Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tìm hiểu sự vận dụng quan điểm tích hợp trong phân môn luyện từ và câu ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.7 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

VÕ THỊ NHUNG

Tìm hiểu sự vận dụng quan điểm tích
hợp trong phân mơn Luyện từ và câu ở
Tiểu học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong mơn tiếng việt nói
riêng cũng như các mơn học ở bậc tiểu học nói chung. Việc dạy luyện từ và
câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa, làm phong phú vốn từ cho học sinh, cung
cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho các em kĩ năng
dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của
mình. Đồng thời phân mơn Luyện từ và câu địi hỏi việc dạy học từ và câu
trong dạy học tiếng Việt như một công cụ giao tiếp nhằm thực hiện mục tiêu
của mơn học: “Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng tiếng
Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường của
hoạt động giao tiếp lứa tuổi” và phát triển ngôn ngữ, trí tuệ của các em.
Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển địi hỏi con người phải khơng
ngừng nâng cao năng lực của bản thân. Con người mới phải năng động, linh
hoạt, có khả năng thích ứng, có năng lực tổng hợp. Dạy học tích hợp tạo ra


các tình huống liên kết tri thức các mơn học, đó là cơ hội phát triển các năng
lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh
sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo. Vì vậy quan
điểm tích hợp được vận dụng trong tất cả các môn học của học sinh đầu cấp.
Việc dạy học tiếng Việt theo quan điểm tích hợp nhằm trang bị những kiến
thức đời sống giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, môi
trường sống, những vấn đề của dân tộc phù hợp với lứa tuổi. Từ đó, giáo dục
các em tình u q hương đất nước, u hịa bình, lịng nhân ái giữa con
người với con người, chống bệnh tật, đói nghèo lạc hậu. Thông qua các chủ
điểm học tập, các ngữ liệu dạy nghe, nói, đọc, viết gần gũi, thiết thực với đời
sống của học sinh giúp tăng cường vốn từ, cách diễn đạt, có hiểu biết về thế
giới xung quanh. Các phân mơn cũng có sự gắn kết với nhau xung quanh trục

2


chủ điểm và các bài học. Trong phân môn Luyện từ và câu định hướng tích
hợp thể hiên ở cả hai mặt phương diện nội dung dạy học và phương pháp dạy
học. Vận dụng quan điểm tích hợp trong phân môn Luyện từ và câu giúp học
sinh nắm bắt bài học ở nhiều khía cạnh khác nhau. Học sinh khơng chỉ được
trang bị thêm kiến thức, kĩ năng về từ và câu mà cịn có thêm rất nhiều hiểu
biết về các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Học sinh có thể vận dụng được
những kiến thức mà mình đã học ở các lớp dưới để giải quyết nhiệm vụ học
tập trên cơ sở vận dụng những kiến thức và kĩ năng mà các em đã có. Qua đó
ta có thể thấy day học theo hướng tích hợp đã góp phần hiện thực hóa nhiệm
vụ của phân mơn Luyện từ và câu.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài “Tìm hiểu sự vận
dụng quan điểm tích hợp trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học” để
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề

Những vấn đề liên quan đến định hướng tích hợp trong phân mơn
Luyện từ và câu đã được một số tác giả đề cập đến ở một số tài liệu. Sau đây
chúng tôi xin điểm qua một số cơng trình tiêu biểu:
- Đặng Thị kim Nga, Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học,(Dự án phát
triển giáo viên tiểu học), NXBGD, 2007 đã phân tích định hướng tích hợp
trong phân mơn luyện từ và câu, vai trị của định hướng tích hợp với việc thực
hiện các nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu.
- Chu Thúy An – Chu Thị Thanh Hà, Dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu
học, NXBGD, 2007 đã trình bày những chuyên đề dạy học Luyện từ và câu ở
tiểu học với các chủ đề : vị trí, nhiệm vụ của phân mơn Luyện từ và câu,
chương trình , sách giáo khoa phân môn Luyện từ và câu , các nguyên tắc tổ
chức dạy học và một số biện pháp bồi dưỡng hướng thú và khả năng học tập
Luyện từ và câu, quan điểm về định hướng tích hợp và các khái niệm về tích
hợp.

3


- Chu Thị Phương, Về việc dạy học tích hợp môn Tiếng Việt lớp 2 và lớp
3, NXBGD, 2005 đã trình bày về nội dung, phương pháp dạy học tích hợp ở
các phân mơn.Trong đó cuốn sách cũng làm rõ về định hướng tích hợp được
thể hiện trong phân mơn Luyện từ và câu.
- Nguyễn Minh Thuyết, Hỏi-đáp về dạy học tiếng Việt 2, 3, 4, 5,
NXBGD, 2009 đã nêu ra quan các điểm dạy học đổi mới trong đó có quan
điểm tích hợp. Đồng thời, các cuốn sách đã trả lời về các câu hỏi có liên quan
đến vấn đề tích hợp trong phân mơn Luyện từ và câu, phân tích các ví dụ
nhằm làm rõ nguyên tắc đồng tâm được thể hiện ở mỗi trục chủ điểm hay hệ
thống bài tập ở cùng một lớp.
Các cơng trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho
chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài.

3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi chọn đề tài ”Tìm hiểu sự vận dụng quan điểm tích hợp trong
phân mơn luyện từ và câu ở Tiểu học” với mục đích tìm hiểu sự vận dụng
quan điểm tích hợp được thể hiện qua các bài tập Luyện từ và câu trong sách
giáo khoa tiếng Việt 2, 3, 4, 5. Trên cơ sở đó, chúng tơi xây dựng một số bài
tập Luyện từ và câu bổ trợ theo định hướng vận dụng quan điểm tích hợp ở
lớp 3 để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy phân mơn luyện từ và câu
nói riêng cũng như mơn Tiếng Việt nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: Những vấn đề liên quan đến định hướng tích hợp
trong dạy học Luyện từ và câu
- Khảo sát nội dung tích hợp trong phân môn Luyện từ và câu qua các
bài tập trong sách giáo khoa tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5.
- Xây dựng một số bài tập bổ trợ theo định hướng vận dụng quan điểm
tích hợp cho học sinh lớp 3.
5. Phạm vi nghiên cứu

4


Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.
6. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quan điểm tích hợp vận dụng trong phân mơn
Luyện từ và câu.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên
quan đến đề tài.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Thống kê các bài học theo định hướng
tích hợp.
- Phương pháp phân tích : phân tích nội dung của định hướng tích hợp

trong từng bài học của phân mơn Luyện từ và câu.
- Phương pháp quy nạp: Quy nạp các kết quả đã phân tích để trên cơ sở
đó xây dựng một số bài tập bổ trợ cho học sinh Tiểu học.
8. Giả thuyết khoa học
Đề tài giúp cho giáo viên Tiểu học nói chung và sinh viên ngành Sư
phạm giáo dục Tiểu học nói riêng có cái nhìn tổng qt về nội dung tích hợp
được thể hiện qua các bài tập Luyện từ và câu trong sách giáo khoa tiếng Việt
2, 3, 4, 5, xây dựng thêm một số bài tập Luyện từ và câu bổ trợ theo định
hướng vận dụng quan điểm tích hợp cho học sinh lớp 3 để góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy phân mơn Luyện từ và câu nói riêng cũng như mơn
Tiếng Việt nói chung. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên
Tiểu học và sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục Tiểu học.
9. Cấu trúc đề tài
Phần mở đầu:
- Lý do chọn đề tài.
- Lịch sử vấn đề.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..

5


- Phương pháp nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phần nội dung: Gồm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Khảo sát hệ thống bài tập vận dụng quan điểm tích
hợp trong phân mơn Luyện từ và câu ở sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 2
đến lớp 5.
Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập Luyện từ và câu bổ trợ

theo định hướng vận dụng quan điểm tích hợp cho học sinh lớp 3.
Phần kết luận

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
1.1.1.Tư duy
Tư duy của học sinh Tiểu học là tư duy cụ thể mang tính hình thức. Do đặc
điểm này các em rất dễ mắc sai lầm trong tư duy.
Khi khái quát, học sinh Tiểu học lớp 1, 2, 3 thường quan tâm đến dấu
hiệu trực quan bên ngồi có liên quan đến chức năng của đối tượng. Còn ở
học sinh lớp 4, 5 nhờ hoạt động nhận thức phát triển hơn các em đã biết xếp
bậc các khái niệm. Phân biệt khái niệm rộng hơn, hẹp hơn khi phân loại và
khái quát đối tượng.
Hoạt động phân tích tổng hợp cịn ở mức độ sơ đẳng, các học sinh lớp
đầu của bậc Tiểu học chủ yếu tiến hành phân tích trực quan, hành động khi tri
giác trực tiếp đối tượng. Học sinh cuối bậc Tiểu học có thể phân tích đối
tượng mà khơng cần hành động thực tiễn đối với đối tượng đó.
Dựa vào đặc điểm tư duy như trên khi dạy học giáo viên cần phân loại
các dạng bài tập khác nhau, các dạng bài tập có tính gợi mở.
1.1.2.Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh Tiểu học được hình thành và phát triển trong
quá học tập và hoạt động của các em. Ở học sinh Tiểu học thì tưởng tượng đã
phát triển hơn so với trẻ chưa đến trường. Đây là lứa tuổi mà tưởng tượng
phát triển khá tốt. Tuy nhiên tưởng tượng của các em cịn tản mạn, ít có tổ
chức. Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững.

Càng về cuối bậc học, tưởng tượng của các em càng gần thực hiện hơn.
Trong dạy học ở Tiểu học, giáo viên cần chú ý hình thành tưởng tượng
cho học sinh qua sự mô tả bằng lời. Ở đây điệu bộ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu,

7


chính xác, biểu cảm của giáo viên là phương tiện quan trọng. Cũng cần sử
dụng đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học sinh động để giúp các em được trí
tưởng tượng tốt hơn.
1.1.3. Ngơn ngữ
Ngơn ngữ học sinh Tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, từ ngữ và
ngữ pháp.
Về ngôn ngữ viết: các em đã nắm được một số quy tắc cơ bản khi viết.
Tuy nhiên các em còn viết sai ngữ pháp.
Vốn từ của các em ngày càng phong phú, chính xác và giàu hình ảnh,
nhờ tham gia nhiều hoạt động, tiếp xúc rộng rãi với những người xung quanh
và được tiếp thu tri thức qua các mơn học.
Vì vậy trong dạy học ở bậc Tiểu học, giáo viên cần chú ý rèn luyện ngôn
ngữ cho học sinh bằng cách cung cấp cho các em quy tắc ngữ pháp cơ bản và
rèn luyện cách phát âm đúng, cách sử dụng từ giúp cho ngôn ngữ của các em
phát triển mạnh, đồng thời phát triển khả năng nhận thức và giao tiếp của học
sinh.
1.2. Các khái niệm
1.2.1. Tích hợp
Tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học,thậm chí một tiết học hay
một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng
cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Có thể
thực hiện tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc. (Hỏi – Đáp về dạy học
Tiếng Việt 5) [2008, tr 20]

1.2.2. Tích hợp ngang
Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức tiếng Việt với các
mảnh kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc
đồng quy. Hướng tích hợp này thể hiện thơng qua các chủ điểm học tập. Theo
quan điểm tích hợp, các phân mơn của Tiếng Việt trước đây ít gắn bó với

8


nhau, nay được tập hợp lại xung quanh chủ điểm và các bài học, các nhiệm
vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau
hơn trước.(Hỏi – Đáp về dạy học Tiếng Việt 5) [2008, tr 20]
1.2.3. Tích hợp dọc
Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng
mới những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm:
kiến thức và kĩ năng của lớp trên, bậc học trên bao ham kiến thức và kĩ năng
của bậc học dưới, lớp dưới, nhưng cao hơn và sâu hơn kiến thức và kĩ năng ở
bậc học dưới, lớp dưới. (Hỏi – Đáp về dạy học Tiếng Việt 5) [2008, tr 20]
1.3. . Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
1.3.1. Mục tiêu
Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho các em học sinh một số
hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản (văn bản viết và văn bản nói).
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu
câu.
Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có
ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.
1.3.2. Nhiệm vụ
1.3.2.1. Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ, đặt
câu của các em
Nhiệm vụ này bao gồm các công việc sau:

a. Dạy nghĩa từ: Làm cho học sinh nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào
vốn từ của các em những từ mới và nghĩa của từ mới đã biết, làm cho các em
nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình
thành những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần
tiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới
của từ đã biết, làm rõ những sắc thái của từ trong những ngữ cảnh khác nhau.

9


b. Hệ thống hoá vốn từ: Dạy học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách
có hệ thống trong trí nhớ của mình để tích luỹ từ được nhanh chóng và tạo ra
tính thường trực của từ, tạo điều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói được
thuận tiện. Cơng việc này hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ
thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng
nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo,…, tức là kĩ năng liên tưởng để huy
động vốn từ.
c. Tích cực hóa vốn từ: Dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng
sử dụng từ trong lời nói và lời viết của các em, đưa từ vào trong vốn từ tích
cực được học sinh dùng thường xuyên. Tích cực hoá vốn từ tức là dạy học
sinh biết dùng từ ngữ trong hoạt động nói năng của mình.
d. Dạy cho học sinh biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu,
phù hợp với hồn cảnh, mục đích giao tiếp.
1.3.2.2. Cung cấp một số kiến thức về từ và câu.
Trên cơ sở vốn ngơn ngữ có được trước khi đến trường, từ những hiện
tượng cụ thể của tiếng mẹ đẻ, phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học
sinh một số kiến thức về từ và câu cơ bản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với
các em. Luyện từ và câu trang bị cho học sinh những hiểu biết về cấu trúc của
từ, câu, quy luật hành chức của chúng. Cụ thể, đó là các kiến thức về cấu tạo
từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại; các kiến thức về câu như cấu tạo câu, các

kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng
trong giao tiếp.
Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên, Luyện từ và câu cịn có nhiệm vụ
rèn luỵện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
1.4. Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu
1.4.1. Nguyên tắc giao tiếp.
Dạy học Luyện từ và câu là như một công cụ giao tiếp, nhằm thực hiện
mục tiêu của chương trình Tiếng Việt Tiểu học mới: “ hình thành và phát

10


triển ở học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập
và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Quan điểm giao
tiếp chi phối nội dung chương trình mơn Tiếng Việt nói chung cũng như phân
mơn Luyện từ và câu nói riêng. Trật tự các khái niệm được đưa ra, “liều
lượng” kiến thức và phương pháp của giờ học Luyện từ và câu đều bị chi phối
bởi quan điểm này.
Nguyên tắc giao tiếp (hay cũng chính là sự vận dụng nguyên tắc thực
hành của lí luận dạy học vào dạy học tiếng mẹ đẻ nên còn gọi là nguyên tắc
thực hành) trong dạy học Luyện từ và câu không chỉ được thể hiện trên
phương diện nội dung mà cả ở phương pháp dạy học.
Về phương pháp dạy học, trước hết các kĩ năng tiếng Việt phải được
hình thành và phát triển thơng qua hệ thống bài tập mang tính tình huốn phù
hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. Điều đó có nghĩa là nguyên tắc
giao tiếp trong dạy học Luyện từ và câu đòi hỏi học sinh phải tiến hành hoạt
động ngôn ngữ thường xuyên.
Thứ hai, nguồn cơ bản của dạy từ cần được xem là kinh nghiệm sống
của cá nhân học sinh và những quan sát thiên nhiên, con người, xã hội của các
em. Việc làm giàu vốn từ, dạy từ phải gắn với đời sống, gắn với việc làm giàu

những biểu tượng tư duy, bằng con đường quan sát trực tiếp, thơng qua ngững
mẫu lời nói. Phải thiết lập được quan hệ đúng đắn giữa hình ảnh bằng lời (từ
ngữ) với những biểu tượng của trẻ em về đối tượng. Các bài tập Luyện từ và
câu phải được xây dựng dựa trên kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh.
Thứ ba, dạy học Luyện từ và câu phải đảm bảo sự thống nhất giữa lí
thuyết ngữ pháp và thực hành ngữ pháp với mục đích phát triển kĩ năng giao
tiếp ngơn ngữ. Chương trình nặng về thực hành nên bên cạnh hệ thống khái
niệm được trình bày một cách đơn giản thì việc dạy hệ thống quy tắc ngữ
pháp giúp cho học sinh chuyển từ nhận thức sang hành động, bởi quy tắc ngữ

11


pháp là những điều phải tuân theo để tạo nên những đơn vị ngữ pháp cụ thể
nhằm thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp (nói, viết) nào đó.
1.4.2. Nguyên tắc tích hợp
Lượng từ, mẫu câu và các câu nói cụ thể học sinh thu nhận được trong
giờ Luyện từ và câu là rất nhỏ so với vốn từ, vốn câu cần có của các em. Vì
vậy, khơng chỉ bó hẹp việc dạy từ và câu trong tiết Luyện từ và câu mà công
việc này phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc ngồi giờ học, trong tất cả các
mơn học, trong tất cả các giờ học khác của phân môn Tiếng Việt.
Tất cả các mơn học nói chung, các phân mơn Tiếng Việt nói riêng, đều
có vai trị to lớn trong việc luyện từ và câu: mở rộng sự hiểu biết về thế giới,
con người, góp phần làm giàu vốn từ và khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng
của học sinh. Để học bất kỳ môn học nào, học sinh cũng phải nắm vốn từ và
mẫu câu tối thiểu của mơn học đó.
1.4.3. Ngun tắc trực quan
Cơ sở của ngun tắc trực quan là những hình ảnh cảm tính, những
biểu tượng của trẻ em về thế giới xung quanh. Nguyên tắc trực quan còn được
xây dựng dựa vào sự thống nhất giữa trìu tượng và cụ thể trong ngữ pháp.

Đặc điểm của việc vận dụng nguyên tắc trực quan trong dạy từ là ở chỗ: từ là
một tổ hợp kích thích nghe, nhìn, vận động, cấu âm. Một quy luật tâm lí là
càng có nhiều cơ quan cảm giác tham gia vào việc tiếp nhận đối tượng (hiện
tượng) thì càng ghi nhớ một cách chắc chắn đối tượng ấy, có nghĩa là càng
ghi nhớ cả từ mà nó biểu thị. Do đó, khi giải nghĩa từ, trong phạm vi có thể,
cấn sử dụng các phương tiện tác động lên các giác quan. Thực hiện các
nguyên tắc trực quan trong việc dạy nghĩa từ là cần làm sao trong giải nghĩa,
việc tiếp nhận của học sinh không phiến diện mà hình thành trên cơ sở của sự
tác động qua lại của những cảm giác khác nhau: nghe, nhìn, phát âm, viết.
Đồ dùng trực quan trong giờ học, trực quan trong giờ dạy Luyện từ và
câu, ngoài biểu bảng, sơ đồ, vật thật, tranh vẽ......còn sử dụng những ngữ liệu

12


(lời nói) trực quan- những bài văn , những câu, những từ bởi vì đối tượng
nghiên cứu của Luyện từ và câu là từ ngữ, câu, thành phần câu.
Trong các giai đoạn khác nhau của dạy Luyện từ và câu, cần phải sử
dụng trực quan với mục đích khác nhau: giai đoạn đầu, khi cho học sinh tiếp
xúc với các dấu hiệu của khái niệm, trực quan phải được sử dụng vớ mục đích
truyền đạt rõ ràng những dấu hiệu của hiện tượng nghiên cứu trong sự biểu
hiện cụ thể của nó trong lời nói. Sau khi học sinh đã nắm kiến thức, trực quan
có mục đích giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa lại các kiến thức ngữ pháp.
Ngoài các nguyên tắc chung, trong dạy học Luyện từ và câu cịn có
những ngun tắc đặc thù. Đó là nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ,
câu trong dạy học Luyện từ và câu và nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất
giữa nội dung và hình thức ngữ pháp trong dạy học Luyện từ và câu.
1.4.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ, câu trong dạy học Luyện
từ và câu
Dạy từ nhất thiết phải tính đến đặc điểm của từ như một đơn vị ngôn

ngữ: quan hệ trực tiếp của từ với thế giới bên ngoài. Việc dạy từ cần phải
trình bày như là việc thiết lập quan hệ giữa các từ và các yếu tố của hiện thực,
quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ. Đó là hai
mặt hình thức và nội dung của tín hiệu từ. Hai mặt này gắn chặt với nhau, tác
động lẫn nhau. Phải làm cho học sinh nắm vững hai mặt này và mối tương
quan giữa chúng. Học sinh vừa phải thiết lập được mối quan hệ của các từ với
sự vật, một lớp sự vật, mặt khác lại phải tách được ý nghĩa từ vựng của từ
khỏi vật được từ gọi tên. Đồng thời dạy từ nhất thiết phải tính đến những quan
hệ ý nghĩa của từ với những từ khác bao quanh trong các phong cách chức
năng khác nhau (tính đến khả năng kết hợp của từ). Đặc điểm của từ trong hệ
thống ngôn ngữ là cơ sở để xây dựng các bài tập từ ngữ. Giá trị của từ trong
hệ thống sẽ là chỗ dựa để xem xét, đánh giá tính khoa học cũng như hiệu quả
của một bài tập từ ngữ.

13


Từ đặc điểm của tính hệ thống ngơn ngữ, trong dạy học Luyện từ và
câu, ngoài các nguyên tắc chung, người ta cịn đề xuất một ngun tắc dạy
học có tính đặc thù. Đó là ngun tắc “Bảo đảm tính hệ thống của từ trong
dạy học từ ngữ (luyện từ)”. Ngun tắc này địi hỏi việc “luyện từ” phải tính
đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ. Tương ứng với những đặc điểm
đã nêu của từ, khi dạy từ cần phải :
- Đối chiếu từ với hiện thực (vật thật hoặc vật thay thế) trong việc
giải nghĩa từ (ngun tắc ngồi ngơn ngữ).
- Đặt từ trong hệ thống của nó để xem xét, nghĩa là đặt từ trong các
lớp từ, trong các mối quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm,
cùng chủ đề...(nguyên tắc hệ hình).
- Đặt từ trong mối quan hệ với những từ khác xung quanh nó trong
văn bản với mục đích làm rõ khả năng kết hợp của từ (nguyên tăc cú đoạn)

- Chỉ ra việc sử dụng từ trong một phong cách xã hội (nguyên tắc
chức năng).
Hai việc làm đầu cần thiết cho dạy nghĩa từ, hai việc làm sau cần thiết
cho việc dạy sử dụng từ.
Cũng như vậy, việc dạy câu: hiểu nghĩa câu, nói, viết câu phải đặt trong
ngữ cảnh, trong văn bản để luyện tập, để đánh giá đúng/sai, hay/dở. Chú ý
đến đặc điểm của từ, câu trong hệ thống được xem là một nguyên tắc quan
trọng trong dạy học Luyện từ và câu.
1.4.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung và hình thức ngữ
pháp trong dạy học Luyện từ và câu
Khái niệm ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao. Dạy học
phải chỉ ra được nội dung của khái niệm – ý nghĩa, chức năng, lí do tồn tại
của khái niệm trong hệ thống bởi đó là bản chất của khái niệm. Nhưng nội
dung ngữ pháp bao giờ cũng trìu tượng, nhất là đối với học sinh nhỏ. Đây là
nguyên nhân gây ra những khó khăn của học sinh nhỏ trong quả trình hình

14


thành khái niệm. Để nắm được khái niệm ngữ pháp, cần có trình độ tư duy
lơgíc nhất định.
Mặt khác, trong dạy học Luyện từ và câu, lúc nào cũng phải xác lập
mối quan hệ giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp, phải luôn giúp học sinh
nhận ra ý nghĩa và các dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được
nghiên cứu vào chức năng của nó trong lời nói. Mỗi nội dung ý nghĩa đều có
một hình thức tương ứng, nghĩa là nội dung được cố định lại trong một hình
thức nhất định và hình thức này có thể nắm bắt được. Khái niệm được lĩnh hội
trong sự thống nhất của nội dung và hình thức mới chắc chắn. Cần triệt để sử
dụng các câu hỏi để phát hiện ra các dấu hiệu hình thức của hiện tượng nghiên
cứu, ví dụ câu hỏi xác định thành phần câu, câu hỏi xác định từ loại.

1.5. Quan điểm tích hợp trong phân môn luyện từ và câu
1.5.1. Sự thể hiện quan điểm tích hợp nội dung dạy học
Về nội dung dạy học, ở cả ba lớp đầu cấp, toàn bộ các bài học đều được
xây dựng theo các chủ điểm Nhà trường, Gia đình, Xã hội và Thiên nhiên.
Tuy vậy, các chủ điểm được mở rộng và nâng cao dần ở mỗi lớp. VD: ở lớp
2, các chủ điểm trên được chia nhỏ với các tên gọi như: Em là học sinh, Bạn
bè, Trường học, Thầy cô, Cha mẹ, Anh em, Ơng bà, Bạn trong nhà, Bốn mùa,
Chim choc, mng thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân. Đến lớp 3, các
chủ điểm từ tuần 1 đến tuần 6 (Măng non, Mái ấm, Tới trường) tuy quen
thuộc nhưng đã mở rộng và nâng cao một số bậc so với lớp 2, các chủ điểm từ
tuần 7 đến tuần 32 ( Cộng đồng, Quê hương, Bắc- Trung- Nam), An hem một
nhà, Thành thị- nông thôn, Bảo vệ tổ quốc, Sáng tạo, Văn hóa- nghệ thuật, Lễ
hội, Thể thao, Ngơi nhà chung, Bầu trời và mặt đất) thể hiện những nội dung
hoàn toàn mới so với lớp 2.
Sang lớp 4, các chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của
con người, cụ thể là:
+ Các đức tính:

15


Nhân hậu ( với tên gọi Thương người như thể thương thân)
Trung thực (Măng mọc thẳng)
Dũng cảm ( Những người quả cảm)
Nghị lực (có chí thì nên)
Có óc thẩm mĩ (Vẻ đẹp mn màu)
Lạc quan u đời (Tình u cuộc sống)
+ Năng lực (Người ta là hoa của đất)
+ Ước mơ (Trên đơi cánh ước mơ)
+ Sở thích :

Vui chơi (Tiếng sáo diều)
Du lịch, thảm hiểm (Khám phá thế giới)
Tới lớp 5 – lớp cuối bậc tiểu học, các bài có nội dung xoay quanh những vấn
đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và toàn thể loài người như:
+ Yêu Tổ quốc (Việt Nam- Tổ quốc em)
+ Bảo vệ hịa bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc (Cánh chim
hịa bình)
+ Sống hài hịa với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên (Con người với
thiên nhiên)
+ Bảo vệ môi trường (Giữ lấy màu xanh)
+ Chống bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu (Vì hạnh phúc con người)
+ Sống, làm việc theo pháp luật, xây dựng xã hội văn minh ( Người công
dân)
+ Bảo vệ an ninh, trật tự xã hội (Vì cuộc sống thanh bình)
+ Giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc ( Nhớ nguồn)
+ Thực hiện bình đẳng nam nữ ( Nam và nữ )
+ Thực hiện quyền của trẻ em ( Những chủ nhân tương lai )
- Các kĩ năng giao tiếp dạy ở các lớp cũng đòi hỏi cao dần về mức độ, chẳng
hạn : từ yêu cầu giao tiếp đơn giản nâng lên yêu câu giao tiếp chính thức.

16


1.5.2. Định hướng tích hợp
Trong phân mơn Luyện từ và câu, định hướng tích hợp thể hiện ở cả
hai phương diện nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Nội dung tích
hợp thể hiện ở tích hợp ngang và tích hợp dọc.
Tích hợp theo chiều ngang thể hiện ở chỗ trong một bài học Luyện từ
và câu, học sinh có thể học về nhiều kiến thức, kĩ năng về từ và câu. Chẳng
hạn, học về từ đồng âm, các em có thể làm quen với một số câu đối, hiểu

thêm về nghệ thuật chơi chữ, học bài mở rộng vốn từ, các em có thể biết thêm
nhiều thành ngữ, tục ngữ, câu văn, câu thơ hay. Học về liên kết câu, các em
làm quen với những đoạn văn, bài văn có giá trị nghệ thuật. Học về cấu tạo
câu, các em biết thêm nhiều kiến thức về cụm từ. Chính vì điều này, qua các
giờ học Luyện từ và câu, học sinh không chỉ được trang bị thêm các kiến
thức, kĩ năng về từ và câu mà cịn có thêm rất nhiều hiểu biết về các lĩnh vực
khác trong cuộc sống.
Tích hợp theo chiều dọc thể hiện ở chỗ các kiến thức, kĩ năng về từ và
câu được dạy ở nhiều bài thậm chí ở nhiều lớp khác nhau, lớp sau kế thừa và
phát triển kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có ở lớp trước. Chẳng hạn, các
kiến thức về từ loại được xây dựng trên cơ sở kiến thức về nghĩa của từ, đồng
thời là căn cứ để hình thành cho học sinh những hiểu biết về thành phần câu.
Các kiến thức về câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? được dạy ở nhiều bài,
từ lớp 2 tới lớp 5, bắt đầu từ nhận diện kiểu câu tới nhận diện các thành phần
trong câu và tình huống sử dụng mỗi kiểu câu, thực hành tạo lập và sử dụng
câu trong những tình huống nói năng cụ thể.
Về cách thức tổ chức dạy học: trong quá trình tổ chức hoạt động học
tập các bài học Luyện từ và câu, giáo viên ln có ý thức kết hợp nhiều kiến
thức, kĩ năng khác nhau trong một đơn vị học, đồng thời chủ động giúp học
sinh thấy mối quan hệ có tính kế thừa giữa các đơn vị kiến thức, kĩ năng, gợi

17


ý cách giải quyết nhiệm vụ học tập trên cơ sở vận dụng những kiến thức và kĩ
năng mà học sinh đã có.
1.5.3. Vai trị của định hướng tích hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ của
phân môn Luyện từ và câu
Tên gọi của phân môn đã cho thấy nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
là rèn cho học sinh một số kĩ năng cơ bản về từ và câu. Bên cạnh đó, phân

mơn cịn góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh, cung cấp cho các
em một số kiến thức về tự nhiên, xã hội, văn học.
Đối chiếu với các nhiệm vụ trên, có thể thấy nội dung và phương pháp
dạy học theo hướng tích hợp đã góp phần thực hiện hóa nhiệm vụ của phân
mơn Luyện từ và câu, bởi vì đã cung cấp cho học sinh được khá nhiều kiến
thức và kĩ năng một cách có hệ thống.
Về vốn từ, nội dung vốn từ cung cấp cho HS: Ngoài các từ ngữ được
dạy qua các bài tập đọc, chính tả, tập viết, … học sinh được cung cấp vốn từ
một cách có hệ thống trong các bài từ ngữ theo chủ đề. Chương trình đã
xác định vốn từ cần cung cấp cho HS. Đó là những từ ngữ thơng dụng tối
thiểu về thế giới xung quanh như công việc của HS ở trường và ở nhà, tình
cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, những phẩm chất và hoạt
động của con người... Những từ ngữ được dạy ở Tiểu học gắn với việc giáo
dục cho HS tình yêu gia đình, nhà trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu
lao động... Chúng làm giàu nhận thức, mở rộng tầm mắt của HS, giúp các
em nhận thấy vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người, dạy các em biết
yêu và ghét. Nội dung chương trình từ ngữ ở Tiểu học phải phù hợp với
yêu cầu phát triển ngôn ngữ của HS đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc
giáo dục trong dạy từ.
Về ngữ âm, ở lớp 2, các em được sủng cố kĩ năng đọc, viết đã hình
thành từ lớp 1 và học chữ hoa đến lớp 4, các em mới được dạy về cấu tạo ba

18


phần của tiếng ( âm đầu, vần, thanh) và đến lớp 5 tiếp tục học cấu tạo của
tiếng với hiểu
sâu hơn về ba bộ phận của vần (âm đầu, vần, thanh) để từ đó nắm được quy
tắc đánh dấu. Các lớp 2, 3 chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng đọc
đúng, không ngắc ngứ vấp váp và hiểu nội dung chính của câu, đoạn, bài. Lớp

4 và lớp 5 rèn luyện khả năng đọc diễn cảm và khả năng hiểu hàm ý của bài
đọc.
Về từ loại, ở ba lớp đầu cấp, học sinh phận biệt các từ chỉ sự vật, chỉ
hoạt động, chỉ đặc điểm, tính chất, chủ yếu để nắm được cách dùng những từ
loại ấy để đặt câu theo mẫu (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? ). Tới lớp 4, học
sinh mới chính thức được học về danh từ, động từ, tình từ. Sang lớp 5, học
sinh được giới thiệu về những từ loại mang tính chất cơng cụ là đại từ và quan
hệ từ.
Về câu, học sinh lớp 2, 3 chỉ có hiểu biết ban đầu về các bộ phận câu
thông qua việc trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, Làm gì?, Thế nào?, Ở đâu?,
Khi nào?...Đến lớp 4, các em mới biết các bộ phận câu tương ứng là chủ ngữ,
vị ngữ hay trạng ngữ. Còn ở lớp 5, học sinh được học về câu ghép và các
phương thức liên kết câu trong đoạn và bài.
TIỂU KẾT
Tâm lí của học sinh Tiểu học dễ thay đổi, không bền vững. Do vậy,
trong q trình dạy học các mơn ở Tiểu học nói chung và phân mơn Luyện từ
và câu của mơn Tiếng Việt nói riêng, giáo viên cần chú ý đến những đặc điểm
tâm lí này để có kế hoạch dạy học phù hợp, mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức các mơn học, đó
là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống
vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư
duy sáng tạo. Vận dụng quan điểm tích hợp trong phân mơn Luyện từ và câu
giúp học sinh nắm bắt bài học ở nhiều khía cạnh khác nhau. Học sinh khơng

19


chỉ được trang bị thêm kiến thức, kĩ năng về từ và câu mà cịn có thêm rất
nhiều hiểu biết về các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Học sinh có thể vận
dụng được những kiến thức mà mình đã học ở các lớp dưới để giải quyết

nhiệm vụ học tập trên cơ sở vận dụng những kiến thức và kĩ năng mà các em
đã có.
Quan điểm tích hợp được thể hiện hầu hết ở các mơn, ở chương trình
Tiểu học nói chung và các phân mơn của Tiếng Việt nói riêng, tuy nhiên trong
đề tài này chúng tơi chỉ nghiên cứu quan điểm tích hợp được thể hiện qua các
bài tập Luyện từ và câu trong sách giáo khoa tiếng Việt 2, 3, 4, 5. Đây là cơ
sở để chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê nội dung tích hợp trong phân
mơn Luyện từ và câu từ lớp 2 đến lớp 5.

20


CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH
HỢP TRONG PHÂN MƠN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ở SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TỪ LỚP 2 ĐẾN LỚP 5
2.1. Sự vận dụng quan điểm tích hợp trong phân mơn Luyện từ và câu
Xu thế "Tích hợp" xuất hiện trong mọi lĩnh vực trong đó có bậc giáo
dục. Ở Tiểu học mơn học thể hiện sự "tích hợp" sâu và rộng nhất là môn
Tiếng Việt. Đây là điểm khác biệt của chương trình và sách giáo khoa
Tiếng Việt Tiểu học mới, gồm hai dạng: Tích hợp theo chiều ngang: Là tích
hợp kiến thức theo nguyên tắc đồng quy; Tích hợp theo chiều dọc: Là tích hợp
kiến thức và kĩ năng theo ngun tắc đồng tâm. Theo đó, các phân mơn
trong mơn Tiếng Việt trước đây ít gắn bó với nhau, nay đã có mối quan hệ
chặt chẽ về nội dung, kĩ năng, phương pháp dạy học.
Xuất phát từ một trong những nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
là làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu cho
các em thì việc vận dụng quan điểm tích hợp ở phân mơn này đã góp phần
hiện thực hóa nhiệm vụ đó. Thơng qua hệ thống bài tập và chủ yếu ở đây là bài
tập mở rộng vốn từ cho học sinh thì đã khai thác được các nội dung cần giáo

dục học sinh về các vấn đề của xã hội như giáo dục bảo vệ môi trường, giáo
dục kĩ năng sống, giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh và giáo dục kĩ năng tự nhận thức bản thân, giáo dục học sinh kĩ năng
kiềm chế, tự nhận thức, tư duy phê phán. Nhờ đó ngồi việc các em được
cung cấp các kiến thức trong chương trình thì các em còn biết thêm về các kĩ
năng khác trong cuộc sống như qua các câu hỏi các em được giáo dục về an
tồn giao thơng, biết chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, nâng cao ý thức
trách nhiệm của mỗi người đối với an tồn giao thơng. Giáo dục học sinh biết

21


yêu quý cái đẹp trong cuộc sống, luôn phát huy và giữ gìn những cái đẹp bao
gồm cả nội dung và hình thức bên ngồi. Để cái đẹp ln tồn tại, chúng ta
phải không ngừng trao đổi và học tập. Học sinh biết được các phong tục, tập
quán của các dân tộc anh em. Các dân tộc sống trong đất nước Việt Nam đều
là anh em. Giáo dục học sinh giữ gìn và bảo vệ bản sắc của các dân tộc anh
em. Thơng qua tìm hiểu tục ngữ, thành ngữ giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt,
tự do, dân tộc. Qua các bài học, giáo viên có thể cho học sinh xem tranh, ảnh
và các đoạn phim về lũ lụt ở các tỉnh miền trung; Phát động phong trào “Lá
lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thăm hỏi người bị
nạn, những người gặp cảnh khó khăn, giúp bạn khuyết tật, về nhà kêu gọi gia
đình cùng tham gia. V.v……
Hệ thống bài tập chứa nội dung tích hợp chiếm một phần lớn trong tổng
số các bài tập trong sách giáo khoa đã cho thấy quan điểm tích hợp được vận
dụng một cách có hiệu quả ở phần lớn các khối lớp.
2.2. Thống kê hệ thống bài tập vận dụng quan điểm tích hợp trong phân
mơn Luyện từ và câu
2.2.1. Mục đích thống kê
Chúng tơi thống kê các bài tập vận dụng quan điểm tích hợp trong phân

môn Luyện từ và câu ở sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học nhằm tìm hiểu
nội dung tích hợp được thể hiện trong các bài tập. Trên cơ sở đó, chúng tơi
tiến hành xây dựng một số bài tập bổ trợ theo định hướng vận dụng quan
điểm tích hợp cho học sinh lớp 3 trong chương 3 của đề tài.
2.2.2. Phạm vi thống kê
Bài tập vận dụng quan điểm tích hợp ở phận mơn Luyện từ và câu
trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.
2.2.3. Tiêu chí thống kê
- Dựa vào chủ điểm.

22


- Dựa vào hệ thống bài tập vận dụng theo quan điểm tích hợp trong sách
giáo khoa tiếng 2, 3, 4, 5.
- Dựa vào nội dung tích hợp.
2.2.4. Bảng thống kê

23


Bảng 1: Thống kê nội dung tích hợp trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2.
Chủ điểm

Tên bài

EM
LÀ Từ và câu
HỌC SINH


Hệ thống bài tập
BT
BT hệ BT sử Bài
tập
Trang/
dạy
thống
dụng từ luyện câu
Tập
nghĩa
hóa vốn
từ
từ
BT3
8/1

EM
LÀ MRVT: Từ
HỌC SINH ngữ về học
tập.
Dấu
chấm hỏi
BẠN BÈ
Từ chỉ sự vật. BT1
Câu kiểu Ai
là gì?

BẠN BÈ

TRƯỜNG

HỌC

Từ chỉ sự vật.
MRVT:
ngày, tháng,
năm
Tên riêng và
cách viết tên
riêng.
Câu
kiểu Ai là gì?

BT1

BT3

17/1
17/1
17/1
17/1
26/1
27/1
27/1

BT3

35/1

BT3


44/1
44/1

BT2
BT3
BT4
BT2

BT1

24

Nội dung tích hợp
Qua tranh, giáo dục học sinh thấy được
vẻ đẹp của công viên cũng là vẻ đẹp
của môi trường, giáo dục các em biết
giữ vệ sinh, bảo vệ mơi trường. Giáo
dục HS có kĩ năng nhận biết hành vi
đúng- sai
Qua tấm gương tự học của Bác Hồ
giáo dục học sinh tự học, tự vươn lên.
Biết cách giữ gìn đồ dùng học tập.Xác
định giá trị của việc học.
Giúp học sinh có ý thức bảo vệ những
lồi vật có ích, trồng cây xanh và biết
ích lợi của một số loại cây. Giáo dục
lòng yêu Tổ Quốc, thi đua lao động.
Giáo dục học sinh ý thức chấp hành
luật giao thông
Giáo dục học sinh cách cư xử với bạn:

biết chia sẻ cùng bạn.
Cho học sinh thấy được lợi ích sơng,
núi. Giáo dục học sinh ý thức không
xả chất thải độc hại , xả rác ra sông,
không phá núi lấy đá, lấy cây rừng
giáo dục lịng u q mơi trường
sống.

Ghi
chú


TRƯỜNG
HỌC

THẦY CƠ

ƠNG BÀ

ƠNG BÀ

ANH EM

Câu kiểu ai là
gì?
Khẳng
định,
phủ BT3
định. MRVT:
từ ngữ về đồ

dùng học tập
Từ chỉ hoạt
động, trạng
thái.
Dấu
phẩy

MRVT:
từ
ngữ về họ
hàng.
Dấu
chấm,
dấu
chấm hỏi
MRVT:
từ BT1
ngữ về đồ
dùng và cơng
việc
trong
nhà
MRVT:
từ BT1
ngữ về tình
cảm gia đình.
Câu kiểu Ai
làm gì? Dấu

52/1

52/1
52/1

Giáo dục học sinh biết bảo vệ, sử
dụng đồ dùng học tập. Biết bảo quản
đồ dùng. Biết giao tiếp với bạn bè,
thầy cô và mọi người xung quanh.

BT3

67/1
67/1
67/1

BT4

82/1
82/1
82/1
82/1

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
qua các câu gợi tả sự vật ở bài tập 1
Giáo dục học sinh thức ý ham thích
đọc sách và sưu tầm các điệu đồng
dao tự do dân tộc qua bài tập 2.
Giáo dục học sinh chăm học, chăm
làm kính trọng và biết ơn thầy cơ qua
bài tập 3.
Kính trọng, u q họ hàng, biết cư

xử lễ phép. Học sinh biết vận dụng tác
dụng của dấu chấm - dấu chấm hỏi khi
viết câu. Giáo dục học sinh mối quan
hệ của những người thân đối với cha
mẹ, ơng bà và bản thân mình.
Giáo dục ý thức bảo vệ sự ô nhiễm
môi trường sống qua hình ảnh “Khói
nó chui ra bếp, ơng thổi hết khói đi”.
Giáo dục tính tiết kiệm, u thương
giúp đỡ mọi người. Biết quan tâm,
chăm sóc, u thương ơng bà, sử dụng
các đồ dùng hợp lí.
Giáo dục học sinh làm theo 5 điều Bác
dạy “u đồng bào” đó là gia đình, là
ba mẹ, là anh em trong gia đình. Giáo
dục tình cảm đẹp đẽ giữa mọi người
trong gia đình: kĩ năng xác định giá

BT1
BT2

BT1
BT2

BT1
BT2
BT3

90/1
91/1


BT2

BT2
BT3

25

116/1
116/1
116/1


×