Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu cơ chế xâm nhập mặn các tầng chứa nước trầm tích đệ tứ khu vực ven biển tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.29 MB, 108 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học mỏ - địa chất

TRầN Vũ LONG

Nghiên cứu cơ chế xâm nhập mặn
các tầng chứa nớc trầm tích
Đệ Tứ khu vực ven biển tỉnh Nam Định

Luận văn thạc sĩ khoa học

Hà Nội - 2010


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học mỏ - địa chất
&

TRầN Vũ LONG

Nghiên cứu cơ chế xâm nhập mặn
các tầng chứa nớc trầm tích
Đệ Tứ khu vực ven biển tỉnh Nam Định
Chuyên ngành:
M số:

Địa chất thuỷ văn
60.44.63

Luận văn thạc sÜ khoa häc
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:


PGS. TS. Ph¹m q nhân
PGS. TS. Flemming Larsen

Hà Nội - 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu
và số liệu này là trung thực. Các kết quả, luận điểm của luận văn chưa được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả Trần Vũ Long


3

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT VÀ KÝ HIỆU.................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ................................................... 8
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU .................................. 14
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ......................................................................... 14
1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 14
1.1.2. Khí hậu .................................................................................................. 15
1.1.3. Thủy văn ................................................................................................ 15
1.1.4. Hải văn .................................................................................................. 16
1.2. Kinh tế xã hội ........................................................................................... 17

1.2.1. Sản xuất nông nghiệp và tài nguyên môi trường................................... 17
1.2.2. Công nghiệp, thương mại và dịch vụ .................................................... 17
1.2.3. Đầu tư xây dựng, Giao thông, Truyền thông và Điện lực..................... 18
1.2.4. Tài chính, Ngân hàng, Đăng ký kinh doanh.......................................... 18
1.2.5. Lĩnh vực văn hóa - xã hội ...................................................................... 18
1.3. Đặc điểm địa chất khu vực ...................................................................... 19
1.3.1. Giới Kainozoi ........................................................................................ 19
1.3.2. Hệ Đệ Tứ (Q) ......................................................................................... 19
1.4. Lịch sử phát triển địa chất Đệ Tứ đồng bằng Bắc Bộ và vùng nghiên
cứu ................................................................................................................... 26
1.4.1. Thời kỳ Pleistoxen (Q1) ......................................................................... 26
1.4.2. Thời kỳ Holoxen (Q2)............................................................................. 29
1.5. Đặc điểm địa chất thủy văn ..................................................................... 30
1.5.1. Tầng chứa nước Holoxen trên (qh2) ...................................................... 31


4

1.5.2. Tầng chứa nước Holoxen dưới. ............................................................. 34
1.5.3. Tầng chứa nước Pleistoxen (qp) ........................................................... 36
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ XÂM NHẬP MẶN ..... 43
2.1. Trên thế giới............................................................................................. 43
2.1.1. Nghiên cứu chung về xâm nhập mặn..................................................... 43
2.1.2. Xâm nhập mặn ở sông và vùng cửa sông. ............................................. 44
2.1.3. Nước biển cổ .......................................................................................... 46
2.2. Nghiên cứu xâm nhập mặn trong nước và khu vực nghiên cứu.......... 47
2.3. Nghiên cứu xây dựng mơ hình xâm nhập mặn trên thế giới ................ 49
2.4. Ảnh hưởng của mật độ chất lỏng tới vận chuyển vật chất hòa tan ...... 51
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ MẶN – NHẠT
NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC NGHIÊN CỨU .. 54

3.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 54
3.1.1. ðiện trở suất của tầng chứa nước ......................................................... 54
3.1.2. Phương pháp trường chuyển (Transient Electromagnetic Measurement
- TEM).............................................................................................................. 57
3.2. Áp dụng cho vùng nghiên cứu ................................................................ 62
3.2.1. Cơ sở xác ñịnh tuyến ño ........................................................................ 62
3.2.2. Tuyến đo ................................................................................................ 63
3.2.3. Xử lý, phân tích tài liệu ......................................................................... 63
3.3. Kết quả xác định ranh giới mặn – nhạt khu vực nghiên cứu ............... 64
3.3.1. Cơ sở thiết lập tương quan giữa điện trở suất của tầng chứa nước và
tổng hàm lượng chất rắn hoà tan .................................................................... 64
3.3.2. Cơ sở xác định ranh giới mặn nhạt khu vực nghiên cứu ...................... 65
3.3.3. Kết quả giải đoán số liệu Địa vật lý. ..................................................... 65
3.4. Thảo luận ................................................................................................. 70
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CƠ CHẾ XÂM
NHẬP MẶN VÙNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 72


5

4.1. Cơ sở lý thuyết về dịch chuyển vật chất hòa tan trong tầng chứa nước.
......................................................................................................................... 72
4.1.1. Vận chuyển theo gradient nồng độ ........................................................ 72
4.1.2. Di chuyển vật chất theo dòng thấm ....................................................... 73
4.1.3. Phân tán cơ học ..................................................................................... 74
4.1.4. Phân tán thuỷ động lực.......................................................................... 75
4.1.5. Quan hệ giữa khuếch tán và phân tán................................................... 77
4.1.6. Dịch chuyển chất hòa tan với mật độ chất lỏng thay đổi (Density flow).
......................................................................................................................... 78
4.2. Mơ hình dịch chuyển vật chất có tính đến mật độ chất lỏng SEAWAT

......................................................................................................................... 79
4.2.1. Cơng thức tốn học về dịng ngầm có tính đến mật độ chất lỏng thay
đổi được sử dụng trong chương trình SEAWAT.............................................. 80
4.2.2. Cơng thức di chuyển vật chất hịa tan có mật độ thay đổi. ................... 81
4.2.3. Công thức chuyển đổi giữa mật độ và nồng độ..................................... 82
4.2.4. Điều kiện biên trong mơ hình ................................................................ 82
4.3. Xây dựng mơ hình xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu ...................... 83
4.3.1. Mơ hình khái niệm ................................................................................. 83
4.3.2. Mơ hình số ............................................................................................. 85
4.3.3. Kết quả mơ hình..................................................................................... 88
4.4. Cơ chế xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu .......................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT VÀ KÝ HIỆU
PGS.TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

NCS

Nghiên cứu sinh

ĐCTV

Địa chất thủy văn


TCN

Tầng chứa nước

NDĐ

Nước dưới đất

TEM

Phương pháp trường chuyển

LK

Lỗ khoan

LKQT

Lỗ khoan quan trắc

qh

Tầng chứa nước Holocene

qp

Tầng chứa nước Pleitocene

TDS


Độ tổng khống hóa


7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp lượng mưa và bốc hơi trung bình (đơn vị mm)
tại trạm Văn Lý, theo từng tháng từ năm 1990 đến 2007 ............................... 15
Bảng 1.2. Thống kê bề dày hệ tầng Lệ Chi theo lỗ khoan ...................... 20
Bảng 1.3. Thống kê bề dày trầm tích hệ tầng Hà Nội theo lỗ khoan ...... 21
Bảng 1.4. Thống kê bề dày trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc theo lỗ khoan . 23
Bảng 1.5. Bảng tổng hợp kết quả hút nước thí nghiệm tầng chứa nước qp
......................................................................................................................... 37
Bảng 1.6. Kết quả phân tích các chỉ tiêu phóng xạ ................................ 39
Bảng 3.1. Phân loại dữ liệu sau xử lý theo STDF (Auken & nnk, 2005) 62
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả đo trường chuyển khu vực nghiên cứu với
mơ hình 4 lớp. .................................................................................................. 65


8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định và giới hạn vùng nghiên
cứu ................................................................................................................... 14
Hình 1.2. Biểu đồ diễn biến lượng mưa và bốc hơi trung bình tháng .... 15
Hình 1.3. Bản đồ bờ biển cổ tại thời điểm cách đây 4000 năm và hiện tại
(Tanabe &nnk, 2006)....................................................................................... 27
Hình 1.4. Bản đồ bờ biển cổ tại vùng cửa sông Hồng trong 5000 năm trở
lại đây (Taanabe & nnk, 2006) ....................................................................... 30

Hình 2.1. Quan hệ Ghyben – Herzberg................................................... 44
Hình 2.2. Mơ hình khái niện thể hiện quá trình đối lưu hỗn hợp (Smith
và Turner, 2001) .............................................................................................. 46
Hình 3.1. Tương quan giữa nồng độ NaCl và độ dẫn điện, nhiệt độ và
điện trở theo Schott & nnk (1975). .................................................................. 56
Hình 3.2. Mơ hình dịng xốy cảm ứng thứ cấp. A. Khi mới ngừng phát
dịng. B. Tại thời điểm muộn hơn. ................................................................... 59
Hình 3.3. Sơ đồ bố trí 1 điểm đo TEM .................................................... 59
Hình 3.4. Đường đặc tính và nguyên tắc của phương pháp trường
chuyển (TEM). a.Dòng điện chạy trong cuộn dây phát. b) lực điện động cảm
ứng sinh ra trong các lớp đất đá và c) từ trường thứ cấp được đo đạc trong
cuộn đo. ........................................................................................................... 60
Hình 3.5. Bản đồ tài liệu thực tế khu vực khảo sát ................................. 64
Hình 3.6. Kết quả giải đốn trường chuyển - mơ hình 4 lớp .................. 66
Hình 3.7. Đồ thị tương quan giữa TDS và ρw tầng chứa nước Pleistoxen
vùng ven biển Huyện Giao Thủy, Nam Định ................................................... 67
Hình 3.8. Đồ thị tương quan giữa TDS và ρw tầng chứa nước Holoxen
vùng ven biển Huyện Giao Thủy, Nam Định ................................................... 68
Hình 3.9. Bản đồ ranh giới mặn nhạt tầng chứa nước qh ...................... 69
Hình 3.10. Bản đồ ranh giới mặn nhạt tầng chứa nước qp .................... 69
Hình 4.1. Sơ đồ tuyến mơ phỏng trên mặt bằng...................................... 83
Hình 4.2. Mơ hình mơ phỏng hệ thống NDĐ trong mơi trường 4 lớp. ... 86


9

Hình 4.3. Bản đồ phân vùng hệ số thấm các lớp sau khi được mơ hình
hố ................................................................................................................... 87
Hình 4.4. Điều kiện biên được gán trên mơ hình .................................... 88
Hình 4.5. Thời điểm T = 1 năm. .............................................................. 89

Hình 4.6. Thời điểm T = 200 năm ........................................................... 89
Hình 4.7. Thời điểm T = 400 năm ........................................................... 89
Hình 4.8. Thời điểm T=800 năm ............................................................. 90
Hình 4.9. Thời điểm T=1000 năm ........................................................... 90


10

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, trong quá trình điều tra ĐCTV và
tìm kiếm, thăm dị nước dưới đất trên đồng bằng Bắc bộ, các nhà ĐCTV đã
phát hiện ra các điểm nước nhạt trong trầm tích Pleistoxen. Các điểm nước
nhạt này nằm tại khu vực Đông Nam đồng bằng và thuộc các tỉnh Nam Định,
Thái Bình và Ninh Bình.
Sự phát hiện này đã mở ra nhiều triển vọng cho việc khai thác, sử dụng
nước dưới đất nhạt ở vùng ven biển Nam Định trong điều kiện nước mặt và
nước dưới đất tầng chứa nước Holoxen gần như bị mặn hoàn tồn. Cũng vì
vậy nhiều dự án điều tra đã được thực hiện, nhiều đề tài nghiên cứu cũng đã
được triển khai nhằm xác định quy mô phân bố, điều kiện tồn tại, nguồn gốc
hình thái các thấu kính nước nhạt đó. Q trình nghiên cứu đã đạt được nhiều
thành tựu cũng như xác định là thấu kính nước nhạt khá lớn, có trữ lượng khai
thác hàng chục ngàn m3/ng. Tuy nhiên cịn nhiều vấn đề về thấu kính này
chưa được sáng tỏ như ranh giới mặn nhạt, con đường gây nhiễm mặn, nguồn
gốc hình thành thấu kính nước nhạt đó. Việc sử dụng hệ các phương pháp địa
vật lý đặc biệt là sự kết hợp giữa hai phương pháp trường chuyển (TEM) và
đo sâu điện đa cực (MEP) có thể xác định tốt sự phân bố mặn nhạt của hệ
thống nhiều tầng chứa nước. Bên cạnh đó, với sự phát triển của cơng nghệ
thơng tin, phương pháp mơ hình số đã được ứng dụng rất hiệu quả trong việc

mô phỏng quá trình dịch chuyển của nước mặn trong tầng chứa nước theo
thời gian và không gian. Các phần mềm SUTRA (Voss, C. I., và Provost,
A.M., 2002), SEAWAT (Guo, Weixing và Langevin, C.D., 2002) cho phép
mơ phỏng dịng chảy cùng với vật chất hịa tan có tính đến sự biến đổi về mật
độ chất lỏng.
Ở khu vực ven biển tỉnh Nam Định, tài nguyên nước dưới đất là vấn đề
đang được quan tâm của các nhà chuyên môn cũng như các nhà quản lý;
Nguồn nước cung cấp cho mục đích sinh hoạt và sản xuất của người dân chủ
yếu là nước mặt và nước dưới đất; nước mặt chủ yếu là nước sông, nước dưới
đất chủ yếu được lấy từ các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ Tứ. Ngồi vấn
đề về trữ lượng, vấn đề chất lượng nguồn nước cũng đang được đề cập nhiều.


11

Đối với vùng nghiên cứu, vấn đề xâm nhập mặn là một vấn đề nghiêm trọng
đối với chất lượng nguồn nước. Vì vậy, nghiên cứu xác định cơ chế nhiễm
mặn, cơ chế dịch chuyển mặn nhạt trong quan hệ giữa nước mặt và nước dưới
đất trong trầm tích bở rời Đệ Tứ có tính cấp thiết sâu sắc.
Chính vì vậy, sau khi hồn thành chương trình đào tạo thạc sỹ Địa chất
thuỷ văn của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, tác giả đã lựa chọn Đề tài
"Nghiên cứu cơ chế xâm nhập mặn các tầng chứa nước trầm tích Đệ Tứ khu
vực ven biển tỉnh Nam Định" để làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài này được
chấp thuận theo Quyết định số 738/QĐ-MĐC ngày 31 tháng 12 năm 2009
của Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ - Địa chất.
2. Mục đích
Sử dụng hệ các phương pháp địa vật lý và mơ hình số nghiên cứu cơ chế
xâm nhập mặn trong các tầng chứa nước trầm tích Đệ Tứ vùng ven biển Nam
Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tầng chứa nước Holoxen và Pleistoxen, phạm vi
nghiên cứu là khu vực ven biển Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
4. Nội dung nghiên cứu.
Đề tài gồm các nội dung nghiên cứu chính sau:
- Thu thập tài liệu, điều tra khảo sát sơ bộ và lập bản đồ phân bố nước
mặn tầng chứa nước Holoxene trên địa bàn tỉnh Nam Định;
- Tiến hành các công tác đo địa vật lý: ứng dụng phương pháp trường
chuyển (TEM), phương pháp đo sâu điện đa cực (MEP); Giải đoán tài liệu địa
vật lý, phân chia và liên kết địa tầng lập mặt cắt địa chất thuỷ văn, chính xác
hóa ranh giới mặn nhạt của các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ tứ khu vực
nghiên cứu.
- Xây dựng mơ hình số mơ phỏng q trình xâm nhập mặn hiện đại theo
chiều thẳng đứng và chiều ngang tại khu vực ven biển Nam Định và từ đó
phần nào tìm hiểu và giải thích được cơ chế nhiễm mặn của các tầng chứa
nước trầm tích Đệ Tứ.
5. Phương pháp nghiên cứu


12

Để thực hiện được những mục đích nghiên cứu, luận văn đã sử dụng tổ
hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp phân tích hệ thống: tổng hợp phân tích các tài
liệu về địa chất, địa chất thủy văn, tài liệu hút nước thí nghiệm, tài liệu quan
trắc động thái nước dưới đất vùng ven biển Nam Định.
- Phương pháp thống kê tính tốn: phân tích các kết quả thu thập, thống
kê, xử lý số liệu và tính tốn.
- Phân tích các số liệu đầu vào cho mơ hình số.
- Sử dụng phần mềm xây dựng mơ hình số mơ phỏng q trình xâm nhập
mặn hiện đại tại khu vực nghiên cứu.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
- Ý nghĩa khoa học: Thực tiễn đã chứng minh các phương pháp địa vật lý
có hiệu quả trong việc tìm kiếm nước dưới đất và phương pháp mơ hình số có
thể mơ phỏng dịng chảy và dịch chuyển các chất hịa tan trong nước dưới đất
có độ chính xác và tin cậy cao. Vùng nghiên cứu có nhiều Đề án, Dự án
nghiên cứu, tìm kiếm thăm dị phục vụ cho các mục đích khác nhau. Các
nghiên cứu này là những tài liệu quan trọng để xây dựng mô hình phục vụ cho
việc nghiên cứu về qui luật dịng chảy và các cơ chế xâm nhập mặn trong tầng
chứa nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: Chính xác hóa ranh giới mặn nhạt khu vực nghiên
cứu và ứng dụng mơ hình số nhằm giải thích q trình di chuyển và nhiễm
mặn khu vực nghiên cứu.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương với ... trang đánh máy, ... hình vẽ và ... bảng
biểu. Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương không kể mở đầu và kết luận.
Chương 1. Khái quát chung vùng nghiên cứu
Chương 2. Tổng quan về nghiên cứu xâm nhập mặn
Chương 3. Hiện trạng phân bố mặn – nhạt nước dưới đất trầm tích Đệ Tứ
vùng ven biển Giao Thủy, Nam Định.
Chương 4. Xây dựng mô hình xác định cơ chế xâm nhập mặn.
8. Cơ sở tài liệu của luận văn


13

- Các tài liệu quan trắc mực nước dưới đất tại các lỗ khoan và nước mặt
sông Hồng, sông Ninh Cơ tại khu vực nghiên cứu; số liệu quan trắc khí tượng
khu vực Nam Định tại trạm quan trắc khí tượng Văn Lý;
- Các tài liệu nghiên cứu của Dự án VietAS như số liệu địa vật lý, các tài
liệu địa tầng lỗ khoan đã khoan… là cơ sở nghiên cứu sự vận động và phân bố

mặn nhạt của nước dưới đất.
- Các tài liệu nghiên cứu về tìm kiếm thăm dò, quan trắc, nghiên cứu
chất lượng nước… trong khu vực nghiên cứu của các tổ chức khác nhau là cơ
sở làm sáng tỏ điều kiện địa chất thuỷ văn và phân bố ranh giới mặn nhạt
trong khu vực.
- Các tài liệu hướng dẫn xây dựng mơ hình dịng chảy và mơ hình dịch
chuyển của chất hịa tan trong nước dưới đất, các nghiên cứu trước đây của
các nhà khoa học trong nước và trên thế giới về ứng dụng phần mềm
MODFLOW, SEAWAT trong tính tốn địa chất thủy văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã được sự hướng dẫn tận tình
của thầy giáo PGS.TS. Phạm Quý Nhân, PGS.TS. Flemming Larsen (Cục Địa
chất Đan Mạch) cùng ý kiến đóng góp bổ ích của các thầy cơ trong Bộ môn
Địa chất thuỷ văn, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Đồng thời tác giả cũng đã
được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban chủ nhiệm Bộ môn Địa chất
thủy văn nơi tôi đang công tác, sự hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ của
Ban chủ nhiệm Dự án VietAS – Đại học Mỏ - Địa chất cũng như các thành
viên trong Dự án. Qua đây tác giả xin gửi tới các thầy cô, các bạn bè đồng
nghiệp lòng biết ơn chân thành đối với sự giúp đỡ quý báu đó.


14

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Nam Định là một tỉnh đồng bằng , nằm ở phía nam đồng bằng châu thổ
sơng Hồng, có toạ độ địa lý từ 19o55’ đến 20o16’ vĩ độ Bắc và từ 106o00’ đến
106o33’ kinh độ Đơng.
Phía Bắc tỉnh giáp với tỉnh Hà nam;
Phía Đơng giáp Thái bình;

Phía Tây giáp Ninh bình;
Phía Đơng và Đơng nam tiếp giáp vịnh Bắc bộ.
10 5 ° 5 0 '

10 6 ° 1 0 '

10 6 ° 0 0 '

10 6 ° 2 0 '

10 6 ° 3 0 '
20 °30 '

20 °30 '

T Øn h H µ N a m

M ü Léc

,

"!5 5

"!12

"!5 6

Vơ B ¶ n

T Øn h T h á i B ìn h


,T P. N a m Đ ịn h

"!

10

"!6 4
ào
ôn
g

Đ

,
Xu â n T r ờn g

,

"!5 5

"!2 1

,
,
Cử

"!1 0

Sông Đông


S

"!5 6

20 20 '

g
ồn
H

ý Y ên ,

,

ng


Na m T r ực

20 20 '

"!5 6

G i a o T h ủy
S

ôn

g


Bạ

ch

Lo

ng

t
Lạ

h

a
B



N in
ng

a

T rự c N in h


,

"!5 6


T ỉn h N in h B ìn h

,

20 °10 '

20 °10 '

H¶ i HË u

C h ó g iả i

-

U ỷ b a n n h â n d © n tØ n h

,

U û b a n n h © n d © n h u n

Ng h Üa H− n g

V Þn h B ¾ c B é

R a n h g ií i h u y Ư n
R a n h g ií i tØn h
R a n h g ií i x Ã
a
Cử


Đ ờng bờ biển

20 00 '

S ông Q uê

20 00 '

h
Nin

H u yệ n lộ



N

Cửa Đáy

Q u ố c lộ
Tỉn h l ộ
Đ ờ n g th à n h p h ố
Đ ờ n g sắ t

5

0

5


10 k m

S«ng hå

10 5 ° 5 0 '

10 6 0 0 '

B ản đồ đ ợc b iê n tập tạ i V P d ự án thí ®iÓ m Q LT H D V B tØnh N am Đ ịn h
Với s ự trợ gi úp kỹ thu Ët c đa T ru n g t©m M « i tr −ên g bi Ĩn - V iƯn C ơ h ọc - H à N ộ i

10 6 ° 1 0 '

10 6 ° 2 0 '

10 6 ° 3 0 '

N g uån : Së KH C N &M T tỉn h N am Đ ị nh

-

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định và giới hạn vùng nghiên cứu
Với có diện tích 1669,36 km2, dân số 1.888.400 người, Nam Định bao
gồm thành phố Nam định và 9 huyện (Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực,
Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng).


15


1.1.2. Khí hậu
Tỉnh Nam Định nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, được phân chia
thành 2 mùa: mùa hè nóng, ẩm , mưa nhiều và mùa đơng lạnh ít mưa khô
hanh. Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến hết
tháng 4 năm sau. Lượng mưa phân bố khá đều trong vùng lãnh thổ trung bình
năm từ 1200 - 2000 mm. Khoảng 70% lượng mưa hàng năm tập trung vào
mùa mưa và 30% lượng mưa tập trung vào mùa khơ. Tháng có lượng mưa ít
nhất thường là tháng 2 lượng mưa thường khoảng 25mm.
Nhiệt độ khơng khí trung bình năm vào khoảng 23,7oC. Nhiệt độ thấp
nhất ở vùng vào khoảng tháng 1: 16,7oC và cao nhất vào tháng 7: 29,3oC.
Độ ẩm trong năm khoảng 84%, nhìn chung, khí hậu Nam Định có các
chỉ số cao về độ ẩm, ánh sáng và ít có sự phân hoá theo lãnh thổ.
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp lượng mưa và bốc hơi trung bình (đơn vị mm)
tại trạm Văn Lý, theo từng tháng từ năm 1990 đến 2007
Tháng
1

2

2

3

5

6

7

8


9

10

11

12

TB
năm

Mưa

18,7

25,4

47,4

42,7

172,4

129,8

224,5

330,2


367,4

154,8

64,5

32,6

1610,5

Bốc
hơi

61,1

37,6

40,3

53,9

82,3

108,0

114,4

87,7

93,1


107,5

99,5

76,6

962,1

1

2

400
350
300
Mưa 250
200
150
Bốc
hơi 100
50
0
3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

Hình 1.2. Biểu đồ diễn biến lượng mưa và bốc hơi trung bình tháng
1.1.3. Thủy văn
Tỉnh Nam Định là đồng bằng ven biển nên tương đối bằng phẳng. Địa
hình trong vùng bằng phẳng, cao độ địa hình dao động từ 0,2 - 3,0m, đa số


16

dưới 1m. Ven biển có tồn tại một số cồn cát thấp với cao độ từ 2 đến 3m. Địa
hình nhìn chung dốc dần ra phía biển.
Nam định có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc. Nhìn chung các sơng đều
chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam và đổ ra biển. Các sông chảy qua địa
phận Nam định đều là hạ lưu, nên lịng sơng thường rộng và khơng sâu lắm.
Hệ thống sông trong vùng khá phát triển các sơng lớn như sơng Hồng, sơng
Đáy, sơng Ninh Cơ. Ngồi ra, các sông nhỏ và hệ thống kênh cũng rất phát
triển trong vùng.
Sông Hồng, tại trạm Phú Hào mực nước cao nhất trung bình nhiều năm

là 371 cm (vào tháng 8 hàng năm), nhỏ nhất là 4cm (vào tháng 12 hàng năm).
Sông Ninh Cơ tại trạm đo thuỷ văn Trực Phương mực nước cao nhất
trung bình nhiều năm là 226cm (vào tháng 8 hàng năm), nhỏ nhất là 41cm
(vào tháng 1 hàng năm).
1.1.4. Hải văn
- Thủy triều: Thủy triều là yếu tố động lực biển thống trị ở khu vực
nghiên cứu với độ lớn triều lớn nhất nước ta cực đại trên 4m và chế độ là nhật
triều. Khi triều lên kết hợp với nước kiệt từ thượng lưu đổ vể có thể làm nước
mặn xâm nhập sâu vào trong đất liền lên đến gần 30km. Nước dâng trong bão
khu vực này cũng không lớn, cực đại khoảng 3m.
Độ cao sóng ven bờ trung bình hàng năm đạt 0,78m, độ cao sóng lớn
nhất các tháng trong khoảng 2,2-4,9 m. Hướng sóng hợp với hướng gió hoạt
động theo mùa. Độ cao sóng lớn nhất có hướng Nam và Đơng nam vào mùa
hè.
- Độ mặn của nước biển vùng nghiên cứu dao động trong khoảng 120‰, đạt giá trị trung bình 9,85‰, phân bố không đồng đều trong nước biển
(V= 64,98%). Độ muối trung bình vùng biển khu vực nghiên cứu thấp hơn
nhiều so với độ muối trung bình của biển thế giới như Thái Bình Dương
(34,87‰) và Đại Tây Dương (35,60‰)


17

1.2. Kinh tế xã hội
1.2.1. Sản xuất nông nghiệp và tài ngun mơi trường
a) Gía trị sản xuất Nơng, lâm, thuỷ sản (giá cố định 1994) năm 2009 ước
đạt 4.302 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2008.
- Sản xuất nơng nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 195.994 ha
(trong đó lúa 158.643 ha). Sản lượng lương thực đạt 931,9 ngàn tấn (riêng sản
lượng thóc 914,2 ngàn tấn).
- Chăn nuôi: Sản lượng thịt hơi các loại ước 113,5 ngàn tấn, tăng 4,4%;

trong đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước 100 ngàn tấn, tăng 4,4% so
với năm 2008.
- Lâm nghiệp: Đã trồng 307 ha rừng phòng hộ tập trung, đạt kế hoạch
năm; chăm sóc và trồng dặm 520 ha rừng mới trồng; bảo vệ 1.474 ha rừng
phòng hộ khu vực xung yếu.
- Diêm nghiệp: Tổng diện tích sản xuất muối đạt 860 ha, đạt kế hoạch đề
ra và tăng 1,2% so với năm 2008, sản lượng muối ước 83 ngàn tấn, tăng 2%
so kế hoạch.
- Thủy sản: Tổng sản lượng ước đạt 83 ngàn tấn, tăng 8,9% và đạt kế
hoạch năm; trong đó khai thác 37 ngàn tấn, nuôi trồng 46 ngàn tấn.
1.2.2. Công nghiệp, thương mại và dịch vụ
- Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 8.344 tỷ
đồng (giá 1994) tăng 13%; trong đó cơng nghiệp trung ương 1.394 tỷ đồng,
tăng 11,2%; công nghiệp địa phương 6.321 tỷ đồng, tăng 13,3%; công nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi 629 tỷ đồng, tăng 13,9%.
- Thương mại: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu
dùng xã hội ước đạt 9.417 tỷ đồng, tăng 19,2% so cùng kỳ.
- Xuất, nhập khẩu: Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 210 triệu USD, đạt
105% kế hoạch; trong đó các doanh nghiệp Trung ương đạt 40 triệu USD, các
doanh nghiệp địa phương đạt 105 triệu USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi 65 triệu USD. Giá trị hàng hoá nhập khẩu cả năm ước 174,3 triệu
USD, giảm 9,1%.


18

1.2.3. Đầu tư xây dựng, Giao thông, Truyền thông và Điện lực
- Đầu tư xây dựng: Đã thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm tra thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn cho 553 cơng trình và hạng mục cơng
trình với giá trị 1.760/1.903 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 7,5%.

- Giao thông vận tải: Khối lượng vận tải hàng hoá tăng 13% và luân
chuyển hàng hoá tăng 18,1%. Vận tải hành khách tăng 16,7% và luân chuyển
hành khách tăng 21,8%.
- Thông tin, truyền thông: Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông 547 tỷ
đồng, tăng 25% so cùng kỳ, đạt 115% kế hoạch.
- Điện lực: Sản lượng điện thương phẩm ước 893 Tr.KWh, tăng 14% so
năm 2008.
1.2.4. Tài chính, Ngân hàng, Đăng ký kinh doanh
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.077 tỷ đồng, đạt 100,6%
dự tốn năm; trong đó thu nội địa 1.011 tỷ đồng, đạt 104% dự toán, thu thuế
xuất nhập khẩu 55 tỷ đồng, đạt 61% dự toán.
Chi ngân sách ước đạt 4.254 tỷ đồng bằng 131% dự toán chi, tăng 11%
so năm 2008.
1.2.5. Lĩnh vực văn hóa - xã hội
- Giáo dục, đào tạo: Hoàn thành năm học 2008-2009 ở các cấp học,
ngành học và tổ chức thi tốt nghiệp bậc THPT đạt kết quả cao (tỷ lệ tốt
nghiệp PTTH: 98,26%, xếp thứ nhất tồn quốc). Có 80,1% số học sinh tốt
nghiệp THCS được vào học lớp 10 bằng các loại hình đào tạo.
- Y tế: Chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động phòng
chống dịch bệnh, tập trung xử lý dịch tả tại 9/10 huyện, thành phố. Chủ động
phòng trừ và khống chế kịp thời dịch cúm AH1N1, không để xảy ra tử vong.
Chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao.
- Văn hoá, thể thao, du lịch: Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể
thao, văn nghệ quần chúng trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Chỉ đạo tổ
chức các hoạt động du lịch tại các điểm di tích, thắng cảnh và bãi biển.


19

- Phát thanh truyền hình: Đã tăng thời lượng phát sóng, thực hiện tốt

cơng tác tun truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và các nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Khoa học, công nghệ: Phê duyệt danh mục 12 dự án và 6 đề tài khoa
học, công nghệ năm 2009. Tổ chức nghiệm thu 5 đề tài, 9 dự án thực hiện
năm 2007-2008.
- Lao động, xã hội: Thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội: hỗ
trợ cho vay giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, vay đi xuất khẩu lao
động, cho học sinh, sinh viên vay đi học…; giải quyết việc làm mới ước 25
ngàn lượt người, đạt kế hoạch (trong đó đưa 1.500 lao động đi làm việc ở
nước ngoài).
- Bảo hiểm xã hội: Số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc cả
năm ước 469 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao; thu bảo hiểm y tế tự nguyện
đạt 70% kế hoạch.
1.3. Đặc điểm địa chất khu vực
1.3.1. Giới Kainozoi
Hệ Neogen - thống Pliocen - Hệ tầng Vĩnh Bảo.
Các thành tạo của hệ tầng Vĩnh Bảo, không lộ trên mặt, chỉ phát hiện ở
một số lỗ khoan. Hệ tầng Vĩnh Bảo phân bố khá rộng và hầu khắp của phần
ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng. Qua tài liệu các lỗ khoan nghiên cứu
Địa chất - địa chất thuỷ văn, các thành tạo của hệ tầng Vĩnh Bảo được phát
hiện và chiều sâu phân bố lớn.
1.3.2. Hệ Đệ Tứ (Q)
Thống Pleistoxen
Phụ thống Pleistoxen dưới hệ tầng Lệ Chi (Q1lc)
Các trầm tích được xác lập ở hệ tầng Lệ Chi không lộ trên mặt mà chỉ
gặp qua các lỗ khoan sâu. Chiều sâu phân bố của hệ tầng từ 110,2m (Q226n)
đến 149m (LK54). Bề dày thay đổi từ 5m đến trên 13m (Bảng 1.2).



20

Nhìn chung trầm tích của hệ tầng Lệ Chi phân bố trong những đới sụt
kiến tạo, kéo theo phương TB - ĐN. Theo kết quả các lỗ khoan trong vùng
nghiên cứu, các trầm tích Lệ Chi vắng mặt ở các khối nâng phía Tây Nam đứt
gẫy Ninh Bình mà chỉ gặp ở các khối sụt ở Nam Ninh, Hải Hậu.
Bề dày lớn nhất được biết là >13m (LK52) về quan hệ chúng nằm trên
bề mặt bóc mịn của hệ tầng Vĩnh Bảo và các đá cổ hơn và bị các trầm tích trẻ
hơn phủ lên trên.
Bảng 1.2. Thống kê bề dày hệ tầng Lệ Chi theo lỗ khoan
TT

Số hiệu lỗ khoan

1

Chiều sâu phân bố

Bề dày

Từ (m)

Đến (m)

(m)

LK41

126.0


135.0

>9.0

2

LK52

127.5

141.0

>13.5

3

Lk54

138.0

149.0

11.0

4

LK55

140.0


145.0

5.0

5

Q226n

110.2

118.0

7.8

Phụ thống Pleistoxen giữa - trên hệ tầng Hà Nội (a,amQ12-3hn).
Trầm tích được xếp vào hệ tầng Hà Nội không hiện diện trên mặt, chỉ
gặp ở các lỗ khoan. Bề dày từ 17.9m (Q226n) đến 71m (LK55) trên cơ sở đặc
điểm thành phần độ hạt và các tài liệu về cổ sinh, bào tử phấn hoa và các chỉ
số mơi trường hiện có, trầm tích của hệ tầng Hà Nội được phân ra làm hai
kiểu nguồn gốc khác nhau.
a/ Trầm tích sơng (aQ12-3hn).
Các trầm tích có nguồn gốc sơng của hệ tầng Hà Nội gặp hầu khắp ở các
lỗ khoan sâu trong vùng nghiên cứu và phân bố ở độ sâu 85m đến 151m. Bề
dày lớn nhất được biết ở LK55 (Hải Hậu) là 55m. Thành phần gồm cát sạn,
sỏi màu xám sáng, có lẫn ít cuội nhỏ, kích thước từ 1 - 2,5cm. Phần trên cát
hạt nhỏ - trung màu xám đến xám sáng có lẫn ít sạn sỏi thạch anh, cát hạt
được mài trịn tốt, kẹp tàn tích thực vật.
Tóm lại: Các trầm tích hạt thơ, có bề dày lớn nêu trên được khẳng định
nguồn gốc sông, thuộc hệ tầng Hà Nội (aQ12-3hn), và nằm phủ không khớp lên



21

trầm tích hệ tầng Lệ Chi (amQ1lc). Đây là tầng chứa nước chính và là nguồn
cung cấp nước nhạt quan trọng nhất trong vùng và châu thổ sông Hồng.
b/ Trầm tích sơng biển (am Q12-3hn).
Hơn 20 lỗ khoan trong vùng gặp được các thành tạo của trầm tích đựơc
xác định là hệ tầng Hà Nội mà có nguồn gốc sơng biển, phân bố ở độ sâu từ
69m (LK55) đến 126m (Q227a), bề dày lớn nhất là 31m(LK54).
Đặc điểm các trầm tích sơng biển được xếp vào hệ tầng Hà Nội, thành
phần chủ yếu là bột sét, sét màu tím thẫm, xám xanh nhạt, đôi nơi xám tro.
Về quan hệ địa tầng Hà Nội nằm phủ trực tiếp lên bề mặt bóc mịn của
hệ tầng Lệ Chi hoặc các đá cổ hơn như đá biến chất phức hệ sông Hồng
(PRsh) LK15, trên bề mặt bóc mịn của hệ tầng Vĩnh Bảo tuổi Neogen, hoặc
trên bề mặt bóc mịn của hệ tầng Đồng Giao tuổi Triat và bị các trầm tích
thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc phủ không chỉnh hợp lên trên.
Bảng 1.3. Thống kê bề dày trầm tích hệ tầng Hà Nội theo lỗ khoan
TT

Số hiệu LK

1

Trầm tích sơng biển

Trầm tích sơng

Từ (m)

Đến (m)


Dày (m)

Từ (m)

Đến (m)

Dày (m)

LK41

87.0

91.0

4.00

91.0

126.0

35.0

2

LK52

77.9

98.3


20.4

98.3

127.5

29.2

3

LK54

71.0

10.2

31.0

102.0

138.0

36.0

4

LK55

69.0


85.0

16.0

85.0

140.0

55.0

5

Q225a

88.0

95.0

7.0

95.0

110.0

15.0

6

Q226n


92.3

98.5

6.2

98.5

110.2

11.7

7

Q227a

96.0

126.0

30

126

151.5

25

Phụ thống Pleistoxen trên hệ tầng Vĩnh Phúc (a,am,mQ13vp).

a/ Trầm tích sơng (aQ13vp).
Các trầm tích có nguồn gốc sơng thường nằm lót đáy trong mặt cắt đứng
của hệ tầng Vĩnh Phúc. Chiều sâu phân bố từ 53m (LK55) đến 96m(Q227a)
với bề dày từ 6 đến 30m. Kiểu trầm tích này được xác định thành tạo trong
mơi trường sơng với tướng lịng sơng vùng đồng bằng ven biển. Trầm tích


22

này có ý nghĩa quan trọng trong việc tàng trữ và cung cấp nguồn nước nhạt ở
đồng bằng Bắc Bộ.
b/ Trầm tích sơng - Biển (amQ13vp).
Trầm tích này gặp hầu hết ở các lỗ khoan, nhưng độ chôn vùi lại phụ
thuộc vào từng vị trí. Tổng bề dày sấp xỉ 10,0m. Ở độ sâu 55m bắt gặp những
mảnh vụn của Molluca và các tàn tích thực vật gặp trong mơi trường lợ và
ngọt. Thành phân chủ yếu là hạt mịn gồm sét bột màu nâu đỏ, đốm trắng vàng
loang lổ. Phần dưới có màu xám ghi, xám xanh trong sét có lẫn ít cuội được
mài trịn tốt (kích cỡ từ 2 - 3cm).
Trầm tích có nguồn gốc sơng biển của hệ tầng Vĩnh Phúc có diện tích
phân bố rộng rãi, bề mặt thường bị phong hố có màu sắc loang lổ và thường
bị trầm tích của hệ tầng Hải Hưng phủ khơng khớp lên trên. Một số nơi các
trầm tích này chuyển dần lên các trầm tích có nguồn gốc biển của hệ tầng
Vĩnh Phúc. Bề dày trung bình từ 18 - 20m.
c/ Trầm tích biển (mQ13vp).
Trầm tích biển của hệ tầng Vĩnh Phúc trong vùng nghiên cứu không lộ
trên mặt, bắt gặp nhiều ở các lỗ khoan Nghĩa Hưng... Chúng phân bố ở độ sâu
từ 15 đến 60m, bề dày biến đổi từ 6,5 - 30m. Thành phần sét, sét bột màu xám
tro, xám xanh, xám ximăng, xám tro nhạt có lẫn di tích thực vật màu xám đen,
bề mặt bị phong hoá cho màu sắc loang lổ, sặc sỡ cùng với các sạn laterit, kết
vón oxit sắt khá cứng chắc. Về quan hệ dưới: Các trầm tích của hệ tầng Vĩnh

Phúc phủ khơng khớp trên các trầm tích hạt mịn có nguồn gốc sơng biển của
hệ tầng Hà Nội (amQ12-3hn) hoặc phủ trực tiếp trên bề mặt laterit của hệ tầng
Vĩnh Bảo.
Về quan hệ trên việc bắt gặp bề mặt phong hoá của hệ tầng Vĩnh Phúc
trong hầu khắp các lỗ khoan đã chứng minh mối quan hệ không khớp của hệ
tầng Hải Hưng nằm trực tiếp trên chúng.


23

Bảng 1.4. Thống kê bề dày trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc theo lỗ khoan
Trầm tích biển

Trầm tích sơng biển

TT

SHLK

Từ
(m)

Đến(m)

Dày
(m)

1

LK41


40.0

57.0

17.0

2

LK54

59.5

65.0

3

LK55

44.0

4

LK62

57.0

5

Từ

(m)

Đến
(m)

Dày
(m)

57.0

87.0

30.0

5.5

65.0

71.0

6.0

53.0

9.0

53.0

69.0


16.0

62.0

5.0

Q225a

58.0

88.0

30

6

Q226n

58.5

92.3

33.8

7

Q227a

78.0


96.0

18.0

48.0

68.0

20.0

Từ
(m)

68.0

Đến
(m)

78.0

Dày
(m)

Trầm tích sơng

10

Thống Holoxen.
Phụ thống Holoxen dưới - giữa hệ tầng Hải Hưng. (Q21-2hh).
Trầm tích thuộc hệ tầng Hải Hưng lộ ra ở Vụ Bản (phía Tây Bắc vùng).

Càng về phía Đơng và Đơng Nam các trầm tích này bị chơn vùi và chỉ gặp ở
các lỗ khoan. Từ các kết quả nghiên cứu đặc điểm cổ sinh, đặc điểm trầm tích
và các thơng số về địa hóa mơi trường, hệ tầng Hải Hưng được phân chia như
sau:
Phụ hệ tầng Hải Hưng dưới (Q21-2hh1 ).
a/ Trầm tích sơng biển (am Q21-2hh1 ).
Các trầm tích có nguồn gốc sơng biển bị chơn vùi ở độ sâu từ 11 đến
54m với bề dày từ 15 đến 20m. Thành phần chủ yếu bao gồm sét bột màu
xám nhạt, xám đen đôi chỗ xám lục, thỉnh thoảng lẫn thấu kính cát hạt mịn.
b/ Trầm tích biển - đầm lầy (mbQ21-2hh1).
Các trầm tích kiểu thành tạo này phân bố ở vùng Vụ Bản, Nam Ninh...
chúng không lộ trên bề mặt mà chỉ gặp ở các lỗ khoan hoặc các hố đào. Độ
sâu chôn vùi từ 49 - 9m. Bề dày thay đổi từ 11 đến 27,5m. Thành phần trầm
tích gồm sét bột màu tìm thẫm, xám xanh nhạt xen lớp tàn tích thực vật dạng
lá mỏng. Bề dày trầm tích của phụ hệ tầng (mbQ21-2hh1) đạt tới 24m.
c/ Trầm tích biển: (mQ21-2hh1)


24

Trầm tích biển của phụ hệ tầng Hải Hưng dưới không lộ ở trên mặt,
chúng phân bố ở độ sâu từ 57 - 8,5m. Mặt cắt đặc trưng được nghiên cứu chi
tiết ở LK56 tại Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định: Từ 56 - 39m chỉ gặp bột sét
cát hạt mịn màu xàm đen, xám nâu, xám phớt xanh chứa các vỏ sị hến.
Các trầm tích phụ hệ tầng Hải Hưng dưới (am, bm, mQ21-2hh1) thường
nằm phủ trực tiếp trên bề mặt bào mòn của hệ tầng Vĩnh Phúc và chuyển dần
từ từ lên phụ tầng Hải Hưng trên. Quan hệ giữa 3 kiểu nguồn gốc là chuyển
tướng và ranh giới theo kiểu cài răng lược.
Phụ hệ tầng Hải Hưng trên - trầm tích biển (mQ21-2hh2).
Các trầm tích có nguồn gốc biển của phụ hệ tầng Hải Hưng trên có hiện

diện ở một số nơi vùng Vụ Bản. Theo tài liệu, các trầm tích này ở vùng phủ bị
chơn vùi ở độ sâu từ 44 - 3m và bắt gặp ở hầu khắp trong các lỗ khoan.
Các trầm tích này chủ yếu là sét bột, bột lẫn ít cát hạt mịn màu xám
vàng, xám xanh, loang lổ nhẹ xen các thấu kính sét trắng.
Thống Holoxen - phụ thống trên hệ tầng Thái Bình (Q23tb).
Hệ tầng Thái Bình được phân chia chi tiết thành hai phụ hệ tầng sau:
a/ Phụ hệ tầng Thái Bình dưới (Q23tb1).
Phụ hệ tầng Thái Bình dưới được nghiên cứu và phân chia có những
nguồn gốc sau:
- Trầm tích sơng biển (amQ23tb1):
Trầm tích kiểu nguồn gốc này phân bố rộng rãi ở vùng Xuân Trường,
Giao Thuỷ, Hải Hậu. Chúng không lỗ trên mặt mà chỉ gặp ở các lỗ khoan, độ
sâu chôn vùi từ 5,6 đến 8,5m. Mặt cắt điển hình nhất của trầm tích có nguồn
gốc sông biển được quan sát ở lỗ khoan 110a (Hải Hâụ). Thành phần trầm
tích gồm bột sét lẫn ít cát hạt mịn màu xám, xám nâu lẫn ít tàn tích thực vật.
Bề dày trung bình 6,5m. Quan hệ trầm tích với hệ tầng Hải Hưng có thể là
chuyển tiếp.
- Trấm tích biển (mQ23tb1).


×