Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá triển vọng và định hướng công tác tìm kiếm thăm dò quặng sắt laterit khu vực đức cơ, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.19 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
--------------------------------

PHAN THANH NGHỊ

ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
CÔNG TÁC TÌM KIẾM, THĂM DỊ
QUẶNG SẮT LATERIT KHU VỰC ĐỨC CƠ,
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
--------------------------------

PHAN THANH NGHỊ

ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
CÔNG TÁC TÌM KIẾM, THĂM DỊ
QUẶNG SẮT LATERIT KHU VỰC ĐỨC CƠ,
TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Địa chất khoáng sản và thăm dò
Mã số: 60.44.59

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN PHƯƠNG
2. TS. TRẦN VĂN MIẾN

Hà Nội – 2012


-3-

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả trong luận văn trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ cơng trình nào.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2012
Tác giả

Phan Thanh Nghị


-4-

MỤC LỤC
Nội dung
Mở đầu
Chương 1: Đặc điểm địa chất khoáng sản khu vực Đức Cơ

Trang
8
13


1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu địa
chất

13

1.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý, tự nhiên
1.1.2. khái quát lịch sử nghiên cứu địa chất
1.2. Đặc điểm địa chất vùng
1.2.1. Địa tầng
1.2.2. magma
1.2.3. Kiến tạo
1.2.4. Đặc điểm vỏ phong hóa
1.3. Đặc điểm địa mạo
1.4. Đặc điểm khống sản
1.4.1. Nhóm khống sản kim loại
1.4.2. Khống sản khơng kim loại

13
14
17
17
24
26
27
31
38
38
43


Chương 2: Tổng quan về quặng sắt laterit và phương pháp nghiên
cứu

45

2.1. Tổng quan về quặng sắt
2.1.1. Đặc điểm thành tạo quặng sắt laterit
2.1.2. Các lĩnh vực sử dụng và yêu cầu công nghiệp quặng sắt
laterit
2.2. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp xử lý tài liệu
2.2.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống kết hợp phương pháp địa chất
truyền thống

45
46

2.2.3. Lấy và phân tích mẫu bổ sung

49

2.2.4. Phương pháp toán thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin
để xử lý tài liệu địa chất khoáng sản

54

2.2.5. Áp dụng một số phương pháp dự báo sinh khoáng định
lượng để báo tiềm năng tài nguyên quặng sắt laterit khu vực nghiên
cứu


54

47
47
47
48


-5-

2.2.6. Phương pháp kinh nghiệm kết hợp phương pháp chuyên gia

55

Chương 3: Đặc điểm quặng hoá và tài nguyên quặng sắt laterit khu
vực Đức Cơ

56

3.1. Đặc điểm phân bố quặng sắt laterit khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa chất
3.1.2. Đặc điểm phân bố quặng sắt trong vỏ phong hóa
3.1.3. Hình thái kích thước thân quặng
3.2. Đặc điểm thành phần vật chất quặng sắt laterit
3.2.1. Thành phần khoáng vật
3.2.2. Thành phần hóa học
3.2.3. Tính chất kỹ thuật và đặc tính công nghệ quặng sắt laterit
khu vực Đức Cơ
3.3. Đánh giá tài nguyên quặng sắt laterit khu vực Đức Cơ
3.3.1. Lựa chọn phương pháp đánh giá

3.3.2. Kết quả đánh giá tài nguyên quặng sắt laterit
Chương 4: Phân vùng triển vọng và định hướng cơng tác đánh giá,
thăm dị.

56
56
56
57
58
58
58
62
65
65
67
70

4.1. Cơ sở phân vùng triển vọng
4.1.1. Diện tích rất có triển vọng (A)
4.1.2. Diện tích có triển vọng (B)
4.1.3. Diện tích ít có triển vọng (C)
4.2. Phân vùng triển vọng
4.2.1. Khu Ia Grai
4.2.2. Khu Chư Prông - Đức Cơ
4.3. Định hướng công tác tìm kiếm, thăm dị tiếp theo
4.3.1. Định hướng cơng tác tìm kiếm đánh giá quặng sắt lateritkhu
vực Đức Cơ
4.3.2. Định hướng cơng tác thăm dị

70

70
70
70
71
71
72
75

Kết luận và kiến nghị

86

Danh mục cơng trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục kèm theo

89
90
92

75
77


-6-

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả phân tích silicat bazan Pliocen thượng Pleistocen
hạ (Theo tài liệu của nhóm tờ Ma Đ’Răc)


21

Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng thép tại Việt Nam theo Quy
hoạch phát triến sản xuất thép từ năm 2007 đến 2020, tầm nhìn đến
năm 2025 (Quyết định số 345/2007/QĐ-TTg)

46

Bảng 3.1. Thống kê các thông số đặc trưng thành phần hóa cơ bản
và độ thu hồi tinh quặng sắt lateritvùng Gia Lai

60

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả tính tài nguyên quặng sắt laterit khu
vực Đức Cơ, tỉnh Gia Lai

68


-7-

DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí giao thông vùng nghiên cứu

16

Ảnh 1.1. Mặt cắt vỏ phong hoá Feralit

28


Ảnh 1.2. Mặt cắt vỏ phong hoá Alferit

29

Ảnh 1.3. Bề mặt địa hình dạng vịm phủ có độ dốc <10o

34

Ảnh 1.4. Bề mặt địa hình nằm ngang và hơi nghiêng có độ dốc
sườn >15o

35

Hình 1.2. Bản đồ Địa chất và Khoáng sản khu vực nghiên cứu

37

Ảnh 1.5. Quặng sắt laterit kết tảng khu Ia Grai

38

Ảnh 1.6: Quặng sắt laterit kết tảng khu Đức Cơ

42

Hình 1.3. Bản đồ Địa chất và Khoáng sản sắt laterit khu vực Đức
Cơ, tỉnh Gia Lai

44


Ảnh 2.1. Quặng sắt laterit cấu tạo dạng keo, lỗ hổng, kiến trúc keo,
vi hạt. Ảnh chụp mẫu HVĐT CN.06 (10µm)

50

Ảnh 2.2. Quặng sắt laterit cấu tạo khối keo đặc sít, kiến trúc keo
Ảnh chụp mẫu HVĐT CN.15 (20µm)

51

Ảnh 2.3. Quặng sắt laterit cấu tạo khối keo đặc sít, kiến trúc keo
Ảnh chụp mẫu HVĐT CN.15 (10µm)

51

Ảnh 2.4. Quặng sắt laterit cấu tạo keo, khung xương, lỗ hổng;
kiến trúc keo, vi hạt, vi vảy. Ảnh chụp mẫu HVĐT CN.20 (20µm)

52

Ảnh 2.5. Quặng sắt laterit cấu tạo keo, khung xương, lỗ hổng;
kiến trúc keo, vi hạt, vi vảy. Ảnh chụp mẫu HVĐT CN.20 (10µm)

52

Ảnh 2.6. Quặng sắt laterit cấu tạo đặc site; kiến trúc tấm vi vảy, vi
hạt, keo. Ảnh chụp mẫu HVĐT CN.207 (50µm)

53


Ảnh 2.7. Quặng sắt laterit cấu tạo đặc site; kiến trúc tấm vi vảy, vi
hạt, keo. Ảnh chụp mẫu HVĐT CN.207 (20µm)

53

Ảnh 3.1. Một số hình ảnh về quặng laterit

64

Hình 4.1. Bản đồ phân vùng triển vọng quặng sắt laterit khu vực
Đức Cơ, tỉnh Gia Lai

74


-8-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Tại miền Nam Việt Nam các đá bazan toleit, bazan olivin tuổi Neogen
muộn - Pleistocen có diện phân bố rộng rãi và trên chúng phát triển mạnh mẽ
vỏ phong hoá laterit. Các lớp phủ bazan có diện phân bố lớn nhưng đã bị phân
cắt và bóc mịn mạnh ở một số nơi bởi các sông, suối nên các diện lộ hiện tại
thay đổi từ vài km2 đến hàng nghìn km2. Theo tài liệu đo vẽ bản đồ địa chất tỷ
lệ 1:200.000, 1:50.000 và kết quả điều tra khống sản cho thấy các tích tụ
bauxit và sắt laterit có giá trị kinh tế phân bố tập trung chủ yếu ở 3 mức địa
hình là mức 1000 ÷ 1100m, 600 ÷ 900m và mức 200 ÷ 400m. Bề dày của vỏ
phong hoá đạt tới 60m, trong đó đới laterit có bề dày thay đổi và có nơi đạt
đến 15m. Đới phong hóa này là đối tượng để điều tra, thăm dò bauxit và sắt
laterit.

Sắt laterit được phát hiện từ những năm 1974, nhưng hiện tại chưa có
đề tài nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá tiềm năng và khoanh vùng triển
vọng làm cơ sở cho hoạch định kế hoạch tìm kiếm, thăm dị. Vì vậy, việc làm
rõ các yếu tố như diện phân bố, quy mơ, chất lượng, khả năng sử dụng quặng
sắt laterit nói chung, khu vực Đức Cơ nói riêng là rất cần thiết và là cơ sở
khoa học để xây dựng quy hoạch cơng tác điều tra, thăm dị, khai thác, chế
biến và sử dụng hợp lý nguồn tài ngun khơng có khả năng tái tạo.
Đề tài: “Đánh giá triển vọng và định hướng tìm kiếm, thăm dị quặng
sắt laterit khu vực Đức Cơ, tỉnh Gia Lai” được học viên lựa chọn là xuất phát
từ đòi hỏi thực tế, nhằm đáp ứng một phần các yêu cầu cấp thiết của sản xuất
và có tính thời sự.
2. Mục tiêu
Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, đặc điểm chất lượng, dự báo
tài nguyên làm cơ sở phân vùng triển vọng và định hướng công tác điều tra


-9-

đánh giá và thăm dò quặng sắt laterit khu vực Đức Cơ tỉnh Gia Lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là quặng sắt laterit trong vỏ phong hóa của các
đá bazan toleit, bazan olivin tuổi Neogen muộn - Pleistocen.
- Phạm vi nghiên cứu thuộc khu vực Đức Cơ, tỉnh Gia Lai trên diện tích
khoảng 1.000 km2 thuộc các tờ bản đồ 1:50.0000 hệ VN-2000 Làng Yom, Chư Ty
và tờ Làng Goong.

4. Nội dung nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích và khái qt hóa các kết quả đo vẽ bản đồ địa
chất khu vực, kết quả điều tra, tìm kiếm và các cơng trình nghiên cứu chuyên
sâu về quặng sắt laterrit nhằm làm sáng tỏ đặc điểm địa chất khoáng sản

laterrit khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, các yếu tố liên quan quặng
hóa laterrit sắt trong khu vực.
- Nghiên cứu bổ sung về thành phần vật chất quặng làm cơ sở định
hướng công tác nghiên cứu tiếp theo.
- Dự báo tiềm năng và phân vùng triển vọng làm cơ sở định hướng
cơng tác đánh giá, thăm dị quặng sắt laterrit trong khu vực Đức Cơ.
- Đề xuất phương pháp thăm dò và đánh giá tài nguyên trữ lượng phù
hợp với kiểu quặng sắt laterrit phân bố trên diện tích nghiên cứu.
5. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống, kết hợp phương pháp địa chất truyền
thống
- Các phương pháp phân tích, nghiên cứu thành phần vật chất quặng.
- Phương pháp tổng hợp, đối sánh, kết hợp một số phương pháp toán
địa chất với sự trợ giúp của máy tính.


- 10 -

- Áp dụng một số phương pháp dự báo sinh khoáng định lượng để dự
báo tài nguyên quặng sắt laterrit trong khu vực nghiên cứu.
- Áp dụng phương pháp chuyên gia, kết hợp kinh nghiệm thực tế của
học viên để khoanh vùng triển vọng và đề xuất phương pháp thăm dò phù hợp
với kiểu quặng sắt laterrit phân bố trong vỏ phong hóa của các đá bazan khu
vực Đức Cơ.
6. Cơ sở tài liệu của luận văn
Luận văn được xây dựng trên cơ sở tài liệu của các cơng trình:
- Cơng trình đo vẽ bản đồ Địa chất và Khống sản nhóm tờ Kon Tum Bn Mê Thuột (Trần Tính và nnk, 1984) và cơng trình hiệu đính bản đồ tỷ lệ
1:200.000 (Nguyễn Xuân Bao, 1995).
- Báo cáo lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000

nhóm tờ Kon Tum (Thân Đức Duyên, 2001).
- Kết quả thi công đề án “Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng quặng
bauxit, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam”, học viên là người trực tiếp
tham gia.
- Các kết quả phân tích mẫu: hố cơ bản, lát mỏng, khoáng tướng, cơ
lý, thể trọng nhỏ và độ ẩm.
7. Những kết quả và điểm mới đạt được của luận văn
- Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ đặc điểm phân bố và tiềm
năng tài nguyên quặng sắt laterit trên diện tích nghiên cứu.
- Xác lập luận cứ khoa học và thực tiễn khoanh định các diện tích có
triển vọng quặng sắt laterit khu vực Đức Cơ làm cơ sở định hướng cho cơng
tác tìm kiếm, thăm dị tiếp theo.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
8.1. Ý nghĩa khoa học


- 11 -

- Kết quả nghiên cứu cho phép nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về
thành phần vật chất quặng, đặc điểm phân bố và tiềm năng tài nguyên quặng
sắt laterrit ở khu vực Đức Cơ.
- Góp phần hồn thiện phương pháp luận thăm dị và đánh giá tài
nguyên khoáng sản sắt laterrit phân bố trong vỏ phong hóa của đá bazan tuổi
Neogen muộn - pleitocen.
8.2. Giá trị thực tiễn
- Cung cấp cho nhà quản lý và các doanh nghiệp về tài nguyên quặng
sắt laterit khu vực Đức Cơ làm cơ sở định hướng đầu tư công tác thăm dị,
khai thác và sử dụng có hiệu quả quặng sắt laterrit trong khu vực nghiên cứu.
- Cung cấp cho các cơ sở sản xuất địa chất một số phương pháp dự báo
tài nguyên và cơ sở phân vùng triển vọng quặng sắt laterit phân bố trong vỏ

phong hóa đá bazan và có thể áp dụng cho các khu vực có đặc điểm quặng
hóa tương tự.
9. Cấu trúc của luận văn
Không kể mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được trình bày thành
4 chương với 73 trang đánh máy khổ A4 và 03 Bản vẽ kèm theo.
Luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Tìm kiếm - Thăm dò, trường
Đại học Mỏ - Địa chất; dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn
Phương và TS.Trần Văn Miến. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS. Nguyễn Phương và TS.Trần Văn Miến đã tận tình hướng dẫn học
viên trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, học viên đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của Bộ mơn Tìm kiếm - Thăm dị, Khoa Địa chất, Khoa Môi
trường, Lãnh đạo Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phòng Sau đại học. Sự tạo
điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo Tổng cục Địa chất và Khống sản, Liên đồn


- 12 -

Địa chất Trung Trung bộ và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ
cho học viên hoàn thành luận văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn chân thành đến các Cơ quan, các thầy,
cô giáo và đồng nghiệp.
Học viên xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà khoa học, các nhà địa
chất đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép học viên được tham khảo và kế
thừa các kết quả nghiên cứu để học viên hoàn thành luận văn.


- 13 -

CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN KHU VỰC ĐỨC CƠ
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ LỊCH SỬ
NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
1.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên
- Diện tích nghiên cứu vùng Đức Cơ thuộc tỉnh Gia Lai, vùng nghiên
cứu thuộc các tờ bản đồ 1:50.0000 hệ VN-2000 Làng Yom, Chư Ty và tờ
Làng Goong thuộc địa bàn bàn của các huyện Ia Grai và Đức Cơ, nằm cách
thành phố Gia Lai khoảng 40 km về phía tây nam. Diện tích nghiên cứu 1.084
km2 được giới hạn bởi các điểm có toạ độ địa lý như sau:
13° 39' 59" - 14° 3' 29" : vĩ độ bắc
107° 29' 52" - 107° 45' 07" : kinh độ đơng
- Khu vực nghiên cứu có cấu trúc bề mặt địa hình dạng cao nguyên
nghiêng chung về phía nam, tây nam. Độ cao tuyệt đối 300-400m. Hệ thống
sông suối rất phát triển dạng toả tia từ trung tâm chảy về các hướng, đặc biệt
phía tây bắc khu vực nghiên cứu có sơng Sê San và hệ thống suối của nó phát
triển rất mạnh.
- Thảm thực vật trong khu vực chủ yếu là cây nông nghiệp, công
nghiệp: tiêu, cà phê, cao su, điều và các loại cây hoa màu.
- Giao thông trong vùng tương đối phát triển, Quốc lộ 14 chạy dọc từ
Kon Tum đi qua vùng nghiên cứu nối với các tỉnh Tây Nguyên, Quốc lộ 19 từ
Bình Định chạy ngang qua và đi sang biên giới campuchia cửa khẩu Lệ
Thanh, các tỉnh lộ 633, 664 cũng đã và đang được nâng cấp, tu sửa. Các
đường giao thông nội vùng chủ yếu là đường cấp phối và đường đất, vào mùa
mưa nhiều chỗ khá lầy lội, khó khăn cho cơng tác khảo sát và vận chuyển.
Diện tích khảo sát trải rộng và phân tán nên cơng tác vận chuyển gặp nhiều
khó khăn.


- 14 -


- Diện tích nghiên cứu nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung
hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm
sau, khô nhất là vào tháng 3, 4. Nhiệt độ cao nhất đạt từ 32o đến 37oC, nhiệt
độ trong ngày chênh nhau từ 5o đến 10oC. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến
tháng 10, mưa lớn thường tập trung vào tháng 9 hoặc tháng 10, lượng mưa
trung bình trong năm 1.220mm, cao nhất 1.990mm, thấp nhất 799mm. Độ ẩm
khơng khí trong mùa mưa là từ 80% đến 85%, trong mùa khô từ 60% đến
65%.
1.1.2. khái quát lịch sử nghiên cứu địa chất
Lịch sử nghiên cứu địa chất khống sản tỉnh Gia Lai trong đó có các
vùng cơng tác có thể chia làm 2 giai đoạn chính:
a. Giai đoạn trước 1975

Trên phạm vi tỉnh Gia Lai, việc nghiên cứu địa chất còn hạn chế. Hiện
tại nguồn tài liệu địa chất khu vực có ý nghĩa nhất trong giai đoạn này là
những cơng trình nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp:
- Năm 1921- 1927, các nhà địa chất Pháp như Saurin E., Jacob C. đã có
những khảo sát nghiên cứu tiền Cambri ở khối nâng Kon Tum, hiện tài liệu
lưu lại cịn ít.
- Năm 1939 - 1940, Fromaget J. và Hoffel J.H đã thành lập bản đồ địa
chất tỷ lệ 1: 500.000 miền Trung Trung Bộ.
- Năm 1952, Fromaget J. thành lập bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ
1:2.000.000.
- Cuối giai đoạn này có bản đồ địa chất Miền Nam, tỷ lệ 1:500.000
(Trần Kim Thạch -1974), được thành lập theo tài liệu phân tích ảnh vệ tinh
ERTS. Trên bản đồ các yếu tố về cấu trúc địa chất được thể hiện khá chi tiết,
nhưng tuổi của các phân vị địa chất chỉ dựa vào các tài liệu cũ kết hợp với
việc suy luận về quan hệ tương đối.



- 15 -

Trong khu vực ít được nghiên cứu, riêng về khống sản sắt laterit chưa
được chú ý và khơng có tài liệu gì đáng kể.
b. Giai đoạn sau năm 1975

Sau khi Miền Nam hồn tồn giải phóng, các cơng trình nghiên cứu địa
chất được tiến hành với qui mơ tương đối lớn và đồng bộ.
Đáng chú ý nhất là tờ bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:500.000
phần Miền Nam và của cả nước (1981) do Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức
Lương và nnk thuộc Liên đoàn Bản đồ Địa chất thành lập. Đây là cơ sở quan
trọng cho cơng tác điều tra địa chất và tìm kiếm khống sản sau này.
Tiếp theo là cơng trình đo vẽ bản đồ địa chất 1:200.000 nhóm tờ Kon
Tum - Bn Ma Thuột của Trần Tính và nnk (1986-1993). Cơng trình này đã
có những đóng góp rất lớn, làm sáng tỏ cấu trúc địa chất khu vực, phát hiện
hàng loạt điểm khống sản có giá trị cơng nghiệp.


- 16 -

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí giao thơng vùng nghiên cứu


- 17 -

1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG
1.2.1. Địa tầng
Hệ tầng Khâm Đức (PR2-3kđ)
Nguyễn Xuân Bao và nnk. Xác lập năm 1982
Hệ tầng Khâm Đức lộ ra ở vùng Chư Pả và biên giới IaKren với diện

tích nhỏ, mặt cắt không đầy đủ.
- Phân hệ tầng dưới (PR2-3kđ1) bao gồm amphybolit phân lớp dày xen
plagioclas-amphybol và một số ít đá phiến kết tinh. Chiều dày 500-600m.
- Phân hệ tầng giữa (PR2-3kđ2) gồm đá phiến thạch anh - mica, gneis hai
mica bị migmatit hóa, các lớp mỏng đá hoa, calxiphyr. Chiều dày 600-700m.
Hệ tầng Chư Prông (P2-T1 cp)
Hệ tầng Chư Prông được Nguyễn Kinh Quốc xác lập (1988). Trên diện
tích nghiên cứu các đá của hệ tầng phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía nam tây nam khu vực nghiên cứu.
Thành phần thạch học của hệ tầng bao gồm các đá núi lửa có thành
phần từ anđesit-đacit tới ryolit.
Mặt cắt đặc trưng từ dưới lên gồm :
- Tập 1 : Aglomerat, tuf anđesit, anđesitođacit, dày 50-100m.
- Tập 2 : cuội sạn kết, tuf ryolit, felsit porphyr màu xám xanh, dày
100m.
- Tập 3 : xen kẽ đacit, ryođacit, các lớp mỏng anđesitođacit, anđesit,
ađesitobazan và tuf của chúng, dày 150m.
- Tập 4 : Felsit, ryolit, ryođacit và tuf của phun trào felsic, dày 100230m.
Tuổi của hệ tầng được giả định là Permi muộn-Trias sớm và được liên
hệ so sánh với các đá phun trào trung tính-felsic loạt kiềm vơi tuổi P2-T1


- 18 -

phân bố ở rìa tây bồn trũng Mesozoi Khorat ở Đông Thái Lan, cũng như hệ
tầng Khang Khay gồm anđesit và trầm tích màu đỏ chứa hóa thạch Permi.
Hệ tầng Kon Tum (N2kt)
Hệ tầng Kon Tum được xác lập qua cơng trình bản đồ địa chất
1:500.000 (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1982). Hệ tầng là thành tạo
hồ lục địa cảnh quan núi lửa phân bố trong các vùng trũng giữa núi ở các khu
vực: Kon Tum (phân bố thành dạng dải với chiều ngang khoảng 3-4km, kéo

dài từ thị xã Kon Tum theo quốc lộ 14 đến khu vực Kông Hơ Rinh (trên
30km) trên tờ bản đồ Sa Thầy (D-48-48-B) và rải rác trong các tờ Phú Hoà
(D-48-48-D), Ia Kha (D-48-60-B), Chư Ty (D-48-60-A).
Ở khu vực Kon Tum, mặt cắt trầm tích từ dưới lên gồm 3 tập.
- Tập 1: cát kết hạt thô đến mịn, bột kết phớt lục, sét kết xám nâu, loang
lổ, điatomit với lượng Diatomeae tới 85-90%. Dày 40m.
- Tập 2: bột kết, sét kết màu xám, điatomit, ít lớp kẹp cát kết hạt mịn ở
phần thấp. Dày 16m.
- Tập 3: cát-bột kết, sét-bột kết xen kẽ nhau, màu nâu xám, hoặc xám.
Các lớp đá thường chứa nhiều Diatomeae, nhưng không thấy những lớp
điatomit giống trong các tập dưới. Dày 20m.
Chiều dày của hệ tầng ở mặt cắt này là 76m, thường dao động trong
khoảng 40-200m .
Trong một số lỗ khoan khác, trong các tập 1 và 2 có xen kẹp ít lớp sét
than và phun trào bazan.
Diatomeae gồm 3 phức hệ: Melosira, Stephanodiscus-Melosira và
Melosira-Nitzchia, đặc trưng cho môi trường đầm, hồ tuổi Pliocen.
Hệ tầng Túc Trưng (BN2-Q1tt)
Các phun trào bazan Pliocen - Pleistocen hạ trong vùng nghiên cứu,
trước đây được Nguyễn Kinh Quốc và nnk mơ tả và xếp vào nhóm tuổi


- 19 -

Pleistocen giữa - Holocen (QII-IV). Trong đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ
1/200.000 Kon Tum- Buôn Mê Thuột do Trần Tính (1993) chủ biên và bản đồ
địa chất hiệu đính tỷ lệ 1:200.000 loạt tờ Kon Tum- Buôn Mê Thuột do
Nguyễn Xuân Bao chủ biên (13), các thành tạo này đều được xếp vào tuổi
Pleistocen giữa- muộn (QII-III). Trong đo vẽ lập bản đồ địa chất 1:50.000
nhóm tờ Ma Đ’Răc (Nguyễn Văn Trang và NGK, 1998) xếp vào tuổi Pliocen

- Pleistocen sớm.
Các phun trào bazan hệ tầng Túc Trưng chiếm phần lớn diện tích
nghiên cứu. Mặt cắt đầy đủ của hệ tầng gồm 4 tập bazan và các lớp bazan
phong hóa thành đất đỏ nằm xen kẽ, theo thứ tự từ dưới lên trên gồm :
- Tập 1 : bazan olivin, bazan olivin-augit, bazan olivin-augit-plagioclas.
Chiều dày khoảng 70-75m (phần trên bị phong hóa dày khoảng 4-5m).
- Tập 2 : bazan 2 pyroxen, bazan olivin-augit-plagioclas, plagiobazan.
Chiều dày 38-43m (phần trên bazan bị phong hóa, dày khoảng 3m).
- Tập 3 : bazan olivin-augit, bazan olivin. Chiều dày khoảng 85-90m
(phần trên bazan phong hóa, dày 3-4m).
- Tập 4 : plagioclas, bazan olivin-augit-plagioclas, bazan olivin-augit.
Chiều dày khoảng 25-35m (phần trên bazan phong hóa dày khoảng 2,5-10m).
Nhìn chung, đá thường có dạng vi hạt hoặc ẩn tinh, màu sắc từ xám,
xám đen đến màu đen; đôi khi trong các tập bazan olivin có các bao thể
lerzolit spinel. Đá có cấu tạo khối đặc sít hoặc lổ hỗng, hạnh nhân; kiến trúc
phổ biến là porphyr với nền đolerit, gian phiến, hiếm hơn có kiến trúc
hyalopylit. Thành phần ban tinh chiếm từ 5 đến 15%, gồm olivin, augit,
plagioclas, hiếm hơn có hypersten hoặc enstatit. Thành phần khoáng vật nền
gồm: plagioclas (anđesin), augit, olivin, paragonit, titanomagnetit, aragonit,
thủy tinh núi lửa, ít zeolit.
Đặc điểm thạch học:


- 20 -

- Bazan olivin- augit: Đá có kiến trúc porphyr với nền gian phiến,
dolerit, hiếm hơn là hyalopylit, hoặc khảm ofit. Thành phần khống vật gồm:
ban tinh (10-20%) có mặt olivin, augit; nền (80-90%) là tập hợp plagioclas:
55 - 65%, augit: 25 -35%, olivin: 0- 5%, thủy tinh núi lửa: 0- 20%, quặng: 13%, ít paragonit, aragonit.
- Bazan olivin: Đá có kiến trúc porphyr với nền dolerit, vi dolerit hoặc

gian phiến ít khi gặp kiến trúc hyalopylit. Thành phần khống vật gồm: ban
tinh (8-25%) có mặt olivin; nền (75-92%) là tập hợp plagioclas: 60-70%,
augit: 20-30%, olivin: 1-5%, thủy tinh núi lửa: 0-20%, quặng: 1-5%, ít
aragonit.
- Bazan olivin- augit- plagioclas: Đá có kiến trúc porphyr nhưng tập
hợp ban tinh thường phân bố không đồng đều, với nền kiến trúc gian phiến,
hiếm hơn là hyalopylit hoặc khảm ofit. Thành phần khoáng vật gồm: Ban tinh
(5-15%) có mặt olivin, augit, plagioclas; nền (85-95%) là tập hợp gồm:
plagioclas: 50-60%, augit: 20-30%, thủy tinh núi lửa: 10-30%, quặng: 1-3%,
paragonit: 5-15%, ít aragonit.
Đặc điểm thạch địa hóa của hệ tầng tương đối đa dạng và phức tạp.
Trên biểu đồ Lebas và nnk (1986) các bazan này gặp trong các trường từ
anđesit bazan, bazan kiềm (Ne), á kiềm (Hy, Q), trường trachybazan, trường
bazanit và ít hơn trong các trường trachyanđesit bazan. Điều này càng khẳng
định mức độ biến thiên mạnh mẽ của các oxyt tạo đá. Hàm lượng các nguyên
tố vết cho thấy mức độ chứa Cr, Ni biến thiên lớn, độ chứa Zr, Ba dao động ở
mức trung bình, tỷ số Rb/Sr thay đổi lớn từ 0,0253 đến 0,0678.


- 21 -

Bảng 1.1. Kết quả phân tích silicat bazan Pliocen thượng Pleistocen hạ
(Theo tài liệu của nhóm tờ Ma Đ’Răc)
Số hiệu mẫu
(%)
oxit và
các chỉ số

M-2235


M-2242

M-2258

M-3163

M-3221

Tên đá
Bazanolivin Bazan-ol-py Bazanolivin Bazan-ol-py Bazan-ol-py

SiO2

45,68

48,84

45,72

47,24

46,1

TiO2

2,18

1,71

2,34


1,98

1,7

Al2O3

14,53

13,95

14,53

15,96

13,38

Fe2O3

5,51

4,15

4,01

2,72

5,37

FeO

MnO
MgO
CaO
Na2O

6,93
0,16
7,51
7,86
3,23

7,93
0,16
8,05
8,06
2,78

8,52
0,16
7,88
7,33
3,23

8
0,18
8,02
8,51
3,5

6,88

0,17
7,95
9,3
3,63

K2O

2,95

1,65

2,98

2,58

2,25

P2O5

0,67

0,33

0,76

0,29

0,45

-


H2O

0,36

0,16

0,33

0,18

0,39

MKN
Tổng

1,63
99,43

1,33
99,47

1,38
99,5

0,13
99,29

1,86
99,43


Kết quả tính tốn áp suất, nhiệt độ thành tạo bazan thuộc hệ tầng theo
công thức Albarode (1992) cho thấy có sự dao động lớn từ 7,58 đến 7,88 kbar
và nhiệt độ thành tạo 1223o ÷ 1297oC.
Lớp phủ bazan hệ tầng Túc Trưng trong vùng nghiên cứu nằm phủ trực
tiếp trên bề mặt phong hóa bóc mịn của các trầm tích hệ tầng Đray Linh, hệ
tầng Ea Sup, hệ tầng Sơng Ba. Mặt khác, kết quả phân tích tuổi đồng vị của
bazan ở đông bắc Buôn Ma Thuột bằng phương pháp K-Ar (Bazz S.M. và
nnk., 1981) cho giá trị 3,4 ±0,1 triệu năm, tương ứng với Pliocen.
Các kết quả phân tích bào tử phấn hoa trong các tập trầm tích xen kẽ
vùng KonTum - Tu Mơ Rông, vùng Biển Hồ, Bàu Cạn của Liên đoàn Địa
chất 7, cũng như số liệu phân tích tuổi tuyệt đối bằng phương pháp K/Ar của


- 22 -

Bozz SM và nnk (1981), của Rangin C. et al (1994) đều cho khoảng tuổi
tương đương với Pliocen - Pleistocen sớm.
Chiều dày của hệ tầng có sự dao động lớn từ 20-30m đến 300-400m.
Trầm tích sơng Pleistocen thượng (aQ13)
Các thành tạo Pleistocen thượng bao gồm các trầm tích tạo thềm sơng
bậc II có độ cao tương đối 10-15m, phát triển dọc theo thung lũng sông Đăk
Bla ở khu vực Kon Tum, thung lũng sông Ba ở khu vực Chư Sê.
Mặt cắt tại khu vực Sông Đăk Bla bao gồm:
- Tập 1: cuội sỏi cát, dày 2m. Thành phần cuội gồm thạch anh, đá biến
chất, granit... độ mài tròn trung bình.
- Tập 2: cát, bột, sét, dày 5-6m.
Bề dày chung 7-8m.
Mặt cắt tại khu vực Chư Sê bao gồm:
- Tập 1: cuội sỏi cát, dày 4,0m. Thành phần cuội chủ yếu là ryolit, ít

granit, thạch anh và tectit.
- Tập 2: cát, bột, sét, lẫn ít sạn màu xám xanh. Dày 1m.
- Tập 3: cát, bột, sét màu nâu vàng, nâu đỏ. Dày 9,0m.
Bề dày chung 14,0m.
Trầm tích sơng Holocen hạ - trung (aQ21-2)
Các thành tạo này gồm các trầm tích aluvi tạo thềm sơng suối bậc I có
độ cao tương đối 6-9m, phát triển dọc theo thung lũng sông Đăk Bla ở khu
vực Kon Tum, thung lũng sông Ba ở khu vực Chư Sê và rải rác trong vùng.
Thành phần từ dưới lên như sau:
- Tập 1: Cuội sỏi lẫn ít cát, dày từ 0,2 đến 1m. Thành phần cuội đa
dạng: thạch anh, granit, ryolit, đá biến chất... mức độ mài tròn khá tốt.
- Tập 2: cát, sét, bột chuyển dần lên sét, cát, sét bột màu xám trắng, bở
rời, dày 3m.


- 23 -

- Tập 3: sét, bột, cát, màu nâu, xanh xám, dày 2,7m.
- Tập 4: sét bột màu xám đen, dày 0,3m, chứa các bào tử phấn hoa:
Gleichenia, Selaginella, Araucarya, Polypodium, Cyathea, Pinus, Carpinus,
Quercus...
Chiều dày từ 5 đến 7m.
Ở khu vực Chư Sê trong mặt cắt chỉ có tập 1 đến tập 3.
Trầm tích sơng- đầm lầy Holocen trung - thượng (abQ22-3)
Các trầm tích sơng, đầm lấy chiếm diện tích khơng lớn chủ yếu phát
triển dọc theo các nhánh suối bị lầy hoá ở khu vực Pleiku khoảng 4-5 km2 và
trong các trũng thấp ở phía đơng nam tờ Ea Kar và đông bắc tờ Phước An
(tỉnh Đăk Lăk). Thành phần thạch học gồm có: cát, bột, sét, mùn thực vật, lớp
mỏng than bùn, chiều dày ≤ 3m.
Mặt cắt chứa than bùn từ trên xuống bao gồm:

- Trên cùng là lớp than bùn dày 0,6m.
- Lớp bột sét màu nâu đen dày 1,5m (sạn sỏi laterit: 2%, cát: 5%, bột:
15 -25%, sét: 68-78%. Các khoáng vật: thạch anh: 20-30%, felspat: 5-10%,
kaolin: 15 - 35%, hidromica: 25%, montmorilonit: 0-27%). Trong lớp sét màu
nâu đen có chứa tập hợp bào tử phấn hoa: Polypodiaceae gen. indet,
Pseudocchizcaceae, Triplanosporites sp., Stenochlaena Plalustris, Pinaceae,
Sonneraticeae, Avicennia sp., Liliaceae, Palmae. Các sưu tập này được
Dương Xuân Đào xác định tuổi Holocen.
- Lớp bột sét màu xám nâu dày 0,5m.
- Lớp sét màu xám nâu phớt xanh dày 0,4m. Chúng phủ trực tiếp lên
trầm tích Pleistocen trung-thượng.
Dựa vào quan hệ trầm tích và tuổi bào tử phấn hoa, các trầm tích xếp
vào Holocen giữa- muộn (Q22-3).


- 24 -

Trầm tích sơng Holocen thượng (aQ23)
Các trầm tích sông Holocen thượng tạo thành các bãi cuội, sỏi, cát ven
lòng hoặc các bãi bồi cao từ 1 đến 3m, phát triển dọc theo sông Ba và các sông
suối khác trên khu vực nghiên cứu. Thành phần cuội sỏi thay đổi tùy từng vùng
bóc mịn mà sơng suối chảy qua. Có chỗ hình thành mỏ cuội sỏi cát xây dựng có
giá trị.
1.2.2. magma
a. Phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (PZ3 bg-qs)
Trên diện tích nghiên cứu, các đá xâm nhập phức hệ Bến Giằng - Quế
Sơn phân bố ở rìa phía tây và rìa đơng nam khu vực nghiên cứu, có mặt pha 1
và pha 2 với thành phần thạch học như sau:
- Pha 1 (Di/PZ3bg-qs1): Thành phần gồm điorit thạch anh, điorit và
gabrođiorit màu xám đen phớt xanh, hạt trung không đều, cấu tạo định hướng,

kiến trúc nửa tự hình. Thành phần khống vật (%): plagioclas= 52-74, felspat
kali= 0-6, thạch anh= 0-10, biotit= 8-23, horblenđ= 10-29, pyroxen= 3-13 và
apatit, sphen, magnetit.
- Pha 2 (GDi/PZ3bg-qs2): thành phần gồm granođiorit biotit-horblenđ,
tonalit biotit-horblenđ, màu xám đen đốm trắng, cấu tạo định hướng, kiến trúc
nửa tự hình, hạt trung. Thành phần khống vật (%): plagioclas= 35-57, felspat
kali= 12-24, thạch anh= 15-28, biotit= 7-18, horblenđ= 9-16, pyroxen= 0-3 và
sphen, apatit, magnetit, zircon.
Tổ hợp khoáng vật phụ trong mậu giã đãi đá gốc (g/t): magnetit= 37,2;
ít ilmenit và sphen, apatit, anatas, monazit, galenit, zircon.
Đặc điểm thạch hóa: các đá thuộc loạt kiềm vơi, dãy thạch hóa bình
thường, độ kiềm bình thường, kiểu kiềm Na-K (Na/K=1,08-2,21). Theo tiêu
chuẩn phân loại của Chappell và White (1974), các đá thuộc kiểu I-granit.
Theo Ishihara S. (1977), các đá của phức hệ thuộc loạt granit magnetit.


- 25 -

Các nguyên tố vi lượng đáng chú ý (Clark): Ba= 0,29-0,53, Sr= 0,740,88, Co= 3,6; Ni= 4,13; V= 2,7; Cu= 3,9; Pb= 1,85; Zn= 1,66; Yb= 1,46.
Khống hóa liên quan với phức hệ nổi bật là nhóm Au-Cu-Pb.
Tuổi của phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn được định tuổi Paleozoi muộn
dựa vào giá trị tuổi đồng vị phóng xạ 291 triệu năm.
b. Phức hệ Vân Canh (T2vc)
Các đá magma xâm nhập phức hệ Vân Canh lộ rải rác phần rìa phía
đơng đơng bắc, bắc tây bắc và lộ liên tục ở rìa phía tây khu vực nghiên cứu.
Đặc điểm thạch học như sau:
- Pha 1 (GDi/T2vc1): thành phần gồm granođiorit biotit, granomonzonit
biotit. Đá màu xám hồng đốm đen, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt vừa
khơng đều, có nơi kiến trúc dạng porphyr.
- Pha 2 (GSy-G/T2vc2): thành phần gồm granosyenit biotit, granit biotit.

Đá màu hồng nâu hạt lớn, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình, nhiều nơi kiến
trúc dạng porphyr, ban tinh felspat kali màu hồng, kích thước lớn (0,4-1cm).
Thành phần khống vật (%): plagioclas= 17-30, felspat kali= 30-58, thạch
anh= 18-40, biotit= 1-10 ít apatit, zircon và orthit.
- Pha 3 (G/T2vc2): thành phần gồm đá granit biotit, granosyenit hạt nhỏ
màu hồng nâu, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình. Thành phần khống vật
(%): plagioclas= 20-35, felspat kali= 24-45, thạch anh= 23-34, biotit= 0-4,
apatit, sphen, zircon, orthit.
Đặc điểm thạch hóa: các đá của phức hệ thuộc loạt kiềm vơi, dãy thạch
hóa bình thường và á kiềm, kiểu kiềm kali-natri (Na2O/K2O= 0,47-0,73).
Theo tiêu chuẩn phân loại của Chappell và White (1974), các đá thuộc kiểu Igranit, hoặc theo Ishihara S. (1977), thuộc loạt granit magnetit-ilmenit.


×