Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nguyên tắc năng động trong hoạt động nhận thức và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển nhận thức luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.35 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NGUN TẮC NĂNG ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG
NHẬN THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC LUẬN

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

: ThS. DƯƠNG ĐÌNH TÙNG
: TỐNG THỊ THƯƠNG
: 10SGC

Đà Nẵng, tháng 5/2014


Để hồn thành được khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cơ khoa Giáo dục – Chính trị. Đặc
biệt là thầy giáo ThS. Dương Đình Tùng, người đã tạo điều kiện và
giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian qua.
Do bước đầu làm quen với việc nghiên cứu với khóa luận nên kiến
thức, trình độ chun mơn cịn hạn chế, vì thế khóa luận khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu
của q thầy cơ để khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.



Đà nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Tống Thị Thương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Bố cục đề tài ............................................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................................3
NỘI DUNG ................................................................................................................9
Chương 1. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ NGUYÊN TẮC NĂNG
ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC......................................................9
1.1. Các quan điểm triết học ngồi mác-xít về ngun tắc năng động của hoạt động
nhận thức .....................................................................................................................9
1.1.1. Một số quan điểm cơ bản của các nhà triết học phương Đông .........................9
1.1.2. Một số quan điểm cơ bản của các nhà triết học phương Tây trước Mác ........12
1.1.3. Một số quan điểm cơ bản của các trường phái triết học phương Tây hiện đại.........17
1.2. Nội dung cơ bản về nguyên tắc năng động trong hoạt động nhận thức của triết
học Mác .....................................................................................................................20
1.2.1. Nguồn gốc và bản chất của ý thức ..................................................................20
1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nhận thức biện chứng ............26
1.2.3. Nguyên tắc năng động – yêu cầu tất yếu để phát hiện bản chất của khách thể .....34
Chương 2. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC NĂNG ĐỘNG TRONG HOẠT
ĐỘNG NHẬN THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ..................37

2.1. Triết học Mác ra đời là một cuộc cách mạng về lý luận nhận thức ...................37
2.1.1. Những hạn chế cơ bản của các nhà triết học duy vật trước Mác về lý luận
nhận thức ...................................................................................................................37
2.1.2. Những hạn chế cơ bản của các nhà triết học duy tâm lý luận nhận thức ........41
2.1.3. Cuộc cách mạng trong nhận thức luận của triết học Mác ............................... 43


2.2. Giá trị của nguyên tắc năng động trong hoạt động nhận thức đối với sự phát
triển nhận thức luận hiện nay ....................................................................................56
2.2.1. Khơng được tuyệt đối hóa vai trị của ý thức cũng như không được đánh giá
thấp tác dụng của ý thức............................................................................................56
2.2.2. Nhận thức phải dựa trên thực tại khách quan .................................................59
2.2.3. Phát huy tính năng động chủ quan của con người trong quá trình nhận thức 61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khác với con vật chỉ có thể thích nghi thụ động với hồn cảnh, con người
không chỉ biết sử dụng những vật phẩm có sẵn trong tự nhiên mà cịn biết tác động
ngược trở lại với hoàn cảnh làm thay đổi hoàn cảnh, trong quá trình làm thay đổi ấy
con người đồng thời làm thay đổi cả bản thân mình. Sự khác biệt đó có nguyên
nhân trực tiếp trong hoạt động phản ánh giữa con người và con vật, nếu phản ánh
của con vật là quá trình sao chép, thì phản ánh của con người là q trình cải biến
có tính mục đích với sự tham ra của hoạt động lý tính.
Trong tồn tại vận động và phát triển, nhận thức của con người xét về phương
diện cá nhân và thời đại là có giới hạn. Tuy nhiên, khơng vì thế mà con người bất
lực trước tự nhiên mà trong q trình đó con người khơng ngừng biến đổi thế giới
vật tự nó thành vật cho ta, hay là quá trình con người mở rộng thân thể vơ cơ của

mình. Q trình đó có tồn tại và phát triển được hay khơng phụ thuộc vào cách thức
con người sử dụng tư duy và trong hoạt động thực tiễn. Nhờ có sự năng động trong
hoạt động nhận thức mà nó cho phép nhận thức con người vượt ra khỏi những thước
khuôn của tri thức cũ mà trước đó nhận thức của con người chưa thể vượt qua, giúp
con người ngày càng hiểu hơn về giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên theo mục đích
của mình. Vì vậy, ngun tắc năng động trong hoạt động nhận thức có ý nghĩa rất
quan trong đối với sự phát triển nhận thức luận, nhờ nó mà lý luận nhận thức của
con người không ngừng cải thiện và phát triển.
Nguyên tắc năng động hay vai trò của tư duy trong hoạt động sống của con
người đã được các nhà triết học bàn rất sớm. Tuy nhiên, với những hạn chế mang
tính thời đại và phương pháp nhận thức nên về cơ bản những nhà triết học trước
Mác không lột tả đúng bản chất và vai trò vận động của tư duy. Kế thừa những
thành tựu về lý luận và sự phát triển về khoa học tự nhiên Mác đã xây dựng nguyên
tắc năng động của tư duy dựa trên thế giới quan và phương pháp khoa học, qua đó
khắc phục được những hạn chế của những nhà triết học trước đó. Do vậy, nghiên
cứu về nguyên tắc năng động để thấy được vai trị của nó trong sự phát triển của
nhận thức luận là yêu cầu quan trọng để hiểu về triết học Mác.
1


Những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ XX đã
làm đảo lộn hiểu biết vốn có của chúng ta. Tiến bộ cơng nghệ đã và đang ngày càng
in đậm dấu ấn lên mọi mặt cuộc sống. Những hiểu biết mới trong các lĩnh vực khác
nhau dần dần đã hình thành nên quan điểm mới, tư duy mới về thiên nhiên cũng
như về xã hội, bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với nhiều biến động dồn
dập những định hướng cho tư duy mới ngày càng trở nên cần thiết hơn trong thực
tiễn. Vì vậy, hơn lúc nào hết nguyên tắc năng động trong hoạt động nhận thức ngày
càng trở nên cần thiết hơn đối với xã hội.
Với ý nghĩa đó, cùng sự định hướng của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi lựa
chọn đề tài “Nguyên tắc năng động trong hoạt động nhận thức và ý nghĩa của nó

đối với sự phát triển nhận thức luận”, làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở quan điểm của triết học Mác về nguyên tắc năng động trong hoạt
động nhận thức, đề tài làm rõ đóng góp của nó đối với sự phát triển của nhận thức
luận trong lịch sử tư duy nhân loại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phân tích và luận giải các quan điểm ngoài mácxit về nguyên tắc năng động
trong hoạt động nhận thức, bước đầu chỉ ra những đóng góp và hạn chế của những
quan điểm ấy trong vấn đề tư duy và nguyên tắc năng động của tư duy.
- Làm rõ quan điểm của triết học Mác về nguyên tắc năng động trong hoạt
động nhận thức.
- Rút ra những ý nghĩa của nguyên tắc năng động trong hoạt động nhận thức
đối với sự phát triển nhận thức luận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Nguyên tắc năng động của tư duy trong lý luận nhận thức mácxit và lịch sử
phát triển của lý luận nhận thức nói chung.
3.2. Phạm vi
Khố luận giới hạn trong việc nghiên cứu về nguyên tắc năng động trong hoạt
động nhận thức thông qua các quan điểm của các trường phái triết học.

2


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình hồn thành đề tài, chúng tôi quán triệt những nguyên tắc trong
nhận thức của phép biện chứng duy vật, đồng thời kết hợp, sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: diễn giải, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, trừu

tượng hóa, lơgíc và lịch sử.
5. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu 2 chương
(4 tiết)
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về nguyên tắc năng động trong hoạt động nhận thức là vấn đề đã
được Mác, Ăngghen và Lênin quan tâm nghiên cứu từ lâu cả về mặt lý luận lẫn thực
tiễn. Trong các tác phẩm của mình các ông đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến
nguyên tắc năng động trong hoạt động nhận thức.
Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế triết học, Mác đã chỉ ra rằng: hoạt động sinh
sống của con người là hoạt động sinh sống có ý thức, con người nhận thức được
hoạt động sinh sống của chính mình, con người điều khiển hoạt động sinh sống của
mình bằng ý thức, ý chí của mình. Ơng cho rằng con người khác với con vật là ở
chỗ: Con người biến bản thân hoạt động sinh sống của mình thành đối tượng của ý
chí và ý thức của mình. Con người có một hoạt động sinh sống có ý thức…hoạt
động sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp con người với hoạt động sinh sống của
con vật. Tiếp đó trong Luận cương về Phoiơbắc khi vạch ra hạn chế của quan điểm
duy vật trước, Mác chỉ ra rằng: con người không phải là sản phẩm thụ động của
hoàn cảnh theo kiểu ở bầu thì trịn, ở ống thì dài; gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Ý thức con người khơng phải là phản ánh thụ động của tồn tại. Thậm chí, ý thức của
những cá nhân tiên tiến có thể vượt lên trên trước tồn tại. Trong xã hội tư bản với sự
phát triển của sức sản xuất đã xuất hiện nhưng tư tưởng của xã hội tiến bộ trong
tương lai – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nhờ có tư duy mà con người mới có thể là
chủ thể cải tạo hoàn cảnh họ đang sống và sáng tạo ra hoàn cảnh mới.
Ăngghen trong tác phẩm Chống Duyrinh của mình đã viết: khi người ta hiểu
“tư duy” theo kiểu hoàn toàn tự nhiên của chủ nghĩa, coi đó là….khơng mâu thuẫn

3



mà lại còn phù hợp với mối liên hệ còn lại của giới tự nhiên. Trong khi bác bỏ quan
niệm siêu hình của Đuyrinh về chân lý tuyệt đối, Ăngghen cho rằng tư duy của con
người cũng tuân theo quy luật biện chứng, nghĩa là tư duy của con người trong nhận
thức đi từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hồn thiện nhiều đến hồn thiện, khơng có
các con người khơng thể nhận thức được chỉ có các con người chưa nhận thức được.
Chân lý tuyệt đối được xây dựng từ chân lý tương đối và sự thành công của nó phụ
thuộc vào vai trị năng động của chủ thể.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của V.I.Lênin là một
tác phẩm mẫu mực trong việc bảo vệ và phát triển triết học Mác trên cả hai phương
diện nội dung và phương pháp, với tựa đề: lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật biện chứng V.I.Lênin đã xem xét các vấn đề
về nhận thức, trả lời câu hỏi: con người có thể nhận thức được thế giới khơng, nếu
có thì nhận thức như thế nào? V.I.Lênin đã chứng minh quan điểm của triết học
Mác về tính có thể nhận thức được thế giới bằng quá trình phản ánh thế giới khách
quan vào đầu óc con người. Ơng đã nêu ra ba kết luận cơ bản của nhận thức luận,
trình bày tường tận về thế giới khách quan, chân lý tương đối, chân lý tuyệt đối và
vấn đề thực tiễn. Bản tóm tắt và phân tích Lơgíc học của Hêghen trong tác phẩm
Bút ký triết học, với việc đưa ra 16 yếu tố của phép biện chứng Lênin đã phê phán
cơ sở thể giới quan và tính khơng triệt để của Hêghen đồng thời làm tỏ phép biện
chứng như là một khoa học triết học. Trong đó yếu tố thứ 11 của phép biện chứng:
q trình vơ hạn của sự đi sâu của nhận thức của con người về các sự vật, hiện
tượng, quá trình…nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc
đến bản chất sâu sắc hơn. Có thể hiểu rằng, yếu tố này của phép biện chứng vạch ra
quá trình đào sâu không ngừng của việc nhận thức bản chất của sự vật. Vận động
của nhận thức khoa học bắt đầu từ chỗ tìm thấy bản chất của các sự vật, hiện tượng
ở ngay thực tiễn.
Khi luận bàn về tư duy và nguyên tắc năng động của tư duy, những nhà nghiên
cứu mác-xít đã có những phân tích, kiến giả sâu sắc trên tinh thần của phép biện
chứng duy vật.


4


Trong Những ngun lý lơgíc biện chứng [24] và Những vấn đề về phép biện
chứng trong bộ Tư bản của Mác [25], Rôdentan cho rằng, tư duy là công cụ mạnh
mẽ của con người dùng để nhận thức và cải tạo thế giới. Tư duy không phải là dạng
cấu trúc cơ học mà nó tồn tại và hoạt động dưới sự tác động của các quy luật. Sự
vận động và phát triển của nhân loại hướng tư duy con người phát triển thành tư
duy biện chứng và theo ông đây là hình thức tư duy khoa học và đúng đắn nhất,
phải sử dụng tư duy biện chứng mới phát hiện ra được biện chứng của thực tiễn.
Trong Lịch sử phép biện chứng, Các tác giả thuộc Viện Hàn lâm khoa học
Liên Xơ đã phân tích sự phát triển của biện chứng gắn liền với sự phát triển của tư
duy biện chứng, đã chỉ ra phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất
của tư duy biện chứng. Bên cạnh đó sự đấu tranh giữa phương pháp tư duy biện
chứng và phương pháp tư duy siêu hình, sự chiến thắng của phương pháp tư duy
biện chứng duy vật đã được trình bày một cách hệ thống. Các tác giả cũng chỉ rõ
tính chất phản khoa học của phép biện chứng duy tâm, làm sáng tỏ sự phụ thuộc của
tư duy biện chứng duy vật vào điều kiện kinh tế-xã hội và các thành tựu khoa học,
đồng thời công trình đã khẳng định tính đúng đắn, khoa học cách mạng của tư duy
biện chứng duy vật trong việc lý giải vấn đề thực tiễn đặt ra.
Trong cuốn sách Lơgíc học [8]. Gorki cho rằng, chỉ có thể tư duy đúng đắn khi
chúng ta vận dụng tư tưởng có nội dung chân thực đã được chứng minh phù hợp với
những quy luật của logíc học. Ơng khẳng định rằng, các quy luật của lơgíc biện
chứng có vai trị quan trọng trong tư duy và nhận thức khoa học, nó giúp các chủ
thể nhận thức khắc phục được sai lầm để nâng cao trình độ và năng lực tư duy, phản
ánh chính xác hiện thực khách quan.
A.P.Séptulin trong Phương pháp nhận thức biện chứng [26]. Đã đi sâu phân
tích chức năng phương pháp luận của triết học Mác – Lênin; khẳng định và lý giải
phép biện chứng với tư cách là phương pháp luận nhận thức và cải tạo thế giới. Ông
đã phân tích và tập trung luận giải bản chất, những nguyên tắc của tư duy biện

chứng duy vật; trên cơ sở đó đề ra những yêu cầu, định hướng đối với chủ thể nhận
thức trong quá trình nghiên cứu khách thể; đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa phương
pháp biện chứng với phương pháp của các khoa học cụ thể. Ông khẳng định rằng,

5


phương pháp nhận thức biện chứng là kết quả của lịch sử phát triển nhận thức, các
quy luật của hoạt động nhận thức được thể hiện qua các quy luật, phạm trù của phép
biện chứng, trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới chủ thể tư duy phải tuân
thủ các nguyên tắc của phép biện chứng.
Trong bài báo “Ý thức có tồn tại khơng?” [34], Vưgốtxki đã giải thích rằng,
tồn bộ sự khác biệt giữ ý thức và thế giới (giữa phản xạ đối với phản xạ và phản xạ
đối với các tác nhân kích thích) chỉ là trong ngữ cảnh của hiện tượng. Trong ngữ
cảnh của các tác nhân kích thích – đó là thế giới, trong ngữ cảnh của các phản xạ
của mình – đó là ý thức. Ý thức chỉ là phản xạ của phản xạ. Ơng khẳng định ý thức
khơng phải là một phạm trù xác định, một phương thức tồn tại đặc biệt. Nó là một
cấu trúc phức tạp của hành vi, một phần tăng cường của hành vi nói chung.
Khi bàn về nguyên tắc năng động của tư duy, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam
đã có những kiến giả khoa học về vấn đề này ở góc độ lý luận cũng như vai trị của
nó trong thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay.
Đào Duy Tùng trong Bàn về đổi mới tư duy [30], đã phân tích sự cần thiết phải
đổi mới tư duy, tư duy lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là do sự lạc hậu
về kinh tế, chính trị, xã hội, sự yếu kém về nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội, chỉ ra phương hướng, biện pháp để đổi mới tư duy, đồng thời khẳng định,
đổi mới tư duy là yêu cầu bức thiết là mệnh lệnh của cuộc sống và là nhiệm vụ quan
trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Nguyễn Ngọc Long trong bài “Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới
tư duy” [14], đã phân tích bản chất và những yếu tố cấu thành năng lực tư duy lý
luận, sự cần thiết phải phát triển năng lực tư duy trong thời kỳ đổi mới đất nước.

Tác giả khẳng định quá trình đổi mới tư duy phải gắn chặt với quá trình đổi mới và
nâng cao năng lực tư duy lý luận, phải khắc phục những sai lầm của chúng ta trong
thời gian qua.
Tác giả Hồ Bá Thâm trong bài: “Bàn về năng lực tư duy” [27], đã khẳng định
3 yếu tố cấu thành năng lực tư duy đó là: năng lực ghi nhớ, tái hiện những hình ảnh
do cảm tính đem lại; năng lực trừ tượng hóa, khái qt hóa trong phân tích và tổng
hợp, tức là có khả năng tách bản chất khỏi hiện tượng, cái chung khỏi cái riêng và

6


từ đó đi đến kết luận; tưởng tượng và liên tưởng để tìm bản chất của vấn đề từ chưa
biết đến đã biết, vạch ra cái mới. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra định nghĩa về
năng lực tư duy và phân tích những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới năng lực tư duy.
Các tác giả Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải trong cuốn: Tư duy khoa học trong
giai đoạn cách mạng khoa học – công nghệ [18], đã tập trung phân tích làm sáng tỏ
vấn đề tư duy, bản chất, đặc điểm chủ yếu của tư duy khoa học cũng như một số
những đặc trưng của tư duy khoa học trong giai đoạn mới của cách mạng khoa học
cơng nghệ, trên cơ sở đó, các tác giả đã tập trung làm rõ vai trò quan trọng của việc
phát huy tư duy khoa học trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Mạnh Cường trong bài: “Về bản chất tư duy”, đã phân tích, làm rõ
nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển tư duy biện chứng
duy vật; khẳng định tư duy biện chứng mácxit là hình thức tư duy phát triển cao
nhất trong lịch sử. Tác giả đã phân tích sự phụ thuộc của tư duy vào hệ thống tri
thức và hoạt động thực tiễn của mỗi chủ thể, thiếu vốn tri thức chủ thể nhận thức sẽ
khơng cịn tư duy sáng tạo. Đặc biệt, tác giả đã phân tích mối quan hệ biện chứng,
sự khác nhau giữa tư duy chính xác và tư duy biện chứng duy vật trong quá trình
nhận thức.
Nguyễn Bá Dương trong bài: “Về đặc trưng của tư duy biện chứng duy vật”.
Theo tác giả, chỉ có tư duy biện chứng duy vật mới đem lại “chìa khóa vàng” để

giúp con người mở cửa tiến lên phía trước. Muốn nhận thức và cải tạo hiện thực
hiệu quả thì con người phải có tư duy biện chứng duy vật. Nó là “la bàn” dẫn đường
chỉ lối giúp người ta không bao giờ lạc hướng, bước nhầm đường.
Vũ Văn Viên trong công trình nghiên cứu khoa học: Tư duy lơgíc bộ phận hợp
thành của tư duy khoa học [32], đã luận giải một cách khoa học để làm rõ tư duy
lơgíc là một bộ phận hợp thành của tư duy khoa học. Tác giả đã khẳng định, tư duy
khoa học chính là sự thống nhất giữa tư duy biện chứng và tư duy lơgíc, trong đó tư
duy biện chứng đóng vai trị là phương pháp luận chỉ đạo, cịn tư duy lơgíc là tổng
hợp các thao tác lơgíc vào giải quyết chính xác các vấn đề cụ thể. Trên cơ sở đó làm
rõ bản chất của tư duy khoa học, tác giả đã đi sâu phân tích các yếu tố hợp thành tư
duy khoa học và khẳng định vai trò to lớn của tư duy lơgíc trong tư duy khoa học.

7


Những cơng trình trên tuy chưa trực tiếp luận giải về nguyên tắc năng động
trong tư duy một cách hệ thống, và cũng chưa trực tiếp chỉ ra những đóng góp của
nó trong sự phát triển của nhận thức luận, nhưng đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều
vấn đề trong quá trình thực hiện đề tài đặc biệt là những vấn đề lý luận.

8


NỘI DUNG
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ NGUYÊN TẮC NĂNG ĐỘNG
TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

1.1. Các quan điểm triết học ngồi mác-xít về ngun tắc năng động của hoạt
động nhận thức

1.1.1. Một số quan điểm cơ bản của các nhà triết học phương Đông
Ngay từ thời cổ đại các nhà triết học của Ấn độ và Trung Hoa đã thấy được
vai trò của tư duy trong hoạt động sống của con người, và các ông đề cao vai trị của
tư duy trong hoạt động giáo dục.
Trong q trình dạy học, Khổng Tử coi trọng phương pháp giảng dạy. Ông
chú ý dẫn dắt học trò từng bước một để họ có thể suy nghĩ rút ra kết luận. Ơng đã
lấy kinh nghiệm của bản thân mình để nêu gương cho học trị: “Ta khơng phải là
người sinh ra đã hiểu biết mà là người thích nền văn hóa cổ xưa rồi cần cù học hỏi
đó thơi” [19, Tr.67]. Khổng Tử còn khuyên học trò phải hết sức khiêm tốn tranh thủ
mọi điều kiện để học hỏi: “Không hổ hẹn khi hỏi người kém hơn mình”[19, tr.68].
“Ba người cùng đi đường với ta thế nào cũng có người để cho ta học tập: lựa chọn
mặt tốt của họ để noi theo, nhận xét mặt không tốt của họ để sửa chữa” [19, tr.68],
phải thành thật trong việc nhìn nhận khả năng của mình “biết thì nói biết, khơng
biết thì nói là không biết, như vậy mới là người biết”[19, tr.68].
Theo ông giáo dục là nhân tố không thể thiếu được, một dân tộc dốt không thể
mạnh được. Khổng Tử đã nhận ra rằng: “Giáo dục, phát triển trí đức là chìa khóa để
phát triển kinh tế, đồng thời phát triển kinh tế là cơ sở cho phát triển giáo dục và
dân trí” [5, tr.45].
Khổng Tử quan niệm giáo dục khơng chỉ để cải tạo nhân tính ở chỗ mở mang
trí thức, giải thích vũ trụ mà ơng chú trọng đến nhân cách đầy đủ, lấy giáo dục để
mở mang cả trí, tình lẫn ý cốt sau dạy người ta trở thành con người đạo lý. Với
Khổng Tử thì bất cứ một cá nhân có thiên tài lỗi lạc như thế nào nếu khơng để cho
giáo dục uốn nắn thì khơng có thể thành một nhân cách hồn tồn được. Khổng Tử

9


có phương pháp dạy học hết sức đúng đắn mà người đời sau vẫn thực hiện khá phổ
biến, đó là: “Người nào ôn lại những điều đã học, do nơi đó mà biết thêm những
điều mới, người đó có thể làm thầy thiên hạ đó - Ơn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hỹ”

[29, tr.20-21]. Ông đặc biệt chú ý gợi mở trí phán đốn độc lập của học trị, khơng
nhồi nhét, áp đặt. Phương pháp dạy học của ơng ln nhằm phát huy tính năng
động, sáng tạo và khoa học, khả năng tư duy của người học. Ơng nói: “Kẻ nào
chẳng phấn phát lên để hiểu thơng, thì ta chẳng giúp cho hiểu thơng được. Kẻ nào
chẳng ráng lên để tỏ ý kiến mình, thì ta chẳng khai phát cho được. Kẻ nào đã biết rõ
một góc, nhưng chẳng chịu căn cứ vào đó để biết ln ba góc kia, thì ta chẳng dạy
kẻ ấy nữa - Bất phẫn, bất khải; bất phỉ, bất phát. Cử nhứt ngung, bất dĩ tam ngung
phản, tắc bất phục giã” [29, tr.100-101] .
Có thể nói Khổng Tử đã thấy rằng tư duy, tính năng động của tư duy có vai trị
quan trọng trong quá trình con người nhận thức về thế giới.
Vấn đề năng động, sáng tạo của ý thức còn là vấn đề quan trọng trong triết học
Phật giáo nó được thể hiện trong nhận thức luận Phật giáo và quan điểm của Phật
giáo về giáo dục.
Giáo dục Phật giáo là để tạo nên một con người tự do, có đạo đức, có trí tuệ,
sống có lý tưởng, suy nghĩ hợp lý, thích ứng được với bối cảnh xã hội. Giáo dục
Phật giáo cũng được hiểu là một quá trình “nuôi lớn thánh thai”. “Thánh thai” được
trưởng thành trong bao lâu điều đó tùy thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người. Giáo dục
Phật giáo trước hết là dạy cho người khác biết và hiểu kinh điển Phật. Do đó, mục
tiêu đầu tiên của giáo dục Phật giáo là học những kinh sách này và sử dụng chúng
như là một thấu kính để hiểu ý nghĩa của lời Phật dạy. Học kinh như là một phần
của tiến trình tu tập. Do vậy, mục tiêu thứ hai của giáo dục Phật giáo là để chuyển
đổi bản thân, tức là việc học giáo pháp nhằm làm cho chúng ta trở thành những con
người tốt hơn, có phẩm hạnh và đạo đức hơn, trở thành những con người tử tế, chân
thật, từ bi và biết kính trọng người khác. Giáo dục Phật giáo là để phát triển trí tuệ,
hiểu thấu bản chất thật sự của các pháp, hiểu được những điều luôn chân thật và có
giá trị. Học Phật là đi theo con đường đức Phật đã dạy để nhận chân sự thật, để qua
đó loại bỏ những quan điểm sai lầm, đào luyện tâm và có thể nhận ra được sự thật.

10



Giáo dục Phật giáo đào tạo nên những con người có thể đem pháp giáo của đức Phật
truyền trao lại cho những người khác. Học phật pháp là để đem lại lợi ích cho cuộc
đời này, để cho nó có nhiều người được hưởng lợi ích từ việc thực hành theo giáo
pháp ấy. Giáo dục Phật giáo là đào tạo nên những con người biết phụng sự người
khác. Nền tảng của sự tu tập trong Phật giáo chính là Giới, Định và Tuệ.
Giới là những nguyên tắc đạo đức do đức Phật chế định để giúp con người tự
giác kiềm chế sự phóng túng của hành động, lời nói và ý nghĩ. Từ đó mà tâm đạt tới
trạng thái tập trung, an trụ để sẵn sàng cho sự khai mở tuệ giác.
Trí tuệ là mục đích và thiền định là tiến trình thiết yếu để đạt đến trí tuệ. Tn
giữ giới luật là phương pháp giúp tâm yêu ổn, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình
thiền định. Khi tâm được định thì trí tuệ sẽ thể hiện một cách tự nhiên.
Giá trị của giáo dục Phật giáo là hướng đến sự phát triển toàn diện của con
người qua các mặt của đời sống, đặc biệt là tâm thức, nhằm kiến tạo một đời sống
trí tuệ và hạnh phúc thật sự ngay tại con người này và cuộc đời này.
Tóm lại, mục tiêu của giáo dục Phật giáo là đạt đến trí tuệ cứu cánh hay trí tuệ
chân thật, giúp con người thốt khỏi sự đau khổ, mục đích tối hậu của cuộc sống.
Với Phật giáo, khổ là vì khơng hiểu biết. Vì vậy, muốn thốt khổ thì phải có trí tuệ,
tức là có sự hiểu biết. Khổ bớt dần với mức độ hiểu biết tăng dần. Khi “cái biết” đạt
đến chỗ tồn diện thì khổ cũng hồn tồn chấm dứt. “Cái biết” của Phật giáo là biết
về bản chất, về ý nghĩa chân thật của đời sống, của vũ trụ. Nội dung cốt lõi của “cái
biết” đó là nhận rõ tính chất vơ thường và dun khởi của tất cả hiện tượng, hết thảy
chúng sinh. Cái biết cứu cánh là cái biết rốt ráo, tồn thể, khơng thiên lệch. Nó cân
xứng và hài hịa của cái tổng trí, tình và ý.
Những nhà triết học phương Đông đã thấy được vai trò của tư duy trong đời
sống xã hội được thể hiện qua nhận thức và hành động thực tiễn nhưng hạn chế đó
là khơng thấy được nguồn gốc thực tiễn của tư duy. Đối với khổng tử thì bản tính
năng động, sáng tạo của ơng cịn thiên về mệnh trời, cịn phật giáo thì lại ảnh hưởng
của tư tưởng nghiệp báo về nguồn gốc tư duy.


11


1.1.2. Một số quan điểm cơ bản của các nhà triết học phương Tây trước Mác
Nói về vấn đề tính năng động của tư duy trong triết học phương Tây trước hết
phải nói về Arixtốt. Theo ơng, năng lực tư duy con người là để khám phá ra chân lý
đích thực về bản chất của sự vật chứ không phải dừng lại ở các trị chơi trí uẩn.
Chân lý là sự phù hợp giữa quan niệm của chủ thể với đối tượng đang thực tồn chứ
không phải là kết quả của đánh tráo khái niệm.
Khác với Platon, ông không quan niệm nhận thức là sự hồi tưởng của linh hồn
mà nhận thức là một q trình, q trình đó được khởi đầu bằng cảm giácbiểu
tượngkinh nghiệmnghệ thuậtkhoa học.
Mặc dù ông thấy được nhận thức là một quá trình đi từ cảm tính đến lý tính
nhưng Arixtốt lại khơng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính
và lý tính. Biến những khái niệm, những cái chung thành sản phẩm thuần túy của lý
tính nên quan niệm về nhận thức của ơng chưa thốt khỏi sự bao phủ của chủ nghĩa
duy tâm. Arixtốt khẳng định sự gắn bó hữu cơ giữa linh hồn và thể xác, mặc dù
trong con người thì linh hồn đóng vai trị chủ đạo. Khẳng định “các trạng thái của
linh hồn đều có cơ sở trong vật chất”, ông coi linh hồn là căn nguyên của sự sống.
Điểm tiến bộ của Arixtốt đó là: Ông khẳng định khả năng nhận thức thế giới
của con người, ơng coi q trình nhận thức là q trình khám phá ra chân lý đích
thực về bản chất sự vật nhưng ơng lại đặc biệt đề cao vai trị của tri thức cảm tính vì
ơng cho rằng nó đem lại cho ta những hiểu biết xác thực và sinh động về các sự vật
đơn nhất, đối lập với tư tưởng của Platơn coi nhận thức là q trình hồi tưởng lại.
Arixtốt coi nhận thức cảm tính là gia đoạn đầu tiên, là điểm xuất phát của mọi quá
trình nhận thức. Như vậy, ông đã đề cao thái quá vai trị của nhận thức cảm tính và
coi nhẹ nhận thức lý tính. Với việc đề ra lơgíc nhằm định hướng, phát triển tư duy
đúng đắn. Lơgíc học của Arixtốt là minh chứng rõ nhất trong quan niệm của ông về
vai trò năng động của tư duy trong hoạt động nhận thức.
Nếu như Arixtốt coi nhận thức cảm tính sẽ đem đến cho con người những hiểu

biết chân thực về sự vật, thì Bêcơn lại cho rằng để nhận thức đúng đắn bản chất của
sự vật trước hết phải chỉ ra khả năng và giới hạn của nhận thức con người. Một
trong những ảnh hưởng đến quá trình nhận thức chân lý, theo Bêcơn đó là những sai

12


lầm vốn có trong tư duy của con người. Nguyên nhân của những sai lầm bắt nguồn
không những từ cảm giác của chúng ta mà còn từ bản thân, bản chất của lý tính con
người. Lý tính ln ln quan niệm tất cả theo thước đo của mình, chứ khơng theo
thước đo của vũ trụ và qua đó trở nên giống với cái gương mặt không phẳng.
Những sai lầm do lý tính tạo ra, Bêcơn gọi đó là những ảo tưởng, ảo ảnh. Theo
Bêcơn, những ảo ảnh là cái vốn có sẵn trong bản chất trí tuệ của con người, lại được
bổ xung thêm trong quá trình nhận thức, trong sinh lý và nhân cách của mỗi con
người. Vì vậy, chúng có nguồn gốc hồn tồn khách quan. Việc khắc phục được
những hạn chế khách quan này cũng chính là q trình con người hồn thiện bản
thân mình. Cùng với việc tiếp thu các quan điểm của Arixtốt về con người, Bêcơn
chia linh hồn thành các linh hồn cảm tính và linh hồn lý tính. Linh hồn cảm tính
trong con người chúng ta là một dạng chất lỏng được pha loãng trong cơ thể. Chúng
vận động theo các dây thần kinh tựa như các đường ống tác động lên các giác quan,
điều khiển chức năng sống của cơ thể. Bộ phận cảm tính của linh hồn này có thể bị
hủy hoại cùng với cơ thể, khi con người chết. Còn phần linh hồn lý trí thì có nguồn
gốc từ thượng đế. Đó là một khả năng kỳ diệu mà Chúa ban cho con người, và do
vậy mang tính thần thánh. Tuy nhiên, Bêcơn lại là người đánh giá cao vai trò của tri
thức lý luận trong việc cải tạo xã hội, Bêcơn khẳng định “tri thức là sức mạnh”. Từ
đó, ông đi đến một kết luận hết sức cách mạng đối với đương thời, coi “hiệu quả và
sự sáng chế thực tiễn là người bảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của các triết học”.
Muốn chinh phục tự nhiên thì con người phải nhận thức được các quy luật của nó,
vận dụng và tuân theo chúng.
Phê phán các quan điểm vật hoạt luận duy tâm thừa nhận mọi sự vật đều có

“linh hồn”, Đềcáctơ khẳng định sự sống có những đặc tính riêng của nó mà các vật
vơ cơ khơng có được. Đi xa hơn theo quan niệm đúng đắn này, Đềcáctơ cho rằng,
sở dĩ con người có khả năng tư duy là do cấu trúc vật chất trong cơ thể anh ta phức
tạp và hoàn thiện hơn so với động vật và mọi vật khác. Cơ thể con người không
phải là một cỗ máy như ở động vật, mà là “cỗ máy-hệ thống” đã chứa sẵn mọi cơ
chế phản xạ đáp lại các tác động từ môi trường bên ngoài. Hơn thế nữa, chỉ riêng

13


con người là có trí tuệ, “lý tính là một vũ khí vạn năng có thể sử dụng trong mọi
tình huống ở bất kỳ dạng nào.
Từ những suy nghĩ đúng đắn trên đây, nhà tư tưởng Pháp đi đến khẳng định
chính cơ thể con người là khí quan vật chất của linh hồn, cịn linh hồn khơng có cái
gì khác, mà là chức năng hoạt động của cơ thể con người. Bản thân con người có
khả năng suy nghĩ nhờ một chất liệu đặc biệt mà ông gọi là tuyến tùng trong bộ não.
Vì vậy, “tinh thần phụ thuộc vào tính khí, và sự sắp xếp các cơ quan trong cơ thể tới
mức nếu như có thể tìm được một cộng cụ làm cho con người trở nên thông thái
hơn, thì tơi nghĩ rằng cần phải tìm cơng cụ đó trong y học.
Theo quan niệm truyền thống, ông khẳng định con người được cấu thành từ
linh hồn và thể xác. Trên cơ sở nhị nguyên luận trong siêu hình học, ông hoàn toàn
tách biệt linh hồn với thể xác, coi chúng xuất phát từ hai thực thể tư duy và quảng
tính hồn tồn tách biệt. Ơng coi linh hồn con người “là một thực thể mà toàn bộ
bản chất hay bản tính của nó là tư duy, mà để tồn tại không cần đến và không phụ
thuộc vào bất kỳ một sự vật, vật chất nào. Như vậy, cái “tôi” của tôi, linh hồn của
tôi, cái mà làm cho tôi như tơi đang có, hồn tồn khác với thể xác, và nhận thức nó
nhẹ nhàng hơn so với thể xác. Vì thế, linh hồn là bất diệt nó khơng bị phân hủy khi
con người chết. Con người có được là do thượng đế “ghép” linh hồn vào thể xác.
Cơ thể con người chỉ là chỗ trú chân tạm thời của linh hồn trong thời gian anh ta
sống.

Cũng giống như Bêcơn bắt đầu nghiên cứu lý luận nhận thức bằng việc loại bỏ
những ảo ảnh. Đềcáctơ cũng đòi hỏi phải thanh tẩy khỏi trí tuệ của chúng ta những
ám ảnh đang ngăn cản tính linh hoạt và nhạy bén của tư duy trong sự phát triển của
nó. Để có được những tri thức chân thực thì khơng chỉ giải thốt tư duy ra khỏi
những ảo ảnh do chủ nghĩa giáo điều tạo ra mà còn phải biết phê phán niềm ngây
thơ vào những dữ kiện trực tiếp của cảm tính. Nhà triết học khơng nên coi một cái
gì là chân lý thiếu phê phán, nếu thiếu phê phán mà ông ta tin tưởng cảm tính thì
ơng tin tưởng trí tượng tượng của trẻ con nhiều hơn ánh sáng trí tuệ của người lớn.
Cảm tính lừa dối chúng ta trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, khơng có nghĩa là
Đềcáctơ phủ nhận vai trò của tưởng tượng. Vấn đề là ở chỗ, phải đặt đúng vào trong

14


mối liên hệ của nó. Sở dĩ khơng nên tin tưởng tuyệt đối vào cảm tính vì theo ơng cái
chúng ta thu được chưa qua sự phân tích và kiểm sốt của ánh sáng lý tính, vì vậy
có thể dẫn đến sai lầm.
Tư tưởng chống giáo điều của Đềcáctơ đã được soi sáng bằng sự hoài nghi. Từ
hoài nghi mà từ bỏ mọi cái để trở thành niềm tin, mọi tiên kiến đều có mặt trái của
nó, mọi hiển nhiên đều phải đối chứng với tịa án lý tính để có thể trở thành chân lý.
Với Đềcáctơ, hồi nghi khơng phải là kết quả cũng không phải là kết luận triết học
mà hoài nghi là phương tiện để loại bỏ hoài nghi. Do vậy, Đềcáctơ phá bỏ hoài nghi
bằng vũ khí do chính chủ nghĩa hồi nghi rèn đúc nên. Trên tận cùng của khơng thể
hồi nghi, ơng đi đến kết luận: “Tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu”. Đây chính là điểm
xuất phát của triết học Đềcáctơ, “Tơi tư duy, vậy tôi hiện hữu” là một chân lý chắc
chắn và vững vàng đến nỗi tất cả những giả thuyết kỳ quặc của những người theo
thuyết hồi nghi cũng khơng làm rung chuyển cái nền triết học mà tôi đang tìm
kiếm. “Tơi tư duy, vậy tơi hiện hữu” trong bối cảnh lúc bấy giờ có ý nghĩa sâu sắc,
đã đem con người là trung tâm của các vấn đề triết học, lý tính, là chuẩn mực và
thước đo của chân lý. Tuy vậy, câu này cũng biểu hiện sai lầm của Đềcáctơ là đã

chứng minh sự tồn tại của con người bằng tư duy. Tư duy, tồn tại hoàn toàn tách
biệt với chủ thể.
Tính năng động của ý thức được nâng lên thêm một bước tiến nữa trong quan
niệm của Hêghen về tinh thần tuyệt đối. Ông cho rằng tinh thần tuyệt đối là điểm
xuất phát và nền tảng trong quan niệm về hiện thực. Hêghen coi nền tảng thế giới
quan triết học của mình là tinh thần tuyệt đối được hiểu như đấng tối cao sáng tạo ra
thế giới và con người. Mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta, từ những sự vật tự
nhiên cho đến những sản phẩm họat động của con người, chỉ là hiện thân của tinh
thần tuyệt đối được hiểu như là thực thể sinh ra mọi cái trên thế gian. Con người là
sản phẩm, và cũng là giai đoạn phát triển cao nhất của tinh thần tuyệt đối. Hoạt
động nhận thức và cải tạo thế giới của con người cũng chính là cơng cụ để tinh thần
tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình. Tinh thần tuyệt đối của Hêghen được hiểu
như là sự hợp nhất giữa thực thể tự nhiên và cái “tơi tuyệt đối” tự ý thức. Nó là sự
thống nhất giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và vật chất, chủ thể và khách thể. Nền

15


tảng quan niệm của Hêghen về tinh thần tuyệt đối là luận điểm khẳng định: “chân lý
không là thực thể, mà còn là chủ thể đầy sống động”.
Đối với nhà triết học Đức, tư duy tinh thần, là nguồn gốc duy nhất của mọi cái
đang tồn tại. Thế giới tự nhiên là tư duy đã tha hóa, là tư duy tồn tại dưới dạng vật
chất. Tư duy (hay còn gọi là tinh thần tuyết đối) khi suy tư về chính bản thân mình
thì nó đã tự nhân đội, tự phân chia thành chủ thể và khách thể, thành cái chủ quan
và cái khách quan.
Tư duy không phải là cái bản ngun bất động, mà là một q trình nhận thức
khơng ngừng phát triển từ thấp đến cao. Vì vậy, nó khơng chỉ là khởi ngun, mà
cịn là chính cái nội dung phát triển của tất cả những cái hiện tồn. Giai đoạn phát
triển cao nhất của tinh thần tuyêt đối trên đây là ý niệm tuyệt đối, là tư duy con
người, là lịch sử nhân loại. Theo Hêghen nội dung của tư duy là cái nội dung vốn

chỉ thuộc về riêng bản thân một mình tư duy mà thơi, nó khơng phải là nhận được từ
bên ngồi, mà là cái được tư duy sản sinh ra. Trên quan điểm này mà xét thì hóa ra
nhận thức chẳng phải là q trình phát hiện ra những gì tồn tại bên ngồi tư duy,
bên ngoài chúng ta, mà nhận thức là phát hiện là bộc lộ, là ý thức được về nội dung
của chính tư duy của khoa học. Và như vậy, tư duy của loài người là một trong
những biểu hiện của tư duy tuyệt đối nào đó bên ngồi con người.
Hêghen coi con người vừa là chủ thể, đồng thời lại là kết quả của quá trình
hoạt động của mình, tư duy trí tuệ con người hình thành và phát triển trong chừng
mực mà con người nhận thức và cải biến ngoại giới đối lập với bản thân mình thành
cái của mình. Theo con mắt của Hêghen, lịch sử ln mang tính kế thừa, nhân cách
và ý thức con người là sản phẩm của quá trình lịch sử xã hội. Vì vậy, hoạt động của
con người càng phát triển bao nhiêu thì ý thức của nó càng mang bản chất xã hội
bấy nhiêu. Nhận thức chân lý là một quá trình. Lịch sử triết học là bản thân triết học
được xem xét trong tiến trình vận động theo những quy luật tất yếu của nó.
Như vậy, quan niệm của các nhà triết học phương Tây trước Mác đều có
những hạn chế và sai lầm nhất định. Học thuyết triết học duy tâm khách quan và
chủ quan có quan niệm khác nhau về ý thức, song về thực chất họ giống nhau ở chỗ

16


tách ý thức ra khỏi vật chất, lấy ý thức làm điểm xuất phát để suy ra giới tự nhiên,
không thấy được nguồn gốc vật chất của sự hình thành tư duy.
Các nhà duy vật trước Mác đã đấu tranh phê phán lại quan điểm trên của chủ
nghĩa duy tâm, khơng thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, đã chỉ ra mối
liên hệ khăng khít giữa vật chất và ý thức. Nhưng do khoa học chưa phát triển, do
ảnh hưởng của quan niệm siêu hình - máy móc nên họ đã khơng giải thích đúng
nguồn gốc và bản chất của ý thức, họ bước đầu thấy được vai trò của tư duy trong
đời sống xã hội, thấy được nguồn gốc vật chất của sự hình thành tư duy nhưng chưa
lý giải đúng về bản chất năng động, sáng tạo của tư duy.

1.1.3. Một số quan điểm cơ bản của các trường phái triết học phương Tây hiện
đại
Một lý thuyết hóa học hay vật lý có thể được chứng minh hay bác bỏ những
phương pháp kỹ thuật trong phịng thí nghiệm, nhưng đối với giá trị của một lý
thuyết tâm lý học, có thể khơng sao chứng minh được một cách minh bạch, cho nên
nhiều cuộc tranh luận bão táp đã nổi lên xung quanh Sigmund Freud và khoa học
phân tâm học suốt sáu chục năm ròng.
Freud so sánh tâm lý con người với một tảng băng, mà tới tám, chín phần tảng
băng này chìm dưới nước biển, Freud cho rằng phần chính tâm lý con người cũng
được ẩn giấu trong cõi vô thức. Bên dưới lớp vỏ ngồi, vì những lý do nào đó,
những cảm giác và những mục đích mà một cá nhân đã khơng những giấu kín người
khác mà cịn tự giấu ngay chính bản thân mình nữa.
Trong tâm lý học của Freud, cõi vơ thức là tối thượng và mọi hoạt động ý thức
chỉ có một vị trí phụ thuộc. Nếu hiểu được cái thầm kín bí mật sâu xa của cõi vơ
thức ắt chúng ta hiểu được bản chất nội tâm của con người. Freud tuyên bố là chúng
ta thường suy nghĩ một cách vô thức và chỉ thỉnh thoảng suy tư của chúng ta mới có
tính chất ý thức. Theo Freud tâm lý con người được cấu tạo bởi ba khối: vô thức ,
tiền ý thức, ý thức. Tương ứng với ba khối này, Freud đã đưa ra ba thành phần cấu
trúc nhân cách: Tự ngã (id); Bản ngã (ego) và cái Siêu ngã (superego) gọi là bộ máy
tâm thần.

17


Nói về vai trị của vơ thức và ý thức, Freud đã nhiều lần mượn hình ảnh tảng
băng trơi trên biển để nói về vai trị của hai yếu tố này. Phần nhỏ bé nổi trên mặt
nước được ví là tầng ý thức, phần giáp gianh là tiềm thức, còn tồn bộ khối băng
chìm trong lịng biển là vơ thức. Phần nằm dưới nước lớn hơn nhiều lần phần nổi,
qui định trọng tâm, phương hướng vận động và số phận của cả tảng băng ấy.
Mối quan hệ giữa hệ thống vô thức - ý thức với bộ máy tâm thần cá nhân:

Freud ví ý thức như một chiếc máy chiếu qt sáng trên sân khấu, những gì nằm
ngồi vùng chiếu sáng nhưng vẫn trong tầm chiếu của nó sẽ trở thành tiền ý thức,
việc điều khiển máy chiếu là trách nhiệm của cái tôi. Nhưng cơ chế này được cái ấy
nuôi dưỡng, được cái siêu tôi quản lý. Cái tôi chỉ điều khiển được nó khi có sự trợ
giúp của cái nó và cái siêu tơi. Dù hợp lực của những lực ấy như thế nào, thì bao giờ
cũng có những khu vực nằm ngoài tầm của máy chiếu. Trong trạng thái bình thường
những khu vực này khơng bao giờ được chiếu sáng, đó chính là vơ thức. Freud
khơng tách rời hai lĩnh vực riêng: vô thức - ý thức và bộ máy tâm thần. Nói cách
khác, ơng khơng quan niệm trong đời sống tinh thần của cá nhân một bên gồm vô
thức - ý thức và bên kia là cái ấy - cái tôi - cái siêu tôi. Thực ra, chúng thể hiện các
góc độ nhìn, trong thế đối lập giữa các mặt- một cách nhìn đặc trưng của Freud.
Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu triết học tiêu biểu của triết học phương
Tây hiện đại theo dòng triết lý nhân sinh, bàn về cuộc sống sôi nổi nhất. Chủ nghĩa
thực dụng cho rằng chức năng của trí tuệ không phải ở chỗ chép lại các sự vật của
hồn cảnh xung quanh, mà nói đúng hơn là ở chỗ tính tốn xem dùng phương pháp
nào để có thể đặt ra những mối quan hệ có hiệu quả hơn và có lợi hơn với những sự
vật đó trong tương lai.
Chủ nghĩa thự dụng hạ thấp vai trò của lý trí, nên tư duy khơng phải là tính từ
biểu thị lý trí hay ý thức mà là tình cảm, là kinh nghiệm và thức giác của cá nhân –
chủ thế nhất định
Ý chí có vai trị khơng nhỏ trong cuộc sống của cá nhân, trong hồn cảnh nhất
định nó có thể đưa con người ta đến những thành công hoặc thất bại. Chủ nghĩa
thực dụng đã khuếch trương công hiệu của ý chí theo chiều hướng thứ nhất và cực
đoan cho rằng xã hội là do những cá nhân kiệt xuất có ý chí cao quyết định. Trong

18


cuộc sống, chủ nghĩa thực dụng rất đề cao sức mạnh của ý chí, của giá trị vật chất
và xem đó là căn ngun của mọi thành cơng. Đạt được nhiều thành công là đạt

được chân lý, và ngược lại, chân lý chính là sự thành cơng.
Chủ nghĩa hiện sinh lấy con người làm đối tượng. Nhưng không phải là con
người phổ quát, cũng không phải là cá nhân như trong triết học truyền thống. Con
người lấy hiện sinh, mặt cơ bản của hiện hữu là một kinh nghiệm làm thành nhân vị
của mình. Hiện sinh chỉ có ở nơi con người chứ khơng có ở bất kỳ sự vật nào. Hiện
sinh là một khả thể đi trước bản chất, hiện sinh trở thành bản chất nhưng đó là bản
chất cụ thể. Hữu thể chỉ có những thuộc tính chung, con người phải là hiện thể, là
hiện sinh hàng ngày. Hiện sinh đó là cuộc sống nội tâm, cuộc sống của tâm linh
mang tính thứ nhất, tính ưu tiên. Con người cảm nghĩ bằng thân xác. Tư duy thân
xác là tư duy vơ thức hồn thiện. Chính sự kiện tiền lơgíc đó, những sống động sâu
lắng của tâm thức đó làm cho con người khác nhau, độc đáo trở thành một nhân vị,
con người nhận thức về mình, tự tạo nên mình, làm cho mình trở thành mình. Đó là
tính chủ thể của con người.
Trong chủ nghĩa hiện sinh thì lý trí ln bất lực khi đề cập đến chiều sâu của
con người, những người theo chủ nghĩa hiện sinh cho rằng lý trí của con người
thường mềm yếu và bất tồn, trong đời sống con người có những khoảng tối mang
đặc tính phi lý trí. Và vì thế mà lý trí khơng thể nào sâm nhập.
Đối với chủ nghĩa hiện sinh do coi vấn đề bản thể luận là trung tâm của triết
học là sự cảm thụ chủ quan và thái độ ứng xử của cá nhân nên họ không chú trọng
nghiên cứu nhận thức khoa học. Trái lại, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, những tri
thức thu được bằng khoa học dựa trên lý tính là hư ảo. Người ta càng dựa vào lý
tính khoa học thì càng khiến mình bị chi phối, từ đó bị tha hóa. Theo họ, để đạt đến
hiện sinh chân chính thì chỉ có thể dựa vào trực giác phi lý tính. Chỉ có trong cuộc
sống đau khổ, cơ đơn, tuyệt vọng, sợ hãi..con người mới có thể trực tiếp cảm nhận
được sự tồn tại của mình.

19


1.2. Nội dung cơ bản về nguyên tắc năng động trong hoạt động nhận thức của

triết học Mác
1.2.1. Nguồn gốc và bản chất của ý thức
Nguồn gốc của ý thức
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Kế thừa những thành tựu, phê phán những hạn chế của các nhà triết học trước,
Mác đã đưa ra được quan điểm khoa học về vấn đề của ý thức và tư duy. Dựa trên
cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ
nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: ý thức khơng phải có nguồn gốc siêu tự nhiên,
không phải ý thức sản sinh ra vật chất như các nhà thần học và duy tâm đã khẳng
định mà ý thức là sản phẩm và một dạng thuộc tính của vật chất, nhưng khơng phải
là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao
là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của
bộ óc con người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người, do đó khi bộ óc bị
tổn thương thì hoạt động của ý thức sẽ khơng bình thường. Vì vậy, khơng thể tách
rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. Ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt động
sinh lý thần kinh của bộ óc.
Khoa học đã xác định, con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của vật chất vận động, đồng thời xác định
bộ óc của con người là một tổ chức sống đặc biệt có cấu trúc tinh vi và phức tạp
gồm khoảng 14 – 15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này có liên hệ với nhau và với
các giác quan, tạo thành vô số những mối liên hệ thu nhận, điều khiển hoạt động
của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài qua các phản xạ khơng điều kiện và
có điều kiện. Q trình ý thức và q trình sinh lý trong bộ óc khơng đồng nhất,
không tách rời, không song song mà là hai mặt của quá trình sinh lý thần kinh
mang nội dung ý thức. Khi khoa học – kỹ thuật tạo ra những máy móc thay thế cho
một phần lao động trí óc của con người thì khơng có nghĩa là máy móc có ý thức
như con người. Máy móc là một kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra, còn con
người là một thực thể xã hội. Máy móc khơng thể thay thế cho hoạt động trí tuệ của

20



con người, không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó
như con người. Do đó, chỉ có con người với bộ óc của nó mới có ý thức.
Nhưng tại sao bộ óc của con người – một tổ chức vật chất cao lại có thể sản
sinh ra được ý thức?. Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải nghiên cứu mối liên hệ
vật chất giữa bộ óc với thế giới khách quan. Chính mối liên hệ vật chất ấy hình
thành nên quá trình phản ánh thế giới vật chất vào óc con người.
Phản ánh là thuộc tính phổ biến trong mọi dạng vật chất. Phản ánh là sự tái tạo
những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác trong
quá trình tác động qua lại giữa chúng. Kết quả cho sự phản ánh phụ thuộc vào cả
hai (vật tác động và vật nhận tác động). Trong quá trình ấy, vật nhận tác động bao
giờ cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều quan trọng để làm sáng tỏ
nguồn gốc vật chất của ý thức.
Trong q trình tiến hóa của thế giới vật chất. Các vật thể càng ở bậc thang
cao bao nhiêu thì hình thức phản ánh của nó càng phức tạp bấy nhiêu. Hình thức
phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh là những phản ánh vật
lý, hóa học. Những hình thức phản ánh này có tính chất thụ động, chưa có định
hướng sự lựa chọn. Hình thức phản ánh sinh học đặc trưng cho giới tự nhiên sống là
bước phát triển mới về chất trong sự tiến hóa của các hình thức phản ánh. Hình thức
phản ánh của các cơ thể sống đơn giản nhất là biểu hiện ở tính kích thích, tức là
phản ứng trả lời tác động của mơi trường ở bên ngồi có ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình trao đổi chất của chúng. Hình thức phản ánh tiếp theo của các động vật
chưa có hệ thần kinh là tính cảm ứng, tính nhạy cảm đối với sự thay đổi của mơi
trường. Hình thức phản ánh của các động vật có hệ thống thần kinh là các phản xạ.
Hình thức phản ánh ở động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương xuất hiện là
tâm lý. Như vậy, phản ánh sinh học trong các cơ thể sống đã có sự định hướng, sự
lựa chọn, nhờ đó các sinh vật thích nghi với mơi trường để duy trì sự tồn tại của
mình. Phản ánh sinh học được thực hiện thông qua các hình thức kích thích ở thực
vật, các phản xạ ở động vật có hệ thống thần kinh và tâm lý ở động vật cấp cao.

Tâm lý động vật chưa phải ý thức, nó mới chỉ là sự phản ánh có tính chất bản năng
do nhu cầu trực tiếp của sinh lý cơ thể và do quy định sinh học chi phối.

21


×