Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của công trình thủy điện serepok 4a đến môi trường tự nhiên và đời sống dân cư huyện buôn đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.74 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PH ẠM
KHOA ĐỊA LÝ


VÕ THỊ LỘC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CƠNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN SEREPOK 4A ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
VÀ ĐỜI SỐNG DÂN CƯ HUYỆN BN ĐƠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

Đà Nẵng – Năm 2014
1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PH ẠM
KHOA ĐỊA LÝ


VÕ THỊ LỘC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CƠNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN SEREPOK 4A ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
VÀ ĐỜI SỐNG DÂN CƯ HUYỆN BN ĐƠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ N HÂN ĐỊA LÝ



Người hướng dẫn khoa học:Ths. Nguyễn Văn Nam

Đà Nẵng – Năm 2014
2


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy
giáo Th.s Nguyễn Văn Nam là người trực tiếp hướng dẫn đã giúp đỡ em về mọi mặt để
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ của phịng Tài
ngun và Mơi trường, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Buôn Đôn đã
tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu để em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong q trình thực hiện đề tài , do có nhiều hạn chế về thời gian, kinh nghiệm
nên khơng tránh khỏi sai sót. Rất mong sự góp ý của các thầy, cơ giáo giảng dạy để
khóa luận tốt nghiệp của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Lộc

3


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tây Nguyên là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam.
Khai thác thế mạnh của một khu vực có nhiều điều kiện về phát triển các cơng

trình thuỷ điện như độ dốc, dịng thác, sơng, hồ, lưu lượng dòng chảy..., các tỉnh Tây
Nguyên đã đầu tư xây dựng nhiều cơng trình thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ, đạt tổng công
suất trên 5.000 MW, bằng 1/3 tổng công suất hiện có của hệ thống điện quốc gia. Như
vậy, khu vực Tây Nguyên là một trong những trung tâm thuỷ điện lớn nhất của cả
nước.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong, ngồi tỉnh đầu tư phát triển các cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Riêng tỉnh Đăk
Lăk đã quy hoạch, xác định trên 100 vị trí để đầu tư phát triển các cơng trình thuỷ điện
vừa và nhỏ, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Ma Đ'Rắc, Ea H'Leo, Ea Súp, Bn
Đơn, Ea Kar... Và tính riêng trên dịng sơng Serepok chảy qua địa phận tỉnh Đăk Lăk
cho tới hiện nay đã có đến 7 đập thủy điện lớn nhỏ.
Việc phát triển các cơng trình thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ ở kh u vực Tây Nguyên
nói chung và Đăk Lăk nói riêng tạo nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia,
tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, giải quyết công ăn
việc làm cho hàng ngàn lao động là con em đồng bào các dân tộc thiểu s ố tại địa
phương... góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc
trên địa bàn.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ồ ạt của thủy điện trên dòng Serepok đã kèm
theo những hệ lụy như xâm hại rừng, tài nguyên rừng, diện tích rừng bị c hiếm dụng là
rất lớn, vườn quốc gia Yok Đôn bị đe dọa, các hệ sinh thái cả trên cạn lẫn dưới nước
đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dịng sơng Serepok huyền thoại xưa kia giờ đã khơng
cịn, thay vào đó là một dịng sơng tưởng chừng như đã chết, làm cho vùng hạ lưu
thiếu nước do việc chặn dòng để chuyển nước, giảm lưu lượng nước về vùng hạ lưu,
mất đất canh tác cho các hộ dân, chuyển dịch cơ cấu sản xuất của người dân. Đó là
chưa kể đến các vấn đề về môi trường do việc xây dựng thủy điện gây nên.
Xuất phát từ những vấn đề đáng quan ngại về môi trường cũng như đời sống sản
xuất của người dân xung quanh thủy điện tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của cơng trình thủy điện Serepok 4A đến môi trường tự nhiên và đời sống
dân cư ở huyện Bn Đơn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình.
4



2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng cơng trình thủy điện Serepok 4A.
- Đánh giá ảnh hưởng của cơng trình thủy điện Serepok 4A đến mơi tường tự nhiên
và đời sống sản xuất.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giải quyết ảnh hưởng của thủy điện Serepok 4A
đến môi trường tự nhiên và đời sống sản xuất của người dân ở huyện Buôn Đôn .
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá quá trình xây dựng thủy điện Serepok 4A.
- Điều tra chế độ dòng chảy, sự thay đổi dòng chảy sơng Serepok theo thời gian.
- Điều tra diện tích đất nông nghiệp, sản xuất của người dân trước và sau xây dựng
thủy điện để rút ra ảnh hưởng.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của thủy điện đến diện tích rừng, mơi trường tự nhiên.
Từ kết quả điều tra cần đánh giá tác động cụ thể để đề xuất một số giải pháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi lãnh thổ: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn, chủ
yếu ở các xã Ea Wer, Ea Huar, Krong Na. Đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
-

quá trình xây dựng thủy điện Serepok 4A.
- Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu quá trìn h xây dựng thủy điện làm thay
đổ i lưu lượng dòng chảy gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và đời sống dân cư.
4. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề về xây dựng thủy điện ở Đăk Lăk đã được nhiều cơ quan, cá nhân cũng
như các phương tiện truyền thông quan tâm. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào đi sâu tìm
hiểu về ảnh hưởng trong quá trình xây dựng thủy điện đến môi trường tự nhiên và đời

sống người dân khu vực xung quanh thủy điện.
Dưới đây là một số bài nghiên cứu, báo cáo về thủy điện ở Đăk Lăk trong những
năm qua:
- Chương trình tổng thể quan trắc tác động đến môi trường của hoạt động thủy điện
tại khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2013 – 2017, bản dự thảo số 1do Trung tâm quan
trắc Mơi trường thực hiện
Tính tốn cân bằng nước lưu vực Sông Serepok, Đồ án tốt nghiệp kĩ sư của Hồng
Mạnh Cường
Ngồi ra cịn có các bài báo quan tâm viết về vấn đề môi trường sinh thái, sự oằn
mình của sơng Serepok và các vấn đề về cuộc sống của người dân…
-

Cùng với sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng thì mơi trường tự nhiên cũng
ngày càng suy giảm nghiêm trọng thể hiện sự bất cập trong công tác quản lý làm cản
5


trở sự phát triển kinh tế của đất nước. Những bất cập đó cũng làm lúng túng các cấp
chính quyền địa phương trong việc quản lý, kiểm tra chất lượng các cơng trình, dự án
xây dựng, đặc biệt là cấp huyện.
Vì vậy, trên cơ sở những vấn đề đã nghiên cứu và tìm hiểu ở trên, tơi lấy đó làm
căn cứ cũng như tài liệu tham khảo để bổ sung và hồn chỉnh cho vấn đề mà mình
đang tìm hiểu.
5. Quan điểm và hương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này coi sông Serepok đoạn chảy qua huyện Bn Đơn nói riêng và
tỉnh Đăk Lăk nói chung thuộc hệ thống sơng Tây Ngun nên mang những nét chung
của sông Tây Nguyên và chịu sự chi phối của đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội nơi
đây. Vì vậy, để tìm hiểu sự thay đổi dịng chảy sơng Serepok đoạn chảy qua huyện

Bn Đơn ta cần tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực sông để
thấy tác động của nó tới chế độ dịng chảy của sơng và ngược lại. Qua đó thấy được
giá trị của nó trong khai thác thủy điện phục vụ phát triển kinh tế vùng. Đặc biệt là hạ
lưu, nơi kinh tế xã hội cịn và sẽ gặp nhiều khó khăn.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Sự thống nhất về đặc điểm sông Serepok, chế độ dịng chảy của sơng và tiềm
năng phát triển thủy điện của sơng Serepok nói chung và thủy điện S4A ở hạ nguồn
sơng nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ. Do đó, khi trong q trình nghiên cứu cần
đánh giá cụ thể ảnh hưởng tí ch cực và tiêu cực của thủy điện đến dịng chảy và mơi
trường tự nhiên.
5.1.3. Quan điểm sinh thái học
Quan điểm này coi thủy điện là một nguồn tài nguyên và việc xây dựng thủy điện
sẽ ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái xung quanh. Vấn đề suy thối và ơ nhiễm
mơi trường hiện nay đang diễn biến theo hướng ngày càng nghiêm trọng hơn nên đây
là quan điểm rất đáng được quan tâm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu là một phương pháp truyền
thống được sử dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu địa lý – mơi
trường nói riêng. Khoa học khơng thể phân tích được nếu thiếu tính kế thừa sự tích lũy
các thành tựu trong quá khứ. Các nguồn tài liệu thu thậ p tương đối phong phú đa dạng,
bao gồm các tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và các cơ quan
khác nhau theo chương trình hay đề án nghiên cứu hoặc theo những vấn đề nghiên cứu
6


riêng cũng như các tài liệu trên thực địa và trên mạng internet trong những năm gần
đây.
Trong đề tài, phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập số liệu ở các phịng
tài ngun mơi trường, vườn quốc gia. Từ đó đưa ra các số liệu cần thiết để phân tích,

tổng hợp và đánh giá tác động của thủy điện Serepok 4A.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là một phương pháp hiện đại được sử dụng nhiều trong các đề tài gần đây vì
nó thể hiện một cách khái qt những gì mà lí thuyết chưa thể hiện đủ. Đối với lãnh
thổ nghiên cứu tôi tiến hành khảo sát thực tế vị trí cơng trình, các kênh đập dẫn nước
của nhà máy thủy điện Serepok 4A. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân chịu ảnh
hưởng trực tiếp của thủy điện Serepok 4A trong cả sinh hoạt và sản xuất.
5.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp
Từ những số liệu đ ược thu thập, tiến hành phân tích, tổng hợp. Thơng qua
phương pháp này nguồn tài liệu sẽ được sử lý sao cho phù hợp với thực tế khách quan.
Tiếp theo là tài liệu được phân tích, tổng hợp, đối chiếu để từng bước biến chúng
thành cơ sở cho những nhận định hoặc kết luận khoa học của đề tài khóa luận.
5.2.4. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp truyền thống và đặc trưng của khoa học địa lý. Dựa vào
phương pháp bản đồ để xác định vị trí xây dựng thủy điện và vùng chịu ảnh hưởng khi
xây dựng dự án .
6. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì nội dung bài khóa luận gồn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Ảnh hưởng của cơng trình thủy điện Serepok 4A đến dịng chảy sơng
Serepok
Chương 3: Ảnh hưởng của q trì nh xây dựng thủy điện Serepok 4A đến môi trường
tự nhiên và đời sống dân cư

7


B. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. MƠ TẢ TĨM TẮT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SEREPOK 4A

1.1.1.
Khái niệm thủy điện
Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thuỷ
điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin
nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của
nước hay các nguồn nước khơng bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều .
Thuỷ điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục.
1.1.2.
Vai trị của thủy điện [9]
Thủy điện xuất hiện cách đây trên 70 năm và trở thành niềm hy vọng của nhân
loại trên nhiều phương diện, đặc biệt là cung cấp nguồn năng lượng tái tạo và tương
đối sạch.
Thúc đẩy các khả năng kinh tế: Thơng thường các cơng trình thuỷ điện có vốn
đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm
hoặc hơn. Về lâu dài mà nói thì khơng có cơng nghệ năng lượng nào rẻ bằng thuỷ điện.
Các chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm là rất thấp, so với vốn đầu tư và thấp
hơn nhiều các nhà máy điện khác.
Các dự án nhỏ và phân tán sẽ đóng vai trị quan trọng trong chương trình điện khí
hố nơng thơn.
Khai phóng tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương và cả
nước. Thông qua việc phát triển thủy điện , kết cấu hạ tầng khu vực cũng sẽ được đầu
tư xây dựng đồng bộ, và hiện đại với tốc độ rất nhanh.
Bảo tồn các hệ sinh thái: Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát
điện, mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng khơng làm biến
đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tuabin.
Linh hoạt : Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi
khả năng điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể tối ưu
hóa biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồ n kém linh hoạt hơn (như các nhà máy nhiệt
điện hoặc điện hạt nhân).
Nhà máy thủy điện tích năng làm việc như acquy, trữ khổng lồ bằng cách tích và

xả năng lượng theo nhu cầu hệ thống điện.
Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến cơng suấ t tối đa chỉ
trong vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gas turbine) phải mất vài
giờ hay nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để
đáp ứng phần đỉnh là phần có u cầu cao về tính linh hoạt mang tải.
8


Vận hành hiệu quả : Trong một thị trường mua bán điện tự do với giá điện theo
thị trường, có thể thay đổi từng giờ thì bài tốn trở thành tối đa hóa lợi nhuận từ bán
điện chứ khơng phải tối đa hóa lượng điện phát ra. Cộng thêm yếu tố bất định từ dự
báo giá điện, bài toán tối ưu vận hành nhà máy hay hệ thống thủy điện càng trở nên
phức tạp hơn. Dự báo dài hạn lượng nước vào hồ, do đó trở nên cần thiết để có thể sử
dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả nhất cũng như giảm thiểu những tác động xấu
khi hạn hán hay lũ lụt.
Tương đối sạch : So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng
sạch, hầu như khơng phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Góp phần vào phát triển bền vững: Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm
năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công
bằng xã hội.
Giảm phát thải : Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hoá
thạch (đặc biệt là than), thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận
mưa axít, giảm axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh. Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu
ứng nhà kính so với các phương án phát điện quy mô lớn khác, do vậy làm giảm sự
nóng lên của trái đất.
Lượng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy
tuabin khí chu trình hỗn hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than.
Nếu tiềm năng thuỷ năng thực tế còn lại mà được sử dụng thay cho các nhà máy nhiệt
điện đốt nhiên liệu hố thạch thì hằng năm cịn có thể tránh được 7 tỷ tấn khí thải nữa.
Điều này tương đương với việc mỗi năm tránh được một phần ba các chất khí do con

người thải ra hiện nay, hoặc ba lần các khí thải của xe hơi trên hành tinh.
Sử dụng nước đa mục tiêu : Thuỷ điện khơng tiêu thụ lượng nước mà nó đã dùng
để phát điện, mà xả lại nguồn nước quan trọng này để sử dụng vào những việc khác.
Hơn nữa, các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu. Trên thực tế, hầu
hết các đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng như: cung cấp nước cho sản xuất lương
thực. Hồ chứa cịn có thể cải thiện các điều kiện nuôi trông thủy sản và vận tải thủy.
Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng : Ngồi ra, thu nhập nhờ bán điện còn cho phép
tài trợ cho các nhu cầu hạ tầng cơ sở cơ bản khác, cũng như để xố đói giảm nghèo
cho những người dân bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng thuỷ điện, và cộng đồn g dân cư
nói chung.
Cải thiện cơng bằng xã hội: Thuỷ điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện
công bằng xã hội trong suốt thời gian dự án được triển khai và quản lý theo cách thức
đẩy mạnh sự công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các cộng đồng bản
địa và trong khu vực, giữa các nhóm bị thiệt hại và tồn xã hội nói chung.
9


Do chi phí đầu tư ban đầu cao cho các nhà máy thủy điện đã được các thế hệ hiện
tại trang trải, nên các thế hệ tương lai sẽ nhận được nguồn điện trong thời gian dài vớ i
chi phí bảo trì rất thấp.
Doanh thu của các nhà máy thủy điện thường “gánh thêm” phần chí phí cho các
ngành sử dụng nước khác như: nước sinh hoạt, tưới và chống lũ, do vậy nó trở thành
cơng cụ để chia sẻ nguồn tài nguyên chung một cách công bằng.
Các dự án thuỷ điện cịn có thể là một cơng cụ để thúc đẩy sự cơng bằng giữa các
nhóm người bị thiệt hại và tồn xã hội nói chung, khi thực hiện cả những chương trình
di dân và tái định cư được quản lý tốt dẫn đến một sự chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm
rằng những người bị thiệt hại sẽ có cuộc sống tốt hơn sau khi dự án hồn thành so với
trước kia.
Kinh tế dự án thuỷ điện: Đối với bất kỳ việc đầu tư nào đó vào năng lượng tái tạo
ở các nước đang phát triển có thể có hai dịng thu nhập: dịng thu nhập truyền thống

(bán điện) và giá trị về môi trường củ a việc đầu tư (ví dụ tín dụng ca cbon).
1.1.3. Dự án thủy điện Serepok 4A
a) Tên dự án
Tên dự án: Dự án thủy điện Serepok 4A
Địa điểm: Xã Ea Huar, Ea Wer và xã Krông Na, huyện Buôn Đôn
b) Tên cơ quan chủ dự án
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4
Tổng giám đốc: Phạm Minh Sơn
Địa chỉ liên hệ: 11 Hoàng Hoa Thám – Nha Trang – Khánh Hịa
Điện thoại: 583 563 999
c) Vị trí địa lý của dự án
Cơng trình thủy điện Serepok 4A có tọa độ địa lý từ 12 049’B đến 12 054’B và từ
107048’Đ đến 107052’Đ.
Dự án thủy điện Serepok 4A được nghiên cứu xây dựng phía bờ phải sơng
Serepok, hạ lưu của nhà máy thủy điện Serepok 4 trên lưu vực sông Serepok, thuộc địa
phận 3 xã: Ea Wer, Ea Huar, Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, cách thành
phố Bn Ma Thuột 30km về phía Đơng Nam. Kênh cắt qua các con suối nhỏ là: suối
Wer, suối Ea Tul, suối Ea Mot, suối Ea Ndraik, suối Đăk Hua và suối Jang Lành.
Nhà máy Serepok 4A cách thủy điện Serepok 4 khoảng 10,5km vè phía hạ lưu.
Tuyến kênh chạy dọc theo sông Serepok, cắt qua tỉnh lộ TL1 2 lần, đi qua khu
dân cư 3 lần: thôn 9 Nà Ven – xã Ea Wer và buôn NĐ Rếch A – xã Ea Huar với số hộ
dân bị ảnh hưởng cả nhà và đất sản xuất là 55 hộ, số hộ chỉ bị ảnh hưởng đất sản xuất
là 135 hộ. Tuyến kênh cịn giao chéo với các đường giao thơng nông thôn, các suối
10


nhỏ và một số tuyến đường dây điện lực, đường dây thông tin, thuận lợi cho vận
chuyển nguyên vật liệu, cấp điện, nước thi công, thông tin liên lạc.
Hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án chủ yếu là đất lúa, màu và câ y lâu năm,
một phần nhỏ là đất rừng sản xuất, đất khu dân cư và đất khác.

d) Tiến độ thực hiện dự án
Dự kiến thủy điện Serepok 4A được thi cơng trong vịng 5 năm :
- Khởi cơng cơng trình vào tháng 1/2009
-

Thử thiết bị đồng bộ và phát điện tổ máy 1 vào đầu tháng 11/2012
Hồn thiện cơng trình phát điệ n tổ máy thứ 2 vào cuối tháng 12/2012

(Lưu ý: đây là dự kiến xây dựng thủy điện của chủ đầu tư)
1.2. KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK
1.2.1.
Vị trí địa lý
Huyện Bn Đơn cách thành phố Bn Ma Thuột khoảng 30km về phía Tây,
nằm trong vùng có tọa độ địa lý từ 1 3001’31” đến 13007’04” vĩ độ Bắc và từ
107048’25” đến 108003’29” kinh độ Đơng. Vị trí địa lý của huyện tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.
-

Phía Đơng giáp huyện Cư M'gar và thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.
Phía Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đă k Lăk và huyện Cư Jút, tỉnh

Đăk Nông.
Buôn Đôn được xác định là vùng kinh tế trọng điểm phía Tây của tỉnh, có vị trí
thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ nông
nghiệp.
1.2.2.
Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình - địa mạo

Phần lớn diện tích của huyện Bn Đơn nằm trong vùng bán Bình ngun Ea
Súp, địa hình có 03 dạng chủ yếu:
Địa hình đồi núi thấp trung bình chiếm hầu hết diện tích phía Bắc, có sườn dốc
tạo nên các tiểu bình nguyên hẹp, được hình thành từ các trầ m tích Mezozoi. Độ cao
trên 250m và nghiêng theo hướng Tây - Tây Nam, diện tích 121.912,0 ha chiếm
86,43% diện tích tự nhiên.
Địa hình Cao ngun núi lửa chiếm hầu hết diện tích phía Đơng - Đơng Nam có
mức độ phân cắt mạnh tạo thành những dãy đồi dạng bát úp, độ dốc trung bình 08 100, độ cao trung bình 200 - 250 m, địa hình có xu thế thấ p dần từ Đơng Bắc xuống
Tây Nam. Diện tích 17.928 ha, chiếm 12,7% diện tích tự nhiên .
11


Bản đồ 1: Vị trí địa lý Huyện Bn Đơn (Số liệu xử lý năm 2005)
Nguồn: SV Võ Thị Lộc thực hiện
12


Địa hình dốc tụ bao gồm các bãi bồi, các bậc thềm của các sông suối thuộc lưu
vực sông Serepo k và các suối lớn. Độ cao tuyệt đối nhỏ hơn 200 m. Bề mặt khá bằng
phẳng về mùa mưa thường bị ngập úng. Diện tích 1.200 ha chiếm 0,85% diện tích tự
nhiên.
b) Khí hậu
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và điều kiện đị a hình nên Bn Đơn chịu sự ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt gió mùa và vừa chịu sự chi phối của khí hậu Bình nguyên Ea
Súp. Theo số liệu báo cáo của trạm khí tượng thủy văn tỉnh Đăk Lăk, khí hậu nơi đây
có những đặc trưng cơ bản như sau:
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm: 24,70C
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 26,80C
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 22,50C.

+ Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình năm: 79,2%
Độ ẩm tương đối thấp nhất: 71%
Độ ẩm tương đối cao nhất: 88 %.
+ Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm k hoảng 2.187 mm, chia làm 02 mùa rõ rệt. Mùa mưa
kéo dài khoảng 06 tháng, bắt đầu từ tháng V đến cuối tháng X, (chiếm tới khoảng 85%
lượng mưa cả năm), mùa này xuất hiện gió mùa Tây Nam nên khí hậu ơn hịa, dễ chịu.
Mùa khơ bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa chiếm dưới 15%
lượng mưa cả năm, kèm theo gió mùa Đơng Bắc, nắng nóng và khơ hạn, lượng bốc hơi
nước lớn dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Như vậy, khí hậu của vùng thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng.
Tuy nhiên, do chế độ thời tiết chia làm 02 mùa rõ rệt, nên làm ảnh hưởng khơng nhỏ
đến q trình sản xuất của người dân địa phương. Về mùa mưa lượng mưa lớn tập
trung gây ngập úng ở một số vùng. Mùa khô thường thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất
và vùng này có thể có hạn hán kéo dài.
c) Thủy văn
Bn Đơn nằm trong lưu vực sơng Serepok, có mạng lưới sông suối dày đặc, từ
0,4 - 0,6km/km2. Các suối trong vùng bắt nguồn từ phía Đơng – Đơng Bắc, một số
suối nhỏ bắt nguồn từ phía Tây Nam rồi đổ vào sông Serepok.
Sông Serepok là sông lớn nhất ở Tây Nguyên, bắt nguồn từ các dãy núi cáo Chư
Yang Sin, chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc qua Campuchia rồi đổ vào sông Mê
13


Kông. Phần sông chảy qua địa bàn huyện dài 89,3km, mùa khơ sâu từ 2 – 3m, mùa
mưa lũ có thể sâu tới 5 – 10m. Lịng sơng rộng từ 100 -150m, lưu lượng dịng chảy
bình qn khoảng 260 – 300m3/s, có nhiều thác ghềnh. Mùa mưa nước sơng thường
dâng coa gây lũ lụt ở một số vùng như Ea Huar, Krơng Na, Ea Wer.
Ngồi sơng Serepok nêu trên, Bn Đơn cịn có nhiều suối lớn như: Đăk Klau,

Đăk Kin, Đăk Na, Ea Tul, Ea Drai, Ea Mró, Ea Kmam, Đăk Minh… và một số suối
nhỏ khác thường cạn kiệt vào mùa khơ.
Như vậy, có thể thấy rằng h ệ thống sông suối trên địa bàn huyện khá phong phú,
lượng nước trên các suối thay đổi theo mùa, vào mùa mưa lượng nước dâng nhanh, tốc
độ dòng chảy lớn, mùa khô lượng nước trên các suối không đáng kể.
d) Thổ nhưỡng
Theo tài liệu điều tra đất trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 của Viện Quy hoạch và Thiết
kế Nông nghiệp thực hiện năm 1978, được hiệu chỉnh và bổ sung năm 2005, cơ cấu và
tỷ lệ các loại đất chính trên địa bàn huyện Buôn Đôn như sau:
Bảng 1.1: Thống kê diện tích và tỷ lệ các loại đất trên địa bàn huyện Bn Đơn


TT Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

D

1.200,00

0,85

E

4.745,00

3,36


F

106.508,00

75,52

3.1 Đất nâu đỏ trên đá bazan
3.2 Đất vàng nhạt trên đá cát kết

Fk

2.956,00

2,10

Fq

70.526,00

50,00

3.3 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét
3.4 Đất nâu vàng trên đá bazan

Fs

26.074,00

18,49


Fu

6.952,00

4,93

R

4.770,00

3,38

4.1 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan

Rk

3.785,00

2,68

4.2 Đất nâu thẫm trên đá Bazan

Ru

985,00

0,70

X


23.817,00

16,89

141.040,00

100,00

1
2
3

4

5

hiệu

Nhóm đất dốc tụ
Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá
Nhóm đất đỏ vàng

Nhóm đất đen

Nhóm đất xám
Tổng

Nguồn: Phịng TNMT huyện Buôn Đôn
e) Sinh thái
+ Rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2013 , tổng diện tích rừng của huyện là
109.531,90 ha, chiếm 77,66% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, có
4.710,97 ha rừng phịng hộ, 10.353,71 ha rừng sản xuất, 94.467,22 ha rừng đặc dụng.
14


Rừng trên địa bàn chủ yếu tập trung tại xã Krông Na và do 2 đơn vị quản lý là VQG
Yok Đơn và Ban quản lý rừng phịng hộ.
+ Sinh vật
-

Thực vật: ngoài giá trị bảo tồn, trong khu hệ thực vật VQG Yok Đơn có 530 lồi
có giá trị làm dược liệu, làm cảnh và giá trị kinh tế cao. Trong đó có 227 lồi cây
thuốc . Ngồi cá giá trị trên, nhiều lồi cịn dùng cho chăn ni và là nguồn thức ăn cho
động vật rừng gồm các loại thuộc họ hịa thảo như cỏ tranh, bơng lau, cỏ mần trầu…
Động vật: Hệ động vật rừng hiện nay đã đước ghi ở tro ng khu vực là có khoảng
391 lồi, trong đó có 77 lồi thú, 250 lồi chim, 48 lồi bị sát và 16 lồi lưỡng cư.
Trong đó, chim là lớp có số lồi lớn nhất, chiếm tới 64% tổng số lồi có trong khu
vực.
-

Hệ động vật ở đây khơng những khá giàu về thành phần lồi mà cịn có những
nét độc đáo, đặc trưng cho hệ động vật Đơng Nam Á. Nhiều lồi có quan hệ gần gũi
với hệ động vật Ấn Độ, Malaysia, thể hiện rõ nhất là khỉ đi dài.
So với tồn quốc,số lồi ở khu vực tương đối phong phú, chiếm 21,11% tổng số
lồi lồn quốc.
Trong lớp thú có bộ khỉ hầu, bộ móng guốc chẵn, bộ có vịi và bộ ăn thịt. Đây là
lớp có nhiều lồi động vật có kích thước lớn , có giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn.
1.2.3.
Đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Dân số - diện tích
Huyện Bn Đơn có diện tích là 1.412,5 km2. Tính đến đầu năm 2013 trên địa
bàn huyện có khoảng 59.706 khẩu. Trong đó, số người ở độ tuổi lao động là 33.355
lao động, chiếm khoảng 56% tổng dân số, lao động trong độ tuổi có khả năng lao động
là 30.050 lao động, chiếm 90,09% số lao động, số lao động ngồi độ tuổi lao động có
tham gia lao động, chiếm 90,91% tổng số lao động. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,64
%, mật độ dân số trung bình 42 người/km 2.
b) Nơng nghiệp – cơng nghiệp – dịch vụ
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Buôn Đôn lần thứ ba về mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh năm 2010 - 2013,
trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã phát triển và đạt được những thành tựu
đáng kể, kinh tế có sự tăng trưởng. Tổng giá trị sản xuất (GO - giá cố định 1994) năm
2013 ước đạt 615,69 tỷ đồng, tăng 1,77 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân giai đoạn 2010 -2013 là 12,088%/ năm, trong đó: Nơng lâm nghiệp:
358,12 tỷ đồng, tăng 9,89%; cơng nghiệp: 108,71 tỷ đồng, tăng 15,94%; dị ch vụ:
148,86 tỷ đồng, tăng 15,46%.
15


Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông – lâm
nghiệp, thuỷ sản; tăng nhanh tỷ trọng thương mại – dịch vụ; công nghiệp – xây dựng,
trong đó: tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế là: nông nghiệp 60,49%; công nghiệp
16,58%, dịch vụ 22,93%. Thu nhập bình quân đầu người (giá cố định 1994) năm 2013
đạt 700 USD, tăng 1,56 lần so với năm 2010.
Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế còn mang nặng tính thuần nơng, sản xuất hàng hố
phát triển chưa đủ mạnh và l uôn chịu ảnh hưởng chi phối bởi giá cả nông sản biến
động của thị trường.
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trồng trọt – chăn nuôi
Lĩnh vực nơng nghiệp đang chiếm vị trí rất quan trọng đối với kinh tế của huyện.


-

Nhận được sự quan tâm, đầu tư để phát triển n ên chất lượng, sản lượng sản phẩm dần
dần được nâng cao và đã mang lại hiệu quả rất lớn, đóng góp một phần khơng nhỏ cho
sự phát triển của nền kinh tế huyện nhà. Kết quả đạt được trong năm 2013 như sau:
Bảng 1.2. Tổng hợp diện tích, năng suất, sản lượng mộ t số loại cây trồng chính
Loại cây trồng

Diện tích, ha

1

Lúa

2.315,64

4,50

10.420,38

2

Ngơ

26.754,00

5,30

141.796,20


3

Khoai lang

225,00

8,00

1.800,00

4

Mỳ

1.175,00

12,70

14.922,50

5

Đậu xanh

1.900,00

1,00

1.900,00


6

Đậu các loại

390,00

1,00

390,00

7

Rau quả

600,00

20,00

12.000,00

8

Bơng vải

280,00

1,60

448,00


9

494,00

60,00

29.640,00

10

Mía
Đậu phụng

302,00

1,30

392,60

11

Đậu tương

2.731,00

1,10

3.004,10


12

Cà phê

2.780,00

2,50

6.950,00

13

Tiêu
Điều

250,00

2,30

575,00

2.090,00

1,40

2.926,00

TT

14


Năng suất, tấn/ha

Sản lượng, tấn

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp &PTNT huyện Bn Đơn
+ Khu vực lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Bn Đơn là 114.477 ha; trong đó diện
tích đất lâm nghiệp của xã Krông Na: 107.376 ha, Ea Huar: 3.332 ha, Ea Wer: 2.501
ha. Năm 2010 tổng diện tích rừng trồng là 39.090 ha. Khối lượng gỗ tròn khai thác từ
16


rừng là 2500m 3, khai thác củi là 112.654 ster và khai thác 250 cây tre, nứa, luồng. Giá
trị thu được từ khai thác lâm nghiệp năm 2010 là 7.128 triệu đồng.
Về cơn g tác chăm sóc và bảo vệ rừng vẫn được duy trì, kết quả trong những năm
qua diện tích rừng ln được đảm bảo khơng bị thiệt hại về cháy rừng và phá hại.
+ Khu vực kinh tế cơng nghiệp
Tính đến năm 2010 số cơ sở sản xuất công nghiệp của huyện đã tăng lên đán g kể
so với các năm trước. Tồn huyện hiện có 360 cơ sở sản xuất cơng nghiệp trong đó
chủ yếu là các cơ sở sản xuất cá thể với 352 cơ sở chiếm 97,7%. Các cơ sở sản xuất
công nghiệp đã thu hút khoảng 596 người tham gia lao động. Năm 2010 giá trị sản
xuất cơng nghiệp tính theo giá hiện hành đem lại 49.586 triệu đồng.
+ Khu vực kinh tế dịch vụ
Tổng số cơ sở kinh doanh trong hoạt động thương mại, du lịch, khách sạn của
toàn huyện là 1.388 cơ sở, trong đó cơ sở sản xuất là cá thể là chủ yếu (với 1.373 cơ sở
chiếm hơn 98,8%). Ngành thương mại có 1080 cơ sở, du lịch có 184 cơ sở và khách
sạn, nhà hàng có 124 cơ sở. Năm 2010 số lượng khách du lịch đến địa bàn huyện là
115.850 người (khách nước ngoài với 115.600 người).
Về mặt giao thơng đi lại tương đối thuận lợi vì có đường Tỉnh lộ 1 đi qua. Hiện

nay có tuyến xe buýt đi qua địa phương vì vậy việc giao lưu đi lại giữa các xã trên địa
bàn huyện tương đối thuận lợi.
c) Y tế - giáo dục
Trong những năm qua được sự quan tâm của các ngành, các cấp, ngành giáo dục
của huyện đã có những bước phát triển đáng kể cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng dạy
và học. Tổng diện tích đất dành cho giáo dục trên địa bàn tính đến thời điểm hiện tại là
36,60 ha. Hiện trên tồn huyện có 01 trường Dân tộc nội trú, 02 trường THPT với 45
lớp học và 2.200 học sinh; 01 trung tâm bồi dưỡng chính trị; 07 trường THCS với 142
lớp học và 5.400 học sinh, 16 trường THCS với 293 lớp học và 7.020 học sinh; 08
trường mầm non với 60 lớp học và 2011 học sinh.
Đến nay tồn huyện có 7/7 xã được cơng nhận phổ cập bậc tiểu học, 2 trường đạt
chuẩn Quốc gia cấp độ 1.
Hiện nay, ngành y tế huyện đã đạt được nhiều kết quả tốt, mạng lưới y tế ngày
càng được củng cố và mở rộng, các cơ sở y tế từng bước được cải tạo xây dựng và đầu
tư thêm trang thiết bị, nâng cao chất lượ ng khám và chữa bệnh.
Tồn huyện hiện có 10 cơ sở khám và chữa bệnh, gồm 01 bệnh viện đa khoa có
diện tích 1,31 ha, 02 phịng khám đa khoa và 07 trạm y tế xã với tổng số giường bệnh
là 85. Tổng diện tích đất y tế là 2,76 ha.
17


Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng đư ợc nâng cao cả về số lượng và trình độ chun
mơn. Hiện có 25 bác sĩ và trình độ cao hơn, 29 y sĩ, 22 y tá, 9 hộ sinh. Nhìn chung,
cơng tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân đang dần được nâng
cao, đảm bảo được yêu cầu đề ra, cả 7 xã đều đ ạt chuẩn quốc gia về y tế.
d) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
+ Giao thơng
Bn Đơn có 1.645,11 ha đất dành cho giao thơng. Diện tích này bao gồm các
tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, Huyện lộ và các tuyến đường giao thông nằm trên địa
bàn huyện. Tuyến giao thông huyết mạch của huyện là tuyến tỉnh lộ 17 nối từ Buôn

Ma Thuột, đi qua huyện đến Ea Súp. Tuyến đường này khơng chỉ có giá trị về mặt đối
nội (Kết nối khu vực trung tâm huyện với các xã trên địa bàn) mà cịn có ý nghĩa về
mặt đối ngoại (nối huyện Buôn Đôn với thành phố Buôn Ma Thuột vế phía Đơng, với
huyện Ea Súp về phía Bắc). Các tuyến đường Quốc lộ 14C (Đường phục vụ chủ yếu
cho việc đi lại giữa các đồn biên phòng), Tỉnh lộ 19A cũng là các tuyến đường huyết
mạch của huyện.
Bên cạnh đó, hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thơn được rải nhựa và bê
tơng hóa cũng góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo giao thông đi lại và giao lưu
hàng hóa trong nội khu vực và các địa bàn lân cận. Địa bàn huyện cịn có 01 bến xe tại
khu vực xã Tân Hòa với diện tích kh oảng 0,65 ha.
+ Bưu chính viễn thơng
Hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thơng trên địa bàn phát triển nhanh, đi trước
một bước tạo điều kiện cho các ngành phát triển. Đến nay, mạng lưới bưu chính viễn
thơng của huyện được phát triển rộng khắp trên các địa bàn xã. 100% xã có bưu điện
trung tâm (với tổng diện tích trên tồn huyện là 0,87 ha) và đã phục vụ tốt nhu cầu liên
lạc tại địa phương và các khu vực lân cận. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn các xã
đã có sự phủ sóng của các mạng điện thoại như Viette l, Vinaphone, các dịch vụ
Internet,… mang lại nhiều tiện lợi trong việc trao đổi thông tin cho mọi người. Đến
năm 2013 trên địa bàn huyện đã 7/7 xã có bưu điện văn hóa xã, 6 máy điện thoại bàn
/100 dân, điện thoại di động khoảng 30 máy /100 dân, xu hướng t ới tốc độ thông tin
liên lạc ngày một phát triển nhanh hơn.
Bên cạnh đó, các trạm phát sóng truyền hình, đài phát thanh đã góp phần khơng
nhỏ trong việc đưa các đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào
cuộc sống và nâng cao dân trí cho nhân dân.
+ Văn hóa
Lĩnh vực văn hố trong những năm qua đã có những bước phát triển khá, đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, cuộc vận động toàn dân
18



đồn kết xây dựng đời sống văn hố được nhân dân hưởng ứng cao, các phong trào
văn nghệ thường xuyên duy trì qua các dịp lễ tết được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Ngồi ra, ngành văn hố phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền
sâu rộng Pháp luật Nhà nước đến người dân, giúp người dân nâng cao hiểu biết pháp
luật và đời s ống.
Diện tích đất dành cho động văn hóa là 11,06 ha, trong đó có 20/26 bn có nhà
văn hóa cộng đồng. Đến cuối năm 2013, có 80% hộ gia đình, 67,7% thơn buôn, 02 xã
và 91% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa.
+ Dân tộc bản địa
Dân tộc bản địa chủ yếu ở địa bàn huyện Buôn Đôn là người Ê -đê với tổng số
khoảng 100 người, thứ hai là người M’Nông khoảng 40,3 người, thứ ba là người Nùng
với khoảng 35,6 người. Cùng các dân tộc ít người khác như người Mơng có 22.760
người, người Thái có 17.135 người, người Mường có 15.510 người.

19


Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SEREPOK 4A
ĐẾN DỊNG CHẢY CỦA SƠNG SEREPOK
2.1. HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN SEREPOK 4A
2.1.1. Tiến trình xây dựng
Cơng trình thủy điện Serepok 4A dự tính thi cơng trong vịng 4 năm, bắt đầu khởi
công xây dựng vào tháng 1/2009 và sử phát điện tổ máy số 1 vào đầu tháng 11/2012 .
Công tác chuẩn bị xây dựng thủy điện bao gồm: Cơng tác đền bù, giải phóng mặt
bằng; hệ thống đ ường giao thông; hệ thống điện, nước, thông tin liên lac; nhà ở và
cơng trình phụ trợ. Thời gian kéo dài từ quý I năm 2009 đến quý I năm 2010.
Các cơng tác xây lắp chính bao gồm:
+ Cơng trình dẫn dịng: đào đất; đào đá; đất đắp chống thấm; gia cố rọ đá; dở bỏ đất
đắp quai đê; dở bỏ rọ đá. Thời gian thực hiện được chia ra làm hai công đoạn, công
đoạn một trong quý II năm 2010 và công đoạn hai thực hiện vào quý II năm 2012 đến

quý III năm 2013.
+ Kênh dẫn nước: bao gồm đào đá, đào đất, đất đắp đầm chặt và bê t ông, diễn ra từ
quý I năm 2009 đến quý III năm 2013.
+ Cụm bể áp lực: đào đất, đào đá, bê tông, chi tiết đặt sẵn trong bê tơng, thiết bị cơ khí
thủy cơng; thời gian xây dựng từ quý I năm 2010 đến quý II năm 2012.
+ Cửa lấy nước: gồm bê tông, chi tiết đặt s ẵn trong bê tơng, thiết bị cơ khí thủy công ;
được xây dựng từ quý IV năm 2010 đến quý II năm 2012.
+ Nhà máy: đào đất trong hai quý: quý I và quý II năm 2010; đào đ á trong quý II và
quý III năm 2010; bê tông đến độ cao sàn lắp ráp từ quý IV năm 2010 đến qu ý IV năm
2011; chi tiết đặt sản trong bê tông từu quý I đến quý IV năm 2011; thép lót buồng
xoắn trong quý II và quý III năm 2010 ; bê tông phần nổi và thiết bị cơ khí thủy cơng
trong q I và II năm 2012; thiết bị cơ khí thủy lực, cơ điện quý I năm 2011 đế n quý
IV năm 2012.
+ Kênh xả: đào đất; đào đá; bê tông được tiến hành từ quý I năm 2009 đến q III năm
2012.
+ Cơng trình dẫn nước qua suối: đào đất, đào đá, đất đắp đầm chặt; bê tông, đã xây
mái vữa M100 xây dựng từ quý I năm 2010 đến quý II năm 2012; thiết bị cơ khí thủy
cơng tiến hành trong q II năm 2011.
+ Cơng trình giao thơng trên kênh: cầu giao thơng tỉnh lộ và cầu giao thông nông thôn
xây dựng từ quý II năm 2010 đến quý III năm 2013

20


Bản đồ 2.1. Vị trí xây dựn g thủy điện Serepok 4A
Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Bn Đôn
21


TT


Bảng 2.1. Các thơng số của cơng trình thủy điện Serepok 4A
Thơng số
Đơn vị đo Trị số

1

Lưu vực

-

Diện tích lưu vực Flv

Km2

9560

-

Lưu lượng bình qn năm Qo

m3/s

245

-

l/s.km2

26


-

Mơ đun dịng chảy Mo
Tổng lượng dòng chảy năm Wo

106m3

7852

2

Kênh dẫn

-

Chiều rộng đáy

M

20

-

Hệ số mái

-

Độ dốc đáy kênh
Chiều dài kênh dẫn


3
-

1÷1,5
Thay đổi

0,00025-0,000075

M

9850,8

Nhà máy
Loại tua bin

Kaplan

Số tổ máy
Công suất lắp máy Nlm

Tổ

2

MW

64

MW


14,16

-

Công suất bảo đảm Nbđ
Cột nước lớn nhất Hmax

M

19,20

-

Cột nước nhỏ nhất Hmin

M

13,70

-

Cột nước trung bình Htb
Cột nước tính tốn Htt

M

16,59

M


14,8

-

-

3

-

Lưu lượng Qmax qua nhà máy

m /s

498

-

Điện lượng trung bình năm Eo

106KWh

301,48

-

Số giờ sử dụng công suất lắp máy

Giờ


4711

Nguồn: Công ty thủy điện Serepok 4A
Theo dự kiến, thủy điện xây dựng và thử thiết bị đồng bộ và phát điện tổ máy số
1 vào đầu tháng 11/2012, hồn thiện cơng trình phát điện tổ máy số 2 vào cuối tháng
12/2012.
Tuy nhiên, theo thực tế thì tổ máy số 1 phát điện vào tháng 12 /2013 và phát điện
tổ máy thứ 2 vào tháng 1/2014 .
Mặc dù có chậm trễ hơn dự kiến, tuy nhiên sau khi hịa chung vào mạng lưới
điện quốc gia thì thủy điện S4A đã góp phần ổn định lượng điện cung cấp cho các
ngành sản xuất của huyện nói riêng và tồn tỉnh nói chung.

22


2.1.2. Điều kiện xây dựng cơng trình
a) Thuận lợi
+ Về tự nhiên
-

Địa chất [7]
Địa tầng thạch học của dự án thủy điện Serepok 4A nằm trong “loạt Bản Đôn”
được cấu thành bởi các thành t ạo thuộc hệ địa tầng Đăk Bùng ( J1đb), Đray Linh
(J1đl), La Ngà (J2ln) và Ea Súp (J2es). Trên diện tích cơng trình thủy điện Serepok 4A
phân bố chủ yếu các thành tạo hệ tầng Ea Súp có thành phần gồm các trầm tích lục
ngun vụn bột kết, sét kết, cát kết.
Đặc trưng địa chất trong vùng là q trình bào mịn, rửa trơi các sản phẩm phong
hóa đất đá xảy ra mãnh liệt tạo nên lớp phủ mỏng và khơng ổn định, có nơi lộ đá gốc
hồn tồn.Tại một số vị trí trên dọc tuyến kênh có các con suối lớn cắt qua hoặc tại

một số vị trí kênh nằm trên khu vực thềm sơng (như khu vực nhà máy) thì đặc tính
phong hóa và điều kiện địa chất lại càng phức tạp hơn nhiều.
Một số ít diện tích cơng trình nằm trên hệ tầng Đray Linh và phun trào Bazan
Pleistocen.
Địa hình, đại mạo
Phạm vi xây dựng cụm cơng trình nhà máy thủy điện S4A được xây dựng trải dài
trên phạm vi 14km thuộc các xã Ea Wer, Ea Huar và Krong Ana huyện Bn Đơn,
tỉnh Đăk Lăk.
Đặc điểm địa hình địa mạo: theo đặc điểm hình thái cấu trúc có thể nhận thấy
khu vực nghiên cứu thành 2 kiểu địa hình: Kiểu địa hình tích tụ và kiểu địa hình xâm
thực bóc mịn.
Kiểu địa hình tích tụ: Phân bố rải rác là các dải hẹp chạy dọc hai bên bờ một số
con sông suối, địa hình là các bãi bồi ven sơng suối, bề mặ địa h ình tương đối bằng
phẳng, cao độ địa hình dao động từ 160.0 – 170.0m, đất đá cấu tạo nên kiểu địa hình
này là các trầm tích bãi bồi thềm sông (aQ 2). Thảm thực vật phát triển chủ yếu là cây
trồng ngắn ngày của nhân dân trong vùng.
Kiểu địa hình xâm thực bóc mịn: Trải dài trên phạm vi khu vực cơng trình, địa
hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình dao động từ 165.0 – 195.0m, độ dốc từ
50 – 100 thoải dần về phía kênh xả. Đất đá cấu tạo nên kiểu địa hình này là các trầm
tích tuổi Jura hệ tầng Đray Linh và trầm tích hệ tầng Ea Súp. Thảm thực vật phát triển
chủ yếu là các cây trồng ngắn ngày và một số ít cây trồng có giá trị cơng nghiệp như
cao su… của nhân dân trong vùng.

23


Kiến tạo
Các đứt gãy trong khu vực nghiên cứu có quy mô phá hủy nhỏ và được xếp vào
bậc IV, V. Các đứt gãy này mang tính nội đới khơng có khả năng sinh nội chấn. Các
-


đứt gãy chủ yếu chạy theo phương Đơng Bắc – Tây Nam có phương chung khoảng
600 - 700, mặt trượt cắm về phía Tây Bắc một góc dao động 800 - 850.
Địa chất thủy văn
Lưu vực sông Serepok tương đối rộng lớn và được bắt nguồn từ những dãy núi
cao của Đăk Lăk, Lâm Đồng. Lượng mưa trung bình năm nhiều, thảm phủ phong phú
tạo nên khả năng hoạt động và tàng trữ nước dưới đất tốt.
-

Tóm lại, điều kiện địa chất thủy văn cơng trình của th ủy điên Serepok 4A là
tương đối thuận lợi cho việc xây dựng và thi công công trình.
+ Về kinh tế - xã hội
Hệ thống giao thơng tỉnh lộ, huyện lộ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
vận chuyển các máy móc, trang thiết bị, vật liệu xây dựng phục vụ cho xây dựng nhà
máy, kênh dẫn nước của thủy điện.
Nguồn điện thi công được nối từ đường dây 35kV Buôn Đôn – Ea Sup tại xã Ea
Wer đến trạm TBA1, TBA2 cấp điện cho kênh dẫn và đầu nối từ đường dây 35kV
Buôn Đôn – Ea Sup tại xã Ea Huar đến trạm TBA3, TBA4, TB A5 cấp điện cho nhà
máy, kênh xả. Như vậy, nguồn điện cung cấp cho quá trình xây dựng thủy điện về cơ
bản được đáp ứng đầy đủ.
Nguồn nước phục vụ cho xây dựng thủy điện và sinh hoạt c ủa công nhân được
cung ứng từ nguồn nước sông Serepok và các suối gần khu vực thi công. Riêng nước
sinh hoạt sẽ được đưa về trạm xử lý tại chỗ rồi mới cung cấp cho công nhân sinh hoạt .
Thông tin liên lạc: Việc đảm bỏa thông tin trong công trường xây dựng sẽ do
Bưu điện tỉnh Đăk Lăk cung cấp và do Bưu điện huyện Buôn Đôn phụ trá ch trung
chuyển.
Lực lượng lao động tại chỗ dồi dào, đáp ứng được nhu cầu lao động trong thời
gian xây dựng thủy điện.
Như vậy, xét về cả tự nhiên và kinh tế xã hội thì việc xây dựng thủy điện Serepok
4A khá thuận lợi.

b)Khó khăn
+ Về tự nhiên
Khí hậu có hai mùa: mùa mưa và mùa khơ phân hóa rõ rệt gây khó khăn trong
hoạt động xây dựng cũng như cho việc bảo trì máy móc.
Mùa khơ: thiếu nước trong xây dựng, lượng nước sông chảy tr ên sông Serepok
khi chảy đến thủy điện S4 và S4A phụ thuộc và o sự điều tiết củ a hồ Serepok 3. Bên
24


cạnh đó, lượng mưa vào mùa khơ thấp, có tháng khơng có mưa dẫn đến lượng nước
cần dùng trong xây dựng không đáp ứng được yêu cầu.
Mùa mưa: mưa tập trung theo mùa, lượng mưa lớn làm chậm tiến độ thi cơng
cơng trình thủy điện. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80 – 90% lượng mưa năm. Số
ngày mưa trong các tháng mùa mưa từ 20 – 25 ngày.Tổng số ngày mưa trong năm đạt
khoảng 200 ngày. Khoảng 90% số ngày mưa rơi vào các tháng có ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam và Tây.
Nhìn chung, do đặc điểm khí h ậu phân hóa theo 2 mùa mưa khơ rõ rệt dẫn đến
tình trạng thiếu nước vào mùa khơ và ngập úng vào mùa mưa, thời tiết thay đổi dẫn
đến khó khăn trong bảo quản các trang thiết bị, máy móc.
Địa chất: Một phần lớn diện tích kênh đào dẫn nước từ thủy điện S4 về thủy
điện S4A và từ thủy điện S4A đổ trả về sơng Serepok có kết cấu đá cứng chắc (đá cát
kết ít nức nẻ) đã làm chậm tiến độ thi cơng cơng trình, q trình phá đá phải dùng
khoan nổ lớn, đường kính lỗ khoan đến 105mm gây ảnh hưởng rộng đến khu vực sinh
sống của người dân, đồng thời làm nứt và long rời bề mặt đào. Việc khắc phục sau khi
nổ phá đá là một cơng đoạn khó khăn cho nhóm thi cơng cơng trình.
+ Về kinh tế - xã hội
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác xây dựng thủy điện cịn gặp nhiều khó khăn,
nhất là vấn đề về giao thông. Đường giao thông trong nối giữa các xã hiện đã xuống
cấp gây khó khăn trong việc di chuyển . Đa số các cầu trên địa bàn huyện đều là cầu
yếu, trọng tải thấp vì vậy việc vận chuyển trang thiết bị qua cầu là không thể mà phải

đi bằng đườ ng tránh tạm đi qua sông suối cạn trong mùa khơ cịn trong mùa mưa thì
các đường tránh tạm này khơng thể sử dụng được.
Vấn đề khó khăn lớn nhất về mặt xã hội trong quá trình xây dựng thủy điện là
gặp phải sự chống đối của người dân trong việc quy hoạch giải tỏa diện tích ảnh hưởng
của thủy điện và xây dựng cầu đi qua kênh d ẫn nước, điển hình là cầu Nà Vel .
Bên cạnh đó, nhu cầu lao động phục vụ cho cơng trình tay nghề thấp dẫn đến
chất lượng thi công bị giảm sút và kéo dài thời gian xây dựng so với dự kiến.

25


×