Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm tại huyện hòa an tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ THÊM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH
SINH TRƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG NẨY MẦM VÀ SINH TRƢỞNG
CỦA CÂY SƠN ĐẬU CĂN TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM TẠI
HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành: Khoa học cây trồng
Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NÔNG THỊ THÊM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH
SINH TRƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG NẨY MẦM VÀ SINH TRƢỞNG
CỦA CÂY SƠN ĐẬU CĂN TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM TẠI
HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: TT- N01- K45

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Bùi Lan Anh


Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đào tạo kỹ
sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà cịn phải thành thạo thực hành.Chính vì
vậy, thực tập tốt nghiệp là một khâu hết sức quan trọng nhằm vận dụng những
kiến thức đã nắm bắt được vào thực tiễn nâng cao chun mơn nghiệp vụ tích
lũy những kinh nghiệm cần thiết để hành trang bước vào đời. Để thực hiện
điều này, được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Nông Học em đã tiến hành nghiên cứu đề tài
với chuyên đề: ''Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng
đến khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn trong giai
đoạn vườn ươm tại huyện Hòa An,tỉnh Cao Bằng''.
Trong suốt thời gian thực tập, ngoài sự nỗ lực của bản thân em đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị cơ quan của nhà trường, các thầy cô
giáo trong khoa Nông học. Nhân dịp này cho em bày tỏ lòng biết ơn chân
thành, lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Bùi Lan Anh đã giành nhiều thời
gian quý báu tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài, em xin chân
thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ UBND huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng và
tồn thể các thầy cơ giáo trong trường nói chung và thầy cơ giáo trong khoa
Nơng học nói riêng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập rèn
luyện tại trường.
Do năng lực bản thân và thời gian có hạn nên khóa luận cịn nhiều thiếu
sót dù bản thân đã cố gắng hết sức. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông
cảm và những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo cùng các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn đồng thời cũng giúp bản thân em có được những kinh
nghiệm quý báu cho q trình cơng tác sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Nông Thị Thêm


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC .........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..........................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .............................................iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 3
1.2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................... 3
1.2.3. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học .............................. 3
1.2.4. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 5
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................. 5
2.1.1. Cơ sở khoa học ......................................................................................... 5
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 7
2.2. Nguồn gốc phân bố .................................................................................... 7
2.3. Giá trị sử dụng của cây Sơn đậu ................................................................ 8
2.4. Một số đặc điểm sinh học của cây Sơn Đậu .............................................. 8

2.4.1. Đặc điểm thực vật học, sinh lý cây Sơn Đậu ........................................... 8
2.4.2. Yêu cầu sinh thái cây Sơn Đậu ................................................................ 9
2.5. Kỹ thuật trồng trọt ...................................................................................... 9
2.5.1. Kỹ thuật làm đất ....................................................................................... 9
2.5.2. Thời vụ mật độ trồng ................................................................................ 9


iii

2.5.3. Phân bón và kỹ thuật bón phân ................................................................ 9
2.5.4. Kỹ thuật trồng ........................................................................................ 10
2.5.5. Thu hoạch Sơn đậu căn .......................................................................... 10
2.5.6. Phịng trừ sâu bệnh ................................................................................. 10
2.6. Tình hình xuất nhập khẩu dược liệu và cây Sơn đậu căn ........................ 12
2.7. Những nghiên cứu về nhân giống bằng gieo hạt thế giới và Việt Nam... 13
2.8. Những nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng ................................... 14
2.9. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây Sơn đậu căn ở trên thế giới và Việt Nam.. 15
2.9.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây Sơn đậu căn ở trên thế giới........ 15
2.9.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Sơn Đậu Căn ở Việt Nam ................ 18
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 25
3.1. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ............................................................ 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 25
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần xử lý một số chất kích
thích sinh trưởng đến khả năng nẩy mầm của hạt giống và sinh trưởng của cây
con Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm .................................................... 26
3.3.3. Nghiên cứu thành phần sâu, tần suất xuất hiện sâu, bệnh hại cây Sơn
đậu căn trong giai đoạn vườn ươm .................................................................. 27
3.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 28

4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến khả
năng nẩy mầm hạt giống và sinh trưởng cây con Sơn đậu căn trong giai đoạn
vườn ươm ........................................................................................................ 29
4.1.1. Ảnh hưởng một số chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ nẩy mầm của
Sơn đậu căn ...................................................................................................... 29


iv

4.1.2 Ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến thời gian nẩy
mầm của hạt giống Sơn đậu căn ...................................................................... 30
4.1.3. Ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trường đến số cành trên cây
Sơn đậu căn ...................................................................................................... 31
4.2. Ảnh hưởng số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nẩy
mầm của cây Sơn đậu căn ............................................................................... 38
4.2.1. Ảnh hưởng số lần xử lý hạt giống bằng chất kích thích sinh trưởng đến
tỷ lệ nẩy mầm của cây Sơn đậu căn ................................................................. 38
4.2.2. Ảnh hưởng số lần xử lý hạt giống bằng chất kích thích sinh trưởng đến
thời gian nẩy mầm của cây Sơn Đậu Căn ........................................................ 40
4.2.3. Ảnh hưởng số lần xử lý hạt giống bằng chất kích thích sinh trưởng
(ARROW-R) đến số cành/cây Sơn đậu căn ..................................................... 43
4.2.4. Ảnh hưởng của số lần xử lý hạt giống bằng chất kích thích sinh trường
AROOW-R đến chiều cao cây ......................................................................... 46
4.3. Thành phần các loài sâu bệnh hại cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm . 49
4.3.1. Thành phần các loài sâu, bệnh hại cây Sơn đậu căn trong giai đoạn
vườn ươm ......................................................................................................... 49
4.3.2. Tỷ lệ cây bị sâu, bệnh gây hại trong giai đoạn vườn ươm ..................... 50
4.3.3. Mật độ sâu hại cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm .................. 51
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52

5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 53
PHỤ LỤC


i

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Ảnh hưởng chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ nẩy mầm ........... 29
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến thời gian nẩy mầm
......................................................................................................... 30
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến số cành/cây Sơn
Đậu căn ........................................................................................... 31
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chiều cao cây ...... 34
Bảng 4.5. Số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ nẩy mầm .......... 38
Bảng 4.6.Ảnh hưởng của số lần xử lý chất kích thích .................................... 40
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của số lần xử lý chất kích thích ................................... 43
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến chiều
cao cây............................................................................................. 47
Bảng 4.9.Thành phần các loại sâu, bệnh hại cây Sơn đậu căn trong giai đoạn
vườn ươm ........................................................................................ 50
Bảng 4.10. Tỷ lệ cây bị hại do sâu, bệnh trong giai đoạn vườn ươm ............. 51


ii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến số cành/cây (sau

nẩy mầm 1 tháng)............................................................................. 32
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến số cành/cây (sau
nẩy mầm 2 tháng)............................................................................. 33
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến số cành/cây (sau
nẩy mầm 3 tháng)............................................................................. 33
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chiều cao cây
(sau nẩy mầm 1 tháng) ..................................................................... 35
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chiều cao cây
(sau nẩy mầm 2 tháng) ..................................................................... 36
Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chiều cao cây
(sau nẩy mầm 3 tháng) ..................................................................... 37
Biểu đồ 4.7. Ảnh hưởng của số lần xử lý hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt
giống Sơn đậu căn ............................................................................ 39
Biểu đồ 4.8. Thời gian nẩy mầm của hạt giống Sơn đậu căn (sau xử lý 1 lần) .... 41
Biểu đồ 4.9. Thời gian nẩy mầm của hạt giống Sơn đậu căn (sau xử lý 3 lần) ..... 41
Biểu đồ 4.10. Thời gian nẩy mầm của hạt giống Sơn đậu căn (sau xử lý 5 lần) ... 42
Biểu đồ 4.11. Số cành/cây sau nẩy mầm 1 tháng (ở các công thức xử lý 1 lần,
3 lần và 5 lần) ................................................................................... 44
Biểu đồ 4.12. Số cành/cây sau nẩy mầm 2 tháng (ở các công thức xử lý 1 lần,
3 lần và 5 lần) ................................................................................... 45
Biểu đồ 4.13. Số cành/cây sau nẩy mầm 3 tháng (ở các công thức xử lý 1 lần,
3 lần và 5 lần) ................................................................................... 46


iii

Biểu đồ 4.14. Chiều cao cây sau nẩy mầm 1 tháng (ở các công thức xử lý 1
lần, 3 lần và 5 lần) ............................................................................ 48
Biểu đồ 4.15. Chiều cao cây sau nẩy mầm 2 tháng (ở các công thức xử lý 1
lần, 3 lần và 5 lần) ............................................................................ 48

Biểu đồ 4.16. Chiều cao cây sau nẩy mầm 3 tháng (ở các công thức xử lý 1
lần, 3 lần và 5 lần) ............................................................................ 49
Biểu đồ 4.17. Mật độ sâu hại cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm ..... 51


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

CT

: Công thức

Đ/c

: Đối chứng

TN

: Thí nghiệm

TCHQ

: Tổng cục hải quan


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loài cây cỏ trong tự nhiên đặc
biệt là các lồi cây cỏ có trong rừng để làm thuốc chữa bệnh, từ các loại bệnh
thơng thường đến các bệnh khó chữa trị. Hiện nay nhu cầu của con người về
nguồn dược liệu ngày càng tăng, nguồn dược liệu con người đang sử dụng
được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau song nguồn dược liệu từ thực vật đã
được con người sử dụng rất lâu và nhu cầu ngày càng lớn.Tuy nhiên các loài
cây trong tự nhiên đang bị giảm về số lượng và chất lượng bởi sự khai thác
quá mức, các điều kiện ngày càng bất lợi của môi trường tự nhiên… dẫn đến
nhiều loài cây dược liệu quý hiếm bị tuyệt chủng, ảnh hưởng đến nguồn cung
cấp dược liệu bền vững cho con người.
Việt Nam có một nền y học dân tộc lâu đời với các tri thức sử dụng các
loại dược liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để chữa các bệnh thông thường và
nan y. Nền y học cổ truyền độc đáo đó bảo vệ sức khỏe cho dân tộc ta suốt
chiều dài lịch sử với phương châm "Nam dược trị nam nhân", nếu chúng ta
biết phát huy thì có thể nói có một nền tảng vững chắc để phát triển.
Nước ta có nguồn tài nguyên thực vật giàu bậc nhất Đông Nam Á, là nơi
tập trung nhiều cây thuốc quý hiếm, với hơn 54 dân tộc sinh sống và họ có
truyền thống lâu đời trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong đó có
tài nguyên cây dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế to
lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào . Trong mấ y thâ ̣p niên qua ,
hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng
năm, đem la ̣i l ợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều
vùng nơng thơn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an
sinh xã hội, bảo vệ môi trường.


2
Cây Sơn đậu căn (tên khác Quảng đậu căn), tên khoa học Pophora
Subprosrlata Chu etT. Chen, thuộc ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), lớp

Ngọc Lan (Magnoliopsida), bộ Đậu (Fabales), họ Đậu (Fabaceae).
Cây Sơn đậu (Sophora tonkinensis Gapnep) là cây dược liệu được dùng
để làm thuốc có giá trị về nhiều mặt, cây có những cơng dụng chữa nhiều
bệnh như thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng giảm đau, thơng tiện. Ngồi ra cịn trị
ung thư phổi, ung thư bàng quang, viêm họng, viêm amidal…Về phương diện
nào đó, cũng như cây xanh, nó có ý nghĩa rất lớn, chi phối các yếu tố khí hậu,
tạo môi trường trong lành, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Để phục vụ cho việc tạo cảnh quan môi trường và việc cung cấp được
dược liệu quý trong y học thì cơng tác tạo ra giống là hết sức qua trọng. Trong
những năm gần đây diện tích Sơn đậu căn ngày một tăng, đặc biệt ở các vùng
núi cao. Trong đó tỉnh Cao Bằng là nơi có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho
việc phát triển cây Sơn đậu. Nhất là vùng Hòa An, Cao Bằng có điều kiện tự
nhiên, đất đai rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây Sơn đậu.
Nhân giống bằng hạt là một phương thức được sự dụng rộng rãi cho một
số loài như cây ăn quả, cây rừng, cây dược liệu. Là phương pháp có hệ số
nhân giống cao, kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, cây trồng bằng
hạt thường có khả năng thích ứng tốt và tuổi thọ cao.
Cây Sơn Đậu là loài cây sinh trưởng tốt, có khả năng chống chịu với
điều kiện tự nhiên. Cây có ý nghĩa rất lớn trong mơi trường và trong y học vì
vậy việc nghiên cứu nhân giống cho cây Sơn đậu căn bằng phương pháp nào
để cây phát triển tốt là điều cần thiết.
Nhân giống cây bằng hạt có thể gieo hạt trực tiếp trên luống đất, gieo hạt
thành hàng hoặc theo hốc và gieo ươm hạt trong bầu. Nhân giống bằng hạt
thường chọn giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao và phẩm chất
tốt; chọn những cây mang đầy đủ các đặc điểm của giống muốn nhân; chọn


3
những quả có hình dạng đặc trưng của giống; chọn những hạt to, mẩy, cân đối
và chọn cây con to, khoẻ, sinh trưởng cân đối. Khả năng nẩy mầm và sinh

trưởng của cây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giá thể, cách chăm sóc,
điều kiện ngoại cảnh, chất kích thích … Nhưng sử dụng loại thuốc nào, xử lý
mấy lần là phù hợp với sức nẩy mầm của hạt ảnh hưởng như thế nào sự sinh
trưởng của cây lại là một vấn đề cần nghiên cứu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế
phát triển cây Sơn đậu căn cùng công tác nghiên cứu em thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nẩy
mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm tại
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng, đến khả
năng nẩy mầm của hạt giống, và sinh trưởng của cây con Sơn Đậu trong giai
đoạn vườn ươm.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến
khả năng nẩy mầm của hạt giống và sinh trưởng của cây con Sơn đậu trong
giai đoạn vườn ươm.
- Đánh giá ảnh hưởng của số lần dùng chất kích thích sinh trưởng đến
khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây con Sơn đâu căn trong giai đoạn
vườn ươm.
- Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại cây con Sơn đậu căn trong giai đoạn
vườn ươm.
1.2.3. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học
-Giúp cho sinh viên nắm vững kiến thức đã được học cũng như được trải
nghiệm lý thuyết và thực hành, làm quen tìm hiểu kiến thức ngoài thực tế
giúp cho việc hoàn thiện kiến thức nâng cao hiệu quả chất lượng học tập.


4
-Là cơ hội tốt hoàn thiện bản thân cả về kiến thức kỹ năng thái độ vững

vàng trong công việc và cuộc sống sau này.
-Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các cơng trình nghiên cứu
tiếp theo để chọn lọc và xây dựng quy trình kĩ thuật, góp phần bổ sung thêm
tài liệu khoa học cho quá trình nghiên cứu về cây Sơn Đậu ở nước ta.
1.2.4. Ý nghĩa thực tiễn
-Đề tài nghiên cứu góp phần bảo tồn duy trì lồi dược liệu q đồng thời
cung cấp nguồn giống cây dược liệu cho y học.
-Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho cơng tác nhân
giống lồi cây Sơn đậu căn bằng hạt trên địa bàn huyện Hịa An nói riêng và
tỉnh Cao Bằng nói chung cùng với một số nơi khác.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.1. Cơ sở khoa học về cây Sơn đậu căn
Điều kiện sinh thái khí hậu của các mùa trong năm rất đa dạng có thể
làm cây ngừng sinh trưởng trong một thời gian nhất định.Cây dược liệu nói
chung và cây Sơn đậu căn nói riêng là một trong những cây có nhu cầu về
mơi trường dinh dưỡng nhất định.
Do đó việc trồng cây Sơn đậu phải phù hợp với điều kiện khí hậu thời
tiết,đất đai,giống và các điều kiện kỹ thuật trồng trọt.
2.1.1.2. Cơ sởkhoa học về nhân giống bằng hạt
- Nhân giống hữu tính là hình thức nhân giống bằng hạt, hạt được lấy từ
cây mẹ cho nảy mầm thành cây con, hạt được thu từ những quả đã chín thuần
thục trong điều kiện thích hợp nẩy mầm hình thành cây mới.Như chúng ta đã
biết thì phần lớn các loài thực vật điều sinh sản bằng con đường sinh sản hữu

tính. Nhân giống bằng hạt là phương pháp nhân giống đem lại hiệu quả cao
được áp dụng phổ biến trong và ngoài nước trong suốt thời gian qua chúng có
đặc điểm: kỹ thuật đơn giản, dễ làm, chi phí lao động thấp, giá thành cây con
thấp, hệ số nhân giống cao, tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao và cây
trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng tốt, tốn ít diện tích nhân giống
và áp dụng được ở nhiều nơi.
Nhân giống cây bằng hạt phải đảm bảo các điều kiện cho hạt nảy mầm
tốt: nhiệt độ, không quá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70 – 80% độ
ẩm bão hoà và đất gieo hạt phải tơi xốp, thống khí.
Các phương pháp gieo hạt làm cây giống: hạt được chọn là hạt chắc mẩy.


6
- Gieo ươm hạt trên luống đất:Đất trồng gieo hạt phải được cày bừa kỹ,
bón lót 50 – 70 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 – 0,7 kg supe lân/100m2 và
lên thành các luống cao 10 – 15 cm, mặt luống rộng 0,8 – 1,0 m, khoảng cách
giữa các luống 40 – 50 cm. Hạt được gieo thành hàng hoặc theo hốc với các
khoảng cách tuỳ thuộc vào loại cây ăn quả, gieo ươm để lấy cây ra ngôi hoặc
gieo trực tiếp lấy cây giống. Độ sâu lấp hạt từ 1 – 3 cm tuỳ thuộc vào thời vụ
gieo và tuỳ thuộc vào hạt giống cây ăn quả đem gieo.
- Gieo ươm hạt trong bầu: Hạt giống được gieo trực tiếp vào túi bầu. Hạt
giống thường được ngâm và ủ cho nứt nanh mới tiến hành gieo. Hỗn hợp bầu
đang được sử dụng là đất + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ là 1m3 đất mặt +
200 – 300 kg phân chuồng hoai mục + 10 – 15 kg supe lân.Trước khi gieo hạt
vào bầu xử lý hạt bằng cách ngâm hạt trong các chất kích thích sinh trưởng
trong thời gian ngắn để rút ngắn thời gian nẩy mầm, tỷ lệ hạt nảy mầm
cao.Gieo hạt xong phải làm giàn che bằng lưới đen để giảm lượng ánh sáng
sáng trực xạ chăm sóc thường xuyên như:tưới nước giữ ẩm, nhổ cỏ, xới xáo
phá váng, bón phân đặc biệt là theo dõi, phát hiện và phịng trừ bệnh kịp thời.
Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 1/10 – 1/15 hoặc các loại phân vơ

cơ pha lỗng 1%.
2.1.1.3. Cơ sở khoa học về chất kích thích sinh trưởng
Chất kích thích sinh trưởng hay còn gọi là chất điều hòa sinh trưởng là
những hóa chất có khả năng điều khiển được sinh trưởng và phát dục của
cây trồng.
Như chúng ta đã biết, trong cây trồng ln tiềm ẩn các chất kích thích
giúp cây trồng có thể sinh trưởng và kích thích khả năng sinh trưởng song nếu
chúng ta muốn tăng hàm lượng các chất kích thích thì có thể ngâm hạt giống
hoặc tưới trực tiếp cho cây trồng. Do vậy bằng con đường tổng hợp con người
đã sản xuất ra rất nhiều chất kích thích hệ mới có tác dụng thúc đẩy sự phát
triển của hạt, cây giống như NAA, Comcard, AROOW-R…


7
- Chất điều hòa sinh trưởng NAA là chất điều tiết sinh trưởng thực vật có
tác dụng rộng, kích thích sinh trưởng của cây, tăng chiều cao, tăng sinh khối
và tăng năng suất cây trồng.
- Chất điều hòa sinh trưởng Comcard là chất điều tiết sinh trưởng thực
vật có tác dụng kích thích ra rễ mạnh, điều hịa hoocmor giúp cây trồng phát
triển cân đối rễ, thân, lá.
- AROOW-R là chất kích thích sinh trưởng có tác dụng tạo rễ và phát
triển rễ cực mạnh, rễ to khỏe và ăn sâu, bén rễ hồi xanh cực nhanh được mệnh
danh là siêu năng lượng tạo rễ.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Xác định được ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng
nẩy mầm của hạt và sinh trưởng của cây giống Sơn đậu căn.
2.2. Nguồn gốc phân bố
Sơn đậu căn là lồi q hiếm, phân bố hẹp, trữ lượng khơng đáng kể, lại
thường bị chặt phá bừa bãi, nên Sơn đậu căn có tên trong sách đỏ Việt Nam,
mức độ đe dọa bậc T.

Cây Sơn Đậu lần đầu tiên được ghi nhận trong Kaibao Ben cao vào năm
973 trước công nguyên (973 AD) [30].
Theo Rodriguez et al., (1983) [23]; Skottsberg (1920) [25], Sơn đậu căn
mọc tự nhiên ở vùng núi cao và một số đảo.
Theo Gana (1870) [12]; Palmer (1870) [21]; Pinnart (1877) [22], Sơn
đậu mọc tự nhiên bên trong và sườn của núi lửa Rano Kao.
Cây Sơn Đậu là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm,thường
mọc trong các núi đá vôi và trên sườn dốc các đồi, Sơn đậu căn mọc
hoang dại đã được tìm thấy ở phía Tây Nam Trung Quốc và các tỉnh miền
Bắc ở nước ta.


8
Phân bố ở Việt Nam: Hà Giang(Mèo Vạc, Yên Minh, Quảng Bạ), Cao
Bằng, Đà Nẵng (Sơn Trà), Ninh Bình (Nho Quan), Quảng Ninh (các đảo
thuộc Vịnh HạLong),Lâm Đồng, Đồng Nai… [36].
Phân bố ở Trung Quốc: Quảng Đông, Quý Châu, Giang Tây (từ Tây
Nam sang Tây Bắc) và một số nước vùng Đông Nam Á(Ấn Độ, Thái Lan và
Inđônêxia) [36].
2.3. Giá trị sử dụng của cây Sơn đậu
Sơn đậu căn là rễ cây Sơn Đậu, hay còn gọi là Quảng Đậu, Khổ Đậu,
Hòe Bắc Bộ. Người ta thu hoạch rễ vào mùa thu, rửa sạch loại bỏ tạp chất,
phơi sấy khô; trước khi dùng đem cắt đoạn 3 – 5 cm, sao vàng.Ở Trung Quốc
sản phẩm rễ khơ cịn được gọi là rễ đậu rộng, Sophora gốc, rễ đậu tương
núi.Theo y học cổ truyền, Sơn Đậu có vị đắng, tính hàn, phế vị, đại tràng. Chủ
trị trong các trường hợp phát nóng, ho răng lợi, cổ họng sưng đau, ung nhọt,
hồng đản cấp… [36].
2.4. Một số đặc điểm sinh học của cây Sơn Đậu
2.4.1. Đặc điểm thực vật học, sinh lý cây Sơn Đậu
-Thân: Sơn đậu căn thuộc loại cây bụi, cao 0,2-0,5 cm mọc thẳng đứng

hoặc nằm sát mặt đất. Thân hình trụ có lơng mềm, lơng nằm ngắn.
-Rễ:Bộ rễ có từ 2 – 5 rễ nhỏ, hình trụ, màu vàng nâu, dài 30 – 40 cm.
- Lá:Lá kép lông chim lẻ, mỗi lá kép có từ 9 – 15 lá chét mọc đối.Lá chét
dầy, hình thn hay hình bầu dục dài 3 – 4 cm, rộng 1 – 2 cm, mặt trên nhẵn
và óng ánh, mặt dưới có lơng.
-Hoa: Cụm hoa mọc thành chùm ở nách lá, dài 5 – 12 cm, hoa hình cánh
bướm, một cánh hoa đường kính khoảng 4 mm, hoa có màu vàng trắng, đài
hoa hình chng bên ngồi có lơng, chiều dài 3 ~ 4 mm, chiều rộng2 mm.
Tràng hoa màu vàng.


9
- Quả: Quả màu tím đen, thành chuỗi, dài 4 cm, chứa 3-5 hạt,có lơng, tự
mở, có chứa hạt cứng,hạt có hình trứng, đen bóng.
-Thời kỳ hoa là tháng 5 – 7, thời kì quả là tháng 8 – 12.
Nếu cây khơng bị chặt phá thì hàng năm có thể ra hoa kết trái đều.Cây
mọc chồi vào mùa xuân.Hoặc khi bị chặt phá, phần cịn lại vẫn có khả năng
tái sinh tốt.
2.4.2. Yêu cầu sinh thái cây Sơn Đậu
Sơn đậu căn là cây ưa sáng, chịu hạn nhưng không chịu được ngập úng,
thường mọc ở núi đá vôi hay ở sườn đồi khô khô cằn dưới 1000m. Sinh
trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới, sinh
trưởng mạnh vào mùa xuân hè.
Là loài quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam.
2.5. Kỹ thuật trồng trọt
2.5.1. Kỹ thuật làm đất
Sơn đậu căn là cây thuốc nhiều năm, bộ phận thu thuốc là bộ rễ. Do vậy
nên chọn đất có tầng đất dày, thốt nước tốt, vùng trồng đủ ánh sáng. Khi làm
đất cần cày lật đất, làm nhỏ đất, san phẳng mặt đất, nhặt sạch cỏ dại, bón phân
lót. Quy cách lên luống: rộng 70cm, cao 20 – 25cm, chiều dài tùy thuộc vào

từng luống.
2.5.2. Thời vụ mật độ trồng
Thời vụ trồng tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm
Khoảng cách trồng 40x50 cm
Mật độ trồng 50000 cây/ha
2.5.3. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Phân bón lót cho 1 ha:
Phân chuồng 10-12 tấn/ha.Phân chuồng phải được ủ hoai mục, có thể bổ
xung phân xanh để làm đất tơi xốp.Rắc đều phân lên trên luống trước khi vun
đất lên luống, dùng cuốc để lên đất lấp kín phân.


10
Phân vô cơ: Năm thứ nhất dùng 80kg đạm Urê/ha hào với nước tưới vào
tùng hốc cho giai đoạn cây trong vườn ươm. Từ năm thứ 2 trở đi thì mỗi năm
bón 2 lần vào tháng 2-4 và tháng 8-9, sử dụng phân tổng hợp bón vào gốc
cây, mỗi lần bón khoảng 250kg NPK.
2.5.4. Kỹ thuật trồng
Sơn đậu căn trải qua giai đoạn vườn ươm 6 tháng đến 1 năm sẽ được
chuyển ra trồng. Cây con được trồng theo từng hốc, đặt thẳng cây con vào
chính giữa hốc, lấp đất đều xung quanh, nén đất xung quanh gốc cho chặt cây
để gốc không bị lung lay, đồng thời lấp đất cho bằng mặt luống để tránh cây
không bị đọng nước sau khi mưa hay tưới nước.
2.5.5. Thu hoạch Sơn đậu căn
Sơn đậu trong 3 năm trồng có thể thu hoạch được, nhưng tốt nhất là thu
hoạch khi cây đã trồng được ngoài 4 năm. Bộ phận thu hoạch là rễ cây, nên
chọn loại rễ to bằng ngón tay vỏ ngồi hơi nâu trong trắng, không mốc mọt là
tốt [44], thu vào mùa thu tháng 8-9, cắt các bộ phận trên phía mặt đất .Đào lấy
củ, đem rửa sạch đất cát sau đó đem phơi hoặc sấy khơ. Năng suất có thể đạt
25-30 tấn tươi/ha.

2.5.6. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại
Sâu hại sơn đậu căn có 3 loại chính: Sâu xám, sâu khoang và sâu róm
-Sâu xám (Agrotis ypsilon):Sâu thường xuất hiện vào giai đoạn cây con.
Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, đẻ trứng rời rạc thành từng
quả trên mặt đất, một bướm cái có thể đẻ khoảng 800-1000 trứng.Tuổi 2, ban
ngày sâu ẩn nấp dưới mặt đất ngay dưới gốc cây, hoặc mặt dưới của lá, ban
đêm chui lên ăn lá non hoặc gặm xung quanh thân cây non. Từ tuổi 3 - 4 trở
đi sâu phá mạnh, cắn đứt ngang thân cây (làm cây bị khuyết hoặc bị cắn đứt)
kéo xuống đất.Phòng trừ bằng cách dùng bẫy bả chua ngọt để bẫy bướmhỗn


11
hợp gồm 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước.Cho vào
trong bình đậy kín sau 3 - 4 ngày thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Khi mật độ
sâu cao, nên chọn các loại thuốc hỗn hợp có nhiều hoạt chất, nhiều tác dụng
(tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, thấm sâu) hoặc phối hợp 2-3 loại thuốc
trừ sâu có tác dụng khác nhau để diệt trừ sâu xám cho hiệu quả cao.
- Sâu khoang (Spodoptera litura):Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục
của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng
lá và gân lá, khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng nhanh. Có thể dùng
các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin; tập kỳ 1.8 EC Abatin
1.8 EC; Silsau 3.6 EC…); các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ
Bt như V-BT; Biocin 8000 SC, Dipel 32 WP có nguồn gốc NPV như VicinS… hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem…
- Sâu róm (Dendrolimus punctatus): Sâu non sau khi nở tự ăn vỏ trứng
của mình (ít khi ăn hết). Sâu non tuổi 1 có tính nhả tơ, sâu có thể phân tán và
di chuyển đi nơi khác.Khi nở ra được khoảng 12 giờ thì sâu non bắt đầu ăn lá.
Ở lứa tuổi này, sâu chỉ ăn lá non và không ăn hồn tồn lá mà chỉ gặm mép
làm cho lá có hình răng cưa. Từ tuổi 2 đến tuổi 4 nói chung sau khi lột xác,
sâu non có tập tính ăn vỏ xác của mình, thường thì ăn hết chỉ để lại phần vỏ

đầu, nhưng có con chỉ ăn hết 1/3 vỏ xác. Ở tuổi 3 trở đi, sâu bắt đầu ăn cả lá
chứ không gặm mép lá nữa. Tuy nhiên, sâu thường có tập tính cắn bỏ một
đoạn lá ởđầu sau đó mới ăn. Từ tuổi 5 sâu ăn rất mạnh, lượng lá ăn rất nhiều
và ăn chỗ nào thì ăn cụt hết mới di chuyển sang chỗ khác.Sâu ăn trụi lá sẽ làm
giảm đáng kể sức quang hợp tạo nguồn nhựa luyện nuôi cây sinh trưởng, làm
cây chậm lớn, giảm sức chống chịu với bệnh tật và ngoại cảnh.Có thể sử dụng
các loại thuốc để phòng trừ như:Sherpa 25EC,Trebon 10 EC, Ofatox 400EC,
liều lượng 1,5 lít/haphun vào giai đoạn sâu non (tuổi 2 - 3) lúc sáng sớm hoặc
chiều muộn.


12

Bệnh hại
-Bệnh thối rễ: Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào bộ rễ gây ra
thối làm cho nước và chất dinh dưỡng khơng vận chuyển được từ đó dẫn đến
bộ phận trên mặt đất bị héo và chết. Bệnh gây hại cả năm nhưng hại nghiêm
trọng nhất là vào mùa hè và mùa thu. Thời kỳ dầu của bệnh có thể sử dụng
thuốc Chlorothalonil pha lỗng với 500 lần nước rồi tưới vào gốc.
2.6. Tình hình xuất nhập khẩu dƣợc liệu và cây Sơn đậu căn
Với lợi thế có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, Việt Nam có tiềm năng
lớn về tài nguyên cây dược liệu.Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu
nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước. Nhu cầu dược liệu
trong nước khoảng gần 60.000 tấn/năm, trong khi đó Việt Nam mới chỉ cung
cấp được cho thị trường khoảng 15.600 tấn/năm, phần còn lại (khoảng 70%)
phải nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan,
Singapore…Cơng tác quản lý chất lượng dược liệu có nhiều bất cập. Từ năm
2012 đến nay, Bộ Y tế đã phát hiện một số lượng lớn dược liệu không đảm
bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.Riêng trong năm 2016, trong
2.724 mẫu dược liệu được kiểm tra phát hiện 374 mẫu không đạt tiêu chuẩn

chất lượng.
Theo báo cáo của Cục quản lý dược, nhu cầu sử dụng Sơn đậu căn làm
thuốc hàng năm là 150 tấn, trong đó nhập từ Trung Quốc là 98,5%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 2/2016, Việt
Nam đã nhập khẩu 20,2triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, giảm 31,1%
so với tháng đầu năm, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2016, nhập
khẩu mặt hàng này đạt 50,3 triệu USD, tăng 15,58% so với cùng kỳ [41].
Mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ từ 60-70 nghìn tấn dược liệu. Trong đó, sản
xuất trong nước chỉ đạt chưa đến 10%, còn hơn 90% nguồn dược liệu nhập từ
Trung Quốc. Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho biết, 2 tháng đầu năm nay,


13
nguồn dược liệu nhập từ Trung Quốc chiếm tới 59,6%, đạt 30 triệu USD,
tăng21,69%so với cùng kỳ, tính riêng tháng 2/2016, nguồn dược liệu nhập từ
thị trường này đạt 11,4 triệu USD [41].
2.7. Những nghiên cứu về nhân giống bằng gieo hạt thế giới và Việt Nam
Nghiên cứu vềnhân giống bằng gieo hạt trên thế giới
- Từ thế kỷ XVII-XIX đã có những ý tưởng về nghiên cứu giống cây
lâm nghiệp và sản xuất giống cây rừng cũng như nhân giống sinh dưỡng.
Đầu thế kỉ XX các nước ở Bắc Âu như Đức, Thụy Điển, Đan Mạch là
những nước có nền lâm nghiệp phát triển mạnh cũng đã xuất hiện những
nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống, lai giống cho các loại
Thông, Dương Và Dồi, Dẻ.
- Năm 1925 ở Placevile thuộc bang California đã thành lập trạm chọn
giống cây rừng Edly.
- Trong những năm 1950 có hàng loạt cuốn sách về chọn giống cây rừng
đã được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới trong đó có cuốn "Chọn giống
cây rừng đại cương" 1952 của Syrach Lasen được đánh giá là cơng trình giá
trị nhất lúc đó [6].

- Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ
non, Ekta và Singh (2000) đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh
hưởng rõ rệt tới sựu nẩy mầm và quá trình sinh trưởng của cây con.
- Gallardo và đồng nghiệp đã bắt đầu phân tích q trình nẩy mầm của
hạt giống cây Arabidopsis bằng cách sử dụng Ecotype landsberg erecta.
- Nghiên cứu về ảnh hưởng của presowing phương pháp điêug trị hạt
giống nẩy mầm của 10 loài cây lâm nghiệp được thực hiện nhằm tăng tỷ lệ
nẩy mầm của hạt giống.
Nghiên cứu tại Việt Nam
- Năm 1988 Bộ Lâm Nghiệp (cũ) đã ban hành quyết định: quy phạm xây
dựng rừng giống và vườn giống.


14
- Từ năm 1980 - 1985, Nguyễn Minh Đường và nhiều tác giả khác cũng
có những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng sao dầu ở rừng ở
Miền Đơng Nam Bộ.
- Nghiên cứu của Hồng Cơng Đãng (2000) thực hiện với loại Bần chua
ở giai đoạn vườn ươm.
- Những nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng, Nguyễn Tuấn
Bình (2002).
2.8. Những nghiên cứu về chất kích thích sinh trƣởng
Hooc-mơn thực vật hay chất kích thích sinh trưởng đã được tổng hợp từ
năm 1931. Trong suốt hơn 70 năm kể từ khi ra đời, chúng được nông dân sử
dụng rộng rãi.Auxin, hooc-môn thực vật đầu tiên được các nhà khoa học
khám phá ra. Nó có trách nhiệm chủ yếu là tổng hợp protein và điều chỉnh
nhiều quá trình phát triển và tăng trưởng của cây xanh. Các quá trình đó bao
gồm: tăng vọt, rễ tăng trưởng, trái chín, ra hoa…
Năm 1928, Went đã triển khai một phương pháp định lượng chất kích
thích tăng trưởng thực vật này. Kết quả của ông đưa ra là một đề xuất các hoạt

động uốn cong của thân cây sẽ tương ứng với số lượng chất tăng trưởng có
trong khối thạch.Các cơng trình của Went đã tạo ra ảnh hưởng lớn đến các
nghiên cứu về chất kích thích tăng trưởng thực vật sau này.
Went thường được biết đến như người tiên phong sử dụng thuật ngữ
“auxin”, nhưng thật sự phải kể đến Kogl and Haagen-Smit.Họ là những người
đã tinh chế được hỗn hợp axít auxentriolic (auxin A) từ nước tiểu của người
vào năm 1931.Sau đó, Kogl đã phân lập được những hỗn hợp khác từ nước
tiểu có cấu trúc và chức năng tương tự auxin A, trong đó có IAA.Vào năm
1954, một hội đồng các nhà sinh lý học thực vật đã được thành lập để định
danh cho các nhóm auxin. Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa
là “tăng trưởng”.


15
-Trong các chất điều hòa sinh trưởng auxin là chất quan trọng nhất với
quá trình ra rễ. Auxin là một trong những loại hormone đầu tiên được khám
phá, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của tế bào như đóng vai trị trong việc hình
thành chồi rễ.Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chứng minh rằng auxin ảnh
hưởng mạnh đến hô hấp và q trình photphoryl hóa trong tế bào (Ðioding,
1955; Audus, 1959; Bonnet, 1957...) [43].
2.9. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây Sơn đậu căn ở trên thế giới và
Việt Nam
2.9.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây Sơn đậu căn ở trên thế giới
Theo ấn bản 2010 của "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Dược điển" giới
thiệu, Radix (Radix sophorae tonkinensis) là loại cây họ đậu cây Cassia [20],
chủ yếu là sản xuất tại Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam cũng có phân phối.
Sơn đậu thường được sử dụng thuốc thảo dược, "Kai Bảo Materia Medica"
lần đầu tiên được nhận tải thuốc, dược liệu nguồn gốc của mình, thân và tồn
bộ nhà máy.Rễ có vị đắng, lạnh, lửa rõ ràng, dùng để giải độc, sưng, đau,
…[15]. Cũng dùng để điều trị vàng da ẩm ướt, nóng và ẩm xả âm đạo, và

trùng xoắn móc câu, loạn nhịp tim, ung thư bàng quang, ung thư thanh quản,
u ác tính nốt ruồi tắc mạch, và đã phát triển một số lượng lớn các tiêm trong
điều trị viêm gan, máy tính bảng họng đau lâm sàng hiện đại và thuốc chống
khối u [29]. Qua các nghiên cứu Sơn Đậu được nhấn mạnh giá trị của các loại
thảo mộc, ngày càng ưa chuộng bởi thế giới, và có triển vọng lớn cho phát
triển và sử dụng.
Sau năm 2003, có rất nhiều nhà sản xuất trong nước để Sơn đậu căn làm
nguyên liệu để trích xuất matrine, oxymatrine…cho việc sản xuất thuốc chống
ung thư, chống ung thư, dẫn đến thị trường núi đậu nhu cầu gốc gia tăng
nhanh chóng, cùng với nhu cầu tại Nhật Bản, Hàn Quốc và các công ty dược
phẩm khác, lớn hơn khoảng cách giữa cung và cầu. Bởi vì việc trồng nhân tạo


×