Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.67 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
_____________________________

NGÔ VŨ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC TUYẾN QUỐC LỘ
THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
_____________________________

NGÔ VŨ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC TUYẾN QUỐC LỘ
THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số



: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Minh Duệ

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Ngô Vũ Hường, học viên lớp cao học Quản lý kinh tế - Trường
Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội khóa 2011-2013. Tơi xin cam đoan đây là đề tài
nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, tài liệu, kết quả trong luận văn này là thực tế.
Tôi xin chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan về nội dung của đề tài này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2013

Tác giả

Ngô Vũ Hường


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.......................................................................4
1.1. Luận cứ khoa học về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ....4
1.1.1. Một số khái niệm...................................................................................4
1.1.2. Tổng quan về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam
nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. .........................................................7
1.1.3. Luận cứ về quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ............. 18
1.1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả QLĐT giao thơng đường bộ cấp tỉnh. ........ 23
1.2. Tình hình đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở một số nước
trong khu vực và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. ....................................... 27
1.2.1. Trường hợp nghiên cứu của NewZealand. ........................................... 27
1.2.2. Trường hợp nghiên cứu của Nhật Bản. ................................................ 28
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. .................................................... 30
Kết luận chương 1 ............................................................................................. 31
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC TUYẾN QUỐC LỘ THUỘC
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH .......................................................................... 32
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh. ................................... 32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên. ........................................................................... 32
2.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội................................................................... 33
2.2. Thực trạng giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh
Quảng Ninh. ...................................................................................................... 36
2.2.1. Tổng quan về hệ thống giao thông đường bộ. ...................................... 36
2.2.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh..................... 37


2.3. Tình hình tai nạn giao thơng trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh
Quảng Ninh. ...................................................................................................... 43
2.4. Thực trạng về quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên các
tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh. ................................................... 46

2.4.1. Cơ sở hạ tầng các cơng trình giao thơng trên các tuyến quốc lộ. .......... 46
2.4.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. .......................... 47
2.4.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ góp
phần làm giảm thiểu tai nạn giao thơng. ........................................................ 60
2.4.4. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư cơ sơ hạ tầng giao thông
đường bộ trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh. .................. 67
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 86
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC
TUYẾN QUỐC LỘ THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH............................ 87
3.1. Quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển. ............................................... 87
3.1.1. Quan điểm phát triển. .......................................................................... 87
3.1.2. Mục tiêu phát triển. ............................................................................. 87
3.1.3. Định hướng đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông
đường bộ. ...................................................................................................... 90
3.2. Một số giải pháp chủ yếu về quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ trên các quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh................................. 92
3.2.1. Hồn thiện cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch và các chính sách tạo
vốn cho phát triển giao thông đường bộ. ....................................................... 92
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý chất lượng, tiến độ và chi phí đối với
các dự án đường bộ. ...................................................................................... 95
3.2.3. Về cơng tác giải phóng mặt bằng. ........................................................ 98
3.2.4. Tăng cường quản lý công tác đấu thầu............................................... 100
3.2.5. Về phát triển nguồn nhân lực quản lý đầu tư...................................... 101
Kết luận chương 3. .......................................................................................... 103
KẾT LUẬN......................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATGT

: An tồn giao thơng

BTN

: Bê tông nhựa

BTXM

: Bê tông xi măng

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

CSGT

: Cảnh sát giao thông

GTVT

: Giao thông vận tải

GTĐB

: Giao thông đường bộ


HTGT

: Hạ tầng giao thông

NSNN

: Ngân sách nhà nước

QL

: Quốc lộ

TNGT

: Tai nạn giao thông

UBND

: Uỷ ban nhân dân

Tr.HK

: triệu. hành khách


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Hiện trạng đường bộ tỉnh Quảng Ninh 2012....................................... 38


Bảng 2.2.

Tình hình Tai nạn giao thơng trên các tuyến Quốc lộ thuộc địa bàn
tỉnh Quảng Ninh (Giai đoạn 2009 - 2012) ......................................... 44

Bảng 2.3.

Hiện trạng, kết cấu đường quốc lộ tỉnh Quảng Ninh 2012. ................. 50

Bảng 2.4.

Tổ chức các đơn vị trực thuộc Công ty TNHH 1 thành viên Quản lý
và xây dựng giao thông Quảng Ninh. ................................................ 55

Bảng 2.5.

Tổ chức các đơn vị trực thuộc Công ty TNHH 1 thành viên Quản lý
Cầu đường bộ 2................................................................................. 55

Bảng 2.6.

Tổ chức các bến xe thuộc quản lý của Công ty TNHH 1 thành viên
Quản lý Bến xe, bến tàu Quảng Ninh. ............................................... 56

Bảng 2.7.

Gói thầu tại nút giao ngã tư Loong Toòng, TP Hạ Long..................... 62

Bảng 2.8.


TNGT tại nút giao ngã tư Loong Toòng giai đoạn 2009 - 2012. ......... 62

Bảng 2.9.

Gói thầu Km 131 - Quốc lộ 18A. ....................................................... 64

Bảng 2.10. TNGT tại lý trình Km 131, Quốc lộ 18A, khu vực thành phố Hạ
Long giai đoạn 2009 - 2012............................................................... 64
Bảng 2.11. Gói thầu nâng cấp, cải tạo đoạn tuyến Cửa Ơng - Mơng Dương,
thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. ..................................................... 65
Bảng 2.12. TNGT tại tuyến Cửa Ông - Mông Dương, thành phố Cẩm Phả giai
đoạn 2009 - 2012. ............................................................................. 67
Bảng 2.13. Tổng mức đầu tư theo nguồn ngân sách cho hạ tầng giao thông
đường bộ trên các quốc lộ tại Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2012...... 72
Bảng 2.14. Các loại vốn phục vụ cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tại
Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2012.................................................... 73
Bảng 2.15. Cơ cấu vốn đầu tư giao thông tại các quốc lộ giai đoạn 2008 - 2012. . 74
Bảng 2.16. Khối lượng hành khách và hàng hoá được vận chuyển qua đường bộ
giai đoạn 2009-2012.......................................................................... 79
Bảng 2.17. Hệ số phát triển vận tải của ngành GTĐB tại tỉnh Quảng Ninh. ......... 80
Bảng 3.1.

Nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách năm 2020, 2030. ............. 89

Bảng 3.2.

Mật độ vận tải trên các tuyến đường Quốc lộ năm 2020, 2030. .......... 89


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sơ đồ chu kì dự án đầu tư....................................................................... 15
Hình 1.2. Biểu đồ tình hình tai nạn giao thơng ở New Zealand .............................. 27
Hình 2.1. Biểu đồ tỷ lệ các loại đường bộ tỉnh Quảng Ninh ................................... 39
Hình 2.2. Biểu đồ tỷ lệ kết cấu mặt đường bộ tỉnh Quảng Ninh. ............................ 40


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Giao thơng đường bộ là một bộ phận quan trong của giao thông vận tải nói
riêng và của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, nó có vai trị rất
quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp to lớn vào nhu cầu đi lại của
nhân dân, nâng cao giao lưu với các vùng, xoá đi khoảng cách về địa lý, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa
phương, từng ngành, xố đói giảm nghèo, củng cố an ninh quốc phịng, góp phần
giảm thiểu tai nạn giao thông …
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế một cách toàn
diện, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị, dân cư phát triển mạnh,
số lượng phương tiện cơ giới gia tăng cộng thêm sự bất cập về kết cấu hạ tầng giao
thơng làm cho tình hình tai nạn giao thơng (TNGT) diễn biến phức tạp. Số vụ tai
nạn, số người chết và bị thương liên tục gia tăng trong nhiều năm. Có nhiều ngun
nhân dẫn đến tai nạn giao thơng đường bộ như:
- Người tham gia giao thông không chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông
đường bộ hoặc kiến thức và sự hiểu biết về Luật chưa đúng mực;
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chưa thỏa đáng và chưa
đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật đặt ra và đồng thời điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông
phát triển chưa tương xứng với sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông;
- Quản lý Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cịn để thất thốt nhiều có ảnh
hưởng tới chất lượng các cơng trình và hạng mục các cơng trình;

- Xử lý các vụ vi phạm Luật Giao thơng đường bộ và những người cố ý gián
tiếp gây ra Tai nạn giao thông đường bộ (như: giải đinh trên đường...) chưa được xử
lý nghiêm....
Trong bản luận văn này chỉ giới hạn việc nghiên cứu nguyên nhân: Đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chưa thỏa đáng và chưa đáp ứng nhu
cầu về kỹ thuật đặt ra. Đây cũng là một trong những vấn đề cấp bách cần được
nghiên cứu một cách nghiêm túc. Vì vậy em lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu giải


2
pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên
các tuyến Quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh" để làm luận văn Thạc sĩ Kinh
tế của mình. Đây là một đề tài có giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc quản lý, đầu tư cơ
sở hạ tầng; trên cơ sở thực trạng giao thông trên các tuyến Quốc lộ ở tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư cơ sở
hạ tầng giao thơng nhằm mục đích giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh trong tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
3. Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu các tuyến đường quốc lộ trong mạng lưới giao thông đường bộ
tỉnh Quảng Ninh.
Đối tượng nghiên cứu.
- Toàn bộ hệ thống đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương về
xây dựng, phát triển và quản lý giao thơng đường bộ nói chung và các tuyến quốc lộ
nói riêng được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra tai nạn giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 03 năm qua (từ 2010-2012).

Thời gian nghiên cứu: trong 3 năm từ 2010 - 2012.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tổng hợp lý luận và thực tiễn về quản lý giao thông đường bộ nói chung và
được cụ thể hóa, áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng;
- Tổng quan về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông và nêu lên một bức tranh thực
tế, sinh động về kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên các
tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 03 năm qua (từ 2010-2012);
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


3
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh đối
chiếu, phương pháp thống kế, thu thập, xử lý và phân tích số liệu…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
* Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý
đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung và trên các tuyến quốc lộ của tỉnh Quảng Ninh nói
riêng, từ đó thấy được mục đích, vai trị quan trọng) của nó, khơng chỉ góp phần
giảm thiểu TNGT đường bộ mà còn phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên
cứu, giảng dạy và hoạch định chính sách trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng và quản
lý giao thông đường bộ trên các tuyến Quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
7. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và 3
chương. Luận văn được kết cấu trong 105 trang, 19 bảng và 04 hình.
Chương 1. Tổng quan về hiệu quả quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông

đường bộ.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ trên các tuyến Quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến Quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Luận cứ khoa học về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ.
1.1.1. Một số khái niệm
Đầu tư phát triển giao thông đường bộ (GTĐB) là 1 phần của đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng (CSHT) vì vậy trước khi tìm hiểu hiểu về khái niệm của GTVT
ĐB chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về CSHT.
CSHT là tồn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cầu kinh tế của một
xã hội, là tổ hợp các công trình vật chất kĩ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch
vụ sản xuất, đời sống của dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển thì quá trình sản xuất chỉ là sự kết
hợp giản đơn giữa 3 yếu tố là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nào đó thì cần phải có sự
tham gia của CSHT thì mới tạo ra được sự phát triển tối ưu nhất bởi lẽ CSHT có vai
trị quyết định đến kiến trúc thượng tầng hay tác động trực tiếp đến sự phát triển của
nền kinh tế. CSHT chỉ thực sự phát triển sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ
vào thế kỉ thứ 19.
CSHT được chia làm 3 nhóm chính: CSHT kỹ thuật, CSHT xã hội, CSHT
môi trường :

+ CSHT kỹ thuật bao gồm các cơng trình và phương tiện vật chất phục vụ
cho sản suất và đời sống sinh hoạt của xã hội như các con đường, hệ thống điện,
bưu chính viễn thơng,…
+ CSHT xã hội là các cơng trình và phương tiện để duy trì và phát triển các
nguồn lực như các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ sở khám chữa bệnh, và các cơ sở
đảm bảo đời sống và nâng cao tinh thần của nhân dân như hệ thống công viên, các
cơng trình đảm bảo an ninh xã hội.


5
+ CSHT mơi trường bao gồm các cơng trình phục vụ cho bảo vệ môi trường
sinh thái của đất nước cũng như môi trường sống của con người như các cơng trình
xử lý nước thải, rác thải…
*Khái niệm GTĐB: GTĐB là một bộ phận của CSHT kỹ thuật bao gồm toàn
bộ hệ thống cầu đường phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân cũng như nhu cầu
giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa những người dân trong cùng một vùng hay
giữa vùng này với vùng khác hoặc giữa nước này với nước khác.
Trong Luật Giao thông Đường bộ, nêu rõ:
Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ gồm cơng trình đường bộ, bến xe, bãi
đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các cơng trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao
thông và hành lang an toàn đường bộ. Như vậy khi phân tích và thu thập tài liệu
cũng như đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề cần chú ý các nội dung trong khái
niệm này. Cụ thể như sau (trích Điều 3 - Luật giao thông đường bộ năm 2008):
Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn
tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân
cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu
phí và các cơng trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
Đất của đường bộ là phần đất trên đó cơng trình đường bộ được xây dựng và
phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ cơng trình đường bộ.

Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ
mép ngồi đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an tồn giao thơng đường bộ.
Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc
của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an tồn.
Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều
cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa
xếp trên xe đi qua được an tồn.


6
Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều
xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải
phân cách gồm loại cố định và loại di động.
Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường
bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông
đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương
tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ
trên đường bộ.
Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe
máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm
vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu
đường bộ đi chung với đường sắt.
Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thơng;
tín hiệu đèn giao thơng, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ,
rào chắn. Cụ thể:

- Tín hiệu đèn giao thơng có ba mầu: xanh, đỏ, vàng.
- Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm: Biển báo cấm; Biển báo nguy
hiểm; Biển hiệu lệnh; Biển chỉ dẫn; Biển phụ.
- Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị
trí dừng lại.
- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để
hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và
hướng đi của đường.


7
- Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn
đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều
khiển, kiểm soát sự đi lại.

1.1.2. Tổng quan về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam
nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
1.1.2.1. Đặc điểm đầu tư hạ tầng phát triển giao thông đường bộ.
GTĐB là các kết quả của các dự án đầu tư phát triển nên nó mang đặc điểm
của hoạt động đầu tư phát triển là :
- GTĐB là các cơng trình xây dựng nên nó có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi
vốn dài và thường thông qua các hoạt động kinh tế khác để có thể thu hồi vốn. Do đó
vốn đầu tư chủ yếu để phát triển GTĐB ở Việt Nam là từ nguồn vốn NSNN.
- Thời kì đầu tư kéo dài: thời kì đầu tư được tính từ khi khởi cơng thực hiện
dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động, nhiều cơng trình có thời
gian kéo dài hàng chục năm.
- Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài: thời gian này được tính từ khi
cơng trình đi vào hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải cơng trình.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi
nó được xây dựng .

- Vì đầu tư phát triển GTĐB địi hỏi cần có vốn đầu tư lớn cùng với thời kì
đầu tư kéo dài nên nó thường có độ rủi ro cao trong đó có nguyên nhân chủ quan là
do công tác quy hoạch ở nước ta cịn nhiều hạn chế nên nhiều cơng trình xây dựng
không phát huy được hiệu quả cần thiết.
Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động đầu tư phát triển thì đầu tư
phát triển GTĐB cũng có những đặc điểm riêng của nó:
* Đầu tư phát triển GTĐB mang tính hệ thống và đồng bộ.
Tính hệ thống và đồng bộ là một đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư phát
triển GTĐB. Tính hệ thống và đồng bộ được thế hiện ở chỗ mọi khâu trong quá
trình đầu tư phát triển GTĐB đều liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng của hoạt động đầu tư: bất kì sai lầm nào từ khâu kế hoạch hoá


8
hệ thống GTĐB đến khâu lập dự án hay thẩm định các dự án đường bộ…cũng sẽ
ảnh hưởng đến quá trình vận hành của tồn bộ hệ thống đường bộ và gây ra những
thiệt hại lớn không chỉ về mặt kinh tế mà cịn về mặt xã hội. Tính hệ thống và đồng
bộ không những chi phối đến các thiết kế, quy hoạch mà còn được thế hiện ở cả
cách thức tổ chức quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ. Chính đặc điểm này đã địi
hỏi khi lập kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển GTĐB không được xem xét tới
lợi ích riêng lẻ của từng dự án mà phải xét trong mối quan hệ tổng thể của tồn bộ hệ
thống để đảm bảo được tính đồng bộ và hệ thống của toàn bộ mạng lước GTĐB tránh
tình trạng có một vài dự án ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ hệ thống.
* Đầu tư phát triển GTĐB mang tính định hướng.
Đây là đặc điểm xuất phát từ chức năng và vai trò của hệ thống GTĐB.
Chức năng chủ yếu của GTĐB là thoả mãn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá
của người dân cũng như của các doanh nghiệp, GTVT đường bộ được coi là huyết
mạch của nền kinh tế đảm bảo giao thương giữa các vùng miền và mở đường cho
các hoạt động kinh doanh phát triển hơn nữa hoạt động đầu tư phát triển GTĐB
cũng cần phải có một lượng vốn lớn cũng như cần thực hiện trong khoảng thời gian

dài do đó để đảm bảo đầu tư được hiệu quả và loại trừ được các rủi ro thì cần phải
có những định hướng lâu dài.GTĐB cần mang tính định hướng vì nó là ngành đi
tiên phong thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
* Đầu tư phát triển GTĐB mang tính chất vùng và địa phương.
Việc xây dựng và phát triển GTĐB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc
điểm địa hình, phong tục tập quán của từng vùng từng địa phương, trình độ phát
triển kinh tế của mỗi nơi và quan trọng nhất là chính sách phát triển của nhà
nước… Do đó đầu tư phát triển GTĐB mang tính vùng và địa phương nhằm đảm
bảo cho mỗi vũng và địa phương phát huy được thế mạnh của mình và đóng góp
lớn vào sự phát triển chung của cả nước. Vì vậy trong kế hoạch đầu tư phát triển
GTĐB không chỉ chủ yếu đến mục tiêu phát triển chung của cả nước mà phải
chú ý cả đến điều kiện, đặc điểm tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của mỗi vùng
lãnh thổ.


9
* Đầu tư phát triển GTĐB mang tính xã hội hố cao và có nhiều đặc điểm giống với
hàng hố cơng cộng.
Các cơng trình GTĐB là những hàng hố cơng cộng vì mục đích sử dụng
của nó là để phục vụ cả chức năng sản xuất và đời sống; là tổng hồ mục đích của
nhiều ngành, nhiều người, nhiều địa phương và của toàn xã hội. Điều này cho thấy
đầu tư phát triển GTĐB cần phải giải quyết cả mục tiêu phát triển kinh tế và cả mục
tiêu cộng đồng mang tính chất phúc lợi xã hội. Điều này là rất quan trọng đặc biệt là
đối với các nước đang phát triển như Việt Nam trong điều kiện NSNN của hạn hẹn
cùng với đó là thu nhập của người dân vẫn cịn thấp nên khơng thế đáp ứng hết nhu
cầu đầu tư phát triển GTĐB.

1.1.2.2. Vai trò của đầu tư phát triền giao thông đường bộ.
Quảng Ninh là tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc của Tổ quốc, là vùng
trọng điểm kinh tế phía Bắc trục tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh;

đồng thời là trung tâm du lịch lớn với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Theo đánh giá của Trung ương, Quảng Ninh là hình ảnh của Việt Nam thu nhỏ với
đầy đủ các yếu tố về tự nhiên, thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội. Quảng Ninh có
địa hình tự nhiên phức tạp, có các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, trong đó chủ yếu đường
đạt tiêu chuẩn cấp III, cấp IV. Giao thơng vận tải bằng đường bộ là loại hình vận tải
có chi phí thấp, thuận lợi đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu lưu thơng
hàng hố và đi lại của con người là rất lớn. Xây dựng hạ tầng GTĐB tạo tiền đề cho
nền kinh tế phát triển, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thơng đường bộ, giao lưu
văn hoá, hội nhập quốc tế và bảo vệ an ninh quốc gia.
a. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Những đóng góp tích cực của hệ thống giao thơng đường bộ vào sự phát
triển kinh tế là rất rõ ràng và được thế hiện ở các vai trò sau:
- GTĐB góp phần thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài, rút
ngắn được khoảng cách địa lý giữa các tỉnh thành trong cả nước do đó làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế vùng, rút ngắn trình độ phát triển kinh tế giữa các địa phương,
tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương và thúc đẩy các địa


10
phương phát triển kinh tế. Hệ thống GTĐB phát triển sẽ tạo điều kiện cho các hoạt
động giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng và địa phương với nhau, giữa
quốc gia này với quốc gia khác từ đó sẽ tìm ra được những cơ hội đầu tư tốt và tiến
hành đầu tư, các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển cùng với đó là thu hút các
nguồn vốn trong nước và ngoài nước cho mục tiêu phát triển kinh tế.
- GTĐB góp phần khơng nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thơng
qua kích thích tạo việc làm và tăng năng suất lao động. Sự phát triển của hạ tầng
giao thông đường bộ đã góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt
Nam trong thời gian qua. Các cơng trình GTĐB sẽ thu hút một lượng lớn lao động
do đó góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp cho quốc gia, mặt khác khi vốn đầu tư
cho hệ thống GTĐB lớn sẽ kích thích thu hút vốn đầu tư cho các ngành trực tiếp sản

xuất sản phẩm phục vụ cho sự phát triển của các cơng trình giao thơng như sắt,
thép, xi măng, gạch ngói …
- Hạ tầng GTĐB phát triển sẽ đóng góp tích cực vào việc tiết kiệm chi phí
và thời gian vận chuyển, từ đó tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, kích thích
tiêu dùng và phát triển của các ngành khác. Trong các loại hình vận tải ở Việt Nam
thì vận tải bằng đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất do đó nếu hạ tầng GTĐB tốt sẽ
tiết kiệm được rất nhiều chi phí, và có thể lấy số chi phí tiết kiệm được để thực hiện
phát triển các ngành khác.
b. Phát triển văn hoá - xã hội.
Phát triển văn hoá xã hội là phát triển đời sống tinh thần của người dân, điều
này góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của quốc gia. Dân số Quảng Ninh
tính đến năm 2011 là khoảng hơn 1 triệu người gồm các dân tộc khác nhau và sống
trong các vùng không đồng đều về lịch sự, địa lý… do đó đời sống tinh thần cũng
khác nhau đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn và các vùng xa xơi hẻo lánh. Nhờ
có hạ tầng GTĐB phát triển mà khoảng cách đó ngày càng được xố bỏ, đường gia
thơng được xây dựng đến đâu thì nền văn minh của xã hội phát triển đến đó, sự giao
lưu văn hoá giữa các vùng ngày càng đuợc tăng cường và làm phong phú thêm đời
sống của người dân Quảng Ninh từ đó kích thích người dân hăng say lao động đóng
góp vào sự phát triển của tỉnh.


11
Hệ thống đường bộ phát triển sẽ nảy sinh các ngành nghề mới, các cơ sở sản
xuất mới phát triển từ đó tạo cơ hội việc làm và sự phát triển không đồng đều giữa
các vùng cũng được giảm, hạn chế sự di cư bất hợp pháp từ nông thôn ra thành thị,
hạn chế được sự phân hoá giàu nghèo và từ đó giảm được các tệ nạn xã hội góp
phần tích cực vào bảo vệ mơi trường sinh thái.
c. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu quan trọng của bất kì một doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng
đều là lợi nhuận. Có nhiều cách để doanh nghiệp áp dụng để có được lợi nhuận tối

đa và một trong những cách đó là giảm chi phí một cách tối thiểu. Hạ tầng GTĐB sẽ
đóng góp đáng kể vào việc giảm chi phí của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh
nghiệp có chi phí vận tải chiếm một tỷ trọng lớn. Khi hạ tầng GTĐB phát triển thì
các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu, chi phí vận chuyển hàng hố
tới nơi tiêu thụ, chi phí nhập ngun liệu; ngồi ra doanh nghiệp cũng có thể tiết
kiệm được một số chi phí khác như chi phí quản lý và bảo quản hàng hố, chi phí
lưu trữ hàng tồn kho… Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm và
nâng cao cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Hệ thống GTĐB phát triển
cũng sẽ giúp các doanh nghiệp giao hàng đúng nơi và đúng thời gian từ đó tạo được
uy tín cho doanh nghiệp, trong kinh doanh thì điều này là rất quan trọng. Mặt khác
khi giao thông đường bộ phát triển thì sản phẩm dễ dãng đến tay người tiêu dùng do
đó hàng hóa sẽ được tiêu thụ nhanh hơn, điều này sẽ rút ngắn thời gian quay vòng
vốn và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng hiệu quả sản xuất của các
doanh nghiệp.
d. Bảo đảm an ninh quốc phịng.
Hệ thống GTĐB đóng góp tích cực vào việc giữ gìn trật tự an ninh xã hội,
và bảo vệ quốc phịng. giữ gìn trật tự xã hội. Đây là một trong những vấn đề mà
đảng và chính phủ đang rất quan tâm.
Hơn nữa, hệ thống GTĐB phát triển sẽ góp phần bảo vệ biên giới của đất
nước. GTĐB phát triển góp phần nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức của người
dân đặc biệt là các dân tộc ở vùng xâu vùng xa từ đó đảm bảo sự ổn định về chính
trị quốc gia.


12
e. Bảo đảm trật tự an tồn giao thơng:
Hiện nay, tình hình tai nạn giao thơng được nâng lên thành thảm hoạ của
quốc gia. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông đường bộ
là cơ sở hạ tầng giao thơng cịn nhiều bất cập, chưa tương xứng với sự gia tăng của
các phương tiện tham gia giao thông.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng GTĐB hiện đại sẽ giảm thiểu đuợc tình trạng ùn
tắc giao thơng xảy ra trong thời gian qua. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, giảm
thiểu số người chết vì tai nạn giao thông.
Để làm tốt các nội dung trên, bước đầu tiên quan trọng là hạ tầng giao thông
phải được đầu tư đồng bộ, đảm bảo chất lượng. Xác định đây vừa là một mục tiêu
phát triển quan trọng, đồng thời cũng là trách nhiệm của địa phương trong việc kết
nối vào mạng lưới giao thông của Quốc gia và toàn cầu.
f. Đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế.
Hội nhập và giao lưu kinh tế về mọi mặt đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ
giữa các nước trong khu vực và trên toàn thế giới và Quảng Ninh nói riêng và Việt
Nam nói chung cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Hiện nay thì hạ tầng GTĐB
của nước ta còn ở mức yếu so với các nước trong khu vực nên ảnh hưởng lớn khả
năng hội nhập và giao lưu với các nước. Chính vì vậy mà Việt Nam đang xúc tiến
để xây dựng các hệ thống đuờng xuyên quốc gia góp phần mở rộng giao lưu kinh tế
và văn hóa giữa các nước.

1.1.2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ.
a. Khái niệm về vốn.
Vốn là một nhân tố đầu vào quan trọng của q trình sản xuất xã hội, là tồn
bộ tài sản mà nền kinh tế có được trong q trình xây dựng và phát triển.Nó đảm
bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của mọi hình thái kinh tế-xã hội.Về bản chất
vốn đầu tư là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để
đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội và vốn đầu tư được thể hiện dưới hai hình thái
là hiện vật và giá trị.Vốn hiện vật không chỉ tồn tại dưới dạng các tài sản hữu hình
như các loại máy móc, nhà xưởng, thiết bị… mà nó cịn tồn tại dưới dạng các tài sản


13
vơ hình như bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hố, lợi thế thương mại hay
thương hiêụ, trình độ của nguồn nhân lực.Trong giai đoạn phát triển hiện nay, vốn

nhân lực đóng một vai trị quyết định có thể thay thế một phần các loại vốn khác.
Ở mỗi quốc gia, nguồn vốn đầu tư trước hết và chủ yếu là từ tích luỹ của nền
kinh tế, là phần tiết kiệm sau khi tiêu dùng của cá nhân và của chính phủ và đây
được coi là nguồn vốn quan trọng nhất cho sự phát triển của một quốc gia, là nguồn
vốn đảm bảo cho sự tăng trưởng và sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh
vực kinh tế cũng như trong các lĩnh vực khác.Ngồi nguồn vốn tích luỹ từ trong
nước,các quốc gia cịn có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài để phục vụ phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước.
- Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn bốn từ NSNN, nguồn vốn tín dụng
đầu tư phát triển của nhà nước, và nguồn vốn của dân cư và tư nhân…
- Nguồn vốn từ nước ngoài bao gồm các nguồn vốn như vốn đầu tư trực tiếp
(FDI), vốn đầu tư gián tiếp (ODA)…
Trong các nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngồi thì nguồn vốn
nước ngồi đóng vai trị là cú hích cho sự phát triển của một quốc gia đang phát
triển như Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
- Vốn trong nước bao gồm:
+ Vốn tích luỹ của NSNN: đây là phần chênh lệch giữa các khoản thu( không
kể vay nợ) với chi tiêu dùng thường xuyên của NSNN. Đối với vốn tích luỹ NSNN
cần áp dụng các chính sách huy động và tiết kiệm triệt để và có hiệu quả như vừa
tăng thu NSNN, vừa tiết kiệm các khoản chi tiêu dùng của NSNN.
+ Nguồn vốn tín dụng của nhà nước: được huy động thơng qua phát hành trái
phiếu chính phủ và các hình thức vay nợ qua kho bạc nhà nước.
- Vốn nước ngoài: là các nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngồi, thơng
qua vay nợ và viện trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Đây là nguồn vốn
quan trọng để bù đắp thiếu hụt ngân sách và được ưu tiên để phát triển kinh tế xã
hội.Hiện nay việc đưa ODA vào ngân sách để quản lý đạt 15% đến 20%.


14
b. Đặc điểm nguồn vốn đầu tư trong phát triển giao thông đường bộ.

Hạ tầng GTĐB là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng giao thông vận
tải nói riêng và của kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nói chung và sự phát triển
của hạ tầng GTĐB góp phần nâng cao năng lực của nền kinh tế, là tiền đề thúc đẩy
các ngành khác phát triển do đó vốn đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB cũng có những
đặc điểm riêng so với vốn đầu tư phát triển các ngành khác:
- Vốn đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB phải đảm bảo về mặt vật chất sao cho
tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác đặc biệt là các ngành kinh tế mũi
nhọn, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, tiết kiệm chi phí cho xã hội và tài nguyên
của đất nước.
- Vốn đầu tư để thực hiện phát triển GTĐB được cân đối trong phạm vi ngân
sách do đó cần phải chú ý đến đặc điểm nào nhằm tăng cường hạ tầng GTĐB đạt
hiệu quả tối đa mà không ảnh hưởng đến nguồn vốn từ NSNN để phát triển các
ngành khác.
- Hạ tầng giao thơng đường bộ có vị trí cố định, phân bổ khắp các vùng miền
của đất nước và có giá trị rất lớn.Vì vậy vốn đầu tư phát triển GTĐB từ NSNN
không chỉ chú trọng tới nhu cầu đi lại hiện tại mà còn phục vụ nhu cầu đi lại và lưu
thơng hàng hố ngày càng tăng trong tương lai cho nên cần phải có kế hoạch sử
dụng vốn một cách hiệu quả:cần xem xét các ngành mũi nhọn, tính tốn lựa chọn
các tuyến đường…
- Vốn đầu tư cho xây dựng các cơng trình hạ tầng GTĐB thường phát sinh
trong thời gian dài, nhiều cơng trình phải đầu tư trong 10 năm mới có thể đi vào sử
dung, sử dụng nhiều loại cơng việc có tính chất, đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy
cần phải có các biện pháp quản lý và sử dụng vốn thích hợp để tránh thất thốt lãng
phí nguồn vốn.
- Hiệu quả sử dụng vốn NSNN để đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB gồm cả
hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả xã hội cịn được đánh giá cao
hơn ở nhiều cơng trình như các cơng trình xây dựng giao thông nông thôn… Hiệu
quả sử dụng vốn là rất khó đo lường trực tiếp và thường được đo lường thông qua
hiệu quả của các ngành kinh tế khác.



15

1.1.2.4. Các loại hình đầu tư phát triển giao thơng đường bộ bằng vốn ngân
sách nhà nước.
a. Đầu tư giao thơng đường bộ theo chu kỳ dự án.
Chu kì của một dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án
phải trải qua, bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hồn thành
chấm dứt hoạt động.
Chu kì dự án dự án đầu tư có thể được minh họa bằng sơ đồ:

Ý đồ về
dự án
đầu tư

Chuẩn bị
đầu tư

Thực
hiện đầu


Vận
hành các
kết quả
đầu tư

Ý đồ về
dự án
đầu tư


Hình 1.1. Sơ đồ chu kì dự án đầu tư
Cũng như các dự án đầu tư phát triển thơng thường thì chu kì của dự án
đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB cũng trải qua các giai đoạn như trong sơ đồ chu
kì dự án:
- Ý đồ về dự án đầu tư: Đây là bước rất quan trọng vì là sự khởi đầu cho bất
cứ một dự án đầu tư nào đặc biệt là đối với các dự án có mục tiêu xã hội cao như
các dự án hạ tầng GTĐB. Việc xác định ý đồ cho dự án phải được dựa trên các cơ
chế chính sách phát triển hệ thống hạ tầng giao thơng vận tải của cả nước nói chung
và của hệ thống hạ tầng GTĐB nói riêng cũng như nhu cầu cấp thiết của dự án.
- Chuẩn bị đầu tư:
+ Soạn thảo dự án: Trên cơ sở có ý đồ đầu tư thì nhà đầu tư sẽ tiến hành lập
dự án cũng như tiến hành nghiên cứu khả thi và nghiên cứu tiền khả thi. Sau giai
đoạn này sẽ có một dự án hồn chỉnh để trình lên cơ quan có thẩm quyền xin cấp
vốn NSNN.
+ Thẩm định dự án: Sau khi dự án đã được lập hoàn chỉnh, để dự án có thể
được cấp vốn đầu tư thì cần phải tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án, vì
NSNN là có hạn khơng thể đầu tư dàn trải được. Mục tiêu quan trọng nhất của giai
đoạn này là phải tiến hành thẩm định khía cạnh tài chính kết hợp với thẩm định


16
khía cạnh xã hội của dự án, khơng thể xem nhẹ khía cạnh xã hội như đối với các
dự án tư nhân.
-Thực hiện đầu tư: Các dự án sau khi được tiến hành thẩm định nếu có tính
khả thi sẽ được cấp vốn đầu tư và tiến hành thực hiện đầu tư. Trong q trình thi
cơng cơng trình cần phải thường xuyên giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện xây
dựng cơng trình và phải báo cáo tiến độ thường xuyên cho các cơ quan quản lý có
thẩm quyền nhằm đảm bảo cho cơng trình hồn thành đúng theo kế hoạch phát triển
chung của cả nước cũng như đảm bảo cho cơng trình được hồn thành với chất

lượng tốt nhất có thể nhưng với chi phí thấp nhất. Kết thúc giai đoạn này thì cơng
trình đã được hồn thành và có thể bắt đầu được đưa vào sử dụng. Sản phẩm ở đây
là các con đường mới, cây cầu mới…
- Vận hành kết quả đầu tư: Đây là giai đoạn cuối cùng của bất kì dự án đầu
tư nào. Sau khi cơng trình đã được hồn thành sẽ được bàn giao cho các cơ quan có
trách nhiệm khai thác cơng trình. Trong giai đoạn này ở một số cơng trình có thể
tiến hành thu phí sử dụng cơng trình đối với các phương tiện sử dụng nhằm bù đắp
một phần chi phí cho nhà nước.
- Ý đồ về dự án mới: Nền kinh tế phát triển không ngừng và hạ tầng GTĐB
cũng phải phát triển cùng với nền kinh tế để có thể hỗ trợ tối đa cho nhau trong
mục tiêu phát triển chung của quốc gia, do đó sau mỗi một cơng trình hồn thành
thì lại xuất hiện các kế hoạch chiến lược phát triển nhằm hỗ trợ tốt nhất cho sự
phát triển chung.
b. Đầu tư giao thông đường bộ theo lĩnh vực đầu tư.
* Đầu tư và xây dựng mới đường bộ:
Đây là nội dung chủ yếu của đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB và nó chiếm
một tỷ trọng vốn lớn trong tổng số vốn nhà nước đầu tư cho phát triển hạ tầng
GTĐB. Thơng thường nó chiếm trên 80% tổng số vốn hàng năm. Đầu tư mới và
xây dựng mới nhằm nâng cao tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân cũng như
nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và nhu cầu đi lại của
người dân. Đầu tư xây dựng mới hạ tầng GTĐB là chiến lược phát triển trong nhiều


17
năm để có thể là tiền đề và động lực cho việc phát triển các ngành khác, phát triển
mỗi vùng và địa phương, nâng cao đời sống của các địa phương.
* Đầu tư nâng cấp và duy tu bảo dưỡng đường bộ:
Đây là công việc xuất phát từ thực trạng GTĐB của nước ta. Sau nhiêu năm
sử dụng, các công trình GTĐB đã bị hư hỏng nhiều nhưng vẫn cịn có thể sử dụng
để đáp ứng nhu cầu trước mắt. Cùng với đó là do dự thiếu vốn đầu tư của nhà nước

nên không thể xây dựng mới trong một thời gian ngắn. Do đó hàng năm nhà nước
cần phải chi một lượng vốn nhất định để có thể duy trì hoạt động của hệ thống hạ
tầng GTĐB. Đây là một giải pháp tốt đối với một nước đang phát triển như Việt
Nam để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống GTĐB nhưng vẫn tiết
kiệm được các nguồn lực. Điều này là rất quan trọng trong tình trạng thiếu vốn
nhưng vẫn cịn có q nhiều mục tiêu đầu tư cấp bách khác.
c. Đầu tư giao thông đường bộ theo khu vực đầu tư.
* Đầu tư vào giao thông nông thôn:
Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng một
xã hội cơng bằng, văn minh, thực hiện cơng nghiệp hố-hiện đại hố đất nước. Giao
thơng đi lại chủ yếu của nơng thôn là giao thông đường bộ bao gồm các con đường
bên trong các xã nối liền với các đường quốc lộ; các con đường liên huyện, liên xã,
liên thôn. Đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB nông thôn nhằm xây dựng một hệ thống
hạ tầng đường bộ liên hoàn nhằm phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp
hố và nâng cao dân trí của khu vực nơng thơn. Với phương châm nhà nước và
nhân dân cùng làm thì đây là chủ trương thích hợp của Đảng trong điều kiện nước
ta vẫn là một nước nông nghiệp và chủ yếu người dân sống bằng nghề nông.
* Đầu tư vào giao thông đường bộ đô thị:
Song song với đầu tư vào phát triển vào khu vực nơng thơn nhằm mục đích
xã hội là chủ yếu thì đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị lại nhằm phát
triển kinh tế văn hố ở khu vực đơ thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Vì đây là
những đầu tàu trong nền kinh tế, hàng năm ở các khu vực đơ thị đóng góp vào GDP
của cả nước cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Hơn nữa khu vực đô thị cũng
là bộ mặt của đất nước nhằm thu hút các nguồn vốn cả trong nước lẫn ngoài nước.


×