Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Day luyen tu va cau lop 45 dat hieu qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.52 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 4 VÀ LỚP 5 </b>


<b>ĐẠT HIỆU QUẢ</b>



<i>(Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ)</i>


<b>1. PHẨN MỞ ĐẦU:</b>


<b>1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.</b>
1.1.1 Lí do khách quan:


Mơn Tiếng Việt của cấp Tiểu học là mơn học cơng cụ, góp phần học tốt các
mơn học khác và hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm hình thành nhân
cách học sinh Tiểu học có cơ sở ban đầu rất quan trọng và cần thiết; trong đó phân
mơn Luyện từ và câu có vị trí xứng đáng và cơ bản của mơn Tiếng Việt.


Dạy kĩ năng nói (giao tiếp) cho học sinh tiểu học là một yêu cầu của đổi mới nội
dung, chương trình và phương pháp dạy học hiện nay ở trường Tiểu học. Phân môn
Luyện từ và câu là phân mơn chủ đạo trong dạy kĩ năng nói.


Có một vốn từ phong phú, đa dạng, việc giao tiếp một cách linh hoạt, trơi chảy,
có sức thuyết phục là u cầu rất quan trọng trong một đời người. Nó quyết định sự
thành công trong cuộc đời của mỗi người, giúp cho họ có tư duy mềm dẻo, linh hoạt
và sáng tạo. Muốn có một vốn từ dồi dào khơng cách gì tích cực hơn là mở rộng và hệ
thống hóa vốn từ cho học sinh.


Nghĩa là, lí do mà tơi chọn đề tài này là do tầm quan trọng của phân môn luyện
từ và câu, tầm quan trọng của vốn từ đối với giao tiếp.


1.1.2. Lí do chủ quan:


Luyện từ và câu là phân mơn khó của mơn Tiếng Việt. Giáo viên tiểu học
thường tránh khi thao giảng tại trường hoặc ngay khi dự thi phân mơn này. Vì thế, khó


mà không được tháo gỡ, mổ xẻ và hướng dẫn. Thậm chí, người quản lý chun mơn
có khi cũng lúng túng, né tránh, khơng có hướng tháo gỡ cụ thể về vấn đề này.


Giáo viên (khi dạy Luyện từ và câu): ngại dạy, lúng túng, cứng nhắc, đơn điệu,
qua loa, kém hiệu quả, dạy nhồi nhét ít sáng tạo…


Học sinh (khi học Luyện từ và câu): tẻ nhạt, nhàm chán, bắt chước, nói như vẹt,
lười suy luận, học kém hiệu quả, đơn điệu, chán học Luyện từ và câu.


Tổ chuyên môn: lúng túng trong chỉ đạo chuyên môn, không chỉ đạo cụ thể, né
tránh nội dung khó, chỉ đạo chung chung thiếu sâu sắc, hời hợt, chạy quanh chun
mơn, nói lại những những kiến thức và phương pháp luyện từ và câu chung chung đã
được học tại trường sư phạm, không dám sáng tạo vì sợ sai.


Kỹ năng nói (giao tiếp) của học sinh tiểu học hiện nay còn rất hạn chế. Học sinh
nhút nhát, nói và đọc theo khn mẫu cứng nhắc là một nhược điểm của các em, là
một lỗi rất khó sửa.


Thói quen nói của học sinh tiểu học là cơ sở ban đầu rất quan trọng nó theo và
khắc sâu vào tính cách học sinh trong suốt cuộc đời.


Việc dạy Luyện từ và câu (để dạy kỹ năng nói) cho học sinh tiểu học là yêu cầu
hết sức cấp bách hiện nay; góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Dạy Luyện từ và câu lớp 4 và lớp 5 có hiệu quả (dạng bài Mở rộng và hệ thống hóa</b></i>
<i><b>vốn từ).</b></i>


<b>1. 2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:</b>
<b>1.2.1. MỤC TIÊU:</b>



Trên cơ sở phương pháp dạy Luyện từ và câu chung đã được học tại các trường
sư phạm và chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, đề xuất được biện pháp cụ thể có tính
khả thi và phù hợp với điều kiện của trường, lớp, giáo viên và học sinh hiện nay, nhằm
tháo gỡ khó khăn trong việc dạy Luyện từ và câu (phần Mở rộng và hệ thống hóa vốn
từ) của giáo viên tiểu học nói chung và lớp 4, lớp 5 nói riêng, giúp giáo viên tiểu học
tự tin chủ động dạy Luyện từ và câu nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt hiệu cao.


<b>1.2.2 NHIỆM VỤ:</b>


Nghiên cứu về loại bài “Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ” trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 4; 5. Nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy học, thực trạng dạy
học và cải tiến phương pháp dạy học phân môn nói chung và loại bài “Mở rộng và hệ
thống hóa vốn từ” nói riêng.


Từ đó xóa định kiến phân mơn Luyện từ và câu là mơn khó, xây dựng thái độ và
tình cảm khoa học cho giáo viên trong nghiên cứu và thực hiện công tác chuyên môn.
Giúp người quản lý chun mơn (Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn) có cơ sở để
chỉ đạo tốt việc dạy Luyện từ và câu trong nhà trường hiện nay.


<b>1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:</b>
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:


Phương pháp dạy học loại bài “Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ” trong phân
môn Luyện từ và câu lớp 4; 5


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:


Cán bộ quản lí (Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), giáo viên và học sinh
lớp 4; 5 trường Tiểu học Nguyễn Huệ, huyện Buôn Đôn



trong các năm 2008 - 2011.


1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:


Đề tài này đặt giới hạn phạm vi nghiên cứu là:


Đối tượng được khảo sát là Giáo viên lớp 4; 5. Học sinh được khảo sát là học
sinh lớp 4; 5 của 3 năm học 2008-2009; 2009-2010 và 2010-2011 trường Tiểu học
Nguyễn Huệ, huyện Buôn Đôn.


Tất nhiên, chúng tôi giới hạn khảo sát kiến thức và kĩ năng “Luyện từ và
câu”(tức từ ngữ và ngữ pháp câu) của học sinh trên. Đồng thời, giới hạn khảo sát kiến
thức, phương pháp và kĩ năng dạy “Luyện từ và câu” của giáo viên trên.


1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


Chúng tôi điều tra thông qua phiếu điều tra khảo sát: 270 học sinh lớp 4, lớp 5
của 13 lớp khác nhau (3 năm học: 2008-2009; 2009-2010; 2010-2011); của 5 giáo
viên; hiệu phó và năm tổ trưởng tổ chun mơn trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Bn
Đơn.


Trị chuyện, phỏng vấn ghi phiếu cá nhân.
Tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu dữ liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Có thể phát ngôn phương pháp nghiên cứu của đề tài này là: Phương pháp điều
tra, phỏng vấn;


Phương pháp phân tích, tổng hợp;
Phương pháp thực nghiệm.



2. PHẦN <b> NỘI DUNG:</b>
<b>2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN</b>


Con người, muốn tư duy, phải có ngơn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực
của tư duy. Bởi lẻ đó, tư duy và ngơn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy và nếu trau dồi ngôn
ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. Để hoàn thành
tốt nhiệm vụ phát triển tư duy, nhà trường chúng ta cần phải tổ chức tốt việc rèn luyện
ngôn ngữ cho học sinh. Việc rèn luyện này được thể hiện ở phân môn Luyện từ và
câu.


Vì thế, phân mơn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng của mơn Tiếng Việt,
luyện từ và câu tốt sẽ là cơ sở học tốt môn Tiếng Việt. Học môn Tiếng Việt tốt là môn
học công cụ để học tốt môn khác, để đào tạo học sinh linh hoạt, chủ động tích cực, đào
tạo cơng dân tương lai cho đất nước, gánh vác sứ mệnh lịch sử giao phó sau này.


Cấp Tiểu học là cấp cơ sở của mọi cấp học, chất lượng tiểu học góp phần
quyết định nhân cách của con người năng động, sáng tạo trong tương lai. Mỗi môn
học, phân môn đều tạo những nét tính cách riêng để học sinh trở thành con người tồn
diện.


Như trên đã nói, Luyện từ và câu là phân mơn khó của mơn Tiếng Việt. Giáo
viên tiểu học thường ngại dạy phân mơn này; biết khó mà khơng tháo gỡ, đầu tư. Vì
thế, cách dạy cịn lúng túng; có người, có lúc hiệu quả dạy học đạt khá thấp.


Trong q trình giảng dạy, có giáo viên nóng vội, khơng bình tĩnh, muốn đạt
chất lượng trong thời ngày 1 ngày 2. Đặc biệt không luôn xem xét lại phương pháp
giảng dạy của mình để điều chỉnh phương pháp sao cho phù hợp với việc nhận thức
của học sinh, gây được hứng thú học tập cho các em.



Nghĩa là, thực trạng đang đặt ra vấn đề phải nghiên cứu cải thiện kiến thức
Luyện từ và câu - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ cho học sinh thân yêu.


Thực tiễn dạy học luôn nhắc nhở chúng ta rằng: Lưu ý nội dung giảm tải để
điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh lớp mình, đề ra hướng giải quyết
cho việc cân chỉnh thống nhất giảm tải. Không ngừng học hỏi trao đổi với đồng
nghiệp để nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng.
Trong giảng dạy, giáo viên không được áp đặt học sinh mà coi nhiệm vụ học của học
sinh là quan trọng, là nhân tố chủ yếu cho kết quả giáo dục.


2.2. THỰC TRẠNG:
2.2.1.Thuận lợi, khó khăn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Khó khăn là: Kinh phí khơng có, nên việc triển khai thực nghiệm khá vất vả,
mua sắm các vật liệu để làm đồ dùng dạy học có hạn chế, in ấn các biểu mẫu, các bài
tập… cũng có khó khăn.


2.2.2 Thành cơng, hạn chế:
Thành cơng:


Thử nghiệm đề tài trên nhiều lớp đều thành công ngay từ những tiết đầu triển
khai dạy thử. Nhiều đối tượng học sinh (khá, giỏi, trung bình) đều tiến bộ rõ. Nhiều
giáo viên áp dụng được sáng kiến này. Càng về sau (năm 2010; 2011) hiệu quả dạy
học theo hướng mà đề tài này gợi ý càng phát huy tác dụng. Nghĩa là, khi nghiên cứu
thực nghiệm xong đề tài thì thành công là cơ bản.


Tuy nhiên, áp dụng đề tài đại trà cho tất cả các lớp, chúng tôi thấy giáo viên vất
vả hơn, chuẩn bị công phu hơn, tốn kém vật liệu (in ấn, làm đồ dùng dạy học …)
-Đây là hạn chế - Nhưng với lòng tận tụy thì sẽ khắc phục được.



2.2.3 Mặt mạnh, mặt yếu:


Mặt mạnh là: Đề tài này tích hợp với nhiều phân mơn, nhiều mơn học khác. Vì
thế, ứng dụng nó vào việc dạy học sẽ có lợi cho nhiều mơn. Khi đã mở rộng vốn từ, thì
vốn từ ấy khơng chỉ để hiểu nghĩa của từ (kiến thức từ ngữ), không chỉ để đặt câu
thông thạo (kiến thức ngữ pháp)… mà nó cịn dùng để làm văn (phân mơn tập làm
văn); nó để học tốt mơn âm nhạc, mĩ thuật, lịch sử, địa lí…v.v.


Mặt yếu: Từ ngữ mở rộng cho học sinh phải nằm trong “vốn” mà chương trình
quy định. Vì thế, người áp dụng sáng kiến này vào dạy học khơng được tự do mở rộng
q nhiều từ. Phịng học, bàn ghế, thiết bị của phòng học đã hạn chế áp dụng phương
pháp sử dụng trò chơi trong học tập để mở rộng vốn từ cho các em.


2.2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:


Nguyên nhân thành công là nhờ tập thể quyết tâm tích cực hóa dạy học; từ lãnh
đạo trường đến các cấp trong trường, giáo viên, học sinh tích cực nghiên cứu, thực
nghiệm, đầu tư, làm việc thực sự có cơ sở khoa học. (Chẳng hạn: Làm sai là làm lại,
không áp đặt).


Yếu tố tác động trực tiếp là đối tượng học sinh. Họ vừa là đối tượng nghiên cứu,
vừa là người được thừa hưởng thành quả (nếu thành cơng); có thể họ là vật hi sinh
(nếu thí nghiệm sai!). Khi triển khai đề tài này, người viết rất coi trọng “nhân vật
chính” học sinh. Học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt (xem bảng thống kê trang 6) đã tác
động, thúc đẩy đề tài này hoàn thành nhiệm vụ.


2.3 Giải pháp, biện pháp


2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp



Người nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải biện pháp (xem các trang sau) đồng bộ,
đa dạng. Nhiều giải biện pháp cùng nhắm một mục tiêu là cải tiến, sáng tạo phương
pháp dạy học luyện từ và câu (lớp 4;5) đạt hiệu quả cao nhất.


2.3.2. Nội dung, cách thức, kết quả thực hiện giảo pháp, biện pháp


(Do cơng trình này tiến hành trong 3 năm, ứng dụng trên nhiều lớp, nên mục
này chúng tơi trình bày (viết) theo phương thức mô tả:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

a. Đặc điểm của nhà trường:
Số lượng:


Học sinh:


Năm học 2010-2011, nhà trường Tiểu học Nguyễn Huệ, huyện Buôn Đơn có 22
lớp với 588 học sinh, trong đó: số học sinh lớp 4 và lớp 5 có 259 em, cụ thể như sau:


Khối
lớp


Số
lớp


TSHS Nữ Dân


tộc


M.côi K.tật Nghèo


4 4 121 48 2 1 2 26



5 5 138 66 5 3 28


<b>Cộng</b> <b>9</b> <b>259</b> <b>114</b> <b>7</b> <b>1</b> <b>5</b> <b>54</b>


<b>Giáo viên:</b>


Tổng số giáo viên tiểu học của trường Tiểu học Nguyễn Huệ năm học
2010-2011 có 28 người, trong đó giáo viên tiểu học dạy lớp 4 và lớp 5 có 11 người.


<b>b. Những khó khăn khi dạy và học phân mơn luyện từ và câu : </b>


Giáo viên (khi dạy Luyện từ và câu): ngại dạy, lúng túng, cứng nhắc, đơn điệu,
qua loa, kém hiệu quả, dạy nhồi nhét ít sáng tạo…


Học sinh (khi học Luyện từ và câu): tẻ nhạt, nhàm chán, bắt chước, nói như vẹt,
lười suy luận, học kém hiệu quả, đơn điệu, chán học Luyện từ và câu.


Tổ chuyên môn: lúng túng trong chỉ đạo chuyên mơn, khơng chỉ đạo cụ thể, né
tránh nội dung khó, chỉ đạo chung chung thiếu sâu sắc, hời hợt, chạy quanh chun
mơn, nói lại những những kiến thức và phương pháp luyện từ và câu chung chung đã
được học tại trường sư phạm, khơng dám sáng tạo vì sợ sai.


<b>2.3.3.. Kết quả khảo sát học sinh về phân môn luyện từ và câu:</b>
Dạng bài khảo sát: bài khảo sát có 3 câu, như sau:


- Tìm từ theo chủ điểm;


- Đặt câu với từ vừa tìm được;
- Xếp từ cho sẵn theo nhóm.



Khảo sát 90 học sinh của 9 lớp khối 4 và khối 5 (mỗi lớp chọn 10 em ngẫu
nhiên).


<i>*Trước khi áp dụng đề tài:</i>
<b>Thời</b>


<b>điểm</b>


<b>Lớp</b> <b>Số</b>
<b>lớp</b>


<b>TSHS</b> <b>Giỏi</b> <b>khá</b> <b>T. bình</b> <b>Yếu</b>


<b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b>


<b></b>
<b>2008-2009</b>


<b>4</b> <b>4</b> <b>40</b> <b>1</b> <b>3%</b> <b>10</b> <b>25% 20</b> <b>50%</b> <b>9</b> <b>23%</b>


<b>5</b> <b>5</b> <b>50</b> <b>2</b> <b>4%</b> <b>11</b> <b>22% 22</b> <b>44%</b> <b>15</b> <b>30%</b>


<i>*Sau khi áp dụng đề tài:</i>
<b>Thời</b>


<b>điểm</b>


<b>Lớp</b> <b>Số</b>
<b>lớp</b>



<b>TSHS</b> <b>Giỏi</b> <b>khá</b> <b>T. bình</b> <b>Yếu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b></b>


<b>2009-2010</b> <b>4</b> <b>4</b> <b>40</b> <b>3</b> <b>8%</b> <b>13</b> <b>33% 20</b> <b>50%</b> <b>4</b> <b>10%</b>


<b>5</b> <b>5</b> <b>50</b> <b>5</b> <b>10% 19</b> <b>38% 22</b> <b>44%</b> <b>4</b> <b>8%</b>


<b>Thời</b>
<b>điểm</b>


<b>Lớp</b> <b>Số</b>
<b>lớp</b>


<b>TSHS</b> <b>Giỏi</b> <b>khá</b> <b>T. bình</b> <b>Yếu</b>


<b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b>


<b></b>


<b>2010-2011</b> <b>4</b> <b>4</b> <b>40</b> <b>6</b> <b>15% 15</b> <b>38% 18</b> <b>45%</b> <b>1</b> <b>3%</b>


<b>5</b> <b>5</b> <b>50</b> <b>8</b> <b>16% 19</b> <b>38% 22</b> <b>44%</b> <b>1</b> <b>2%</b>


<b> Nguyên nhân những khó khăn của giáo viên và học sinh hiện nay trong</b>
<b>tỉnh nói chung và ở trường nói riêng:</b>


Dạy học theo phương pháp cũ, học sinh chưa chủ động, giáo viên chưa là chủ
đạo, dạy theo lối đọc chép, nhìn chép thiếu sáng tạo.



Giáo viên ngại và chưa say mê hứng thú tìm tịi trong chuyên môn mà chủ yếu
là trường sư phạm dạy gì thì dùng đó.


Cán bộ quản lý chưa xác định rõ hoạt động chuyên môn là công tác trọng tâm
của nhà trường, từ đó quản lý theo kiểu hành chính chuyên môn “chạy quanh chuyên
môn”, quản lý kiểu lặp đi lặp lại khơng sáng tạo, tìm tịi.


Trình độ nhiều tổ trưởng chun mơn và có nơi có cả hiệu phó chưa hơn hẳn
chuyên môn của giáo viên nên quản lý chưa có sức thuyết phục, chưa tâm phục khẩu
phục, hoặc có tình trạng nói và chỉ đạo hời hợt loanh quanh, chung chung khơng trực
tiếp tháo gỡ khó khăn cụ thể của giáo viên.


Sách hướng dẫn giảng dạy, sách giáo viên cũng chỉ là những nội dung và
phương pháp chung chung khó áp dụng tại một trường tiểu học có địa điểm cụ thể. Do
đó chỉ dừng lại ở lý thuyết sách vở.


Do thói quen cá nhân của giáo viên, thiếu kĩ năng sống ngay từ khi đào tạo và
quá trình trưởng thành là giao tiếp hạn chế, cũng là nguyên nhân dẫn tới việc dạy
luyện từ và câu bị hạn chế.


Việc tổ chức chuyên đề của tổ chuyên môn, của trường Tiểu học thường không
được chọn lọc, không xuất phát từ đòi hỏi của thực tế phải giải quyết vấn đề cụ thể của
trường mà sa vào làm đối phó những đề tài cũ kĩ, chung chung, hoặc đề tài mới nhưng
không biết cách giải quyết cụ thể. Do vậy, sau chuyên đề mọi vấn đề y nguyên hoặc bị
qn lãng ngay, khơng ai ngó tới, nhớ tới hoặc tiếp tục suy nghĩ, nghiên cứu ứng dụng
tiếp, trao đổi tiếp…


Chậm đổi mới phương pháp dạy học, hoặc chưa theo kịp đổi mới phương pháp
dạy học cũng là một nguyên nhân cản trở dạy luyện từ và câu ở tiểu học có kết quả. Sự


tổ chức hình thức gị bó, đơn điệu của nhóm; sự sa đà giảng giải của giáo viên dẫn tới
học sinh bị nhàm chán, chán học luyện từ và câu, giáo viên chưa dám đột phá tạo môi
trường cho học sinh giao tiếp.


Cộng với sự chây lười thụ động cố hữu của học sinh đã tạo nên một rào cản lớn
trong việc dạy luyện từ và câu ở tiểu học, dẫn tới kết quả hạn chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Mở chuyên đề Luyện từ và câu lớp 2, lớp 4 tại trường và đăng kí dạy chuyên đề
cấp huyện.


Khảo sát chất lượng học sinh, khảo sát giáo viên, hiệu phó, tổ chun mơn.
Dự giờ thăm lớp thường xuyên.


Tổ chức dạy mẫu toàn trường, thử nghiệm.
Tổ chức thảo luận, trao đổi thống nhất thực hiện.


Tổ chức hoạt động trong học sinh: sinh hoạt, giao lưu “Em yêu Tiếng Việt”,
hoạt động ngoài giờ lên lớp: thi kể chuyện, đôi bạn học tập, sổ tay văn học, sổ tay
luyện từ và câu (sổ của giáo viên và sổ của học sinh).


Thường xuyên nhắc nhở các em đọc các bài văn mẫu, báo thiếu nhi, báo Thiếu
niên – Tiền phong, đọc truyện thiếu nhi tại thư viện của trường để các em mở rộng
vốn từ.


<b>2.4. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP ĐỂ GIÁO VIÊN DẠY</b>
<b>LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÓ HIỆU QUẢ : </b>


<b>2.4.1. Nhà trường tổ chức chuyên đề Luyện từ và câu cho giáo viên toàn trường</b>
dự, phó hiệu trưởng là người phụ trách và trình bày, tổ chức thực hiện đề tài Luyện từ
và câu. Trong đề tài xác định rõ đối tượng nghiên cứu và những người tham gia đề tài,


phải được ghi rõ thời gian thực hiện trong kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường.
Sau khi báo cáo kế hoạch thực hiện đề tài sẽ tiến hành thu thập thông tin của đề
tài (qua biểu mẫu điều tra và tổng hợp) rồi xử lý thông tin.


Xác định nội dung dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4;5 và hiểu rõ vị trí của phân
mơn trong Tiếng Việt nói chung về từ vựng, về ngữ nghĩa và ngữ pháp văn bản, về
quan điểm dạy giao tiếp cho học sinh, quan điểm này thể hiện trên cả hai phương
diện nội dung và PPDH, thể hiện trong nhiều phân mơn: tập đọc, kể chuyện, chính tả,
tập làm văn…và Luyện từ và câu.


Quan điểm tích hợp, có tích hợp chiều ngang, chiều dọc.
Quan điểm tích cực hố hoạt động học tập của học sinh.


Dạy Luyện từ và câu là phải đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới khơng có
nghĩa là bỏ hết cái cũ. Đổi mới ở đây là vận dụng, phát huy yếu tố tích cực của tất cả
các PPDH truyền thống (cũ) và loại bỏ các yếu tố tiêu cực theo hướng tích cực hố
vai trị của học sinh. Dạy học (có chữ “học”) là dạy cách học, cách tự tìm ra kiến thức,
dạy một biết nhiều!


Dạy học lấy người học làm trung tâm; trong đó thầy cơ đóng vai trị người tổ
chức, mỗi HS đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát
triển.


<i><b>2.4.2.Hoạt động của học sinh trong giờ học luyện từ và</b></i> <i><b>câu:</b></i>


Có hai hoạt động :


-Hoạt động giao tiếp (mơn nào cũng có, nhưng đây là hoạt động đặc thù của
môn Tiếng Việt, trong đó có phân mơn Luyện từ và câu).



-Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết (như các mơn học khác).
Hai hoạt động trên được tổ chức theo nhiều hình thức, có các hình thức tổ chức
lớp học sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Làm việc theo nhóm: tổ chức nhiều nhóm để trao đổi bàn bạc về một nội dung
bài học.


+ Học cặp đôi: hai cá nhân ngồi gần nhau cùng trao đổi thảo luận về một nội
dung, về một câu hỏi được giáo viên nêu ra.


+ Làm việc theo lớp: tổ chức học chung tồn lớp


<b> Chia nhóm như thế nào, cử học sinh nào làm nhóm trưởng, hai bàn ngồi quay</b>
mặt lại với nhau...v.v. Đó là biện pháp, là thủ thuật của từng giáo viên. Sự phối hợp
các hình thức tổ chức lớp học khác nhau tạo nên sự mềm dẻo, linh hoạt và sinh động
cho quá trình dạy học. Quan trọng hơn, nó tạo điều kiện cho giáo viên cá thể hóa việc
dạy học, tạo cơ hội cho mọi học sinh đều được tham gia vào hoạt động học tập, tạo
cho học sinh cách làm việc tập thể theo nhóm, cách phối hợp với bạn bè trong cơng
việc, cách chủ động tự tin trình bày ý kiến cá nhân.


Biện pháp, thủ pháp này nhằm để thực hiện PPDH. Chúng ta thực hiện đúng
PPDH để đạt hiệu quả học tập cao nhất; cịn dùng hình thức nào, biện pháp gì, cho
học sinh hoạt động như thế nào là tuỳ thuộc vào học sinh, cơ sở vật chất, nội dung bài
học...Đổi mới PPDH còn là vận dụng mọi biện pháp, phương tiện để đạt hiệu quả cao
nhất.


<i><b>2.4.3.Hoạt động của GV trong giờ học luyện từ và câu:</b></i>


a. Giao việc cho HS



-Cho HS trình bày yêu cầu của câu hỏi
-Cho HS làm mẫu một phần


-Tóm tắt nhiệm vụ, dặn dò HS


b.Kiểm tra HS: Trong quá trình học sinh làm bài tập, giáo viên cần tới từng bàn
để kiểm tra công việc của các em.


- Xem HS có làm việc khơng


- Xem HS có hiểu nhiệm vụ phải làm không
- Trả lời thắc mắc của HS


c. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc
- Các hình thức báo cáo:


+Báo cáo trực tiếp với GV
+Báo cáo trong nhóm
+ Báo cáo trước lớp
-Các biện pháp báo cáo:


+Bằng miệng, bằng bảng con, bằng bảng lớp, bằng phiếu học tập.
+Thi đua giữa các nhóm, trình bày cá nhân.


<i><b>*Lưu ý</b></i><b>: Để rèn kĩ năng nói (kĩ năng giao tiếp), khi học sinh báo cáo yêu cầu</b>
học sinh trả lời theo ý hiểu của mình, khơng được trả lời nguyên văn đọc từ sách giáo
khoa. Nếu học sinh khơng trả lời được thì mời học sinh khác trả lời được giúp bạn và
sau đó nhắc lại nội dung trả lời của bạn.


d. Tổ chức đánh giá:


- Các hình thức :
+Tự đánh giá


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+ Khen, chê (định tính).
+ Cho điểm (định lượng).


*Hình thức dạy LTVC mới:


Kinh nghiệm cho biết: Trong phần lớn các trường hợp, nhất là trong trường hợp
câu hỏi, bài tập đề ra đã rất cụ thể thì cho HS làm việc độc lập.


Ví dụ: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm (Tuần 25 –lớp 4), bài tập 3: yêu
cầu học sinh tìm từ (ở cột A) phù hợp với lời giải nghĩa (Cột B).


<i> Bài tập này để kiểm tra kiến thức nên coi trọng hoạt động cá nhân của học sinh.</i>
Trường hợp câu hỏi, bài tập còn trừu tượng hoặc khái quát như: mở rộng vốn
từ…


Ví dụ: khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Nhân dân (Tiết 3 –lớp 5), bài tập 3: u
cầu học sinh tìm một số từ có tiếng “đồng” (theo nghĩa là cùng).


Trường hợp nếu làm việc chung cả lớp, sẽ có ít HS được hoạt động; nên cho
làm việc theo nhóm là tốt nhất, hoặc hình thức vừa dạy vừa tổ chức sân chơi. Hình
thức làm việc cả lớp áp dụng khi giới thiệu bài, củng cố bài, hoặc các câu hỏi không
cần suy nghĩ lâu, hoặc lúc HS trình bày kết quả làm việc.


<i>*Vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi trong học tập để mở rộng vốn từ cho</i>
<i>các em:</i>


Trò chơi học tập là một loại trò chơi đặc biệt. Trò chơi học tập khơng chỉ nhằm


giải trí mà cịn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng đã học. Các tiết học có trò chơi sẽ
thu hút mức độ tập trung của học sinh. Những kiến thức khô khan và cứng nhắc sẽ trở
nên sinh động, hấp dẫn nếu được tổ chức trò chơi.


Nội dung của trò chơi học tập phải gắn liền với các tri thức và kĩ năng của môn
học. Nói cách khác, khi sáng tạo ra các trị chơi học tập, giáo viên dựa vào các kiến
thức, kĩ năng của phân môn Luyện từ và câu cần củng cố, rèn luyện cho học sinh để
xây dựng thành nội dung các trị chơi. Trị chơi học tập cần có luật chơi rõ ràng, đơn
giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không địi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện. Ngồi ra,
trò chơi nên diễn ra trong thời gian ngắn, phù hợp với trình độ của học sinh, khơng
q khó. Trị chơi học tập phần lớn được xem là một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến
thức mà HS vừa học trong tiết học. Tuy nhiên, trị chơi học tập có thể tổ chức ở tất cả
các khâu trong tiến trình tiết học hoặc sau một số bài học, khi học sinh đã có kiến thức
tổng hợp. Trị chơi học tập là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần đổi mới
phương pháp dạy học luyện từ và câu nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo
của HS. Có rất nhiều loại hình trị chơi có thể áp dụng khi dạy nhiều bài Luyện từ và
câu (Mở rộng vốn từ) lớp 4;5.


Một số trị chơi như: Tìm bạn (tìm nhanh từ cùng chủ đề), Tìm nhanh từ cùng
<i>nghĩa, trái nghĩa, Thi phân loại từ nhanh, Tiếp sức tìm từ, Tìm bạn đồng hành, Tìm</i>
<i>tiếng trung tâm, Đốn ô chữ, Câu cá, Hái quả, Ai nhanh ai đúng,…</i>


<i><b>Ví dụ</b>: *Trị chơi1: Tìm bạn</i>


Để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học giáo viên tổ chức trò chơi tìm từ
gần nghĩa khi dạy bài <i><b>Luyện tập về từ đồng nghĩa</b></i> lớp 5 (tiết 6): giáo viên cho học
sinh thảo luận nhóm 6, mỗi nhóm 1 từ tìm từ đồng nghĩa với từ đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+chăm chỉ:
+dũng cảm:



Thời gian 2 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ đồng nghĩa nhóm đó được tun
dương.


<i>*Trị chơi2: Tiếp sức tìm từ</i>


Khi dạy bài Luyện tập từ đồng nghĩa (tuần 3 – lớp 5), cho học sinh chơi trò chơi
Tiếp sức tìm từ để mở rộng vốn từ cho các em.


Giáo viên gắn một số từ lên bảng phụ gồm các từ “ chăm chỉ, siêng năng, cần
<i>cù, cần mẫn, chết , hy sinh, qua đời, chăm chỉ, cần cù, ăn, xơi, biếu, tặng, mất, cho,</i>
<i>dũng cảm, can trường, gan dạ, can đảm”, giáo viên gắn lẫn lộn trên bảng lớp chia</i>
làm 3 phần giống nhau.


+Bước 1: Chia lớp làm 3 tổ, để các tổ thảo luận trong vòng 2 phút.


+Bước 2: Cho mỗi tổ cử một học sinh đại diện lên chọn một từ gần nghĩa sắp
xếp vào bảng của mình, gắn xong về chỗ bạn khác trong tổ lên tìm từ để gắn đúng
nhóm từ (trong thời gian 2 phút) nhóm nào hồn tất sớm sẽ được tuyên dương (3 tổ
cùng làm việc một lúc).


+chết:
+ăn:
+cho:
+chăm chỉ:
+dũng cảm:


Cả lớp cùng giáo viên quan sát theo dõi, tổ nào làm nhiều nhanh chính xác, giáo
viên cho cả lớp nhận xét, giáo viên sửa sai và tuyên dương.



<i>*Trò chơi 3: Đốn ơ chữ</i>


Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Truyền thống (tuần 26 – lớp 5), cho học sinh chơi
trị chơi Đốn ơ chữ để mở rộng vốn từ cho các em.


CHỦ ĐIỂM Truyền thống
Ô chữ: KẾ THỪA
1. MỤC ĐÍCH:


- Tìm nhanh được các thành ngữ, tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam;


- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ về truyền thống;


- Rèn trí thơng minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh các nghĩa của từ.
2. CHUẨN BỊ:


Phần mềm PowerPoint để trình chiếu ơ chữ


Hoặc: Kẻ trên giấy rôki loại to để hoạt động cả lớp và in phiếu học tập tới từng HS.
( Phần chuẩn bị để thực hiện giải các ô chữ giống nhau)


Dựa vào từ hàng dọc trong ơ chữ hãy tìm các từ hàng ngang, mỗi hàng ngang là
một thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Hàng ngang thứ nhất: Có cơng mài sắt, có ngày nên kim.
Truyền thống: kiên trì


Hàng ngang thứ hai: Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hịn núi cao.


Truyền thống: đồn kết


Hàng ngang thứ ba: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra


Một lịng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Truyền thống: hiếu thảo


Hàng ngang thứ tư: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Truyền thống: biết ơn


Hàng ngang thứ năm: Lời nói khơng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau.
Truyền thống: lịch sự, tế nhị


Hàng ngang thứ sáu: Thương người như thể thương thân.
Truyền thống: yêu thương con người


Ô chữ hàng dọc: KẾ THỪA


<i><b>2.4.4.Những điểm cần lưu ý khi dạy mở rộng và hệ thống hoá vốn từ :</b></i>


Cần coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh, đây là nhiệm vụ cơ bản của
phân mơn Luyện từ và câu. Khi có vốn từ phong phú, học sinh rất thuận lợi trong giao
tiếp và tư duy.


Ở lớp 4 và lớp 5, loại bài tập mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ được sử dụng
khá nhiều dưới các dạng khác nhau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+Đặt câu với từ đã cho.


+Xác định tình huống sử dụng thành ngữ, tục ngữ.


Cách mở rộng và hệ thống hoá vốn từ cũng có quy luật của nó, có nhiều quy
luật. Nổi bật nhất là dựa vào <i><b>quy luật liên tưởng</b></i> của tư duy con người. Tư duy của
con người, khi nói đến cái này người ta liên tưởng đến cái này, nhắc đến một cái khác
làm cho người ta liên tưởng đến một cái khác.


Cho nên, mở rộng vốn từ cho học sinh chúng ta phải biết dựa vào quy luật này.
Nghĩa là dạy một từ cần mở rộng thêm các từ cùng trường nghĩa ta gọi là quy luật liên
tưởng. Từ 1 từ cho trước sẽ cho ra nhiều từ mới cùng nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn.
Ví dụ : Dạy từ “ nhân hậu” cần mở rộng các từ như: <i><b>nhân đạo, nhân từ,</b></i>
<i><b>thương người, tốt bụng… </b>(đồng nghĩa); <b>độc ác, hung ác… </b>(trái nghĩa). Khơng thể</i>
nói đến các từ như: thắng cảnh, bảo tàng…v.v.


Hai là: Những từ được mở rộng là do học sinh tự tìm được dưới sự gợi ý của
giáo viên mở rộng. Học sinh tự tìm nhiều từ cùng trường nghĩa, tức là cùng một chủ
điểm. Giáo viên phải tỉnh táo xem xét kĩ nghĩa của từ đó để hệ thống hố lại. Như vậy,
“mở rộng” vốn từ, chủ yếu là do học sinh; giáo viên chỉ nên “hệ thống hố” và “tích
cực hố”. Tích cực hố là hạn chế đến loại bỏ các từ khơng thơng dụng, tiếng lóng,
tiếng tục...Và phát huy những từ ngữ văn hố, phổ thơng. Giáo viên khơng làm thay!
Bất đắc dĩ, giáo viên mới tìm thay cho đối tượng học sinh yếu bằng cách cung cấp một
số từ yêu cầu học sinh xác định, hoặc gợi ý cho học sinh tự nói.


-Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hố thơng qua các bài tập:
+ Tìm từ ngữ theo chủ điểm:


Bài tập này khơng khó, nhiều đối tượng HS có thể làm được. HS khá giỏi


thường tìm được nhanh và nhiều hơn.…..Giáo viên lưu ý, có khi HS tìm được từ cùng
nghĩa bằng từ địa phương. Đó khơng phải là mở rộng. Vì hai từ đó là một. Phải biết
động viên các em tìm từ cùng nghĩa.


Ví dụ : Mở rộng vốn từ có chủ điểm sức khoẻ (tuần 20): <i><b>đau-ốm, gầy-yếu, </b></i>
<i><b>ốm-yếu</b></i>…Các cặp từ đó chỉ là một, mà do sử dụng ở từng địa phương. Trường hợp này,
chúng ta phải làm chủ nắm được từ địa phương của học sinh lớp mình, địa bàn đang
công tác.


Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
thi tìm từ tiếp sức, tìm bạn đồng hành.


Nếu từ cho sẵn có nghĩa trừu tượng, khó nhận biết, để trợ giúp hoạt động tìm từ
của học sinh, giáo viên giải thích nghĩa của từ cho sẵn và nêu một số ngữ cảnh điển
hình, trong đó có sử dụng từ cho sẵn ấy, (giáo viên áp dụng nhiều cách giải nghĩa từ
như sau: giải nghĩa bằng trực quan, giải nghĩa bằng ngữ cảnh, giải nghĩa từ bằng cách
phân tích từ thành các từ tố (tiếng), giải nghĩa bằng định nghĩa).


<i>Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa với từ: trung thực</i>


Đối với bài tập này, tìm từ trái nghĩa với từ “trung thực” học sinh khó nhận
biết, giáo viên hướng dẫn học sinh bằng cách giải thích nghĩa của từ “trung thực”
thơng qua ví dụ (“trung thực” có nghĩa là hết sức thành thật, ngay thẳng. Ví dụ: Chưa
làm bài tập, Nam trung thực lên báo với cô giáo chủ nhiệm.), từ đó học sinh dễ dàng
hiểu nghĩa của từ và tìm từ. (Ví dụ: trái nghĩa với từ “trung thực” là “dối trá, gian dối,
gian lận, lừa đảo, lừa lọc…”)


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>Ví dụ: Thi tìm từ nhanh theo chủ điểm đưa ra: tìm từ nói về chủ điểm: nhân hậu,</i>
đồn kết, trung thực, ước mơ, ý chí, nghị lực, ….( Sử dụng trong các tiết ơn tập giữa
kì, cuối kì)



+Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ (tìm thêm tiếng mới ghép với tiếng có
sẵn tạo thành từ):


Dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn, tìm những từ có cùng yếu tố cấu tạo từ
và cùng kiểu cấu tạo. Dạng bài tập này có tác dụng rất lớn trong việc giúp học sinh
phát triển, mở rộng vốn từ. Trong các tiết có những loại bài tập này, người giáo viên
có thể thiết kế một số trò chơi giúp học sinh mở rộng vốn từ: trị chơi tiếp sức tìm từ,
tìm bạn đồng hành,…


<i>Ví dụ: Thảo luận nhóm: Thi tìm nhanh từ: có tiếng “quốc” (Bài : Mở rộng vốn</i>
từ: Tổ quốc – Tuần 2, lớp 5).


<i>Ví dụ</i>: Bài tập 1 tuần 3 (SGKTV 4) u cầu học sinh tìm một số từ có chứa tiếng
“hiền”, “ác”


Để học sinh tìm được từ đúng theo yêu cầu, trước tiên phải giải nghĩa 2 từ
“hiền”, “ác” để học sinh hiểu nghĩa của từ sau đó mới tìm được từ có nghĩa, đúng chủ
điểm.


<b>.hiền: lành, biết thương người, thương vật, không ưa đánh đập gây gổ.</b>
<b>.ác: hung dữ, hiểm độc, xấu</b>


-Từ chứa tiếng “hiền”: hiền lành, hiền dịu, hiền thảo, hiền từ……
-Từ chứa tiếng “ác”: hung ác, ác nghiệt, ác ơn, ác thú,…….


<i>Ví dụ: Bài tập 3 tiết 3 (SGKTV 5) yêu cầu học sinh tìm một số từ có tiếng</i>
“đồng” (theo nghĩa là cùng).


Để học sinh có được vốn từ khá phong phú, tơi đã cho học sinh thi tìm từ điền


vào bài thơ sau:


...son sắt một lòng (đồng lòng)


...là chỗ cùng làng, cùng quê (đồng hương)
...ý hợp tâm đầu (đồng tình)


...sát cánh chẳng hề xa nhau (đồng đội)
...chung lớp chung trường (đồng môn)


...tiến bước trước sau nhịp nhàng (đồng hành)
...tay nắm chặt tay (đồng chí)


...sum họp bốn phương một nhà (đồng bào)
...quần áo quả là đẹp thay (đồng phục)
...hội tụ một nơi (đồng qui)


...cộng khổ ngọt bùi sẻ chia (đồng cam)
...cộng tác cùng nghề (đồng nghiệp)
...thống nhất xin mời giơ tay (đồng ý)


<i>Ví dụ: Trị chơi Tiếp sức tìm từ, tìm từ đồng nghĩa với từ “chết, chăm chỉ, cho,</i>
dũng cảm, ăn” (Bài: Luyện từ về từ đồng nghĩa – tuần 3, lớp 5).


+Tìm hiểu, nắm nghĩa của từ ngữ.


Bài tập này liên quan bài tập trên, có hiểu nghĩa mới tìm được từ cùng chủ điểm,


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

ác, độc ác,…Ta nên biết rằng có khi HS hiểu nghĩa nhưng không diễn đạt ra được. Ta
thử bằng cách cho HS dùng từ đó nói một câu để đánh giá sự hiểu nghĩa của em HS


đó.


<i>*Ví dụ: đặt câu với từ “hiền lành”</i>
+Phân loại từ ngữ.


Có nhiều cách phân loại. Giáo viên nên dựa vào yêu cầu của từng bài.


<i>Ví dụ: phân loại từ có tiếng “trung” tuần 6 là phân loại từ theo nghĩa của chúng.</i>
Bài tập 3 có 3 từ chung có nghĩa “ở giữa” và 5 từ chung có nghĩa “một lịng một dạ”.
+Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm.


Bài tập này đòi hỏi giáo viên phải hiểu được nghĩa của thành ngữ, tục ngữ.
Nghĩa của một thành ngữ tương đương với nghĩa của một từ.


<i>Ví dụ1: .Thành ngữ: “Vung tay quá trán” là vượt q quyền hạn của mình;</i>
“Mẹ trịn con vng” là sinh nở thuận lợi...


<i>Ví dụ2: Tục ngữ nói về khoa học tự nhiên chỉ có nghĩa đen (như “</i><b>chuồn chuồn</b>
<b>bay thấp thì mưa...”). Cịn tục ngữ nói về xã hội thì có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.</b>
Trong đó, người ta chủ yếu nói đến nghĩa bóng (như “Uống nước nhớ nguồn”).


<i>Ví dụ3: Tuần 12, bài tập 4: Tìm hiểu nghĩa của câu tục ngữ: “Lửa thử vàng gian</i>
nan thử sức”, học sinh phải hiểu nghĩa đen là người ta thử vàng tốt xấu bằng cách
nung lửa; con người thử sức bằng vượt qua gian nan. Học sinh phải nói thêm câu tục
ngữ khuyên ta rèn luyện.


+Luyện sử dụng từ ngữ.


Từ nào dễ luyện ít, từ khó phải luyện nhiều. Luyện từ dễ đến khó. Phải sử dụng
được từ ngữ mới gọi là hiểu nó. Mục đích cuối cùng của việc học từ ngữ chính là để


sử dụng được chúng một cách chính xác, nghệ thuật.


<i>Ví dụ: từ “trung” nói trên, phải phân biệt nghĩa của hai từ “trung” khác nhau</i>
mới dùng đúng nghĩa của nó.


<b>2.4.5.Biện pháp dạy học chủ yếu : </b>
a. Cung cấp kiến thức mới:


Giáo viên tổ chức cho HS làm bài tập ở phần nhận xét theo các hình thức sau
đây :


- Cả lớp
- Nhóm
- Cá nhân


Qua đó, HS tự rút ra kiến thức, tự ghi vào vở.
b.Luyện tập và mở rộng vốn từ:


Cho HS nhắc lại kiến thức liên quan, rồi cho làm bài tập theo nhóm, cá nhân.
Chú ý:


-Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập
-Chữa mẫu một bài hoặc một phần


-HS làm vào vở
-Hướng dẫn HS tự kiểm tra kết quả luyện tập


2.4.6 .Quy trình dạy học một bài cụ thể :
a.Kiểm tra bài cũ :



Có thể làm như sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

-HS lên bảng làm bài tập về nhà-HS khác nhận xét, GV chữa, cho điểm.
-GV chấm bài làm ở nhà một số HS (cả hs khá, giỏi, yếu).


b. Dạy bài mới:
Thường có 4 bước.


Nhưng tuỳ theo nội dung bài, tuỳ theo loại bài, tuỳ tình hình HS…Giáo viên
thực hiện đủ, hoặc thêm, hoặc bớt các bước; hoặc đảo lộn trật tự các bước. Bốn bước
thông thường là:


b.1.Giới thiệu bài.(Trực tiếp hoặc gián tiếp)


b.2.Hình thành khái niệm hoặc hướng dẫn thực hành :
+ HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập


+ Giáo viên ( có thể cùng với HS ) làm mẫu một phần hoặc một bài
+ Giáo viên tổ chức các hình thức khác nhau cho HS làm


+ Giáo viên tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét kết quả giải bài tập
b.3. Giáo viên cho HS rút ra những điều cần ghi nhớ


b.4. Giáo viên tiếp tục cho HS luyện tập- Có thể kết hợp chấm một số bài để rút
kinh nghiệm chung cho cả lớp.


b.5. Củng cố dặn dò:


-Giáo viên nhận xét tiết học, nhấn mạnh nội dung kiến thức.



-Giáo viên nêu yêu cầu thực hành, luyện tập cho HS, giao bài về nhà.
-Giáo viên nêu yêu cầu chuẩn bị bài sau.


Quy trình này là chung cho tất cả các bài LTVC. Nhưng PPDH mới yêu cầu
giáo viên vận dụng linh hoạt về hình thức, về phân bố thời lượng sao cho phù hợp với
từng lớp, cho từng nhóm HS, từng cá nhân HS để đạt hiệu quả dạy học cao nhất.


<b>2.4.7.Một số hình thức ngoại khóa</b>


Quy định “Sổ tay văn”, “Sổ tay luyện từ và câu” cho giáo viên và học sinh: quy
định mẫu sổ, hướng dẫn cách sưu tầm tài liệu, cách ghi, sổ dùng nhiều năm, nhiều cấp,
quy định thời gian kiểm tra, hoặc tổ chức thảo luận sinh hoạt ngoài giờ về cách sưu
tầm, cách ghi sổ tay văn học, trao đổi sổ cho nhau để học tập.


.Tổ chức giao lưu, kết nghĩa; các hoạt động vui chơi, văn nghệ thể dục thể thao,
nhưng chú ý lái nội dung vào mục đích dạy giao tiếp và nội dung luyện từ và câu trong
chương trình học tập của khối lớp; với hình thức nhẹ nhàng, hấp dẫn học sinh (phải
chú ý nội dung hoạt động và hình thức hoạt động có chủ định, có mục đích).


.Tổ chức chuyên đề “Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở”, chuyên đề “Hoạt động
nhóm” theo nội dung hướng dẫn của Sở GD&ĐT (tài liệu: đánh giá 5 năm thay sách):
tổ chức dạy mẫu và thảo luận trong phạm vi tổ chuyên môn hoặc trường hai chuyên đề
trên để thống nhất trong tổ, trong trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

.Thường xuyên nhắc nhở các em đọc các bài văn mẫu, báo thiếu nhi, báo Thiếu
niên – Tiền phong, đọc truyện thiếu nhi tại thư viện của trường (nếu có) để các em mở
rộng vốn từ.


3. THỰC HÀNH MỘT TIẾT DẠY:



 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : (tiết 51- tuần 26, lớp 5)
<b>MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG</b>


I. Mục tiêu :


1. Kiến thức:- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về bảo vệ và phát huy bản sắc truyền
thống dân tộc.


- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: <i>Truyền thống</i> gồm từ <i>truyền</i> (trao lại, để lại cho người
sau, đời sau) và từ <i>thống</i> (nối tiếp nhau không dứt); làm được BT2; 3.


2. Kĩ năng: Tích cực hố vốn từ về truyền thống dân tộc bằng cách sử dụng được
chúng để đặt câu, ghép thành các cụm từ.


3. Thái độ: Giáo dục thái độ bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc.
II. Chuẩn bị:


GV: phiếu bài tập để học sinh làm BT2 – BT3, máy chiếu.
III. Các hoạt động:


TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH


2’


15’


1. Ổn định:


2. Bài cũ: Liên kết các câu trong bài
bằng cách thay thế từ ngữ.



- Giáo viên nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:


Mở rộng vốn từ: truyền thống
b. Nội dung:


Bài 2: Gọi HS đọc đề, phân tích
-Yêu cầu hs làm bài nhóm đơi theo
bàn


Giáo viên nhận xét, chốt lời giải
đúng.


+ Truyền có nghĩa là trao lại cho
người khác, truyền nghề, truyền
ngôi, truyền thống.


+ Truyền có nghĩa là lan rộng:
truyền bá, truyền hình, truyền tin.
+ Truyền là nhập, đưa vào cơ thể,
truyền máu, truyền nhiễm.


*Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4:
Ghép danh từ hoặc động từ hoặc
tính hoặc cụm danh từ, cụm động từ,
cụm tính từ với từ truyền thống.


-Hát



- 2 – 3 học sinh đọc lại BT3. Viết 2 – 3
câu nói về ý nghĩa của bài thơ “Cửa
sông”. Trong đó có sử dụng phép thế.
- HS đọc đoạn văn và chỉ rõ phép thế đã
được sử dụng.


- Hs nhắc lại đề


- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp
đọc theo.


- Học sinh làm bài theo nhóm (3phút)
- Đại diện các nhóm trình bày.


- Danh từ hoặc cụm danh kết hợp với từ
truyền thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

15’


*Đặt câu với từ truyền tụng
Bài 3


- HS tìm đúng các từ ngữ chỉ người
và vật gợi nhớ truyền thống lịch sử
dân tộc.


<b>-</b> Từ ngữ chỉ người gợi nhớ lịch sử
và truyền thống dân tộc: các vua
Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng


Diệu, Phan Thanh Giản.


- Các từ chỉ sự vật là: nắm tro bếp
của thuở các vua Hùng dựng nước,
mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt
rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng,
Vườn Cà bên sông Hồng, thanh
gươm giữ thành Hà nội của Hoàng
Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan
Thanh Giản.


*Cung cấp thêm một số thông tin về
các nhân vật lịch sự để học sinh
nắm: các vua Hùng, Hồng Diệu,
Thánh Gióng, Phan Thanh Giản
-Nhờ công lao đánh đuổi giặc Ân,
vua Hùng đã đặt tên Gióng là Phù
Đổng Thiên Vương, vậy tại sao hội
thi thể thao trong nhà trường lại
mang tên “Hội khoẻ Phù Đổng”?
<b>-Phan Thanh Giản: Ông là người </b>
đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam bộ<b>.</b>
<b>-Hoàng Diệu: Từ 1879 đến 1882, </b>


Ông làm Tổng đốc Hà Ninh quản lý
vùng trọng yếu nhất của Bắc


<b>Bộ là Hà Nội và phụ cận. Ông đã </b>
chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ



* Động từ hoặc cụm động từ kết hợp với
từ truyền thống.


- Bảo vệ truyền thống.
- Phát huy truyền thống.


* Tính từ hoặc cụm tính từ kết hợp với
từ truyền thống.


- Truyền thống anh hùng.Truyền thống
vẻ vang.-->Cả lớp nhận xét.


- Mọi người truyền tụng nhau về buổi lễ
cơng nhận trường chuẩn của trường em.
-2 HS đọc tồn văn u cầu bài tập.


<b>-</b> Hs làm việc nhóm đơi: dùng bút chì
gạch dưới các từ ngữ chỉ người, vật gợi
nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
- Học sinh sửa bài theo lời giải đúng.


-Hs trình bày và lắng nghe.


- Hội khoẻ Phù Đổng là hội thi thể thao
dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi của
Gióng trong thời đại mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

4’


1’



chống lại quân đội Pháp, bất chấp
triều đình Huế đã chấp nhận đầu
hàng. Ngày 25 tháng


<b>4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng </b>
<b>3năm Nhâm Ngọ), thành Hà Nội </b>
thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại
Võ Miếu để không rơi vào tay qn
giặc.


4. Củng cố.


*Trị chơi: Đốn ơ chữ


*Kể thêm một số truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam ta.


- Giáo viên nhận xét + tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò:


Học bài. Nhận xét tiết học


Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết
câu.


<b>4. PHẦN KẾT LUẬN : </b>
4.1. KẾT LUẬN:


4.1.1.Dạy học phân môn Luyện từ và câu đã được sách giáo khoa, sách giáo


viên và nhiều tài liệu hướng dẫn. Cả nước và địa phương đã thu được nhiều kết quả
nhất định. Để duy trì chất lượng và nâng cao hiệu quả, chúng tơi đã nghiên cứu nhiều
vấn đề: Nội dung, phương pháp, thực trạng dạy học phân môn Luyện từ và câu – Tập
trung kiểu bài “Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ” trong phân môn Luyện từ và câu lớp
4; 5.


Qua đây, đề tài đã đề xuất phương hướng cải tiến phương pháp dạy học phân
môn Luyện từ và câu – kiểu bài “Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ”. Đó là:


- Nhà trường , Tổ chun mơn cần tổ chức chuyên đề dạy học phân môn Luyện
từ và câu;


- Đề xuất sáng kiến Hoạt động của học sinh trong giờ học luyện từ và câu; Hoạt
động của GV trong giờ học luyện từ và câu;


- Đề xất một Hình thức dạy LTVC mới;


- Vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi trong học tập để mở rộng vốn từ cho
các em;


- Một số điểm cần lưu ý khi dạy mở rộng và hệ thống hoá vốn từ;
- Các biện pháp dạy học chủ yếu;


- Quy trình dạy học một bài cụ thể.


- Một số thủ pháp hỗ trợ như: Dùng sổ tay văn học, sổ tay luyện từ; một số hình
thức ngoại khóa như: giao lưu, văn nghệ, thi đua… dạy mẫu, đi thư viện…v.v.


4.1.2. Thực nghiệm:



Những ý tưởng trên đã được thực nghiệm trên nhiều lớp, khách quan, liên tục,
lâu dài (3 niên khóa), có kiểm tra của tập thể, có hồ sơ lưu trữ. Kết quả rất tốt. (Xem
biểu bảng so sánh ở trang 5). Xin được mạnh dạn thông báo rằng: đề tài đã thành cơng
và có thể áp dụng đại trà trên diện rộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Phòng Giáo dục, các nhà trường trong địa phương góp ý, đầu tư thêm, để triển
khai rộng rãi.


Phòng Giáo dục, các nhà trường đưa vấn đề này thành một nội dung khảo sát
giáo viên giỏi lớp 4; 5 để tạo thói quen dạy học mơn khó khăn này.


Bn Đôn, tháng 11 năm 2011

<b>---Tài liệu tham khảo:</b>


STT Tên tài liệu Ghi chú


1 Sách Tiếng Việt lớp 4; 5


2 Sách Tiếng Việt giáo viên lớp 4;5


3 Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học - NXB Giáo
dục


4 Nghiên cứu Tiếng Việt - NXB Giáo dục
5 Báo Thiếu niên Tiền Phong


6 Từ điển Tiếng Việt - NXB Giáo dục.


</div>


<!--links-->
Thiết kế trò chơi ô chữ dạy luyện từ và câu lớp 3
  • 14
  • 3
  • 3
  • ×