Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

So luoc tieu su Chu tich Ho Chi Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.77 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Sơ lược tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh</b>



Hồ Chủ tịch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở quê ngoại làng Hoàng Trù, lớn
lên ở quê nội là làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc mới sinh, Người
được cha đặt tên là Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Sinh Cung), tự Tất Thành.


Cha là ông Nguyễn Sinh Sắc-một nhà nho yêu nước, đã từng đỗ cử nhân khoa
thi Hương năm Giáp Ngọ (1894). Mẹ là bà Hồng Thị Loan, con ơng đồ Hồng Xn
Đường.


Người có 3 anh chị em. Chị gái đầu là Nguyễn Thị Thanh, tự Bạch Liên. Anh
thứ hai là Nguyễn Sinh Khiêm, tự Tất Đạt. Em trai út là Nguyễn Sinh Nhuận, tự Tất
Danh.


Cuối năm 1911, với ý muốn học tập lý luận và kinh nghiệm cách mạng của các
nước để về giải phóng nước nhà khỏi ách thục dân, Hồ Chủ tịch ra nước ngồi , làm
cơng nhân, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời
không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình.


Là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và
tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lê-nin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và
nhân dân các thuộc địa, năm 1920 Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại
Đại hội Tua.


Để kết hợp cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với phong trào công nhân
quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, Người tham gia thành lập <i>Hội</i>
<i>Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp</i> (1921), xuất bản tờ báo <i>Người cùng khổ</i> ở Pháp
(1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban chấp hành Quốc tế Nông dân.


Năm 1924, Người tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ năm và được chỉ
định là Ủy viên Thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam.


Năm 1925, Người tham gia thành lập<i>“Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở châu Á”</i>,
xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng <i>“Bản án chế độ thực dân Pháp”(1925) và “Đường</i>
<i>Cách mệnh” (1927.</i>


Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng
của dân tộc Việt Nam và của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vơ
cùng gian khổ và khó khăn.


Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập
<i>Việt Nam độc lập đồng minh hội</i> (Việt minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng,
xây dựng căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước.


Cách mạng tháng Tám (1945) thắng lợi, Người tuyên bố thành lập nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa (2-9-1945), tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu
Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước ta. Quốc hội khóa I đã
bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tịch, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược đã
giành được thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ
(1954).


Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) quyết định đường lối cải tạo xã hội chủ
nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta và đường lối đấu tranh giải
phóng miền Nam, thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà. Đại hội nhất trí bầu Người
làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng…


Năm 1969, lúc 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 - tại Hà Nội, Người đã ra đi mãi
mãi, để lại sự tiếc thương vơ hạn cho tồn thể nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp


bức trên thế giới.


<b>( Theo </b><i><b>“Những ngày kỷ niệm lớn trong nước” </b></i>


</div>

<!--links-->

×