư duy logic), còn não phải lo về sự tưởng
tượng, hình ảnh. Vì vậy khi bạn sử dụng sơ đồ tư duy là bạn đang bắt toàn bộ
não bộ hoạt động 100% công sức. Sơ đồ tư duy giúp não bộ hoạt động hết
công suất các chức năng trên được nhờ những lý do sau:
- Hơn 90% thông tin bạn nhận được là khơng cần thiết, bởi vì bạn chỉ cần
nhớ những từ khố chính là đủ, bạn đang lãng phí thời gian để ghi nhớ những
thơng tin khơng hữu ích. Bạn thử tưởng tượng 10 trang sách thơng tin được tóm

gọn trong 1 sơ đồ tư duy thì bạn ghi nhớ, và học cái nào sẽ nhanh hơn.
- Bạn lãng phí thời gian để tìm những từ khố trong câu vì nó khơng được
làm nổi bật.
- Bộ não của bạn có khả năng nhớ hình ảnh, màu sắc, kích cỡ tốt hơn là
ngơn ngữ chữ viết.
- Bộ não cả bạn khi có cái nhìn tổng quan sẽ liên kết các sự kiện lại với
nhau làm bạn nhớ lâu hơn
Và quan trọng sơ đồ tư duy sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc. Nó sẽ
giải phóng những năng lực tiềm ẩn của não bộ bạn đưa bạn lên một đẳng cấp
mới, đẳng cấp của tài năng thậm chí là thiên tài. [2]


Sơ đồ tư duy và não bộ

Cấu tạo của sơ đồ tư duy gồm có:
- Chủ đề chính
- Nhánh con
- Từ khố
- Hình ảnh gợi nhớ
- Liên kết
- Màu sắc, kích cỡ
2.1.2. Cách học tốt Mindmap
Cách học tốt (Mindmap) là phương pháp dạy học được đưa ra như là một
phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là
cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một
dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngồi khả năng ghi nhớ kiểu
tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất
hiện của 1 câu truyện) thì não bộ cịn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện
với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não. [3]
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý,

tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì
liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ
và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Phương pháp này được phát triển
vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ
dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ
ơn tập hơn.
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, Mindmap biểu thị toàn bộ cấu
trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của
đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách
liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.


So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ ý có
những điểm vượt trội như sau [4]:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ
nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ.
- Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp
thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và
linh hoạt cho việc ghi nhớ.
- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính
Việc dùng ký hiệu hay biểu tượng và màu sắc qua hình vẽ:
- Các ký hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ sẽ giản đồ sống động hơn.
- Dùng các loại hình mũi tên khác nhau để chỉ ra chiều hướng và kiểu liên hệ
giữa các ý.
- Các ký tự c bit nh! ? {} & * | â đ " $ ' @ sẽ tăng "chất lượng cô đọng của

ý và làm rõ nghĩa cho giản đồ.
- Dùng nhiều hình vẽ kiểu "logo" để hình tượng hóa các ý và giúp biểu thị các
kiểu lời giải.
- Biểu thị các đặc tính kĩ thuật bằng các hình biểu tượng
- Sử dụng nhiều màu sắc sẽ giúp nhớ dễ hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
Theo thống kê của cho thấy 90% người truy cập
mạng để đọc tin tức, số người sử dụng máy tính để học tập cũng như quản lí
cơng việc rất ít. Trình độ tin học của Lao động Việt Nam còn thấp so với thế
giới, đa số chưa đáp ứng được u cầu của cơng việc, việc dùng máy tính chủ
yếu là để giải trí... Đối với học sinh, máy tính và mạng máy tính là một cơng cụ
tuyệt vời để nghe nhạc, xem phim, lướt Web, vào Face book hay Zalo,
Messenger để tán chuyện với bạn bè... hay chỉ để tìm lời giải cho các bài tập về
nhà nhằm đối phó với giáo viên. Các em thường nghĩ học tin học là học sử dụng
máy tính và mơn tin chỉ là mơn phụ, có thi tốt nghiệp hay đại học cao đẳng gì
đâu. Học tin học chẳng có ích lợi gì, bố mẹ anh chị em thậm chí các em nhỏ
không được học tin mọi người vẫn sử dụng máy tính và mạng một cách rất thành
thục – đó là một lối suy nghĩ vô cùng lệch lạc ở các em học sinh, trong đó có
học sinh trường THPT Triệu Sơn 4.
Qua đàm thoại trực tiếp với giáo viên và học sinh có thể thấy ở phần đa các
em học sinh hiện nay có ít hoặc khơng có cảm hứng với môn học như môn Tin
học 11 bởi các lý do sau:
- Đối với các em học sinh có dự định thi đại học, cao đẳng thì thường thích
học tốn, lý, hóa (khối khoa học tự nhiên) hay văn, sử, địa, giáo dục công dân
(khối khoa học xã hội) để thi lấy kết quả cao và khơng thích các mơn cịn lại như
tin học, cơng nghệ vì các mơn này khơng phải là mơn thi tuyển sinh. Nhóm học


sinh cịn lại thì xem mơn tin học là mơn học điều kiện để lên lớp nên cũng chẳng
quan tâm hay hứng thú gì.

- Nội dung lập trình ở mơn tin học 11 rất khó hiểu, khó nhớ, khó viết, khó
học...Điều đó cịn khó khăn hơn nữa với những học sinh thuộc ban khoa học xã
hội chủ yếu học theo kiểu thuộc lịng, ít tư duy sáng tạo. Nội dung lập trình
Pascal địi hỏi học sinh phải hiểu được câu lệnh, phải chạy thử được chương
trình (khơng dùng máy tính), tức là đòi hỏi sự tư duy, khả năng ghi nhớ, phân
tích, tổng hợp... Nếu các em học sinh chọn phương pháp học thuộc lịng như học
văn, sử thì chắc chắn sẽ gây ra sự chán nản, mệt mỏi, không nắm được bản chất
vấn đề, kết quả cuối cùng sẽ rất thấp.
- Các giờ học tin học thường ít hấp dẫn, sôi nổi, không lôi kéo được sự chú ý
của học sinh.
Như vậy có thể thấy rằng đa số học sinh chưa nhận thức được giá trị thực
của việc học, không thấy học tập gắn liền với thực tiễn, mỗi nội dung học – với
các em học sinh – chỉ có giá trị lúc thi cử. Vì thế học sinh cũng “cưỡng bức” sự
hứng thú của mình vào các mơn học có thi, từ đó kết quả học tập thấp chưa đảm
bảo yêu cầu. Cụ thể khảo sát điểm trung bình học kì 1 tại các lớp 11B6 và 11B7
mơn Tin học năm học 2020 – 2021 kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
11B4
43
0
0
11

25,6
25
58,1
7
16,3
11B5
45
1
2,2
16
35,6
23
51,1
5
11,1
11B6
44
1
2,3
13
29,5
25
56,8
5
11,4
11B7
42
0
0
8

19
26
61,9
8
19,1
Còn đây là kết quả kiểm tra đánh giá nội dung tệp và chương trình con của
hai lớp 11B6 và 11B7 sau khi thống kê được bảng số liệu sau:

Lớp

11B6

Số HS được kiểm tra miệng ở
các tiết học thuộc bài 14, 15,
16, 17 và 18
Sĩ số
Tỉ lệ đạt
Số
Tỉ lệ điểm
điểm từ 5
lượng
dưới 5
trở lên
44

21

76,2%

23,8%


Điểm trung bình bài kiểm tra
đánh giá định kì về tệp và thư
mục
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
điểm
điểm
điểm
giỏi
khá,TB yếu, kém
0%

79,5%

20,5%

11B7 42
19
68,4%
31,6%
0%
73,8%
26,2%
Từ những kết quả mà bản thân đã thu thập được, là một giáo viên giảng dạy
nhiều năm tại trường THPT Triệu Sơn 4 tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều. Triệu Sơn
4 có khu vực xét tuyển là các xã Thọ Cường, Thọ Ngọc, Xuân Thọ, Xuân Thịnh,
Xuân Lộc, Thọ Thế, Thọ Tân, Thọ Dân, kết quả đầu vào hàng năm thường đứng
tốp đầu so với các trường bạn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến kết quả học tập

mơn tin học lại có phần khơng cân xứng. Sau khi nghiên cứu kĩ lại nội dung
môn tin học 11 cũng như trao đổi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh tôi
nhận ra rằng nội dung lập trình Pascal rất mới mẻ, học sinh tại các lớp cơ bản C


quen với cách học ít tư duy lơgic nên giáo viên cần một phương pháp học tập
thích hợp, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Muốn đổi mới
cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại
thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Vì vậy, người
giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học
sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi
mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trị, sự phối hợp
nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành cơng. Từ đó tơi đã
mạnh dạn cải tiến cách dạy, sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
2.3 . Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Giới thiệu cho học sinh sơ đồ tư duy và hướng dẫn cách vẽ sơ đồ, qua
đó giúp học sinh ơn tập lại các kiến thức cũ về lập trình.
Tơi đã đưa ra các ví dụ về Sơ đồ tư duy như sau: (Thực hiện trình chiếu trên
máy chiếu trên máy tính có cài đặt phần mềm Mindjet MindManager)
Sơ đồ tư duy 1: cấu trúc của một chương trình Pascal:

Đây là nội dung mà học sinh đã được biết ở chương 2, giáo viên giới thiệu
lại ý nghĩa của các nút đối tượng, như vậy các em sẽ dễ hiểu và nhớ lại được nội
dung của vấn đề.
Sơ đồ tư duy 2: Câu lệnh rẽ nhánh If – then:



Sơ đồ tư duy 3: các thao tác với tệp văn bản:

Thơng qua việc giải thích về các kí hiệu, hình ảnh, nội dung của các sơ đồ
tư duy 1,2,3 giáo viên giúp học sinh ghi nhớ, tổng hợp lại những kiến thức cơ
bản chương 2 và 3 sách giáo khoa tin học 11. Đồng thời, giáo viên hướng dẫn để
học sinh rút ra đặc điểm chung của các Sơ đồ tư duy trên. Từ đây giáo viên đưa
ra kết luận thế nào là Sơ đồ tư duy, ý nghĩa của sơ đồ tư duy đối với việc ôn tập
tổng hợp các kiến thức và cách xây dựng một sơ đồ tư duy.
Nội dung này chỉ giới thiệu cho học sinh biết, khơng đi sâu vào giải thích
thế nào là Sơ đồ tư duy, không cần ghi chép nội dung để không mất thời gian
làm các việc khác.
2.3.2 Sử dụng Sơ đồ tư duy để tổng hợp, hướng dẫn học sinh ơn tập kiến
thức tệp và chương trình con – nội dung học ở học kì 2.
Sau khi giới thiệu xong về thế nào là Sơ đồ tư duy, cách lập Sơ đồ tư duy
giáo viên chia lớp thành các nhóm (mỗi bàn một nhóm), hướng dẫn và yêu cầu


các nhóm tự vẽ Sơ đồ tư duy về nội dung tệp và các thao tác với tệp. Sau đây là
một số Sơ đồ tư duy mà các em đã vẽ được như sau:
Bài 14: Tệp và phân loại tệp:
Sơ đồ tư duy 4: phân loại tệp

Bài 15: Các thao tác với tệp văn bản
Đây là 2 dạng sơ đồ tiêu biểu mà học sinh vẽ được
Sơ đồ tư duy 5: Các thao tác với tệp văn bản

Sơ đồ tư duy 6: Các thao tác với tệp văn bản (tiếp)


 Tiếp tục thực hiện theo hướng như trên với nội dung Chương VI.

Chương trình con và lập trình có cấu trúc
Trong quá trình giới thiệu nội dung của bài học tôi đã đưa ra các sơ đồ tư duy
tổng hợp kiến thức của chương trình con. Yêu cầu học sinh theo dõi, nhận xét về
sơ đồ tư duy đã đưa ra. Ban đầu tôi đưa ra sơ đồ tư duy dưới dạng khuyết 1
nhánh các thành phần của thủ tục (Procedure)
Sơ đồ tư duy 7: chương trình con và phân loại

Từ sơ đồ tư duy này các em dễ hiểu thiếu nội dung nào (các thành phần
của chương trình con dạng thủ tục), yêu cầu học sinh tìm ra nội dung còn thiếu
và bổ sung vào sơ đồ tư duy cho hợp lí. Sau khi tổng hợp ý kiến của học sinh
giáo viên đưa ra sơ đồ tư duy đầy đủ thơng tin:
Sơ đồ tư duy 8 chương trình con và phân loại (bài 18)


2.3.3 Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giải các bài tập lập trình sử dụng các thao
tác với tệp và chương trình con.
2.3.3.1 Bài tập trắc nghiệm
Thơng qua các sơ đồ tư duy học sinh ôn tập và tổng hợp các kiến thức về
tệp và chương trình con, sau đó vận dụng vào giải các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Dữ liệu kiểu tệp
A. sẽ bị mất hết khi tắt máy.
B. không bị mất khi tắt máy hoặc mất điện.
C. sẽ bị mất hết khi tắt điện đột ngột.
D. cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Trong PASCAL, để khai báo hai biến tệp văn bản f1, f2 ta viết
A. Var f1, f2 : Text;
B. Var f1 f2 : Text;
C. Var f1 ; f2 : Text;
D. Var f1 : f2 : Text;
Câu 3: Để gắn tệp KQ.TXT cho biến tệp f1 ta sử dụng câu lệnh

A. f1 := ‘KQ.TXT’;
B. KQ.TXT := f1;
C. Assign(‘KQ.TXT’,f1);
D. Assign(f1.‘KQ.TXT’);
Câu 4: Trong PASCAL mở tệp để đọc dữ liệu ta phải sử dụng thủ tục
A. Reset(<tên tệp>);
B. Reset(<tên biến tệp>);
C. Rewrite(<tên tệp>);
D. Rewrite(<tên biến tệp>);
Câu 5: Trong PASCAL mở tệp để ghi kết quả ta phải sử dụng thủ tục
A. Reset(<tên tệp>);
B. Reset(<tên biến tệp>);
C. Rewrite(<tên tệp>);
D. Rewrite(<tên biến tệp>);
Câu 6: Vị trí của con trỏ tệp sau lời gọi thủ tục Reset
A. Nằm ở đầu tệp.
B. Nằm ở cuối tệp.
C. Nằm ở giữa tệp.
D. Nằm ngẫu nhiên ở bất kỳ vị trí nào.
Câu 7: Để đọc dữ liệu từ tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục
A.Read(<tên tệp>,<danh sách biến>); B.Read(<tên biến tệp>,<danh sách biến>);
C.Write(<tên tệp>,<danh sách biến>);D.Write(<tên biến tệp>,biến>);


Câu 8: Để ghi kết quả vào tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục
A. Read(<tên tệp>,<danh sách kết quả>);
B. Read(<tên biến tệp>,<danh sách kết quả>);
C. Write(<tên tệp>,<danh sách kết quả>);
D. Writeln(<tên biến tệp>,<danh sách kết quả>);

Câu 9: Nếu hàm EOF(<tên biến tệp>) cho giá trị bằng True thì con trỏ tệp nằm
ở vị trí
A. Đầu dịng.
B. Đầu tệp.
C. Cuối dòng.
D. Cuối tệp.
Câu 10: Nếu hàm EOLN(<tên biến tệp>) cho giá trị bằng True thì con trỏ tệp
nằm ở vị trí
A. Đầu dịng.
B. Đầu tệp.
C. Cuối dịng.
D. Cuối tệp.
Câu 11: Trong Pascal để đóng tệp ta dùng thủ tục
A. Stop(<tên biến tệp>);
B. Close(<tên tệp>);
C. Close(<tên biến tệp>);
D. Stop(<tên tệp>);
Câu 12: Hãy chọn phương án ghép đúng . Kiểu của một hàm được xác định bởi
A. Kiểu của các tham số
B. Kiểu giá trị trả về
C. Tên hàm
D. Địa chỉ mà hàm trả về
Câu 13: Mô tả nào dưới đây về hàm là sai?
A. Phải trả lại kết quả
B. Phải có tham số
C. Trong hàm có thể gọi lại chính hàm đó
D. Có thể có các biến cục bộ
Câu 14: Mô tả nào dưới đây về tham số là sai?
A. Một hàm có thể có cả tham số giá trị và tham số biến;
B. Có thể truyền biến số cho tham số giá trị;

C. Có thể truyền giá trị cho tham số biến;
D. Có thể dùng tham số biến để nhận kết quả;
Câu 15: Trong các cách sử dụng thủ tục sau, cách nào là phù hợp nhất?
A. Khai báo lại thủ tục và gọi nó mỗi khi cần sử dụng;
B. Khai báo thủ tục duy nhất một lần và gọi nó một lần duy nhất;
C. Chỉ cần khai báo;
D. Khai báo thủ tục một lần và gọi nó trong thân chương trình mỗi khi muốn sử
dụng;
Câu 16: Trong các chương trình chuẩn sau đây, chương trình chuẩn nào là thủ
tục chuẩn?
A. Sin(x);
B. Length(S);
C. Sqrt(x);
D. Delete(S,5,1);
Câu 17: Giả sử có hai biến xâu x và y ( y đã có giá trị ) câu lệnh nào sau đây là
khơng hợp lệ?
A. x := Copy(y,5,3);
B. x := y;
C. x := Delete(y,5,3); D. Delete(y,5,3);
Câu 18: Nói về cấu trúc của một chương trình con, khẳng định nào sau đây là
khơng đúng?
A. Phần đầu và phần thân nhất thiết phải có, phần khai báo có thể có hoặc
khơng.
B. Phần khai báo có thể có hoặc khơng có tùy thuộc vào từng chương trình cụ
thể.
C. Phần đầu có thể có hoặc khơng có cũng được.
D. Phần đầu nhất thiết phải có để khai báo tên chương trình con.


Câu 19: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức.
B. Một chương trình con nhất thiết phải có biến cục bộ.
C. Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức, khơng nhất thiết
phải có biến cục bộ.
D. Một chương trình con có thể khơng có tham số hình thức và cũng có thể
khơng có biến cục bộ.
Câu 20: Kiểu dữ liệu của hàm
A. Chỉ có thể là kiểu integer.
B. Chỉ có thể là kiểu real.
C. Có thể là các kiểu integer, real, char, boolean, string.
D. Có thể là integer, real, char, boolean, string, record, kiểu mảng
Đáp án câu hỏi trắc nhiệm:

1B
2A
3D
4B
5D
6A
7B
8D
9D
10C
11C
12B
13B
14B
15D
16D
17C

18D
19D
20C
2.3.3.2 Bài tập tự luận
Giáo viên lựa chọn một số bài tập điển hình hướng dẫn học sinh sử dụng sơ
đồ tư duy để lập trình. Trong q trình học sinh làm bài tập có thể viết chương
trình ra thành nhiều phần dưới dạng sơ đồ tư duy để từ đó học sinh dễ chiếm lĩnh
tri thức thành phần, dễ dàng tổng hợp thông tin để tạo thành một chương trình
lớn.
Bài tập 1: Cho hai tệp văn bản TEP_A.TXT và TEP_B. TXT, mỗi dòng
của mỗi tệp chứa một số ngun. Viết chương trình lọc các dịng chứa các số
nguyên dương trong đoạn [0..999] từ hai tệp trên sang tệp mới TEP_AB.TXT,
giữ nguyên thứ tự xuất hiện trong các tệp dữ liệu vào, mỗi số được viết trên một
dịng.
Giáo viên u cầu các nhóm thảo luận, xác định Input, Output và suy nghĩ
xây dựng sơ đồ tư duy cho bài tập 1
GV trình chiếu sơ đồ tư duy của bài tập 1, yêu cầu học sinh so sánh và
nhận xét bài làm của mình, giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi và hồn thiện
chương trình
Sơ đồ tư duy 9 bài tập 1đọc ghi tệp văn bản


Chương trình:
Var f1,f2,g:text; n:longint;
Begin
Assign(f1, ‘TEP_A.TXT’);Assign(f2, ‘TEP_B.TXT’);
Assign(g, ‘TEP_AB.TXT’);
reset(f1); reset(f2); rewrite(g);
While not eof(f1) do
Begin

Readln(f1,n);
If (n>=0) and (n<=999) then writeln(g,n);
End;
While not eof(f2) do
Begin
Readln(f2,n);
If (n>=0) and (n<=999) then writeln(g,n);
End;
Close(f1); close(f2);close(g);
End.
Bài tập 2: Cho tệp văn bản NGUYENTO.INP gồm 2 dòng:
- Dòng 1: Số nguyên dương N là số phần tử của mảng A (N≤250)
- Dòng 2: Gồm N số nguyên dương A1, A2, ... , AN; các số cách nhau một dấu
cách.
Yêu cầu: Ghi vào tệp văn bản NGUYENTO.OUT một số nguyên là số các số
nguyên tố trong dãy A.
Sơ đồ tư duy 10 bài tập 2 NGUYENTO:

Chương trình:


Program
Baitap2_nguyento;
Var
A:array[1..250] of word; N, i, dem:byte;
Function
nguyento(x:word):boolean;
Var
kt:boolean; j:word;
Begin

kt:=true;
If x<=1 then kt:=false
else if x<4 then kt:=true
else for j:=2 to trunc(sqrt(x)) do
if x mod j =0 then begin kt:=false;break; end;
nguyento:=kt;
End;
Begin
Assign(f,’NGUYENTO.INP’);
Assign(g,’NGUYENTO.OUT’);
Reset(f); Rewrite(g);
Readln(f,n); dem:=0;
For i:=1 to n do begin
read(f,a[i]);
if nguyento(a[i]) then dem:=dem+1;
end;
write(g,dem);
Close(f); Close(g);
End.
Bài tập 3: Viết chương trình thực hiện các cơng việc sau:
- Lập thủ tục nhập 3 số nguyên dương a, b, c từ bàn phím
- Lập thủ tục kiểm tra xem 3 số trên có lập thành 3 cạnh của tam giác hay
khơng?
- Viết hàm tính diện tích của tam giác và in diện tích tam giác ra màn hình trong
trường hợp thỏa mãn.
Sơ đồ tư duy 11 bài tập 3 TAMGIAC


Từ sơ đồ tư duy giáo viên yêu cầu học sinh hồn thành các câu lệnh, trong
q trình hồn thiện các câu lệnh giáo viên hướng dẫn gợi ý cho học sinh: điều

kiện để 3 điểm A, B, C lập thành một tam giác, cơng thức tính diện tích tam giác
khi biết độ dài 3 cạnh của tam giác.
Chương trình:
Program
tam_giac;
Uses
crt;
Var
a,b,c:integer;
Procedure nhap(var a,b,c:integer);
Begin
Write(‘Nhap a:’); readln(a);
Write(‘Nhap b:’); readln(b);
Write(‘Nhap c:’); readln(c);
End;
Function dientich(a,b,c:integer) : real;
Var dt,p:real;
Begin
p:=(a+b+c)/2;
dt:=sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c));
dientich:=dt;
End;
Procedure kiemtra_indt(a,b,c:integer);
Begin
If ((a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b)) then
writeln(‘3 canh tren tao thanh tam giac voi dien tich ‘,dientich(a,b,c))
else writeln(‘3 canh tren khong tao thanh tam giac);
End;
Begin
nhapabc(a,b,c);

kiemtra_indt(a,b,c);
Readln;
End.
Bài tập 4: Tệp văn bản KYTU.INP gồm một xâu S dài không quá 255 kí tự chỉ
bao gồm các chữ cái và chữ số.
Viết chương trình kiểm tra xem có những chữ số nào xuất hiện trong xâu S và
mỗi chữ số xuất hiện bao nhiêu lần. Kết quả ghi vào tệp KYTU.OUT gồm nhiều
dòng, mỗi dòng gồm 2 số nguyên là tần số xuất hiện của chữ số đó trong xâu S.
Ví dụ:
KYTU.INP
KYTU.OUT
’Hom nay ngay 20 thang 9 nam 2021’
2 0
1 1
3 2
1 9
Program
baitap4;
Var
S:string; f,g:text;
A:array[‘0’..’9’] of byte; i:byte;j:char;


Begin
Assign(f,’KYTU.INP’); reset(f);
Assign(g,’KYTU.OUT’); rewrite(g);
Read(f,S);
Fillchar(A,sizeof(A),0);
For i:=1 to length(S) do
If (S[i]>=’0’) and (S[i]<=’9’) then inc(A[S[i]]);

For j:=’0’ to ‘9’ do if A[j]<>0 then Writeln(g,A[j],’ ‘,j);
close(f);close(g);
End.
Bài tập 5 (BTVN): Cho số nguyên N ở hệ 10 dưới dạng xâu dài không quá 50
chữ số và khơng có các số 0 khơng có nghĩa ở đầu. Số thống kê của N được xây
dựng như sau: - Tính tần số xuất hiện các chữ số của N;
- Viết liên tiếp tần số và chữ số theo thứ tự tăng dần của các chữ
số khác nhau trong N.
Ví dụ với N=353, ta có tần số xuất hiện của 3 là 2, tần số xuất hiện của 5 là 1.
Như vậy số thống kê sẽ là 2315.
Viết chương trình tính số thống kê của N.
Dữ liệu vào: tệp SOTK.INP gồm nhiều dòng, mỗi dòng là xâu S biểu thị số N.
Dữ liệu ra: tệp SOTK.OUT mỗi dòng một số là số thống kê của N.
Bài tập 6 (BTVN): Hãy lập trình giải bài tốn sau: Cho tệp văn bản
TAMGIAC.DAT, mỗi dòng của tệp chứa ba cặp số thực XA,YA, XB,YB XC,YC xác
định tọa độ các đỉểm tương ứng A, B, C. Các số trên một dòng cách nhau một
dấu cách. Hãy lần lượt đọc các dòng của tệp, kiểm tra xem 3 điểm trên có lập
thành tam giác khơng? Nếu có tam giác ABC là tam giác vng, tam giác cân,
tam giác đều hay tam giác thường. Với mỗi bộ 3 điểm A,B,C kết quả được ghi
trên một dòng của tệp TAMGIAC.OUT
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau quá trình vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào giảng dạy các tiết
ơn tập học kì 2 (tiết PPCT 49, 50 và 51) tôi nhận thấy những thay đổi tích cực
sau:
- Trước đây vào các tiết ôn tập cuối kì học sinh thường lười vận động, ít
hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, chơi nhiều hơn học (vì đây là
những nội dung các em đã được học, đã biết rồi) nhưng giờ đây các em học sinh
rất tự giác, chú ý quan sát, nghe giảng và tích cực trao đổi thảo luận cũng như
tham gia xây dựng các sơ đồ tư duy; không còn hiện tượng học sinh làm việc

riêng, lơ là hoặc ngủ gật trong lớp.
- Đa số các em rất hài lịng với phương pháp giảng dạy mới của cơ giáo,
các em cho biết là tiết học trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, rễ dàng hơn rất nhiều, gần
gũi và cụ thể khơng cịn mơ hồ khó hiểu nữa. Nhờ đó mà nội dung ôn tập lý
thuyết về tệp và chương trình con các em hầu như đã tổng hợp và ghi nhớ được;
các chương trình cũng được viết nhanh, chính xác và đặc biệt dễ hiểu hơn nhiều.
Mặt khác, Sơ đồ tư duy là các em tự mình nghĩ, thiết kế ra, mỗi người lại thể
hiện nó 1 cách khác nhau, muôn màu muôn vẻ, các em được thoả sức sáng tạo


nên tác phẩm của mình và cảm nhận nó. Học sinh sẽ vui và hứng thú với các sản
phẩm của chính mình, nó làm tăng hứng thú khi tiếp nhận tri thức, các em sẽ
trân trọng nó và khắc sâu được kiến thức của nội dung đã được học tập. Hơn nữa
học sinh còn vui mừng kể rằng em đã sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả nội dung
các môn học khác, các vấn đề khác em gặp phải trong cuộc sống.
Như vậy sử dụng Sơ đồ tư duy vào bài dạy cho thấy:
- Sơ đồ tư duy giúp học sinh tư duy năng động, sáng tạo hơn, chủ động trong
quá trình chiếm lĩnh tri thức...
- Sơ đồ tư duy giúp học sinh vận động trực giác, kích thích khả năng nhìn,
tưởng tượng, cảm nhận...
Sau khi giảng dạy 2 lớp thực nghiệm là 11B6 và 11B7 so với 2 lớp đối chứng
là 11B4 và 11B5 với đề kiểm tra đánh giá chất lượng với thời gian làm bài 45
phút với đề bài như sau:
KIỂM TRA KHẢO SÁT
Môn: Tin học lớp 11
Phần I. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Tham số được khai báo trong tên chương trình con khi viết chương trình
con gọi là gì?
A. Tham số hình thức
B. Tham số thực sự

C. Tham trị
D. Biến toàn cục
Câu 2. Tham số sử dụng trong lời gọi hàm hoặc thủ tục được gọi là gì?
A. Tham số thực sự
C. Biến tồn cục
B. Biến cục bộ
D. Tham số hình thức
Câu 3: Nếu phải viết chương trình con để tìm UCLN của hai số ngun thì ta
nên viết nó dưới dạng nào? Tại sao?
A. Một đáp án khác
B. Câu lệnh gán;
C. Thủ tục vì cần trả về một giá trị;
D. Hàm vì cần trả về một giá trị;
Câu 4: Khẳng định nào trong các khẳng định sau là sai?
A. Lượng dữ liệu lưu trên tệp có chỉ phụ thuộc vào khơng gian trống thiết bị nhớ
B. Với các bài tốn có khối lượng dữ liệu vào lớn thì nen dùng dữ liệu kiểu tệp;
C. Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu dài trên bộ nhớ trong;
D. Dữ liệu tệp được lưu trữ lâu dài trên bộ nhớ ngoài;
Câu 5: Giả sử tệp F1 đã được gán tên là ‘VD.DAT’. Dùng thủ tục nào sau đây
để mở tệp F1 ra để đọc?
A. Reset(‘VD.DAT’);
B.Rewrite(‘VD.DAT’);
C. Reset(F1);
D. Rewrite(F1);
Phần II. Phần tự luận
Câu 6. Viết chương trình Pascal nhập vào từ bàn phím 4 số nguyên dương: A;
B; C; D vào từ bàn phím, tính và đưa ra màn hình BCNN của 4 số biết
BCNN ( M , N ) 

M *N

.
UCLN ( M , N )

Câu 7. Tệp “Songuyen.txt” gồm 2 dòng: dòng 1 là số nguyên dương n (n≤200),
dòng 2 là dãy A chứa n số nguyên dương, các số viết cách nhau một dấu cách.
Ghi các số vừa là bội của 2 vừa là bội của 3 có trong dãy Avào tệp “Boi23.txt”.
(--Hết--)


Sau khi thực hiện khảo sát giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được kết quả như
sau:

Lớp
Sĩ số
Giỏi % Khá % TB % Yếu
11B4
43
0
0
10 23,2 26 60,5 7
11B5
45
2
4,4 12 26,7 27 60,1 4
11B6
44
5 11,4 21 47,7 17 38,6 1
11B7
42
2

4,8 17 40,5 22 52,3 1
Kết quả điểm trung bình học kì 2 mơn tin học 11 tại các
lớp thực nghiệm:
Lớp
Sĩ số Giỏi % Khá % TB % Yếu
11B4
43
0
0
12 27,9 26 60,5 5
11B5
45
2
4,4 15 33,3 24 53,5 4
11B6
44
4
9,1 18 40,1 21 48,5 1
11B7
42
1
2,4 15 35,7 24 57,1 2

% Kém %
16,3
0
0
8,8
0
0

2,3
0
0
2,4
0
0
lớp đối chứng và
% Kém
11,6
0
8,8
0
2,3
0
4,8
0

%
0
0
0
0

Từ quá trình đánh giá và so sánh kết quả đạt được của lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng cho thấy: Lớp thực nghiệm có số lượng và tỷ lệ HS được điểm
khá giỏi tăng lên rõ rệt, đa số học sinh đạt điểm trung bình giảm, chỉ có 1 số
lượng rất nhỏ đạt điểm yếu. Trong khi đó, lớp đối chứng tỷ lệ khá giỏi cịn rất ít,
chủ yếu vẫn là điểm học sinh xếp loại trung bình, vẫn cịn nhiều trường hợp yếu
kém.
Như vậy với việc sử dụng Sơ đồ tư duy như trên cho thấy việc thống kê,

tổng hợp kiến thức của các em dễ hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn. Q trình học
có sử dụng sơ đồ tư duy học sinh nhận thức tốt hơn, có thể tổng hợp triển khai
nội dung bài tập tốt. Các em dễ dàng tư duy, chủ động và sáng tạo trong quá
trình chiếm lĩnh tri thức từ đó kết quả học tập được nâng cao.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình áp dụng đưa Sơ đồ tư duy vào quá trình dạy và học tơi nhận
thấy:
Phương pháp dạy học có sử dụng Sơ đồ tư duy là phương pháp tương tác
sư phạm, nói cách khác là: Sử dụng Sơ đồ tư duy sẽ kích thích tính tự học và tìm
tịi, nghiên cứu của học sinh. Trong tiết học Giáo viên đúc kết kiến thức và nâng
cao kiến thức liên quan bài học. Muốn tiết học có hiệu quả thì cả hai bao gồm
giáo viên và học sinh phải tích cực và chủ động tìm hiểu, nghiên cứu bài học với
một niềm hứng thú, sự say mê. Điều này sẽ thúc đẩy ý thức học tập, hệ thống
kiến thức và biểu diễn kiến thức, nội dung hiệu quả tối ưu. Giúp người dạy và
người học hệ thống hóa kiến thức kĩ và khoa học. Ngồi ra sơ đồ tư duy giúp
người học, học sinh:
- Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự
học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo;
- Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập khi chiếm lĩnh
tri thức;


- Tri thức được cài trong những tình huống có dụng ý sư phạm đã tạo động
cơ cho các em hứng thú và nhận thức tốt hơn;
- Việc học tập của các em thơng qua tồn bộ q trình tự học, kết quả đạt
được cao, các em nhớ lâu hơn, hiệu quả hơn;
- Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân

người học;
- Học sinh có thể học nhóm, cùng đưa ra các thơng tin của một nội dung từ
đó tổng hợp lại thành kiến thức của vấn để nhất định giúp các em đoàn kết hơn.
Khi sử dụng phương pháp dùng sơ đồ tư duy sẽ giúp giáo viên dạy học thông
qua các hoạt động của học sinh. Quá trình chiếm lĩnh lấy học sinh làm trung tâm
và khi dạy học chú trọng được rèn luyện phương pháp tự học, với nội dung như
vậy sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy và học.
Trong quá trình sử dụng sơ đồ tư duy cho hoạt động dạy và học cho thấy
một số lỗi cần được xử lý như tốn giấy, học sinh dành quá nhiều thời gian để vẽ
và trang trí, tô màu… Giáo viên cần chú ý cho học sinh sơ đồ tư duy quan trọng
nhất là phải đầy đủ nội dung, dễ dàng nhìn nhận kiến thức chứ khơng quan trọng
về hình thức.
Đây chưa phải là một báo cáo hoàn chỉnh, nhất thời chỉ áp dụng được một
số nội dung nhất định, nhưng nhờ sự đổi mới trong tiết dạy mà tơi đã phần nào
tạo nênnhững thay đổi tích cực trong nhận thức, tư tưởng cũng như trong kết quả
học tập của học sinh.
3.2. Kiến nghị
Để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động học tập của học
sinh trong mơn tin học cần có sự quan tâm hơn nữa của Sở GD&ĐT Thanh Hóa
và Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên, các học sinh trường THPT Triệu
Sơn 4 tạo điều kiện giúp đỡ để tiếp tục triển khai phương pháp sử dụng sơ đồ tư
duy và các phương pháp dạy học mới tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy
học, khơi dậy sự yêu thích và hứng thú học tập mơn Tin học ở học sinh.
Do kinh nghiệm và khả năng có hạn, đề tài này khó tránh khỏi những hạn
chế, khiếm khuyết, rất mong được sự trao đổi góp ý của các thầy cô, bạn bè,
đồng nghiệp để đề tài của tôi được hồn thiện hơn .Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày tháng năm 2021

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép của người khác
Người viết

Đặng Thị Hoà


TÀI LIỆU THAM KHẢO
SGK Tin học 11 – NXB GD 2008
Sách giáo viên tin học 11 NXB GD 2008
Sách bài tập Tin học 11 NXB GD 2008
Quách Tuấn Ngọc – Ngơn ngữ lập trình Pascal –NXB

1.
2.
3.
4.
Thống kê – 2001
5.

Qch Tuấn Ngọc – Bài Ngơn ngữ lập trình Pascal –NXB
Thống kê - 2001

6.

Một số website: />; />; ; /> ,
/>

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP

LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI
TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Đặng Thị Hòa
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Triệu Sơn 4

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Sử dụng phương pháp vấn đáp

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

giúp học sinh yếu, kém lớp 11
tiếp thu kiến thức về chương


Tỉnh

C

2013-2014

Tỉnh

C

2016-2017

trình con – Bài 17 và 18 SGK
2.

Tin học 11
Kết hợp vừa giảng bài vừa
luyện kiến thức vào giảng dạy
bài 4 - Cấu trúc bảng – SGK
Tin học 12


PHỤ LỤC
Sau đây là một số ví dụ về sơ đồ tư duy mà các em học sinh đã vẽ được trong
nội dung tin học 11:
Sơ đồ tư duy 12: các thành phần cơ bản của ngơn ngữ lập trình.

Sơ đồ tư duy 13 các kiểu dữ liệu chuẩn của Pascal:



×