Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng 3 nền giá thể khác nhau tới tỷ lệ sống tỷ lệ bám và khả năng sinh trưởng của hàu tbd tại trại giống thủy sản xã hạ long huyện vân đồn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 56 trang )

ĐạI HọC THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM
--------------

NGUYN VN TRNG

Tên ®Ị tµi:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA 3 NỀN GIÁ THỂ KHÁC NHAU TỚI
TỶ LỆ SỐNG, KHẢ NĂNG BÁM VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA
HÀU TBD TẠI TRẠI GIỐNG THỦY SẢN XÃ HẠ LONG
HUYỆN VÂN ĐỒN - TỈNH QUẢNG NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chun ngành: Ni trồng thủy sản
Khoa: Chăn ni Th y
Khố học: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐạI HọC THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM
--------------

NGUYN VN TRNG
Tên ®Ị tµi:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA 3 NỀN GIÁ THỂ KHÁC NHAU TỚI
TỶ LỆ SỐNG, BÁM VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA HÀU TBD TẠI
TRẠI GIỐNG THỦY SẢN XÃ HẠ LONG HUYỆN VÂN ĐỒN


TỈNH QUẢNG NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chun ngành: Ni trồng thủy sản
Lớp: 43 NTTS
Khoa: Chăn ni Th y
Kho¸ häc: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Hoan

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này ngồi sự cố gắng của bản thân
tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các tổ chức và cá nhân. Qua
đây tơi xin bày tỏ lịng biết ơn của mình đến tất cả sự quan tâm và giúp đỡ đó.
Trƣớc tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Trần Thị
Hoan ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới tồn thể thầy giáo cơ giáo trong khoa
Chăn nuôi - Thú y, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ kỹ thuật, cán bộ, công nhân đâng
công tác tại trại giống tại trại giống Thủy sản xã Hạ Long - huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tận tình
giúp đỡ hƣớng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài đó.
Qua đây tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè đồng nghiệp, những

ngƣời thân của tôi đã hết lịng giúp đỡ, động viên tơi hồn thành đợt thực tập
và làm khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn và gửi lời chào kính trọng nhất!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Trọng

năm 2015


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng đối với sinh viên nhằm mục
đích kiểm tra chất lƣợng học tập của sinh viên, củng cố lại kiến thức giúp cho
sinh viên tự trang bị cho mình kiến thức thực tiễn và khả năng thực hành, trên
cơ sở những kiến thức đã đƣợc học. Qua đó tự mình tổng hợp lại kiến thức,
xử lí và vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội của từng địa phƣơng. Để có thể đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn
sản xuất.
Xuất phát từ cơ sở trên, đƣợc sự phân công của khoa Chăn nuôi - Thú
y, bộ môn Nuôi trồng Thủy sản - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng 3 nền giá thể khác nhau tới
tỷ lệ sống, tỷ lệ bám và khả năng sinh trưởng của Hàu TBD tại trại giống
Thủy sản xã Hạ Long - huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh”.
Mặc dù đã cố gắng hết khả năng nhƣng do điều kiện thời gian có hạn,

hiểu biết và kỹ năng cịn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của
các thầy cơ giáo và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ..................................................... 20
Bảng 4.1. Công thức môi trƣờng dinh dƣỡng ni cấy tảo phịng
thí nghiệm ..................................................................................... 26
Bảng 4.2. Dụng cụ và thời gian đo các yếu tố môi trƣờng ............................ 27
Bảng 4.3. Công thức môi trƣờng nuôi cấy tảo sinh khối ............................... 27
Bảng 4.4. Đặc điểm các loài tảo đƣợc sử dụng làm thức ăn cho quá trình sản
xuất giống Hàu .............................................................................. 29
Bảng 4.5. Tỷ lệ các loại tảo làm thức ăn cho ấu trùng Hàu ........................... 29
Bảng 4.6. Tình hình dịch bệnh của Hàu giống và kết quả điều trị ................. 31
Bảng 4.7a. Công tác phục vụ sản xuất giống Hàu ......................................... 32
Bảng 4.7b. Kết quả phục vụ sản xuất giống Hàu .......................................... 33
Bảng 4.7c. Kết quả phục vụ sản xuất giống Hàu........................................... 34
Bảng 4.8. Tỷ lệ sống các giai đoạn ƣơng nuôi của ÂT Hàu .......................... 35
Bảng 4.9. Số lƣợng Hàu bám trên các loại giá thể ........................................ 36
Bảng 4.10. Tỷ lệ bám của Hàu giống trên các nền giá thể khác nhau............ 36
Bảng 4.11. Chiều rộng trung bình của Hàu bám/ 1 dây giá thể ..................... 38
Bảng 4.12. Chiều dài trung bình của Hàu bám/ 1 dây giá thể ....................... 38


iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình thái bên trong của Hàu TBD .................................................. 5
Hình 2.2. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Hàu ....................................... 9
Hình 2.3. Ấu trùng Trochophore .................................................................. 10
Hình 2.4. Ấu trùng chữ D (Veliger) .............................................................. 11
Hình 2.5. Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo) ............................................................. 12
Hình 2.6. Ấu trùng bám spat) ....................................................................... 13


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt

Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt

ÂT

: Ấu trùng

Cs

: Cộng sự

ĐVT

: Đơn vị tính


Hàu TBD

: Hàu Thái Bình Dƣơng

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

SL

: Số lƣợng

TL

: Tỷ lệ

TLS

: Tỷ lệ sống


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................... v

MỤC LỤC .................................................................................................... vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 3
2.1.1. Hệ thống phân loại................................................................................ 3
2.1.2. Đặc điểm phân bố ................................................................................. 3
2.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo ................................................................... 4
2.1.4. Phƣơng thức sống ................................................................................. 5
2.1.5. Đặc điểm dinh dƣỡng: .......................................................................... 6
2.1.6. Đặc điểm sinh trƣởng ........................................................................... 7
2.1.7. Đặc điểm sinh sản ................................................................................. 8
2.1.8. Giới thiệu khái niệm nền giá thể và ảnh hƣởng các các nền giá thể tới
tỷ lệ sống, tỷ lệ bám và khả năng sinh trƣởng của Hàu TBD và tại sao nên
sử dụng các nền giá thể nhƣ: Hàu TBD, Hà cửa sông, Điệp giấy khi
cho Hàu bám. ............................................................................................... 14


vii

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc ............................ 15
2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới .............................................. 15
2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc ................................................ 16
2.2.3. Các nghiên cứu trên địa bàn................................................................ 19
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................ 20

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .................................. 20
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí nghiệm ................................................................. 20
3.4.1.1. Ảnh hƣởng của các nền giá thể khác nhau tới tỷ lệ sống
của Hàu TBD ............................................................................................... 21
3.4.1.2. Ảnh hƣởng của các nền giá thể khác nhau tới tỷ lệ bám của Hàu TBD 21
3.4.1.3. Ảnh hƣởng của các nền giá thể khác nhau tới kích thƣớc trung bình
của Hàu giống .............................................................................................. 22
3.4.2. Phƣơng pháp theo dõi hoặc thu thập thông tin .................................... 22
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu ................. 22
3.4.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu ................................................................... 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 24
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ..................................................................... 24
4.1.1. Nội dung phục vụ sản xuất ................................................................. 24
4.1.2. Phƣơng pháp tiến hành ....................................................................... 24
4.1.2.1. Tiêu chí lựa chọn Hàu bố mẹ và cách cho đẻ. .................................. 24
4.1.2.2. Kỹ thuật nuôi cấy tảo làm thức ăn cho Hàu...................................... 25
4.1.2.3. Phƣơng pháp quản lý và chăm sóc Hàu giống.................................. 29
4.1.2.4. Cách cho bám và thu hoạch ............................................................. 30


viii

4.1.2.5. Cách phòng và trị một số bệnh cho Hàu........................................... 30
4.1.3. Kết quả phục vụ sản xuất .................................................................... 32
4.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................ 35
4.2.1. Ảnh hƣởng của các nền giá thể khác nhau tới tỷ lệ sống Hàu TBD ..... 35
4.2.2. Ảnh hƣởng của các nền giá thể khác nhau tới tỷ lệ bám của Hàu TBD ... 36

4.2.3. Ảnh hƣởng của các nền giá thể khác nhau tới kích thƣớc trung bình của
Hàu giống..................................................................................................... 37
Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................ 40
5.1. Kết luận ................................................................................................. 40
5.2. Tồn tại ................................................................................................... 41
5.3. Đề nghị .................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
II. Tiếng Anh
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nƣớc ta với bờ biển dài 3260 km, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa
sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sơng
ngịi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện đã tạo cho nƣớc ta có
tiềm năng lớn về diện tích mặt nƣớc. Với tiềm năng lớn đó đã tạo cho nƣớc ta
cơ hội phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Hàu TBD là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, thịt thơm ngon và có giá
trị dinh dƣỡng cao, có chứa nhiều protein, glucid, canxi, magie, đặc biệt là
kẽm. Hàu TBD có tính ƣu việt cao nhƣ: tốc độ sinh trƣởng nhanh, vỏ mỏng,
tỷ lệ thịt tƣơng đối cao, trung bình từ 20 - 50% khối lƣợng cơ thể.
Đây là đối tƣợng nuôi mới ở nƣớc ta, nhƣng sức tiêu thụ của thị trƣờng
rất lớn, với giá bán dao động từ 25.000 - 40.000đ/kg cả vỏ. Mặc dù có giá trị
kinh tế cao, nhƣng nguồn lợi này từ tự nhiên không nhiều. Chúng phân bố chủ
yếu ở các vùng Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Phú Yên. Do nhu cầu

tiêu thụ ngày càng tăng nên nguồn lợi Hàu TBD từ tự nhiên bị khai thác
nghiêm trọng nên việc phát triển nuôi Hàu TBD là việc làm rất cần thiết.
Đứng trƣớc tình hình thực tế nhƣ vậy, để đáp ứng nhu cầu nuôi ngày
càng cao thì vấn đề con giống cần phải đƣợc chú trọng. Việc thu gom con
giống Hàu TBD trong tự nhiên là điều rất khó thực hiện và dễ gây nhầm lẫn
với các loài khác. Do vậy để thúc đẩy và nâng cao năng suất và chất lƣợng
giống Hàu TBD hơn nữa, ta cần tìm ra những nền giá thể tốt và phù hợp nhất
trong quá trình cho Hàu bám vì chúng có ảnh hƣởng trực tiếp tới tỷ lệ sống,
khả năng bám và khả năng sinh trƣởng của Hàu TBD, kết hợp với thời gian
cho phép của đợt thực tập nên chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 nền giá thể khác nhau tới tỷ lệ sống, tỷ lệ


2

bám và khả năng sinh trưởng của Hàu TBD tại trại giống Thủy sản xã Hạ
Long - huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Góp phần hồn thiện quy trình sinh sản nhân tạo Hàu TBD tại
trung tâm.
- Tìm ra đƣợc nền giá thể thích hợp nhất để sử dụng nuôi Hàu TBD.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật trong sản xuất Hàu TBD giống.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: góp phần làm rõ đặc tính sống bám của Hàu TBD.
- Ý nghĩa thực tiễn: hoàn thiện quy trình sản xuất giống Hàu TBD và
chuyển giao công nghệ cho bà con ngƣ dân.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Hệ thống phân loại
Hàu TBD Thumberg phân loại vào năm 1793 và đƣợc sắp xếp nhƣ sau:
Ngành Mollusca
Lớp Bilvalvia
Bộ Anisomyarya
Họ Ostreidae
Giống Crassotrea
Loài Crassotrea gigas (Thumberg, 1973)
2.1.2. Đặc điểm phân bố
- Là lồi phân bố rộng, chúng có mặt khắp nới trên thế giới, từ vùng
hàn đới, ôn đới đến nhiệt đới,
- Hàu TBD là lồi bản địa của Đơng Bắc châu Á nhƣ Nhật Bản, nhƣng
đƣợc di chuyển và lan rộng ra nhiều quốc gia nhƣ Trung Quốc, Pháp, phía
Tây nƣớc Mỹ và hiện nay chúng đƣợc phát triển nuôi tại bờ Đơng, Ca-Na-Đa,
Brazil, Hàn Quốc, Úc. Cho nên có thể nói Hàu TBD là lồi phân bố tồn cầu
(Ngơ Tuấn Anh, 2009) [8].
- Ở Việt Nam phân bố nhiều ở vùng biển Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long Bái Tử Long) và Hải Phòng (vịnh Cát Bà). Ở các tỉnh Miền Trung và Miền
Nam thì Hàu TBD chủ yếu phân bố ở vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hịa).
- Vị trí phân bố: thƣờng ở các vùng cửa sông, eo vinh, đầm phá, nơi
nƣớc lƣu thơng, ít sóng gió.
- Điều kiện mơi trƣờng: Hàu là lồi phân bố rộng nhiệt, rộng muối.
Thích ứng với độ mặn từ 5 - 30 ppt, nhiệt độ từ 7 - 350C, pH từ 7.5 - 8.5.



4

2.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo
 Cấu tạo ngồi
- Hàu TBD là lồi có kích thƣớc lớn nhất trong các lồi Hàu có trên thế
giới, kích thƣớc trung bình từ 8 - 20cm, có sức sinh trƣởng nhanh có thể đạt
100mm trong 12 tháng đầu đời, tuổi thọ có thể đạt 13 năm.
- Hàu TBD có dạng giống với Hàu cửa sơng (C.rivularis), tuy nhiên
Hàu TBD có tỉ lệ chiều cao và chiều dài lớn hơn từ 1/2 - 1/3 hàu cửa sông.
- Cơ thể Hàu đƣợc bao bọc bởi 2 vỏ cứng chắc. Vỏ trái lớn hơn và
thƣờng bám vào nền đá, có dạng hình chén. Vỏ phải nhỏ và phẳng. Đỉnh vỏ ở
phía trên và có bản sừng gắn giữa hai vỏ. Vỏ Hàu có 3 lớp: lớp sừng ngồi
mỏng, dễ bóc và cấu trúc hồn tồn bằng protein. Lớp giữa dày nhất là tầng
đá vôi với cấu trúc gồm cacbonate calcium kết tinh gắn chắc trên thể protein.
Lớp trong cùng mỏng, bóng sang và rất cứng là tầng xà cừ (Nguyễn Chính,
1996) [6].
- Hình dạng của vỏ rất khác nhau phụ thuộc vào môi trƣờng sinh sống.
Nếu Hàu sống riêng rẽ trên nền đáy mềm thì vỏ nhẵn và kéo dài. Nếu phân bố
trên nền đáy cứng thì vỏ có hình ống, nhăn, vỏ trái trịn hơn và lõm sâu. Khi
Hàu phân bố tập trung vỏ có hình dạng méo mó. Thơng qua hình dạng vỏ Hàu
có thể xác định đƣợc trạng thái của chất đáy. Hàu sống ở vúng có độ mặn cao
có vỏ cứng hơn vùng có độ mặn thấp.
- Hình thái vỏ Hàu TBD
 Vỏ Hàu TBD tƣơng đối lớn và không đều nhau giữa 2 vỏ, chúng dài
và có hình gần Oval, những sọc đối xứng của 2 vỏ thịt bắt đầu từ những mấu lồi.
 Cơ khép vỏ hình bầu dục. Trên bề mặt phần trƣớc bụng và phần
lƣng của vỏ thƣờng có những hốc lõm sâu.
 Màu vỏ ngồi hơi vàng trắng và có những sọc màu nâu, phía trong
vỏ có màu trắng sữa



5

 Cấu tạo bên trong
- Xúc tu có dạng những nếp gấp hình nón với màu hơi ngả vàng và
những chấm nâu.
- Ruột màu đen, tim có màu ngà hơi vàng.
3

2

1

4
13

12

5

11

6

7

8

9


10

Hình 2.1. Hình thái bên trong của Hàu TBD

1. Tim

2. Cơ khép vỏ

3. Hậu môn

4. Vỏ phải

5. Xoang nƣớc ra

6. Mang

7. Màng áo phải

8. Màng áo trái

9. Ruột

10. Dạ dày

11. Tuyến sinh dục 12. Bản lề

13. Miệng
2.1.4. Phương thức sống
Phƣơng thức sống của Hàu thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể.
- Ấu trùng phù du sống trôi nổi: (giai đoạn này bắt đầu từ lúc trứng bắt

đầu thụ tinh đến khi ấu trùng bắt đầu xuất hiện mầm chân bám). Ấu trùng có


6

khả năng bơi lội nhờ vào hoạt động của vành tiêm mao, thời kỳ này dài hay
ngắn phụ thuộc rất lớn vào thức ăn và nhiệt độ nƣớc.
- Trƣởng thành sống bám cố định: Ấu trùng bò lê nếu gặp đƣợc vật
bám phù hợp nhƣ: Đá, vỏ động vật thân mềm, san hô chết… Hàu sẽ tự tiết ra
tơ chân để bám và sau đó nó sẽ tiết ra các keo dính để cố định vỏ trái trên vật
bám. Giai đoạn này thƣờng kéo dài 1 - 2 ngày (Cao Văn Viện và Nguyễn Tác
An, 2006) [10].
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng:
Thức ăn của Hàu thay đổi khác nhau tùy thuộc vào phƣơng thức sống
của từng giai đoạn:
- Giai đoạn sống trôi nổi: Thức ăn của ấu trùng ở giai đoạn này thƣờng
là các loại thực vật phù du kích thƣớc nhỏ (2 - 8 m) nhƣ nanochloropsis,
Isochrysis, Chaetocesros, Pavlov, Chlorella, Cryptomonas, Monas, Platymonas…
Trong sản xuất giống thức ăn nhân tạo là một vấn đề cần chú trọng và nghiên
cứu sâu sắc hơn nữa.
- Giai đoạn trƣởng thành: Theo kết quả nghiên cứu thức ăn của Hàu ngƣời
ta thấy rằng: Thức ăn của Hàu gồm có các sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ, và
các chất hòa tan trong nƣớc nhƣ aminoaxit, muối khoáng (đặc biệt là muối canxi
rất cần thiết cho sự hình thành vỏ). Thực vật phù du (phytoplankton) chủ yếu là
tảo silic: Melosira, Coscinodiscus, Navicula, Chaetoceros, Skeletonema… Động
vật phù du (zooplankton) bao gồm ấu trùng giun nhiều tơ, Copepoda nhỏ, Rotifer
và các loại ấu trùng Copepoda, Polychaeta (Nguyễn Chính, 1980) [5].
Phƣơng thức bắt mồi: Hàu là lồi sống cố định nên phƣơng thức bắt
mồi bị động theo hình thức lọc nhiều lần (Chestinnt, 1946) khơng có khả năng
chọn lọc thức ăn về chất lƣợng nhƣng có khả năng chọn lọc kĩ càng thức ăn

theo kích thƣớc lớn nhỏ. Hàu bắt mồi trong q trình hơ hấp dựa vào cấu tạo
đặc biệt của mang. Khi hô hấp nƣớc có trong mang theo thức ăn qua bề mặt


7

mang, các hạt thức ăn đƣợc giữ lại ở mang nhờ các tiêm mao và dịch nhờn
đƣợc tiết ra ở các tiêm mao. Các hạt thức ăn có kích thƣớc nhỏ sẽ đƣợc dịch
nhờn của các tiêm mao quấn dần về phía miệng, cịn hạt thức ăn q lớn tiêm
mao khơng giữ đƣợc sẽ bị dịng nƣớc cuốn đi khỏi bề mặt mang, sau đó tập
trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù Hàu bắt mồi thụ
động nhƣng cách bắt mồi nhƣ vậy chúng có thể chon lọc đƣợc thức ăn theo
kích thƣớc (FAO, 2003).
2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Sự sinh trƣởng của Hàu phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh, trong đó yếu
tố nhiệt độ, thức ăn và độ mặn ảnh hƣởng trực tiếp tới sự sinh trƣởng phát
triển của ấu trùng theo: Byung Ha Park và ctv (1998). Ngoài ra sự sinh trƣởng
của Hàu còn phụ thuộc vào các nền giá thể mà chúng bám.
Ví dụ:
- Ở vùng biển nhiệt đới có nhiệt độ ấm, tốc độ sinh trƣởng của Hàu rất
nhanh và q trình sinh trƣởng diễn ra quanh năm. Thí dụ lồi Hàu
Crassostrea paraibanensis có thể đạt chiều cao 15cm trong một năm. Ở vùng
ơn đới q trình sinh trƣởng diễn ra trong mùa xuân - hè, mùa thu - đông gần
nhƣ không sinh trƣởng.
- Khi ở nhiệt độ 19 - 20 0C, giai đoạn phù du cùa Hàu kéo dài khoảng 3
tuần. Ở nhiệt độ 27 0C là 10 ngày.
- Độ mặn trong giai đoạn này giao động từ: 14 - 37 ‰, nhƣng thích hợp
nhất là 15 - 25 ‰ (Võ Thị Quế Chi, 2010) [4].
- Ngoài ra sự sinh trƣởng của Hàu còn phụ thuộc vào mật độ và điều
kiện môi trƣờng nƣớc của từng vùng khác nhau và do đặc tính di truyền của

từng lồi.
- Một đặc điểm nổi bật của Hàu vùng nhiệt đới là sinh trƣởng rất nhanh
trong 6 - 12 tháng đầu tiên sau đó chậm dần.


8

2.1.7. Đặc điểm sinh sản
Giới tính: có 3 dạng là đực, cái, lƣỡng tính
- Giới tính của chúng thay đổi theo vịng đời. Đối với Hàu TBD, chúng
là lồi lƣỡng tính có yếu tố đực chín trƣớc. Chúng thƣờng tham gia sinh sản
lần đầu tiên là con đực sau đó chuyển thành cái.
- Các yếu tố môi trƣờng, đặc biệt là thức ăn có thể ảnh hƣởng đến giới
tính của Hàu TBD. Trong điều kiện thức ăn dồi dào, chúng có xu hƣớng
chuyển từ giới tính đực sang cái và ngƣợc lại trong điều kiện thức ăn hạn chế
hay chúng tập trung thành từng quần thể với mật độ quá lớn thì tồn bộ đàn
Hàu có thể là con đực và một số ít là cá thể lƣỡng tính.
Tuổi thành thục: Hàu TBD tham gia sinh sản lần đầu sau khoảng 1 năm,
kích thƣớc 70 - 100 mm và 1 con Hàu TBD cái có thể sinh ra 50 - 100 triệu
trứng trong một lần đẻ. Quá trình thụ tinh diễn ra trong môi trƣờng nƣớc và mất
khoảng 10 - 15 phút sau đẻ trứng ở nhiệt độ 250C (Nimpis, 2002; Reise, 1998).
Phƣơng thức sinh sản: Tùy theo loài mà hình thức sinh sản khác nhau.
Giống Crassotrea và Saccostrea thì đẻ trứng và tinh trùng ra mơi trƣờng nƣớc,
q trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra trong nƣớc. Đối với nhóm
Ostrea thì q trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra trong màng áo của cơ
thể mẹ đến giai doạn diện bản, hoặc muộn hơn mới ra khỏi cơ thể mẹ.
Mùa vụ sinh sản: Ở vùng nhiệt đới sau một năm đã thành thục và tham
gia sinh sản. Mùa vụ sinh sản diễn ra quanh năm, nhƣng có hai mùa đẻ rộ là
vụ 1 từ tháng 4 - 6 và vụ 2 từ tháng 8 - 10 hàng năm. Mùa vụ sinh sản ở vùng
nhiệt đới thƣờng ít tập trung và kéo dài hơn so với vùng ôn đới.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sinh sản của Hàu TBD:
- Quá trình sinh sản của Hàu TBD chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố:
nhiệt độ, thức ăn, tỷ trọng nƣớc, độ mặn… Tuy nhiên yếu tố ảnh hƣởng mạnh
nhất đó là nhiệt độ. Theo Byung Ha Park và ctv (1998) nghiên cứu sự thành
thục của Hàu TBD tại Hàn Quốc cho thấy, yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến


9

sự thành thục là nhiệt độ, nhiệt độ tăng cao thời gian chin của tuyến sinh dục
càng rút ngắn. Còn theo thí nghiệm của Loosanoff về ảnh hƣởng nhiệt độ đến
sự phát triển của tuyến sinh dục Hàu Mỹ C.virginica cho thấy ở nhiệt độ 100C
thì Hàu sau 35 ngày mới thành thục, nhƣng tỷ lệ thành thục thấp. Muốn tuyến
sinh dục chín thì nhiệt độ thấp nhất là 15,80C, ở 20 - 250C sau 5 ngày Hàu bắt
đầu thành thục nhƣng tỷ lệ đẻ thấp chỉ đạt 24%, ở 300C sau 3 ngày Hàu đã
thành thục và cho tỷ lệ sinh sản cao.
- Độ mặn: có quan hệ chặt chẽ đến sinh sản đến sinh sản của Hàu. Độ
mặn cũng chịu ảnh hƣởng riêng lẻ cùng với nhiệt độ và thức ăn đồng thời ảnh
hƣởng đến sự thành thục của tuyến sinh dục. Tuy nhiên khi nhiệt độ thích hợp và
Hàu đã thành thục nhƣng độ mặn chƣa thich hợp thì Hàu vẫn chƣa sinh sản rộ
(Lê Thị Mai Anh, 2009) [1].
- Thức ăn: Trong môi trƣờng giàu dinh dƣỡng thì khả năng tích lũy
glucogen tang do đó sự tích lũy nỗn hồng trong buồng trứng của Hàu tang
theo vì vậy mà Hàu TBD thành thục sớm và có khả năng sinh sản tốt hơn.
Ngƣợc lại, trong môi trƣờng nghèo đinh dƣỡng thì khả năng thành thục sinh
dục và sinh sản của Hàu kém đi.
Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Hàu TBD:

Hình 2.2. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Hàu



10

1. Ấu trùng Trochophore (ấu trùng bánh xe):

Hình 2.3. Ấu trùng Trochophore
- Sau khi trứng thụ tinh đƣợc khoảng 10 -12 giờ thì trứng phát triển đến
giai đoạn ấu trùng bánh xe.
- Ấu trùng bánh xe có dạng hình vng, trịn, thoi. Tồn thân bao phủ
bởi các tiêm mao, nhiều tiêm mao tập trung thành vành đai tạo nên đĩa bơi.
- Ấu trùng sống trôi nổi, vận động nhanh và liên tục, bơi lội tự do,
chúng di chuyển về phía trƣớc hoặc di chuyển vịng trịng và có xu hƣớng tập
trung ở tầng mặt
- Soi trên kính hiển vi bắt đầu thấy các cơ quan nội bắt đầu hình thành,
ấu trùng giai đoạn này dinh dƣỡng chủ yếu bằng noãn hồng.
Kích thƣớc ấu trùng dao động từ 50 - 55 ( m).


11

2. Ấu trùng chữ D (Veliger)

Hình 2.4. Ấu trùng chữ D (Veliger)
- Ấu trùng chữ D xuất hiện sau 16 -24 giờ kể từ khi thụ tinh, ấu trùng
có dạng chữ D, có 2 nắp mảnh vỏ và có vành tiêm mao giữa 2 nắp vỏ, ấu
trùng vận động nhanh nhờ sự vận động của vành tiêm mao miệng.
- Thời gian biến thái ấu trùng chữ D TỪ 20 - 24 giờ, khi vận động ấu
trùng thò vành tiêm mao ra ngoài, hoạt động liên tục của các tiêm mao làm cơ
thể chuyển động.
- Giai đoạn này ấu trùng sống trôi nổi, kéo dài từ 2 - 4 ngày và kích

thƣớc ấu trùng dao động từ 70 - 80 m
Nhiệt độ thích hợp cho ấu trùng phát triển là 25 - 28 0C.
Độ mặn 23 -26 ‰, thích hợp nhất là 24 ‰ (Phùng Bảy và cs, 2010) [3].
Mật độ ƣơng ban đầu thích hợp là 2000 ấu trùng chữ D/lít nƣớc biển.
- Thức ăn của giai đoạn này là các loại tảo Nanochloropsis oculata;
Isochrysis galbana; chaetoceros calcitrans, với tàn suất cho ăn 2 lần/ngày.


12

3. Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo)

Hình 2.5. Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo)
- Đặc điểm nhận dạng ấu trùng: Đặc trƣng của giai đoạn này là sự hình
thành đỉnh vỏ, cơ khép vỏ, điểm mắt.
- Kích thƣớc ấu trùng dao động từ 105 - 280 m.
Thời kì này chia làn 3 giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn tiền đỉnh vỏ:
+ Giai đoạn này ấu trùng xuất hiện mầm cơ khép vỏ
+ Nhìn hình dạng ngồi trên cạnh thẳng chữ D hơi lồi ra ở giữa.
+ Hình dạng này khác với giai đoạn âu trùng hình chữ D khơng nhiều.
+ Quan sát trên kính hiển vi có thể thấy ruột, dạ dày và một số cơ quan
thăng bằng trong suốt. Nhìn qua kính thấy nội tạng của áu trùng có màu xanh
hoặc màu nâu (màu của thức ăn là tảo ).
+ Kích thƣớc ấu trùng: dao động từ 110 - 130 m.
- Giai đoạn trung đỉnh vỏ:
+ Giai đoạn này đỉnh vỏ nhô lên rất rõ, càng về sau các ụ nhô của đỉnh
vỏ càng cao, phần cạnh thẳng chữ D bị đẩy cong lên về phía trƣớc và phình ra
hai bên đỉnh.
+ Hai nắp vỏ có độ cong khác biệt, nắp trƣớc phẳng nắp sau cong.



13

 Kích thƣớc ấu trùng dao động từ 135 - 170 m.
- Giai đoạn hậu đỉnh vỏ:
+ Hình dạng: ấu trùng có hình dạng hình elip, viền quanh hai nắp vỏ có
màu hồng nhạt.
+ Đặc trƣng của giai đoạn này là điểm mắt xuất hiện ở dƣới cơ quan
thăng bằng.
+ Càng về phía cuối giai đoạn, đỉnh vỏ càng lớn, nhô cao hơn. Tỷ lệ
giữa chiều cao và chiều dài lớn hơn rất nhiều so với giai đoạn chữ D.
+ Cuối hậu kỳ đỉnh vỏ xuất hiện mắt màu đen, cơ khép vỏ chân.
+ Cuối giai đoạn ấu trùng có xu hƣớng xuống đáy, ấu trùng chuyển từ
đời sống bơi lội sang đời sống bò lê ở đáy.
- Phƣơng thức sống của ấu trùng: thức ăn cho giai đoạn này là hỗn hợp
3 loại tảo: 1/3 Nanochloropsis oculata, 1/3 Isochrysis galbana, 1/3
chaetoceros calcitrans.
- Kích thƣớc ấu trùng dao động từ 180 - 280 micromet.
- Cho ăn 60000 - 80000 tế bào/ml
4. Ấu trùng bám (Spat)

Hình 2.6. Ấu trùng bám spat)


14

- Đặc điểm nhận dạng ấu trùng: Sau khi xuất hiện chân bò, hoạt động
bơi của ấu trùng giảm dần, ấu trùng chuyển sang bò dƣới đáy, lúc này vành
tiêm mao và điểm mắt thối hóa dần (Hồng Bích Đào, 2005) [7].

- Phƣơng thức sống: Ấu trùng chuyển sang hoàn toàn sống bám.
- Thức ăn cho giai đoạn này là hỗn hợp 3 loài tảo: 1/3 Tetraselmis
chuii, 1/3 Isochrysis galbana, 1/3 chaetoceros calcitrans.
- Cho ăn 60000 - 80000 tế bào/ml.
- Quan sát trên kính hiển vi: Thấy hình thành các tơ chân, màng áo, cơ
khép vỏ và một số cơ khác.
- Kích thƣớc ấu trùng dao động từ 285 - 340 m.
2.1.8. Giới thiệu khái niệm nền giá thể và ảnh hưởng các các nền giá thể
tới tỷ lệ sống, tỷ lệ bám và khả năng sinh trưởng của Hàu TBD và tại sao
nên sử dụng các nền giá thể như: Hàu TBD, Hà cửa sông, Điệp giấy khi
cho Hàu bám
Nền giá thể: Nền giá thể sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (nuôi
nhuyễn thể) là các vật bám đƣợc làm từ nhiều chất liệu khác nhau: Vỏ các loài
nhuyễn thể nhƣ vỏ Hàu, Hà, Sò, Điệp. Hoặc từ các chất liệu khác nhƣ: Tấm
nhựa PVC, các tấm ximent, thanh tre, nứa…
Ảnh hƣởng của các nền giá thể tới TLS và tỷ lệ bám của Hàu TBD:
Việc sử dụng các nền giá thể khác nhau khi cho Hàu bám có ảnh hƣởng trực
tiếp tới TLS và tỷ lệ bám của Hàu TBD. Vì số lƣợng Hàu giống bám trên các
nền giá thể khác nhau có sự chênh lệch rõ rệt.
Ảnh hƣởng của các nền giá thể tới khả năng sinh trƣởng của Hàu TBD:
Các nền giá thể chỉ ảnh hƣởng tới TLS và tỷ lệ bám của Hàu, ảnh hƣởng đôi
chút đến khả năng sinh trƣởng của Hàu. Khả năng sinh trƣởng của Hàu phụ
thuộc chủ yếu vào một số yếu tố nhƣ: Nhiệt độ, độ mặn, thức ăn…
Tại sao nên sử dụng các nền giá thể nhƣ: Hàu TBD, Hà cửa sơng, Điệp
giấy khi cho Hàu TBD bám: Vì các nền giá thể này dễ kiếm trong tự nhiên, rẻ


15

tiền, thân thiện với môi trƣờng và quan trọng nhất là chúng cho hiệu quả cao

khi cho Hàu bám.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới
Năm 1879, Brook đã cho Hàu đẻ thành công và nuôi đƣợc ấu trùng bơi
lội tự do. Sau đó cũng có nhiều nghiên cứu tiến hành ƣơng ni ấu trùng Hàu
trong phịng thí nghiệm, nhƣng mãi đến năm 1920, Wells mới thành công
trong kỹ thuật ƣơng ni ấu thể Spat (trích Abbott, R.T và Dance, 1990) [12].
Để làm cơ sở cho việc sử dụng vật bám trong sản xuất nhân tạo cũng
nhƣ cải tiến phƣơng pháp thu giống ngoài tự nhiên. Ito (1990) [14] đã sử dụng
những vật liệu sẵn có, rẻ tiền nhƣ thanh tre và tấm pro xi măng để thu giống
Hàu S.cucullata tại Indonesia. Kết quả cho thấy rằng Hàu TBD bám trên tấm
pro xi măng nhiều hơn so với thanh tre. Năm 2000, Yulianda và Atmadtipurs
đã kết luận rằng độ gờ và các loại vật bám có ảnh hƣởng trực tiếp đén mật độ
bám của giống Hàu Muỗng. Thí nghiệm của họ đã cho thấy Hàu bám nhiều
nhiều hơn trên những vật bám là những viên đá có bề mặt gồ ghề hơn vật bám
là những vỏ sị.
Ngồi ra, cịn có những nghiên cứu sản xuất Hàu TBD bám đơn: nhƣ
tại Mỹ, ÂT đƣợc nuôi đến giai đoạn hậu ÂT đỉnh vỏ ngƣời ta dùng bột vỏ
Hàu, vỏ điệp, các hạt có kích thƣớc 300 - 500 m cho ấu trùng Spat bám vào
và thu đƣợc con giống dạng bám đơn (Hylleberg và Kilburn, 2003) [13].
Hay tại Úc, cịn có phƣơng pháp tạo giống Hàu TBD đơn bằng cách
cho ÂT bám vào những tấm nhựa hình sóng gơn, đợi đến khi con giống lớn
lên đạt kích thƣớc khoảng 50mm, ngƣời ta uốn cong tấm nhựa này lúc này
con giống tách rời tạo thành con giống đơn.
Hay tại Pháp, Zar (1990) [18] cịn dùng phƣơng pháp kích thích Hàu
xuống đáy mà không cần bám bằng LHG khi Hàu ở giai đoạn đỉnh vỏ.


×