Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến kết quả nhân giống thông nhựa (pinus merkusii) bằng phương pháp ghép tại yên lập quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.19 KB, 52 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Khố luận tốt nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến
kết quả nhân giống Thông nhựa (Pinus Merkusii) bằng phương pháp ghép
tại Yên Lập - Quảng Ninh” được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
thầy giáo Kiều Văn Thịnh và các thầy cô giáo trong bộ môn.
Nhân dịp này cho tôi bày tỏ long cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong khoa Lâm học, các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Giống và Công
nghệ sinh học, đặc biệt là thầy giáo Kiều Văn Thịnh đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tơi hồn thành khố luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Trung tâm dịch vụ sản xuất khoa học kỹ
thuật nông lâm nghiệp - Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành cơng tác ngoại nghiệp.
Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi trong suốt quá trình làm
khố luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng song do thời gian hạn hẹp và năng lực bản thân
còn có hạn, mặt khác đây là lần đầu làm quen với cơng tác nghiên cứu nên
khố luận khơng tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhân được ý kiến của
các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để khố luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xn Mai, ngày 15 tháng 05 năm 2009.
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Chinh


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thơng nhựa là lồi cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế và là lồi cây trồng
chính ở tỉnh Quảng Ninh. Do có điều kiện tự nhiên rất phù hợp cho sự phát triển
loài cây này nên Thơng nhựa ở đây có khả năng tái sinh hạt rất mạnh, chỉ cần
trồng một lần kết hợp với chăm sóc bảo vệ tốt sẽ cho khai thác lâu dài mà khơng
phải trồng lại rừng như các lồi cây khác. Thơng nhựa có năng suất nhựa cao và


thời gian cho khai thác nhựa dài trong ba lồi Thơng lấy nhựa của nước ta. Ở
tuổi thành thục, trung bình hàng năm mỗi cây có thể cung cấp từ 5 đến 6 kg nhựa
trong khi cũng ở tuổi này, trị số tương ứng ở Thông 3 lá và Thông mã vĩ lần lượt
là từ 3 kg đến 3,5 kg và từ 2.0 kg đến 2,5 kg. Đặc biệt, Thông nhựa Quảng Ninh
là một trong 30 giống có sản lượng nhựa cao nhất và tốt nhất thế giới. Ngoài ra,
nhờ bộ rễ phát triển mạnh và có nốt sần cố định đạm, Thơng nhựa có thể sinh
trưởng bình thường trên các các loại đất chua nghèo kiệt, lẫn nhiều đá, tầng
mỏng và chỉ cịn rất ít tiềm năng sinh học. Đây là lồi cây có thể làm thay đổi
mơi trường theo hướng có lợi nhất cho quần thụ ở những điều kiện lập địa khắc
nghiệt và mở đường cho các loài cây khác có thể sinh tồn được.
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng Thông nhựa, Bộ
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã phê duyệt dự án đầu tư để bình tuyển
một số cây trội có lượng nhựa cao và xây dựng vườn giống vơ tính Thơng
nhựa tại Miếu Trắng - Quảng Ninh. Để thực hiện được nhiệm vụ này, một
trong các vấn đề cần giải quyết là tạo được trên một vạn cây con Thông nhựa
ghép mà cành ghép được lấy từ các cây trội đã được cơng nhận.
Tuy nhiên đối với lồi Thơng, đặc biệt Thơng nhựa dạng lùn là đối
tượng khó ghép, tỷ lệ sống khơng cao, thường chỉ đạt 25% – 30%. Chính vì
vậy, để hồn thành được nhiệm vụ tạo đủ số lượng cây ghép ở tất cả các dịng
vơ tính đã chọn, góp phần hồn thiện kỹ thuật ghép Thơng nhựa, cần nâng cao
tỷ lệ ghép sống. Do đó tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số yếu tố đến kết quả nhân giống Thông nhựa (Pinus
Merkusii) bằng phương pháp ghép tại Yên Lập - Quảng Ninh”.
1


PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các nghiên cứu về ghép cây và câyghép
2.1.1. Trên thế giới

Phương pháp ghép cây đã được biết đến từ hàng ngàn năm trước.
Aristote (384-322 TCN) đã nói về ghép trong các tác phẩm của mình. Thời kỳ
phục hưng (1350-1600) người ta chú ý đến ứng dụng thực tiễn của ghép.
Nhiều loài cây được đưa vào Châu Âu và được nhân giống bằng phương pháp
ghép. Vào thế kỷ XVI- XVII, ghép được áp dụng rộng rãi trong nghề làm
vườn ở nước Anh và người ta đã nhận thấy vai trò của lớp tượng tầng đối với
sự liền sinh của tổ hợp ghép tuy chưa rõ bản chất của nó. Đầu thế kỷ XVIII,
Stephen Hales khi nghiên cứu về q trình tuần hồn nhựa trong cây đã nhận
thấy sự tồn tại của lớp tế bào ở phần giữa vỏ và thân cây và vai trò của nó
trong vận chuyển các chất hữu cơ từ rễ lên trên. Cũng khoảng thời gian này,
Duhamel đã nghiên cứu sự hình thành tổ hợp ghép và sự vận chuyển của nhựa
qua chỗ ghép. Năm 1821, Thourin đã mô tả 119 phương pháp ghép và những
biến đổi do ghép cây gây ra (Dương Mộng Hùng, 2005) [5].
Vào năm 1840, một người Pháp tên là Marier de Boisdyver ở vùng
rừng Phôngtennơblô đã tạo được trên 10 nghìn cây ghép Thơng đen xuất xứ
Korzica (Pinus nigra sp. Lariciot) bằng cách ghép các cành lấy từ cây mẹ đã
thành thục lên gốc ghép Thơng đen non trẻ nhằm nhân rộng xuất xứ có giá trị
và để sản xuất hạt giống phục vụ trồng rừng (Nguyễn Đình Sâm, 2003) [7].
Đầu thế kỷ XX, các nước ở Bắc Âu: Đức, Thụy Điển, Đan Mạch là
những nước có nền Lâm nghiệp phát triển cũng đã xuất hiện nhiều cơng trình
nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống, lai giống, xây dựng vườn
giống bằng cây ghép cho các lồi Thơng, Sồi dẻ, Dương… (Lê Đình Khả,
Dương Mộng Hùng, 2003) [4].
Năm 1970 Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới Công - gô đã thành công
trong việc nâng cao tỷ lệ ra rễ của hom cây Lim ba thành thục không thể ra rễ
2


nhờ phương pháp ghép. Theo phương pháp này, cành ghép của cây ghép thành
thục được ghép lên gốc ghép 1- 2 tuổi cho đến khi chồi cây ghép đạt 4 cm

đường kính và vết ghép liền hồn tồn. Cành ghép được cắt đến sát vết ghép để
tạo chồi, các chồi này được dùng để cắt hom đem giâm cho tỷ lệ hom ra rễ
15%. Người ta cũng thu được kết quả tương tự với bạch đàn Platyphylla 10
tuổi. Như vậy, bằng cành ghép có thể khắc phục được hiện tượng ra rễ thấp
hoặc không ra rễ ở cây thành thục hoặc cây khó ra rễ (B.A. Rubin, 1978) [6].
Nhân giống bằng phương pháp ghép được coi là một công nghệ tiên
tiến trong sản xuất nông nghiệp và được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trồng
cây ăn quả trên thế giới. Ngồi ra, phương pháp này cịn được sử dụng trong
nghề cây cảnh, cây công nghiệp, cây thuốc (Sing R.B.1993). Cây ăn quả lâu
năm nếu sử dụng được tổ hợp mắt ghép và gốc ghép thích hợp ngồi các ưu
điểm hơn hẳn so với các phương pháp nhân giống khác về khả năng sinh
trưởng, hệ số nhân giống, mức độ đồng đều của cây con… thì cây ghép cịn
có khả năng chống một số bệnh nguy hiểm, tăng khả năng thích ứng với điều
kiện bất lợi như hạn, sương muối, lạnh, úng…
Một thành tựu nổi bật của ưu thế nhân giống bằng phương pháp ghép
trong nghề trồng Táo là làm cho cây lùn đi. Việc sử dụng gốc ghép lùn và nửa
lùn được coi là cuộc cách mạng trong nghề trồng Táo ở châu Âu vì khi sử
dụng gốc ghép đó, tán cây nhỏ lại nên trồng được nhiều hơn, sớm cho quả,
năng suất cao, chăm sóc tiện lợi, giảm được công thu hái (Phạm Văn Tuấn,
2005) [9].
Ghép đã trở thành phương pháp chuẩn để nhân giống đối với cây Tếch
(Tectona grandis) (Munis wami, 1977). Thơng thường có hai mùa ghép trong
năm, đó là mùa xuân và mùa thu, song ở cây Tếch, tỷ lệ sống của cây ghép
vào mùa xuân cao hơn so với mùa thu và chồi ghép cũng sinh trưởng tốt hơn.
Các nước như Ấn Độ và Thái Lan đã ghép Tếch thành cơng tới 98% (Hồng
Ngọc Thuận, 2001) [8].

3



Từ những năm 1950, phương thức ghép đã được dùng ở các nước
châu Âu để xây dựng vườn giống cho nhiều loài cây rừng. Hiện nay ghép
vẫn là một phương thức nhân giống chủ yếu đang được áp dụng để xây
dựng vườn giống ở nhiều nước trên thế giới (Tôn Thất Minh, Trương Mai
Hồng, 2004) [3].
Tại Trung Quốc, với mục tiêu lấy quả cây Trám trắng đã có bước đi
sớm trong hoạt động chọn giống và nhân giống. Kết quả của hoạt động trên
đã chọn được một số dịng có sản lượng quả cao và hoàn thiện kĩ thuật nhân
giống bằng ghép cây để phổ cập vào sản xuất.
Nghề trồng Cam của Braxin và một số nước Nam Mỹ một thời bị tàn
phá nặng nề bởi bệnh vius Tristeza. Những cơng trình nghiên cứu về gốc
ghép chống bệnh và các tổ hợp mắt ghép, gốc ghép sạch bệnh đã phục hồi
lại được các vườn Cam ở Braxin. Ngoài ra người ta còn chọn được
Poncirus trifoliate và các giống lai với Cam, Chanh như Troyer citrange,…
làm gốc ghép chống bệnh.
2.1.2. Ở Việt Nam
Công tác giống cây rừng ở nước ta bắt đầu từ những năm 1930, khi các
nhà lâm nghiệp người Pháp xây dựng một số điểm trồng thử đầu tiên cho một
số lồi cây rừng. Sau đó, trong những năm 1950 – 1960 các khảo nghiệm cho
bộ giống 18 loài bạch đàn, 15 lồi thơng và một số lồi keo đã được tiến hành
tại vùng núi Đà Lạt mà đến nay đã thu được một số lồi có giá trị như
Eucalyptus microcorys và E. grandis cao 60 m với đường kính 55 – 60 cm.
Tuy vậy, do điều kiện chiến tranh nên trong một thời gian dài công tác giống
chỉ dừng lại ở bảo quản hạt giống và xây dựng rừng giống.
Sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1980 hoạt động cải thiện giống cây
rừng mới được đẩy mạnh trong cả nước. Các hoạt động trong thời gian đầu
chủ yếu là khảo nghiệm xuất xứ cho các lồi Thơng, Keo, Bạch đàn, Tràm,
Phi lao… sau đó là các hoạt động về chọn loài cây trội, xây dựng rừng giống
và vườn giống.
4



Từ những năm 1990 trở lại đây nhân giống bằng phương pháp ghép đã
được áp dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta. Năm 1989, Cây Mỡ (Manglietia
glauca) đã được Lê Đình Khả và cộng sự sử dụng phương pháp ghép để nhân
giống cây trội phục vụ xây dựng vườn giống vơ tính. Thơng nhựa (Pinus
merkusii), Thơng ba lá (P. kesiya), Thơng đi ngựa (P. massioniana) thì ghép
là biện pháp chủ yếu để tạo cây con xây dựng dòng vơ tính.
Tỷ lệ cây ghép sống cũng là vấn đề cần quan tâm khi ghép cây, đối với
cây Điều (Anacadium occidentale), tỷ lệ cây ghép sống cao nhất chỉ đạt 37,3% (
theo Hoàng Chương và Trần Văn Sâm, 1990).
Năm 2001, Dương Mộng Hùng và cộng sự đã nhân giống thành công
cây Dẻ Trùng Khánh (Castanea mollisima) bằng phương pháp ghép. Với
phương pháp nhân giống này thì tỷ lệ sống của cây ghép đạt trên 70%.
Cây Hồi (Illicium verum) là loài cây lấy quả có giá trị, vì vậy việc nhân
giống vơ tính lồi cây này bằng phương pháp ghép khơng chỉ nâng cao tỷ lệ
sống của cây ghép mà còn giúp tăng năng suất sản phẩm của cây trồng. Năm
2003, các tác giả Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Tuấn Hưng đã sử dụng phương
pháp ghép nêm để nhân giống loài cây này và đạt tỷ lệ sống khá cao tới 70%.
Ngoài ra, cây Quế (Cinamomum cassia) cũng là loài cây đặc sản có giá
trị kinh tế cao đã được nhân giống bằng phương pháp ghép nêm ngọn đạt tỷ lệ
sống trên 70% (theo Phạm Văn Tuấn và cộng sự , 2001).
Trần Quang Việt và cộng sự (1996) đã tiến hành ghép cải tạo giống cho
cây Trẩu nhăn ở nước ta.
Năm 2001, tại Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp (Tân
Lạc, Hồ Bình) đã xây dựng vườn giống đầu dịng Trám trắng có 5 xuất xứ;
sau đó đến năm 2005 đã tiến hành ghép Trám trắng phục vụ nghiên cứu và
chuyển giao kỹ thuật cho nông dân ở một số xã thuộc huyện Tân Lạc. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về chất lượng cây ghép chưa được tiến hành.
Năm 2001, tại Xí nghiệp giống cây lâm nghiệp vùng đồng bằng sông

Hồng tại Phú Thọ đã xây dựng vườn giống đầu dịng Trám trắng diện tích
5


khoảng 1 ha, từ năm 2005 đã nhân thành công với tỷ lệ ghép sống khoảng 60%,
cung cấp cây giống cho một số huyện thuộc các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ…
2.2. Một số dẫn liệu về cây Thông nhựa
2.2.1. Đặc điểm hình thái của Thơng nhựa
Cây gỗ lớn cao trên 30 m, đường kính có thể tới 90 cm. Thân trịn,
thẳng, hình trụ, có đường nứt tương đối sâu, vỏ mầu xám nâu.
Tán hình tháp, cành lá xum xuê. Lá mầu lục thẫm, cứng, hình kim dài
15-30cm xếp từng đơi ở đầu các cành ngắn. Bẹ bao quanh cành ngắn, dài 13 20cm gồm nhiều lá hình vẩy, trong suốt.
Nón cái chín trong 2 năm, hình trứng dài 0.5 cm màu tím hồng sau hình
trứng dài 5-10 cm, đường kính 3 - 5cm màu xanh lục, khi chín hóa gỗ, màu
nâu. Nón có cuống dài 2 cm, vẩy nón hình thoi sắc cạnh, 2 đường gờ chéo
góc, rốn vẩy hơi lõm. Mùa ra nón tháng 5-6, nón chín tháng 10 - 11 năm sau.
Hạt hình trái xoan, hơi dẹt, dài 5-8 mm, đường kính 4 mm, có màu nâu
nhạt, cánh mỏng dài gần 2 cm.
2.2.2. Đặc tính sinh học và sinh thái học
Có 2 nịi Thơng nhựa, chúng khác nhau về hình thái, tốc độ tăng trưởng
và yêu cầu sinh thái. Nịi Thái Lan và vùng thấp Đơng Dương có kích thước
nhỏ, sinh trưởng chậm (5 - 6m3/ha/năm) sống được nơi đất nghèo xấu, khí hậu
khơ. Nịi Indonexia và vùng cao Đơng Dương có kích thước lớn, sinh trưởng
nhanh (15 - 30m3/ha/năm) sống nơi đất tốt, thốt nước, khí hậu ẩm.
Thơng nhựa là lồi Thơng nhiệt đới, ưa sáng sống trong vùng có lượng
mưa hàng năm 1200 - 2200mm có mùa khơ nóng dài 2 - 4 tháng, nhiệt độ
trung bình tháng nóng nhất 20 - 28oC, tháng lạnh nhất 15 - 16oC. Có khả năng
chịu hạn cao, khơng sống được nơi úng nước.
Thông nhựa thường mọc trên các loại đất phát triển trên đá mẹ Granit,
Sa thạch, Diệp thạch, Sa phiến thạch, đất sét pha chua, thoát nước. Sống được

trên đất nghèo xấu, khô chua đang bị đá ong hóa hoặc đất cát thơ bồi tụ ven
biển. Chủ yếu trồng trên đồi trọc, đồi cây bụi có tác dụng chống xói lở, cải tạo
6


đất. Cây non trong 5 năm đầu mọc chậm về sau phát triển tương đối nhanh,
15 tuổi có thể chích nhựa. Thời gian lấy nhựa 25-30 năm. Khả năng tái sinh tự
nhiên tốt.
Sâu bệnh hại chủ yếu đối với Thông nhựa là:
- Bệnh đổ non do nấm Prizoctonia sp.
- Bệnh khô lá do nấm Cercospora pini - densiflorace.
- Sâu đục nõn (Dioryctria splendilla), Sâu róm thơng (Dendrolimus
kikucliii), sâu đo ăn lá (Milionia basilis).
2.2.3. Phân bố
Thông nhựa phân bố tự nhiên ở các nước: Ấn Độ, Trung Quốc,
Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Ở Việt Nam Thông nhựa phân bố từ độ cao 1200m so với mực nước
biển trở xuống và được gây trồng nhiều trên đồi thấp thuộc các tỉnh ven biển.
Thơng nhựa mọc tự nhiên thuần lồi hoặc hỗn giao với cây lá rộng ở các tỉnh
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên, Phú Yên, Khánh Hồ …
2.2.4. Giá trị
Thơng nhựa trồng để chống xói mịn, phục hồi rừng, lấy gỗ, lấy nhựa.
Gỗ có giác màu vàng nhạt, lõi nâu đỏ, mềm nhẹ, dễ làm được dùng trong xây
dựng, đóng đồ, nguyên liệu giấy, làm cột điện trụ mỏ, dán lạng.
Nhựa có chất lượng và năng suất cao đạt 4-5 kg nhựa/cây/năm. Nhựa
để chế Colophan, tinh dầu có giá trị trong y học, kỹ nghệ sơn, mực in, làm
dung mơi…có giá trị xuất khẩu cao.
2.3. Cơ sở khoa học của ghép cây
Cơ sở khoa học của phương pháp ghép là tạo được sự tiếp xúc giữa một

phần mô phân sinh của gốc ghép với một phần mô phân sinh của cành ghép,
nhờ hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng tạo nên một loại mô mới
gọi là mô tiếp hợp giúp cành ghép và gốc ghép gắn liền với nhau, quá trình
trao đổi chất diễn ra thuận lợi làm cho cây ghép có thể phát triển bình thường.
7


2.3.1. Đặc điểm của cây ghép
Ghép là một phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng cách cho hai bộ
phận sống (cành ghép và gốc ghép) của cây tiếp xúc và liên hợp với nhau tạo
thành một cây hoàn chỉnh gọi là cây ghép.
Tổ hợp ghép có khả năng sinh trưởng khác nhau hỗ trợ lẫn nhau để tạo
thành một thể thống nhất. Bộ rễ của gốc ghép hút nước và khoáng cung cấp
cho thân, cành, lá của cành ghép ở phía trên đồng thời chất dinh dưỡng do
cành ghép tổng hợp đựơc lại cung cấp trở lại cho gốc ghép.
So với các cây được nhân giống bằng các phương pháp khác thì cây
ghép có một số ưu điểm sau:
- Cây ghép có khả năng duy trì giống tốt. Những cây ăn quả được trồng
bằng hạt thường không giữ được đặc tính của cây mẹ và khi nở hoa thụ phấn
hay bị lai tạp như vậy khi đem trồng sẽ mọc thành những cây mới có đặc tính
dần khác đặc tính cây mẹ. Ngược lại ghép cây là kết quả của nhân giống vơ
tính nên cây con giữ được các đặc tính của cây mẹ. Sau khi ghép, mặc dù gốc
ghép có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phần cành ghép nhưng
ảnh hưởng nói trên là khơng lớn. Do vậy cây ghép cũng như cây chiết và cây
hom đều có thể duy trì được các đặc tính di truyền, giữ được phẩm chất và
các tính trạng ưu tú của cây mẹ.
- Cây ghép có khả năng khống chế số lượng hoa đực theo ý muốn và
cũng có trường hợp mầm ghép đó biến dị với đặc điểm tốt tạo được giống
mới. Do vậy cây ghép sẽ tạo thành giống mới có đặc tính q.
- Cây ghép mau ra quả với sản lượng cao. So với trồng bằng hạt thì cây

ghép nhanh ra hoa kết quả hơn do tại nơi ghép có tích luỹ nhiều cacbon, tỷ lệ
C/N cao tạo điều kiện thúc đẩy sự ra hoa quả.
- Hệ số nhân giống cao, từ một cây mẹ có thể lấy được số lượng cành
và mắt ghép lớn mà không gây ảnh hưởng nhiều đến cây mẹ như phương
pháp chiết. So với giâm cành thì ghép cũng có ưu điểm vì với nhiều lồi cây
rất khó ra rễ khi giâm cành.
8


2.3.2. Quá trình lành vết ghép
Khi bị tổn thương, cây ghép có thể tự làm lành vết thương và ghép cây
là tận dụng khả năng đó của cây. Khi ghép đòi hỏi tượng tầng của cành ghép
phải tiếp xúc chặt chẽ với gốc ghép thì vết ghép mới liền lại để tạo thành tổ
hợp cây mới tức là thao tác ghép phải chính xác và đúng kỹ thuật.
Khi cắt ngang cành cây ta thấy ngoài cùng là lớp vỏ đến tượng tầng và
trong cùng là phần lõi gỗ. Tượng tầng phân chia liên tục về cả 2 phía: phía
ngồi tạo ra lớp vỏ, phía trong tạo ra lõi gỗ. Do đó khi ghép nếu 2 mặt tượng
tầng của cành ghép và gốc ghép tiếp hợp với nhau chặt chẽ thì vết ghép mau
liền và tổ hợp ghép sẽ sống. Trong quá trình ghép yêu cầu mặt cắt của cành
ghép và gốc ghép phải nhẵn và áp chặt vào nhau nên phải dùng dây quấn chặt
tổ hợp ghép. Thực chất của q trình lành vết ghép do tượng tầng là mơ phân
sinh có thể phân chia hình thành tế bào mới làm cho tổ hợp ghép nhanh ra mơ
sẹo hình thành mô liên hợp giữa cành ghép và gốc ghép. Sau đó lớp mơ sẹo
mới hình thành này phải nhanh chóng hồ nhập và phân hố thành lớp tượng
tầng mới, do đó chất dinh dưỡng của cành ghép đi xuống gốc ghép. Những tế
bào mới sinh của cành ghép chịu ảnh hưởng của những tế bào bên cạnh ở gốc
ghép mà phân hố thành mơ tương tự (tương ứng với mạch dẫn) cứ như thế sẽ
làm cho cành ghép và gốc ghép tạo thành một thể thống nhất.
Cành ghép và gốc ghép có kết hợp chặt chẽ hay khơng là do sức kết
hợp và mối liên hệ dẫn truyền của cành quyết định. Cành ghép và gốc ghép

hình thành lớp tiếp hợp chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự tiếp hợp
diễn ra càng thuận lợi, quá trình trao đổi chất vô cơ từ gốc lên ngọn và chất
hữu cơ từ cành ghép đi xuống càng dễ dàng.
Sau khi ghép 1 tháng cần phải kiểm tra tỷ lệ sống. Sau 2 - 3 tháng nới
lỏng dần chỗ buộc và ngắt ngọn của gốc ghép chỉ để lại duy nhất chồi ghép
phát triển, nếu thấy ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của thân cây thì
cởi bỏ hồn tồn dây buộc.

9


2.3.3. Khả năng hoà nhập giữa gốc ghép và cành ghép trong q trình
sinh trưởng
Giữa các cây có sự khác biệt về cấu trúc mô, tế bào, về di truyền, q
trình sinh lý…nếu ghép những cây có sự khác biệt nhỏ thì khả năng hồ nhập
càng cao và cây ghép dễ sống. Ngược lại nếu sự khác biệt càng lớn thì khả
năng hồ nhập càng thấp, việc ghép khó thành cơng, một số cây khi ghép thì
sống nhưng sau đó sinh trưởng khơng bình thường… Một số trường hợp cây
sau ghép thì sống nhưng sau đó q trình sinh trưởng lại khơng bình thường
nên khơng mang lại giá trị kinh tế.
Có thể thấy rằng các lồi thực vật có nguồn gốc càng gần nhau thì khả
năng hồ hợp càng cao. Một số cây khó ghép nên khi ghép phải tiến hành ghép
trên cây trung gian có quan hệ họ hàng gần gũi nhau thì mới đạt kết quả tốt.
Khi gốc ghép và cành ghép khơng hồ nhập với nhau thì có một số biểu
hiện như sau: vết ghép khơng lành, tỷ lệ thành cây ghép thấp, cây chết sớm
chỉ sống được 2 - 3 năm trong vườn ươm, sinh trưởng của cành ghép và gốc
ghép khác nhau (một trong hai bộ phận sinh trưởng trội hơn), lá của cành
ghép vàng úa trong mùa sinh trưởng và sớm rụng, cây ghép sinh trưởng kém…
Sự khơng hồ nhập giữa cành ghép và gốc ghép thì có nhiều ngun
nhân gây ra như: do sự khác nhau về sinh lý, sinh hoá, do virus… cụ thể

như sau:
- Cành ghép và gốc ghép không hợp nhau do sự khác biệt về hệ thống
mạch dẫn giữa cành ghép và gốc ghép không thống nhất với nhau dẫn đến
tình trạng nước và chất dinh dưỡng khơng được cung cấp đầy đủ làm cho chỗ
ghép phình to khơng đều. Khi tầng sinh gỗ không liên kết với nhau thì cành
ghép dễ tách khỏi gốc ghép. Nếu vỏ khơng liên kết được thì các chất tổng hợp
qua quang hợp không cung cấp được cho rễ của gốc ghép làm rễ bị thối và
cây sẽ bị chết hoàn toàn.

10


- Một số chức năng sinh lý khơng có khả năng điều hoà: sau khi ghép
nếu nhu cầu dinh dưỡng của cành ghép và gốc ghép không được đáp ứng đầy
đủ thì tổ hợp ghép cũng khơng hồ nhập.
- Sự khác biệt về áp lực thẩm thấu giữa hai phần cây ghép cũng là
ngun nhân của sự khơng hồ nhập.
- Một trong hai bộ phận của cây ghép khơng có đặc tính ở bộ phận kia,
như tính đề kháng với sâu bệnh...
2.4. Một số nhân tố ngoại cảnh ảnh hƣởng đến quá trình liền vết ghép
2.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân chia tế bào
và các q trình sinh hố của cây. Nếu nhiệt độ cao trong giới hạn nhất định
sẽ làm cho chồi phát triển nhưng lại làm tăng sự mất nước. Mỗi lồi cây khác
nhau thì nhiệt độ thích hợp để ghép cũng khác nhau nhưng thơng thường nhiệt
độ thích hợp với đa số các loài là từ 20 - 30oC, nhiệt độ quá cao hay quá thấp
đều ảnh hưởng khơng tốt đến q trình liền sinh của tổ hợp ghép.
2.4.2. Ẩm độ
Độ ẩm của mơi trường nhân giống có liên quan trực tiếp đến lượng
nước trong vật liệu nhân giống nên có vai trị rất quan trọng ảnh hưởng đến

kết quả nhân giống. Tuy nhiên nếu môi trường quá nhiều nước thì cành ghép
dễ bị nhiễm bệnh, bị thối cành hoặc q ít nước thì vật liệu giống cũng bị ảnh
hưởng làm tăng khả năng mất nước của cành ghép và giảm khả năng sống của
tổ hợp ghép. Nhu cầu về độ ẩm của môi trường nhân giống cũng thay đổi tuỳ
theo loài cây và phương pháp nhân giống cũng thay đổi theo loài cây và theo
phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
Khi ghép cây biện pháp quan trọng để đảm bảo cành ghép không chết
do mất nước là phải tạo được tiếp xúc tốt giữa tượng tầng của cành ghép và
gốc ghép để nước và dinh dưỡng khoáng từ gốc ghép cung cấp cho cành
ghép. Cần hạn chế thấp nhất sự mất nước của cành ghép khi vết ghép chưa
liền sinh. Một trong những biện pháp hạn chế thoát hơi nước của tổ hợp ghép
11


một cách hiệu quả là dùng dây nilon bọc kín tổ hợp ghép hoặc dùng túi bóng
chụp kín cành ghép.
Khi độ ẩm khơng khí gần bão hồ là có lợi nhất cho vết ghép mau lành
đồng thời giảm khả năng bị nhiễm bệnh của tổ hợp ghép vì vậy sau khi ghép
cành phải giữ ẩm cho vết ghép và cành ghép.
2.4.3. Ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trị chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển
của cây. Ánh sáng còn liên quan đến các nhân tố khác như nhiệt độ, sự thoát
hơi nước của cây ghép và một số phản ứng sinh hố trong cây. Nhìn chung
nên hạn chế ánh sáng trực xạ và sử dụng ánh sáng tán xạ cho cây ghép.

12


PHẦN 3
MỤC TIÊU - NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến kết quả tạo cây thơng ghép
để làm cơ sở cho việc hồn thiện kỹ thuật ghép Thông nhựa đạt tỷ lệ thành
cây cao.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được tiến hành nhằm tìm ra dịng cây mẹ, kích thước cành ghép,
mùa vụ ghép thích hợp nhất để kết quả ghép Thơng nhựa đạt cao nhất.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Ảnh hưởng của đặc điểm di truyền của cây mẹ đến kết quả ghép
3.2.2. Ảnh hưởng của kích thước cành ghép đến kết quả ghép cây
+ Ảnh hưởng của đường kính cành ghép.
+ Ảnh hưởng của chiều dài cành ghép.
3.2.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến kết quả ghép cây
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Ngoại nghiệp
3.3.1.1. Bố trí thí nghiệm
+ Ảnh hưởng của đặc điểm di truyền của cây mẹ đến kết quả ghép:
Trên cơ sở hồ sơ cây trội, chọn ra các cây trội sống trong cùng điều kiện lập
địa và có tuổi như nhau. Số cây mẹ tham gia thí nghiệm là 20 cây, gồm các
cây có số hiệu: 34, 35, 12, 17, 21, 20, 16, 18, 28, 15, 29, 37, 41, 43, 39, 40,
46, 45, 47, 54.
+ Ảnh hưởng của kích thước cành ghép đến kết quả ghép: Chọn 01
dịng vơ tính (đã ghép) có chiều dài cành ghép từ 4 cm đến 8 cm để quan sát
và thu thập số liệu và chọn 01 dịng vơ tính đã ghép có đường kính cành ghép
từ 3mm đến trên 6mm.

13



+ Ảnh hưởng của mùa vụ đến kết quả ghép: Tiến hành ghép vào vụ
xuân (ghép mới) để so sánh với kết quả ghép cây vào vụ đông (do Trung tâm
ghép từ trước).
3.3.1.2. Thu thập số liệu
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thí nghiệm gồm: Tình trạng cây ghép
sống, chết:
* Đối với các cây ghép chết phân ra các trường hợp:
- Cành ghép khô nhưng không nhiễm bệnh và gốc ghép vẫn sống.
- Cây ghép chết cả cành và gốc ghép.
- Các nguyên nhân khác dẫn đến cành ghép chết như nhiễm bệnh, gãy...
- Tổ hợp ghép không liền sinh;
* Đối với cây ghép sống (tổ hợp ghép đã liền sinh) phân ra các trường
hợp đã ra chồi và chưa ra chồi, đếm số lượng chồi và đo chiều dài chồi ở các
cây đã ra chồi.
Kết quả thu thập được ghi vào mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 01: Thu thập số liệu
Công
thức
TN
1

Sống
TT
S.lượng L chồi
cây
chồi
(mm)
1

Cành


Chết
Cành +
Gốc

KT cành ghép
Bệnh

D(mm) L(cm)

...
n
1

2

...
n

3.3.1.2. Kỹ thuật ghép
+ Phương pháp ghép: ghép nêm lệch.
Gốc ghép là cây con được gieo từ hạt có độ tuổi 2 - 3 năm. Chọn gốc
ghép có hệ rễ phát triển, sinh trưởng tốt. Dùng dao sắc vát một đường đâm
sâu vào gốc ghép (chẻ lệch về một bên thân). Tuỳ thuộc vào đường kính và
14


chiều dài cành ghép mà chẻ đến độ sâu thích hợp, tránh chẻ quá sâu gây tổn
thương cho gốc ghép.
Chọn cành ghép to, mập, phát triển tốt được lấy trên cây ưu việt hoặc

cây đầu dịng có năng suất cao, chất lượng tốt hoặc cây trội đã được tuyển
chọn. Chọn cành ghép vượt ra ngồi tán (đón được nhiều ánh sáng).
Dùng kéo cắt bớt diện tích lá xung quanh cành ghép. Dùng dao sắc cắt
vát 2 phía cành ghép thành hình nêm sau đó đưa cành ghép áp sát vào gốc
ghép rồi dùng dây nilông trắng mỏng cuốn chặt tổ hợp ghép đồng thời cuốn
kín phần trên cành ghép rồi buộc chặt đầu dây ghép lại.
+ Chăm sóc sau ghép
- Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây ghép.
- Vun xới gốc, bón phân, làm cỏ, phun thuốc phịng trừ sâu bệnh.
- Khi tổ hợp ghép liền sinh, cành ghép đã bật chồi thì phải nới lỏng dần
dây nilơng cuốn quanh tổ hợp ghép.
- Sau 2 - 3 tháng khi chồi ghép đã phát triển ổn định thì cắt bỏ đỉnh sinh
trưởng của gốc ghép.
3.3.2. Nội nghiệp
Sau khi thu thập số liệu tiến hành xử lý số liệu, kết quả xử lý được ghi
vào các mẫu biểu sau:
* Ảnh hưởng đặc tính di trưyền của cây mẹ:
Mẫu biểu 02: Ảnh hƣởng của dòng cây mẹ đến kết quả ghép
Cây sống
STT

Dịng
cây mẹ Có chồi

Khơng
chồi

Cây chết
Chồi


Chồi

Ngun

ghép bị

ghép bị

nhân

khơ

bệnh

khác

1
2
3


15

Ghi chú


Mẫu biểu 03: Ảnh hƣởng của kích thƣớc cành ghép đến kết quả ghép

STT


Số hiệu
cây mẹ

Tỷ lệ sống của cây ghép
Đường kính (mm)
3÷6

<3 và >6

Chiều dài (cm)
4÷8

<4 và >8

1
2
3
...
* Ảnh hưởng của đường kính cành ghép
Mẫu biểu 04: Ảnh hƣởng của đƣờng kính cành ghép đến kết quả ghép
Đường kính
(mm)

Số cây sống

Tỷ lệ %

Ra chồi

Tỷ lệ %


<3
3÷<4
4÷ < 5
5÷<6
>6
* Ảnh hưởng của chiều dài cành ghép
Mẫu biểu 05: Ảnh hƣởng của chiều dài cành đến kết quả ghép
Chiều dài
(mm)

Số cây sống

Tỷ lệ %

<4
4÷8
>8

16

Ra chồi

Tỷ lệ %


* Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến kết quả ghép:
Mẫu biểu 06: Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ sống của cây ghép
Tỷ lệ cây ghép (%)


Cây sống

Mùa vụ

Cây chết

Ghi
chú

Vụ Xn
Vụ Đơng
* Xử lý số liệu
- Tính tỷ lệ phần trăm:
X% 

Ni
*100
N

Ni là số cây thuộc trường hợp i
N là số cây đem thí nghiệm
- Số trung bình mẫu:
X 

1 n
 Xi
n i 1

Với n là dung lượng mẫu
- Kiểm tra sự thuần nhất về chất của các dịng cây mẹ, kích thước cành ghép,

thời vụ ghép đối với tỷ lệ sống và tỷ lệ ra chồi của cây ghép.
Giả thuyết Ho: ảnh hưởng của các dòng cây mẹ, kích thước cành ghép,
thời vụ ghép đến tỷ lệ sống và tỷ lệ ra chồi của cây ghép là thuần nhất.
Sắp xếp số liệu nghiên cứu theo bảng sau:
b1

b2



bn

Tai

a1

f11

f12



f1n

Ta1

a2

f21


f22



f2n

Ta2













an

fa1

fa2

fa…

fan


Tan

a

b

Tbj

TS

17


Dùng tiêu chuẩn  n2 để tính tốn:
TS  qi2 Tq 
 



Tq * Tv  Ti TS 
2
n

Kiểm tra ự thuần nhất của các nhân tố điều tra dựa vào việc so sánh  n2
tính được với  052 . Nếu  n2   052 → giả thuyết Ho tạm thời được chấp nhận,
ngược lại nếu  n2 >  052 → giả thuyết Ho bị bác bỏ, nghĩa là các mẫu không
thuần nhất với nhau về chất.
- Sai tiêu chuẩn:
S 




1 n
 Xi  X
n  1 i 1



2

Sai tiêu chuẩn là số bình qn tồn phương về độ lệch giữa các trị số
quan sát với số trung bình mẫu của nó. Dựa vào sai tiêu chuẩn mà ta so sánh
độ lệch các trị số đo đếm với trung bình mẫu.
- Hệ số biến động:
S% 

S
*100
X

So sánh mức độ biến động giữa các dãy trị số quan sát với nhau trên
cùng một dấu hiệu điều tra nào đó.
Xử lý số liệu dùng phần mềm Excel 2003.

18


PHẦN 4
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1. Vị trí địa lý

Yên Hưng là huyện ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng
Ninh, có 19 đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 18 thị xã. Huyện có toạ độ địa lý:
20045’06’’ – 2102’09’’ độ vĩ Bắc
106045’30’’ – 10600’59’’ độ kinh Đơng
Có ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp thị xã ng Bí và huyện Hồnh Bồ.
- Phía Nam giáp đảo Cát hải và cửa Nam Triệu.
- Phía Đơng giáp thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long.
- Phía Tây giáp huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phịng.
4.2. Địa hình – Tài ngun đất
4.2.1. Địa hình
Huyện Yên Hưng nằm trong khu vực giáp ranh giữa vùng núi Đông
Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời là huyện ven biển nên có nhiều
sơng ngịi chia cắt thành các đảo nhỏ có địa hình đa dạng, phức tạp.
Do địa hình phức tạp nên gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới trong sản
xuất nông nghiệp. Bên cạnh những khó khăn thì huyện có nhiều sơng ngòi nên
đây cũng là điểm thuận lợi cho trồng trọt và phát triển nghề đánh bắt thuỷ sản.
4.2.2. Tài nguyên đất
Phần lớn đất của huyện được tạo thành bởi phù sa bồi pha hỗn hợp với
trầm tích biển và chịu ảnh hưởng của biển với các mức độ khác nhau. Riêng
phần phía Bắc nằm trong khu vực chuyển tiếp của vùng núi Đơng Bắc nên
mang tính chất nhóm đất đồi núi.
Đất đồi núi của huyện có diện tích 6100 ha phân bố ở khu vực phía Bắc
huyện, gồm chủ yếu là đất feralit vàng đỏ trên đá Macma axit và đất feralit
nâu vàng, xám vàng trên đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vơi. Đất có

19


tầng dày trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ. Ở đây chủ yếu là đất rừng và

đất trồng cây ăn quả.
Đất đồng bằng có diện tích 13,528 ha, gồm chủ yếu đất phù sa cổ và
đất phú sa cũ nằm trong đê, đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng,
một số nơi đất trũng bị ngập nước vào mùa mưa nên đất chua. Hiện được sử
dụng trồng cây lương thực thực phẩm.
Đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm đất mặn và đất cát có diện tích gần
12300 ha. Phần lớn đất được sử dụng nuôi trồng thuỷ sản, phần còn lại là đất
rừng ngập mặn và đất hoang hố.
Như vậy với địa hình đất đai của một đồng bằng cửa sông ven biển tạo
cho Yên Hưng có tiềm năng lớn về phát triển nơng nghiệp và nuôi trồng thuỷ
sản đặc biệt là khoanh đầm nuôi tôm đang rất được chú trọng.
4.3. Khí hậu
n Hưng có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển miền Bắc - Việt
Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa Đơng lạnh.
Đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu được ghi ở bảng sau:
(Số liệu do Trạm khí tượng nơng nghiệp Phương Đơng cung cấp)
Bảng 01: Các chỉ tiêu khí hậu khu vực nghiên cứu
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Trung bình

Nhiệt độ (oc)
15.9
16.8
19.8
24
26.9
28.7
29
27.8
27.2
25.6
21.2
17.4
23.4

Độ ẩm (%)
80
83
86
86
82
84
84
83
84
70
70
74

80.5

20

Lƣợng mƣa (mm)
48.9
57.8
93.4
134.5
395.8
315.6
291.2
222.5
168.2
149.4
70.8
33.4
1981.5


Từ bảng trên ta có biểu đồ sau:

450
400

Nhiệt độ (oc)

350

Độ ẩm (%)


300

Lượng mưa
(mm)

250
200
150
100
50
0

Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

Biểu đồ 01: Biểu đồ thời tiết trong khu vực nghiên cứu
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng:
Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 -240C, biên độ nhiệt theo mùa trung
bình 6 – 70C, biên độ nhiệt ngày và đêm khá lớn trung bình 9 – 110C. Số giờ
nắng khá dồi dào, trung bình 1700 – 1800h/năm, số ngày nắng tập trung nhiều
vào tháng 5 – 12. Tháng 2, tháng 3 có số giờ nắng cao nhất.
Lượng mưa trung bình gần 2000mm, cao nhất là 2600mm. Mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 88% tổng lượng mưa hàng năm, số
ngày mưa trung bình 160 – 170 ngày.
Độ ẩm khơng khí khá cao trung bình 80,5%, cao nhất vào tháng 3,
tháng 4 là 86% và thấp nhất vào tháng 10, tháng 11 là 70%.
Thời tiết phân hoá thành 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa
đơng lạnh và khơ. Mùa hè thời tiết nắng nóng từ tháng 5 – 10, nhiệt độ cao
nhất vào tháng 7 trung bình 28-290c. Gió Nam và Đông Nam thổi mạnh gây
mưa nhiều, độ ẩm lớn.
21


Nhìn chung do nằm ven biển nên khí hậu ơn hồ hơn thuận lợi cho sản
xuất nơng lâm nghiệp và phát triển du lịch. Thời tiết lạnh gây ảnh hưởng phần
nào đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cũng nhưng cũng tạo điều kiện cho
sản xuất vụ đông.

4.4. Điều kiện thuỷ văn – Tài nguyên nước
Mạng lưới dòng chảy ở Yên Hưng khá dày, hầu hết chảy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông, thuận lợi cho phát triển
vận tải đường thuỷ và khai thác ni trồng thuỷ sản nhưng ít phù hợp sản xuất
nơng nghiệp do nước bị nhiễm mặn.
Dịng chính của sơng Bạch Đằng chảy ở phía Tây ngăn cách Yên Hưng
với Hải Phòng và các chi lưu chảy vào huyện là sông Chanh, sông Nam và
các sông này đều đổ ra biển. Phía Đơng huyện có một số sơng nhỏ khác: Sơng
Hồng, sơng Bến Giang, sơng Bình Hương nhưng các sơng này đều ngắn, diện
tích lưu vực nhỏ.
Nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm nằm sâu 5 – 6 m,
khu vực Hà Nam và ven biển bị nước nhiễm mặn ít sử dụng được, khu vực Hà
Bắc nước ngọt đủ để khai thác sử dụng cho sinh hoạt.
`Thuận lợi nhất cho huyện Yên Hưng là hồ Yên Lập có diện tích
127,5triệu m3 với kênh chính dẫn nước cho huyện dài 28,4 km. Nguồn nước
từ hồ dồi dào và hiện là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của
dân cư trong huyện.

22


PHẦN 5
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
5.1. Ảnh hƣởng đặc điểm di truyền của cây mẹ đến kết quả ghép
Do đặc điểm di truyền của các cá thể mà khi lấy cành trên các cây mẹ
khác nhau thì tỷ lệ tổ hợp ghép liền sinh và tỷ lệ cây ghép sống khi lấy cành
trên các cây mẹ khác nhau cũng khác nhau.
Tiến hành theo dõi trên 20 dòng cây mẹ thu được kết quả ghi trong biểu sau:
Biểu 02: Ảnh hưởng đặc điểm di truyền của cây mẹ đến kết quả ghép


TT

Số hiệu

Tỷ lệ cây ghép liền sinh (%)

cây mẹ

Tổng
số

Ra
chồi

L chồi

Khơng
chồi

1
UB12
2
UB34
3
UB35
4
UB17
5
UB21
6

UB20
7
UB16
8
UB18
9
UB28
10
UB15
11
UB29
12
UB38
13
UB41
14
UB43
15
UB39
16
UB40
17
UB46
18
UB45
19
UB47
20
UB54
Trung bình


27.78
29.13
28.15
31.37
34.65
28.0
44.44
46.36
28.44
38.0
48.48
34.91
29.0
44.12
50.49
38.46
34.55
24.21
28.04
36.74
35.32

16.67
10.68
3.88
19.61
13.86
6.0
16.16

10.9
10.19
7.0
11.11
13.21
12.0
4.9
9.71
13.19
10.91
5.26
3.74
2.04
10.05

1.34
1.71
3.25
2.43
2.66
1.67
2.53
2.49
2.96
3.57
2.53
5.26
1.89
1.24
5.75

5.15
4.79
7.6
3.2
4.5
3.326

11.11
18.45
24.27
11.76
20.79
22.0
28.28
35.45
18.25
31.0
37.37
21.7
17.0
39.22
40.78
25.27
23.64
18.95
24.3
34.7
25.27

23


Tỷ lệ cây ghép không
liền sinh (%)
Chết
Chồi
Chồi
chồi
ghép
bị
&gốc
khô
bệnh
30.56
41.67
33.01
35.92
1.94
29.13
41.75
0.97
26.47
42.16
28.72
35.64
0.99
45.0
27.0
20.2
35.35
11.82

41.82
23.85
47.71
0.92
22.0
40.0
19.2
32.32
39.62
25.47
42.0
29.0
23.53
32.35
23.3
26.21
38.46
23.08
29.09
36.36
42.11
33.68
39.25
32.71
28.57
34.69
29.76
34.67 1.205



Từ số liệu biểu 02 ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 02: Ảnh hƣởng của dòng cây mẹ đến kết quả ghép cây
Từ kết quả trên ta thấy:
Tỷ lệ cây ghép liền sinh trung bình của 20 dịng cây mẹ là 35,32%,
trong đó tỷ lệ cây ra chồi chỉ đạt 10,05%. Tỷ lệ cây ghép chết chiếm 64,68%.
Tỷ lệ này cho thấy để tạo được 1000 cây ghép cần chuẩn bị hơn 3000 cây làm
gốc ghép.
Tỷ lệ cây ghép liền sinh cao nhất là dòng UB39 đạt 50,49% tiếp đến là
dòng UB29 (48,48%), UB18 (46,36%), UB16 (44,44%) và một số dịng khác:
UB43, UB15, UB50, UB54. Các dịng cịn lại có tỷ lệ liền sinh thấp hơn tỷ lệ
trung bình như UB20, UB34, UB35, UB45… và trong đó dịng có tỷ lệ liền sinh
thấp nhất là dòng UB12 chỉ đạt 27,78%. Như vậy để tạo được một số lượng cây
ghép như nhau ở các dòng phục vụ cho trồng vườn giống vơ tính, số lượng cây
làm gốc ghép và số cành ghép cần có ở các dịng là khơng giống nhau.

24


×