Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Hiệu quả tín dụng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số qua các chương trình của Ngân hàng Chính sách xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 15 trang )

CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ

Hiệu quả tín dụng chính sách cho đồng bào
dân tộc thiểu số qua các chương trình của
Ngân hàng Chính sách xã hội
Đỗ Thị Kim Hảo
Chu Khánh Lân
Trần Huy Tùng
Ngày nhận: 15/01/2019

Ngày nhận bản sửa: 22/01/2019

Ngày duyệt đăng: 29/01/2019

Với mục tiêu tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, từng bước
cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo,
giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và
miền núi với các vùng khác trong cả nước, Chính phủ Việt Nam đã
có những chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu
số (DTTS), được thực hiện thơng qua các chương trình tín dụng của
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Bằng dữ liệu thứ cấp và
sơ cấp thu được qua khảo sát các hộ đồng bào DTTS và cán bộ tín
dụng tại các tỉnh Yên Bái, Lâm Đồng, Trà Vinh và Hà Giang, bài viết
đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách cho đồng
bào DTTS ở Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả tín dụng cho đồng bào DTTS tại NHCSXH trong tương lai.
Từ khóa: tín dụng chính sách, đồng bào DTTS, NHCSXH

1. Tín dụng chính sách cho
đồng bào dân tộc thiểu số
ới mục tiêu


tập trung giải
quyết những vấn
đề khó khăn,
bức xúc nhất
về đời sống, sản xuất; từng
bước cải thiện và nâng cao
điều kiện sống cho hộ DTTS

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X

nghèo; góp phần giảm nghèo
bền vững, giảm dần chênh
lệch trong phát triển giữa
vùng DTTS và miền núi với
các vùng khác trong cả nước,
Chính phủ đã có những chính
sách tín dụng ưu đãi đối với
đồng bào DTTS. Tính đến hết
30/6/2018, trong số hơn 33
chương trình, dự án tín dụng
đang triển khai tại NHCSXH,

27

có 3 chương trình tập trung
dành riêng cho hộ DTTS và 2
chương trình cho cả hộ DTTS
và các đối tượng khác.
Mặc dù rủi ro tín dụng lớn hơn

so với các hộ gia đình sinh
sống ở khu vực đồng bằng ,
Chính phủ Việt Nam vẫn dành
sự ưu đãi tín dụng cho hộ
nghèo DTTS. Theo đó, mức
cho vay tối đa bình qn đối
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Bảng 1. Chương trình tín dụng cho hộ DTTS tại NHCSXH
TT Chương trình

Căn cứ
pháp lý

Đối tượng

Mức cho vay tối đa

1

Cho vay vốn phát
triển sản xuất đối
với hộ DTTS đặc
biệt khó khăn

Quyết định số

54/2012/QĐ-TTg
(thay thế Quyết định
32/2007/QĐ-TTg)

Hộ DTTS đặc 8 triệu đồng/hộ (cao
biệt khó khăn hơn mức cũ: 5 triệu
hoặc sống tại đồng/hộ)
vùng khó khăn

2

Cho vay hỗ trợ
giải quyết đất ở,
giải quyết việc
làm cho hộ đồng
bào DTTS nghèo,
đời sống khó
khăn Đồng bằng
sông Cửu Long

Quyết định số
29/2013/QĐ-TTg
(thay thế Quyết định
74/2008/QĐ-TTg)

Hộ DTTS
nghèo, đời
sống khó khăn
vùng Đồng
bằng sơng

Cửu Long

4

5

Lãi
suất

5 năm

1,2%/
năm

Học nghề:
1,5 triệu đồng/tháng

7,2%/
năm

Xuất khẩu lao động:
tối đa bằng chi phí
người vay phải đóng
góp theo từng thị
trường

3,6%/
năm

Phát triển sản xuất

kinh doanh: 8 triệu
đồng/hộ
3

Kỳ hạn
tối đa

5 năm

1,2%/
năm

Cho vay hỗ trợ
đất ở, đất sản
xuất, nước sinh
hoạt cho hộ đồng
bào DTTS nghèo
và hộ nghèo ở
xã, thôn, bản đặc
biệt khó khăn

Quyết định số
Hộ DTTS
1592/2009/QĐ-TTg, nghèo
Quyết định 755/2013/
QĐ-TTg

Tạo đất sản xuất và
chuyển đổi nghề: 15
triệu đồng/hộ


1,2%/
năm

Xuất khẩu lao động:
tối đa bằng chi phí
người vay phải đóng
góp theo từng thị
trường

3,6%/
năm

Cho vay bảo
vệ và phát triển
rừng, gắn với
chính sách giảm
nghèo nhanh,
bền vững và hỗ
trợ đồng bào
DTTS giai đoạn
2015-2020

Nghị định 75/2015/
NĐ-CP

Hộ DTTS; Hộ
người Kinh
nghèo sinh
sống tại các xã

điều kiện kinh
tế khó khăn
(khu vực II, III)
thuộc vùng dân
tộc và miền núi

Trồng rừng: 15 triệu
đồng/ha

Cho vay theo
chính sách đặc
thù hỗ trợ phát
triển kinh tế xã
hội vùng đồng
bào DTTS và
miền núi giai
đoạn 2017-2020

Quyết định
2085/2016/QĐ-TTg

Hộ DTTS
nghèo; Hộ
nghèo ở xã
khu vực III,
thơn, bản đặc
biệt khó khăn

50 triệu đồng/hộ


20 năm

1,2%/
năm

Phát triển chăn nuôi: 10 năm
50 triệu đồng/hộ

10 năm

50%
lãi suất
cho
vay
hộ
nghèo

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

28

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Bảng 2. Kết quả các chương trình cho vay có hộ dân tộc thiểu số
tại Ngân hàng Chính sách xã hội, 30/6/2018

Đơn vị: tỷ đồng, hộ
Chương trình

Thời gian
thực hiện

Doanh số tích lũy từ Tổng Số lượt
01/01/2003

hộ vay
nợ
vốn
Cho Thu
Xóa
vay

nợ

nợ

Nợ
Q
hạn

Khoanh

Cho vay vốn phát triển sản xuất
đối với hộ DTTS đặc biệt khó
khăn


2008 – 2012 1.419
2013 – 2016

642

7,3

770

225.221

5,3

2,6

Cho vay hỗ trợ giải quyết đất ở,
giải quyết việc làm cho hộ đồng
bào DTTS nghèo, đặc biệt khó
khăn tại Đồng Bằng Sơng Cửu
Long

2009 – 2013
2014 – 2016

655

275

35


344

66.884

73

79

Cho vay hỗ trợ đất ở, đất sản
xuất, nước sinh hoạt cho hộ
đồng bào DTTS nghèo và hộ
nghèo ở xã, thơn, bản đặc biệt
khó khăn

2010 – 2012
2014 – 2016

839

88

0,405

749

56.737

0,041

0,822


2.913 1.005 42,705 1.863 348.842 78,341

82,422

Tổng các chương trình dành
riêng cho hộ DTTS
Cho vay theo Nghị định số
75/2015/NĐ-CP (*)

2015 - 2020

176

4

0

172

4.082

0

0

Cho vay theo Quyết định số
2085/2016/QĐ-TTg (*)

2017 – 2020


177

1

0

176

4.425

0

0

Tổng các chương trình dành
cho hộ DTTS và các đối tượng
khác

 

3.266 1.010 42,705 2.211 357.349 78.341  82.442

(*) Số liệu bao gồm cả hộ DTTS và các đối tượng khác trong chương trình

với đối tượng này tăng dần và
hiện nay bằng với mức cho
vay tối đa đối với hộ nghèo là
50 triệu đồng/hộ. Kỳ hạn cho
vay tối đa lên thành 10 năm,

riêng đối với cho vay trồng
rừng có thể lên tới 20 năm.
Lãi suất cho vay bình quân
cho hộ nghèo vùng DTTS chỉ
bằng khoảng 20% lãi suất cho
vay hộ nghèo vùng đồng bằng.
Tính tới 30/6/2018, 3 chương
trình tín dụng dành riêng cho
hộ DTTS có doanh số cho
vay đạt 2.913 tỷ đồng, doanh

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

số thu nợ đạt 1.005 tỷ đồng;
doanh số xóa nợ khoảng 42,7
tỷ đồng , chiếm 2,29% tổng
dư nợ; số lượt hộ được tiếp
cận vốn vay lên tới 348.842
hộ (NHCSXH, 2018).
Nếu tính cả số liệu cho vay hộ
DTTS từ 2 chương trình mới
là cho vay theo Quyết định số
2085/NĐ-TTg và Nghị định
số 75/2015/NĐ-CP thì doanh
số cho vay và số hộ được tiếp
cận vốn vay còn cao hơn nữa.
Theo thời gian, kết quả cho
vay các chương trình tín dụng

Nguồn: NHCSXH, 2018


được thể hiện trong Hình 1 và
Hình 2. Theo đó, tốc độ tăng
trưởng dư nợ bình qn đạt
khoảng 32% trong giai đoạn
2008- 2017. Năm 2012 và
2013 là các năm ban hành các
Quyết định thay thế, chuyển
tiếp các chương trình cũ được
thực hiện từ năm 2008 nên
tăng trưởng dư nợ và doanh số
cho vay giảm trong thời gian
này.
Về chất lượng dư nợ, tỷ lệ
nợ trong hạn giảm xuống từ
năm 2014, giảm từ mức 98%

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

29


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Hình 1. Dư nợ và tỷ lệ nợ trong hạn của các
chương trình tín dụng chính sách (*) cho
hộ DTTS, 2008- 2017

Hình 2. Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ
và Khách hàng còn dư nợ hàng năm của các

chương trình tín dụng chính sách (*) cho
hộ DTTS, 2008- 2017

Nguồn: NHCSXH, 2018
(*): Khơng bao gồm chương trình cho vay theo Nghị định 75/2015 và Quyết định 2085/2016

xuống 91% trong năm 2017.
Việc suy giảm chất lượng tín
dụng đến chủ yếu từ chương
trình cho vay hỗ trợ giải quyết
đất ở, giải quyết việc làm cho
hộ đồng bào DTTS nghèo,
đặc biệt khó khăn tại Đồng
bằng sơng Cửu Long. Theo
đó, Chương trình này tính tới
30/6/2018, tỷ lệ nợ quá hạn và
nợ khoanh chiếm tỷ lệ cao so
với tổng dư nợ, xấp xỉ 21%.
Nếu phân theo đối tượng dân
tộc thụ hưởng, các DTTS thụ
hưởng được nhiều tín dụng
của NHCSXH xét theo tiêu
chí doanh số cho vay, tổng dư
nợ và số hộ có dư nợ, theo thứ
tự gồm có: Tày, Thái, Mường.
Về chất lượng dư nợ, nếu như
năm 2014 dân tộc Hmông
dẫn đầu về tỷ lệ nợ quá hạn
so với dư nợ (khoảng 0,11%,
chiếm 18,8% dư nợ q hạn

của tồn bộ các DTTS) thì
năm 2017 vị trí này thuộc
về dân tộc Khơ-me với con
số khoảng 4,7% (chiếm đến
67,5% trong tổng số dư nợ

30

quá hạn của tất cả các DTTS).
Chất lượng dư nợ của dân tộc
Hmông được cải thiện nhờ nỗ
lực của NHCSXH trong công
tác thu hồi nợ thơng qua tích
cực phối hợp với chính quyền
xã và các tổ chức chính trị xã
hội. Hơn nữa, bản thân người
Hmơng có thiện chí trả nợ tốt,
cộng thêm việc họ có thể sang
Trung Quốc để kiếm việc làm
thêm và sử dụng làm nguồn
trả nợ vay ngân hàng. Ngược
lại, dân tộc Khơ-me sinh
sống ở khu vực giáp biên giới
Campuchia, điều kiện vượt
biên làm ăn khó khăn hơn so
với dân tộc Hmơng sinh sống
ở khu vực biên giới với Trung
Quốc.
Chất lượng dư nợ của các
DTTS ảnh hưởng trực tiếp tới

chất lượng tín dụng cho đồng
bào DTTS tại các địa phương
nơi chủ yếu có dân tộc đó
sinh sống. Nếu như năm 2014,
dư nợ quá hạn tại Hà Giang
cao nhất thì tới năm 2017
vị trí này thuộc về lần lượt

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

Sóc Trăng, An Giang (nơi có
nhiều đồng bào dân tộc Khơme). Xét về quy mơ tín dụng
và khách hàng thụ hưởng tín
dụng, các tỉnh phía bắc được
tiếp cận với nhiều tín dụng
chính sách của NHCSXH hơn.
2. Hiệu quả của tín dụng
chính sách đối với đồng bào
dân tộc thiểu số
2.1. Phân tích từ dữ liệu thứ
cấp
Các chương trình cho vay
đối với hộ đồng bào DTTS
đã đạt được hiệu quả thiết
thực, thể hiện rõ nhất là tỷ
lệ hộ nghèo vùng DTTS tiếp
tục giảm mạnh và số hộ thoát
nghèo tăng lên. Theo Ngân
hàng Thế giới (WB, 2018), tỷ
lệ nghèo của Việt Nam tiếp

tục giảm, đặc biệt tỷ lệ nghèo
của DTTS giảm mạnh còn
13% từ mức 23% năm 2017.
Tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS
và miền núi trung bình mỗi

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Bảng 3. Cơ cấu theo dân tộc về doanh số cho vay, tổng dư nợ, dư nợ quá hạn và số hộ dư nợ
tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Đơn vị tính: %
TT

Dân tộc

2014

2017

Doanh
số cho vay

Dư nợ

Dư nợ
quá hạn


Số hộ
dư nợ

Doanh số
cho vay

Dư nợ

Dư nợ
q hạn

Số hộ
dư nợ

1

Cơ-ho

1,2

1,2

0,0

1,3

1,2

1,2


0,2

1,3

2

Khơ-me

5,8

5,7

9,6

9,3

4,7

6,2

67,5

10,3

3

Chăm

0,9


0,9

1,3

1,2

1,4

1,3

1,4

1,5

4

Ê-đê

1,6

1,6

0,4

1,9

2,0

2,0


0,4

2,4

5

Sán Dìu

0,9

0,9

0,0

0,9

0,9

0,9

0,3

0,8

6

Ra-glai

1,1


1,0

0,0

1,3

1,1

1,1

0,2

1,3

7

Gia-rai

4,1

3,9

2,2

4,2

3,9

3,3


0,3

3,5

8

Tày

23,3

23,7

25,3

21,4

20,3

20,8

7,8

17,6

9

Ba-na

1,8


1,7

0,2

1,9

2,0

1,7

0,3

1,9

10 Mnơng

1,0

1,0

0,0

1,1

1,4

1,3

0,3


1,3

11 Sán Chay

1,0

1,0

0,0

1,0

1,0

1,0

0,8

1,0

12 Bru-Vân Kiều

0,9

0,8

0,0

0,8


0,8

0,9

0,3

0,9

13 Hmông

6,3

6,3

18,8

5,9

7,6

7,6

4,4

7,6

14 Dao

6,4


6,3

4,7

5,5

6,9

6,5

1,6

5,6

15 Hrê

1,3

1,2

1,1

1,1

1,1

1,4

0,2


1,3

16 Mường

9,9

10,2

8,3

10,8

10,1

10,0

2,1

10,1

17 Nùng

7,9

7,7

5,2

6,7


6,9

6,6

1,4

5,8

18 Hoa

0,9

0,9

1,5

1,0

NA

NA

NA

NA

19 Xơ-đăng

1,5


1,5

0,6

1,4

1,9

1,8

1,6

1,8

20 Thái

15,6

16,0

11,9

14,8

17,4

16,9

4,5


15,8

21 Dân tộc khác

6,3

6,2

8,9

6,5

6,3

6,6

4,4

7,2

Nguồn: NHCSXH, 2018

Bảng 4. Xếp hạng các tỉnh theo doanh số cho vay, dư nợ, dư nợ quá hạn và số hộ dư nợ cho hộ
dân tộc thiểu số tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Xếp
hạng Doanh số
cho vay

Năm 2014


Năm 2017

Dư nợ

Dư nợ quá
hạn

Số hộ
dư nợ

Doanh số
cho vay

Dư nợ

Dư nợ
quá hạn

Số hộ
dư nợ

Hà Giang

Sơn La

Sơn La

Sơn La

Sóc Trăng


Sơn La

Hịa Bình

Lạng Sơn

An Giang

Hịa Bình

Hà Giang

Hịa Bình

Nghệ An

Hà Giang

1

Lạng Sơn

Lạng Sơn

2

Sơn La

Sơn La


3

Cao Bằng

Cao Bằng

Thanh Hóa Lạng Sơn
Bắc Kạn

Hịa Bình

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ NHCSXH, 2018

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

31


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Hình 3. Số hộ và tỷ trọng dân tộc thiểu số thoát nghèo của các vùng

Nguồn: NHCSXH, 2017.

năm giảm 3- 4%, nhanh hơn
tỷ lệ giảm nghèo chung của
cả nước. Trong khi đó, số hộ

thốt nghèo của vùng DTTS
trong cả nước tăng liên tiếp
trong những năm gần đây.
Nếu như năm 2015, tổng số
hộ thoát nghèo của DTTS vào
khoảng trên 15.000 hộ thì tính
đến tháng 5/2017, số hộ DTTS
thốt nghèo lên tới trên 61.000

hộ. Vùng Tây Nam Bộ có tỷ
lệ hộ thốt nghèo tăng nhanh
nhất trong cả nước. Trong 6
năm từ 2010- 2016, đã có 1,8
triệu người DTTS ở Việt Nam
thốt nghèo, khiến số người
DTTS nghèo giảm từ 8,4 triệu
năm 2010 xuống còn 6,6 triệu
người trong năm 2016 (WB,
2018). Đây là mức giảm lớn
nhất trong thập niên vừa qua,

góp phần gia tăng cơ hội nâng
cao chất lượng cuộc sống, phát
triển kinh tế hộ DTTS và giảm
bất bình đẳng kéo dài cho
những đối tượng này.
2.2. Phân tích từ dữ liệu sơ
cấp
Nhằm đánh giá tác động của
tín dụng chính sách tới các hộ


Bảng 5. Số phiếu thu thập đối với hộ gia đình được phân bố theo từng địa phương
TT Tỉnh

1

2

3

Huyện

Số phiếu hộ gia đình

Thời gian khảo sát

Lục Yên

19

13/06/2018

Yên Bình

20

14/06/2018

Trấn Yên


20

15/06/2018

Tổng

 

59

Trà Vinh

 

8

11 – 18/06/2018

Bảo Lâm

3

11/06/2018 – 18/06/2018

Đơn Dương

3

Di Linh


3

Đam Rông

4

Tổng

 

13

Tổng các tỉnh

 

80

Yên Bái

Lâm Đồng

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

32

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng



CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Hình 4. Kết quả khảo sát đánh giá của hộ về tác động của tín dụng tới tình hình tài chính, điều
kiện sống, đời sống văn hóa tinh thần của hộ

Nguồn: Kết quả khảo sát hộ gia đình, 2018

Hình 5. Kết quả khảo sát những khó khăn các hộ gia đình đồng bào dân tộc
thiểu số thường gặp phải trong quá trình sử dụng vốn vay

Nguồn: Kết quả khảo sát hộ gia đình, 2018

gia đình đồng bào DTTS qua
các chương trình triển khai tại
NHCSXH, nhóm tác giả thực
hiện điều tra khảo sát thơng
qua bảng hỏi đối với các hộ
gia đình DTTS đang tham gia
vay vốn tại NHCSXH tại 3
tỉnh Yên Bái, Lâm Đồng và
Trà Vinh. Ngoại trừ Yên Bái
là tỉnh mà nhóm tác giả trực
tiếp thực hiện phỏng vấn qua
bảng hỏi đối với các hộ gia
đình, tại tỉnh Lâm Đồng và
Trà Vinh, bảng hỏi được gửi
tới NHCSXH, tiếp đó cán bộ
tín dụng của NHCSXH huyện
xuống địa bàn phỏng vấn trực


Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

tiếp hộ gia đình tại nhà hoặc
tại buổi phát vốn và gửi lại
nhóm tác giả theo đường bưu
điện. Kết quả, tổng số phiếu
thu được là 80, phân bố theo
từng tỉnh Yên Bái, Trà Vinh
và Lâm Đồng lần lượt là 59, 8
và 13.
Để có thêm cơ sở đề xuất các
khuyến nghị phù hợp qua đó
nâng cao hiệu quả tín dụng
chính sách đối với hộ đồng
bào dân tộc thiểu số, nhóm
tác giả thực hiện khảo sát cán
bộ tín dụng đang cơng tác tại
NHCSXH tại 3 tỉnh Yên Bái,
Lâm Đồng và Trà Vinh bằng

cách gửi bảng hỏi qua email
tới cán bộ tín dụng NHCSXH.
Số phiếu khảo sát cán bộ tín
dụng thu thập được là 31 và
phân bố theo từng địa phương
Yên Bái, Lâm Đồng và Trà
Vinh lần lượt là 3, 16 và 13.
Thời gian gửi phiếu và nhận
phiếu khảo sát trùng thời điểm

với cuộc khảo sát hộ gia đình
thơng qua bảng hỏi.
Về thu nhập, có tới gần 100%
số hộ phỏng vấn cho rằng thu
nhập của các hộ gia đình đồng
bào DTTS có sự cải thiện,
trong đó xấp xỉ 70% số hộ
được phỏng vấn cho rằng thu

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

33


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Bảng 6. Đánh giá của hộ gia đình dân tộc thiểu số về tín dụng
chính sách
Tiêu chí

Số lượng Tỷ lệ

Hướng dẫn làm thủ tục vay
Cụ thể

80

100%

Sơ sài


0

0%

Khơng hướng dẫn

0

0%

Đơn giản

29

36%

Bình thường

49

61%

Phức tạp

2

3%

Thuận lợi


60

75%

Bình thường

20

25%

Khó khăn

0

0%

Thủ tục vay vốn

Thủ tục giải ngân

Nguồn: Kết quả khảo sát hộ gia đình, 2018

nhập của họ được cải thiện ít.
Theo kết quả khảo sát, nguyên
nhân của thực trạng này do
(i) phần lớn hộ được khảo sát
(76%) cho rằng họ thường
xuyên đối mặt với thiên tai
như thời tiết không thuận lợi,

dịch bệnh đối với các cây
trồng, vật ni và (ii) khoảng
78% hộ gặp khó khăn ở thị
trường đầu ra như giá bán hay
thay đổi, lượng tiêu thụ ít.
Mức cải thiện ít về thu nhập
dẫn đến sự cải thiện khiêm tốn
về tiết kiệm trong hộ DTTS.
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ
lệ hộ có sự cải thiện nhiều
chỉ chiếm gần 20%, còn lại
khoảng 30% hộ cho biết có
số tiền tiết kiệm khơng đổi và
khoảng 50% cho biết có mức
độ cải thiện ít. Ngồi yếu tố
thu nhập chưa được cải thiện
mạnh, phần đa hộ DTTS có
trình độ văn hóa thấp, khả
năng tiếp thu kiến thức về sản

34

xuất kinh doanh, quản lý tài
chính cịn hạn chế dẫn đến
tiết kiệm chưa có sự cải thiện
nhiều. 90% số cán bộ tín dụng
được phỏng vấn cho rằng khó
khăn lớn nhất khiến hiệu quả
tín dụng cho đồng bào DTTS
thấp là do thiếu kiến thức về

kỹ thuật sản xuất kinh doanh.
Về điều kiện môi trường sống,
90% hộ tham gia khảo sát đều
nhận thấy sự cải thiện đáng kể
về sử dụng nước sạch và vệ
sinh nhà tiêu; 82% hộ khảo sát
đã cải tạo được về nhà ở. Đặc
biệt, 64% số hộ được khảo
sát cho rằng đời sống văn hóa
tinh thần được cải thiện nhiều.
Thơng qua mơ hình tín dụng
chính sách qua Tổ tiết kiệm và
vay vốn, các hộ gia đình tham
gia vay vốn được sinh hoạt
thường xuyên tại Tổ, qua đó,
được phổ biến, cập nhật kiến
thức, kinh nghiệm về các lĩnh
vực trong cuộc sống. Nhờ đó,

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

ý thức về cải thiện chất lượng
cuộc sống cho gia đình được
nâng cao.
3. Đánh giá hoạt động tín
dụng cho đồng bào dân tộc
thiểu số
3.1. Những thuận lợi
Thứ nhất, các chính sách đối
với vùng đồng bào DTTS ln

được Đảng và Nhà nước quan
tâm, trong đó có các chương
trình tín dụng chính sách
nhằm phát triển kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội, tạo việc
làm và điều này đã tạo những
chuyển biến tích cực cho vùng
đồng bào DTTS.
Đảng và Nhà nước luôn coi
vấn đề dân tộc và xây dựng
khối đại đồn kết tồn dân
tộc có tầm quan trọng đặc
biệt. Trong những năm qua,
hệ thống chính sách dân tộc
đã được xây dựng khá đồng
bộ, bao phủ tất cả các lĩnh
vực, địa bàn dân tộc và miền
núi. Thêm vào đó, trong giai
đoạn 2016- 2020, cùng với
hai chương trình mục tiêu
quốc gia (xây dựng nông thôn
mới; giảm nghèo bền vững)
đã được Quốc hội phê duyệt
tại Nghị quyết số 100/2015/
QH13; Thủ tướng Chính phủ
cũng đã ra Quyết định số
1557/QĐ-TTg năm 2015 phê
duyệt “Một số chỉ tiêu thực
hiện các mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ đối với đồng bào

DTTS”. Quyết định này đã
thể hiện sự cam kết của Chính
phủ đối với việc phát triển
mọi mặt vùng DTTS và miền
núi, tập trung nguồn lực đầu
tư, hỗ trợ để thúc đẩy hồn

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

thành các mục tiêu phát triển
bền vững đối với các đồng
bào DTTS.
Thứ hai, quy trình, thủ tục vay
vốn phù hợp và có sự hỗ trợ
đắc lực của các tổ chức chính
trị xã hội trong việc cấp tín
dụng của NHCSXH cho đồng
bào DTTS.
NHCSXH chịu trách nhiệm
thực hiện cho vay các hộ đồng
bào DTTS. Hầu hết hộ gia
đình đánh giá tích cực đối với
hoạt động cho vay của ngân
hàng đối với đối tượng DTTS
nhờ thủ tục vay vốn không
phức tạp (97%), nhận được sự
hướng dẫn tận tình, cụ thể của

cán bộ NHCSXH (100%), thủ
tục giải ngân thuận lợi (75%).
Bên cạnh đó, sự tham gia
hỗ trợ của các tổ chức chính
trị xã hội là một điểm nhấn
góp phần nâng cao khả năng
tiếp cận tín dụng chính sách
đối với hộ DTTS. Cụ thể,
NHCSXH đã ký văn bản thỏa
thuận với 4 tổ chức chính trịxã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ,
Hội Nông dân, Hội Cựu chiến
binh, Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh): “Về việc
thực hiện ủy thác cho vay vốn
đối với hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác”. Theo
đó, Tổng Giám đốc ủy quyền
cho Giám đốc chi nhánh
NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện
ký kết Văn bản Liên tịch và
Hợp đồng ủy thác với tổ chức
hội, đoàn thể cùng cấp.
Việc ủy thác một số nội dung
cơng việc trong quy trình cho
vay hộ DTTS thơng qua các
tổ chức chính trị xã hội giúp
NHCSXH cơng khai hóa và
xã hội hóa hoạt động tín dụng
chính sách, qua đó phát huy


Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị, của tổ chức
Hội, đoàn thể, đồng bào DTTS
được tiếp cận, thụ hưởng các
chính sách tín dụng ưu đãi của
Chính phủ. Đồng thời, điều
này tạo nên một kênh dẫn vốn
hữu hiệu, tin cậy, tiết kiệm
thời gian và chi phí vay vốn.
Thơng qua việc ủy thác cho
vay, các tổ chức Hội, đồn
thể có thể lồng ghép việc triển
khai thực hiện nhiệm vụ chính
trị khác, góp phần tiết giảm
chi phí xã hội.
3.2. Những khó khăn, hạn
chế
Bên cạnh một số thuận lợi về
mặt chủ trương ưu đãi của
Nhà nước dành cho đồng bào
DTTS, sự hỗ trợ từ các tổ
chức chính trị xã hội tại địa
phương và yếu tố đặc thù dân
tộc về thiện chí trả nợ, hoạt
động tín dụng cho đối tượng
này tại NHCSXH cịn đối mặt
với nhiều khó khăn, thách
thức. Cụ thể:

a. Điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt
DTTS thường sinh sống tại
những nơi vùng sâu vùng xa,
có địa hình hiểm trở và thời
tiết khắc nghiệt. Do đó, hoạt
động nơng nghiệp của người
DTTS gặp nhiều khó khăn,
dễ bị thiệt hại về cây trồng,
vật nuôi, chưa kể một số vùng
bị lũ quét khiến nhà cửa, đất
đai bị tàn phá tồn bộ. Những
hậu quả này khơng những
khiến rủi ro tín dụng đối với
hộ DTTS tăng lên mà cịn ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc
sống của người dân, khiến

hiệu quả của tín dụng đối với
hộ DTTS bị ảnh hưởng (Hình
5). Bên cạnh đó, khó khăn
về địa lý cũng khiến cơng
tác giám sát tín dụng của bản
thân NHCSXH sẽ khó khăn
hơn rất nhiều so với khi cho
vay hộ nghèo ở khu vực đồng
bằng. Tuy đã ủy thác một số
nội dung công việc cho các tổ
chức chính trị xã hội nhưng
có thể sự hỗ trợ kinh phí đối

với các tổ chức này là chưa đủ
nhiều để tạo động lực giám sát
cũng như thu hồi nợ tại vùng
DTTS. Địa hình tại nhiều
vùng DTTS bị chia cắt khiến
công tác giám sát, quản lý vốn
vay của NHCSXH gặp nhiều
khó khăn.
b. Tập tục, văn hố lạc hậu;
trình độ thấp
Thứ nhất, một số nơi DTTS có
tập tục, văn hóa lạc hậu ảnh
hưởng trực tiếp tới hiệu quả
sử dụng vốn tín dụng của ngân
hàng. Minh chứng điển hình
thu thập được từ khảo sát thực
tế tại dân tộc H-Mông sinh
sống ở huyện Mèo Vạc thuộc
tỉnh Hà Giang.
Thứ hai, trình độ học vấn thấp
cũng là nguyên nhân khiến
hiệu quả sử dụng vốn tín dụng
chính sách kém. Kết quả khảo
sát các cán bộ tín dụng tại 3
tỉnh Yên Bái, Trà Vinh và
Lâm Đồng cho thấy hầu hết
cán bộ tín dụng đều cho rằng
sự thiếu hụt về kiến thức văn
hóa là nguyên nhân khiến rủi
ro tín dụng chính sách cao.

Kết quả này cũng trùng với
nghiên cứu của Phùng Đức
Tùng và cộng sự (2015), đó là,
tỷ lệ người biết đọc, biết viết
chữ phổ thơng của DTTS chưa

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

35


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ



nh hưởng của tập tục, văn hóa người H-Mơng tới hiệu quả tín dụng chính sách
Người H-Mơng sinh sống tại vùng cao nguyên đá tỉnh Hà Giang có nhiều tập tục, văn hóa khá lạc hậu, khơng
những khiến chính cuộc sống của họ đã khó khăn càng thêm khó khăn mà hiệu quả tín dụng chính sách đối với
DTTS này cũng bị ảnh hưởng lớn. Quan niệm cho rằng: “Con người có thể sinh ra được chứ con bị mất đi thì
khơng lấy lại được” của người H-Mơng đã tác động tới hành vi của dân tộc này. Họ có thói quen làm chuồng
bị rất cẩn thận để bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi này trong khi chấp nhận cuộc sống trong căn nhà tạm bợ, thiếu
vệ sinh. Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ, đặc biệt là trẻ em- đối tượng cần quan tâm
chăm sóc để sau này phát triển kinh tế hộ gia đình.
Người H-Mơng rất mê tín vào tục lệ cúng đổi tên sau khi bị ốm đau nên ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc quản lý tín
dụng của NHCSXH ở địa phương. Nghiêm trọng hơn, khi có ma chay, họ phải mổ bò để cúng và mời họ hàng,
hàng xóm ăn trong nhiều ngày. Đối với các hộ gia đình đang vay vốn để chăn ni bị, họ sẵn sàng hy sinh số bò
này để làm ma chay, khiến vốn sản xuất bị mất đi, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ. Một vấn đề nữa là,
nếu trong gia đình có 2 anh em trai, khi một trong hai người qua đời thì người vợ hoặc phải lấy người còn lại, hoặc
bỏ đi biệt xứ. Trong trường hợp gia đình đang có khoản vay tại ngân hàng, dư nợ tín dụng lúc này hoặc chuyển
sang hộ mới, hoặc sẽ bị mất vốn. Điều này đặc biệt nghiêm trọng nếu lúc trước cả 2 hộ của 2 anh em này đều

đang có dư nợ, việc người vợ của người đã khuất về sinh sống với người còn lại sẽ khiến dư nợ của người còn lại
tăng lên, gây khó khăn về khả năng trả nợ.
Nguồn: Kết quả phỏng vấn chuyên sâu cán bộ tín dụng tại Mèo Vạc- Hà Giang, 02/2018

cao, trung bình khoảng 79,2%,
chủ yếu do ý thức đi học thấp
và khoảng cách tới trường học
ở vùng DTTS tương đối xa
(khoảng 17,6 km, có nhiều nơi
gần 25 km), điều kiện đi lại
khó khăn.

các hộ gia đình DTTS, giá trị
khoản vay, ngược lại, chưa
thỏa mãn nhu cầu của họ.
Nhiều hộ gia đình, đặc biệt là
các hộ có nhiều thành viên có
khả năng lao động, mong muốn
được vay thêm để mở rộng quy
mơ sản xuất kinh doanh, qua
đó, cải thiện thu nhập.
Thực tế khảo sát 80 hộ gia
đình tại 3 tỉnh Yên Bái, Trà
Vinh và Lâm Đồng cho thấy
mức vốn vay bình qn trên
số lượng thành viên có khả
năng lao động của hộ và mức

c. Sản phẩm, dịch vụ tài
chính chưa phù hợp

Kết quả điều tra 80 hộ gia
đình vay vốn tín dụng chính
sách cho thấy trong khi lãi
suất và thời hạn cho vay tương
đối phù hợp với nhu cầu của

Bảng 7. Tỷ lệ hộ đánh giá các thông tin về giá trị, thời hạn và
lãi suất của khoản vay so với nhu cầu

Đơn vị tính: %

Mức độ đánh giá

Giá trị khoản
vay

Thời hạn
khoản vay

Lãi suất khoản
vay

Cao/Dài

1

1

14


Thấp/Ngắn

90

1

6

Phù hợp

9

98

80

Nguồn: Kết quả khảo sát hộ gia đình, 2018

36

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

vốn vay bình qn trên diện
tích đất sản xuất kinh doanh
khơng tỷ lệ thuận với mức độ
cải thiện của thu nhập hộ gia
đình. Cụ thể, giá trị trung bình
của tỷ lệ vốn vay trên số thành
viên có khả năng lao động đối
với nhóm hộ gia đình lựa chọn

mức độ cải thiện thu nhập ít là
18,2 triệu đồng/người, nhiều
hơn so với con số của nhóm hộ
cho rằng mức độ cải thiện thu
nhập nhiều (17,5 triệu đồng/
người). Tương tự đối với chỉ
tiêu giá trị vốn vay trên diện
tích đất sản xuất kinh doanh.
Thực tế này có thể phản ánh
mức cho vay đối với hộ gia
đình đồng bào DTTS trong
mẫu khảo sát chưa dựa trên
điều kiện thực tế về nguồn lực
lao động cũng như đất đai của
hộ, từ đó, làm giảm hiệu quả
tín dụng cho hộ.
d. Nguồn lực ngân sách thực
hiện các chính sách cịn khiêm

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Bảng 8. Giá trị trung bình của quy mơ vốn vay so với nguồn lực của hộ gia đình phân theo
mức độ cải thiện về thu nhập
Mức độ cải
thiện về thu
nhập


Giá trị trung bình
Vốn vay/Số thành viên có khả năng lao động Vốn vay/Diện tích đất sản xuất kinh doanh
(triệu đồng/người)
(triệu đồng/m2)

Khơng đổi

6,25

0,003

Cải thiện ít

18,2

0,032

Cải thiện nhiều

17,5

0,019
Nguồn: Kết quả khảo sát hộ gia đình, 2018.

tốn
Nhiều chính sách đã ban hành
khơng đủ nguồn lực thực hiện,
đặc biệt là với nhóm chính
sách xây dựng cơ sở hạ tầng


và nhóm chính sách hỗ trợ
vốn hướng tới đối tượng thụ
hưởng rộng rãi cần nguồn vốn
rất lớn. Một số chính sách khi
thực hiện khơng có đủ nguồn

lực được minh chứng trong
Hộp 2.
e. Công tác khuyến nơng tại
địa phương cịn hạn chế

C

ác chính sách khơng đủ nguồn lực thực hiện
Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg về Cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS: Tồn tại một số xã chỉ
có 20% số hộ nghèo được vay vốn vì nguồn vốn cho vay khiêm tốn. Tổng mức vay để phát triển sản xuất với lãi
suất 0% đối với hộ DTTS đặc biệt khó khăn chỉ là 5 triệu đồng/hộ, không đủ để làm ăn hiệu quả. Thậm chí có
xã, mức vay cao nhất chỉ 2 triệu đồng/hộ. Hỗ trợ rủi ro trong sản xuất còn quá thấp, khơng đủ cho hộ nghèo có
thể tái đầu tư.
Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg: có xã có tới 70% số hộ nghèo khơng được tiếp cận nguồn vốn của NHCSXH,
điển hình một xã có 668 hộ nghèo nhưng chỉ có 68 hộ nghèo được vay vốn (chiếm 13% số hộ nghèo). Vẫn cịn
những xã, thơn/ấp có nhiều hộ nghèo chưa tiếp cận được với chính sách xóa đói giảm nghèo- những vùng lõm
chính sách.
Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg: Chính phủ mới có mục tiêu đầu tư làm đường liên huyện và xã, đường liên thơn
chưa có nguồn. Người dân nghèo, xã nghèo khơng có kinh phí cải tạo đường liên thơn. Định mức nguồn vốn đầu
tư cơ sở hạ tầng trong Chương trình 135 q ít để thực hiện đầu tư và cải thiện đồng bộ một bước cơ sở hạ tầng
của các vùng có tỷ lệ nghèo cao. Giai đoạn 1 đầu tư bình quân 500 triệu đồng/xã, nay nâng lên 700 triệu đồng/
xã. Số vốn này chưa đủ làm đường giao thơng, cịn thủy lợi, điện, nước; mới chỉ xây được một số phòng học mẫu
giáo, còn rất nhiều nhu cầu khác.
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP: Để đầu tư đầy đủ cơng trình cơ sở hạ tầng, một đề án của huyện cần 3.000 tỷ

đồng, trong khi đó năm 2009 Ngân sách Nhà nước đầu tư được 25 tỷ đồng, năm 2010 được 20 tỷ đồng- như vậy
nguồn lực Ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ của nhu cầu.
Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg: Định mức hỗ trợ về nhà ở 5 triệu đồng/hộ, nước sinh hoạt phân tán 300.000
đồng/hộ, hỗ trợ khai hoang đất 5 triệu đồng/ha là thấp so với giá thực tế hiện nay. Kế hoạch xây dựng hồ treo
cung cấp nước sinh hoạt tập trung cần 62 hồ, nay còn 16 hồ chưa được xây dựng. Dung tích hồ treo cịn nhỏ, chưa
đáp ứng nhu cầu. Hỗ trợ xây bể chứa nước 1 triệu đồng/bể là thấp, mới chỉ đủ tiền mua xi măng, dung tích nhỏ,
chưa đáp ứng nhu cầu dùng nước trong mùa hạn hán. Mức hỗ trợ kinh phí chỉ 1 triệu đồng cho xây dựng hố xí
hợp vệ sinh, trong khi để làm được cần 4-5 triệu đồng.
Ngồi ra, cịn một loạt các chính sách về ổn định dân cư, giáo dục, đào tạo đều có mức hỗ trợ thấp nên xã nghèo,
người nghèo khơng thể tìm thêm nguồn kinh phí khác.
Nguồn: UNDP, 2012

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

37


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Hình 6. Sự hỗ trợ của tổ chức chính trị xã hộ và tổ tiết kiệm vay vốn trong quá trình sử dụng
vốn vay của hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Nguồn: Kết quả khảo sát hộ gia đình, 2018

Kết quả khảo sát 80 hộ gia
đình cho thấy trong quá trình
vay vốn, tỷ lệ hộ cho biết
nhận được sự hỗ trợ từ phía tổ

chức chính trị xã hội và tổ tiết
kiệm và vay vốn trong những
vấn đề như hỗ trợ kỹ thuật,
đầu vào và đầu ra cho sản xuất
kinh doanh là rất khiêm tốn.
Cụ thể, chỉ 16% hộ cho rằng
tổ chức chính trị xã hội hỗ
trợ họ kỹ thuật sản xuất kinh
doanh nhưng lần lượt chỉ 8%
và 6% cho rằng tổ chức này
hỗ trợ đầu vào và đầu ra cho
hoạt động kinh tế của hộ. Tình
hình cũng khơng khả quan đối
với Tổ tiết kiệm và vay vốn
khi chỉ 6% số hộ được hỏi tổ
chức này hỗ trợ họ kỹ thuật
sản xuất và 2% hộ khảo sát
cho rằng nhận được hỗ trợ đầu
vào trong q trình sản xuất.
Khác với mơ hình tín dụng
cho hộ nghèo ở vùng đồng
bằng, mơ hình tín dụng cho
hộ nghèo ở vùng DTTS rất
cần chú trọng công tác khuyến
nông ngay tại Tổ tiết kiệm

38

và vay vốn. Tuy nhiên, dù
Ủy ban Nhân dân xã đã nhận

thức được điều này, công tác
khuyến nông tại đa số các Tổ
tiết kiệm và vay vốn ở vùng
DTTS còn khiêm tốn. Tỷ
lệ người DTTS hiểu biết về
khuyến nông và đang công
tác tại cơ quan quản lý nhà
nước còn rất thấp (khoảng
10,9% và 11,32%) (UNDP,
2012). Hơn nữa, theo báo cáo
của UNDP (2012), trong tổng
số 48.200 cán bộ DTTS cấp
xã, số người có trình độ học
vấn trung học cơ sở chiếm
45,7%, tiểu học là 18,7%, chỉ
có 1,9% có trình độ cao đẳng
và đại học. Sự thiếu hụt nhân
sự là người DTTS có trình
độ khơng những ảnh hưởng
đến chất lượng cung cấp dịch
vụ cơng, q trình truyền tải
những yêu cầu, tính đặc thù
của đồng bào DTTS vào trong
các chương trình, chính sách
của Chính phủ mà cịn ảnh
hưởng không tốt tới việc ứng
dụng công nghệ, kỹ thuật, đẩy

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019


mạnh khuyến nông đối với hộ
DTTS tại địa phương.
4. Khuyến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả tín dụng chính
sách đối với hộ đồng bào
dân tộc thiểu số
Thứ nhất, phát triển sản phẩm
dịch vụ tài chính phù hợp
với nhu cầu của hộ đồng bào
DTTS.
Một trong những trở ngại
khiến các chương trình tín
dụng chính sách chưa phát
huy hiệu quả tối đa một phần
do các sản phẩm, dịch vụ chưa
được thiết kế phù hợp với nhu
cầu của khách hàng mà cụ thể
ở đây là hộ đồng bào DTTS.
Kết quả khảo sát 31 cán bộ tín
dụng của NHCSXH khi chấm
điểm về sự cần thiết của các
giải pháp cần được ngân hàng
áp dụng trong thời gian tới
cho thấy nhu cầu tăng giá trị
khoản vay và phát triển thêm
các sản phẩm cho vay mới
phù hợp với đặc thù sản xuất

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng



CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Hình 7. Sự cần thiết áp dụng các biện pháp từ phía Ngân hàng Chính sách xã hội

Nguồn: Kết quả phỏng vấn các cán bộ tín dụng NHCSXH, 2018.

Hình 8. Chấm điểm sự cần thiết của các giải pháp hỗ trợ đồng bào DTTS trong
quá trình vay vốn

Nguồn: Kết quả phỏng vấn các cán bộ tín dụng NHCSXH, 2018.

kinh doanh của hộ được coi là
2 biện pháp cần thiết nhất.
Để có được sản phẩm dịch
vụ tài chính phù hợp với
nhu cầu khách hàng, cán bộ
NHCSXH trước hết cần tìm
hiểu rõ nhu cầu của người
dân về quy mô vay vốn tương
ứng với phương án sản xuất
kinh doanh, về thời hạn, lãi
suất vay vốn và về cách thức
thu nợ. Theo đó, đối với từng
vùng miền khác nhau, các sản
phẩm tín dụng cũng cần được
thiết kế một cách phù hợp.
Công tác thẩm định phương
án, dự án theo dịng tiền nên
được khuyến khích nhằm xác


Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

định nhu cầu của các hộ gia
đình khi tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh. Cụ
thể, sau khi xác định quy mô
vốn đầu tư cho phương án,
dự án của hộ, cần xác định rõ
thời gian để họ thu hồi vốn,
số tiền gốc, lãi có thể thu phù
hợp với nhu cầu chi tiêu của
toàn hộ. Đối với riêng việc
xác định phương án, dự án sản
xuất kinh doanh của hộ, cán
bộ ngân hàng nên tập huấn
cho cơng tác bình xét, góp ý
về các phương án, dự án tại
tổ tiết kiệm và vay vốn như
xác định các nguồn lực phục
vụ cho phương án, dự án đó

như sức lao động, máy móc,
đất đai, thổ nhưỡng… Bên
cạnh các sản phẩm tín dụng,
ngân hàng chính sách nên bổ
sung thêm các loại hình sản
phẩm tiết kiệm phù hợp hơn
với nhu cầu khách hàng nhằm
tạo thêm nguồn trả nợ và tăng

cường khả năng phòng chống
với các rủi ro trong q trình
sử dụng vốn vay.
Thứ hai, đẩy mạnh cơng tác
tun truyền, giáo dục đào
tạo, phổ biến kiến thức, đặc
biệt là hỗ trợ kỹ thuật, đầu
vào, đầu ra trong sản xuất
kinh doanh cho các hộ gia
đình DTTS. Kết quả khảo

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

39


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

sát 31 cán bộ tín dụng của
NHCSXH tại 3 tỉnh Yên Bái,
Lâm Đồng và Trà Vinh cho
thấy hoạt động hỗ trợ đầu vào,
đầu ra, kỹ thuật sản xuất kinh
doanh là cần thiết nhất trong
bối cảnh hiện nay bên cạnh
tuyên truyền phổ biến các
chính sách ưu đãi của Đảng và
Nhà nước.
Trong ngắn hạn, các chương
trình về giáo dục tài chính,

khuyến nơng cũng cần được
tổ chức với tần suất thường
xuyên hơn, thu hút sự tham
gia của các tổ chức tư nhân,
Hội đoàn thể. Cán bộ tham
gia tập huấn phải đảm bảo là
người có trình độ, am hiểu địa
phương để có những nội dung
trao đổi thực tế và hiệu quả.
Đối với bản thân NHCSXH,
cần đưa vấn đề khuyến nông
trở thành trọng tâm khi cấp
tín dụng cho đồng bào DTTS.
Cụ thể, trong quy trình cho
vay cần yêu cầu rõ Tổ trưởng
Tổ tiết kiệm và vay vốn phải
là người hiểu biết về khuyến
nông hoặc đã từng tham gia
đào tạo về khuyến nông tại
địa phương. Để làm được điều
này, NHCSXH nên phối hợp
với Ủy ban Dân tộc xây dựng
đề án đào tạo cán bộ là người
DTTS tham gia các lớp đào
tạo bài bản về nông nghiệp
trước khi trở về địa phương
làm công tác tại xã hoặc các
tổ chức đồn thể.
Trong dài hạn, các chương
trình hỗ trợ cho giáo dục đối

với con em đồng bào DTTS
cần được quan tâm hơn nữa.
Các hệ thống trường liên cấp
cần được đầu tư bài bản và
được quy hoạch một cách phù
hợp nhằm giảm thiểu khoảng

40

cách di chuyển của các học
sinh vùng DTTS. Các trường
nên được trang bị điều kiện về
vệ sinh, nội trú đảm bảo chất
lượng cho việc học tập của
các học sinh. Bên cạnh đó, có
thêm các hình thức hỗ trợ đặc
biệt nhằm khuyến khích con
em của vùng DTTS theo học,
chẳng hạn bên cạnh việc hỗ
trợ chi phí học tập văn phịng
như hiện nay có thể hỗ trợ
thêm tiền đi lại, ăn uống cho
mỗi học sinh.
Thứ ba, xây dựng khung chính
sách tồn diện, phù hợp và
đảm bảo nguồn lực thực hiện
hỗ trợ đồng bào DTTS.
Chính phủ cần chỉ đạo các bộ,
ngành, cơ quan liên quan như
Bộ Lao động Thương binh và

Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Ngân hàng
Nhà nước, Ủy ban Dân tộc,
NHCSXH xây dựng khung
chính sách tồn diện, bao qt
hỗ trợ vùng DTTS nhằm tránh
sự chồng chéo về nội dung,
đối tượng thụ hưởng và thời
gian thực hiện các chương
trình. Bổ sung thêm các chính
sách hỗ trợ liên quan tới phân
vùng đồng bào DTTS tùy vào
điều kiện tự nhiên của từng
vùng. Đồng thời, xây dựng
mô hình tín dụng theo chuỗi
giá trị nhằm kết nối sản phẩm
đặc thù của vùng DTTS tới
thị trường. Nếu làm được mơ
hình này, cơng tác khuyến
nơng cũng sẽ được nâng cao
nhờ sự tham gia của các doanh
nghiệp phân phối sản phẩm.
Do đó, Chính phủ nên có cơ
chế, chính sách ưu đãi về thuế
đối với các doanh nghiệp tham
gia chuỗi giá trị này.
Bên cạnh đó, vấn đề nguồn

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019


lực ngân sách thực hiện các
chương trình cũng cần được
quan tâm. Mỗi chương trình
cần được xây dựng khái tốn
cụ thể dựa trên khảo sát thực
tế tại địa phương nhằm đảm
bảo hiệu quả thực hiện chương
trình, tránh sự thiếu hụt và
khơng kịp thời về nguồn vốn
(Trần Hữu Ý, 2016&2017).
Bản thân NHCSXH cũng
cần kiến nghị với Chính phủ
cho phép quay vịng vốn
đã cho vay của 3 chương
trình tín dụng cho đồng bào
DTTS trước năm 2016 để sử
dụng làm nguồn thực hiện
tiếp chương trình hiện tại.
Bên cạnh đó, NHCSXH thu
hút thêm nguồn vốn từ các
tổ chức quốc tế, ngân hàng
thương mại khác nhằm tăng
thêm nguồn cho vay đối với
các chương trình tín dụng cho
hộ DTTS.
5. Kết luận
Hoạt động tín dụng chính sách
cho đồng bào DTTS thơng
qua các chương trình của
NHCSXH đã giúp cho các hộ

gia đình đồng bào DTTS cải
thiện thu nhập, mơi trường
sống và sinh kế. Tuy nhiên,
thực tế cũng chỉ ra rằng điều
kiện tự nhiên không thuận lợi,
cơ sở hạ tầng chưa hồn thiện
đồng bộ, đặc biệt, trình độ
học vấn thấp cũng như sự hỗ
trợ của công tác khuyến nông
chưa rộng và tồn diện đã hạn
chế hiệu quả các chương trình
tín dụng này. Để khắc phục
những mặt hạn chế, bài viết
đưa ra một số khuyến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả tín
dụng cho đồng bào DTTS tại

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng


CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

NHCSXH trong thời gian tới
như: (i) phát triển sản phẩm
dịch vụ tài chính phù hợp
với nhu cầu của hộ đồng bào
DTTS; (ii) đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục đào

tạo, phổ biến kiến thức, đặc

biệt là hỗ trợ kỹ thuật, đầu
vào, đầu ra trong sản xuất
kinh doanh cho các hộ gia
đình DTTS; và (iii) xây dựng
khung chính sách tồn diện,

phù hợp và đảm bảo nguồn
lực thực hiện hỗ trợ đồng bào
DTTS. ■

Tài liệu tham khảo
1. NHCSXH, 2017, Báo cáo Kết quả hoạt động năm 2017, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2018.
2. NHCSXH, 2018, Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách từ 01/01/2003-30/6/2018.
3. NHCSXH, Tài liệu đào tạo cán bộ mới tuyển dụng: Bài 3, 4 và 5, truy cập tại: />4. Phùng Đức Tùng, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Cao Thịnh, Nguyễn Thị Nhung và Tạ Thị Khánh Vân, 2015, Tổng quan thực
trạng kinh tế- xã hội của 53 DTTS: Dựa trên kết quả phân tích số liệu điều tra thực trạng kinh tế- xã hội của 53 DTTS năm 2015,
Tiểu dự án Hỗ trợ giảm nghèo PRPP- Ủy ban Dân tộc do UNDP và Irish Aid tài trợ hỗ trợ thực hiện nghiên cứu.
5. Trần Hữu Ý, 2016, Nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH đối với đồng bào DTTS, Đề
tài NCKH cấp Bộ, Mã số: ĐTNH.020/16.
6. Trần Hữu Ý, 2017, Tín dụng chính sách đối với hộ đồng bào DTTS, kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện và những vấn đề
đặt ra, Tạp chí Ngân hàng số 18 tháng 9/2017.
7. UNDP, 2012, Báo cáo nghiên cứu rà sốt các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống chính sách DTTS đến năm
2020.
8. WB, 2018, Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam.

Thông tin tác giả
Đỗ Thị Kim Hảo, Phó giáo sư, Tiến sĩ
Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng
Email:
Chu Khánh Lân, Tiến sĩ
Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

Email:
Trần Huy Tùng, Thạc sĩ
Khoa Kinh tế, Học viện Ngân hàng
Email:

Summary
Knowledge competency approaches in organizations, orientation of application to the banking field
The efficiency of priority credit for ethnic minority through programs of Vietnam bank for social policy
With purposes of gradually improving and enhancing living conditions for poor ethnic minority households, reducing
development gap between ethnic minority, people living in mountainous areas and others within the country,
Vietnamese Government has had preferential credit policies for ethnic minorities implemented through credit
programs of the Vietnam Bank for Social Policy. Using secondary and primary data obtained by questionnaire
surveying ethnic minority households and credit officers in Yen Bai, Lam Dong, Tra Vinh and Ha Giang provinces,
the article assesses the effectciency of credit programs for ethnic minority people in Vietnam and proposes some
recommendations to improve the credit effectiveness for ethnic minority people in Vietnam Bank for Social Policy
in the future.
Key words: priority credit, ethnic minority people, Vietnam Bank for Social Policy.
Hao Thi Kim Do, Assoc.Prof. PhD.
Banking Academy of Vietnam
Lan Khanh Chu, PhD.
Research Institute for Banking, Banking Academy of Vietnam
Tung Huy Tran, M.Ec.
Economic faculty, Banking Academy of Vietnam

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

Số 200+201- Tháng 1&2. 2019

41




×