Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thực trạng của vấn đề sinh viên ra trường thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.02 KB, 14 trang )

Tiểu luận triết học

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ SINH VIÊN
RA TRƯỜNG THẤT NGHIỆP


LỜI NĨI ĐẦU
Từ ngày đất nước ta có sự đổi mới về kinh tế , chuyển từ kinh tế tập trung
sang cơ chế thị trường nhiều thành phần, tự do hoạch động và hạch tốn nên đất
nước cũng có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này đã mang lại cho đất nước nhiều
thành tựu về kinh tế cũng như xã hội. Nhưng xét đến tính hai mặt của vấn đề thì
cơ chế thị trường bên cạnh những mặt được thì cũng còn những mặt chưa được:
Một trong những mặt chưa được đó là những mặt đó là tình trạng sinh viên ra
trường thất nghiệp ngày càng tăng, vấn đề xã hội mà gần như khơng có trong
nền kinh tế bao cấp.
Đất nước muốn phát triển thì phải đi lên từ lao động, mà sinh viên là lực lượng
lao động trẻ, năng động, dồi dào và được đào tạo. Vì vậy đây là nguồn nhân lực
rất quan trọng cần được sử dụng một cách hợp lý hiệu quả.
Tình trạng sinh viên thất nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vấn đề này nguyên nhân do đâu, phải chăng
là:
- Trình độ của sinh viên không đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của
công việc, do chất lượng đào tạo thấp của các trường đại học,cao đẳng ?
- Do lượng cung lớn hơn cầu về nguồn lao động ?
- Do chính sách của nhà nước chưa hợp lý trong việc sử dụng lao động ?
- Do sự chủ quan của sinh viên khơng muốn cơng tác tại những vùng xa,
khó khăn ?
Vấn đề này được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau vì mỗi người có một
quan điểm khác nhau. Điều này xảy ra là vì về mặt nhận thức chủ thể chưa nhìn
nhận vấn đề một cách tồn diện, tổng thể mà chỉ nhìn ở một phía nhất định.Do
vậy bài tiểu luận này em sẽ vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _


Lê Nin để giải thích nguyên nhân của vấn đề và đưa ra một vài giải pháp.
Phần nội dung của bài tiểu luận sẽ gồm các mục sau :


Chương I : Phần nội dung
I.

Quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin

II.

Thực trạng của vấn đề sinh viên ra trường thất nghiệp.

III.

Nguyên nhân của vấn đề

Chương II : Kết luận và một số giải pháp
Trong lần viết này bài tiểu luận của em chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết.
Em kính mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của các thầy cơ giáo để em có
thể hoàn thiện tốt hơn trong những lần viết sau. Em cũng xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ của các thầy cơ giáo trong khoa đã giúp em hồn thành tốt bài tiểu
luận này.


Chương I : Phần nội dung
I. Quan điểm toàn diện của triết học Mac _ Lê Nin
Trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật và hiện tượng đều có mối
liên hệ và tác động qua lại với nhau chứ không tách rời nhau, cô lập nhau.
Như chúng ta đã biết “ Quan điểm toàn diện” là quan điểm được rút ra từ

nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Muốn nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn đúng về đối tượng nào đó phải
tính đến những mối liên hệ trong sự tồn tại của đối tượng, đề phòng khắc phục
quan điểm phiến diện
Mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng là mối liên hệ của bản thân thế giới
vật chất, không do bất cứ ai quy định và tồn tại độc lập với ý thức. Trên thế giới
này có rất nhiều mối liên hệ chẳng hạn như mối liên hệ giữa sự vật và hiện
tượng vật chất, giữa cái vật chất và cái tinh thần. Các mối liên hệ đều là sự phản
ánh những tác động qua lại, phản ánh sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện
tượng của thế giới khách quan.
Không chỉ có vậy, các mối liên hệ cịn có tính nhiều vẻ ( đa dạng)
+ Mối liên hệ bên trong và bên ngồi
+ Mối liên hệ cơ bản và khơng cơ bản
+ Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu
+ Mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp
Ở thế giới của các mối liên hệ, mối liên hệ bên ngoài tức là sự tác động lẫn
nhau giữa các sự vật, mối liên hệ bên trong tức là sự tác động qua lại lẫn nhau
của các mặt, các yếu tố, các bộ phận bên trong của sự vật. Có mối liên hệ cơ bản
thuộc về bản chất của sự vật, đóng vai trị quyết định, cịn mối liên hệ khơng cơ
bản chỉ đóng vai trị phụ thuộc, khơng quan trọng. Đơi khi lại có mối liên hệ chủ
yếu hoặc thứ yếu. ở đó cịn có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hoặc nhiều sự vật


và hiện tượng, có mối liên hệ gián tiếp trong đó có các sự vật và hiện tượng tác
động lẫn nhau thông qua nhiều khâu trung gian.
Khi nghiên cứu hiện tượng khách quan, chúng ta có thể phân chia các mối
liên hệ ra thành từng loại như trên tuỳ theo tính chất đơn giản hay phức tạp,
phạm vi rộng hay hẹp, vai trò trực tiếp hay gián tiếp, nghiên cứu sâu hay sơ
qua….
Phân chia các mối liên hệ phải phụ thuộc vào việc nghiên cứu cụ thể trong

sự biến đổi và phát triển của chúng. Hay nói khác đi, khi xem xét sự vật thì phải
có quan điểm tồn diện tức là nhìn nhận sự việc, vấn đề ở mọi góc cạnh, mọi
phương diện. Theo Lê _ Nin “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao
quát và nghiên cứu tất cả các mối quan hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”.
Chúng ta khơng thể làm được điều đó một cách hồn tồn đầy đủ, nhưng sự vật
cần thiết phải xét đến tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải
sai lầm và cứng nhắc” ( Lê Nin toàn tập – NXB tiến bộ)
Khi xem xét sự vật hiện tượng thì ln phải chú ý đến quan điểm tồn diện
tức là khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu mọi mối liên hệ và sự tác
động qua lại giữa chúng, sự tác động qua lại của các yếu tố, kể cả khâu trung
gian, gián tiếp cấu thành sự vật đó, phải đặt nó trong một khơng gian, thời gian
cụ thể, nghiên cứu quá trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và dự đoán cho
tương lai. Thế nhưng xem xét tồn diện khơng có nghĩa là xem xét tràn lan mà
phải xem xét từng yếu tố cụ thể nhưng có tính chọn lọc. Có như thế chúng ta
mới thực sự nắm được bản chất của sự vật.
Và cả khi nghiên cứu xã hội thì cũng rất cần đến quan điểm tồn diện vì các
mối quan hệ trong xã hội không cô lập nhau, tách rời nhau mà trái lại chúng đan
xen tác động qua lại với nhau .
Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp cũng là một vấn đề xã hội mà
nguyên nhân gây ra là tập hợp của nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến nhau.
Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này em sẽ dùng quan điểm toàn diện của triết
học Mác – Lê Nin để phân tích tình trạng này.


II . Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi thất nghiệp ra
trường
Từ khi đất nước ta có chính sách mở cửa giao lưu hợp tác với các nước
trong khu vực cũng như các nước trên thế giới, kinh tế chuyển sang nền kinh tế
nhiều thành phần tự do cạnh tranh phát triển đã phát huy rất nhiều mặt tích cực.
Mặt tích cực đáng chú ý là sự cố gắng vươn lên của lớp thanh niên mới để có

thể đáp ứng được u cầu, địi hỏi của công việc.Sự mở rộng phát triển kinh tế
thị trường thực sự đã mang lại những cơ hội việc làm cho sinh viên có khả năng,
có năng lực, linh hoạt. Nhưng khơng phải mọi sinh viên ra trường đều có việc
làm và đây là một vấn đề đang được quan tâm của xã hội. Căn cứ vào điều tra
mới nhất của bộ GD- ĐT thì “năm 2000 cả nước có 126 trường đại học, cao
đẳng với hơn 73000 sinh viên chính qui tốt nghiệp thì đến năm học 2001-2003
đã có 157 trường đại học, cao đẳng với gần 12200 sinh viên ra trường’’(nguồn
tin trên mạng Internet). Kết quả cho thấy tỷ lệ chung của sinh viên có việc làm
sau khi ra trường hiện nay là 72,47%, trong đó khối kĩ thuật công nghiệp chiếm
79,43% nông lâm ngư chiếm 71,55%, kinh tế luật chiếm 74,8%, sư phạm chiếm
81,5%(báo tiền phong số 115 ra ngày 24-3-2002). Và theo số liệu mới của viện
kinh tế phát triển thì sinh viên khối kinh tế ra trường năm 2002 thất nghiệp 87%
hoặc làm việc trái nghề.
Bên cạnh những sinh viên có đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng địi hỏi
hoặc những người có người thân, xin việc hộ thì số cịn lại phải chật vật chạy đi
chạy lại với các trung tâm giới thiệu việc làm. Cũng phải nói thêm rằng chính
dựa vào sự khan hiếm việc làm này mà nhiều trung tâm giới thiệu việc làm “ ma
” mọc lên vài ba bữa để thu tiền lệ phí, tiền mơi giới việc làm rồi biến mất.
Hoặc một số sinh viên ra trường chấp nhận làm trái nghề hoặc bất cứ nghề gì
miễn là có thu nhập.
Đó là về phía sinh viên, cịn về phía nhà tuyển dụng thì họ vẫn ‘ than’ là
thiếu lao động mà theo họ là thiếu những người có kinh nghiệm và khả năng
làm việc độc lập cũng như một số yêu cầu khác.


Vậy nguyên nhân của vấn đề này do đâu?
III. Nguyên nhân của vấn đề
1. Từ phía nền kinh tế- xã hội.
Trong những năm nước ta cịn thực hiện chính sách bao cấp thì khơng có hiện
tượng sinh viên ra trường thất nghiệp. Phần lớn là vì ngày đó sinh viên cịn ít số

lượng các trường đại học khơng nhiều nhưng chủ yếu là sinh viên sau khi tốt
nghiệp thường được nhà nước phân cơng tác. Nhìn bề ngồi thì có thể là đủ việc
làm nhưng đơi khi những vị trí được sắp xếp vào chỉ cho đủ vị trí, cho có hình
thức, nhiều lúc ‘chơi dài ngày’ hết tháng thì nhận lương nhà nước.
Nhưng từ khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế nhà nước chuyển sang
kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự lo cho mình, tự tính tốn “ lời ăn, lỗ
chịu” khơng có sự bao cấp của nhà nước thì vấn đề việc llàm thực sự trở nên
bức bách. Cũng từ đây cơ cấu bộ máy trong các cơ quan gọn nhẹ hơn nhiều do
số lao động tuyển vào được cân nhắc kỹ lưỡng theo khối lượng và mức độ địi
hỏi của cơng việc. Hiện nay, sau khi tốt nghiệp thì đa số sinh viên phải tự đi tìm
việc cho mình ngoại trừ một số trường thuộc nghành qn đội hay cơng an thì
nghành chủ quản sẽ phân công công tác.
Ngày nay, chúng ta có thể thấy một hiện tượng là sinh viên tốt nghiệp ra
trường chỉ muốn trụ lại thành phố để làm việc kể cả những sinh viên xuất thân
và lớn lên từ những miền quê. Họ chấp nhận ở lại thành phố để làm việc dù là
việc không đúng với nghành được đào tạo hoặc có thu nhập. Như vậy một số
nơi như hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực
trong khi thành phố vẫn phải đương đầu với sức ép của tình trạng thất nghiệp.
Đến đây ta có thể thấy được tính hai mặt của nền kinh tế thị trường.
Một mặt nó tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có khả năng phát triển
mạnh hơn, nó cũng tạo ra sự cạnh tranh và chính sự cạnh tranh cũng là động lực
thúc đẩy kinh tế phát triển, đi lên. Hơn nữa kinh tế thị trường sẽ làm cho mọi
người phải cố gắng nỗ lực để trang bị cho mình vốn kiến thức đầy đủ thì mới có
thể tìm được việc làm.


Nhưng mặt khác nền kinh tế thị trường cũng có những tác động không lớn
đến vấn đề xã hội là việc gây ra sự thiếu thừa “ giả ”về lực lượng lao động, mất
cân đối về nguồn lao động và cũng làm nẩy sinh một số vấn đề tiêu cực trong
việc làm

2. Về phía đào tạo
Tình trạng sinh viên ra trường khơng có việc làm một phần cũng có ngun
nhân ở phía đào tạo. Nhiều chương trình đào tạo q cũ kỹ, lạc hậu từ nội dung
đến phương pháp giảng dậy. Đơi khi được học là học chạy cịn vào thực tiễn thì
như mới hồn tồn vì học nhưng khơng có thực hành trang thiết bị phục vụ cho
việc giảng dậy, học tập thì khơng có vì vậy khơng phát huy được khả năng sáng
tạo của sinh viên. Tại một số nước nền giáo dục hiện đại thì sinh viên sau khi
học hết năm thứ 3 thì có thể làm việc được tại một cơ quan theo một ngành nghề
đã được đào tạo. Phần đơng ngồi các chương trình đào tạo ở trường đại học họ
còn phải học thêm các khố học ở ngồi như ngoại ngữ tin học để có thể đáp
ứng được u cầu của cơng việc.
a. Cơ cấu đào tạo
Có thể nói cơ cấu đào tạo của nước ta còn quá lạc hậu và chưa bám sát thực
tế. Trong khi một đất nước đang phát triển như Việt Nam rất cần đến đội ngũ kỹ
sư về kỹ thuật, cơng nghệ, xây dựng cơ bản thì nguồn cung cấp nhân lực từ phía
đào tạo lại chưa đáp ứng được hết nhu cầu .Trong khi đó sinh viên trong khối
kinh tế thì đang quá dư thừa “ 90 % sinh viên khối kinh tế ra trường khơng có
việc làm ” là một phần do bên đào tạo nắm được nhu cầu thực tế về nguồn nhân
lực, chưa thông tin đầy đủ cho sinh viên về việc chọn nhóm ngành học, nhiều
sinh viên chọn trường chỉ theo cảm tính chứ khơng tính đến mục đích phục vụ
tương lai và khả năng xin việc làm sau này.
b. Chất lượng đào tạo
Hiện nay chất lượng đào tạo và thực tế cịn có khoảng cách quá xa. Những
gì sinh viên được học phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Nguyên nhân một phần là do học không đi đôi với hành, thiếu cơ sở vật chất,


trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dậy và học tập hoặc nếu có thì q xa so
với thực tế công việc. Phần khác là do xã hội ngày càng phát triển với tốc độ
cao và vì vậy sản xuất cũng thay đổi theo.Phương thức sản xuất thay đổi trong

khi đó đào tạo khơng bắt kịp được những thay đổi này vì vậy nó thường bị tụt
hậu. Khi khơng có sự cân bằng, đồng bộ giữa đào tạo và thực tế công việc đã
làm cho sinh viên sau khi ra trường không đủ khả năng phục vụ cho công việc.
Họ cảm thấy rất lúng túng trước những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động .
Chính vì sự phát triển của khoa học – kỹ thuật ngày càng cao nên cơng việc
cũng địi hỏi đội ngũ người lao động phải có trình độ, năng lực. Điều này địi
hỏi ngành GD - ĐT phải phương pháp đào tạo mới, cải thiện chất lượng đào tạo
để có thể bắt kịp được sự phát triển của thời đại.
3. Về phía chính sách của nhà nước
Bên cạnh những nguyên nhân về kinh tế, xã hội, đào tạo thì ngun nhân về
chính sách của nhà nước cũng là yếu tố đáng kể tác động đến vấn đề này.
Trong những năm gần đây, nhà nước cũng có rất nhiều quan tâm đến sự
nghiệp đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng cùng với những khuyến
khích để sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp; ví dụ như sinh viên thuộc khối sư
phạm được miễn học phí. Nhưng về cơ bản thì nhà nước vẫn chưa có chính sách
hợp lí để khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường
yên tâm công tác và phát huy hết khả năng; chẳng hạn như chính sách đối với
những người về công tác tại những vùng sâu, vùng xa, hải đảo chưa hợp lí cho
lắm nên khơng thu hút được sinh viên sau khi ra trường tự nguyện về đây cơng
tác.
Vậy nên chăng nhà nước cần có chính sách hợp cũng như thoả đáng hơn nữa cả
về mặt vật chất cũng như tinh thần để sinh viên sau khi ra trường sẵn sàng có
cơng tác ở bất cứ nơi đâu để góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hố và đổi
mới đất nước.
4/ Về phía bản thân và gia đình đối tượng được đào tạo


Bên cạnh những nguyên nhân được nêu ở trên thì nguyên nhân từ phía bản
thân sinh viên cũng là một yếu tố gây ra tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi
ra trường .

Chúng ta có thể nhận thấy một thực tế rằng hiện nay sinh viên ra trường đều
muốn bám trụ lại thành phố để làm việc dù công việc đó khơng đúng ngành
được đào tạo hoặc thậm chí là cơng việc phổ thơng miễn sao có thu nhập .Nhóm
sinh viên xuất thân từ các tỉnh lẻ ra thành phố học cũng không muốn trở về quê
hương để phục vụ, điều này đang làm cho các thành phố lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh đang quá tải về dân số cũng như sức ép về nhu cầu việc làm.
Tình hình này đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu đến chủ trương phát
triển kinh tế- xã hội ở miền núi ,nông thôn của Đảng và nhà nước.


Chương II/ Kết luận chung và một số kiến nghị
giải pháp
I/ Kết luận chung
Qua việc phân tích những nguyên nhân gây ra hiện tượng sinh viên thất
nghiệp sau khi ra trường bằng việc vận dụng “quan điểm toàn diện của triết học
Mác- Lênin” phần nào cũng cho ta thấy được góc cạnh của vấn đề mặc dù phần
phân tích ở trên chỉ là rất khái quát. Chúng ta đều nhận thấy rằng tình trạng thất
nghiệp ở sinh viên sau khi ra trường khơng phải do lỗi tồn bộ của bất cứ ban
ngành nào mà nó do nhiều yếu tố tác động đến, nguyên nhân khách quan như
tình hình kinh tế xã hội, nguyên nhân chủ quan là về hệ thống giáo dục đào
tạo,chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động chưa hợp lý cũng như tâm lý chủ
quan về phía bản thân sinh viên. Nhưng dù nói gì đi nữa thì thất nghiệp ngày
càng tăng sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất
nước nhất là Việt Nam, một nước đang phát triển với dân số trẻ rất cần mọi tài
năng, nỗ lực và sự đóng gópcủa lớp trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Vì vậy để giải quyết vấn đề này thì khơng phải một sớm một chiều mà cần phải
có thời gian và sự kết hợp từ nhiều phía. Với tư cách là một sinh viên cũng đang
băn khoăn và lo lắng về vấn đề xã hội này nên trong phần giải pháp của bài tiểu
luận này em xin phép được đưa ra một số giải pháp sau.


II. Giải pháp
1. Phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng các ngành nghề sản xuất
– kinh doanh
Với số dân gần 80 triệu người và chắc chắn sẽ còn tăng trong những năm tới,
lượng sinh viên ra trường ngay càng nhiều vì vậy việc làm là một vấn đề cấp
bách của xã hội. Để tạo thêm được công ăn việc làm thì khơng cịn cách nào
khác là phải mở rộng các ngành nghề sản xuất – kinh doanh. Muốn làm được
điều này thì nhà nước cần có những chính sách nhằm đẩy mạnh, khuyến khích


các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất cũng
như tạo ra các điều kiện thuận lợi về mơi trường để họ có thể hoạt động thuận
tiện hơn. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải là người đi đầu, chủ trương trong
việc thực hiện các chương trình quốc gia về khoa học – kỹ thuật cũng như đưa
nó vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất
lao động, nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Nếu các chính sách này
được đưa vào thực tiễn thì người lao động sẽ phải cố gắng hơn để nâng cao trình
độ chun mơn cho cơng việc và đơn vị sử dụng cũng sẽ có điều kiện để thu hút
nhiều hơn lực lượng lao động được đào tạo với chất lượng cao.
2.Về phía ngành đào GD - ĐT
Đào tạo chính là nền tảng, là cơ sở để cho “ra lò” những lao động có kĩ năng,
có tay nghề, vì vậy đào tạo cần phải đổi mới nâng cao chất lượng để làm sao khi
tốt nghiệp sinh viên có khả năng đáp ưng những nhu cầu ngày một cao của công
việc. Bên cạnh đó nhà nước và bộ giáo dục cũng cần có sự phối hợp để tính
tốn để cân đối tỷ lệ hợp lý giữa các ngành nghề đào tạo, đáp ứng được nhu cầu
của thực tế, tránh hiện tượng thừa thì vẫn cứ thừa cịn thiếu thì vẫn cứ thiếu.
Nghành đào tạo cũng có mối liên hệ với thị trường lao động để luôn cập nhập
được xu hướng của nhu cầu để đào tạo cho phù hợp cả về chất lượng cũng như
số lượng.
3.Về phía chính sách của nhà nước.

Nhà nước là người quản lý ở tầm vĩ mô do vậy nhà nước cần đưa ra các
chính sác hợp lý để thu hút và tạo điều kiện cho sinh viên vào học các nghành
nghề kỹ thuật nghành mà hiện nay một đất nước đang trên con đường cơng
nghiệp hố hiện đại hoá ráat cần đến. Cùng với việc vào học nhà nước cũng nên
có chính sách quan tâm đến những người làm việc, công tác tại những vùng xa,
vùng khó khăn để động viên họ cả về mặt vật chất cũng như tinh thần để họ có
thể yên tâm đem hết tâm huyết và năng lực ra để phục vụ đất nước.
Nhà nước cũng cần tạo cơ hội để các trường đào tạo có điều kiện tiếp cận
được với thị trường lao động để biết đươc tình hình thực tế cũng những thay đổi


về khoa học – cơng nghệ ,các loại máy móc hiện đại để từ đó có thể cập nhập
cho sinh viên một cách liên tục và kịp thời những sự thay đổi đó.
4.Về phía sinh viên
Hiện nay rất nhiều đói tượng chọn trường đại học nhưng khơng có sự định
hướng cho khả năng của đầu ra sau này mà chỉ chọn như một cái “mốt” với
những nghành đang “nổi” như tài chính, ngân hàng, ưu chính viễn thơng …Đây
là một tư tưởng tiêu cực có ảnh hưởng khơng tốt tới quá trình phát triển kinh tế
–xã hội gây ra tình trạng thừa thiếu bất hợp lý. Và lại tâm lý hiện nay của nhiều
bậc phụ huynh là bắt buộc phải vào được đại học. Phải nói rằng có được tấm
bằng đại học để ra nghề là một điều rất cần và quan trọng. Nhưng chúng ta cũng
cần biết rằng đại học chưa phải là con đường duy nhất để lập nghiệp. Vì vậy bản
thân đối tượng được đào tạo cũng như các bậc phụ huynh cần phải đánh giá lại
cách nhìn nhận làm sao để chọn cho con em mình và hồn cảnh gia đình mà vẫn
có ích cho xã hội. Những sinh viên ra trường cũng cần có cách nhìn nhận đúng
đắn hơn trong việc chọn cho mình một nơi làm việc. Một môi trường đúng với
chuyên ngành được đào tạo sẽ có lợi cho cả hai bên; người lao động sẽ làm tốt
hơn cơng việc của mình, bên sử dụng lao động sẽ được những người có trình độ
chun mơn phù hợp, có năng lực làm việc.Sự kết hợp hài hồ và hợp lý này sẽ
giúp cho cơng việc đạt hiệu quả cao hơn.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Báo tiền phong số135 ra ngày 24-3- 2002

2

Sách Lê Nin toàn tập – nhà xuất bản Tiến Bộ

3

Tạp chí lao động và xã hội tháng 3 -2002

4

Nguồn tin từ Internet : www.tinvan.com



×