Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu khả năng sản xuất của đàn bò hf qua hai thế hệ nuôi tại trang trại bò sữa th true milk nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
––––––––––––––––––––––

LƯU HỒI NAM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA ĐÀN BÒ HOLSTEIN FRIESIAN (HF)
QUA HAI THẾ HỆ NI TẠI TRANG
TRẠI BỊ SỮA TH TRUE MILK NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
––––––––––––––––––––––

LƯU HỒI NAM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA ĐÀN BÒ HOLSTEIN FRIESIAN (HF)
QUA HAI THẾ HỆ NI TẠI TRANG
TRẠI BỊ SỮA TH TRUE MILK NGHỆ AN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI


Người hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. TRẦN VĂN TƯỜNG
2. PGS.TS. HOÀNG KIM GIAO

THÁI NGUYÊN -2017


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lưu Hoài Nam


v

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tơi đã hồn thành bản
luận văn thạc sĩ nơng nghiệp. Trong q trình nghiên cứu tơi ln nhận được sự
giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn PGS.TS. Trần Văn Tường,
PGS.TS. Hoàng Kim Giao trong suốt q trình thực hiện đề tài. Nhân dịp
hồn thành luận văn, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với các thầy
hướng dẫn.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Sau Đại học, khoa Chăn nuôi - thú y

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi hồn thành nhiệm vụ học tập của
mình. Tơi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc tới toàn thể các thầy cơ
giáo trong và ngồi khoa đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt tơi trong suốt q trình
học tập tại trường.
Đồng thời, tôi xin được gửi lời biết ơn đối với Ban lãnh đạo công ty Cổ
phần thực phẩm sữa TH đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Cảm ơn các
cán bộ của viện nghiên cứu bò sữa TH, đặc biệt là TS. Võ Văn Sự đã giúp đỡ
về mọi mặt và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn.
Nhân dịp này, tơi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân, gia đình
đã giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài và luận văn./.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Tác giả

Lưu Hoài Nam


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... v
MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ...............................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học về các vấn đề nghiên cứu ......................................................... 3
1.1.1. Yếu tố giống và di truyền các tính trạng......................................................... 3
1.1.2. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng .................................... 4
1.1.3. Sinh sản ......................................................................................................... 9
1.1.4. Năng suất và chất lượng sữa ........................................................................ 11
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chống chịu bệnh tật của bò sữa ...................... 22
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước............................................ 23
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước................................................................. 23
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 25
1.3. Một vài nét về hiện trạng sản xuất tại trang trại bò sữa TH True Milk............. 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 29
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 29
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 30
2.2.1.Khả năng sinh trưởng của bê, bò giống gốc, thế hệ 1 và thế hệ 2 .................. 30
2.2.2.Khả năng sinh sản của bò giống gốc, bò thế hệ 1 và thế hệ 2 bao gồm các chỉ
tiêu ........................................................................................................................ 30


vii
2.2.3. Khả năng sản xuất sữa của bò cái giống gốc, thế hệ 1 và thế hệ 2 gồm các chỉ
tiêu ........................................................................................................................ 30
2.2.4.Tiêu tốn và chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg sữa ở chu kỳ vắt sữa thứ nhất của
các bò cái giống gốc, thế hệ 1 và thế hệ 2 .............................................................. 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu .............................................................. 31
2.3.1. Khả năng sinh trưởng................................................................................... 32
2.3.2. Theo dõi khả năng sinh sản .......................................................................... 33

2.3.3. Khả năng sản xuất sữa ................................................................................. 33
2.3.4. Tiêu tốn thức ăn ........................................................................................... 34
2.3.5. Khả năng thích ứng (chống bệnh)với mơi trường qua một số bệnh thường gặp
ở bò sữa ................................................................................................................. 34
2.3.6. Xử lý số liệu ................................................................................................ 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 35
3.1. Kết quả theo dõi về sinh trưởng của bò các thế hệ sinh ra ở Việt Nam ............ 35
3.1.1. Sinh trưởng tích lũy của đàn bị thế hệ 1 và thế hệ 2 .................................... 35
3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn bê và bò thế hệ 1, thế hệ 2 qua các giai
đoạn tuổi ............................................................................................................... 39
3.1.3. Sinh trưởng tương đối của đàn bò thế hệ 1, thế hệ 2 qua các giai đoạn tuổi .. 42
3.1.4. So sánh khối lượng trưởng thành (4năm tuổi) của bò thuộc các thế hệ................ 44
3.1.5. Phân loại bò các thế hệ theo khối lượng lúc trưởng thành (48 tháng tuổi)
3.1.6. Hệ số tương quan về khối lượng giữa các nhóm bò các thế hệ ..................... 46
3.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản của bò 3 thế hệ ........................... 48
3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của bò ............................................ 48
3.2.2. Tương quan về khả năng sinh sản của đàn bò giữa các thế hệ ...................... 49
3.3. Kết quả nghiên cứu về khả năng cho sữa của bò 3 thế hệ ................................ 51
3.3.1. Năng suất sữa bò các thế hệ qua các lứa đẻ .................................................. 51
3.3.2. Một số chỉ tiêu về chất lượng sữa................................................................. 54
3.3.3. Mối tương quan về năng suất và chất lượng sữa qua các thế hệ.................... 56
3.3.4. Tiêu tốn và chi phí thức ăn trong sản xuất sữa.............................................. 64
3.4. Kết quả theo dõi tình hình mắc một số bệnh ở bị sữa ..................................... 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 68
1. Kết luận ............................................................................................................. 68
2. Đề nghị .............................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 70

PHỤ LỤC.................................................................................................... 81



viii

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADF

Xơ tan trong môi trường axit

CS

Cai sữa

DMI

Vật chất khô thu nhận

HF

Holstein Friesian

KCLĐ

Khoảng cách lứa đẻ

KHKT


Khoa học kỹ thuật

KL

Khối lượng

KP

Khẩu phần

ME

Năng lượng trao đổi

NDF

Xơ tan trong môi trường trung tính

NEL

Năng lượng thuần cho tiết sữa

PGLĐ

Phối giống lần đầu

SD

Độ lệch chuẩn


SS

Sơ sinh

TNTA

Thu nhận thức ăn

VCK

Vật chất khô
Giá trị trung bình

X


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khả năng cho sữa và sinh sản của bị HF thuần ni tại Mộc Châu (1994) .... 25
Bảng1.2. Khoảng cách hai lứa đẻ của đàn bò các khu vực trong “Dự án phát triển
giống bò sữa giai đoạn 2000-2005”................................................................. 26
Bảng1.3. Tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò tại một số khu vực trong “Dự án phát triển
giống bò sữa giai đoạn 2000-2005”................................................................. 26
Bảng1.4. Năng suất sữa trung bình của đàn bị HF ni ở một số địa phương trong
“Dự án phát triển giống bò sữa giai đoạn 2000-2005” ................................... 27
Bảng 3.1. Khối lượng của bê và bò thế hệ 1 và thế hệ 2 tại các thời điểm khảo sát từ
sơ sinh đến 24 tháng tuổi ................................................................................. 35
Bảng 3.2. Tăng khối lượng của đàn bê, bò thế hệ 1 và thế hệ 2 qua các giai đoạn tuổi ... 40
Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của đàn bê, bò các thế hệ 1 và 2 qua các giai đoạn

tuổi .................................................................................................................... 42
Bảng 3.4. Khối lượng lúc trưởng thành của các nhóm bị ................................................. 44
Bảng 3.5. Phân loại bò theo khối lượng lúc trưởng thành của các nhóm bị(n=
159/nhóm)......................................................................................................... 45
Bảng 3.6. Tương quan về khối lượng giữa các thế hệ bò ở giai đoạn 48 tháng tuổi ........ 46
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của bò các thế hệ ............................... 48
Bảng 3.8. Hệ số tương quan về tuổi động dục lần đầu và khoảng cách lứa đẻ giữa
các thế hệ .......................................................................................................... 50
Bảng 3.9. Năng suất sữa của các thế hệ bò qua các chu kỳ ............................................... 52
Bảng 3.10. Thành phần dinh dưỡng của sữa bò................................................................. 55
Bảng 3.11.Hệ số tương quan về năng suất sữa .................................................................. 56
Bảng 3.12. Hệ số tương quan về chất lượng sữa ............................................................... 60
Bảng 3.13. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg sữa ................................................................... 64
Bảng 3.14. Tình hình nhiễm một số bệnh ở bò sữa các thế hệ .......................................... 66


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của đàn bê, bị hai thế hệ .................... 39
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của các nhóm bê, bị ....................... 41
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của các nhóm bê, bị .................... 43
Hình 3.4. Tương quan khối lượng giai đoạn 48 tháng tuổi giữa bò thế hệ 1
và bị gốc ...................................................................................... 47
Hình 3.5. Tương quan giữa tuổi phối giống lần đầu của bò thế hệ 1 so với
bị giống gốc ................................................................................. 50
Hình 3.6. Tương quan giữa tuổi phối giống lần đầu của thế hệ 2 so với thế
hệ gốc ........................................................................................... 51
Hình 3.8. Tương quan về năng suất sữa ở chu kỳ 1 của bò thế hệ 1 so với

bị gốc ........................................................................................... 57
Hình 3.9. Tương quan về năng suất sữa ở chu kỳ 1 của bò thế hệ 2 so với
bị gốc ........................................................................................... 58
Hình 3.10. Tương quan về năng suất sữa ở chu kỳ 1 của bị thế hệ 1 so với
thế hệ 2 ......................................................................................... 59
Hình 3.11. Tương quan về vật chất khô trong sữa ở chu kỳ 1 của bò gốc
so với thế hệ 1 .............................................................................. 61
Hình 3.12. Tương quan về vật chất khơ trong sữa ở chu kỳ 1 của bò gốc
so với thế hệ 2 .............................................................................. 62
Hình 3.13. Tương quan về vật chất khơ trong sữa ở chu kỳ 1 của bị thế hệ
2 so với thế hệ 1............................................................................ 63


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang chiếm một vị trí quan trọng
trong sản xuất nơng nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung.
Trong ngành chăn ni, chăn ni bị là một trong những lĩnh vực
quan trọng. Trong đó, chăn ni bị sữa có nhiệm vụ cung cấp nguồn thực
phẩm cao cấp (sữa) đang được chú trọng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ.
Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2000 đến nay, chăn ni bị
sữa ở nước ta đang có bước phát triển vượt bậc. Theo báo cáo của Cục chăn
nuôi, Năm 2001, nước ta mới có 41.241 ngàn con bị sữa, sản xuất được
64,703 ngàn tấn sữa tươi (Hoàng Kim Giao và Hoàng Thiên Hương, 2015
[13]). Đến 1/10/2016, theo Tổng cục thống kê, tồn quốc đã có 282.999 bị
sữa, sản xuất 795.143 ngàn tấn sữa tươi, đáp ứng 39-40% sữa tiêu dùng trong
tồn quốc, cịn lại 60-61% nước ta vẫn phải nhập khẩu từ bên ngoài (Hiệp hội
gia súc lớn Việt Nam, 2017 [18]).

Hiện nay việc chăn ni bị sữa chủ yếu phát triển mạnh ở một số
tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nơi, Nghệ An, Sơn La, Hà Nội, Vĩnh
Phúc, Long An, Tuyên Quang, Tây Ninh. Trong đó, đặc biệt phải kể đến
trang trại bò sữa TH True Milk Nghệ An.
Hàng chục nghìn bị giống Holstein Friesian (HF) thuần chủng được
chọn lọc và nhập khẩu trực tiếp từ Australia, New Zealand về nuôi tại
Nghĩa Đàn, Nghệ An. Nơi đây có lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai màu
mỡ nên có thể tự chủ được nguồn thức ăn để phát triển chăn ni bị sữa.
Đàn bị sữa nhập về nuôi ở đây đã được chọn lọc rất kĩ lưỡng dựa trên phả
hệ và trải qua các đợt kiểm tra về tình trạng sức khỏe, năng suất; đảm bảo
có chất lượng tốt nhất.


2
Để làm tốt hơn nữa chiến lược về công tác giống, việc tổ chức đánh
giá sự đa dạng di truyền về khả năng sản xuất qua các thế hệ bò đã được
nhập và nuôi dưỡng tại trang trại dựa trên cơ sở dữ liệu phần mềm quản lí
cá thể được cập nhật bằng gắn chíp điện tử là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sản xuất của đàn bị HF qua hai thế hệ ni tại
trang trại bị sữa TH True Milk Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp các thông tin khoa học về khả năng sản xuất của bò sữa HF
nhập nội qua các thế hệ làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược chọn lọc,
nhân giống nhằm cao chất lượng đàn bò.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá được khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa
và tỷ lệ mắc một số bệnh của đàn bò nhập khẩu từ khi được nhập khẩu qua
2 thế hệ và mối tương quan di truyền giữa các thế hệ.
4. Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về
đặc điểm sinh trưởng, sinh sản và sản xuất sữa cũng như khả năng thích nghi
với các điều kiện ni dưỡng,chăm sóc tại cơ sở qua các thế hệ
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xác định
các biện pháp chọn lọc đàn bò giống qua các thế hệ đảm bảo giá trị giống của
đàn bò và hiệu quả sản xuất của trang trại bò sữa TH True Milk ngày càng
được nâng cao.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học về các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Yếu tố giống và di truyền các tính trạng
Di truyền là đặc tính của sinh học của một giống được truyền từ bố mẹ
đến đời con cháu. Giống khác nhau, đặc điểm di truyền khác nhau và sự di
truyền các đặc điểm này không giống nhau ở các giống khác nhau. Tính di
truyền về sức sản xuất cao hay thấp, chun mơn hóa hay kiêm dụng đều ảnh
hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát dục, nhất là ảnh hưởng đến những bộ
phận trực tiếp đến sức sản xuất.
Khi nghiên cứu để tìm ra các quy luật di truyền, Mendel đưa ra khái
niệm tính trạng. Tính trạng là đặc trưng của một cá thể mà ta có thể quan
sát hay xác định được. Có hai loại tính trạng: Tính trạng chất lượng và tính
trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những tính trạng mà sự khác nhau
giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại.
Trong q trình lai, các tính trạng chất lượng sẽ phân li theo tỷ lệ nhất
định, nhưng đối với tính trạng số lượng sự phân li không phù hợp với các
tỷ lệ đó. Cho nên khi mới bắt đầu nghiên cứu sự di truyền các tính trạng số
lượng người ta đã thu được những kết quả hầu như đối lập với các định luật
Mendel, và vì thế Ganton, Pearson đã cho rằng tính trạng số lượng khơng

tn theo các định luật Mendel, thậm chí Bateson, De Vries cịn khẳng định
tính trạng số lượng là những tính trạng khơng di truyền. Mãi đến năm 1908
nhờ các cơng trình nghiên cứu của Nilsson-Ehle người ta mới xác định rõ:
các tính trạng số lượng có biến dị liên tục, cũng di truyền theo đúng các
định luật của các tính trạng chất lượng có biến dị gián đoạn, tức là các định
luật cơ bản về di truyền của Mendel (trích từ Trần Đình Miên và Nguyễn
Văn Thiện, 1992,[25]). Ngành di truyền có liên quan đến các tính trạng số
lượng gọi là di truyền học số lượng hay di truyền học sinh trắc. Giá trị của


4
bất kỳ tính trạng số lượng nào (giá trị kiểu hình) đều được biểu thị thơng
qua giá trị kiểu gen và sai lệch mơi trường:
P=G+E
Trong đó: P - Giá trị kiểu hình
G - Giá trị kiểu gen
E - Sai lệch môi trường
Tùy theo phương thức tác động khác nhau của các gen - allen, giá trị
kiểu gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị cộng gộp (additive value)
hoặc giá trị giống (breeding value): A; sai lệch trội (dominance deviation): D;
sai lệch át gen (epistasic deviation) hoặc sai lệch tương tác (interaction
deviation): I, do đó:
G=A+D+I
Sai lệch mơi trường cũng thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung
(general environmental deviation): Eg là sai lệch giữa cá thể do hoàn cảnh
thường xuyên và không cục bộ gây ra; sai lệch môi trường riêng (special
environmental deviation): Es là sai lệch trong cá thể do hoàn cảnh tạm thời và
cục bộ gây ra(Nguyễn Văn Thiện,1995[37]).
Như vậy, khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ 2 locus trở
lên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị: P = A + D + I + Eg + Es.

Tất cả các giá trị kiểu hình và kiểu gen của các tính trạng số lượng ln
biến thiên do tác động qua lại giữa các tổ hợp gen và môi trường.
1.1.2. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
1.1.2.1. Sinh trưởng
- Khái niệm
Sinh trưởng là q trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá,
làm tăng chiều cao, chiều dài, chiều rộng, khối lượng của các bộ phận và toàn


5
bộ cơ thể (sự thay đổi về chiều cao, chiều dài, bề ngang, bề sâu...) và thay đổi
về khối lượng.
Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng tức là tăng thêm, hoàn
thiện chức năng các bộ phận của cơ thể.
Sinh trưởng và phát dục là hai mặt của một quá trình: quá trình phát
triển của cơ thể.
Sinh trưởng và phát dục là 2 quá trình khác nhau, nhưng thống nhất,
không tách rời nhau, bồi bổ cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau làm cho cơ thể phát
triển ngày càng hồn chỉnh. Đây là 2 q trình liên tục, nhưng có lúc sinh
trưởng mạnh phát dục yếu và ngược lại. Hai quá trình này diễn ra song song hỗ
trợ lẫn nhau, nghĩa là có sinh trưởng mới có phát dục và ngược lại phát dục sẽ
thúc đẩy sinh trưởng. Nói một cách khác sự liên quan giữa 2 quá trình này là sự
liên quan giữa số lượng và chất lượng.(Trần Đình Miên và cs, 1992 [24]).
- Các qui luật sinh trưởng- phát dục
Quá trình sinh trưởng- phát dục tuân theo 3 qui luật sau:
+ Qui luật phát triển theo giai đoạn:
* Giai đoạn bào thai: Từ khi hình thành hợp tử đến khi đẻ. Bào thai được
nuôi dưỡng bằng các chất dinh dưỡng qua máu mẹ và không chịu ảnh hưởng
trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh. Giai đoạn này bao gồm 3 thời kỳ: Phôi, tiền
thai và bào thai.

* Giai đoạn ngoài thai: Cơ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện
ngoại cảnh. Dinh dưỡng được cung cấp thơng qua hoạt động của bộ máy tiêu
hố. Giai đoạn này chia làm 4 thời kỳ: Thời kỳ bú sữa, thành thục, trưởng
thành và già cỗi.
+ Qui luật phát triển không đồng đều:
Sinh trưởng và phát dục của bê thường tuân theo quy luật sinh trưởng
phát dục không đồng đều theo giai đoạn, tuổi và theo giới tính.Nó biểu hiện ở
sự thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng ở từng lứa tuổi.


6
Các bộ phận trong cơ thể cũng phát triển không đồng đều ở các thời kỳ.
Sự tích luỹ các loại tổ chức trong cơ thể như: cơ, mỡ.. cũng khác nhau trong
từng thời kỳ.Tương tự, các hoạt động chức năng của từng cơ quan và tồn bộ
cơ thể khơng đồng đều ở các thời kỳ.
+ Qui luật phát triển theo nhịp điệu (chu kỳ):
Tính chu kỳ thể hiện trong hoạt động sinh lý của cơ thể, của hệ thần
kinh (khi hưng phấn, khi ức chế) có liên quan tới quá trình trao đổi chất (đồng
hố và dị hố). Do vậy sự phát triển của cơ thể có tính chu kỳ.
Tính chu kỳ thể hiện rõ nhất ở hoạt động sinh dục của các cá thể cái.
- Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Để đánh giá năng suất sinh trưởng, người ta sử dụng 3 chỉ tiêu cơ bản sau:
+ Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng ở các thời điểm nhất định: Sơ
sinh, 6, 12, 18, 24, 36,... tháng tuổi.
+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước trong
một đơn vị thời gian.
+ Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % giữa khối lượng, kích thước tăng
lên trong khoảng thời gian nhất định so với khối lượng trung bình trong
khoảng thời gian đó.
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và các biện pháp thúc đẩy sinh

trưởng- phát dục
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng- phát dục
+ Yếu tố di truyền
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là q trình tích lũy các
chất mà quan trọng là protein. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein
chính là tốc độ và phương thức hoạt động của các gen điều khiển sự sinh
trưởng của cơ thể (Wiliamson và Payner,1978[93]).
Người ta lấy chỉ tiêu tăng trưởng làm chỉ tiêu sinh trưởng. Sự tăng
trưởng bắt đầu từ khi trứng thụ tinh cho đến khi cơ thể trưởng thành, sự


7
sinh trưởng chia ra làm 2 giai đoạn chính là trong thai và ngồi thai. Theo
Trần Đình Miên và cs (1992) [24] thì giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng
nhiều của mẹ, giai đoạn ngoài bào thai sự tăng trưởng mang tính di truyền
của đời trước nhiều hơn. Ni dưỡng tốt bò, bê sẽ tăng trưởng cao, sinh sản
sớm, cho nhiều sữa ở giai đoạn tiết sữa và nhiều thịt ở giai đoạn nuôi thịt
và vỗ béo. Trong thời kỳ bú sữa, khả năng sinh tồn của gia súc (điều hồ
thân nhiệt, sự tiêu hố...) chưa phát triển đầy đủ. Ragab tìm thấy tương
quan di truyền cao giữa khối lượng mới sinh, khối lượng khi cai sữa và
khối lượng cuối cùng (Phan Cự Nhân, 1972[26]).
Sinh trưởng là tính trạng số lượng, chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố
di truyền (genotype) và mơi trường bên ngồi (Environment). Do có sự tương
tác giữa kiểu gen và ngoại cảnh mà sinh trưởng mang tính quy luật, đảm bảo
cho cơ thể phát triển đạt tỷ lệ hài hoà và cân đối.
Các giống khác nhau thì khả năng sinh trưởng cũng khác nhau. Trong
cùng một giống các cá thể khác nhau có khả năng sinh trưởng- phát dục khác
nhau do tiềm năng di truyền khác nhau.
• Những yếu tố ngoại cảnh chủ yếu
Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng- phát dục.
Dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục,
ngược lại dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu protein, khoáng, vitamin sẽ kìm
hãm sinh trưởng và phát dục.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các các yếu tố ngoại
cảnh chi phối sinh trưởng của bò sữa. Khi bò được cung cấp đầy đủ, cân đối
về các chất dinh dưỡng sẽ tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/1kg tăng
trưởng giảm, và hệ quả là ảnh hưởng tốt đến năng suất sữa sau này.
Thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của gia súc. Cho gia
súc ăn theo khẩu phần, theo giai đoạn, chế độ vận động thích hợp, chuồng trại


8
sạch đều thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc (Nguyễn Hải
Qn và cs,1995 [29]).
Các cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả như: Hoàng Thị Thiên
Hương (2004) [19], Vũ Văn Nội và cs (2001) [28],... đều có nhận xét chế độ
dinh dưỡng đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của bò sữa.
Năng lượng và protein là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều khiển
tốc độ tăng trưởng, tiêu tốn thức ăn... Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng
của năng lượng, protein trong khẩu phần bò sữa của Schingoethe (1996) [83],
Vande Haar và cs (1999) [78], Radcliff và cs (1997, 2000) [79, 78]... đã
chứng minh điều đó.
Ngồi ra các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần như khoáng
chất,vitamin... đều ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của bò sữa. Liên quan
đến việc đáp ứng các chất dinh dưỡng này, vấn đề phối hợp khẩu phần, thức
ăn thơ xanh có ý nghĩa quan trọng.
Điều kiện chăm sóc,quản lý
Điều kiện chăm sóc, quản lý cũng gây ảnh hưởng đáng kể sinh trưởngphát dục. Chuồng trại xây dựng đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh; chế độ vận
động hợp lý; tắm chải thường xuyên... có tác dụng tốt đến q trình sinh trưởng.

Chăm sóc, quản lý tốt gia súc trong giai đoạn cịn non sẽ có ảnh
hưởng tốt đến sinh trưởng và khả năng sản xuất sau này.
Khí hậu thời tiết
Nhiệt độ, độ ẩm, thành phần khơng khí gây ảnh hưởng tới quá trình
trao đổi chất và từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng. Các yếu tố về điều kiện tiểu
khí hậu thích hợp sẽ thúc đẩy sinh trưởng và ngược lại.
Các yếu tố stress chủ yếu ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất và sức
sản xuất gồm: thay đổi nhiệt độ chuồng ni, tiểu khí hậu xấu, khẩu phần khơng
hợp lý, chăm sóc ni dưỡng kém, tiêm phịng... Khí hậu có ảnh hưởng đến q
trình sinh trưởng và phát triển của gia súc đặc biệt là ở giai đoạn còn non.


9
Bị sữa là động vật đẳng nhiệt, để duy trì được trạng thái ổn định bò cần
trạng thái cân bằng nhiệt độ với môi trường (Kadzere và Murphy, 2002 [64]).
Bệnh tật
Các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và các bệnh khác đều gây ảnh
hưởng xấu, kìm hãm quá trình sinh trưởng- phát dục.
- Các biện pháp thúc đẩy sinh trưởng- phát dục
Để thúc đẩy sinh trưởng- phát dục cần áp dụng các biện pháp chủ yếu như:
+ Công tác giống: Xác định hình thức nhân giống (nhân thuần hay lai),
chọn giống thích hợp để nhân giống, chọn lọc cá thể nghiêm túc và ghép đôi
giao phối phù hợp để tạo ra các cá thể có tiềm năng di truyền cao.
+ Tạo điều kiện tối ưu về ni dưỡng, chăm sóc và quản lý.
+ Tạo điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn
sinh trưởng.
+ Đảm bảo cơng tác vệ sinh, phịng bệnh: Vệ sinh chuồng trại, thân thể,
thức ăn nước uống, định kỳ tẩy uế, tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm thường
xuyên và đầy đủ, định kỳ tẩy ký sinh trùng đường ruột, ngoài da...
1.1.3. Sinh sản

1.1.3.1.Khái niệm
Sinh sản là đặc tính quan trọng của gia súc nhằm duy trì, bảo tồn nịi
giống. Sinh sản là quá trình sinh học phức tạp của cơ thể nhằm sinh ra một
cơ thể mới mang những đặc điểm di truyền của con bố và con mẹ.
Đặc điểm sinh sản đặc thù của bò là sinh sản đơn thai.
Trong quá trình ni dưỡng bê đực bắt đầu có tinh trùng lúc 9 - 10
tháng tuổi, bê cái có thể rụng trứng và có thể thụ thai lúc 10 - 12 tháng tuổi
(Nguyễn Văn Thưởng, 1995 [38]).
Chu kỳ động dục ở bị cái, bình qn là 21 ngày. Thời gian có chửa ở
bò cái khoảng 9 tháng 10 ngày (280 - 285 ngày). Hiện tượng sinh dục, sinh
sản gồm có: thành thục tính dục, động hớn, giao phối, thụ tinh, mang thai,


10
đẻ và nuôi con. Sinh sản là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong phát
triển đàn giống vật nuôi. Hiện nay việc đầu tư để khai thác tối đa khả năng
sinh sản của gia súc đã được đặc biệt chú ý. Các kỹ thuật sinh học trong
nuôi cấy phôi, kỹ thuật pha chế bảo quản tinh trùng, thụ tinh nhân tạo, lai
ghép phôi thai, kỹ thuật lấy trứng chín rụng và cho thụ thai... là những
hướng được mở ra nhằm khai thác tối đa tiềm lực sinh sản của mỗi cá thể
gia súc (Nguyễn Hải Quân và cs, 1995 [29])
1.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- Yếu tố di truyền
Còn gọi là đặc điểm bẩm sinh, các giống khác nhau và ngay cả các cá
thể thuộc cùng một giống cũng có khả năng sinh sản khác nhau. Tuy nhiên hệ
số di truyền về khả năng sinh sản rất thấp, nên sự khác nhau về sinh sản chủ
yếu là do ngoại cảnh chi phối thông qua tương tác với cơ sở di truyền của
từng giống và cá thể. Những giống hay cá thể có khả năng thích nghi cao với
khí hậu, chống đỡ bệnh tật tốt trong một môi trường cụ thể sẽ cho khả năng
sinh sản cao hơn (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2005 [40]).

Các giống khác nhau và ngay cả các cá thể thuộc cùng một giống cũng
có khả năng sinh sản khác nhau. Tuy nhiên, hệ số di truyền về khả năng sinh
sản thường thấp nên sự khác nhau về sinh sản chủ yếu là do ngoại cảnh chi
phối thông qua tương tác với cơ sở di truyền của từng giống và cá thể. Võ
Văn Sự và cs (1992) [33], cho biết bị đực giống có ảnh hưởng đến tuổi đẻ lứa
đầu và hệ số di truyền tuổi đẻ lứa đầu là 0,0278.
- Các yếu tố ngoại cảnh chủ yếu
Chế độ nuôi dưỡng kém khả năng sinh trưởng của bò cái tơ sẽ kém, mà
hậu quả là làm chậm sự thành thục về tính và giảm khả năng sinh sản về sau.
Thiếu dinh dưỡng ở bò trưởng thành sẽ kéo dài thời gian hồi phục sau khi đẻ
và gầy yếu, dễ bị mắc bệnh tật nên giảm khả năng sinh sản. Nếu chế độ dinh
dưỡng quá cao, thừa năng lượng làm cho bị q béo, buồng trứng tích mỡ


11
nên giảm hoạt động chức năng. Bị sữa có chế độ ni dưỡng tốt và khẩu
phần cân đối có năng suất sữa, điểm thể trạng và khả năng sinh sản cao hơn
so với bị ni dưỡng kém, khẩu phần khơng cân đối (Lưu Văn Tân và cs,
1995 [34]).
Ngoài ra các yếu tố như nhiệt độ, thời tiết khí hậu, thời gian vắt sữa,
chăm sóc quản lý, phối giống khơng đúng kỹ thuật, bệnh tật, phẩm chất tinh
dịch... cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.(Trần Quang Hạnh, 2010 [16]).
1.1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản
- Tuổi động dục lần đầu, với bị cái HF thơng thường sẽ động dục lần
đầu ở giai đoạn 10 - 12 tháng tuổi, tuy nhiên lúc này thể vóc của chúng vẫn
đang nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu mang thai, người ta thường bò qua một đến
hai chu kỳ động dục đầu tiên trước khi tiến hành phối giống lần đầu cho bò.
Tuổi động dục lần đầu cũng gắn liền với việc đạt được khối lượng và kích
thước của cơ thể. Trong cùng một giống, khối lượng cơ thể gia súc hình như
là một yếu tố có tính quyết định hơn so với yếu tố tuổi, trong việc xuất hiện

lần động dục đầu tiên (Phùng Quốc Quảng, 2001 [30]).
- Tuổi phối giống lần đầu, chỉ tiêu này do người chăn nuôi quyết định.
Mặc dù bị cái tơ hậu bị có biểu hiện động dục từ sớm lúc 10 - 12 tháng tuổi
nhưng sớm nhất cũng phải 14 tháng tuổi thì người ta mới tiến hành phối giống
lần đầu cho bò, khi đó thể vóc và cân nặng của bị đạt khoảng 70% trọng
lượng trưởng thành. Theo Trần Quang Hạnh (2010) [16] thì tuổi phối giống
lần đầu của bị HF ni tại Lâm Đồng là 483 ngày tuổi (15,7 tháng tuổi).
ành sữaa cịn có một số chỉ tiêu khác như: Hệ số phối giống, tuổi đẻ lứa
đầu, khoảng cách giữa hai lứa đẻ và tỷ lệ động dục lại sau đẻ.
1.1.4. Năng suất và chất lượng sữa
- Khái niệm
Để đánh giá khả năng sản xuất sữa người ta thường tính tốn năng suất
sữa của một bị hay trung bình tồn đàn.


12
- Năng suất sữa
Năng suất sữa là lượng sữa được sản xuất ra trong một ngày, một tuần,
một tháng hay cho cả chu kỳ. Để đánh giá khả năng sản xuất sữa của bò người
ta thường dựa trên năng suất sữa ở các thời điểm này. Thông thường trong 1
chu kỳ tiết sữa, năng suất sữa đạt đỉnh cao ở tháng thứ 2 hoặc 3 sau đó giảm
dần. Chu kỳ sản xuất của bò sữa tương ứng với chu kỳ sinh sản của nó. Chu kỳ
sản xuất của bị sữa được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sinh đẻ, giai đoạn tiết
sữa và giai đoạn cạn sữa. Ba giai đoạn này có mối liên quan mật thiết với nhau,
ni dưỡng bò sữa cần phân biệt theo từng giai đoạn của chu kỳ sản xuất.
Các chỉ tiêu sinh học chủ yếu để đánh giá năng suất và phẩm chất sữa
của bò gồm: sản lượng sữa thực tế, sản lượng sữa 300 hay 305 ngày, sản
lượng sữa tiêu chuẩn (4% mỡ), sản lượng sữa tiêu chuẩn/100kg khối lượng cơ
thể, sản lượng sữa tiêu chuẩn/khoảng cách lứa đẻ, thành phần và chất lượng
sữa... (Trần Quang Hạnh, 2010 [16]).

Lượng mỡ sữa cũng là chỉ tiêu để xác định năng suất sữa. Nhiều tác giả
nhấn mạnh rằng chỉ tiêu phổ biến nhất để xác định cơng mà bị sản ra khi tiết
sữa là giá trị về năng lượng của sữa và đề nghị tính tất cả lượng sữa thành sữa
4% mỡ sữa với đương lượng nhiệt năng (1kg - 750 Kcal). Năng lượng có liên
quan mật thiết với khối lượng sữa cũng như khối lượng mỡ (Phan Cự Nhân,
1972 [26]). Ngoài ra, sản lượng sữa thực tế, năng suất sữa 305 ngày hay 300
ngày, sản lượng sữa tiêu chuẩn (4% mỡ)... cũng là những chỉ tiêu để đánh giá
năng suất sữa. Sản lượng sữa của từng giống, từng cá thể, từng chu kỳ và môi
trường sống khác nhau đều khác nhau.
- Chất lượng sữa
Thông thường các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa là hàm lượng các
chất có trong sữa như vật chất khơ, vật chất khô không mỡ, mỡ, protein,
đường, tỷ trọng. Tỷ lệ mỡ sữa là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng và giá
thành của sữa. Trong nhiều thí nghiệm người ta thấy sự tương quan thay đổi


13
chặt chẽ giữa hàm lượng mỡ và hàm lượng protein sữa trong chu kỳ. Nghiên
cứu tương quan giữa protein và lipit trong lượng sữa hàng ngày suốt chu kỳ
(từng con bò) thấy hệ số tương quan là 0,5. Hàm lượng protein và lipit trong
sữa thay đổi phụ thuộc vào nhau vì vậy có thể thay tỷ lệ cân xứng giữa 2
thành phần chọn lọc.
- Một số yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sữa
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sữa
• Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền rất quan trọng. Những cá thể tốt sẽ truyền cho con
cháu những đặc điểm tốt mà chúng đã có. Vì vậy, trong chăn ni gia súc lấy
sữa phải áp dụng phương pháp chọn giống theo phả hệ để duy trì những đặc
tính tốt của gia súc. Theo các nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng(1995) [38],
Võ Văn Sự (1994) [32], Đặng Vũ Bình (2002) [1], Phạm Văn Giới (2006)

[14]thì hệ số di truyền tính trạng sản lượng sữa/chu kỳ là 0,25 - 0,33.
• Các yếu tố ngoại cảnh chủ yếu:
* Dinh dưỡng:
Các nguyên liệu tạo sữa đều lấy từ thức ăn. Do vậy mức độ dinh
dưỡng ảnh hưởng rõ rệt đến sức sản xuất sữa. Khi thiếu năng lượng, con vật
phải huy động nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể ra để sản xuất sữa. Tuy
nhiên, nguồn năng lượng dự trữ là có hạn, nếu cho ăn thiếu năng lượng trong
thời gian dài sẽ làm giảm năng suất sữa và sức khỏe gia súc. Mức protein quá
cao hay quá thấp đều làm ảnh hưởng đến sự tiết sữa. Các loại khống, đặc biệt
là Ca, P có ảnh hưởng đến năng suất của sữa vì đây là những nguyên tố có
thành phần ổn định trong sữa
J.A. Bines (1976) [46] khi xem xét sự tương quan của mức thức ăn thu
nhận với năng suất sữa của bò nhận thấy rằng trạng thái sinh lý của bò ảnh
hưởng đến tổng lượng năng lượng mà bị sẽ sử dụng và từ đó xác định nhu
cầu thức ăn cần


14
Tác giả S. Agenäs và cs(2003) [42] tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu
kỹ thuật như thu nhận thức ăn theo VCK, năng suất và thành phần sữa ở bò có
điểm thể trạng khác nhau tại thời điểm bị đẻ. Các tác giả nhận thấy trong giai
đoạn đầu của chu kì vắt sữa, khơng có sự khác biệt đối với chỉ số thức ăn thu
nhận. Tuy nhiên, từ tuần 6-12, DMI giảm ở bò ăn khẩu phần H và điều này
liên quan tới việc mất cân bằng khẩu phần trong thời gian dài ở nhóm bị
này.Năng suất sữa bình qn ở bị thí nghiệm là 38.5±0.8 kg trong 4 tuần sữa
đầu tiên và khơng có sự khác biệt giữa các nhóm khẩu phần. Sự hao mịn cơ
thể lớn nhất từ tuần 1-4 sau đẻ được ghi nhận ở nhóm bị ăn khẩu phần H.
Ảnh hưởng của các kiểu khẩu phần thí nghiệm khác biệt khơng có đáng kể tới
tỉ lệ mỡ và protein của sữa và điều này cho thấy trong giai đoạn đầu vắt sữa,
bị có khả năng bù đắp được mức dưỡng chất thấp thu nhận trong thời kì khơ

chửa kể cả khi chúng được ni theo khẩu phần chất lượng cao.
* Thời tiết, khí hậu:
Sức sản xuất của một động vật chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, gió, bức xạ mặt trời, áp suất
khí quyển và lượng mưa. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp thông qua sự
điều khiển của thần kinh - hoocmon để điều chỉnh và duy trì thân nhiệt. Theo
Phạm Văn Giới, 2008 [11] cho thấy sản lượng sữa trung bình từ lứa 1 đến lứa
8 cho thấy nhóm bị cái HF đẻ bê vào mùa vụ Đông - Xuân đạt 4575,20
kg/con/lứa, cao hơn so với sản lượng sữa của nhóm đẻ bê vào mùa vụ Hè Thu. Kết quả này cho biết mặc dầu vào mùa vụ Hè-Thu nguồn thức ăn thô
xanh phong phú hơn mùa vụ Đông-Xuân nhưng năng suất sữa lại thấp, điều
đó cho thấy đối với chăn ni bị sữa giống HF ở miền bắc Việt Nam, việc
xác định và cải thiện mơi trường khí hậu trong chăn ni bị sữa cao sản là
vấn đề đặc biệt quan trọng.
Nhiệt độ khơng khí là một trong những yếu tố khí hậu quan trọng gây
ảnh hưởng đến cơ thể sống của động, thực vật và đặc biệt lại càng quan trọng


15
đối với gia súc nhập từ vùng ôn đới sang vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao không
những ảnh hưởng đến năng suất sữa mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất sữa.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ tối ưu đối với bị sữa nói chung từ
40Cđến 160C, giới hạn tối đa có khác nhau chút ít ở từng giống, ở giống bò
HF là 260C. Kovac, (1972) - dẫn theo Lương Văn Lãng, (1983) [21], Nguyễn
Sinh và Nguyễn Hà (2008) [31] khẳng định với bò sữa khi gặp stress nhiệt và
cứ giảm 0,5kg vật chất khô ăn vào, năng suất sữa sẽ giảm 1kg.
Sự giảm thấp sức sản xuất sữa trong điều kiện mùa hè khơng hồn tồn
do sự giảm thấp về sự thu nhận thức ăn hoặc phẩm chất cỏ. Sự ảnh hưởng của
nhiệt độ đến cơ chế sinh lý học liên quan đến sự tiết sữa cũng là yếu tố quan
trọng (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000 [18]).
* Tình trạng sức khỏe

Các bệnh khác nhau mà gia súc mắc phải trong thời gian cho sữa đều
ảnh hưởng tới khả năng cho sữa. Đặc biệt, khi gia súc mắc bệnh viêm vú sẽ
làm chất lượng sữa kém, năng suất giảm, đơi khi cịn làm mất sữa. Vì vậy, cần
chú ý vệ sinh, phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời khi gia súc mắc bệnh.
Henri Seegers và cs (2003) [60] đã khẳng định rằng bệnh viêm vú là bệnh phổ
biến nhất trong chăn ni bị sữa và có tác động rất tiêu cực đến sức sản xuất
sữa của bị, viêm vú có thể làm giảm 375 kg sữa tương đương 5% sản lượng
sữa toàn chu kỳ.
* Khoảng cách lứa đẻ:
Nhiều thí nghiệm chứng minh rằng khoảng cách lứa đẻ không phụthuộc
nhiều vào yếu tố di truyền. Cho nên có thể xem khoảng cách lứa đẻ là do
nguyên nhân di truyền của biến đổi về năng suất. Nếu xét đến ảnh hưởng đối
với năng suất thì phải phân biệt khoảng cách lứa đẻ hiện tại và các lứa đẻ
trước đó. Khi kéo dài khoảng cách giữa các lứa đẻ ra một ngày, thời gian nghỉ
đẻ kéo dài ra trung bình 0,4 ngày (Phan Cự Nhân, 1972 [26]).Thời gian nghỉ


16
đẻ kéo dài hơn, bị có thời gian hồi phục cơ thể và năng suất sữa bò trong chu
kỳ tiếp theo cao hơn so với thời gian nghỉ đẻ ngắn. Tuy nhiên, thời gian nghỉ
đẻ càng dài, năng suất trong chu kỳ hiện tại lại càng thấp.
* Tuổi
Số lượng sữa do bò sản xuất tăng lên khi lứa đẻ tăng lên (tuổi). Điều
này một phần là do sự gia tăng trọng lượng cơ thể, kết quả trong một hệ thống
tiêu hóa lớn hơn và một tuyến vú lớn hơn để tiết sữa. Một lý do khác làm tăng
lượng sữa sản xuất với tuổi tác là do ảnh hưởng của việc mang thai định kỳ và
lứa đẻ. Dữ liệu trên sản xuất sữa với bò cho thấy rằng 20% sản lượng sữa gia
tăng là do tăng cân và 80% ảnh hưởng của việc mang thai và cho con bú.
Định kỳ mang thai và cho con bú có thể dẫn đến tăng 30% sản lượng sữa từ
chu kỳ đầu tiên đến chu kỳ thứ 5 (Obadina, 2003 [74]).

Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995) [38], bò sữa cho sản lượng sữa cao
nhất từ chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6. Sản lượng sữa ở những chu kỳ này
tăng khoảng 40 - 50% so với sản lượng sữa ở chu kỳ 1, sau đó sản lượng sữa
giảm dần và sẽ giảm rất nhanh nếu bị sữa khơng được ăn và chăm sóc đầy đủ.
Ngược lại nếu bị sữa được ni dưỡng và chăm sóc tốt, sẽ tiếp tục cho sữa
đến lứa đẻ thứ 8- 10, có trường hợp nhưng rất hiếm đến lứa đẻ thứ 10 - 12.
Trong trường hợp này sản lượng sữa cao nhất được duy trì đến chu kỳ thứ 7.
Có cơ sở để nói rằng các giống sớm thành thục đạt lượng sữa tối đa sớm hơn
là các phẩm giống muộn thành thục. Ở các đàn cao sản, những con bò non
năng suất sữa tăng theo tuổi của lứa đẻ lần đầu nhanh hơn những đàn có năng
suất thấp. Bị cái có thể sinh đẻ 8 - 10 lứa/đời, nhưng sản lượng sữa/chu kỳ
bắt đầu giảm sút vào khoảng 7 - 9 năm tuổi. Tuổi có thai lần đầu cũng ảnh
hưởng đáng kể đến năng suất sữa. Thể vóc của bị kém thường kèm theo
chậm thành thục về tính, bầu vú phát triển kém, năng suất sữa thấp. Nuôi
dưỡng tốt bê cái hậu bị để đạt tiêu chuẩn phối giống lần đầu vào 16 - 18 tháng
tuổi sẽ có lợi cho chức năng sản xuất sữa của bò.


×