Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và nguồn gốc gây ô nhiễm các tầng chứa nước trầm tích đệ tứ thành phố quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

ĐÀO TRỌNG TÚ

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ NGUỒN GỐC
GÂY Ô NHIỄM CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC TRẦM TÍCH ĐỆ
TỨ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

ĐÀO TRỌNG TÚ

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ NGUỒN GỐC
GÂY Ô NHIỄM CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC TRẦM TÍCH ĐỆ
TỨ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Địa chất thủy văn
Mã số: 60.44.63

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Phạm Quý Nhân

HÀ NỘI - 2013



1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn

Đào Trọng Tú


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1
MỤC LỤC ...................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................. Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC DƯỚI ĐẤT ...........................10
1.1. Khái niệm về ơ nhiễm nước dưới đất .................................................10
1.2. Ơ nhiễm nước dưới đất trên thế giới...................................................11
1.3. Ô nhiễm nước dưới đất ở Việt Nam ...................................................13
1.4. Nghiên cứu nước dưới đất ở thành phố Quảng Ngãi ..........................15
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI .....23
2.1. Vị trí địa lí ...........................................................................................23
2.2. Địa hình ..............................................................................................23

2.3. Khí hậu ................................................................................................24
2.4. Mạng lưới sông ...................................................................................32
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - ĐỊA CHẤT THỦY VĂN THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI .........................................................................................................34
3.1. Đặc điểm địa chất ...............................................................................34
3.2. Đặc điểm địa chất thủy văn ................................................................40
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ QUẢNG
NGÃI .........................................................................................................................53
4.1. Các nguồn có nguy cơ gây ơ nhiễm nước dưới đất trên địa bàn thành
phố Quảng Ngãi ....................................................................................................53
4.2. Hiện trạng ô nhiễm nước dưới đất thành phố Quảng Ngãi ................59


3

CHƯƠNG 5: NGUỒN GỐC GÂY Ô NHIỄM NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI .........................................................................................................72
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu nguồn gốc ô nhiễm nước dưới đất .....72
5.2. Cơ sở lựa chọn phương pháp nghiên cứu ...........................................83
5.3. Tính tốn xác định nguồn gốc gây ô nhiễm nước dưới đất ................86
5.4. Đề xuất các giải pháp ..........................................................................90
KẾT LUẬN ...............................................................................................................91
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .........................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................94


4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ĐCTV:

Địa chất thủy văn

ĐCCT:

Địa chất cơng trình

IGPVN:

Dự án tăng cường năng lực bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam

LK:

Lỗ khoan

NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNN:

Tài nguyên nước

TN&MT:


Tài nguyên và Môi trường


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Hồ điều hịa được thả lục bình để giảm mùi .............................................55
Hình 4.2: Nước thải từ Nhà máy Đường Quảng Ngãi ..............................................59
Hình 4.3: So sánh giá trị pH tại các vị trí quan trắc chất lượng nước ngầm trong 3
đợt, năm 2012 so với QCVN 09:2008/BTNMT. ....................................................612
Hình 4.4: So sánh hàm lượng Fe tại các vị trí quan trắc nước ngầm trong 3 đợt, năm
2012 so với QCVN 09:2008/BTNMT. ...................................................................623
Hình 4.5: So sánh Coliform tại các vị trí quan trắc chất lượng nước ngầm trong 3 đợt,
năm 2012 so với QCVN 09:2008/BTNMT. ...........................................................623
Hình 4.6: So sánh Coliform tại các vị trí quan trắc chất lượng nước ngầm qua các
năm 2009, 2010 và 2012 so với QCVN 09:2008/BTNMT .......................................65
Hình 4.7: So sánh hàm lượng Chì tại các vị trí quan trắc với QCVN 09:2008/BTNMT
...................................................................................................................................68
Hình 4.8: So sánh hàm lượng Mangan tại các vị trí quan trắc với QCVN
09:2008/BTNMT .......................................................................................................69
Hình 4.9: So sánh hàm lượng Sắt tại các vị trí quan trắc với QCVN 09:2008/BTNMT
...............................................................................................................................6869
Hình 4.10: So sánh hàm lượng COD tại các vị trí quan trắc với QCVN
09:2008/BTNMT .....................................................................................................690
Hình 4.11: So sánh hàm lượng NO3- tại các vị trí quan trắc với QCVN
09:2008/BTNMT .....................................................................................................701
Hình 5.1: (a) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân tán; (b) Sự phân tán ngang của chất
đánh dấu. .................................................................................................................756
Hình 5.2: Ảnh hưởng của tỉ số phân tán giữa phương dọc và ngang đến sự lan truyền

của nguồn ơ nhiễm ....................................................................................................77
Hình 5.3: Hướng dịch chuyển của Pb tới lỗ khoan quan trắc ...................................88
Hình 5.4: Hướng dịch chuyển của NO3- tới lỗ khoan quan trắc .............................890


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Thành phố Quảng Ngãi là thành phố trẻ đang phát triển với diện tích 3.712
hecta dân số 134.400 người, tăng trưởng kinh tế hàng năm của thành phố đạt 12% 15%. Theo đồ án quy hoạch chung của thành phố Quảng Ngãi thì đến 2030 dân số
tồn thành phố là 357.100 người, diện tích thành phố mở rộng lên tới 5.160 ha. Như
vậy nhu cầu cấp nước sẽ không ngừng tăng nhanh trong những năm tới.
- Hiện tại nguồn nước cung cấp chủ yếu cho thành phố Quảng Ngãi là nước
dưới đất với công suất khai thác 20.000 m3/ngày. Tầng chứa nước khai thác chính là
tầng Pleistocen, phân bố ở độ sâu 5 - 80 m, có quan hệ thủy lực với nước trên mặt và
nước sông.
- Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
chủ yếu là thấm từ trên bề mặt xuống. Vào mùa mưa, nước thải trong thành phố khơng
kịp thốt ra sơng gây nên ngập úng ở một số ao hồ, điển hình là các hồ điều hịa
Quang Trung, Phạm Văn Đồng, hồ Bàu Cả, hồ Nghĩa Chánh. Ngoài ra, nước thải của
một số khu công nghiệp, nhà máy lớn, bệnh viện và các khu dân cư thải trực tiếp ra
sông Trà Khúc mà không qua xử lý làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước trên
sông, ảnh hưởng trực tiếp đến các tầng chứa nước nông.
2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Cơ sở lý thuyết:
Đề tài áp dụng các lý thuyết về truyền chất trong môi trường lỗ rỗng bão hịa
và áp dụng các phương trình truyền chất theo điều kiện biên loại 2 để tính tốn dịch
chuyển chất bẩn.
Cơ sở tài liệu:

Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa nội dung từ các báo cáo sau:
- Báo cáo địa chất đô thị vùng đô thị Quảng Ngãi;


7

- Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Quảng Ngãi;
- Báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:200.000 vùng Quảng Ngãi Bồng Sơn;
- Các báo cáo quan trắc môi trường hàng năm của tỉnh Quảng Ngãi.
Cơ sở thực tiễn:
- Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng các nguồn xả nước thải chính trên địa
bàn thành phố Quảng Ngãi
- Kết quả phân tích chất lượng nước 12 lỗ khoan quan trắc trong trầm tích Đệ
tứ vùng đô thị Quảng Ngãi thuộc dự án Tăng cường năng lực bảo vệ nước ngầm tại
Việt Nam và 5 mẫu nước lấy từ giếng đào của các hộ dân;
- Kết quả phân tích các mẫu nước sơng Trà Khúc và sơng Vệ, kết quả phân
tích mẫu nước thải từ khu công nghiệp Quảng Phú, nước thải sinh hoạt từ 2 hồ điều
hòa Quang Trung và Phạm Văn Đồng.
3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất lượng và xác định các nguồn gây ô nhiễm nước dưới
đất trong các trầm tích Đệ tứ thành phố Quảng Ngãi.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ và các nguồn gây ơ nhiễm trên địa bàn thành
phố Quảng Ngãi.
5. Nội dung nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài gồm:
- Nghiên cứu đặc điểm địa chất thủy văn các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ thành
phố Quảng Ngãi;
- Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ thành phố
Quảng Ngãi;



8

- Nghiên cứu xác định nguồn gốc gây ô nhiễm các tầng chứa nước trầm tích Đệ
Tứ thành phố Quảng Ngãi.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, kế thừa;
- Phương pháp nghiên cứu thực địa, thí nghiệm;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích;
- Phương pháp giải tích.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ về mặt khoa học
công nghệ trong hoạt động nghiên cứu nguồn gốc và dịch chuyển chất gây ô nhiễm trong
môi trường lỗ rỗng bão hòa.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể có thể giúp đơn vị địa phương thực hiện
tốt hơn trong công tác quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài nguyên nước.
8. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn bao gồm 5 chương không kể phần mở đầu, kết luận và tài
liệu tham khảo được trình bày trong 96 trang với 20 hình và 17 bảng.
9. Lời cảm ơn
Luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Địa chất thủy văn - Khoa Địa chất Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Phạm Quý Nhân.
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên luôn nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ từ phía Bộ mơn Địa chất thủy văn, Khoa Địa chất, Phòng Đào tạo sau đại
học, Ban giám hiệu nhà Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, Ban lãnh đạo Trung



9

tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Chính
những sự quan tâm, động viên, giúp đỡ quý báu trên đã giúp học viên hoàn thành luận
văn theo đúng thời hạn.
Nhân dịp này, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Phạm
Quý Nhân là người hướng dẫn khoa học cho học viên và tận tình chỉ bảo, giúp học
viện thực hiện hồn thành cơng trình nghiên cứu này.


10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC DƯỚI ĐẤT
1.1. Khái niệm về ơ nhiễm nước dưới đất
Ơ nhiễm nước dưới đất là một vấn đề hết sức phức tạp, gây tác động xấu tới
môi trường sinh thái và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống con người, sự phát triển
kinh tế - xã hội. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự ô nhiễm nước dưới đất hiện
nay, mỗi quan điểm đều có những lập luận riêng, tuy nhiên về cơ bản được chia thành
hai nhóm:
Nhóm thứ nhất cho rằng sự ô nhiễm nước dưới đất chủ yếu do tác động của
con người gây nên. Đại diện cho nhóm này là Parki (1956), Mitow và Avich (1970)
cho rằng “sự ô nhiễm nước dưới đất là do những hoạt động của con người ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho phạm vi có thể sử dụng được của nước so với nước
ban đầu bị hạn chế toàn bộ hoặc từng phần”. Cũng thuộc nhóm này, Everett (1980)
đã định nghĩa về sự nhiễm bản nước dưới đất, đó là sợ suy giảm về chất lượng tự
nhiên của nước dưới đất do các hoạt động của con người gây ra có thể cản trở sự sử
dụng nước hoặc tạo ra những tác hại cho sức khỏe con người thông qua sự nhiễm
độc.
Nhóm thứ hai cho rằng sự ơ nhiễm nước dưới đất ngồi vai trị tác động của
con người cịn kể đến vai trị hoạt động tự nhiên của chính bản thân nước dưới đất và

sự tác động của các nhân tố khác. Đại diện cho nhóm quan điểm này là O.f Fried
(Pháp), ông cho rằng “sự ô nhiễm nước dưới đất là chỉ sự thay đổi của nước dưới đất
về tính chất vật lý, hóa học và sinh vật học là hạn chế hoặc trở ngại đến việc ứng dụng
bình thường của các nguồn nước”. Quan điểm này được các nhà địa chất thủy văn
Trung Quốc đồng tình.
Với những quan điểm trên, tác giả nhận thức về vấn đề ô nhiễm nước dưới đất
“là quá trình biến đổi thành phần hóa học, vi sinh và tính chất vật lý theo hướng xấu
đi của nước dưới đất dưới tác động của con người, khơng đáp ứng được các mục đích
sử dụng”.


11

Như vậy, tác giả ủng hộ quan điểm về sự ô nhiễm nước dưới đất của nhóm thứ
nhất và trong nội dung nghiên cứu của luận văn này, tác giả cũng tiếp cận các vấn đề
về ô nhiễm nước dưới đất theo quan điểm trên.
1.2. Ô nhiễm nước dưới đất trên thế giới
Bản chất của q trình đơ thị hóa là gắn với sự phát triển của công nghiệp.
Hiện nay q trình đơ thị hóa trên thế giới diễn ra với tốc độ rất nhanh, đã có khoảng
48% dân số sống ở các đô thị. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước nói chung, nước ngầm
nói riêng ngày càng trở nên trầm trọng. So với các vùng nông thôn, nước ngầm ở các
đô thị ô nhiễm nhiều hơn và phức tạp hơn.
Sự di chuyển của nước ngầm rất chậm nên sự nhiễm chất độc có thời gian tích
tụ rất dài, thậm chí sau nhiều năm mới thâm nhập vào nguồn nước ăn. Khi nước mặt
bị ô nhiễm sẽ thấm xuống đất và làm cho nguồn nước ngầm bị ơ nhiễm. Nói cách
khác ô nhiễm nước ngầm diễn ra chậm hơn so với ô nhiễm nước mặt.
Hiện nay, mức độ ô nhiễm nước ngầm chưa được đánh giá một cách đầy đủ.
Các số liệu về ơ nhiễm nước ngầm rất ít. Theo một số nghiên cứu, điều tra thì ơ nhiễm
nước ngầm diễn ra sớm hơn ở các nước phát triển (cùng với sự phát triển nhanh của
công nghiệp và đô thị từ sớm).

Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, nước trên mặt và nước dưới đất cũng bị
ô nhiễm. Nhật Bản là một quốc gia có nguồn nước bị ơ nhiễm mạnh nhất, nổi bật nhất
là những thành phố lớn như Tokyo, Yokohama, Đại Bản, Thần Hộ,… Tại Tokyo có
tới 117 nguồn nước bị ơ nhiễm hồn tồn, một số nhà máy do chơn lấp phế thải có
Asen làm cho nước dưới đất bị ô nhiễm nặng.
Nước Mỹ năm 1959 đã phát hiện trong 50 bang thì chỉ có 3 bang là nước dưới
đất chưa bị ô nhiễm. Nước thải ở các nhà máy sản xuất vũ khí Rock mountain bang
Colorado gây ô nhiễm Clo nghiêm trọng, phạm vi ô nhiễm lan rộng ra tới nhiều km2.
Trong 317 cơng trình chứa nước ở phần Châu Âu của Liên Xơ (cũ) thì có tới 150
cơng trình chứa nước bị ơ nhiễm. Ở Liên bang Đức, tính đến năm 1961 thống kê cho
thấy có 60 vùng có nguồn nước dưới đất bị ơ nhiễm.


12

Nguồn nước ngầm tại 90% thành phố của Trung Quốc đang bị ô nhiễm bởi
các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ theo thông báo của hãng tin Tân Hoa Xã dẫn nguồn
từ Ủy ban bảo vệ môi trường Trung Quốc.
Tại thành phố Vapi (Ấn Độ), nồng độ thủy ngân trong nước ngầm cao gấp 96
lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), còn các kim loại nặng hiện
diện trong khơng khí và cả nơng sản.
Ở các nước đang phát triển, nơi có tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp và đơ thị
hóa rất nhanh nhưng lại thiếu vốn và kĩ thuật xử lý chất thải, vấn đề ô nhiễm nước
ngầm trở nên trầm trọng hơn. Ở hầu hết các nước đang phát triển, mức độ ô nhiễm
rất cao.
Tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ hiện vẫn đang sử dụng nước ngầm bị
nhiễm asen một cách trầm trọng như: Tây Bengal (Ấn Độ), Băngladesh, Đài Loan,
Alaska, một số vùng ở Achentina, Canađa, Mỹ. Nồng độ asen nhiều nơi đã vượt quá
giới hạn cho phép của WHO (10 mg/l).
Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ngầm cung cấp cho nước uống của hơn 1

triệu giếng ở Bangladesh và tây Bengal với nồng độ asen vượt quá giới hạn 50 g/l đã
gây nguy hiểm cho hơn 20 triệu người sử dụng nguồn nước đó. Ở Manikaganj,
Harirampar, Faridpur, Gopalganj (Bangladesh) có 19 mẫu thì 14 vượt q tiêu chuẩn
cho phép của Bangladesh (50 mg/l), riêng vùng Harirampar cả 4 mẫu đều trên 100
mg/l . Ở phía tây nam Đài Loan nồng độ asen trung bình từ 147,61 mg/l và người dân
sử dụng nước ở đây đã bị bệnh đen chân (blackfoot).
Hai khu vực của Achentina là San Antonio delos Codres và Taco Poro, mỗi
nơi nồng độ asen khoảng 200 mg/l. Sự nhiễm asen trong nước ngầm ở phía đơng sơng
Hoogky, một nhánh của sơng Hằng phía tây Bengal đã được báo cáo từ đầu năm
1978. Nhóm bệnh nhân đầu tiên được phát hiện vào tháng 7/1983. Kể từ đó phạm vi
ảnh hưởng và số bệnh nhân mới ngày càng tăng. Khu vực ảnh hưởng rộng 3.400 km2,
xấp xỉ 30 triệu dân, số người sử dụng nước nhiễm độc asen lên tới 1 triệu người, trong
đó hơn 200.000 người đã được xác nhận là có triệu chứng nhiễm độc asen. Đây là vụ
nhiễm độc asen lớn nhất trong lịch sử.


13

1.3. Ô nhiễm nước dưới đất ở Việt Nam
Ở nước ta, hiện nay hầu hết các thành phố lớn, tuy công tác nghiên cứu mới ở giai
đoạn sơ khai, các cơng trình nghiên cứu phần lớn mang tính tự phát, xong những kết
quả bước đầu đã cho thấy: nước dưới đất ở nhiều nơi đã có dấu hiệu ơ nhiễm. Tiểu
biểu là một số vùng đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thái
Nguyên, Việt Trì,… nguồn nước dưới đất đã có biểu hiển ơ nhiễm và ngày càng lan
rộng.
1.3.1. Ô nhiễm nước dưới đất ở Hà Nội:
Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã
lấy 1.640 mẫu nước từ các giếng khoan hộ gia đình, trường mầm non, trạm y tế và
187 trạm cấp nước tập trung tại 420 xã, thị trấn khu vực ngoại thành.
Qua phân tích, kết hợp với các tài liệu quan trắc cho thấy nguồn nước ngầm bị

nhiễm bẩn và đang lan rộng ở nhiều nơi. Tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Trung
tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường lấy 123 mẫu nước ngầm để phân tích, kết
quả có 86 mẫu bị nhiễm bẩn, trong đó 4 mẫu có màu lạ, 4 mẫu có độ đục cao gấp 5
lần quy chuẩn cho phép, 28 mẫu có hàm lượng amoni cao gấp 8,33 lần cho phép, 44
mẫu có chỉ số coliforms, cao gấp 2,68 lần cho phép, 3 mẫu có chỉ số ecoli cao gấp
1,3 lần cho phép.
Tương tự, tại huyện Phú Xuyên, trung tâm đã lấy 61 mẫu tại 3 xã có tới 35
mẫu bị nhiễm bẩn, trong đó có 25 mẫu có hàm lượng amoni cao gấp 8,3 lần quy chuẩn
cho phép.
Theo số liệu nghiên cứu của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) về phân bố
asen trong đất và nước tại Hà Nội, khoảng 1/4 số hộ gia đình sử dụng trực tiếp nước
ngầm không xử lý ở khu vực ngoại thành bị ơ nhiễm nặng, trong đó nước có chứa
asen, tập trung tại các huyện Thanh Trì, Gia Lâm.
Một kết quả quan trắc khác của Trung tâm Quan trắc và dự báo tài nguyên
nước (Bộ TN&MT) cũng khẳng định, mực nước ngầm tại Hà Nội đang suy giảm
mạnh, chất lượng nước ở nhiều nơi không đạt quy chuẩn. Nguồn nước ngầm bị ô


14

nhiễm nặng nhất là vùng gần lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, cụm công nghiệp, làng
nghề và vùng Phú Xuyên, Ứng Hịa, Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Hồi Đức,
Thanh Trì, Từ Liêm...
1.3.2. Ơ nhiễm nước dưới đất ở thành phố Hồ Chí Minh:
Kết quả nghiên cứu về chất lượng nước ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh của
Đại học Quốc gia thành phố cho thấy: hàm lượng arsen (một tác nhân gây bệnh ung
thư) ở khu vực Bình Mỹ (huyện Củ Chi) và một vài khu vực khác khá cao, với tỉ lệ
30,74 - 43,1 ppb (mức cho phép là 10 ppb). Ngồi ra cũng tại khu vực Bình Mỹ (Củ
Chi), bãi rác Đông Thạnh nguồn nước ngầm cũng bị nhiễm chì ở nồng độ cao.
Một nghiên cứu khác của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ

Chí Minh phát hiện thành phần hóa học của nước ngầm ở một số điểm ngẫu nhiên
được lấy mẫu vượt quá tiêu chuẩn nước ăn uống, sinh hoạt theo quy định của nước
ta. Hầu hết các giếng đều bị ô nhiễm vi sinh trầm trọng như khu vực nghĩa trang Phú
Thọ, bãi rác Đông Thạnh, khu dân cư Tân Thới Hiệp (Hóc Mơn).
Nhìn chung, nước ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bị ơ nhiễm, nhất là ơ
nhiễm hữu cơ. Q trình ơ nhiễm này xảy ra từ lâu và hiện đang tiếp tục có xu hướng
tăng dần. Mức độ ơ nhiễm có thể nhận thấy là nước có mùi tanh, đóng váng màu vàng
trên mặt nước, nước nhiễm sắt khi pha trà nước chuyển sang màu tím hoặc làm mất
mùi trà.
Các nguyên tố vi lượng trong nước ngầm ở một số khu vực vượt chuẩn cho phép như:
có hàm lượng Mn (mangan) lên đến 9,84 mg/l (hàm lượng tiêu chuẩn 0,5 mg/l), hàm
lượng này cao có thể gây suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, rối loạn sinh dục, nội
tiết, gây các bệnh phổi, chảy máu cam… Hàm lượng Nitơ (Ni) trong nước ngầm một
số khu vực lên đến 188,17 mg/l (chuẩn cho phép là 20 mg/l), có khả năng gây tổn hại
tim, gan, bao tử, ảnh hưởng máu; hàm lượng thủy ngân (Hg) trong nước ở một số
vùng cũng vượt quá tiêu chuẩn, có thể gây tổn thương thận, ảnh hưởng đến hệ thần
kinh trung ương, rối loạn tiêu hóa, sảy thai…


15

Xí nghiệp cấp nước Trung An cho biết: nguồn nước ngầm ở khu vực Gị Vấp và quận
12 có nhiều chất độc hại vượt quá chi tiêu cho phép nhiều lần. Cụ thể: hàm lượng
amoniac là 9,5 mg/l (tiêu chuẩn phải nhỏ hơn 1,5 mg/l), các chất hữu cơ, nitrat xuất
hiện ngày càng nhiều ở khu vực gần bãi rác, nghĩa địa.
1.3.3. Ô nhiễm nước dưới đất ở thành phố Cần Thơ :
Trong 10 năm trở lại đây, hàm lượng chất hữu cơ COD, nitrit, amoni trung bình trong
nước mặt trên các sông rạch ở Cần Thơ đều vượt mức quy chuẩn cho phép nhiều lần.
Nước ngầm bị ô nhiễm bởi Coliform với mức độ vượt quy chuẩn từ vài trăm đến vài
nghìn lần. Chỉ có hơn 50% trong tổng số hơn 840 tấn rác thải mỗi ngày được tổ chức

thu gom, số còn lại phần lớn được thải thẳng ra các sông, kênh rạch…Thông tin này
được ông Kỷ Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường thành phố Cần
Thơ, đưa ra tại Hội thảo 30 năm phát triển ngành khoa học và công nghệ thành phố
Cần Thơ, ngày 19/8. Một trong những ngun nhân chính của tình trạng trên là do
thời gian qua, Cần Thơ vẫn nặng về sản xuất và xuất khẩu nông thủy sản dạng thô,
nhiều doanh nghiệp không quan tâm sử dụng công nghệ sản xuất sạch và xử lý nước
thải, gây ô nhiễm nặng mơi trường nước.
Ngồi ra, ở một số vùng đơ thị khác, nước dưới đất cũng có dấu hiệu ơ nhiễm,
nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động sản xuất công nghiệp như: tại thành phố Bắc
Giang, do ảnh hưởng của nhà máy phân đạm làm nhiều giếng nước ở khu vực phụ
cận bị ơ nhiễm, khơng cịn sử dụng được; tại thành phố Thái Nguyên, hoạt động của
Nhà máy Gang thép Thái Nguyên gây ô nhiễm sunphat dọc hai bờ sông Cầu dài tới
hàng kilômét; ở thành phố Việt Trì, đặc biệt quanh khu Nhà máy Giấy Bãi Bằng, Nhà
máy hóa chất Lâm Thao,… nhiều cơng trình khai thác nước của dân đã phải hủy bỏ
do nguồn nước bị ô nhiễm.
1.4. Nghiên cứu nước dưới đất ở thành phố Quảng Ngãi
Trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi và các vùng lân cận đã có 5 báo cáo điều
tra, đánh giá về nước dưới đất:


16

1.4.1. Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Quảng Ngãi (1994):
Báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá nước dưới đất vùng Quảng Ngãi do Liên
đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung thành lập năm 1994. Nhiệm
vụ của báo cáo: Tìm kiếm nước dưới đất trên tồn diện tích 490 km2 gồm các huyện
Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn, Sơn Tịnh và thành phố Quảng Ngãi được giới hạn
bởi tọa độ địa lí: từ 15000'00" đến 15015'00" vĩ độ Bắc; từ 108045'00" kinh độ Đông
đến giáp biển; và tìm kiếm đánh giá nước dưới đất khu vực sông Trà Khúc, mục tiêu
trữ lượng khai thác (B+C1) 15.000 m3/ngày.

Khối lượng công tác chủ yếu đã thi công của đề án gồm: khoan ĐCTV 1.253
m/37 LK; hút nước thí nghiệm 31 LK; quan trắc 7 LK, phân tích 320 mẫu nước, đo
sâu địa vật lí 431 điểm và đo nạp điện 5 LK.
Kết quả của báo cáo đã đánh giá được các tầng chứa nước và tính toán trữ
lượng như sau:
- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh), được đánh giá qua các thực
thể địa chất chứa nước: Trầm tích sơng Holocen (aQ2); Trầm tích biển - gió Holocen
(mvQ2); Trầm tích sơng - biển - đầm lầy ven biển Holocen (abmQ2); Trầm tích sơng
- biển hỗn hợp Holocen (amQ2). Trong đó vùng trầm tích sơng Holocen khá giàu
nước.
- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp), được đánh giá qua các
thực thể địa chất chứa nước: Trầm tích biển Pleistocen (mQ 1); Trầm tích sơng
Pleistocen (aQ1); Trầm tích sơng - lũ tích [ap(N2-Q1)]. Trong đó vùng trầm tích sơng
Pleistocen rất giàu nước, tiếp đến là vùng trầm tích biển Pleistocen.
- Tầng chứa nước khe nứt - lỗ hổng thành tạo phun trào bazan [(N2-QI)]
- Đới chứa nước khe nứt trong đá biến chất giới Proterozoi (PR) và đá xâm
nhập ()
Tại khu tìm kiếm đánh giá (khu vực sông Trà Khúc) đã tập trung điều tra 3
thực thể chứa nước chính aQ2, mQ1, aQ1 của các tầng chứa nước Holocen và


17

Pleistocen, kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan cho thấy: lưu lượng thay đổi từ
2,1 l/s đến 116 l/s; Mực nước hạ thấp: 1,05 m - 14,48m; Tỷ lưu lượng (q): 0,2 l/sm 42,4 l/sm; Hệ số thấm: 1,6 m/ng - 52 m/ng.
Chất lượng nước dưới đất vùng điều tra chủ yếu có thành phần Bicarbonat clorua - natri - magne calci hay clorua - bicarbonat natri magie; hàm lượng sắt rất nhỏ
(hầu như khơng có), tổng khống hóa rất thấp (hầu hết mẫu phân tích có M < 0,3 g/l);
độ pH dao động từ 6 đến 9,2; độ cứng hầu hết < 0,50H; Amoniac (NH4+) ít xuất hiện;
Nitrat (N03-) trong vùng tương đối lớn (từ 6 mg/l đến 90 mg/l). Như vậy về mặt hóa
học so với TCVN thì nước dưới đất trong vùng đủ tiêu chuẩn sử dụng cho ăn uống,

sinh hoạt (loại trừ đôi chỗ có hàm lượng N03- và NH4+ cao). Về mặt vệ sinh dịch tễ,
nhiều mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch.
Đánh giá trữ lượng khai thác khu vực sông Trà Khúc: Cấp B: 5037 m3/ngày
và cấp C1: 25702 m3/ngày.
1.4.2. Báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:200.000 vùng Quảng Ngãi
- Bồng Sơn (1995):
Báo cáo kết quả "Lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/200.000 vùng Quảng Ngãi - Bồng
Sơn" do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung thành lập năm
1995. Mục tiêu của báo cáo là đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Quảng Ngãi - Bồng
Sơn trên diện tích 15.400 km2 được giới hạn bởi các tọa độ địa lí: từ 14005'00" 15020'00" vĩ độ Bắc; từ 108000'00" - 109020'00" kinh độ Đông.
Khối lượng công tác chủ yếu của báo cáo gồm: đo vẽ tổng hợp ĐCTV - ĐCCT
tỉ lệ 1:200.000 với diện tích 15.400 km2, khoan ĐCTV: 1.080 m/16 LK; hút nước thí
nghiệm lỗ khoan: 16 LK; quan trắc động thái nước dưới đất 5 trạm, lấy và phân tích
440 mẫu nước, v.v... Báo cáo đã đạt được những kết quả chính sau:
Bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1:200.000 vùng Quảng Ngãi - Bồng Sơn được thành lập
theo nguyên tắc của IAH, có kết hợp với nguyên tắc địa tầng ĐCTV. Trên bản đồ
ĐCTV, các tầng chứa nước vùng Quảng Ngãi - Bồng Sơn được đánh giá, gồm:


18

- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh) được đánh giá qua các thực
thể địa chất chứa nước: Trần tích sơng Holocen (aQ2); trầm tích hỗn hợp sơng - biển
- gió Holocen (amvQ2); trầm tích sơng - biển đầm lầy Holocen (ambQ2). Chỉ trừ trầm
tích sơng Holocen là chứa nước giàu, còn lại các thực thể khác của tầng chứa nước
qh có diện phân bố hẹp, bề dày mỏng, nghèo nước chỉ có ý nghĩa cung cấp nước đơn
lẻ.
- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp) được đánh giá qua các
thực thể địa chất chứa nước gồm: trầm tích hỗn hợp sơng - biển Pleistocen (amQ1),
trầm tích biển - gió Pleistocen (mvQ1). Tầng chứa nước qp có mức độ chứa nước từ

giàu đến trung bình, diện phân bố rộng và là đối tượng cung cấp nước có triển vọng
nhất.
- Tầng chứa nước khe nứt thành tạo phun trào bazan Pliocen -Pleistocen dưới

(N2 -QI), bazan Pliocen  N2 đn.
Nước trong bazan thuộc loại nước ngầm, không áp, có mặt thống tự do song
độ chứa nước nghèo, chỉ có ý nghĩa cung cấp nước đơn lẻ.
- Tầng chứa nước trầm tích Neogen hệ tầng Kon Tum (N2kt). Nước trong tầng
này là nước áp lực, mức độ chứa nước trung bình, diện phân bố nhỏ nên khơng có ý
nghĩa cung cấp nước.
- Các thể địa chất rất nghèo nước: gồm các thành tạo phun trào và trầm tích
biến chất: K2đr, T2mg, (PR3-PR1)kđ, ARkn các thành tạo này chiếm diện tích khá lớn
6.600 km2.
- Các thể địa chất thực tế không chứa nước: gồm các đá magma xâm nhập
trong vùng phân bố tạo thành các khối núi cao, đồi thấp với diện tích khoảng 4.950
km2, đá có cấu tạo khối, ít nứt nẻ, nước chỉ tồn tại trong lớp vỏ phong hóa về mùa
mưa, mùa khơ kiệt nước, thực tế coi như cách nước.


19

Nước dưới đất trong vùng Quảng Ngãi - Bồng Sơn có loại hình hóa học Clorua,
Bicarbonat và nước hỗn hợp, đạt yêu cầu chất lượng về hóa học và vi sinh cho sinh
hoạt, ăn uống.
Trữ lượng động tự nhiên được tính tốn: Đối với đá cứng, nứt nẻ: Q tn =
5.012.240 m3/ng; Đối với các thành tạo Đệ tứ : Qtn = 1.616.840 m3/ngày.
1.4.3. Báo cáo điều tra địa chất đô thị Dung Quất - Vạn Tường (1998):
Báo cáo điều tra vùng đô thị Dung Quất - Vạn Tường do Liên đoàn Quy hoạch
và Điều tra tài nguyên nước miền Trung thành lập năm 1998 trên diện tích 370 km2,
bao gồm thành phố Dung Quất và huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, được giới hạn

bởi tọa độ: từ 15015'00" đến 15030'00" vĩ độ Bắc; từ 108033'36" đến 108055'00" kinh
độ Đông.
Khối lượng thi công chủ yếu: Đo sâu điện đối xứng 438 điểm, khoan địa chất
thủy văn 1.135 m/25 LK, hút nước thí nghiệm lỗ khoan 25 LK, hút nước giếng đào
60 giếng, quan trắc địa chất thủy văn 7 trạm/năm, lấy và phân tích mẫu nước 230
mẫu.
Báo cáo đã đánh giá được các tầng chứa nước như sau:
Đã phân chia, mô tả về đặc điểm phân bố, bề dày, thành phần đất đá chứa
nước, chiều sâu mực nước, độ giàu nước và đặc điểm thành phần thạch học của 3
tầng chứa nước lỗ hổng, gồm các tầng chứa nước Đệ Tứ không phân chia (q), Holocen
(qh), Pleistocen (qp) và 2 tầng chứa nước khe nứt gồm các tầng chứa nước trong đá
phun trào bazan Miocen - Pliocen. Các đá biến chất hệ tầng Núi Vú được xếp vào
thành tạo rất nghèo nước. Thành tạo magma xâm nhập là rất nghèo nước và không
chứa nước.
1.4.4. Báo cáo điều tra địa chất đô thị vùng đô thị Quảng Ngãi (2000):
Báo cáo điều tra vùng đơ thị Quảng Ngãi do Liên đồn Quy hoạch và Điều tra
tài nguyên nước miền Trung thành lập năm 2000 trên diện tích 140 km2, bao gồm
thành phố Quảng Ngãi, phía bắc huyện Tư Nghĩa và phía nam huyện Tịnh Sơn. Được


20

giới hạn bởi tọa độ: từ 1505'13" đến 15010'03" vĩ độ Bắc; từ 108045'00" đến
108054'37" kinh độ Đông.
Khối lượng thi công chủ yếu: Đo sâu điện đối xứng 143 điểm, khoan địa chất
thủy văn 55m/2LK, hút nước thí nghiệm 2 LK, hút nước giếng đào 25 giếng, quan
trắc địa chất thủy văn 2 trạm/năm, lấy và phân tích 51 mẫu nước.
Báo cáo đã đánh giá được các tầng chứa nước như sau:
- Tầng chứa nước Holocen (qh) phân bố rộng trong vùng nghiên cứu với diện
tích khoảng 100 km2. Bề dày thay đổi từ 1 đến 29 m. Thành phần gồm cát chứa sạn,

cuội sỏi, bột sét. Nước trong tầng là nước ngầm với mức độ chứa nước khác nhau.
Giàu nước là thành tạo trầm tích sơng (aQ2) và tập hạt thô (amQ2) phân bố ở dọc sông
Trà Khúc với lưu lượng các lỗ khoan và giếng thay đổi từ 5,4 đến 19,4 l/s. Nước có
chất lượng tốt. Tương đối giàu nước là trầm tích biển (mlQ2) với lưu lượng thay đổi
từ 0,42 đến 1,96 l/s. Các thành tạo khác rất nghèo nước và thường bị nhiễm mặn.
- Tầng chứa nước Pleistocen (qp) phân bố khá rộng với diện tích khoảng 27
km2, còn lại bị phủ. Bề dày thay đổi từ 4 đến 45,3 m. Thành phần gồm cát cuội sỏi,
cát sạn, bột sét với mức độ chứa nước khác nhau. Thuộc mức độ giàu nước là các
trầm tích sơng biển (amQ1), trầm tích sơng (aQ1) với lưu lượng các lỗ khoan và giếng
thay đổi từ 2,09 đến 20 l/s. Nước có chất lượng tốt. Tương đối giàu nước là các trầm
tích mbQ1, mlQ1 với lưu lượng thay đổi từ 0,41 đến 2,5 l/s. Tầng chứa nước này chỉ
có thể khai thác với quy mô vừa và nhỏ.
- Tầng chứa nước Pleistocen - Miocen (qp-m3) là các thành tạo bazan lộ ra
với diện tích khoảng 3 km2. Bề dày 50 - 100 m. Đất đá bazan có khả năng chứa nước
khá tốt, lưu lượng các lỗ khoan 1,9 - 2,2 l/s. Chất lượng nước tốt.
- Tầng chứa nước Protêzozoi (pr) phân bố thành những chỏm nhỏ với tổng
diện tích khoảng vài km2. Thành phần chủ yếu là các đá phiến ít nứt nẻ nên chứa nước
kém (Q < 0,2 l/s).


21

- Các thành tạo địa chất rất nghèo nước và khơng chứa nước gồm tập hạt mịn
trầm tích sơng biển Holocen (amQ2), tập hạt mịn trầm tích biến tướng vũng vịnh
(mlQ1) và các thành tạo của đá magma xâm nhập.
Chất lượng nước dưới đất vùng đơ thị Quảng Ngãi nhìn chung đảm bảo cho
các mục đích khác nhau. Riêng phần ven biển nước thường bị nhiễm mặn.
Trữ lượng nước dưới đất được đánh giá: Trữ lượng khai thác cấp B + C 1 là
20.000 m3/ngày; Trữ lượng khai thác tiềm năng 141.978 m3/ngày.
1.4.5. Báo cáo đánh giá nguồn nước dưới đất vùng ven biển huyện Mộ Đức,

Quảng Ngãi (2002):
Báo cáo kết quả đánh giá nước dưới đất vùng ven biển huyện Mộ Đức - Quảng
Ngãi do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung thành lập năm
2002. Nhiệm vụ của báo cáo: điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng các tầng chứa
nước có trong vùng. Khoanh định các diện tích có triển vọng để thăm dò, khai thác
nước dưới đất, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ lâu bền nước dưới
đất và bảo vệ môi trường vùng nghiên cứu trên diện tích 255 km2 gồm các huyện Mộ
Đức, Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, được giới hạn bởi tọa độ địa lí: từ 14o50’00” đến
15o00’00” vĩ độ Bắc; từ 108o50’00” kinh độ Đông đến giáp biển.
Khối lượng chủ yếu: Đo sâu điện đối xứng 310 điểm, khoan địa chất thủy văn
690 m/15 LK, hút nước thí nghiệm lỗ khoan 15 LK, hút nước giếng đào 50 giếng,
quan trắc địa chất thủy văn 1.170 lần, lấy và phân tích mẫu nước 313 mẫu.
Báo cáo đã đánh giá được các tầng chứa nước chính sau:
- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh): phân bố dọc theo lưu vực
sông Vệ và sơng Trà Câu, diện tích khoảng 180 km2. Thành phần thạch học chủ yếu
là sét, bột, cát, cát chứa sạn sỏi, cuội đa khoáng và các thành tạo liên quan đến đầm
lầy có chứa vật chất than. Chiều dày biến đổi trong khoảng rộng, phụ thuộc vào bề
mặt địa hình cổ và nguồn gốc trầm tích từ 1 - 24 m trong đó dày nhất là trầm tích biển
- gió và biển - vũng vịnh (phổ biến từ 10 - 20 m) và mỏng nhất là các trầm tích sơng


22

và biển hiện đại (1 - 6 m). Mức độ chứa nước tốt tập trung vào trầm tích biển - gió và
trầm tích sơng Holocen.
- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp): phân bố chủ yếu Đức
Thạnh đến Phổ Văn, Phổ Thuận, đặc biệt dải tiếp giáp với tầng qh kéo dài liên tục từ
Đức Minh, Đức Phong đến Phổ An Phổ Quang, ngồi ra cịn gặp ở các lỗ khoan, diện
tích khoảng 85 km2. Thành phần thạch học cuội, sạn, cát, sét pha, sét. Chiều dày thay
đổi từ 3 - 25 m. Mức độ chứa nước từ trung bình đến giàu.

Trữ lượng khai thác tiềm năng tầng chứa nước qh: 76.230 m3/ngày và của tầng
chứa nước qp: 66.810 m3/ng; trữ lượng khai thác cấp C1: 2453 m3/ngày.


23

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
2.1. Vị trí địa lí
Thành phố Quảng Ngãi là thành phố tỉnh lị, trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật và an ninh - quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi; thành phố
Quảng Ngãi nằm vị trí gần trung độ của tỉnh (cách địa giới tỉnh về phía Bắc 28 km,
phía Nam 58 km, phía Tây 57 km, cách bờ biển 10 km); cách thành phố Đà Nẵng 123
km; cách thành phố Quy Nhơn 170 km; cách thành phố Hồ Chí Minh 821 km và cách
Thủ đơ Hà Nội 889 km. Phía Bắc thành phố Quảng Ngãi giáp huyện Sơn Tịnh, phía
Nam giáp huyện Tư Nghĩa
Toạ độ địa lý:

Từ 15005’ đến 15008’ vĩ độ Bắc
Từ 108034’ đến 108055’ kinh độ Đơng.

Với diện tích tự nhiên 37,12 km2, dân số 134.000 người, thành phố Quảng
Ngãi có 10 đơn vị hành chính gồm 08 phường và 02 xã ngoại thành.
2.2. Địa hình
Thành phố Quảng Ngãi nằm ven sơng Trà khúc, địa hình khá bằng phẳng,
trong vùng nội thị có núi Thiên Bút, núi Ơng, sơng Trà Khúc, sơng Bàu Giang tạo
nên môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, có mực nước ngầm cao, địa chất ổn định.
Đặc điểm địa hình vùng thành phố Quảng Ngãi có 2 dạng địa hình chính sau:
2.2.1. Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng chạy dọc từ Bắc vào Nam tiến sát ra gần biển thuộc vùng đất
nằm hạ lưu 4 con sông của tỉnh. Bề mặt khơng được bằng phẳng có nhiều gị đồi theo

hướng dốc từ Tây sang Đông với cao độ biến đổi từ 20 đến 10 m chiếm khoảng 20%
diện tích tự nhiên. Vùng này có nhiều ưu thế trồng cây lương thực, thực phẩm và cây
công nghiệp ngắn ngày và có giá trị hành hố cao.


×