Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu phương pháp đánh giá mỏ khoáng sản kim loại đen áp dụng cho mỏ sắt phu nhuôn, tỉnh xiêng khoảng nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

THONGDY MAHAKHOTH

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỎ
KHOÁNG SẢN KIM LOẠI ĐEN – ÁP DỤNG CHO MỎ
SẮT PHU NHUÔN, TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

THONGDY MAHAKHOTH

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỎ
KHOÁNG SẢN KIM LOẠI ĐEN – ÁP DỤNG CHO MỎ
SẮT PHU NHUÔN, TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế công nghiệp
Mã số: 60.31.09

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Lê Ái Thụ



HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được sử dụng làm cơ sở tính tốn là số liệu thực tế tại khu vực nghiên cứu. Nội
dung cơ bản của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ chương trình
đào tạo cấp bằng nào khác.

Hà Nội, 13 tháng 04 năm 2013
Tác giả

THONGDY MAHAKHOTH


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình vẽ, sơ đồ
Mở đầu……………………………………………………………………..…………….…….1
Chương 1: Tổng quan phương pháp đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng sản………..…...4
1.1. Đánh giá tài nguyên khoáng sản…………………………...………………………….…...4
1.2. Cơ sở lý luận các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế mỏ…………………...….…...…10
1.3. Các vấn đề đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng sản kim loại…………...…….…………..37
Chương 2: Đặc điểm địa lý - kinh tế - khoáng sản tỉnh Xiêng Khoảng…………………..41
2.1. Giới thiệu tổng quan về Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào……….……...………..41
2.2. Tổng quan về khoáng sản tỉnh Xiêng Khoảng……………………………………………49

2.3. Đặc điểm khống sản……………………………………………………………………..52
2.4. Hiện trạng kết quả thăm dị các mỏ khoáng sản kim loại đen ở tỉnh Xiêng Khoảng……53
2.5. Hiện trạng hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản kim loại đen ở tỉnh Xiêng Khoảng
2.6. Những tác động đến mơi trường do khai thác khống sản nói chung, khai thác khống sản
kim loại nói riêng……………………………………………………………………………...54
Chương 3: Đánh giá mỏ sắt Phu Nhuôn tỉnh Xiêng Khoảng Nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào………………………………………………………………………………...58
3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội, địa lý nhân văn…………..……………………………………..58
3.2. Đặc trưng địa chất khu vực và mỏ………………………………………………………..63
3.3. Cơng nghệ khai thác, tuyển, luyện………………………………………………………..74
3.4. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế……………………………………………………………..92
Kết luận và kiến nghị……………………………………………………………………….103
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu đánh giá mỏ khoáng trong các giai đoạn nghiên cứu địa chất………..36
Bảng 2.1: Tổng hợp bàn đồ địa chất theo các tỷ lệ khác nhau………………………………...45
Bảng 2.2: Tổng hợp bàn đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000………………………………………….46
Bảng 2.3: Tổng hợp các công ty và dự án đang tiến hành đầu tư vào ngành mỏ theo các giai
đoạn khác nhau……………………………………………………………………..47
Bảng 2.4: Tổng hợp trữ lượng các mỏ đã thăm dò xong……………………………………...48
Bảng 2.5: Tổng hợp trữ lượng các mỏ đã được khảo sát sơ bộ……………………………….48
Bảng 2.6: Tổng hợp dự báo các khu vực có tài nguyên sắt…………………………………...49

Bảng 2.7: Tổng hợp trữ lượng quặng sắt các mỏ khu vực tỉnh Xiêng Khoảng……………….53
Bảng 3.1: Tọa độ diện tích thăm dị…………………………………………………………...58
Bảng 3.2: Bảng kết quả phân tích mẫu quặng tảng lăn Deluvi………………………………..73
Bảng 3.3: Tổng hợp trữ lượng, tài nguyên mỏ sắt Phu Nhuôn………………………………..74
Bảng 3.4: Tổng hợp khối lượng xây dựng cơ bản…………………………………………….75
Bảng 3.5: Thông số hệ thống khai thác………………………………………………………..76
Bảng 3.6: Các thơng số khoan nổ mìn………………………………………………………...77
Bảng 3.7: Lượng bụi phát sinh, thiết bị và thiêu suất khử…………………………………….90
Bảng 3.8: Các tiêu chuẩn khống chế ô nhiễm…………………………………………………90
Bảng 3.9: Xác định hệ số bóc giới hạn……………………………………………………..…93
Bảng 3.10: Bảng so sánh các chỉ tiêu giữa 2 phương án biên giới………………………..…..94
Bảng 3.11: Trữ lượng quặng địa chất trong biên giới khai trường (PABG 1) ………………..95
Bảng 3.12: Khối lượng đất - quặng khai thác trong biên giới khai trường………………..…..95
Bảng 3.13: Bảng tổng hợp vốn đầu tư……………………………………………………..….98
Bảng 3.14: Kết quả tính tốn hiệu quả kinh tế……………………………………………….101
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả tính tốn hiệu quả kinh tế…………………………………….105


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Tên

Trang

Hình 2.1: Đặc điểm tỉnh Xiêng Khoảng trên bàn đồ Lào………………………………..50
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí khu mỏ………………………………………………………………59
Hình 3.2: Sơ đồ tuyển quặng sắt……………………………………...……………………81
Hình 3.3: Sơ đồ tuyển quặng sắt deluvi……………...……………………………………82
Hình 3.4: Tổng quan quá trình sản xuất gang thép……….………………………………84
Hình 3.5: Dung dịch nóng chảy Fe-C……………………...………………………………86



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND Lào

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

CT TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

STT

Số thứ tự

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

LK

Lỗ khoan

MS

Mẫu số

ĐLĐ

Điểm lộ điểm


TQ

Thân quặng

ĐVT

Đơn vị tính

PT

Phân tích


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện đất nước đang phát triển về mọi mặt, đặc biệt là phát triển
kinh tế đòi hỏi các cơ sở hạ tầng phải phát triển mạnh mới đáp ứng được nền kinh tế
lớn. Để đạt được mục tiêu đó, các Bộ, ngành, địa phương cần xây dựng quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Để có căn cứ khoa học cho việc lập kế hoạch, tìm
ra những thế mạnh và hướng đi hợp lý cần có số liệu điều tra cơ bản về những điều
kiện tự nhiên, tài nguyên và đặc điểm kinh tế - xã hội. Trong đó, số liệu điều tra về
địa chất và giá trị tài ngun khống sản đóng vai trị quan trọng.
Đối với tỉnh Xiêng Khoảng (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), các
cơng trình điều tra cơ bản về địa chất, tài nguyên khoáng sản và việc quy hoạch để
khai thác vật liệu kim loại đen (quặng sắt) đã được thực hiện. Tuy nhiên, việc đánh
giá mỏ khoáng sản để các nhà quản lý đưa ra các chính sách khuyến khích, thu hút
đầu tư nhằm sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả chưa được tiến hành một cách phù hợp.

Kết quả đánh giá mỏ khống sản nói chung, các mỏ khống sản sắt nói riêng là cơ
sở quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư, hạn chế rủi ro cũng như
đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh hợp lý.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu phương pháp
đánh giá mỏ khoáng sản kim loại đen - áp dụng cho mỏ sắt Phu Nhn, Tỉnh
Xiêng Khoảng nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào ”

2. Mục đích của đề tài
a.) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kinh tế các mỏ khoáng sản kim loại
đen;
b.) Xác định giá trị kinh tế mỏ sắt Phu Nhuôn, Tỉnh Xiêng Khoảng nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào làm cơ sở cho việc đầu tư giai đoạn tiếp theo.
Nghiên cứu luận cứ khoa học và lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá
mỏ khoáng sản kim loại đen - áp dụng cho mỏ sắt Phu Nhuôn, Tỉnh Xiêng Khoảng
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tạo cơ sở cho những quyết định về khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên kim loại đen (quặng sắt) và bảo vệ môi trường tại


2

tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào góp phần phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh nói riêng, của nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các mỏ khoáng sản kim loại đen trong đó tập trung
vào mỏ sắt Phu Nhn tại tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào.
- Phạm vi nghiên cứu: Ý nghĩa kinh tế mỏ sắt Phu Nhn trong q trình
phát triển kinh tế của tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.


4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan lý luận về các phương pháp đánh giá mỏ khống
sản. Đồng thời, dựa trên sự phân tích các vấn đề trong đánh giá mỏ khoáng sản kim
loại đen để lựa chọn phương pháp và nội dung đánh giá phù hợp với đặc điểm kinh
tế - xã hội của CHDCND Lào nói chung, tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng.
- Nghiên cứu cở sở thực tiễn cho việc đánh giá mỏ khoáng sản kim loại đen
tỉnh Xiêng Khoảng dựa trên sự nghiên cứu tổng quan đặc trưng cấu trúc địa chất
mỏ, trữ lượng, chất lượng của mỏ địa hình là mỏ Phu Nhn để từ đó lựa chọn các
chỉ tiêu đánh giá phù hợp.
- Áp dụng các phương pháp, chỉ tiêu để lựa chọn cho đánh giá mỏ sắt Phu
Nhuôn tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để từ đó, xác
định giá trị tiềm năng quặng sắt tại mỏ và đưa ra các kiến nghị nhằm sử dụng hợp lý
tài nguyên kim loại đen tại tỉnh Xiêng Khoảng.

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã sử dụng các phương pháp quan sát thực địa, phân tích, tổng hợp,
so sánh, các phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật để thực hiện đề tài nghiên cứu
này.
- Tính tốn trực tiếp một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để luận giải ý nghĩa
kinh tế của mỏ sắt Phu Nhuôn.


3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Lần đầu tiên xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kinh tế các mỏ khoáng
sản kim loại đen phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của CHDCND Lào. Dựa trên
cơ sở sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế mỏ, đề tài đã phản ánh
đúng giá trị kinh tế của mỏ sắt Phu Nhn tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng hịa Dân
chủ Nhân dân Lào.

- Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm cơ sở để các cơ quan chức năng ra
quyết định quản lý và cơ sở khai thác và chế biến quặng sắt sử dụng làm tài liệu cho
việc đầu tư xây dựng phát triển mỏ.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội
dung luận văn được trình bày gồm có 3 chương được kết cấu như sau:
- Chương 1: Tổng quan phương pháp đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng sản
- Chương 2: Đặc điểm địa lý - kinh tế - khoáng sản tỉnh Xiêng Khoảng
- Chương 3: Đánh giá mỏ sắt Phu Nhuôn tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào.
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh của
Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội. Người viết luận văn đã được học tập chương
trình thạc sĩ kinh tế cơng nghiệp tại đây, nhờ q trình đào tạo, chỉ dẫn của nhiều
thầy, cơ giáo trong trường. Nhân dịp này, người viết luận văn xin bày tỏ lịng biết
ơn chân thành của mình đối với các thầy, cô giáo của nhà trường. Đặc biệt, người
viết luận văn trân trọng tri ân người hướng dẫn khoa học của mình - TS. Lê Ái Thụ
vì sự chỉ dẫn tận tình có trách nhiệm của thầy trong q trình hồn thành luận văn
này. Người viết luận văn cũng xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các nhà
quản lý, các đồng nghiệp đã dành cho sự cộng tác, giúp đỡ có hiệu quả.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn trong luận văn còn nhiều
thiếu sót, cả về nội dung lẫn hình thức. Xin trân trọng tiếp thu mọi ý kiến của người
đọc luận văn.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ MỎ
KHỐNG SẢN

1.1. Đánh giá tài ngun khống sản
1.1.1. Khái niệm về đánh giá tài nguyên khoáng sản
Đánh giá tài nguyên khoáng sản về bản chất là xác định giá trị kinh tế - xã
hội của tài nguyên khoáng sản. Những tài nguyên khoáng sản được đánh giá đã bao
hàm những nội dung để trả lời cho câu hỏi:
- Mỏ có giá trị kinh tế hay khơng?.
- Mỏ có giá trị kinh tế ở thời điểm đánh giá hay ở tương lai?.
Đánh giá tài nguyên khoáng chứa đựng 2 nội dung cơ bản là:
+ Đánh giá địa chất mỏ khoáng: Bao gồm tổng thể các giải pháp phân tích
và khái qt hóa các kết quả của cơng tác điều tra địa chất nhằm sáng tỏ số lượng và
chất lượng khoáng sản trong lịng đất, các tính chất cơng nghệ và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn công nghệ khai thác mỏ.
+ Đánh giá giá trị kinh tế mỏ khống: Bao gồm các giải pháp nhằm phân
tích đánh giá hệ thống công nghệ khai thác, tuyển, luyện quặng, nghiên cứu khả
năng thị trường cũng như giá cả về nguyên liệu khống, phân tích các tình hình kinh
tế ảnh hưởng đến quá trình khai thác mỏ nhằm xác định giá trị cơng nghiệp của mỏ
khống đối với nền kinh tế quốc dân.

1.1.2. Ý nghĩa của đánh giá tài nguyên khoáng sản
Nhờ kết quả của đánh giá kinh tế tài nguyên khống sản sẽ làm luận cứ khoa
học cho phép chính phủ xây dựng kế hoạch, quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp
mỏ trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Xác định những khu vực trọng điểm để đầu tư
thành các tổ hợp cơng nghiệp khai thác mỏ. Đồng thời, cịn xác định các ngun
liệu khống nào có triển vọng cho xuất khẩu thu lợi nhuận, các loại khống sản nào
có thể sử dụng nội địa phục vụ các lĩnh vực cơng nghiệp, nơng nghiệp,…, có hiệu
quả kinh tế cao hoặc thay thế hàng nhập khẩu giảm bớt sự lệ thuộc của nước ngồi.
Điều đó sẽ phát huy nội lực của quốc gia đảm bảo cho sự phát triển bền vững ổn


5


định, giảm ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế do thiếu hụt, khan hiếm hoặc dư
thừa khoáng sản gây nên.
Đánh giá tài nguyên khoáng sẽ cung cấp những luận cứ để xác định vai trò
của đất nước đối với những chương trình phát triển hợp tác giữa các nước trong khu
vực, đồng thời có thể lựa chọn các chương trình phát triển tài nguyên trọng điểm để
thu hút đầu tư, tiếp nhận kỹ thuật, cơng nghệ nước ngồi nhằm phát huy thế mạnh
và khắc phục những bất lợi của đất nước.
Đánh giá tài nguyên khoáng nhằm tạo lập được những cơ sở khoa học để
chính phủ xây dựng được chính sách thuế tài nguyên hợp lý, xây dựng pháp luật về
khoáng sản, đồng thời gạt bỏ những dự án mỏ kém hiệu quả, tránh lãng phí vốn đầu
tư cho nhà nước.
Đánh giá tài ngun khống cho cách nhìn khái qt về tài ngun khống
sản đã phát hiện, có triển vọng tìm thấy trong bối cạnh địa chất cụ thể ở những khu
vực cụ thể để hình thành những quyết định đúng đắn về phương hướng kế hoạch
điều tra địa chất, tìm kiếm thăm dị các mỏ khống trong trung hạn, dài hạn và phân
bố nguồn vốn điều tra địa chất của đất nước.
Việc đánh giá tài nguyên khoáng sản sẽ thiết lập được thế cạnh tranh của một
số nguyên liệu khống có vai trị chiến lược trên thị trường quốc tế, tạo động lực
cho nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng lợi thế tương đối và tuyệt đối của mình
nhờ việc khai thác ngun liệu khống đó.

1.1.3. Các phương pháp đánh giá tài nguyên khoáng sản
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế thì có thể phân biệt các
phương pháp đánh giá tài nguyên khoáng theo quy mô của đối tượng nghiên cứu
như sau:
- Đánh giá sự giàu có của đất nước về tài ngun khống sản.
- Đánh giá dự báo giá trị kinh tế tài nguyên khu vực.
- Đánh giá giá trị kinh tế của từng mỏ riêng rẽ.
- Đánh giá giá trị kinh tế của phần trữ lượng đã thăm dò trong lòng đất.

- Đánh giá giá trị kinh tế theo thành phần chính.


6

- Đánh giá giá trị kinh tế tổng hợp của mỏ khoáng sản.
- Đánh giá theo sử dụng hợp lý tài ngun khống sản và bảo vệ mơi trường.
Mỗi dạng đánh giá phải dựa trên kết quả nghiên cứu, điều tra địa chất ở mức
độ chi tiết khác nhau và kết quả của chúng có ý nghĩa riêng đối với sự đánh giá
hoạch định các kế hoạch khai thác tài nguyên khoáng phục vụ cho chiến lược phát
triển kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài. Chúng được khái quát như sau:

1.1.3.1. Đánh giá mức độ giầu có của đất nước về tài nguyên
Việc đánh giá này chủ yếu dựa vào giá trị thu hồi của khoáng sản hàng hóa.
Để tính tốn cần phải biết tổng tài ngun trữ lượng các cấp theo các dạng khoáng
sản, hệ số thu hồi thành phần có ích và giá bán sản phẩm hàng hóa cuối cùng.
Thường các nhà địa chất áp dụng phương pháp đánh giá đơn giản nhất của
N.A.Khorusov là:
R = Qd.g.Hc

(đồng)

(1.1)

Trong đó:
R : Giá trị mỏ khống
Qd: Trữ lượng địa chất thành phần có ích (tấn, kg).
g : Giá bán sản phẩm của đối tượng nghiên cứu trên thị trường (đồng/tấn,
đồng/kg).
Hc : Hệ số thu hồi chung thành phần có ích vào sản phẩm cuối cùng.

Hc = Hk .Ht .Hl
Hk : Hệ số thu hồi trong khai thác (Hk <1).
Ht : Hệ số thu hồi trong tuyển (Ht <1).
Hl : Hệ số thu hồi trong luyện (H l <1).
Đánh giá mức độ giầu có của đất nước về tài nguyên có vai trị quan trọng
đối với việc lập chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ
vào việc so sánh tài nguyên với các nước khác Chính phủ có thể lựa chọn một chính
sách phát triển tài nguyên quốc gia một cách hợp lý khơng lệ thuộc vào nước ngồi
và có khả năng tham gia vào thị trường nguyên liệu khoáng quốc tế. Kết quả đánh


7

giá cũng là cơ sở khoa học quan trọng để giải quyết vấn đề sử dụng triệt để tiết
kiệm, hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường.

1.1.3.2. Đánh giá mức độ tài nguyên khu vực
Việc đánh giá này được thực hiện trong khu vực kinh tế xã hội (một tỉnh
hoặc một đơn vị khu vực địa chất) nhờ nó mà dự báo được tiềm năng tài nguyên của
khu vực cho cả những mỏ đã biết và chưa phát hiện được dựa trên sự phối hợp logic
khoa học các tiêu chuẩn thuận lợi cho tạo quặng theo các tư liệu về mỏ đã biết và
chưa phát hiện.
Trong thực tế tồn tại rất nhiều phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên khu
vực do các nhà nghiên cứu khoa học đề xuất như N.Khorusov (1973), B.Bukhove
(1973,1978), Cargith và Clark (1977). Trong đó, phương pháp được áp dụng phổ
biến ở Mỹ và nhiều nước đang phát triển là phương pháp giá trị sản xuất khu vực ở
Dorian (1978). Hệ phương pháp này dựa trên 3 giả thuyết cơ bản là:
- Trong bất cứ hai khu vực tương tự nào về địa chất, nếu mỗi khu vực đủ lớn
đại diện cho một kiểu ngẫu nhiên của vỏ trái đất thì thực chất sẽ có những mỏ
khống cùng loại và cùng số lượng như nhau.

- Khu vực càng phức tạp và càng đa dạng về địa chất khả năng chứa khống
sản của nó càng lớn.
- Cùng với một mức độ điều tra và phát triển ngang nhau, số lượng tài
nguyên sản xuất ở một khu vực sẽ bằng số lượng tài nguyên sản xuất ở khu vực
tương tự về địa chất. Công thức xác định như sau:
n

Rkv 

 D .K
1

i

S

( đồng/đơn vị diện tích)

(1.2)

Trong đó:
Rkv : Giá trị tài ngun khống trong khu vực.
Di : Doanh thu sản xuất khoáng sản i dự báo cho khu vực, gồm hai phần là
khoáng sản i đã biết và khoáng sản i dự báo theo phương pháp tương tự.
K : Hệ số điều chỉnh giá trị về năm đánh giá.
S : Diện tích khu vực.


8


N : Số lượng các dạng khoáng sản.
Như vậy, ba giả thuyết trên chính là dựa trên nguyên tắc tương tự trong địa
chất. Do tính khơng ổn định của địa chất mà các kết quả đưa ra theo phương pháp
này có độ tin cậy khơng cao. Mặt khác, hạn chế lớn nhất của phương pháp này là
không đủ các khu vực chuẩn để đánh giá.
Những kết quả đánh giá mức độ phong phú tài nguyên khu vực là những cơ
sở khoa học quan trọng để lựa chọn và quy hoạch phát triển những cơ sở nguyên
liệu khoáng, những trung tâm công nghiệp mỏ của đất nước dưới dạng nghiên cứu
cơ hội. Đồng thời, nó cũng là luận cứ quan trọng để định hướng công tác địa chất
tiếp theo trong khu vực.

1.1.3.3. Đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng
Đánh giá giá trị mỏ khoáng là thể loại phổ biến nhất. Mục tiêu cơ bản của
việc đánh giá này là làm sáng tỏ giá trị về hiệu quả kinh tế của việc sử dụng nguồn
tài ngun khống đã tìm kiếm, thăm dị và tính tốn được trữ lượng, chất lượng,
nghiên cứu phương thức sử dụng triệt để hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
Đánh giá giá trị kinh tế mỏ được thực hiện trên quy mơ một mỏ khống, một
thân quặng hay cả một cụm mỏ trong trường quặng. Hiện nay, tồn tại rất nhiều các
phương pháp đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng khác nhau. Mỗi loại đều có những
ưu nhược điểm khác nhau chỉ có thể phù hợp với một dạng khoáng sản nhất định.
Kết quả đánh giá kinh tế mỏ khoáng sản là cơ sở khoa học quan trọng để các
nhà quản lý xây dựng quy hoạch phát triển mỏ dài hạn, các nhà đầu tư lựa chọn các
dự án phát triển khai thác mỏ, xây dựng các cơ sở chế biến tuyển luyện thu hồi
ngun liệu khống. Đồng thời, nó cũng là cơ sở quan trọng nhất để chính phủ ra
quyết định mua, bán chuyển nhượng quyền sử dụng mỏ cho hưởng những ưu đãi
trong đầu tư…


9


1.1.3.4. Đánh giá theo sử dụng hợp lý tài nguyên khống sản và bảo vệ mơi
trường
Mục tiêu cơ bản của việc đánh giá này là để tối ưu hóa giá thành khai thác
việc vận chuyển, chế biến khoáng sản, xây dựng luận chứng về chỉ tiêu công
nghiệp, lựa chọn phương pháp về hệ thống khai thác tối ưu mỏ khoáng, thu hồi triệt
để hợp phần có ích trong mỏ. Thơng thường việc đánh giá này do các nhà kỹ thuật
khai thác mỏ thực hiện.
Đánh giá tổn thất khoáng sản do khai thác gây nên thường được tiến hành
trên những mỏ khống đã thăm dị chi tiết hoặc đang khai thác, cách tính đại cương
nhất hiệu quả sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường như sau:
H = ∆b + ∆S

(1.3)

Trong đó:
H : Là hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
∆b : Thiệt hại kinh tế được khắc phục do thực hiện các biện pháp sử dụng
hợp lý, tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường.
∆b = y1 – y2

(1.4)

y1, y2 : Lần lượt là thiệt hại kinh tế do thực hiện biện pháp sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường cũ và mới.
∆S : Giá trị sản phẩm thu hồi tăng do sử dụng hợp lý tài nguyên
b   Si .g i

(1.5)


Trong đó:
∆Si : Số lượng hàng hóa bổ sung dạng i.
gi

: Giá cả sản phẩm hàng hóa bổ sung dạng i.

n

: Số dạng sản phẩm thêm của biện pháp mới.

Gọi hiệu qủa kinh tế thuần túy của sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường là R thì:
R = H - (∆C+EH. ∆K) = (∆b+∆S) - (∆C+EH. ∆K)
Trong đó:

(1.6)


10

∆C : Chi phí thường xuyên cần bổ sung khi thực hiện biện pháp sử dụng
hợp lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường.
∆K : Chi phí bổ sung khi thực hiện biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường.
EH : Hệ số hiệu quả định mức đầu tư.
Khi có biện pháp sử dụng hợp lý tài ngun và bảo vệ mơi trường có hiệu
quả nhất ứng với R max. Điều đó đồng nghĩa là để sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường phải tính đến các khả năng, hoặc là sử dụng tốt các tài nguyên và bảo
vệ môi trường để (∆b+∆S) lớn nhất, hoặc là lựa chọn công nghệ khai thác mỏ hợp

lý để (∆C+EH. ∆K) nhỏ nhất hoặc sử dụng đồng thời cả hai biện pháp.
Ngoài các cách phân loại phổ biến trên ra, để đánh giá giá trị kinh tế mỏ
khống cịn có một số quan điểm sử dụng nhiều chỉ tiêu để đánh giá giá trị kinh tế
mỏ khống phân ra 2 nhóm vĩ mơ và vi mơ. Trong đó, đánh giá tài ngun khống
vĩ mơ là sự đánh giá sự giàu có của đất nước về tài nguyên khoáng, đánh giá dự báo
giá trị kinh tế tài ngyn khu vực; cịn đánh giá vi mơ chính là đánh giá giá trị kinh
tế của từng mỏ khoáng riêng rẽ hoặc đánh giá giá trị kinh tế của phần trữ lượng đã
thăm dò trong lòng đất.

1.2. Cơ sở lý luận các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế mỏ
1.2.1. Các nguyên tắc cơ bản của công tác thăm dị, tính tốn trữ lượng
khống sản
Có rất nhiều ngun tắc được áp dụng trong cơng tác thăm dị, tính tốn trữ
lượng khoáng sản, nhưng phổ biến nhất là:
- Nguyên tắc tương tự: Áp dụng cho những khu vực có cấu trúc địa chất, đặc
điểm khoáng sàng, vỉa sản phẩm giống nhau.
- Nguyên tăc tuần tự: Nghiên cứu các vỉa phẩm khống sàng từ chung đến
riêng.
- Ngun tắc tồn diện: Cần hiểu biết một cách tồn diện về khống sàng, về
quy mơ cũng như tính kinh tế của chúng.


11

- Nguyên tắc đồng đều: Nghiên cứu một cách đồng bộ, bao qt đồng đều
trên tồn bộ diện tích, thể hiện trên thơng qua sự bố trí các mạng lưới khảo sát, thăm
dò, lấy mẫu.
- Nguyên tắc hiệu suất tối đa: Nguyên tắc này thể hiện thông qua sự đảm
bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa tối đa hóa kết quả thăm dị và tối thiểu hóa chi phí
thăm dị.


1.2.2. Các nguyên tắc đánh giá tài nguyên khoáng sản
Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng cần phải dựa
vào những nguyên tắc chung mà đa số các nhà quản lý kinh tế và các nhà nghiên
cứu đã thừa nhận để có được các kết luận đúng đắn, có cơ sở khoa học nhằm thỏa
mãn tối đa cho việc phát triển kinh tế xã hội, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý.
Đồng thời, phải bảo vệ môi trường hiệu quả. Mặt khác, do các đặc thù của việc khai
thác các tài nguyên khoáng sản nên cần phải xem xét đánh giá giá trị kinh tế mỏ

khoáng sản theo các thứ tự ưu tiên như sau:
1.2.2.1. Nguyên tắc sử dựng hợp lý tài nguyên kết hợp với bảo vệ môi trường
Theo nguyên tắc này các nhà nghiên cứu cần xem xét đánh giá mỏ khoáng
sản ở các khía cạnh như sau:
- Giảm tối đa tổn thất tài ngun khống sản trong q trình khai thác, tuyển,
luyện và chế biến khoáng sản: Để đánh giá vấn đề này chúng ta phải nghiên cứu và
xem xét các hệ thống cơng nghệ đang trong q trình khai thác, tuyển, luyện và chế
biến khoáng sản nhằm đánh giá xem hệ thống cơng nghệ hiện tại có phù hợp với
điều kiện sản xuất thực tế để hạn chế tối đa tổn thất tài ngun trong lịng đất, trong
bãi thải, trong đi quặng của các xưởng tuyển, luyện hay không. Đặc trưng của
vấn đề này là độ tổn thất khoáng sản hoặc hệ số thu hồi quặng trong quá trình khai
thác, tuyển, luyện, chế biến.
- Sử dụng tổng hợp các thành phần có ích trong khống sản khai thác: Để
đánh giá vấn đề này cần xem xét các thành phần có ích trong khống sản có ích là
những loại nào và khả năng thu hồi tới mức cao nhất các thành phần có ích. Điều
này địi hỏi trong q trình cấp phép khai thác phải xem xét mỏ có đủ điều kiện khai


12

thác khơng, cơng nghệ tuyển, luyện và chế biến có khả năng tách được các phần có

ích hoặc phải thu hồi trong tất cả các phần phụ đồng hành với hợp phần chính khi
khai thác và sử dụng quặng. Hạn chế khai thác bừa bãi dẫn đến giảm chất lượng
quặng và tổn thất tài nguyên quốc gia. Mặt khác, khi xác định giá trị khoáng sản cần
phải dựa vào tổng hợp giá trị của thành phần có ích.
- Bảo vệ mơi trường khai thác mỏ: Việc khai thác khống sản bao giờ cũng
gây sự hủy hoại lớn đến môi trường xung quanh, làm ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm
các nguồn nước mặt, nước ngầm, hủy hoại môi trường đất, thảm thực vật, gây mất
cân bằng sinh thái, thậm chí ảnh hưởng đến đời sống con người và cảnh quan khu
vực. Để đánh giá vấn đề này cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và
khả năng tái tạo mơi trường và cảnh quan, điều này địi hỏi phải cân nhắc thật kỹ
lưỡng việc chi phí bảo vệ mơi trường với lợi ích của việc khai thác khống sản.
Đồng thời, phải lựa chọn các công nghệ tiên tiến nhằm giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trường. Nếu việc chi phí bảo vệ mơi trường lớn hơn lợi ích khai thác khống sản thì
tuyệt đối khơng được khai thác. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý xem xét quyết
định các loại phí bảo vệ mơi trường phù hợp ngăn chặn việc khai thác khoáng sản
bừa bãi làm ảnh hưởng tới môi trường.

1.2.2.2. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế khi khai thác khoáng sản
Trong cơ chế thị trường, việc đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng
đối với các nhà đầu tư nhằm xem xét việc đầu tư có đem lại lợi nhuận hay khơng.
Đồng thời, cần phải xem xét đánh giá đến hiệu quả kinh tế quốc dân (như việc khai
thác khống sản có đem về ngoại tệ hoặc hạn chế nhập khẩu) và hiệu quả kinh tế địa
phương (việc làm cho người lao động, các khoản thuế…). Vì vậy, cần xem xét đánh
giá thơng qua một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội khi khai
thác các mỏ khoáng.

1.2.2.3. Nguyên tắc thỏa mãn tối đa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nền
kinh tế mỗi quốc gia
Mỗi quốc gia tùy thuộc từng giai đoạn phát triển, tùy thuộc chính sách phát
triển kinh tế và điều kiện tự nhiên từng nước mà có những nhu cầu khác nhau về



13

từng loại khống sản. Vì vậy, dựa trên khả năng có được các quốc gia cần hoạch
định các chính sách khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý nhằm đảm bảo tính ổn
định, tự chủ về ngun liệu khống phục vụ cho công nghiệp, tránh các cuộc khủng
hoảng về nguyên liệu khoáng, phát huy cao nhất tiềm năng khoáng sản để phát triển
kinh tế của quốc gia. Bên cạnh đó, tài ngun mỗi quốc gia khơng phải là vơ hạn, vì
vậy mỗi quốc gia cần có kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên triệt để tiết kiệm và
có hiệu quả, tránh tổn thất lãng phí tài nguyên.
Như vậy, theo nguyên tắc này khi đánh giá và quyết định khai thác tài
ngun khống sản khơng nên vì lợi nhuận cao mà làm tổn thất tài nguyên hoặc
khai thác bừa bãi, dễ làm khó bỏ. Phải biết kết hợp hài hịa lợi ích của người khai
thác và lợi ích quốc gia để tận dụng triệt để tài nguyên đất nước.

1.2.3. Các thông tin cần thiết sử dụng để đánh giá kinh tế khống sản
1.2.3.1. Những thơng tin về địa chất mỏ khoáng sản
- Cấu trúc địa chất mỏ khoáng sản, đá vây quanh thân quặng.
- Các thông số công nghiệp mỏ khoáng sản, thân tầng vỉa quặng.
- Các thành phần có ích và có hại trong quặng;
- Khả năng thu hồi thành phần có ích trong khai thác và chế biến;
- Nguồn gốc lịch sử thành tạo quặng.
- Hình dạng, kích thước, thế nằm, độ sâu chơn vùi khống sản.
- Mức độ nghiên cứu đã thực hiện trên mỏ khoáng sản, mức độ sáng tỏ thân
khoáng sản, cấp trữ lượng đã xác định.
- Tài liệu nghiên cứu địa chất đã có về mỏ khống sản.
- Những nghiên cứu địa chất thủy văn, địa chất cơng trình đã thực hiện trên
mỏ khoáng sản, khả năng cung cấp nước sinh hoạt và nước công nghiệp, mức độ
ảnh hưởng tới hệ thống khai thác đã sử dụng.


1.2.3.2. Những thông tin kinh tế, địa lý, giao thơng của khu vực phân bố mỏ
khống sản
- Vị trí địa lý tự nhiên.
- Nhiệt độ, khí hậu, độ ẩm, áp suất.


14

- Địa hình, thảm thực vật, mạng lưới sơng suối.
- Đặc trưng tình hình giao thơng.
- Khả năng cung ứng lao động, dân trí, dân cư.
- Mức độ phát triển cơng nghiệp của vùng, khả năng hình thành khu cơng
nghiệp, khu chế xuất, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết.
- Khả năng sử dụng điện lưới quốc gia, máy phát điện.

1.2.3.3. Dự kiến phương pháp khai thác sẽ lựa chọn
- Công nghệ khai thác, máy móc thiết bị sử dụng.
- Tính chất cơ lí của đất đá, quặng.
- Hệ thống khai thác mở vỉa.
- Các thông số cung cấp cho quyết định lựa chọn phương pháp khai thác.
- Khả năng sử dụng công nghệ khai thác hiện đại.

1.2.3.4.Thơng tin thị trường về loại khống sản đánh giá
- Nhu cầu của thị trường về quặng khô, tinh quặng.
- Nhu cầu sử dụng nội địa và xuất khẩu.
- Giá cả ngun liệu khống.
- Chính sách, định chế tài chính khi khai thác khống sản (thuế tài ngun,
thuế thu nhập, thuế xuất khẩu,…).
- Sản lượng khai thác thiết kế.

- Kinh tế ngun liệu khống.

1.2.3.5.Thơng số kinh tế - kỹ thuật của xí nghiệp khai thác, tuyển, luyện
- Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế;
- Các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Thời gian hoàn vốn đầu tư.
- Giá trị hiện tại thực (NPV).
- Giới hạn lãi suất chiết khấu có lãi (IRR).
- Tuổi mỏ (thời gian tồn tại mỏ).
- Tỉ suất lợi ích.


15

1.2.3.6.Thơng tin thương mại điện tử về các loại khống sản
- Giá cả trên thế giới CIF, FOB, FOT.
- Sản lượng khai thác trên thế giới.
- Công nghệ mới trong khai thác, tuyển, luyện khoáng sản.
- Dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản trên thế giới.
- Ứng dụng mới trong việc sử dụng khống sản.

1.2.3.7.Thơng tin về an tồn và bảo vệ môi trường khai thác
- Mức độ ảnh hưởng của việc khai thác tới môi trường xung quanh.
- Giải pháp bảo vệ mơi trường sinh thái.
- Chi phí cho an tồn và bảo vệ mơi trường khi tiến hành khai thác.

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng sản
Để đánh giá một cách đầy đủ giá trị kinh tế của một mỏ khoáng sản chúng ta
cần nghiên cứu và hiểu rõ vai trò của tài nguyên khoáng đối với nền kinh tế quốc
dân. Phân tích đặc trưng cấu tạo, nguồn gốc hình thành, chất lượng, trữ lượng mỏ

khống để đánh giá về quy mơ khống sản. Đồng thời, cần xem xét điều kiện và
cơng nghệ khai thác, tuyển, luyện và chế biến khoáng sản để đem lại hiệu quả cao
trong việc khai thác và sử dụng khống sản.
Những năm qua, ở Nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào, Đảng và nhà
nước rất chú trọng đến việc thăm dị tìm kiếm và khai thác sử dụng các loại tài
nguyên khoáng sản. Các nhà địa chất đã phát hiện được rất nhiều tài nguyên khoáng
sản và có nhiều cố gắng để hiểu biết bản chất địa chất các nguồn tài nguyên khoáng.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các mỏ khoáng đã phát hiện và
được nghiên cứu sử dụng các công nghệ khai thác, tuyển, luyện và chế biến khoáng
sản chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, có thể nói đến nay chưa có một tiêu
chuẩn hoặc hệ thống tiêu chuẩn nào được coi là mơ hình chuẩn trong việc đánh giá
giá trị kinh tế mỏ khoáng sản.
Trên thế giới hiện thường sử dụng các chỉ tiêu đánh giá kinh tế các mỏ
khoáng được thống kê theo các phương diện sau:


16

1.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá địa chất tự nhiên mỏ
1. Trữ lượng quặng địa chất (Qd)
Là trữ lượng khoáng sản trong lịng đất được khoan nối, tính tốn theo sự tồn
tại tự nhiên trong lịng đất bởi các thơng số tính tốn mà chưa tính tới sự tổn thất và
nghèo hóa trong khai thác, được tính bằng kg, tấn, m3.
2. Hàm lượng thành phần có ích trong quặng địa chất (Cd)
Là hàm lượng phần trăm (%) các hợp phần có ích (những thành phần, những
khống vật, tổ hợp khống vật được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống kinh tế) tính trong một đơn vị quặng địa chất.
3. Trữ lượng thành phần có ích trong quặng địa chất (Qdh)
Là trữ lượng xác định bằng tích của trữ lượng địa chất và hàm lượng thành
phần có ích trong quặng địa chất.

Qdh = Qd.Cd

(tấn, kg)

(1.7)

Đây là cơ sở cần thiết để xác định các chỉ tiêu đánh giá giá trị kinh tế mỏ
khống. Cơng việc này thường do các nhà địa chất thực hiện.

1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá công nghiệp mỏ
1. Trữ lượng quặng khai thác (Trữ lượng cơng nghiệp (Qc))
Là phần trữ lượng địa chất có tính tới tổn thất và nghèo hóa quặng trong khai
thác.
Qc 

Ht
Qd
Kn

(tấn, kg, m3)

(1.8)

Trong đó:
Ht : Hệ số thu hồi quặng trong khai thác (H t<1).
Kn : Hệ số nghèo hóa quặng trong khai thác (K n<1).
2. Hàm lượng có ích trong quặng khai thác (C c)
Là hàm lượng có tính tới nghèo hóa quặng trong khai thác.
Cc = Cd.Kn
3. Trữ lượng cơng nghiệp hợp phần có ích (Qch)


(1.9)


17

Là trữ lượng được xác định bằng tích của trữ lượng khai thác và hàm lượng
thành phần có ích trong quặng khai thác. Đây chính là phần nguyên đất trong khối
khai thác.
Qch = Qc.Cc

(tấn, kg)

(1.10)

4. Trữ lượng thu hồi thành phần có ích (qt)
Là trữ lượng được xác định bằng trữ lượng thành phần có ích trong quặng
khai thác có tính tới hệ số thu hồi của thành phần có ích trong chế biến. Đây chính
là phần nguyên chất sau luyện.
qt = Qch . Ht.H1

(tấn, kg)

(1.11)

Trong đó:
Ht : Hệ số thu hồi thành phần có ích qua tuyển (Ht<1).
H1 : Hệ số thu hồi thành phần có ích qua luyện (H1<1).
5. Hàm lượng công nghiệp tối thiểu (C min)
Là hàm lượng trung bình của các thành phần có ích trong một đơn vị trữ

lượng (tấn, m3) mà khi khai thác chế biến nó khơng bị lỗ, tức là giá trị sản phẩm thu
được vừa đủ bù đắp lại các chi phí địa chất, khai thác và chế biến nó.
6. Cơng suất mỏ (A)
Là số lượng sản phẩm hàng năm được khai thác theo thiết kế.
- Với các mỏ trữ lượng lớn và rất lớn, công suất hàng năm được thiết kế để
kinh doanh theo yêu cầu nguyên liệu khoáng của nền kinh tế quốc dân và khả năng
xuất khẩu.
- Với các mỏ có trữ lượng nhỏ, việc xác định cơng suất phải được tính tốn
căn cứ vào hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc khai thác sử dụng khống sản.
7. Sản lượng hàng hóa hàng năm (S)
Là sản lượng được xác định theo công suất mỏ và hàm lượng thành phần có
ích trong quặng khai thác có xem xét đến hệ số thu hồi quặng trong tuyển, luyện và
hàm lượng thành phần có ích trong sản phẩm.
 Bằng hiện vật (S):


18

S

A.Cc .H 1 .H t
(tấn, kg, m3)
Cs

(1.12)

Trong đó:
Cs : Hàm lượng thành phần có ích trong sản phẩm (Cs<1), cịn các ký hiệu
khác như trên.
 Bằng tiền (S):

St = S(Cs).g.(Cs)

(đồng)

(1.13)

Trong đó:
g : Giá trị đơn vị sản phẩm hàng hóa (đ/tấn, đ/kg).
Các chỉ tiêu trên chỉ phù hợp đối với các mỏ khống kim loại, cịn đối với
các mỏ khống nhiên liệu, vật liệu xây dựng thì chưa hồn tồn phù hợp. Đối với
các mỏ khoáng nhiên liệu rắn hoặc vật liệu xây dựng người ta thường dùng các chỉ
tiêu hệ số bóc đất tới hạn, chiều dày đá kẹp lớn nhất, chiều dày vỉa mỏng nhất cho
phép.

1.2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá giá trị kinh tế mỏ
1. Giá thành sản phảm (Z)
Z = Zd + Zkt + Zl

(đ/tấn, đ/kg, đ/m3)

(1.14)

Trong đó: Zd, Zkt , Zl là giá thành sản xuất của các công đoạn địa chất, khai thác và
chế biến khống sản. Khi Z > Zgh thì mỏ phải đóng cửa.
2. Chi phí quy đổi (Zqd)
i
Z qđ
 Z i  r.Vi

(đ/tấn)


(1.15)

Trong đó:
i
Z qđ
: Chi phí quy đổi (đ/tấn, đ/kg) của phương án i.

Zi : Giá thành một đơn vị sản phẩm của phương án i hay đối tượng nghiên
cứu (đ/tấn, đ/kg).
r

: Hệ số hiệu quả vốn đầu tư.

Vi : Tỷ trọng vốn đầu tư theo phương án i hay đối tượng i.
Phương án tốt nhất là phương án có Z qđi đạt min.


×