Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu gis phục vụ quản lý tài nguyên môi trường thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 102 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

NGUYỄN HỮU TÀI

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ
QUẢN LÝ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
Chun ngành: Kỹ thuật trắc địa
Mã số

: 60.52.85

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Công Khải

HÀ NỘI - NĂM 2012


2

Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là đúng sự thật và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả luận văn


Nguyễn Hữu Tài


3

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Công Khải, thầy là
người đã đưa ra định hướng và tận tình hướng dẫn về mặt khoa học cho tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thà nh luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các cán bộ Chi cục bảo vệ Môi trường, Sở
Tài nguyên Môi trường thành phố Hải Phịng đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số
liệu cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã thườ ng xun động
viên, giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Tài


4

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang bìa phụ
Lời cam đoan

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ biểu đồ và bản đồ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI NGUN MƠI
TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Mơ hình quản lý tài ngun mơi trường theo đơn vị hành chính một số nước

1
2
3
6
7
8
10
14
14

trên Thế giới.
1.1.1. Các ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên môi trường

14

trên thế giới.
1.1.2. Các ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài ngun mơi trường ở

17


Việt Nam.
1.2. Tình hình quản lý tài ngun mơi trường thành phố Hải P hịng.
1.2.1. Tài ngun mơi trường đất.
1.2.2. Tài ngun mơi trường nước.
1.2.3. Tài ngun mơi trường khống sản.
1.2.4. Tài ngun môi trường rừng và đa dạng sinh học.
1.2.5. Môi trường khơng khí và tiếng ồn.
1.2.6. Mơi trường đơ thị và khu công nghiệp.

18
18
19
19
19
21
21

1.2.7. Thiên tai và sự cố môi trường.

23

1.2.8. Định hướng quản lý tài nguyên môi trường thành phố Hải Phịng.
1.3. Hiện trạng quản lý tài ngun mơi trường ở Việt Nam.

23

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG
2.1. Giới thiệu chung về GIS.

2.1.1. Khái niệm GIS.

24
26

26
26


5

2.1.2. Các thành phần của GIS.
2.1.3. Nguyên lý cơ bản của GIS.
2.1.4. Các nhiệm vụ của GIS.

27

2.1.5. Mơ hình dữ liệu của GIS:
2.1.6. Cấu trúc dữ liệu GIS.
2.2. Tổng quan về cơ sở dữ liệu GIS.

31

2.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu GIS.
2.2.2. Ngôn ngữ xây dựng cơ sở dữ liệu GIS.

33

2.2.3. Cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS.
2.2.4. Tổ chức cơ sở dữ liệu GIS.


28
29
32
33
35
36
44

2.2.5. Chuẩn cơ sở dữ liệu GIS.
2.3. Nghiên cứu lựa chọn giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý
tài nguyên mơi trường.

45

2.3.1. Các giải pháp cơng nghệ GIS.

47
49

2.3.2. Tích hợp tư liệu viễn thám trong xây dựng cơ sở dữ liệu GIS.

46

2.3.3. Nguyên tắc gắn kết dữ liệu không gian và thuộc tính trong phân tích dữ
liệu
2.3.4. Qui trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS.

50


CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

54

3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu.

54

3.1.1. Vị trí địa lý.

54

3.1.2. Đặc điểm tự nhiên.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.

55

3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên môi trường thành
phố Hải Phòng.
3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý.
3.2.2. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý.

50

58
61
62
74


3.2.3. Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài ngun mơi trường
1. Vai trị của cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài ngun mơi trường

78

2. Căn cứ phân chia nhóm chun đề tài ngun mơi trường

79

3. Các nhóm dữ liệu chun đề tài nguyên môi trường.
3.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS chun đề tài ngun mơi trường.

80

1. Nhóm chun đề 1: môi trường và tài nguyên đất

81

78

80


6

2. Nhóm chun đề 2: mơi trường và tài ngun nước
3. Nhóm chun đề 3: mơi trường khơng khí
4. Nhóm chuyên đề 4: tài nguyên rừng
3.2.5. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên môi
trường

3.3. Phát triển ứng dụng GIS
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

83
86
87
88
90
99
101


7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐĐH: Bản đồ địa hình
BVMT: Bảo vệ môi trường
CSDL: Cơ sở dữ liệu
HTTĐL: Hệ thông tin địa lý
KCN: Khu công nghiệp
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
TNMT: Tài nguyên môi trường
DBMS (Database Management System): Hệ quản trị cơ sở dữ li ệu
ESRI (Enviromental System Reseach Institute): Viện Nghiên cứu hệ thống Môi
trường
GDP: Tổng sản phẩm Quốc nội
GIS (Geographic Information System): Hệ thống thông tin địa lý
GEMS (Global environmental monitoring system): Hệ thống quan trắc tồn cầu

GML (Geography Markup Language): Ngơn ngữ đánh dấu địa lý mở rộng
GFM (General Feature Model): Mơ hình đối tượng địa lý tổng quát
UML (Unifield modeling language): Ngôn ngữ mơ hình hóa thống nhất
XML (eXtensible Markup Language): Ngơn ngữ đánh dấu mở rộng
WRI (World Resources Institute): Viện Tài nguyên Thế giới
ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức Quốc tế về tiêu
chuẩn hoá.


8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Nội dung

TT

Trang

1

Bảng 2.1. Các định nghĩa kiểu đối tượng trong cơ sở dữ liệu GIS

34

2

Bảng 2.2. Bảng phân lớp đối tượng địa lý

38


3

Bảng 2.3. Các nguyên tắc topology

40

4

Bảng 2.4. Một số chức năng thường dùng trong GIS

48

5

Bảng 3.1. Phiên hiệu mảnh bản đồ xây dựng dữ liệu nền

63

6

Bảng 3.2. Gộp nhóm dữ liệu

64

7

Bảng 3.3. Các lớp dữ liệu nền địa lý

67


8

Bảng 3.4. Chi tiết topology với từng đối tượng trong từng nhóm lớp

68

9

Bảng 3.5. Dữ liệu thuộc tính của các đối tượng nền địa lý

70


9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ
TT
1

Nội dung
Hình 1.1. Tuyên truyền trồng cây bảo vệ rừng của lãnh đạo TP Hải

Trang
20

Phịng
2

Hình 1.2: Thanh niên tình nguyện tích cực trồng cây gây rừng


21

3

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của hệ thống GIS

27

4

Hình 2.2. Hệ thơng tin địa lý đưa ra quyết định

29

5

Hình 2.3. Mơ hình các lớp dữ liệu vector

31

6

Hình 2.4. Cấu trúc dữ liệu raster và vector

32

7

Hình 2.5. Biểu diễn thông tin dạng điểm, đường, vùng theo cấu trúc


37

vector
8

Hình 2.6. Minh họa thơng tin raster

38

9

Hình 2.7. Minh họa quan hệ topology

41

10

Hình 2.8. Liên kết dữ liệu khơng gian và thuộc tính

43

11

Hình 2.9. Tổ chức cơ sở dữ liệu - GeoDatabase

44

12


Hình 2.10. Tổ chức cơ sở dữ liệu Shape files

45

13

Hình 2.11. Qui trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS

52

14

Hình 2.12. Mơ hình tổ chức cơ sở dữ liệu GIS quản lý tài ngun mơi

53

trườ ng
15

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Hải Phịng

54

16

Hình 3.2. Sự đa dạng và phong phú nguồn tài nguyên thiên nhiên TP Hải

55

Phịng

17

Hình3.3. Phát triển cảng biển tại Hải Phịng

60

18

Hình 3.4. Phối cảnh quy hoạch khu cơng nghiệp Đình Vũ

60

19

Hình 3.5. Hải phịng hướng đến là thành phố xanh sạch đẹp

60

20

Hình 3.6. Mơ hình tổ chức dữ liệu trong cơ sở dữ liệu GIS tài ngun

62

mơi trường thành phố Hải Phịng
21

Hình 3.7. Mơ hình cơ sở dữ liệu nền địa lý

66


22

Hình 3.8. Thiết kế Geodatabase chuẩn

74

23

Hình 3.8. Nội dung dữ liệu Thủy hệ

75

24

Hình 3.9. Nội dung dữ liệu Phủ bề mặt

75


10

25

Hình 3.10. Nội dung dữ liệu Tim đường giao thơng

76

26


Hình 3.11. Nội dung dữ liệu Giao thơng

76

27

Hình 3.12. Nội dung dữ liệu Địa hình

77

28

Hình 3.13. Nội dung dữ liệu Dân cư cơ sở hạ tầng

77

29

Hình 3.14. Nội dung dữ liệu Biên giới địa giới

78

30

Hình 3.15. Nội dung dữ liệu chuyên đề tài ngun mơi trường Đất

88

31


Hình 3.16. Nội dung dữ liệu chun đề tài ngun mơi trường Nước

88

32

Hình 3.17. Nội dung dữ liệu chun đề mơi trường Khơng khí

89

33

Hình 3.18. Nội dung dữ liệu chuyên đề tài nguyên rừng

89


11

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .
Ngày nay, trên thế giới cùng với sự bùng nổ về dân số, là sự phát triển cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá
mức, làm cho các nguồn tài nguyên dần dần cạn kiệt. Các q trình đó thải ra mơi
trường một lượng lớn chất thải các loại làm cho môi trường sống trên trái đất bị mất
cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, khơng khí, ơ nhiễm đất… gây nên tình trạng
lũ lụt, lở đất, hạn hán trên tồn thế giới. Chính vì vậy, ơ nhiễm mơi trường là vấn đề
đang được sự quan tâm của toàn nhân loại. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin, đặc biệt trong việc thu nhận và xử lý số, việc tích hợp từ dữ liệu Viễn thám
(Remote Sensing-RS), hệ thống định vị toàn cầu (Global Possition System - GPS), hệ

thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) đã và đang được áp
dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu tài nguyên môi trường, nghiên cứu các tai
biến, thiên tai… và thu được những kết quả đáng ghi nhận
Thành phố Hải Phịng là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục .
Là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh. Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của thành phố đã phát
triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều khu cơng nghiệp, khu
đơ thị, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã được xây dựng và phát tri ển, đời sống của
nhân dân trong thành phố từng bước được nâng cao. Song song với sự phát triển đó là
sự gia tăng nguy cơ cạn kiệt, suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm
môi trường ...đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý tài nguyên môi trường
trên địa bàn thành phố .
Muốn có các hoạt động quản lý tài ngun mơi trường hiệu quả, cần phải có một
cơ sở dữ liệu đầy đủ và được xây dựng trong một hệ thống thông tin hiện đại, đáp ứng
được các nhu cầu diễn biến mạnh mẽ trong thời đại hiện nay. Trong những năm gần
đây, GIS đã được sử dụng phổ biến ở nước ta. Với ưu điểm vượt trội về khả năng cập
nhật, lưu trữ, phân tích, hiển thị và chia sẻ thông tin, GIS thực sự đã trở thành cơng cụ
hiện đại và có hiệu quả nhất hỗ trợ công tác xây dựng CSD L phục vụ quản lý tài
nguyên môi trường.
Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên môi trường thành
phố Hải Phòng” là xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tế đó. Cơ sở dữ liệu GIS thành
phố Hải Phòng được xây dựng dựa trên nền bản đồ đ ịa hình, kết hợp tư liệu ảnh viễn
thám, số liệu thống kê hiện trạng môi trường và các nguồn tài liệu có liên quan, sẽ thể
hiện đầy đủ và chi tiết tất cả các dữ liệu, thông tin phục vụ đắc lực cho công tác quản lý


12

tài nguyên môi trường hiện tại và trong tươ ng lai, đảm bảo tính bền vững cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của Thành phố theo định hướng Nghị định 21 của Chính phủ.

2. Mục tiêu nghiên cứu .
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận xây dựng cơ sở dữ liệu nền
địa lý cơ bản thành phố Hải Phòng và các lớp cơ sở dữ liệu chuyên đề về tài nguyên môi trường theo tiêu chuẩn Quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho phép lưu trữ, cập nhật,
truy cập, và xử lý thông tin nhằm phục vụ công tác quản lý tài nguyên - môi trường
của Thành phố theo hướng phát triển bề n vững.
- Thông qua kết quả nghiên cứu để minh chứng tính hiệu quả của cơ sở dữ liệu
GIS trong cơng tác quản lý tài nguyên môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng địa hình là cơ sở dữ liệu nền địa hình 7 nhóm lớp thành phố Hải
Phịng: biên giới địa giới, cơ sở đo đạc, dân cư cơ sở hạ tầng, địa hình, giao thơng,
phủ bề mặt và thủy hệ.
- Các đối tượng chuyên đề về tài nguyên môi trường như các nhóm lớp: khơng
khí, nước mặt, nước ngầm, nước thải, hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên rừng, số liệu
quan trắc môi trường các khu vực nhạy cảm, ...
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu gồm các quận, huyện của thành phố Hải Phòng .
4. Nội dung nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan đến đối tượng và phạm vi nghiên
cứu.
- Tổng quan về tình hình quản lý tài ngun mơi trường thành phố Hải Phòng.
- Nghiên cứu lựa chọn giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tài
nguyên môi trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý thành phố Hải Phòng.
- Xác định các chuyên đề về tài nguyên môi trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên môi trường thành phố
Hải Phòng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, đề tài có sử dụng những phương pháp sau đây:

- Phương pháp điều tra thực địa: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập
các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thu thập dữ liệu, tài liệu, có liên


13

quan đến luận văn, lấy mẫu một số điểm ô nhiễm, kiểm chứng kết q uả nghiên cứu
trong phòng.
- Phương pháp GIS: Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài, từ việc xây
dựng, trình bày, hỏi đáp đến truy xuất dữ liệu. Sử dụng các phần mềm tương thích
nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích tổng hợp dữ liệu theo các ngu yên tắc tổ hợp
không gian địa lý. Xây dựng các trường dữ liệu trong phần mềm ArcGIS, hoàn chỉnh
dữ liệu trong bộ phần mềm ARC/INFO (ArcCatalog - ArcMap).
Cơ sở dữ liệu GIS được xây dựng theo 4 chuẩn: chuẩn hệ qui chiếu, chuẩn tổ
chức dữ liệu (geodatabase), chuẩn topology và chuẩn dữ liệu thuộc tính.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Về mặt khoa học, đề tài đã xác lập cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ GIS,
một hệ thống thông tin hiện đại xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý và cơ sở dữ liệu
chuyên đề tài nguyên môi trường nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý của ngành.
Kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài đã thiết lập quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu
GIS cho thành phố Hải Phòng, xây dựng mơ hình tổ chức cơ sở dữ liệu phục vụ quản
lý tài nguyên môi trường thành phố Hải Phòng, xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng tài
nguyên môi trường, làm cơ sở nhận biết, đánh giá hiện trạng, biến động tài ngun
mơi trường thành phố Hải Phịng.
- Về mặt thực tiễn, việc xây dựng ứng dụng GIS đã giúp các nhà quản lý kh ảo sát
hiện trạng và tra cứu thơng tin một cách nhanh chóng, chính xác và trực quan. Đề tài
được hoàn thành sẽ là một tài liệu hữu ích cho cơng tác qui hoạch, quản lý tài nguyên
môi trường khu vực thành phố Hải Phòng, là tiền đề gợi mở giúp thành phố đưa ra các
giải pháp điều chỉnh và khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái các nguồn tài nguyên
môi trường, nhằm tiến tới sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

7. Dữ liệu, trang thiết bị và phần mềm.
Đề tài nghiên cứu sử dụng những tư liệu sau:
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 2000 thành phố Hải Phòng.
- Ảnh viễn thám SPOT độ phân giải 5m và 2,5m toàn sắc và 10m đa phổ để cập
nhật các đối tượng địa lý mới xuất hiện (nguồn Trung tâm Viễm Thám Quốc gia, năm
chụp 2008).
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộ i, dữ liệu hiện trạng tài ngun mơi
trường thành phố Hải Phịng.
- Một số đề tài đã nghiên cứu có liên quan.


14

- Máy tính, phần mềm sử dụng : Microstation, Mapinfo, ArcGIS.
8. Bố cục của luận văn.
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và kiến nghị được trình bày
trong 101 trang với 33 hình vẽ và 9 bảng. Nội dung chính của luận văn được trình bày
cụ thể trong 3 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình quản lý tài nguyên môi trường trong nước và trên
thế giới.
Chương 2: Nghiên cứu cơ sở khoa học và phươn g pháp luận xây dựng cơ sở dữ
liệu phục vụ quản lý tài nguyên môi trường.
Chương 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên môi trường
thành phố Hải Phòng.


15

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG

TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GI ỚI
Quản lý tài nguyên môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao
chất lượng môi trường sống và phát triển bền vữ ng kinh tế - xã hội quốc gia .
1.1. Mơ hình quản lý tài ngun mơi trường theo đơn vị hành chính một số
nước trên Thế giới.
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) phân bố khơng đồng đều trên tồn thế giới. Một
số nước như Hoa Kỳ, Nga, các nước Châu Âu, Ôxtrâylia... (chủ yếu là các nước phát
triển) có nguồn TNTN phong phú, khí hậu tốt, đất đai phì nhiêu; trong khi đó, một số
nước khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh lại thường có ít TNTN, khí hậu khắc
nghiệt và đất đai kém phì nhiêu. Mặc dù TNTN rất phong phú, đa dạng và thậm chí là
vơ tận (đối với các nguồn tài nguyên tái tạo), nhưng nếu không biết sử dụng chúng một
cách hợp lí, thì đến một lúc nào đó sẽ vượt quá khả năng tự phục hồi, các nguồn
TNTN sẽ cạn kiệt. Vì vậy, vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn TNTN có một ý
nghĩa kinh tế - xã hội to lớn, bả o đảm sự phát triển bền vững.
Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng các hệ thống thông tin địa lý (GIS) làm
công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan Nhà nước trong các lĩnh vực quản lý tài
nguyên môi trường. Hệ thống GIS được dùng để mô phỏng và quy hoạch, qu ản lý sử
dụng tài nguyên - môi trường của một thành phố, một quốc gia hay trên một vùng.
GIS có thể được dùng để lập bản đồ phân loại đất của một vùng. Mỗi loại đất
được biểu diễn bởi một màu và nền khác nhau theo quy định. Kèm theo các polygon
biểu diễn phân bố của các loại đất là các thơng tin thuộc tính như địa điểm, diện tích,...
Những thơng tin dưới dạng bản đồ giúp cho các nhà quản lý phân tích dễ dàng những
xu hướng biến đổi do các tác động của thiên nhiên hoặc của con người.
1.1.1. Các ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên môi trường
trên thế giới.
Các ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS liên tục phát triển trong lĩnh vực quản lý và bảo
vệ tài ngun - mơi trường. Từ chương trình kiểm kê nguồn tài nguyên thiên nhiên của
Canada trong những năm 1960, đến các chương trình GIS cấp bang của Mỹ bắt đầu
vào cuối những năm 1970, mơ hình hố quản lý các sự cố môi trường hiện đang được

phát triển mạnh mẽ.
Một số ứng dụng cụ thể là: Thành phố Br uno, Cộng hoà Czech, đã sử dụng cơ sở
dữ liệu GIS để phát triển qui hoạch tổng thể của thành phố và hiển thị thông tin theo
cơ sở dữ liệu GIS địa chính của thành phố. Mlada, cộng hồ Czech cũng sử dụng cơ sở


16

dữ liệu GIS để hỗ trợ kế hoạch quy hoạch lại một khu sân bãi quân sự, đánh giá và mô
phỏng loại tài nguyên đất, đất nông nghiệp, đất tự nhiên;
Sở Phát triển Nhà và Đô thị Adelaide, Australia sử dụng cơ sở dữ liệu GIS để
phân tích xu hướng xây dựng của thành phố, từ đó chỉ ra sự mở rộng của thành phố và
ảnh hưởng của nó đối với cơ sở hạ tầng;
Các dự án phát tri ển dọc theo biên giới Mexico và Mỹ đ ược hỗ trợ bởi các thông
tin của cơ sở dữ liệu GIS, như dự án để kiểm kê, lập bản đồ các nguồn tài nguyên, chế
độ thuỷ văn, tác động của con ng ười, cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới .
Trường Đại học Kỹ thuật Aachen (Đức) đã xây dựng cơ sở dữ liệu GIS để kiểm
soát mực n ước ngầm cho các vùng khai thác than, tạo các bản đồ mực n ước ngầm, kết
hợp với các dữ liệu khác như thổ nhưỡng, địa hình, quy mơ khai thác mỏ, công nghệ
kỹ thuật được sử dụng, cung cấp công cụ đắc lực cho các nhà phân tích. Mặc dù đánh
giá sự phục hồi mực nước ngầm là rất khó khăn, nhưng với cơ sở dữ liệu GIS, công
việc này trở nên dễ dàng hơn.
Umlandverband Frankfurt (Đức) đã dùng GIS để xây dựng các lớp bản đồ cho
mỗi tính tốn về sự phục hồi mực nư ớc ngầm, những lớp này sau đó được kết hợp lại
để tạo nên một bản đồ cuối cùng biểu diễn sự phục hồi tài ng uyên nước ngầm của mỗi
vùng.
Viện Địa chất ở Zagreb (Croatia) đã sử dụng cơ sở dữ liệu GIS để phân tích hệ
thống sơng cũng như tồn bộ vùng lưu vực s ông Drava.
Công ty Quản lý Chất thải và Năng lượng Hạt nhân Thuỵ Điển và Nespak
(Pakistan) phối hợp sử dụng cơ sở dữ liệu GIS hỗ trợ quản lý vùng lưu vực sông

Torrent ở Pakistan. GIS cũng được sử dụng để mơ hình hố sự cân bằng nước, q
trình xói mịn, và kiểm sốt lũ cho khu vực; Hammon, Jensen, Wallen & Associates
dùng cơ sở dữ liệu GIS để kiểm sốt vùng lưu vực sơng Santa Lucia Preserve. Mơ
hình khơng gian ba chiều được xây dựng nhờ cơng nghệ GIS, đã giúp các nhà nghiên
cứu tiếp cận chính xác về địa hình và thổ nhưỡng của khu vực, từ đó xây dựng những
quy luật diễn biến quan trọng cho tồn bộ vùng lưu vực sơng.
Tại Mỹ, cơ sở dữ liệu GIS được dùng để quản lý sự phân bố của các nguồn nước,
nhờ đó các nhà khoa học có thể dễ dàng xác định vị trí các nguồn nướ c này trong toàn
bộ hệ thống.
Tổ chức Bảo tồn quốc tế và Chính phủ Malagasy đã sử dụng GIS để kiểm sốt sự
phân bố của các lồi thực vật ở Madagascar. Bản đồ này biểu diễn các loài thực vật
của miền nam Madagascar bằng các màu khác nhau và biểu diễn các kh u bảo tồn bằng
nền chéo. Với những thơng tin này, có thể dễ dàng xác định các vùng cần được bảo vệ
hoặc các vùng hiện được bảo vệ có khả năng bị xâm hại.


17

Cơ sở dữ liệu GIS gồm 250 lớp thông tin bao phủ tồn bộ vùng châu thổ sơng
Columbia đã được xây dựng v ới mục đích cung cấp cho các nhà quản lý tài nguyên môi trường; Các chuyên gia ở Corvallis, Oregon đã sử dụng dữ liệu GIS để phát triển
chiến lược bảo tồn loài cá hồi Coho, một loài cá hồi màu hồng bạc sắp bị tuyệt chủng
được tìm thấy chủ yếu ở vùng cửa sơng của Oregon và Washington.
Charvon, một tập đoàn dầu lửa quốc tế, đã sử dụng phần mềm ArcView GIS để
định vị dầu mỏ trong vùng châu thổ Niger. Các nhà khoa học của Charvon đã nhập các
ảnh vệ tinh và dữ liệu quan trắc không gian vào hệ thống ArcView GI S để tạo bản đồ
cơ sở của vùng. Họ kiểm tra và hiệu đính các vị trí của các đối tượng cố định như các
giếng dầu và đường giao thông so với số liệu nhận được từ hệ thống định vị toàn cầu
(GPS). Những dữ liệu khác, chẳng hạn như vị trí vùng đất ngập nước, nh ững loài bị đe
doạ, dân cư, đều được thêm vào các bản đồ số. Tất cả những dữ liệu GIS này cùng với
các số liệu thăm dị đã giúp xác định vị trí thích hợp nhất để tạo một giếng khoan,

đồng thời hỗ trợ tích cực cho các nhà quản lý tài nguyên.
Năm 1994, Viện T ài nguyên quốc tế (World Resources Institute, WRI) và Hệ
thống quan trắc mơi trường tồn cầu (Global environmental monitoring system,
GEMS) đã sử dụng dữ liệu và các phần mềm GIS để truy cập các thông tin về sự thay
đổi mơi trường có tính tồn cầu, dự báo tác động của những xu hướng biến động nguy
hiểm (hiệu ứng nhà kính, suy thối tầng ơzơn, suy thối tài ngun rừng, tài ngun
đất, ơ nhiễm biển và đại dương, xói mịn ven bờ…), từ đó vạch ra những giải pháp
mang tính chiến lược sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, nhằm thiết lập mối cân
bằng ổn định bảo vệ môi trường trên tồn cầu .
Cơ quan kiểm sốt sự cố địa chấn của Portland, bang Oregon, Mỹ đã sử dụng cơ
sở dữ liệu GIS để trợ giúp dự báo thời gian và địa điểm có thể xẩy ra các sự cố như
động đất, núi lửa và chuẩn bị đối phó với chúng; Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ
(EPA) đã sử dụng phần mềm ARC/INFO để xây dựng cơ sở dữ liệu GIS nghiên cứu
những ảnh hưởng của ô nhiễm khơng khí đối với sự phát triển của cây con và hậu quả
lâu dài của khói đối với rừng; Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí từ khói bằng cách: miền
đơng nước Mỹ được phân thành các vùng khác nhau và ARC/INFO được dùng để tạo
thành 1 lưới ô bao phủ tồn bộ vùng này, mỗi ơ có diện tích 20 km 2. Các dữ liệu về
chất lượng khơng khí được thu thập từ các dạng quan trắc vùng và được lưu vào cơ sở
dữ liệu. Dựa vào các cơ sở dữ liệu này, với công cụ GIS, các nhà khoa học có thể tạo
ra các bản đồ về phân tán NOx, mây, nhiệt độ hàng ngày, hướng gió, độ cao và khoảng
cách khói từ nguồn sát thải.
Ngồi ra, sử dụng GIS các dữ liệu cịn được phân tích kết hợp với điều kiện địa
hình và khí hậu của từng vùng; Mơ hình chất lượng nước được Đơn vị nghiên cứu


18

Nông nghiệp vùng châu thổ phát triển phục vụ công tác quan trắc, dự báo và quản lý
chất lượng nước tổng thể cho một số thành phố ở Nam Phi.
Viện địa lý "Agustin Codazzi" (IGAC) của Colombia đã dùng công nghệ GIS để

hiện thị và kiểm soát hiện trạng sử dụng đất hiện nay và trong tương lai của thành phố
Ibague; Sở bảo vệ môi trường Alberta, trung tâm Đào tạo mơi trường Alberta (Canada)
đã dùng GIS để mơ hình hoá các quần hợp hệ sinh thái, các điều kiện sống làm cơ sở
cho phép nâng cao chất lượng quản lý tài nguyên rừng.
DORIS - Systemgruppe - ATM sử dụng GIS để mô phỏng các khu rừng của Đức
bằng mô hình 3 chiều, hiển thị dữ liệu theo khơng gian giúp các nhà quản lý nắm bắt
được cụ thể hơn về đối tượng.
Tại Mỹ, công nghệ GIS đã được ứng dụng trong dự báo thời tiết (nó đã mơ tả
được bản chất, dự báo đường đi, phạm vi ảnh hưởng suốt hành trình của cơn bão
Katrina) giúp khá nhiều tr ong việc giải quyết hậu quả sau cơn bão …
1.1.2. Các ứng dụng cơ sở dữ liệu G IS phục vụ quản lý tài nguyên môi trường
ở Việt Nam.
Việc ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS ở Việt Nam cũng được thí điểm khá sớm và
đến nay đã được ứng dụng trong nhiều ngành như quy hoạ ch nông lâm nghiệp, quản lý
rừng, lưu trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đơ thị…
Nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS trong công tác quản
lý tài nguyên môi trường, Cục Môi trường, được sự trợ giúp kỹ thuật của Dự án "Tăng
cường năng lực cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam - SEMA", đã tiến hành xây
dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS Quốc gia về tài nguyên môi trường.
Một số thành tựu đáng kể về ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS thời gian gần đây ở
Việt Nam là: Xây dựng bả n đồ và xác định vùng thích nghi cây trồng cho dự án qui
hoạch vùng nguyên liệu nhà máy giấy Tân Mai - Đồng Nai; Xác định cấp xung yếu
phòng hộ rừng đầu nguồn và xây dựng bản đồ phân cấp phòng hộ phục vụ chương
trình 327 cho các tỉnh Ninh Thuận, Bình Phước , Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu;
Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng cây họ dầu ở miền Đông Nam Bộ,... Đánh giá mức
độ ảnh hưởng của bão Linda đối với năng lực phòng hộ của thảm thực vật rừng quốc
gia Côn Đảo; Qui hoạch lâm phần ổn định cho 3 loại rừng phòng hộ, đặc dụng, sản
xuất của chương trình 327; Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng ngập mặn Nam Đồng
Bằng sông Cửu Long; Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng (đề tài do thạc sỹ Ngô An
và các cộng sự thực hiện) đã nghiên cứu, đề xuất hướng ứng dụng cơ sở dữ liệ u GIS

để điều tra, quản lý, quy hoạch rừng; Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS nền địa lý khu vực
Đồng Bằng sơng Cửu Long phục vụ phịng chống lũ lụt, thiên tai trên toàn bộ khu vực


19

là một dự án lớn vừa hoàn thành, đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của phát triển
kinh tế - xã hội,....
Theo đánh giá của các nhà khoa học thì xây dựng cơ sở dữ liệu GIS là cơng nghệ
mới, những nghiên cứu về ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu,
nhân lực yếu và thiếu, phần lớn các cơ sở đang ở giai đoạn tạo lập cơ sở dữ liệu, phần
mềm sử dụng khơng đồng nhất, mã hố thơng tin khơng giống nhau, cơ sở dữ liệu các
vùng, các ngành không giao tiếp được với nhau hoặc trùng lặp, ... Tuy nhiên, vị trí của
GIS đã được khẳng định là một trong những mũi nhọn rất hiệu quả và nhu cầu ứng
dụng GIS đang bùng nổ trong mọi lĩnh vực. Một trong những nơi có đào tạo sử dụng
cơng nghệ GIS tại Việt Nam là công ty VidaGIS, nhiều cơ quan ban ngành, địa
phương có nghiên cứu và ứng dụng GIS như trường Đại học KHTN TPHCM, Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Chắc chắn không lâu nữa, GIS trở thành một phần không thể
thiếu cho nhu cầu sử dụng của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.
1.2. Tình hình quản lý tài ngun mơi trường thành phố Hải Phịng.
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã đề ra mục tiêu, ph ương hướng,
nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu phát huy cao độ mọi nguồn
lực để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân … Song song v ới sự
phát triển cơng nghiệp, đơ thị hóa là vấn đề suy thối tài nguyên và gia tăng ô nhiễm
môi trường.
Báo cáo hiện trạng mơi trường của thành phố Hải Phịng đã đánh giá thực trạng
công tác quản lý tài nguyên môi trường của thành phố , đánh giá mức độ suy t hối tài
ngun - mơi trường, từ đó xây dựng chiến lược và giải pháp thích hợp để tăng cường
quản lý, bảo vệ, phịng chống, khắc phục ơ nhiễm, suy thối tài ngun mơi trường

một cách tích cực, hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững của thành phố.
Hệ thống t hông tin, dữ liệu về tài nguyên môi trường của thành phố là cơ sở khoa
học cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các ngành, các cấp sử dụng trong
quá trình tổ chức các hoạt động và ra quyết định; Góp phần nâng cao nhận thức và
hiểu biết cho nhân dân về hiện trạng tài nguyên môi trường, về các xu hướng diễn
biến, nguyên nhân và hậu quả của hiện trạng tài nguyên môi trường.
1.2.1. Tài nguyên mơi trường đất.
Là địa phương có quỹ đất ít, tổng diện tích tự nhiên là 151.919 ha, bình qn
khoảng 905 m2/ngườ i và có xu hướng giảm do dân số tăng, nhu cầu đất chuyên dùng
tăng. Nguồn tài nguyên đất chưa được khai thác, sử dụng có hiệu quả đặc biệt là đất
dốc; năng suất trung bình của các loại cây trồng chính thấp. Bên cạnh đó, sự phân bố
dân cư chưa hợp lý, tập t rung chủ yếu ở đơ thị. Đất đơ thị bình qn khoảng 264


20

m2/người và ngày càng giảm dần. Thoái hoá đất là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng
rộng lớn do phương thức canh tác lạc hậu, do việc lạm dụng hoá chất và các loại thuốc
bảo vệ thực vật trong nông nghi ệp, canh tác không đúng kỹ thuật gây ô nhiễm và suy
thoái nhiều vùng đất. Những kỹ thuật tiến bộ, thân thiện với môi trường chưa được
phổ biến và áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp.
1.2.2. Tài nguyên môi trường nước.
Các sông Đa Độ, sông Rế và sông Giá là những nguồn cung cấp nước ngọt chính
cho thành phố với trữ lượng nước 21.077.300 m3 và được cung cấp liên tục từ hệ
thống sông thượng nguồn. Hiện nay chất lượng nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn
và có độ cứng cao, có hàm lượng chất hữu cơ, dầu, quá tiêu chuẩn cho phép do nước
thải đồng ruộng mang theo dư lượng hoá chất của thuốc bảo vệ thực vật, phân đạm, do
nước thải công nghiệp, đô thị và từ các hoạt động giao thơng thuỷ gây ra. Nước sơng
Rế, sơng Giá hiện có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, đặc biệt tích luỹ cao trong
trầm tích đáy sơng. Ơ nhiễm dầu trong môi trường nước mặt ở vùng cửa sông ven biển

Hải Phòng đã vượt tiêu chuẩn cho phép và chủ yếu do các hoạt động giao thông thuỷ
gây ra. Việc khai thác nước ngầm ở một số khu vực nội thành, ngoại thị đã gây nên
hiện tượng hạ nhanh mực nước ngầm, làm giảm lưu lượng và làm ô nhiễm nguồn
nước.
1.2.3. Tài ngun mơi trường khống sản.
Tiềm năng khống sản ở Hải Phòng khá đa dạng, gồm một số loại khống sản
như: sa khống Titan - Ziriconi, đá vơi xây dựng, đá vơi ốp lát, phốt pho rit, silic hoạt
tính, sét... Đá vơi xây dựng có trữ lượng lớn nhất, ước tính vào khoảng 500 triệu tấn,
sét vào khoảng 65 triệu m 3, các loại khống sản khác đều có trữ lượng nhỏ, không đáp
ứng như cầu khai thác. Các bãi cát lớn như cát sông Đá Bạc, cửa Nam Triệu, nam đảo
Đình Vũ, cửa Cấm chủ yếu là cát đen, lượng cát vàng rất hiếm. Nhìn chung, các vùng
khai thác đều khơng có kế hoạch hồn ngun mơi trường và xử lý đất, đá thải nên đã
phá hoại môi trường nghiêm tr ọng. Việc khắc phục hậu quả sẽ rất khó khăn.
1.2.4. Tài ngun mơi trường rừng và đa dạng sinh học.
Hải phịng có tổng diện tích rừng là 17.998,7 ha, trong đó: rừng đồi núi là 12.527
ha, rừng ngập mặn: 2.253 ha và rừng ven sông là 710 ha. Diện tích bị biến động, cả về
số lượng lồi do cây rừng chết tự nhiên hoặc chuyển mục đích canh tác. Tỷ lệ che phủ
rừng trên đất đai tự nhiên đạt 28,8%, và độ che phủ bình quân là 0,15m2 / người.
Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu trên đảo Cát Bà, phổ biến là thực vật tự nhiê n sống
trên núi và các thung lũng đá vôi. Vườn Quốc Gia Cát Bà thuộc loại hình rừng tự
nhiên, trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như Lát hoa, Trai Lý, Chò Đài, Kim
Giao, Độc Nếp.


21

Thực vật biển ở Hải Phòng chủ yếu tập trung ở một số bộ rong tảo, rong câu và
thực vật phù du, trong đó có các lồi thực vật biển có giá trị kinh tế cao như các lồi
rong câu, phân bố trên khu vùng triều giữa và độ sâu từ 0 -1m. Hàm lượng Agar trong
rong câu ở Đình Vũ và huyện Tiên Lãng tương đối cao. Sự suy thối đa dạng sinh học

ở Hải Phịng gần đây đã đến mức báo động. Nguyên nhân là do môi trường sống của
sinh vật bị biến đổi, bị ô nhiễm, bị săn bắt trái mùa, bằng các phương tiện huỷ diệt,
khai thác trái phép các động, thực vật q hiếm.
Hải Phịng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ. Song những năm gần đây
số lượng cây phượng trên đường phố đã giảm xuống rất nhiều do bão, gió. Lượng
trồng thêm lại rất ít, cây trên đường phố Hải Phịng hiện nay chủ yếu là Keo Tai tượng,
Gạo gai, Xà cừ, Phượng, Bàng, Vơng.
Về động vật: có 28 lồi thú, 37 lồi chim và 20 lồi bị sát lưỡng cư. Có 186 loài
và phân loài chim. Khu hệ chim ở Hải Phịng thể hiện tính đa dạng về cấu trúc, thành
phần loài, đa dạng về sự phân bố theo sinh cảnh. Khu vực núi Đấu, Kiến An đang là
nơi tập trung khoảng 5 loài vạc về cư trú, sinh sản và đang phát triển.
Hải sản đa dạng và phong phú với khoảng 105 họ, số họ có từ 5 lồi trở lên
khoảng 20%. Tơm ở vùng biển Hải Phịng có nhiều lồi như tơm he, tơm hùm, tơm gỗ,
tơm sú, tơm nương, trong đó tơm he là chủ yếu. San hơ ở vùng biển Hải Phịng gồm
khoảng gần 150 lồi, phân bố ở vùng biển Cát Bà, Bạch Long Vỹ. Các rạn san hô này
đang bị đe doạ khai thác bừa bãi làm ngun liệu cho ngành thủ cơng mỹ nghệ.

Hình 1.1. Tuyên truyền trồng cây bảo vệ rừng của lãnh đạo TP Hải Phòng


22

Hình 1.2: Thanh niên tình nguyện tích cực trồng cây gây rừng
1.2.5. Mơi trường khơng khí và tiếng ồn.
Mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm chủ yếu ở khu vực nội thành do hoạt động
công nghiệp, giao thông và sinh hoạt. Các chỉ tiêu bụi đang xấp xỉ ở mức tiêu chuẩn
cho phép, một số khu vực đã có nồng độ bụi vượt TCVN về môi trường, đặc biệt khu
vực quanh nhà máy xi măng Hải Phịng. Ơ nhiễm khí độc hại và tiếng ồn có tính cục
bộ, chủ yếu tại các nút giao thơng chính của thành phố. Trong tương lai, mức ô nhiễm
do sinh hoạt sẽ được giảm xuống cùng với sự tăng mức sống của nhân dân. Tuy nhiên,

mức độ ô nhiễm do công nghiệp và giao thơng có xu hướng gia tăng nhanh cùng với
tốc độ cơng nghiệp hố, đơ thị hố. Mơi trường khơng khí vùng nông thôn, các khu du
lịch, vùng ven biển và hải đảo của thành phố nhìn chung cịn chưa có dấu hiệu bị ô
nhiễm.
1.2.6. Môi trường đô thị và khu công nghiệp.
* Môi trường đô thị:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đơ thị cịn rất yếu kém, đang bị q tải nghiêm trọng.
Trong Quy hoạch phát triển đô thị chưa có nội dung đánh giá tác động mơi trường.
Tình hình môi trường nước đô thị vẫn đang là vấn đề nan giải. Tỷ lệ dân được cấp
nước máy khoảng 80%.
Khu vực nội thành, nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải cơng nghiệp
được thốt chung qua một hệ thống với các loại đường ống được xây dựng từ trước
năm 1954 Hiện trạng chất lượng của hệ thống thoát nước nội thành cịn chưa đáp ứng
u cầu tiêu thốt nước do chưa được bảo dưỡng, sửa chữa đầy đủ, thường xuyên bị
ngập lụt ở nhiều nơi do hệ thống tho át nước đã quá tải. Do không được xử lý nên nước
thải nội thành rất bẩn cùng với lượng bùn ga cống trực tiếp gây ô nhiễm cho nguồn


23

nước tiếp nhận tại các hồ, ao, kênh, mương thuỷ lợi và các con sông xung quanh khu
vực nội thành. Diện tích các hồ điều hồ đ ang bị thu hẹp dần do bị lấn chiếm, bị bồi
lắng không được khai thơng. Hiện nay, thành phố vẫn chưa có trạm xử lý nước thải đô
thị tập trung.
Chất thải rắn phát sinh trong khu vực đô thị khoảng 1.100 m 3/ngày, được thu
gom và đổ ra bãi rác của thành phố. Biện pháp xử lý chất thải rắn chủ yếu là chôn lấp
nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường. Chất thải bệnh viện
khoảng 10 m3/ngày (4,5 - 5 tấn / ngày) trong đó chất thải độc hại chiếm khoảng 20%.
Rác thải bệnh viện được thu gom rồi đổ ra b ãi rác chung cùng với chất thải sinh hoạt,
tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Cho đến thời điểm hiện nay, thành phố vẫn chưa

quản lý được chất thải bệnh viện. Ngoài ra, do đặc thù là thành phố cảng, hàng năm đơ
thị Hải Phịng còn phải đối mặt với một lượn g chất thải rắn từ các hoạt động cảng như
dầu cặn khoảng 3000 -5000tấn / năm, hiện mới chỉ thu gom được xấp xỉ 900 - 1000 tấn
/năm (20 -30%).
* Môi trường khu cơng nghiệp:
Tốc độ cơng nghiệp hố thời gian qua ở Hải Phịng tương đối nhanh. Năm 2000
có 10.094 cơ sở, đến năm 2002 có 11.606 cơ sở, trong đó cơ sở ngoài nhà nước chiếm
xấp xỉ 90%. Các cơ sở cơng nghiệp đầu tư trong nước nhìn chung có quy mô nhỏ,
công nghệ sản xuất của các cơ sở công nghiệp cũ rất lạc hậu, điển hình là Cơng ty Xi
măng Hải Phịng. Đến nay chỉ có khoảng 10,2% cơ sở cơng nghiệp cũ đã đổi mới cơng
nghệ. Đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, nhất là các cơ sở
sản xuất nằm xen kẽ trong các khu dân cư nhiều năm nay bị khiếu kiện vì gây ơ nhiễm
khơng khí, ơ nhiễm do nước thải ra khu vực xung quanh. Trong 3 khu/cụm cơng
nghiệp thì chỉ có khu cơng nghiệp NOMURA đã xây dựng hồn chỉnh hạ tầng kỹ thuật
và hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đến nay, thành phố chưa quản lý được chất thải công nghiệp nguy hại như cặn
dầu thải, h oá chất, chất thải từ ngành điện tử. Phần lớn chất thải nguy hại được thu
gom và chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, tiềm ẩn mối nguy cơ cao ô nhiễm cho môi
trường đất và nước .
Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về K ế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Uỷ ban
nhân dân thành phố Hải Phịng đã có Quyết định số 1221/QĐ -UB ngày 3/6/2003 phê
duyệt Kế hoạch xử lý các khu vực ơ nhiễm mơi trường trên địa bàn Hải Phịng. Một số
doanh nghiệp trong danh sách này phải đầu tư để giảm thiểu, một số khác phải di dời
hoặc phải đình chỉ hoạt động. Nhìn chung việc xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm


24

mơi trường nghiêm trọng đã gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp về mặt tài chính, địa

điểm di dời và những v ấn đề xã hội khác.
1.2.7. Thiên tai và sự cố môi trường.
Môi trường nước: Tất cả các đơ thị của thành phố Hải Phịng đều chưa có hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt. Nhiều khu tập trung dân cư chưa có hệ thống cấp
thốt nước hồn chỉnh. Nước thải công nghiệp chưa được thu gom và xử lý triệt để.
Môi trường nước trên các Sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước Sông có các biểu hiện
ô nhiễm, khả năng điều hịa dịng chảy các sơng suối cịn hạn chế. Ý thức bảo vệ mơi
trường của người dân chưa cao.
Mơi trường khơng khí: Nhiều cơ sở sản xuất vẫn cịn tồn tại máy móc cũ kỹ, lạc
hậu, khơng có hệ thống xử lý bụi, khí độc. Đa số các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều
nhiên liệu địa phương như than đá, than cám địa phương có hàm lượng lưu huỳnh rất
lớn, vì vậy lượng khí SO 2 thải ra môi trường rất lớn. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh
nằm xen kẽ các khu dân cư, nhiều cơ sở chưa quan tâm tới vấn đề bảo vệ tài ngun mơi trường. Ngồi ra cịn vấn đề ô nhiễm môi trường khí giao thông đô thị.
Môi trường đất: Tình trạng lạm dụng các loại h óa chất bảo vệ thực vật còn phổ
biến trong dân cư, nhất là các vùng trồng rau màu xung quanh các đô thị, đã góp phần
gây ơ nhiễm mơi trường đất và nước.
Chất thải rắn: Qui hoạch, thu gom và xử lý chất thải rắn hiện vẫn là vấn đề nóng
bỏng, cấp bách của thà nh phố Hải Phịng. Tính đến nay, tồn thành phố mới chỉ có 01
bãi chơn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (khoảng 25 ha), còn các đô thị, khu tập trung dân
cư khác của thành phố đều chưa có bãi chơn lấp rác thải. Rác thải của các khu đô thị,
khu tập trung dân cư này không được thu gom, đổ tràn lan gây ô nhiễm mơi trường
nghiêm trọng. Nhiều nơi, nhiều chỗ, rác thải cịn đổ trực tiếp xuống các suối đầu
nguồn, không những gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí, góp phần gây ảnh hưởng đến
chất lượng nước, mà còn ảnh hưởng đ ến mỹ quan đô thị. Mặt khác, theo báo cáo của
Công ty quản lý đô thị, lượng rác thải hàng ngày còn trên 50% chưa thu gom được, đã
và đang được đổ tràn lan là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng cho môi trường.
1.2.8. Định hướng quản lý tài nguyên môi trường thành phố Hải Phòng.
Trong khi nhiều vấn đề bức xúc về tài ngun mơi trường cịn chưa được giải
quyết thì yêu cầu cần tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đã và đang
đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý tài ngun mơi trường của thành p hố Hải

Phịng trong thời gian tới. Để công tác quản lý tài nguyên môi trường từng bước đi vào
nề nếp, định hướng công tác quản lý tài nguyên môi trường của thành phố trong thời
gian tới cần tập trung vào các vấn đề sau:


25

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo
vệ tài nguyên môi trường.
- Tăng cường xã hội hóa và đa dạng hóa đầu tư về bảo vệ tài nguyên - môi
trường.
- Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên môi trường.
- Thể chế hóa về u cầu bảo vệ tài ngun mơi trường.
- Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài
nguyên môi trường.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Luật về Bảo vệ tài
nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Tăng cường quan trắc và kiểm sốt ơ nhiễm môi trường.
- Quản lý chất thải rắn và thuốc bảo vệ thực vật.
- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường khu vực nông thôn.
1.3. Hiện trạng quản lý tài nguyên môi trường ở Việt Nam.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay tình trạng khai thác trái phép, gây
lãng phí tài nguyên khoáng sản diễn ra khá phổ biến với một số nguồn tài nguyên như
sắt, titan, cromit, thiếc,…Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, khơng ít doanh
nghiệp đã vi phạm qui định khai thác, góp phần gây ơ nhiễm mơi trường, suy thối
nguồn tài ngun thiên nhiên. Thêm vào đó là tình trạng qui hoạch các khu công
nghiệp, các khu đô thị, chưa gắn với vấn đề xử lý chất th ải, nước thải nên ô nhiễm môi

trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp (KCN), khu đô thị đang ở mức báo
động. Trong số 183 KCN trên cả nước, có trên 60% KCN chưa có hệ thống xử lý nước
thải tập trung. Các đơ thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở
hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứng được
u cầu về bảo vệ mơi trường,…Có một thực tế là khoảng 80% doanh nghiệp hiện nay
còn thờ ơ với nhiệm vụ này. Việt Nam thiếu những chính sách và qui đị nh nghiêm
ngặt bảo vệ, quản lý tài nguyên - môi trường, cộng với việc đang thu hút mạnh các
nguồn vốn đầu tư để phát triển nên đễ mắc vào “cạm bẫy”: trở thành nơi tiếp nhận
nhiều ngành cơng nghiệp “bẩn”. Ví như, ngành cán thép làm tổn thất nhiều tài nguyên
như đất, nước, năng lượng…nguy hại đến tài nguyên và môi trường. Trong khi lĩnh
vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao, môi trường làm việc gây nhiều độc hại
cho người lao động. Tương tự như vậy, vừa qua các nhà máy sản xuất xi măng cũng ồ


×