Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Sử dụng kỹ thuật bản đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy một số bài khó của sinh học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 23 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài
Để tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng mới nhằm đạt được mục tiêu giáo
dục thì một trong những nội dung quan trọng của giáo viên THPT là phải thay đổi
phương pháp dạy học áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, đây là
các phương pháp được ứng dụng rộng rãi tại nhiều trường học thuộc các quốc gia
trên thế giới và Việt Nam. Nó mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy và học, thúc
đẩy sự sáng tạo, tính chủ động và phát huy tính tích cực của trong trình nhận thức ở
học sinh.
Từ thực tiễn giảng dạy tại trường tôi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi
phần học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức,
phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để
qua mỗi phần học, tiết học học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được
kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề
và việc ứng dụng của kiến thức vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội.
Việc xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng là một khâu rất quan
trọng, nhưng chuyển nội dung đó thành tri thức của bản thân học sinh là khoa học và
nghệ thuật. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau áp dụng cho từng đối tượng
học sinh và từng bài giảng.Mỗi phương pháp và kĩ thuật đều có những điểm mạnh
và điểm yếu, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Khơng một phương pháp nào
là vạn năng và sử dụng trong toàn bộ quá trình dạy học, mà tùy vào nội dung bài
giảng mà ta có thể phối hợp đa dạng các phương pháp và kĩ thuật.
Qua thời gian giảng dạy, tự tìm tịi, tham khảo, học tập của bản thân thông qua
việc dự giờ đồng nghiệp, qua các buổi tập huấn về phương pháp dạy học mới và
những kĩ thuật dạy học tích cực tôi nhận thấy bên cạnh việc đổi mới trong phương
pháp dạy thì việc đổi mới phương pháp học của học sinh cũng rất quan trọng. Nó
góp phần làm cho tiết học trên lớp đạt hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, việc hướng dẫn
học sinh định hướng để xây dựng và củng cố, khắc sâu kiến thức một cách hệ thống
bằng bản đồ được xem là một hình thức mới trong việc đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay. Mặt khác một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học là


đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Theo quy định của Bộ GD&ĐT đã thực
hiện và áp dụng việc kiểm tra môn Sinh học ở khối lớp 12 bằng hình thức trắc
nghiệm và nửa trắc nghiệm nửa tự luận. Đó là cách để nhằm nâng cao khả năng tư
duy, khả năng lập luận và kĩ năng trình bày của học sinh.Với lượng kiến thức phong
phú với nhiều q trình và cơ chế như mơn Sinh học, để học sinh có thể nắm vững
và đầy đủ kiến thức thì rất khó, nên việc hướng dẫn học sinh có thể hệ thống kiến
thức bằng bản đồ, qua đó học sinh sẽ nhìn được tổng thể kiến thức một cách ngắn
Trang 1


gọn nhưng đầy đủ, rút ngắn được thời gian ôn tập củng cố và ghi nhớ bài nhanh hơn
trong ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi học sinh giỏi. Xuất pháp từ lý do trên, tôi đã
chọn đề tài là: “Sử dụng kỹ thuật bản đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh trong giảng dạy một số bài khó của sinh học THPT”.
II. Phạm vi đối tượng nghiên cứu.
- Áp dụng cho một số bài trong chương I, sinh học 12 cơ bản chương trình sinh học
THPT.
- Đối tượng: học sinh lớp 12C4, 12C9 trường THPT Hoằng Hóa 2 - Hoằng Hóa –
Thanh Hóa năm học 2020- 2021.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu.
- Qua các tiết thực nghiệm trên lớp.
- Điều tra hiệu quả của phương pháp qua các bài kiểm tra trắc nghiệm khách
quan.
Sử dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy đặc biệt, phương pháp dạy học theo nhóm
nhỏ vận dụng xây dựng bản đồ tư duy áp dụng với từng tiết dạy của chương I sách
giáo khoa cơ bản để ôn thi tốt nghiệp THPT sẽ làm tăng hứng thú học tập của học
sinh.
IV.Sơ lược những đóng góp mới của đề tài
- Đề xuất hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế

các hoạt động của trị sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới
dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học
hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học khơng chủ động tự giác, khơng
có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn
chế.
- Áp dụng được trong đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá là một hình
thức của đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là phương pháp tổ chức hoạt động
nhóm của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, dạy giáo án điện tử, ứng dụng
các phần mềm công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Khắc phục được khó khăn do mơn Sinh học là mơn học địi hỏi nhiều tư duy để suy
luận và vận dụng thực tiễn, kiến thức môn học đa dạng phong phú, đặc biệt là các
quá trình về sự sống, các cơ chế của quá trình, lượng kiến thức dài, đa phần là mới
và khó, ngồi ra cịn có nhiều hình ảnh và đoạn phim mơ tả các quá trình tương đối

Trang 2


trừu tượng trong sinh học như các giai đoạn trong q trình hơ hấp tế bào, diễn biến
q trình ngun phân, quá trình giảm phân, biến dị, di truyền…
- Mặt khác, hạn chế được việc học sinh học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một
cách máy móc, thuộc nhưng khơng nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được
“sự kiện nổi bật” trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc khơng biết liên tưởng,
liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
- Đảm bảo học sinh nhanh chóng nắm kiến thức trọng tâm, những vẫn đề
chính và trình bày các vấn đề theo một hệ thống logic.
B.PHẦN NỘI DUNG
1 Phương pháp lập bản đồ tư duy:
a.Bản đồ tư duy là gì?
- Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng

cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…Đặc biệt đây là
một bản đồ mở, việc thiết kế bản đồ là theo mạch tư duy của mỗi người.
- Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình dung
tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Cịn bản đồ tư duy tập trung
rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách
logic.Bản đồ tư duy có những ưu điểm chính sau:
• Dễ nhìn, dễ viết.
• Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
• Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.
• Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.

Trang 3


- Bản đồ tư duy sẽ giúp:
+ Nhìn thấy bức tranh tổng thể
+ Sáng tạo hơn
+ Tiết kiệm thời gian
+ Ghi nhớ tốt hơn
+ Phát triển nhận thức, tư duy, …
b. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học:
Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Anthony
"Tony" Peter Buzan (sinh năm 1942) như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài
giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh
hơn, dễ nhớ và dễ ơn tập hơn.
• Cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh
một số “bản đồ tư duy” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em định hướng
nhanh hơn.
• Hướng cho học sinh có thói quen khi tư duy lơgic theo hình thức bản đồ hố
trên bản đồ tư duy.

• Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ
ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ
Trang 4


hơn ... các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút, chít”... các
đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong.
• Cho học sinh thực hành vẽ bản đồ tư duy trên giấy: Chọn từ khóa- tên chủ đề
hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: cấu trúc tế
bào, hơ hấp tế bào, quang hợp, nguyên phân, giảm phân... để học sinh có thể
tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con”, “cháu”, “chắt”... theo
cách hiểu của các em.
• Vẽ bản đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân
- Đối với giáo viên, để thiết kế một bản đồ tư duy đối với một bài học, chúng
ta có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng bản đồ trên
bảng, hoặc có thể dùng phần mềm Mindmap. Đối với phần mềm này giáo viên có
thể thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây
dựng thành một bản đồ , qua đó cịn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung
cần lưu ý hay những đoạn phim có liên quan được liên kết với bản đồ . Qua đó có
thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng
tâm.
- Đối với học sinh, trước hết giáo viên phải giới thiệu một số bản đồ tư duy
cho các em làm quen, sau đó hướng các em từ từ xây dựng các bản đồ riêng cho
mình. Bước đầu, chỉ yêu cầu học sinh xác định được vấn đề trọng tâm, sau đó hệ
thống các kiến thức liên quan thành bản đồ phân nhánh, rồi từ đó học sinh sẽ thiết kế
thành nhưng bản đồ theo tư duy của mỗi cá nhân. Có thể áp dụng dùng bản đồ
trước hay sau khi học một bài học, với bài học mới, có thể cho học sinh xây dựng
theo một nhóm, rồi dựa vào bản đồ học sinh sẽ thảo luận, sau đó nhóm sẽ trình bày
kiến thức theo hình thức thuyết trình dựa trên bản đồ đã xây dựng, sau bài học thì có
thể u cầu học sinh tự hệ thống lại kiến thức bằng bản đồ theo cách riêng của mình.

Việc phối hợp linh động nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy, kết hợp với
việc thiết lập bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức đã giúp cho học sinh nắm được
bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
c.Cách ghi chép trên bản đồ tư duy:
• Nghĩ trước khi viết.
• Viết ngắn gọn
Trang 5


• Viết có tổ chức
• Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý
- Điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy:
• Ghi lại ngun cả đoạn văn dài dịng.
• Ghi chép q nhiều ý vụn vặt khơng cần thiết.
• Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.

d. Hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy:
- Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể với một từ
khóa được viết in hoa, viết đậm. Một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và
giúp học sinh sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp
học sinh tập trung được vào chủ đề và làm cho người học hưng phấn hơn.
- Bước 2:Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích
não như hình ảnh.
- Bước 3: Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
cấp hai đến các nhánh cấp một,…. bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác
nhau.

Trang 6



- Bước 4: Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay
đường cong.
- Bước 5: Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
- Bước 6: Bố trí thơng tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
Những nguyên tắc và lời khuyên khi lập bản đồ tư duy:
Quy tắc vẽ chủ đề:
-Bạn cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
-Bạn có thể sử dụng tự do các màu sắc mà bạn yêu thích.
-Bạn khơng nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần
làm nổi bật để đễ nhớ
-Bạn có thể bổ sung thêm từ ngữ vào hình ảnh nếu chủ đề không rõ ràng
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
-Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm
nổi bật.
- Tiêu đề phụ nên vẽ gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc ( chứ khơng nằm ngang) để
nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ ra một cách dễ dàng.
Quy tắc vẽ các chi tiết phụ:
- Chỉ nên tận dụng các từ khoá và hình ảnh.
- Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết
kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những
từ thơng dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn.
2/ Thiết kế bản đồ tư duy ở một số bài khó trong chương trình Sinh học 12 cơ
bản:
-Đầu tiên giáo viên hướng cho học sinh có thói quen lập bản đồ tư duy trước
hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề của chương, để giúp các em có cách sắp
xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic.
- Phương tiện để thiết kế chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu,
tẩy,…hoặc dùng phần mềm Mindmap, vì vậy có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ
sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay.

- Đối với một bài học, để xây dựng được bản đồ tư duy đảm bảo nội dung kiến
thức, có thể hệ thống kiến thức một cách đầy đủ và logic, thì giáo viên cần phải xác
định được mục tiêu của bài, nêu được nội dung chính của bài đảm bảo theo chuẩn
Trang 7


kiến thức kĩ năng, qua đó hướng học sinh lưu ý trọng tâm, định hướng được nội
dung bài học cần nắm để có thể tự hệ thống lại bằng bản đồ .
- Về kinh nghiệm bản thân với các tiết dạy lý thuyết trên lớp, khi giáo viên phát
vấn với học sinh giáo viên ghi đáp án câu hỏi cũng là kiến thức trọng tâm lên trên
bảng theo bản đồ. Khi kết thúc tiết học toàn bộ kiến thức của bài được lưu lại trên
bảng dưới dạng bản đồ, hoặc ghi thiết kế bằng phần mềm thì có thể lưu dưới dạng
Microsoft Office PowerPoint cũng ở dạng bản đồ và có thể ấn chuột xuất hiện từ từ
từng lượng kiến thức như vẽ trên bảng.
- Với các tiết học ôn tập thi tốt nghiệp THPT giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng
vẽ bản đồ tư duy theo từng nhóm và trình bày những gì đã vẽ (phải giới hạn thời
gian làm việc), các nhóm học sinh khác nhận xét và bổ sung kiến thức còn thiếu.
Giáo viên là người kết luận cuối cùng về độ chính xác kiến thức cũng như cách vẽ
bản đồ tư duy và cách trình bày sao cho hợp lý.

Trang 8


BÀI 1 : GEN, MÃ DI TRUYỀN, QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN.
- 1 đoạn ADN
- mang Nu
Pr, ARN

Khái
niệm


GE
N


DT
- Đọc từ 1
Đặc điểm 3 nu
điểm -Phổ biến
- Thối hóa
- Đặc hiệu

-Mã bộ 3
-3nu=1aa
-4nu=64bb
-5`AUG3`=
aaMĐ=fMet (Met)
-5`UAA,UAG,UGA3`
=Mkt
-61 codon có nghĩa

Thờ
nơi i gian
,

Cấu
trúc

GEN-MDT


TỰ
SAO

Tháo
xoắn

-E chạc Y

-ADN polimeraza lắp ráp nu
5`3`
- NTBS: A-T,G-X
- 3`-5`: liên tục
-5`-3`:gián đoạn (okazaki-nối)

Tạo ADN
mới
2
AD
N - NT bán bảo tồn:
tạo
1ADN con=1 m.cũ+ 1m.mới
ra
- 1ADN x t.sao=2x ADN con

Di
biế ễn
n

- 2 mạch,//
- Gốc: 3`-5`,

B.sung 5`-3`
- mang Nu

VD

m
niệ
ái
Kh

Gen Hbα-> PLPTα
Gen tARN-> tARN

Nhân TB
Kỳ trung
gian

Ý nghĩa

Ổn định VLDT

Trang 9


BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ.
-CN: RBX
- CN: dịch mã
-CTr: + Pr, 2 -CTr: Thẳng,
tiểu Đvị
codon, dễ hủy

r
T/h mARN
ARN
từ ADN (3`-5`)
m
AR
N

tARN

Khái
niệm

H/hóa
aa

Cấu trúc
Chức năng

-B1: ARN-polimeraza lộ 3`-5`
-B2: E lắp nu NTBS
-B3: gặp codon k.thúc ngừng tạo
mARN con (5`-3`)

Codon 5`AUG3` khớp
tARN-fMet (NTBS)


chế
Nhân



PHIÊN MÃ


DỊCH
Diễn
MÃ (T/h
Pr)
biến

T/h poli
Peptít

ML
H

o

ài
d
Kết thúc

Codon1 khớp tARN-aa1
(NTBS) ….cuối mARN
-Codon k.thúc Ngừng
-E cắt aamđPr h/c
-Polixom

Trang 10



BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN.
Đ/h lượng
SP của gen
K
N

Khái

Cấp
độ

- Phiên mã (chủ yếu)
-Dịch mã
- Sau dịch mã

quát
Th.fần
operon

ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN

Ở SV nhân



chế

-Z,Y,A: gen c.trúc E P.giải Lactozo

-O: v.hành:Pr ức chế bám vào
-P:v.khởi động:E bám, khởi đầu fiên mã
-R:Gen điều hịa: tạo ra Pr ức chế
Ko có
Lactozo


Lactozo

Trang 11


BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN.

Trang 12


BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ (NST).

Trang 13


BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (NST).

Trang 14


IV. Hiệu quả sáng kiến đem lại:
1) Kết quả đạt được hiện nay so với thực tế trước khi áp dụng sáng kiến
Đối tượng nghiên cứu là hai lớp: 12C4 dạy phương pháp truyền thống

và 12C9 sử dụng phương pháp bản đồ tư duy, sử dụng các bài kiểm tra trước
và sau tác động, từ kết quả kiểm tra đưa ra kết luận về tính khả quan của đề
tài.
Hai lớp được lựa chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng
nhau về thái độ học tập và thành tích học tập cụ thể kết quả học tập đầu năm
học 2020-2021 như sau:
Bảng 1: Kết quả học sinh 2 lớp 12C4 và 12C9
Lớp
Đối chứng
(12C4)
Thực nghiệm
(12C9)


số

Tỉ lệ giới
Na
Nữ
m

Học lực (môn Sinh học)
G-K

TB

Yếu

42


15

27

37

05

0

41

20

21

30

11

0

+ Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng thiết kế: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các
nhóm tương đương.
Tôi dùng bài kiểm tra thường xuyên ( 15 phút) làm bài kiểm tra trước
tác động.
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có khác biệt,
do đó tơi kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước
khi tác động:

Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng (12C4)
Thực nghiệm (12C9)
ĐTB
7,1
6,9
Sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng là khơng có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau khi áp dụng phương pháp
mới đối với các nhóm tương đương
Trang 15


+ Quy trình nghiên cứu:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhóm đối chứng: bài dạy theo phương pháp truyền thống
- Lớp thực nghiệm: dạycác bài theo phương án sơ đồ tư duy.
Các tiến hành dạy thực nghiệm thời gian thực hành thực nghiệm được tiến hành
song song ở hai lớp và vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của tổ nhóm và nhà
trường
+ Đo lường và thu thập dữ liệu
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút sau khi học xong
bài “Gen-Mã di truyền và nhân đôi ADN”sinh học 12- cơ bản.
- Bài kiểm tra sau khi áp dụng phương pháp mới là bài kiểm tra 15
phút sau khi học xong chương 1 “Cơ chế di truyền biến dị”sinh học 12- cơ
bản.
-Hình thức kiểm tra là dạng trắc nghiệm khách quan.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra
sau áp dụng phương pháp mới . Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây

dựng và tổng hợp kết quả.
Bảng 4: Thống kê điểm kiểm tra sau áp dụng phương pháp mới
Lớp

Số
HS

Điểm/ số học sinh đạt điểm
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tổng
số

điểm

Điểm
trung
bình

Lớp 12C9
326
7,9
(Lớp thực
41
0 0 0 0 0 3 8 19 10 1
nghiệm)
Lớp 12C4
280
6,7
(Lớp đối
42
0 0 0 0 1 15 23 3 0 0
chứng)
Bảng 5: So sánh điểm trung bình của bài kiểm tra (sau áp dụng phương
pháp mới)
Lớp
Lớp thực nghiệm (12C9)
Lớp đối chứng (12C4)
Chênh lệch

Số học sinh
41
42


Giá trị trung bình
7,9
6,7
1,2
Trang 16


Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước khi áp dụng phương
pháp mới là tương đương. Sau khi áp dụng phương pháp mới kiểm chứng chênh
lệch điểm trung bình bằng T-Test cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả
điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là
không ngẫu nhiên mà do kết quả việc áp dụng phương pháp mới.
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có áp dụng bản đồ tư
duy đến điểm trung bình học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Mục đích làm tăng kết quả học tập của HS lớp 12C9 trường THPT
Hoằng Hóa 2 làm nâng cao hứng thú và thái độ tích cực học tập của học sinh đã
được kiểm chứng.
- Nhận xét:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là trung
bình= 7,9, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là trung bình =
6,7. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,2 ; Điều đó cho thấy điểm trung
bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được
dạy bằng kỹ thuật sơ đồ tư duy có điểm TB cao hơn lớp đối chứng.
2) Hiệu quả về mặt học tập
- Kích thích niềm hứng thú, say mê trong học tập của học sinh khi biết
sử dụng phương pháp đơn giản này.
- Học sinh nhanh chóng có được kết quả để trả lời câu hỏi TNKQ mà
tránh được việc bỏ sót kiến thức khi làm theo hình thức tự luận.

- Các em học sinh hứng thú hơn với bộ môn sinh học nên hăng say hơn
trong học tập và đã đạt được những kết quả tốt hơn.
- Việc sử dụng phương pháp thuyết trình dựa trên bản đồ tư duy đã phát
huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, rèn kỹ năng mạnh dạn
và tự tin khi trình bày trước đám đơng.
- Rèn kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu và chuẩn bị bài học trước ở
nhà, củng cố tóm tắt kiến thức một cách ngắn gọn, nhanh chóng. Đây là một
phần hết sức quan trọng để hình thành những tư duy mới trong học sinh. Những
vấn đề nảy sinh trong quá trình tự nghiên cứu này sẽ được đưa ra và thảo luận
Trang 17


để giải quyết khi đến lớp. Nhờ đó, hiệu quả sẽ được nâng cao. Xét về mặt nhận
thức, kỹ năng, hình thành ở học sinh khả năng tự giác, tự khám phá tri thức. Có
như thế mới hình thành được những kỹ năng khác thông qua khả năng tự học.
- Học sinh giỏi áp dụng phương pháp học bằng lập bản đồ tư duy rất
nhanh, nhớ kiến thức sâu và có khả năng thường xun bổ sung kiến thức mà
tích lũy qua nghiên cứu sách tham khảo.
III. Phần kết luận và kiến nghị
1) Đề xuất:
- Muốn thành công trong dạy học sử dụng bản đồ tư duy, giáo viên phải
tập trung thiết kế phương pháp giảng dạy cũng như phải vững vàng về kiến
thức, phải đầu tư nhiều thời gian, có năng lực tư duy logic...
- Giáo viên phải nhận xét và kiên trì hướng dẫn một số học sinh còn lười
biếng, chưa thật sự tập trung và đầu tư cho bản đồ tư duy của mình, chỉ vẽ lại
theo một bản đồ phân nhánh, chưa xác định được vấn đề trọng tâm và những
vấn đề liên quan cịn trình bày dài dịng, chưa thực sự có ý tưởng để xây dựng
một bản đồ tư duy để củng cố và hệ thống lại kiến thức
- Đề tài chỉ nghiên cứu áp dụng trên một số bài khó của sinh học 12, chưa
thực sự đánh giá hết được tính khả thi của nó một cách triệt để. Một số học sinh

lại lạm dụng nhiều hình vẽ trong bản đồ theo ý tưởng của mình, như vậy có thể
làm mất thời gian và bị chi phối cho việc tập trung triển khai các ý trong nội
dung bài cần thể hiện trên bản đồ nên giáo viên phải nắm chắc mục tiêu của bài
học yêu cầu các em lấy hiệu quả làm chính.
2) Kiến nghị
Về phía trường: Cần hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong việc áp dụng
phương pháp mới này vào trong thực tiễn. Hỗ trợ thêm về phương diện thiết bị
nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học của giáo viên. Đồng thời tổ chức
các hội thảo khoa học trao đổi về hiệu quả của các phương pháp dạy học tích
cực trong đó có phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy để góp phần đổi mới
phương phán dạy học đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thơng mới.
Về phía phụ huynh học sinh: Cần thường xun kiểm tra đôn đốc việc
chuẩn bị bài, học bài của học sinh ở nhà. Tạo điều kiện và khuyến khích học
sinh tích cực trong việc vẽ bản đồ tư duy trong học tập.
Trang 18


Tơi kính mong các đồng nghiệp, hội đồng khoa học Trường THPT
Hoằng Hóa 2 và Hội đồng khoa học Sở giáo dục và đào tạo Tỉnh Thanh Hóa
góp ý kiến thêm, và có nhiều tài liệu liên quan đến đề tài của tơi để tơi được
hồn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 6 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Đinh Thị Thanh Bình

Trang 19



CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO SÁNG KIẾN
PHỤ LỤC 1:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 12 cơ bản –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –
NXB Giáo dục năm 2008.
2. Sách giáo viên Sinh học 12 cơ bản –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –
NXB Giáo dục năm 2008.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục
phổ thơng - Mơn Sinh học Lớp 12 (Cấp THPT) – Ngô Văn Hưng (Chủ biên) –
Lê Hồng Điệp – Nguyễn Thị Hồng Liên – NXB GD 2009
4. Bản đồ tư duy – Tony Buzan – NXB Tổng hợp TpHCM.
5. Joyce Wycoff, Ứng dụng Bản đồ tư duy, NXB Lao động – Xã hội, 2008

Trang 20


PHỤ LỤC 2: Ảnh minh hoạ sáng kiến được áp dụng trong thực tế.

Ảnh 1: Học sinh đang tự lập bản đồ tư duy trong một tiết ôn tập

Ảnh: Học sinh ở dưới lớp cũng tự giác lập bản đồ tư duy để đối chiếu với các
bạn trên bảng
Trang 21


Ảnh: Sản phẩm bản đồ tư duy của học sinh

Ảnh: Học sinh đại diện cho nhóm lên trình bày bản đồ tư duy, các nhóm khác

lắng nghe và nhận xét, bổ sung
Trang 22


Ảnh: Học sinh đang trình bày bản đồ tư duy

Trang 23



×