Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Thực trạng và giải pháp khai thác giá trị của các bảo tàng ở thành phố huế vào việc phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 93 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC
GIÁ TRỊ CỦA CÁC BẢO TÀNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ
VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Lưu Trang
Sinh viên thực hiện : Đỗ Hồng Tố Un
Chun ngành

: Văn hóa – du lịch

Lớp

: 08CVNH

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.
Ngày 15 tháng 5 năm 2012


Sinh viên thực hiện

Đỗ Hoàng Tố Uyên


3

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng.
Qúy thầy cô trong khoa Lịch Sử đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tận tình cho tơi trong q trình học tập và thực hiện đề
tài.
Các cơ quan Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đơ Huế, Bảo
tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung
đình Huế, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế đã
giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu và thu thập tư
liệu.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Lưu Trang đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành
khóa luận.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên
cạnh, thăm hỏi, động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi.
Trân trọng!
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện
Đỗ Hoàng Tố Uyên



4

DANH MỤC


BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.2.2. Tỷ lệ các loại ngoại ngữ của các bảo tàng ở thành phố Huế……………..43
Biểu đồ 2.2.4.a. Tình hình thu hút khách của Bảo tàng Hồ Chí Minh (2005 – 2011)…....49
Biểu đồ 2.2.4.b. Tình hình thu hút khách của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (2005 2011)……………………………………………………………………………………...50
Biểu đồ 2.2.4.c. Cơ cấu khách du lịch nội địa và quốc tế của Bảo tàng Cổ vật Cung Đình
Huế (2005 – 2011)……………………………………………………… ………….........54
Biểu đồ 2.2.5. Sự tăng trưởng doanh thu của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế………… 55

BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.2.a. Đội ngũ quản lý của các bảo tàng trên địa bàn thành phố Huế……………42
Bảng 2.2.2.b. Đội ngũ lao động của các bảo tàng trên địa bàn thành phố Huế…………..43
Bảng 2.2.4. Thống kê số lượng khách đến Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên
Huế (2005 – 2011)………………………………………………………………………..50


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới đều trải qua quá trình hình thành và phát
triển rất lâu dài. Trong quá trình phát triển đó, mỗi quốc gia đã để lại cho nhân loại nhiều
giá trị vật chất và tinh thần mang bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo góp phần vào kho
tàng văn hóa chung của thế giới. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và gìn giữ những giá trị
lịch sử văn hóa ấy, nhiều bảo tàng trên khắp thế giới đã ra đời và tồn tại ở hầu hết các

quốc gia. Bảo tàng chính là nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa, những giá trị lịch sử tiêu
biểu nhất của một dân tộc và có vai trị khơng nhỏ đối với đời sống xã hội. Ngày nay,
trong thời đại kinh tế phát triển không ngừng, bảo tàng khơng chỉ có giá trị về mặt xã hội
mà cịn có giá trị to lớn trong phát triển du lịch. Bảo tàng là một trong những nơi thú vị
nhất để du khách tham quan, chiêm ngưỡng. Ghé thăm các bảo tàng, du khách sẽ có cơ
hội hiểu thêm về các nền văn hóa, văn minh phong phú và đa dạng trên khắp thế giới từ
thời tiền sử, cổ đại cho tới xã hội hiện đại.
Thực tế hiện nay trên thế giới cho thấy việc khai thác các giá trị của bảo tàng vào
phát triển du lịch mang lại những hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Nhiều bảo tàng đã trở
thành những điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch như Bảo tàng Louvre,
Bảo tàng Vatican - Italia, Bảo tàng Metropolitan - New York, Bảo tàng Tate Modern London, Anh... Trong đó, Louvre là một trong những viện bảo tàng thu hút nhiều khách
du lịch nhất. Năm 2008, Louvre đón 8,5 triệu lượt khách, đạt 72,74 triệu Euro, trong đó
hơn 40 triệu từ tiền vé, giữ vị trí địa điểm thu phí được viếng thăm nhiều nhất Paris, đồng
thời cũng là bảo tàng thu hút nhất trên thế giới.
Ở Việt Nam, thời gian gần đây, các bảo tàng cũng đã bước đầu thu hút được nhiều
khách du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử, điển hình là Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, Bảo tàng Điêu
khắc Champa ở Đà Nẵng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam... Riêng Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam năm 2010 đã đón 400.000 khách, trong đó có 154.000 khách du lịch quốc tế. Đặc
biệt, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trong 35 năm hoạt động đã đón tiếp trên 15 triệu
lượt khách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham


6

quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du
lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của cơng chúng trong và ngồi nước.
Như vậy, khơng chỉ trên phạm vi thế giới mà ngay cả ở Việt Nam, bảo tàng đã và
đang là một điểm đến du lịch hấp dẫn mang lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế. Tuy nhiên,
nhìn chung thời gian qua, trên phạm vi cả nước, việc khai thác nguồn “tài nguyên” du lịch

này chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Ngoại trừ một số bảo tàng nổi tiếng như Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là những bảo
tàng luôn dẫn đầu về lượng khách tham quan, còn lại đa phần các bảo tàng đều trong tình
trạng ít khách.
Trải dài theo con đường lịch sử và văn hóa của đất nước, Thừa Thiên Huế là một
vùng đất nằm ở vùng duyên hải Bắc miền Trung. Với vị trí chiến lược đặc biệt vùng đất
này đã từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một
phương”. Nơi đây từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của nước Đại Việt thời
Quang Trung - Nguyễn Huệ. Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Huế là trung
tâm chính trị, văn hóa quan trọng của đất nước. Với vị trí kinh đơ, Huế là nơi hội tụ
những nhân tài và tinh hoa văn hóa bốn phương. Nơi đây ln giữ một vị thế chiến lược,
đóng vai trị nối giữ hai miền Nam – Bắc. Những yếu tố đó tạo cho Thừa Thiên Huế
truyền thống rất tiêu biểu, rất đáng tự hào về văn hoá, về truyền thống cách mạng oanh
liệt trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương.
Hiện nay, ở trung tâm thành phố Huế có ba bảo tàng tiêu biểu lưu giữ những nét
đẹp truyền thống lịch sử - văn hóa của mảnh đất và con người nơi đây. Đầu tiên phải kể
đến là Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế - một nhánh của hệ thống bảo tàng Hồ Chí
Minh trên khắp cả nước, được biết đến như một kho tư liệu ghi lại dấu ấn sâu đậm về Bác
trong khoảng thời gian 10 năm Bác cùng gia đình đến Huế sinh sống và học tập. Bảo tàng
đã có một nhà trưng bày phong phú về nội dung, đẹp về mỹ thuật và quy mô về cơ sở vật
chất, cùng một hệ thống gần 20 địa điểm di tích lưu niệm về Người.
Thứ hai là Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, hiện đã được đổi tên thành Bảo tàng
Cổ vật cung đình Huế vào năm 2007. Nơi đây trưng bày các hiện vật, tác phẩm nghệ
thuật, đồ dùng sinh hoạt của hoàng gia triều Nguyễn và các hiện vật điêu khắc đá thuộc


7

văn hóa Chămpa, tặng phẩm từ các nước như đồ đồng, đồ sứ, kim loại quý, pha lê, ngà…
Các hiện vật trên đa số đều là cổ vật gốc.

Và đặc biệt nhất chính là Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế. Bảo
tàng này hiện đang lưu trữ các hiện vật về thời kỳ tiền, sơ sử, lịch sử và văn hóa các dân
tộc của tỉnh. Đồng thời, bảo tàng còn là nơi lưu giữ dấu ấn về sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ quê hương của những người con xứ Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
từ 1954 - 1975.
Bên cạnh ba bảo tàng trực thuộc tỉnh nói trên, thành phố cịn có Bảo tàng Văn hóa
Dân gian Huế, dù đã được thành lập từ năm 1989 và hiện có hơn 5.000 hiện vật sưu tầm
được nhưng đến nay bảo tàng này vẫn chưa có trụ sở chính thức.
Có thể nói với những bảo tàng kể trên, thành phố Huế đang có những tiềm năng
lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc sử dụng giá trị của các bảo tàng vào phát triển
du lịch vẫn chưa đạt hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề này là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng
và giải pháp khai thác giá trị của các bảo tàng ở thành phố Huế vào việc phát triển du
lịch” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Việt Nam học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, việc đưa bảo tàng vào phát triển du lịch hiện nay đã khơng cịn q
mới mẻ. Loại hình du lịch này đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn và tạo nên nhiều công ăn
việc làm cho người dân, đồng thời là nhịp cầu giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Năm
2009, Tổ chức bảo tàng quốc tế (ICOM) đã chọn “Bảo tàng và du lịch” làm chủ đề cho
Ngày quốc tế bảo tàng. Điều này đã góp phần khẳng định vai trị của các bảo tàng trong
hoạt động phát triển du lịch. Bảo tàng đang dần trở thành điểm đến thu hút ngày càng
nhiều du khách trên thế giới.
Ở Việt Nam loại hình du lịch tại các bảo tàng cũng đã bước đầu được chú trọng
phát triển. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề này ở nước ta vẫn còn khá mới và chưa
được quan tâm đúng mức. Vì vậy mặc dù đã phát triển hoạt động này được một thời gian


8

khá dài nhưng các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này vẫn rất hạn chế. Có thể kể đến

một số cơng trình và bài viết tiêu biểu như:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện chiến lược marketing của Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam” của Bùi Ngọc Quang. Đề tài nêu lên thực trạng khách du lịch tại
Bảo tàng Dân tộc học, đồng thời đánh giá hoạt động marketing của bảo tàng và đưa ra
những giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing. Đây là một trong số ít cơng trình
nghiên cứu phần nào đề cập đến hoạt động du lịch ở bảo tàng.
Bài viết “Chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch tại bảo tàng” - được đăng trên trang
Web của Báo Lao động điện tử năm 2008. Từ việc phân tích những mặt yếu kém của các
bảo tàng ở nước ta hiện nay, bài viết đưa ra những giải pháp cụ thể, trong đó tác giả đề
xuất việc tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các bảo tàng cũng như tính
chuyên nghiệp trong hoạt động giữa bảo tàng với các doanh nghiệp du lịch và cơ quan
quản lý nhà nước. Đây là một giải pháp khá thiết thực và có ý nghĩa tích cực đối với việc
phát triển hoạt động du lịch tại các bảo tàng Việt Nam.
Bài báo của Thái Hà đăng trên Website báo Hà Nội mới năm 2009: “Phát triển bảo
tàng, di tích kết hợp với du lịch: Có thực mới vực được đạo!” Tuy chỉ giới hạn là một bài
báo nhưng tác giả đã khái quát được chính xác thực trạng khai thác du lịch tại các bảo
tàng Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp chung nhất đóng vai trị là
“chìa khóa” bước đầu đưa hoạt động du lịch xích lại gần hơn với hoạt động tại các bảo
tàng.
Cùng năm 2009, “Phát triển du lịch gắn với bảo tàng, di tích và lễ hội” - bài viết
của Xuân Toản trên trang Web báo điện tử tỉnh Gia Lai cũng đề cập đến vấn đề khai thác
giá trị bảo tàng vào phát triển du lịch. Bài báo đặc biệt nhấn mạnh tiềm năng du lịch tại
các bảo tàng của tỉnh, khẳng định với tiềm năng đó, Gia Lai thực sự có thế mạnh trong
loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên, tác giả cũng nêu lên thực trạng cơ sở vật chất và
nhân lực ở đây chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và đề xuất các giải pháp khắc phục
những hạn chế kể trên.
Bài viết của tác giả Xuân Lộc: “Gắn kết bảo tàng và phát triển du lịch: Thiếu tiếng
nói chung” đăng trên Website của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tháng 9 năm 2011 vừa qua



9

đã thực sự đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân hạn chế phát triển du lịch tại các bảo tàng
Việt Nam. Với bài viết này, tác giả đã nêu được ngun nhân cốt yếu của tình trạng này,
đó là sự thiếu hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và bảo tàng mà nguyên nhân sâu xa
chính là những hạn chế về cơ sở vật chất và nhân lực còn tồn tại ở các bảo tàng hiện nay.
Ngoài ra, nghiên cứu vấn đề du lịch và bảo tàng cịn có Khóa luận tốt nghiệp của
sinh viên Nguyễn Đình Thuật, khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
với đề tài “Thực trạng và giải pháp khai thác giá trị của các bảo tàng ở Đà Nẵng vào việc
phát triển du lịch”. Đề tài đã đi sâu đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của
các bảo tàng Đà Nẵng và từ đó đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tốt hơn những giá trị
lịch sử - văn hóa tại các địa điểm này.
Riêng về hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở thành phố Huế, mặc dù đã và đang
có những bước phát triển đáng kể nhưng hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu hoạt
động khai thác giá trị các bảo tàng này vào phát triển du lịch. Như vậy, việc nghiên cứu
thực trạng du lịch các bảo tàng ở thành phố Huế sẽ đem lại cái nhìn cụ thể hơn về hoạt
động gắn kết giữa du lịch và bảo tàng nơi đây, đồng thời góp phần đưa ra những giải pháp
đúng đắn cho việc phát triển các bảo tàng trong thời gian sắp tới.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm đem lại một kiến thức khoa học, chính xác, đầy
đủ về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của các bảo tàng ở thành phố Huế, từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm khai thác tốt hơn giá trị của các bảo tàng để mang lại hiệu
quả kinh tế cao và thúc đẩy ngành du lịch Huế phát triển hơn nữa.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch tại
các bảo tàng ở thành phố Huế và thực trạng khai thác giá trị của các bảo tàng vào việc
phát triển du lịch, qua đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy hoạt động du lịch tại các bảo
tàng.
- Phạm vi nghiên cứu:



10

+ Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi thành phố Huế mà chủ yếu là
các bảo tàng: Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế,
Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, đề tài còn kết hợp nghiên
cứu các doanh nghiệp du lịch.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại
các bảo tàng ở thành phố Huế từ năm 2005 – 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp logic – Phương pháp lịch sử
- Phương pháp khai thác tư liệu thành văn
- Phương pháp điền dã
- Phương pháp liên ngành
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp chuyên gia
5. Nguồn tư liệu
Đề tài này sử dụng nhiều nguồn tư liệu từ sách, báo, tạp chí, ấn phẩm, thơng tin từ
internet… và một số tư liệu thu thập trong quá trình điền dã, khảo sát thực tế.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại các bảo tàng
ở thành phố Huế. Đề tài cũng đưa ra các giải pháp nhằm khai thác tốt hơn giá trị của các
bảo tàng Huế vào phát triển du lịch. Thông qua đề tài, các nhà quản lý, các doanh nghiệp
du lịch có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở thành phố Huế,
về các cơ hội cũng như thách thức đối với việc phát triển du lịch tại các bảo tàng này. Qua
nhận thức đầy đủ như vậy, các nhà quản lý, các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đưa ra được
những chính sách phát triển du lịch hợp lý và mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho thành
phố.



11

7. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng khai thác các giá trị của bảo tàng vào việc phát triển du lịch tại
thành phố Huế
Chương 3: Giải pháp khai thác giá trị của các bảo tàng ở thành phố Huế vào phát triển du
lịch


12

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm bảo tàng
Bảo tàng có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời, ngay từ thời cổ đại, ở Hy Lạp đã xuất
hiện những hình thức sơ khai của bảo tàng. Trải qua quá trình phát triển, các bảo tàng
ngày càng nhiều về số lượng và đa dạng về loại hình. Thuật ngữ “bảo tàng” cũng được sử
dụng và đưa vào từ điển bách khoa của nhiều nước trên thế giới.
Bảo tàng là gì? Đến nay có nhiều định nghĩa để trả lời câu hỏi trên.
Theo định nghĩa mới nhất của ICOM - Hội đồng bảo tàng thế giới (được thơng qua
tại Stavanger 1995) thì: “Bảo tàng là một thiết chế phi vụ lợi hoạt động lâu dài phục vụ
cho xã hội và sự phát triển của xã hội, mở cửa cho công chúng đến xem, có chức năng
sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con
người và mơi trường sống của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng
thức”. [19]
Các nước Đông Âu lại cho rằng: “Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, giáo dục, tiến
hành nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày những tài liệu hiện vật gốc tiêu

biểu của lịch sử, tự nhiên và xã hội, phù hợp với nội dung và loại hình bảo tàng. Bảo tàng
dành để phục vụ cho cơng chúng vì những mục đích nghiên cứu và sưu tầm”. [15:6]
Ở phạm vi nhỏ hơn, mỗi quốc gia tùy thuộc quan niệm và góc độ tiếp cận của mình
cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau:
Theo định nghĩa của Liên hiệp hội Bảo tàng Anh: “Bảo tàng là một cơ quan thu
nhận, lập hồ sơ (tư liệu), trưng bày và giới thiệu những bằng chứng vật chất và những
thơng tin đi kèm với nó vì lợi ích của xã hội”.[13:18]
Định nghĩa của Hiệp hội các Bảo tàng Mỹ: “Bảo tàng là một cơ quan được thành
lập hợp thức hoạt động lâu dài và không lợi nhuận, khơng chỉ nhằm mục đích thực hiện
các trưng bày đương đại, được miễn thuế thu nhập quốc gia và liên bang, mở cửa đón


13

công chúng và hoạt động theo hướng quan tâm của cơng chúng. Có mục đích bảo quản
và bảo tồn, nghiên cứu, giới thiệu, tập hợp và trưng bày có hướng dẫn phục vụ cho nhu
cầu thưởng thức của người xem. Những hiện vật trưng bày phải có giá trị văn hóa giáo
dục, bao gồm những tác phẩm nghệ thuật, những cơng trình khoa học (cả hiện vật sống
và những vật vô tri, vô giác), những hiện vật lịch sử và hiện vật khoa học ứng dụng. Do
vậy các bảo tàng sẽ bao gồm cả những khu vườn thực vật, những sở thú, những khu thủy
sinh, các cung cấp thiên văn hay lịch sử xã hội đáp ứng được những yêu cầu mà đưa ra ở
trên”. [13:19]
Pháp định nghĩa rằng: “Bảo tàng là một cơ quan thông tin đa chức năng, trong đó
chức năng thơng tin là quan trọng nhất, ngồi ra cịn có chức năng giáo dục và chức
năng giải trí”. [15:6]
Trong Luật Di sản văn hố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo
tàng được định nghĩa “là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã
hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hố của
nhân dân”. [19]
Nhìn chung, những định nghĩa về bảo tàng hiện nay rất phong phú, đa dạng. Từ

những định nghĩa trên, có thể tạm rút ra một số nhận xét chung về bảo tàng như sau:
Thứ nhất, bảo tàng là một thiết chế văn hóa, một cơ cấu “phi danh lợi”, nghĩa là
không lấy doanh lợi làm mục đích của cơ quan.
Thứ hai, bảo tàng ra đời lấy tơn chỉ mục đích là vì sự phát triển của xã hội mà phục
vụ. Điều kiện để một bảo tàng ra đời là: Có sưu tập hiện vật; có trưng bày và bảo quản; có
người am hiểu phù hợp với hoạt động của bảo tàng.
Thứ ba, bảo tàng có chức năng nghiên cứu khoa học, bảo tồn các di sản văn hóa và
phát huy giá trị của chúng. Để thực hiện những chức năng trên, bảo tàng có nhiệm vụ:
+ Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày các sưu tập.
+ Nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa.
+ Tổ chức phát huy giá trị của di sản văn hóa phục vụ lợi ích của tồn xã hội.


14

+ Thực hiên hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Quản lý cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật.
1.1.2. Lịch sử phát triển bảo tàng trên thế giới
Ngày nay, bảo tàng là một thiết chế văn hóa quan trọng ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Để có được sự phát triển như hiện nay, các bảo tàng đã trải qua một quá trình
lịch sử khá lâu dài. Ngay từ thời cổ đại, tuy chưa có khái niệm đầy đủ về bảo tàng nhưng
ở Hy lạp và La Mã cũng đã xuất hiện những hình thức đầu tiên của bảo tàng. Cụ thể,
những tư liệu lịch sử văn hoá cổ đại đã ghi nhận từ thế kỷ II trước công nguyên ở Hy Lạp
(ngày nay là thành phố A-lếch-xăng-đờ-ri ở Ai cập) đã có bảo tàng mang tên A-lếchxăng-đờ-ri do Maplolimce Philadenphe xây dựng. Bảo tàng này khá nổi tiếng thời bấy
giờ. Nơi đây không chỉ lưu giữ phần lớn các bản chép tay, các bút tích q bằng giấy, mà
cịn là một trung tâm nghiên cứu khoa học với những cơ quan phụ trợ như: Phòng giải
phẫu, vườn thực vật, động vật… Cũng vào khoảng cuối thế kỷ II TCN, sau cuộc hành
quân vào đất Hy Lạp ở Tiểu Á, viên tướng Lu - Cun đã chở về Rôma rất nhiều tượng và
tác phẩm nghệ thuật và ông đã cho xây dựng một bảo tàng để trưng bày. Như vậy, việc

thu thập các hiện vật, tác phẩm nghệ thuật, báu vật quý ở thời kỳ cổ đại đã bước đầu hình
thành nên bảo tàng.
Sang thời kỳ Trung cổ, toàn bộ châu Âu như bị bao trùm bởi một bóng đen kìm
hãm sự phát triển về nhiều mặt. Thời kỳ này chỉ còn thấy hiện tượng thu thập các báu vật
của nhà thờ và vua chúa phong kiến. Tuy nhiên bước sang thời kỳ Phục Hưng, từ thế kỷ
XV - XVIII thì thế giới đã thực sự thay đổi, đây là thời kỳ hồi sinh của văn hoá và khoa
học. Thời gian này đã xuất hiện nhiều nhà sưu tầm là các nhà bác học, nhân văn, lịch
sử…và nhiều bảo tàng được hình thành ở Nga, Ý, Pháp, Mỹ… Đặc biệt là những phát
kiến địa lý sang phương Đông và châu Mỹ càng tạo điều kiện cho sự phát triển của các
ngành khoa học và bảo tàng. Các bảo tàng đã phát triển hơn về thể loại cũng như số
lượng. Ngoài những bảo tàng về lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội, mỹ thuật thì các bảo tàng
như khống sản, thực vật, động vật, dân tộc học… đã lần lượt ra đời.


15

Theo những tài liệu nghiên cứu thì: “Vào những năm 70 của thế kỷ XX thì thế giới
đã có trên 20.000 bảo tàng, trong đó một nửa thuộc về Châu Âu, còn lại ở Châu Mỹ và
các nước khác. Thuật ngữ phương Đông và phương Tây về bảo tàng tuy có khác nhau,
song từ khi ra đời đến nay bảo tàng vẫn có những dấu hiệu chung khơng hề thay đổi, như
những hằng số bất biến đó là việc sưu tầm và gìn giữ hiện vật gốc. Trước sự ra đời và
phát triển mạnh mẽ của các bảo tàng trên thế giới, năm 1946, Hội đồng bảo tàng quốc tế
(International Council of Museums) gọi tắt là ICOM đã ra đời theo sáng kiến của ngài
Chauncey J.Hanlinn - Chủ tịch Hiệp hội các bảo tàng Mỹ.
ICOM có trụ sở đặt tại thành phố Paris (Pháp), là tổ chức phi chính phủ quốc tế
của các bảo tàng và cán bộ bảo tàng chuyên nghiệp nhằm thúc đẩy mối quan tâm đến
khoa học bảo tàng và những vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý và hoạt động
bảo tàng. ICOM cũng là cơ quan tư vấn của UNESCO và giúp đỡ thực hiện các chương
trình về bảo tàng của tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa thuộc Liên hợp quốc”.
[18:10]

Hiện nay, ICOM có trên 26.000 thành viên tổ chức và cá nhân tham gia tại 139
quốc gia, các thành viên tham gia hoạt động tại 112 Uỷ ban quốc gia và 30 Ủy ban Quốc
tế. ICOM có liên minh với 07 tổ chức khu vực và quan hệ liên kết với 17 tổ chức quốc tế.
Hội nghị ICOM lần thứ 12 họp vào tháng 5 năm 1977 tại thành phố Lê-nin-grát
của Liên Xô (trước đây) nay là thành phố Xanh Pe-téc-bua Liên bang Nga đã quyết định
lấy ngày 18/5 hằng năm là “Ngày Quốc tế Bảo tàng” (International Museum Day). Và để
hoạt động của bảo tàng ngày càng được cụ thể hoá, đạt hiệu quả cao, từ năm 1992 ICOM
quyết định chọn một chủ đề cụ thể cho Ngày Quốc tế Bảo tàng. Chúng ta có thể biết đến
như vào năm 1992 Ngày Quốc tế bảo tàng có chủ đề “Bảo tàng và Môi trường”,… năm
2006 “Bảo tàng và thế hệ trẻ”, năm 2007 “Bảo tàng và Di sản Universal”, năm 2008 “Bảo
tàng như là đại lý của xã hội thay đổi và phát triển” và năm 2009 Ngày quốc tế Bảo tàng
có chủ đề “Bảo tàng và Du lịch”.
Sự ra đời của Hội đồng bảo tàng quốc tế đã giúp cho các bảo tàng cũng như những
người làm cơng tác bảo tàng trên thế giới có điều kiện trao đổi và hợp tác nghề nghiệp;


16

phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tàng; đào tạo cán bộ; bảo tồn
di sản và đấu tranh chống buôn bán trái phép tài sản văn hố…
Theo thống kê của tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc
(UNESCO). Và theo một số tác giả khác, tính đến năm 2001, trên thế giới có khoảng
49.000 bảo tàng, trong đó Châu Âu có khoảng 6.000 bảo tàng. Ở nhiều nước phát triển,
các thành phố có khoảng 20 vạn dân đều có bảo tàng. “Các quốc gia mới thành lập, các
công sở, ngân hàng, nhà máy, tổ chức xã hội, thậm chí đến cá nhân cũng nảy sinh ý muốn
khẳng định mình, hoặc cụ thể hóa một cố gắng, một sự tiến bộ bằng một nhà bảo tàng”.
Vì thế, đến nay khơng những số lượng bảo tàng được tăng lên mà các loại hình, kiểu loại
cũng rất phong phú. Chỉ trong vịng 20 năm trở lại đây, số lượng các bảo tàng trên thế
giới đã tăng gấp đôi, từ 30.000 lên đến 60.000 bảo tàng. Trên thế giới có nhiều bảo tàng
nổi tiếng như Bảo tàng Luvrơ, Bảo tàng Ec mitajơ (Nga, 1764), Bảo tàng Nghệ thuật

Châu Âu (Mĩ, 1876), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên (Pháp, 1872), Bảo tàng Nhiệt đới (Hà
Lan, 1865)…
1.1.3. Hệ thống các bảo tàng ở Việt Nam
Bảo tàng ln ln giữ một vị trí quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các giá
trị văn hóa của quốc gia. Tuy ra đời muộn hơn so với các bảo tàng trên thế giới, song ở
Việt Nam, các bảo tàng cũng đã bước đầu đáp ứng được công tác bảo quản và giới thiệu
những giá trị văn hóa của dân tộc đến quần chúng cùng đông đảo bạn bè trong và ngoài
nước. Từ ngày tiếp xúc với văn hóa phương Tây, khái niệm bảo tàng đã bắt đầu được du
nhập và ở Việt Nam, đã ra đời một số thiết chế tương ứng với khái niệm này. Bảo tàng
Nghệ thuật Phương thành lập năm 1910 là bảo tàng đầu tiên của Việt Nam. Tiếp đó, trước
cách mạng Tháng Tám, Thực dân Pháp có xây dựng Ở Việt Nam một số bảo tàng, cụ thể
là:
* Ở miền Bắc:
- Bảo tàng Louis – Finot xây dựng năm 1926, khánh thành năm 1932 ở Hà Nội
(nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
- Bảo tàng Địa chất thành lập năm 1914 ở Hà Nội.


17

- Bảo tàng Động vật thành lập năm 1928 ở Hà Nội.
* Ở miền Trung:
- Bảo tàng Khải Định năm 1923 ở Huế (nay là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế).
- Bảo tàng H’Parmentier xây dựng năm 1915, mở rộng năm 1936, khánh thành
năm 1939 ở Đà Nẵng (nay là Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm).
* Ở miền Nam:
- Bảo tàng Hải dương học thành lập năm 1923 ở Nha Trang (nay là Bảo tàng sinh
vật biển).
- Bảo tàng Blanchard de la Brosse thành lập năm 1929 ở Sài Gòn (nay là Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh).

Các bảo tàng này đã lưu giữ và giới thiệu nhiều hiện vật lịch sử, văn hóa, mẫu tự
nhiên của Việt Nam và đã cung cấp cho các học giả phương Tây những tư liệu cụ thể về
lịch sử và tài nguyên Việt Nam. Bảo tàng được sử dụng chủ yếu phục vụ cho lợi ích của
người Pháp trên đất nước Việt Nam. Chỉ một số ít người Việt Nam có hiểu biết tiếp cận
với bảo tàng bằng sự tò mò và rất thiếu hệ thống, bởi vì đại bộ phận ít được học hành lại
phải lăn lộn với cuộc sống hằng ngày. Nhìn chung, người Việt Nam vào thời kỳ đó rất xa
lạ với bảo tàng và các hiện vật trưng bày trong bảo tàng.
Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 23 – 11- 1945, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký sắc lệnh số 65 về Bảo tồn cổ tích. Sự kiện này đã mở đầu cho sự nghiệp Bảo
tồn di sản văn hóa dân tộc và sự nghiệp bảo tàng ở nước ta. Ngay sau khi hịa bình được
lập lại, miền Bắc hồn tồn giải phóng, Đảng và Chính phủ đã tiếp quản các bảo tàng cũ
đồng thời cho tiến hành xây dựng một số bảo tàng mới ở trung ương như Bảo tàng Cách
mạng Việt Nam, Bảo tàng Quân đội, và ở địa phương là Bảo tàng Hải Phòng đều được
khánh thành năm 1959. Tiếp đó là Bảo tàng Xơ Viết Nghệ Tĩnh khánh thành ngày 16 – 9
– 1960, Bảo tàng Việt Bắc thành lập ngày 19 – 12 - 1960, khánh thành phần trưng bày
vào dịp 19 – 8 – 1963 và Bảo tàng Lai Châu có quyết định thành lập vào năm 1963.
Ngày 5 – 8 – 1964 đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, thực hiện chỉ thị 104 –
CT/TU của Ban bí thư về cơng tác văn hóa, văn nghệ trong tình hình mới, toàn ngành bảo


18

tàng đã chuyển sang tập trung phục vụ chiến đấu gắn liền với việc giữ gìn bảo vệ lực
lượng, bảo vệ cơ sở vật chất của ngành. Đến ngày 26 - 6 - 1966, thêm một bảo tàng trung
ương nữa được khánh thành là Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội. Trong giai đoạn
từ 1969 – 1971, Mỹ buộc phải tạm ngừng bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở ra, nhiều cơ sở bảo
tàng tỉnh ở miền Bắc đã có điều kiện để sưu tầm, lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật về cuộc
chiến tranh chống Mỹ. Một số tỉnh đã tiến hành trưng bày phần “chống Mỹ cứu nước” và
phần “xây dựng chủ nghĩa xã hội” như Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội,
Quảng Bình, Hà Tây… Năm 1972 là khoảng thời gian mà chiến tranh phá hoại của đế

quốc Mỹ diễn ra ác liệt nhất và đã để lại những tổn thất rất nặng nề cho 12 cơ sở bảo tàng
ở các tỉnh phía Bắc. Ngày 27 – 1 – 1973, Hiệp định Paris đã được ký kết, Mỹ tạm ngừng
bắn phá miền Bắc và rút hết quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Các tỉnh đã nhanh
chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh, hiện vật tại các nơi sơ tán được chuyển gấp về
để tiến hành trưng bày triển lãm phục vụ những nhiệm vụ trong và sau chiến tranh. Một
số tỉnh đã cải tạo cơ sở bị đánh phá, xây dựng cơ sở mới cho bảo tàng và tổ chức trưng
bày như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Giang, Nam Hà, Hà Tây… Từ đó, các cơ sở bảo tàng
tiếp tục tiến hành sưu tầm tài liệu hiện vật để bổ sung, làm phong phú cho kho cơ sở của
bảo tàng như Bảo tàng tỉnh Hịa Bình đã có 1.976 tài liệu hiện vật, Bảo tàng Thái Bình đã
có 2.091 tài liệu hiên vật…
Tính đến trước ngày giải phóng miền Nam, miền Bắc có 9 viện bảo tàng Trung
ương và địa phương lớn, 21 nhà trưng bày chuyên đề, 67 bảo tàng cơ sở (huyện, các đơn
vị bộ đội).
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, Bộ Văn hóa ban hành Chỉ thị số
2760/VHTT – CT ngày 19/10/1979 và Quy chế số 272/VH – TT ngày 09/04/1980 về việc
xây dựng bảo tàng tỉnh thành phố, từ đó việc xây dựng bảo tàng thực sự trở thành một
hoạt động có ý nghĩa và nhận được sự ủng hộ của nhiều địa phương. Các tỉnh trong cả
nước đã tích cực chuẩn bị xây dựng bảo tàng tỉnh, thành phố. Tính đến quý III năm 1980
ở miền Bắc có 5 tỉnh, thành có chủ trương xây dựng bảo tàng; 6 tỉnh, thành có quyết định
chính thức của Uỷ ban nhân dân tỉnh về tổ chức bảo tàng; 5 tỉnh, thành có nhà trưng bày
thường trực chuyên đề; 19 tỉnh, thành đã xây dựng được kho cơ sở để bảo quản.


19

Ở miền Nam, sau ngày giải phóng, các tỉnh đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động
bảo tàng như: triển lãm lưu động, triển lãm tài liệu hiện vật về chiến thắng của ta và tội ác
của đế quốc Mỹ. Một số tỉnh miền Nam kết nghĩa với miền Bắc trong hoạt động bảo tồn,
bảo tàng như: mở các lớp huấn luyện cấp tốc, tổ chức nghiên cứu khảo sát, sưu tầm di
tích, cải tạo chỉnh lý những bảo tàng cũ của địch, xây dựng những nhà trưng bày mới tại

nhiều địa phương. Bên cạnh việc tiếp thu, quản lý một số bảo tàng và di tích do người Mỹ
trước đó chiếm giữ như Bảo tàng Parmentier, Bảo tàng Khải Định, Bảo tàng Hải Dương
học, Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn (trước là Bảo tàng Blanchard de la Brosse), các tỉnh,
thành phố đã thi hành Chỉ thị 2760VHTT/QĐ về xây dựng bảo tàng tỉnh, thành phố của
Bộ Văn hóa Thơng tin. Đến quý III năm 1980 đã có 10 tỉnh có chủ trương xây dựng bảo
tàng; 12 tỉnh, thành phố có nhà trưng bày thường trực và nhà trưng bày chuyên đề; 12 tỉnh
thành phố có kho cơ sở bảo quản hiện vật. Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, ở các
tỉnh phía nam đã có hàng loạt các bảo tàng được thành lập.
Đến năm 1988, cả nước có 28 trên 40 tỉnh, thành phố hình thành bảo tàng tỉnh, có
bộ máy làm việc theo quy chế bảo tàng tỉnh. Còn lại trên 10 tỉnh đang chuyển hướng từng
bước từ phòng bảo tồn - bảo tàng sang bảo tàng tỉnh.
Những năm qua cùng với việc cải tạo, nâng cấp trưng bày một số bảo tàng Trung
ương như: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (tức Bảo tàng Quân đội)…chúng ta
đã tiến hành xây dựng một số bảo tàng mới, tiêu biểu là: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng
Tơn Đức Thắng, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam,
Bảo tàng dân tộc học.
Năm 2002, Chính phủ cho phép các bảo tàng Việt Nam gia nhập Hội đồng Bảo
tàng quốc tế và thành lập “Hội đồng bảo tàng Việt Nam” (ICOM Việt Nam) với 5 thành
viên: Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Bảo tàng Hải dương học Việt Nam. Đến tháng 8 năm
2008, ICOM Việt Nam đã kết nạp thêm 6 thành viên là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo
tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Trung tâm tư vấn thiết


20

kế bảo tàng, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (Thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy, đến
nay ICOM Việt Nam đã có 11 thành viên.
Việc tham gia tổ chức ICOM đã giúp cho hệ thống bảo tàng Việt Nam có điều kiện

để học tập, nâng cao hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm từ ICOM thế giới. Đồng thời với tư
cách là thành viên của ICOM, các bảo tàng Việt Nam sẽ được tham dự vào các cuộc thảo
luận và trao đổi văn hóa của cộng đồng bảo tàng quốc tế, cũng như tham gia vào việc thảo
luận liên quan đến tương lai của cán bộ bảo tàng. Từ khi tham gia ICOM (2002) đến nay,
nhân Ngày quốc tế Bảo tàng các bảo tàng đều có những hoạt động thiết thực, bám sát với
chủ đề mà ICOM đưa ra để tổ chức, trưng bày giới thiệu những chương trình, chuyên đề
hoạt động của bảo tàng mình, như chương trình “Bảo tàng và gia đình”, “Bảo tàng và di
sản phi vật thể” năm 2004; “Hội thảo phương pháp trưng bày và giới thiệu hiện vật bảo
tàng” do Cục Di sản Văn hoá tổ chức tại Hà Nội năm 2005; “Bảo tàng với công tác giáo
dục học sinh phổ thông” do Cục Di sản văn hố phối hợp với bảo tàng Hồ Chí Minh tổ
chức năm 2006; “Thế giới cùng nhau làm việc mãi mãi” năm 2006, “Sinh nở: hành vi,
hiện vật và nghi lễ” năm 2008 của Bảo tàng Dân tộc học…
Ngày 23 – 06 - 2005 Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm ký quyết định số
156/2005/QĐ – TTg về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam
đến năm 2020, Bộ Văn hóa – Thơng tin đã triển khai bước đầu các dự án xây dựng các
bảo tàng mới là Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng Văn học Việt Nam, Bảo tàng
Lịch sử quốc gia Việt Nam. Toàn bộ những thành tựu trên đây đã tạo nên sự thay đổi cả
về số lượng và chất lượng của hệ thống bảo tàng Việt Nam.
Cho đến nay, hệ thống bảo tàng đã phát triển rộng khắp trên cả nước, vừa phong
phú về loại hình, vừa đa dạng về hiện vật. Theo số liệu của cục Bảo tồn Bảo tàng, đến
năm 2005, nước ta đã có 117 cơ sở bảo tàng. Trong đó có 13 bảo tàng Trung ương, 58 bảo
tàng địa phương, 25 bảo tàng qn binh chủng, qn khu, qn đồn. Ngồi ra cịn có
nhiều cơ sở bảo tàng thuộc các ngành khoa học, đoàn thể, hàng trăm các nhà truyền
thống. Đáng chú ý là nhiều năm gần đây, sau khi Luật di sản văn hóa ra đời, cho phép tư
nhân thành lập bảo tàng thì bên cạnh hệ thống nhà bảo tàng do Nhà nước xây dựng, đầu
tư sưu tầm và trưng bày hiện vật, trong xã hội còn xuất hiện một số bảo tàng tư nhân. Các


21


bảo tàng này cũng đã góp phần quan trọng vào việc bảo quản hiện vật và giới thiệu với
công chúng.
Đến năm 2010, sau một thế kỷ phát triển bảo tàng, chúng ta có 127 bảo tàng, trong
đó có 7 bảo tàng quốc gia (gồm 6 bảo tàng ở Hà Nội và 1 Bảo tàng Văn hóa các dân tộc
Việt Nam tại Thái Nguyên), 26 bảo tàng thuộc lĩnh vực quân đội, có 119 bảo tàng thuộc
sở hữu nhà nước và 8 bảo tàng thuộc sở hữu tư nhân. Đây là kết quả đáng ghi nhận, cho
thấy bảo tàng đang ngày càng trở thành một thiết chế văn hóa đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của đất nước ta hiện nay.
1.1.4. Bảo tàng - tài nguyên quan trọng cho du lịch
1.1.4.1. Vai trò của bảo tàng đối với đời sống xã hội
Sự xuất hiện của bảo tàng trong lịch sử xã hội không phải là một hoạt động ngẫu
nhiên hay do ý muốn chủ quan của một cá nhân mà đó là kết quả sự vận động tất yếu
trong nhu cầu văn hóa xã hội của lồi người. Vì lẽ đó mà các bảo tàng có vai trị to lớn đối
với đời sống xã hội của mỗi quốc gia.
Trước hết, bảo tàng có vai trị nghiên cứu, sưu tầm và bảo quản những di tích lịch
sử văn hóa, những đối tượng lịch sử tự nhiên và những di tích khác, những nguồn tư liệu
đầu tiên của kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Có thể nói bảo tàng là nơi
kết tinh những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của một quốc gia, dân tộc, là đại diện
cho tri thức và văn hóa của mỗi quốc gia. Thơng qua việc giữ gìn những giá trị lịch sử văn
hóa và tự nhiên – kết quả lao động sáng tạo của con người trong ứng xử với tự nhiên và
xã hội, bảo tàng còn giúp truyền lại những giá trị về cả vật chất và tinh thần ấy cho các
thế hệ sau. Bảo tàng là con đường ngắn nhất khi chúng ta muốn tìm hiểu một cách đầy đủ
về văn hóa, lịch sử của một quốc gia. Xuất phát từ ý nghĩa đó mà nhiều nơi, các bảo tàng
được đầu tư xây dựng bề thế và sang trọng với hệ thống tư liệu rất phong phú, đa dạng.
Người ta sẵn sàng đầu tư không tiếc tiền của để dựng nên những “thánh đường văn hóa”
cho đất nước mình.
Bảo tàng khơng chỉ là nơi lưu giữ hình ảnh và kỷ vật vơ giá của q khứ mà quan
trọng hơn, những hiện vật ở đây có thể giúp mọi người tiếp nhận tri thức của nhiều lĩnh



22

vực xã hội - tự nhiên khác nhau. Đây là nơi đáp ứng nhu cầu học tập, tìm hiểu thơng tin,
nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức, hưởng thụ văn hố và thoả mãn trí tị mị, hiếu
kỳ của mọi người. Đến với bảo tàng người xem có thể tiếp cận và nhận thức thông tin một
cách trực quan, “chơi mà học, học mà chơi”, vừa chơi vừa di dưỡng tinh thần. Đặc biệt là
qua các bảo tàng, công chúng cịn có thể hình dung và nắm bắt q khứ, hiểu biết về quá
trình dựng nước và giữ nước của cha ơng; từ đó càng tăng thêm lịng u nước, niềm tự
hào về nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đang tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, đã và
đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần vốn được xem là truyền thống đạo đức của các
dân tộc. Trong bối cảnh đó, hoạt động tuyên truyền giáo dục của bảo tàng ngày càng đóng
vai trị quan trọng. Các bảo tàng bằng năng lực và cơng cụ chun mơn của mình, thông
qua hệ thống trưng bày cũng như những hoạt động giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những
ảnh hưởng không nhỏ tới các đối tượng công chúng và sự phát triển của xã hội.
Đặc biệt, hoạt động bảo tàng còn là một trong những khâu trọng yếu nhằm kết nối
các di sản, tôn vinh tinh hoa của mỗi nước, từ đó gắn kết các nền văn hóa, các dân tộc trên
thế giới, tăng cường sự đoàn kết, giao lưu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.
Trong xu thế tồn cầu hố về kinh tế, hội nhập về văn hố, bảo tàng góp phần khẳng định
bản sắc văn hoá dân tộc, làm cho văn hoá trở thành nền tảng tinh thần cho sự phát triển.
Không chỉ gắn kết quá khứ với cuộc sống hôm nay, gắn kết các nền văn hóa trên
thế giới, bảo tàng thơng qua những chun đề của mình cịn phản ánh những thách thức
mà nhân loại đang đối diện là quyền con người, góp phần bảo vệ đa dạng văn hóa, xóa đói
nghèo, giữ gìn mơi trường sinh thái, bảo vệ hịa bình… Tổ chức Bảo tàng Quốc tế đã
nhận xét: “Các bảo tàng là những phương tiện quan trọng trong việc trao đổi văn hoá,
làm giàu thêm văn hoá và phát triển sự hiểu biết đa dạng hợp tác và hoà bình giữa mọi
người” [18:5]. Như vậy, qua ngơn ngữ trưng bày, bảo tàng giới thiệu, phản ánh, phản
biện, tác động để làm thay đổi quan niệm, tư duy và hành động của con người một cách
tích cực. Xã hội ngày càng hiện đại những giá trị vơ hình càng được đề cao và coi trọng
hơn những giá trị vật chất hữu hình, càng ngày chúng ta càng thấy được vai trò của bảo

tàng trong đời sống.


23

1.1.4.2. Mối quan hệ giữa bảo tàng và việc phát triển du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu khơng thể thiếu trong đời sống văn hóa xã
hội của con người và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành
một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh những loại hình du
lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa
được xem là loại hình du lịch phổ biến thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Những giá trị
văn hóa bao gồm cả vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá
trình lịch sử được xem là tài nguyên quan trọng cho loại hình du lịch này. Các giá trị lịch
sử văn hóa ấy là yếu tố cơ bản để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo nên sức thu
hút cũng như thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của du khách. Vì thế, khơng có gì ngạc
nhiên khi bảo tàng – nơi lưu giữ và bảo quản phần lớn những giá trị văn hóa ấy cũng là
một trong những tài nguyên độc đáo góp phần vào sự phát triển của loại hình du lịch nói
trên.
Với nhu cầu nâng cao hiểu biết và khám phá những thứ hoàn toàn mới lạ, độc đáo,
khách du lịch thường thích đi đến các bảo tàng, di sản văn hóa. Ở đấy họ có thể tìm
hiểu về lịch sử, văn hóa và truyền thống của một địa phương, quốc gia mà họ đặt chân tới.
Hệ thống bảo tàng, di sản, di tích chẳng những là nơi lưu giữ tinh hoa của quá khứ, thể
hiện lòng tự hào truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc mà cịn là nơi thu hút khách tham
quan du lịch, một lợi thế cho ngành kinh tế mũi nhọn - dịch vụ, du lịch. Quốc gia nào có
hệ thống bảo tàng phong phú, đa dạng và đặc sắc thì càng có cơ hội thúc đẩy du lịch văn
hóa phát triển. Năm 2008, Hiệp hội Bảo tàng Quốc tế đã đưa ra chủ đề “Bảo tàng nhịp cầu
văn hóa”. Điều này một lần nữa cho ta thấy bảo tàng là một điểm đến văn hóa khơng thể
thiếu đối với hoạt động phát triển du lịch.
Ngược lại, du lịch cũng có một vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển của
các bảo tàng. Du lịch trong quá trình khai thác các giá trị của bảo tàng đã trở thành

phương tiện quảng bá và góp phần đưa bảo tàng xích lại gần hơn với cơng chúng. Qua đó,
những giá trị văn hóa được lưu giữ trong các bảo tàng được giới thiệu rộng rãi để mọi
khách du lịch trong nước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởng thức.
Như chúng ta biết, bảo tàng là một thiết chế văn hóa vì cộng đồng, việc thu hút sự quan


24

tâm của người dân hay nói cách khác là xã hội hóa bảo tàng, để bảo tàng phát huy vai trị
của mình đối với xã hội ln là một vấn đề được ngành bảo tàng đặt lên hàng đầu. Gắn
kết bảo tàng với hoạt động du lịch là một trong những phương thức quan trọng để thực
hiện xã hội hóa và phát huy tác dụng xã hội của bảo tàng một cách hiệu quả nhất. Bên
cạnh đó, sự hợp tác giữa bảo tàng và hoạt động du lịch còn giúp các bảo tàng có được
những ý kiến đóng góp từ các nhà làm du lịch để bổ sung, hoàn thiện hơn hoạt động của
mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng. Mặt khác, những lợi nhuận thu được
từ hoạt động du lịch cũng góp phần vào việc trùng tu bảo tàng và bảo vệ các hiện vật.
Như vậy, khơng chỉ các bảo tàng có vai trị quan trọng đối với hoạt động du lịch
mà du lịch ngược lại cũng có những đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển của các bảo
tàng. Không phải ngẫu nhiên mà Hội đồng tư vấn Hiệp hội Bảo tàng quốc tế lựa chọn chủ
đề cho Ngày Quốc tế bảo tàng 18 - 5 - 2009 là “Bảo tàng và du lịch”. Đó là một chủ đề rất
hay nhằm gắn kết giữa hoạt động bảo tàng với du lịch. Thông qua du lịch để quảng bá,
giới thiệu bảo tàng, đồng thời với nội dung giáo dục, nâng cao kiến thức bảo tàng sẽ góp
phần vào sự phát triển bền vững cho du lịch.
Tóm lại, ngành du lịch và các bảo tàng có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại
lẫn nhau. Các bảo tàng với những giá trị của mình tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch văn
hóa, là tài ngun độc đáo khơng thể thiếu đối với loại hình du lịch này. Và ngược lại, với
các hoạt động của mình, du lịch cũng có những tác động trở lại, góp phần vào sự phát
triển của bảo tàng cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị của thiết chế văn hóa quan
trọng này.
Ngày nay, khi ngành “cơng nghiệp khơng khói” đang ngày càng phát triển thì các

bảo tàng là một lựa chọn không thể thiếu trong các chương trình du lịch văn hóa. Trên thế
giới hiện nay có rất nhiều bảo tàng trở thành điểm du lịch nổi tiếng, thu hút rất nhiều
khách du lịch và đem lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế mà chủ yếu là các bảo tàng ở Anh,
Pháp, Mỹ như Bảo tàng Louvre ở Paris, Bảo tàng quốc gia Hàng không và không gian ở
Washington, Bảo tàng Tate Modern – London… Ở Việt Nam, nhận thấy được tiềm năng
và vai trò quan trọng của các bảo tàng đối với hoạt động du lịch, những năm gần đây, một
số bảo tàng cũng đã được đưa vào nhiều chương trình du lịch và mang lại kết quả đáng


25

khích lệ như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử
Quân sự Việt Nam…
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch tại các bảo tàng trên thế giới
Việc khai thác các giá trị của bảo tàng vào phát triển du lịch đã khá phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền văn hóa phát triển rực rỡ để lại
nhiều thành tựu to lớn và có một hệ thống các bảo tàng phong phú, đa dạng.
Đầu tiên, khi nhắc đến những bảo tàng thu hút khách du lịch trên thế giới, chúng ta
không thể không kể đến nước Pháp. Thành phố Paris – thủ đô của quốc gia này hiện sở
hữu một hệ thống gồm hơn 136 bảo tàng, trong đó có 14 bảo tàng thuộc Hiệp hội bảo tàng
quốc gia và 14 bảo tàng do chính quyền thành phố quản lý. Với những bộ sưu tập hiện vật
giá trị cùng vị trí ở “kinh đô ánh sáng”, các bảo tàng nổi tiếng của Paris hàng năm thu hút
một lượng lớn khách tới thăm, trong đó một phần khơng nhỏ là những du khách nước
ngồi. Năm 2007, 50 địa điểm du lịch chính của Paris đã đón hơn 70 triệu lượt khách, và
những địa điểm này phần lớn là các bảo tàng. Đứng thứ ba trong danh sách, Bảo tàng
Louvre với 8.260.000 lượt khách là địa điểm thu phí hấp dẫn nhất của thành phố, chỉ xếp
sau hai nhà thờ Công giáo nổi tiếng là Sacré - Coeur và Nhà thờ Đức Bà. Bảo tàng Trung
tâm Pompidou giữ vị trí thứ năm, đón 5.509.425 lượt khách, tiếp sau tháp Eiffel.
Năm 2008, theo thống kê của tờ báo The Art Newspaper, Paris chiếm tới 3 trong

số 10 bảo tàng thu hút nhất thế giới, gồm Louvre, Orsay và Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại
thành phố. Ln ở vị trí đầu, Louvre đã đón 8,5 triệu lượt khách, vượt 2,57 triệu so
với Bảo tàng Anh - ở vị trí thứ hai. Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại thành phố Paris chiếm vị
trí thứ 8 với 2.981.000 lượt khách, xếp trên rất nhiều bảo tàng danh tiếng khác. Bảo tàng
Orsay chiếm vị trí tiếp theo với 3.025.141 lượt khách. Năm 2011, Bảo tàng Louvre tiếp
tục dẫn đầu danh sách những bảo tàng đông khách nhất thế giới với số khách thăm kỷ lục
8,8 triệu lượt người. Trong đó, số khách tham quan từ nước ngồi chiếm 66% tổng số
khách ở bảo tàng, dẫn đầu là khách Mỹ, sau đó là Brazil, Ý, Úc và Trung Quốc. Như vậy,
có thể thấy, Pháp hiện đang là quốc gia có hoạt động du lịch tại các bảo tàng phát triển
mạnh nhất thế giới. Với số lượng đáng kể và hiện vật giá trị cũng như những ưu thế về vị


×