Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Huyền Chip - Chương 25 - Phần 2 - Tập 1: Tình nguyện viện hụt ở Pune

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.79 KB, 3 trang )

Để tìm việc, cơ hội thực tập hay cơ hội tình nguyện, Ấn Độ có một trang web rất hiệu quả tên
là LetMeKnow. Qua trang web này, tôi tìm được một công việc tình nguyện ở Pune – thành
phố cách Mumbai khoảng mộ trăm kilomet. Ashutosh, một chính trị gia địa phương, thành lập
một tổ chức phi chính phủ với mục đích giúp giới trẻ Pune hiểu biết hơn về những gì diễn ra
xung quanh đồng thời củng cố tư duy phản biện. Công việc của tôi là hàng ngày đọc tin cho
học sinh cấp hai và đưa ra câu hỏi để các bé tranh luận quanh chủ đề này. Ashutosh hết sức
thích thú khi nhận được email của tôi: “Ở đây học sinh ít khi nhìn thấy người nước ngoài.
Chắc chắn chúng sẽ rất hồ hởi khi được gặp em”.
Host Couchsurfer của tôi ở Pune là Kranti Kanade.
Kranti có một profile thú vị đến mức nếu không có việc gì ở Pune, tôi cũng sẽ vẫn đến đây chỉ
để gặp anh. Profile trên Couchsurfing giới thiệu anh là đạo diễn, về Pune sống ẩn dật vì không
thích cuộc sống phồn hoa ồn ào ở Mumbai. Profile cũng nói rằng anh có một bộ sưu tập sách
rất đồ sộ, và bất cứ ai ham đọc và muốn có những cuộc đàm thoại sâu sắc đều được chào đón.
Bệnh nghề nghiệp, tôi gõ tên anh trên Google và hết sức bất ngờ khi thấy trang Wikipedia nói
về anh. Anh đã từng đoạt bảy giải làm phim cấp quốc gia ở Ấn Độ. “Mahek”, bộ phim anh làm
được lựa chọn đưa vào giáo trình giảng dạy của một trường đại học ở Mỹ. Đó quả thực là
thành tích đáng khâm phục với một nhà làm phim ở độ tuổi mới chỉ ba mươi như anh.
Kranti đến đón tôi ở bến xe bus. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Kranti là anh có vẻ rất hiền, dịu
dàng đến mức có vẻ gì đó nữ tính. Anh mặc vest rất chỉn chu, trong túi lúc nào cũng có một
chiếc khăn tay. Người lái xe của anh lúc Kranti không ở đây đã thì thầm với tôi rằng tôi ở với
Kranti là may đấy, vì “Kranti chu đáo như một người mẹ vậy”.
Kranti sống với mẹ trong một căn hộ hai tầng, một khu nhà xây dựng từ thời thuộc địa. Căn hộ
tuy nhỏ nhưng hết sức ấm cúng với phòng khách, phòng bếp, ban công rộng lớn ở tầng một
cùng ba phòng ngủ ở tầng hai. Kranti vốn yêu thích nghề thợ mộc, đồ gỗ trong nhà như bàn
ghế, giường tủ đều do anh tự tay làm. Có lẽ vì thế mà căn hộ có cái gì đó rất “Kanade”. Thật
khó mà hình dung anh sống ở một nơi nào khác. Đúng như anh nói, anh có một tủ sách đủ lớn
để làm một bức tường tràn ngập sách. Cả bố và mẹ Kranti đều là tiến sĩ, nhưng bố anh đã qua
đời từ mấy năm trước. Đam mê điện ảnh của anh được khơi nguồn từ rạp chiếu bóng mà bố
mẹ anh sở hữu khi anh còn nhỏ. Khác với những gia đình trung lưu của Ấn Độ, gia đình Kranti
không thuê người giúp việc mà anh và mẹ tự nấu ăn. Lúc bấy giờ tôi đã quen với việc nhìn
thấy bộ sưu tập gia vị đồ sộ trong bếp của người Ấn Độ rồi nên không còn choáng khi thấy cả


trăm lọ to nhỏ đứng chặt kín trong bếp nhà Kranti nữa. Sau này đi nhiều hơn tôi mới nhận ra
rằng chỉ ở Việt Nam mình mới sử dụng ít gia vị thế.
Tôi gặp Ashutosh ở một cửa hàng. Ông thết tôi món gì tôi cũng không còn nhớ tên (Từ giờ
phải chăm chỉ ghi chép lại tất cả những gì mắt thấy tai nghe miệng nếm trên đường mới được),
nhưng đại loại là hai vòng tròn bánh rán nhúng trong súp làm với nước cốt dừa, hương vị đậm
chất Nam Ấn. Sau đó ông dẫn tôi đi một vòng quanh các trường học mà tôi sẽ tình nguyện
trong vài tuần tới. Ông đưa cho tôi một tờ báo địa phương và bảo tôi chọn một tin. Tôi chọn
bài viết lên án thói quen khạc nhổ bừa bãi của người dân Ấn Độ và Nepal. Bài viết đúng ý tôi
quá. Tác giả đưa ra lý lẽ rằng khạc nhổ vừa bất lịch sự, vừa mất vệ sinh, lại là tác nhân lan
truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường nước bọt như viêm phổi. Không đâu mà người dân
khạc nhổ ngoài đường nhiều như ở đất nước này. Người ta nhổ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào,
bất kể khi đang làm gì: khạc nhổ khi đang đi bộ, khạc nhổ qua cửa kính ô tô, khạc nhổ qua cửa
xe bus, khạc nhổ qua cửa sổ. Cứ khoảng mươi phút là người ta lại dừng lại, lấy hơi rồi nhổ mỗi
bãi rất to. Đùa chứ, trình độ khạc nhổ như thế chắc chắn phải là kết quả của một quá trình thực
hành lâu dài, chứ những người không quen khạc nhổ như tôi thì có cố đến mấy cũng không
bao giờ tổng hợp được nhiều nước bọt đến thế. Điều nguy hiểm là khách du lịch đến đây
không những không giúp người địa phương sửa được thói quen này mà lại có xu hướng bị
nhiễm nó. Asher, người bạn sau này tôi gặp ở Nepal, ít nhiều bị nhiễm thói xấu này khi đang ở
đây. Anh bao biện vì Ấn Độ và Nepal bụi quá, không khạc nhổ không chịu được. Tom Thumb,
anh chàng đi nhờ xe từ Anh đến Ấn Độ, viết trong cuốn nhật ký, thói quen khạc nhổ anh học
từ Ấn Độ gây cho anh không ít phiền toái khi quay trở lại châu Âu. Bạn gái anh được một
phen hốt hoảng khi bắt gặp anh nhổ một bãi nước bọt rõ to ngay trong chậu rửa mặt. Ashutosh
có vẻ rất hài lòng với sự lựa chọn của tôi. Học sinh nơi đây cũng có vẻ quý tôi. Ông hẹn sáng
mai sẽ cho xe đến đón đưa tôi lên trường.
Nhưng mà sáng hôm sau tôi chờ mãi chờ mãi không thấy ai đến. Gọi điện ông không nhấc
máy, nhắn tin ông không trả lời. Tôi lấy máy của bạn tôi gọi cho ông, ông nhấc máy, nhưng
vừa nghe thấy giọng tôi phát là: “Xin lỗi, tôi đang bận một chút” rồi cúp máy. Tôi gọi điện lại
thì không nhấc máy. Tôi cực kỳ ghét kiểu làm ăn như thế. Trong công việc thay đổi kế hoạch
là chuyện khó tránh khỏi, nhưng ít nhất phải báo cho những người liên quan biết.
Bực mình, tôi dành thời gian còn lại đi khám phá Pune trước khi quay trở về Mumbai. Ngay

lập tức, tôi hiểu tại sao Kranti lại chọn nơi đây để tìm lại cảm hứng sáng tác. Là thành phố lớn
thứ hai bang Maharashtra (chỉ nhỏ hơn bang Mumbai), Pune được coi là thủ đô văn hóa của
bang. Khác với thời tiết oi nồng ở Mumbai, Pune có thời tiết vô cùng mát mẻ dễ chịu. Với gần
hai ngàn năm lịch sử hào hùng, Pune là quê hương của nhiều kiến trúc cổ kính xinh đẹp, hòa
quyện một cách hoàn hảo vào những rặng cây xanh bạt ngàn, vô tư lự với cuộc sống hiện đại
diễn ra xung quanh. Nếu chịu khó để ý, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy dấu vết rõ rệt của những sự
kiện phi thường diễn ra trong quá khứ. Đã từng đặt chân lên cả trăm thành phố, đây là nơi duy
nhất mà tôi từng thấy một nhà thờ được trưng dụng để làm chợ: tượng thần Ganesh, Shiva
được bày bán ngay cạnh những bức tường chạm khắc hình thánh giá.
Được mệnh danh là “Oxford của phương Đông”, Pune là nơi tập trung hàng trăm trường đại
học của cả nước. Nếu như ở Kolkata ai cũng là nhà văn, ở Mumbai ai cũng là diễn viên, đạo
diễn thì ở Pune ai cũng là sinh viên. Lực lượng sinh viên hùng hậu nơi này tạo cho Pune một
không khí náo nhiệt trẻ trung và một cuộc sống về đêm hết sức sôi động. Buổi tối, tôi cùng
CouchSurfer khác đến các quán bar thưởng thức nhạc sống chơi bởi các ban nhạc sinh viên hết
sức tài năng của thành phố này. Ban ngày, tôi ở nhà lục bộ sưu tập sách của Kranti. Lúc bấy
giờ Kranti vẫn đang trong quá trình sửa kịch bản cho bộ phim anh sắp làm, “Against itself”.
Anh đưa kịch bản cho tôi đọc. Tài năng của Kranti quả thực không thể phủ nhận. Chỉ là kịch
bản thôi cũng đủ hấp dẫn để tôi đọc một lèo một ngày đến hết. Sau này đổi tên thành “Gandhi
of the month”, bộ phim hiện đang trong quá trình sản xuất với dàn diễn viên chính bao gồm
Harvey Keitel (diễn viên của Taxi Driver, Pulp Fiction…) và Ayush Mahesh (diễn viên nhí
trong phim Triệu phú khu ổ chuột). Du lịch cho phép ta gặp gỡ những con người mà nếu như
chỉ ở nhà, có lẽ không bao giờ ta có cơ hội tiếp cận.

×