Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Huong dan thuc hien Chuan kien thuc ki nang Dialy THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.65 KB, 62 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

3


<b>HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG </b>


<b> MƠN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ </b>



Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thơng.


Chương trình Giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hồn thiện, tổ chức lại các chương trình
đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các
cấp học, trường học trên phạm vi cả nước.


Chương trình Giáo dục phổ thơng là một kế hoạch sư phạm gồm :
 Mục tiêu giáo dục ;


 Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục ;


 Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học,
cấp học ;


 Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ;


 Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, cấp học.


Trong Chương trình Giáo dục phổ thông, Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện, cụ thể hố ở các chủ
đề của chương trình mơn học, theo từng lớp học ; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình
mỗi cấp học.


Có thể nói : Điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thơng lần này là đưa Chuẩn kiến thức, kĩ năng
vào thành phần của Chương trình Giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo
Chuẩn kiến thức, kĩ năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước ; góp phần khắc phục tình trạng q tải trong


giảng dạy, học tập ; giảm thiểu dạy thêm, học thêm.


Nhìn chung, ở các trường phổ thơng hiện nay, bước đầu đã vận dụng được Chuẩn kiến thức, kĩ năng
trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá ; song về tổng thể, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi
mới giáo dục phổ thông ; cần phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa.


Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, xuất bản bộ tài liệu
<i><b>Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các môn học, lớp học của các cấp Tiểu học, Trung </b></i>
học cơ sở và Trung học phổ thông.


Bộ tài liệu này được biên soạn theo hướng chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến
thức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa, tạo điều kiện
thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra, đánh giá.


<b>Cấu trúc chung của bộ tài liệu gồm hai phần chính : </b>


<i>Phần thứ nhất :</i> Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông ;
<i>Phần thứ hai :</i> Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học trong Chương trình
Giáo dục phổ thơng.


Bộ tài liệu : Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Trung học cơ sở và Trung
học phổ thơng có sự tham gia biên soạn, thẩm định, góp ý của nhiều nhà khoa học, nhà sư phạm, các cán bộ
nghiên cứu và chỉ đạo chuyên môn, các giáo viên dạy giỏi ở địa phương.


Hi vọng rằng,<i><b> H</b><b>ướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ là bộ tài liệu hữu ích đối với cán </b></i>
bộ quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh trong cả nước. Các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai sử
dụng bộ tài liệu và tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục, các giáo viên và học sinh thực hiện tốt yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, góp phần tích cực, quan trọng vào việc nâng cao
chất lượng giáo dục trung học.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Lần đầu tiên được xuất bản, bộ tài liệu này khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bộ Giáo dục và
Đào tạo rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cơ giáo và bạn đọc gần xa để
tài liệu được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sau.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


<b>PH</b>

<b>ẦN THỨ NHẤT</b>



GI

ỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG



C

ỦA CHƯƠNG TR

ÌNH GIÁO D

ỤC PHỔ THƠNG



<b>I  GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN </b>


<b>1. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được </b>
dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu
cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, cơng việc, sản phẩm đó.


Yêu cầu là sự cụ thể hoá, chi tiết, tường minh Chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. u
cầu có thể được đo thơng qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những "chốt kiểm soát" để đánh
giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện.


<b>2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn </b>


<i><b>2.1. Chuẩn phải có tính khách quan, nhìn chung khơng lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan </b></i>
của người sử dụng Chuẩn.


<i><b>2.2. Chuẩn phải có hiệu l</b></i>ực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng.


<i><b>2.3. Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là Chuẩn đó có thể đạt được (là trình độ hay mức độ dung hồ hợp </b></i>


lí giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra).


<i><b>2.4. Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có chức năng định lượng. </b></i>


<i><b>2.5. </b></i>Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên
quan.


<b>II  CHUẨN KIẾN THỨC, KĨNĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH </b>
<b>GIÁO DỤC PHỔ THƠNG </b>


Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT)
được thể hiện cụ thể trong các chương trình mơn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là mơn học) và các
chương trình cấp học.


Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể hoá thành chuẩn kiến
thức, kĩ năng của chương trình mơn học, chương trình cấp học.


<b>1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình mơn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, </b>
kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề,
chủ điểm, mô đun).


<i><b>Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ </b></i>
năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.<i> </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

5


Mỗi yêu cầu về kiến thức, kĩ năng có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng
cụ thể, tường minh hơn ; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức, kĩ năng và
mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng.



<b>2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, </b>
kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp
học.


<i><b>2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình các cấp học </b></i>đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến
thức, kĩ năng mà học sinh (HS) cần và có thể đạt được sau khi hồn thành chương trình giáo dục của từng
lớp học và cấp học. Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn
học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học.


<i><b>2.2. Việc thể hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở cuối chương trình cấp học thể hiện hình mẫu mong </b></i>
đợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết cho công tác quản lí, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên (GV).


<i><b>2.3. Chương trình cấp học </b></i>đã thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng không phải đối với từng môn học mà
đối với từng lĩnh vực học tập. Trong văn bản về chương trình của các cấp học, các chuẩn kiến thức, kĩ
năng được biên soạn theo tinh thần :


a) Các chuẩn kiến thức, kĩ năng không được đưa vào cho từng môn học riêng biệt mà cho từng lĩnh
vực học tập nhằm thể hiện sự gắn kết giữa các môn học và hoạt động giáo dục trong nhiệm vụ thực hiện
mục tiêu của cấp học.


b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong chương trình cấp học là các
chuẩn của cấp học, tức là những yêu cầu cụ thể mà HS cần đạt được ở cuối cấp học. Cách thể hiện này tạo
một tầm nhìn về sự phát triển của người học sau mỗi cấp học, đối chiếu với những gì mà mục tiêu của cấp
học đã đề ra.


<b>3. Những đặc điểm của Chuẩn kiến thức, kĩ năng </b>


<i><b>3.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, </b></i>
kĩ năng.



<i><b>3.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm </b></i>đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được
những yêu cầu cụ thể này.


<i><b>3.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT. </b></i>


Trong CTGDPT, Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ
thể hoá ở các chủ đề của chương trình mơn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập ; đồng thời, Chuẩn
kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học.


Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT. Việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo
Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo nên sự thống nhất ; làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều
nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn kiến thức, kĩ năng vào dạy học, kiểm tra, đánh giá ; góp phần làm
giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm ; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập,
kiểm tra, đánh giá và thi theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.


<b>III  CÁC MỨC ĐỘ VỀ KIẾN THỨC, KĨNĂNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Về kiến thức : Yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, </b>
sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.


<b>Về kĩ năng : Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả l</b>ời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành ; có kĩ năng
tính tốn, vẽ hình, dựng biểu đồ,...


<b>Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến </b>
phức tạp ; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.


<b>Mức độ cần đạt được về kiến thức </b>được xác định theo 6 mức độ : nhận biết, thơng hiểu, vận dụng,
phân tích, đánh giá và sáng tạo (có thể tham khảo thêm phân loại Nikko gồm 4 mức độ : nhận biết, thông
hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao).



<b>1. Nhận biết : Là sự nhớ lại các dữ liệu, thơng tin đã có trước </b>đây ; nghĩa là có thể nhận biết thơng tin,
ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp.
Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc
nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thơng tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một
hiện tượng.


HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng.
Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các yêu cầu :


Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.


Nhận dạng được (khơng cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng
trong các tình huống đơn giản.


Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.
<b>2. Thông hiểu : Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng ; giải </b>
thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng ; là mức độ cao hơn nhận biết
nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan
hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc
chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thơng tin (giải thích hoặc tóm tắt) và
bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng).


Có thể cụ thể hố mức độ thơng hiểu bằng các yêu cầu :


Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, định lí, định luật, tính chất, chuyển đổi được từ
hình thức ngơn ngữ này sang hình thức ngơn ngữ khác (ví dụ : từ lời sang cơng thức, kí hiệu, số liệu và
ngược lại).


Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa, định lí, định


luật.


Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.
Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài tốn theo cấu trúc lơgic.


<b>3. Vận dụng : Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới : vận dụng nhận </b>
biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra ; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức,
biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.


Yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định lí, định luật, cơng thức để
giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn. Đây là mức độ thông hiểu cao hơn mức độ thơng
hiểu trên.


Có thể cụ thể hố mức độ vận dụng bằng các yêu cầu :
So sánh các phương án giải quyết vấn đề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

7


Giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, định lí, định luật, tính
chất đã biết.


Khái qt hố, trừu tượng hố từ tình huống đơn giản, đơn lẻ quen thuộc sang tình huống mới, phức
tạp hơn.


<b>4. Phân tích : Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thơng tin nhỏ sao cho có thể hiểu </b>
được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.


Yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận, nhận biết và
hiểu được nguyên lí cấu trúc của các bộ phận cấu thành. Đây là mức độ cao hơn vận dụng vì nó địi hỏi sự
thấu hiểu cả về nội dung lẫn hình thái cấu trúc của thơng tin, sự vật, hiện tượng.



Có thể cụ thể hố mức độ phân tích bằng các u cầu :


Phân tích các sự kiện, dữ kiện thừa, thiếu hoặc đủ để giải quyết được vấn đề.
Xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận trong toàn thể.


Cụ thể hoá được những vấn đề trừu tượng.


Nhận biết và hiểu được cấu trúc các bộ phận cấu thành.


<b>5. </b> <b>Đánh giá : Là khả năng xác định giá trị của thơng tin : bình xét, nhận định, xác định được giá trị của </b>
một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến
thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng. Việc đánh giá dựa trên
các tiêu chí nhất định ; đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngồi (phù
hợp với mục đích).


Yêu cầu xác định được các tiêu chí đánh giá (người đánh giá tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu
chí) và vận dụng được để đánh giá.


Có thể cụ thể hố mức độ đánh giá bằng các yêu cầu :


Xác định được các tiêu chí đánh giá và vận dụng để đánh giá thông tin, sự vật, hiện tượng, sự kiện.
Đánh giá, nhận định giá trị của các thông tin, tư liệu theo một mục đích, yêu cầu xác định.


Phân tích những yếu tố, dữ kiện đã cho để đánh giá sự thay đổi về chất của sự vật, sự kiện.
Đánh giá, nhận định được giá trị của nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối quan hệ cũ.


Các công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để
đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người được đánh giá về chuyên môn liên quan.



<b>6. Sáng tạo : Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin ; khai thác, bổ sung thông tin từ các </b>
nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.


Yêu cầu tạo ra được một hình mẫu mới, một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ phân lớp thông
tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào các hành vi, năng lực sáng tạo, đặc biệt là trong
việc hình thành các cấu trúc và mơ hình mới.


Có thể cụ thể hố mức độ sáng tạo bằng các yêu cầu :
Mở rộng một mơ hình ban đầu thành mơ hình mới.


Khái quát hoá những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát mới.
Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh mới.


Dự đoán, dự báo sự xuất hiện nhân tố mới khi thay đổi các mối quan hệ cũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>IV  CHUẨN KIẾN THỨC, KĨNĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG </b>
<b>VỪA LÀ CĂN CỨ, VỪA LÀ MỤC TIÊU CỦA GIẢNG DẠY, HỌC TẬP, KIỂM TRA, </b>


<b>ĐÁNH GIÁ </b>


Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của CTGDPT bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi,
phù hợp của CTGDPT ; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.


<b>1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ </b>


<i><b>1.1. Biên soạn sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới </b></i>
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá.


<i><b>1.2. Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên </b></i>
môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và GV.



<i><b>1.3. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục. </b></i>
<i><b>1.4. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi ; đánh giá kết quả giáo dục </b></i>
từng môn học, lớp học, cấp học.


<b>2. Tài liệ</b><i><b>u H</b>ướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng</i> được biên soạn theo hướng chi tiết các yêu
cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc
trong SGK.


Tài liệu giúp các cán bộ quản lí giáo dục, các cán bộ chuyên môn, GV, HS nắm vững và thực hiện
đúng theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.


<b>3. Yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng </b>
<i><b>3.1. Yêu cầu chung </b></i>


a) Căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được
các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và khơng q lệ thuộc hồn
tồn vào SGK ; mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu
của HS.


b) Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. Chú
trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu ; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu
hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS.


c) Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS ; tiến hành thông qua việc
tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo
nhóm.


d) Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng
cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.



e) Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do
GV và HS tự làm ; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.


g) Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học
tập ; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.


<i><b>3.2. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

9


phương pháp dạy học (PPDH), sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh
giá kết quả giáo dục.


b) Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong CTGDPT, đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH.


c) Có biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường một cách hiệu quả
; thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát Chuẩn kiến
thức, kĩ năng đồng thời với tích cực đổi mới PPDH.


d) Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời với phê bình, nhắc nhở
những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng.


<i><b>3.3. Yêu cầu đối với giáo viên </b></i>


a) Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ
bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không q tải và khơng q lệ thuộc hồn tồn vào SGK. Việc
khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.



b) Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong
phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của
lớp, trường và địa phương.


c) Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ
động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức ; chú ý khai thác vốn kiến
thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS ; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin
trong học tập cho HS ; giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.


d) Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng ;
hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học ; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành ; hướng dẫn HS có thói quen
vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.


e) Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp
với đặc trưng của cấp học, môn học ; nội dung, tính chất của bài học ; đặc điểm và trình độ HS ; thời lượng
dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.


<b>4. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng </b>
<i><b>4.1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá </b></i>


Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục
tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học
; đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học.


Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so với
mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá
thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng
kết quả học tập của HS.



<i><b>4.2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá </b></i>
a) Chức năng xác định


Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, xác định mức độ thực hiện Chuẩn
kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc
một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

b) Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định
nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất
lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS
biết tự đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là
điều kiện cần thiết :


Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hố về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó
có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH ;


Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình ; xác định ngun
nhân thành cơng cũng như chưa thành cơng, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát triển kĩ năng tự
đánh giá ;


Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục ;
Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từng lớp và của cả cơ sở
giáo dục.


<i><b>4.3. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá </b></i>


a) Kiểm tra, đánh giá phải <i><b>căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ở từng lớp ; các </b></i>
yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.


b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường ;


tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì ; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh
giá thường xun, định kì chính xác, khách quan, cơng bằng ; khơng hình thức, đối phó nhưng cũng không
gây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến
thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hố cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến
thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lịng, nhớ máy móc kiến thức.


c) Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra,
thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học
tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.


d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng : đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu
vươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy được sự
tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.


e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu
sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS :
nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp ; quan tâm tới mức độ
hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các
tiết thực hành, thí nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

11


i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học
và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV
hay đánh giá bằng nhận xét, xếp loại của GV.


k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài.


Để có thêm các kênh thơng tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà giữa đánh giá trong và đánh
giá ngoài :



Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của gia đình và cộng
đồng.


Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của các cơ quan quản lí
giáo dục và của cộng đồng.


Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng.
Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá quốc tế.


l) Phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH : Đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra, đánh giá là hai mặt
thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học.


<i><b>4.4. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá </b></i>


a) Đảm bảo tính tồn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành
vi của HS.


b) Đảm bảo độ tin cậy : Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá,
phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục.


c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải
phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học.


d) Đảm bảo u cầu phân hố : Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của
HS, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ cho phân loại đối tượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

PH

N TH

HAI



<b>HƯỚ</b>

<b>NG D</b>

<b>Ẫ</b>

<b>N TH</b>

<b>Ự</b>

<b>C HI</b>

<b>Ệ</b>

<b>N CHU</b>

<b>Ẩ</b>

<b>N KI</b>

<b>Ế</b>

<b>N TH</b>

<b>Ứ</b>

<b>C, K</b>

<b>Ĩ NĂNG</b>




<b> MƠN ĐỊ</b>

<b>A LÍ TRUNG H</b>

<b>ỌC CƠ SỞ</b>



<b>L</b>

<b>Ớ</b>

<b>P 6 </b>


<b>A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH </b>


Sau khi học chương trình Địa lí 6, HS đạt được:
<b>1. Về kiến thức:</b>


Trình bày được những kiến thức phổ thơng cơ bản về:


- Trái Đất: Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng trái đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ;
các chuyển động của Trái Đất và hệ quả; cấu tạo của Trái Đất.


- Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (địa hình, lớp vỏ khí, lớp nước, lớp đất và lớp vỏ sinh vật) và
mối quan hệ giữa các thành phần đó.


<b>2. Về kĩ năng</b>


- Quan sát, nhận xét các hiện tượng, sự vật địa lí qua hình vẽ, tranh ảnh, mơ hình.
- Đọc bản đồ, sơ đồ đơn giản.


- Tính tốn.


- Thu thập, trình bày các thơng tin địa lí.


- Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí ở mức độ đơn giản.
<b>3. Về thái độ, hành vi </b>


- Yêu quý Trái Đất – môi trường sống của con người, có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của


môi trường.


<b>- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, cải tạo môi trường trong trường học, ở địa phương </b>
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, cộng đồng.


<b>B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG</b>


Các kiến thức, kĩ năng cần đạt của chương trình Địa lí lớp 6 được cụ thể thành những yêu cầu chi
tiết như sau:


<b>Chủ đề 1: TRÁI ĐẤT</b>


<b>Nội dung 1: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. HÌNH DẠNG TRÁI ĐẤT </b>
<b> VÀ CÁCH THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT TRÊN BẢN ĐỒ</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất</b></i>
- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời).


- Hình dạng và kích thước của Trái Đất: hình dạng cầu và kích thước rất lớn.


<i><b>1.2. Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh </b></i>
<i><b>tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, </b></i>
<i><b>nửa cầu Nam </b></i>


- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vng góc với kinh tuyến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

13
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 00 (Xích đạo)



- Kinh tuyến Đơng: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.


- Nửa cầu Đơng : nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi
và Đại Dương.


- Nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có tồn bộ châu Mĩ.
- Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.


- Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.


<i><b>1.3. Định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết phương hướng trên bản đồ và một số yếu tố cơ bản của bản </b></i>
<i><b>đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, lưới kinh, vĩ tuyến </b></i>


<i>- Định nghĩa bản đồ: </i>Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu
vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.


<i>- Phương hướng trên bản đồ: </i>


+ Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính)
+ Cách xác định phương hướng trên bản đồ:


 Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định
phương hướng.


 Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác
định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng cịn lại.



<i>- Tỉ lệ bản đồ: </i>


+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so
với kích thước thực của chúng trên thực tế.


+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
<i>- Kí hiệu bản đồ: </i>


+ Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu
đường, kí hiệu diện tích.


+ Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ,
kí hiệu tượng hình.


+ Các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ: thang màu, đường đồng mức.
<i>- Lưới kinh, vĩ tuyến: </i>


+ Cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ, quả Địa Cầu: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên
quả Địa Cầu) được xác định la chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.


+ Khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm và cách viết tọa độ địa lí của một điểm.
<b>2. Kĩ năng</b>


<b>- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thưc tế theo đường chim bay (đường thẳng) và ngược
lại.


- Xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa Cầu.


- Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ.


- Sử dụng địa bàn để xác định phương hướng của một số đối tượng địa lí trên thực địa: biết cách sử dụng
địa bàn, các xác định hướng của các đối tượng địa lí trên thực địa.


- Biết vẽ sơ đồ đơn giản của một lớp học: xác định phương hướng của lớp học và vẽ sơ đồ lớp học trên
giấy (vị trí cửa ra vào, cửa sổ,bàn giáo viên, bàn học sinh trong lớp).


<b>Nội dung 2: CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QỦA </b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất: hướng, thời </b></i>
<i><b>gian, quỹ đạo và tình chất của chuyển động </b></i>


<i>- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: </i>


+ Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo.
+ Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.


+ Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy bề mặt Trái Đất được chia
thành 24 khu vực giờ.


<i>- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời</i>


+ Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một qũy đạo có hình elip gần trịn.
+ Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông.


+ Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.


+ Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng


66033’ trên mặt phẳng vĩ đạo và hướng nghiêng của trục khơng đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.


<i><b>1.2. Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất </b></i>
<i>- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: </i>


+ Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.


+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam trên bề mặt Trái Đất.
<i>- Hệ quả chuyển động của Trái Đấtquanh Mặt Trời: </i>


+ Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.


+ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
<b>2. Kĩ năng</b>


Sử dụng hình vẽ để mơ tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt
Trời:


- Dựa vào hình vẽ mơ tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề
mặt Trái Đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

15
<b>Nội dung 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT</b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Nêu được tên các lớp cấu tạo của trái đất và đặc điểm của từng lớp </b></i>
<i>- Các lớp cấu tạo Trái Đất: </i>lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi Trái Đất.
<i>- Đặc điểm: </i>độ dày, trạng thái, nhiệt độ của từng lớp.



<i><b>1.2.Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất </b></i>


- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của trái đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
- Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trị rất quan trọng vì là
nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.


<i><b>1.3. Biết tỉ lệ lục địa, đai dương và sự phân bố lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất </b></i>
- Khoảng 2/3 diện tích bề mặt trái đất là đại dương và 1/3 là lục địa.


- Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc, còn đai dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất (từ hình vẽ).


- Xác định được 6 lục địa, 4 đại dương và 7 mảng kiến tạo lớn (Âu- Á, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ,
Nam Cực, Thái Bình Dương) trên bản đồ hoặc quả địa cầu.


<b>Chủ đề 2: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT</b>
<b>Nội dung 1: ĐỊA HÌNH </b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt </b></i>
<i><b>Trái Đất </b></i>


- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.


- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Tác động của nội lực và ngoại lực:



+ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái
Đất.


+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt trái đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về sự
san bằng, hạ thấp địa hình.


+ Do tác động của nội lực, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có
nơi gồ ghề.


<i><b>1.2. Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết được khái niệm mácma </b></i>
- Núi lửa: là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất.


- Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lóng đất làm cho các lớp đất đá
gần mặt đất rung chuyển.


- Tác hại của động đất, núi lửa


- Mácma là những vật chất, nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ trái đất, nơi có nhiệt độ trên 10000C.
<i><b>1.3. Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyê, cao nguyên, đồi, núi; ý nghĩa của các dạng </b></i>
<i><b>địa hình đối với sản xuất nơng nghiệp </b></i>


<i>- Núi: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

+ Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối)
- <i>Bình nguyên (đồng bằng)<b>: </b></i>


<i>+ </i>Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Các bình
nguyên được bồi tụ ở cửa các sông lớn gọi là châu thổ.


+ Độ cao tuyệt đối của bình ngun thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao dần 500m.


<i>- Cao nguyên: </i>


+ Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có sườn dốc; độ cao tuyệt đối
của cao nguyên trên 500m.


+ Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
<i>- Đồi: </i>


<i>+ </i>Đồilà dạng địa hình nhơ cao, có đỉnh trịn, sườn thoải; độ cao tương đối thường không quá 200m.
+ Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp.


<i><b>1.4. Nêu được khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và nêu được </b></i>
<i><b>cơng dụng của một số loại khống sản phổ biến. </b></i>


- Khống sản là những tích tụ tự nhiên các khống vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.


- Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực, các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các
mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực.


- Một số mỏ khoáng sản phổ biến :


+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khống sản kim loại : Sắt, mangan, đồng, chì, kẽm. . .
+ Khoáng sản phi kim loại :muối mỏ, A-pa-tit, đá vôi...
<b>2. Kĩ năng</b>


- Nhận biết được 4 dạng địa hình(núi, đồi, bình nguyên, cao nguyên) qua tranh ảnh, mơ hình.
- Đọc bản đơ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn.



- Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu): than, quặng đồng, đá vôi, apatit...
<b>Nội dung 2: LỚP VỎ KHÍ</b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được thành phần của khơng khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí; biết vai trị của </b></i>
<i><b>hơi nước trong lớp vỏ khí </b></i>


- Thành phần của khơng khí bao gồm khí Nitơ (chiếm 78%), khí Ơxi (chiếm 21%), hơi nước và các khí
khác (chiếm 1%).


- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như
mây, mưa…


<i><b>1.2. Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi </b></i>
<i><b>tầng </b></i>


<i>- Tầng đối lưu: </i>


+ Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16km; tầng này tập trung tới 90% khơng khí.
+ Khơng khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

17
+ Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.
<i>- Tầng bình lưu: </i>


+ Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khoảng 80km.


+ Có lớp ơdơn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
<i>- Các tầng cao: </i>



Các tầng cao nằm trên tầng bình lưu, khơng khí các tầng này cực loãng.


<i><b>1.3. Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh; đại dương, lục địa </b></i>
- Các khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao.


- Các khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Các khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khơ.


<i><b>1.4. Biết được nhiệt độ của khơng khí; nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ </b></i>
<i><b>không khí </b></i>


<i>- Nhiệt độ khơng khí:</i> Độ nóng, lạnh của khơng khí gọi là nhiệt độ khơng khí.
<i>- Các nhân tố ảnh hưởngđến sự thay đổi của nhiệt độ khơng khí:</i>


+ Vĩ độ địa lí : Khơng khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn khơng khí các vùng vĩ độ cao.
+ Độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ khơng khí càng giảm.


+ Vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ khơng khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong
lục địa có sự khác nhau.


<i><b>1.5.Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất </b></i>
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.


- Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.


+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam (cực Bắc và Nam)
<i><b>1.6. Nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xun trên Trái Đất </b></i>


<i>- Tín phong : </i>


+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến )về Xích đạo (đai áp thấp Xích
đạo).


+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đơng bắc ; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Đơng nam.
<i>- Gió Tây ơn đới: </i>


+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến )lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và
Nam (các đai áp thấp ôn đới).


+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Tây Nam; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Tây Bắc.
<i>- Gió Đơng cực: </i>


+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam (cực Bắc và Nam) về các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp
thấp ôn đới).


+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Dơng Bắc; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Dơng Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Khơng khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho khơng khí có
độ ẩm.


- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của khơng khí. Nhiệt độ khơng khí càng cao, lượng
hơi nước chứa được càng nhiều (độ ẩm càng cao).


<i><b>1.8.Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất </b></i>


- Qúa trình thành tạo mây, mưa : Khi khơng khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các
hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần,
rồi rơi xuống đất thành mưa.



- Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ Xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa
ít nhất là hai vùng cực Bắc và Nam.


<i><b>1.9.Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu </b></i>


- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
- Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm.


<i><b>1.10. Biết được 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất ; trình bày được giới hạn và đặc điểm của từng đới </b></i>
<i>- Đới nóng (hay nhiệt đới) </i>


+ Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.


+ Đặc điểm: quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu
sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió
thường xun thổi trong khu vực là gió Tín phong. Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến 2000mm.
<i>- Hai đới ơn hồ (hay ơn đới) </i>


+ Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến vịng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vịng cực Nam.


+ Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thường xuyên thổi
trong khu vực là gió Tây ơn đới. Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1000mm.


<i>- Hai đới lạnh (hàn đới) </i>


+ Giới hạn: từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc và Nam.


+ Đặc điểm: khí hậu giá lạnh và có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên thổi trong khu vực
này là gió Đơng cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm.



<b>2. Kĩ năng</b>


- Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí; các đai khí áp và gió, 5 đới khí hậu chính
trên Trái Đất.


- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong 1 ngày (hoặc
một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh/ thành phố.


- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương.
- Dựa vào bảng số liệu, tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm và lượng mưa trung bình năm
của một địa phương.


- Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương.
Đọc bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới và rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
- Nhận xét các hình:


+ Các tầng của lớp vỏ khí


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

19
+ 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất.


+ Biểu đồ các thành phần của khơng khí.
<b>Nội dung 3: </b>LỚP NƯỚC


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày được khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước; nêu được mối quan </b></i>
<i><b>hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước sơng </b></i>



<i>- Sơng:</i> là dịng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- <i>Lưu vực sông</i>: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.


<i>- Hệ thống sơng: </i>dịng sơng chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông.
- <i>Lưu lượng</i> : là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lịng sơng ở một địa điểm nào đó, trong một giây
đồng hồ.


- <i>Mối<b> quan h</b>ệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước chảy (thủy chế)của sông: </i>nếu sông chỉ phụ thuộc vào
một nguồn cấp nước thì thủy chế của nó tương đối đơn giản; cịn nếu sơng phụ thuộc nhiều vào nguồn cấp
nước khác nhau thì thủy chế của nó phức tạp hơn.


<i><b>1.2. Trình bày được khái niệm hồ, phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước </b></i>
- <i>H</i>ồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.


<i>- Phân loại hồ:</i>


+ Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt.


+ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có hồ vết tích của các khúc sơng, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ
nhân tạo…


<i><b>1.3. Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại </b></i>
<i><b>dương không giống nhau </b></i>


- Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 350/00, có sự khác nhau về độ muối trung bình của
nước biển và đại dương.


- Độ muối của các biển và đại dương không giống nhau tuỳ thuộc vào nguồn nước sông đổ vào nhiều hay
ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.



<i><b>1.4. Trình bày </b><b>được ba hình thức </b><b>vận động của nước biển và đại dương là sóng, thủy triều và dòng </b></i>
<i><b>biển. Nêu được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dịng biển </b></i>


<i>- Sóng biển </i>


+ Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương


+ Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
<i>- Thủy triều </i>


+ Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
+ Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.


- <i>Dòng biển</i> (hải lưu)


+ Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại
dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i><b>1.5. Trình bày được hướng chuyển động của các dịng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Nêu </b></i>
<i><b>được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng </b></i>


- Các dịng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao; ngược lại, các dòng biển lạnh
thường chảy từ các vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp.


- Các vùng ven biển, nơi có dịng biển nóng chảy qua có nhiệt độ cao hơn và mưa nhiều hơn những nơi có
dịng biển lạnh chảy qua.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng mơ hình để mơ tả hệ thống sơng: sơng chính, phụ lưu, chi lưu.



- Nhận biết nguồn gốc một số loại hồ qua tranh ảnh: hồ núi lửa, hồ băng hà, hồ móng ngựa, hồ nhân tạo…
- Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh.


- Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy
của chúng: dịng biển Gơn- xtrim, Cư-rơ-si-ơ, Pê-ru, Ben-ghê-la.


<b>Nội dung 3: </b>LỚP ĐẤT VÀ LỚP VỎ SINH VẬT
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất </b></i>


- Khái niệm lớp đất : Lớp đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa.
- Hai thành phần chính của đất là thành phần khống và thành phần hữu cơ.


+ Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khống có màu sắc loang lổ và
kích thước to nhỏ khác nhau.


+ Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất; chất hưu cơ tạo
thành chất mùn có màu đen hoặc xám.


<i><b>1.2. Trình bày được một số nhân tố hình thành đất </b></i>


- Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khống trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất
của đất.


- Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.


- Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho q trình phân giải
chất khống và chất hữu cơ trong đất.



<i><b>1.3. Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người </b></i>
<i><b>đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất. </b></i>


- Khái niệm lớp vỏ sinh vật: Sinh vật sống trong các lớp đất đá, khơng khí và lớp nước, tạo thành một lớp
vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật.


- Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất:
+ Đối với thực vật: các nhân tố khí hậu, địa hình, đất.


+ Đối với động vật: các nhân tố khí hậu, thực vật


- Ảnh hưởng con người đến sự phân bố thực và động vật trên Trái Đất:


- Ảnh hưởng tích cực: cơng nhân người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật bằng cách
mang các giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

21
<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng tranh ảnh để mô tả một phẩu diện đất, một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới.
+ Mơ tả một phẩu diện đất: vị trí, màu sắc và độ dày của các tầng đất.


+ Mô tả một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới: cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, hoang mạc nhiệt đới.


<b>L</b>

<b>Ớ</b>

<b>P 7 </b>


<b>A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH </b>


Sau khi học chương trình Địa lí 7, HS đạt được:
<b>1. Về kiến thức:</b>



Trình bày được những kiến thức phổ thơng cơ bản, cần thiết về:
- Thành phần nhân văn của môi trường.


- Đặc điểm các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người ở các mơi trường đó.


- Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các châu lục (trừ châu Á) và các khu vực của từng
châu lục.


2. V<b>ề kĩ năng</b>


- Biết cách khai thác kiến thức địa lí qua quan sát, nhận xét tranh ảnh, hình vẽ, số liệu.
- Biết sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận xét và trình bày một số hiện tượng, sự vật địa lí trên các lãnh
thổ.


- Tập liên hệ, giải thích một số hiện tượng, sự vật địa lí.
<b> 3. Về thái độ, hành vi </b>


Góp phần làm cho HS:


- Có ý thức và tham gia tích cực bảo vệ môi trường.


- Tôn trọng các giá trị kinh tế - văn hoá của nhân dân lao động nước ngồi và trong nước.
- Có thái độ tích cực trước các sự kiện xảy ra ở các châu lục và trên thế giới.


<b>B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG</b>


Các kiến thức, kĩ năng cần đạt của chương trình Địa lí lớp 7 được cụ thể thành những yêu câu chi
tiết như sau:



<b>Chủ đề 1. THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MỘI TRƯỜNG</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả </b></i>
<i><b>của nó </b></i>


- Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Nguyên nhân do bệnh dịch, đói kém, chiến
tranh.


- Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân: do có những tiến bộ về kinh tế - xã
hội và y tế.


- Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi
và Mĩ Latinh do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm
giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.


- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, mơi
trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội,…


<i><b>1.2. Nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grơ-it và Ơ-rơ-pê-ơ-it về hình thái </b></i>
<i><b>bên ngồi của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Chủng tộc Nê-grô-it (thường gọi là người da đen): sống chủ yếu ở châu Phi.
- Chủng tộc Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng): sống chủ yếu ở châu Á.


<i><b>1.3.Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới </b></i>


- Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đơ thị hoặc các vùng khí hậu
ấm áp, mưa nắng thuận hịa đều có dân cư tập trung đơng đúc.



- Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thơng khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc…khí hậu
khắc nghiệt có dân cư thưa thớt.


<i><b>1.4. So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật </b></i>
<i><b>độ dân số, lối sống </b></i>


- Quần cư nông thơn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thơn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác,
đồng cỏ, đất rưng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.


- Quần cư đơ thị: có mật độ dân số cao; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
- Lối sống nông thôn và lối sống đơ thị có nhiều điểm khác biệt (dẫn chứng)


<i><b>1.5. Biết sơ lược q trình đơ thị hóa và sự hình thành các siêu đơ thị trên thế giới </b></i>
- Đơ thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới.


- Dân số đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị.
- Nhiều đơ thị phát triển nhanh chóng, trở thành siêu đơ thị.


<i><b>1.6. Biết một số siêu đô thị trên thế giới </b></i>


- Kể tên một số siêu đô thị tiêu biểu ở các châu lục.
- Ví dụ:


+ Châu Á; Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Thượng Hải, Xơ-un, Niu Đê-li, Gia-cac-ta.
+ Châư Âu: Mat-xcơ-va, Pa-ri, Luân Đôn.


+ Châu Phi: Cai-rô, La-gốt.


+ Châu Mĩ: Niu-I-ooc, Mê-hi-cô, Ri-ô đê Gia-nê-rô.
<b>2. Kĩ năng</b>



- Đọc và hiểu các xây dựng tháp dân số.


- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.


- Đọc các bản đồ, lược đồ: Phân bố dân cư thế giới, Các siêu đô thị trên thế giới, Phân bố dân cư châu Á
để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên thế giới và ở châu Á, sự phân bố các siêu đô thị trên thế
giới.


- Xác định trên bản đồ, lược đồ “Các siêu đô thị trên thế giới” vị trí của một số siêu đơ thị.


<b>Chủ đề 2: </b>

<b>CÁC MƠI TRƯỜNG ĐỊA LÍ</b>

<b> VÀ HO</b>

<b>ẠT ĐỘNG KINH TẾ</b>



<b> C</b>

<b>ỦA CON NGƯỜI </b>



<b>Nội dung 1:</b> <b>MƠI TRƯỜNG ĐỚI NĨNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ </b>
<b> CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NĨNG</b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết vị trí đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới</b></i>
Đới nóng nằm ở khoảnggiữa hai chí tuyến Bắc và Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

23
- Mơi trường xích đạo ẩm:


+ Vị trí địa lí: nằm chủ yếu trong khoảng 50B đến 50N.


+ Đặc điểm:Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh
quanh năm phát triển. Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo, chim thú,…


- Mơi trường nhiệt đới:


+ Vị trí địa lí:Khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.


+ Đặc điểm: Nóng quanh năm, có thời kì khơ hạn, càng gần chí tuyến thì thời kì khơ hạn càng kéo dài,
biên độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến. (dẫn
chứng)


- Mơi trường nhiệt đới gió mùa:
+ Vị trí địa lí: Nam Á, Đơng Nam Á.


+ Đặc điểm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường. Thảm thực vật
phong phú và đa dạng.


<i><b>1.3. Phân biệt được sự khác nhau giữa 3 hình thức canh tác trong nơng nghiệp ở đới nóng </b></i>
- Làm nương rẫy: lạc hậu nhất, năng suất thấp, đất đai bị thối hóa.


- Thâm canh lúa nước: hiệu quả cao hơn, chủ yếu cung cấp lương thực ở trong nước.


- Sản xuất nơng sản hàng hố theo quy mơ lớn: tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị cao, nhằm mục
đích xuất khẩu.


<i><b>1.4. Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên dối với sản xuất nơng nghiệp ở đới nóng </b></i>
- Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ.
- Khó khăn: đất dễ bị thối hóa, nhiều sâu bệnh, khơ hạn, bão lũ…


<i><b>1.5. Biết một số cây trồng, vật ni chủ yếu ở đới nóng </b></i>
- Cây lương thực: Lúa gạo, ngô, sắn, khoai lang…


- Cây công nghiệp nhiệt đới: cà phê, cao su , dừa, bơng ,mía,…


- Chăn ni:: trâu, bị, dê, lợn,…


<i><b>1.6. Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, mơi trường ở đới nóng </b></i>


- Dân số đơng (chiếm gần một nửa dân số thế giới). gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai
thác tài ngun làm suy thối mơi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản
cạn kiệt, thiếu nước sạch…


<i><b>1.7. Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả </b></i>
- Đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đơ thị hoá cao.


- Nguyên nhân di dân rất đa dạng:


+ Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm).
+ Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển).


- Hậu qủa: sự bùng nổ đơ thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm,
nhà ở, môi trương, phúc lợi xã hội ở các đô thị.


<b>2. Kĩ năng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Đọc lược đồ gió mùa châu Á để nhận biết vùng có gió mùa, hướng và tính chất của gió mùa mùa hạ, gió
mùa mùa đơng ở châu Á.


- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các kiểu quần cư; các cảnh quan ở đới nóng.


- Đọc các biểu đồ về nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của từng kiểu mơi trường ở
đới nóng.


- Đọc lát cắt rừng rậm xanh quanh năm để nhận biết một số đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm.


<b>Nội dung 2:</b> <b>MƠI TRƯỜNG ĐỚI ƠN HỊA VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ </b>


<b> CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ƠN HỊA</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết vị trí đới ơn hịa trên bản đồ Tự nhiên thế giới </b></i>
- Khoảng từ chí tuyến đến vịng cực ở cả hai bán cầu.


- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ơn hịa nằm ở bán cầu Bắc.


<i><b>1.2. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các mơi trường đới </b></i>
<i><b>ơn hịa </b></i>


- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh (nguyên nhân, biểu hiện)
<i><b>- Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và khơng gian: </b></i>


+ Phân hóa theo thời gian: một năm có bốn mùa xn, hạ, thu, đơng.


+ Phân hóa theo khơng gian: thiên nhiên thay đổi từ từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Đông sang Tây theo
ảnh hưởng của dịng biển và gió Tây ơn đới.


<i><b>1.3. Hiểu và trình bày được đặc điểm của các ngành kinh tế nơng nghiệp và cơng nghiệp ở đới ơn hịa</b></i>
- Nơng nghiệp:


+ Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy
mơ lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.


+ Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường (dẫn chứng)
- Công nghiệp:



+ Nền công nghiệp phát triển sớm, hiện đại; công nghiệp chế biến là thế mạnh của nhiều nước, phát triển
rất đa dạng.


+ Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa.


<i><b>1.4. Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đơ thị hố và các vấn đề mơi trường, kinh tế - xã hội </b></i>
<i><b>đặt ra ở các đô thị đới ơn hịa</b></i>


- Đặc điểm cơ bản của đơ thị hố:


- Tỉ lệ đơ thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới.
- Các đô thị phát triển theo quy hoạch.


- Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.
- Các vấn đề môi trường, kinh tế - xã hội của đơ thị:


+Ơ nhiễm mơi trường.
+ Thất nghiệp, . . .


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

25
- Ơ nhiễm khơng khí:


+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ơ nhiễm nặng nề.


+ Ngun nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thảy vào khí quyển.


+ Hậu quả: tạo nên những trận mưa a xit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu
tồn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy , mực nước đại dương dâng cao,…khí thải cịn làm thủng tầng
ơzơn.



- Ơ nhiễm nước:


+ Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm.


+ Nguyên nhân: Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,…Ơ nhiễm nước sơng,
hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên
đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp…


+ Hậu qủa: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của đới ơn hịa, các kiểu mơi trường ở đới ơn hịa.


- Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của các hoạt động sản xuất, đô thị, ô nhiễm
môi trường ở đới ôn hịa.


- Nhận biết các kiểu mơi trường ở đới ơn hịa (ơn đới hải dương, ơn đới lục địa, địa trung hải…) qua tranh
ảnh và biểu đồ khí hậu.


<b>Nội dung 3:</b> <b>MƠI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ </b>
<b> CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH</b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới </b></i>
Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.


<i><b>1.2. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh </b></i>


- Đặc điểm: khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất


đóng băng quanh năm.


- Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao.


<i><b>1.3. Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trườngđới lạnh </b></i>


- Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y.
- Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày, hoặc lông không thấm nước; một số động vật ngủ đông hay di cư để
tránh mùa đông lạnh.


<i><b>1.4. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con </b></i>
<i><b>người ở đới lạnh </b></i>


- Hoạt động kinh tế:


+ Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da.
+ Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài ngun thiên nhiên, chăn ni thú có lơng q.


- Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo. Khoa học – kĩ thuật phát triển.
<i><b>1.5.Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh </b></i>


- Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>2. Kĩ năng</b>


- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của
đới lạnh.


- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và
trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.



- Quan sát tranh ảnh, nhận xét về một số cảnh quan, hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh (kinh tế cổ
truyền, kinh tế hiện đại)


- Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự n hiên và hoạt động kinh tế của con
người ở đới lạnh


<b>Nội dung 4:</b> <b>MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ </b>
<b> CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC</b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường </b></i>
<i><b>hoang mạc </b></i>


- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
- Khí hậu khơ hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.


- Nguyên nhân:nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…


<i><b>1.2. Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ơn </b></i>
<i><b>hịa </b></i>


- Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đơng ấm, mùa hạ rất nóng.


- Hoang mạc đới ơn hịa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không q nóng, mùa đơng rất lạnh.
<i><b>1.3. Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở mơi trường hoang mạc </b></i>


Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi
nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. (dẫn chứng)



<i><b>1.4. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con </b></i>
<i><b>người ở hoang mạc </b></i>


- Hoạt động kinh tế cổ truyền : chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo. Nguyên nhân: thiếu nước.
- Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác dầu khí, nước ngầm. Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của khoa học - kĩ
thuật.


<i><b>1.5. Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển </b></i>
<i><b>hoang mạc </b></i>


- Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động của khí hậu tồn cầu.
- Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng rừng.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân
hình thành các hoang mạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

27


- Phân tích ảnh địa lí: cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và ở đới ơn hịa, hoạt động kinh tế hoang mạc.
<b>Nội dung 5:</b> <b>MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ </b>


<b> CỦA CON NGƯỜI Ở MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của mơi trường vùng </b></i>
<i><b>núi </b></i>



Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn.
- Thay đổi theo độ cao: biểu hiện, nguyên nhân.


- Thay đổi theo hướng sườn: biểu hiện, nguyên nhân.


<i><b>1.2. Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới </b></i>
- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.


- Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.


- Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt,
chăn nuôi.


- Ở vùng sừng châu Phi, nhười Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát
mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.


<i><b>1.3. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con </b></i>
<i><b>người ở vùng núi </b></i>


- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chăn nuôi, trồng trọt (phát triển đa dạng, có sự khác nhau giữa các châu
lục, các địa phương) khai thác và chế biến lâm sản, làm các nghề thủ công. Nguyên nhân: phù hợp với
môi trường tự nhiên vùng núi.


- Hoạt động kinh tế hiện đại: phát triển công nghiệp, du lịch, thể thao,…Nguyên nhân: giao thông, thủy
điện, đời sống,…phát triển.


<i><b>1.4. Nêu được những vấn đề về môi trường đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế ở vùng núi </b></i>
- Suy thoái tài nguyên: Nguyên nhân (phá rừng, săn bắn động vật quý hiếm,…)


- Ô nhiễm các nguồn nước. Nguyên nhân


<b>2. Kĩ năng</b>


- Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng
với vùng núi đới ơn hịa.


- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan, các dân tộc, các hoạt động kinh tế ở vùng núi.
<b>Chủ đề 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC</b>


<b>Nội dung 5: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG </b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1.Phân biệt được lục địa và các châu lục. Biết tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới </b></i>


- Lục địa: là khối đất liền rộng hàng triệu kí lơ mét vng, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia
các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.


Trên thế giới có 6 lục địa là: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-
xtrây-li-a, lục địa Nam Cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Trên thế giới có 6 châu lục là: châu Á-, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương và châu Nam Cực.
<i><b>1.2. Biết được một số tiêu chí (chỉ số phát triển con người…) để phân loại các nước trên thế giới thành </b></i>
<i><b>hai nhóm: phát triển và đang phát triển </b></i>


Chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm: thu nhập bình quân theo đầu người, tỉ lệ người biết chữ
và được đi học, tuổi thọ trung bình…


<b>2. Kĩ năng</b>


- Đọc bản đồ, lược đồ về thu nhập bình quân đầu người của các nước trên thế giới.



- Nhận xét bảng số liệu về chỉ số phát triển con người (HDI) của một số quốc gia trên thế giới để thấy
được sự khác nhau về HDI giữa nước phát triển và nước đang phát triển.


<b>Nội dung 2: CHÂU PHI </b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ Thế giới </b></i>


- Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.
- Tên các biển, đại dương bao quanh châu Phi.


<i><b>1.2. Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khống sản của châu Phi </b></i>
- Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo.
- Địa hình: tương đối đơn giản, có thể coi tồn bộ lục địa là khối sơn nguyên lớn.


- Khoáng sản: phong phú , nhiều kim loại quý hiếm(vàng, uranium, kim cương. . .)
<i><b>1.3. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) đặc điểm của thiên nhiên châu Phi </b></i>


- Khí hậu: Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu Phi có khí hậu
nóng, khơ bậc nhất trên thế giới. Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi.


- Do vị trí nằm cân xứng hai bên đường Xích đạo nên các mơi trường tự nhiên nằm đối xứng qua xích đạo
(dẫn chứng)


<i><b>1.4.Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội châu Phi </b></i>
- Dân cư châu Phi phân bố rất không đều (dẫn chứng).


- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Phi vào loại cao nhất thế giới (dẫn chứng).
- Đại dịch AIDS, xung đột sắc tộc



<i><b>1.5. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của </b></i>
<i><b>châu Phi </b></i>


<i>Đặc điểm chung: </i>


- Phần lớn các quốc gia có kinh tế lạc hậu, chun mơn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây cơng nghiệp
nhiệt đới và khai thác khống sản để xuất khẩu. Nguyên nhân.


- Một số nước tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, Li-bi, An-giê-ri, Ai Cập.
<i>Các ngành kinh tế: </i>


- Nông nghiệp:


+ Trồng trọt:có sự khác nhau về tỉ trọng, kĩ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất khẩu
và ngành trồng cây lương thực (dẫn chứng). Tên một số cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả chủ yếu và
vùng phân bố


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

29


+ Phần lớn các nước có nền cơng nghiệp chậm phát triển. Nguyên nhân.
+ Khai thác khoáng sản để xuất khẩu có vai trị quan trọng.


- Dịch vụ:


Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản.


<i><b>1.6.. Biết được châu Phi có tốc độ đơ thị hố khá nhanh và sự bùng nổ dân số đô thị. Nguyên nhân </b></i>
<i><b>và hậu quả </b></i>


- Tốc độ đơ thị hóa khá nhanh, bùng nổ dân số đơ thị. Đơ thị hóa tự phát.



- Nguyên nhân: gia tăng dân số tự nhiên cao, sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn vì lí do
thiên tai, xung đột tộc người, xung đột biên giới…


- Hậu quả: Đô thị hóa khơng tương xứng với trình độ cơng nghiệp hóa làm xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế-
xã hội cần phải giải quyết.


<i><b>1.7. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế </b></i>
<i><b>của các khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi </b></i>


- Bắc Phi:


+ Tự nhiên: Thiên nhiên thay đổi từ ven biển phía tây bắc vào nội địa theo sự thay đổi của lượng mưa.
Hoang mạc Xa-ha-ra – Hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới (đặc điểm của hoang mạc).


+ Dân cư: Chủ yếu là người Ả Rập và người Béc - be (thuộc chủng tộc Ơ rô-pê-ô-it) theo đạo Hồi.


+ Kinh tế: tương đối phát triển dựa vào ngành dầu khí và du lịch. Do có sự thay đổi khí hậu từ Bắc xuống
Nam nên cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng.


- Trung phi:


+ Tự nhiên: có sự khác nhau giữa phía tây và phía đơng (dẫn chứng)


+ Dân cư: là khu vực đông dân nhất châu Phi; chủ yếu là người Ban- Tu thuộc chủng tộc Nê-grơ-it, có tín
ngưỡng đa dạng.


+ Kinh tế: phần lớn là các quốc gia chậm phát triển, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ
truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.



- Nam Phi:


+ Tự nhiên: địa hình cao ở phía đơng nam, trũng ở giữa; khí hậu nhiệt đới là chủ yếu; thực vật thay đổi từ
Đông sang Tây theo sự thay đổi của lượng mưa (dẫn chứng)


+ Dân cư: thành phần chủng tộc đa dạng (Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và người lai) phần lớn theo đạo Thiên
Chúa.


+ Kinh tế: trình độ phát triển rất khơng đều, Cộng Hồ Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu
Phi.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư,
kinh tế của châu lục và các khu vực ở châu Phi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi.
<b>Nội dung 3: CHÂU MĨ</b>


<b>KHÁI QUÁT CHÂU MĨ</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ </b></i>
Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.


<i><b>1.2. Trình bày được những đặc điểm khái quá về lãnh thổ, dân cư, chủng tộc của châu Mĩ </b></i>
- Lãnh thổ: trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.


- Đại bộ phận dân cư có gốc là người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng (dẫn chứng)
<b>2. Kĩ năng</b>



- Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ Thế giới về vị trí địa lí của châu Mĩ.


- Đọc lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân cư châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là
người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng


<b>BẮC MĨ</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ </b></i>
Từ vịng cực bắc đến vĩ tuyến 150B.


<i><b>1.2. Trình bày được đặc điểm địa hình bắc mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài </b></i>
<i><b>theo chiều kinh tuyến </b></i>


- Phía tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở.


- Giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lịng máng, nhiều hồ lớn và sơng dài.
- Phía đơng: miền núi già Apalat và cao nguyên.


<i><b>1.3. Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mĩ </b></i>
Hệ thống Hồ Lớn, hệ thống sơng Mi-xu-ri – Mi-xi-xi-pi.


<i><b>1.4. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ </b></i>


Đặc điểm: đa dạng, phân hố theo chiều Bắc - Nam và theo chiều Đơng – Tây (biểu hiện). Nguyên nhân.
<i><b>1.5. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ </b></i>


- Dân cư tăng chậm, chủ yếu là gia tăng cơ giới.



- Dân cư phân bố không đều (dẫn chứng). Ngun nhân.
- Tỉ lệ đơ thị cao.


<i><b>1.5. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ </b></i>


- Nông nghiệp tiến tiến, hiệu quả cao do tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật. Sản xuất
nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Phân bố nông nghiệp cũng có sự
phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông (dẫn chứng).


- Công nghiệp: nền cơng nghiệp hiện đại, phát triển cao. Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác
nhau (dẫn chứng).


- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế (dẫn chứng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

31


- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) được thông qua năm 1993, gồm Hoa Kì, Ca-na-đa,
Mê-hi-cơ.


- Mục đích: kết hợp thế mạnh của cả 3 nước, tạo nên thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên
thị trường thế giới.


- Vai trị của Hoa Kì: chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngồi vào Mê-hi-cơ, hơn
80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ Thế giới về vị trí địa lí của khu vực Bắc Mĩ.
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên, dâncư, kinh tế của Bắc Mĩ.



- Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Đơng - Tây
của Bắc Mĩ.


- Phân tích lược đồ cơng nghiệp Hoa Kì để trình bày về sự phân hóa khơng gian cơng nghiệp, xu hướng
chuyển dịch vốn và nguồn lao động trong công nghiệp Hoa Kì.


- Đọc và phân tích biểu đồ hoặc số liệu thống kê kinh tế của Bắc Mĩ.
<b>TRUNG VÀ NAM MĨ</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ </b></i>
Gồm eo đất Trung Mĩ , các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và lục địa Nam Mĩ.


<i><b>1.2. Trình bày và giải thích ( </b><b>ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung </b></i>
<i><b>Mĩ, quần đảo Ăng ti và lục địa Nam Mĩ </b></i>


- Eo đất Trung Mĩ: các dãy núi chạy dọc eo đất, nhiều núi lửa.
- Quần đảo Ăng- ti: một vòng cung đảo.


- Lục địa Nam Mĩ: phía tây là miền núi trẻ An- đet, giữa là đồng bằng, phía đơng là cao ngun.


<i><b>1.3. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của Trung và </b></i>
<i><b>Nam Mĩ </b></i>


- Khí hậu: có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất, trong đó khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện
tích lớn. Nguyên nhân.


- Cảnh quan tự nhiên: đa dạng, phong phú, phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao (dẫn chứng).
Nguyên nhân.



<i><b>1.4. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ </b></i>
- Dân cư chủ yếu là người lai, có nền văn hóa Mĩ Latinh độc đáo. Nguyên nhân.


- Phân bố dân cư không đều. Dân cư tập trung ở vùng ven biển, cửa sông hoặc trên các cao ngun có khí
hậu khơ ráo, mát mẻ; các vùng sâu trong nội địa dân cư thưa thớt. Ngun nhân.


- Tốc độ đơ thị hố đứng đầu thế giới, đơ thị hố mang tính tự phát, tỉ lệ dân đơ thị cao.


<i><b>1.5. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Trung và Nam Mĩ </b></i>
- Nơng nghiệp:


+ Hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang.
+ Trồng trọt: mang tính độc canh (dẫn chứng). Nguyên nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Các ngành cơng nghiệp chủ yếu: khai thác khống sản, sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để xuất
khẩu.


- Một số nước cơng nghiệp mới, có nền kinh tế phát triển nhất khu vực.


<i><b>1.6. Hiểu được vấn đề khai thác vùng A-ma-dôn và những vấn đề về môi trường cần quan tâm </b></i>
- Khai thác rừng A-ma-dơn góp phần phát triển kinh tế.


- Vấn đề môi trường cần quan tâm: hủy hoại môi trường, ảnh hưởng xấu tới khí hậu của khu vực và tồn
cầu.


<i><b>1.7. Trình bày được về khối kinh tế Méc-cơ-xua (MERCOSUR) </b></i>


- Các nước thành viên gồm Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay- Pa-ra-guay, Chi-lê, Bô-li-vi-a.


- Mục tiêu: tăng cường mối quan hệ ngoại thương giữa các nước, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa


Kì.


- Thành tựu: Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi ngoại thương giữa các quốc gia trong
khối góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ Thế giới về vị trí địa lí của khu vực Trung và Nam
Mĩ.


- Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên, dâncư, kinh tế của Trung và Nam Mĩ.
- Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Đơng - Tây
của Bắc Mĩ.


- Phân tích sự phân hóa của môi trường tự nhiên theo độ cao và theo hướng sườn ở dãy An-đét.
<b>Nội dung 4: CHÂU NAM CỰC</b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực </b></i>
Gồm lục địa Nam cực và các đảo ven lục địa.


<i><b>1.2. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực </b></i>
- Khí hậu: lạnh khắc nghiệt, thướng có gió bão. Nguyên nhân.


- Địa hình: là một cao nguyên băng khổng lồ. Nguyên nhân.
- Động thực vật:


+ Thực vật không thể tồn tại được. Nguyên nhân.
+ Động vật khá phong phú (dẫn chứng). Nguyên nhân.



- Nam Cực là châu lục duy nhất khơng có người cư trú thường xuyên.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực.


- Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.


- Phân tích biểu đồ khí hậu của 2 địa điểm ở châu Nam Cực, lát cắt địa hình lục địa Nam Cực để hiểu và
trình bày đặc điểm khí hậu, địa hình của châu Nam Cực.


<b>Nội dung 5: CHÂU ĐẠI DƯƠNG</b>
<b>1. Kiến thức</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

33


Châu Đại Dương gồm lục địa Ô- xtrây- li- a, các đảo và quần đảo trong Thái Bình Dương.


<i><b>1.2. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên của các đảo và quần đảo, </b></i>
<i><b>lục địa Ô- xtrây- li- a </b></i>


- Phần lớn các đảo, quần đảo có khí hậu nóng ẩm, điều hoà, mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới phát triển.
Nguyên nhân.


- Lục địa Ô- xtrây- li- a:


+ Phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc. Nguyên nhân.


+ Có nhiều động vật độc đáo nhất thế giới (dẫn chứng). Nguyên nhân.
- Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ơ- xtrây- li- a có khí hậu ơn đới.



<i><b>1.3. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm dân cư Ô- xtrây- li- a </b></i>
- Mật độ dân số thấp nhất thế giới.


- Dân cư chủ yếu là người nhập cư, có sự đa dạng về ngơn ngữ và văn hóa. Ngun nhân.


<i><b>1.4. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm kinh tế của châu Đại Dương </b></i>
- Kinh tế phát triển khơng đều giữa các nước.


- Ơ- xtrây- li- a và Niu- di- len có nền kinh tế phát triển (tên các hàng xuất khẩu nổi tiếng và một số ngành
công nghiệp phát triển).


- Các nước còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên để xuất
khẩu và du lịch (tên các mặt hàng xuất khẩu chính).


<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế của châu Đại Dương.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa một số trạm của châu Đại Dương.


- Phân tích bảng số liệu về dân cư, kinh tế của châu Đại Dương.


- Phân tích lát cắt địa hình của lục địa Ơ- xtrây- li- a theo vĩ tuyến 300B để nhận biết và trình bày về sự
phân bố các dạng địa hình chính ở Ô- xtrây- li- a.


- Viết một báo cáo ngắn và trình bày về đặc điểm tự nhiên của Ơ- xtrây- li- a dựa vào tư liệu đã cho.
<b>Nội dung 6: CHÂU ÂU </b>


<b>1. Kiến thức</b>



<i><b>1.1. Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ </b></i>


- Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến 360B và 710B, chủ yếu trong đới ơn hịa, có ba mặt giáp biển và đại
dương.


<i><b>1.2. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu </b></i>


- Địa hình: chủ yếu là đồng bằng, bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán
đảo, vũng vịnh.


- Khí hậu: phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Ngun nhân.
- Mạng lưới sơng ngịi dày đặc, lượng nước dồi dào. Tên một số sông quan trọng.


- Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng
mưa (dẫn chứng).


<i><b>1.3. Nêu và giải thích ( ở mức độ đơn giản) </b><b>sự khác nhau giữa các môi trường ôn đới hải dương, môi </b></i>
<i><b>trường ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải, môi trường núi cao ở châu Âu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Môi trường ôn đới lục địa: phân bố, đặc điểm (khí hậu, sơng ngịi, thực vật). Ngun nhân.
- Mơi trường Địa trung hải: phân bố, đặc điểm (khí hậu, sơng ngịi, thực vật). Ngun nhân.
- Mơi trường núi cao: phân bố, đặc điểm (khí hậu, sơng ngịi, thực vật). Ngun nhân.


<i><b>1.4. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm dân cư, xã hội của châu Âu </b></i>
- Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ rô pê ô it, có sự đa dạng về ngơn ngữ, văn hóa.


- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, cơ cấu dân số già.
- Tỉ lệ dân thành thị cao. Ngun nhân.


<i><b>1.5. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của châu Âu </b></i>


- Nông nghiệp: tiên tiến, có hiệu qủa cao (dẫn chứng).


- Cơng nghiệp: phát triển rất sớm, nền công nghiệp hiện đại (dẫn chứng).


- Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển nhất (dẫn chứng), du lịch là ngành quan trọng và là nguồn thu
ngoại tệ lớn.


<i><b>1.6. Trình bày và giải thích được những đặc điểm nổi bậc về tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực </b></i>
<i><b>của châu Âu </b></i>


- Bắc Âu: Địa hình chủ yếu là núi già, băng hà cổ, thế mạnh là biển, rừng, thủy điện. Dân cư thưa thớt,
khai thác tài nguyên hợp lí để phát triển kinh tế.


- Tây và Trung Âu: có 3 miền địa hình ( núi già, núi trẻ, đồng bằng). Khí hậu, thực vật thay đổi từ Tây
sang Đông, đây là khu vực tập trung đông dân nhất, kinh tế phát triển nhất, tập trung nhiều cường quốc
công nghiệp.


- Nam Âu: Địa hình phần lớn là núi trẻ và cao nguyên, khí hậu địa trung hải (mùa hạ: nóng khô; mùa
đông: ấm, mưa nhiều) kinh tế phát triển kém hơn Bắc Âu, Tây và Trung Âu, có nhiều sản phẩm nông
nghiệp độc đáo, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng.


- Đơng Âu: Chiếm ½ diện tích châu Âu, chủ yếu là đồng bằng, khí hậu ơn đới lục địa, giàu tài ngun
khống sản, các ngành cơng nghiệp truyền thống giữ vai trị chủ đạo.


<i><b>1.7. Trình bày được về Liên minh châu Âu (EU) </b></i>


- Liên minh châu Âu (EU) được mở rộng qua nhiều giai đoạn.


- Đây là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế, là tổ chức thương mại hàng đầu
thế giới (dẫn chứng).



- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu, đặc
biệt với Việt Nam.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, khí hậu, dân cư, kinh tế châu Âu để hiểu và trình bày đặc điểm tự
nhiên, dân cư, kinh tế của châu Âu, các khu vực của châu Âu.


- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa một số trạm ở châu Âu để thấy rõ đặc điểm khí hậu của các mơi
trường ở châu Âu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

35

<b>L</b>

<b>Ớ</b>

<b>P 8 </b>


<b>A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH </b>


Sau khi học chương trình Địa lí 8, học sinh đạt được:
<b>1. Về kiến thức:</b>


Trình bày được những kiến thức cơ bản về:


- Các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, đặc điểm phát triển kinh tế chung cũng như một số khu vực cả
châu Á.


- Đặc điểm địa lí tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.


- Thông qua kiến thức nói trên, học sinh sẽ hiểu được tính đa dạng của tự nhiên, các mối quan hệ
tương tác giữa các thành phần tự nhiên với nhau, vai trò của các điều kiện tự nhiên đối với phát triển
kinh tế xã – hội và các tác động của con người đối với môi trường xung quanh.



2. V<b>ề kĩ năng</b>


Sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lí sau đây:
- Đọc, sử dụng bản đồ địa lí.


- Đọc, phân tích, nhận xét các biểu đồ địa lí.
- Đọc, phân tích, nhận xét các lát cắt địa lí.


- Đọc, phân tích, nhận xét các bảng số liệu thống kê, các tranh, ảnh về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã
hội của các châu lục, các quốc gia, khu vực trên thế giới và của Việt Nam.


- Vẽ một số biểu đồ liên quan đến các hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.


- Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu và giải thích các hiện tượng, các vấn đề về tự nhiên, kinh tế -
xã hội xảy ra trên thế giới và ở Việt Nam.


- Hình thành thói quen quan sát, theo dõi, thu thập các thơng tin, tài liệu về địa lí qua sách, báo, tranh
ảnh, truyền hình..., bước đầu tổng hợp và trình bày lại các tài liệu đó.


<b> 3. Về thái độ, hành vi </b>
Góp phần làm cho HS:


- Có tình u thiên nhiên, q hương, đất nước thơng qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên và tơn
trọng các thành quả kinh tế - văn hóa của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.


- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí.
- Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước; ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp
lí, bảo vệ, cải tạo môi trương; nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, cộng đồng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Các kiến thức, kĩ năng cần đạt của chương trình Địa lí lớp 8 được cụ thể thành những yêu cầu chi
tiết như sau:


Ph<b>ần một </b>


<b>THIÊN NHIÊN – CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)</b>
<b>Chủ đề 1. CHÂU Á </b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ</b></i>
- Ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu.


- Trải rộng từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.


<i><b>1.2. Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á </b></i>
Có diện tích lớn nhất thế giới<i><b>. </b></i>


<i><b>1.3. Trình bày được đặc điểm về địa hình và khống sản của châu Á </b></i>
- Địa hình:


+ Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính đơng – tây và bắc – nam, sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung
ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng.


+ Nhìn chung, địa hình chia cắt phức tạp.


- Khống sản phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than , kim loại màu…


<i><b>1.4. Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau giũa </b></i>
<i><b>kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á </b></i>



- Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hoá thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.


- Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn,
địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển…


<i><b>1.5. Trình bày được đặc điểm chung của sơng ngịi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về </b></i>
<i><b>chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sơng lớn </b></i>


- Châu Á có nhiều hệ thống sơng lớn (I-ê-nit-xây, Hồng Hà, Trường Giang, Mê-Cơng, Ấn, Hằng…)
nhưng phân bố không đều.


- Chế độ nước khá phức tạp:


+ Bắc Á: mạng lưới sông dày , mùa đơng nước đóng băng, mùa xn có lũ do băng tan.
+ Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sơng lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.


+ Tây và Trung Á: ít sơng nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan.


- Giá trị kinh tế của sơng ngịi châu Á: giao thơng, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt,
du lịch, đánh bắt và ni trồng thủy sản.


<i><b>1.6 Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh </b></i>
<i><b>quan </b></i>


- Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại:


+ Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ơn đới.


+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.


+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

37
- Dân số đông, tăng nhanh.


- Mật độ dân cư caophân bố không đều.


- Dân cư thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Mơn-gơ-lơ-ít và Ơ-rơ-pê-ơ-it.


- Văn hóa đa dạng, nhiều tơn giáo (các tôn giáo lớn như Phật giáo , Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Thiên chúa
giáo).


<i><b>1.8. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở </b></i>
<i><b>châu Á </b></i>


- Tình trạng phát triển kinh tế cịn chậm do trước kia bị đế quốc chiếm đóng.


- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, song trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ khơng đồng
đều.


<i><b>1.9. Trình bày được tình hình phát triển kinh tế và nơi phân bố chủ yếu </b></i>


- Nông nghiệp: sản xuất lương thực (nhất là lúa gạo) ở một số nước (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt
Nam) đã đạt kết qủa vượt bậc.


- Công nghiệp: công nghiệp được ưu tiên phát triển, bao gồm cả cơng nghiệp khai khống và công nghiệp
chế biến, cơ cấu ngành đa dạng.


<i><b>1.10. Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực: Tây Nam </b></i>


<i><b>Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á</b></i>


<i>- Tây Nam Á: </i>


+ Vị trí chiến lược quan trọng.


+ Địa hình chủ yếu là núi và cao ngun.
+ Khí hậu nhiệt đới khơ.


+ Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.
+ Dân cư chủ yếu theo đạo Hồi.


+ Khơng ổn định về chính trị, kinh tế.
<i>- Nam Á: </i>


+ Khí hậu đới gió mùa điển hình.


+ Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
+ Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển.


+ Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
<i>- Đông Á: </i>


+ Lãnh thổ bao gồm hai bộ phận (đất liền và hải đảo) có đặc điểm tự nhiên khác nhau.
+ Có dân số đơng, nhiều hơn dân số các châu lục khác trên thế giới.


+ Nền kinh tế phát triển nhanh với thế mạnh về xuất khẩu, có các nền kinh tế phát triển mạnh của thế giới:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.


<i>- Đông Nam Á: </i>



+ Là cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương.


+ Điạ hình chủ yếu là đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.
+ Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

+ Nền nông nghiệp lúa nước.


+ Đang tiến hành cơng nghiệp hóa (dẫn chứng).
+ Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi (dẫn chứng),


<i><b>1.11. Trình bày được một số đặc điểm nổi bậc về Hiệp hội các nước Đơng Nam Á (ASEAN)</b></i>
- Qúa trình thành lập.


- Các nước thành viên.
- Mục tiêu hoạt động.
- Việt Nam trong ASEAN.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Đọc các bản đồ, lược đồ: tự nhiên, phân bố dân cư, kinh tế châu Á và các khu vực châu Á để hiểu và
trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Á, một số khu vực của châu Á.


- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm
của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.


- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên, một số hoạt động kinh tế ở châu Á.
- Phân tích các bảng thống kê về dân số, kinh tế.


- Tính tốn và vẽ biểu đồ về sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng GDP, về cơ cấu cây trồng của một số quốc
gia, khu vực thuộc châu Á.



<b>Chủ đề 2: TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC </b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Phân tích được mối quan hệ giữa nội lực, ngoại lực và tác động của chúng đến địa hình bề mặt </b></i>
<i><b>Trái Đất </b></i>


- Nội lực: gây nên động đất, núi lửa và xuất hiện các dãy núi cao.
- Ngoại lực: tạo nên sự đa dạng của địa hình bề mặt Trái Đất.


- Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ chặt chẽ. Mỗi địa điểm trên Trái Đất đều chịu sự tác động đồng
thời, thường xuyên liên tục của nội lực và ngoại lực.


<i><b>1.2. Trình bày được các đới, các kiểu khí hậu, các cảnh quan tự nhiên chính trên Trái Đất </b></i>
- Các đới khí hậu chính: nhiệt đới, ơn hịa, hàn đới…


- Một số kiểu khí hậu: lục địa, đại dương và gió mùa.


- Các cảnh quan tự nhiên chính trên Trái Đất: Đài nguyên, rừng lá kim, rừng thưa, xavan, rừng rậm, hoang
mạc và bán hoang mạc…


<i><b>1.3. Phân tích mối quan hệ giữa khí hậu với cảnh quan tự nhiên trên Trái Đất </b></i>


- Các thành phần của cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Một yếu tố
thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác dẫn đến sự thay đổi của cảnh quan.


- Sự thay đổi cảnh quan phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của khí hậu.


<i><b>1.4. Phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của con </b></i>
<i><b>người với môi trường tự nhiên </b></i>



<i>- </i>Quan hệ giữa hoạt động nơng nghiệp với mơi trường địa lí:


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

39


+ Môi trường cung cấp cho công nghiệp các nguyên vật liệu (khoáng sản, năng lượng…).


+ Hoạt động công nghiệp đã gây nhiều biến đổi về mơi trường: nước, khí hậu, cảnh quan tự nhiên.
- Biện pháp bảo vệ môi trường.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh để xác lập mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên
(nội lực, ngoại lực với địa hình; khí hậu với cảnh quan…,), giữa mơi trường tự nhiên với hoạt động sản
xuất của con người.


<b>Ph</b>

<b>ần hai: ĐỊA LÝ VIỆT NAM</b>



<b>Chủ đề 1: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới </b></i>


- Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các
hải đảo, vùng biển và vùng trời.


- Việt Nam gắn liền với lục địa Á- Âu, nằm ở phía đơng bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm
Đơng Nam Á.


- Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía đơng giáp Biển Đông.



<i><b>1.2. Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của </b></i>
<i><b>khu vực Đơng Nam Á </b></i>


- Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.


- Văn hóa: có nền văn minh lúa nước; tơn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và ngơn ngữ gắn bó với các nước
trong khu vực.


- Lịch sử: là lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập
dân tộc.


- Là thành viên của hiệp hội các nước đông nam Á (ASEAN) từ năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần
xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng.


<b>2. Kĩ năng</b>


Xác định vị trí nước ta trên bản đồ thế giới.
<b>Chủ đề 2: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN </b>


<b>Nội dung 1: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ. VÙNG BIỂN VIỆT NAM</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta </b></i>
- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây phần đất liền.


- Phạm vi bao gồm cả phần đất liền (diện tích 331212 km2) và phần biển ( khoảng 1 triệu km2).
<i><b>1.2. Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội </b></i>


- Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhưng cũng gặp không ít


thiên tai (bão, lụt, hạn…).


- Nằm gần trung tâm Đông Nam Á, nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Kéo dài theo chiều Bắc – Nam (1650 km), đường bờ biển hình chữ S dài 3260 km, đường biên giới trên
đất liền dài trên 4600 km.


- Biển Đơng có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phịng và phát triển kinh tế.
<i><b>1.4.Biết diện tích; trình bày được một số đặc điểm của Biển Đơng và vùng biển nước ta </b></i>


- Biển đông là vùng biển lớn với diện tích khoảng 3447000km2 tương đối kín, nằm trải rộng từ Xích đạo
tới chí tuyến Bắc. Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đơng, diện tích khoảng 1 triệu km2.


- Đặc điểm của Biển Đơng và vùng biển nước ta:
+ Biển nóng quanh năm.


+ Chế độ gió, nhiệt của biển và hướng chảy của dòng biển thay đổi theo mùa.
+ Chế độ triều phức tạp.


<i><b>1.5. Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên </b></i>
<i><b>vùng biển nước ta; sự cần thiêt phải bảo vệ môi trường biển </b></i>


- Nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng (thuỷ sản, khoáng sản – nhất là dầu mỏ và khí đốt, muối, du
lịch – có nhiều bãi biển đẹp,…).


- Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta (mưa, bão, sóng lớn, triều cường).
- Vấn đề ô nhiễm biển, suy giảm nguồn hải sản; vấn đề khai thác hợp lí, bảo vệ môi trường biển.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận


xét:


+ Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
+ Vị trí, giới hạn của Biển Đơng.


- Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam , các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dịng biển theo mùa
trên Biển Đơng, các sơ đồ để xác định và trình bày:


+ Một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam.


+ Phạm vi một số bộ phận trong vùng biển chủ quyền của nước ta (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế…).


<b>Nội dung 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÃNH THỔ VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết sơ lược quá trình hình thành lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai </b></i>
<i><b>đoạn </b></i>


- <i>Giai đoạn tiền Cambri:</i> (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ)


+ Cách nay khoảng 542 triệu năm, Đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.


+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Vịm sơng Chảy, Hồng Liên Sơn, Sơng Mã, Kon Tum…
+ Các lồi sinh vật cịn rất ít và đơn giản. Khí quyển rất ít ơ xi.


<i>- Giai đọan cổ kiến tạo: </i>(phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ)
<i>+ </i>Cách ngày nay khoảng 65 triệu năm.


+ Có nhiều vận động tạo núi lớn làm thay đổi hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã


trở thành đất liền.


+ Một số dãy núi hình thành do các vận động tạo núi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

41
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ.


+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngaọi lực bào mòn, hạ thấp.


<i>- Giai đọan tân kiến tạo: </i>(tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn)
+ Địa hình nước ta được nâng cao (dãy Hồng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng).


+ Hình thành các cao nguyên ba dan (ở Tây Nguyên), các đồng bằng phù sa (đồng bằng sông Hồng, đồng
bằng sông Cửu Long), các bể dầu khí ở thềm lục địa…


+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện lào người trên Trái Đất.


<i><b>1.2. Biết nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng; sự hình thành các vùng mỏ </b></i>
<i><b>chính ở nước ta qua các giai đoạn địa chất </b></i>


- Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và
nhỏ. Một số khống sản có trữ lượng lớn là sắt, than, thiếc, crơm, dầu mỏ, bơxit, đá vơi…


- Các giai đoạn hình thành một số tài nguyên khoáng sản:


+ Giai đoạn Tiền Cambri với các mỏ than chì, đồng, sắt, đá q…có ở khu nền cổ Việt Bắc, Hoàng Liên
Sơn, Kon Tum.


+ Giai đoạn Cổ kiến tạo với các khoáng sản chính là apatit, than, sắt, thiếc, mangan, ti tan, vàng, đất hiếm,
bơ xít trầm tích, đá vơi…phân bố rộng khắp lãnh thổ.



+ Giai đoạn Tân kiến tạo chủ yếu là các mỏ dầu khí, than nâu, than bùn, bơxít…có ở các bể trầm tích
ngồi thềm lục địa, các đồng bằng châu thổ, Tây Nguyên.


- Ghi nhớ một số vùng mỏ chính và một số địa danh có các mỏ lớn:


+ Vùng Đơng Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).


+ Vùng Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hóa), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).
<b>2. Kĩ năng</b>


- Đọc sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo (phần đất liền), bản đồ địa chất Việt Nam, để:


+ Xác định các mảng nền hình thành qua các giai đoạn Tiền Cambri, Cổ sinh, Trung sinh, vùng sụt võng
Tân sinh; các đứt gãy lớn.


+ Nhận biết những nơi hay xảy ra động đất ở Việt Nam.
- Đọc bản đồ, lược đồ địa chất – khoáng sản Việt Nam, để:
+ Nhận biết sự phân bố khoáng sản nước ta.


+ Xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ khoáng sản trên bản đồ.
<b>Nội dung 3: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN </b>


<b> ĐỊA HÌNH </b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam </b></i>
- Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp.
- Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.



- Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc - đơng nam.


- Hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc - đơng nam và vịng cung.
- Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<i>- Khu vực đồi núi: </i>


+ Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sơng Hồng, nổi bật với nhiều dãy núi hình cánh
cung. Địa hình cácxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ.


+ Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng
tây bắc - đông nam.


+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ sông Cả tới dãy Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có hai sườn khơng đối xứng,
có nhiều nhánh đâm ra biển.


+ Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ
trên các cao nguyên rộng lớn…


<i>- Khu vực đồng bằng: </i>


+ Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng (đặc điểm
tiêu biểu)


+ Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ: đặc điểm tiêu biểu.
<i>- Bờ biển: </i>


+ Dài trên 3260km (từ Móng Cái đến Hà Tiên); có hai dạng chính là bờ biển bồi tụ (vùng đồng bằng) và
bờ biển mài mòn (chân núi, hải đảo từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu); giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng
cảng biển, du lịch…



+ Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình,
mơ tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta.


- Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình.
<b> KHÍ HẬU</b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam </b></i>
- Nhiệt đới gió mùa ẩm.


+ Số giờ nắng (dẫn chứng).


+ Nhiệt độ trung bình năm (dẫn chứng).


+ Hướng gió (mùa đơng lạnh khơ với gió mùa Đơng Bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam).
+ Lượng mưa và độ ẩm (dẫn chứng).


- Phân hoá đa dạng: theo khơng gian (các miền, vùng, kiểu khí hậu) và thời gian (các mùa).


- Biến động thất thường (có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khơ hạn, năm ít bão, năm
nhiều bão…).


<i><b>1.2. Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa; sự khác biệt về khí hậu, </b></i>
<i><b>thời tiết của các miền </b></i>



- Nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa:


+ Mùa Đơng từ tháng 11 đến tháng 4 (gió thịnh hành, lượng mưa và phân bố mưa trong năm, đặc điểm
thời tiết)


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

43


+ Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 (gió thịnh hành, lượng mưa và phân bố mưa trong năm, đặc điểm thời
tiết)


- Các miền khí hậu:


+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) có mùa đơng lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa
đơng rất ẩm ướt; mùa hạ nóng và mưa nhiều.


+ Miền khí hậu phía nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo, có một mùa mưa và một mùa
khô.


<i><b>1.3. Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt </b></i>
<i><b>Nam </b></i>


- Thuận lợi: cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp (các sản phẩm nơng nghiệp đa dạng, ngồi cây trồng
nhiệt đới cịn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn đới); thuận lợi cho các ngành kinh tế khác.
- Khó khăn:thiện tai, hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét…


<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm của
khí hậu nước ta và của mỗi miền.



- Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm (Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh)
để hiểu rõ sự khác nhau về khí hậu của các miền.


<b> THỦY VĂN</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày được đặc điểm chung của sơng ngịi Việt Nam </b></i>


- Mạng lưới sơng ngịi dày đặc, phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước.
- Hướng chảy: tây bắc - đông nam và vòng cung.


- Chế độ nước: theo mùa, mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Lượng phù sa: hàm lượng phù sa lớn.


<i><b>1.2.Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sơng ngịi Bắc Bộ, Trung Bộ </b></i>
<i><b>và Nam Bộ. Biết một số hệ thống sông lớn ở nước ta </b></i>


- Sơng ngịi Bắc Bộ:


+ Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nahnh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sơng có
dạng nan. quạt.


+ Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.


+ Tiêu biểu cho hệ thống sơng ngịi ở Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Sơng ngịi Trung Bộ:


+ Thường ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên nhanh và đột ngột,
nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc.



+ Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng)
- Sơng ngịi Nam Bộ:


+ Lương nước lớn, chế độ nước khá điều hồ do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hịa hơn
vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ…


+ Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

+ Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia. Sông Mê Công đã
mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn, sơng cũng gây nên những khó khăn khơng nhỏ vào mùa
lũ.


<i><b>1.3. Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sơng ngịi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết </b></i>
<i><b>phải bảo vệ nguồn nước sông </b></i>


- Thuận lợi: cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du
lịch…


- Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ngập úng một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét
ở miền núi…


- Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung
dân cư…Nguyên nhân: mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, lược đồ Các hệ thống sơng lớn ở
Việt Nam để trình bày các đặc điểm chung của sơng ngịi và của các hệ thống sơng lớn ở nước ta.
- Phân tích bảng số liệu, bảng thống kê về các hệ thống sông lớn ở Việt Nam.



- Vẽ biểu đồ phân bố lưu lượng nước trong năm ở một địa điểm (trạm thủy văn) cụ thể.
<b> ĐẤT, SINH VẬT</b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày được đặc điểm chung của sơng ngịi Việt Nam </b></i>


- Đa dạng, phức tạp, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.


- Nguyên nhân: sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước,
sinh vật và tác động của con người.


<i><b>1.2.Nắm được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta </b></i>


- Nhóm đất Feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi. Có giá trị
với việc trồng cây rừng và cây công nghiệp…


- Nhóm đất mùn trên núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên), chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được
bảo vệ.


- Nhóm đất bồi tụ phù sa sơng và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên), tập trung ở các đồng bằng, nhất
là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Nhóm đất này tơi xốp, giữ nước tốt, thích hợp với
cây lương thực, thực phẩm nhất là cây lúa.


<i><b>1.3. Nêu được một số vấn đề lớn trong sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam: </b></i>


<i>- </i>Đất đai là tài nguyên qúy giá. Việc sử dụng đất ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề chưa hợp lí.


- Cần phải sử dụng hợp lí và có biện pháp bảo vệ đất: chống xói mịn, rửa trôi, bạc màu đất ở miền đồi núi,
cải tạo đất chua, mặn, phèn ở vùng đồng bằng ven biển.



<i><b>1.4.Trình bày và giải thích đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam </b></i>


<i>- </i>Sinh vật rất phong phú và đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái do các điều kiện sống cần và đủ
cho sinh vật khá thuận lợi.


- Nước ta có tới 14600 loài thực, 11200 loài và phân loài động vật. Nhiều loài được ghi trong “Sách đỏ
Việt Nam”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

45


- Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển rừng ngập mặn.


- Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh,
rừng rụng lá mùa khô, rừng ôn đới núi cao…


- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.


- Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.


<i><b>1.6. Nêu được giá trị tài nguyên sinh vật, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ </b></i>
<i><b>nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam </b></i>


- Cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến, dược liệu; là tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn...Tài
nguyên sinh vật có khả năng phục hồi và phát triển.


- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và
số lượng.


<b>2. Kĩ năng</b>



- Đọc lát cắt địa hình – thổ nhưỡng để nhận biết sự tương ứng trong phân bố đất với địa hình ở nước ta.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ thổ nhưỡng, bản đồ Địa lí tự nhiên hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:


+ Nhận xét sự phân bố các loại đất chính.


+ Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ của 3 nhóm đất chính.
+ Phân tích bảng số liệu về biến động diện tích rừng.


<b>Nội dung 4: ĐẶC ĐIỂM CHUNG TỰ NHIÊN VIỆT NAM</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày và giải thích được bốn đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam </b></i>
- Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm:


+ Tính chất này biểu hiện trong mọi thành phần của cảnh quan thiên nhiên nước ta nhưng tập trung nhất là
mơi trường khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.


+ Tuy nhiên, có nơi, có mùa lai bị khơ hạn, lạnh giá với những mức độ khác nhau.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển:


+ Biển Đông rộng lớn, bao bọc phía đơngh và phía nam phần đất liền nước ta. Có ảnh hưởng tới tồn bộ
thiên nhiên nước ta.


+ Sự tương tác của đất liền và biển đã tăng cường t, gió mùa cho thiên nhiên nước ta.
- Việt nam là đất nước nhiều đồi núi:


+ Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta.
+ Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao.



- Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng, phức tạp:


- Biểu hiện rõ trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên.
- Biểu hiện qua sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên thành các vùng miền.


<i><b>1.2. Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội </b></i>
<i><b>ở nước ta </b></i>


- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là nguồn lực để phát triển kinh tế tồn diện (nơng nghiệp,cơng nghiệp,
du lịch).


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>2. Kĩ năng</b>.


- Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết:
+ Sự phân bậc độ cao địa hình.


+ Các hướng gió chính.


+ Các dịng biển, các dịng sơng lớn ở nước ta.


- Rèn kỹ năng tư duy địa lí tổng hợp thông qua việc củng cố và tổng kết các kiến thức đã học về các hợp
phần tự nhiên.


<b>Nội dung 4: ĐỊA LÍ CÁC MIỀN TỰ NHIÊN </b>


<b> MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ </b></i>
- Bao gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu vực đồng bằng Bắc Bộ.



<i><b>1.2. Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền </b></i>
- Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước.


- Địa hình phần lớn là đồi núi thấp nhưng rất đa dạng, với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía bắc và
quy tụ ở Tam Đảo.


- Tài nguyênphong phú, đa dạng, nhiều thắng cảnh và đang được khai thác mạnh mẽ.


<i><b>1.3. Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của </b></i>
<i><b>miền </b></i>


- Sương muối, sương giá, lũ lụt, hạn hán...
- Tài nguyên bị khai thác nhiều...


<b>2. Kĩ năng</b>.


- Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để
trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền.


- Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu ở một số địa điểm trong miền


<b>MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ </b></i>
Có vị trí từ hữu ngạn sơng Hồng đến dãy Bạch Mã.


<i><b>1.2. Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền </b></i>
- Địa hình cao nhất Việt Nam, nhiều núi cao, thung lũng sâu.



- Hướng núi tây bắc - đông nam.


- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, mùa hạ có gió phơn tây nam khơ, nóng.
- Tài nguyên kháng sản phong phú, giàu tiềm năng thủy điện, nhiều bãi biển đẹp.


1.3. Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường
<i><b>của miền </b></i>


- Khó khăn: giá rét, lũ quét, gió phơn tây nam khơ nóng, bão lụt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

47
<b>2. Kĩ năng</b>.


- Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để
trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền.


- Phân tích bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trong miền để thấy rõ sự khác nhau về
mùa mưa.


<b>MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ</b>
<b>Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ </b></i>
- Vị trí: từ dãy Bạch Mã đến Cà Mau.


<i><b>1.2. Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền </b></i>
<i>- </i>Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khơ sâu sắc.


- Có khu vực núi và cao nguyên Trường Sơn Nam hùng vĩ, đồng bằng Nam Bộ rộng lớn.


- Có tài nguyên thiên nhiên phong phú:


+ Đất đai, khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển.


+ Tài nguyên rừng rất phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái, chiếm 60% diện tích cả nước.


+ Tài nguyên biển rất đa dạng và có giá trị to lớn (biển có nhiều tìm năng thủy hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi
biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải).


<i><b>1.3. Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của </b></i>
<i><b>miền </b></i>


- Khô hạn kéo dài dễ gây ra hạn hán và cháy rừng.
- Bão, lũ lụt gây nhiều thảm họa.


- Cần chú trọng bảo vệ môi trường rừng, biển, đất và hệ sinh thái tự nhiên.
- Các biện pháp chủ yếu: bảo vệ rừng, chủ động phòng và tránh thiên tai.
<b>2. Kĩ năng</b>.


- Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để
trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền.


- So sánh một số đặc điểm tự nhiên của ba miền tự nhiên ở nước ta (địa hình, khí hậu...).
<b>Chủ đề 3: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG</b>


<b>Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được vị trí, phạm vi, giới hạn của một đối tượng địa lí ở địa phương (khu chợ, ngơi chùa, đình </b></i>
làng, di tích văn hóa – lịch sử,...).



<i><b>1.2.Trình bày đặc điểm địa lí của đối tượng: quá trình hình thành, phát triển; sự gắn bó với cuộc sống của </b></i>
người dân ở địa phương, vai trò đối với địa phương xung quanh, với đất nước (nếu có).


<b>2. Kĩ năng</b>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>L</b>

<b>Ớ</b>

<b>P 9 </b>


<b>A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH </b>


Sau khi học chương trình Địa lí 9, học sinh đạt được:
<b>1. Về kiến thức:</b>


Hiểu và trình bày được:


- Những kiến thức cơ bản về, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế của
nước ta.


- Một số kiến thức cần thiết về địa lí địa phương của tỉnh, thành phố nơi các em đang sống.
2. V<b>ề kĩ năng</b>


Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng cần thiết trong học tập địa lí, đó là:
- Kĩ năng phân tích văn bản.


- Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ.
- Kĩ năng xử lý số liệu thống kê theo yêu cầu cho trước.


- Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ.


- Kĩ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau (báo chí, bài viết, tranh,...) bao gồm các
tài liệu in trên giấy và tài liệu điện tử (từ các trang WEB, đĩa tra cứu).



- Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và sơ đồ thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên,
kinh tế - xã hội..


- Kĩ năng viết và trình bày các báo cáo ngắn.
- Kĩ năng liên hệ thực tiễn địa phương, đất nước.
<b> 3. Về thái độ, hành vi </b>


- Có tình u q hương đất nước, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghiệp để sau này phục vụ
Tổ quốc.


<b>B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG</b>


Các kiến thức, kĩ năng cần đạt của chương trình Địa lí lớp 9 được cụ thể thành những yêu cầu chi tiết
sau:


<b>ĐỊA LÍ VIỆT NAM </b>
<b>(tiếp theo) </b>


<b>Chủ đề 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ</b>
<b>Nội dung 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM</b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Nêu được một số đặc điểm về dân tộc </b></i>


Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số. Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hố, thể hiện
trong ngơn ngữ, trang phục, phong tục, tập qn…


<i><b>1.2. Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây </b></i>
<i><b>dựng và bảo vệ Tổ quốc </b></i>



- Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiêm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ cơng đạt mức
độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

49


- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
<i><b>1.3.Trình bày đặc sự phân bố các dân tộc ở nước ta </b></i>


- Người Việt phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven
biển.


- Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Sự khác nhau về các dân tộc và phân bố dân tộc giữa:
+ Trung du và miền núi phía Bắc;


+ Trường Sơn – Tây Nguyên;


+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
<b>2. Kĩ năng</b>


<b>- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số </b>
dân rất khác nhau, dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 số sân cả nước.


- Thu thập thông tin về một dân tộc (số sân, đặc điểm về phong tục, tập quán, trang phục, nhà ở, kinh
nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu,…).


<b>Nội dung 2: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ</b>
<b>1. Kiến thức</b>



<i><b>1.1. Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả </b></i>
<b>- Một số đặc điểm của dân số: </b>


+ Số dân (dân số đông, nhớ được số dân của nước ta ở thời điểm gần nhất).
+ Gia tăng dân số: gia tăng dân số nhanh (dẫn chứng).


+ Cơ cấu dân số: theo tuổi (cơ cấu dân số trẻ), giới tính; cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay
đổi.


- Nguyên nhân và hậu quả:
+ Nguyên nhân: (kinh tế - xã hội)


+ Hậu quả (sức ép đối với tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội).
<b>2. Kĩ năng</b>


- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam.


- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu, thay đổi của
cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989 – 1999.


<b>Nội dung 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta </b></i>


- Mật độ dân số nước ta cao (dẫn chứng bằng số liệu ở thời điểm gần nhất).
- Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ:


+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi, dân cư thưa thớt. Đồng bằng sơng
Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.



+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (dẫn chứng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

- Quần cư thành thị: đặc điểm về mật độ, kiến trúc nhà ở, chức năng.
<i><b>1.3. Nhận biết q trình đơ thị hố ở nước ta </b></i>


- Số dân đơ thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
- Trình đơ thị hố thấp. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố
dân cư, đô thị ở nước ta.


- Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệt dân thành thị ở nước
ta.


<b> Nội dung 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động </b></i>
- Nguồn lao động:


+ Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.
+ Mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động.


- Sử dụng lao động: cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
<i><b>1.2. Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm </b></i>


Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phất triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn
đề giải quyết việc làm.



- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm (dẫn chứng). Nguyên nhân.
- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao (dẫn chứng).
<i><b>1.3. Trình bày được hiện trang chất lượng cuộc sống ở nước ta </b></i>


<b>- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. </b>
- Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện (dẫn chứng).


<b>2. Kĩ năng</b>


- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo; cơ cấu
sử dụng lao động theo ngành; cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta.


<b>Chủ đề 2: ĐỊA LÍ KINH TẾ</b>
<b>Nội dung 1: Q TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ</b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam </b></i>


- Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.
- Đặc điểm chính về phát triển kinh tế của các giai đoạn :


<b>+ Từ cách mạng tháng 8 (1945) đến 1954. </b>
+ Từ năm 1954 đến 1975.


+Từ 1975 đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
+ Từ năm 1986 đến nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

51


+ Chuyển dịch cơ cấu ngành.


+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.


+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
- Những thành tựu và thách thức:


+ Thành tựu: tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa.
+ Thách thức: ơ nhiễm mơi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm, xóa đói giảm nghèo,…


<b>2. Kĩ năng</b>


- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
- Đọc bản đồ, lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.


<b>Nội dung 2: NGÀNH NÔNG NGHIỆP</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố </b></i>
<i><b>nông nghiệp </b></i>


- Nhân tố tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản.


+ Tài nguyên đất: đa dạng; đặc điểm và phân bố của hai nhóm đất chính (đất phù sa và đất feralit).
+ Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hố đa dạng, nhiều thiên tai (dẫn chứng).
+ Tài nguyên nước: phong phú, phân bố không đều trong năm (dẫn chứng).


+ Tài nguyên sinh vật: phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.
- Nhân tồ kinh tế – xã hội: Điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định đến sự phát triển.
+ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.


+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật: ngày càng hồn thiện .


+ Chính sách phát triển nơng nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nơng nghiệp phát triển.
+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng.


<i><b>1.2. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp </b></i>


- Đặc điểm chung: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.
- Trồng trọt:


+ Tình hình phát triển: Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình
qn đầu đầu người khơng ngừng tăng. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Có nhiều sản
phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây.


+ Phân bố: các vùng trọng điểm lúa, các vùng phân bố cây công nghiệp chủ yếu.
- Chăn ni:


+ Tình hình phát triển: chiếm tỉ trọng cịn nhỏ trong nơng nghiệp; đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh.
+ Phân bố: các vùng phân bố chủ yếu của trâu, bò, lợn, gia cầm.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Phân tích bản đồ, lược đồ nơng nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và bảng phân bố cây công nghiệp để
thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở nước ta.


- Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu ngành trồng trọt, tình hình tăng
trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>1. Kiến thức</b>



<i><b>1.1. Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng </b></i>
- Thực trạng và phân bố:


+ Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp.
+ Khai thác gỗ: khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở niền núi, trung du.


+ Trồng rừng: Tăng tốc độ che phủ rừng, phát triển mô hình nơng lâm kết hợp.


- Vai trị của các loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và mơ hình nơng lâm kết hợp.
<i><b>1.2. Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành thủy sản</b> </i>


- Nguồn lợi thủy sản (thuận lợi, khó khăn).
- Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản:


+ Khai thác thủy sản: sản lượng tăng nhanh, tên các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác.


+ Nuôi trồng thủy sản: phát triển nhanh, đặc biệt là ni tơm, cá. Tên các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi
trồng lớn nhất.


- Xuất khẩu thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của các
loại rừng, bãi tơm cá; vị trí các ngư trường trọng điểm.


- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản.
<b>Nội dung 4: NGÀNH CƠNG NGHIỆP</b>


<b>1. Kiến thức</b>



<i><b>1.1. Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công </b></i>
<i><b>nghiệp </b></i>


- Các nhân tố tự nhiên:


+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triểncơ cấu công nghiệp đa ngành (dẫn chứng).
+ Sự phân bố tài nguyên tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.


<b>- Các nhân tố kinh tế- xã hội: </b>


+ Dân cư và lao động: nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, có khả năng tiếp thu khoa học - kĩ thuật.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: đang được cải thiện, song còn nhiều hạn
chế (dẫn chứng).


+ Chính sách phát triển cơng nghiệp: có nhiều chính sách phát triển cơng nghiệp (dẫn chứng).
+ Thị trường: ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt (dẫn chứng).


<i><b>1.2. Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp </b></i>
- Phát triển nhanh.


- Cơ cấu ngành đa dạng (dẫn chứng)


- Một số ngành cơng nghiệp trọng điểm đã được hình thành (khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm,
tên các ngành công nghiệp trọng điểm).


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

53


<i><b>1.3. Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm </b></i>


- Công nghiệp khai thác nhiên liệu: nơi phân bố chủ yếu của công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai


thác dầu khí.


- Cơng nghiệp điện: tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn.
- Một số ngành công nghiệp nặng khác:


+ Công nghiệp cơ khí điện tử (tên các trung tâm lớn nhất).
+ Cơng nghiệp hóa chất (tên các trung tâm lớn nhất).


+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tên các vùng tập trung các nhà máy xi măng lớn, hiện đại; nơi
tập trung các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp.


+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: tên các thành phố tập trung công nghiệp chế biến lương
thực thực phẩm.


+ Công nghiệp dệt may: tên các trung tâm dệt may lớn.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Phân tích biểu đồ để thấy rõ nước ta có cơ cấu ngành cơng nghiệp đa dạng.


- Phân tích các bản đồ, lược đồ cơng nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của một số
ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp ở nước ta.


- Xác định trên bản đồ (lược đồ) Công nghiệp Việt Nam hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là
Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng; hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
<b>Nội dung 5: NGÀNH DỊCH VỤ</b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ </b></i>



<b>- Cơ cấu: đa dạng, gồm ba nhóm ngành: dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng (tên một </b>
số ngành trong từng nhóm)


- Vai trị:


+ Cung cấp ngun, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.


+ Tạo ra các mối quan hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
+ Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho
nền kinh tế.


<i><b>1.2. Biết được đặc điểm phân bố của các ngành dịch vụ nói chung </b></i>


- Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển của sản xuất.
- Các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều (dẫn chứng)


- Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta : TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.


<i><b>1.3. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ </b></i>
<i>* Giao thơng vận tải: </i>


- Có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao.
- Các loại hình giao thông vận tải:


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

+ Đường sắt: các tuyến quan trọng.


+ Đường sông: mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và lưu vực
vận tải sông Hồng.


+ Đường biển: gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh.


Tên ba cảng biển lớn nhất cả nước.


+ Đường hàng không: hàng không Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa; tên ba đầu
mối chính trong nước và quốc tế.


+Đường ống: vận tải đường ống ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí.
<i>* Bưu chính viễn thơng: </i>


- Bưu chính có những bước phát triển mạnh mẽ (dẫn chứng).
- Viễn thông: phát triển nhah và hiện đại (dẫn chứng).


<i>* Thương mại: </i>
- Nội thương:


+ Phát triển mạnh, không đều giữa các vùng (dẫn chứng).


+ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm thưong mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.
- Ngoại thương:


+ Tên các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu.
+ Tên các nước, lãnh thổ...buôn bán nhiều với Việt Nam.
<i>* Du lịch: </i>


- Tiềm năng du lịch phong phú gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên (dẫn chứng) và tài nguyên du lịch nhân
văn (dẫn chứng).


- Phát triển ngày cành nhanh.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Phân tích số liệu, lược đồ giao thơng hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, biểu đồ để nhận biết cơ cấu và sự phát


triển của ngành dịch vụ ở nước ta.


- Xác định trên bản đồ (lược đồ) một số tuyến đường giao thông quan trọng, một số sân bay, cảng biển
lớn.


+ Các quốc lộ số 1 A, đường Hồ Chí Minh, 5, 6, 22…; đường sắt Thống Nhất.
+ Các sân bay quốc tế: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.


+ Các cảng lớn: Hải phịng, Đà Nẵng, Sài Gịn.
<b>Chủ đề 3: SỰ PHÂN HĨA LÃNH THỔ</b>


<b>Nội dung 1: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - </b></i>
<i><b>xã hội </b></i>


- Vị trí địa lí: ở phía bắc đất nước, tên các nước và vùng tiếp giáp.


- Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của cả nước, có đường bờ biển dài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

55


<i><b>1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn </b></i>
<i><b>đối với việc phát triển kinh tế - xã hội </b></i>


- Đặc điểm: địa hình cao, cắt xẻ mạnh, khí hậu có mùa đơng lạnh; nhiều loại khoáng sản; trữ lượng thủy
điện dồi dào.


- Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.



- Khó khăn: địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khống sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện
khai thác phức tạp, xói mịn đất, sạt lở đất, lũ quét…


<i><b>1.3. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh </b></i>
<i><b>tế - xã hội của vùng </b></i>


- Đặc điểm:


+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người. Tên một số dân tộc tiêu biểu. Người Việt (Kinh) cư trú
ở hầu hết các địa phương.


+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đơng Bắc và Tây Bắc (dẫn chứng).
+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.
- Thuận lợi:


+ Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau
quả cận nhiệt và ôn đới…).


+ Đa dạng về văn hóa.
- Khó khăn:


+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
+ Đời sống người dân con nhiều khó khăn.


<i><b>1.4. Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, </b></i>
<i><b>lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó </b></i>


- Cơng nghiệp:



+ Thế mạnh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.


+ Phân bố: tên các vùng khai thác chủ yếu, các nhà máy thủy điện lớn, trung tâm luyện kim đen.
- Nông nghiệp:


+ Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới), quy mô sản xuất tương đối tập
trung. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường (chè, hồi, hoa quả…); là vùng nuôi nhiều trâu, bị, lợn.
+ Phân bố: vùng phân bó chủ yếu của chè, hồi…


- Lâm nghiệp: nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông - lâm kết hợp.


<i><b>1.5. Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm </b></i>
Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.


- Phân tích các bản đồ (lược đồ) Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hoặc Atlat
Địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số khoáng sản, phân bố của các
ngành kinh tế cơng nghiệp, nơng nghiệp của vùng.


- Phân tích các bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư, xã hội, tình hình phát triển kinh tế của
Trung du và miền núi Bắc Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - </b></i>
<i><b>xã hội </b></i>



- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: ở tên các vùng tiếp giáp. Đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của đất nước.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: thuận lợi cho lưu thơng, trao đổi với các vùng khác và thế giới.


<i><b>1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn </b></i>
<i><b>đối với việc phát triển kinh tế - xã hội </b></i>


- Đặc điểm: châu thổ sơng Hồng bồi đắp, khí hậu nhiệt đới có mùa đơng lạnh, nguồn nước dồi dào, chủ
yếu là đất phù sa, có vịnh bắc bộ giàu tiềm năng.


- Thuận lợi:


+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh


+ Một số khống sản có giá trị đáng kể (đá vơi, than nâu, khí tự nhiên).
+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài ngun khống sản.


<i><b>1.3. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh </b></i>
<i><b>tế - xã hội của vùng </b></i>


- Đặc điểm: số dân đông, mật độ dân số cao nhất nước (dẫn chứng); nhiều lao động có kĩ thuật.
- Thuận lợi:


+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.


+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chun mơn kĩ thuật.
+ Kết cấu hạ tầng nơng thơn hồn thiện nhất cả nước.


+ Có một số đơ thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải Phịng).


- Khó khăn:


+ Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.


<i><b>1.4. Trình bày được tình hình phát triển kinh tế </b></i>
- Cơng nghiệp:


+ Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh.


+ Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phịng.


+ Tên các ngành cơng nghiệp trọng điểm và sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng.
- Nông nghiệp:


+ Trồng trọt: Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng đầu cả nước về năng
xuất lúa (dẫn chứng). Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.


+ Chăn nuôi: Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Chăn nuôi bị (đặc biệt là bị sữa), gia cầm và ni
trồng thủy sản đang được phát triển.


- Dịch vụ:


+ Giao thơng vận tải, bưu chính viễn thơng, du lịch phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

57
- Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
- Tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.



<i><b>1.6. Nhận biết vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ </b></i>
- Tên của các tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.


- Vai trò: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng
bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ.


- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển
kinh tế của vùng.


- Sử dụng các bản đồ (lược đồ) Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Đồng bằng sơng Hồng hoặc Atlat Địa lí Việt
Nam để thấy rõ sự phân bố tài nguyên và các ngành kinh tế của vùng.


- Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực theo đầu người ở Đồng bằng
sông Hồng


<b>Nội dung 3: VÙNG BẮC TRUNG BỘ </b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - </b></i>
<i><b>xã hội </b></i>


- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: lãnh thổ hẹp ngang, tên các vùng và nước tiếp giáp.


- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng


ra biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông – Tây của Tiểu vùng sơng Mê Cơng.


<i><b>1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn </b></i>
<i><b>đối với việc phát triển kinh tế - xã hội </b></i>


- Đặc điểm: Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hồnh Sơn, từ đơng sang tây (từ tây
sang đơng tỉnh nào cũng có núi, gị đồi, đồng bằng, biển).


- Thuận lợi: Có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, du lịch, biển (dẫn chứng).
- Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra (bão, lũ, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay).


<i><b>1.3. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển của </b></i>
<i><b>vùng </b></i>


- Đặc điểm: là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đơng
sang tây (dẫn chứng).


- Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động, cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm
trong đấu tranh với thiên nhiên.


- Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật cịn hạn chế.


<i><b>1.4. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ </b></i>
- Nơng nghiệp:


+ Lúa: tình hình sản xuất và phân bố.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

- Cơng nghiệp: tình hình phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu
xây dựng.



- Dịch vụ: tình hình phát triển và phân bố của dịch vụ trung chuyển hàng hóa, dịch vụ du lịch.
<i><b>1.5. Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm. </b></i>


Thanh Hoá, Vinh, Huế.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng, các trung tâm công nghiệp của vùng.
- Sử dụng các bản đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Bắc Trung Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để phân tích
và trình bày về đặc điểm tự nhiên, phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ.
- Phân tích các bảng thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, tình hình phát triển
một số ngành kinh tế của vùng.


<b>Nội dung 4: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - </b></i>
<i><b>xã hội </b></i>


- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang; tên các vùng và nước tiếp giáp; có nhiều đảo,
quần đảo trong đó có quần đảo Hồng Sa và Trường Sa.


- Ý nghĩa: cầu nối Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với biển; thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa; các
đảo va quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.


<i><b>1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn </b></i>
<i><b>của tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội </b></i>


- Đặc điểm: Các tỉnh đều có núi, gị đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đơng; bờ biển khúc khuỷu có
nhiều vũng, vịnh.



- Thuận lợi: Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển (biển nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để
xây dựng cảng nước sâu,…), có một số khống sản (dẫn chứng).


- Khó khăn: nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa).


<i><b>1.3. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội; những thuận lợi, khó khăn của dân cư, xã hội đối với </b></i>
<i><b>phát triển kinh tế - xã hội </b></i>


- Đặc điểm: Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đơng (dẫn chứng).
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm; nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Phố cổ Hội An,
Di tích Mỹ Sơn,…)


- Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư cịn nhiều khó khăn.
<i><b>1.4. Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng </b></i>
- Nơng nghiệp:


+ Chăn ni bị; khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng (dẫn chứng).


+ Khó khăn: quỹ đất nơng nghiệp hạn chế. Sản lượng lương thực bình qn đầu người thấp hơn trung bình
của cả nước.


- Cơng nghiệp: Cơ cấu đa dạng; tình hình phát triển và phân bố của cơng nghiệp cơ khí, chế biến lương
thực thực phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

59
Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.


<i><b>1.6. Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung </b></i>
- Nêu được tên tỉnh và thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.



- Vai trị: có tầm quan trọng khơng chỉ đối với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mà với cả Bắc Trung Bộ và
Tây Nguyên.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng; vị trí, giới hạn vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung; các trung tâm công nghiệp của vùng.


- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về dân cư – xã hội, kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ.


- Phân tích các bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Nam Trung Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để
nhận biết và trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế của vùng.


<b>Nội dung 5: VÙNG TÂY NGUYÊN </b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - </b></i>
<i><b>xã hội </b></i>


- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: vùng duy nhất khơng giáp biển; tên các vùng và nước tiếp giáp


- Ý nghĩa: gần vùng Đơng Nam Bộ có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối liên hệ
với Duyên hải Nam Trung Bộ, mở rộng quan hệ với Lào và Cam - pu- chia.


<i><b>1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn </b></i>
<i><b>đối với việc phát triển kinh tế - xã hội </b></i>


- Đặc điểm:


+ Có địa hình cao ngun xếp tầng (tên các cao nguyên từ bắc vào nam ở Tây Ngun). Có các dịng sơng


chảy về các vùng lãnh thổ lân cận (dẫn chứng).


+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên.


- Thuận lợi: có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành (đất badan
nhiều nhất cả nước, rừng tự nhiên còn khá nhiều, khí hậu cận xích đạo, trữ lượng thủy điện khá lớn,
khống sản có bơ xit với trữ lượng lớn.


- Khó khăn: thiếu nước vào mùa khơ.


<i><b>1.3. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của </b></i>
<i><b>vùng </b></i>


- Đặc điểm: Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (tên một số dân tộc tiêu biểu), là
vùng thưa dân nhất nước ta. Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, các
nông, lâm trường.


- Thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Khó khăn: thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.


<i><b>1.4. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng </b></i>
- Nông nghiệp:


+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.


+ Tình hình phát triển cây cơng nghiệp và phân bố của một số cây công nghiệp chủ yếu (cà phê, cao su,
chè).


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

- Công nghiêp: Tình hình phát triển và phân bố thủy điện, cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản.
- Dịch dụ: tình hình xuất khẩu nơng sản, phát triển và phân bố du lịch.



<i><b>1.5. Nêu các trung tâm kinh tế lớn và các chức năng chủ yếu của từng trung tâm </b></i>
- Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Plây Ku.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng; các trung tâm kinh tế, sự phát triển của một
số cây công nghiệp (cà phê, cao su, chè).


- Phân tích các bản đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Tây Nguyên hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và số liệu
thống kê để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của
vùng.


<b>Nội dung 6: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - </b></i>
<i><b>xã hội </b></i>


- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: tên các vùng và nước tiếp giáp.


- Ý nghĩa: nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và quốc tế.


<i><b>1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn </b></i>
<i><b>của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội </b></i>


- Đặc điểm: độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đơng nam, giàu tài nguyên.


- Thuận lợi: nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản,
nhiều dầu khí ở thềm lục địa…



- Khó khăn: trên đất liền ít khống sản, nguy cơ ơ nhiễm mơi trường.


<i><b>1.3. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế - </b></i>
<i><b>xã hội </b></i>


- Đặc điểm: đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước; TP. Hồ Chí Minh là
một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.


- Thuận lợi:


+ Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
+ Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.


<i><b>1.4. Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng </b></i>
- Công nghiệp:


+ Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
+ Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.


+ Một số ngành cơng nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, cơng nghệ cao, chế biến lương
thực thực phẩm.


+ Tên các trung tâm công nghiệp lớn.
- Nông nghiệp:


+ Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.


+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước Tây Âu (tên một số cây công nghiệp chủ yếu và
phân bố).



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

61
+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.


+ Cơ cấu đa dạng; tình hình phát triển của một số ngành dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, du lịch).
<i><b>1.5. Nêu được tên các trung tâm kinh tế </b></i>


TP Hồ Chí Minh, Biên Hịa, Vũng Tàu. Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.


<i><b>1.6. Nhận biết vị trí , giới hạn và vai trị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam </b></i>
- Tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.


- Vai trị: quan trọng khơng chỉ đối với Đơng Nam Bộ mà cịn với các tỉnh phía Nam và cả nước.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng; các trung tâm kinh tế lớn, vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.


- Phân tích các bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Đơng Nam Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để
biết đặc điểm tự nhiên, dân cư và phân bố một số ngành sản xuất của vùng.


<b>Nội dung 7: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - </b></i>
<i><b>xã hội </b></i>


- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: nằm ở phía tây vùng Đơng Nam Bộ; tên nước và vịnh biển tiếp giáp.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước.


<i><b>1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với </b></i>
<i><b>việc phát triển kinh tế - xã hội </b></i>


- Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: đồng bằng rộng, đất phù sa, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước
dồi dào, sinh vật phong phú đa dang (dẫn chứng).


<i><b>1.3. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới với việc phát triển kinh tế của </b></i>
<i><b>vùng </b></i>


- Đặc điểm: đông dân; ngồi người Kinh, cịn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.


- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp hàng hóa; thị trường tiêu thụ
lớn.


- Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao (dẫn chứng).


<i><b>1.4. Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng </b></i>
- Nông nghiệp:


+ Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước.
+ Vai trị, tình hình sản xuất lương thực thực phẩm và phân bố.
- Công nghiệp:


+ Bắt đầu phát triển.


+ Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nơng nghiệp và một
số ngành cơng nghiệp khác (tỉ trọng cơ cấu công nghiệp của vùng, hiện trạng và phân bố).


- Dịch vụ:



+ Bắt đầu phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<i><b>1.5. Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn </b></i>


Cần Thơ (lớn nhất), Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ (lược đồ).


- Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Địa lí Kinh tế vùng Đồng bằng sơng Cửu Long hoặc Atlat Địa
lí Việt Nam và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.


- Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản của Đồng
bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.


<b>Nội dung 8: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN </b>
<b> MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO </b>


<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Biết được các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí) </b></i>


Các đảo lớn: Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quý, Phú Quốc, Thổ Chu,
quần đảo Hồng Sa, Trường Sa.


<i><b>1.2. Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng </b></i>
- Ý nghĩa về phát triển kinh tế.


- Ý nghĩa an ninh quốc phòng.



<i><b>1.3. Trinh bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển </b></i>
- Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: tiềm năng và thực trạng.


- Du lịch biển – đảo: tiềm năng và thực trạng.


- Khai thác và chế biến khoáng sản biển: tiềm năng và thực trạng.
- Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển: tiềm năng và thực trạng.


<i><b>1.4.Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, </b></i>
<i><b>đảo </b></i>


- Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, đảo.


- Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo.
<b>2. Kĩ năng</b>


<b>- Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam. </b>


- Kể tên và xác định trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam (Cát Bà, Cái Bầu, Bạch
Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu, quần đảo Hồng Sa, Trường Sa).


- Phân tích bản đồ (lược đồ), sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo của Việt
Nam, tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta.


<b>Chủ đề 4: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG</b>


<b>Nội dung 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ CỦA TỈNH (thành phố)</b>
<b>1. Kiến thức</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

63
<i><b>1.2. Nêu được giới hạn, diện tích </b></i>


- Diện tích của tỉnh (thành phố).


- Các đơn vị hành chính và trung tâm chính trị của tỉnh (thành phố).
<b>2. Kĩ năng</b>


<b>- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí địa lí của tỉnh (thành phố), các đơn vị hành chính huyện, quận.. của </b>
tỉnh (thành phố)


<b>Nội dung 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN </b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.2. Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khống sản của tỉnh (thành </b></i>
<i><b>phố). Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của </b></i>
<i><b>tỉnh (thành phố) </b></i>


- Địa hình: đặc điểm chính của địa hình, các dạng chủ yếu và sự phân bố, ý nghĩa kinh tế.


- Khí hậu: Một số nét đặc trưng về khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa,…).
Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất và đời sống.


- Thủy văn: Đặc điểm chính của sơng ngịi, hồ, nước ngầm và ý nghĩa kinh tế.
- Đất: Các loại đất chính, phân bố đất và giá trị kinh tế.


- Khoáng sản: Các loại khống sản chính và sự phân bố. Ý nghĩa của khoáng sản đối với sự phát triển các
ngành kinh tế.


Kết luận: nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên. Thuận lơi và khó khăn chủ yếu của điều kiện tự nhiên và


tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố)


<b>2. Kĩ năng</b>


- Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm tự nhiên của tỉnh (thành phố).
- Xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và phát triển kinh tế.


<b>Nội dung 3: DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG</b>
<b>1. Kiến thức</b>


<i><b>1.1. Trình bày được đặc điểm dân cư: số dân, sự gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư </b></i>
- Số dân và sự gia tăng dân số: số dân, gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới; nguyên nhân.


- Kết cấu dân số: đặc điểm kết cấu dân số theo giới tính, kết cấu dân số theo độ tuổi, kết cấu dân số theo
lao động, kết cấu dân tộc.


- Phân bố dân cư: mật độ dân số, phân bố dân cư, các loại hình cư trú chính.


<i><b>1.2. Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động trong với phát triển kinh tế - </b></i>
<i><b>xã hội </b></i>


- Tác động của số dân, gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất.


- Ảnh hưởng của kết cấu dân số theo độ tuổi và kết cấu dân số theo lao động tới phát triển kinh tế - xã hội.
- Ảnh hưởng của phân bố dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm dân cư của tỉnh (thành phố).
<b>Nội dung 3: KINH TẾ</b>



<b>1. Kiến thức</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- Đặc điểm chung:


+ Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố) so với cả nước.


+ Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì Đổi Mới. Sự thay đổi
trong cơ cấu kinh tế. Thế mạnh kinh tế của tỉnh (thành phố).


- Các ngành kinh tế:


+ Ngành kinh tế có nhiều người tham gia: Tình hình phát triển và phân bố. Nguyên nhân.


+ Ngành kinh tế đưa lại thu nhập cho địa phương: Tình hình phát triển và phân bố. Nguyên nhân.
<b>2. Kĩ năng</b>


- Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm kinh tế của tỉnh (thành phố).


</div>

<!--links-->

×