Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Hinh anh con thuyen va nguoi dan chai trong Que huongcua TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.04 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Con thuyền và người dân chài trong “Quê hương”


Trong bài “Quê hương” hình ảnh con thuyền khi ra khơi được miêu tả với một tư thế kiêu
hãnh, hiên ngang. Nhà thơ chỉ tả thuyền chứ không tả người nhưng tầm vóc, động tác,
tình cảm, ý chí của con người đều lộ rõ. Đây chính là sự kì diệu của hồn thơ Tế Hanh.
Chỉ cần chọn vài chi tiết, động tác, nhà thơ đã vẽ nên được bức ảnh ảo mà khơng phải ai
cũng hình dung nỗi:


Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.


Chiếc thuyền vốn là vật vô tri nhờ được so sánh với “con tuấn mã” nên đã có hồn, có sự
tự chuyển động. Thuyền về bản chất thì chẳng thể nào tự chuyển động như ngựa mà bao
giờ cũng phải có người chèo, có sức gió thổi căng buồm hoặc là máy móc ở thời hiện
đại...Thế mà nay, bằng cách giấu đi chủ thể của động tác “phăng mái chèo” là “trai
tráng”. Tế Hanh đã tạo nên sự tiếp nối hành động một cách độc đáo: chiéc thuyền-con
tuấn mã-phăng mái chèo.


Nhờ thế, chủ thể phăng mái chèo hiện lên trực tiếp trong tâm trí người đọc sẽ là con
thuyền. Con thuyền có khả năng tự chèo hệt như động tác của con người. Đến hai câu
tiếp theo con thuyền ấy như được nâng lên tầm vóc vũ trụ:


Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió


Hai cặp câu miêu tả chiếc thuyền đều được bắt đầu bằng sự so sánh. Nếu ở so sánh
đầu, đối tượng được so sánh là cụ thể (như con tuấn mã) thì ở so sánh sau, đối tượng
được so sánh là trừu tượng (như mảnh hồn làng).


</div>

<!--links-->

×