BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
CẤP HUYỆN
MỤC LỤC
1. Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Nghi Lộc
2. Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Thọ Xuân
3. Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 cấp huyện năm 2019-2020 - Phòng
GD&ĐT Thanh Thủy
4. Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 cấp huyện năm 2019-2020 có đáp án Phịng GD&ĐT Cẩm Giàng
5. Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 cấp huyện năm 2019-2020 - Phòng
GD&ĐT Lục Ngạn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHI LỘC
ĐỀ KĐCL HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (7,0 điểm). Bằng kiến thức đã học trong chương trình Lịch sử lớp 8 về các
cuộc cách mạng tư sản. Em hãy:
a) Nêu các hình thức và ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ
XVI đến cuối thế kỉ XVIII.
b) Vì sao cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thể kỉ XVIII được coi là cuộc “đại cách
mạng”?
c) Theo em, tại sao nước ta không đi theo con đường cách mạng tư sản để thiết lập
chế độ tư bản chủ nghĩa như nhiều nước khác trên thế giới?
Câu 2 (6,0 điểm). Thông qua việc trình bày kết cục của hai cuộc chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914 - 1918) và chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Phát biểu
suy nghĩ của em vê hai cuộc chiến tranh và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ
hịa bình hiện nay.
Câu 3 (7,0 điểm). Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913):
a) Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
b) Em có nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi
nghĩa trong phong trào Cần Vương?
c) Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
PHÒNG GD&ĐT
THỌ XUÂN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7, LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: LỊCH SỬ LỚP 8
Ngày thi: 04/4/2021
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 06 câu, gồm 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm). Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng
Việt Nam?
Câu 2 (3,0 điểm). Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 1945)? Điểm giống và khác nhau trong nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914 - 1918) và chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 3 (4,0 điểm). Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858. Vì
sao Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên? Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh
của Pháp có thực hiện được khơng? Vì sao?
Câu 4 (3,0 điểm). Phong trào Cần Vương ra đời trong hồn cảnh nào? Tóm tắt diễn
biến chính của phong trào Cần Vương. Sự thất bại của phong trào Cần Vương để lại
bài học gì cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này?
Câu 5 (5,0 điểm). Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam xuất hiện các
giai cấp, tầng lớp mới, em hãy cho biết: Đó là những giai cấp, tầng lớp nào? Hoàn
cảnh ra đời, đặc điểm của mỗi giai cấp, tầng lớp.
Câu 6 (2,0 điểm). Quá trình thành lập Đảng bộ cộng sản tỉnh Thanh Hóa? Ý nghĩa?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2019- 2020
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề
Đề thi có: 1 trang
Đề chính thức
Câu 1 (4 điểm):
Trình bày những chuyển biến kinh tế, chính trị và đối ngoại của nước Anh
cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? Nhận xét về sự phát triển kinh tế của các nước
đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
Câu 2 (6 điểm):
Tại sao chính phủ Nga đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới? Nêu nội
dung cơ bản của chính sách kinh tế mới và tác dụng của nó đối với nước Nga?
Câu 3 (3 điểm):
Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất? Nội dung của hiệp ước
Nhâm Tuất phản ánh điều gì?
Câu 4 (3 điểm):
Lập niên biểu các cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp của nhân dân
ta từ năm 1858 đến đầu thế kỉ XX? Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp
của nhân dân ta từ 1858- cuối thế kỉ XIX?
Câu 5 (4 điểm):
Nêu tóm tắt nội dung cơ bản chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương? Mục đích của chương trình khai
thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
....Hết....
Họ và tên thí sinh:.................................................SBD..................
Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU
NĂM HỌC 2019- 2020
MÔN: LỊCH SỬ
Câu
Nội dung cơ bản cần có
Điểm
Câu 1 Những chuyển biến kinh tế, chính trị và đối ngoại của nước Anh
cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX:
* Kinh tế:
Trước 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp
0,25
Từ sau 1870 Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế 0,25
giới sau Mĩ và Đức.
Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn
0,5
đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
Nhiều cơng ty độc quyền về cơng nghiệp và tài chính ra đời chi
0,5
phối tồn bộ nền kinh tế
* Chính trị:
Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Tự do và Bảo thủ thay
0,5
nhau cầm quyền bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản.
* Đối ngoại:
Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lựơc thuộc địa
0,25
1914 thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và
0,5
400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số Anh lúc bấy giờ, gấp
12 lần thuộc địa của Đức
Lê nin gọi CNĐQ Anh là ''chủ nghĩa đế quốc thực dân''
0,25
* Nhận xét: Nền kinh tế các nước đế quốc phát triển không đều.
1,0
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ chiến
tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2 Tại sao chính phủ Nga đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới?
Nêu nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới và tác dụng của
nó đối với nước Nga?
* Hồn cảnh:
Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản, nước Nga đi lên xây 0,25
dựng đất nước trong hồn cảnh hết sức khó khăn:
Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề: sản lượng nông nghiệp
0,5
bằng 1/2 so với trước chiến tranh (1920). Công nghiệp giảm 7
lần, nhiều vùng lâm vào dịch bệnh, nạn đói trầm trọng.
Bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá, bị các nước đế quốc 0,25
bao vây về kinh tế, chính trị.
Chính sách cộng sản thời chiến khơng cịn phù hợp.
0,25
Trong bối cảnh đó, 3/1921 nước Nga Xơ viết thực hiện chính
0,5
sách Kinh tế mới do Lê-nin đề xướng.
* Nội dung:
Nội dung chủ yếu của chính sách Kinh tế mới là bãi bỏ trưng thu 0,75
lương thực thừa, thay bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực
nộp bằng hiện vật
Sau khi nộp đủ thuế lương thực được quy định, nơng dân được
tồn quyền sử dụng số nơng phẩm cịn lại
Tập chung khơi phục cơng nghiệp nặng,cho phép tư nhân được
mở các xí ngiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngồi đầu tư,
kinh doanh ở Nga. Chấn chỉnh sản xuất, hạch toán kinh tế.
Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cải cách tiền tệ.
* Tác dụng:
Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được khơi phục và phát
triển nhanh chóng: 1925 sản xuất công- nông nghiệp đạt mức
trước chiến tranh.
Đời sống nhân dân được cải thiện, khối liên minh công- nông
được củng cố vững chắc
12/ 1922 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xơ Viết (Liên
Xơ) ra đời trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện giữa các dân tộc,
nhầm củng cố và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa trong
công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết.
Câu 3 Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất:
5/6/1862 Triều đình Nguyễn kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm
Tuất gồm những nội dung cơ bản như sau:
Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền
Đơng Nam Kì là Gia Định, Định Tường, Biên Hịa và đảo Côn
Lôn
Mở 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn
bán
Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô,
bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây
Bồi thường cho Pháp 1 khoản chiến phí tương đương 280 vạn
lạng bạc
Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều
đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến
* Nội dung của hiệp ước thể hiện sự bất bình đẳng giữa thực dân
Pháp đối với triều Nguyễn với những điều khoản vô lý, vi phạm
sâu sắc chủ quyền quốc gia. Nó thể hiện hành vi xâm lược trắng
trợn của thực dân Pháp với nước ta và sự nhu nhược, hèn nhát
của triều Nguyễn.
Câu 4 Lập niên biểu
Niên biểu các cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp
của nhân dân ta từ năm 1858 đến đầu thế kỉ XX
STT Thời gian
Tên khởi nghĩa (phong trào)
1
1861
Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực
2
1863- 1864 Khởi nghĩa của Trương Định
3
1885- 1896 Phong trào Cần Vương
0,5
0,75
0,5
0,5
0,25
1,0
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Khởi nghĩa Hương Khê
Khởi nghĩa Yên Thế
Phong trào Đông Du
Đông Kinh Nghĩa Thục
Cuộc vận động Duy Tân và phong trào
chống thuế ở Trung Kì
* Nhận xét phong trào chống Pháp từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX:
Phong trào chống Pháp diễn ra sôi nổi, quy mô rộng trong cả
nước, thu hút đơng đảo nhân dân tham gia
Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh vũ trang
Các cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát và đều bị dập tắt
Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực
dân Pháp
Câu 5 * Tóm tắt nội dung cơ bản chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ nhất của thực dân Pháp:
Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền
Công nghiệp: Pháp tập chung khai thác than và kim loại. Ngoài
ra Pháp đầu tư vào một số ngành khác: xi măng, điện, chế biến
gỗ...
Giao thông vận tải: thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông
vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và
phục vụ mục đích quân sự
Thương nghiệp:Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa
của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế nhẹ hoặc miễn
thuế, đánh thuế cao hàng hóa nước khác
Tài chính: đề ra các thuế mới bên cạnh thuế cũ, nặng nhất là thuế
muối, gạo, thuốc phiện......
Chính trị: thực hiện chính sách chia để trị, triệt để sử dụng bộ
máy tay sai người Việt
Văn hóa: tuyên truyền cho chính sách thực dân, mở 1 số cơ sở
văn hóa, y tế...
Gíao dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến, về sau mở một số
trường đào tạo người bản sứ phục vụ cho việc cai trị
* Mục đích:
Nhằm vơ vét tối đa sức người và sức của của nhân dân Đông
Dương để làm giàu cho tư bản Pháp, khiến nền kinh tế Việt Nam
và Đông Dương phát triển què quặt, phụ thuộc vào Pháp
Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Ngu dân về giáo dục và đầu
độc về văn hóa để phục vụ cho chính sách bóc lột về kinh tế và
đảm bảo sự thống trị lâu dài của thực dân Pháp ở Việt Nam.
4
5
6
7
8
1885- 1896
1884- 1913
1905- 1909
1907
1908
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG
ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề gồm có 01 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân thất bại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm
1858-1884? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc
lập.
Câu 2. (2,0 điểm)
Bằng kiến thức lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày
những nét chính cuộc khởi nghĩa của nơng dân n Thế? So với phong trào Cần vương, cuộc
khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản?
Câu 3. (2,0 điểm)
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX có đặc điểm gì? Đặc điểm nào
là hạn chế lớn nhất của phong trào đấu tranh thời kỳ này? Vì sao?
Câu 4. (2,0 điểm)
Trên cơ sở trình bày ngắn gọn những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, hãy rút ra
nhận xét về những cống hiến của ông đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của đất nước thời kì
này?
Câu 5. (2,0 điểm)
Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt động chủ yếu
của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911-1917? Hướng đi và hoạt động của Người thời gian này có gì
mới so với các nhà yêu nước chống Pháp ở đầu thế kỉ XX?
..........................Hết........................
Họ và tên học sinh :…………………………..…………Số báo danh :…………
Họ và tên Giám thị giao đề :………………….……………Chữ ký :……………
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang
Câu 1 (2,0 điểm) Phân tích ngun nhân thất bại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân
dân ta từ năm 1858-1884? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đấu
tranh giành độc lập.
Nội dung cơ bản
Điểm
* Nguyên nhân thất bại:
- Khách quan: Thực dân Pháp có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại và 0,25
quyết tâm xâm lược Việt Nam làm thuộc địa.
- Chủ quan:
+ Đường lối kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn khơng đúng đắn (chiến đấu 0,25
còn do dự, nhượng bộ, cầu hòa, bỏ lỡ nhiều cơ hội…)
+ Lực lượng quân đội không được bổ sung, vũ khí khơng được cải tiến nên hiệu 0,25
quả chiến đấu chưa cao…
+ Khơng tập hợp, đồn kết và tổ chức, lãnh đạo được nhân dân đứng lên chống 0,25
Pháp.
+ Do tư tưởng thủ cựu nên nhà Nguyễn không tiếp nhận cái mới để duy tân đất 0,25
nước tạo nên sức mạnh chống ngoại xâm.
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong điều kiện bấy giờ diễn ra sơi nổi 0,25
nhưng thiếu sự lãnh đạo chung, khơng có đường lối, chủ trương thống nhất…
nên dễ bị thực dân Pháp đánh bại.
* Bài học:
0,5
- Phải đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, phù hợp, linh hoạt, biết chớp thời
cơ…
- Phát động chiến tranh nhân dân để phát huy sức mạnh đồn kết của dân tộc.
- Có sự chỉ đạo thống nhất và sự liên kết trong các phong trào đấu tranh của
nhân dân.
- Luôn tiếp thu cái mới để phù hợp với xu thế chung và phù hợp với quy luật
phát triển của lịch sử.
Câu 2 (2,0 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em
hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? So với phong trào Cần vương,
cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản?
Nội dung cơ bản
Điểm
- Căn cứ: Yên Thế là vùng đất đồi địa hình hiểm trở thuộc tỉnh Bắc Giang là nơi 0,25
định cư, sinh sống và sản xuất của nhân dân Bắc Kì .....
- Diễn biến: Cuộc khởi nghĩa chia làm 3 giai đoạn:
+ 1884-1892: nghĩa quân hoạt động riêng rẽ chưa có sự chỉ huy thống nhất, thủ
lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm...
0,25
+ 1893-1908: là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ
huy của Đề Thám. Nghĩa quân 2 lần chủ động xin giảng hoà với Pháp để củng cố 0,25
lực lượng, tích luỹ lương thực, xây dựng đồn điền Phồn Xương vững chắc…
+ 1909-1913: Khi phát hiện thấy sự dinh líu của Đề Thám trong vụ đầu độc lính 0,25
Pháp tại Hà Nội, thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế, lực
lượng nghĩa quân hao mòn dần. Đến 2/1913 thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong
trào tan rã.
* Khác biệt cơ bản:
- Mục tiêu:
+ Khởi nghĩa Yên Thế: Đánh đuổi giặc ngoại xâm, chống lại cơng cuộc bình 0,25
định của Pháp, bảo vệ mảnh đất Yên Thế, bảo vệ quyền lợi của nông dân, của
dân tộc….
+ Cần vương: Khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua
0,25
- Thành phần lãnh đạo:
+ Phong trào Cần vương: Văn thân, sĩ phu yêu nước
+ Phong trào Yên Thế: Lãnh đạo đều xuất phát từ nông dân, ít chịu ảnh hưởng
của tư tưởng phong kiến, khơng có sự gắn bó chặt với khẩu hiệu Cần vương…
0,25
- Lực lượng nghĩa quân:
+ Cần vương: Văn thân, sĩ phu yêu nước và nông dân
+ Phong trào Yên Thế: Lực lượng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế đều là nông dân,
cần cù, chất phác, yêu cuộc sống tự do.
0,25
- Thời gian tồn tại: Khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu dài hơn bất cứ cuộc khởi
nghĩa nào trong phong trào Cần vương (khởi nghĩa Yên Thế: 30 năm; phong trào
Cần vương: 10 năm).
Câu 3. (2,0 điểm) Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX có đặc điểm gì?
Đặc điểm nào là hạn chế lớn nhất của phong trào đấu tranh thời kỳ này? Vì sao?
Nội dung cơ bản
Điểm
* Phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX có đặc điểm sau:
- Lực lượng lãnh đạo: Cuối XIX, lực lượng lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu (các 0,25
nhà nho yêu nước) với hệ tư tưởng trung quân- ái quốc (tư tưởng phong kiến).
- Hình thức đấu tranh: Cuối thế kỷ XIX, hình thức đấu tranh của các phong trào
thiên về khởi nghĩa vũ trang.
0,25
- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỷ XIX, lực lượng tham gia chủ yếu
là nông dân diễn ra trên phạm vi toàn quốc và do giai cấp phong kiến lãnh đạo. 0,25
- Tính chất: Phong trào đấu tranh cuối thế kỷ XIX mang tính chất dân tộc, dân
chủ, nhân dân.
0,25
- Mục tiêu: Phong trào đấu tranh cuối thế kỷ XIX nhằm mục tiêu đánh Pháp
giành độc lập dân tộc để thiết lập chế độ cũ- chế độ phong kiến.
0,25
- Về tổ chức: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX theo lề lối phong kiến trên
địa bàn có điều kiện thuận lợi cho xây dưng căn cứ.
0,25
* Hạn chế lớn nhất: Giai cấp lãnh đạo là giai cấp phong kiến với hệ tư tưởng 0,25
“trung quân, ái quốc”...
* Giải thích: Giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến đã trở nên lỗi thời, 0,25
lạc hậu. Khẩu hiệu “Đánh Pháp giành độc lập dân tộc và để thiết lập chế độ cũchế độ phong kiến” chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, trước mắt yêu cầu của dân
tộc cịn về thực chất phong trào khơng đáp ứng được triệt để yêu cầu khách
quan của sự phát triển xã hội cũng như nguyện vọng sâu sắc của nhân dân là
muốn thốt khỏi sự bóc lột của giai cấp phong kiến, tiến lên một xã hội tốt đẹp
hơn, trong đó tồn thể dân tộc, chủ yếu là nơng dân được tự do, no ấm.
Câu 4. (2,0 điểm) Trên cơ sở trình bày ngắn gọn những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu,
hãy rút ra nhận xét về những cống hiến của ông đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của đất
nước thời kì này?
Nội dung cơ bản
Điểm
* Sơ lược tiểu sử Phan Bội Châu
- Phan Bội Châu (1867 - 1940), hiệu là Sào Nam. Ông sinh ra tại Nam Đàn –
Nghệ An là vùng đất có truyền thống cách mạng, ngay từ nhỏ ông đã tỏ rõ là 0,25
người có chí hướng u nước…từ năm 1902, ơng đã vào Nam, ra Bắc để tìm
cách liên lạc với những người cùng chí hướng…
* Những hoạt động cách mạng tiêu biểu
- Năm 1904, tại Quảng Nam. Ông cùng với các đồng chí của mình thành lập 0,25
Hội Duy Tân, Hội chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập thiết lập ở
Việt Nam một chính thể Quân chủ lập hiến…Hội Duy Tân chủ trương tổ chức
phong trào Đông Du… nhưng thất bại, tuy vậy đã có những ảnh hưởng quan
trọng tới phong trào đấu tranh thời kỳ này…
- Viết nhiều sách, báo cổ động tinh thần yêu nước trong thanh thiếu niên và 0,25
nhân dân, đồng thời tố cáo tội ác của giặc Pháp… Ông tiến hành các hoạt động
mở rộng giao du: Gặp gỡ với Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, tiếp xúc với
Tôn Trung Sơn…
- Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1912, Phan
Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục hội 0,25
(6/1912)…với chủ trương “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam,
thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”…
- Việt Nam Quang phục hội chủ trương hoạt động dưới hình thức bạo động,
khủng bố, ám sát cá nhân…nhưng cơ bản không đạt được mục tiêu…
* Nhận xét
- Các hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động song 0,5
cuối cùng đều thất bại đã thể hiện sự bế tắc về đường lối và biện pháp cứu nước
trong điều kiện hồn cảnh lúc đó, chưa nhận thức rõ nhiệm vụ, đối tượng của
cách mạng…
- Những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu có ảnh hưởng mạnh mẽ tới 0,5
phong trào đấu tranh giành độc lập của nước ta lúc đó…, khích lệ tinh thần đấu
tranh của nhân dân…,đồng thời là một trong những tiền đề làm xuất hiện những
tư tưởng cứu nước mới ở giai đoạn sau…
Câu 5 (2,0 điểm). Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt
động chủ yếu của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911-1917? Hướng đi và hoạt động của Người thời
gian này có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp ở đầu thế kỉ XX?
Nội dung cơ bản
Điểm
* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước.
Quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An- nơi có truyền thống đấu 0,25
tranh bất khuất chống xâm lược...
- Người sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ,
nhân dân sống cực khổ...
- Chứng kiến tất cả các phong trào yêu nước của nhân dân nổ ra nhưng đều lần
lượt bị thất bại... -> đất nước khủng hoảng, bế tắc về đường lối giải phóng dân
tơc.
- Khơng tán thành với đường lối hoạt động của các bậc tiền bối... Năm 1911,
Người quyết ra đi tìm con đường cứu nước mới.
* Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911-1917
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu
nước. Người đi vịng quanh thế giới, qua nhiều nước châu Phi, châu Mĩ, châu
Âu.
- Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp, làm nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong
quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp
- Tham gia hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo,
truyền đơn…, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng
của người có nhiều chuyển biến.
* Hướng đi và hoạt động của Người có những điểm mới:
- Người khơng sang phương Đông mà hướng con đường cứu nước sang phương
Tây xem họ làm thế nào rồi về giúp đồng bào...
- Người đi qua nhiều nước..., thâm nhập cuộc sống của những người lao động…,
sống và hoạt động trong phong trào công nhân, tiếp nhận ảnh hưởng của cách
mạng tháng Mười Nga…Đó là điều kiện quan trọng để Người xác định con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Người xác định bạn và thù ở chỗ không chỉ cùng hay khác màu da (Mà là chủ
nghĩa đế quốc). Đồng thời người cịn xác định muốn cách mạng thắng lợi khơng
chỉ dừng lại ở đồn kết dân tộc mà cần có tinh thần đoàn kết quốc tế.
Chú ý: Học sinh giải theo cách khác cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa.
..........................Hết...........................
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25