Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu lựa chọn giải pháp công nghệ trong vận tải than cho nhà máy nhiệt điện mạo khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI

ĐINH HOÀNG LIÊN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
CÔNG NGHỆ TRONG VẬN TẢI THAN CHO
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN MẠO KHÊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI

ĐINH HOÀNG LIÊN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
CÔNG NGHỆ TRONG VẬN TẢI THAN CHO
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN MẠO KHÊ
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

Hà Nội - 2013




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn này được hình thành và phát
triển từ quan điểm cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn
Quốc Thịnh. Các số liệu và kết quả có được trong luận văn là hồn tồn trung thực
và không phải là kết quả của bất kỳ công trình nào khác./.
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2013
Tác giả

Đinh Hoàng Liên


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này cho phép em được
gửi lời cảm ơn trân trọng đến:
Quý Thầy giáo, Cô giáo khoa kinh tế, khoa Sau đại học trường Đại học Mỏ Địa chất đã tạo điều kiện giúp đỡ em để hoàn thành luận văn này.
Lãnh đạo và các Phòng ban chức năng, tập thể người lao động Cơng ty Cổ
phần Cơ khí Yên Thọ (đơn vị thi công dự án) đã cung cấp thơng tin, tài liệu và hợp
tác trong q trình thực hiện luận văn này.
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh người hướng dẫn khoa học của luận văn, đã
giúp em hình thành ý tưởng các nội dung nghiên cứu từ thực tiễn để hồn thành đề
tài nghiên cứu này.
Để có được những kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến Quý Thầy, Cô trường Đại học Mỏ - Địa chất trong thời gian qua đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu của học viên cao học.
Tác giả


MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CƠ SỞ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ...................................................4
1.1. Tổng quan về ứng dung công nghệ mới...........................................................4
1.1.1. Khái niệm về công nghệ............................................................................4
1.1.2. Khái niệm việc ứng dụng công nghệ mới .................................................7
1.1.3. Vai trị của việc ứng dụng cơng nghệ mới. ...............................................9
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả của giải pháp công nghệ.......................................11
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ................................................................11
1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp công nghệ ....17
1.2.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp công nghệ ...18
Kết luận chương 1 .....................................................................................................23
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ TRONG VẬN TẢI THAN CÁC
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN - VINACOMIN.......................................26
2.1. Một số định hướng phát triển ngành than Việt Nam .....................................26
2.2. Thực trạng công nghệ vận tải hiện nay ..........................................................29
2.2.1. Thực trạng công nghệ vận tải hiện nay ...................................................29
2.2.2. Những tác động của công tác vận tải tới môi trường..............................32
2.2.3. Thực trạng công nghệ vận tải Công ty than Mạo Khê ............................44
Kết luận chương 2 .....................................................................................................47



Chương 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
CÔNG NGHỆ VẬN TẢI THAN CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN MẠO KHÊ .....49
3.1. Phân tích và đề xuất giải pháp pháp công nghệ vận tải than cho nhà máy
nhiệt điện Mạo Khê...............................................................................................49
3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................49
3.1.2. Một số giải pháp công nghệ vận tải than hiện nay..................................51
3.1.3. Đề xuất giải pháp công nghệ vận tải than cho nhà máy nhiệt điện mạo
Khê ....................................................................................................................53
3.2. Đánh giá hiệu quả các giải pháp và lựa chọn giải pháp công nghệ vận tải than
cho nhà máy nhiệt điện Mạo Khê .........................................................................57
3.2.1. Quan điểm lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của
giải pháp công nghệ vận tải than cho NMNĐMK ............................................57
3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp vận tải ..............................58
3.2.3. Tính tốn và so sánh hiệu quả kinh tế của hai phương án ......................60
3.2.4. So sánh hiệu quả môi trường...................................................................77
3.2.5. So sánh hiệu quả khác .............................................................................79
3.2.6. Lựa chọn phương án................................................................................80
3.3. Một số kết luận và kiến nghị về giải pháp vận tải than cho nhà máy nhiệt
điện Mạo Khê........................................................................................................80
Kết luận chương 3 .....................................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


KH - CN

Khoa học cơng nghệ

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

CN

Cơng nghiệp

VN

Việt Nam

VINACOMIN

Tập đồn Than Khống sản Việt Nam

NMNĐMK

Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê

TSDH


Tài sản dài hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

QLKD

Quản lý kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

NCKH

Nghiên cứu khoa học

XDCB

Xây dựng cơ bản

SX

Sản xuất

SXSH

Sản xuất sạch hơn


GPMB

Giải phóng mặt bằng

HQST

Hiệu quả sinh thái


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. So sánh hiệu quả kinh tế của hai dự án.....................................................13 
Bảng 2.1. Một số tuyến băng tải dài đang áp dụng...................................................31 
Bảng 3.1. Bảng đặc tính kỹ thuật các băng tải phương án 1.....................................53 
Bảng 3.2. Bảng chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng mặt bằng phướng án 1 ...................54 
Bảng 3.3.Bảng đặc tính kỹ thuật các băng tải phương án 2......................................55 
Bảng 3.4. Bảng chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng mặt bằng phướng án 2 ...................55 
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp, tổng mức đầu tư của hai phương án................................62 
Bảng 3.6a. Bảng sản lượng, doanh thu tiêu thụ sản phẩm hai phương án ................63 
Bảng 3.6b. Bảng sản lượng, doanh thu tiêu thụ sản phẩm hai phương án................64 
Bảng 3.7a. Bảng tính tốn giá thành vận tải phương án 1 ........................................66 
Bảng 3.7b. Bảng tính tốn giá thành vận tải phương án 1 ........................................67 
Bảng 3.8a. Bảng tính tốn giá thành vận tải phương án 2 ........................................68 
Bảng 3.8b. Bảng tính toán giá thành vận tải phương án 2 ........................................69 

Bảng 3.9a. Bảng tính hiệu quả kinh tế phương án 1 .................................................71 
Bảng 3.9b. Bảng tính hiệu quả kinh tế phương án 1.................................................72 
Bảng 3.9c. Bảng tính hiệu quả kinh tế phương án 1 ................................................73 
Bảng 3.10a. Bảng tính hiệu quả kinh tế phương án 2 ...............................................74 
Bảng 3.10b. Bảng tính hiệu quả kinh tế phương án 2...............................................75 
Bảng 3.10c. Bảng tính hiệu quả kinh tế phương án 2 ...............................................76 
Bảng 3.11. Bảng phân tích độ nhạy của phương án công nghệ lựa chọn .................77 


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT

Tên hình vẽ

Trang

Hình 2.1: Thiết bị vận tải mỏ lộ thiên .......................................................................30 
Hình 2.2: Quy trình cơng nghệ khai thác hầm lị kèm theo dịng thải ......................34 
Hình 2.3: Hàm lượng PM10 24h khu vực có hoạt động vận tải than ......................36 
Hình 2.4. Ơ nhiễm mơi trường trong q trình bốc xúc vận chuyển bằng ơtơ. ........37 
Hình 2.5. Tuyến băng tải kín từ Cơng ty than Mạo Khê ra cảng Bến Cân...............46 
Hình 3.1. Bình đồ mặt bằng khu vực ........................................................................50 
Hình 3.2. Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển tuyến đường Mạo Khê khi chưa
lắp đặt tuyến băng tải Mạo Khê – Bến Cân..............................................78 
Hình 3.3. Hình ảnh mơi trường khu Phố Mạo khê sau khi vận hành tuyến..............78 
băng tải Mạo Khê – Bến cân .....................................................................................78 
Hình 3.4: Hình thức vận tải bằng hệ thống băng tải áp dụng ở mỏ lộ thiên .............79 


1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành cơng nghiệp khai thác than được hình thành từ rất sớm và Quảng
Ninh đã trở thành trung tâm công nghiệp khai thác than của cả nước, sự hình thành
và phát triển của ngành than đóng một vai trị hết sức quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Theo Chiến
lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg ngày
07/7/2008, trong đó thể hiện quan điểm phát triển:
- Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với
sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác;
- Phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường, cảnh quan
vùng than, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an
ninh, quốc phòng trên địa bàn, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh, đảm bảo an toàn
trong sản xuất;
- Phấn đấu đến nay cơ bản ngăn chặn được việc gây ô nhiễm môi trường và ô
nhiễm các nguồn nước; đến năm 2015 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về mơi
trường tại các khu vực nhạy cảm (đơ thị, khu dân cư, điểm du lịch v.v…), các mỏ
phải đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường; đến năm 2020 đáp ứng đầy đủ các tiêu
chuẩn mơi trường trên tồn địa bàn vùng mỏ.
Trong những năm gần đây ngành than đạt được thành tịu to lớn trong sản
xuất kinh doanh, gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, những thành tịu đó xuất
phát từ việc lựa chọn và đầu tư hợp lý dây chuyền công nghệ khai thác, vận tải, chế
biến và tiêu thụ. Các công ty khai thác than lộ thiên lựa chọn đầu tư các thiết bị vận
tải như ơ tơ có tải trọng lớn 90 tấn, dây truyền vận tải bằng băng tải …các Công ty
khai thác than hầm lị đầu tư cơng nghệ khai thác như: công nghệ chống giữ bằng
giá khung, tách phá than bằng khoan nổ mìn, chống giữ bằng giàn chống 2ANSH
kết hợp với máy bào,… đồng bộ với tuyến băng tải vận tải liên tục tăng năng xuất



2
lao động, giảm chi phí trong sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Công ty than Mạo Khê là đơn vị sản xuất than hầm lị có khai trường và mặt
bằng sân công nghiệp nằm trong thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, khu vực
đông dân cư, than khai thác ra chủ yếu được cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Mạo
Khê. Công tác vận tải than từ mặt bằng sân công nghiệp mỏ đến nhà máy nhiệt điện
Mạo Khê gặp nhiều vấn đề khó khăn, sau khi nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội tại khu vực tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp
công nghệ trong vận tải than cho nhà máy nhiệt điện Mạo Khê.” làm luận văn thạc
sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng những luận cứ khoa học về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
- xã hội của giải pháp cơng nghệ vận tải, từ đó áp dụng cho q trình vận tải than từ
Cơng ty than Mạo Khê đáp ứng nguồn nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện Mạo
Khê nhằm lựa chọn công nghệ vận tải than mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho
Công ty than Mạo Khê sao cho hiệu quả cao nhất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lựa chọn giải pháp công nghệ vận tải than cho nhà
máy nhiệt điện mạo khê.
- Phạm vi nghiên cứu: Các giải pháp công nghệ trong vận tải than Công ty
than Mạo Khê, hiện trạng và điều kiện để lựa chọn giải pháp công nghệ vận tải than
cho nhà máy nhiệt điện Mạo Khê.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa lý thuyết về cơng nghệ vận tải than và hiệu quả kinh tế.
- Khái quát về công nghệ vận tải than hiện nay, nghiên cứu lựa chọn giải

pháp công nghệ vận tải than cho nhà máy nhiệt điện Mạo Khê.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của gải pháp vận tải than cho nhà máy
nhiệt điện Mạo Khê.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:


3
- Phương pháp thống kê tổng hợp và phân tích các yếu tố liên quan công
nghệ vận tải và hiệu quả kinh tế - xã hội;
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Hệ thống tài liệu lý luận, kỹ thuật liên
quan đến công nghệ vận tải than và hiệu quả kinh tế;
- Phương pháp phân tích đánh giá bằng thực nghiệm.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá và lựa chọn
giải pháp công nghệ vận tải than cho nhà máy nhiệt điện Mạo Khê, có thể phục vụ
cơ sở cho việc nghiên cứu lựa chọn công nghệ vận tải có điều kiện tương tự từ các
mỏ than đến hộ tiêu thụ cũng như từ cửa lò đến kho, bãi chứa than của các mỏ than
đang khai thác hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu lựa chọn giải pháp công nghệ vận tải than cho nhà
máy nhiệt điện Mạo Khê có ý nghĩa thiết thực đối với Công ty than Mạo Khê nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình vận tải nguồn nguyên liệu cho nhà máy
nhiệt điện Mạo Khê; đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị trên địa bàn thị trấn
Mạo Khê và khu vực.
+ Là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ than và cơ
quan tư vấn thiết kế quan tâm đến vấn đề này.


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề danh mục tài liệu tham khảo và 3 chương
luận văn được kết cấu trong 80 trang, 20 các bảng và 9 hình.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về công nghệ và cơ sở đánh giá hiệu quả
của giải pháp công nghệ;
Chương 2: Thực trạng công nghệ vận tải than các doanh nghiệp khai thác
than - vinacomin;
Chương 3: Phân tích, đánh giá hiệu quả và lựa chọn giải pháp công nghệ vận
tải than cho nhà máy nhiệt điện Mạo Khê


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
1.1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ mới
1.1.1. Khái niệm về công nghệ
Thuật ngữ công nghệ được nhắc đến từ lâu như là một bộ phận không thể
thiếu trong cuộc sống của con người. Cơng nghệ được hình thành từ khi con người
xuất hiện và nó chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội.
Công nghệ (hay cơng nghệ học hoặc kỹ thuật học) có nhiều hơn một định nghĩa.
Một trong số đó là phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu
và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt
động con người, cơng nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện
kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ,
máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là
đặc thù chủ yếu của công nghệ. Khái niệm về kỹ thuật được hiểu là bao gồm toàn
bộ những phương tiện lao động và những phương pháp tạo ra cơ sở vật chất.
Thuật ngữ công nghệ thông thường được đặc trưng bởi các phát minh và cải

tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đó được khoa học phát hiện ra gần đây nhất.
Tuy nhiên, thậm chí cả phát minh cổ nhất như bánh xe cũng là một minh họa cho
công nghệ. Một định nghĩa khác - được sử dụng trong kinh tế học - xem công nghệ
như là trạng thái hiện tại của các kiến thức của chúng ta trong việc kết hợp các
nguồn lực để sản xuất các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của chúng ta về việc
sản xuất như thế nào). Như vậy chúng ta có thể thấy các thay đổi cơng nghệ khi
kiến thức kỹ thuật của chúng ta tăng lên.
Công nghệ được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và được viết tắt là “τєҚŋ‫טּ‬є –
Tekhne” và “λογοσ - logos”. (λογοσ - logos) có nghĩa là một khoa học cịn
“τєҚŋ‫טּ‬є – Tekhne” có nghĩa là một nghệ thuật hay một kỹ năng.


5
Theo tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc UNIDO (United
Nation’n Industrial Developmet Organisation) “Công nghệ là việc áp dụng khoa học
vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có
hệ thống và phương pháp”. Định nghĩa này nhằm nhấn mạnh tính khoa học là thuộc
tính của cơng nghệ và khía cạnh hiệu quả của cơng nghệ khi xem xét việc sử dụng
cơng nghệ cho một mục đích nào đó.
Theo ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á - Thái Bình Dương ESCAP (Economic
and Social Commision for Asia and the Pacific) “Công nghệ là hệ thống kiến thức
về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thơng tin. Nó bao gồm tất cả
các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo,
dịch vụ, quản lý, thông tin”. Với định nghĩa này công nghệ được mở rộng ra cả lĩnh
vực dịch vụ và quản lý. Định nghĩa này được coi là một bước ngoặt trong lịch sử
quan niệm về cơng nghệ.[17]
Cùng với sự phát triển của q trình chuyển giao công nghệ, khái niệm công
nghệ đã được mở rộng: Công nghệ là tập hợp của tất cả các phương pháp sản xuất,
cung cấp sản phẩm và dịch vụ cũng như những phương tiện kỹ thuật cần thiết để
thực hiện phương pháp đó. Cơng nghệ khơng chỉ bị giới hạn trong quá trình sản

xuất, mà bao gồm cả những hoạt động nằm ngồi q trình sản xuất trực tiếp (trong
các quá trình chuẩn bị sản xuất và trong phân phối, lưu thơng hàng hóa…). Với định
nghĩa này, cả hai khái niệm “công nghệ” và “kỹ thuật” theo nghĩa hẹp đã được liên
kết lại với nhau. Người ta xem phương pháp và quy trình cơng nghệ là yếu tố “phần
mềm” của cơng nghệ, cịn thiết bị máy móc và cơng cụ sản xuất là “phần cứng’ của
công nghệ.
Từ sau năm 1990, đặc biệt từ sau thập kỷ 90, khái niệm cơng nghệ đã được
mở rộng hơn. Nó được định nghĩa như tổng thể của các phương pháp, quy trình,
máy móc, thiết bị cần dùng để sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ, các kiến
thức, hiểu biết, kỹ năng, thông tin cũng như phương thức tổ chức mà con người cần
áp dụng để sử dụng những phương pháp, phương tiện đó. Theo định nghĩa này,
cơng nghệ được chia thành bốn yếu tố:


6
- Phần cứng là các phương tiện kỹ thuật như máy móc, thiết bị, cơng cụ sản
xuất…
- Phần mềm gồm các phương pháp, quy tình sản xuất và cung cấp sản phẩm,
dịch vụ.
- Phần tổ chức gồm kết cấu hệ thống sản xuất và quản lý sản xuất, cơ chế vận
hành của hệ thống đó.
- Phần con người gồm các kỹ năng, kỹ xảo, kiến thức, thông tin mà người lao
động và các cán bộ quản lý các cấp cần có để sử dụng được cơng nghệ.
Gần đây một số tác giả coi công nghệ phải bao gồm cả năng lực tiềm tàng
của tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ xã hội trong việc sản xuất và cung cấp
sản phẩm, dịch vụ cho xã hội. Công nghệ là tổng hợp những năng lực nội tại, cơ sở
vật chất, kỹ năng, hiểu biết và tổ chức cần thiết để có thể tạo ra được những sản
phẩm hoặc dịch vụ có ích cho xã hội.
Cơng nghệ là một khái niệm động, thay đổi cùng với sự phát triển của tiến bộ
khoa học – công nghệ, điều kiện kinh doanh và yêu cầu của quản lý. Hiện nó đã bao

hàm một nội dung rất rộng và sau này có thể cịn được tiếp tục mở rộng.
Công nghệ với thuật ngữ quốc tế “Technology”, được coi là phương tiện,
công cụ để biến đổi thế giới tự nhiên thành thế giới do con người tạo ra; là tác nhân
chủ chốt trong quá trình biến đổi các tài nguyên thiên nhiên thành các hàng hóa,
dịch vụ.
“Từ điển khoa học, cơng nghệ và mơi trường của Australia” do Nhà xuất bản
Thoms Nelson phát hành năm 1991, đã định nghĩa: ”Công nghệ là sự ứng dụng
những phát minh và khám phá khoa học vào quá trình sản xuất công nghiệp”.
Tại Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam phát hành năm 1995 [14] đã tập
hợp sáu khái niệm được coi là tiêu biểu về công nghệ như sau:
- Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các quy luật tự
nhiên và các nguyên lý khoa học, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con
người.


7
- Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hóa các tri
thức ứng dụng khoa học.
- Công nghệ là một tập hợp các cách thức, các phương pháp dựa trên cơ sở
khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau để tạo
ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ.
- Công nghệ bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như phương tiện máy móc,
thiết bị, các quá trình vận hành, các phương pháp tổ chức, quản lý đảm bảo cho quá
trình sản xuất và dịch vụ xã hội.
- Xét riêng về mặt kinh tế, trong quan hệ với sản xuất, công nghệ được coi là
phương tiện để thực hiện quá trình sản xuất, biến đổi các “đầu vào” để các “đầu ra”
cho các sản phẩm và dịch vụ mong muốn.
- Công nghệ cao (tiên tiến) là các phương tiện vật chất và tổ chức cấu trúc áp
dụng khoa học mới nhất.
Theo đó, cơng nghệ là việc áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất và

đời sống bằng cách sử dụng những phương tiện kỹ thuật, các phương pháp sản xuất
và quản lý với tư cách là những kết quả của các hoạt động nghiên cứu - phát triển,
của quá trình xử lý một cách hệ thống và có phương pháp tồn bộ những tri thức,
kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo được con người tích lũy và tạo ra trong tồn bộ q
trình phát triển của mình. Cơng nghệ nói chung bao gồm tồn bộ các công nghệ cụ
thể, cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho việc khai thác, sử dụng một cách có
hiệu quả, phát triển chúng theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh tạo ra năng lực
công nghệ của tổ chức sản xuất kinh doanh, của tổ chức xã hội và của quốc gia. Với
bất kỳ một quốc gia, một tổ chức xã hội nào, việc phát triển năng lực cơng nghệ
cũng có vai trị, ý nghĩa hết sức quan trọng.

1.1.2. Khái niệm việc ứng dụng công nghệ mới
Lựa chọn ứng dụng công nghệ mới là một nhân tố quan trọng nhất chi phối
nền kinh tế hiện đại làm cho nền kinh tế trở nên năng động. Nó kích thích sự tăng
trưởng, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều lợi nhuận, góp phần giải quyết các
vấn đề kinh tế-xã hội. Gần một nửa thu nhập thực tế có được là do tiến bộ cơng nghệ


8
tạo ra. Ngày nay, tiến bộ công nghệ đã đem lại nhiều điều kỳ diệu như: ứng dụng
công nghệ Gen, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ trong y
học, ứng dụng công nghệ trong mọi mặt của đời sống xã hội…
Tồn bộ q trình lựa chọn ứng dụng công nghệ mới bao gồm việc tạo ra và
triển khai ứng dụng tiến bộ công nghệ vào thực tế được cấu thành bởi ba giai đoạn
có tính kế tiếp nhau là phát minh, ứng dụng và truyền bá.
- Phát minh và sáng chế
Phát minh và sáng chế là giai đoạn đầu tiên tạo ra tiến bộ công nghệ. Đó là
q trình tìm tịi các ý tưởng mới và biến chúng thành các giải pháp kỹ thuật-công
nghệ cụ thể nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong sản xuất và đời sống. Kết quả
của các phát minh là ý tưởng khoa học mới, nhưng cũng có thể là những giải pháp

về sản phẩm mới, phương pháp mới để thực hiện một dịch vụ hoặc để sản xuất một
sản phẩm. Đặc điểm đặc trưng của phát minh là tính “mới” của điều mà nó đưa ra.
Người ta cũng phân biệt phát minh khoa học với phát minh kỹ thuật và công nghệ.
Phát minh khoa học là những phát minh về các nguyên lý hoặc quy luật hoạt
động và vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Phát minh kỹ thuật và công nghệ là những phát minh về các giải pháp kỹ
thuật - công nghệ.
Kết quả của các phát minh là các kiến thức khoa học - công nghệ mới, những
giải pháp kỹ thuật công nghệ mới. Một khái niệm khác có thể coi như một dạng đặc
biệt của phát minh đồng thời cũng là sản phẩm của các phát minh là các sáng chế.
Sáng chế cũng là những sản phẩm của các hoạt động sáng tạo có chức năng cụ thể
hóa, vật chất hóa các phát minh thành các sản phẩm mới. Thông qua các sáng chế,
các phát minh được hiện thực hóa thành các sản phẩm hữu hình.
- Ứng dụng
Ứng dụng cơng nghệ mới và sản phẩm là ứng dụng thương mại đầu tiên của
một phát minh. Nó phải chắt lọc tư tưởng cơ bản từ các nguyên lý khoa học hoặc
các giải pháp kỹ thuật đã được biết để chế thử các mẫu đầu tiên, phát triển, sản xuất
thử và thử nghiệm việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường địi hỏi phải có sự chuẩn bị


9
thị trường khá sớm cho các sản phẩm mới.
Nói tóm lại, ứng dụng là một giai đoạn tất yếu và cần thiết, khơng thể thiếu
trong q trình triển khai thực tế một phát minh. Nếu thiếu nó, một phát minh sẽ
không được ứng dụng vào thực tiễn.
- Truyền bá
Giai đoạn thứ ba của tồn bộ q trình này là giai đoạn truyền bá. Đây là giai
đoạn mà việc ứng dụng công nghệ được lan truyền từ nơi đầu tiên mà nó được sáng
tạo và triển khai sang nơi khác. Phạm vi và tốc độ lan truyền là rất quan trọng đối
với tiến bộ cơng nghệ nói chung. Giống như các giai đoạn phát triển trên, truyền bá

cần thời gian và tiền của, đó cũng là một q trình chuyển giao kiến thức và học
hỏi. Nhưng không giống như những giai đoạn phát triển trước, q trình học hỏi này
khơng bị ràng buộc vào một phòng nghiên cứu hoặc hãng nào. Nó có thể bao hàm
nhiều hãng, nhiều người sử dụng.
Ứng dụng công nghệ mới là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản,
cốt lõi) hay tồn bộ cơng nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến
hơn, hiệu quả hơn.
Ứng dụng cơng nghệ mới có thể là phát minh, sáng chế ra một cơng nghệ
hồn tồn mới mà trước đó chưa có trên thị trường cơng nghệ hoặc là mới ở nơi sử
dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới nhờ chuyển giao cơng nghệ
theo chiều ngang.

1.1.3. Vai trị của việc ứng dụng công nghệ mới.
Một đặc điểm nổi bật của thế giới ngày nay là sự phân chia giàu nghèo ngày
càng lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. Một số nước đang phát triển ở
Châu Á, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á đã vươn lên rút ngắn thời gian và đạt
được sự tăng trưởng nhanh chóng, giảm khoảng cách giàu nghèo trong khn khổ
của phát triển bền vững bằng con đường cơng nghiệp hố (CNH). Trong đó, vai trị
thúc đẩy của cơng nghệ đóng vai trị cốt lõi của mọi q trình. Vậy CNH là gì? Có
thể hiểu Cơng nghiệp là tổng hợp các giải pháp cũng như công cụ để chuyển đổi các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của con người thành sản phẩm hàng


10
hoá và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Chính cơng nghệ là yếu tố quyết
định mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên, làm nên sự thay đổi xã hội.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh mối quan hệ biện chứng
giữa công nghệ và phát triển bằng việc tăng cường áp dụng cơng nghệ, xã hội lồi
người đã từng bước chuyển dịch vị thế của mình từ thế giới tự nhiên sang thế giới
nhân đạo…Cơng nghệ cũng chính là yếu tố quyết định sự thịnh vượng hay suy vong

của một quốc gia.
Trong xã hội hiện đại, vai trò của cơng nghệ ngày càng tăng lên. Nó đã và
đang trở thành hàng hoá được chuyển giao trên thị trường và được bảo hộ bằng
pháp luật. Những tiến bộ như vũ bão của KH - CN trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là
trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin, cơng nghệ sinh học, cơng nghệ Nano, tự
động hố đã làm đảo lộn tư duy và chiến lược của nhiều nước. Khơng ai cịn có thể
hồi nghi về vai trị của cơng nghệ trong phát triển kinh tế tồn cầu và của mỗi quốc
gia. Trong xu thế ấy, bất kỳ quốc gia nào hay địa phương nào khi xây dựng chính
sách trong chiến lược phát triển CNH cũng phải chú ý tới vai trị đặc biệt của cơng
nghệ và mối quan hệ mật thiết của chúng với cơ cấu kinh tế với mơ hình đầu tư và
Thương mại.
Đất nước ta vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội khi mà nền sản xuất công
nghiệp chưa vận động theo con đường của nó. Lịch sử đã để lại cho chúng ta một
nền sản xuất công nghiệp nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề lực
lượng sản xuất rất thấp kém. Để chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự phát triển
công nghiệp hiện đại từ điểm xuất phát thấp nước ta không thể đi theo các bước
tuần tự như các nước đi trước đã làm mà phải phát triển theo kiểu (nhảy vọt) rút
ngắn, đây là cơ hội tận dụng lợi thế về khoa học công nghệ của các nước đang phát
triển vừa là thách thức đòi hỏi phải vượt qua. Muốn phát triển nhanh công nghệ theo
cách thức như vậy nhất thiết phải đẩy mạnh khoa học công nghệ.
Hơn thế nữa, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật cho phép ngày
càng có nhiều loại cơng nghệ khác nhau được sáng tạo và đưa vào áp dụng để sản
xuất ra các loại sản phẩm, dịch vụ. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp đứng trước


11
nhiều phương án công nghệ khác nhau cùng nhằm chế tạo ra một loại sản phẩm
nhất định nào đó hoặc tính đến việc thay đổi cơng nghệ để chế tạo ra sản phẩm mới.
Mặt khác do việc thay đổi, hoàn thiện hay cải tiến công nghệ thường kéo
theo sự thay đổi về các điều kiện trang thiết bị kỹ thuật, lực lượng lao động, sử dụng

nguyên nhiên vật liệu… cũng như đòi hỏi đầu tư lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh trong thời gian dài nên việc lựa chọn công nghệ để quyết định phương án
công nghệ tối ưu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Lựa chọn cơng nghệ đúng đắn có ý
nghĩa tạo ra tiềm năng nâng cao hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp và ngược lại,
nếu lựa chọn sai sẽ dẫn đến hiệu quả thấp và thậm chí khơng có hiệu quả kinh
doanh mà khơng thể sửa chữa được.

1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả của giải pháp công nghệ
Nâng cao hiệu quả kinh tế là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển cũng như thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy các doanh nghiệp
cần phải lựa chọn, tính tốn và đầu tư cơng nghệ phù hợp trong quá trình sản xuất.

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền
kinh tế sản xuất hàng hoá. Hiệu quả được xem xét dưới nhiều góc độ và quan điểm
khác nhau. Về hiệu quả kinh tế, có hai quan điểm: Truyền thống và quan điểm mới
cùng tồn tại. Ngày nay, khi đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án phát triển, nhất
là những dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét hiệu
quả kinh tế trên nhiều phương diện.

1.2.1.1. Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đến
phần cịn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đó trừ chi phí. Nó được đo
bằng các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là
tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn
vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành
sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính tốn khi kết thúc một
q trình sản xuất kinh doanh.



12
Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả
kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ
xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng
khơng những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem
xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào.
Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được. Thứ hai,
nó khơng tính yếu tố thời gian khi tính tốn thu và chi cho một hoạt động sản xuất
kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính tốn hiệu quả kinh tế theo quan điểm này
thường chưa tính đủ và chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền
thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên
quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm
và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động
khơng chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa. Và có những
phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu khơng hoặc khó lượng hố được
nhưng nó là những con số khơng phải là nhỏ thì lại khơng được phản ánh ở cách
tính này.

1.2.1.2. Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế.
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm
khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm mới khi
tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:
Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ
này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency); hiệu
quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic
efficiency). Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào
(I) đầu tư thêm. Tỷ số DO/DI được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ nguồn
lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực chất nó
là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối
đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một

đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng
nguồn lực là tối đa.


13
Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay coi thời gian là yếu tố trong tính
tốn hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu
bằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau. Để đơn giản hố, chúng ta
tạm coi chi phí vận hành và duy tu cơng trình bằng 0, ta có ví dụ ở bảng 1. Chi phí
và doanh thu của hai dự án (đơn vị tính triệu đồng)
Bảng 1.1. So sánh hiệu quả kính tế của hai dự án
Tổng chi
Dự án

Doanh thu qua các năm

phí ban
đầu

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Tỷ lệ nội

Tổng
số


hồn vốn
(IRR) (%)

Dự án A

100

50

50

20

120

11

Dự án B

100

20

40

60

120

7


Qua số liệu ở bảng 1.1 ta thấy, nếu khơng xét yếu tố thời gian thì cả hai dự
án này đều có mức lợi bằng nhau là 120 triệu đồng. Trên thực tế dự án A sớm thu
hồi vốn hơn (2 năm) còn dự án B phải hết gần 3 năm mới thu hồi vốn. Vì thế, khi
tính yếu tố thời gian, các nhà kinh tế đã tính tỷ lệ hoàn vốn nội tại (Internal Rate of
Return -IRR). Đó là mức sinh lời của đồng vốn khi đầu tư vào dự án, nó được dùng
để so sánh giữa việc tiếp tục đầu tư vào dự án hoặc đầu tư vốn vào việc khác xem
việc nào có lợi hơn. ở thí dụ trên, tỷ lệ nội hồn vốn của dự án A là 11% còn của dự
án B chỉ có 7%. Điều đó có nghĩa là mức sinh lời của dự án A là 11% trong khi đó
mức sinh lời của dự án B là 7%. Vì vậy dự án A có hiệu quả hơn dự án B, cho nên
nếu tính cả yếu tố thời gian, hiệu quả của các dự án đầu tư là rất khác nhau.
Hiệu quả tài chính, xã hội và mơi trường: Theo quan điểm toàn diện, hiệu
quả kinh tế nên được đánh giá trên ba phương diện: Hiệu quả tài chính, kinh tế xã
hội và hiệu quả mơi trường. Hiệu quả tài chính là hiệu quả dưới góc độ doanh
nghiệp thường được thể hiện bằng những chỉ tiêu như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ lãi
nội tại, thời gian hoàn vốn.... Hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án phát triển bao
gồm lợi ích kinh tế dưới góc độ nền kinh tế quốc dân và hiệu quả xã hội mà dự án
đem lại như: Việc làm, mức tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã
hội, sự tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hồn thiện hơn của mơi


14
trường sinh thái.... Một số tác giả khác khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần
phân biệt hai khái niệm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả
kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng
chi phí bỏ ra. Cịn hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội
thu được và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ
mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
Việc phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội là tuỳ theo phạm vi và
mức độ của sự phân tích là của cá nhân hay cả xã hội khi xem xét. Hiệu quả tài chính

được phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân của từng người đầu tư; chỉ tính tốn
những lời lãi thơng thường trong phạm vi tài chính để cho người đầu tư ra quyết định
đầu tư. Hiệu quả xã hội thì được phân tích trên lợi ích của toàn xã hội để xem xét sự
phát triển chung của xã hội như mức tăng trưởng, sự công bằng xã hội và sự phát
triển cộng đồng và cả về vấn đề mơi trường vv... Vì vậy, tuỳ theo phạm vi xem xét là
của cá nhân hay toàn xã hội mà có hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội.
Hiện nay những dự án sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, các nhà đầu tư thường
chú ý nhiều tới hiệu quả tài chính. Thế nhưng ở những dự án phát triển như những
dự án xố đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn thì hiệu quả của dự án
chủ yếu tập trung vào hiệu quả xã hội. Chính vì vậy các dự án đầu tư hiện nay hiệu
quả đem lại chưa cao. Một dự án phát triển được coi là đạt hiệu quả chỉ khi đồng
thời cùng một lúc đáp ứng được cả mục tiêu tài chính, xã hội và mơi trường.
Coi việc đánh giá dự án thơng qua việc so sánh giữa lợi ích và chi phí. Quan
điểm đánh giá hiệu quả gắn với việc xem xét quá trình phát triển và tăng trưởng cho
phép đưa ra một cách nhìn tổng quát hơn về hiệu quả kinh tế. Một mặt, quan điểm
này phù hợp với quan điểm truyền thống về đánh giá hiệu quả kinh tế ở chỗ nó cũng
nhằm so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Mặt khác, quan điểm này có cách
nhìn nhận rộng hơn về khái niệm chi phí và lợi ích.
Về chi phí, các quan niệm truyền thống chỉ chú ý chủ yếu vào các yếu tố tiền
bạc, vật chất, công sức bỏ ra cho một dự án đầu tư. Quan điểm mới cho rằng ngoài
yếu tố chi phí trên cịn phải tính đến các chi phí phi vật chất và gián tiếp như các tác


15
động bất lợi của dự án đầu tư đến môi trường (ô nhiễm môi trường, thay đổi bất lợi
cho hệ sinh thái,vv...) và đến xã hội như khoảng cách giàu và nghèo, cơng bằng
trong phân phối ....
Về lợi ích, quan điểm mới tính đến ba phạm trù: Lợi ích tài chính, xã hội và
lợi ích về mơi trường. Lợi ích tài chính bao gồm việc đạt được kết quả, năng suất
cao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Ở các dự án đầu tư nông

nghiệp và nơng thơn thì lợi ích kinh tế chính là sự tăng lên của năng suất vật nuôi,
cây trồng, sự đa dạng hố nền sản xuất nơng nghiệp và chủng loại sản phẩm nông
nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái khác nhau. Lợi ích xã hội
thể hiện ở khả năng đảm bảo công bằng trong phân phối các nguồn lực và phúc lợi
xã hội giữa các vùng, giữa các cộng đồng dân cư trong cùng một vùng..... Đồng thời
đảm bảo sự bền vững của dự án thông qua các cơ chế tham gia của người hưởng lợi
dự án vào các quá trình đầu tư và sử dụng thành quả đầu tư, thực hiện được mục
tiêu ổn định xã hội. Lợi ích mơi trường là khả năng bảo tồn và phát triển tài nguyên
môi trường (đất, nước, đa dạng sinh học...)
Quan niệm mới về hiệu quả đầu tư cho phép đánh giá toàn diện hơn các tác
động do dự án đầu tư mang lại, phù hợp với xu thế thời đại và chiến lược tăng
trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia ngày nay.
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả hoạt động của các sự vật hiện
tượng bao gồm hiệu quả về kinh tế, xã hội, đời sống, phát triển nhận thức... Hiệu
quả sản xuất kinh doanh là khái niệm cụ thể, chuyên sâu về lĩnh vực sản xuất kinh
doanh của một cá nhân, một đơn vị... Hiệu quả kinh tế là những kết quả về mặt kinh
tế của một hoạt động nào đó của một sự vật hiện tượng. Ví dụ nhờ tích cực sản xuất
nhà máy A đã đạt hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh. Nhờ tích cực cải tiến
kỹ thuật lao động sản xuất của nhiều thế hệ mà tri thức của lồi người khơng ngừng
hồn thiện...
Theo P.Samueleson và W.Nordhaus trình bày quan điểm của mình trong
cuốn Giáo trình Kinh tế học năm 1991 cho rằng [16]: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi
xã hội khơng thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng


16
của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả
năng sản xuất của nó”. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân
bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội, trên góc độ này, rõ ràng phân
bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường

giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên
phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể
đạt được. Tuy nhiên, để đạt được mức hiệu quả kinh tế này cần rất nhiều điều kiện
trong đó có vấn đề dự báo và quyết định lựa chọn đầu tư sản xuất theo quy mô phù
hợp với nhu cầu thị trường, thế nhưng không phải lúc nào điều này cũng trở thành
hiện thực.
Nhiều tác giả quan niệm hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Manfred Kuhn cho rằng:
“Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho
chi phí kinh doanh”. Cùng quan điểm này PGS.TS. Nguyễn Cảnh Nam trình bày
trong cuốn tài liệu Lập và phân tích hiệu quả dự án đầu tư cho rằng: “Hiệu quả đầu
tư là khái niệm để chỉ kết quả so sánh giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và
chi phí đầu tư đó bỏ ra”. [13]
Từ các quan điểm trên đây, có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh tế là
phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền
vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể
được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao
phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào.
Hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh
doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp trong sự vận động khơng ngừng của các q trình sản xuất kinh
doanh, khơng phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố.
Để hiểu rõ hơn bản chất của hiệu quả kinh tế khơng có gì hơn là đi phân biệt
ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả.
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh


×