Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ thơ hàn mặc tử từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.48 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LƯU VĂN DIN

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ THƠ HÀN MẶC TỬ
TỪ GĨC NHÌN TÍN HIỆU THẨM MĨ

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số:

60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG THỊ NHÀN

Đà Nẵng, Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

LƯU VĂN DIN



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..................................................................... 3
4. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................11
6. Bố cục của luận văn ..................................................................................11
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................12
1.1. TÍN HIỆU THẨM MĨ ...................................................................................12
1.1.1. Khái niệm tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ...............................................12
1.1.2. Đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ ...........................................................16
1.1.3. Ngơn ngữ văn chương dưới góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ ......................22
1.2. DANH TỪ, NGỮ ĐỊNH DANH, CỤM CHỦ - VỊ, CÂU ...........................23
1.3. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA HÀN
MẶC TỬ ..............................................................................................................24
1.3.1. Cuộc đời Hàn Mặc Tử.........................................................................24
1.3.2. Sự nghiệp văn chương của Hàn Mặc Tử ............................................26
1.4. TIỂU KẾT .....................................................................................................27
CHƯƠNG 2. CÁC HÌNH THỨC NGƠN NGỮ BIỂU ĐẠT TÍN HIỆU
THẨM MĨ TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ ......................................................28
2.1. HỆ THỐNG DANH TỪ ...............................................................................28
2.2. CÁC HÌNH THỨC MIÊU TẢ ......................................................................31
2.2.1. Kết cấu danh ngữ ................................................................................32
2.2.2. Cụm chủ - vị và câu ............................................................................36
2.3. CÁC KIỂU KẾT HỢP TÍN HIỆU - TÍN HIỆU ...........................................43
2.3.1. Kết hợp trong một kết cấu chủ - vị .....................................................43


2.3.2. Kết hợp trong một kết cấu sóng đơi ....................................................47

2.4. TIỂU KẾT .....................................................................................................50
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC HÌNH THỨC NGƠN NGỮ
- TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ ...............................52
3.1. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CHUNG CỦA CÁC HÌNH THỨC NGƠN NGỮ THTM TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ ................................................................53
3.1.1. Các hình thức ngơn ngữ - THTM trong thơ Hàn Mặc Tử biểu đạt
một cái tơi trữ tình đa diện............................................................................53
3.1.2. Các hình thức ngơn ngữ - THTM trong thơ Hàn Mặc Tử biểu đạt
khả năng xóa nhịa mọi ranh giới ..................................................................66
3.1.3. Các hình thức ngơn ngữ - THTM trong thơ Hàn Mặc Tử biểu đạt
không - thời gian nghệ thuật độc đáo ............................................................76
3.2. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC NHĨM DANH TỪ - THTM QUA
NHỮNG HÌNH TƯỢNG, BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ ............................................................................91
3.2.1. Trăng ...................................................................................................91
3.2.2. Gió .......................................................................................................99
3.2.3. Xuân ..................................................................................................101
3.2.4. Nắng ..................................................................................................104
3.2.5. Máu ...................................................................................................106
3.2.6. Hồn ....................................................................................................109
3.3. TIỂU KẾT ...................................................................................................112
KẾT LUẬN .......................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Nhóm danh từ về thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử

29

Bảng 2.2

Nhóm danh từ về con người trong thơ Hàn Mặc Tử

30

Bảng 2.3

Nhóm danh từ trong biệt ngữ Thiên Chúa giáo trong thơ

30

Hàn Mặc Tử
Bảng 2.4

Nhóm danh từ chỉ địa danh và tên riêng trong thơ Hàn

30

Mặc Tử

Bảng 2.5

Tỉ lệ số lần xuất hiện các danh từ của các nhóm trong nội

31

bộ từng tập thơ của Hàn Mặc Tử
Bảng 2.6

Kết cấu danh ngữ

48

Bảng 2.7

Cụm chủ - vị và câu

49

Bảng 2.8

Kết hợp trong một kết cấu chủ - vị

49

Bảng 2.9

Kết hợp trong một kết cấu sóng đơi

50



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Khởi thủy của văn chương là chữ Tình. Tình là phạm trù vơ hình,
phức tạp, ngun thủy và tương lai nhất của con người. Trong văn chương,
cái vơ hình đó được hữu hình hóa qua ngơn ngữ nghệ thuật giống như hương
sắc của đất được hữu hình hóa qua hương sắc của mn hoa trái. Tác phẩm
văn chương nói chung và thơ nói riêng như là một sinh thể sống. Nó cũng có
phần “xác” và phần “hồn”. Giữa phần “xác” và phần “hồn” có những mối
quan hệ linh diệu. Phần “xác” mang tính vật chất mà chúng ta có thể cảm
nhận được bằng các giác quan, được thể hiện dưới cái vỏ vật chất là ngôn ngữ
nghệ thuật. Phần “hồn” là cái tinh thần vi diệu ẩn chứa trong phần “xác” mà
chúng ta chỉ có thể cảm được chứ khơng thể nhìn nhận được bằng các giác
quan thơng thường. Chính vì, tác phẩm văn chương nói chung và thơ nói
riêng như là một sinh thể sống nên nó được cảm nhận ở những góc độ, những
mối quan hệ khác nhau với tính động. Tiếp cận tác phẩm văn chương khác
với tiếp cận toán học. Nếu như khi tiếp cận toán học, chúng ta dựa vào lí tính,
thì khi tiếp cận tác phẩm văn chương, chúng ta phải kết hợp cả cảm tính lẫn lí
tính. Nghĩa là chúng ta phải tìm cho mình “kênh” phù hợp để đi vào tác phẩm,
giải mã tác phẩm. Mỗi sự vật, hiện tượng đều được tạo nên từ những “vật
liệu” đặc trưng. Muốn đi vào “khám phá” chúng, chúng ta phải khởi đầu từ
những “vật liệu” đặc trưng đó. Những “vật liệu” đặc trưng đó chính là những
“dấu hiệu xanh” để mở những con đường vào khám phá các sự vật, hiện
tượng. Khi nói đến tác phẩm văn chương nói chung và thơ nói riêng, cái mà
chúng ta khơng thể khơng nói tới đó là ngơn ngữ nghệ thuật. Vậy cái gì là
“hạt của Chúa” để tạo nên tác phẩm văn chương nói chung và thơ nói riêng?!
Đỗ Hữu Châu chỉ ra rằng: “Cách tiếp cận văn học của ngôn ngữ học trước đây

xuất phát từ quan điểm thông thường: phương tiện của văn học là ngôn ngữ,


2

cụ thể hơn là từ, câu, ngữ âm,…nghĩa là các sự kiện tự nhiên của các ngôn
ngữ tự nhiên. Chúng tôi cho rằng không hẳn là như vậy. Phương tiện sơ cấp
(primaire) của văn học là các tín hiệu thẩm mĩ. Nói rõ hơn, đơn vị của phương
tiện của văn học là các tín hiệu thẩm mĩ, cú pháp của cái ngơn ngữ - tín hiệu
thẩm mĩ này là cú pháp – tín hiệu thẩm mĩ” [21, 779]. Ở đây, chúng tôi cũng
cho rằng “hạt của Chúa” để tạo nên tác phẩm văn chương nói chung và thơ
nói riêng chính là tín hiệu thẩm mĩ (THTM). Hệ thống tín hiệu thẩm mĩ văn
chương của một tác giả chính là cái tạo nên chỗ đứng của tác giả đó trong
dịng chảy của văn chương. Tác phẩm văn học là sự thống nhất giữa phần
khái quát đã được mã hóa trong văn bản và phần cảm nhận, khám phá của
người đọc. Tiếp nhận là điều kiện chủ quan của tồn tại tác phẩm. Những chủ
đề, đề tài, tư tưởng, kết cấu, phong cách,…chỉ nhờ tiếp nhận mới bộc lộ hết
tiềm năng khái quát và ý nghĩa của chúng. Những tác phẩm văn học tầm cỡ,
có chiều sâu ln dành cho người đọc những điều mới mẻ để phát hiện, chiêm
nghiệm, suy ngẫm. Nhưng mặt khác, tác phẩm văn học vẫn mang tính xác
định (văn bản, phương tiện biểu hiện, kết cấu…) không cho phép người đọc
tùy tiện suy diễn chủ quan. Gán ghép ý nghĩa cho nó [39, 291]. Theo chúng
tơi, tín hiệu thẩm mĩ là dấu hiệu nhận diện và giải mã khoa học; hữu hiệu nhất
về ngôn ngữ nghệ thuật cũng như nội dung tư tưởng trong văn học. Qua hệ
thống tín hiệu thẩm mĩ trong thơ văn của một tác giả, chúng ta thấy được
ngôn ngữ nghệ thuật cũng như nội dung tư tưởng trong thơ văn của tác giả đó.
1.2. Hàn Mặc Tử là một nốt trầm xao xuyến trong dàn đồng ca của Thơ
mới. Thơ ông mang thanh âm lạ với ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo mà thời
gian càng lùi xa lại càng làm tim ta bâng khuâng, “mỗi lời thơ đều dính não
cân ta”, khiến Chế Lan Viên – nhà thơ đầy trí tuệ, phải thốt lên “Hàn Mặc Tử,

anh là ai?”. Từ khi Hàn Mặc Tử ra đi, hơn bảy thập kỉ đã thành dĩ vãng, đã có
bao “nàng tiên” “đến khóc”; “đến hơn anh và rửa vết thương tâm” với những


3

tấm lòng hương huệ khác nhau nhưng Hàn Mặc Tử cũng như thơ ơng vẫn cịn
“thiếu” bao “nụ hơn” mê say, vẫn cịn cái phong vị “ai biết tình ai có đậm
đà?”. “Các nàng tiên tri kỉ” của Hàn Mặc Tử chủ yếu đi từ đời ông đến thơ
ông hoặc từ thơ ông để minh chứng cho cuộc đời của ông như một bài thơ
buồn…Nghĩa là các nhà nghiên cứu hầu như chưa chú trọng đến vẻ đẹp ngôn
ngữ thơ của ơng dưới góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ.
1.3. Hàn Mặc Tử là một trong những tác gia nổi bật trong phong trào
Thơ mới. Văn chương của ông đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ
thơng. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp tiếp nhận một cách tối ưu nhất tác
phẩm của Hàn Mặc Tử nói riêng và của các nhà thơ, nhà văn lớn nói chung là
việc làm rất cần thiết.
Từ những căn cứ khoa học, thực tiễn và nghiệp vụ trên, chúng tơi đi
vào tìm hiểu đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn tín
hiệu thẩm mĩ. Đề tài này sẽ có những ý nghĩa nhất định về mặt lí thuyết lẫn
thực tiễn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học của luận văn là Đặc điểm ngôn ngữ thơ
Hàn Mặc Tử từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ nên chúng tôi sẽ đi sâu vào khảo sát
những hình thức ngơn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ và giá trị biểu đạt của các
hình thức ngơn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ qua các tập thơ của Hàn Mặc Tử: Lệ
Thanh thi tập, Gái quê, Thơ điên - Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh
khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội (Kịch thơ), Chơi giữa mùa
trăng (thơ văn xuôi).
3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm
văn chương


4

Ở Việt Nam, tác giả Đỗ Hữu Châu là người đặt cơ sở nghiên cứu tín
hiệu thẩm mĩ trong văn chương. Trong bài viết Những luận điểm về cách tiếp
cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Cách tiếp
cận văn học của ngôn ngữ học trước đây xuất phát từ quan điểm thông
thường: phương tiện của văn học là ngôn ngữ, cụ thể hơn là từ, câu, ngữ
âm,…nghĩa là các sự kiện tự nhiên của các ngôn ngữ tự nhiên. Chúng tôi cho
rằng không hẳn là như vậy. Phương tiện sơ cấp (primaire) của văn học là các
tín hiệu thẩm mĩ. Nói rõ hơn, đơn vị của phương tiện của văn học là các tín
hiệu thẩm mĩ, cú pháp của cái ngơn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ này là cú pháp –
tín hiệu thẩm mĩ. Rồi các tín hiệu thẩm mĩ đó mới được thể hiện bằng các tín
hiệu ngơn ngữ thơng thường (và cú pháp thơng thường)”…Cho đến nay, tín
hiệu thẩm mĩ được bàn đến nhiều. Nhưng tín hiệu thẩm mĩ là gì, có bao nhiêu
loại tín hiệu thẩm mĩ (tín hiệu đơn, tín hiệu phức), chức năng của từng loại,
nguồn gốc, tính truyền thống và cách tân của tín hiệu thẩm mĩ ra sao đều là
những vấn đề bỏ ngỏ [21, 779].
Theo tác giả Trương Thị Nhàn – tác giả của luận án Sự biểu đạt bằng
ngơn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ – khơng gian trong ca dao thì: “Khái niệm tín
hiệu thẩm mĩ” (hay “ký hiệu thẩm mĩ”) ra đời gắn với khuynh hướng cấu trúc
trong nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật những năm giữa thế kỉ XX, được đưa
vào sử dụng ở nước ta từ những năm 70 qua các bản dịch cơng trình của
Iu.A.Philipiep, M.B.Khrapchenjco, các cơng trình, bài viết của Hồng Trinh,
Trần Đình Sử, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai… [34, 12].
Hiện nay, luận án của tác giả Trương Thị Nhàn cùng với cơng trình
Tiếp cận tác phẩm thơ ca dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại của tác giả

Bùi Trọng Ngỗn là hai cơng trình có đề cập về tín hiệu thẩm mĩ có giá trị
nhất. Tác giả Bùi Trọng Ngoãn đã chỉ ra rằng: Từ đó đến nay (từ khi bài viết
Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học của Đỗ


5

Hữu Châu xuất hiện) đã gần hai mươi năm, đã nhiều người nghiên cứu tín
hiệu thẩm mĩ nhưng theo chúng tơi, chỉ có hai cơng trình nổi bật của Trương
Thị Nhàn và Mai Thị Kiều Phượng. Trong luận án Sự biểu đạt bằng ngơn ngữ
các tín hiệu thẩm mĩ – không gian trong ca dao, Trương Thị Nhàn đã chỉ ra
cách tìm ra tín hiệu thẩm mĩ ngơn ngữ dựa trên các trục quan hệ hình tuyến và
liên tưởng của ngôn ngữ. Tác giả cũng đã đưa ra những đặc trưng sau của tín
hiệu thẩm mĩ: 1) Tính đẳng cấu, 2) Tính tác động, 3) Tính biểu hiện, 4) Tính
biểu cảm, 5) Tính biểu trưng, 6) Tính trừu tượng và cụ thể, 7) Tính truyền
thống và cách tân, 8) Tính hệ thống, 9) Tính cấp độ. Trong quyển Tín hiệu
thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học, Mai Thị Kiều Phượng đã đưa ra 19 đặc
trưng của tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ. Nhưng những đặc trưng đó là sự pha
trộn giữa đặc trưng của ngơn ngữ, tín hiệu ngơn ngữ với đặc trưng của tác
phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật [31, tr 16]. Tác giả Bùi Trọng Ngỗn
đã trình bày các luận điểm sau về tín hiệu thẩm mĩ: Khái niệm tín hiệu thẩm
mĩ trong tác phẩm văn chương, đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm
văn chương, phương tiện ngơn ngữ của tín hiệu thẩm mĩ, mối quan hệ giữa tín
hiệu thẩm mĩ với hình tượng văn học, tính hai mặt của tín hiệu thẩm mĩ, tính
có lí do; tính giải thích được của tín hiệu thẩm mĩ, tính đa trị của tín hiệu thẩm
mĩ, tính hình tuyến của tín hiệu thẩm mĩ, tính hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ
và tính cấp độ của tín hiệu thẩm mĩ.
Ngơn ngữ văn chương của Hồng Kim Ngọc (Chủ biên) - Hồng Trọng
Phiến và Ngơn ngữ với văn chương của Bùi Minh Tốn cũng đề cập đến tín
hiệu thẩm mĩ trên cơ sở kế thừa những tác giả đi trước.

3.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử và vấn đề
nghiên cứu ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ
Hàn Mặc Tử là một trong ba đỉnh cao của Thơ mới (cách nói của Chu
Văn Sơn). Ngay sau khi Hàn Mặc Tử qua đời, Chế Lan Viên đã quả quyết


6

khẳng định: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm
thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì
đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”. Vì vậy, cơng trình nghiên cứu về cuộc đời cũng
như thơ ca của Hàn Mặc Tử xuất hiện rất nhiều. Theo sự tìm hiểu của chúng
tơi, các cơng trình nghiên cứu thơ ca của Hàn Mặc Tử chưa chú trọng đến vấn
đề ngôn ngữ. Đề tài Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn tín hiệu
thẩm mĩ chưa có ai đề cập đến. Dưới đây là những bài viết và cơng trình
nghiên cứu có liên quan tới thơ ca của Hàn Mặc Tử mà chúng tôi tham khảo:
Trong Thi nhân Việt Nam, “đơi mắt xanh” của Hồi Thanh – Hồi
Chân có những nhận xét tinh tường về thơ Hàn Mặc Tử: Gái quê: Ấy là một
thứ tình quê nồng nàn, lơi lả, rạo rực, đầy hình ảnh khiêu gợi. Thơ điên:
Trong Hương thơm ta bắt đầu bước vào một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu
và cả người yêu đều như biến ra hương khói. Một trời tình ái mới dựng lên
đâu đây…Trong Mật đắng lời thơ như dính máu. Trong Máu cuồng và Hồn
điên, ta đã hoàn toàn ra khỏi cái thế giới thực và cái thế giới mộng của
ta…Trời đất này thực riêng của Hàn Mặc Tử. Ta không hiểu được và chắc
cũng không bao giờ hiểu được. Thơ Điên đã ra ngồi vịng nhân gian, nhân
gian khơng có quyền phê phán. Xn như ý: Đây là một mùa xuân trong
tưởng tượng, một mùa xuân theo ý của thi nhân, đầy dẫy những lời kinh cầu
nguyện, những hương đức hạnh, hoa phẩm tiết, nhạc thiêng liêng, cùng ánh
trăng, ánh thơ…Hàn Mặc Tử đã dựng riêng một ngôi đền để thờ Chúa. Có
đâu những đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng

láng. Xuân như ý là tập thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử.
Trong bài viết Đạo và đời trong thơ Hàn Mặc Tử, Yến Lan cho rằng
“Đạo và Đời trong thơ anh vẫn là những mặt nhỏ trên một viên kim cương,
mặt này ánh xanh, mặt kia ánh vàng, mặt khác lại ánh lên đỏ, tím đều làm cho
viên kim cương có sức ngời chói lóng lánh”.


7

Vũ Ngọc Phan trong bài viết Hàn Mặc Tử đánh giá “thơ Hàn Mặc Tử
hồi đầu là thế, mà chỉ bảy tám năm sau đã thay đổi hẳn, thay đổi cả ý lẫn lời”,
“lời thơ ông, ý thơ ông, nhiều lúc thật dị kỳ” nhưng cũng là “một người mang
bệnh rất đau đớn mà có một tâm thần thư thái, bình tĩnh như thế, thật cũng
lạ”, “thơ tơn giáo đã ra đời với Hàn Mặc Tử”.
Ở bài viết Âm nhạc trong thơ Hàn Mặc Tử, Trần Thanh Mại đã có sự
đánh giá rất cao về thơ Hàn Mặc Tử nói chung và âm nhạc trong thơ Hàn Mặc
Tử nói riêng: “Hàn Mặc Tử là người đầu tiên trong thế kỷ XX mở một cuộc
cải cách lớn cho văn chương Việt Nam và thành công một cách vinh quang
rực rỡ”.
Năm 1987, Chế Lan Viên đã làm tuyển tập Hàn Mặc Tử, đã viết lời
giới thiệu dài tới 26 trang phân tích khá tường tận về thơ Hàn Mặc Tử cũng
như vị thế Hàn Mặc Tử là một người tài năng kỳ lạ, đau thương tột cùng.
Nhưng Chế Lan Viên vẫn chưa đề cập đến ngôn ngữ nghệ thuật thơ Hàn Mặc
Tử.
Hàn Mặc Tử, một hồn thơ dị biệt là nhận định của Ngô Văn Phú. Ngô
Văn Phú đã đưa ra cách nhìn nhận về thơ Hàn Mặc Tử vừa mang tính đồng
đại lại vừa mang tính lịch đại.
Phạm Đán Bình với bài viết Tan loãng trong Hàn Mặc Tử mang đến
những luận điểm sau về thơ cũng như đời của Hàn Mặc Tử: thân thể rã rời;
xác hồn phân tán; tình, cảnh tan vỡ; thế giới mới. Bài viết của Phạm Đán Bình

mới chỉ dừng lại ở góc độ nêu luận điểm, việc phân tích minh chứng chưa có
độ sâu sắc.
Trong Hàn Mặc Tử, một tư duy thơ độc đáo, Đỗ Lai Thúy đã nhìn nhận
thơ ca Hàn Mặc Tử qua các chặng đường với những lời khen ngợi hết lời:
“Tập thơ Đường luật Lệ Thanh thi tập đã đạt đến trình độ mĩ học cổ điển”,
“với tập Gái quê (1936), Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm


8

châu duyên, Hàn Mặc Tử cùng với các nhà thơ khác như Thế Lữ, Xuân Diệu,
Huy Cận, Nguyễn Bính, Vũ Hồng Chương…tiếp tục đưa thơ trữ tình Việt
Nam lên những đỉnh cao mới”. Đỗ Lai Thúy cũng bàn tới tư duy tôn giáo
trong thơ Hàn Mặc Tử.
Ở bài viết Hàn Mặc Tử: “Nước mắt giọng cười chen nhau”, Nguyễn
Đăng Điệp đã triển khai ở những luận điểm lớn sau: Sự bi thảm chạm gặp ý
thức nổi loạn = ngôi sao chổi lạ kỳ; không rên xiết là thơ vô nghĩa lý; một
giọng thơ đầy tha thiết, hi vọng; sự hòa trộn các sắc thái giọng điệu. Trong đó,
Nguyễn Đăng Điệp có những nhận định đáng chú ý: “Hiếm có nhà thơ nào
mà độ lùi thời gian càng lớn người ta càng mê say và ngưỡng mộ như Hàn
Mặc Tử”, “với Hàn Mặc Tử, thơ là tất cả. Chất liệu thơ là máu. Nhịp điệu thơ
là “quay cuồng máu vọt”. Cường độ cảm xúc là “hồn trào ra đầu ngọn bút”,
“mê man chết điếng cả làn da”. Đó là cường độ của sự TUNG PHÁ”, “thế
giới thơ Hàn Mặc Tử là thế giới phân cực: Bên này là đau thương, bên kia là
khát vọng”, “hai yếu tố độc đáo làm nên khn mặt Hàn Mặc Tử: Lạ và Kỳ”,
“chính tư duy tôn giáo…khiến cho cái kỳ trong thơ ông trở thành một cái
“độc” khơng dễ gì có được”, “cái quy định tầm vóc của Hàn Mặc Tử nằm ở
sự PHI THƯỜNG”…
Trong Đối thoại trong đêm với Hàn Mặc Tử, Phạm Xuân Nguyên nêu
một nhận định sơ qua về đóng góp của Hàn Mặc Tử trong ngơn ngữ thơ Việt

Nam: “Ở đó có phần đóng góp khơng nhỏ của ơng đặc biệt trong phạm vi khả
năng kết hợp từ. Và về mặt này tơi muốn nói thêm là ngay cả trong giới hạn
một từ ơng cũng có thể buộc nối các bình diện khác nhau lại với nhau”.
Trong Hàn Mặc Tử của tôi, Trần Hà Nam đưa ra nhận xét: “Tôi bắt đầu
hình dung ra thế giới thơ của Hàn Mặc Tử - một thế giới sáng láng thơm tho
với sự hiện diện của hai nguồn sáng tinh khiết: trăng và nắng. Tôi lại cảm


9

thấy nguồn sinh lực dồi dào phát tiết từ tiếng thơ Hàn luôn rạo rực cảm giác
Xuân”.
Với Nhớ Hàn Mặc Tử, Nguyễn Viết Lãm nhận định “trong thơ Hàn
Mặc Tử, vai trò của trăng đặc biệt quan trọng”, “thơ của Hàn Mặc Tử bản
chất trong ngần như ngọc mà ta từng gặp trong Đây thơn Vĩ Dạ hoặc Mùa
xn chín, chân chất như trong Gái quê.
Thanh Thảo với bài viết Ở giữa mùa trăng nêu một số nhận định đáng
chú ý về trăng trong thơ Hàn Mặc Tử như: Ánh trăng ngày chào đời, tận cùng
của điên và tỉnh, tận cùng của điên và siêu thực, cuộc song hành của thơ và
trăng. Trong bài phạm vi của một bài viết, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đưa
ra những nhận định với với dẫn chững cịn sơ sài.
Lý Tồn Thắng đã đưa lại một cách tiếp cận khá thú vị về thơ Hàn Mặc
Tử, dưới góc nhìn ngơn ngữ học qua bài viết Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử.
Ở bài viết này, tác giả đã tập trung so sánh, phân tích làm nổi bật về âm điệu
trong thơ Hàn Mặc Tử qua thi phẩm Đây thôn Vĩ Dạ với một số vần thơ của
Huy Cận, Chế Lan Viên, Xuân Diệu.
Trong bài viết Con người trong thơ Hàn Mặc Tử, Nguyễn Thị Hồng
Nam đã chỉ ra trong thơ Hàn Mặc Tử xuất hiện: con người vũ trụ, con người
phân thân, con người trong tiềm thức, con người mơ ước, con người cô đơn,
đau đớn.

Với bài viết Hàn Mặc Tử - chàng thi sĩ khao khát cái tột cùng, Chu
Văn Sơn đã có những luận bàn khá sâu sắc về đời cũng như thơ Hàn Mặc Tử.
Chu Văn Sơn đã đưa ra những luận điểm sau: Một tiếng thơ bí ẩn, một đời
thơ bất hạnh, một quan niệm khác lạ, một chí hướng phi thường, một hành
trình sáng tạo vừa tiếp nối vừa đan xen, nhà thơ tôn giáo hay tôn giáo của nhà
thơ, linh hồn thanh khiết hay vẻ đẹp trinh khiết xuân tình, Thơ Điên Hàn Mặc
Tử - Thi học của cái tột cùng (Nguồn cảm xúc đặc thù của thơ Điên: Đau


10

thương, chủ đề Thơ Điên: Cái Tôi ly – hợp bất định, kênh hình ảnh tân kỳ của
Thơ Điên: những vẻ kỳ dị, mạch liên kết của Thơ Điên: Dòng tâm tư bất định,
lớp ngôn từ nổi bật của Thơ Điên: Lớp từ cực tả).
Trong Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, Nguyễn Tồn Thắng phân
tích kĩ về những vấn đề sau: Vị thế của Hàn Mặc Tử; ảnh hưởng của các trào
lưu lãng mạn, tượng trưng, siêu thực đối với Hàn Mặc Tử và “Trường thơ
Loạn”; chất Đạo và chất Đời trong thơ Hàn Mặc Tử và “Trường thơ Loạn”;
những biểu hiện nghệ thuật của cái Tôi trữ tình trong thơ Hàn Mặc Tử; giọng
điệu thơ Hàn Mặc Tử và điểm gặp gỡ với Bích Khê, Chế Lan Viên và Quỳnh
Giao; không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử.
Trong Dấu ấn Thiên Chúa giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, Nguyễn Thị
Huyền đã phân tích và chứng minh thi liệu Thiên Chúa giáo xuất hiện nhiều
trong thơ Hàn Mặc Tử từ ngôn ngữ đến cấu tứ.
Trong Hàn Mặc Tử - tác phẩm, phê bình và tưởng niệm, Phan Cự Đệ
đã trình bày một luận điểm lớn (Hàn Mặc Tử sống mãi với thời gian) và tập
hợp những bài phê bình, tưởng niệm về Hàn Mặc Tử.
Trong Thơ Hàn Mặc Tử - Gái quê, Đặng Tiến đã tìm được văn bản Gái
quê “thất trung lâu nay” (bản sao do Trần Như Uyên và Phạm Văn Dật đánh
máy lại) và nêu ra một số bài viết về thơ và đời của Hàn Mặc Tử.

Theo sự tìm hiểu của chúng tơi, nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu
trên đều đánh giá cao về thơ Hàn Mặc Tử dưới góc độ nội dung với sự Kỳ và
Lạ, với chất Đời và Đạo đậm nét của một tài năng dị biệt mà trước đây chưa
có, sau này chắc cũng khơng có, đều đánh giá về sự ảnh hưởng của đời tư Hàn
Mặc Tử tới thơ của ơng và ngược lại…Có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã
nhìn nhận, đánh giá về sự nghiệp thơ ca của Hàn Mặc Tử dưới nhiều góc nhìn
khác nhau ở khía cạnh nội dung, nhưng chưa chú trọng đến mặt ngôn ngữ
nghệ thuật, đặc biệt là từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ.


11

4. Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ những đặc điểm về ngơn ngữ thơ Hàn Mặc Tử dưới góc
nhìn tín hiệu thẩm mĩ, giá trị biểu đạt của các hình thức ngơn ngữ - tín hiệu
thẩm mĩ trong thơ Hàn Mặc Tử, mang đến phương pháp tiếp nhận thơ Hàn
Mặc Tử nói riêng và thơ của các thi nhân nói chung dưới cái nhìn khoa học
ngơn ngữ qua góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đi vào nghiên cứu đề tài Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử từ góc
nhìn tín hiệu thẩm mĩ, chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả
Trong phương pháp miêu tả, chúng tôi sử dụng các thủ pháp sau: Thủ
pháp xã hội học, thủ pháp trường nghĩa, thủ pháp phân tích ngơn cảnh, thủ
pháp phân loại và hệ thống hóa, thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ
pháp logic học, thủ pháp thống kê toán học.
- Phương pháp so sánh
Dưới góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ, so sánh ngôn ngữ nghệ thuật trong các
tập thơ để thấy được sự vận động trong ngôn ngữ nghệ thuật của Hàn Mặc
Tử.

6. Bố cục của luận văn
Đề tài Đặc điểm ngơn ngữ thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn tín hiệu
thẩm mĩ ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được
chúng tơi triển khai qua ba chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Các hình thức ngơn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ trong thơ
Hàn Mặc Tử
Chương 3: Giá trị biểu đạt của các hình thức ngơn ngữ - tín hiệu thẩm
mĩ trong thơ Hàn Mặc Tử


12

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. TÍN HIỆU THẨM MĨ
1.1.1. Khái niệm tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ
a. Tín hiệu (sign, signal) và tín hiệu ngơn ngữ
Theo nghĩa rộng, “một tín hiệu…là một kích thích mà tác động của nó
đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” (P.Guiraud). Theo
nghĩa hẹp, “một sự vật vật chất hay thuộc tính của nó, một hiện tượng thực tế
sẽ trở thành tín hiệu nếu như trong quá trình giao tiếp, nó được nhân vật giao
tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng
nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội tâm
(những cảm xúc, những cảm thụ nghệ thuật, một ý chí…)” (A.Schaff). Khái
niệm tín hiệu là một khái niệm khoa học quen thuộc với các nhà ngôn ngữ
học. Đầu thế kỉ XX, F.Saussure đưa ra khái niệm tín hiệu ngơn ngữ (linguistic
sign). Đó là một đối tượng có hai mặt hình thức và ý nghĩa. Mỗi tín hiệu là cái
tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt

(signified). Cái biểu đạt trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, cịn cái được
biểu đạt là khái niệm hay đối tượng được biểu thị [15, tr 413].
b. Tín hiệu thẩm mĩ
Trong luận án Sự biểu đạt bằng ngơn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ - khơng
gian trong ca dao, tác giả Trương Thị Nhàn chỉ ra rằng: Tín hiệu thẩm mỹ ra
đời gắn với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mỹ học và nghệ thuật
những năm giữa thế kỷ XX, được đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm
70 qua các bản dịch cơng trình của Iu.A.Philipiep /96/, M.B.Khrapchenco
/53/, các cơng trình bài viết của Hồng Trinh /133/, Trần Đình Sử /109/, Đỗ
Hữu Châu /16/, Nguyễn Lai /65/v.v…Điểm chung nhất trong quan niệm của


13

các nhà nghiên cứu là việc thừa nhận THTM là yếu tố thuộc hệ thống phương
tiện biểu hiện của nghệ thuật. Đó là “những phương tiện nghệ thuật được tập
trung theo một hệ thống thẩm mỹ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín
hiệu đặc biệt, có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng
ta” – theo cách nói của Iu.A.Philipiep, tác giả “những tín hiệu của thông tin
thẩm mỹ” /96/. Những phương tiện này được kể đến một cách cụ thể hơn
trong quan niệm của M.B.Khrapchenko /54/: những nhân hóa, ẩn dụ cố định,
phúng dụ, tượng trưng, những hình tượng nghệ thuật đã được “mài mịn” và
“cố định hóa” về mặt ý nghĩa mà theo tác giả “phù hợp với điều kiện hoạt
động chức năng quan trọng của ký hiệu là phải có một cách hiểu thường
xuyên được nhiều người biết đến” /54/. Trong phân tích của Hồng Trinh, đó
có thể là một bức họa, một vở múa, một hình ảnh ẩn dụ, một “figure” (hình
thể từ ngữ) là ẩn dụ, hốn dụ trong văn học…mang đặc tính của “biểu trưng”
(symbole) với “cái biểu trưng” và “cái được biểu trưng” của nó. Các nhà ngơn
ngữ - phong cách học có thể giới hạn khái niệm tín hiệu thẩm mỹ hơn trong
những “ tín hiệu nghệ thuật chìa khóa…có giá trị tổ chức để biểu hiện tư

tưởng tình cảm của bài văn” (Đái Xuân Ninh /93/) hay những “thần cú”,
những “nhãn tự”, những TH ngôn ngữ mang phẩm chất thẩm mỹ: những từ
ngữ, những đối thoại có tính thẩm mỹ trong văn học v.v…Các nhà nghiên cứu
lý luận văn học nói đến THTM trong ý nghĩa của một yếu tố thuộc hệ thống
“ngôn ngữ - mã nghệ thuật” mà “hệ quy chiếu” của nó là thuộc thế giới văn
bản nghệ thuật, đối lập với thế giới hiện thực. Nhân vật chẳng hạn. “Nhân vật
cũng là ngôn ngữ. Các nhân vật quan hệ được với nhau vì chúng là ngơn ngữ”
(Trần Đình Sử /109/). Sự khác nhau dẫn đến chỗ chưa có cơ sở để có một
định nghĩa hoàn chỉnh về THTM giữa các tác giả nằm ở sự phân định cụ thể
đối với hệ thống “phương tiện nghệ thuật” [34, tr 14].


14

Trong bài viết, Một số vấn đề về phân tích văn chương từ góc nhìn
ngơn ngữ - tín hiệu thẩm mỹ [36], tác giả Trương Thị Nhàn cũng chỉ ra:
Xét về điều kiện tín hiệu học, THTM cũng là một thực thể hai mặt:
hình thức vật chất hay “cái biểu hiện” (CBH) và nội dung tinh thần hay “cái
được biểu hiện” (CĐBH), trong đó CBH của THTM là những yếu tố thuộc hệ
thống phương tiện vật chất (chất liệu) được sử dụng trong các ngành nghệ
thuật và CĐBH của THTM chính là những nội dung tinh thần mang tính thẩm
mỹ.
Có thể hình dung THTM trong một cơ cấu hai mặt như sau:
CBH: Chất liệu nghệ thuật
THTM = ----------------------------------CĐBH: Ý nghĩa thẩm mỹ
Xét về mặt nguồn gốc, THTM là TH nhân tạo, trong đó ý nghĩa “nhân
tạo” nằm ở vai trị xây dựng và sáng tạo của người nghệ sĩ, ở mối quan hệ
thẩm mỹ tất yếu giữa chủ thể sáng tạo và những đối tượng thuộc thế giới hiện
thực trong sự tạo thành THTM.
Xét về mặt thể chất, THTM có thể là TH thính giác, TH thị giác v.v…,

tuỳ thuộc vào đặc tính thể chất của mỗi loại hình nghệ thuật.
Xét về đặc tính mối quan hệ giữa hai mặt CBH và CĐBH, THTM là
các TH – biểu trưng mà lý do biểu trưng nằm ở mối liên hệ giữa nội dung
thẩm mỹ với những nội dung của hiện thực được đưa vào TH qua con đường
chuyển tải của chất liệu nghệ thuật. Có thể gọi THTM là những TH – biểu
trưng nghệ thuật.
Xét trong mối tương quan với hệ thống các phương tiện vật chất (chất
liệu) của nghệ thuật, THTM là TH sơ cấp (nguyên cấp) - TH chưa chuyển mã.
Xét về mặt chức năng, THTM là TH giao tiếp, và là giao tiếp của nghệ
thuật, cũng là TH có chức năng biểu hiện (tái hiện hiện thực), chức năng biểu


15

cảm (bộc lộ cảm xúc), chức năng tác động (về thẩm mỹ), chức năng hệ thống
v.v…
Xét về đặc tính tổ chức, THTM là TH có thể phân tiết (TH phức).
Trong Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn
học, tác giả Đỗ Hữu Châu viết: Ở đây, ý kiến của L.Hjelmslev về ngôn ngữ
liêu hội (langage associatif) là một gợi ý có tính tiên đề phương pháp luận.
Theo ơng tín hiệu ngơn ngữ thơng thường có cái biểu hiện và cái được biểu
hiện của mình. Trong tác phẩm văn học, cả cái hợp thể cái biểu hiện và cái
được biểu hiện của ngôn ngữ thông thường lại trở thành (đóng vai trị) cái
biểu hiện cho một cái được biểu hiện mới [21, tr 779]. Điều đó được cụ thể
qua mơ hình sau:
Tín hiệu thẩm mĩ

Cái biểu đạt:

Ngữ âm


tín hiệu ngơn ngữ

Ý nghĩa

Cái được biểu đạt: ý nghĩa thẩm mĩ
Trong Ngôn ngữ với văn chương, tác giả Bùi Minh Tốn chỉ ra rằng:
Tín hiệu thẩm mĩ là loại tín hiệu có chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp,
truyền đạt và bồi dưỡng cảm xúc về cái đẹp. Nó cũng cần có hai mặt: cái biểu
đạt và cái được biểu đạt, nhưng cái được biểu đạt là ý nghĩa thẩm mĩ [49, tr
139].
Từ những quan niệm trên về THTM, theo chúng tôi, trong văn chương,
THTM là tín hiệu bậc hai. Trong đó, cái biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ là tín
hiệu ngơn ngữ. Cái được biểu đạt là ý nghĩa thẩm mĩ. Từ cơ chế đó, chúng tơi
nhận thấy cái biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ khơng thuần vật chất. Vì tín hiệu
ngơn ngữ gồm hai mặt ngữ âm và ý nghĩa.


16

1.1.2. Đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ
Trong bài viết, Một số vấn đề về phân tích văn chương từ góc nhìn
ngơn ngữ - tín hiệu thẩm mỹ [36], tác giả Trương Thị Nhàn cho rằng THTM
có những đặc điểm sau:
1. Tính đẳng cấu của THTM
Đẳng cấu nói chung là sự giống nhau về quan hệ, về nội dung nhưng
khác nhau về hình thức biểu hiện. Dựa trên nguyên lý: “xung động TH hoạt
động không phải bằng trạng thái vật chất năng lượng, mỗi lần lại được xác
định của mình… mà bằng ý nghĩa của nó”, Iu. A. Philipiep lưu ý về sự đẳng
cấu thông tin của THTM: “Những biểu hiện vật chất của TH có thể khác nhau

nhưng ý nghĩa của TH cũng chỉ là một”. Đặc tính này được Đỗ Hữu Châu
nhấn mạnh khi đề cập đến tính thống nhất của ngôn ngữ - THTM trong các
ngành nghệ thuật: “Rất nhiều THTM được sử dụng trong văn học, trong hội
hoạ, trong điện ảnh, trong âm nhạc … như những TH đồng nghĩa (có thể là
đồng cảm xúc). Chỉ khác nhau ở sự thể hiện bằng các chất liệu riêng của từng
ngành”.
Tính đẳng cấu của THTM khơng chỉ biểu hiện qua các ngành nghệ
thuật khác nhau mà còn qua từng hệ thống, từng kết cấu, từng lần xuất hiện
khác nhau của TH trong hệ thống.
2. Tính tác động của THTM
Có thể hiểu tính tác động của THTM trên hai khía cạnh: Trước hết là sự
tác động của THTM trong bản chất của một “kích thích vật chất” tác động lên
kí ức của chủ thể tiếp nhận tạo nên hình ảnh của một kích thích khác như cách
nói của P. Guiraud.
Khía cạnh thứ hai của tính tác động liên quan đến sự thực hiện chức
năng giao tiếp nghệ thuật của THTM, ở đó có “những TH đặc biệt có khả
năng kích thích mạnh mẽ thế giới, tư tưởng của chúng ta, do đó trở thành


17

những yếu tố kích thích của sự điều chỉnh sống động những tâm trạng xã hội
khác nhau”.
3. Tính biểu hiện (tái hiện) của THTM
THTM phải mang những nội dung hiện thực, gắn với hiện thực. M. B.
Khrápchenkô cho rằng: THTM phải có chức năng thay thế (thay thế những sự
vật hiện tượng trong hiện thực), còn theo Đỗ Hữu Châu, THTM phải ứng với
một sự vật hiện tượng nào đó trong thế giới hiện thực, phải có “vật quy chiếu”
trong thế giới hiện thực… Sự biểu hiện (hay tái hiện) hiện thực của THTM
trong các ngành nghệ thuật khác nhau nói chung đều dựa trên năng lực miêu

tả, thay thế, tái hiện, “dẫn” các sự vật, hiện tượng, các phạm vi khác nhau của
đời sống vào trong tác phẩm - của những phương tiện vật chất được sử dụng.
Trong văn học, đó là những từ ngữ, những kết cấu mang những nội dung biểu
vật, biểu niệm, biểu hiện sự tình nhất định, gắn với hiện thực v.v… Mặt khác,
sự biểu hiện của THTM cịn liên quan đến q trình liên tưởng trong chủ thể
tiếp nhận.
4. Tính biểu cảm (bộc lộ) của THTM
Ngồi những thơng tin miêu tả (nội dung tái hiện hiện thực), THTM
phải bao hàm những thông tin về cảm xúc, về thái độ, về sự đánh giá, về tư
tưởng thẩm mỹ của người nghệ sĩ. M. B. Khrápchenkô xác định, có một “hệ
số cảm xúc” nhất định, một “cơ cấu cảm xúc” thuộc cấu trúc THTM. Theo tác
giả, cảm xúc vừa là cái để truyền đạt trong THTM, vừa là cái “xác định gián
tiếp các đối tượng và hiện thực”, làm cơ sở cho việc hiểu một THTM… Trong
THTM, cảm xúc – vốn là cái chủ quan của chủ thể sáng tạo, đã được “khách
quan hoá” thành một thành phần quan trọng trong cơ cấu nghĩa của THTM.
Nói đến cảm xúc, cũng chính là nói đến những đặc điểm lịch sử, xã hội, văn
hoá, tâm lý, cá nhân… chi phối cảm xúc cũng như sự nhận thức – tiếp nhận
cảm xúc từ hai phía chủ thể sáng tạo (người nghệ sỹ) và chủ thể tiếp nhận.


18

Cùng một nội dung sự vật nhưng ý nghĩa biểu cảm khác nhau cũng tạo
nên cái mới, cái sinh động, cụ thể và riêng biệt cho THTM trong mỗi lần xuất
hiện.
5. Tính biểu trưng của THTM
Biểu trưng là đặc tính của THTM xét trong mối quan hệ hai mặt CBH
và CĐBH. Đó là mối quan hệ “có lý do”, liên quan đến năng lực biểu trưng
hoá của các yếu tố, các chi tiết, các sự vật, hiện tượng được đưa vào làm
THTM trong tác phẩm. Cũng như “không phải ngẫu nhiên mà người ta chọn

cái cân để biểu trưng cho công lý” (Ferdinand de Saussure), các yếu tố hiện
thực phải mang trong nó những “phẩm chất” nhất định làm tiền đề cho sự so
sánh, liên tưởng, khái quát hoá, trừu tượng hố… trong tư duy nghệ thuật.
6. Tính truyền thống và cách tân (hay vấn đề “cái mới”) của THTM.
“Truyền thống và cách tân là hai phương diện biện chứng của THTM”.
Nói đến tính truyền thống là nói đến tính cố định, tính lặp lại, tính kế thừa,
đến sự “có sẵn” của THTM trong kho tàng nghệ thuật của một dân tộc. Cịn
nói đến cách tân là nói đến sự đổi mới, sự sáng tạo trong việc sử dụng THTM
của mỗi tác giả, mỗi tác phẩm… Khơng có cách tân, THTM trở nên bị mài
mịn, mất giá trị gợi hình tượng, gợi cảm xúc. Nhưng khơng có truyền thống,
THTM mất đi những điều kiện về mặt liên tưởng giúp cho việc lĩnh hội
THTM trong tác phẩm. Cái mới trong sử dụng THTM của các tác giả có thể ở
việc xây dựng một THTM hoàn toàn mới, nhưng chủ yếu vẫn là ở sự cách tân
các THTM, ở việc đổi mới các THTM sẵn có trong truyền thống, đem lại cho
chúng những ý nghĩa mới – những ý nghĩa chỉ có được thơng qua sự sáng tạo
của tác giả trong chính hệ thống riêng mà THTM đó tham gia.
7. Tính trừu tượng và cụ thể (hay vấn đề hằng thể và biến thể) của
THTM


19

Trong TH học có sự phân biệt điển dạng (type) và hiện dạng (token)
của TH. Điển dạng là TH trong tính trừu tượng, bất biến của nó, cịn gọi là
hằng thể của TH. Hiện dạng là TH trong tính cụ thể, khả biến của nó, gọi là
biến thể của TH. Trong thực tế, chỉ có thể bắt gặp các hiện dạng (biến thể)
của TH, với những biểu hiện khơng hồn toàn giống nhau trong các lần xuất
hiện. Đối với THTM cũng vậy. Nghiên cứu THTM như vậy trên thực tế cũng
là nghiên cứu các biến thể của nó. Có thể quan niệm biến thể của THTM là
THTM trong các “lần xuất hiện” của nó. Ở mỗi lần xuất hiện, THTM được

diễn đạt bởi một hình thức - cái biểu hiện (CBH) biến thể, mang một nội dung
– cái được biểu hiện (CĐBH) biến thể, đồng thời được đặt trong một tương
quan mới, với những mối quan hệ mới với hệ thống, với các yếu tố cùng xuất
hiện trong hệ thống mà nó tham gia, và được cảm nhận trong một “vầng cảm
xúc” mới, một hệ thống cảm xúc mới v.v… Quan hệ hằng thể - biến thể giữa
THTM với mỗi lần xuất hiện của nó như vậy bao hàm cả quan hệ giữa CBH
hằng thể với CBH biến thể, giữa CĐBH hằng thể với CĐBH biến thể, giữa
THTM với những biến thể do quan hệ, do cảm xúc v.v…
Ngoài ra, có thể xác định mối quan hệ hằng thể - biến thể giữa các
THTM - sự vật hiện tượng mang tính khái quát, chung, với các THTM – sự
vật hiện tượng mang tính cụ thể, riêng so với chúng.
8. Tính hệ thống của THTM
THTM phải thuộc một hệ thống nhất định và chịu sự chi phối của
những yếu tố khác trong hệ thống thông qua những mối quan hệ nhất định.
Hệ thống của THTM, với tư cách một đơn vị cấu trúc – chức năng,
trước hết chính là tác phẩm. Các mối quan hệ hệ thống tạo thành giá trị
THTM phải bao gồm hai mặt: các quan hệ nội tại – giữa TH với những TH
cùng xuất hiện và quan hệ ngoại tại – giữa TH với những yếu tố thuộc “môi


20

trường” của sự hoạt động giao tiếp nghệ thuật, với hiện thực cuộc sống, với
chủ thể sáng tạo, với chủ thể tiếp nhận v.v…
Giá trị của THTM là kết quả tổng hoà của các mối quan hệ trong một
đơn vị cấu trúc – chức năng cụ thể.
9. Tính cấp độ của THTM
Có thể quan niệm THTM trong những cấp độ đơn vị khác nhau. Căn cứ
vào sự tương ứng của THTM với các sự vật hiện tượng trong thế giới hiện
thực, tác giả Đỗ Hữu Châu đề xuất phân biệt THTM ở hai cấp độ cơ bản: a)

Cấp độ cơ sở: THTM ứng với một yếu tố, một chi tiết, một sự vật hiện tượng
thuộc thế giới khách quan: một con đị, một dịng sơng, một nỗi buồn..., đó là
những TH đơn (hay TH cơ sở) có chức năng tham gia cấu tạo nên THTM ở
bậc cao hơn trong tác phẩm; b) Cấp độ xây dựng: THTM ứng với nhiều sự
vật, hiện tượng, được xây dựng từ những TH đơn, nhưng ý nghĩa không phải
phép cộng đơn giản các TH đơn, thí dụ: trong ca dao, “thuyền” có ý nghĩa chỉ
người đi, “bến” chỉ kẻ ở, nhưng sự kết hợp sóng đơi “thuyền – bến” lại có ý
nghĩa là biểu tượng của tình u chung thuỷ. Đó là những TH phức (TH xây
dựng).
Chúng tơi đặc biệt cho rằng, tính trừu tượng và cụ thể là biểu hiện tập
trung nhất của những đặc trưng của THTM, thể hiện các mối quan hệ giữa
hằng thể và biến thể, giữa cái chung với cái riêng, cái bất biến và cái khả biến,
cái truyền thống và cái cách tân, cái vơ hình và cái biểu kiến… của mỗi một
THTM trong các lần xuất hiện khác nhau - ở mỗi loại hình nghệ thuật, mỗi
quan hệ tác động, mỗi mục đích biểu hiện, biểu cảm, mỗi hệ thống, mỗi cấp
độ khác nhau. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn quan điểm hằng thể - biến
thể trong nghiên cứu THTM.


×