Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp thông qua dạy văn bản ca huế trên sông hương cho học sinh lớp 7 trường THCS điền lư, huyện bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.21 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÔNG QUA DẠY VĂN BẢN "CA
HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG" CHO HỌC SINH LỚP 7
TRƯỜNG THCS ĐIỀN LƯ HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Lê Thị Bình
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường trung học cơ sở Điền Lư
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn


THANH HĨA NĂM 2021
MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp 1:
2.3.2. Biện pháp 2:


2.3.3. Biện pháp 3:
2.3.4. Biện pháp 4:
2.3.5. Biện pháp 5:
2.3.6. Biện pháp 6
2.3.7. Biện pháp 7
2.3.8. Biện pháp 8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị:

Trang
1
2
2
2
2
2
2
4
6
6
7
7
7
8
8
8
8
17

19
19
20


1
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, do sự tiến bộ của kỹ thuật và sự phát triển nhanh của khoa học,
một mặt xã hội đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với thế hệ trẻ, mặt khác
cũng làm cho hứng thú và nguyện vọng của thế hệ trẻ ngày càng phát triển. Vì
thế học sinh có điều kiện để tìm hiểu tường tận để thỏa mãn hứng thú và nguyện
vọng của mình thơng qua mạng internet, sách tham khảo, học thêm, các lớp đào
tạo kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp. Do đó địi hỏi ở người thầy phải có tầm
hiểu biết rộng, người thầy phải thường xuyên theo dõi những xu hướng, những
định hướng của mơn mình phụ trách. Đồng thời phải tự học, tự bồi dưỡng để
cung cấp cho học sinh những kiến thức chuẩn xác và liên hệ được nhiều kiến
thức cũ và mới, giữa bộ môn khoa học này với bộ mơn khoa học khác.
Mơn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong nhà trường bởi chức năng đặc biệt
của nó. Nhà văn Mác-xim-Go-rơ-ki từng nói “Văn học là nhân học” dạy học văn
là dạy người ta cách sống, cách làm người, cách ăn ở thủy chung, nhân hậu, biết
trọng nghĩa khinh tài, biết yêu điều ngay thẳng và ghét sự độc ác, phản trắc,
thiếu trung thực, gian tà. Đồng thời nó cũng là tiếng gọi cứu nước thấm đượm ý
chí kiên cường chống giặc ngoại xâm, tràn ngập tình cảm anh hùng, khích lệ
tinh thần dân tộc và lịng dũng cảm của mọi người, cổ vũ mọi người đóng góp
hy sinh cho Tổ quốc, cho sự nghệp chung. Đó chính là giá trị văn học của dân
tộc. Giá trị ấy phong phú trên nhiều mặt, bộc lộ mỗi thời một khác nhưng cùng
vun đắp đời sống tinh thân dân tộc.
Nói đến văn học là nói đến thế giới của ngơn từ và hình tượng. Chính vì
thế trong mắt mọi người đơi lúc thế giới đó hiện lên vơ cùng mơ hồ và khó hiểu.

Đặc biệt là học sinh bậc THCS phần đa là người dân tộc khi mà vốn sống, vốn
hiểu biết, vốn từ ngữ của các em quá ít thì thế giới đó lại càng mơ hồ và khó
hiểu hơn bao giờ hết. Có lẽ vì thế mà các em chán học văn. Trong lúc đó các
mơn học khác như: Tốn học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử, GDCD… kiến thức lại
rất rõ ràng, cụ thể các em đọc là có thể hiểu ngay chứ khơng mơ hồ như văn học.
Trong thời gian gần đây, trên phương tiện thông tin đại chúng, trong các cuộc
hội thảo khoa học có khơng ít ý kiến phàn nàn về tình trạng dạy và học môn
Ngữ Văn ở trong nhà trường phổ thông. Tình trạng đó đặt ra cho mọi giáo viên
dạy mơn Ngữ Văn một câu hỏi, một nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng cho
học sinh cách suy nghĩ để phát triển tư duy nhận thức, tư duy sáng tạo và năng
lực vận dụng. Giờ Văn phải đem đến cho học sinh những hứng khởi đam mê
nhằm hạn chế tình trạng "chán học văn".
Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn
Ngữ văn ở trường THCS Điền Lư, tôi đã trao đổi cùng đồng nghiệp, tự tìm tịi,
nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy để sử dụng tích hợp có hiệu quả
vào các giờ dạy. Đặc biệt, khi dạy môn Ngữ văn lớp 7, tôi cảm nhận bài Ca Huế
trên sông Hương của nhà báo Hà Ánh Minh là một văn bản nhật dụng giàu sức
biểu cảm được chọn đưa vào chương trình ngữ văn bậc THCS. Vì vậy, tôi chọn
đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp


2
thông qua dạy văn bản Ca Huế trên sông Hương cho học sinh lớp 7 trường
THCS Điền Lư huyện Bá Thước”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, tơi sử dụng tích hợp kiến thức một số mơn học khác như
Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, GDCD, Mĩ thuật, Tin học…để giảng dạy và
làm nổi bật những nội dung trọng tâm của văn bản. Qua phần tích hợp, tơi có thể
hỏi, kiểm tra, cung cấp cho học sinh những kiến thức về nội dung văn bản qua
kiến thức Ngữ văn. Đồng thời, học sinh cũng có thể vận dụng được những kiến

thức cơ bản của bài học Ngữ văn để làm rõ hơn nội dung của một số mơn học
khác như Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, GDCD…. Q trình thực hiện đề tài, tơi
mong muốn giờ học Ngữ văn trong nhà trường thực sự là một giờ học hấp dẫn,
có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và thực sự tạo được hứng thú học tập và phát
triển toàn diện cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp qua dạy
văn bản Ca Huế trên sơng Hương cho học sinh lớp 7 trường THCS Điền Lư
huyện Bá Thước
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để sáng kiến đạt hiệu quả cao, rõ ràng và dễ hiểu tôi đã lựa chọn các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết khi nghiên cứu về các
khái niệm trong văn miêu tả.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin khi khảo sát
chất lượng môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Điền Lư trước và sau khi áp dụng
SKKN.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy
trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
- Phương pháp thống kê xử lí các số liệu khi thu thập được….
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận:
Trong nhà trường phổ thơng, các mơn học có một vị trí quan trọng trong
tồn bộ chương trình, bởi lẽ các mơn học này góp phần hình thành phát triển và
hồn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Đảng ta đã xác định con
người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện
thành cơng sự nghiệp Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, cần phải có
những người lao động mới phát triển tồn diện. Do vậy cần phải đổi mới giáo
dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thơng nói riêng. Nhiệm vụ đổi mới giáo

dục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và trong Luật
Giáo dục 2019[9].
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
đã khẳng định mục tiêu là Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo
dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước. Đặc


3
biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của BCH trung ương Đảng khố XI về đổi
mới căn bản, tồn diện Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát đó là:
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo;
đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học
tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát
huy tốt nhất tiểm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu
Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục
mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt. Phấn đấu đến năm 2030,
nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ” [9].
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị
Trung ương lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục, đào tạo thì mỗi giáo viên chúng ta phải tìm ra các giải
pháp hữu hiệu thực hiện. Để đạt được điều đó, giáo viên nhất định phải đổi mới
phương pháp dạy học mà sử dụng phương pháp tích hợp là một trong những
phương pháp tích cực đem lại hiệu quả cao.
Dạy học tích hợp là do yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực
học sinh, đòi hỏi tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức các môn có
liên quan để cảm nhận văn bản. nói cách khác, tích hợp là phương hướng phối
hợp tối ưu các quá trình riêng rẽ các mơn học, các phân mơn khác nhau để đáp
ứng mục tiêu, yêu cầu cụ thể.
Dạy học theo hướng tích hợp có nhiều ưu điểm:

- Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường theo
tinh thần đổi mới.
- Góp phần giảm tải học tập cho học sinh.
- Giúp học sinh tiết kiêm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận
thức.
- Có thể tránh được những biểu hiện cơ lập, tách rời từng phương diện
kiến thức. Đồng thời phát triển ở người học tư duy biện chứng, khả năng thông
hiểu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt vào các yêu cầu thực hành của
môn học.
- Giúp học sinh kết hợp tri thức của các môn học, phân môn cụ thể trong
chương trình theo nhiều cách khác nhau. Vì thế, việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc,
hệ thống và lâu bền hơn.
Với phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, học sinh
chủ động lĩnh hội tri thức càng đòi hỏi người thầy giáo phải khai thác triệt để
các phương pháp dạy học tích cực để thu hút sự chú ý của học sinh. Đặc thù của
bộ môn Ngữ văn Dạy văn tức là dạy người , tức là vừa giúp học sinh cảm nhận
được cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm văn chươnglại vừa dạy học sinh biết
u cái đẹp, tơn trọng lẽ phải, lịng nhân ái, đức hy sinh...Đồng thời, dạy học
sinh biết vận dụng cách viết, cách nơi từ tác phẩm văn chương để sử dụng ngôn
ngữ đạt hiệu quả cao nhất trong q trình giao tiếp.
Dạy học liên mơn trong mơn Ngữ văn là giúp người học nhận thức được
tác phẩm văn học trong mơi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay trong


4
mơi trường diễn xướng của nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và
lịch sử phát sinh; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc
phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh
* Các hình thức tích hợp trong môn Ngữ văn
Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp có ba hình thức tích hợp sau:

- Tích hợp ngang: là sự khai thác triệt để mối liên hệ kiến thức giữa các
phần Văn bản – Tiếng Việt – Tập làm văn trong từng đơn vị bài học.
- Tích hợp dọc: là tích hợp từng vấn đề trong từng phân môn, giữa các bài
học với nhau trong cùng một lớp, giữa lớp trước và lớp sau, thậm chí giữa cấp
học này với cấp học khác.
- Tích hợp mở rộng: là tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn
với kiến thức các môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, các ngành nghệ
thuật khác và với kiến thức mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống, qua đó làm
giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
* Cách thức tích hợp
- Tích hợp thơng qua câu hỏi chứa nội dung tích hợp.
- Tích hợp thơng qua lời bình của giáo viên.
- Tích hợp thơng qua lời chốt của giáo viên.
- Tích hợp thơng qua các phương tiện đồ dùng dạy học (Tranh ảnh,
nhạc...).
- Tích hợp bằng trị chơi học tập.
- Tích hợp bằng phiếu học tập.
- Tích hợp bằng bài tập.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng chương trình:
Trước kia, trong chương trình sách giáo khoa dù đã tách bạch ba phân
môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn và giáo viên khi dạy vẫn ý thức phải cho
học sinh vận dụng kiến thức các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân…vào
tiết dạy để các em cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm Ca Huế trên sông
Hương của nhà báo Hà Ánh Minh (Ngữ văn 7 – Tập 2 ) [6] nhưng do chưa được
chương trình hóa nên hiệu quả tích hợp vẫn hạn chế.
Hiện nay, việc vận dụng dạy học theo hướng tích hợp trong giảng dạy nói
chung và ngữ văn nói riêng đã được chú trọng bởi đã có những cơng văn hướng
dẫn đổi mới phương pháp, các module Bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề…cả
học sinh và giáo viên đều đã làm quen và ý thức được sự cần thiết nhưng vẫn

cịn tình trạng:
- Thực trạng nhận thức của giáo viên:
Ít chú ý hoặc chưa lưu ý một cách toàn diện; hoặc lưu ý thái quá nên tích
hợp gượng ép khiến phá vỡ mạch khai thác văn bản. Ví dụ trong văn bản, giáo
viên chú ý tích hợp với tiếng Việt như: cho học sinh tìm từ tượng hình, từ tượng
thanh trong bài mà khơng có dẫn dắt. Điều đó làm mất thời gian, làm bài giảng
rời rạc. Đôi khi, giáo viên lại sa vào chỉ chú ý tích hợp ngang mà khơng tích hợp
dọc, khơng tích hợp mở rộng.
- Thực trạng nhận thức của học sinh:


5
Chưa có thói quen vận dụng kết hợp vốn hiểu biết nhiều phân môn, nhiều
môn học để nắm bắt kiến thức từng tiết học; hoặc có thói quen học đâu bỏ đó,
khơng biết vận dụng kiến thức của các mơn học để giải quyết yêu cầu của tiết
học. Ví dụ khi chuẩn bị bài Ca Huế trên sông Hương, học sinh đa phần chỉ trả
lời trong sách giáo khoa, không quan sát tranh ảnh, phong cảnh ở Huế; chưa có
ý thức tìm hiểu về các làn điệu dân ca Huế, các nhạc cụ…Điều kiện học sinh
cịn khó khăn nên ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn tư liệu khác.
Trước tình hình chất lượng học tập bộ mơn như vậy, tơi đã tiến hành tìm
hiểu ngun nhân, đa số các em đều cho rằng: Đến với văn học là đến với thế
giới của ngơn từ và hình tượng nên sự cảm nhận, hình dung khá mơ hồ khó nắm
bắt. Đặc biệt là các em học sinh bậc THCS vốn sống, vốn hiểu biết, vốn từ ngữ
của các em quá ít thì thế giới đó lại càng trở nên mơ hồ và khó hiểu hơn bao giờ
hết. Bằng sự trao đổi trực tiếp và gián tiếp thông qua phiếu điều tra, tơi nhận
thấy đa số học sinh có tâm lý “khơng thích” mơn Ngữ văn. Tơi đã thu được kết
quả thống kê như sau :
Kết quả khảo sát Mức độ hứng thú tham gia hoạt động của HS lớp 7A
trong năm học 2019- 2020:
Mức độ hứng thú tham gia hoạt động

của HS

Hoạt động của học sinh

Tổng
Rất hứng
số
thú

Chuẩn bị bài và đồ dùng học
tập ở nhà.

33

Tinh thần tự giác tích cực tự
học và học tương tác

33

Hứng thú

Khơng
hứng thú

SL

%

SL


%

SL

%

3

9,1

8

24,2

22

66,7

4

12,1

10

32,2

19

55,8


Hứng thú với hình ảnh di tích 33
6 18,2 8
24,2 19
57,6
lịch sử, danh lam thắng cảnh
Hứng thú với nghe ca Huế 33
0
0,0
0
0,0
33
100
trên sông Hương.
Hứng thú với kiến trúc lăng
tẩm; các hoa văn khắc in; 33
3
9,1
5
15,2 25
75,7
biểu tượng thuyền Rồng;
tranh ảnh chụp vẽ về xứ Huế
Hứng thú ý thức giữ gìn, kế
thừa và phát huy truyền 33
4 12,1 6
18,2 23
69,7
thống tốt đẹp của dân tộc
Nhìn vào bảng thống kê khảo sát lớp 7A tôi thấy: Mức độ hứng thú, hấp
dẫn của văn bản đối với học sinh rất thấp. Cụ thể: trong phần chuẩn bị bài mức

độ hứng thú chỉ chiếm 24% trong khi đó sự không hứng thú chiếm tới 66,7%;


6
Tinh thần tích cực và tương tác chỉ 32,2% nhưng sự không hứng thú chiếm
55,8%; Nội dung của văn bản là Ca Huế trên sông Hương nhưng 100% các em
không có hứng thú nghe ca Huế...
Năm học 2019 – 2020, qua thực tiễn giảng dạy bài Ca Huế trên sông
Hương ở lớp 7A, tôi đã tiến hành khảo sát sau giờ học, kết quả học tập của học
sinh như sau:
Điểm dưới
Điểm
Điểm Tb
Điểm Khá

Tb
Giỏi
Lớp Năm học
số
SL
%
SL
%
SL
% SL %
7A 2019-2020 33
08
24
13
40

10
30
2
6
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với thực tế giảng dạy, trước yêu cầu
đổi mới việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong việc khái qt
hóa nội dung bài học và tạo hướng thú học tập môn Ngữ văn, tôi mạnh dạn đưa
ra một số giải pháp cụ thể khi vận dụng phương pháp tích hợp các bộ môn Lịch
sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Sinh học, Vật lý…vào bài để
giúp học sinh có phương pháp học tập mơn học đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó, học
sinh cũng có hứng thú hơn trong học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
* Giải pháp tích hợp các môn khi dạy văn bản
Ca Huế trên sông Hương là một văn bản nhật dụng giàu sức biểu cảm
được chọn đưa vào chương trình ngữ văn bậc THCS. Người đọc dù chưa một
lần đến Huế ,chưa từng được nghe ca Huế trên sông Hương, vậy mà qua ngôn
ngữ miêu tả cụ thể, giàu cảm xúc của tác giả, bỗng cảm thấy mình như một du
khách đang ngồi trong một con thuyền rồng trên dòng Hương thơ mộng vào một
đêm trăng sáng, tâm hồn bâng khuâng xao xuyến lắng nghe lời ca tiếng nhạc du
dương hồ trong tiếng chng chùa Thiên Mụ ngân xa. Nhà báo Hà Ánh Minh,
qua tác phẩm này,đã vừa giới thiệu được vẻ đẹp độc đáo của ca Huế, vừa thổi
vào lòng người đọc niềm khao khát được thưởng thức nét sinh hoạt văn hoá tao
nhã, đầy sức quyến rũ này của xứ Huế.
Cụ thể qua văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh - có ý
nghĩa quan trọng trong cung cấp cho học sinh hiểu biết sâu rộng về: Nguồn gốc
hình thành ca Huế là sự kết hợp dòng dòng ca nhạc dân gian sơi nổi, tươi vui và
ca nhạc cung đình trang trọng, uy nghi ; Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú,
đa dạng từ ca , hò, chèo tới điệu lí đều thể hiện sâu sắc các cung bậc tình cảm
của con người và cuộc sống lao động sản xuất; Các nhạc cụ biểu diễn ca Huế
phong phú : đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh...

Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên
dịng sơng Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng
thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người,
tình đất nước... Thơng qua văn bản học sinh thêm hiểu lịch sử thời Nguyễn, kiến
trúc lăng tẩm, vị trí địa lí xứ Huế thơ mộng với cảnh quna thiên nhiên đẹp...
thêm yêu xứ Huế, cũng là bồi dưỡng học sinh thêm yêu và tự hào về vẻ đẹp
thiên nhiên, con người và văn hóa dân ca của đất nước mình, một thú vui thanh
cao và lịch sự.


7
Trong khi dạy bài Ca Huế trên sông Hương , tơi đã vận dụng kiến thức
tích hợp các mơn với những giải pháp áp dụng cụ thể:
2.3.1 Giải pháp tích hợp với môn Ngữ văn
Tôi đã vận dụng cách thức tích hợp ngang để khai thác các kiến thức
trong văn bản với kiến thức của phân môn Tập làm văn và phân mơn Tiếng Việt.
- Tích hợp với Tập làm văn:
+ Kiến thức về văn bản nhật dụng: đề cập tới chức năng bàn luận thuyết
minh, miêu tả …về những hiện tượng đời sống xã hội; kịp thời đáp ứng được
yêu cầu của cuộc sống để học sinh vận dụng hiểu văn bản Ca Huế trên sông
Hương đề cập đến một nét đẹp văn hóa trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Huế.
+ Vận dụng kiến thức về phương thức biểu đạt thuyết minh kết hợp với
nghị luận và miêu tả để xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản.
+ Vận dụng kiến thức về nội dung, hình thức đoạn văn để viết một đoạn
văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của Huế.
- Vận dụng kiến thức về khái niệm, đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh
để viết bài văn thuyết minh về một hoạt động sinh hoạt văn hóa.
- Tích hợp với tiếng Việt:
+ Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ, cách sử dụng từ để khai
thác, phân tích cái hay của tác phẩm...

+ Giải nghĩa các từ khó trong văn bản và liên quan đến văn bản..
2.3.2 Giải pháp tích hợp với mơn Lịch sử
Vận dụng kiến thức lịch sử Việt Nam để học sinh hiểu được:
- Lịch sử tên gọi xứ Huế để học sinh hiểu hơn tên gọi của một vùng đất.
- Lịch sử xây dựng và giai đoạn phát triển của cố đơ Huế để hình dung rõ
nét lịch sử của cố đơ Huế.
- Hồn cảnh ra đời của ca Huế gắn với bối cảnh thời kì lịch sử , cuộc
sống, văn hóa phát triển của giai đoạn lịch sử...
Từ những kiến thức lịch sử đó, học sinh so sánh với cuộc sống hiện tại
để thấy bước tiến của lịch sử để biết gìn giữ, kế thừa và bảo vệ thành quả dựng
nước – giữ nước của cha ông ta , bảo vệ nền độc lập chủ quyền trong bối cảnh
thời sự phức tạp hiện nay,
2.3.3 Giải pháp tích hợp với mơn Địa lí
Vận dụng kiến thức về mơn Địa lý chỉ rõ cho học sinh vị trí địa lý cố đơ
Huế; đặc điểm khí hậu ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung; đặc điểm thiên
nhiên thắng cảnh… của xứ Huế.Từ những kiến thức môn Địa lý giúp học sinh
hiểu tại sao xứ Huế lại trở thành cội nguồn cảm hứng đề tài cho thi ca, hội họa,
phim ảnh, lễ hội…là cố đơ du lịch u thích của mọi người và bạn bè quốc tế.
Học sinh thêm tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước Việt Nam, bồi dưỡng tình
u q hương, đất nước, mơi trường….
2.3.4 Giải pháp tích hợp với môn Âm nhạc
Vận dụng kiến thức về môn Âm nhạc:
- Thể loại âm nhạc truyền thống với những làn điệu dân ca khi giới thiệu
về các làn điệu dân ca. Cụ thể: Cho học sinh kể tên một số làn điệu dân ca các


8
vùng miền ở nước ta; học sinh hát bài Đi cấy – dân ca Thanh Hóa, Hị giã gạo dân ca Huế.
- Giới thiệu các loại nhạc cụ dân tộc: đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam thập
lục, phách, sáo trúc… qua tranh ảnh và một số kiến thức về các loại nhạc cụ ấy.

Bồi dưỡng học sinh thêm yêu thích làn điệu dân ca xứ Huế và dân ca của
các miền quê Việt Nam nói chung. Phát huy năng khiếu ca hát cảm thụ âm nhạc
của học sinh.
2.3.5 Giải pháp tích hợp với mơn Mỹ thuật
Vận dụng kiến thức mơn Mĩ thuật để giới thiệu cho học sinh ở phần mở
đầu về kiến trúc lăng tẩm; các hoa văn khắc in; biểu tượng thuyền Rồng; tranh
ảnh chụp vẽ về xứ Huế; màu sắc phối vẽ sơ đồ tư duy.
Giúp học sinh hiểu thêm về văn hóa và thẩm mỹ của xứ Huế qua từng
giai đoạn lịch sử. Thêm tự hào về về vẻ đẹp thiên nhiên, con người và nét văn
hóa ca Huế. Bồi dưỡng tình u q hương đất nước Việt Nam, tự hào về văn
hóa Việt, yêu hội họa.
2.3.6 Giải pháp tích hợp với mơn Giáo dục cơng dân
Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân ở các bài để giáo dục học
sinh ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( Bài 7
– GDCD9 ); bồi dưỡng học sinh có ý thức bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của
dân tộc là ca Huế.( Bài 9 – GDCD8 ); thông qua vẻ đẹp xứ Huế giáo dục học
sinh tình cảm và trách nhiệm yêu thiên nhiên,sống hịa hợp với thiên nhiên, ý
thức bảo vệ mơi trường.( Bài 7- GDCD6 )
Từ đó, giáo dục nâng cao ý tinh thần yêu quê hương đất nước và trách
nhiệm bảo vệ quê hương, đất nước của học sinh bằng những hành động cụ thể
phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.
2.3.7 Giải pháp tích hợp với ngành nghệ thuật thứ 7
Sử dụng các video, clip quay minh họa về biểu diễn ca Huế, cố đơ Huế…
để học sinh có thể quan sát, cảm nhận sâu hơn về nội dung bài học và hình ảnh
về Huế trở lên cụ thể trong tâm trí học sinh.
2.3.8 Giải pháp tích hợp với mơn Tin học
Vận dụng kiến thức, kĩ năng bộ môn Tin học vào truy cập, tìm và chọn
lọc các tư liệu kênh chữ, kênh hình trên Internet để vận dụng phục vụ cho bài
học văn bản Ca Huế trên sông Hương.
* Giáo án bài dạy cụ thể.

Tiết 113:
Văn bản
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
- Hà Ánh Minh A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại bút kí.
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.


9
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
- Phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại thuyết minh ).
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ
- Trân trọng yêu mến ca Huế, dân ca của dân tộc.
- Biết giữ gìn, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
4. Định hướng năng lực cần hướng tới
- Năng lực phân tích, cảm thụ văn chương.
- Năng lực hợp tác.
- Năng thuyết trình.
- Năng lực nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy chiếu - Loa.
- Tài liệu: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.
2. Học sinh

- Sưu tầm tranh ảnh về Huế và hát ca Huế trên sông.
- Tranh ảnh các nhạc cụ dân tộc.
- Các làn điệu dân ca Huế và dân ca Thanh Hóa.
- Giấy A4, bút chì, màu vẽ.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Giới thiệu bài mới
? Trình bày những hiểu biết của em về Huế?
- Huế là cố đô của nước ta.
- Là nơi triều đại phong kiến cuối cùng đóng đơ ở đây.
- Huế là nơi cịn để lại rất nhiều di tích lịch sử: lăng Tự Đức, lăng Khải Định,
khu Đại nội.
GV chiếu Slides


10

Đại Nội – Huế
Lăng Tự Đức
Lăng tẩm 7 vị vua
- Huế có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp thu hút nhiều khách du lịch: Núi
Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ...
Cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương
Núi Ngự
Chùa Thiên Mụ
- Năm 2003, cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
và nhã nhạc cung đình Huế được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
* Tích hợp với mơn Lịch sử:
Chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt

nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa. biến thành Huế có thể là do kị h,
theo ơng, có thể là tên ơng Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc công thần của nhà Đinh - tổ của nhà Nguyễn hoặc cũng có thể do kiêng tên bà
Hồ Thị Hoa, chánh cung của vua Minh Mạng, thân mẫu của vua Thiệu Trị - vì
Hoa và Hóa đọc na ná - nên Hóa phải đổi thành Huế.
* Tích hợp với mơn nghệ thuật thứ 7:
Giáo viên chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh ở Huế qua một đoạn phim ngắn.
Huế không chỉ nổi tiếng bởi những lăng tẩm, những cung điện cổ kính và
những danh lam thắng cảnh mà Huế còn làm say lòng người bởi một nét sinh
hoạt văn hóa độc đáo. Đó chính là ca Huế trên sông Hương. Hôm nay, cô cùng
các em sẽ cùng nhau khám phá nét đẹp độc đáo này qua văn bản Ca Huế trên
sông Hương của nhà báo Hà Ánh Minh.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc - Tìm hiểu chung.
- GV hướng dẫn đọc: Rõ ràng, mạch lạc,


11
chú ý chậm rãi để cùng tác giả khám phá
vẻ đẹp của cố đô Huế.
- Giáo viên đọc mẫu, gọi 2 học sinh đọc.
- HS nhận xét cách đọc.
- GV giải nghĩa từ “ ca Huế ”.
- Trai hiền, gái lịch: những người
Lưu
ý
HS
các

chú
thích con trai, con gái hết sức thanh lịch.
1,2,4,7,8,11,12,19
- Tao nhã: thanh cao, lịch sự.
2. Thể loại và phương thức biểu
đạt
* Tích hợp phân mơn Tập làm văn
- Bút ký: Ghi chép một nét sinh
? Văn bản được viết theo thể loại nào?
hoạt của con người xứ Huế mà nhà
văn đã tìm hiểu và nghiên cứu
đồng thời ghi lại những cảm nghi
của mình.
? Văn bản được viết theo phương thức - Phương thức biểu đạt: Thuyết
biểu đạt nào là chính? Vì sao?
minh kết hợp yếu tố miêu tả và biểu
? Tìm thêm các yếu tố sử dụng trong văn cảm.
bản?
- Giới thiệu một nét văn hóa của Huế.
- Nội dung văn bản nhật dụng: Bàn
về vấn đề mang tính thời sự: Bảo
? Văn bản Ca Huế trên sơng Hương tồn văn hóa dân tộc trong thời kỳ
thuộc kiểu văn bản nhật dụng? Chỉ ra hội nhập thế giới.
nội dung nhật dụng của văn bản?
+ Phản ánh một trong những nét
đẹp của văn hóa truyền thống cố đo
Huế, ca Huế trên sông Hương
+ Ca ngợi, tuyên truyền cho nét
đẹp văn hóa.
3. Bố cục

2 phần:
- Đầu -> lí hồi nam: Giới thiệu
? Theo dòng ghi chép của tác giả, theo các làn điệu dân ca xứ Huế.
em, ta có thể chia bố cục văn bản làm - Còn lại: Nét đặc sắc của ca Huế
mấy phần.
trên sông Hương.
* Minh họa thêm cho 2 nét đẹp của
* Tích hợp mơn Mỹ thuật
văn hóa Huế: cố đơ Huế và ca Huế
- GV giới thiệu 2 bức tranh trong SGK.
trên sông Hương
II. PHÂN TÍCH
1. Giới thiệu các làn điệu dân ca
xứ Huế.
* Nguồn gốc ca Huế
- Hình thành từ ca nhạc dân gian
? Ca Huế được hình thành như thế nào.
mộc mạc sơi nổi của cuộc sống
đời thường và nhã nhạc cung đình
* Tích hợp mơn Lịch sử
trang trọng, uy nghi trong các buổi


12
- GV nhắc lại phần lịch sử thời chúa lễ.
Nguyễn.
- Xuất hiện từ cuối thế kỉ XVII
đến cuối thế kỉ XVIII, tại Phú
? Thời gian xuất hiện?
Xuân.

* Các làn điệu ca Huế
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh:
buồn bã.
? Ca Huế có những làn điệu nào?
- Hị giã gạo, ru em, giã vơi, giã
điệp, bài chịi, bài tiệm, nàng
vung: náo nức, nồng hậu tình
* Tích hợp mơn Âm nhạc
nguời.
- GV cho học sinh nghe bài Hò đưa linh. - Hị lơ, hị ơ, hị xay lúa, hị nện:
gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh.
- Các điệu lý ( lý con sáo, lý hồi
xn, lý hồi nam…): ngọt ngào,
tình tứ, da diết, khắc khoải.
? Đọc trong văn bản và nghe hát, em có - Các khúc điệu:
cảm nhận gì về giai điệu, âm hưởng của + Ðiệu Nam (nam ai, nam bình,
các làn điệu dân ca này.
quả phụ, nam xuân, tương tư
khúc): buồn man mác, thương
cảm, bi ai, vấn vương.
+ Điệu Bắc (tứ đại cảnh): không
vui không buồn.
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ - Nghệ thuật: Liệt kê, giải thích,
thuật gì khi giới thiệu các làn điệu ca bình luận.
Huế? Tác dụng?
GV chiếu Slides
-> Dân ca Huế đa dạng, phong
phú, tinh tế, gắn với cuộc sống lao
* Tích hợp mơn Địa lý, Lịch sử
động của nguời dân. Nó thể hiện ý

Bước 1: G/v giao nhiệm vụ cho học sinh tình trọn vẹn: khát khao, mong
- HS đọc yêu cầu trên máy chiếu
chờ, hoài vọng tha thiết của tâm
? Có thể nói, các làn điệu ca Huế rất hồn Huế.
phong phú thể hiện đời sống nội tâm của
con người Huế. Vậy, điều này có mối
quan hệ như thế nào đến vị trí địa lý, khí
hậu, lịch sử của Huế?
N1: Đặc điểm vị trí địa lý.
N2: Đặc điểm khí hậu.
N3: Điều kiện lịch sử.
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
- H/s hoạt động nhóm.
Bước 3: H/s báo cáo.
Bước 4: KTĐG.


13
- Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 1616,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông;
tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, là
đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông
Hương và sông Bồ, xen kẽ một số đồi, núi
thấp. Địa hình đa dạng nên các ngành
nghề cũng rất đa dạng. Vì thế, số lượng
các bài hị trong lúc lao động cũng
phong phú -> Tâm hồn người Huế cũng
rất đa dạng nên lời ca cũng mang theo
cảm xúc của con người xứ Huế.
- Thời tiết Huế theo 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa, mỗi con mưa

kéo dài khiến cả cố đơ Huế như được
chồng lên một lớp áo cổ kính bàng bạc
trong màn mưa. Khơng gia đất trời buồn
bã khiến cho lòng người man mác bâng
khuâng.
- Huế là kinh đô của nước ta từ lâu đời.
Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của
lịch sử nên con người ở Huế chịu ảnh
hưởng không nhỏ của các lễ giáo phong
kiến. Vì vậy, họ có đời sống nội tâm đặc
biệt. Đến Huế, chúng ta không cảm thấy
sự ồn ào, náo nhiệt mà ln có cảm giác
n bình, thơ mộng. Con người Huế bình
lặng, trầm lắng và sâu sắc. Tất cả được
mang vào âm hưởng và làn điệu ca Huế.
* Tích hợp mơn Âm nhạc
? Ngồi ca Huế, em hãy kể tên một số làn
điệu dân ca các vùng miền khác ở nước
ta.
- Dân ca quan họ Bắc Ninh.
- Dân ca Nam Bộ.
- Dân ca Thanh Hóa.
? Hãy hát một làn điệu dân ca q mình
mà em thích.
GV gợi ý HS hát bài dân ca Đi cấy dân ca Thanh Hóa đã học môn Âm nhạc.
=> Chuyển ý: Để thưởng thức các làn
điệu dân ca Huế, chúng ta có thể ngồi
trên thuyền rồng xi dịng sơng Hương.
Có như vậy mới cảm nhận hết vẻ đẹp của
Huế. Chúng ta cùng đến với một đêm


GV chiếu Slides
Bản đồ hành chính tỉnh
Thừa Thiên Huế


14
như vậy.
- Gọi HS đọc Đêm ........hồn người.
? Cảnh ca Huế diễn ra trong không gian
và thời gian như thế nào?
GV chiếu Slides
* GV giới thiệu : Trước kia, thuyền rồng
chỉ dành cho vua chúa dạo chơi. Thuyền
có hình rồng và trước mũi thuyền là hình
đầu rồng như muốn bay lên. Trước mũi
thuyền là khơng rộng thống để vua ngồi
hóng mát. Giữa thuyền là sàn gỗ có vịm
che được trang trí lộng lẫy.
- GV chiếu cảnh nghe ca Huế trên sơng
Hương.
* Tích hợp phân mơn Tập làm văn
GV chiếu Slides
Thành phố lên đèn chiếu xuống dịng
sơng lấp lánh như sao sa. Màn sương
dày dần lên. Cảnh vật mờ dần. Khi trăng
lên, dịng sơng trăng gợn sóng. Gió mơn
man. Con thuyền nhẹ nhàng trơi. Du
khách vừa đắm chìm trong âm thanh dìu
dặt của tiếng ca, tiếng sáo vừa ngắm

nhìn chùa Thiên Mụ, tháp Phước
Dun… dát vàng dưới ánh trăng. Cảnh
tình hịa quyện làm đắm say lịng người.
* Tích hợp phân mơn Tiếng Việt
? Tìm từ láy trong đoạn văn?
? Với việc sdụng từ ngữ ấy, em có cảm
nhận về cảnh nơi đây như thế nào?
? Qua ngòi bút của tác giả, những người
biểu diễn ca Huế hiện lên như thế nào.
GV chiếu Slides
? Các nhạc công được miêu tả như thế
nào? Bằng nghệ thuật gì? Tác dụng của
các biện pháp nghệ thuật ấy.
? Kể tên các loại nhạc cụ và nhận xét về
các loại nhạc cụ đó.
GV chiếu Slides

2. Nét đặc sắc của ca Huế trên
sông Hương.
- Thời gian: đêm.
- Không gian: trên thuyền rồng
xi dịng sơng Hương.
- Con thuyền xi sông Hương,
người biểu diễn và người thưởng
ngoạn gần gũi nhau, cùng cảm xúc.
- Thời gian: suốt đêm.

- Từ láy: mơn man, dìu dịu, bồng
bềnh kết hợp với ngơn ngữ miêu tả
và biểu cảm.

- Cảnh: đêm trăng lung linh huyền
ảo. Con thuyền nhẹ trôi giữa một


15
dịng sơng trăng.
- Người biểu diễn: các ca cơng lịch
sự, duyên dáng.

? Giữa mênh mông sông nước, âm hưởng
của các làn điệu dân ca Huế cho du
khách tâm trạng như thế nào.
- Chờ đợi rộn lòng, xao động…
-> Chúng ta cùng trải nghiệm tâm trạng
tuyệt vời đó qua làn điệu Hị giã gạo.
- HS thảo luận nhóm
? Tại sao nói ca Huế là một thú vui tao
nhã?
GV chiếu kết quả thảo luận – Chốt
* Giáo viên bình: Ca Huế làm đắm lịng
người nghe bởi nó được đặt trong hình
thức diễn xướng đặc biệt. Chính điều này
đã khiến cho nhã nhạc cung đình Huế
được UNESCO cơng nhận là di sản văn
hóa phi vật thể vào ngay 7/11/2003. Đây
là lần đầu tiên tinh hoa nước Việt được
đứng vào hàng ngũ 46 kiệt tác văn hóa
tinh thần vơ giá của nhân loại.
* Tích hợp với môn GDCD:
? Cảm nhận được giá trị tinh thần này, là

thế hệ trẻ, các em thấy mình phải có
trách nhiệm như thế nào đối với những di
sản văn hóa dân tộc?
- Có ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng
những việc làm cụ thể.
? Học văn bản này gợi trong em những
tình cảm, suy nghĩ gì.
- Thơng qua vẻ đẹp xứ Huế cảm thấy yêu
thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên
nhiên, ý thức bảo vệ môi trường…Cảm
thấy yêu quê hương đất nước và trách
nhiệm bảo vệ quê hương, đất nước...)

- Nhạc công: nhấn, mổ, vả, day,
chớp, búng…-> Liệt kê hàng loạt
các động từ gợi sự tài hoa, điêu
luyện.

- Nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, tì
bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp
sanh.
-> Phong phú.

- Ca Huế là một thú vui tao nhã bởi
nó mang nét thanh cao, duyên
dáng, sang trọng của phong thái ca
nhạc thính phịng. Vẻ đẹp ấy bao
hàm cả nội dung và hình thức nên
yêu cầu người biểu diễn từ giọng



16
? Tác giả Hà Ánh Minh muốn gửi gắm ca, trang điểm, trang phục… người
nội dung gì qua văn bản này.
thưởng thức đều phải có phong thái
? Nêu những thành cơng về nghệ thuật tác tao nhã, tình cảm đẹp.
giả đã sử dụng trong văn bản.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Cố đơ Huế nổi tiếng khơng phải
chỉ có các danh lam thắng cảnh và
di tích lịch sử mà cịn nổi tiếng bởi
các làn điệu dân ca và âm nhạc
cung đình. Ca Huế là một hình
thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc
thanh lịch và tao nhã ; một sản
phẩm tinh thần đáng trân trọng cần
được bảo tồn và phát triển.
2. Nghệ thuật
- Viết theo thể bút kí.
- Sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh,
giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
- Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con
người sinh động.
IV. Luyện tập
* Tích hợp mơn Mỹ thuật
Vẽ bản đồ tư duy thể hiện kiến thức chính của bài.
GV chiếu kết quả - Chốt kiến thức củng cố bài.
V. Hướng dẫn học

- Sưu tầm các làn điệu dân ca Huế và học cách biểu diễn.
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học văn bản Ca Huế
trên sông Hương của Hà Ánh Minh - Soạn bài: Liệt kê
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
Qua việc áp dụng sáng kiến trong trong năm học 2019-2020 tôi thấy đã
mang lại hiệu quả, phần nào đã phá bỏ được rào cản của học sinh với các tiết
văn trừu tượng. Thực tế quá trình dạy học tơi thấy rằng việc tích hợp liên mơn
trong giảng dạy là rất cần thiết vì đã khơi gợi cho học sinh sự hứng thú, tìm tịi
khám phá nhiều kiến thức, phát huy được suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo từ
đó thêm u thêm u mơn học và yêu cuộc sống hơn. Từ đó chất lượng giờ dạy
do tôi đảm nhiệm giảng dạy không ngừng được nâng lên.
Mức độ hứng thú tham gia hoạt động của HS
Hoạt động của học sinh

Tổng Mức độ hứng thú tham gia hoạt động
số
của HS


17

Chuẩn bị bài và đồ dùng học
tập ở nhà.

31

Tinh thần tự giác tích cực tự
học và học tương tác


31

Rất hứng
thú

Hứng thú

Khơng
hứng thú

SL

%

SL

%

SL

%

7

22,6

19

61,3


5

16,1

10

32,2

18

58,1

3

9,7

Hứng thú với hình ảnh di tích 31
10 32,2 19 61,3
2
6,5
lịch sử, danh lam thắng cảnh
Hứng thú với nghe ca Huế 31
5
16,1 15 48,4 11
35,5
trên sông Hương.
Hứng thú với kiến trúc lăng
tẩm; các hoa văn khắc in; 31
8
25,8 19 61,3

4
12,9
biểu tượng thuyền Rồng;
tranh ảnh chụp vẽ về xứ Huế
Hứng thú ý thức giữ gìn, kế
thừa và phát huy truyền 31
9
29,0 20 64,5
2
6,5
thống tốt đẹp của dân tộc
Thông qua bảng khảo sát mức độ hứng thú, hấp dẫn của văn bản với học
sinh tăng lên rõ rệt. Cụ thể: phần chuẩn bị bài và đồ dùng cao hơn (từ 24,2%
tăng lên 61,3%); sự tích cực, tương tác (từ 32,2% tăng lên 58,1%); đặc biệt hứng
thú nghe ca Huế đối với các em được nâng lên rõ ràng (từ 0% tăng 64,5%)…
Từ kết quả việc vận dụng phương pháp dạy học tích học sinh tích cực
chuẩn bị ở nhà. Khơng khí các tiết học trở nên rất sôi nổi, các em bị cuốn hút
ngay khi mới vào giờ học, hăng say thảo luận, tham gia tích cực các ý kiến phát
biểu, xây dựng bài học. Các em có hứng thú trong học tập, rất mạnh dạn thể hiện
khả năng dẫn dắt, diễn đạt ngôn ngữ; các em tỏ thái độ rất tự tin, phấn khởi
trong giờ học, khả năng cảm thụ được nâng lên, kỹ năng nói và đọc tốt hơn, giao
tiếp linh hoạt hơn. Hiệu quả đó được đánh giá dựa trên sự chuyển biến về ý
thức học tập, sự hứng thú trong khả năng cảm nhận văn học được đặc biệt chú
trọng nhiều hơn.
Kết quả khảo sát chất lượng học tập sau giờ dạy năm học 2019- 2020 của
học sinh lớp 7A khi tôi chưa áp dụng dạy học theo hướng tích hợp đối chiếu với
lớp 7B khi tơi sử phương pháp dạy học tích hợp của mình trong cùng một bài
dạy Ca Huế trên sông Hương như sau:
Bảng khảo sát khi chưa áp dụng kinh nghiệm dạy học mới
Điểm dưới

Điểm
Điểm Tb
Điểm Khá

Tb
Giỏi
Lớp Năm học
số
SL
%
SL
%
SL
% SL %
7A 2019-2020 33
08
24
13
40
10
30
2
6
Bảng khảo sát khi đã áp dụng kinh nghiệm dạy học mới


18
Điểm dưới
Điểm
Điểm Tb

Điểm Khá
Tb
Giỏi
Lớp Năm học
SL
%
SL
%
SL
% SL %
7B 2019-2020 31
04 12,9 09 29,0 14 45,2 4 12,9
Qua so sánh bảng thống kê điểm kiểm tra sau tiết học ở lớp7B so với lớp
7A, tôi thấy hiệu quả học tập của học sinh lớp 7B khi áp dụng kinh nghiệm dạy
học mới được cải thiện đáng kể. Cụ thể như sau: tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi
đã cao hơn ( giỏi: từ 6% tăng lên 12,9% đặc biệt tỉ lệ học sinh khá: từ 30% tăng
lên 45,2%, điểm dưới trung bình từ 24%; giảm cịn 12,9%).
Qua kết quả thu nhận được trong q trình ứng dụng, tơi nhận thấy rằng
việc áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã nâng cao được khả
năng tiếp thu kiến thức cho học sinh, học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn,
đồng thời tạo được sức hấp dẫn trong quá trình giảng dạy cho cả cơ và trị, kết
quả lĩnh hội, khắc sâu kiến thức cho các em được nâng lên rõ rệt.
2.4.2. Đối với bản thân.
Khi sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp trong mơn Ngữ
văn lớp 7 kết hợp với các phương pháp dạy học phù hợp khác, chất lượng giáo
dục được nâng cao bản thân thấy tự tin khi đứng lớp, thấy yêu và gắn bó với
nghề nhiều hơn và cũng rút được kinh nghiệm quý trong quá trình giảng dạy.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp.
Đây cũng là những phương pháp dạy học đạt kết quả tốt được đồng nghiệp
ủng hộ và áp dụng trong các tiết dạy của mình ở chương trình Ngữ văn.

2.4.4. Đối với nhà trường.
Việc dạy học theo hướng tích hợp trong giản dạy môn ngữ văn tại trường
THCS Điền Lư làm cho chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt. Từ
đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Ngữ văn nói riêng và chất lượng
giáo dục của nhà trường nói chung.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Dạy học tích hợp liên mơn là một trong những yêu cầu quan trọng trong
đổi mới dạy học. Việc ứng dụng dạy học theo hướng tích hợp khơng những giảm
tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên mơn trong mơn học của mình
mà cịn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm.Tuy
nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực ở cả thấy và trò. Và việc
thực hiện nó khơng phải bài nào, khơng phải phần nào cũng thực hiện được mà
phải phù hợp từng bài cụ thể.
Trên đây là một số giải pháp trong việc sử dụng tích hợp liên mơn
trong dạy học một bài dạy Ngữ văn cụ thể trong chương trình THCS tại
trường Điền Lư. Nội dung tích hợp gắn liền với sự kiện Lịch sử, Văn học,
Địa Lý, Âm nhạc, Giáo dục công dân… phản ánh một nét đẹp trong sinh
hoạt văn hóa của dân tộc. Nếu trong q trình giảng dạy giáo viên biết vận
dụng một cách linh hoạt kiến thức tích hợp thì sẽ làm cho bộ mơn đỡ khơ
khan, đỡ nhàm chán hơn. Từ đó, tạo cho học sinh sự hứng thú tìm tịi, khai
thác kiến thức mơn Ngữ văn và hơn hết là giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc, dễ

số


19
cảm nhận, có kiến thức sâu rộng. Thực tế trong q trình giảng dạy, khi tơi áp
dụng đưa vào bài dạy các dẫn chứng tích hợp liên mơn đã làm cho các em hứng
thú hơn trong giờ học, kích thích được sự tìm tịi, chất lượng bộ mơn khơng

ngừng được nâng lên. Mặt khác, sử dụng tích hợp có tính thực tiễn, có thể áp
dụng kiến thức của nhiều phân môn, nhiều môn học nên sinh động, hấp dẫn
đối với học sinh. Các em khơng cịn tìm hiểu kiến thức mơn học chỉ giới hạn
trong sách giáo khoa mà cịn khai thác kiến thức thơng qua báo chí, và các
phương tiện thông tin truyền thông, các môn học khác. Bản thân tôi đã lĩnh
hội thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích cho sự nghiệp của mình.
3.2. Kiến nghị
Để triển khai tốt việc dạy học theo hướng tích hợp các môn học trong nhà
trường, cần:
- Mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngữ giáo viên để
đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Thiết kế, xây dựng lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường
sư phạm từ mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy để chuẩn bị năng lực
cho đội ngữ giáo viên khi thực hiện chương trình tích hợp.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy.
Mặc dù đã hết sức cố gắng với tinh thần, thái độ nghiên cứu một cách
nghiêm túc và có trách nhiệm cao song do năng lực của bản thân còn nhiều hạn
chế nên bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự bổ
sung, góp ý từ phía đồng nghiệp để cùng nâng cao chất lượng giáo dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
Bá Thước, ngày 04 tháng 04 năm
TRƯỞNG
2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác
NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Xuân Tráng

Lê Thị Bình


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo - Dương Tiến Sỹ - Tạp chí giáo dục, số 26 - 2002.
2. Thuật ngữ, khái niệm lịch sử phổ thông - Phan Ngọc Liên - NXB Quốc gia,
năm 1996.
3. Dạy học tích hợp – cơ sở lí thuyết và thực tiễn - Đỗ mạnh cường - Tạp chí
Khoa học Giáo dục kĩ thuật, số 15, 2010.
4. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới - Thái Duy Tuyên - NXB
Giáo dục, 2008.
5. Dạy học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp - Lê A ( Chủ biên ), Lê Minh Thu,
Nguyễn Thị Thúy - NXB Đại học sư phạm, 2007.
6. Sách giáo khoa môn Ngữ văn 7, NXB Giáo dục, năm 2019
7. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - Đảng cộng sản Việt
Nam 1996. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.125.
8. Luật Giáo dục 2019 số 43/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV nước
CHXHCN Việt Nam thơng qua ngày 14/6/2019, công bố ngày 4/7/2019
9. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Bình
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Giáo viên Trường THCS Điền Lư huyện Bá Thước.
Cấp đánh

Kết quả Năm học
giá xếp loại
đánh giá đánh giá
(Ngành GD
xếp loại
xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
cấp
(A, B,
huyện/tỉnh;
hoặc C)
Tỉnh...)
Phương pháp tổ chức trò chơi
gây hứng thú trong một số tiết
20141
Huyện
C
ngữ văn 7 ở trường THCS Điền
2015
Lư.
2

Phương pháp giảng dạy truyện
ngắn hiện đại Việt Nam lớp 9
bắt đầu từ tình huống truyện

Huyện

C


20162017



×