Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Kỹ thuật lâm sinh chuyên đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 164 trang )

ThS. PHẠM THỊ HUYỀN

Bài giảng

KỸ THUẬT LÂM SINH CHUYÊN ĐỀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017
1


2


LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng “Kỹ thuật lâm sinh chuyên đề” được viết mới, là môn học tự
chọn của khối kiến thức ngành Lâm sinh và là môn học trong chuyên mơn hóa
kỹ thuật lâm sinh, chun mơn hóa tổng hợp của ngành Lâm nghiệp trong
Chương trình Giáo dục Đại học ban hành theo Quyết định số 468/QĐ-ĐHLNĐT ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp.
Với tính chun ngành cao, mơn học cung cấp cho sinh viên những
nguyên lý và kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho một số loại rừng có tính đặc thù
như: tre trúc, song mây và những lồi thực vật có khả năng cung cấp thực phẩm,
tinh dầu, dược liệu, nhựa mủ.
Môn học cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để có
thể ứng dụng kỹ thuật lâm sinh trong quản lý, kinh doanh và phát triển rừng tre
trúc, song mây, nhóm cây cho tinh dầu, nhóm cây cho thực phẩm, nhóm cây cho
dược liệu, nhóm cây cho nhựa mủ theo hướng thâm canh nâng cao năng suất,
chất lượng và phát triển bền vững.
Bố cục của bài giảng được chia thành 3 chương tương ứng với 3 chuyên đề:
- Chương 1: Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tre trúc;
- Chương 2: Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng song mây;
- Chương 3: Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho nhóm lồi cây cung cấp thực


phẩm, dược liệu, tinh dầu, nhựa mủ.
Để thuận lợi cho giảng viên trong quá trình giảng dạy và sinh viên học
tập, sau khi kết thúc mỗi chương đều có danh mục tài liệu tham khảo chính và
câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận, bài tập thực hành.
Bài giảng “Kỹ thuật lâm sinh chuyên đề” được hoàn thành, tơi đã nhận
được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý trong ngành và đồng
nghiệp. Đặc biệt là những góp ý của 2 Phản biện và Hội đồng nghiệm thu. Tôi
xin trân trọng cảm ơn những đóng góp đó.
3


Kỹ thuật lâm sinh chuyên đề là vấn đề rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực:
Thực vật học, sinh thái, sinh lý, kỹ thuật lâm sinh, trồng rừng và cả các yếu tố
kinh tế - xã hội, song do giới hạn về thời lượng tín chỉ nên bài giảng chỉ soạn
theo Chương trình của Đề cương chi tiết đã được phê duyệt. Mặc dù đã cố gắng
nhưng do Bài giảng này lần đầu tiên được xuất bản nên không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chia sẻ của các
nhà khoa học, của đồng nghiệp và người học. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi theo
địa chỉ: Bộ mơn Lâm sinh, Khoa Lâm học – Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân
Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

4


Chương 1
KỸ THUẬT LÂM SINH ÁP DỤNG CHO RỪNG TRE TRÚC
1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Tài nguyên tre trúc

Tre trúc thuộc lớp cây một lá mầm, họ hòa thảo (Poaceac). Ở Nước ta
thường gọi chung là tre - nứa - trúc, nứa đặc trưng cho các lồi vách thân khí
sinh mỏng; Tre đặc trưng cho các loài mọc cụm vách thân khí sinh dầy; Trúc
đặc trưng cho các lồi mọc tản.
1.1.1.1. Trên thế giới
Diện tích rừng tre trúc trên thế giới vào thế kỷ 21 khoảng 20 triệu ha,
chiếm gần 1% tổng diện tích rừng trên tồn thế giới, với 1250 loài, 70 chi. Phân
bố ở mọi châu lục trừ châu Âu. Phân bố nhiều ở những khu vực nhiệt đới và á
nhiệt đới (Zhou Fangchun 2005). Châu Á rất giàu có về tài nguyên tre trúc cả về
số lượng và chủng loại với 65 chi 900 loài (Rao and Rao 1995, 1999). Trung
Quốc là nước có diện tích rừng tre trúc lớn nhất thế giới với khoảng 50 chi và
500 lồi.
Bảng 1.1. Diện tích, số lượng lồi và chi tre trúc trên thế giới
TT
Tên nước
Diện tích (triệu ha)
Chi Lồi
1
Trung Quốc
9,600
50
500
2
Ấn Độ
7,000
19
136
3
Mianma
1,786

19
90
4
Thái Lan
0,810
13
60
5
Bănglađét
0,600
13
30
6
Kam Phu Chia
13
30
7
Việt Nam
1,492
16
92
8
Nhật Bản
0,141
13
230
9
Inđơnêxia
0,060
9

30
10 Malaysia
0,421
10
50
11
Philippin
0,052
1
55
12 Phía Nam Hàn Quốc
0,008
10
13
13 Sri Lanca
0,002
7
14
14 Châu Đại Dương và các đảo khu
0,200
6
10
vực Thái Bình Dương
15 Mỹ (Nam Mỹ và Bắc Mỹ)
1,500 - 2,500
17
270
16 Châu Phi (bao gồm cả Madagasca)
1,500 - 2,500
14

50
(Nguồn từ Zhou Fangchun,2005. Thu thập những hoạt động nghiên cứu về tre trúc)
5


1.1.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới là vùng phân bố của tre
trúc. Năm 1923 trong bộ sách: Thực vật chí Đơng Dương” do Le Comte chủ
biên đã thống kê ở Việt Nam có 61 loài tre trúc.
Năm 1976, riêng ở Miền Bắc Việt Nam đã thống kê được 45 loài tre trúc
khác nhau thuộc 31 chi.
Năm 1995, Biswas cơng bố Việt Nam có 92 loài thuộc 16 chi.
Năm 1999, Phạm Hoàng Hộ đã phân loại các loài tre trúc ở Việt Nam và
ghi nhận 123 loài của 23 chi.
Năm 2004, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Xia Nianhe, Li Dezhu và Lê Viết Lâm
đưa ra Danh sách các lồi tre trúc ở Việt Nam có 113 loài.
Năm 2005, được tài trợ của Dự án (Đa dạng loài và bảo tồn ex- situ một
số loài tre ở Việt Nam), trong sách “Tre trúc Việt Nam”, Nguyễn Hoàng Nghĩa
cùng cộng sự đã cơng bố ở Việt Nam có khoảng 216 lồi tre trúc.
Diện tích và trữ lượng:
Năm 1983: Theo số liệu điều tra và thống kê tài nguyên rừng toàn quốc
của Viện Điều tra Qui hoạch rừng, tổng diện tích rừng tự nhiên trong tồn quốc
là 7.816.900 ha, trong đó rừng tre trúc có 1.492.000 ha, chiếm 19% diện tích
rừng hiện có; Diện tích rừng tre nứa tự nhiên thuần loài là 1.050.000 ha, rừng tự
nhiên hỗn giao với các loài cây gỗ là 395.700 ha, rừng trồng 46.300 ha.
Năm 1990: Tổng diện tích rừng tre trúc là 1.547.200 ha với trữ lượng
6,022 tỷ cây. Trong đó rừng tự nhiên thuần loài chiếm 1.048.600 ha. Rừng trồng
43.700 ha.
Năm 1999: Tồn Quốc có 1.489.068 ha chiếm 4,53% diện tích rừng cả
nước. Trữ lượng là 8,034 tỷ cây. Rừng tự nhiên thuần lồi là 789.221 ha. Rừng

trồng có 73.516 ha.
Năm 2004: Tồn quốc có 1.553.256 ha. Rừng tự nhiên thuần loài là
799.130 ha, rừng tự nhiên hỗn loài với cây gỗ là 682.642 ha, rừng trồng có
71.484 ha. Trữ lượng của rừng 8,5 tỷ cây.
1.1.2. Giá trị sử dụng
1.1.2.1. Giá trị kinh tế
Tre trúc thân trịn, thẳng, dẻo dai, tính chịu lực cao nên thân khí sinh đựơc
sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cửa, đặc biệt là ở các vùng nơng thơn. Thân
tre sử dụng làm cọc móng, giàn dáo, làm sàn, trần, mái, vách ngăn, khung nhà.
6


Ước tính số lượng tre trúc được sử dụng trong xây dựng chiếm tới trên 50% sản
lượng khai thác hàng năm.
Trong giao thơng do thân tre có cấu trúc rỗng nên được sử dụng làm cầu
đi lại, cầu phao, thuyền, bè mảng.
Trong khai thác mỏ tre được sử dụng để chèn hầm lị
Trong nơng nghiệp tre được sử dụng làm nông cụ. Rất nhiều đồ dùng
thông thường trong mỗi gia đình người Việt Nam như giường, chiếu, bàn, ghế,
mành, thúng, mủng, rổ, rá, đũa ăn, tăm đều sử dụng từ tre trúc.
Tre trúc là nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ, nhạc cụ. Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ tre trúc ngày càng
trở thành nhu cầu lớn ở trong nước và quốc tế.
Sợi tre do có những ưu điểm về độ dài và độ mềm dẻo hơn nhiều so với
sợi gỗ nên rất thích hợp để làm nguyên liệu sản xuất bột giấy nhất là giấy có yêu
cầu chất lượng cao. Hiện tại và tương lai bột giấy từ nguyên liệu tre trúc cũng là
mặt hàng hấp dẫn có khả năng tiêu thụ rất lớn trên thị trường quốc tế. Ấn Độ là
nước đứng đầu thế giới về sử dụng tre trúc làm nguyên liệu bột giấy. Trong các
loại nguyên liệu cung cấp làm bột giấy, nguyên liệu từ tre trúc chiếm 2/3.
Hiện nay công nghiệp phát triển thân tre trúc được sử dụng cung cấp

nguyên liệu cho sản xuất ván ép thanh, ván ép dăm, ván ép làm từ tấm cót đan,
dăm hoặc thanh tre được nhúng tẩm keo rồi dán ép với áp suất và nhiệt độ cần
thiết để ván có kết cấu bền vững, đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng như làm trần nhà,
vách ngăn, sàn nhà, ốp tường, mái che.
Than hoạt tính được sản xuất từ thân tre có nhiều tác dụng, chúng được sử
dụng trong chế biến thực phẩm, trong y học, trong lọc nước. Ở Mỹ hàng năm sử
dụng khoảng 70.000 tấn than tre, Nhật Bản sử dụng trên 50.000 tấn.
Lá tre trúc được sử dụng trong chăn nuôi cá, gia súc. Lá của một số lồi
tre trúc cịn được sử dụng để chế biến thuốc kháng sinh chữa bệnh cảm cúm. Lá
của loài tre trúc có kích thước lá lớn dùng để gói bánh nên còn là mặt hàng xuất
khẩu sang một số nước như Trung Quốc, Đài Loan
Măng của nhiều loài tre trúc là rau sạch, ngon, bổ và cịn có tác dụng chữa
bệnh. Kết quả phân tích măng của 18 lồi tre trúc mọc tản, 10 loài tre mọc cụm
cho măng ăn ngon ở Trung Quốc cho thấy: Trong măng chiếm khoảng trên 90%
là nước, có 17 loại amino acid, Prơtêin chiếm trên 2,4%, đường chiếm 2,5%,
chất béo khoảng 0,5%, chất xơ từ 0,6 - 1,2%. Trong măng có trên 10 loại chất
7


khoáng: Cr, Zn, Mn, Fe, Mg, Ni, Co, Cu (Nguồn từ tài liệu: Canh tác và sử dụng
tre trúc ở Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu tre trúc Quốc gia Trung Quốc
năm 2006). Ở Việt Nam có nhiều lồi cho măng ăn ngon như: Mai xanh, Tre
gầy, Vầu đắng, Vầu ngọt, Luồng, Bương mốc, các loại nứa, Giang, Sặt trơn…
Ngoài những loài tre trúc bản địa cho măng ăn ngon, những năm gần đây Việt
Nam nhập một số loài tre để gây trồng với mục tiêu chủ yếu lấy măng như: Lục
trúc, Điềm trúc, Bát độ…
1.1.2.2. Giá trị phòng hộ
Tre trúc có thân mềm dẻo, mọc sát nhau nên có vai trị rất lớn trong phịng
chắn gió bảo vệ cây nông nghiệp, làng mạc, “Luỹ Tre làng” là một đặc điểm độc
đáo của vùng nông thôn Việt Nam, không chỉ là rào luỹ bảo vệ dân làng và hoa

mầu, che gió bão mà cịn có tác dụng cải thiện mơi trường.
Một số lồi có khả năng chịu được ngập úng trong khoảng thời gian nhất
định nên được sử dụng trồng ở ven đê, ven suối với vai trò bảo vệ chắn sóng,
chống xói lở.
1.1.2.3. Những giá trị khác
Tre khơng chỉ có giá trị lớn về kinh tế và sinh thái mơi trường mà cịn ăn
sâu vào đời sống tâm hồn, văn hoá, nghệ thuật và truyền thuyết lịch sử giữ nước
của Dân tộc Việt Nam.
Nhiều lồi tre có hình dáng màu sắc đẹp, không gây độc hại với môi
trường nên rừng tre trúc là còn là nơi du lịch tham quan thắng cảnh. Một số loài
được sử dụng trồng làm cảnh như: Tre vàng sọc, Trúc tím, Trúc hóa long, Trúc
bụng phật, Trúc đùi gà. Rừng tre trúc là mơi trường sống của nhiều lồi động
vật: Dúi, Lợn rừng, Gấu trúc.
1.1.3. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái
1.1.3.1. Đặc điểm hình thái
Tre trúc thuộc họ hịa thảo (Poaceac), lớp cây một lá mầm, thân hóa gỗ.
Tre trúc thuộc nhóm thực vật có thâm ngầm. Thân khí sinh, thân ngầm và cành
đều phân đốt. Giai đoạn tre trúc còn non gọi là măng, mỗi đốt được bao bọc 1 bẹ
mo xếp luân phiên.
* Thân khí sinh: Là bộ phận phát triển trên mặt đất. Căn cứ vào hình thức
mọc của thân khí sinh để phân loại: Tre mọc cụm, mọc tản, mọc phức.

8


Hình 1.1. Tre mọc cụm Hình 1.2. Tre mọc tản Hình 1.3. Tre mọc phức
(Nguồn ảnh từ tài liệu của Trung tâm nghiên cứu tre trúc Quốc gia Trung Quốc
năm 2006)
Thân cây thường có hình trụ, một số ít lồi có hình khác: Trúc vng; Trúc
hóa long; Trúc bụng phật; Trúc đùi gà. Thân chia đốt, mỗi thân có nhiều lóng,

rỗng, độ dài của các lóng trên thân khơng giống nhau, các lóng đoạn giữa
thường dài hơn các lóng ở đoạn gốc và ngọn. Các loài khác nhau chiều dài lóng
khác nhau, có lồi chiều dài lóng tới hàng mét (Giang), song có lồi chỉ dài vài
centimét (Trúc bụng phật). Bề dầy của lóng gọi là vách thân. Nằm giữa 2 lóng là
đốt, mỗi đốt có 2 vịng, vịng thân phía trên và vịng mo phía dưới, mỗi vịng
thân mang một chồi mắt. Một số lồi trên đốt thân có nhiều vịng rễ khí sinh
phát triển (Luồng nước) hoặc hình thành vịng gai nhọn (Sặt gai). Thân cây
thường có màu xanh, xanh lục, nhạt hoặc thẫm, tuy nhiên có một số lồi màu
khác: vàng (Tre vàng sọc), tím (Trúc tím).
Kích thước của thân khí sinh của tre trúc rất đa dạng, có lồi kích thước
lớn (đường kính trên 15 cm, chiều cao trên 20 m) như Lộc ngộc, Bương, song có
lồi chỉ ở dạng cỏ.
Cấu trúc ngọn của thân khí sinh có thể chia thành 3 dạng: Ngọn thẳng;
ngọn cong; ngọn cong rủ.
* Thân ngầm: Là bộ phận sinh măng chủ yếu của tre trúc. Thân ngầm
sống trong đất, thân ngầm chia đốt giống như thân khí sinh nhưng các đốt
thường ngắn và đặc. Trong đoạn thân ngầm có phần thân ngầm chính và phần
cuống thân ngầm. Phần thân ngầm chính mỗi đốt mang 1 chồi mắt ngủ. Cuống
thân ngầm có dạng hình nón ngược, là phần nối cây mẹ với cây con, không
mang chồi mắt ngủ. Tùy theo chiều dài cuống thân ngầm mà thân khí sinh mọc
sát hay xa nhau. Cuống thân ngầm có lồi ngắn chỉ khoảng 10 cm hoặc vài chục
cm, đơi khi có lồi cuống dài tới hàng mét. Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc hình
9


thái của thân ngầm có thể phân thành 2 dạng: Thân ngầm dạng củ và thân ngầm
dạng roi.
Thân ngầm dạng củ: Đặc trưng cho loài mọc cụm (Tre gai, Luồng, Mai
xanh...) Loại thâm ngầm này thường có đường kính lớn hơn đường kính thân khí
sinh, lóng ngắn gần như đặc, phân đốt khơng đều, phía mang chồi mắt ngủ rộng

hơn. Số lượng chồi mắt ngủ trên đoạn thân ngầm của các lồi khơng giống nhau,
những lồi tre có kích thước lớn có số lượng chồi mắt ngủ nhiều hơn so với
những lồi tre trúc có kích thước nhỏ.
Thân ngầm dạng roi: Đặc trưng các loài tre trúc mọc tản (Trúc sào, Vầu
đắng, Vầu ngọt...). Đường kính thân ngầm nhỏ hơn thân khí sinh, đốt thường
phồng. Lóng hình trụ, chiều dài lóng gần như bằng nhau và lớn hơn chiều rộng.
Các chồi mắt có thể sinh măng hoặc thâm ngầm khác. Thâm ngầm có tính
hướng ẩm, bị lan trong đất theo hình lượn sóng thường ở độ sâu từ 10 - 20 cm.
* Cành: Cành có cấu tạo như thân khí sinh. Đốt thân là nơi phát sinh cành.
Sự hình thành trên các đốt kế tiếp thường theo hướng đối xứng so le nhau trừ
một số trường hợp ở chi Bắp cày (Gigantochloa) có các cành mọc rải rác trên
đốt thân. Cành phát triển từ chồi thân gọi là cành chính. Tùy theo lồi mà có thể
từ 1 - 3 hoặc nhiều hơn. Một số loài như Tre gai; Tre là ngà có các cành biến đổi
thành gai nhọn.
* Lá: Lá Tre trúc có 2 loại, lá có nhiệm vụ bảo vệ măng gọi là mo thân, lá
có nhiệm vụ quang hợp.
- Lá quang hợp gồm có các bộ phận chính sau:
+ Phiến lá: Thường có màu xanh, hình ngọn giáo, dạng dải, đầu phiến lá
có xu hướng thu nhỏ lại thành mũi nhọn. Gân chính khơng phân nhánh, các gân
bên song song với gân chính. Mép lá thường có răng cưa sắc. Lúc cịn non, lá
cuộn lại dạng hình kim. Kích thước lá khác nhau giữa các lồi, có lồi chiều
rộng đạt tới 10 cm, chiều dài 40 - 50 cm (Diễn trứng), những lồi này có thể
kinh doanh lấy lá để xuất khẩu. Căn cứ vào đường kính lá chia thành 3 loại:
Kích thước lớn: Chiều rộng lá > =3 cm
Kích thước trung bình: Chiều rộng lá >1.5 và < 3 cm
Kích thước nhỏ: Chiều rộng lá < =1,5 cm
+ Bẹ lá: Phần ơm lấy cành, phía trên có cuống lá nối với phiến lá.
+ Cuống lá: Phần gốc của cuống lá để nối với bẹ lá.
+ Lưỡi lá: Bộ phận nằm giữa bẹ lá và cuống lá.
+ Tai lá: Hai bên đầu bẹ lá có 2 phiến nhỏ nhơ cao, trên mép của tai lá có

lơng tua thơ và dài.
10


- Mo thân: Mo có chức năng bảo vệ cây tre ở giai đoạn non (măng). Mo
gồm có các bộ phận:
+ Bẹ mo (mo nang): Là phần lớn nhất của mo thân, là bộ phận bảo vệ tre
ở giai đoạn măng. Bẹ mo có thể sớm rụng hoặc tồn tại lâu trên thân cây tre. Tùy
theo từng loài bẹ mo có hình dạng khác nhau (chng, thang, chóp).
+ Phiến mo (Lá mo): Là bộ phận trên của bẹ mo, có hình ngọn giáo, hình
trứng hoặc tam giác. Phiến mo có thể sớm rụng hay tồn tại lâu trên mo. Tính từ
gốc đến ngọn, phiến mo có xu hướng dài dần. Ở những mo nang gần gốc, phiến
mo tiêu giảm làm cho nó có hình dạng giống như mo của thân ngầm.
+ Thìa lìa (lưỡi mo): Nằm giữa bẹ mo và phiến mo, thường có hình dạng
vạch dài hẹp và mỏng. Mép trên của thìa lìa xẻ răng cưa hoặc có lông viền.
+ Tai mo: Là phần cong xuống của đáy phiến mo hoặc phần nhô ở 2 vai
của đầu bẹ mo. Đa số các lồi có hai tai mo cân đối, song một số lồi có tai mo
lệch hoặc có thể bị biến thối. Mép tai mo thường có mảng lơng. Tai giả là phần
nhơ cao cạnh bên của thìa lìa hoặc phần lồi lên của đầu bẹ mo.
* Hoa: Hoa tự có dạng chùy lớn gồm nhiều nhánh. Trên mỗi nhánh, ở các
đốt có nhiều bơng chét, mỗi bơng chét có từ 1 đến nhiều hoa là đặc trưng của họ
hịa thảo. Bơng chét có thể mọc đối, mọc cách, mọc vòng, mọc cụm trên một đốt
của hoa tự. Trục bơng chét ở chính giữa, có thể rất dài như các loài trong chi
Bambusa song cũng thể ngắn như các lồi trong chi Dendrocalamus.
* Quả: Quả thường có dạng hình quả thóc. Kích thước khác nhau. Mỗi
quả chứa 1 hạt, trong hạt chứa nhiều tình bột.

Hình 1.4. Hạt một số lồi tre trúc

Hình 1.5. Hạt cây Giang


(Hình 1.4 nguồn của Trung tâm nghiên cứu tre trúc Quốc gia Trung Quốc
năm 2006; Hình 1.5 nguồn của tác giả)
11


1.1.3.2. Đặc tính sinh thái
Các lồi tre mọc cụm thường phân bố ở khu vực nhiệt đới, nơi có nhiệt độ
bình quân năm từ 220C trở lên. Nhiệt độ bình qn tháng thấp nhất khơng dưới
80C. Lượng mưa bình qn năm trên 1500 mm.
Tre trúc mọc tản thường phân bố ở khu vực á nhiệt đới, nơi có nhiệt độ
bình quân năm từ 140C trở lên, nhiệt độ bình quân mùa đơng khơng dưới 40C.
Lượng mưa bình qn trên 1000 mm, phân bố đều. Tuy nhiên ở Nước ta một số
lồi vầu mọc tản nhưng có khả năng chịu được nhiệt độ cao hơn. Vầu phân bố
cả ở vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21 - 230C. Nhiệt độ cao nhất 40C, thấp
nhất 10C. Lượng mưa trung bình năm từ 1110 mm đến 3260 mm/năm, thích hợp
nhất từ 1700 mm trở lên.
Nhu cầu ánh sáng: Tre trúc sau khi đã định hình (cây ra cành ra lá) cần
cường độ ánh sáng cao, song ở giai đoạn măng nếu để phơi dưới ánh sáng trực
xạ, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của măng.
Đất đai: Các lồi tre trúc thích hợp với những nơi đất tốt, tầng đất dầy,
ẩm, tơi xốp. Nhìn chung các lồi tre trúc mọc phân tán yêu cầu về đất tốt hơn so
với những loài mọc cụm. Một số loài tre mọc cụm có khả năng sống được ở
những nơi đất khơ, nghèo dinh dưỡng (Tre gai). Có lồi chịu được ngập úng
trong khoảng vài tháng, những lồi này có khả năng trồng phịng hộ bảo vệ đê,
chống xói lở ở ven sông, ven suối.
1.1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tre trúc
Khác với thực vật thân gỗ, tre trúc khơng có mơ phân sinh thứ cấp, nên
sinh trưởng chủ yếu trong giai đoạn măng. Thân ngầm là bộ phận sinh măng chủ
yếu, vì vậy muốn nghiên cứu sinh trưởng của tre trúc cần phải tìm hiểu cả sinh

trưởng của thân ngầm, măng và thân khí sinh.
* Sinh trưởng của của thân ngầm
Mùa sinh trưởng thân ngầm của các loài tre mọc tản và tre mọc cụm trong
một năm khơng giống nhau. Các lồi tre mọc cụm (thân ngầm dạng củ) vào mùa
sinh trưởng gặp điều kiện thuận lợi, những chồi mắt khỏe mạnh sinh trưởng tăng
kích thước lớn dần và phát triển thành măng. Đầu tiên các chồi mắt sinh trưởng
ăn ngang trong đất sau đó uốn cong và nhơ lên khỏi mặt đất. Tùy theo từng lồi
mà chiều dài của thân ngầm ăn ngang xa hẹp trong đất khác nhau. Những loài
tre thân ngầm ăn ngang hẹp thì thân khí sinh trong bụi sít nhau, cịn những lồi
thân ngầm ăn ngang xa hơn thì thống búi hơn. Với cách sinh măng như vậy nên
12


tre mọc cụm thường bị nổi gốc, vì vậy hàng năm cần đắp đất để giữ cho bụi tre
không bị đổ vào mùa gió bão và cung cấp dinh dưỡng cho các thế hệ sau. Tuổi
sinh măng tốt khảng từ 1- 3 tuổi. Sau tuổi 3 những chồi mắt ngủ khơng có khả
năng sinh măng sẽ dần khơ lại và bị chết.
Các loài tre trúc mọc tản trong 1 năm có 2 mùa sinh trưởng, mùa sinh
trưởng của măng và mùa sinh trưởng của thân ngầm. Vào mùa sinh măng (mùa
Đơng Xn) thân ngầm đủ tuổi có khả năng sinh măng. Sau khi kết thúc mùa
măng (thân khí sinh định hình) thì đến mùa sinh trưởng của thân ngầm (mùa
Thu). Vào mùa sinh trưởng, gặp điều kiện thuận lợi, một số chồi mắt của thân
ngầm có khả năng sinh ra thân ngầm khác, thân ngầm mới sinh phát triển một số
đốt, số đốt và chiều dài lóng tùy thuộc từng lồi. Cuối mùa thân ngầm ngừng
sinh trưởng (mùa đơng) phần đầu thân ngầm khô và teo lại, đây lại là thời kỳ các
chồi mắt ngủ khỏe mạnh bắt đầu hoạt động phân chia tế bào để hình thành mùa
măng năm sau. Đến mùa sinh trưởng thân ngầm năm sau từ đốt sát phần đầu
thân ngầm nhất sinh ra 1 đoạn thân ngầm khác. Lúc đầu thân ngầm này mọc hợp
với thân ngầm cũ 1 góc từ 7 - 15 độ, sau khi mọc dài từ 10 - 15 cm dần dần thân
ngầm mới bò theo hướng của thân ngầm cũ. Trong q trình bị lan trong đất nếu

gặp chướng ngại vật, thân ngầm không tiếp xúc lại được với đất thì có thể phát
triển thành cây tre, những cây tre này thường cứng và nhỏ. Thân ngầm có tính
hướng ẩm. Tuổi sinh măng và sinh thân ngầm tốt khoảng từ 1 - 3 tuổi, sau tuổi 3
khả năng đó giảm dần. Thân ngầm của các loài tre trúc mọc tản thường sống và
tồn tại một số năm nhất định (thường 5 - 8 năm) sau đó bị sâu, mục và chết.
* Quá trình ra măng và phát triển của thân khí sinh
Trong đời sống của các lồi tre trúc, tính từ khi các tế bào mắt bắt đầu phân
chia để hình thành măng cho đến khi cây chết, theo Ngơ Quang Đê có thể chia
thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn măng nằm trong đất
Tính từ khi tế bào chồi mắt của thân ngầm bắt đầu phân chia để hình thành
măng cho đến khi măng nhú lên khỏi mặt đất. Giai đoạn này thời gian dài ngắn
tùy thuộc vào từng loài tre trúc. Các loài tre mọc cụm như Tre gai, Lộc ngộc,
Luồng thì thời gian hình thành măng vào mùa xuân trước khi măng nhú lên khỏi
mặt đất khoảng 2 - 3 tháng. Các loài tre trúc mọc phân tán như Trúc sào, Trúc
cần câu, Vầu đắng, Vầu ngọt thì thời gian hình thành măng từ mùa thu đông
năm trước, ở giai đoạn này măng sinh trưởng rất chậm. Trong 1 đoạn thân ngầm,
13


không phải tất cả các chồi mắt đều phát triển thành măng. Những chồi mắt khỏe
mạnh sinh măng trước, khả năng sinh măng mạnh ở giai đoạn tuổi 1 - 3 sau đó
giảm dần. Dinh dưỡng cây mẹ và điều kiện thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm) của môi
trường đất và khí ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh măng và kích thước của
măng. Những chồi mắt ngủ mập thì kích thước của măng sau này cũng lớn. Đối
với các loài tre mọc cụm thường những chồi mắt nằm ở vị trí giữa thân ngầm
dạng củ mập hơn so với các chồi mắt nằm ở vị trí khác. Với các loài tre trúc mọc
phân tán, những chồi mắt của thần ngầm dạng roi nằm ở gần gốc cây mẹ thì kích
thước thường to mập hơn.
Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh trưởng của măng trên mặt đất

Tính từ khi măng nhú lên khỏi mặt đất cho đến khi cây tre định hình (cây ra
lá, cành). Trong giai đoạn này căn cứ vào tốc độ sinh trưởng của măng có thể
chia thành 3 giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn măng sinh trưởng về đường kính: tính từ khi măng nhú lên
khỏi mặt đất cho đến khi cây măng cao khoảng 10 - 15 cm. Giai đoạn này măng
chủ yếu sinh trưởng về đường kính, chiều cao tăng trưởng rất chậm. Khi cây
măng cao được 10 - 15 cm đường kính gần như đã ổn định. Trong giai đoạn này
tốc độ sinh trưởng đường kính của măng phụ thuộc rất lớn vào dinh dưỡng cây
mẹ cung cấp, độ ẩm đất, độ ẩm khơng khí. Măng ở giai đoạn này non mềm nên
dễ bị các loài động vật ăn măng, sâu hại măng và con người khai thác lấy măng.
- Giai đoạn măng sinh trưởng nhanh về chiều cao: Sau khi cây măng cao 15
cm, đường kính của cây măng ít biến động, măng tăng trưởng nhanh về chiều
cao, trung bình một ngày tăng 20 - 30 cm cá biệt loài tăng 50 - 60 cm/ ngày (Lộc
ngộc), ban đêm tăng nhanh hơn ban ngày. Khi cây măng hình thành đi én tốc
độ tăng trưởng chiều cao chậm lại dần. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng
chiều cao của măng không những chịu ảnh hưởng rất lớn dinh dưỡng từ cây mẹ
cung cấp mà cịn chịu ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường, đặc biệt là nhân tố
độ ẩm và nhiệt độ. Thời gian này măng cần rất nhiều nước, nếu gặp khô hạn,
chiều dài lóng thường ngắn hoặc thậm chí bị khơ lại rồi chết trong trường hợp
khô hạn kéo dài. Măng ở giai đoạn này còn non mềm nên dễ bị sâu Vịi voi tấn
cơng và bị gãy đổ khi gió bão.
- Giai đoạn cây định hình: Tính từ khi cây hình thành đi én cho đến khi
cây ra lá, ra cành. Thời gian định hình của tre trúc ngồi chịu ảnh hưởng của
thời tiết và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng mà còn chịu ảnh hưởng của
14


đường kính cây măng, những cây măng có đường kính lớn thời gian định hình
dài hơn so với những cây có đường kính nhỏ.
Giai đoạn 3: Giai đoạn cây thành thục cơng nghệ

Tính từ sau khi cây định hình (ra cành, ra lá) cho đến khi cây thành thục
công nghệ. Trong giai đoạn này cây không tăng trưởng về chiều cao mà chủ yếu
biến đổi về chất. Cụ thể lượng nước trong thân giảm dần khi tuổi cây tăng. Hàm
lượng lignhin tăng, độ cứng tăng, khả năng chịu nén, chịu lực tăng. Khi cây đạt
tuổi thành thục công nghệ nên tiến hành khai thác. Giai đoạn này cây có thể bị
sâu ăn lá.
Giai đoạn 4: Thành thục tự nhiên
Giai đoạn này cây suy giảm chất lượng, cây ra hoa và bị chết. Trong kinh
doanh tre trúc không để cây đến giai đoạn thành thực tự nhiên, thông thường khi
cây thành thục công nghệ đã tiến hành khai thác. Tuy nhiên trong tự nhiên vẫn
bắt gặp hiện tượng tre trúc ra hoa và bị chết đồng loạt.
* Tập tính ra hoa của tre trúc
Ra hoa kết quả là bản tính tự nhiên của thực vật. Tre trúc thuộc lớp cây một
lá mầm nên một số đặc điểm ra hoa của nhiều lồi tre trúc giống với những lồi
cây trong họ hịa thảo (cây lúa), song một số lồi lại có những điểm khác biệt và
có thể chia thành 3 loại sau:
- Ra hoa hàng năm hoặc ra hoa liên tục quanh năm nhưng cây ra hoa không
bị chết.
- Ra hoa hàng loạt hoặc theo chu kỳ: Ra hoa và chết hàng loạt.
- Ra hoa không theo chu kỳ: Tùy theo từng vùng, từng mùa, từng phần của
bụi tre ra hoa và chỉ có các phần, bụi ra hoa mới bị chết.
Có số ít lồi ra hoa hàng năm, cịn lại hầu hết các loài ra hoa đồng loạt. Sau
khi ra hoa, thân cây bị mềm, ải dần rồi chết. Một số lồi có hiện tượng ra hoa
đồng loạt, có nghĩa một cây trong khóm ra hoa thì sau đó các cây khác trong bụi
kể cả cây non hay già cũng ra hoa, hiện tượng ra hoa đồng loạt rồi chết người
dân ta hay gọi là khuy.
Theo Lê Nguyên (1970), chu kỳ ra hoa của tre trúc thường dài, Hóp 30 - 32
năm; Các loài nứa 30 - 35 năm; Giang 30 - 35 năm; Tre gai 35 - 40 năm; Trúc
cần câu 60 - 65 năm; Thậm chí có lồi hàng trăm năm chưa thấy ra hoa.
Trước khi ra hoa cây thường có biểu hiện giảm sút về khả năng sinh măng,

các cây tre mới được sinh ra thường giảm về đường kính và chiều cao so với thế
15


hệ trước. Lá cây chuyển dần thành màu vàng và rụng nhiều. Lá mới nhỏ, bẹ lá
phình to và xuất hiện chùm hoa.
Hiện tượng khuy của tre trúc trong thực tế đã gây tổn thất lớn cho sản xuất
kinh doanh. Để hạn chế và khắc phục hiện tượng ra hoa chúng ta cần tăng cường
quản lí ngay từ khâu chọn giống đến việc chọn nơi trồng và chăm sóc rừng tre
trúc. Do Tre trúc hàng năm sinh măng, chu kỳ kinh doanh ngắn, nếu khơng
chăm sóc bổ sung dinh dưỡng kịp thời mà chỉ khai thác lợi dụng thì rừng nhanh
suy thoái, sớm ra hoa. Khi gặp hiện tượng rừng tre trúc ra hoa đồng loạt tốt nhất
chúng ta nên khai thác trắng và trồng lại rừng.
1.1.4. Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tre trúc tự nhiên
Trong tự nhiên tre trúc có thể mọc thành quần thể thuần loài hoặc mọc
hỗn giao với các loài cây gỗ. Đối với những diện tích rừng tre trúc tự nhiên
ngồi việc bảo vệ, cần áp dụng những biện pháp kỹ thuật lâm sinh để kinh doanh
lợi dụng rừng hợp lí theo hướng bền vững. Bởi vì khác với thực vật thân gỗ, nếu
để tre trúc qua tuổi 8 chất lượng thân cây bị giảm sút, khi tre trúc ra hoa thì
nhiều lồi có hiện tượng ra hoa đồng loạt và sau đó bị chết. Mặt khác chu kỳ
kinh doanh tre trúc ngắn, có thể khai thác thân khí sinh hàng năm hoặc 2 - 3 năm
lại khai thác 1 lần. Do đó, để kinh doanh bền vững cần áp dụng phương thức
khai thác chọn, chặt những cây đã thành thục công nghệ. Khi khai thác chú ý
tính tốn để lại các thế hệ cây non để sinh măng cho chù kỳ khai thác sau.
Hàng năm cần thực hiện các biện pháp chăm sóc ni dưỡng rừng như
bón phân, xới đất, vun gốc (với loài tre mọc cụm), phát quang dây leo bụi rậm.
Chăm sóc rừng nên thực hiện trước và sau mùa măng. Sau khi khai thác rừng
cách 3 - 4 năm thực hiện đào bỏ bớt thân ngầm già. Khi tre trúc có hiện tượng ra
hoa đồng loạt nên khai thác trắng và tiến hành trồng mới.
1.1.5. Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tre trúc trồng

1.1.5.1. Kỹ thuật nhân giống
Do tre trúc có chu kỳ ra hoa kết quả dài nên hàng năm khơng có nguồn
hạt cung cấp cho cơng tác trồng rừng, vì vậy hiện nay chủ yếu gây trồng bằng
phương pháp nhân giống sinh dưỡng (giâm hom, chiết cành). Khả năng nhân
giống từ các bộ phận sinh dưỡng của các loài tre mọc cụm khác với tre trúc mọc
tản.
* Nhân giống sinh dưỡng đối với các loài tre mọc cụm
Tre mọc cụm thân ngầm dạng củ, các loại tre này hiện nay phổ biến áp
16


dụng phương pháp giâm hom. Theo nghiên cứu của Ngô Quang Đê; Lê Quang
Liên, Nguyễn Thị Phi Anh: Một số lồi tre mọc cụm có thể sử dụng các bộ phận
của cây để nhân giống như gốc thân khí sinh mang thân ngầm dạng củ, thân khí
sinh, cành.
- Nhân giống bằng gốc
Phương pháp này là sử dụng một đoạn gốc thân khí sinh mang thân ngầm
dạng củ. Là phương pháp nhân giống truyền thống và phổ biến ở nước ta.
Phương pháp này có ưu điểm là cây khơng phải ni dưỡng trong vườn ươm.
Cây dễ sống, nhanh sinh măng, sớm hình thành bụi. Tuy nhiên phương pháp này
có nhược điểm là hệ số nhân giống thấp, tốn công đào đánh gốc và khi vận
chuyển cồng kềnh.
Đặc điểm kỹ thuật:
Chọn giống: Giống cần chọn khu rừng sinh trưởng tốt, tuổi rừng trồng từ
3 năm trở lên, rừng không bị sâu bệnh, chưa có biểu hiện ra hoa. Cây mẹ lấy
giống có tuổi từ 1 - 2, sinh trưởng tốt trong bụi. Có thể sử dụng cả gốc chét đem
đi trồng.
Mùa đánh gốc mang trồng: Trước mùa sinh măng (tháng 2 đến tháng 3),
khơng lấy vào mùa măng vì giai đoạn này nếu đào gốc sẽ ảnh hưởng đến măng
của những cây khác, mặt khác có thể những chồi mắt ngủ của gốc giống đang

phát triển hình thành măng nên các mắt dễ bị dập nát.
Kỹ thuật đào lấy gốc: Chặt bớt phần đầu thân khí sinh, để lại chiều cao 50
- 70 cm sau đó dùng thuổng hay xà beng đào lấy cả phần thân ngầm dạng củ.
Sau khi lấy hom gốc cần xén bớt rễ chùm chỉ để khoảng 1 cm. Chú ý khi lấy
hom cần chặt đứt phần cuống thân ngầm của cây lấy giống với cây mẹ, khi đào
không được làm dập chồi mắt ngủ của thân ngầm. Sau khi lấy hom gốc nên tiến
hành trồng ngay, nếu phải vận chuyển đi xa cần hồ rễ để giữ ẩm cho hom. Dung
dịch hồ rễ có thể sử dụng đất bùn nhão trộn thêm 1% supe lân.
- Nhân giống bằng hom thân khí sinh
Phương pháp này là sử dụng đoạn thân khí sinh để nhân giống, đoạn thân
khơng có cành sử dụng 1 lóng 2 đốt; đoạn thân có cành sử dụng 1 đốt 2 lóng.
Hom thân được giâm và ni dưỡng trong vườn ươm đến khi hom có 1 thế hệ
cây đã ra cành, lá thì đào đánh đem đi trồng. Nếu đất nơi trồng ẩm có thể trồng
trực tiếp hom thân mà không cần giâm trong vườn ươm. Phương pháp này có ưu
điểm là hệ số nhân giống cao, một thân khí sinh có thể cho vài chục hom giống.
17


Nhược điểm chính của phương pháp này là chi phí tạo cây con cao do hom thân
cần được giâm và nuôi dưỡng trong vườn ươm cho đến khi cây đủ tiêu chuẩn
mới đem trồng.
Đặc điểm kỹ thuật:
Chọn cá thể tốt trong khu rừng sinh trưởng tốt, tuổi rừng trên 3 năm, rừng
khơng bị sâu bệnh, chưa có biểu hiện ra hoa, chọn những cây 2 tuổi lấy làm
giống. Chặt hạ và cắt thân khí sinh thành từng đoạn hom. Đoạn thân có cành cắt
1 đốt 2 lóng, đoạn thân khơng mang cành cắt 2 đốt 1 lóng. Ở những nơi khơ hạn
có thể sử dụng cả đoạn thân khí sinh gồm nhiều đốt để giâm. Khi giâm hom chú
ý vùi kín hom trong đất, mắt quay sang 2 bên. Chăm sóc giữ ẩm cho hom giâm,
khi hom có 1 thế hệ măng đã định hình ra cành lá là đủ tiêu chuẩn đem trồng.
- Nhân giống bằng hom cành

Những loài tre có kích thước cành lớn có thể sử dụng cành để nhân giống
như: Tre gai, Mai, Luồng, Tre vàng sọc... Khi nhân giống bằng hom cành áp
dụng phương pháp giâm hom hoặc chiết.
+ Giâm hom cành
Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật khá đơn giản mà tỷ lệ sống cao.
Thân khí sinh của những cây được lấy cành để giâm vẫn có thể tiếp tục ni
dưỡng và sử dụng cho mục đích khác. Nhược điểm của phương pháp này là hom
cần phải được giâm, chăm sóc ni dưỡng trong vườn ươm cho đến khi đủ tiêu
chuẩn mới đem trồng.
Chọn cành lấy hom: Chọn cành to mập từ những cây mẹ sinh trưởng tốt
có đủ 12 - 24 tháng tuổi, cây không bị sâu bệnh trong khu rừng tốt chưa có biểu
hiện ra hoa, có thể tận dụng cành từ cây mẹ bị cụt ngọn do gió bão. Ví dụ với
cây Luồng thường chọn tuổi cành từ 6 - 10 tháng trên cây mẹ tuổi từ 12 - 13
tháng, bẹ mo phần đùi gà đã rụng song còn vết hơi trắng, vịng rễ khí sinh màu
vàng nhạt.
Cắt cành: Chặt bớt phần đầu cành, để lại 2 - 3 đốt. Dùng cưa cắt cành từ
trên xuống lấy hết phần đùi gà. Hom lấy về cần giâm ngay, nếu chưa giâm kịp
cần giâm tạm hom trong cát ẩm, khi nào phần đùi gà ra rễ cám thì đem giâm trên
luống hoặc giâm vào bầu.
Vườn ươm chọn nơi không bị úng ngập, đất tơi xốp. Đất được chuẩn bị
trước. Khi giâm, hom được đặt nằm nghiêng 1 góc 60 độ trong các rạch. Sau đó
dùng đất nhỏ lấp kín phần đùi gà và tưới nước giữ ẩm cho hom giâm. Chăm sóc
18


hom giâm cho đến khi có một thế hệ măng đã ra cành lá thì đạt tiêu chuẩn đem trồng.
+ Chiết cành
Phương pháp chiết cành hiện nay đang áp dụng phổ biến, bởi vì có ưu
điểm là tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống của hom cao hơn so với phương pháp giâm hom
cành. Nhược điểm chính của phương pháp này là tốn công chiết và công tách

hom. Do đó ở những khu rừng lấy giống xa vườn ươm thì thường hay sử dụng
cắt tách hom cành về giâm trong vườn ươm. Kỹ thuật chọn cành lấy hom giống
như kỹ thuật lấy cành giâm hom
Kỹ thuật chiết cành:
Dùng kéo cắt phần ngọn của cành chiết, để lại phần hom dài 40 cm kể từ
gốc cành, hom phải có 2 đốt, 3 lóng, lóng thứ 3 chừa lại 4 - 5 cm. Dóc bỏ cành
phụ ở 2 bên gốc cành chiết. Dùng cưa tay cắt sát phần đùi gà tiếp giáp với cây
mẹ, cưa từ trên xuống với độ sâu khoảng 4/5 đường kính phần đùi gà, sau đó
cưa phía dưới sát gốc phần đùi gà của cành chiết với độ sâu khoảng 1 - 2 mm
(vết cắt trên và dưới hợp thành đường vng góc). Bóc sạch lớp bẹ quanh gốc
cành chiết và dùng từ 150 - 250 gam hỗn hợp đất dẻo đắp vào gốc cành chiết với
độ dài khoảng 5cm. Hỗn hợp đất dẻo gồm 50% đất bùn lỗng + 50% rơm khơ
băm nhỏ. Dùng nilon rộng 12 cm, chiều dài 60 - 100 cm (tùy thuộc vào đường
kính thân khí sinh) quấn chặt kín bầu chiết để đảm bảo nước mưa không ngấm
vào trong bầu.
Quan sát bầu chiết khi thấy rễ chuyển từ màu trắng sang vàng nhạt, rễ hơi
dẹt thì tách bầu chiết đem về vườn ươm nuôi dưỡng cho đến khi cây đạt tiêu
chuẩn đem trồng, nếu ở nơi trồng đất ẩm có thể đem trồng ngay.
Thời vụ chiết: Có thể chiết quanh năm song để hom đạt tỷ lệ ra rễ cao nên
chiết vào các tháng 1; 2; 3; 7; 8; 9.
* Nhân giống sinh dưỡng đối với các loài tre mọc tản
Đối với những loài tre trúc mọc tản khả năng sinh măng chủ yếu từ thân
ngầm dạng roi, vì vậy, với các loại tre này thường sử dụng 1 đoạn thân ngầm
hoặc đoạn gốc thân khí sinh mang 1 đoạn thân ngầm để nhân giống.
- Nhân giống bằng gốc thân khí sinh mang đoạn thân ngầm dạng roi:
Phương pháp nhân giống này thường không qua vườn ươm. Hom sau khi
lấy đem trồng ngay.
Kỹ thuật lấy hom: Chọn những cây tốt trong khu rừng sinh trưởng tốt,
không bị khuy, không sâu bệnh, tuổi từ 1 - 3 để lấy giống. Sau đó chặt bớt phần
19



trên của thân khí sinh, để lại chiều cao từ 1,5 - 2 m. Đào lấy thân khí sinh kèm
theo 1 đoạn thân ngầm, lấy theo hướng đi khoảng 40 cm và hướng ngược lại
khoảng 30 cm. Hom giống sau khi lấy nên trồng trong ngày, nếu vận chuyển đi
cần chú ý bảo quản giữ ẩm cho hom và cố định gốc thân khí sinh với thân ngầm
để tránh bị gãy.
- Nhân giống bằng thân ngầm
Ưu điểm của phương pháp này là hệ số nhân giống cao hoặc nếu nhân
giống với số lượng ít có thể tận dụng thân ngầm tại chỗ để tạo giống bằng cách
chặt đứt 2 phần đầu của thân ngầm, khi thân ngầm mọc măng và măng ra lá là có thể
đào đem đi trồng. Nhược điểm tốn chi phí ni dưỡng tạo cây con trong vườn ươm.
Đặc điểm kỹ thuật: Chọn những đoạn hom thân ngầm có tuổi từ 1- 3 năm,
có 3 chồi mắt ngủ, các chồi mắt không bị sâu, bệnh. Khi giâm chú ý vùi hom kín
trong đất, mắt ngủ quay sang 2 bên, độ sâu lấp đất từ 15 - 20 cm. Chăm sóc hom
giâm cho đến khi hom có 1 thế hệ măng ra lá thì đạt tiêu chuẩn đem trồng.
* Nhân giống bằng nuôi cấy mô
Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô đã được một số nước trên thế
giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan áp dụng thành công trong việc dùng hạt,
đoạn thân để tạo chồi cho hàng chục lồi tre trúc. Theo cơng bố của Pranon, tới
năm 1991 Thái Lan đã nhân giống thành công cho 55 lồi trong số 67 lồi thử
nghiệm, trong đó có lồi Deldrocalamus apper với cơng suất mỗi năm hàng
triệu cây.
Tạo phôi nhân tạo (phôi xôma): các nhà khoa học Ấn Độ (Narang et al.
1985; Rao et al. 1987, 1990) đã thử nghiệm tạo phơi xơma cho một số lồi như:
Deldrocalamus strictus; Deldrocalamus membranaceus; Bambusa bambos;
Bambusa arundinacea; Thyrsotachys siamensis. Hạt của lồi Deldrocalamus
strictus ni trên mơi trường thích hợp có chứa 2,4 - D đã hình thành mơ sẹo và
phơi xơma xuất hiện trong vịng 2 tuần đầu. Sau 4 tuần, phôi phát triển thành cây
con và khi cấy vào đất đạt tỷ lệ sống trên 50%, có lồi đạt tới 90% (Nguyễn

Hoàng Nghĩa, 2005, Tre trúc Việt Nam).
* Nhân giống bằng hạt
Khó khăn nhất là chu kỳ ra hoa kết quả của tre trúc dài nên hàng năm
khơng có nguồn hạt để gieo ươm. Mặt khác nhiều lồi có ra hoa nhưng chưa
phát hiện thấy có hạt hoặc có hạt nhưng độ thuần thấp, hạt mất sức nảy mầm
nhanh, nên sau thu hoạch cần gieo ươm ngay. Nếu chưa gieo ươm, cần phơi khô
20


hạt và áp dụng phương pháp bảo quản khô. Thời gian bảo quản không nên quá 3
tháng. Kết quả nghiên cứu thời gian bảo quản của một số loài tre trúc cho thấy,
sau khi thu hoạch, cứ sau 1 tháng bảo quản tỷ lệ nảy mầm giảm khoảng 10%.
Vườn ươm ngoài tiêu chuẩn như vườn ươm cây gỗ, khi ươm tre trúc cần
chọn nơi đất giầu mùn, thoát nước, pH trung tính khơng vượt q 7, nếu pH trên
giới hạn này sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây con.
Trong q trình chăm sóc ni dưỡng cây con cần chú giữ đủ ẩm và
phịng chóng rét, sương muối cho cây con. Thời gian nuôi dưỡng cây con trong
vườn tùy theo từng loài nhưng thường từ 1- 2 năm tuổi.
1.1.5.2. Kỹ thuật trồng rừng
* Thời vụ trồng:
Các loài tre trúc mọc cụm nên trồng trước mùa sinh măng, thời điểm
trồng thường vào khoảng tháng 3 đến tháng 4. Nếu trồng sớm khi nhiệt độ cịn
thấp, chưa có mưa, đất khô sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khả năng sinh măng,
song nếu trồng muộn khi măng đã mọc thì quá trình đào đánh, vận chuyển, trồng
sẽ làm ảnh hưởng đến cây măng mới mọc. Các loài tre mọc tản thường trồng
vào vụ thu hoặc thu đông, sau khi kết thúc mùa sinh trưởng của thân ngầm.
* Mật độ trồng:
Tùy theo kích thước của các lồi tre trúc mọc cụm. lồi có kích thước lớn
(Luồng, Bương, Mai xanh, Tre gai, Trúc sào, Vầu đắng, Vầu ngọt) mật độ trồng
phổ biến từ 200 - 500 cây/ha, những lồi kích thước trung bình trồng từ 800 1200 cây/ha, lồi kích thước nhỏ có thể trồng từ 1500 - 2000 cây/ha.

* Chuẩn bị hiện trường trồng:
Hiện trường trồng cần được chuẩn bị trước, bao gồm hoạt động xử lí thực
bì và làm đất. Kích thước hố đào tùy theo kích thước của hom. Đối với những
lồi tre trúc kích thước lớn, tre mọc cụm trồng bằng gốc kích thước hố đào là 50
x 50 x 50 cm, tre mọc tản kích thước hố là 50 x 100 x 40 cm.
* Kỹ thuật trồng:
Trồng bằng hom gốc, khi trồng nên đặt nghiêng 1 góc 450, thực hiện 3 lấp
2 lèn. Trồng bằng cây con (hom thân khí sinh, hom cành, hom thân ngầm đã
được ni dưỡng trong vườn ươm) thì cần đặt cây thẳng đứng ở tâm hố, thực
hiện 2 lấp 1 lèn, sau đó tủ rác giữ ẩm cho cây.
* Chăm sóc:
Rừng sau khi trồng hàng năm phải được chăm sóc. Nội dung chăm sóc
21


chủ yếu là xới đất, ấp đất xung quanh khóm đối với tre trúc mọc cụm. Phát
quang dây leo bụi dậm, bón phân. Thực hiện mỗi năm 2 lần, lần 1 trước mùa
sinh măng, lần 2 sau khi kết thúc mùa măng. Sau khai thác, định kỳ 3 - 4 năm
đào bỏ bớt thân ngầm già.
Chăm sóc tre trúc với mục tiêu kinh doanh măng: Theo kinh nghiệm của
Trung Quốc, để kinh tre trúc lấy măng khi chăm sóc cần chú ý các biện pháp kỹ
thuật sau:
- Bón phân: Năm thứ nhất, sau khi trồng 1 tháng, cách nhau 15 ngày tưới
(bón) phân ure nồng độ 0.5 - 1%, bón đến giữa tháng tám kết thúc. Từ năm thứ
2, thứ 3 bón phân hữu cơ hoặc phân vơ cơ. Sử dụng NPK theo tỷ lệ: 1 : 1,5 : 1,5
với liều lượng 1 - 2 kg bụi chia thành 4 - 5 lần bón/năm, phân chuồng ủ hoai bón
từ 10 - 15kg/ bụi và bón kết hợp với chăm sóc lần 1. Tre mọc tản cần đánh thành
rạch cách nhau 5 m để bón phân. Bón thúc lần 1 nhằm cung cấp dinh dưỡng tạo
điều kiện cho các chồi mắt phát triển thành măng. Bón lần 2 vào đầu mùa sinh
măng nhằm kích thích măng mọc sớm. Lần 3 bón vào mùa măng nhằm thúc đẩy

sinh trưởng của măng. Lần 4 bón sau khi kết thúc mùa măng nhằm cung cấp
dinh dưỡng cho cây mẹ để cây mẹ khỏe mạnh hơn tạo điều kiện sinh măng năm
sau. Từ năm thứ 4 trở đi lượng phân bón hàng năm có thể duy trì hoặc tăng hơn
so với năm thứ 3 tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của rừng.
- Làm cỏ, xới đất: Hàng năm làm cỏ xới đất 2 lần/năm. Lần thứ nhất vào
trước mùa sinh măng, lần thứ 2 khi kết thúc mùa măng. Đối với tre mọc cụm lần
thứ nhất thường vào tháng 3 tháng 4, lần thứ 2 vào tháng 9 tháng 10. Khi xới
đất kết hợp với đắp đất, tủ rác xung quanh bụi (với tre mọc cụm) cịn tre mọc tản
chủ yếu xới đất tồn diện.
- Đào bỏ thân ngầm già: Sau khi khai thác định kỳ 3 - 4 năm đào bỏ bớt
thân ngầm già để tạo điều kiện thơng thống cho măng mới mọc.
- Quản lí măng và cây tre trưởng thành:
Đối với tre mọc cụm, năm thứ nhất sau khi trồng, cây tre có thể sinh được
vài ba thế hệ măng, nhưng do mới trồng dinh dưỡng của cây mẹ kém nên cây
nhỏ. Đến mùa đơng chặt bớt những cây tre có đường kính nhỏ chỉ giữ lại mỗi
bụi từ 1 - 2 cây mẹ khỏe mạnh để sinh măng năm sau. Năm thứ 2, mỗi cây mẹ
có thể sinh thêm 1 - 2 cây măng, vì vậy cuối năm thứ 2 mỗi bụi tre có từ 2 - 4
cây tre trưởng thành. Từ năm thứ 3 trở đi vào cuối năm những cây mẹ già bị cắt
bỏ mỗi bụi chỉ để lại 3 cây măng khỏe mạnh để trở thành cây mẹ của năm sau.
22


Với tre mọc tản trong 3 năm đầu chặt bớt những cây có đường kính nhỏ, tuy
nhiên mùa chặt là sau khi kết thúc mùa sinh trưởng của thân ngầm.
* Bảo vệ
Rừng sau khi trồng cần được bảo vệ phòng chống cháy rừng, phòng
chống sâu bệnh hại và phòng chống người và gia súc phá hoại.
1.1.5.3. Kỹ thuật khai thác
* Khai thác thân khí sinh:
Tre trúc thuộc nhóm thực vật trồng một lần nhưng có thể khai thác nhiều

lần. Chu kỳ khai thác ngắn, khoảng 1- 2 năm có thể khai thác một lần. Tuy nhiên
để kinh doanh bền vững rừng tre trúc cần chú ý khai thác phải đảm bảo với tái sinh.
Phương thức khai thác: Khai thác chọn tinh, chỉ chặt những cây đã thành
thục công nghệ. Khi khai thác cần có thiết kế tính tốn xác định cường độ khai
thác, xác định số lượng cây chặt và cây để lại của từng cấp tuổi để đảm bảo sinh
măng hàng năm và số lượng cây khai thác của chu kỳ sau.
Tuổi khai thác: Tùy theo từng mục tiêu công nghệ mà tuổi khai thác khác
nhau, khai thác cây để chẻ lạt thường là loại cây bánh tẻ (1 - 2 tuổi), khai thác
cung cấp cho nguyên liệu giấy thì tuổi cây khai thác là 3 tuổi, khai thác phục vụ
cho công nghiệp ván sàn, ván ép thanh, ép lớp, làm chiếu trúc, yêu cầu cây phải
đạt tuổi 5 - 6. Tuy nhiên không nên để tre trúc quá tuổi 8 vì sau tuổi này chất
lượng của thân tre giảm sút nhanh, thân thường giịn dễ gẫy. Do đó cần xác định
chính xác tuổi cây ở trong rừng. Có một số phương pháp xác định tuổi cây, một
số loài có thể đếm số cành thứ cấp, hoặc quan sát mầu sắc thân khí sinh và rễ khí
sinh để phân biệt, hay dùng sống dao gõ vào thân khí sinh để nghe âm thanh.
Mùa khai thác: Không khai thác giai đoạn đang sinh măng, thường khai
thác vào mùa khô khi lượng nước trong cây thấp.
* Khai thác măng:
Áp dụng phương thức khai thác chọn, tùy theo từng loài tre trúc mà khai
thác măng ở giai đoạn khác nhau. Có những lồi tre trúc măng ăn ngon khi cịn
nằm trong đất, nếu măng đã nhú lên khỏi mặt đất và tiếp xúc với ánh sáng thì
chất lượng bị giảm sút. Bên cạnh đó nhiều lồi tre trúc lại có thể khai thác măng
ở giai đoạn đã nhô lên khỏi mặt đất. Khi khai thác dùng cuốc bới đất hở măng
hoàn toàn, dùng dụng cụ cắt tại nơi phình to nhất của củ măng. Tránh khơng
phạm vào mắt măng cịn lại của củ măng. Sau khi cắt măng lấp đất lại như ban
đầu, trường hợp gặp mưa để lại 1 - 2 ngày mới lấp đất. Cần chú ý chọn những cây
23


măng khỏe mạnh để lại để nuôi dưỡng thành cây mẹ năm sau sinh măng, số lượng

cây mẹ để lại tùy theo mục đích kinh doanh lấy măng hay lấy thân khí sinh.
1.2. Kỹ thuật gây trồng một số lồi tre trúc
1.2.1. Cây Luồng
Tên khoa học: (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li
Tên khoa học cũ: (Dendrocalamus membranaceus Munro)
(1). Giá trị kinh tế
Thân cây Luồng cứng rắn, tỉ lệ xenlulo khá cao (46,5% ở đoạn gốc,
57,7% ở đoạn giữa và đoạn ngọn). Thân khí sinh sử dụng làm vật liệu xây dựng,
bè mảng, cầu phao, đóng đồ nơng cụ, ngun liệu giấy, tơ nhân tạo, ván sàn, ván
ép, sản xuất chiếu trúc.
Măng Luồng ăn ngon có hàm lượng dinh dưỡng cao (tính theo % chất
khô), đường tổng số 20,7%, đạm tổng số 3,10%, protit 19,37%, acid amin
2,10%, xenlulo 28%, vitamin C 167,20 mg (tính theo mg/100g) (Theo Lê Quang
Liên và Nguyễn Danh Minh)
Luồng sinh trưởng phát triển nhanh, sau khi trồng 5 năm bắt đầu cho thu
sản phẩm, thời gian thu hoạch sản phẩm kéo dài 40 - 50 năm liền.
(2). Đặc điểm hình thái
Luồng là lồi tre mọc cụm, khơng có gai. Thân ngầm dạng củ. Cây cao từ
15 - 20m, thân trịn thẳng, màu xanh, đường kính thân trung bình từ 10 - 12 cm.
Lóng dài từ 25 - 30 cm. Vách thân khí sinh khá dày (trên 1 cm). Mỗi đốt có 1
cành chính ở giữa to, 2 - 5 cành bên nhỏ hơn. Gốc cành chính phình to (gọi là
đùi gà). Là loài tre trúc phân cành cao, đơi khi vài đốt sát gốc có cành nhỏ. Rễ
khí sinh kém phát triển, những đốt gần gốc nổi rõ hơn. Phía trên vịng thân và
phía dưới vịng mo có lớp phấn trắng phủ.

Hình 1.6. Rừng Luồng trồng
Hình 1.7. Khai thác thân cây Luồng
(Ảnh được chụp tại Cầu Hai - Phú Thọ - nguồn từ tác giả)
24



Bẹ mo hình chng. Lưng mo có nhiều lơng màu tím nâu và hung đen.
Tai mo phát triển. Phiến mo hình mũi giáo có lơng cả 2 mặt, hơi ngửa ra phía
sau. Mo nang sớm rụng.
Lá hình dạng nêm. Phiến lá thn hình ngọn giáo, dài từ 19 - 21 cm, rộng
từ 2 - 3 cm, cuống lá ngắn, hai mép có răng sắc, gân lá từ 6 - 8 đôi.
Mùa ra măng từ tháng 3 đến tháng 10, măng mọc nhiều vào tháng 6 đến
tháng 7 chiếm khoảng 70% tổng số măng ra trong 1 năm (Lê Quang Liên, 2001).
Hoa tự bơng chét, có hiện tượng ra hoa từng khóm, sau khi ra hoa cây ải
dần rồi bị chết (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005 - Tre trúc Việt Nam).
Rễ Luồng thuộc loại rễ chùm, đường kính nhỏ, rễ lan xa song tập trung
chủ yếu ở độ sâu tầng đất từ 0 – 20 cm.
(3) Phân bố và sinh thái
Khu vực Luồng phân bố nhiều có khí hậu nóng ẩm, một năm có hai mùa
rõ rệt là mùa mưa nắng nóng và mùa khơ lạnh. Địa hình nơi có độ dốc nhỏ, độ
cao so với mức nước biển dưới 800m. Sinh trưởng tốt nơi đất bằng phẳng, chân
đồi hay sườn thoải (Ngô Quang Đê, Lê Xuân Trường (2003) - Tre trúc gây trồng
và sử dụng).
Ở Việt Nam, Luồng là một trong các loài tre mọc cụm được phát triển và
trồng nhiều nhất ở Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa (hay gọi là Luồng thanh hóa),
ngồi ra cịn có ở các vùng khác các tỉnh phía Bắc nước ta như Phú Thọ, Yên
Bái, Tun Quang, Vĩnh Phúc, Hịa Bình. Khu vực trồng Luồng có nhiệt độ
trung bình hàng năm từ 22 - 260C. Độ ẩm khơng khí trung bình tháng trên 80%.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600 - 2000 mm.
Luồng thích hợp nơi có độ dốc nhỏ (độ dốc < 250). Độ cao dưới 300m so
với mực nước biển. Đất còn tính chất đất rừng, độ sâu tầng đất ≥ 60cm. Đất mặt
có độ xốp cao, thấm nước nhanh, thốt nước tốt. Đất ẩm gần như quanh năm
song không bị ngập úng. Đất có thành phần cơ giới nặng, ít hoặc khơng có đá
lẫn, khơng kết von. Đất có phản ứng ít chua, pH từ 5 - 6,5; Giầu đạm tổng số (≥
0,25%); Giầu K20 dễ tiêu (≥ 10 mg/100g đất); Hàm lượng mùn ≥ 3,5% (Theo

Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn - 2007).
(4). Kỹ thuật gây trồng
a. Kỹ thuật nhân giống
Do Luồng có chu kỳ ra hoa kết quả dài (khoảng 60 năm) nên khơng có
nguồn hạt giống hàng năm, vì vậy hiện nay gây trồng Luồng chủ yếu bằng nhân
25


×