Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Đồ án tốt nghiệp thiết kế kỹ thuật máy gặt đập liên hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 116 trang )

-1-

LỜI CẢM ƠN !
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, được sự
hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa cơ khí,
nhất là các thầy trong bộ môn Chế Tạo máy, đã
giúp em hoàn thành tốt đề tài được giao.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần An Xuân,
thầy Trần Doãn Hùng cùng các quý thầy cô trong
Khoa Cơ Khí Trường Đại Học Nha Trang, đã tận tình hướng
dẫn em .
Chúng em bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến
quý thầy trong hội đồng phản biện đã bỏ nhiều thời
gian quý báu để xem, nhận xét và tham gia chấm luận
án.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới quý
thầy cô, đã trang bị cho chúng em những kiến thức cơ
sở và chuyên ngành củng như giúp em hoàn thành
đúng thời gian làm luận án tốt nghiệp.
Nha Trang, Tháng 11
năm 2007

Nguyễn Đức Dư


-2-

Lời Nói Đầu
Trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước ta hiện nay, ngoài công nghiệp thì nông nghiệp,
trong đó có ngành trồng trọt được chú trọng phát


triển. Đặc biệt là chú trọng phát triển cây lúa nước,
là cây lương thực chính của người dân Việt Nam. Vì vậy
cơ giới hoá nông nghiệp, phục vụ phát triển trồng trọt
luôn là mục tiêu của nhà nước ta, nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng của ngành trồng trọt.
Trước tình hình đó, khoa cơ khí trường Đại Học Nha
Trang đã đưa ra một số đề tài tốt nghiệp, yêu cầu
thiết kế chế tạo máy phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Với mục đích giúp sinh viên sắp tốt nghiệp tổng hợp lại
những kiến thức đã học và giúp sinh viên làm quen
với công việc của một kỹ sư sau khi tốt nghiệp ra
trường. Được sự đồng ý của bộ môn Chế Tạo Máy –
Khoa Cơ Khí – Trường Đại Học Nha Trang, em được nhận đề
tài tốt nghiệp với nội dung: Thiết kế kỹ thuật máy
Gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở Khánh Hoà,
năng suất trung bình 2 hecta/giờ.
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, em đã đưa
ra phương án và tiến hành thiết kế chế tạo. Toàn bộ
công trình nghiên cứu được thể hiện cụ thể trong cuốn
luận văn này.
Do thời gian và trình độ hiểu biết còn hạn chế
nên đề tài của em tuy có cố gắn song không tránh
khổi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp
ý kiến của Thầy, Cô và các bạn để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Doãn
Hùng, thầy Trần An Xuân đã giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình để em hoàn thành đồ aùn naøy.



-3-

Nha Trang, ngày 04
tháng11 năm 2007
Sinh viên
thực hiện:
Nguyễn Đức Dự
Lớp: 45CT


-4-

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN !...................................................................................1
Lời Nói Đầu........................................................................................2
CHƯƠNG1:TỔNG QUAN VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP TRỒNG LÚA
Ở KHÁNH HOÀ...............................................................................6
1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của cây lúa...........................6
1.2. Đặc điểm của cây lúa nước.............................................6
1.3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa................................7
1.4 Tình hình trồng lúa ở Khánh Hòa.......................................7
1.5.Vụ thu hoạch lúa ở Khánh Hòa...........................................8
1.6. Cơ giới hóa nông nghiệp trồng lúa ở Khánh Hòa......8
1.7. Các công cụ, máy móc phục vụ thu hoạch lúa ở
Khánh Hòa.....................................................................................9
1.8. Những phương pháp thu hoạch lúa ở Khánh Hòa........12
CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ............................14
2.1. Lựa chọn phương án cho bộ phận cắt.............................14
2.2. Lựa chọn phương án cho bộ phận đập............................18
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ KỸ THUẬT MÁY........................................23

3.1. Tính toán thiết kế bộ phận cắt......................................23
3.1.1. Sơ đồ cấu tạo............................................................23
3.1.2. Nguyên lý hoạt động của bộ phận cắt.......23
3.1.3. Tính chọn bề rộng làm việc của máy............24
3.1.4 Tính toán các thông số cơ bản của bộ phận
cắt.............................................................................................25
3.1.4.1. Cơ cấu chuyển động của dao...............................25
3.1.4.2. Vận tốc làm việc của dao...................................26
3.1.4.3. Hình dạng và kích thước của lưỡi dao..................28
3.1.4.4. Lực tác dụng lên dao..............................................31
3.2. Tính toán thiết kế bộ phận đập.....................................34
3.2.1. Sơ đồ cấu tạo............................................................34
3.2.2 Nguyên lý hoạt động..............................................34
3.2.3. Tính các thông số của bộ phận đập.............34
3.3. Tính chọn động cơ.....................................................................36
3.3.1. Tính cơng suất cho động cơ...........................................36
3.3.2. Phân phối tỷ số truyền......................................39
3.3.2.1. Hộp giảm tốc..........................................................39
3.3.2.2. Phân phối tỷ số truyền.......................................39
3.4. Thiết Kế Bộ Truyền Động Đai......................................................41


-53.4.1. Chọn loại đai................................................................................................41
3.4.2. Xác định đường kính bánh đai...................................................................42
3.4.3. Tính đường kính của bánh đai lớn.............................................................42
3.4.4. Xác định sơ bộ khoảng cách trục...............................................................43
3.4.5. Xác định chiều dài L và khoảng cách trục A.............................................43
3.4.6. Kiểm nghiệm góc ơm của bánh đai 1 ......................................................44
3.4.7. Xác định số đai cần thiết Z.........................................................................44
3.4.8. Xác định kích thước bánh đai....................................................................45

3.4.9. Xác định lực tác dụng lên trục...................................................................45
3.5. Tính toán thiết kế bộ truyền xích....................................46
3.5.1. Chọn loại xích..............................................................46
3.5.2. Xác định số răng Z1,Z2..........................................46
3.5.3. Xác định bước xích..................................................46
3.5.4. Xác định khoảng cách trục A và số mắt xích
X

47

3.5.5. Xác định đường kính vòng chia của đóa xích. 48
3.6. Thiết Kế Trục..............................................................................48
3.6.1. Các thơng số đã biết....................................................................................48
3.6.2. Chọn vật liệu chế tạo trục...........................................................................49
3.6.3. Tính tốn sơ bộ trục...................................................................................49
3.6.4. Tính gần đúng trục......................................................................................49
3.6.5. Tính kiểm nghiệm trục................................................................................54
3.7. Thiết Kế Gối Đỡ Trục: Dùng ổ lăn.......................................................................58
3.7.1. Chọn loại ổ lăn.............................................................................................58
3.7.2. Xác định tải của ổ........................................................................................58
3.7.3. Chọn kích thước ổ lăn.................................................................................58
3.7.4. Chọn cách bôi trơn cho ổ............................................................................59
CHƯƠNG 4: LẬP QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ GIA CƠNG........................................60
CÁC CHI TIẾT...............................................................................................................60
4.1. Lập Quy Trình Công Nghệ Gia Công Cho Chi Tiết Trục.....................................60
4.1.1. Cơ sở chọn chi tiết gia công........................................................................60
4.1.2. Xác định dạng sản xuất...............................................................................60
4.1.3. Phân tích chi tiết gia cơng...........................................................................60
4.1.4. Chọn phơi và phương pháp chế tạo phơi...................................................61
4.1.5. Chọn tiến trình gia cơng các bề mặt của phôi...........................................61

4.1.6. Thiết kế các nguyên công công nghệ..........................................................64
4.1.6.1. Nguyên công 1: Tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm......................................64
4.1.6.2. Nguyên công 2: Tiện mặt trụ..................................................................66


-64.1.6.3. Nguyên công 3: Khoan 2 lỗ  7,75.......................................................68
4.1.6.4. Nguyên công 4: Phay rãnh then..............................................................70
4.1.6.5. Nguyên công 5: Tarô 2 lỗ ren M8x1.25..................................................71
4.1.6.6. Nguyên công 6: Nhiệt luyện...................................................................72
4.1.6.7. Nguyên công 7: Mài sau nhiệt luyện......................................................72
4.1.6.8. Nguyên công 8: Kiểm tra.......................................................................73
4.2. Xác định lượng dư và kích thước trung gian........................................................74
4.2.1. Xác định lượng dư và kích thước trung gian bằng phương pháp phân
tích cho kích thước  55h14.................................................................................74
4.2.2. Xác định lượng dư và kích thước trung gian bằng phương pháp tra
bảng.........................................................................................................................76
4.2.2.1. Xác định lượng dư cho 2 mặt đầu..........................................................76


4.2.2.2. Xác định lượng dư trung gian cho bề mặt trụ Ø50h8 
 ............76
  0,039
0 , 018

4.2.2.3. Xác định lượng dư trung gian cho bề mặt trụ Ø45k6 (45 0, 002 ).............78
4.2.2.4. Xác định lượng dư trung gian cho bề mặt trụ Ø42h12(42  0, 25 ).............79
4.2.2.5. Xác định lượng dư trung gian cho bề mặt trụ Ø40h8(40  0,039 )..............80
4.2.2.7. Xác định lượng dư cho nguyên công phay rãnh then.............................81
4.2.2.8. Xác định lượng dư cho nguyên công mài...............................................82
4.3. Xác định chế độ cắt..............................................................................................82

4.3.1. Xác định chế độ cắt bằng phương pháp tính tốn....................................83
4.3.2. Xác định chế độ cắt bằng phương pháp tra bảng.....................................87
4.3.2.1. Xác định chế độ cắt khi tiện mặt đầu.....................................................87
4.3.2.2. Xác định chế độ cắt khoan lỗ tâm..........................................................88
4.3.2.3.Bề mặt trụ ngồi (Ø55h14)......................................................................89
4.3.2.4.Tính cho bề mặt (Ø50h8)........................................................................90
4.3.2.5.Tính cho bề mặt (Ø42h12)......................................................................94
4.3.2.6.Tính cho bề mặt (Ø40h8)........................................................................96
4.3.2.7. Xác định chế độ cắt khoan lỗ để gia công 2 lỗ ren.................................99
4.3.2.8. Chế độ cắt khi phay rãnh then để lắp bích............................................100
4.3.2.9. Chế độ cắt khi phay rãnh then để lắp đai..............................................101
4.3.2.10. Xác định chế độ cắt cho nguyên công mài.........................................102
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN......................................................105
5.1 Kết Luận..............................................................................................................105
5.2 Đề Xuất Ý Kiến...................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................106


-7-

CHƯƠNG1
TỔNG QUAN VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP
TRỒNG LÚA Ở KHÁNH HOÀ
1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của cây lúa
Cây lúa nước là loại cây lương thực khá quan
trọng, nó được loài người trồng cách đây khoảng 3000
năm trước công nguyên. Cho tới nay, có khoảng một
nửa dân số trên thế giới dùng lúa gạo như nguồn
lương thực chủ yếu. Tổng diện tích trồng lúa ở khu vực
châu Á- Thái Bình Dương chiếm 90% và đạt 92% tổng

sản lượg lúa nước trên toàn thế giới.
Người ta cho rằng lúa nước bắt nguồn từ Trung
Quốc và sau đó lan ra vùng Đông Nam Châu Á, rồi
sang Châu Phi, Châu u và Châu Mỹ. Như vậy, lúa
nước có nguồn gốc từ Châu Á, từ xa xưa, người dân
việt nam đã biét trồng cây lúa và coi nó như là một
loại cây lương thực chính trong đời sống.
1.2. Đặc điểm của cây lúa nước
Lúa nước là một loại cây trồng chịu nước, thời
gian sinh trưởng cho đến khi thu hoạch trong khoảng 3-4
tháng, tùy vào giống lúa, lúa được trồng bằng cách
xạ theo hàng hoặc xạ tự do, mật độ cây lúa từ 400600 cây trên 1m², cây lúa đẻ nhiều nhánh, chiều cao
của cây lúa lúc chín tùy theo cây giống , song nói
chung chiều cao cây lúa ở Khánh Hòa dao động trong
khoảng 0.5-1m.
Cây lúa mang hạt ở đầu bông, do sức nặng của
các hạt lúa, bông lúa có xu hướng làm cong thân cây
ở phía trên xuống. Cả thân lúa dựa vào nhau lúc lúa
bắt đầu chín, vì thế cây lúa không bị đỗ xuống. Các
hạt lúa được mọc ra từ gié lúa cấp 1 và gié lúa cấp
2.


-8-

Khi lúa chín, ta nhận thấy cả lá, thân, hạt đều có
màu vàng thì gần như đảm bảo lúa đã chín hoàn
toàn, chúng ta có thể tiến hành thu hoạch được.Tuy
nhiên trong thực tế, độ chín sinh học trên một bông lúa
lại không hoàn toàn giống nhau. Các nhà nông học

chia độ chín của hạt ra làm 3 cấp : cấp sữa, cấp sáp,
cấp chín hoàn toàn. Từ chín sáp, hạt lúa đã đủ yếu
tố chuyển sang chín hoàn toàn mà không cần chất
dinh dưỡng cấp từ rễ cây nữa. Trong một bông lúa,
các hạt ở gié cấp một thường chí trước, lúc đó lát
đát một số hạt ở gié cấp hai còn xanh. Vì vậy, chọn
thời điểm để thu hoach lúa không thể chờ các gié
chín đều hết được, vì nếu lúa quá chín thì khi thu hoạch,
lúa sẽ bị rụng rất nhiều.
1.3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc khu vực Nam Trung
bộ của Việt Nam, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
sự phát triển cây lúa, có vùng đồng bằng ven biển
và các vùng đồng bằng ở các thung lũng. Đặc điểm
của các vùng

đồng bằng ở Khánh Hòa là trũng

thấp, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, và đặc biệt là
đất đai màu mở, ngoài ra còn có hệ thống sông ngòi
và hệ thống thủy lợi thuận lợi cho công việc tưới
tiêu, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền
nông nghiệp ở Khánh Hòa, đặc biệt là sự phát triển
cây lúa nước.
1.4 Tình hình trồng lúa ở Khánh Hòa
Những năm gần đây, kinh tế Khánh Hòa phát
triển mạnh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi lớn, từ
nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ du
lịch, thế mạnh của Khánh Hòa là dịch vụ du lịch, song
nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng cho sự phát

triển kinh tế khánh hòa.Vì vậy, tỉnh không ngừng đầu


-9-

tư công nghệ, máy móc thiết bị góp phần cơ giới hóa
nề nông nghiệp khánh hòa. Nông nghiệp Khánh Hòa
chủ yếu dựa vào trồng lúa nước. Sản lượng lúa hàng
năm vừa đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân
vừa có dư để xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh
tế ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Người dân Khánh Hòa có truyền thống trồng lúa từ
rất sớm. Lúa được trồng rãi rác khắp các vùng trong
tỉnh, trồng ở các vùng đồng bằng trũng thấp ven
sông suối, ao hồ để thuận lợi việc tưới tiêu. Thời
trước, chưa xây dựng các công trình thủy lợi, diện tích
trồng lúa nhỏ, người dân trồng chủ yếu những vùng
có điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Khi đó, không có
những giống lúa cho năng suất cao, về vấn đề thuốc
bảo vệ thực vật còn nhiều hạn chế, gây sâu bệnh,
mất mùa, chưa có máy móc thiết bị phục vụ sản xuất,
từ khâu làm đất (như máy cày, máy bừa) đến khâu
xạ lúa như máy xạ hàng, đến khâu chăm sóc, thu hoạch
(như máy phun thuốc trừ sâu, máy gặt, máy tuốt, máy
vận chuyển hạt), cộng với tập quán canh tác không
hợp lý mà năng suất lúa hàng năm còn thấp.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các nghành
kinh tế khác, nông nghiệp cũng được đầu tư, phát triển
mạnh. Nhiều công trình thủy lợi được xây doing, các đập
nước như đập Cam Ranh Thượng, Đập Tô Hạp, Đập Đá

Bàn …. Hệ thống kênh mương tưới tiêu được hoàn thiện,
đây là điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa
nước. Vì vậy, diện tích trồng lúa tăng lên đáng kể,
những vùng trước kia thiếu nước canh tác, nay được đưa
vào sản xuất, ở những vùng thiếu nước, chỉ sản xuất
một vụ trong năm thì đến nay có thể tăng lên hai hoặc
ba vụ, do đó năng suất lúa hàng năm tăng lên đáng
kể, nghề trồng lúa góp phần tăng trưởng kinh tế cho


-10-

người nông dân Khánh Hòa. Lúa được trồng hầu hết
các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở các
huyện Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn
Ninh.
1.5.Vụ thu hoạch lúa ở Khánh Hòa
Mỗi năm, Khánh Hòa có hai vụ lúa chính: vụ Hè –
Thu và Đông – Xuân. Một số vùng, có thể có ba vụ do
hệ có hệ thống thủy lợi , tập quán canh tác, nhân
lực, máy móc.
Vụ thu hoạch có thời tiết thuận lợi là vụ Đông –
Xuân, thời tiết khô ráo nên việc thu hoạch, phơi khô
và bảo quản lúa thuận lợi.
Vụ thu hoạch vất vả là vụ Hè – Thu , đây là thời
điểm thời tiết mưa nhiều, lúa dễ bị ngã gây khó
khăn cho việc thu hoạch, vận chuyển, bảo quản lúa. Do
vậy, chi phí lao động cho vụ sản xuất này cao hơn so với
vụ mùa khô.
1.6. Cơ giới hóa nông nghiệp trồng lúa ở Khánh

Hòa
Cơ giới hóa nông nghiệp là ước muốn từ bao đời
của người nông dân cả nước nói chung và nông dân
Khánh Hòa nói riêng, ước mơ đó đã dần trở thành
hiện thực khi ngày càng nhiều máy móc thiết bị được
đưa vào phục vụ sản xuất. Đối với người trồng lúa thì
sử dụng các máy như : máy cày, máy bừa, máy xạ
hàng, máy phun thuốc trừ sâu, máy gặt, máy tuốt, và
các loại máy vận chuyển khác…. Việc cơ giới hóa trong
canh tác cây lúa đã góp phần giảm đáng kể lực lượng
lao động tham gia sản xuất, giảm được chi phí lao động,
nâng cao hiệu quả của việc trồng lúa. Vì theo tính toán
thì cơ cấu chi phí lao động cho một ha trong một vụ lúa
được phân chia như sau:
- Làm đất: 15%.


-11-

- Gieo cấy: 20%.
- Chăm sóc: 25%-30%.
-Thu hoạch: 35%-40%.
Dựa vào cơ cấu chi phí trên mà ta tiến hành cơ giới
hóa các khâu cho hợp lý, để mang lại hiệu quả trồng
lúa cao nhất. Thực trạng nghề trồng lúa ở Khánh Hòa
gặp nhiều khó khăn do thiếu lao động, giá lao động cao,
làm cho người trồng lúa không có lãi, nên từ khi đưa
máy móc vào sản xuất phần nào giải quyết được vấn
đề này.
1.7. Các công cụ, máy móc phục vụ thu hoạch lúa

ở Khánh Hòa
 Gặt tay và công cụ gặt lúa.
Từ khi con người biết trồng lúa thì đồng thời với sự
phát triển của công cụ làm đất là sự phát triển của
công cụ gặt lúa. Không chỉ ở những nước trồng lúa
nước mà ở cả nước trồng lúa mì, công cụ gặt cũng
phát triển. Những di vật lịch sử được tìm thấy để gặt
lúa là một công cụ hình cong mà người ta gọi là liềm.
Người ta tìm thấy liềm bằng đá ở Babilonia vào khoảng
3700- 2600 năm trước công nguyên.
Cùng với sự phát triển của loài người qua các
thời đại, kiêm loại được dùng để làm các công cụ trong
đó có liềm. Liềm cũng được người nông dân Khánh
Hòa xem như công cụ chính để thu hoạch lúa, cho đến
ngày nay, liềm vẫn còn sử dụng để gặt lúa một cách
phổ biến, việc sử dụng liềm để gặt lúa có những ưu
điểm:
- Liềm là dụng cụ đơn giản, dễ chế tạo, giá thành
rẻ, có thể sản xuất nó ở các lò rèn thủ công, phù
hợp với mức thu nhập của người nông dân.


-12-

- Dụng cụ gọn nhẹ, dễ sử dụng, nên công việc gặt
lúa được tiến hành đơn giản, gọn gàng, hiệu quả kinh
tế cao.
- Liềm có thể gặt được lúa ngã, lúa ngập nước,
có thể gặt ở mọi chân ruộng.
- Gặt liềm hạt lúa ít bị rụng.

Tuy nhiên, gặt bằng liềm cũng gặp phải một số
khó khăn:
- Dùng hoàn toàn bằng sức người, người nông dân
phải cong lưng cắt rất vất vả.
- Năng suất không cao.
- Thiếu lao động làm trễ mùa vụ.
 Máy gặt hàng xếp dãy.
Những năm gần dây, người nông dân đã đưa máy
gặt hàng xếp dãy vào để thu hoạch lúa, máy gặt
hàng xếp dãy với bề rộng làm việc từ(1m-1.2m), cắt
lúa rồi xếp thành dãy, ngọn ra ngon, gốc ra gốc trên
mặt đồng ruộng về phía bên phải của máy. Sử dụng
loại máy này để gặt lúa có những ưu điểm:
- Năng suất gặt cao hơn so với gặt bằng liềm.
- Lúa xếp thành hàng thuận lợi cho việc gom lúa
đưa vào tuốt.
- Sử dụng máy gặt không cần nhiều lao động.
- Thu hoạch lúa nhanh, đúng thời vụ để sản xuất vụ
sau.
Tuy nhiên, nó có một số hạn chế sau:
- Gía thành của máy còn cao so với mức thu nhập
của người nông dân, vì vậy máy chưa được người nông
dân sử dụng phổ biến.
- Tốn tiền chi phí mua nhiên liệu, chi phí sữa chửa,
bảo dưỡng máy.


-13-

- Một số máy còn làm rơi rụng hạt nhiều khi gặt,

khó di chuyển đối với đồng ruộng ở Khánh Hòa.
Nhưng so với gặt bằng liềm thì gặt bằng máy có
hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Do đó, máy gặt hàng
xếp dãy được người dân đưa vào thu hoạch lúa ngày
càng phổ biến ở Khánh Hòa.
 Máy đập, tuốt lúa.
Cùng với maý gặt, máy tuốt cũng được người
nông dân đưa vào thu hoạch lúa, máy tuốt có nhiệm vụ
tách hạt lúa ra khỏi cây lúa, lúa sau khi gặt, nó được
gom lại, ta đưa vào máy tuốt để tuốt. Sử dụng máy
tuốt tốn ít lao động, giảm chi phí lao động, năng suất
tuốt cao, nâng cao hiệu quả kinh tế trồng lúa. Đến
vùng nông thôn ở Khánh Hòa, ta thấy máy tuốt được
sử dụng phổ biến, các máy ở đây, phần lớn do thợ cơ
khí địa phương chế tạo, giá thành máy thấp phù hợp
với thu nhập của người nông dân, máy phù hợp với
điều kiện đồng ruộng địa phương, vì vậy máy tuốt ngày
càng được chế tạo nhiều.
 Máy gặt tuốt liên hợp.
Các nước u, Mỹ các máy đập liên hợp cắt đập
thịnh hành. Các máy này gặt trên các cánh đồng
khô, đất nền cứng nên khối lượng máy có thể lên tới
(13-14) tấn mà việc di chuyển không gặp trở ngại . Trong
khi đó ở các nước châu Á người ta đang cố gắng chế
tạo ra kiểu máy gặt đập liên hợp phù hơp với cánh
đồng nước.
Máy gặt tuốt liên hợp có thể gọi là tổ hơp của
máy gặt hàng xếp dãy và máy tuốt. Trống tuốt bao
giờ cũng lớn hơn trống đập, do đó khối lượng của liên
hợp máy sẽ giảm đi. Máy liên hợp cắt và gom lúa



-14-

thành từng lớp đưa vào trống tuốt, hạt được đóng vào
bao còn rơm thì được rải trên mặt đồng.
Ngày nay, người nông dân Khánh Hoà đã đưa máy
gặt tuốt liên hợp vào thu hoạch lúa. Các máy này có
nguồn gốc từ Nhật, Trung Quốc, nhìn chung máy gặt
tuốt liên hợp có nhiều ưu điểm:
- Năng suất gặt đập cao.
- Không cần nhiều lao động chân tay, chi phí lao
động thấp.
- Thu hoạch kiệp thời vụ.
Tuy nhiên khi sử dụng máy này khặp phải những
khó khăn:
- Máy nhập từ nước ngoài, giá thành cao, chưa phù
hợp với mức thu nhập của người nông dân.
- Chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng .
- Một số máy gặt còn rơi rụng hạt nhiều.
1.8. Những phương pháp thu hoạch lúa ở Khánh
Hòa
Do điều kiện sinh trưởng của cây lúa, diện tích
thửa ruộng nhỏ, nên việc thu hoạch lúa rất khó khăn,
phức tạp, chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
như: thời tiết, khí hậu ,đất đai….đồng thời lại đòi hỏi
những yếu tố khắc khe.

Người nông dân phải căn


cứ vào điều kiệ cụ thể của mình để thu hoạch lúa cho
hợp lý. Do đó, Khánh Hòa có nhiều phương pháp thu
hoạch luá, sau đây là hai phương pháp phổ biến hiện nay
ở Khánh Hòa:
 Phương pháp thu hoạch phân đoạn:
Ở Khánh Hòa , việc thu hoạch lúa nước vẫn phải
duy trì cách thu hoạch phân đoạn, nhiều giai đoạn. Điều
này xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan về đồng
ruộng, nhân công lao động trong nông nghiệp, trình độ


-15-

công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp, việc cơ giới
hóa nông nghiệp… Phương pháp thu hoạch phân đoạn
tách hẳn việc gặt và đập làm sạch sơ bộ thành hai
công đoạn riêng biệt.
- Gặt bó: gặt xong bó lại thành từng lượng, hoặc
thành từng bó lớn, vận chuyển về nhà đập.
- Gặt xếp dãy: gặt xong phơi lúa ngoài đồng một
vài hôm cho lúa chín đều và giảm độ ẩm, sau đó, đem
về nhà đập và làm sach. Phương pháp này chỉ phù
hợp với vụ mùa khô, chân ruộng khô ráo.
- Gặt đập tại ruộng: việc gặt và đập được thực
hiện ngay trên ruộng.Thóc thì được vận chuyển về nhà
phơi còn rơm rạ phơi ngoài ruộng. Phương pháp này rút
ngắn thời gian thu hoạch, ít hao phí thóc do rơi rụng, nhưng
điều kiện là ruộng phải khô ráo, lúa phải chín đều.
Đây là phương pháp thu hoạch mà người nông dân
Khánh Hòa sử dụng phổ biến nhất vì phù hợp với điều

kiện ruộng lúa ở Khánh Hòa.
 Phương pháp thu hoạch một giai đoạn:
Phương pháp thu hoạch một giai đoạn là phương pháp
hiện đại, tiên tiến nhất. Thường người ta dùng máy gặt
đập liên hợp, năng suất thu hoạch cao, ít hao phí thóc.
Người nông dân đã nhận thấy ưu điểm đó, và đã đưa
máy vào thu hoạch lúa. Máy gặt đập liên hợp trên
đường đi sẽ thực hiện cùng một lúc các công việc:
- Gặt lúa gom ngay vào bàn cắt, đưa trực tiếp vào
máy đập.
- Đập lúa và làm sạch sơ bộ hỗn hợp hạt.
- Hỗn hợp hạt được chứa vào thùng chứa trên máy.
- Rơm được rải thành từng hàng trên đồng ruộng.
Phương pháp thu hoạch một giai đoạn sẽ làm giảm
mất mát hạt ở khâu gom lúa tới máy tuốt, đồng thời


-16-

không bị đe dọa bởi trời mưa giữa khâu cắt và khâu
đập. Ở Khánh Hòa phương pháp thu hoạch này đã được
áp dụng nhưng chưa được phổ biến rộng, do những khó
khăn về giá thành máy cò khá cao so với thu nhập
của người nông dân.


-17-

CHƯƠNG 2
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

Máy gặt đập liên hợp là máy có cấu tạo khá
phức tạp, bao gồm nhiều chi tiết và cụm chi tiết khác
nhau, dẫn đến kết cấu và đặc điểm của từng loại
máy sẽ hoàn toàn khác nhau.
2.1. Lựa chọn phương án cho bộ phận cắt
Phương án 1: Bộ phận cắt loại răng và dao.

Hình 2.1. Bộ phận cắt loại răng – dao

Hình 2.2. Răng máy gặt
Bộ phận cắt này thường có hai phần: phần di
động- dao và phần cố định răng.
Dao gồm một số lưỡi cắt hình thang lắp liên
tiếp trên sống dao có tiết diện hình chữ nhật và tán
bằng đinh tán. Lưỡi cắt bằng thép dày 2mm, hai cạnh
bên được mài sắc. Tùy vào công việc thu hoạch hay đối
tượng thu hoạch mà cạnh sắc của lưỡi cắt có thể mài
trơn hay băm chấu nhưng lưỡi cắt máy thu hoạch thì
thường băm chấu.
Răng của máy gặt thường chế tạo rời từng chiếc
hoặc từng cụm hai, ba răng bằng gang dẻo. Nhiệm vụ


-18-

của răng là phân chia khối lúa cần cắt đều cho các
lưỡi cắt.Tấm kê cắt chế tạo rời và được tán vào
răng. Mũ răng và tấm kê cắt là hai điểm tựa khi dao
chuyển động để cắt cây.
+ Ưu điểm:

- Lực cắt phân bố đều.
- Làm việc ổn định.
+Nhựơc điểm:
- Lực quán tính gây rakhi dao chuyển động chỉ được
cân bằng một phần nên khó tăng được tốc độ cắt.
- Khả năng cắt bị hạn chế.
- Chế tạo răng phức tạp, giá thành chế tạo lớn.
Phương án 2: Bộ phận cắt loại hai dao.

Hình 2.3. Bộ phận cắt loại
Bộ phận cắt hai
loại
hai
dao
. dao thường có hai loại: loại
một dao cố định, một dao di động , loại hai dao chuyển
động ngược chiều nhau. Với cấu trúc này thì một trong
hai dao làm nhiệm vụ tấm kê cắt. Những thí nghiệm
vào những năm 1962÷1966 cho hai bộ phận cắt kể trên,
trong những điều kiện hoàn toàn giống nhau, bộ phận
cắt loại hai dao chuyển động có chất lượng làm việc tốt
hơn loại một dao. Cuối đợt khảo nghiệm cho thấy khe hở
tối ưu giữa hai dao của bộ phận cắt hai dai chuyển động
là 0,89mm còn loại kia là 1,73mm. Khe hở lớn nhất đối
với loai đầu là 2,5, đối với loại sau là4,5mm.


-19-

+ Ưu điểm:

- Khắc phục được những nhược điểm của bộ phận
cắt loại răng và dao.
- Tốc độ cắt nhanh hơn, ổn định hơn.
- Năng suất cao.
+ Nhược điểm:
- Dao chóng mòn.
- Cơ cấu chuyển động phức tạp.
- Lực cắt phân bố không đều.
Phương án 3: Bộ phận cắt có dao chuyển động tịnh tiến
về một phía.

vm

vn

nâng

Hình 2.4. Bộ phận cắt có dao chuyển
động tịnh tiến.

Để
cao

năng suất lao động, một trong những biện pháp phổ
biến hiện nay là nâng cao tốc độ chuyển động của
liên hợp máy. Ta biết ở tốc độ liên hợp máy từ 7,5÷
11,5km/h thì các chỉ tiêu chất lượng làm việc ít thay đổi.
Nhưng nếu tăng tốc độ của máy lên 10 ÷ 15 km/h thì
chất lượng làm việc của máy kém đi rỏ rệt: chiều cao
gốc rạ tăng lên, bề mặt gốc rạ sau khi cắt không bằng

phẳng, cây không dược cắt hết, tăng độ hao phí hạt….
Nguyên nhân là do cây bị uốn nhiều khi cắt. Để khắc
phục người ta tăng tốc độ dao lên nhưng biện pháp này
bị hạn chế nhiều. Dao chuyển động không ổn định dễ


-20-

gây ra hư hỏng và tăng nhanh hao mòn các chi tiết bộ
phận cắt. Bộ phận cắt có dao chuyển động tịnh tiến
về một phía liên tục đáp ứng được yêu cầu trên.
+ Ưu điểm:
- Tăng tốc độ cắt .
- Năng suất cao.
- Máy hoạt động ổn định.
- Tốc độ dao không đổi ở bất kỳ vị trí nào.
+Nhược điểm:
- Cơ cấu chuyển động phức tạp.
- Khó chế tạo.
- Tốc độ cắt cao nên dao chóng mòn.
Phương án 4: Bộ phận cắt có dao quay trong mặt phẳng
nằm ngang.

Hình 2.5. Bộ phận cắt có dao quay trong mặt
phẳng nằm ngang. .
Bộ phận cắt có thể là một đóa tròn hay đóa
vuông trên chu vi của nó lắp một số lưỡi cắt. Đóa và
lưỡi cắt nằm chung trong một mặt phẳng nằm ngang,
quay với tốc độ khá lớn đủ để cắt cây. Số lượng đóa
cắt trên đóa tính toán trên cơ sở bảo đảm quá trình cắt

không gây ra uốn cây.
+ Ưu điểm:
- Tốc độ cắt cao.


-21-

- Không gây uốn cây.
+ Nhược điểm:
- Tốc độ cao nên chóng mòn.
- Khó chế tạo, giá thành chế tạo cao.
 Qua phân tích ưu nhược điểm của từng loại bộ phận

cắt, chúng tôi chọn phương án 1 với những ưu điểm:
- Lực cắt phân bố đều.
- Làm việc ổn định.
- Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo.
2.2. Lựa chọn phương án cho bộ phận đập


-22-

Phương án 1: Bộ phận đập loại thanh khía.


-23-

Trên các máy đập lúa và các máy gặt đập liên
hợp của các nước thường bố trí bộ phận đập loại
thanh khía. Bộ phận đập gồm: trống đập và máng

trống. Bộ phận đập loại này có những ưu và nhược
điểm như sau:
+ Ưu điểm:
- Chất lượng làm việc tốt trong điều kiện làm việc
bình thường.
- Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng.
+ Nhược điểm:
- Khả năng thoát tải kém.
- Tốc độ đập không cao.
+ Trống đập:
Trống đập là một khối hình trụ, lắp trên trục trống
là các đóa trống và vòng đỡ giữa. Các thanh lót và
thanh khía lắp trên các đóa và vòng đỡ đều theo chu vi
trống. Số lượng thanh khía tùy theo đối tượng lúa có thể
có: 6; 8; 10; 12; thanh … phổ biến nhất là loại trống đập
có số thanh khía là: 8; 10; 12.
Để cho quãng đường di chuyển khối lúa trong khe
ở giữa trống và máng trống được kéo dài thì hai thanh
khía kề nhau có chiều khía cùng nhau. Đồng thời còn
tránh hiện tượng lúa dồn về một đầu trống, có thể
gây ra kẹt trống.
Về cấu tạo của thanh khía có nhiều kiểu khác
nhau.

Trên các máy đập của Liên Xô(máy đập lúa

MC-1100,máy liên hợp CK-3 …) thường thanh khía có dạng
đường gân phức tạp. Tiết diện ngang của đường gân
thay đổi. Hướng các rãnh cũng không hoàn toàn song
song với nhau. Cấu trúc như thế của thanh khía làm cho

quá trình di chuyển của lớp lúa cũng phức tạp, hiệu
quả đập tốt. Thanh khía thường chế tạo bằng thép 20.


-24-

Trên một số máy đập tónh tại loại nhỏ của Trung
Quốc và Việt Nam, thanh khía có cấu tạo đơn giản hơn,
tiết diện ngang thanh khía hình bán nguyệt. Trên mặt làm
việc của thanh khía phay các rãnh nghiên có hướng song
song với nhau. Thanh khía loại này thường chế tạo bằng
thép 20 hoặc gang dẻo.
+ Máng trống:
Đối với bộ phận đập loại thanh khía, máng trống
có cấu tạo là một máng sàng. Máng trống gồm hai
má hai bên và một số má đỡ ở giữa. Các thanh ngang
hàn vào các má, song song với nhau. Trên các thanh
ngang có các lỗ cách đều nhau cho dây thép luồn qua.
Cấu tạo như thế máng trống như một cái sàng, vì vậy
người ta gọi là máng sàng. Toàn bộ máng trống đỡ
bằng hai trục lồng qua các lỗ trên má, liên kết với
khung máy thông qua cơ cấu điều chỉnh khe hở giữa
trống và máng.


-25-

Phương án 2: Bộ phận đập loại răng.

Bộ phận đập loại răng được áp dụng khá phổ

biến trong sản xuất.
+ Ưu điểm:
- Khả năng cung cấp khá lớn, nên trong loại bộ
phận đập này thường
phía trước trống không cần bố trí thêm trục cung cấp
lúa.
- Đối với giống lúa thân dài, độ ẩm cao thì khả
năng thoát tải tốt.
- Tốc độ trống tương đối ổn định so với bộ phận
đập kiểu thanh khía.
+ Nhược điểm:
- Qúa trình đập làm nát rơm.
- Chất lượng đập chưa tốt bằng loại trống thanh.
+ Trống đập:


×