Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nâng cao chất lượng dạy tìm thành phần chưa biết của phép tính cho học sinh lớp 2 trường tiểu học yên thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.87 KB, 20 trang )

1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN ĐỊNH

TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THÁI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢI TỐN TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA
PHÉP TÍNH CHO HỌC SINH LỚP 2
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THÁI

Người thực hiện: Đinh Thị Thúy Hà
Phần
Mở đầu

MỤC
LỤC
Chức vụ: Giáo
viên
Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu học n Thái
Nộivực:
dung Tốn
SKKN thuộc lĩnh
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
YÊN ĐỊNH, NĂM 2021



Trang
3
3
3
4


2


3
MỤC LỤC

Phần 1. Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài………………………………………..........Trang 3
1.2.Mục đích nghiên cứu…………… …………………………. Trang 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………… Trang 3
1.4.Phương pháp nghiên cứu……………………………………..Trang 4
Phần 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm…………………… Trang 5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng……………………… Trang 5
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp………………… Trang 6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ….........…………… Trang 14
Phần 3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận…………………………………………………… Trang 17
3.2.Đề xuất…………………………..………………………… Trang 17


4


PHẦN 1 – MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Toán học với tư cách là một môn khoa học được ứng dụng nhiều trong đời
sống. Nó có hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết
cho đời sống sinh hoạt, lao động của con người, góp phần học tốt các mơn học
khác ở Tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt mơn Tốn ở bậc Trung học. Mơn
góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết
vấn đề, góp phần phát triển tư duy cho học sinh.
Thông qua học Tốn, có thể rèn cho học sinh những thao tác tư duy như phân
tích tổng hợp, so sánh, tương tự, cụ thể hố, đặc biệt hóa. Cũng qua học tốn,
học sinh được rèn luyện các phẩm chất trí tuệ: tính độc lập, tính linh hoạt, tính
nhuần nhuyễn, tính sáng tạo.
Từ khi chưa cắp sách tới trường, chúng ta đã được làm quen với tốn học. Đó
là những hoạt động như nhận biết số lượng, so sánh, thêm, bớt một số đồ vật cụ
thể...Bước vào bậc học Tiểu học, học sinh được chính thức làm quen với mơn
Tốn và đây là môn học xuyên suốt hết bậc học Trung học phổ thơng.
Mơn Tốn ở tiểu học có 5 mạch kiến thức, Trong đó,Tìm thành phần chưa
biết của phép tính là một phần kiến thức rất quan trọng trong chương trình Tốn
ở Tiểu học. Đây là một dạng toán tương đối trừu tượng đối với học sinh tiểu học.
Học sinh đã bắt đầu được làm quen với dạng toán này từ lớp 1 nhưng mãi đến
cuối tuần 9 của chương trình lớp 2, học sinh mới biết tên gọi, cách giải tổng qt
dạng tốn này. Thời lượng dành cho giải tốn Tìm thành phần chưa biết của
phép tính khơng nhiều: gồm 5 tiết học hình thành kiến thức, 3 tiết luyện tập và
rải rác một số bài lồng ghép trong các tiết học khác. Cho đến khi lên lớp 3, học
sinh mới được cung cấp kiến thức Tìm thành phần chưa biết của phép tính một
cách đầy đủ.
Tuy là phần kiến thức được học sau nhưng việc học tốt Tìm thành phần
chưa biết của phép tính lại là cơ sở vững chắc để học sinh học giải phương
trình, giải bất phương trình ở các cấp học sau.

Với kinh nghiệm của bản thân nhiều năm được nhận nhiệm vụ giảng dạy ở
lớp 2, tơi nhận thấy học sinh gặp khơng ít khó khăn khi giải các bài tốn Tìm
thành phần chưa biết của phép tính. Kết quả bài làm, bài kiểm tra của học sinh
thường làm sai ở các bài tốn Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Trước
tình hình đó, tơi đề xuất một số biện pháp góp phần Nâng cao chất lượng dạy
Tìm thành phần chưa biết của phép tính cho học sinh lớp 2 trường tiểu học
Yên Thái.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy phần Tìm thành
phần chưa biết của phép tính ở mơn Tốn lớp 2.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 2C năm học 2020 – 2021 trường Tiểu học Yên Thái, huyện
Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.


5
- Tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc các tài liệu, sách báo có nội dung về
Phương pháp giảng dạy Toán 2.
- Phương pháp quan sát: Dự giờ đồng nghiệp, quan sát học sinh trong các
tiết học Toán.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tìm hiểu thực
trạng dạy Tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 2 trong tồn trường, so
sánh mức độ cần đạt và rút kết luận.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm tra tính khả
thi của các phương pháp, biện pháp đề ra từ đó có điều chỉnh phương pháp phù
hợp.



6

PHẦN II – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc
hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Ở tiểu học, mơn Tốn là một trong
những mơn học chiếm phần lớn thời lượng học tập của trẻ. Mơn Tốn có tầm
quan trọng to lớn, là bộ mơn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt
động nhận thức tự nhiên của con người.
Mơn Tốn có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp
suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để con người
phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong
thời đại mới.
Trong chương trình tốn ở Tiểu học, số học là mạch kiến thức trọng tâm.
Trong đó xác định thành phần và thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
các số tự nhiên là một nội dung cơ bản, quan trọng trong mạch kiến thức số học.
Thông qua việc tìm thành phần chưa biết của phép tính, học sinh được rèn kĩ
năng thực hiện 4 phép tính, năng lực tư duy, óc sáng tạo, tính cẩn thận, cách lập
luận bài tốn.
Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng có trí thơng minh
khá nhạy bén và sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho
việc phát triển tư duy toán học nhưng trẻ cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp
đặt, căng thẳng, quá tải. Chính vì thế, nội dung chương trình, phương pháp giảng
dạy, hình thức chuyển tải, truyền đạt làm thế nào cho phù hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi là điều rất quan trọng
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng
a. Mặt mạnh:
Trường Tiểu học Yên Thái được sự quan tâm của chính quyền địa phương,
được sự lãnh, chỉ đạo sát sao của Cấp ủy Chi bộ, Ban giám hiệu Nhà trường.

Trường có cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng tất cả các lớp học 2 buổi/ ngày.
Trường có đủ giáo viên đứng lớp và các giáo viên bộ môn. 100% giáo viên
đứng lớp của trường có chun mơn Sư phạm tiểu học.
100% giáo viên của trường đạt trình độ chuẩn hoặc đang theo học lên chuẩn.
Nhiều giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn vững, yêu nghề, mến trẻ, tâm
huyết với sự nghiệp trồng người.
b. Hạn chế:
- Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới
tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có
chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ
nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Mà phần nội dung kiến thức Tìm
thành phần chưa biết của phép tính lại có nhiều dạng, học xuyên suốt từ tuần 9


7
đến cuối năm học ( ở lớp 2 học sinh học 5 dạng bài). Vì thế, học sinh dễ quên
cách thực hiện từng dạng toán.
- Tư duy của học sinh lóp 2 vẫn là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm
trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Khả năng tư duy khái quát của các
em cịn hạn chế. Do đó việc ghi nhớ các quy tắc toán học cũng như ghi nhớ các
bước làm bài của nhiều dạng tốn tương tự nhau khơng phải học sinh nào cũng
thực hiện được.
- Trình độ học sinh lớp 2C chưa đồng đều. Đầu năm học vẫn còn một số học
sinh chưa đọc thơng, viết thạo, tính tốn cộng trừ chậm, chưa thuộc các bảng
nhân chia.
- Sự tập trung chú ý của trẻ cịn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập
trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
- Đời sống của nhân dân trong xã cịn nhiều khó khăn. Đa số phụ huynh là
công nhân hoặc đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà nên việc kèm cặp, hướng dẫn
học sinh học ở nhà còn rất nhiều hạn chế.

c. Kết quả, hiệu quả của thực trạng:
Ngay đầu năm học 2020- 2021, tơi đã khảo sát kĩ năng giải tốn Tìm
thành phần chưa biết của phép tính của 30 học sinh lớp 2C trường Tiểu học
Yên Thái, tôi thấy: nhiều học sinh có kĩ năng tính tốn tương đối tốt, các em
thực hiện thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia nhưng khi giải tốn Tìm
thành phần chưa biết của phép tính lại lúng túng; nhiều em khơng biết giải
tốn Tìm thành phần chưa biết của phép tính, các em cịn lẫn lộn giữa các
phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Một số em xác định đúng cách làm nhưng khi
tính tốn cịn nhầm lẫn, dẫn đến kết quả làm bài khơng đạt được như yêu cầu.
Kết quả cụ thể như sau:
Tổng số học sinh trong lớp
HS biết cách làm bài, tính kết quả đúng
HS chưa biết cách làm bài
Biết cách làm bài nhưng tính tốn sai
HS biết làm bài, tính đúng nhưng trình
bày bài chưa phù hợp

30 em
6 em = 20 %
14 em = 46,7 %
10 em = 33,3 %
7 em = 23,3 %

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp
Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy: Để nâng cao chất lượng dạy tốn Tìm
thành phần chưa biết của phép tính cho học sinh lớp 2, theo tơi cần thực hiện
theo các biện pháp sau:
Biện pháp 1. Xây dựng quy trình giải tốn Tìm thành phần chưa biết
của phép tính.
Tơi chia các bài tập Tìm thành phần chưa biết của phép tính thành 2 dạng.

Đó là dạng cơ bản và dạng nâng cao. Đối với mỗi dạng bài tơi có cách hướng
dẫn cụ thể để học sinh
1. Dạng cơ bản:


8
Ở lớp 2, học sinh được học 5 loại bài Tìm thành phần chưa biết của phép tính
là:
Loại bài 1: Tìm một số hạng trong một tổng
Ví dụ: Bài 1 ( SGK trang 46) Tìm X:
x + 8 = 10
Để củng cố cách giải loại bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, phân
tích và tìm cách làm như sau:
- Đây là phép tính gì? (Phép cộng)
- Nêu tên các thành phần trong phép tính cộng? (x là số hạng, 8 là số hạng,
10 là tổng).
- Số hạng nào chưa biết, số hạng nào đã biết? (x là số hạng chưa biết, 8 là
số hạng đã biết
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? (Lấy tổng trừ đi số hạng đã
biết)
Khi học sinh đã hiểu cách làm, giáo viên hướng dẫn cách trình bày:
x + 8 = 10
x = 10 - 8
x=2
Lưu ý học sinh cách trình bày bài: Các dấu bằng viết thẳng hàng với nhau.
Cuối cùng, hướng dẫn học sinh thử lại bằng cách thay giá trị của x vào phép tính
rồi thực hiện nếu ra kết quả là 10 thì đúng.
Đối với các loại bài còn lại, giáo viên cũng hướng dẫn tương tự.
Loại bài 2:Tìm số bị trừ
Ví dụ: Bài 1 ( SGK trang 56) Tìm X:

a) X – 4 = 8
b) X – 9 = 18
c) X – 10 = 25
d) X – 8 = 24
e) X – 7 = 21
g) X – 12 = 36
Loại bài 3:Tìm số trừ
Ví dụ: Bài 1 ( SGK trang 72) Tìm X:
a) 15 – X = 10
15 – X = 8
42 – X = 5
b) 32 – X = 14
32 – y = 18
X – 14 = 18
Loại bài 4:Tìm một thừa số của phép nhân
Ví dụ: Bài 3 ( SGK trang 116) Tìm y:
a) y x 2 = 8
b) y x 3 = 15
c) 2 x y = 20
Loại bài 5:Tìm số bị chia
Ví dụ: Bài 2 ( SGK trang 128) Tìm X:
a) X : 2 = 3
b) X : 3 = 2
c) X : 3 = 4
Sau khi học mỗi loại bài, tơi lại củng cố cho học sinh quy trình giải bài Tìm
thành phần chưa biết của phép tính gồm 5 bước sau:
Bước 1: Học sinh đọc đề bài, xác định phép tính.
Bước 2: Xác định tên gọi thành phần chưa biết của phép tính.



9
Bước 3: Nêu quy tắc tìm thành phần chưa biết
Bước 4: Giải bài và trình bày bài giải.
Bước 5: Thử lại kết quả
2. Dạng nâng cao:
Ở lớp 2, Tìm thành phần chưa biết của phép tính dạng nâng cao thường là loại
bài có từ 2 phép tính trở lên trong một bài hoặc là bài tốn Tìm x có lời văn.
Ví dụ 1: Tìm x biết: 25 + x = 72 – 18
Ví dụ: Tìm một số biết rằng khi thêm vào số đó 15 đơn vị rồi bớt đi 3 thì bằng
26.
Những loại bài tìm x dạng nâng cao này chủ yếu bắt gặp trong các đề thi học kì
(mức độ 4)
Để giải các bài tốn này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đưa về dạng
cơ bản để giải.
Ví dụ 1: Tìm x biết: 25 + x = 72 – 18
Có thể hướng dẫn học sinh như sau:
- Bài tốn có mấy phép tính? Là những phép tính nào? ( 2 phép tính: phép
cộng và phép trừ)
- Trong 2 phép tính đó, em có thể tính được phép tính nào? Kết quả của
phép tính đó? ( phép trừ 72 – 18 = 54)
- Vì sao em khơng tính được phép tính cịn lại? ( vì x chưa biết là bao
nhiêu)
- Viết lại bài toán sau khi em đã thực hiện phép trừ? 25 + x = 54
Khi hướng dẫn học sinh đến bước này, chính là đã đưa từ bài Tìm x dạng
nâng cao thành dạng cơ bản mà học sinh đã học. Học sinh sẽ dễ dàng áp dụng
quy tắc Tìm một số hạng trong một tổng để giải bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài tương tự bài Tìm thành phần
chưa biết của phép tính dạng cơ bản.
25 + x = 72 – 18
25 + x = 54

X = 54 – 25
X = 29
Mấu chốt của việc giải bài toán này nằm ở bước: chuyển từ một bài toán
nâng cao thành một bài toán cơ bản.
Ví dụ 2: Tìm một số biết rằng khi thêm vào số đó 15 đơn vị rồi bớt đi 3 thì bằng
26.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đề, phân tích đề rồi thực hiện theo các bước
sau:
Bước 1: Lập bài tốn tìm x
Gọi x là số cần tìm
Theo bài ra, ta có: x + 15 – 3 = 26
Bước 2: Trong bài toán x + 15 – 3 = 26 nếu xem x + 15 là số bị trừ thì:
x + 15 = 26 + 3 ( Số bị trừ bằng hiệu cộng với số trừ)
x + 15 = 29 (Tính tổng 26 + 3 trước)
Bài tốn đã được đưa về dạng cơ bản


10
Bước 3: Giải bài tốn tìm x dạng cơ bản
x + 15 = 29
x = 29 - 14
x = 14
Vậy số cần tìm là 14.
Bước 4: Thử lại: 14 + 15 – 3 = 26 kiểm tra kết quả đúng
Tóm lại:
-Với dạng Tốn tìm thành phần chưa biết của phép tính (hay tìm x) dạng
nâng cao vẫn u cầu học sinh học thuộc quy tắc tìm thành phần chưa biết (số
hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, ...)
- Để giải tốn Tìm thành phần chưa biết của phép tính dạng nâng cao thì đầu
tiên cần phải đưa về bài toán dạng cơ bản để giải

Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp trị chơi trong dạy Tìm thành phần
chưa biết của phép tính
Để học sinh lớp 2 học tốt mơn Tốn thì giáo viên khơng những tổ chức,
hướng dẫn cho học sinh theo các tài liệu sẵn có mà cịn phải tích cực tìm hiểu,
vận dụng đổi mới phương pháp dạy học gây hứng thú học tập, kích thích các em
khả năng tìm tịi, sáng tạo.
Trong xu hướng đổi mới Phương pháp dạy học hiện nay, học sinh giữ vai trị
trung tâm, chủ động, tích cực, tự giác lĩnh hội tri thức dưới sự tổ chức, định
hướng của thầy. Đòi hỏi phải đổi mới Phương pháp dạy học mơn Tốn ở Tiểu
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy,
giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em
tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các
em hứng thú nhất. Các trò chơi Tốn học lí thú và bổ ích phù hợp với việc nhận
thức của các em. Thơng qua các trị chơi, các em sẽ lĩnh hội kiến thức một cách
dễ dàng, củng cố khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm
say mê, hứng thú trong học tập.
Tổ chức Trị chơi học tập để dạy Tốn 2 nói chung và Tìm thành phần
chưa biết của phép tính nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều
kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi phù hợp. Song
muốn tổ chức được trị chơi trong dạy Tốn có hiệu quả cao thì giáo viên phải có
sự chuẩn bị chu đáo và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức bài học.
- Trị chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh lớp 2, với cơ sở vật
chất của trường.
- Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
- Khi tổ chức các trị chơi phải sắp xếp các tình huống chơi sao cho tất cả
mọi học sinh đều được tham gia.
Khi giảng dạy phần Tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 2, có thể
tổ chức các trị chơi sau:

Trò chơi thứ nhất: Thỏ nhổ cà rốt


11
Ví dụ: Khi dạy tiết 51. Luyện tập ( trang 46) có thể sử dụng Trị chơi này
trong bài tập 5 và củng cố bài.
Tìm X biết:
X+5=5
6 + X = 10
X + 20 = 35
a. X = 5
a. X = 16
a. X = 15
b. X = 10
a. X = 4
b. X = 55
c. X = 0
b. X = 6
c. X = 20
* Mục đích:
- Củng cố kĩ năng tìm thành chưa biết của phép tính.
- Luyện phản xạ nhanh
* Chuẩn bị : 3 chiếc giỏ, các củ cà rốt có các đáp án khác nhau của bài tập được
đính trên bảng từ.
* Cách chơi : GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 3 học sinh tham gia chơi.
Các học sinh còn lại của các tổ, theo dõi, nhẩm bài để nhận xét kết quả.
- Bước 2: Các nhóm xếp thành hàng dọc trước bảng. GV phát cho mỗi
nhóm một chiếc giỏ.
- Bước 3: Giáo viên nêu 1 phép tính, 3 bạn đứng đầu hàng của 3 đội cầm giỏ

chạy lên nhổ củ cà rốt có kết quả đúng của phép tính rồi chạy về, đưa giỏ cho
bạn tiếp theo, cịn mình thì đứng xuống cuối hàng. Tiếp theo giáo viên đọc phép
tính thứ 2, học sinh thứ 2 chạy lên. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, nhóm nào
lấy được nhiều cây nấm đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
Trị chơi thứ hai: Rung chng vàng
Có thể sử dụng trong tiết 128 Luyện tập - Bài tập 2 - trang 129
Bài 2: Tìm X:
a) X – 2 = 4
b) X – 4 = 5
c) X : 3 = 3
X:2=4
X:4=5
X–3=3
* Mục đích:
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng tìm số bị chia.
+ Luyện phản xạ nhanh.
* Chuẩn bị : Bảng con, phấn
* Cách chơi :
+ Bước 1: Mỗi học sinh chuẩn bị bảng con, phấn.
+ Bước 2: Giáo viên đọc câu hỏi và phép tính. Tính thời gian học sinh suy
nghĩ và làm bài là 15 giây.
+ Bước 3: Khi hết thời cả lớp giơ kết quả. Bạn nào trả lời sai thì ngồi sang
một bên. Bạn nào trả lời đúng thi tiếp tục sang phép tính khác. Cứ như vậy cho
đến bạn cuối cùng trả lời đúng thì bạn ấy là bạn chiến thắng.
Trị chơi thứ ba: Ong tìm hoa
Có thể sử dụng trong tiết 116 Luyện tập - Bài tập 1, bài tập 2 - trang 117
* Mục đích :


12

- Rèn tính tập thể
- Giúp cho học sinh nhớ cách tìm thừa số
* Chuẩn bị :
- Các bơng hoa có ghi cách làm cho 4 đội tham gia, các chú ong mật có ghi
phép tính.
- Cách chơi: Chọn 3 đội, mỗi đội 4 học sinh tham gia chơi
Giáo viên phát cho mỗi học sinh một con ong có ghi cách làm và kết
quả hoặc 1 bông hoa ghi phép tính. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì các con
ong đi tìm các bơng hoa có kết quả tương ứng với phép tính ở con ong. Đội nào
bắt được nhiều chú ong và hoa đúng và nhanh nhất đội đó sẽ thắng cuộc.
Chuẩn bị: Các con ong
X+2=4

X + 2 = 10

2 x X = 12

X x 2 = 10

3 x X = 27

2 x X = 10

Các bông hoa
X = 12 : 2
X=6
X = 10 : 2
X=5
X = 27 : 3
X=9


X = 4: 2
X= 2
X = 10 – 2
X=8
X = 10 : 2
X=5

Trị chơi thứ tư: Vượt chướng ngại vật
Có thể sử dụng trong những tiết học ơn tập Tìm thành phần chưa biết của
phép tính
* Mục đích:
- Củng cố quy tắc tìm các thành phần chưa biết của phép tính
- Rèn phản xạ nhanh
* Chuẩn bị : 1 lá cờ cắm trên bảng, 3 chiếc chuông nhỏ
* Cách chơi:
- Chia lớp thành 3 đội chơi. Các đội đứng ở vị trí xuất phát cách bảng 10 bước
chân.


13
- GV nêu một câu hỏi liên quan đến tìm thành phần chưa biết của phép tính. Các
đội lắc chng xin trả lời.
- Đội nào giành được quyền trả lời và trả lời đúng sẽ được bước lên phía trước 1
bước. Nếu trả lời sai thì quyền trả lời sẽ giành cho đội khác.
- Cuối cùng đội nào lấy được lá cờ trên bảng trước sẽ là đội thắng
cuộc.
* Một số câu hỏi về củng cố kiến thức. Chẳng hạn :
Nêu cách tìm số hạng chưa biết?
Kết quả của phép trừ được gọi là gì?

Tìm x : x – 2 = 10
Nêu cách tìm số bị chia?
Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
Sau khi thực hiện các biện pháp 1 và biện pháp 2, tôi thấy: Số học sinh nhớ
các thành phần của các phép tính và nắm được cách tìm thành phần chưa biết
của phép tính tăng đáng kể. Đa số học sinh yêu thích, hứng thú với giờ học tốn.
Tuy nhiên,trong lớp vẫn cịn tình trạng học sinh nhầm lẫn cách giải bài tốn Tìm
thành phần cơ bản của phép tính.
Ví dụ: Một số học sinh vẫn làm bài như sau:
Tìm x:
32 – x = 18
x = 18 + 32
x = 50
Biện pháp 3. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ mẹo giải tốn
Trước tình hình thực tế: Dù đã hướng dẫn kĩ càng các bước giải toán Tìm
thành phần chưa biết của phép tính nhưng vẫn cịn những học sinh khơng nắm
được cách giải. Đó là những học sinh chưa đọc thông, viết thạo, là những học
sinh có hồn cảnh gia đình đặc biệt: bố mẹ bận công việc làm ăn, các em chủ
yếu ở với ông bà già. Các em không nhớ tên các thành phần trong phép tính nên
càng khơng nhớ quy tắc tìm từng thành phần chưa biết mà giáo viên đã hướng
dẫn. Với những đối tượng học sinh này, Tôi đã hướng dẫn các em mẹo giải tốn
Tìm thành phần chưa biết của phép tính, như sau:
Chia các dạng bài Tìm thành phần chưa biết của phép tính thành 6 dạng: 4
dạng bình thường là: dạng phép cộng, dạng phép trừ, dạng phép nhân, dạng
phép chia và 2 dạng đặc biệt là dạng đặc biệt trừ( - x) và dạng đặc biệt chia (: x).
Trong chương trình lớp 2, các em chưa học dạng đặc biệt chia. Mỗi dạng có mẹo
làm rất ngắn gọn.
Dạng 1: Dạng phép cộng
Ví dụ: Tìm X
a) x + 8 = 10

b) x + 7 = 10
c) 30 + x = 58
Đối với bài tìm X dạng phép cộng thì khi làm ta thực hiện: cộng - làm trừ
a) x + 8 = 10
b) x + 7 = 10
c) 30 + x = 58
x = 10 -8
x = 10 -7
x = 58 – 30
x=2
x=3
x = 28
Dạng 2: Dạng phép trừ
Ví dụ: Tìm X


14
a) x – 4 = 8
b) x - 9 = 18
c) x - 10 = 25
Đối với bài tìm X dạng phép trừ ( không phải là dạng đặc biệt) thì khi làm ta
thực hiện: trừ - làm cộng.
a) x – 4 = 8
b) x - 9 = 18
c) x - 10 = 25
x=8+4
x = 18 + 9
x = 25 + 10
x = 12
x = 17

x = 35
Dạng 3: Dạng phép nhân
Ví dụ: Tìm X
a) X x 2 = 4
b) 2 x X = 12
c) 3 x X = 27
Đối với bài tìm X dạng phép nhân thì khi làm ta thực hiện: nhân - làm chia.
a) X x 2 = 4
b) 2 x X = 12
c) 3 x X = 27
X=4:2
X = 12 : 2
X = 27 : 3
X=2
X=6
X=9
Dạng 2: Dạng phép chia
Ví dụ: Tìm X
a) x : 2 = 3
b) x : 3 = 2
c) x : 3 = 4
Đối với bài tìm X dạng phép chia ( khơng phải là dạng đặc biệt) thì khi làm
ta thực hiện: chia - làm nhân.
a) x : 2 = 3
b) x : 3 = 2
c) x : 3 = 4
x=3x2
x=2x3
x=4x3
x=6

x=6
x = 12
Dạng 5: Dạng đặc biệt trừ
Ví dụ: Tìm X
a) 15 – x = 10
15 - x = 8
42 – x = 5
Đối với bài tìm X dạng đặc biệt trừ thì khi làm ta cũng làm theo cách đặc
biệt: trừ làm trừ.
a) 15 – x = 10
15 - x = 8
42 – x = 5
x = 15 - 10
x = 15 - 8
x = 42 – 5
x=5
x=7
x = 37
Sau khi hướng dẫn học sinh giải tốn tìm thành phần chưa biết của phép
tính theo mẹo, tơi nhận thấy 100% học sinh trong lớp đã làm thành thạo các
bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính dạng cơ bản.
Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc ôn tập, củng
cố kiến thức cho học sinh
Gia đình – Nhà trường và xã hội là mối quan hệ không thể thiếu trong Nhà
trường phổ thông, đặc biệt là trường Tiểu học. Giáo dục trẻ em là trách nhiệm
của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, nhà trường và gia đình là hai cơ
sở trực tiếp giáo dục các em. Gia đình ln là mơi trường sống, môi trường giáo
dục lâu dài, thường xuyên và dựa trên cơ sở tình yêu thương. Như vậy gia đình
là mơi trường giáo dục có nhiều thuận lợi và ưu thế. Hiện nay, việc đổi mới
Phương pháp dạy học yêu cầu cao việc tự giác học tập của học sinh. Các em

không phải thụ động tiếp thu kiến thức ở trường mà cần chủ động tìm tịi kiến
thức từ nhiều nguồn thông tin theo sự hướng dẫn của thầy cơ và cha mẹ. Mặt
khác, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng cũng nhanh


15
quên. Các em chỉ ghi nhớ một mảng kiến thức nào đó nếu các em thường xuyên
được luyện tập. Nếu các em chỉ học ở trường mà không được luyện tập, củng cố
thêm ở nhà thì chắc chắn kiến thức đó khơng được ghi nhớ bền vững. Bên cạnh
đó, chỉ thị 5105/ CT – BGDĐT lại quy định rõ về việc Cấm giao bài tập về nhà
cho Học sinh tiểu học học 2 buổi/ ngày. Vậy để học sinh Tiểu học đạt kết quả
cao trong học tập, ngoài sự nỗ lực cố gắng của giáo viên còn cần đến sự chung
tay giúp sức của gia đình. Giáo viên cần chủ động phối hợp thường xuyên và
chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, với phụ huynh học sinh của lớp.
Biết được tầm quan trọng của sự phối hợp ấy, tôi đã thực hiện các bước sau:
a. Lựa chọn Ban đại diện Cha mẹ HS phù hợp: Ngay từ cuộc họp phụ huynh
đầu năm học, tôi đã định hướng bầu chọn Ban đại diện Cha mẹ học sinh với các
tiêu chí sau:
- Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định, có nhiều thời gian.
- Có tâm huyết, nhiệt tình, tất cả vì học sinh.
- Có hiểu biết về lĩnh vực giáo dục.
- Có con học ở mức Hồn thành hoặc Hoàn thành tốt.
b. Lập kế hoạch phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường cụ thể. Ngay từ
cuộc họp đầu tiên với phụ huynh, tôi đã thống nhất với phụ huynh:
- Hằng ngày, kiểm tra sách vở ở nhà của học sinh.
- Nhắc học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
c. Thường xuyên kết hợp với phụ huynh trong dạy học nói chung và dạy Tìm
thành phần chưa biết của phép tính nói riêng.
Tơi đã khai thác sức mạnh của mạng xã hội Zalo, kết bạn với các Phụ huynh
trên Zalo, lập Nhóm Hội phụ huynh học sinh lớp. Nhóm Zalo Hội PH lớp 2C

trường tiểu học Yên Thái đi vào hoạt động từ đầu năm học 2020 – 2021 và đã
đưa lại hiệu quả tích cực, thơng qua đó, giáo viên:
- Thường xuyên trao đổi về tình hình học tập của học sinh trên nhóm. Hướng
dẫn phụ huynh cách kèm con học ở nhà.
- Thống nhất các bước hướng dẫn con làm các dạng tốn cơ bản, tránh tình
trạng ở lớp cô dạy một đằng, về nhà phụ huynh hướng dẫn một nẻo.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với yêu cầu nâng cao chất lượng công
tác giảng dạy:
Ngay từ đầu năm học 2020 - 2021, tôi đã đưa sáng kiến vào thực nghiệm tại
lớp 2C trường tiểu học Yên Thái. Kết quả thu được rất khả quan:
-Tất cả các học sinh trong lớp đều trở nên thích thú, say mê với phần giải
tốn Tìm thành phần chưa biết của phép tính nói riêng và mơn Tốn nói chung.
-Học sinh Hồn thành tốt được nâng cao, mở rộng kiến thức. Học sinh
Hoàn thành và học sinh Chưa hoàn thành được rèn luyện từ những bài tập vừa
sức và dần dần làm chủ được những kiến thức cơ bản.
- Nhiều học sinh nắm chắc các thành phần trong phép tính, quy tắc tìm thành
phần chưa biết của phép tính.
-Những học sinh trước kia cịn lúng túng khi giải tốn Tìm thành phần chưa
biết của phép tính, nay đã biết phân tích đề, xác định tên thành phần chưa biết,


16
tìm cách giải và giải và trình bày đúng phần lớn các bài tốn Tìm thành phần
chưa biết của phép tính trong Sách giáo khoa Tốn 2.
- 100% học sinh trong lớp giải thành thạo các bài tốn Tìm thành phần chưa
biết của phép tính dạng cơ bản. Nhiều học sinh giải được các bài nâng cao cùng
dạng.
- Kết quả Kiểm tra định kì cuối Học kì 1 được nâng bậc rõ rệt so với kiểm
tra đầu năm. Kết quả cụ thể như sau:
Tổng số học sinh của lớp tham gia thực nghiệm: 30 em

Điểm

Số học sinh

Tỉ lệ

Đạt điểm 10

19

63,3 %

Đạt điểm 9

8

26,7 %

Đạt điểm 8

0

Đạt điểm 7

3

Đạt điểm 6

0


Đạt điểm 5

0

10 %

- Kết quả khảo sát vào thời điểm giữa học kì 2 như sau:
Tổng số học sinh trong lớp
HS biết cách làm bài, tính kết quả đúng
HS chưa biết cách làm bài
Biết cách làm bài nhưng tính tốn sai
HS biết làm bài, tính đúng nhưng trình
bày bài chưa phù hợp

30 em
27 em = 90 %
0 em
2 em = 6,7 %
1 em = 3,3


17

Một số bài làm của học sinh lớp 2C


18

PHẦN 3 – KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận

Sau một thời gian tìm hiểu và đưa các biện pháp để nâng cao chất lượng giải
tốn Tìm thành phần chưa biết của phép tính cho học sinh lớp 2, tơi nhận thấy:
Việc tìm ra các biện pháp để giúp học sinh lớp 2 học tốt hơn phần tốn Tìm
thành phần chưa biết của phép tính là một việc làm cần thiết. Chính vì vậy tơi đã
mạnh dạn áp dụng sáng kiến vào trong quá trình giảng dạy của mình tại trường
Tiểu học Yên Thái và rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Để nâng cao chất lượng dạy học, đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình trong
cơng tác. Ngồi thời gian giảng dạy ở trên lớp, giáo viên cần đầu tư thời gian để
nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo hướng đổi mới, quan tâm đến từng đối tượng
học sinh.
- Giáo viên phải linh hoạt trong giảng dạy, không áp dụng máy móc theo
sách giáo khoa mà cần phải dựa vào đặc điểm tình hình của lớp mình phụ trách
và vào từng đối tượng học sinh để tìm ra những pháp phù hợp.
- Giáo viên cần phối kết hợp với phụ huynh trong việc giảng dạy cũng như
giáo dục học sinh.
3.2. Ý kiến đề xuất:
a. Đề xuất với các cấp lãnh đạo:
- Tham mưu, góp ý để chương trình mơn Tốn nói riêng và các mơn học ở
tiểu học nói chung vừa sức, phù hợp hơn với đặc điểm lứa tuổi học sinh Tiểu
học.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề trao đổi các kinh nghiệm, phương
pháp giảng dạy để tất cả các giáo viên được nâng cao năng lực chuyên môn
nghiệp vụ.
- Trang bị cơ sở vật chất (máy chiếu, máy tính...) cho các trường để giáo viên
thuận lợi hơn trong việc dạy học theo các phương pháp mới.
- Mở các lớp học bồi dưỡng ứng dụng Công nghệ thơng tin, khuyến khích
giáo viên ứng dụng Cơng nghệ thơng tin vào dạy học.
2- Đề xuất với giáo viên đứng lớp:
- Không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm.
- Tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất

lượng giáo dục.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm bản thân tơi đúc rút trong q trình
giảng dạy để góp phần giúp học sinh lớp 2 học tốt hơn phần Toán Tìm thành
phần chưa biết của phép tính nói riêng cũng như mơn Tốn nói chung. Làm
tiền đề để các em học tốt mơn Tốn ở các cấp học trên. Sáng kiến kinh nghiệm
bước đầu đã mang lại hiệu quả nhưng chắn chắn sẽ còn nhiều hạn chế. Rất mong
các đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp góp ý để sáng kiến kinh nghiệm
được hoàn thiện hơn.
4. Cam kết: Trên đây là tồn bộ những kinh nghiệm bản thân tơi đúc rút
trong q trình giảng dạy để góp phần giúp học sinh lớp 2 học tốt hơn phần Tìm


19
thành phần chưa biết của phép tính nói riêng cũng như mơn Tốn nói chung.
Làm tiền đề để các em học tốt mơn Tốn ở các cấp học trên. Sáng kiến kinh
nghiệm bước đầu đã mang lại hiệu quả nhưng chắn chắn sẽ còn nhiều hạn chế.
Rất mong các đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp góp ý để sáng kiến kinh
nghiệm được hoàn thiện hơn.
Yên Định, ngày 7 tháng 4 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Đinh Thị Thuý Hà


20




×