Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên tp hồ chí minh hiện nay với vấn đề môi trường (nghiên cứu trường hợp sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học bách khoa) lu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 179 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI-NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA XÃ HỘI HỌC
---oO0---

NGUYỄN THỊ MỸ DIỄM

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA SINH VIÊN
TP.HCM HIỆN NAY VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
(Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường
ĐH KHXH&NV và trường ĐH Bách Khoa)

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.31.30

TP.HCM - NĂM 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM


TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI-NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA XÃ HỘI HỌC
---oO0---

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA SINH VIÊN
TP.HCM HIỆN NAY VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
(Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường
ĐH KHXH&NV và trường ĐH Bách Khoa)

LUẬN VĂN THẠC SỸ



CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.31.30

GVHD: TS. PHẠM ĐỨC TRỌNG
HVTH: NGUYỄN THỊ MỸ DIỄM

TP.HCM - NĂM 2011


Lời cảm ơn!
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến
Quý Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại Học, BCN Khoa Văn Học & Ngôn ngữ, BCN
Khoa Xã hội học - trường Đại học KHXH và NV TP.HCM cùng toàn thể các Quý
Thầy Cô. Đặc biệt là thầy Ngô Văn Lệ, cô Phạm Thị Hồng Hoa, cô Trần Thị Mai, cô
Hà Thị Minh Thu, Thầy Lê Giang, cô Trần Thị Phương Phương, thầy Võ Văn Nhơn đã
giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tơi có thời gian học tập, nghiên cứu trong
suốt ba năm qua. Tôi cũng trân trọng cảm ơn Quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt
các kiến thức và kinh nghiệm khoa học trong thời gian tôi học tại Khoa Xã hội học .
Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn -TS. Phạm Đức
Trọng. Người thầy đã tận tụy chỉ dẫn về học thuật cũng như khích lệ về tinh thần cho
tôi trong suốt thời gian từ lúc xác định đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Hơn một năm qua, dưới sự hướng dẫn của thầy, tôi không chỉ học tập được các kỹ
năng và kinh nghiệm để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học mà còn học được
tinh thần làm việc khoa học và nghiêm túc cũng như cảm nhận được tình cảm yêu
thương mà thầy dành cho học trị của mình.
Tơi cũng xin gửi lời tri ân đến Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm các khoa và các
anh chị sinh viên tại trường ĐKHXH và NV và trường ĐH Bách Khoa đã giúp đỡ cho
tơi trong q trình thu thập dữ liệu cho luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến chị
Tú Anh, chị Kiều Nga, bạn Như Quỳnh, - Ban Thời sự, Ban Khoa giáo - đài truyền

hình Việt Nam & đài truyền hình TP.HCM, đã giúp đỡ tơi trong việc thu thập các bản
tin, clip liên quan đến luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Anh Duy Sơn, Anh Trọng Quỳnh, Anh Đình
Tồn, Anh Duy Phương và các bạn Hồng Thắm, Ngọc Phương, Thế Anh, Trần
Nam….đã chia sẻ và giúp đỡ tơi trong việc tìm kiếm, dịch thuật các tài liệu bằng tiếng
Anh liên quan đến đề tài và quá trình điều tra thực địa, nhập liệu và xử lý..
Và trên hết, con xin kính gửi lịng biết ơn đến Ba Mẹ và tất cả những người
thân đã luôn đồng hành và động viên để con có thể hồn thành luận văn này. Đây
cũng là món quà mà con xin kính tặng cho Ba Mẹ và mọi người thay cho lời biết ơn
của con!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Nguyễn Thị Mỹ Diễm


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, đề tài nghiên cứu
này chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào
khác.
Số liệu được phân tích và dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của tôi đã tiến hành thực hiện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn và trường Đại học Bách Khoa tại TP.HCM vào tháng 07 năm 2010
vừa qua.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mỹ Diễm


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM
Mơi trường
MT
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐH
KHXH&NV
Trường Đại học Bách Khoa
ĐH BK
Sinh viên
SV
Năm nhất
Năm I
Năm tư
Năm IV
Xã hội học
XHH

......................................................................................................


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................... 3
3. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 16
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 16
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 17
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích ................................................ 18
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 20

8. Cơ sở lý luận............................................................................................. 27
9. Những khái niệm cơ bản ........................................................................... 31
CHƯƠNG I. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ MÔI TRƯỜNG ....... 40
1.1 Thông tin chung về đối tượng khảo sát.................................................... 40
1.2. Thực trạng về việc học các kiến thức về MT của SV tại trường học ....... 44
1.3. Nhận thức của SV về nguyên nhân gây ô nhiễm MT ............................. 45
1.4. Mức độ hiểu biết của SV về các kiến thức xử lý rác thải, nước thải,
khí thải, bụi & tiếng ồn trong sinh hoạt hằng ngày ................................. 46
1.5. Mức độ hiểu biết của SV về các vấn đề liên quan đến MT ................... 47
CHƯƠNG II. THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ MÔI TRƯỜNG ............ 58
2.1. Thái độ của SV về rác thải tại TP.HCM & nơi SV đang cư ngụ ............. 58
2.2. Thái độ của SV về nước thải tại TP.HCM & nơi SV đang cư ngụ .......... 82
2.3. Thái độ của SV với ơ nhiễm khơng khí, bụi và tiếng ồn tại TP.HCM
và nơi đang cư ngụ qua đánh giá của SV ................................................ 103
CHƯƠNG III. HÀNH VI CỦA SINH VIÊN VỀ MÔI TRƯỜNG ........... 121
3.1. Động cơ/mục tiêu của SV trong tìm kiếm và tiếp nhận thơng tin MT ..... 121
3.2. Cách xử lý rác thải/rác thải, bụi và tiếng ồn trong sinh hoạt của SV ..... 123

3.3.Thực trạng tham gia hoạt động môi trường của SV tại nơi
đang cư ngụ và trường học ............................................................. 130
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 140
PHỤ LỤC .................................................................................................... 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 172


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với một nền công nghiệp hiện đại dựa trên những thành tựu về mặt khoa

học và kỹ thuật trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong thời
gian qua, loài người đang tiến những bước dài trong lịch sử phát triển trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó,
lồi người cũng đang phải gánh chịu những hậu quả tất yếu từ thiên nhiên trong
q trình đi lên này. Đó là sự cạn kiệt về tài nguyên, lượng rác thải, nước thải từ
sinh hoạt và công nghiệp ngày càng gia tăng làm cho tình trạng ơ nhiễm mơi
trường ( MT) ngày càng gia tăng. Kéo theo là tình trạng ơ nhiễm của khơng khí,
nguồn nước và xói mịn đất đai ngày càng trầm trọng gây hiệu ứng nhà kính làm
cho trái đất nóng dần lên, đe dọa đến sức khỏe, sự tồn vong và phát triển của
loài người. Những thiệt hại về vật chất và con người, những nguy cơ ảnh hưởng
và những tác động đến loài người trong thời gian qua mà điển hình là sóng thần
tại Indonesia, núi lửa ở Iceland và gần đây nhất là vụ động đất và sóng thần tại
Nhật Bản đã gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và mất mát về tài sản,
cùng với các nguy cơ về ơ nhiễm chất phóng xạ từ các nhà máy hạt nhân đến
nhiều quốc gia tại Nhật Bản thời gian qua là tiếng chuông cảnh báo về hậu quả,
sự tác động ngược trở lại của môi trường (MT) đối với con người khi chúng ta
không có ý thức trong việc sử dụng, bảo vệ và giữ gìn MT. Đồng thời là những
minh chứng tiêu biểu nhất để chúng ta thấy được tầm quan trọng của ý thức và
hành vi ứng xử của con người đối với MT trong quá trình phát triển.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về MT trên thế giới trong
năm 2010, VN là 1 trong 5 quốc gia đang chịu tác động và ảnh hưởng nhiều nhất
của biến đổi khí hậu trên thế giới trong thời gian qua. Lượng mưa tăng đột biến
gây ra lũ lụt lớn hoặc các đợt hạn hán kéo dài, thời tiết lạnh, gây băng giá thất
thường tại nhiều các khu vực trong cả nước là những minh chứng cụ thể nhất
cho những tác động này. Các thiệt hại về tính mạng và mất mát về tài sản cho
người dân tại những khu vực xảy ra thiên tai rất lớn và sẽ phải mất rất nhiều thời
gian và chi phí cho việc giải quyết hậu quả cũng như khôi phục sinh hoạt và sản
xuất tại những khu vực này.



2
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được biết đến như là một trong
những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn của VN trong quá trình phát triển
và hội nhập quốc tế. Những năm qua, cùng với những thành tựu trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật…góp phần đáng kể vào sự phát
triển thì TP.HCM cũng đã gánh chịu những hậu quả tiêu cực của một đơ thị
cơng nghiệp đang trong q trình tiến lên của mình. Đó là tình trạng MT ngày
càng xuống cấp và ơ nhiễm nặng do rác thải, khí thải, nước thải, của các nhà
máy, xí nghiệp, rác sinh hoạt của người dân gây ra. Quỹ đất dành cho nông
nghiệp, mảng xanh đô thị ngày càng bị thu hẹp trong khi đó đất dành cho nhà ở,
các khu cơng nghiệp ngày càng gia tăng…Điều này không chỉ gây ô nhiễm MT,
kìm hãm sự phát triển, giảm vẻ mỹ quan của TP.HCM mà còn ảnh hưởng đến
sinh hoạt, sức khỏe của người dân. Sẽ mất rất nhiều thời gian và kinh phí cho
việc cải tạo, khắc phục những ảnh hưởng này trong q trình cơng nghiệp hóa,
đơ thị hóa ở TP này. Vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo các chỉ tiêu phát triển về
kinh tế, văn hóa, xã hội việc tăng cường ý thức giữ gìn bảo vệ MT, hạn chế và
khắc phục tình trạng ơ nhiễm về khơng khí, nguồn nước, bụi và tiếng ồn, đảm
bảo mảng xanh cho các khu vực công cộng, khu dân cư đang là vấn đề quan
trọng cần được thực hiện ngay tại TP.HCM.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo năm 2010 trong năm
học 2008 – 2009, VN có 146 trường đại học (101 cơng lập, 45 ngồi cơng lập),
223 trường cao đẳng (194 cơng lập, 294 ngồi công lập), 273 trường trung cấp
chuyên ngập (190 công lập, 83 ngồi cơng lập) với tổng số SV là 2,4 triệu trong
đó số lượng SV (SV) ở bậc đại học là gần 1,3 triệu SV và gần một ½ số trường
học và SV này tập trung ở TP.HCM . Chiếm đáng kể về mặt số lượng, có cơ hội
trong việc tiếp cận, tìm hiểu và học hỏi các kiến thức liên quan đến kinh tế, văn
hóa, xã hội, tự nhiên…SV TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung sẽ là lực
lượng có vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi liên quan đến MT theo
hướng tích cực cũng như góp phần đáng kể trong việc tuyên truyền và kêu gọi
mọi người chung tay giữ gìn và bảo vệ MT nếu như họ được trang bị tốt các

kiến thức về MT trong bối cảnh MT bị xuống cấp nghiêm trọng như hiện nay.


3
Tuy nhiên, việc nhận thức của SV TP.HCM hiện nay về MT như thế nào,
hành vi và sự điều chỉnh hành vi của họ đối với những hoạt động liên quan đến
MT hiện nay ra sao? Hiện vẫn là vấn đề chưa được quan tâm thỏa đáng cũng
như còn khá ít các đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này nhất là dưới góc
độ XHH. Vì vậy, từ những lý do trên tác giả quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về
nhận thực, thái độ và hành vi của sinh viên TP. HCM hiện nay với vấn đề môi
trường - Nghiên cứu trường hợp SV trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
văn và trường Đại học Bách Khoa TP.HCM” làm đề tài cho luận văn. Và mục
tiêu của luận văn là bước đầu tìm hiểu và cung cấp các thơng tin mang tính
khách quan nhất về vấn đề này dưới góc nhìn XHH qua đánh giá của SV. Qua
đó cung cấp một số tư liệu mang tính sơ bộ phục vụ cho các nghiên cứu có liên
quan ở phạm vi sâu và rộng hơn về sau.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu về lý luận và thực nghiệm trong nước
2.1.1. Đề tài: “Con người và MT trong sự phát triển của nước ta” –
Tương Lai, tạp chí XHH số 02 (50), 1995. Bài viết dựa trên những triết lý sống
của người VN, cách tiếp cận văn hóa, một số quan điểm của các nhà nghiên cứu
nổi tiếng như Mác, Max Weber…để phân tích các vấn đề về MT tự nhiên, MT
xã hội và MT văn hóa. Đồng thời nhấn mạnh vai trị của việc giáo dục ý thức
con người dựa trên cơ sở đặc điểm văn hóa, xã hội, tự nhiên về bảo vệ MT trong
bối cảnh sự phát triển công nghiệp hóa đã làm phá vỡ triết lý sống hịa mình với
thiên nhiên của người VN gây ra những mối nguy cơ đang đe dọa MT. Điển
hình như: do sự tàn phá của bom đạn thời chiến tranh, sự quá tải về dân số đã
làm tỷ lệ đất canh tác tính theo đầu người ở VN thấp nhất thế giới, chất lượng
đất ngày càng bị ơ nhiễm, xói mịn, rừng bị tàn phá nặng nề, tốc độ phá rừng
tăng gấp nhiều lần so với trồng rừng. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng, tỷ lệ người

sử dụng nước sạch cịn rất ít, sự đa dạng sinh học ngày càng bị suy giảm và bị đe
dọa nghiêm trọng. Đây là một bài viết khá hay về chủ đề tầm quan trọng của ý
thức và vai trò của việc giáo dục ý thức về việc bảo vệ MT trong bối cảnh cơng
nghiệp hóa hiện nay.


4
2.1.2. Đề tài: “Khảo sát vai trò của người dân trong việc tham gia quản lý
và cải thiện MT sống tại các cộng đồng nghèo đơ thị” – Nhóm nghiên cứu Viện
Khoa học xã hội vùng Nam bộ, trung tâm XHH, chủ nhiệm đề tài Th.S Trần
Đan Tâm. Đề tài này quan tâm đến việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc
quản lý và cải tạo MT sống của người nghèo đơ thị. Đồng thời cũng tìm hiểu về
ý thức của người dân trong việc tham gia quản lý cải thiện MT. Các yếu tố về
thái độ và hành vi cũng chưa được tác giả đề cập đến trong bài viết này.
2.1.3. Bài viết: “MT, tài nguyên và phát triển bền vững – cam kết của
VN”, Phạm Khôi Nguyên số 04 (88) năm 2004. Đây là một trong những bài viết
đề cập đến vấn đề MT với hai phần chính. Phần một, tác giả đề cập đến hiện
trạng xuống cấp của MT và các nguyên nhân gây ra dưới góc độ vĩ mơ. Phần hai
nói về các quy định, văn bản, chính sách có liên quan đến MT đã thực hiện được
tại VN theo tinh thần tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững
tại Cộng hòa Nam Phi của Liên Hiệp Quốc. Bài viết giúp người đọc có cái nhìn
rõ nét hơn về thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm MT hiện nay trên thế giới từ cái
nhìn vĩ mơ cũng như các chính sách, đường lối về MT của VN.
2.1.4. Sách: “Một số vấn đề xã hội nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ MT ở VN”, tác giả Hà Huy Thành, NXB Chính trị Quốc Gia
năm 2001. Dựa vào việc phân tích mối quan hệ giữa con người và tự nhiên qua
các thời kỳ, cuốn sách đã liên hệ về thực trạng và một số vấn đề xã hội tác động
đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong q trình cơng nghiệp hóa ở VN.
Cụ thể thơng qua việc phân tích bản chất mối quan hệ giữa xã hội và MT trong
quá trình phát triển, tác giả đã dự báo những khả năng xung đột trong quá trình

phát triển và mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, tính xã hội và nhân văn trong
việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cũng như trước những vấn đề cấp bách của
thiên nhiên như: Suy thối và ơ nhiễm khơng khí, đất, nước…Đồng thời, cuốn
sách cũng tập trung nêu thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ MT
cũng như đi sâu phân tích việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ MT trong phát
triển kinh tế ở VN theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, xoay quanh việc phân
tích tiến trình dân số và việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ MT,
phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo của các nhóm dân cư dựa trên các đặc


5
điểm về hiện trạng dân cư, đặc thù dân cư, văn hóa theo vùng miền, khu vực ở
VN. Ngồi ra, cuốn sách cũng phân tích về những phong tục tập quán trong đời
sống xã hội, luật pháp, đạo đức và văn hóa trong việc, sử dụng hợp lý tài
nguyên, bảo vệ MT cũng như các kiến nghị trong việc sử dụng hợp lý tài
nguyên, bảo vệ MT ở VN.
2.1.5. Đề tài: “Những khía cạnh xã hội của quản lý MT đơ thị” - Đỗ Minh
Kh, tạp chí XHH số 01(57) năm 1997. Bài viết phản ánh về thực trạng quá tải
về dân số, không gian đô thị làm cho sự xuống cấp và quá tải của hệ thống hạ
tầng đã gây ngập lụt, cảnh hưởng đến cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và
chất thải rắn. Kéo theo đó, tình hình ơ nhiễm khơng khí, giao thơng khó khăn
trong quá trình phát triển tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải
Phịng. Bên cạnh đó, những hạn chế về hạ tầng kỹ thuật đã ảnh hưởng đến việc
xử lý nước thải, vẫn chuyển rác thải. Đồng thời, sự kém hiểu biết về vệ sinh MT,
sự tồn tại của tập quán sinh hoạt và lối sống nông thôn và ý thức tự giác giữ gìn
vệ sinh MT cịn thấp là nguyên nhân dẫn đến MT đô thị bị xuống cấp. Các yếu
tố liên quan đến việc quản lý và xử lý rác thải khơng tốt, tình trạng thiếu các luật
lệ, văn bản mang tính pháp lý và hiệu lực thi hành còn thấp đối với việc xử lý
các hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng đến MT cũng là một trong những ngun
nhân gây ra tình trạng ơ nhiễm MT tại Hà Nội. Ngoài ra thực trạng đời sống xã

hội là yếu tố tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi MT của con người. Vì
vậy, sự tham gia của cộng đồng có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ MT.
2.1.6. Đề tài: “ Nghèo khổ đô thị: các nguyên nhân và yếu tố tác động”,
Nguyễn Duy Thắng, Tạp chí XHH số 1 (81), 2003. Theo bài viết các yếu tố tỷ lệ
hộ gia đình có nước sạch và được nối với hệ thống cống thoát nước cơng cộng,
tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thường xuyên, mức độ ô nhiễm MT sống là
những chỉ báo liên quan đến sức khỏe – một trong số các khía cạnh của nghèo
khổ đơ thị ở VN. Các nguyên nhân và yếu tố tác động đến điều này bao gồm:
thu nhập thấp và không ổn định, nghèo vốn con người (sức khỏe và trình độ học
vấn), nghèo vốn xã hội (các mối quan hệ gia đình, bạn bè, cộng đồng và xã hội),
những thay đổi về chính sách, thiếu năng lực quản lý đô thị, đô thị hóa nhanh
(mất cân bằng về dân số, con người, chính sách và năng lực quản lý đô thị


6
khơng theo kịp tốc độ phát triển), tự do hóa và tồn cầu hóa, khủng hoảng kinh
tế.
2.1.7. Đề tài: “Quan hệ giữa xã hội và MT trong quá trình phát triển – Hà
Huy Thành & Lê Cao Đồng, tạp chí XHH số 3 năm 2001. Bài viết đề cập đến
bản chất, tiến trình phát triển của mối quan hệ giữa MT với xã hội lồi người nói
chung và con người nói riêng theo lịch sử phát triển của xã hội loài người qua
các thời kỳ. Đồng thời nhấn mạnh đến yếu tố phát triển bền vững trong quá trình
khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên - vấn đề thiết yếu
trong việc tái thiết lập sự cân bằng giữa MT, xã hội và con người trong quá trình
phát triển.
2.1.8. Bài viết: “Tài nguyên và MT với định hướng phát triển bền vững
đất nước”, Phạm Khôi Nguyên, Tạ Đình Thi, tạp chí XHH số 02 (90) năm 2005.
Bài viết nói về vấn đề phát triển bền vững tài nguyên và MT. Tác giả bắt đầu từ
việc bàn về thực trạng, các nguyên nhân cơ bản gây ra cạn kiệt tài nguyên, ô
nhiễm MT tại nhiều nước trong đó có VN. Qua đó, cho thấy sự cần thiết của

việc bảo vệ và gìn giữ tài nguyên và MT gắn với phát triển bền vững. Cung cấp
cho người đọc thêm một cái nhìn mới và hiểu rõ hơn về khái niệm “phát triển
bền vững” cũng như các chính sách về tài nguyên và MT gắn liền với khái niệm
này tại VN.
2.1.9. Đề tài: “Tình trạng cư trú và cơ sở hạ tầng ở các vùng đô thị mới
tại Thành phố Hồ Chí Minh” –Văn Thị Ngọc Lan, tạp chí XHH số 04 năm
2006. Dựa vào số liệu từ các cơng trình nghiên cứu của Trung tâm XHH, Viện
Khoa học xã hội vùng Nam Bộ trong các năm 1999 – 2002, đề tài “Cộng đồng
dân cư Nhận thứcthành phố Hồ Chí Minh trong q trình đơ thị hóa”, tại 3
điểm: khu phố 3, Tân Tạo A, quận Bình Tân, Bình Lợi, Thạnh Mỹ Lợi, quận 2
và Bà Điểm, Hóc Mơn. Vấn đề MT tiêu cực vẫn còn tồn tại và phát sinh trong
q trình đơ thị hóa mà bài viết đề cập đến là tình trạng thay đổi về khơng gian
cư trú làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội cũng như sự quá tải đối với hệ
thống hạ tầng xã hội. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở hạ tầng và
MT sống tại các khu vực. Điển hình là vấn đề MT nước sạch cho dân cư, hệ
thống thoát nước bị xuống cấp và quá tải, nhiều khu vực thường xuyên xảy ra


7
ngập nước, các yếu tố văn hóa có vai trị và tác động rất lớn trong thực hiện
hành vi của người dân đối với MT mà cụ thể là cách xử lý nước thải sinh hoạt,
chất thải rắn của người dân vẫn cịn lạc hậu, theo thói quen cũ đã gây ảnh hưởng
đến nguồn nước sông, kênh rạch và ô nhiễm MT.
2.1.10. Đề tài: “Văn hóa MT ở VN ngày nay: thực trạng và xu hướng biến
đổi” – Tô Duy Hợp & Đặng Đình Long, tạp chí xã hội học số 1 năm 2003. Đây
là một bài viết phân tích về vai trị của văn hóa MT trong nhận thức của con
người để điều chỉnh hành vi MT dựa trên vai trò và kinh nghiệm của tri thức, giá
trị, chuẩn mực, biểu trưng trong hoạt động khai thác và ứng xử của con người
với MT tự nhiên và việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Ba vấn đề
chính liên quan đến MT mà bài viết phân tích là: Vấn đề hiện đại hóa MT

(những đặc trưng, điểm tích cực và hạn chế của văn hóa MT VN truyền thống và
hiện đại), vấn đề xã hội hóa văn hóa MT (giáo dục văn hóa MT cho thế hệ trẻ,
tăng cường sự tham gia của các nhóm dân cư đối với việc xã hội hóa văn hóa
MT), vấn đề thể chế hóa và hiệu lực hóa văn hóa MT).
Kết luận về tổng quan các nghiên cứu trong nước:
Nhìn chung, những nghiên cứu về đề tài MT tại VN mà tác giả luận văn
thu thập được, chủ yếu bàn về các vấn đề như: Vai trị của văn hóa MT trong
nhận thức của con người trong việc điều chỉnh hành vi MT. Vai trò của các yếu
tố hệ thống hạ tầng xã hội (cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, các yếu tố
văn hóa) trong hành vi của người dân đối với MT. Các yếu tố ảnh hưởng đến
việc quản lý và cải tạo MT sống của người nghèo đô thị, ý thức của người dân
trong việc tham gia quản lý cải thiện MT. Phân tích mối liên hệ giữa các vấn đề
MT tự nhiên, MT xã hội và MT văn hóa, vai trị của giáo dục ý thức con người
dựa trên đặc điểm văn hóa, xã hội, tự nhiên về bảo vệ MT. Nhận thức và hành vi
của người dân Hà Nội với vấn đề sử dụng nước sinh hoạt, vấn đề xử lý rác thải,
nguyên nhân và ảnh hưởng đến người dân. Hiện trạng xuống cấp của MT và các
nguyên nhân gây ra dưới góc độ vĩ mơ, các quy định, văn bản, chính sách có liên
quan đến MT đã thực hiện được tại VN. Thực trạng và những vấn đề xã hội tác
động đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại VN như: khả năng xung đột
trong quá trình phát triển và mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, tính xã hội và


8
nhân văn trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sự suy thối và ơ nhiễm
khơng khí, đất, nước…Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ MT.
Ảnh hưởng của những phong tục tập quán, luật pháp, đạo đức và văn hóa trong
việc, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ MT. Vai trò của phát triển bền vững
trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm
tái thiết lập sự cân bằng giữa MT, xã hội và con người trong quá trình phát triển.
Sự cần thiết của việc bảo vệ và gìn giữ tài nguyên và MT gắn với phát triển bền

vững tại VN. Những chỉ báo quan trọng trong việc đánh giá nghèo khổ và phát
triển của VN. Tuy nhiên, có rất ít bài viết đề cập đến vấn đề về nhận thức, thái
độ và hành vi của con người với MT cũng như mối liên hệ giữa các yếu tố này
với nhau. Và hầu như chưa có bài viết nào tìm hiểu về vấn đề này ở nhóm SV
nhất là SV ở TP.HCM
2.2. Các nghiên cứu về lý luận và thực nghiệm ngoài nước
2.2.1. Bài viết: “Cần phải coi trọng XHH MT”, của tác giả Mã Nhung,
người dịch Nguyễn An Tâm, Tạp chí XHH, số 02(70) năm 2000. Theo bài viết,
sự biến đổi của MT trên phạm vi toàn cầu gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của
trái đất do con người sử dụng quá mức các nguồn lực tự nhiên, sự gia tăng dân
số, sự phát triển của đơ thị hóa – cơng nghiệp hóa. Đồng thời, sự tác động của
các yếu tố: chính trị quốc tế, thể chế xã hội, lợi ích kinh tế, tập tục truyền
thống… là những nguyên nhân chính gây nên sự tác động nghiêm trọng này. Vì
vậy, bài viết cho rằng khi nghiên cứu về loài người một mặt cần phải xem xét về
yếu tố MT tự nhiên, mặt khác phải nghiên cứu về sự tác động của xã hội loài
người đối mới MT cung như những nghiên cứu kết hợp giữa khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội. Và XHH MT sẽ nghiên cứu những ảnh hưởng của hành vi
con người đối với MT tự nhiên trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Bên cạnh đó, đây cũng là một bài viết hay mang tính lý luận về nghiên
cứu MT tại Trung Quốc dưới góc độ XHH. Dựa trên các đặc điểm vốn có của
Trung Quốc về điều kiện địa lý, dân số, kinh tế, chính trị, xã hội, thể chế…Cụ
thể, tác giả đã chia các lĩnh vực nghiên cứu về XHH MT ở Trung Quốc thành
các nhóm như: ảnh hưởng của tập tục văn hóa truyền thống về những quy phạm
hành vi của khu xã đối với MT, việc nâng cao trình độ của sức sản xuất, việc mở


9
rộng về quy mô sản xuất, sự thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất và lối sống
đã ảnh hưởng tới MT, ảnh hưởng của sự thay đổi về thể chế xã hội, chính sách
và những quy định của nhà nước về MT. Bài viết đã giúp cho người đọc một cái

nhìn bao quát về những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu MT dưới góc độ
XHH tại nước này.
2.2.2. Tài liệu: “Mức độ ý thức môi trường của SV học sinh để đáp ứng
nguyện vọng triết lý giáo dục quốc gia ” của Aminuddin Hassan và Hafizan
Juahir. (Nguồn: Mục đích của tài
liệu nghiên cứu là điều tra về triết lý của giáo dục MT ở hệ thống trường học của
Malaysia. Đóng góp chủ yếu của tài liệu này nhằm giúp các cơ quan ban ngành
của chính phủ trong việc xây dựng ý thức bảo vệ MT của người dân ngay trong
trường học. Tài liệu là một phần của triết lý giáo dục quốc gia đã cho thấy tầm
quan trọng của khía cạnh này. Tài liệu tập trung vào những mục tiêu và mong
đợi sau: Nhận diện triết lý giáo dục MT trong hệ thống trường học của Malaysia
từ viễn cảnh quản lý trường học. Xác định tính cách giữa các hành vi trên trong
trường học được xem như có ảnh hưởng nhiều đến ý thức MT. Xác định tính
hiệu quả của các chương trình nâng cao ý thức MT dựa trên trường học để mở
rộng các chiến lược tự điều chỉnh đối với các HÀNH VI. Tìm hiểu Thái độ học
sinh đối với các chương trình nâng cao ý thức bảo vệ MT mở rộng do nhà chức
trách phát động. Và phát triển các đề xuất nâng cao ý thức bảo vệ MT. Tất cả
các phương án tiếp cận này sẽ hỗ trợ cho việc phân tích về tác động, ảnh hưởng
của MT đối với từng cá nhân, gia đình, xã hội và quốc gia như đã từng được nêu
trong triết lý giáo dục quốc gia bằng việc nhìn nhận tầm quan trọng trong việc
có ý thức bảo vệ MT.
2.2.3. Cuốn sách:“Môi trường và hành vi ứng xử”, của tác giả Robert
B.Bechtel. Không giống như các cuốn sách đề cập cùng chủ đề về MT vốn coi
tâm lý MT chỉ như một nhánh của hệ tâm lý, cuốn sách đề cập đến lập trường
nghiên cứu có tính nguyên tắc. Các chương của cuốn sách đã khái quát được
nhiều chủ đề như: công nghệ MT, sinh vật học, địa lý, kiến trúc, sinh học tiến
hóa, XHH…Tác giả với cái nhìn bao quát và thống nhất các vấn đề về MT có sự
liên quan của con người đã trình bày nhiều khía cạnh về nghiên cứu MT và nêu



10
bật được các ý tưởng, sáng kiến đổi mới yêu cầu để đối phó với các vấn đề về
MT.
2.2.4. Bài viết:“Thái độ và hành vi mơi trường qua văn hóa”, của tác giả
P.Wesley Schultz, California State University, San Marcos, USA (nguồn
Theo tác giả, một trong những
diện mạo cơ bản của văn hóa là mối quan hệ quy định giữa các cá nhân và MT.
Tác giả đã đạt ra câu hỏi: “tôi là một phần không thể tách rời của MT tự nhiên
hay tôi tách biệt hẳn hoặc cao cấp hơn hẳn MT?”. Lời giải của câu hỏi này liên
quan trực tiếp đến các dạng thái độ, hành vi MT mà các cá nhân dường như
muốn phát triển theo. Dạng thái độ, hành vi MT mà các cá nhân muốn lựa chọn
hay nói một cách chung chung đó chính là niềm tin về việc làm như thế nào để
giải quyết các vấn đề về MT. Tài liệu nghiên cứu sự khác biệt về thái độ, hành
vi ứng xử của con người đối với vấn đề về MT qua sự khác biệt về văn hóa của
họ. Giúp người đọc nhận dạng, tổng kết và đánh giá thái độ, hành vi MT thông
qua nghiên cứu mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa và hành vi ứng xử của con
người với MT xung quanh.
Bài viết đề cập đến một số nghiên cứu về thái độ, hành vi MT ở những
nước khác nhau. Những bằng chứng nghiên cứu được thu thập thành dữ liệu
xem xét các dạng Nhận thức của con người trước cá vấn đề MT, tìm hiểu những
lý do con người đưa ra nhằm giải thích các mối quan tâm của họ đối với các vấn
đề MT. Qua nghiên cứu, nhiều bằng chứng cho thấy người dân sống ở Mỹ nói
chung ít quan tâm đến các vấn đề về MT so với người ở hầu hết các quốc gia
khác. Hơn nữa những người sinh sống ở Mỹ nói chung ít quan tâm đến các vấn
đề về MT so với người ở hầu hết các quốc gia khác. Hơn nữa, những người sinh
sống mọi sự phát triển thái độ, hành vi của họ theo hướng chỉ tập trung chủ yếu
vào các vấn đề của địa phương vốn liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân
họ trong khi người dân ở nhiều nước khác phát triển thái độ, hành vi ở phương
diện rộng hơn. Tác giả cho rằng, sự khác biệt này bắt nguồn từ chính sự khác
biệt về văn hóa. Văn hóa Mỹ mang âm hưởng của nền văn hố theo chủ nghĩa cá

nhân nhiều hơn các mối quan hệ cộng đồng, xã hội và điều này đã ảnh hưởng
đến thái độ, hành vi của họ. Bài viết nhắc nhở chúng ta rằng các vấn đề MT đã


11
và đang ảnh hưởng đến sự sống của mn lồi trên hành tinh này. Sự tăng
trưởng nhanh chóng và phát triển công nghệ không ngừng thúc nay bởi các cuộc
cách mạng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Điều này đã gây ra những vấn đề
nghiêm trọng hủy diệt MT và tàn phá sự sống. Và vì thế, đã đến lúc chúng ta cần
thay đổi Nhận thức, tâm lý, thái độ, hành vi để ứng xử một cách có văn hóa đối
với MT và điều này giúp chúng ta có cơ hội hướng đến một cuộc sống bền vững.
2.2.5. Bài viết: “Hành vi, thái độ công chúng trước vấn đề ô nhiễm không
khí được xem như một nhân tố thúc đẩy tham gia bảo vệ MT” của tác giả Robert
M.Gray,

Josephine

M.Kasteler



H.Reed

Geertsen

(

). Theo các tác giả này cơng chúng được cho sẽ
đóng một vai trò chủ chốt trong việc xác định các chương trình đối phó với vấn
nạn ơ nhiễm khơng khí trong tương lai. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với

bất kỳ một cộng đồng nào đó chính là việc khơi dậy sự thừa nhận trách nhiệm
của công chúng để đứng ra tiến hành một số các hoạt động bảo vệ MT.
Vì thế, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với bất kỳ một cộng đồng nào đó
chính là việc khơi dậy sự thừa nhận trách nhiệm của công chúng để đứng ra tiến
hành một số các hoạt động bảo vệ MT. nghiên cứu này được tiến hành để điều
tra hành vi, Thái độ của cư dân thành phố đối với vấn đề khơng khí và thử đo
lường sự tự nguyện tham gia bảo vệ MT của họ.
Các dữ liệu thu thập được bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 562 cư
dân đã đến tuổi trưởng thành sinh sống ở thành phố Salt Lake city, Utah – thành
phố bị bao bọc bởi nhiều dãy núi cao. Do tọa lạc ở khu vực áp suất cao gây nên
hiện tượng đối lưu khơng khí ở đây thường xun bị đọng lại dưới đáy thung
lũng và vì vậy rất dễ bị ơ nhiễm khi chúng khơng thể tuần hồn hay thốt ra
ngồi được.
Mơ hình hành vi sức khỏe của Irwin Rosenstock đã được sử dụng như
một khung tham chiếu trong việc xác định mức độ ý thức của người dân trước
vấn đề về ô nhiễm và những hậu quả chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của
họ như thế nào. Biện pháp đo lường mối quan tâm của người dân đó là dựa vào
sự sẵn sàng đóng góp tiền bạc của từng cá nhân và xem đó là nỗ lực tích cực của
họ trong việc góp phần giảm thiểu ơ nhiễm. Và những người sẵn lịng đóng góp


12
tiền bạc để góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm là những người Nhận thức
được rằng ô nhiễm khơng khí vơ cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng
đồng. Đây cũng là những người mà cá nhân họ đang phải gánh chịu những phiền
hà, lo lắng vì ơ nhiễm khơng khí, quan ngại về sức khỏe của gia đình, tin rằng ơ
nhiễm khơng khí sẽ bị loại trừ hoặc ít nhất sẽ giảm thiểu nhờ những hoạt động
ca thiệp khoa học của con người. Nhìn chung đại đa số những người tham gia
tích cực trong việc khắc phục vấn đề ơ nhiễm khơng khí là những người có học
thức và thộc tầng lớp có địa vị cao trong xã hội.

Các kết quả nghiên cứu này đã góp phần đưa ra những ứng dụng tiềm
năng vơ cùng hữu ích trong việc thiết kế các chương trình cộng đồng nhằm giảm
thiểu ơ nhiễm khơng khí.
2.2.6. Bài viết : “Hành vi ứng xử và viễn cảnh MT ở Trung Quốc”, Paul
G.Harris – Lingnan University, Hong Kong. (Nguồn:).
Theo bài viết một số biến đổi MT trầm trọng nhất trên thế giới hiện đang diễn ra
ở Trung Quốc – một trong những quốc gia đơng dân nhất thế giới trong q
trình phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu những tác động hành vi cơ bản liên
quan đến MT ở tất cả các cấp ở Trung Quốc là cực kỳ quan trọng và cấp thiết.
Bài viết này giúp cho những người đang sống ngoài Trung Quốc nâng cao hiểu
biết của họ về những biến đổi MT qua tổng hợp kết quả các cuộc nghiên cứu đo
lường ý thức, thái độ và hành vi MT đã tiến hành ở Trung Quốc. Bài viết trình
bày khái quát sơ lược ở cấp vĩ mô về việc xem xét quan điểm của người Trung
Quốc như thế nào trước các vấn đề về MT vốn được coi như điểm bắt đầu trong
việc phân tích nhận thức và hành vi MT. Sự khái quát này cũng bao gồm các
vấn đề về ô nhiễm MT, hủy diệt MT và việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên vốn được xem là đã kéo dài liên tục từ hàng thập kỷ nay. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy người dân sống ở những vùng miền khác nhau của
Trung Quốc đều có sự khác biệt trong nhận thực và hành vi với MT. Hiểu biết
xu hướng này có thể giúp cho chúng ta tìm ra các phương cách giảm thiểu và
thậm chí làm chậm lại sự ô nhiễm và tàn phá MT về lâu dài. Tài liệu cũng bao
gồm một danh mục chú giải nhiều báo cáo về nhận thức, thái độ và hành vi MT
bằng tiếng Trung Quốc.


13
2.2.7. Bài viết : “Thái độ, kiến thức và hành vi của người dân thành thị và
nông

thôn


trước

vấn đề ô

nhiễm”, Kronus,

Carol

L và Es,J.C

(). Cuốn sách tổng hợp và phân tích thái độ, kiến thức và
hành vi của người dân thành thị và nông thôn trước vấn đề ô nhiễm do con
người gây ra qua khảo sát bằng điện thoại với 91 cư dân thành phố và 97 nông
dân được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Kết quả thu được cho thấy rằng người
dân thành thị hiện đang quan tâm lo lắng nhiều hơn về vấn đề ơ nhiễm và sẵn
sàng đóng thuế để làm sạch MT nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Họ có kiến thức và
hiểu biết nhiều hơn các vấn đề về ô nhiệm như ô nhiễm nguồn nước cung cấp
trong thành phố, ơ nhiễm do rác thải, khí thải…gây ra ngay tại nơi sinh sống của
mình. Người dân ở khu vực này cũng sẵn sàng thực hành các biện pháp đề xuất
giảm thiểu ơ nhiễm từ trong chính hộ gia đình họ. Đặc điểm về kiến thức nền
hay sự am hiểu về các lĩnh vực kinh tế xã hội và nhân khẩu học đều là những dự
báo tốt của thái độ hơn là hành vi. Việc phân tích hiệu quả của kiến thức nền và
thái độ tác động đồng thời mang lại rất ít biến số ảnh hưởng đến sự đạt được
kiến thức nhưng lại cho thấy hành vi gây ơ nhiễm có liên quan đến cả hai nhân
tố: tình trạng hơn nhân của người thành thị, tuổi già của người nông dân và mối
quan tâm thuộc về thái độ.
2.2.8. Bài viết: “XHH MT đồng tiến hóa”, của tác giả B.Norgaard, người
dịch Kỳ Nguyên, Tạp chí XHH, số 03 (55), năm 1996. Bài viết bàn về việc nhìn
nhận các vấn đề về MT theo quan điểm của đồng tiến hóa, khi nhấn mạnh sự

phát triển của của con người cần phải và bắt buộc phải gắn liền với tự nhiên, với
MT so với các quan niệm của một số nhà XHH kinh điển trước đây như Augus
Conhận thứce, Herbert Spencer, Emile Durkhiem, Thomas Malthus,
E.O.Wilson, Darwin... Đồng thời, cung cấp thêm một cách giải thích hiện đại về
sự tác động của con người đến MT và MT tác động đến con người như thế nào.
Cũng như đề cập đến vai trò của XHH MT trong việc cải thiện mối quan hệ đó
cũng như góp phần cung cấp một cách lý giải mới và rộng hơn về các vấn đề
MT nói chung.
2.2.9. Bài viết: “ Sức khỏe của con người cần sự tồn tại của những cánh
rừng – dân số và nạn phá rừng, bản tin MT, sức khỏe và dân số, tháng 10/2001


14
của ủy ban nghiên cứu dân số Mỹ, người dịch Hương Loan, tạp chí XHH, số 01
(81), 2003”. Bài viết đề cập đến tốc độ phá rừng của con người trên khắp thế
giới ngày càng nhiều và nhanh. Điều này đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng
đối với loài người và hệ sinh thái vào những năm cuối thế kỷ 20. Những tác
động mạnh của nạn phá rừng mà bài viết phân tích bao gồm: xói mịn đất, nhiệt
độ cao hơn, lũ lụt lớn hơn, gây ra mất mát về thực phẩm, thuốc và chất đốt, sản
lượng mùa màng giảm, các chất dinh dưỡng quan trọng của đất mất bớt đi và sự
xuống cấp của hệ sinh thái xung quanh, sự thay đổi về khí hậu trầm trọng, mất
các giá trị thẩm mỹ và vẻ đẹp tự nhiên. Đồng thời, bài viết cũng đề cập và giải
thích các nguyên nhân dẫn đến phá rừng như: vai trò phức tạp của dân số (con
người), sự tồn tại của nền nông nghiệp tự cung tự cấp và nạn phá rừng (nghèo
đói), sự phát triển kinh tế và việc tiêu thụ lâm sản (lợi nhuận), các chính sách
thúc đẩy việc phá rừng, các kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách.
Bài viết đã đề cập đến các nguyên nhân dẫn đến phá rừng và các vấn đề
liên quan đến tác động mạnh của nạn phá rừng đến đời sống con người và xã hội
tại một số châu lục và quốc gia trên thế giới nhất là các tác động liên quan đến
biến đổi khí hậu, tình trạng ơ nhiễm và biến đổi sinh thái theo chiều hướng xấu.

2.2.10. Tác phẩm: “Tâm lý MT: Hành vi và trải nghiệm trong các tình
huống” của Tony Cassidy. Tác phẩm đề cập các khảo sát mới nhất về các cơng
trình lý luận, nghiên cứu và thực tiễn trong tâm lý MT, trình bày các quan điểm
mà theo đó nhân tố tự nhiên và xã hội được kết nối một cách chặt chẽ trong sự
ảnh hưởng/tác động của chúng đến hành vi ứng xử và trải nghiệm của con
người, cho thấy rằng thế giới mà chúng ta đang sống đã bị thay đổi và đang bị
tàn phá bởi chính hành vi của con người. Xuyên suốt toàn bộ cuốn sách, các vấn
đề quan trọng về tâm lý hiện nay như mức độ lý giải, sự đa dạng của phương
pháp nghiên cứu, mối quan hệ giữa tâm lý và các môn học khác đều được làm
nổi bật. Cuốn sách còn bao trùm các lĩnh vực đã thiết lập nói lên những quan
ngại về MT, nghiên cứu về các chủ đề ít được quan tâm như tác động của mùi,
màu và ánh sáng, và cách thức mà MT tự nhiên đang ảnh hưởng đến đời sống xã
hội.


15
Kết luận về tổng quan các nghiên cứu nước ngoài:
Những vấn đề về MT trong các nghiên cứu nước ngoài mà luận văn thu
thập được bao gồm: xem xét ý thức MT từ khía cạnh triết lý giáo dục như: thực
dụng chủ nghĩa, trừu tượng hóa, giá trị học, triết lý phản biện, duy tâm, phương
pháp tiếp cận của các biện pháp giáo dục để khắc phục vấn đề MT. Tìm hiểu sự
ảnh hưởng của tính cách con người đến ý thức MT. Xác định tính hiệu quả của
các chương trình nâng cao ý thức MT dựa trên sự tự điều chỉnh của bản thân.
Tìm hiểu thái độ học sinh với các chương trình nâng cao ý thức bảo vệ MT.
Nghiên cứu sự khác biệt về thái độ, hành vi ứng xử của con người đối với vấn đề
về MT qua sự khác biệt về văn hóa của họ. Tìm hiểu về thái độ, hành vi của
người dân thành thị và nông thôn về vấn đề ô nhiễm, nhất là ô nhiễm không khí.
Đo lường ý thức, thái độ và hành vi MT, nghiên cứu những tác động hành vi cơ
bản liên quan đến MT. Xem xét các vấn đề về MT theo quan điểm của đồng tiến
hóa, dựa vào mơ hình đồng tiến hóa MT và xã hội để đưa ra một giải thích rộng

mang tính lịch sử về khủng hoảng MT. Cung cấp một cách giải thích hiện đại về
sự tác động qua lại của con người và MT. Vai trò của XHH MT trong việc cải
thiện mối quan hệ giữa con người với MT, cung cấp cách lý giải mới và rộng
hơn về các vấn đề MT. Nghiên cứu những ảnh hưởng của hành vi con người đối
với MT trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên dưới góc độ XHH.
Những tác động mạnh của nạn phá rừng và các nguyên nhân dẫn đến phá rừng.
Những lý luận và nghiên cứu thực tiễn về tâm lý MT, ảnh hưởng của nhân tố tự
nhiên và xã hội đến hành vi ứng xử và trải nghiệm của con người. Mối quan hệ
giữa tâm lý và các môn học nghiên cứu về các tác động của mùi, màu, ánh sáng
và cách thức mà MT tự nhiên đang ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Nhìn chung so với các nghiên cứu trong nước mà luận văn thu thập được
thì các nghiên cứu nước ngoài đề cập nhiều đến thái độ và hành vi của con
người về vấn đề MT, cung cấp cho người đọc cái nhìn cụ thể và đa dạng hơn về
vấn đề này. Trong đó yếu tố liên quan đến hành vi được nghiên cứu xem xét
dưới các góc độ như tâm lý, tác động của nhận thức, thái độ, văn hóa…Tuy
nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa đề cập đến các yếu tố tác động khác cũng khá
quan trọng như nhận thức và thái độ của con người trong việc điều chỉnh và thực


16
hiện hành vi. Bên cạnh đó, các đề tài liên quan đến việc tìm hiểu về nhận thức,
thái độ và hành vi của SV cịn rất ít. Chỉ có một vài đề tài như chỉ giới hạn trong
việc tìm hiểu thái độ học sinh với các chương trình nâng cao ý thức bảo vệ MT,
xác định tính hiệu quả của các chương trình nâng cao ý thức MT dựa trên sự tự
điều chỉnh của bản thân, sự ảnh hưởng của tính cách con người đến ý thức MT
trong giới học sinh.
3. Đóng góp của đề tài
3.1 Về mặt lý luận
Với tính chất cấp thiết và mang tính thực tiễn của đề tài, cuộc nghiên cứu
được tiến hành nhằm thu thập một số thơng tin định tính và định lượng với hy

vọng góp được một phần nhỏ cho hệ thống lý luận và phương pháp luận trong
phạm vi liên quan đến vấn đề tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi MT của
nhóm đối tượng là SV tại TP.HCM mà cụ thể là hai nhóm SV của trường ĐH
KHXH&NV và trường ĐH Bách Khoa dưới góc độ XHH. Đồng thời, xác định
và ứng dụng một số lý thuyết XHH có liên quan đến vấn đề nhận thức, thái độ
và hành vi MT của SV trong đề tài.
3.2. Về mặt thực tiễn
Thơng qua việc tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi MT của SV ở
TP. HCM hiện nay, đề tài muốn tìm hiểu về thực trạng của những vấn đề trên tại
TP. HCM và nơi cư trú qua đánh giá của SV. Đồng thời, tìm hiểu những nguyên
nhân và yếu tố ảnh hưởng và tạo ra sự khác biệt (nếu có) trong nhận thức, thái
độ và hành vi MT của SV. Qua đó, có những thơng tin mang tính cơ sở ban đầu
trong việc nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi của SV về vấn đề MT ở
TP.HCM.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của SV về MT tại TP. HCM và
tại nơi SV đang cư trú thông qua việc nghiên cứu các SV đang theo học tại hai
trường ĐH KHXH&NV và ĐH BK TP.HCM. Qua đó ghi nhận thực trạng, nhận
diện nguyên nhân, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành


17
vi ứng xử của SV về các vấn đề liên quan đến MT mà đề tài nghiên cứu qua sinh
hoạt hằng ngày của của SV tại nơi đang cư ngụ và trường học.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: : Mô tả thực trạng về nhận thức, thái độ và SV của SV
liên quan đến các vấn đề của MT như: rác thải, nước thải, bụi và tiếng ồn tại
TP.HCM và nơi SV cư trú. Cụ thể:
Về mặt nhận thức, đề tài sẽ tìm hiểu mức hiểu biết của SV về sự cần thiết
của các kiến thức về MT, tham gia các hoạt động về MT, về những sự kiện mà

SV vẫn cịn nhớ trong vịng sáu tháng tính từ thời điểm khảo sát qua các kênh
truyền thông về Luật môi trường của VN, chương trình xây dựng nếp sống văn
minh đơ thị của UBND TP.HCM, cách xử lý rác thải, nước thải, bụi và tiếng
ồn…trong sinh hoạt hằng ngày tại nơi đang cư ngụ và những quy định xử phạt
đối với các trường hợp vi phạm.
Về mặt thái độ, đề tài tìm hiểu sự quan tâm và đánh giá của SV về việc
tiếp cận thông tin liên quan đến MT qua các kênh truyền thông, về sự hưởng ứng
tham gia các hoạt động MT tại trường học và nơi đang cư ngụ, về những vấn đề
đang gây những ảnh hưởng nhiêm trọng nhất cho MT và cần ưu tiên cải thiện
ngay lập tức cho MT tại TP.HCM và nơi đang cư ngụ. Đồng thời, tìm hiểu thái
độ của SV khi chứng kiến những trường hợp vi phạm gây ô nhiễm MT, việc
tham gia các hoạt động bảo vệ MT tại trường học và nơi đang cư ngụ của SV.
Về mặt hành vi, đề tài tìm hiểu về động cơ, mục tiêu trong hành vi ứng xử
của SV khi việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin về MT qua các kênh truyền
thông, về Luật MT. Đồng thời tập trung sâu vào việc tìm hiểu cách xử lý với các
loại rác thải, nước thải, bụi và tiếng ồn trong sinh hoạt hàng ngày tại TP.HCM
và nơi đang cư ngụ của SV. Nhất là trong việc phân loại các loại rác thải có thể
tái chế, túi nilon sau khi sử dụng, việc xử lý nước thải sinh hoạt hằng ngày, cách
ứng xử và đối phó nhằm hạn chế bụi và tiếng ồn trong khơng khí. Hành vi phản
ứng của SV khi chứng kiến các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm MT.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của sinh
viên TP. HCM hiện nay với vấn đề MT.


18
Khách thể nghiên cứu: SV hai trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân
văn (ĐH KHXH&NV) và trường đại học Bách Khoa (ĐH BK) ở TP. HCM.
Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ vào lý do chọn đề tài, phạm vi của luận văn sẽ
tập trung tìm hiểu các vấn đề sau:

Nhận thức, thái độ, hành vi của SV hai trường về các vấn đề liên quan
đến rác thải, nước thải, bụi và tiếng ồn tại ở TP.HCM (tại các khu vực công
cộng) và nơi SV đang cư trú.
Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi MT
của SV như: sự khác biệt về ngành học, khu vực cư trú hiện tại. Đồng thời tìm
hiểu về thực trạng tổ chức các hoạt động về MT hiện nay tại hai trường đại học
trên cũng như việc tham gia của SV vào các hoạt động này.
Với phạm vi này, đề tài hướng đến việc đánh giá nhận thức, thái độ và
hành vi của SV về vấn đề MT qua đó có những biện pháp nhằm điều chỉnh hành
vi, thay đổi nhận thức, thái độ của SV với MT một cách tích cực hơn.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
6.1 Giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu đề tài sẽ sử dụng các biến số nguyên nhân và
kết quả để xây dựng giả thuyết. Và đây cũng là cơ sở để đưa ra các đề nghị, giải
pháp cho vấn đề mà đề tài quan tâm. Cụ thể như sau:
Giả thuyết thứ nhất: Dù có đặc thù về trình độ, ngành học và thuận lợi về
tiếp cận nguồn cung cấp thông tin nhưng các SV được khảo sát vẫn chưa có hiểu
biết cụ thể về Luật MT, về kỹ năng xử lý rác thải, nước thải, bụi và tiếng ồn
trong sinh hoạt hằng ngày.
Giả thuyết thứ hai: Các SV được khảo sát vẫn chưa có thái độ quan tâm
đến việc xử lý rác thải, nước thải, bụi và tiếng ồn tại TP.HCM và nơi đang cư
ngụ, đến các hoạt động khắc phục các ảnh hưởng do các vấn đề này gây ra cũng
như chưa có phản ứng tích cực để bảo vệ MT khi chứng kiến các hành vi vi
phạm gây ô nhiễm MT tại nơi đang cư ngụ.
Giả thuyết thứ ba: Việc tìm kiếm các thơng tin về MT của các SV được
khảo sát chủ yếu vì yêu cầu và phục vụ cho việc học tập. Đồng thời, SV vẫn
chưa biết cách xử lý rác thải, nước thải, bụi và tiếng ồn trong sinh hoạt hàng


19

ngày tại nơi cư trú. Tỷ lệ SV tham gia các hoạt động về MT tại trường học và
nơi cư ngụ vẫn khá ít so với tỷ lệ SV nhận thức được về vấn đề MT.
6.2. Khung phân tích:
KÊNH
TRUYỀN
THƠNG

KHÁC
BIỆT VỀ
KHU VỰC
CƯ NGỤ

NHẬN
SÁCH
THAM
THÁI ĐỘ
SV

RÁC
THẢI
MƠI
TRƯỜNG

HÀNH VI
SV

NƯỚC
THẢI
BỤI &
TIẾNG

ỒN

KHÁC
BIỆT VỀ
TRƯỜNG
HỌC

Dựa vào mơ hình khung phân tích trên, ta có thể thấy việc tiếp cận thông
tin về MT qua các kênh truyền thông, sự khác biệt về ngành học, nơi cư trú…là
những yếu tố có tác động và ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi MT
của SV. Nhận thức MT là yếu tố quan trọng quyết định đến thái độ và hành vi
của SV. Vì vậy, sự khác biệt về nhận thức MT của SV sẽ tác động đến thái độ và
hành vi MT của SV. Đồng thời, giữa nhận thức, thái độ và hành vi MT của SV
có mối quan hệ tương tác với nhau. Vì vậy, nhận thức MT có vai trò quan trọng
trong việc định hướng thái độ và thay đổi hành vi MT của SV. Đồng thời thái độ
và hành vi MT trong thực tế là thước đo về nhận thức MT của SV. Và các vấn
đề chính của MT mà luận luận văn sẽ tập trung tìm hiểu là rác thải, nước, thải,
bụi và tiếng ồn ở TP.HCM và nơi SV đang cư ngụ.


×