Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Ứng dụng công nghệ gis vào công tác quản lý các dữ liệu phục vụ đền bù và giải phóng mặt bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
-------WX-------

NGUYỄN HỮU TÙNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CÁC DỮ LIỆU PHỤC VỤ ĐỀN BÙ
VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hμ néi - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
-------WX-------

NGUYỄN HỮU TÙNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CÁC DỮ LIỆU PHỤC VỤ ĐỀN BÙ
VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

Chuyên ngành:

KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA

Mã số:


60.52.85

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Nguyễn Quang Minh

Hμ néi - 2012


1

 

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Tùng

 
 


 


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1
MỤC LỤC .......................................................................................................................2
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................8 
2. Cơ sở khoa học:..........................................................................................8 
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài :......................................................................9 
4. Mục đích của đề tài : ..................................................................................9 
5. Nội dung của đề tài: ...................................................................................9 
6. Cấu trúc luận văn bao gồm;.......................................................................9 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................10
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................10 
1.2. Mục đích, Yêu cầu, Nhiệm vụ...............................................................11 
1.2.1 Mục Đích.............................................................................................. 11
1.2.2. Yêu cầu................................................................................................ 11
1.2.3 Nhiệm vụ .............................................................................................. 11
1.3. Các quy định, văn bản pháp luật của nhà nước trong cơng tác giải phóng
mặt bằng.......................................................................................................12 
1.3.1. Luật và các văn bản của Nhà nước ..................................................... 12
1.3.2. Các văn bản quy định về kỹ thuật áp dụng đối với dữ liệu bản đồ đền bù
giải phóng mặt bằng. ..................................................................................... 12
1.4. Yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với dữ liệu phục vụ cơng tác đền bù, giải
phóng mặt bằng ............................................................................................13 
1.4.1. Dữ liệu bản đồ ..................................................................................... 13
1.4.2. Dữ liệu thuộc tính................................................................................ 17
1.4.3.Yêu cầu xác định giá đất, tài sản......................................................... 20



 

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
(GIS) VÀ CSDL GIS..................................................................................................21
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................21 
2.2. Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý GIS ..........................................25 
2.2.1 Khái niệm về GIS................................................................................. 25
2.2.2. Thành phần của GIS............................................................................ 26
2.2.3. Chức năng của GIS ............................................................................. 30
2.2.4. Ứng dụng của GIS............................................................................... 32
2.3. Giới thiệu về cơ sở dữ liệu GIS và phần mêm ARCGIS .......................35 
2.3.1.Dữ liệu GIS và tổ chức CSDL GIS...................................................... 35
2.3.2 Giới thiệu về phần mềm Arcgis ........................................................... 42
CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ CƠNG TÁC GIẢI
PHĨNG MẶT BẲNG................................................................................................45
3.1 Thiết kế mơ hình cấu trúc CSDL GIS phục vụ giải phóng mặt bằng .....45 
3.1.1. Dữ liệu khơng gian.............................................................................. 45
3.1.2. Dữ liệu thuộc tính................................................................................ 47
3.1.3.Tạo CSDL bằng phần mềm Arccatalog:.............................................. 50
3.2.Chuẩn hóa dữ liệu đầu vào .....................................................................50 
3.2.1.Dữ liệu đầu vào .................................................................................... 50
3.2.2. Chuẩn dữ liệu khơng gian ................................................................... 51
3.2.3. Chuẩn dữ liệu thuộc tính ..................................................................... 53
3.2.4. Hồn thiện CSDL GIS giải phóng mặt bằng ...................................... 54
3.3. Các bài tốn ứng dụng GIS trong cơng tác quản lý GPMB...................56 
3.3.1.Tính tốn các giá trị của thửa đất liên quan đến công tác GPMB trong
khu vực lựa chọn. .......................................................................................... 56
3.3.2. Lập báo cáo, thống kê ......................................................................... 57

3.3.3 Lập bảng giá đất và tính giá thửa đất theo bảng giá ............................ 58
3.3.4. Cập nhật thửa đất và giá của thửa đất khi thay đổi quy hoạch ........... 60


 

4

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM .............................................................................62
4.1. Giới thiệu về dự án “Đường song song đường sắt Hà Nội – Lào Cai” khu
vực giải tỏa phường Tích Sơn, Tp. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc..................62 
4.1.1. Dự án “Đường song song đường sắt Hà Nội – Lào Cai”.................... 62
4.2. Hiện trạng dữ liệu................................................................................... 67
4.2.1.Dữ liệu khơng gian............................................................................... 67
4.2.2. Dữ liệu thuộc tính................................................................................ 67
4.3. Xây dựng cấu trúc CSDL GIS phục vụ công tác GPMB.......................69 
4.4. Chuẩn hóa dữ liệu đầu vào. ...................................................................70 
4.4.1. Xử lý dữ liệu không gian .................................................................... 70
4.4.2. Xử lý dữ liệu thuộc tính ...................................................................... 73
4.4.3. Liên kết dữ thuộc tính vào dữ liệu không gian cho thửa đất .............. 74
4.4.4. Tạo chỉ giới đường đỏ dạng vùng. ...................................................... 75
4.4.5. Tạo đối tượng đất giải tỏa. .................................................................. 76
4.5 Các bài toán ứng dụng............................................................................78 
4.5.1 Tìm kiếm, truy vấn, tính tốn các giá trị của thửa đất liên quan đến cơng
tác giải phóng mặt bẳng trong khu vực lựa chọn, tạo báo cáo thống kê....... 78
4.5.2. Xây dựng bảng giá đất và tính giá của thửa đất theo bảng giá đất ......80 
4.5.3. Cập nhật thửa đất và giá của thửa đất khi thay đổi quy hoạch. .......... 85
KẾT LUẬN ...................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................89
PHỤ LỤC.......................................................................................................................90



5

 

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Giải phóng mặt bằng

GPMB

2

Cơ sở dữ liệu

CSDL

3

Geographic Information System

GIS

4


Sử dụng đất

SDĐ

5

Hệ thống thông tin địa lý

6

File Geodatabase

FGDB

7

Personal Geodatabase

PGDB

8

Viện nghiên cứu hệ thống môi trường

ESRI

9

Uỷ ban nhân dân


10

Giao thông

GT

11

Thuỷ lợi

TL

HTTTĐL

UBND

 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Bảng so sánh các loại Geodatabase ......................................... 41

Bảng 3.1

Mô tả chi tiết các đối tượng trong CSDL ................................ 47

Bảng 3.2


Mơ tả thơng tin thuộc tính và định dạng trường thuộc tính .... 49

Bảng 3.3

 
 
 

Mơ tả thơng tin thuộc tính của đối tượng Thửa đất giao
thơng. ............................................................................................

59

Bảng 4.1

Tổng hợp diện tích, loại đất bị thu hồi của phường Tích
67
Sơn ...........................................................................................

Bảng 4.2

Các thơng tin thuộc tính của 187 thửa..................................... 74


6

 

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1


Bản đồ giải phóng mặt bằng ................................................... 13

Hình 2.1

Hợp phần cơ bản cơng nghệ GIS............................................ 26

Hình 2.2

Ba kiểu hình học cơ bản ......................................................... 36

Hình 2.3

Các định dạng Geodatabase.................................................... 39

Hình 2.4

Mơ hình ứng dụng Arcgis Desktop ........................................ 42

Hình 3.1

Sơ đồ cấu trúc CSDL .............................................................. 46

Hình 4.1

Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc giới thiệu dự án .............. 62

Hình 4.2

Sơ đồ cấu trúc CSDL GIS phục vụ cơng tác GPMB.............. 69


Hình 4.3

Vỏ cơ sở dữ liệu chuẩn ........................................................... 70

Hình 4.4

Các lớp đối tượng trong microstation..................................... 71

Hình 4.5

chuyển đổi dữ liệu từ mcrostation sang Geodatabase ............ 71

Hình 4.6

Tạo đối tượng Thửa đất từ dạng đường sang dạng vùng ................. 72

Hình 4.7

CSDL thống nhất của khu vực giải phóng mặt bằng................... 73

Hình 4.8

Join thơng tin thuộc tính từ bảng Exel.................................... 75

Hình 4.9

CSDL GIS phục vụ cơng tác giải phóng mặt bằng ................ 76

Hình 4.10 Sơ đồ tổng thể GPMB của dự án ............................................ 77

Hình 4.11 Thơng tin đối tượng bằng HTML Popup................................ 77
Hình 4.12 Kết quả thửa đất có diện tích trong chỉ giới đường đỏ lớn
nhất.......................................................................................... 78
Hình 4.13 Kết quả tìm các đất ở đơ thị và diện tích thu hồi lớn hơn
15m2 ........................................................................................ 79


 

7

Hình 4.14 Thống kê 14 hộ có diện tích lớn hơn 15m2 và tổng tiền................ 80
Hình 4.15 Chọn những đối tượng có loại mục đích sử dụng là DGT ..... 81
Hình 4.16 Nhập thuộc tính cho thửa đất giao thơng................................ 82
Hình 4.17 Giá đất thửa giao thơng........................................................... 83
Hình 4.18 Chọn các đối tượng Dat_GiaoThong có giá ủy ban cao
nhất..........................................................................................
84
Hình 4.19 Gán giá thửa đất theo giá thửa giao thơng.............................. 85
Hình 4.20 Sử dụng công cụ Model builder trong thao tác thực hiện ...... 86
Hình 4.21 Dataset của dữ liệu gốc(a) và dataset sau khi sử dụng
Model Builder (b) ...................................................................

86

Hình 4.22 Thuộc tính diện tích của DatGiaiToa được update................. 87


8


 

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay tốc độ phát triển đơ thị hóa q nhanh mật độ dân cư tập trung
vào các thành phố lớn ngày càng nhiều khiến cho công tác quy hoạch, xây dựng
và phát triển các dự án cơ sở hạ tầng, khu đô thị, các cơng trình cơng cộng được
đặc biệt chú ý và quan tâm. Để phục vụ một cách kịp thời cho các công tác trên,
việc thành lập các bản đồ hiện trạng phục vụ công tác đền bù và giải phóng mặt
bằng đóng vai trị khá quan trọng. Các thơng tin địa lý về hiện trạng sử dụng đất,
chủ sử dụng, tài sản gắn liền với đất, v.v. rất cần thiết đối với các nhà quản lý để
có thể nhanh chóng thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng, giúp đẩy nhanh
việc hoàn thiện các dự án.
Hiện nay, các thông tin địa lý phục vụ đền bù và giải phóng mặt bằng chủ
yếu được quản lý trên giấy, hoặc bằng các dữ liệu số. Tuy nhiên việc quản lý các
thơng tin này được thực hiện chưa đồng bộ, cịn phân tán và chưa được hệ thống
hóa một cách thích hợp. Việc xây dựng một hệ thống dựa trên máy tính nhằm
mục đích quản lý các thơng tin địa lý liên quan đến cơng tác đền bù và giải
phóng mặt bằng sẽ là cần thiết. Hệ thống này sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể
tiếp cận các thơng tin một cách kịp thời và chính xác để có thể ra các quyết định
một cách nhanh chóng.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng
công nghệ GIS vào công tác quản lý các dữ liệu phục vụ đền bù và giải phóng
mặt bằng” dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. NGUYỄN QUANG MINH.
2. Cơ sở khoa học:
Trong thời gian gần đây, hệ thống thông tin địa lý là công cụ hiện đại và
hiệu quả trong lĩnh vực quản lý, quản lý dữ liệu Tài nguyên Môi trường, quy
hoạch sử dụng đất và quy hoạch phục vụ thiết kế. Hệ thống thông tin địa lý cho
phép quản lý và phân tích các thông tin không gian một cách hiệu quả, giảm nhẹ
công tác văn phịng, giấy tờ, nâng cao hiệu quả cơng việc.



 
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài :

9

Đề tài sẽ góp phần vào việc đẩy nhanh tiến độ các dự án bằng cách cung
cấp các thông tin liên quan đến đền bù và giải phóng mặt bằng một cách nhanh
chóng và chính xác. Ngồi ra, đề tài cịn góp phần vào quản lý một cách thống
nhất việc đền bù và giải phóng mặt bằng, tránh được những nhầm lẫn, tiêu cực
khơng đáng có trong q trình thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng.
4. Mục đích của đề tài :
Nghiên cứu thành lập mơ hình cơ sở dữ liệu thông tin địa lý đầy đủ và chi
tiết phục vụ cơng tác đền bù và giải phóng mặt bằng
5. Nội dung của đề tài:
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các quy định nhà nước về công tác
đền bù và giải phóng mặt bằng, từ đó xác định các nhóm thơng tin cần thiết cho
cơng tác đền bù và giải phóng mặt bằng.
- Tiếp cận hệ thống thơng tin địa lý và quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu
GIS. Tổng quan về khả năng ứng dụng cơ sở dữ liêu hệ thống thông tin địa lý
trong công tác đánh giá, định giá đất và tài sản trên đất.
- Nghiên cứu thành lập mơ hình cơ sở dữ liệu thông tin địa lý dành cho
đền bù và giải phóng mặt bằng.
6. Cấu trúc luận văn bao gồm;
Luận văn bao gồm phần mở đầu, 4 chương, kết luận và được trình bày
trong 95 trang.
Luận văn đã được hồn thành dưới sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn:
TS. Nguyễn Quang Minh. Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy
hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này. Qua đây

tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Trắc Địa phổ
thông và sai số, Khoa Trắc địa, Phòng Đại học và Sau Đại học, Trường Đại học
Mỏ địa chất cùng bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập và làm luận văn.


10

 

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đặt vấn đề
Giải phóng mặt bằng là khâu đầu tiên quyết trong xây dựng công trình,
quyết định tiến độ của dự án. Đây cơng đoạn phức tạp với việc phải xử lý nhiều
thông tin, công việc gây tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc của nhà nước và
chủ đầu tư. Đòi hỏi cấp thiết phải hiện nay là phải có một phương pháp quản lý
ưu việt các đối tượng và thông tin phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB), có các
cơng cụ phân tích nhanh giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách cơ chế một
cách hiệu quả nhất.
Với sự phát triển của cơng nghệ số hiện nay hồn tồn có thể giải quyết
được vấn đề trên. Hệ thống thông tin địa lý viết tắt là GIS cho phép quản lý dữ
liệu và cung cấp các cơng cụ phân tích rất mạnh thực hiện được các bài toán
phức tạp đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với đặc tính phức tạp và thời sự của
cơng tác giải phóng mặt bằng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) GIS phục vụ cho cơng tác giải phóng mặt
bằng là một nhiệm vụ cần thiết trong ngành quản lý đất đai và xây dựng. Đề tài “
Ứng dụng công nghệ GIS vào trong công tác quản lý các dữ liệu phục vụ đền bù
và giải phóng mặt bằng” nhằm:
- Xây dựng cấu trúc CSDL GIS chung cho GPMB bao gồm tất cả thông
tin về mặt khơng gian và thuộc tính của các đối tượng liên quan đến GPMB.

- Cập nhật một cách nhanh nhất về thay đổi quy hoạch. Lập bản đồ quy
hoạch.
- Xây dựng một hệ thống thông tin về đất và giá đất lập bản đồ giá đất
- Rút gắn thời gian định giá đất tại địa phương khi thay đổi quy hoạch
Đây là ứng dụng mang tính đột phá và đem lại rất nhiều tiện ích cho cơng
tác GPMB khi thực hiện các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng giảm chi
phí tăng chất lượng của các cơng trình xây dựng đảm bảo quyền lợi cho cả nhà
nước và người dân.


 
1.2. Mục đích, Yêu cầu, Nhiệm vụ

11

1.2.1 Mục Đích
Xây dựng CSDL về giải phóng mặt bằng một cách đồng bộ với hệ thống
GIS cung cấp công cụ phục vụ quản lý, cập nhật, khái thác thông tin liên quan
đến giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng.
- Giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định, chính sách một cách hiệu
quả và nhanh nhất.
- Hiện đại hóa trong quản lý đất đai, quản lý dự án, thủ tục hành chính cho
phù hợp với sự phát triển của xã hội.
1.2.2. u cầu
Thơng tin thuộc tính của bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, các tài liệu liên
quan đến giá trị tài sản, các thông tin khác liên quan đến đền bù giải phóng mặt
bằng, quy hoạch sử dụng đất đã và đang thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật cho đầu vào của CSDL GPMB, cụ thể như sau:
- Dữ liệu bản đồ địa chính phải được chuẩn hoá về yếu tố địa lý và thuộc tính
phục vụ xây dựng hệ CSDL giải phóng mặt bằng và cập nhật dữ liệu giá đất.

- Quá trình thành lập bản đồ giá đất được đồng bộ hoá quá trình định giá
đất, cập nhật giá đất và đặc biệt quan trọng đối với khu vực thành thị và các khu
vực quy hoạch xây dựng.
- Các khu vực thay đổi lớn về hiện trạng sử dụng đất, mục đích sử dụng
đất, các tuyến giao thông được xây dựng mới phải được cập nhật, chỉnh lý chi
tiết, chính xác và đầy đủ.
1.2.3 Nhiệm vụ
Xây dựng CSDL về giải phóng mặt bằng một cách đồng bộ với hệ thống
GIS cung cấp công cụ phục vụ quản lý, cập nhật, khái thác thơng tin liên quan
đến giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng.
- Về mặt thông tin : đầy đủ các thơng tin thuộc tính đặc trưng của các đối
tượng đó, các định dạng về dữ liệu và định dạng về trường thuộc tính phải đáp


12
 
ứng nhu cầu khai thác các ứng dụng của GIS để thực hiện các phép tính tốn,

phân tích.
- Bản đồ quy hoạch và bản đồ giá đất cung cấp cái nhìn trực quan, tìm
kiếm tra cứu và khai thác các ứng dụng.
1.3. Các quy định, văn bản pháp luật của nhà nước trong cơng tác giải
phóng mặt bằng
1.3.1. Luật và các văn bản của Nhà nước
Về cơ bản, công tác đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay được dựa trên
cơ sở chính là Luật đất đai năm 2003. Trên cơ sở Luật đất đai, các chính phủ và
các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai cụ thể để
các cơ quan hữu quan thực hiện cơng tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Các
văn bản của nhà nước liên quan đến giải phóng mặt bằng hiện nay bao gồm: 
- Luật Đất đai ban hành năm 2003.

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
- Quyết định số 18 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành quy định về thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3.2. Các văn bản quy định về kỹ thuật áp dụng đối với dữ liệu bản đồ đền bù
giải phóng mặt bằng.
[6] Qui phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000,
1/2000, 1/5000 và 1/10000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm
2008 theo quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008.


13

 

[7] Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10000
và 1/25000 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban
hành năm 1999 theo quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999.
[8] Thông tư số: 973/2001/TT-TCĐC do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ
Tài nguyên và Môi trường) ban hành ngày 20/6/2001 về việc hướng dẫn áp dụng
hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000.
[9] Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu cơng trình,
sản phẩm địa chính.
[10] Thơng tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài
ngun và Môi trường, hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
1.4. Yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với dữ liệu phục vụ công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng
1.4.1. Dữ liệu bản đồ

 

Hình 1.1: Bản đồ giải phóng mặt bằng


 
1.4.1.1. Nội dung bản đồ GPMB

14

• Điểm khống chế tọa độ và độ cao.
Trên bản đồ GPMB thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao
nhà nước các cấp, lưới tọa độ địa chính và các điểm khống chế đo vẽ có chơn
mốc để để sử dụng lâu dài, các điểm mốc GPMB, mốc hành lang bảo vệ đường
bộ. Đây là yếu tố dạng điểm cần phải thể hiện chính xác đến 0.1mm trên bản đồ.
Các điểm khống chế tọa độ và độ cao được thể hiện trên bản đồ theo quy định
của ký hiệu bản đồ địa chính.
•Ranh giới thửa đất.
Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ GPMB. Ranh giới thửa đất được thể
hiện chính xác và chi tiết, đúng hình dạng, kích thước và vị trí. Phải thể hiện đầy
đủ các góc ngoặc của đường ranh giới thửa đất, trường hợp độ dài của các đường
gãy khúc và đường cong nhỏ hơn hoặc bằng 0.2mm trên bản đồ thì được phép

duỗi thẳng.
Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng viền khép kín, dạng đường
gấp khúc hoặc đường cong. Đối với mỗi thửa đất cần phải thể hiện đầy đủ ba yếu
tố là số thứ tự thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng.
Trên bản đồ đường ranh giới thửa đất có thể được thay thế bằng các loại
đường viền khác (nếu ranh giới thửa trùng với các loại địa vật này) như đường
giao thông, kênh, mương, đường bờ ruộng...
•Cơng trình xây dựng trên đất.
Khi đo vẽ bản đồ GPMB tỷ lệ 1:500 ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là khu vực đơ
thị thì trên từng thửa đất thể hiện chính xác ranh giới các cơng trình xây dựng cố
định như nhà ở, nhà làm việc ... Các cơng trình xây dựng được xác định theo
mép tường phía ngồi. Trên vị trí cơng trình cịn biểu thị tính chất cơng trình như
nhà gạch, nhà bê tông, nhà nhiều tầng...


15

 
•Loại đất.

Tiến hành phân loại và thể hiện các loại đất bị thu hồi phục vụ dự án như:
đất nông nghiệp, đất chun dùng, đất ở…
•Hệ thống giao thơng, thuỷ hệ.
Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng, ngoài
đồng, đường phố, ngõ phố... Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ
giới đường, các cơng trình cầu cống trên đường và tính chất cong của đường.
Giới hạn thể hiện hệ thống giao thơng là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn
0.5mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5mm thì vẽ một nét và
ghi chú độ rộng.
Đường sắt: Được thể hiện đầy đủ trên bản đồ GPMB, thể hiện chính xác

chỉ giới đường, phạm vi các nhà ga.
Đường bộ: Bao gồm đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã.
Các loại đường bộ biểu thị theo tính chất rải mặt. Trên bản đồ phải thể hiện được
mặt đường, lề đường (đối với các loại đường có rải mặt) và phân đất lưu khơng.
Ghi chú tên đường và chất liệu rải mặt đường.
Đường trong khu dân cư: Đường trong khu dân cư bao gồm đường phố,
các loại đường đất, đường gạch... trong thơn xóm. Khi vẽ đường phố phải thể
hiện rõ mặt đường, hè phố và chỉ giới đường. Mép hè phố có thể thay thế bằng
đường ranh giới thửa đất. Chi chú tên đường (nếu có). các cơng trình cầu cống
trên đường, phân biệt cầu sắt, cầu bê tông, cầu treo, ghi chú tên cầu, chiều rộng,
trọng tải.
Thể hiện hệ thống sơng ngịi, kênh mương, ao hồ,... Đo vẽ theo mức nước
cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng kênh mương lớn hơn
0.5mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5mm thì vẽ một nét
theo tim của nó. Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh
thốt nước cơng cộng. Sơng ngịi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và
hướng nước chảy.


16

 
•Địa vật quan trọng.

Trên bản đồ GPMB phải thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng, các địa
vật có ý nghĩa chính trị, văn hóa như bia tưởng niệm, tượng đài, cổng làng... Khi
thể hiện trên bản đồ cần xác định chính xác ranh giới và tên.
•Mốc GPMB và ranh giới thu hồi đất của dự án.
Mốc GPMB được định vị chính xác ngồi thực địa theo hồ sơ cấp đất được
Sở Tài nguyên và Môi trường bàn giao cho chủ đầu tư, bản đồ GPMB thể hiện

chi tiết mốc và ranh giới GPMB phục vụ cho công tác tính diện tích thu hồi và
diện tích cịn lại của mỗi thửa đất, làm cơ sở cho lập phương án GPMB.
1.4.1.2. Độ chính xác của bản đồ GPMB:
• Độ chính xác điểm khống chế đo vẽ [4]
Khi đo vẽ bản đồ địa chính theo phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa phải xây
dựng lưới khống chế đo vẽ. Quy phạm quy định sai số trung phương vị trí mặt
phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế tọa độ nhà
nước gần nhất khơng vượt q 0,1mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần thành lập, ở vùng
ẩn khuất sai số nói trên không lớn quá 0,15mm. Đối với khu vực đô thị, sai số nói
trên khơng vượt q 6 cm trên thực địa áp dụng chung cho mọi tỷ lệ đo vẽ.
• Độ chính xác vị trí điểm chi tiết.
- Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của các điểm trên ranh giới thửa đất
biểu thị trên bản đồ so với điểm của lưới khống chế đo vẽ gần nhất không được
lớn hơn 0,4mm trên bản đồ, đối với các địa vật cịn lại khơng vượt q 0,5mm.
- Sai số tương hỗ giữa các ranh giới thửa đất, giữa các điểm trên cùng ranh
giới thửa đất, sai số độ dài cạnh thửa đất không vượt quá 0,4mm trên bản đồ.
Sai số tương hỗ vị trí điểm của hai điểm gần nhau khơng chỉ gồm sai số
chiều dài cạnh mà cịn có cả sai số hướng m. Coi ảnh hưởng của sai số chiều dài
và hướng ngang nhau (ms=mx = m) thì sai số trung phương tương hỗ vị trí điểm
sẽ là:

mth =

m 2s + m 2a

= ms

2

=m


2


17

 

Khi SSTP chiều dài cạnh thửa đất không vượt quá 0,4mm trên bản đồ thì:
m = ms = 0,4mm
Sai số vị trí điểm trên bản đồ gồm cả sai số đo và sai số vẽ điểm chi tiết.
Khi số đó sai số đo sẽ là:
m do = m 2 − m 2 ve

Đối với cơng nghệ bản đồ số thì sai số vẽ là khơng đáng kể lúc đó sai số vị
trí điểm trên bản đồ chỉ phụ thuộc vào sai số đo.
Trong đó: mth: Là sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm gần nhau
ms: Sai số trung phương chiều dài cạnh thửa đất
mx: Sai số hướng ngang
• Độ chính xác tính diện tích.
2

Diện tích thửa đất trên BĐGPMB được tính chính xác đến 0,1m và được
tính hai lần, độ chênh kết quả giữa hai lần tính phụ thuộc vào diện tích thửa đất.
Sai số tính diện tích cho phép là:
2

ΔPgh = 0,0004M p (m )
Trong đó: P là diện tích thửa đất
ΔPgh: Là sai số giới hạn tính diện tích.

1.4.1.3. Phương pháp thành lập bản đồ GPMB.
- Thành lập bản đồ GPMB bằng phương pháp toàn đạc.
- Bản đồ GPMB được vẽ theo phương pháp bản đồ số.
1.4.2. Dữ liệu thuộc tính.
1.4.2.1. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất[5].
Để phục vụ GPMB sơ đồ thửa đất lập ra nhằm liệt kê toàn bộ thửa đất
trong phạm vi ranh giới khuôn viên với nội dung sau: Tên chủ sử dụng đất, tờ
bản đồ số, thửa đất, thể hiện diện tích các loại đất, diện tích phần chiếm dụng...


18
 
đáp ứng yêu cầu tổng hợp lập ra và tra cứu sử dụng các loại tài liệu, hồ sơ khác

một cách đầy đủ chính xác thuận tiện.
- Sơ đồ thửa đất lập cho từng thửa đất, lập theo từng tờ bản đồ, nhân bản
làm 6 bộ theo yêu cầu của hội đồng GPMB. Nội dung hồ sơ gồm các mục sau:
- Tên chủ sử dụng ghi tên chủ hộ đang sử dụng ví dụ: Nguyễn Khắc Quân
- Địa chỉ ghi vị trí thửa đất ví dụ: Khu HC 3, phường Tích Sơn
- Tờ bản đồ ghi số tờ bản đồ địa chính phục vụ GPMB vừa thành lập:
Ví dụ tờ số 1:
- Số thửa ghi thửa theo tờ bản đồ GPMB: Ví dụ thửa số 165.
- Sơ đồ thửa đất, nội dung bên trong thửa đất thể hiện, diện tích chiếm dụng.
- Ranh giới thửa đất ghi theo cạnh, từ ranh giới SDĐ phía giáp đường (khi đo
đạc thực địa đã đánh dấu sơn, đinh sắt) đến đường GPMB, từ đường GPMB đến
đường ranh giới bảo vệ đường bộ và cạnh cịn lại (nếu có đường lưu khơng thì phải
đo từ ranh giới đến đường lưu không và từ đường lưu không đến đường GPMB).
1.4.2.2. Thống kê danh sách các hộ bị thu hồi đất.
Thống kê được lập ra để các cấp thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất,
giao đất, nội dung thống kê được ghi dưới dạng bảng liệt kê gồm 7 cột, được

thống kê từ sơ đồ thửa đất.
+ Cột 1 số thứ tự hộ dân bị thu hồi đất
+ Cột 2 ghi họ và tên chủ SDĐ
+ Cột 3 ghi số tờ, số tờ số thửa bản đồ GPMB
+ Cột 4 ghi hạng đất đang tính thuế của các hộ hàng năm
+ Cột 5 ghi diện tích bị thu hồi.
+ Cột 6 ghi chú nguồn gốc sử dụng đất.
Cuối trang phần ký nhận của các cấp, lập thống kê thu hồi đất.
1.4.2.3. Thống kê nguồn gốc sử dụng đất của từng hộ.
Thống kê nguồn gốc SDĐ được lập ra làm cơ sở pháp lý cho lập phương
án đền bù đất đai GPMB, bảo vệ quyền lợi người sử dụng đất, nội dung thống kê


19
 
được ghi dưới dạng bảng liệt kê gồm 8 cột, căn cứ vào hồ sơ địa chính, các giấy

kê khai về nguồn gốc sử dụng của chủ hộ giao nộp để phân loại.
- Cột 1 ghi thứ tự thử đất
- Cột 2 ghi tên chủ sử dụng
- Cột 3 Số tờ, số thửa, trên bản đồ GPMB.
- Cột 4 ghi diện tích GPMB
- Cột 5 ghi loại đất, loại đất theo hiện trạng đang sử dụng
- Cột 6 ghi hạng đất tính theo hạng đất đang tính thuế
- Cột 7 ghi chú rõ nguồn gốc SDĐ, thời điểm sử dụng
Cuối trang cộng tổng các loại đất. Phần ký nhận của các cấp thống kê phân loại
sử dụng đất, căn cứ vào hồ sơ địa chính, các quyết định giao đất của các cấp có
thẩm quyền.
1.4.2.3. Bảng kê khối lượng tài sản trên đất của từng hộ.
Bảng kê khai tài sản được thực hiện trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật thửa đất, tổ

công tác tiến hành kiểm đếm tại hiện trường, số liệu kiểm đếm được xác định cụ
thể từng loại tài sản trên đất và tính pháp lý, thời gian sử dụng.
Trên cơ sở có bản kiểm kê tài sản đại diện chủ đầu tư tiến hành lập
phương án đền bù cho từng hộ, thửa đất.
- Cột 1 ghi thứ tự thử đất
- Cột 2 tên loại tài sản trên đất.
+ Nhà cơng trình kiến trúc.
+ Cây cối hoa mầu
- Cột 3 Đơn vị tính.
- Cột 4 Khối lượng.
- Cột 5 Tỷ lệ %
- Cột 6 Thành tiền.
- Cột 7 ghi chú.
Cuối trang ghi phần tổng hợp.


20

 

Biên bản kiểm kê tài sản trên đất của từng hộ được lập tại hiện trường, các
bên tham gia cùng ký tên xác nhận.
1.4.2.4. Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được lập dựa trên cơ sở
pháp lý được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phương án chi tiết là cơ sở để chủ đầu tư tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư cho các chủ sử dụng đất.
1.4.3.Yêu cầu xác định giá đất, tài sản.
•Căn cứ vào các quy định pháp luật của nhà nước:
1. Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của chính phủ

về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
2. Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của chính
phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16
tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
3. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư.
4. Quyết định 60/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc, ban hành qui định về giá đất trên địa bàn tỉnh, thành phố đó đối với năm 2012.
5. Thông tư hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu cơng trình, sản
phẩm đo đạc bản đồ ban hành kèm theo Quyết định số 05/2009/TT-BTNMT
ngày 01/06/2009 của Bộ Tài ngun và Mơi trường.
•Căn cứ vào giá đất giao dịch trên thị trường của khu vực GPMB tại thời
điểm đó để xác định giá thực tế.
•Căn cứ vào hiện trạng thực tế của các tài sản trên đất để xác định giá trị
cho chúng.


21

 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ CSDL GIS
Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) là một
hệ thống bao gồm các phần mềm phần cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu với
chức năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, biểu diễn dữ liệu địa lý phục
vụ giải quyết các bài tốn ứng dụng có liên quan đến vị trí địa lý trên bề mặt trái
đất
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Những năm đầu của thập kỉ 60(1963-1964) các nhà khoa học Canada đã
xây dựng hệ GIS đầu tiên với tên gọi “Canada Geographic Information System”
được sử dụng trong công tác quản lý tài nguyên ở Canada. Ở thời điểm ban đầu
này, hệ GIS được thừa hưởng mọi thành quả trong nghành bản đồ cả về ý tưởng
cũng như thành tựu của kĩ thuật bản đồ. GIS bắt đầu hoạt động bằng việc thu
thập dữ liệu theo định hướng tuỳ thuộc vào mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, các thiết
bị máy tính thời đó rất to lớn cồng kềnh việc nhập dữ liệu chậm và khó khăn nên
những hệ tự động hố ít khả năng thâm nhập vào thực tế. Lúc đó, những phiên
bản đầu tiên của hệ thống thông tin địa lý là những phần mền nhập dữ liệu và vẽ
bản đồ đơn giản, việc xử lý thơng tin đồ hoạ cịn rất hạn chế.
Từ những năm 1960-1980: là thời kì tìm tịi và khám phá về kĩ thuật đồ
hoạ của công nghệ thông tin. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà
những khả năng xử lý đồ hoạ trên máy tính trở thành dễ dàng và thuận tiện.
Hàng loạt các chương trình phần mền xử lý đồ hoạ và các phiên bản đầu tiên của
các phần mền GIS ra đời như phần mền ARC/INFOR.
Từ 1980-1990: Công nghệ GIS phát triển mạnh mẽ, trở thành một cơng
nghệ có tính thương mại, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học và hoạt
động thực tiễn có sử dụng thơng tin khơng gian, Đặc biệt ở Mỹ, Canada và châu
Âu, người ta đã xây dựng và khơng ngừng hồn thiện các chương trình phần
mềm có uy tín quốc tế như ARC/INFOR, PCI, ILWIS, SPAND, IDRISI…


22

 

Công nghệ vi điện tử và công nghệ sản xuất máy tính cá nhân (PC) phát
triển mạnh; máy tính trở thành công cụ phổ biến trong mọi hoạt động nghiên
cứu, thiết kế và quản lý xã hội. Những phần mềm HTTTĐL chạy trên PC ngày
càng phát triển đã làm cho cơng nghệ HTTTĐL lan truyền nhanh chóng đến các

nước đang phát triển ở châu Á và càng ngày thâm nhập sâu vào lĩnh vực địa lý
và bản đồ.
Ở Việt Nam, công nghệ HTTTĐL cũng được ứng dụng và phát triển
nhanh chóng cùng với cơng nghệ thơng tin nói chung. Theo các nhà hoạt động
trong lĩnh vực này, sự hình thành và phát triển cơng nghệ HTTTĐL ở Việt Nam
có thể chia thành cácthời kỳ:
Từ 1980-1985: Bắt đầu nghiên cứu về HTTTĐL
Từ 1985-1994: Tìm tịi và những ứng dụng đầu tiên.
Từ 1995 đến nay: Bùng nổ và phát triển.
Thời kỳ 1980-1985: là giai đoạn bắt đầu với những hiểu biết sơ bộ và tiếp
xúc với HTTTĐL qua các hội thảo quốc tế về công nghệ thông tin và HTTTĐL.
Trong giai đoạn này, chúng ta chưa nhập được các chương trình phần mềm
mạnh. Các phần mềm tự viết và phát triển khả năng đồ hoạ còn rất yếu, chỉ mới
giải quyết được các nhiệm vụ và xuất dữ liệu.
Các thiết bị phần cứng cịn thiếu thốn và ít. Do đó, chúng ta chưa có các
ứng dụng cụ thể, song các cơ quan đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu về HTTTĐL
và hướng phát triển thành lập, biên tập và sản xuất bản đồ với sự hỗ trợ của máy
tính điện tử.
Cơng tác đào tạo về HTTTĐL chưa phát triển hội thảo về HTTTĐL chưa
được tổ chức, cơng nghệ này cịn chưa được ứng dụng rộng rãi, các ứng dụng
mới chỉ mang tính chất thử nghiệm.
Thời kì 1985-1994: Những tìm tịi và ứng dụng đầu tiên mới chỉ được thực
hiện ở một số chuyên ngành và một số cơ quan ứng dụng cụ thể, trước hết là cơ


23
 
quan nghiên cứư về cơng nghệ thơng tin, tiếp đó là một số cơ quan quản lý tài

nguyên như: nông nghiệp, lâm nghiệp, địa chất…

Trong giai đoạn này, những thiết bị phần cứng đã có những tiến bộ lớn, đã
có nhiều máy tính và thiết bị phụ trợ, nhưng giá thành đắt, không phải cơ sở nào
cũng mua được, do đó đã hạn chế các ứng dụng tại nhiều cơ quan. Tuy nhiên,
đối với những nơi được chú trọng phát triển như Viện Công nghệ thông tin, các
công ty máy tính, các dự án, các đề án, các chương trình cấp nhà nước đã bắt đầu
triển khai các đề tài, đề án về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ HTTTĐL.
Trong lĩnh vực ứng dụng và sản xuất các chương trình phần mềm, có hai
xu hướng:
- Các chun gia lập trình và các chuyên gia của các ngành khác nhau của Việt
Nam phát triển xây dựng các phần mềm HTTTĐL như: POPMAP của Vũ Duy
Mẫn và nhiều người khác (1993), CAPMAP của Lại Huy Phương và công ty
AIC, WINGIS của công ty DOLSOTFT(1995),…
- Mua và sử dụng các phần mềm nước ngồi như MAPINFO, ARC/INFO,MGE
(Viện Thơng tin lưu trữ và Bảo tàng địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Địa
chính, Viện Địa lý, Trung tâm Viễn thám Geomatic, thuộc Trung tâm Khoa học
tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Viện Thiết kế và quy hoạch nông nghiệp, Trung
tâm Tư vấn thông tin Tài nguyên rừng-Viện Điều tra quy hoạch rừng-Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn).
Những kết quả nghiên cứu ứng dụng cơ bản của gian đoạn này thuộc các
lĩnh vực: điều tra quy hoạch quản lý các tiểu khu, các loại rừng, thống kê diện
tích rừng trong nơng nghiệp, xây dựng các bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên
nhiên, quản lý các thơng tin khống sản và bản đồ địa chất. Nhiều cơ quan đã
tiến hành số hoá bản đồ và lưu trữ thông tin chuyên ngành, quản lý dữ liệu
chuyên ngành dưới dạng các HTTTĐL. Công tác đào tạo về HTTTĐL đã bước
đầu được chú ý song cịn mang tính tự phát, nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể


×