Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “lượng tử ánh sáng” vật lí 12 nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm ari quiz theo hướng bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ
Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG
“LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 12 NÂNG CAO VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA PHẦN MỀM ARI – QUIZ THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Người hướng dẫn:
PGS. TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Người thực hiện:
Trần Xuân Thiên Thanh

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1


1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ..ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... .iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... ..v
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1
Đà Nẵng, tháng 5/2013 .................................................................................................. 1
1 ....................................................................................................................................... 2
LỜI CẢM ƠN i ............................................................................................................. 2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... ..ii
2
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................iii
2
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. ..v
2
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................. 9
4. Giả thuyết khoa học................................................................................................... 9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 10
Phần mở đầu ................................................................................................................ 11
Phần nội dung .............................................................................................................. 11
Phần kết luận ............................................................................................................... 11
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 11
Phụ lục .......................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1. ................................................................................................................. 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM QUA MẠNG INTERNET THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ........ 12
1.1. Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá chất lượng và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan. ......................................................................................................... 12
1.1.1.

Bản chất của kiểm tra đánh giá chất lượng trong giáo dục ............................. 12

1.1.2.

Năng lực tự kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh. .................... 14


1.1.3.

Trắc nghiệm khách quan trong giáo dục ......................................................... 15

Hình 1.1: Các mức độ nhận thức theo Bloom (1956) ................................................ 17
Bảng 1.1: Mô tả về cấp độ tư duy ................................................................................ 18
2


1.1.4.
1.2.
tập

Ưu và nhược điểm của hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan. .............. 19

Cơ sở của việc sử dụng Internet và Website trong việc tự kiểm tra đánh kết quả học
20

1.2.1.

Khái niệm mạng máy tính và Internet ............................................................. 20

1.2.2.

Khái niệm web và website học tập .................................................................. 21

1.2.3.

Vai trò của Internet trong Giáo dục ................................................................. 22


1.2.4. Hình thức triển khai Website học tập hỗ trợ việc tự kiểm tra đánh giá bằng hình
thức trắc nghiệm khách quan........................................................................................ 23
1.3. Cơ sở lý luận của việc khai thác và sử dụng mạng Internet trong việc tự học và tự
kiểm tra đánh giá mơn Vật lý. ........................................................................................... 27
1.3.1.

Vai trị của Internet trong việc hỗ trợ năng lực tự kiểm tra đánh giá môn Vật lý...... 27

1.3.2.

Joomla!- công cụ thuận lợi để thiết kế website học tập. .................................. 28

1.3.3.

Phần mềm ARI-quiz tạo bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến. ......................... 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 31
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG “LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG”-VẬT LÍ 12 NÂNG CAO VÀ KHAI
THÁC SỬ DỤNG PHẦN MỀM ARI-QUIZ TRÊN WEBSITE JOOMLA! ......... 34
2.1.

Đặc điểm kiến thức chương “Lượng tử ánh sáng” ................................................. 34

2.1.1.

Nội dung chính của chương ........................................................................... 34

2.1.2.


Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được ............................ 36

2.1.3.

Sơ đồ cấu trúc của chương Lượng tử ánh sáng Vật lí 12 NC THPT............... 37

Hình 2.1 Cấu trúc chương Lượng tử ánh sáng .......................................................... 38
2.2.

Quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan .............................. 39

2.2.1.

Nguyên tắc xây dựng...................................................................................... 39

2.2.2.

Các bước xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan ...................... 40

Giai đoạn 1: Quy hoạch bài trắc nghiệm .................................................................. 40
Bước 1: Phân tích nội dung môn học ......................................................................... 40
Bước 2: Xác định các mục tiêu nhận thức cho từng nội dung: ............................... 41
Bước 3: Thiếp lập dàn bài trắc nghiệm ..................................................................... 41
Giai đoạn 2: Soạn câu trắc nghiệm và tạo đề tương đương. ................................... 41
Bước 4: Soạn câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................. 41
Bước 5: Trao đổi với đồng nghiệp. ............................................................................ 41
Bước 6: Làm đề thi gốc và tạo các đề tương đương ................................................. 41
Giai đoạn 3: Tổ chức thi và chấm thi. ....................................................................... 42
Bước 7 : Tổ chức thi và chấm thi ............................................................................... 42

Giai đoạn 4: Phân tích và lưu trữ câu trắc nghiệm .................................................. 42
Bước 8: Phân tích bài trắc nghiệm ............................................................................ 42

3


Bước 9: Phân tích câu trắc nghiệm ............................................................................ 42
Bước 10: Sửa chữa và lưu trữ câu trắc nghiệm ........................................................ 42
2.3.

Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “Lượng tử ánh sáng” ................. 42

Bảng2.3: Trọng số cụ thể của từng nội dung bài học ................................................ 46
CHƯƠNG 7: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG.................................................................... 49
Chương trình: Vật lí 12 Nâng cao ............................................................................... 49
Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan ........................................................... 49
Thời gian làm bài: 45 phút........................................................................................... 49
Câu 07.47.17.B. Trong quang phổ của nguyên tử Hidro ......................................... 51
A. 3
B.1 C.6 D. 4 ............................................................................................... 52
Câu 07.48.23.C. Chọn phát biểu không đúng............................................................ 52
2.4. Khai thác và sử dụng phần mềm ARI-Quiz trên website Joomla! tạo bài kiểm tra
theo hướng bồi dưỡng năng lực tự KT-ĐG kết quả học tập của HS. ............................... 53
2.4.1.

Khai thác và sử dụng phần mềm ARI-quiz trên website Joomla ..................... 53

Hình 2.2: Truy cập phần mềm ARI-Quiz .................................................................... 54
Hình 2.3: Cấu trúc chung của ARI-Quiz ................................................................... 55
2.4.2.


Loại bài kiểm tra - Bài kiểm tra (Quiz Categories - Quiz) ................................ 55

Hình 2.6: Cách truy cập chức năng Quizzes............................................................... 56
Hình 2.7: Các thơng số chính cần thiết lập của một bài kiểm tra ............................. 57
Hình 2.8: Các thơng số về quyền truy cập của bài kiểm tra....................................... 58
Hình2.9: Các thơng số cần thiết lập trong Additional Settings.................................. 59
Hình 2.10: Thiếp lập thơng số để hiển thị đáp án của bài kiểm tra........................... 59
2.4.3.

Loại ngân hàng câu hỏi - ngân hàng câu hỏi (Bank categories - question bank) .... 59

Hình 2.11: Các thơng số chính để tạo một ngân hàng câu hỏi mới .......................... 60
Hình 2.12 : Phần điền các phương án trả lời ............................................................. 61
2.4.4.

Câu hỏi (Question).......................................................................................... 61

Hình 2.13: Nhập câu hỏi cho bài kiểm tra .................................................................. 62
Hình 2.14: Cách nhập câu hỏi vào bài kiểm tra (Quizz) ............................................ 62
Hình 2.15: Các thơng số của câu hỏi .......................................................................... 62
2.4.5.

Kết quả bài kiểm tra (Quizzes Results) ........................................................... 63

Hình 2.16: Cách truy cập kết quả bài kiểm tra ........................................................... 63
Hình 2.17: Xem chi tiết bài làm của HS...................................................................... 64
2.5. Tạo bài kiểm tra chương “Lượng tử ánh sáng” bằng phần mềm ARI-Quiz trên Web
Joomla ............................................................................................................................. 64
2.5.1.


Tạo bài kiểm tra .............................................................................................. 64

Hình 2.20: Các thơng số của một câu hỏi trắc nghiệm khách quan ........................ 65
2.5.2.
2.6.

Tạo ngân hàng câu hỏi ................................................................................... 65

Quy trình làm bài kiểm tra với phần mềm ARI-Quiz trên Website Joomla! ............. 66

4


a)Tạo tài khoản và đăng nhập ...................................................................................... 66

Hình 2.21: Giao diện khi làm bài kiểm tra.................................................................. 67
Hình 2.22: Bảng thơng báo điểm số của bài làm ........................................................ 67
Hình 2.23: Đáp án cụ thể của bài kiểm tra ................................................................. 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 68
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 70
3.1.

Mục đích của thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 70

3.1.1.

Mục đích thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 70

3.1.2.


Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm: .................................................................... 70

3.2.

Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm:....................................................... 71

3.2.1.

Đối tượng thực nghiệm sư phạm: ................................................................... 71

3.2.2.

Nội dung thực nghiệm sư phạm. .................................................................... 71

3.3.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm. .................................................................... 71

3.3.1.

Phương pháp phân tích câu hỏi:..................................................................... 71

Với: ni : số học sinh đạt được điểm Xi ..................................................................... 72
*Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm: ........................................................................... 72
Trong đó:
K: số câu hỏi của bài trắc nghiệm ...................................................... 72
*Độ khó câu trắc nghiệm ............................................................................................ 72
Với :
N: tổng số HS dự thi ................................................................................... 72

3.3.2.
3.4.

Điều tra bằng bảng hỏi. .................................................................................. 73

Kết quả thực nghiệm sư phạm:.............................................................................. 73

3.4.1.

Phân tích bài kiểm tra của học sinh ................................................................ 73

Bảng 3.1 Bảng phân bố câu trả lời bài kiểm tra ......................................................... 74
................................................... 80
Bàng 3.4 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 1
Bảng 3.5. Bảng phân tích các chỉ số thống kế câu 2 .................................................. 80
Bảng 3.6: Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 3.................................................. 81
Bảng 3.7. Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 4 .................................................. 82
Bảng 3.8. Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 5 .................................................. 83
Bảng 3.9 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 6 ................................................... 84
Bảng 3.10 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 7 ................................................. 85
Bảng 3.11 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 8 ................................................. 85
Bảng 3.12 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 9 ................................................. 86
Bảng 3.13 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 10 ............................................... 87
Bảng 3.14 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 11 ............................................... 88
Bảng 3.15 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 12 ............................................... 89
Bảng 3.16 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 13 ............................................... 90

5



Bảng 3.17 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 14 ............................................... 91
Bảng 3.18 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 15 ............................................... 92
Bảng 3.19 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 16 ............................................... 92
Bảng 3.20 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 17 ............................................... 93
Bảng 3.21 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 18 ............................................... 94
Bảng 3.22 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 19 ............................................... 95
Bảng 3.23 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 20 ............................................... 96
Bảng 3.24 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 21 ............................................... 96
Bảng 3.25 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 22 ............................................... 97
Bảng 3.26 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 23 ............................................... 98
Bảng 2.27 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 24 ............................................... 99
Bảng 2.28 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 25 ............................................100
3.4.2. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng mạng Internet và website học tập để rèn
luyện kỹ năng tự kiểm tra đánh giá ............................................................................. 100

Bảng 2.29. Kết quả điều tra từ HS .............................................................................101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................105
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................106
CÁCH NHẬP CÂU HỎI DẠNG FILE *.CSV ( CSV IMPORT) .........................109
Xuất hiện hộp thoại như sau, chọn Option other và điền dấu “,” ........................110
PHỤC LỤC 3 .............................................................................................................112
I. Thông tin về học sinh .............................................................................................112

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục

tiêu năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại và hội nhập với cộng
đồng quốc tế. Cùng với mục tiêu đề ra đó, địi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mạnh
mẽ, sâu sắc và tồn diện để có thể đào tạo ra những thế hệ người lao động sáng tạo,
năng động, tích cực, thích ứng với sự phát triển đa dạng, nhanh chóng và yêu cầu khắt
khe của xã hội, đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Điều 28 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng chỉ ra: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục, đào tạo: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp
thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt
coi trọng giáo dục lý tưởng,…”
Bên cạnh những đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,
phương pháp thi và kiểm tra cũng đang dần được cải cách. Điển hình như những năm
gần đây, phương pháp trắc nghiệm khách quan đang được sử dụng trong các kì thi
tuyển sinh Cao đẳng, Đại học, kì thi Tốt nghiệp và bài kiểm tra định kì ở một số
trường THPT.
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những phương pháp kiểm tra
đánh giá được sử dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới trong các kì thi để đánh
giá năng lực nhận thức của người học, bởi lẽ nó có những ưu điểm vượt trội như phạm
vi kiến thức kiểm tra rộng, cho kết quả nhanh, chính xác và công bằng, đặc biệt là
khắc phục được những tiêu cực trong thi cử. So với phương pháp trắc nghiệm tự luận,
TNKQ yêu cầu người học cần trải rộng kiến thức, tránh học tủ, học lệch, biết tự hệ

7



thống và vận dụng kiến thức để giải quyết lượng câu hỏi lớn trong thời gian tương đối
ngắn. Vậy người học cần phải có phương pháp học như thế nào để đạt được hiệu quả
cao và mang lại kết quả tốt nhất đối với hình thức kiểm tra TNKQ?
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin- truyền thông, mạng thơng tin tồn cầu Internet đã tác động mạnh
mẽ đến nền giáo dục, đòi hỏi người dạy và người học đổi mới phương pháp, phương
thức dạy và học, đồng thời cũng cung cấp một môi trường thuận lợi phát huy tính chủ
động, tích cực của người học.
Ngồi việc tự tìm đến với những nguồn tài liệu vô hạn, những bài giảng điện tử
E-learning, phịng học trực tuyến, trao đổi thơng tin trên các diễn đàn…v.v, hình thức
thi trắc nghiệm trực tuyến đang dần trở thành một trào lưu và thu hút sự quan tâm của
nhiều người. Không quá áp lực như một phòng thi thật, nhưng áp lực về mặt thời gian
với những con số chạy lùi kích thích người học phải nhanh nhẹn trong tư duy và thao
tác. Bên cạnh đó, kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến cho phép nhận ngay kết quả bài làm,
nhanh chóng tìm ra đáp án đúng của câu hỏi và lời giải thỏa đáng, từ đó, người học tự
đánh giá được khả năng của mình và có những điều chỉnh thích hợp trong việc học và
ôn tập nội dung kiến thức cần thiết.
Tuy nhiên, việc xây dựng ngân hàng đề phong phú, xác suất trùng lặp câu hỏi
thấp và đề kiểm tra đúng theo khung ma trận đề thi đòi hỏi người biên soạn tốn nhiều
thời gian và công sức, đáp ứng được nhu cầu kiểm tra kiến thức của người học một
cách đầy đủ và tồn diện nhất. Bên cạnh đó, hình thức tự kiểm tra đánh giá thông qua
trắc nghiệm trực tuyến còn khá mới mẻ, chưa thật sự trở nên phổ biến và được ứng
dụng rộng rãi, học sinh còn khá lúng túng trong việc tự lựa chọn những đề thi phù hợp,
sát với các bài kiểm tra-đánh giá thật sự trên vô vàn Website học tập hiện tại.
Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn đóng góp thêm một cái nhìn mới
về hình thức này, tơi chọn đề tài:
“ Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí
12 Nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm ARI-Quiz theo hướng bồi dưỡng năng lực tự
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.”


8


2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm,
đồng thời kết hợp với mạng Internet và Website để bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của HS bằng các bài kiểm tra trực tuyến.
-Xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật
lí 12 Nâng cao.
-Xây dựng được website hỗ trợ việc tự kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc
nghiệm khách quan trực tuyến chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí 12 Nâng cao.
-Rút ra những kết luận sư phạm nhằm soạn được những câu hỏi trắc nghiệm
khách quan phù hợp với trình độ của học sinh và triển khai được hình thức trắc nghiệm
trực tuyến để bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá cho HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
-Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc sử dụng máy vi tính và mạng internet để hỗ
trợ việc tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
-Nghiên cứu nội dung, chương trình chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí 12 NC.
-Nghiên cứu cách soạn thảo đề và quy trình để xây dựng đề kiểm tra trắc
nghiệm khách quan nhiều phương án lựa chọn.
-Xây dựng được đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan chương “Lượng tử ánh
sáng”-Vật lí 12 NC.
-Xây dựng website kiểm tra đánh giá chất lượng chương “Lượng tử ánh sáng”Vật lí 12 NC.
-Thực nghiệm sư phạm, xử lý số liệu và đánh giá độ tin cậy của bài trắc
nghiệm, câu trắc nghiệm. Đồng thời đánh giá hiệu quả của việc vận dụng hệ thống tự
kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh qua mạng internet trong kiểm tra và
đánh giá bộ mơn Vật lí.
4. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, việc tự kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh thông qua
mạng Internet, website chưa thật sự phổ biến và được áp dụng rộng rãi, nếu xây dựng
được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến một cách khoa học, bám sát với các tiêu

9


chuẩn về kiến thức kĩ năng sẽ góp phần đổi mới phương pháp học tập, phát huy tính
tích cực, chủ động của HS nhằm nâng cao chất lượng học tập, tự củng cố kiến thức
mơn Vật lí của học sinh tại nhà trường trung học phổ thông, rèn luyện được khả năng
tự kiểm tra đánh giá chất lượng của HS.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng
-Nội dung kiến thức chương “Lượng tử ánh sáng” – Vật lí 12 NC.
-Hoạt động tự kiểm tra đánh giá chất lượng học tập mơn Vật lí ở trường trung
học phổ thơng với sự hỗ trợ của mạng Internet và website.
b. Phạm vi nghiên cứu:
-Đề tài chỉ nghiên cứu chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí 12 NC.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành tốt các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng các phương
pháp sau đây:
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, luật Giáo dục, các văn bản của ngành, tài
liệu về lý luận dạy học, tài liệu về kiểm tra đánh giá chất lượng, các trang báo mạng về
hình thức kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến.
-Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng máy vi tính, mạng internet và ứng dụng
của nó trong việc góp phần bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá chất lượng của HS.
-Nghiên cứu nội dung, chương trình chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí 12 NC.
b. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
-Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí 12 NC.

-Tìm hiểu, khai thác sử dụng và thiết kế Website trên mã nguồn mở Joomla! và
phần mềm tích hợp ARI-Quiz để thiết kế bài kiểm tra chương “Lượng tử ánh sáng”
Vật lí 12 NC.
c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một lớp của trường THPT Phan Châu Trinh
để đánh giá hiệu quả của đề tài.
d. Điều tra thực tế

10


Khảo sát, tìm hiểu hứng thú của học sinh đối với việc tự kiểm tra, đánh giá chất
lượng học tập bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến.
7. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm qua mạng
Internet theo hướng bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của
học sinh.
Chương 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “Lượng tử ánh sáng”
-Vật lí 12 Nâng cao và khai thác sử dụng phần mềm ARI-Quiz trên website Joomla!
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

11


CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM QUA MẠNG INTERNET THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1.1.

Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá chất lượng và xây dựng hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm khách quan.

1.1.1. Bản chất của kiểm tra đánh giá chất lượng trong giáo dục
1.1.1.1. Khái niệm kiểm tra và đánh giá
Trong giáo dục, việc phân loại và đánh giá mức độ học tập của học sinh (HS) là
rất cần thiết đối với nhà giáo. Nếu quá trình kiểm tra và đánh giá được thực hiện tốt,
giáo viên (GV) có thể biết được sự tiếp thu kiến thức của HS tiến bộ đến mức nào và
mục tiêu dạy học đạt đã được đến đâu. Tuy nhiên cũng cần biết được sự khác biệt giữa
công việc kiểm tra và đánh giá.
Hiện nay, có nhiều tài liệu trong và ngồi nước định nghĩa về kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của HS nhưng trong khn khổ của khóa luận các khái niệm được cố
gắng đưa ra theo lối đơn giản nhất.
Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá và nhận xét (theo từ điển
Tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học Việt Nam). Trong giáo dục, kiểm tra là công việc
nhằm mô tả và thu thập những bằng chứng tương đối khách quan về kết quả của quá
trình giáo dục nhằm đối chiếu với mục tiêu. Những bằng chứng đó có thể được biểu
thị bằng điểm số. Công việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm
cơ sở cho việc đánh giá.
Đánh giá là q trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả công
việc dựa vào những thông tin thu được và đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã được
đề ra. Trong giáo dục, khâu đầu tiên của quá trình đánh giá là phải định trước mục tiêu
cụ thể cho chương trình học tập. Tiếp theo là xét đốn sự tiếp thu và tiến bộ của HS có
đạt được mức độ chấp nhận trên những mục tiêu đã đề ra hay không. Như vậy, đánh
giá trong giáo dục là q trình thu nhập và xử lí thơng tin về trình độ, khả năng thực

hiện mục tiêu học tập của HS.

12


Tuy nhiên khơng chỉ đơn thuần phản ánh q trình phấn đấu và kết quả học tập
của HS, đánh giá còn cho ta biết được nguyên nhân dẫn đến thành cơng hoặc thất bại
của chương trình giảng dạy và hiệu quả học tập để từ đó có thể đưa ra phương án cải
cách chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập. Trong giáo
dục, đánh giá là công cụ vô cùng quan trọng nhằm điều chỉnh và làm cơ sở đối mới
giáo dục đào tạo.
Kiểm tra-đánh giá (KT-ĐG) là cơng việc có liên quan mật thiết với nhau. Kiểm
tra để lấy cơ sở cho việc đánh giá. Cũng có thể kiểm tra mà khơng đánh giá nhằm tìm
hiểu tình hình học tập của HS. Nhưng muốn đánh giá thì nhất định phải thơng qua việc
kiểm tra để có thể nhận xét mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra. Kiểm tra là phương
tiện để đánh giá. Đánh giá trong dạy học tức là bao hàm cả việc kiểm tra.
1.1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá
a) Vai trò của kiểm tra đánh giá:
“Bất kì một quá trình giáo dục nào mà một con người tham gia cũng nhằm tạo
ra những biến đổi nhất định trong con người đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ở
mức độ nào phải đánh giá hành vi của người đó trong một tình huống nhất định. Việc
đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp
hay khơng và có đạt được hay khơng, hai là việc giảng dạy có thành cơng hay khơng,
học sinh có tiến bộ hay khơng.” [1]
KT-ĐG là một mắt xích quan trọng khơng thể thiếu được của quá trình giáo dục
và đào tạo. GV kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS, phân tích trình độ kiến
thức và sự tiến bộ mà HS đạt được, từ đó rút ra những kết luận nhằm tiếp tục hoàn
thiện việc giảng dạy của bản thân đồng thời giúp HS hoàn thiện những thiếu sót trong
kiến thức và kĩ năng. Mặt khác, KT-ĐG giúp các nhà hoạt động giáo dục có cơ sở để
điều chỉnh chương trình học tập, phương pháp giảng dạy, cải thiện nâng cao chất

lượng đào tạo con người theo mục tiêu đã đề ra.
b) Ý nghĩa của kiểm tra đánh giá
-KT-ĐG đánh giá giúp GV hiểu rõ quá trình và kết quả học tập của HS, phát
hiện thiếu sót trong kiến thức, kĩ năng để kịp thời sửa chữa, bổ sung. Bên cạnh đó, GV

13


cũng tự đánh giá kết quả giảng dạy của bản thân, thấy được thành công và những vấn
đề cần rút kinh nghiệm, từ đó có những điều chỉnh thích hợp trong phương pháp giảng
dạy để nâng cao chất lượng dạy học.
-KT-ĐG là cơ hội để HS tự khẳng định mình, phát triển tồn diện về năng lực
nhận thức (nhớ, hình dung, tưởng tượng…), hình thành những kỹ năng như phân tích,
so sánh, tổng hợp… và nâng cao khả năng tư duy độc lập, sáng tạo…Bên cạnh đó, HS
được hình thành những kĩ năng giải quyết vấn đề ở các cấp độ khác nhau như nhận
biết, thơng hiểu, vận dụng.
-Ngồi ra, KT-ĐG cịn có tác dụng giáo dục về mặt đạo đức, phẩm chất cho HS.
Hình thành cho các em ý chí quyết tâm đạt kết quả cao, sự trung thực, ý thức giúp đỡ
nhau trong học tập…v.v.
1.1.1.3. Yêu cầu sư phạm của kiểm tra đánh giá
-Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành bởi GV, phải có kế hoạch cụ thể và có
mối liên hệ chặt chẽ với nội dung kiến thức và mục tiêu đã đề ra.
-KT-ĐG là thao tác hoạt động của một chủ thể, vì vậy khơng thể tránh khỏi tính
chủ quan. Tuy nhiên, cơng việc KT-ĐG địi hỏi phải mang tính khách quan, cơng
bằng, cố gắng phụ thuộc càng ít vào những sự kiện ngẫu nhiên càng tốt, càng khách
quan thì giá trị của việc đánh giá càng cao.
1.1.2. Năng lực tự kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh.
Trong những năm gần đây, phương pháp tự kiểm tra đánh giá đang được quan
tâm nghiên cứu và thực hiện ở một số nơi trên thế giới. Đây là một khái niệm khá mới
mẻ trong giáo dục. Đã có một số báo cáo về mặt lý thuyết và thực tiễn về tác động của

việc tự kiểm tra đánh giá đến kết quả học tập của HS. Bên cạnh công việc KT-ĐG chất
lượng học tập được tiến hành bởi GV thì việc tự kiểm tra đánh giá lại là một phương
pháp mà HS có thể tự thu thập thông tin và suy ngẫm lại quá trình học tập của mình.
Qua đó HS tự đưa ra những đánh giá sơ bộ về sự tiến bộ của bản thân trong việc tiếp
thu kiến thức, phát triển kỹ năng, phương pháp học và thái độ.
Tự kiểm tra đánh giá sẽ khơng cịn là mối quan tâm chung chung trong lĩnh vực
học tập tự chủ mà nó là một thành phần thiết yếu trong phương pháp học của mỗi HS.
Đối với người học, thông tin phản hồi về sự cố gắng của họ cho biết ba yếu tố: mục

14


tiêu học tập của bản thân là gì, vị trí của mình đang ở đâu so với mục tiêu và làm cách
nào để lấp đầy khoảng trống giữa vị trí hiện tại và mục tiêu đã xác định đó.
Cụ thể hơn, việc tự kiểm tra đánh giá sẽ mang lại những lợi ích sau cho HS:
- Xác định được mục tiêu học tập đúng tương ứng với yêu cầu của môn học.
-Nhận thức được điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục. Thúc đẩy
sự phát triển của bản thân thông qua việc tự ý thức được khả năng hiện tại của mình.
- Chủ động trong quá trình kiểm tra đánh giá, có thể mang lại thành tích học tập
tốt hơn.
- Nhận thức được trách nhiệm của việc học và phát triển kỹ năng tự học suốt đời.
Bên cạnh đó, việc tự kiểm tra đánh giá của HS cịn giúp ích cho GV trong việc
tham khảo để đưa ra những chiến lược giảng dạy và mục tiêu đánh giá phù hợp.
Để thực hiện được tốt việc tự kiểm tra đánh giá, HS có thể thực hiện tuần tự
theo những bước sau: xây dựng và chọn lọc tiêu chí đánh giá có sự hướng dẫn của GV;
so sánh và đối chiếu kết quả của mình với tiêu chuẩn; phát hiện những sai sót và tự
điều chỉnh phương pháp, nội dung học tập.
Thuận lợi của việc tự kiểm tra đánh giá là HS có thể tự tiến hành ở bất kì đâu,
bất cứ lúc nào, nhờ vậy mà có thể chủ động về mặt thời gian và tài liệu tham khảo tra
cứu thuận tiện. Tuy nhiên, hiện nay năng lực tự kiểm tra đánh giá của HS được hình

thành một cách tự phát, thực hiện một cách tùy tiện, dễ bị chi phối bởi những ngoại
cảnh khác nhau. Nó xuất phát từ nhu cầu tự học, tự củng cố và ôn luyện kiến thức của
bản thân mà chưa có sự hướng dẫn cụ thể nào để việc xây dựng kỹ năng tự kiểm tra
đánh giá đạt được hiệu quả tốt và giúp ích cho q trình kiểm tra đánh giá trên lớp.
Càng ngày kỹ năng này ngày càng trở nên cần thiết trong quá trình tự học của HS ở
các cấp học cao hơn nữa. Vì vậy, ở cấp học THPT, việc bồi dưỡng năng lực tự kiểm
tra đánh giá cho HS rất cần có sự hướng dẫn và định hướng rõ ràng cụ thể của GV.
1.1.3. Trắc nghiệm khách quan trong giáo dục
1.1.3.1. Khái niệm trắc nghiệm khách quan
Đối với những bài kiểm tra hoặc bài thi viết, hình thức làm bài có thể được chia
thành hai dạng: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Cả hai hình
thức này đều được gọi chung là trắc nghiệm. HS cùng thực hiện những công việc đã

15


định hay những yêu cầu cụ thể, tại một thời điểm, địa điểm đã định trước và HS ý thức
được việc mình đang được theo dõi, đánh giá.
Trắc nghiệm tự luận đòi hỏi HS phải viết và diễn đạt câu trả lời theo ngơn ngữ
riêng của mình cho mỗi câu hỏi tương ứng, thường gồm nhiều dòng. Kết quả của bài
kiểm tra trắc nghiệm tự luận ít nhiều vẫn cịn phụ thuộc vào chủ quan của người chấm
và nhiều yếu tố khác có thể tác động đến. Trong khi đó, chữ “khách quan” dùng để chỉ
loại trắc nghiệm không phụ thuộc vào người chấm, có phương pháp chấm điểm khá
đều tay và có độ tin cậy khá cao dựa vào đáp án đã được soạn từ trước. HS khi làm bài
trắc nghiệm khách quan buộc phải chọn chỉ một đáp án đúng nhất tương ứng với câu
hỏi đưa ra. Như vậy, việc chấm điểm bài kiểm tra TNKQ nếu đưa cho một hoặc nhiều
người chấm cũng đều cho kết quả như nhau hoặc sai lệch rất ít. Hơn nữa, cơng việc
này có thể được tiến hành bằng máy móc để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy cao
hơn nữa. Vậy nên, do những tính chất trình bày ở trên, loại trắc nghiệm này có tên là
trắc nghiệm khách quan.

1.1.3.2. Các loại trắc nghiệm khách quan
TNKQ có thể được chia làm 4 loại :
-Loại trắc nghiệm điền khuyết: đây là câu hỏi TNKQ mà HS cần phải điền từ
hoặc cụm từ thích hợp với các chỗ để trống. Các câu trả lời thường thuộc loại địi hỏi
trí nhớ hoặc óc suy luận hay sáng kiến.
-Loại trắc nghiệm “đúng- sai”: đây là loại trắc nghiệm yêu cầu người làm phải
phán đốn nội dung hay hình thức một câu trần thuật là đúng hay sai. Loại câu hỏi này
thích hợp với việc khảo sát trí nhớ hoặc sự nhận biết các sự kiện.
-Loại trắc nghiệm ghép đôi (xứng hợp): câu hỏi TNKQ dạng này có hai cột
gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời. HS cần tìm cách ghép mỗi từ hay câu trả
lời trong một cột với một từ hay câu xếp trong cột khác. Số câu hoặc từ ở trong hai cột
có thể khơng bằng nhau, ít hoặc nhiều hơn.
-Loại câu hỏi có nhiều câu trả lời để lựa chọn (MCQ): gồm một câu phát biểu
căn bản (câu dẫn), đi với nhiều câu trả lời- thường từ bốn đến năm câu, có dạng giống
nhau, gồm một từ, một cụm từ hay một câu hoàn chỉnh. HS phải chọn ra câu trả lời đúng
nhất hay hợp lý nhất. Ngồi câu trả lời đúng, các câu cịn lại cũng có vẻ hợp lý gọi là
16


câu nhiễu. Đây là loại TNKQ thông dụng và được sử dụng phổ biến nhất trong các bài
kiểm tra. Các câu hỏi này có thể dùng để thẩm định trí nhớ, mức độ hiểu biết, khả năng
áp dụng, phân tích, tổng hợp và cả khả năng phán đoán cũng yêu cầu phải cao hơn.
1.1.3.3. Cơ sở để lựa chọn hệ thống câu hỏi TNKQ:
Có nhiều cơ sở để lựa chọn và phân loại hệ thống câu hỏi TNKQ, tuy nhiên
trong đề tài này tôi căn cứ vào các mức độ nhận thức để xây dựng hệ thống câu hỏi
TNKQ. Hiện nay việc phân loại mức độ nhận thức có đề nghị khác nhau, nhưng cách
phân loại của Benjamin Bloom vẫn được nhiều người chấp nhận.
Năm 1956, nhà tâm lý học Benjamin Bloom đã đưa ra lối phân loại mục tiêu
giáo dục theo hai lĩnh vực nhận thức và cảm xúc. Trong đó, lối phân loại về nhận thức
được phổ biến rộng khắp trên thế giới, không ngừng được cải tiến và khai triển. Theo

cách phân loại về nhận thức của Bloom, lĩnh vực nhận thức được chia làm sáu phạm
trù chủ yếu, xếp theo mức độ tăng dần gồm nhận biết, thơng hiểu, ứng dụng, phân
tích, tổng hợp và đánh giá.

Hình 1.1: Các mức độ nhận thức theo Bloom (1956)
Do thực trạng áp dụng trắc nghiệm vào Việt Nam còn mới mẻ, GV cịn chưa có
nhiều kinh nghiệm soạn các câu hỏi thuộc mức độ cao nên các bài kiểm tra trắc
nghiệm thường được xây dựng dựa trên ba mục tiêu nhận thức: mức độ nhận biết (câu
hỏi loại A), mức độ thông hiểu (câu hỏi loại B), mức độ vân dụng, trong mức độ vận
dụng có vận dụng cấp độ thấp (câu hỏi loại C), vận dụng cấp độ cao (câu hỏi loại D).

17


Mức độ nhận biết (câu hỏi loại A): yêu cầu người học nhớ lại đúng điều được
hỏi đến. Đây là mức độ nhận thức thấp nhất mà người học chỉ cần vận dụng trí nhớ.
Nó bao gồm việc có thể thuộc lòng, nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, nhớ lại
các phương pháp và quá trình, hoặc nhớ lại một dạng thức, một cấu trúc, một mơ hình
mà người học đã được gặp trong quá khứ.
Mức độ thông hiểu (câu hỏi loại B): được bao hàm cả mức độ nhận biết nhưng
ở mức cao hơn vận dụng trí nhớ. Nó có liên quan đến ý nghĩa và mối liên hệ của
những gì HS đã được học. Ở mức độ này, yêu cầu người học biết giải thích được các
khái niệm, giải thích được thí nghiệm xảy ra như thế nào, phát biểu lại định nghĩa dưới
một dạng khác mà khơng mất đi đặc trưng của khái niệm đó…Như vậy, mức độ thông
hiểu yêu cầu học sinh phải giải thích, phân biệt, phát biểu lại định nghĩa và suy diễn từ
các dữ kiện đã cho.
Mức độ vận dụng (ứng dụng) (câu hỏi loại C và D) : đòi hỏi người học biết
vận dụng kiến thức, sử dụng ý tưởng, phương pháp, nguyên lý hay các định luật đã học
để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Ở mức độ vận dụng cấp độ thấp, học sinh chỉ
cần xác định được nội dung kiến thức liên quan đến tình huống, biết áp dụng cơng

thức, định luật, định lý như thế nào cho phù hợp với vấn đề đó. Ở mức độ cao hơn, yêu
cầu HS phải chuyển kiến thức từ hoàn cảnh quen thuộc sang hoàn cảnh mới, thu nhặt
và sắp xếp các kiến thức rời rạc, tạo thành mối liên hệ để giải quyết vấn đề tổng quát
hơn. Việc vận dụng quá trình tư duy nhiều hơn để đưa ra những phán đoán, suy luận
và sử dụng thành thạo các thao tác tư duy càng được phát huy ở câu hỏi loại D.
Tóm lại các cấp độ tư duy được mơ tả tóm tắt như sau:
Bảng 1.1: Mô tả về cấp độ tư duy
Cấp độ tư duy
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng ở cấp
độ thấp
(cấp độ 3)

Mô tả
HS nhớ được bản chất, những khái niệm cơ bản của chủ đề và có
thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu
HS hiểu được các khái niệm cơ bản và có thể sử dụng khi câu
hỏi được đặt ra gần với các ví dụ HS được học trên lớp
HS vượt qua được các cấp hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các
khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng
khơng hồn tồn giống tình huống đã gặp trên lớp.

18


Vận dụng ở cấp
độ cao

(Cấp độ 4)

HS có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một
vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải
nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và
kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương.
Các vấn đề tương đương với tình huống thực tế HS gặp ở mơi
trường ngồi lớp học cũng có thể được đưa ra giải quyết ở cấp
độ này.

1.1.4. Ưu và nhược điểm của hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
Trong hai loại trắc nghiệm, trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan đều
có những ưu nhược điểm riêng. Không phải TNKQ sẽ tỏ ra vượt trội hơn vì tính
“khách quan” cao hơn mà bên cạnh đó nó vẫn tồn tại những hạn chế.
*Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan :
-Có thể KT-ĐG kiến thức của HS ở nhiều mức độ tư duy khác nhau như: nhớ,
áp dụng các nguyên lý, các định luật, suy diễn, tổng quát hóa…
-Có thể kiểm tra trên nhiều lĩnh vực, phạm vi kiến thức trải rộng trong mỗi bài
thi, bao quát nội dung chương trình giảng dạy làm độ tin cậy của bài thi được tăng lên.
-Đối với HS, hình thức TNKQ khuyến khích người học tích lũy nhiều kiến thức
và kỹ năng, đòi hỏi phạm vi kiến thức cần tích lũy trải rộng, tránh được tình trạng học
tủ, học lệch khi làm bài thi, bài kiểm tra. Nếu thi bằng hình thức tự luận, trả lời một
câu hỏi cần thời gian khá dài để diễn giải một phần nội dung nhỏ, nếu hành văn tốt, thí
sinh có thể gây ấn tượng bằng phần mình hiểu biết và khỏa lấp những phần yếu kém
khác trong bài, điều này thì khơng thể xảy ra với TNKQ.
-Việc chấm điểm bài thi bằng hình thức TNKQ nhanh hơn và chính xác hơn.
Nhờ có những đáp án ấn định điểm số cụ thể nên độ tin cậy của bài thi cao hơn.
*Nhược điểm của trắc nghiệm khách quan:
- Việc xây dựng câu hỏi TNKQ địi hỏi mất nhiều thời gian và cơng sức của
người soạn. Câu từ trong câu dẫn và các phương án trả lời phải được dùng chính xác,

độ khó của câu phải tương ứng với mức độ nhận thức. Trong một bài kiểm tra có nhiều
câu hỏi và những câu hỏi này phải nhắm vào những phần HS dễ chủ quan, dẫn đến ngộ
nhận. Chỉ có một lựa chọn là đúng nhưng các lựa chọn cịn lại cũng phải có lý, tức là
gây được nhiễu với HS.

19


- HS có thể đốn mị đáp án, tức là kết quả của bài kiểm tra TNKQ bị ảnh hưởng
bởi độ may rủi. Số lựa chọn trong một câu hỏi có thể được tăng lên để giảm độ may rủi,
tuy nhiên nếu có quá nhiều lựa chọn cũng gây khó khăn và mệt mỏi cho HS khi làm bài.
-TNKQ chỉ cho thấy được kết quả mà không kiểm tra được quá trình suy luận,
diễn biến tư duy và khả năng diễn đạt, sắp xếp ý tưởng của HS.
-Tốn kém giấy mực và tốn nhiều thời gian để HS đọc nội dung câu hỏi.
Tùy vào mục tiêu của chương trình học, mỗi môn học hay yêu cầu cần KT-ĐG
trong mỗi trường hợp riêng biệt mà sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hoặc trắc
nghiệm khách quan. Việc lựa chọn này cân nhắc dựa trên các ưu, khuyết điểm của mỗi
loại trắc nghiệm.
Đối với các môn khoa học tự nhiên như Vật lí, Hóa học, Sinh học có thể áp
dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan vào trong các bài kiểm tra định kì
hoặc các kì thi tuyển sinh.
1.2.

Cơ sở của việc sử dụng Internet và Website trong việc tự kiểm tra đánh kết
quả học tập

1.2.1. Khái niệm mạng máy tính và Internet
1.2.1.1. Khái niệm mạng máy tính
Mạng máy tính là hệ thống gồm nhiều máy tính được kết nối với nhau theo cách
nào đó để người dùng có thể chia sẻ, dùng chung tài nguyên, trao đổi thông tin và thực

hiện các tính năng bảo mật dữ liệu cho người dùng trên cùng mạng.
Các mạng máy tính thường được phân loại theo phạm vi kết nối hoặc phương
pháp kết nối.
- Mạng GAN (Global Area Network): kết nối các máy tính từ các châu lục khác
nhau, thơng qua mạng viễn thông và vệ tinh.
- Mạng WAN (Wide Area Network): kết nối các máy tính trong cùng một khu
vực, một quốc gia, một châu lục…thông qua mạng viễn thông. Các mạng WAN kết
nối với nhau thành mạng GAN.
- Mạng MAN (Metropolitan Area Network): kết nối các máy tính trong phạm vi
một thành phố, thị xã…bán kính tầm 50km thơng qua đường môi trường truyền thông
tốc độ cao như mạng không dây hoặc cáp quang.

20


-Mạng cục bộ LAN (Local Area Network): kết nối các máy tính trong khu vực
tương đối nhỏ, bán kính vài trăm mét. Thường được kết nối bằng cáp đồng trục, cáp
quang. Kết nối nhiều mạng LAN lại sẽ được mạng WAN.
1.2.1.2. Khái niệm Internet
Internet (International Network) là kết nối các mạng máy tính với nhau thơng
qua các mạng viễn thơng như mạng điện thoại, vệ tinh, cáp quang…để tạo ra một
mạng chung rộng lớn có tính chất tồn cầu. Hai mạng máy tính bất kì kết nối theo kiểu
Internet có thể tiếp xúc và trao đổi dữ liệu nhờ vào giao thức TCP/IP. Vì vậy, mạng
Internet được gọi là “tập hợp của các mạng”.
TCP/IP ( Transmission Control Protocol/ Internet Protocol) là bộ giao thức
truyền thông mà hầu hết mạng Internet và các mạng máy tính thương mại đang chạy
trên đó, nó cho phép truyền dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác. Nhờ vậy mà
các máy chủ (server) kết nối với nhau dễ dàng.
1.2.2. Khái niệm web và website học tập
1.2.2.1. Khái niệm web

World Wide Web, gọi tắt là web hoặc www, là mạng lưới thơng tin tồn cầu mà
người dùng có thể truy cập qua các máy tính nối với mạng Internet. World Wide Web
là một loại dịch vụ phổ biến và phát triển nhất trên mạng Internet hiện nay, nó được
xây dựng và lưu trữ dựa trên một kỹ thuật có tên gọi là HyperText (siêu văn bản). Kỹ
thuật này cho phép trình bày thơng tin trên một trang văn bản có thể liên kết đến các
trang khác. Trang chủ hay còn gọi là trang gốc của website thường gọi là Home Page,
là trang có nhiều liên kết nhất. Trên siêu văn bản, một cụm nội dung, từ ngữ được
chọn có thể được mở rộng bất kỳ lúc nào để cung cấp thêm thông tin đầy đủ hơn. Sự
mở rộng này nhờ vào các liên kết với các tài liệu lưu trữ ở trang khác. Website có thể
cho người dùng truy cập và xử lý thơng tin các trang dữ liệu đa phương tiện này trên
mạng Internet.
Thông tin dữ liệu lưu trữ trong trang văn bản (Web) có thể hiển thị cùng một
lúc nhiều kiểu khác nhau như dạng text, hình ảnh, âm thanh, video…v.v. Để xây dựng
được thông tin đa phương tiện (Hypermedia), web sử dụng ngơn ngữ trình bày có tên

21


là HTML (Hyper Text Markup Language). HTML cho phép đọc và liên kết các dữ liệu
khác nhau trên cùng một trang thông tin.
Mỗi trang web chứa nhiều tài liệu, nhiều dịch vụ khác nhau. Người ta sử dụng
URL (Uniform Resource Locator) để tham chiếu đến từng tài liệu, từng dịch vụ ở
trong web. Hay nói cách khác mỗi URL là một địa chỉ để định danh cho mỗi tài
nguyên cụ thể trên web. Một URL sẽ có cấu trúc như sau: giao thức-tên miền (domain
name) - đường dẫn tuyệt đối đến vị lưu trữ tài nguyên trên máy chủ.
Ví dụ:

http:

Giao thức


//www.en.wikipedia.org

tên miền của
trang web

wiki/Book:Nucleosynthesis

vị trí của tài liệu
trên máy chủ

Với http (Hypertext Transfer Protocol) là giao thức truyền thông sử dụng cho
Web. Ngồi ra cịn có các giao thức Internet khác như ftp, gopher, mailto, …).
1.2.2.2. Website học tập
Cùng với sự phát triển của Internet, các website học tập đã ra đời như một
phương tiện dạy học để hỗ trợ cho việc dạy và học, tạo khả năng mới trong truyền thụ
và lĩnh hội nội dung kiến thức bên cạnh phương pháp giáo dục truyển thống. Từ những
định nghĩa về website ở trên, có thể hiểu website học tập là một dạng phần mềm trên
máy tính, với các siêu văn bản ở dạng liên kết (là các tài liệu điện tử như bài giảng,
Sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, đề kiểm tra…), được trang bị các công
cụ tiện ích (thơng tin đa phương tiện như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video bài
giảng…và các ứng dụng khác) và các siêu giao diện để hỗ trợ cho việc dạy và học.
1.2.3. Vai trò của Internet trong Giáo dục
Mạng máy tính bắt đầu xuất hiện vào những năm 60 - 70 của thế kỉ 20 và đã
không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Vì vậy, với sự lan rộng của Internet, thế kỉ
21 được gọi là thời đại bùng nổ thông tin. Từ cuối năm 1997, Việt Nam chính thức bắt
đầu hịa mạng Internet tồn cầu. Theo thống kê đến cuối tháng 7 năm 2011, số người
sử dụng Internet ở Việt Nam đã đạt đến 31 triệu. Số lượng người dùng Internet đông
đảo được xem là nền tảng và cơ hội để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.


22


Với sự lan rộng của mạng Internet, sức ảnh hưởng của công nghệ thông tin và
truyền thông (CNTT-TT) cũng ngày càng trở nên mạnh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực
trong đời sống và đặc biệt là Giáo dục và đào tạo. Việc ứng dụng những thành tựu mới
nhất của khoa học công nghệ vào công cuộc dạy và học ở Việt Nam nhằm thích ứng
với sự phát triển của nền giáo dục hiện đại đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều
nhà quản lý giáo dục, nhiều GV và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn
thông. Đặc biệt, khi tất cả các công nghệ đều tập trung vào sự giao tiếp giữa các máy
tính, coi trọng khả năng kết nối hơn là khả năng tính tốn thì máy tính nối mạng đã trở
thành cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học tập. Sự ra đời của World Wide Web tạo khả
năng cung cấp thông tin và kiến thức tổng hợp trực tuyến cho người sử dụng mạng
Internet. Việc học những kỹ năng mới sẽ được thiết kế thành những mơ-đun (module)
tích hợp trên web để bất kì ai cũng có thể học ở mọi lúc mọi nơi. Một website học tập
được xây dựng bởi những giáo viên giỏi và các chuyên gia đa phương tiện, giúp cho
việc tự học của người học chủ động, tích cực hơn và có thể mang đến hiệu quả tốt hơn.
Họ có thể tự kiểm sốt được những bài học, nội dung kiến thức muốn tìm hiểu, quyết
định khi nào học, khi nào tự kiểm tra đánh giá kết quả… v.v.
Tuy nhiên, sự phát triển của CNTT trong giáo dục cịn yếu, cơng nghệ Internet
cịn chưa được ứng dụng phổ biến. Nguyên nhân là do các chủ trương đưa ra rất đúng
nhưng thực tiễn áp dụng chưa triệt để, nhiều địa phương chưa hiểu rõ được sự phát
triển của CNTT thong giáo dục có ý nghĩa như thế nào. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư
cho cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng đội ngũ GV và phát triển các khóa học rất tốn kém…v.v.
Giáo dục điện tử luôn được đánh giá là bước phát triển quan trọng trong chiến
lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của tương lai. Xu thế phát triển của công nghệ
Internet hiện nay là chìa khóa thúc đẩy chúng ta phải đổi mới giáo dục.
1.2.4. Hình thức triển khai Website học tập hỗ trợ việc tự kiểm tra đánh giá bằng
hình thức trắc nghiệm khách quan.
1.2.4.1. Khả năng ứng dụng của website học tập

a) Tạo môi trường tương tác để người học làm quen với MVT và mạng Internet.
Với các công cụ truyền thông đa phương tiện (hypermedia) được liên kết chặt
chẽ với nhau thành siêu văn bản, Website tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu thu nhập

23


thêm thông tin liên quan đến các vấn đề cần giải quyết. Đây là nguồn tài nguyên
thông tin vô tận mà HS có thể tự tìm hiểu nội dung kiến thức nào đó, đưa ra các hình
ảnh, video clip minh họa, TN ảo hoặc TN mô phỏng chứng minh cho một định luật,
định lý đã học.
Ngồi ra, website cịn có các diễn đàn (forum), các nhóm học tập được tổ chức
để người học có thể chủ động trao đổi thơng tin, tương tác với nhau một cách tích cực
và năng động hơn. Một vấn đề thắc mắc, cần quan tâm được đưa ra thảo luận, bàn bạc
theo các chủ đề (topic) trên Website.
b) Sử dụng website như công cụ hỗ trợ giảng dạy
Thơng qua web, GV có thể tìm kiếm thơng tin, tư liệu về hình ảnh, âm thanh,
đoạn clip, thí nghiệm mơ phỏng để minh họa cho nội dung bài giảng sinh động và dễ
tiếp thu hơn. Hơn nữa, nhờ vào khả năng truyền thông đa phương tiện của Web, ngày
nay GV có thể xây dựng những bài giảng trực tuyến; trao đổi trực tiếp thông tin về bài
học; giao nhiệm vụ, bài tập và cả bài kiểm tra…cho HS.
c) Sử dụng website như công cự hỗ trợ học tập
Qua các Websie học tập, HS chủ động tìm kiếm các khóa học phù hợp với bản
thân, lựa chọn được nội dung kiến thức cần học. Các bài giảng trực tuyến được thiết kế
khoa học và chặt chẽ mở ra thêm cho HS một cách thức mới để tiếp cận với nội dung mơn
học. Ngồi ra, các trang web kiểm tra đánh giá trực tuyến giúp học sinh có thể tự củng cố
kiến thức và đánh giá khả năng học tập của mình. Bên cạnh đó, người học cịn học được
cách khai thác tài nguyên thông tin thành thạo thông qua mạng Internet và website, tạo
một thói quen chủ động giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình học tập.
d) Sử dụng website như công cụ quản lý học tập

Quyền của người quản lý website có thể biết và kiểm soát được thời gian sử
dụng web của HS, thời gian truy cập để học tập và thời gian để làm bài kiểm tra. Kết
quả các bài kiểm tra của HS cũng được lưu trữ một cách chính xác. Việc quản lý và xử
lý lượng thông tin ngày càng nhiều, càng phức tạp giờ đây có thể trở nên dễ dàng hơn
với GV nhờ vào website và Internet.

24


1.2.4.2. Triển khai website học tập với hoạt động tự kiểm tra đánh giá bằng hình
thức trắc nghiệm khách quan
a) Ưu điểm và hạn chế của Website học tập với hoạt động tự kiểm tra đánh giá
Như đã trình bày ở trên, website học tập có thể được xem là một công cụ hỗ trợ
đắc lực để rèn luyện năng lực tự kiểm tra đánh giá cho người học. Những trang web
học tập được tích hợp thêm các chức năng (component) KT-ĐG cho phép GV tạo ra
những bài kiểm tra TNKQ trực tuyến và HS truy cập để làm bài..
Nhờ vào khả năng xử lý của MVT và thông qua các website, HS có thể tự sắp
xếp để tiến hành bài kiểm tra trực tuyến ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào thuận lợi
trong thời gian biểu của mình. Tuy khơng có những áp lực như trong phòng thi thật sự
nhưng với đồng hồ đếm giây hiển thị trên mỗi bài kiểm tra đòi hỏi HS phải tập trung
cao độ, nhanh nhạy khi làm bài và thao tác phải thật chuẩn xác. Việc chấm điểm được
tự động hóa với độ tin cậy cao. Kết quả của bài kiểm tra sẽ được hiển thị ngay sau khi
hoàn thành. Bên cạnh đó phần mềm cung cấp đáp án chính xác cho từng câu hỏi để HS
so sánh và tìm ra nguyên nhân sau khi hoàn thành bài kiểm tra. Với việc nhận lại thông
tin phản hồi một cách nhanh chóng tức thời, HS kịp thời rút ra được những sai lầm,
thiếu sót của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp trong phương pháp học nhằm
nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập. Bên cạnh đó, HS có quyền lựa chọn những
bài kiểm tra được sắp xếp theo chủ đề, theo chương, theo nội dung môn học hoặc theo
các cấp độ, với quy mô khác nhau…v.v phù hợp với mục đích của cá nhân. Quyền tự
lựa chọn nội dung và tự quyết định tần suất thực hiện bài kiểm tra giúp HS chủ động

hơn trong việc tự củng cố kiến thức, tiết kiệm được thời gian và công sức.
Tuy nhiên, không phải PTDH nào mới cũng chỉ toàn những ưu điểm và toàn
năng. Bên cạnh những ưu điểm, tự kiểm tra đánh giá qua các website học tập cũng có
những hạn chế nhất định cùng với những yêu cầu khắt khe.
- Website học tập với những bài kiểm tra đánh giá trắc nghiệm phải đảm bảo
được tính sư phạm trong cả nội dung và hình thức. Địi hỏi GV và người quản lý
Website tốn nhiều thời gian và công sức đầu tư xây dựng bài kiểm tra và quản trị web.
- Khi học tập độc lập với Website HS sẽ bị hạn chế về mặt giao tiếp với GV và
người học khác. Kết quả của bài kiểm tra chỉ cho biết được đáp án sai, đúng hoặc lời

25


×