0
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA
------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN TỰ
NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 1
BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Người thực hiện : Lê Thị Hà
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
SKKN thuộc lĩnh vực (môn):Tự nhiên và xã hội
1
THANH HĨA 2021
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thơng mới được xây dựng theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện
giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích
cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hồn chỉnh các tri
thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có
những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có
trách nhiệm, người lao động có văn hố, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát
triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời
đại tồn cầu hố và cách mạng công nghiệp mới.
Một trong những quan điểm nổi bật là chương trình theo định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực. Vì vậy địi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp
dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Giáo dục theo định hướng
phát triển năng lực sẽ lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo,
khả năng tự học của học sinh, tăng cường tương tác trong dạy học giữa thầy và trò,
trò với trò ... Tự nhiên và xã hội là mơn học bắt buộc ở các lớp 1,2,3; tích hợp
những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, có vai trị quan trọng trong việc
giúp học sinh (HS) học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5.
Góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội ở các cấp học trên. Môn học coi trọng việc tổ chức cho HS trải nghiệm
thực tế, tạo cho các em cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung
quanh; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và
xã hội.
Đối với các em học sinh lớp 1 đã có sự nhận thức trước các sự vật, hiện tượng
của tự nhiên và xã hội thì mơn học này vơ cùng có ích với các em. Qua mỗi bài
học, các em lại có thêm những nhận thức về các mối quan hệ trong tự nhiên và xã
hội, từ đó khơi dậy tình u thiên nhiên đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối
với bản thân, gia đình, cộng đồng và mơi trường sống, đồng thời kích thích tính
ham hiểu biết về khoa học của học sinh. Trong công cuộc đổi mới mạnh mẽ về
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong tồn ngành, mơn Tự nhiên và xã hội
cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các
phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh, phát huy tính
chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Trên thực tế, các giáo viên
đã sử dụng các phương pháp tổ chức trong dạy học Tự nhiên và Xã hội thực hiện
một cách linh hoạt và có nhiều sáng tạo để nâng cao hiệu quả dạy học. Bên cạnh
các môn như Tiếng Việt, Tốn ... thì ở Tiểu học mơn Tự nhiên và xã hội cũng có
vai trị, vị trí vơ cùng quan trọng. Song song với việc hình thành kiến thức, kĩ năng,
các mơn học cịn hướng cho học sinh đến những kĩ năng sống cơ bản.
2
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học cho học sinh? Làm
thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng
ngày? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, bản thân
chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội cho
học sinh lớp 1– Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống”. Vấn đề mà chắc hẳn
không chỉ riêng bản thân mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ là làm
sao học sinh của mình có những kĩ năng tốt cho tương lai sau này, trở thành những
con người tốt, có ích cho xã hội. Đây cũng là một vấn đề mà phụ huynh và xã hội
hết sức quan tâm.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc đổi mới các hình thức và phương pháp dạy học trong đề tài
nghiên cứu giúp học sinh.
- Tạo hứng thú học tập và có niềm say mê học tập môn học.
- Nâng cao hiệu quả dạy học và kích thích tính độc lập, tự chủ trong việc lĩnh
hội kiến thức tự nhiên và xã hội.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Một số phương pháp và hình thức đổi mới trong dạy học Tự nhiên và xã hội
lớp 1 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở trường TH Nguyễn Văn Trỗi.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Định hướng đổi mới giáo dục
Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(khóa XI) đã thơng qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành nghị quyết về đổi
mới giáo dục.
Nghị quyết nêu rõ, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ
trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời
kỳ CNH-HĐH, lĩnh vực GD-ĐT nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng,
góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với đó là việc sửa đổi và ban hành Luật Giáo dục năm 2019 khẳng đinh:
Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí
3
tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học
trung học cơ sở.
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc
hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số
51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực
hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thơng.
2.1.2. Quan điểm biên soạn SGK Tự nhiên và Xã hội 1
( Ảnh: Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 1
bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tự nhiên và xã hội 1 là cuốn sách được biên soạn theo Chương trình Giáo dục
phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018. Tư
tưởng xuyên suốt trong SGK cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục của bộ
sách được thể hiện qua thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Với thông điệp
này kiến thức trong SGK không chỉ cần hiểu và ghi nhớ mà phải là “chất liệu”
quan trọng hướng đến mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh hình thành, phát triển
các phẩm chất và năng lực các em cần có trong cuộc sống. Ngồi những nội dung,
4
yêu cầu mới theo quy định của chương trình, SGK Tự nhiên và xã hội 1 được
biên soạn với nhiều điểm khác biệt với sách giáo khoa hiện hành. Đó là: Hấp dẫn
người học; Người học là chủ thể của các hoạt động; Người học được trải nghiệm
và khám phá; Người học được hình thành và phát triển năng lực.
Việc biên soạn SGK môn Tự nhiên và Xã hội 1 cũng tuân thủ các quan điểm
chung biên soạn SGK, lựa chọn kiến thức, tinh giản nội dung môn Tự nhiên và Xã
hội ở cả 3 lớp 1, 2, 3. Các quan điểm chung biên soạn SGK Tự nhiên và Xã hội 1:
Bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua hệ thống kiến
thức tự nhiên, xã hội, thiết thực và hiện đại, chú trọng thực hành, vận dụng để giải
quyết các vấn đề trong học tập và đời sống. Bảo đảm tính kế thừa, phát triển các ưu
điểm của các SGK môn Tự nhiên và Xã hội đã có ở nước ta, tiếp thu kinh nghiệm
viết SGK của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. SGK là một kế hoạch cho
những hoạt động học tập tích cực của học sinh góp phần hình thành và phát triển
những năng lực cốt lõi, đặc biệt là năng lực khoa học. SGK tạo điều kiện để học
sinh tự học và chứng tỏ khả năng vận dụng sáng tạo. SGK góp phần đổi mới
phương pháp dạy học; giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập. Bảo đảm
sự kết nối giữa các lớp học và sự liên thông giữa các môn học.
2.1.3. Cấu trúc nội dung sách Tự nhiên và xã hội lớp 1
- Sách Tự nhiên và xã hội lớp 1 được cấu trúc thành 6 chủ đề (bảng sau). Mỗi
chủ đề bao gồm hệ thống các bài học mới và một bài ôn tập ở cuối mỗi chủ đề.
- Cuốn sách Tự nhiên và xã hội lớp 1 gồm 22 bài học và 6 bài ôn tập như
bảng sau.
Bảng: Nội dung các chủ đề và tên các bài học
Các chủ đề
(số tiết)
Gia đình
(11 tiết)
Nội dung
- Thành viên và mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia
đình.
- Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử
dụng an toàn một số đồ dùng
trong nhà.
- Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn
gàng, ngăn nắp.
- Cơ sở vật chất của lớp học,
trường học.
- Các thành viên và nhiệm vụ
của một số thành viên trong lớp
2. Trường
học, trường học.
học (11 tiết)
- Hoạt động chính của học sinh
ở lớp học và trường học.
- An toàn khi vui chơi ở trường
và giữ gìn lớp học sạch đẹp.
Tên bài học
Số tiết
1. Kể về gia đình
2 tiết
2. Ngơi nhà của em
2 tiết
3. Đồ dùng trong nhà
2 tiết
4. An toàn khi sử dụng đồ
dùng trong nhà
2 tiết
5.Ơn tập chủ đề Gia đình
3 tiết
6. Lớp học của em
3 tiết
7. Cùng khám phá trường
học
3 tiết
8. Cùng vui ở trường
2 tiết
9. Ôn tập chủ đề Trường
học
3 tiết
5
3. Cộng
đồng địa
phương (11
tiết)
- Quang cảnh làng xóm, đường
phố.
- Một số hoạt động của người
dân trong cộng đồng.
- An toàn trên đường.
10. Cùng khám phá quang
cảnh xung quanh
2 tiết
11. Con người nơi em sống
2 tiết
12. Vui đón Tết
2 tiết
13. An tồn trên đường
2 tiết
14. Ơn tập chủ đề Cộng
đồng địa phương
3 tiết
- Thực vật và động vật xung
15. Cây xung quanh em
quanh.
16. Chăm sóc và bảo vệ cây
- Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và
trồng
vật nuôi.
4. Thực vật
17. Con vật quanh em
và động vật
(13 tiết)
18. Chăm sóc và bảo vệ vật
ni
19. Ơn tập chủ đề Thực vật
và Động vật
5. Con
người và
sức khỏe
(15 tiết)
- Các bộ phận bên ngoài và giác 20. Cơ thể em
quan của cơ thể.
21. Các giác quan của cơ
- Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và
thể
an toàn.
22. Ăn, uống hằng ngày
- Bầu trời ban ngày, ban đêm.
6. Trái đất - Thời tiết.
và bầu trời
(9 tiết)
3 tiết
3 tiết
3 tiết
2 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết
2 tiết
23. Vận động và nghỉ ngơi
2 tiết
24. Tự bảo vệ mình
2 tiết
25. Ơn tập chủ đề Con
người và sức khỏe
3 tiết
26. Cùng khám phá bầu trời
3 tiết
27. Thời tiết ln thay đổi
3 tiết
28. Ơn tập chủ đề Trái đất
và bầu trời
3 tiết
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thuận lợi:
- Trường TH Nguyễn Văn Trỗi nằm ở trung tâm của thành phố Thanh Hóa, là
một trong những trường được xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cả về chất và
lượng. Mỗi phịng học đều có trang bị tivi, máy chiếu, tài liệu SGK và sách tham
khảo được bổ sung đầy đủ, kịp thời phục vụ cho công tác dạy và học. Đặc biệt là
6
năm đầu tiên áp dụng chương trình GDPT 2018 nhưng ngay từ đầu năm học nhà
trường đã đầu tư mua sắm đủ SGK cùng những tài liệu tham khảo khác ... Nhà
trường tổ chức được việc dạy học 2 buổi/ngày. Đây cũng là một thuận lợi cho mục
tiêu nâng cao chất lượng dạy học
- Ban giám hiệu nhà trường cùng với chun mơn tổ ln có sự chỉ đạo và
quan tâm sát đến công tác chuyên môn. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường và
nhất là các thầy cô giáo lớp 1 đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trẻ, khỏe, nhiệt tình, có
tình thần học hỏi, trau dồi chun môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề ... Tất cả các
giáo viên dạy lớp 1 đều được trực tiếp tham gia tập huấn chương trình GDPT 2018.
- Học sinh lớp 1 là đối tượng nhận được sự quan tâm, ưu ái của cả gia đình và
nhà trường.
- Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
được thiết kế đẹp mắt, với nhiều hình ảnh giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu kiến
thức. Cùng với đó là Hành trang số rất tiện lợi cho GV, HS sử dụng trong quá trình
học.
+ Cách trình bày chung của cuốn sách: Tất cả các bài học trong sách là những
câu chuyện của lớp 1A của các em học sinh Minh và Hoa - nhân vật chính của
cuốn sách. Các hoạt động và hình ảnh trong sách được diễn ra tại lớp, trường, gia
đình và cộng đồng xung quanh của các em. SGK có hệ thống hoạt động phong
phú, hấp dẫn. Lồng ghép nhiều hoạt động, trị chơi hấp dẫn giúp giáo viên có thể
sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau.
+ Cách trình bày của một bài học: Sách được trình bày 4 màu, hình ảnh đẹp
mắt, sinh động, thiết kế mở. Mỗi bài học bao gồm một hay nhiều tiết học. Mỗi tiết
học được trình bày trong hai trang mở nên thuận lợi cho học sinh theo dõi trong
quá trình học (khi mở ra học sinh có thể nhìn cùng một lúc cả 2 trang đó). Ở cuối
bài là hình tổng kết thái độ, hành vi của học sinh, đây là gợi ý và mong muốn đạt
được ở học sinh sau mỗi bài học theo hướng phát triển năng lực. Sách có những
gợi ý cho học sinh tự lực, sáng tạo để tạo ra sản phẩm học tập thể hiện kết quả học
tập của mình sau khi học. Cuối mỗi chủ đề có hoạt động tự đánh giá của học sinh
và gợi ý một sản phẩm học tập mà học sinh có thể tự làm được.
2.2.2. Khó khăn
- Đây là năm đầu tiên áp dụng chương trình GDPT 2018. Đi kèm với sự thay
đổi đó là các quy trình dạy, tài liệu dạy và học có sự thay đổi. Bản thân tôi và các
đồng nghiệp cũng như HS, PH khơng tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn khi tiếp
cận.
- Nhiều GV và đa phần phụ huynh đều xem đây là môn phụ nên không quan
tâm, không xem trọng bộ môn này, ... Phần lớn học sinh chưa thật sự ham thích
mơn học. Trong học tập các em thường chưa chú ý, chưa tập trung. Vì vậy các kiến
thức đã được học các em chỉ nhớ máy móc, “học vẹt” chứ chưa có kỹ năng phân
tích, khái quát để hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng. Các kỹ năng trong
hoạt động học tập được hình thành ở mức đô thấp. Nên chất lượng học môn TNXH
chưa cao.
Một số giáo viên chưa chú trọng đúng mức dạy học mơn TNXH; giáo viên
cịn “ngại” đầu tư trong soạn giảng, trong việc thiết kế bài dạy cũng như tổ chức
-
7
các hoạt động học tập để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Vì vậy chất
lượng học môn TNXH chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học. Thực tiễn
dạy học môn TNXH trong trường tiểu học cịn có những bất cập nhất định; chưa
phát huy được tính tích cực, hứng thú trong học tập của các em.
2.3. Các giải pháp được áp dụng
2.3.1. Giải pháp 1: Sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học
Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và
học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả, q trình giáo dục, giảng dạy đối với các môn
học trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi
mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện
cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa
thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng
lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ
năng học tập và thực hành.
Thiết bị đồ dùng dạy học là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới
phương pháp dạy học ở tiểu học. Khi nói đến việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy
học, người giáo viên nghĩ ngay đến các vật dụng trực quan cụ thể, các vật, hoá
chất, mẫu vật, mơ hình, tranh ảnh... Các tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, vở bài
tập, phiếu bài học…
Môn Tự nhiên và Xã hội là mơn học có trên 90% số tiết cần sử dụng thiết bị
dạy học. Thiết bị dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội khá đa dạng, bao gồm:
Vật thật, mẫu vật, tranh ảnh, mô hình, các phương tiện nghe nhìn… Trước đây
người ta quan niệm thiết bị dạy học chỉ là phượng tiện minh họa cho lời giảng của
giáo viên. Ngày nay người ta coi thiết bị dạy học chẳng những là phương tiện minh
họa cho lời giảng của giáo viên mà còn là phương tiện giúp giáo viên tổ chức và
điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, là phương tiện phát triển tư duy và là
một mắt xích quan trọng trong quá trình dạy học.
Muốn nâng cao hiệu quả khi sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học phải tuân theo
những nguyên tắc sau đây:
- Phải sử dụng thiết bị, ĐDDH triệt để trong việc khai thác nội dung bài học.
- Thiết bị đồ dùng dạy học phải gắn với nội dung của sách giáo khoa.
- Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn.
- Phù hợp với kế hoạch bài học.
- Đúng mục đích, đúng yêu cầu, đúng lúc, đúng chỗ.
- Tự làm và cải tiến đồ dùng dạy học phải phù hợp điều kiện kinh tế nhưng
vẫn phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học, thẩm mĩ. Khơng có một đồ dùng
dạy học nào là vạn năng chỉ có thể sử dụng hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối
tượng và kết hợp sự khéo léo mới đem lại hiệu quả thiết thực cho giờ dạy.
Việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học có thể áp dụng khi dạy bài mới, khi
luyện tập thực hành hoặc ôn tập củng cố.
Ví dụ khi dạy bài Lớp học của em (tiết 1) – Chủ đề: “Trường học”
Ở hoạt động “Thực hành”: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Hỏi- đáp
về đồ dùng trong lớp học
Mục tiêu:
8
+ Nhận biết được các loại đồ dùng, thiết bị có trong lớp học.
+ Tạo khơng khí vui vẻ trong học tập.
Chuẩn bị:
+ 3 quả chuông báo lệnh;
+ Hệ thống các câu hỏi: Kể tên 3 đồ dùng trong lớp học; kể tên 3 đồ dùng,
thiết bị treo trên tường; HS thường trưng bày sản phẩm sáng tạo của mình ở đâu
trong lớp học?,...
Tổ chức trò chơi: GV chia lớp thành 3 nhóm
Sau khi nghe câu hỏi từ GV, nhóm nào bấm chuông trước sẽ được quyền trả
lời. Nếu đúng được tính 10 điểm, nếu sai nhóm khác được quyền trả lời.
Kết thúc trị chơi, nhóm được nhiều điểm là nhóm thắng cuộc.
Ở hoạt động này yêu cầu cần đạt: HS nhận biết và kể tên được đồ dùng, thiết
bị trong lớp học.
9
( Ảnh chụp một tiết dạy Tự nhiên và xã hội lớp 1 trên PowerPoin )
Trong chương trình đổi mới, việc áp dụng CNTT trong giảng dạy cũng đạt
hiệu quả cao. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến việc sử dụng phần mềm Violet và
MicroSoft PowerPoin… Phần mềm MicroSoft PowerPoin là cơng cụ tạo bài trình
chiếu giúp HS quan sát và dễ dàng nhận biết, tiếp thu bài học nhanh hơn, hiểu
được những điều mà giáo viên truyền đạt. Còn phần mềm Violet là phần mềm công
cụ giúp giáo viên có thể xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của
mình một cách nhanh chóng bên cạnh việc tham khảo các bài giảng điện tử của
đồng nghiệp khắp mọi miền tổ quốc. So với các phần mềm khác, Violet chú trọng
tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác … rất phù
hợp với HS tiểu học trong đó có HS lớp 1. Bên cạnh đó, chương trình GDPT 2018
nói chung trong đó có bộ sách “ Kết nối tri thức với cuộc sống” nói riêng ngồi
bản cứng là SGK cịn có bản mềm học liệu điện tử “ hanhtrangso.nxbgd.vn” rất
thuận lợi cho việc dạy học trong đó có dạy học Tự nhiên và xã hội lớp 1.
2.3.2. Giải pháp 2: Tổ chức tốt các tiết dạy học ngoài thiên nhiên
Để thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Mỗi thầy cơ giáo là người hướng dẫn cho học sinh khám phá, hoạt
động bằng nhiều hình thức dạy học phong phú. Các mơn học về Tự nhiên và Xã
hội có nhiều nội dung gấn liền với môi trường Tự nhiên và Xã hội của địa phương,
nơi các em học sinh đang sinh sống. Vì vậy việc tổ chức các tiết học ngồi lớp học
là hết sức cần thiết. Có nhiều bài học nếu có điều kiện nên tổ chức cho học sinh
học ngồi lớp học ở những địa điểm thích hợp như sân trường, vườn trường, khu
vực gần trường. Việc học ngoài thiên nhiên giúp học sinh có biểu tượng rõ nét, cụ
thể về sự vật, hiện tượng nên nắm bài tốt hơn. Đồng thời rèn luyện các kĩ năng
quan sát, phát triển tư duy cụ thể. Mặt khác dạy học ngoài thiên nhiên cũng bồi
dưỡng cho học sinh tình cảm đối với thiên nhiên, thói quen hợp tác, học hỏi lẫn
nhau. Ngồi học theo nhóm, học sinh cịn được tham gia trị chơi vận động, tiếp
cận và tận hưởng khơng khí trong lành của môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, để
10
tổ chức những tiết học này đòi hỏi giáo viên phải làm việc gấp đơi, thậm chí gấp ba
so với những giờ học thơng thường. Vì ngồi hướng dẫn bài học, giáo viên còn
phải làm dụng cụ dạy học, tổ chức tiết học cho phù hợp với địa điểm, không gian,
nội dung bài học.
Dạy học ngoài thiên nhiên là tạo điều kiện để HS quan sát thiên nhiên bằng
phương pháp trực quan sinh động, đưa học sinh đến gần với mơi trường thiên
nhiên sẽ kích thích khả năng sáng tạo và phát huy tối đa các kỹ năng của học sinh
gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em. Tổ chức tiết học ngoài thiên nhiên sẽ
giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp qua
các phương tiện dạy học. Các em có điều kiện gần gũi, hiểu biết về thiên nhiên, từ
đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và mơi trường sống xung quanh. Hoạt động ngồi
lớp còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có tác
dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau…
Hình thức dạy học ngồi thiên nhiên cũng rất đa dạng để giáo viên có thể áp
dụng vào trong dạy học
- Các khu vực trong sân trường cho học sinh khám phá. Hãy để cỏ mọc và
động vật làm tổ trong tầm quan sát của học sinh. Khuyến khích học sinh thăm thú,
khám phá và chơi trong khu vực bạn định sẵn.
- Tạo một lớp học ngoài thiên nhiên, nơi các nhóm có thể gặp gỡ để đọc, viết,
vẽ, hoặc tìm hiểu về mơi trường.
- Cho học sinh đi dã ngoại, nếu thời tiết cho phép.
- Phối hợp với công viên ở gần trường. Đến cơng viên để học ngồi thiên
nhiên và chơi miễn phí, đề nghị chính quyền cho phép sử dụng sân chơi vào cuối
tuần. Các mối quan hệ đối tác này có thể đặc biệt quan trọng đối với các học sinh
thành thị, có thu nhập thấp và những người có ít cơ hội đến thăm khơng gian thiên
nhiên.
- Cho học sinh đi bộ để quan sát mơi trường, thực hành chánh niệm hoặc hồn
thành một nhiệm vụ nhóm.
- Lập kế hoạch cho một chuyến đi thực địa, nơi học sinh có thể trải nghiệm
thiên nhiên mà khơng có cơng nghệ. Trong khi các chuyến đi qua đêm có thể tốn
kém với học sinh, cuộc phiêu lưu trong một ngày có thể thật thú vị mà vẫn đem lại
lợi ích lâu dài.
- Mơ hình trải nghiệm thiên nhiên. Khám phá những địa điểm mới trong sân
chơi, chơi với những chiếc lá rơi, nói những gì bạn thấy và u thích ở ngồi trời.
Trong phạm vi và điều kiện thực tế của nhà trường, giáo viên có thể lựa
chọn một hình thức phù hợp .
Ví dụ 1: Khi dạy bài 15: Cây xung quanh em ( TN&XH
lớp 1, Trang 60-63 )
Tôi tổ chức cho học sinh dạy học trong khu vực sân trường.
Qua tiết học, các em được trực tiếp quan sát những lồi cây có
trong vườn trường qua bước sau:
- Bước 1: Quan sát một số cây trong vườn trường.
- Bước 2: Thảo luận theo các yêu cầu sau: Tên cây là gì? Nó
được trồng ở đâu? Chỉ ra các bộ phận: rễ, thân, lá, …
11
- Bước 3: Hết thời gian quan sát theo nhóm tôi tập hợp lớp để báo cáo kết quả
làm việc.
( Ảnh giáo viên và một nhóm học sinh trong tiết học ngồi thiên nhiên)
Ví dụ 2: Khi dạy bài 26 “ Cùng khám phá bầu trời” ( TN&XH lớp 1 ,
trang 108 -113)”, tôi đã tổ chức cho học sinh quan sát ngồi trời để các em biết
được vai trị của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Qua các bước sau:
- Bước 1: Quan sát phong cảnh xung quanh trường.
- Bước 2: Thảo luận trong nhóm theo các gợi ý sau:
+ Nêu ví dụ về vai trị của mặt trời đối với con người, động vật và thực vật.
+ Nếu khơng có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất ?
- Bước 3: Hết thời gian quan sát theo nhóm tơi tập hợp lớp để báo cáo kết quả
làm việc.
Với cách tổ chức và thực hiện như trên, mọi cá nhân đều được hoạt động, đều
được tiếp cận với đối tượng quan sát chính là nội dung học tập. Từ đó các em kết
luận vấn đề qua việc quan sát của mình.
Qua cách làm này, từng em chủ động trong học tập, tích cực, tự giác thi đua
với nhau. Đồng thời phát huy được cách suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề theo cách
riêng của mình. Tránh được sự rập khn một chiều theo lời thuyết giảng của giáo
viên, các em hiểu thêm được nhiều vấn đề hơn qua các ý kiến của các bạn khác.
Cũng từ cách thức tổ chức dạy học như vậy, tất cả mọi đối tượng học sinh đều tích
cực tìm hiểu, khám phá. Những học sinh học yếu, nhút nhát,… cũng có điều kiện
bộc lộ khả năng của mình mà khơng sợ sai (vì có vật thực ngay trước mắt mình) từ
đó từng bước khắc phục tính tự ti của các em và tạo cho các em niềm tin trong học
tập.
2.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học Tự
nhiên xã hội
Đối với học sinh lớp 1, ở lứa tuổi này các em còn mang đậm tính hồn nhiên,
sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp
12
với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp
nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp
của các em “học mà chơi, chơi mà học” thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và
tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt được cao hơn.
Trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội, giáo viên chú ý sử dung kết hợp nhiều
bài tập, hoạt động có tính chất trị chơi chính là đưa học sinh đến với các hoạt động
vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Những bài tập, hoạt động
có tính chất trị chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình,
chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học và phát huy
hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh.
* Một số nguyên tắc và yêu cầu khi thiết kế trò chơi học tập
Tổ chức trò chơi học tập mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều
kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, song
muốn tổ chức được trò chơi trong dạy mơn tốn có hiệu quả cao thì địi hỏi mỗi
giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các nguyên
tác và yêu cầu sau:
- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả
năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú, dễ thực hiện.
- Trị chơi phải chuẩn bị chu đáo, khơng tốn nhiều thời gian và sức lực để khỏi
ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến các tiết
học khác.
- Trò chơi phải gây hứng thú và thu hút được tất cả các học sinh tham gia.
- Quan trọng hơn trò chơi phải gắn với mục đích củng cố, khắc sâu nội dung
bài học chứ khơng đơn thuần chỉ là giải trí.”
* Cấu trúc của trị chơi học tập.
- Tên trị chơi.
- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trị chơi nhằm ơn luyện, củng cố kiến thức,
kĩ năng nào. Mục đích của trị chơi sẽ qui định hành động chơi được thiết kế trong
trò chơi.
- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học
tập.
- Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi qui định đối với người
chơi, qui định thắng thua của trò chơi.
- Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi.
- Tuyên dương, khen thưởng, công bố người ( đội) thắng cuộc.
* Cách tổ chức chơi:
- Thời gian tiến hành thường từ 5 - 7 phút, thậm chí ít hơn có thể 1 - 3 phút
hoặc nhiều hơn có thể là 10 - 12 phút ( tiến hành ngay đầu tiết học hoặc có thể lồng
ghép trong mỗi bài tập, cuối bài học) nhằm thu hút sự chú ý và củng cố kiến thức
một cách vững chắc hơn qua mỗi loại bài tập tương ứng với mỗi loại kiến thức.
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi
+ Nêu tên trò chơi.
13
+ Hướng dẫn trị chơi bằng cách vừa mơ tả vừa thực hành, nêu rõ qui định
chơi. Luật chơi chặt chẽ, công khai, công bằng và dễ đánh giá.Yêu cầu trò chơi dễ
thực hiện, tránh rắc rối. Các đồ dùng cần thiết cho trò chơi như phiếu học tập, thẻ,
bảng phụ, tranh vẽ, bông hoa, băng giấy, lược đồ, sơ đồ, bảng phụ, máy chiếu ...
Phải đảm bảo tính cơ bản như đồ dùng học tập.
- Cho học sinh chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi .
- Chơi thật.
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm
những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
- Thưởng - phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận
thoải mái và tự giác làm trị chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh.
Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui như hát
một bài, nhảy cị cò…
- Kết thúc: GV hỏi xem HS đã học được những gì qua trị chơi hoặc GV tổng
kết lại những gì cần học qua trị chơi này.
- Giáo viên cần sắp xếp thời gian, thời điểm phù hợp cho mỗi trò chơi. Để xác
định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, giáo viên cần đọc kĩ mục tiêu tiết dạy,
mục tiêu của trò chơi để phân bố thời gian cho hợp lý. Ở những trị chơi hình thành
kiến thức mới, hoạt động này được diễn ra đầu tiết học hoặc đầu một phần nội
dung bài học. Những trò chơi để củng cố nội dung kiến thức đã học thường diễn ra
cuối tiết học hoặc cuối 1 phần nội dung vừa học. Tuy nhiên, trò chơi diễn ra vào
thời điểm nào, giáo viên cũng cần xác định thời gian cho hợp lý, không để ảnh
hưởng đến thời gian của tiết học hoặc thời gian của tiết học khác
- Địa điểm và đối tượng HS tham gia chơi. Phần lớn các trò chơi được diễn ra
trong lớp học. Tuy vậy, với mỗi trị chơi cũng cần có khoảng khơng gian chơi cho
phù hợp.
* Lưu ý:
Việc sử dụng các bài tập, hoạt động có tính chất trị chơi vào dạy học mơn Tự
nhiên – Xã hội chính là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập tạo
khơng khí sơi nổi cho một giờ học. Điều đó địi hỏi giáo viên phải xác định rõ yêu
cầu bài dạy cần đạt. Trên cơ sở đó xác định cần đưa bài tập, hoạt động có tính chất
trị chơi vào lúc nào? Chính vì vậy, trong một giờ học Tự nhiên – Xã hội có sử
dụng các bài tập, hoạt động có tính chất trị chơi, để phát huy được hiệu quả, khơi
dậy được sự hứng thú học tập của học sinh, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
– Khơi dậy lịng say mê thích học hỏi của học sinh, làm cho học sinh cảm
thấy thực sự u thích mơn học khơng nên gị ép các em theo một khn thước
nhất định. Biết trân trọng sự sáng tạo của học sinh.
– Các bài tập, hoạt động có tính chất trị chơi phải góp phần thực hiện mục
tiêu bài dạy. Phải được chuẩn bị kĩ phù hợp với đối tượng học sinh cả về thẩm mĩ
và nội dung và hoạt động.
– Khơng nên tổ chức kéo dài trị chơi sẽ ảnh hưởng tới mạch kiến thức. Cần
biết tổ chức cho khéo trò chơi học tập cần mang đúng nghĩa học mà chơi, chơi mà
học, tránh sự thái quá.
14
– Trò chơi chỉ áp dụng với mỗi bài 1 lần. Nếu là các hoạt động, bài tập, trò
chơi khám phá nội dung kiến thức bài học thì cần thu hút đông đảo học sinh tham
gia, tránh hiện tượng chỉ có một nhóm học sinh tham gia.
*Một số trị chơi cụ thể
Ví dụ 1: Trị chơi “ Ai nhanh hơn”
Áp dụng khi dạy bài “ Đồ dùng trong nhà” (SGK TN&XH lớp 1- Trang 14
-17)
Thời gian : 5phút
Mục đích : giúp học sinh trả lời đúng và nhanh các đò dùng trong nhà
Hình thức tổ chức : theo 3 nhóm
Chuẩn bị : máy chiếu
Cách tiến hành:
+ GV đọc câu đố trên màn hình chiếu để HS trả lời
+ HS giải đố ở từng câu, khi trả lời xong đáp án (đồ vật) hiện ra trên màn
hình: tủ quần áo, đơi dép, cái gương, bát đĩa.
Ơ số 1: Cái gì sừng sững
Đứng ở góc nhà
Bé mở cửa ra
Lấy quần áo đẹp (Tủ quần áo)
Ơ số 2: Ai muốn chân sạch
Thì dùng đến tơi
Nhưng phải một đơi
Đơi gì thế nhỉ? (Đơi dép)
Ơ số 3: Lấp la lấp lánh
Treo ở trên tường
Trước khi đến trường
Bé soi chải tóc (Cái gương)
Ơ số 4: Miệng tròn, lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày (Bát đĩa)
Kết thúc trị chơi tun dương nhóm có bạn thắng cuộc.
Ví dụ 2: Trị chơi “Ai đúng hơn”
- Áp dụng vào bài 20 " Cơ thể em" (SGK Tự nhiên và xã hội lớp 1 - Trang
82 - 87)
Thời gian : 5phút
Mục đích : giúp học sinh kể đúng và nhanh các bộ phận trên cơ thể người
Luật chơi : kể đúng tên các bộ phận trên cơ thể người
Hình thức tổ chức : theo nhóm
Chuẩn bị : Tranh cơ thể người phóng to
Cách tiến hành:
+ Giáo viên treo tranh vẽ cơ thể người đã được phóng to lên bảng
+ Yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn lên chơi
+ Từng học sinh được cử lần lược lên bảng vừa chỉ vừa nói tên các bộ phận
của cơ thể. Trong một phút bạn nào kể đúng và nhiều tên bộ phận của cơ thể là bạn
đó thắng.
15
Kết thúc trị chơi tun dương nhóm có bạn thắng cuộc.
Ví dụ 3: Trị chơi : Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang
-Áp dụng phần khởi động bài : Ăn, uống hằng ngày
Thời gian :5 phút
Mục tiêu : Khởi động gây hứng thú trước khi vào bài mới
Cách tiến hành :
Khi GV hô :
+ “ Con thỏ” : Người chơi sẽ để 02 bàn tay lên hai bên đầu và vẫy vẫy, tượng
trưng cho hai tai thỏ
+ “Ăn cỏ” : Người chơi phải chụm 05 ngón tay phải lại và đặt vào lòng bàn
tay trái
+ “ Uống nước” : Các ngón tay phải chụm lại và đưa lên gần miệng
+ “ Vào hang” : Đưa các tay phải chụm lại vào tai
- Lúc đầu GV vừa hô vừa làm đúng các động tác để cả lớp làm theo. Sau vài
lần GV bắt đầu hô nhanh và sai động tác. Nếu có HS nào làm sai theo GV thì bị
bắt. Làm đi làm lại nhiều lần tương tự để bắt được một số HS. Những HS đó sẽ bị
phạt theo qui định của GV
Kết thúc trò chơi : GV nhắc lại con thỏ ăn gì ? và giới thiệu bài học mới
2.3.4. Giải pháp 4: Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc học tập
bộ môn Tự nhiên và xã hội.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây.
Vì lợi ích trăm năm trồng người”. GV chính là những người gieo hạt, người trồng
cây. Vậy để có mầm cây xanh khỏe mạnh đáp ứng nhu cầu cao của thời đại cơng
nghệ thì bản thân GV ngồi việc tìm tịi, trau dồi nghiệp vụ bản thân cũng luôn trăn
trở với sự nghiệp trồng người tạo ra những mầm xanh của mình khơng chỉ có kiến
thức mà cịn có cả những kĩ năng sống. Trong q trình dạy học bộ mơn, tơi đã tiến
hành lồng ghép kĩ năng sống vào trong các bài học cụ thể.
Một là: Rèn kỹ năng tự nhận thức cho HS
Kĩ năng tự nhận thức là tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định được
mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, biết vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà,
ở trường và ở cộng đồng (bài 2 Chúng ta đang lớn lớp 1).
Ví dụ: Khi học bài 3 "Đồ dùng trong nhà" (SGK tự nhiên và Xã hội lớp 1 Trang 14 - 17) tơi sẽ kết hợp với gia đình cùng giáo dục cho các em kĩ năng tự
nhận biết và phân biệt được các đồ dùng có trong nhà của các em. Khơng những
thế, tơi cịn giúp các em nhận thức được các đồ dùng đó dùng vào trong cơng việc
gì? Lợi ích, tác dụng của từng đồ dùng ấy ... Như rổ đựng rau, thức ăn; cốc dùng
để uống nước; bàn dùng để ngồi làm việc, ngồi học; quạt dùng để cung cấp gió mát
cho những ngày nóng nực; nồi dùng để nấu cơm ... Với người lớn thì đó là chuyện
rất đơn giản nhưng với học sinh lớp 1, để nhận biết được tên từng loại đồ dùng và
cách sự dụng, lợi ích của từng đồ dùng thì đó là việc khơng hề đơn giản...Từ đó tơi
cịn định hướng và hướng dẫn cho các em ý thức biết sắp xếp đồ dùng trong gia
đình giúp bố mẹ sao cho gọn gàng, đúng nơi quy định.
16
(Ảnh: Học sinh được bố mẹ hướng dẫn nhận biết dồ dùng trong nhà)
Ví dụ: Khi học bài 15 "Cây xung quanh em" (SGK Tự nhiên và xã hội lớp
1 - Trang 60- 65), từ việc nhận biết tên một số loài cây quen thuộc ở xung quanh
nơi ở, học tập. Tơi cịn giúp cho các em tự nhận thức được một số bộ phận của cây
như rễ, thân, lá, hoa, quả ... thơng qua việc thảo luận nhóm.
( Ảnh học sinh đang thảo luận nhóm)
Hai là: Rèn kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ
Qua kĩ năng này, học sinh biết cách tự phục vụ: rửa mặt, đánh răng, tắm, tự
bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân,
vệ sinh mơi trường, dinh dưỡng, phịng bệnh và an tồn ở nhà, ở trường, ở nơi
cơng cộng.
Ví dụ: Khi dạy bài 20 "Cơ thể em" ( SGK Tự nhiên và xã hội lớp 1 - Trang
82 - 87) , giáo viên biết cách định hướng và hướng dẫn cho học sinh kĩ năng tự
phục vụ để giữ gìn vệ sinh co thể của mình như tự đánh răng vào mỗi buổi sáng -
17
tối, biết tự lựa chọn trang phục và tự mặc trang phục của mình khi ở nhà cũng như
khi đến trường; biết tự chải tóc, buộc tóc cho mình .....
Ba là: Rèn kĩ năng làm chủ bản thân
Qua kĩ năng này giúp học sinh biết đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện
cơng việc và biết ứng phó với căng thẳng trong những tình huống của cuộc sống
một cách tích cực.
Ví dụ: Khi dạy bài 27 "Thời tiết thay đổi" ( SGK Tự nhiên và xã hội lớp 1 Trang 114 -119) , ở hoạt động vận dụng - tôi cho học sinh lựa chọn trang phục
phù hợp khi đi biển vào mùa hè; khi trời trở lạnh hay khi thời tiết ấm áp ...
Bốn là: Rèn kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp; Lắng nghe tích cực; Phản
hồi xây dựng; Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với bạn bè trong lớp, trường,
với những người có hồn cảnh khó khăn. Bài Nhận biết các vật xung quanh lớp 1)
Ví dụ: Khi học chủ đề 1 "Gia đình" học sinh có thể mạnh dạn, tự tin đứng
lên trước lớp để giới thiệu về các thành viên trong gia đình của mình. Từ đó rèn
cho các em sự tự tin, mạnh dạn và kĩ năng nói trước đông người mà cụ thể là trước
tập thể lớp.
( Ảnh học sinh mạnh dạn, tự tin khi kể về gia đình mình)
2.4.Hiệu quả của SKKN
Qua việc vận dụng các giải pháp nêu trên vào thực tế dạy học vào môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 1, tơi nhận thấy mình đã giúp học sinh tự hồ mình vào cuộc
“chơi mà học - vui mà học”. Các hoạt động trò chơi cũng tạo cho học sinh tác
phong linh hoạt, nhanh nhẹn trong hoạt động học tập và trong giao tiếp. Những học
sinh thường nhút nhát, thụ động trong giờ học giờ đây đã chuyển sang chủ động
chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Sự thích thú đó
đã giúp các em từ việc ít chuẩn bị bài trước ở nhà giờ đã có thói quen chuẩn bị kĩ
bài trước khi đến lớp. Những học sinh giỏi thì ngày càng tự tin, năng động hơn.
Các em biết chia sẻ, hợp tác với nhau, thân thiện, vui vẻ với bạn để hoàn thành
nhiệm vụ học tập…Nhờ vậy, giáo viên có thể kiểm sốt được chặt chẽ hoạt động
18
của từng em, dễ dàng giúp đỡ các em. Nhờ vận dụng các giải pháp đó mà hoạt
động học tập nên tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, vì kiến thức đã được các em tiếp
thu một cách chủ động. Tiết học sinh động hẳn lên và mang lại hiệu quả cao. Đồng
thời bản thân tơi cũng có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn trò chơi sao
cho phù hợp, đảm bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập. Các
hoạt động dạy học trên lớp cần tạo được hứng thú học tập qua việc tự làm thêm đồ
dùng dạy học (vật liệu dễ tìm) đẹp, lơi cuốn học sinh cùng tham gia, góp phần thúc
đẩy động cơ học tập của học sinh.
Qua một thời gian vận dụng cách làm nói trên, trước khi tổng kết tôi tiến hành khảo sát
chất lượng để đối chiếu và cho thấy kết quả như sau:
Kết quả trước khi áp
Kết quả sau khi áp dụng
dụng
Tiêu chí đánh giá
Đạt Y/C
Đạt Y/C
Chưa đạt Y/C
Chưa đạt Y/C
trở lên
trở lên
Hứng thú học tập
18 em
31 em
41 em
6 em
Kết quả học tập
35 em
14 em
40 em
0 em
Nhận xét : Từ bảng kết quả trên cho thấy chất lượng các mặt được nâng lên
rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa đạt được kết quả cao (do nhiều lý do
khác nhau). Song tôi tin rằng với cách làm này, đồng thời giáo viên phối hợp đồng
bộ với các phương pháp, hình thức khác nữa thì chắc chắn rằng chất lượng học tập
môn TNXH sẽ từng bước được nâng cao một cách vững chắc.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
" Xung quanh chúng ta có biết bao điều kì diệu
Mà ta mới biết chẳng được bao nhiêu
Chuyện trên trời với trăng, sao, nắng, gió
Chuyện ở trong nhà, chuyện ở ngồi xóm ngõ
Vì sao lại thế ? Tại vì sao lại thế?"
Đúng như vậy! Thế giới xung quanh ta - thế giới tự nhiên với bao điều kì thú.
Để dạy học sao cho tất cả học sinh đều làm việc và có những hiểu biết một cách cơ
bản là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy.
Đây là cách dạy học thông qua các hoạt động bằng tay của bản thân từng em học
sinh. Bởi vì muốn biết làm một việc gì thì phải tự tay mình làm việc đó. Qua việc
các em thực làm thì kiến thức mà các em khám phá được thơng qua các trị chơi
học tập sẽ in sâu, in đậm vào trí nhớ các em .
Trong quá trình đất nước hội nhập, địi hỏi giáo viên phải tìm tịi, sáng tạo
những phương pháp dạy học sao cho tốt nhất, phù hợp với phương pháp tích cực
hố hoạt động học tập của học sinh, làm cho học sinh chiếm lĩnh được kiến thức.
Vì thế, địi hỏi chúng ta phải biết đổi mới các hình thức và phương pháp dạy học
vào giảng dạy. Làm sao cho mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ
mình và được phát triển. Để mỗi tiết học đạt được hiệu quả cao thì những phương
pháp và đồ dùng dạy học chính là công cụ giúp cho giáo viên thành công. Giáo
viên cũng cần tìm tịi, học hỏi để có được nhiều ý tưởng giúp học sinh phát triển kĩ
19
năng tư duy, sáng tạo. Sự thành cơng đó là động lực thúc đẩy chúng ta hăng say
trong giảng dạy
3.2.Kiến nghị
3.2.1. Đối với giáo viên
- Cần tích cực trang bị thêm những hiểu biết về các phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học theo định hướng năng lực. Là giáo viên phải biết chăm lo, trang bị
cho học sinh của mình một lượng kiến thức cần có của cấp học để các em có thể
mạnh dạn tự tin hơn. Chất lượng học tập của trị có đạt tốt hay không phần lớn ở
cách tổ chức dạy học và tổ chức các hoạt động trò chơi của thầy nhằm giúp cho
học sinh hứng thú học tập, các em làm việc liên tục nhưng khơng mệt mỏi, chán
nản.
- Có sự kiên trì, đam mê với dạy học.
3.2.2. Đối với nhà trường
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức
dạy học. Tổ chức các buổi sinh hoạt chun mơn có hiệu quả.
- Khuyến khích giáo viên dạy học đổi mới phương pháp dạy học bằng cách
đánh giá đúng mức, hỗ trợ đúng mức đối với các hoạt động dạy học.
3.3.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
- Tổ chức các đợt tập huấn, chuyên đề cấp cụm, cấp huyện về đổi mới phương
pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực bám sát chương
trình giáo dục phổ thơng năm 2018 … để giáo viên và cán bộ quản lí có thể chia sẻ
và tiến bộ, để việc sử dụng phương pháp này ngày càng nhiều hơn, nhuần nhuyễn
và hiệu quả hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình dạy học
Tự nhiên và Xã hội lớp 1. Tôi nghĩ rằng kinh nghiệm mà tôi đã, đang làm này
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tơi rất mong nhận được ý kiến nhận xét,
góp ý từ hội đồng khoa học các cấp cũng như bạn bè, đồng nghiệp để sáng kiến
kinh nghiệm của bản thân ngày càng hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 3 năm 2021
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết
Lê Thị Hà
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn Giáo dục kĩ năng sống; cẩm nang giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh Tiểu học.
2. Phương pháp dạy học các môn học (Lớp 1) NXB Giáo dục.
3. Bộ giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học NXB giáo dục.
4. Bộ SGK Tự nhiên và xã hội - Bộ Kết nối tric thức với cuộc sống(Lớp 1)
5. Hoạt động ngồi giờ chính khóa( Ngơ Thị Un).
6. Sách Hoạt động trải nghiệm lớp 1
7. Kỹ năng sống Poki
8. Đổi mới phương pháp dạy học .
9. Tập san văn học và tuổi trẻ của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
10. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
21
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C
TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
TT
1.
2.
3.
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh
giá xếp loại
(Phịng, Sở,
Tỉnh...)
Đổi mới phương pháp trong việc
Cấp Thành
giải Tốn có lời văn cho học sinh
phố
lớp 3.
Phương pháp dạy Tốn có lời văn
Cấp Tỉnh
cho học sinh lớp 1.
Một số biện pháp rèn kĩ năng
sống cho HS Tiểu học thông qua Cấp Thành
các môn học và hoạt động
phố
GDNGLL.
Kết quả
đánh
giá xếp
loại (A,
B, hoặc
C)
Loại B
Loại C
Loại A
Năm học
đánh giá
xếp loại
2009 - 2010
2012 - 2013
2015 - 2016
22
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
TRANG
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trang 1- 2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trang 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trang 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trang 2
2. NỘI DUNG CỦA SKKN
2.1. Cơ sở lí luận.
Trang 2- 5
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Trang 5 - 6
2.3. Các giải pháp được áp dụng.
Trang 6
2.3.1. Giải pháp 1: Sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy
học.
Trang 6 - 9
2.3.2. Giải pháp 2: Tổ chức tốt các tiết dạy học ngoài thiên
Trang 9 - 11
nhiên.
2.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng hiệu quả trò chơi học tập trong
Trang 11 - 14
dạy học Tự nhiên xã hội.
2.3.4 Giải pháp 4: Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua
Trang 14 - 17
việc học tập bộ môn Tự nhiên và xã hội.
2.4. Hiệu quả đạt được.
Trang 17 -18
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 18
Trang 18 - 19