Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất hóa học có trong cao chiết nước rễ cây đinh lăng polyscias fruticosa (l ) harms

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ HẬU PHÚC

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC
MỘT SỐ HỢP CHẤT HÓA HỌC CÓ TRONG
CAO CHIẾT NƯỚC RỄ CÂY ĐINH LĂNG
[POLYSCIAS FRUTICOSA (L.) HARMS]

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ HẬU PHÚC

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC
MỘT SỐ HỢP CHẤT HÓA HỌC CÓ TRONG
CAO CHIẾT NƯỚC RỄ CÂY ĐINH LĂNG
[POLYSCIAS FRUTICOSA (L.) HARMS]

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số:
60 44 27

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực,
được đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
một cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Hậu Phúc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết .........................................2
4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ...................................2
5. Cấu trúc luận văn...................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...............................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................4
1.1. NHỮNG CÂY THUỐC HỌ ARALIACEAE CÓ Ở VIỆT NAM ............4
1.1.1. Sâm Việt Nam [Panax vietnamensis Ha et Grushv.]..................4
1.1.2. Sâm vũ diệp [Panax bipinnatifidus Seem]..................................7

1.1.3. Tam thất [Panax notogingseng (Burk.) F. H. Chen] ..................8
1.1.4. Ngũ gia bì chân chim [Schefflera octophylla (Lour.) Harms.].10
1.2. NHỮNG CÂY THUỐC HỌ ARALIACEAE CÓ Ở THẾ GIỚI.............11
1.2.1. Sâm Triều Tiên [Panax gingseng C.A. Meyer] ........................12
1.2.2. Sâm Liên Xô [Eleutherococos senticosus Rupr. Et Maxim] ....13
1.2.3. Sâm Mỹ [Panax quinquefolium L.] ..........................................15
1.3. CHI POLYSCIAS ....................................................................................16
1.3.1. Cây đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms] .......................16
1.3.2. Cây đinh lăng lá tròn [Polyscias balfouriana Bail.] .................19
1.3.3. Cây đinh lăng trổ [Polyscias guilfoylei Bail.]...........................19
1.3.4. Cây đinh lăng răng [Polyscias serrata Balf.] ...........................20
1.3.5. Cây đinh lăng ráng [Polyscias filicifolia Balf.] ........................21


1.3.6. Cây đinh lăng dĩa [Polyscias scutellaria (Burm. f.) Merr.]......22
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
SINH HỌC CỦA CÂY ĐINH LĂNG ............................................................23
1.4.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đinh lăng .......24
1.4.2. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây đinh lăng..........31
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
SINH HỌC CÁC CÂY TRONG CHI POLYSCIAS......................................35
1.5.1. Cây đinh lăng ráng [Polyscias filicifolia Balf.] ........................35
1.5.2. Cây đinh lăng dĩa [Polyscias scutellaria (Burm. f.) Merr.]......35
1.5.3. Cây đinh lăng lá tròn [Polyscias balfouriana Bail.] .................36
1.5.4. Cây đinh lăng răng [Polyscias serrata Balf.] ...........................37
1.5.5. Cây đinh lăng trổ [Polyscias gulfoylei Bail.]............................37
CHƯƠNG 2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM................................38
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ...................38
2.1.1. Nguyên liệu ...............................................................................38
2.1.2. Hóa chất, thiết bị nghiên cứu ....................................................38

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................39
2.2.1. Phương pháp chiết mẫu thực vật...............................................39
2.2.2. Phương pháp tách và tinh chế chất ...........................................39
2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các chất...............40
2.2.4. Phương pháp lựa chọn chất hấp phụ và dung môi chạy cột sắc
ký [17] ..........................................................................................................40
2.2.5. Tỉ lệ giữa lượng mẫu chất cần tách với kích thước cột ............42
2.2.6. Cách nạp silica gel vào cột .......................................................42
2.2.7. Cách nạp mẫu vào cột ..............................................................44
2.2.8. Theo dõi quá trình giải ly cột....................................................45
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ..................................................46


2.3.1. Sơ đồ điều chế các cao chiết .....................................................46
2.3.2. Chạy cột sắc ký phần cao MeOH..............................................47
2.3.3. Chạy cột sắc ký phần cao CH2Cl2 .............................................50
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................53
3.1. SỐ LIỆU PHỔ VÀ CẤU TRÚC CỦA CHẤT DL – 01..........................53
3.2. SỐ LIỆU PHỔ VÀ CẤU TRÚC CỦA CHẤT DL – 02..........................66
3.3. SỐ LIỆU PHỔ VÀ CẤU TRÚC CỦA CHẤT DL – 03.........................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................77
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÝ HIỆU
J: Hằng số tương tác (Hz)
δ: Độ chuyển dịch hoá học (ppm)
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

brs: Singlet tù
COSY: Correlation Spectroscopy
d: Doublet (NMR)
dd: Doublet of doublet
DEPT: Distortionless enhancement by polarisation transfer
DMSO: Dimethyl sulfoxide
D2O: Nước đã được đơteri hoá
FT – IR: Fourier transform – Infrared
HMBC: Heteronuclear multiple bond correlation
HSQC: Heteronuclear single quantum correlation
m: Multiplet (NMR)
MeOD: Methanol đã được đơteri hóa
MeOH: Methanol
NMR: Nuclear magnetic resonance
MS: Mass spectrometry
ppm: Parts per million
Rf: Retardation factors
s: Singlet (NMR)
t: Triplet (NMR)
TMS: Tetra methylsilane
UV: Ultraviolet


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang


2.1.

Sắc ký cột 3,15 gam cao MeOH

48

2.2.

Sắc ký cột 900 mg cao CH2Cl2

50

Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR (500 và 125 MHz,

3.1.

D2O, DMSO) của chất DL - 01 tách từ rễ cây

55

đinh lăng và chất sucrose trong tài liệu

3.2.
3.3.

Số liệu phổ

13

C-NMR (MeOD, 125MHz) của 4


thành phần chính trong DL - 02
Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của chất DL - 03

67
72


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1.

Panax vietnamensis Ha et Grushv.

6

1.2.

Panax bipinnatifidus Seem

7

1.3.


Panax notogingseng (Burk.) F. H. Chen

9

1.4.

Schefflera octophylla (Lour.) Harms.

10

1.5.

Panax gingseng C.A. Meyer

12

1.6.

Eleutherococos senticosus Rupr. Et Maxim

14

1.7.

Panax quinquefolium L.

15

1.8.


Polyscias fruticosa (L.) Harms

17

1.9.

Polyscias balfouriana Bail.

19

1.10.

Polyscias guilfoylei Bail.

20

1.11.

Polyscias serrata Balf.

21

1.12.

Polyscias filicifolia Balf.

22

1.13.


Polyscias scutellaria (Burm. f.) Merr.

23

2.1.

Sơ đồ điều chế các cao chiết

46

2.2.

Sơ đồ tổng quát phân lập và tinh chế các chất từ cao H2O

52

3.1.

Phổ 1H–NMR (500 MHz, D2O) của chất DL – 01

56

3.2.
3.3.
3.4.
3.5.

Phổ 1H–NMR (500 MHz, D2O) của chất DL – 01
(giãn rộng)

Phổ

13

C–NMR (500 MHz, D2O) của chất DL – 01

Phổ

13

C–NMR (500 MHz, D2O) của chất DL – 01

(Giãn rộng)
Phổ COSY của chất DL – 01

57
58
60
65


3.6.

Phổ COSY của chất DL – 01 (giãn rộng)

62

3.7.

Phổ HSQC của chất DL – 01


63

3.8.

Phổ HSQC của chất DL – 01 (giãn rộng)

64

3.9.

Phổ HMBC của chất DL – 01

65

3.10.

Phổ HMBC của chất DL – 01 (giãn rộng)

68

3.11.

Phổ 1H–NMR (500 MHz, DMSO) của chất DL – 02

69

3.12.

Phổ


13

C–NMR (125 MHz, MeOD) của chất DL – 02

70

3.13.

Phổ

13

C–NMR (125 MHz, MeOD) của chất DL – 02

71

3.14.

Phổ DEPT (125 MHz, MeOD) của chất DL – 02

72

3.15.

Phổ 1H–NMR (500 MHz, CDCl3) của chất DL – 03

73

3.16.

3.17.

Phổ 1H–NMR (500 MHz, CDCl3 ) của chất DL – 03
(giãn rộng)
Phổ DEPT và 13C–NMR (125 MHz, CDCl3) của chất
DL – 03

74
75


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi
cho sự phát triển của nhiều loài thực vật và đây là một trong những nguồn tài
nguyên cung cấp cho chúng ta nhiều loài cây quý làm thuốc chữa bệnh có giá
trị. Tuy nhiên, phần lớn các cây được sử dụng làm thuốc trong dân gian chỉ
dựa trên kinh nghiệm của nhân dân mà chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ
thống về mặt hóa học cũng như hoạt tính sinh học. Vì vậy chưa khai thác
được triệt để nguồn tài nguyên quý giá này.
Số liệu thống kê cho biết thảm thực vật Việt Nam có trên 12000 lồi,
trong số đó có khoảng 3200 lồi thực vật được sử dụng làm thuốc trong y học
dân gian [2]. Việc nghiên cứu thành phần hóa học các cây thuốc trong y học
cổ truyền nhằm tìm kiếm các chất có hoạt tính, cung cấp các bằng chứng khoa
học về chúng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đây là một
trong những chiến lược phát triển sản phẩm của nhiều công ty dược.
Trong số thực vật Việt Nam, chi Polyscias (Đinh lăng) thuộc họ Ngũ gia
bì (Araliaceae) gồm nhiều cây thuốc có giá trị sử dụng cao. Trong đó lồi

đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms, họ Ngũ gia bì
(Araliaceae) được sử dụng từ lâu trong y học phương đông như một vị thuốc
bổ, kích thích tiêu hóa, giải độc, kháng khuẩn, tăng cường thể lực, tăng sức đề
kháng, tăng khả năng thích nghi... Cây này rất dễ trồng, dễ sử dụng và có
nhiều tác dụng dược lý giống nhân sâm.
Tuy cây đinh lăng có nhiều tác dụng như vậy nhưng các cơng trình
nghiên cứu về thành phần hóa học nói chung và cao chiết nước nói riêng cịn
hạn chế. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phân lập và xác định
cấu trúc một số hợp chất hóa học có trong cao chiết nước rễ cây đinh
lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms]” nhằm tìm hiểu bản chất hóa học, góp


2

phần tạo cơ sở khoa học cho các bài thuốc dân gian dùng nước sắc rễ cây đinh
lăng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất hóa học có
trong cao chiết nước rễ cây đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms].
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Điều tra sơ bộ, thu thập và xử lý nguyên liệu là rễ cây đinh lăng
[Polyscias fruticosa (L.) Harms] thu hái ở tỉnh Nam Định.
- Phân lập, tinh chế một số hợp chất hóa học có trong mẫu cao chiết
nước của rễ cây đinh lăng.
- Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên.
- Nghiên cứu trên mạng Internet, tham khảo các cơng trình nghiên cứu
trên thế giới và trong nước về loài nghiên cứu.

- Tổng quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hố
học, ứng dụng của chi và cây nghiên cứu.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Nguyên liệu là rễ cây đinh lăng được rửa sạch, sấy khô và xay nhỏ.
- Nguyên liệu đã xử lý được chiết với nước 3 lần ở 800C - 900C, mỗi lần
đun trong 5 giờ, gộp dịch của 3 lần chiết, cô trên bếp cách thủy thu được cao
chiết nước.
- Phân lập, tách và tinh chế các chất bằng phương pháp sắc ký cột, sắc ký
lớp mỏng, các phương pháp kết tinh phân đoạn.
- Các phương pháp xác định cấu trúc: kết hợp các phương pháp phổ cộng
hưởng từ hạt nhân một chiều (1D NMR): 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, cộng


3

hưởng từ hạt nhân hai chiều (2D NMR): COSY, HSQC, HMBC; phổ hồng
ngoại (IR) và các phương pháp khác để xác định cấu trúc các hợp chất phân
lập được.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 80 trang, 5 bảng, 32 hình, 36 tài liệu tham khảo
Với: Phần MỞ ĐẦU (3 trang)
Chương 1 TỔNG QUAN (32 trang)
Chương 2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (15 trang)
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (28 trang)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (1 trang)
TÀI LIỆU THAM KHẢO (4 trang)
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Luận văn đã tham khảo 36 tài liệu khoa học về loài cây đinh lăng
[Polyscias fruticosa (L.) Harms] và những kiến thức liên quan. Trong đó, có
22 tài liệu tiếng Việt, 8 tài liệu tiếng Anh và 6 tài liệu từ mạng Internet. Hiện

tại trong và ngồi nước đã có nhiều nghiên cứu về cây đinh lăng, các kết quả
nghiên cứu đã xác định được thành phần hóa học chính của cây đinh lăng, đã
phân lập được một số cấu tử chính và thử hoạt tính sinh học của chúng. Tuy
nhiên mỗi một nghiên cứu đều có nguồn nguyên liệu khác nhau. Cây đinh
lăng ở những nơi khác nhau sẽ có sự khác nhau về thành phần cũng như hàm
lượng các cấu tử.


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. NHỮNG CÂY THUỐC HỌ ARALIACEAE CÓ Ở VIỆT NAM
Họ Araliaceae là một họ thực vật lớn, gồm 700 loài thuộc 55 chi [4].
Việt Nam được coi là một trong những cái nôi của các cây trong họ này với
nhiều cây thuốc quý trong y học phương đông.
Theo số liệu thống kê gần đây, số loài cây trong họ Araliaceae ở nước ta
đã lên đến trên 130 loài, thuộc 18 chi [4]. Chi Panax có 3 lồi mà từ lâu trong
dân gian được đánh giá là loại dược liệu quý: sâm Việt Nam (Panax
vietnamensis Ha et Grushv.), sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem), sâm
tam thất [Panax notoginseng (Burk.) F.H.]. Bên cạnh đó, các chi Polysias,
Acanthopanax và Schefflera cũng có những cây thuốc giá trị như: đinh lăng
[Polyscias fruticosa (L.) Harm], ngũ gia bì hương [Acanthopanax trifoliatus
(L.) Merr.], ngũ gia bì chân chim [Schefflera octophylla (L.) Harm.],... [4].
Dưới đây là một số loài thuốc quý trong họ Araliaceae và công dụng của
chúng.
1.1.1. Sâm Việt Nam [Panax vietnamensis Ha et Grushv.]
Sâm Việt Nam còn được gọi là sâm ngọc linh, sâm đốt trúc, sâm khu
năm (sâm K5), cây thuốc giấu, củ ngãi rợm con…là một loại sâm quý của

Việt Nam, phân bố chủ yếu trong phạm vi 13 xã của ba huyện quanh núi
Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kontum và Quảng Nam (huyện Trà My) ở độ cao
1500 đến 2000m. Các nhà khoa học đang thử nghiệm trồng sâm Việt Nam ở
các vùng núi cao từ 1700 – 2200m [3] (xem hình 1.1).
Thành phần hóc học:
Saponin triterpen được xác định là những hoạt chất chủ yếu có tác dụng
sinh học của sâm Việt Nam. Hiện đã phân lập khoảng 52 hợp chất trong thân


5

và rễ, gồm có Daucosterin và 49 saponin, trong đó có 25 hợp chất đã được
xác định cấu trúc và phân bổ theo 4 khung như sau: diol – saponin, triol –
saponin, ocotillol – saponin, olean – saponin. Các saponin damaran đượ xem
là hợp chất quyết định cho các tác dụng sinh học chủ yếu của sâm Triều Tiên
cũng chiếm một tỉ lệ rất cao về hàm lượng và số lượng.
Hợp chất polyacetylen tuy chiếm tỉ lệ khiêm tốn trong sâm Việt Nam
(0,0028 – 0,0084%), nhưng từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay đã được
các nhà khoa học chú ý do tác dụng chống ung thư [3]. Hiện đã phân lập và
xác định cấu trúc được 7 loại, đồng thời cũng phát hiện được 5 polyacetylen
chưa từng được mô tả trong các loại cây trong họ Araliaceae.
Bằng phương pháp sắc ký khí, cho đến nay đã xác định được 17 loại acid
béo trong sâm Việt Nam. Trong đó có 5 acid béo quan trọng là acid palmitic,
stearic, linoleic, linolenic, oleic chiếm tỉ lệ 90,01%. Hàm lượng acid béo chưa
no chiếm tỉ lệ khá cao, đặc biệt linoleic, linolenic là 2 hợp chất có tác dụng
chống lão hóa tế bào chiếm tới 50% tổng số.
Trong sâm Việt Nam có 18 loại acid amin, chưa đủ 8 acid amin cần thiết
cho cơ thể. Đặc biệt arginin (46,66%), lysin (17,90%), tryptophan (10,20%)
đã được xác định có tính chống lão hóa tế bào.
Nghiên cứu hoạt tính sinh học và thử nghiệm lâm sàng [3], [4] đã

chứng tỏ tác dụng chủ yếu của sâm Việt Nam như sau:
Trên hệ thần kinh trung ương, với liều thấp (10 - 100 mg/kg chuột) có
tác dụng kích thích nhẹ, gia tăng trí thơng minh, sự nhanh nhẹn, khéo léo,
điều hòa hoạt động của não bộ, rút ngắn thời gian ngủ của barbital. Liều cao
hơn (0,5 - 2g/kg chuột) thể hiện tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.
Có tác dụng tăng lực ở liều thấp (5 – 100 mg/kg chuột), chống mệt mỏi,
phục hồi sức lực, tăng cường khả năng thích nghi với mơi trường khắc nghiệt,
kích thích sinh tổng hợp corticoid vỏ thượng thận, gia tăng sức đề kháng của


6

cơ thể, chống lão hóa tế bào, giải độc và bảo vệ gan.
Trên hệ tim mạch, sâm Việt Nam có tác dụng phòng chống xơ vữa động
mạch, giảm cholesterol máu, giảm lipit máu…có tác dụng điều hịa, giúp tim
hoạt động bình thường trở lại. Nâng nhẹ huyết áp (8 - 15%) trong trường hợp
hạ huyết áp do thiếu máu.

Hình 1.1. Panax vietnamensis Ha et Grushv.
(nguồn: />Ngoài ra, sâm Việt Nam cịn có tác dụng cải tạo sức khỏe trên bệnh nhân
suy nhược thể chất và tinh thần (83% bệnh nhân); bồi dưỡng cơ thể sau phẫu
thuật. Khi sử dụng viên ngậm từ sâm Việt Nam (không kết hợp kháng sinh)


7

đã giúp 53,8% - 100% bệnh nhân giảm đau họng, 66% giảm viêm họng, ngăn
chặn sự tái phát của cơn hen.
1.1.2. Sâm vũ diệp [Panax bipinnatifidus Seem]
Sâm vũ diệp còn có tên gọi khác là vũ diệp tam thất, tam thất lá xẻ. Cây

mọc hoang trên vùng núi cao (1000 – 1500 m) ở miền bắc Việt Nam (Lào
Cai, Sa Pa) [4] (xem hình 1.2).

Hình 1.2. Panax bipinnatifidus Seem
(Nguồn: www.Caythuocquy.info.vn)
Sâm vũ diệp có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa thiếu máu, xanh xao, gầy
yếu, phụ nữ sau khi sinh, kích thích sinh dục và được dùng trong điều trị vô
sinh [4].


8

1.1.3. Tam thất [Panax notogingseng (Burk.) F. H. Chen]
Tam thất còn được gọi là sâm tam thất, sanchi - ginseng, kim bất hoán,
nhân sâm tam thất, điền thất, sơn thất, tam thất Trung Quốc, là cây thuốc
được sử dụng lâu đời và có vị trí quan trọng trong y học cổ truyền, được trồng
nhiều ở Vân Nam, Quảng Tây. Tại Việt Nam đã từng trồng ở Hà Giang,
Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn [3], [4] (xem hình 1.3).
Thành phần hóa học:
Hợp chất saponin triterpen cũng được coi là thành phần chủ yếu có hoạt
tính sinh học của cây tam thất. Hàm lượng saponin toàn phần của rễ củ tam
thất khá cao, khoảng 13,21%. Đã xác định sự hiện diện của 23 saponin
damaram, đó cũng là những hợp chất có trong nhân sâm.
Trong tam thất đã tìm thấy 16 loại acid amin, gồm có: phenylalanin,
leucin, isoleucin, valin, prolin, oxyprolin, histidin, lysin...hợp chất có tác dụng
cầm máu là dencichine.
Ngồi ra trong tam thất cịn có các thành phần: alkaloid, protid, lipid,
caroten, tinh dầu, tanin, các nguyên tố vi lượng (Fe, Ca...)
Các tác dụng dược lý đã được chứng minh [4]:
Tam thất có tác dụng cầm máu, rút ngắn thời gian đông máu.

Trên thần kinh trung ương: tác dụng chống mệt mỏi, tăng lực, tăng sức
đề kháng, tăng khả năng lao động chân tay và trí óc, chống lại các yếu tố gây
hại của mơi trường (nóng, lạnh, hóa chất). Tam thất có tác dụng hồi phục số
lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu cho chuột nhắt bị nhiễm xạ, giảm tỷ lệ
chuột chết do phóng xạ.
Trên hệ tim mạch: tác dụng trực tiếp làm giảm mạch ngoại vi rõ rệt, làm
hạ huyết áp chó, chậm nhịp tim, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giảm
tiêu hao oxy của tim.


9

Bột tam thất làm hạ cholesterol máu, điều hòa quá trình tổng hợp và
phân giải glycogen. Thúc đẩy quá trình tổng hợp protein huyết thanh của
gan…
Tác dụng kháng viêm: nước sắc tam thất có tác dụng kháng viêm trên
mơ hình gây viêm khớp thực nghiệm.
Ngoài ra, tam thất được dùng làm thuốc giảm đau, an thần, phòng chống
ung thư, chữa các bệnh gan, tim mạch…

Hình 1.3. Panax notogingseng (Burk.) F. H. Chen
(Nguồn: extract.htm)


10

1.1.4. Ngũ gia bì chân chim [Schefflera octophylla (Lour.) Harms.]
Ngũ gia bì chân chim (NGBCC) cịn được gọi là sâm nam, cây chân
chim, kotan (Lào). Cây mọc rải rác ở các tỉnh phía bắc và phía nam dãy
Trường Sơn, có nơi mọc tập trung thành từng vùng lớn 5 - 10 hecta. Những

tỉnh có nhiều nhất là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hịa Bình, Hà Bắc, Ninh Bình,
Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Bình Phước, Lâm Đồng [4] (xem hình 1.4).

Hình 1.4. Schefflera octophylla (Lour.) Harms.
(Nguồn: />

11

Thành phần hóa học: Từ vỏ thân và các bộ phận chính của ngũ gia bì
chân chim có 2 triterpen và 12 saponintriterpen đã được phân lập và xác định
cấu trúc tạo thành 6 cặp có cấu trúc ursen và oleanen. Từ lá có 4 triterpen và 8
saponin mới đã được xác định cấu trúc. Ngồi ra cịn có một số thành phần
khác: tinh dầu, acid amin…
Trung tâm sâm Việt Nam hợp tác nghiên cứu với viện nghiên cứu cây
thuốc Poznan (Ba Lan) cho thấy NGBCC có các tác dụng dược lý sau [4]:
Bột chiết vỏ thân NGBCC có độc tính đường uống thấp LD50 = 126 g/kg
súc vật. Trong khi đó, bột chiết lá NGBCC có độc tính thấp, LD50 ở đường
tim phúc mô là 3,32 g/kg súc vật.
Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: NGBCC có tác dụng theo hai
hướng, với liều nhỏ (1/500 của LD50) có tác dụng kích thích nhẹ làm rút ngắn
thời gian ngủ của barbital; liều cao (1/20 của LD50) có khuynh hướng ức chế
hệ thần kinh trung ương.
Cây NGBCC đã được dân gian sử dụng từ lâu để làm thuốc bổ, hạ nhiệt,
chống viêm, giảm đau, trị thấp khớp, đau xương và các bệnh về gan.
Ngoài 4 dược liệu kể trên, trong dân gian Việt Nam, còn sử dụng theo
kinh nghiệm một số cây thuốc khác trong họ Ngũ gia bì như: đinh lăng
[Polyscias fruticosa (L.) Harm], ngũ gia bì hương [Acanthopanax trifoliatus
(L.) Merr.], ngũ gia bì gai [Acanthopanax aculeatus Seem], chân chim bầu
dục [Schefflera elliptica (Bl.) Harms,...Trong đó, cây đinh lăng được sử dụng
nhiều nhất.

1.2. NHỮNG CÂY THUỐC HỌ ARALIACEAE CÓ Ở THẾ GIỚI
Ngoài những cây thuốc họ Araliacea được sử dụng làm thuốc tại Việt
Nam nói trên, một số lồi sâm khác nổi tiếng trên thế giới như sâm Triều
Tiên, sâm Liên Xô, sâm Mỹ cũng được nghiên cứu khá nhiều.


12

1.2.1. Sâm Triều Tiên [Panax gingseng C.A. Meyer]

Hình 1.5. Panax gingseng C.A. Meyer
(Nguồn: internet)
Sâm Triều Tiên cịn có tên gọi khác là nhân sâm, hồng sâm, bạch sâm,
dã nhân sâm, korean gingseng. Là loại thuốc quý được con người biết đến và
sử dụng từ lâu. Cho đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu
nhưng vẫn chưa xác minh hết giá trị của lồi sâm này (xem hình 1.5).
Thành phần hóa học:
Hoạt chất chính là hợp chất saponin triterpen, loại khung damaran trong
rễ củ được xem là hoạt chất chính quyết định phần lớn tác dụng sinh học đặc
trưng của sâm Triều Tiên. Các thành phần khác: polyacetylen, tinh dầu,
alkaloide, đường , acid béo, vitamin…


13

Theo y học cổ truyền, nhân sâm là vị thuốc bồi bổ nguyên khí, bổ tỳ, ích
phế, an thần, tăng trí nhớ. Chủ trị các chứng tỳ phế khí nhu nhược, chứng tiêu
khát, khí huyết hư suy, thần chí rối loạn [4].
Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy nhân sâm có các tác
dụng chủ yếu như sau [4]:

Trên thần kinh trung ương: điều hòa hoạt động vỏ não, gia tăng quá trình
ức chế (liều cao) và hưng phấn (liều thấp), có tác dụng hồi phục khi hai quá
trình này bị rối loạn. Tăng khả năng lao động trí óc và chân tay, chống mệt
mỏi, tăng trí nhớ. Giúp súc vật thành lập phản xạ có điều kiện nhanh hơn.
Giúp cơ thể tăng thích nghi với các tác động của môi trường: kéo dài
thời gian sống của chuột trong điều kiện áp suất giảm (110mmHg), nhiệt độ
môi trường quá cao hoặc quá thấp. Tăng khả năng thích nghi với sự mệt mỏi
và sức chịu đựng trong nghiệm pháp chuột bơi kiệt sức [4].
Nhân sâm có tác dụng chống lão hóa, kích thích điều hịa cơ thể miễn
dịch, bảo vệ da, phịng chống tia bức xạ, chống khơ da, nhăn da, giảm tác hại
của phóng xạ, ức chế sự sinh trưởng của các tế bào ung thư. Tác dụng phòng
chống ung thư của nhân sâm được cho là tác dụng của các thành phần
polyacetylen [4].
Kết quả nghiên cứu về độc tính trên chuột nhắt: LD50 dùng đường uống
là 5g/kg, tiêm dưới da là 16,5 mg/kg. Khi cho uống liên tục trong một tháng
liều 100 – 250 – 500 mg/kg không thấy các thay đổi khác thường về trọng
lượng [4].
1.2.2. Sâm Liên Xô [Eleutherococos senticosus Rupr. Et Maxim]
Tên gọi khác: ngũ gia bì chân chim nhiều gai, cây quỷ, cây tiêu dại, sâm
Tây Bá Lợi, siberian gingseng. Phân bố ở vùng Viễn Đơng, Nga, Nhật, Triều
Tiên, Trung Quốc. Có mùi thơm nặng, vị gắt [4], [36] (xem hình 1.6).


14

Hình 1.6. Eleutherococos senticosus Rupr. Et Maxim
(Nguồn: />Thành phần hóa học chính: hợp chất phenyl propan, cumarin,
polysacchcride, sterin, tinh dầu…
Các tác dụng của sâm Liên Xô như sau:
Là một vị thuốc quý của nền y học cổ truyền Trung Quốc được dung như

thuốc bổ, giúp sống lâu, ăn ngon , tăng trí nhớ.
Vào đầu những năm 50, do nhân sâm dắt và khó trồng nên các nhà khoa
học Liên Xơ đã chuyển hướng nghiên cứu các cây thuốc thuộc họ nhân sâm
và phát hiện loại cây này có thể thay thế nhân sâm trong một số tác dụng sinh
học: tăng khả năng lao động trí óc và chân tay, kích thích hệ thống miễn dịch,
gia tăng hiện tượng thực bào, gia tăng tuần hồn, làm giãn mạch, có lợi ích
trong việc điều trị bằng phóng xạ do làm giảm các hiệu ứng phụ.
Sâm Liên Xô làm tăng khả năng chống đỡ của động vật với các tác nhân
gây độc có nguồn gốc vật lý, hóa học và sinh vật: lạnh, nóng, bất động, chấn


15

thương sọ não thục nghiệm, các thuốc chống ung thư…Tăng sức đề kháng
của người với các bệnh đường hô hấp.
Trong vài năm gần đây, một số nghiên cứu về tương tác của sâm Liên
Xơ với dược phẩm cho thấy nó làm tăng nồng độ Digoxin huyết thanh 75%,
giảm tác động chống đơng máu của warfarin, thay đổi độc tính của
phenelzine.
1.2.3. Sâm Mỹ [Panax quinquefolium L.]
Tên gọi khác: sâm Mỹ, sâm Hoa Kỳ, tây dương sâm, dương sâm, Quảng
Đông nhân sâm, american gingseng). Cây mọc hoang dại và trồng tại Mỹ,
Canada, Trung Quốc, New Zealand, Australia (xem hình 1.7).

Hình 1.7. Panax quinquefolium L.
/>

×