Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

De DA KSCL HKII NV7 1112

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.97 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG



<b>KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ</b>


<b>Năm học 2011 – 2012</b>



<b>Môn thi: Ngữ Văn 7</b>



Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề )



<b>Câu 1</b>

( 3.0 điểm):



Chỉ ra câu bị động có trong những câu sau rồi chuyển câu bị động đã tìm được


thành câu chủ động:



a. Thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ đã bị Phạm Duy Tốn vạch trần.


b. Cây cau trước nhà đã bị gãy.



c. Vịnh Hạ Long được bầu chọn là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.



<b>Câu 2</b>

( 3.0 điểm):



Bằng kiến thức đã học trong “ Ca Huế trên sông Hương”, em hãy viết một đoạn


văn ngắn nói về vẻ đẹp của ca Huế trong một đêm trăng.



<b>Câu 3</b>

( 4.0 điểm ):



Một trong những nét đẹp của con người Việt Nam là “ Thương người như thể


thương thân”. Hãy chứng minh.



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG



KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Năm học 2011 – 2012


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7</b>


<i>( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)</i>


A. HƯỚNG DẪN CHUNG


- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải
biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý
cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng.


- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có
thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.


- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết
phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách
quan.


- Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,5.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ


<b>Câu 1 (</b><i>3.0 điểm</i><b>)</b>:


+ Chỉ ra được câu bị động: Câu a và câu c => 2.0 điểm ( mỗi câu 1.0 điểm)
+ Chuyển được câu bị động thành câu chủ động: 1.0 điểm.


Lưu ý: Khi biến đổi, thí sinh có thể thêm (bớt ) từ ngữ so với câu đã cho miễn sao hiểu đúng
bản chất ngữ pháp của câu. Chẳng hạn:



a. Phạm Duy Tốn vạch trần thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Chuyển đúng mỗi câu cho 0.5 điểm.


<b>Câu 2</b><i>( 3.0 điểm</i>):


<b>a. Đáp án: </b>


Thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:


<b>+ Về kiến thức: </b>


- Viết đúng chủ đề đoạn văn theo yêu cầu: vẻ đẹp của ca Huế trong một đêm trăng.


- Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và có những suy nghĩ khác nhau nhưng cần chỉ ra
được:


<b>*</b> Khung cảnh thưởng thức ca Huế: sông nước huyền ảo, thơ mộng.


<b>*</b> Người biểu diễn và người xem thân mật, thanh lịch, tinh tế…


<b>*</b> Người xem háo hức một cách hồn nhiên, cảm giác êm nhẹ, trong trẻo và say đắm ...


<b>* </b>Vẻ đẹp tâm hồn của con người Huế ( …).


<b>+ Về kỹ năng</b>:


- Viết được đoạn văn trọn vẹn về ý nghĩa và hồn chỉnh về hình thức.
- Khơng mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả…



<b>b. Biểu điểm:</b>


- Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm.


- Đoạn văn cơ bản đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn hạn chế về kỹ năng => 2.0
điểm.


- Đoạn văn còn sơ sài => 1.0 điểm


Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.


<i>Lưu ý:</i>


<i> - Trân trọng và khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc, có tố chất.</i>


<i>- Nếu thí sinh viết chung chung về “ Ca Huế trên sơng Hương” nhưng trong đó vẫn đề cập đến</i>
<i>vẻ đẹp của ca Huế trong một đêm trăng thì cho khơng q 1/ 2 số điểm của câu.</i>


<b>Câu 3 </b><i>( 4.0 điểm</i><b>)</b>:


<b>1. Đáp án: </b>


Cần bảo đảm những yêu cầu sau:


<b>a. Về kiến thức</b>:


Viết được bài văn nghị luận chứng minh theo yêu cầu của đề: nét đẹp của con người Việt Nam:
“ Thương người như thể thương thân”. Sau đây là một số gợi ý:



+ Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ.


+ Đạo lý ấy đã trở thành một nét đẹp của con người Việt Nam từ ngàn xưa:
- Trong cuộc sống ( lý lẽ, dẫn chứng);


- Trong thơ văn (lý lẽ, dẫn chứng).


+ Đạo lý ấy trong cuộc sống hiện nay (lý lẽ, dẫn chứng).


+ Mở rộng vấn đề, định hướng cách sống của bản thân ( về tình thương thân, tương ái).
<b>b. Về kỹ năng</b>:


+ Viết được bài văn nghị luận với:


- Cách lập luận chặt chẽ; biết kết hợp giữa chứng minh với giải thích.
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lac.


- Cách diễn đạt trơi chảy, bố cục hồn chỉnh.
- Hành văn trong sáng.


+ Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.


<b> 2. Biểu điểm: </b>


+ Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm


+ Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng cịn có một số hạn chế về kỹ năng => 3.0 điểm.
+ Bài viết nội dung còn đơn giản, còn mắc lỗi về kỹ năng làm bài => 2.0 điểm.


+ Bài viết còn sơ sài => 1.0 điểm.



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×