Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tải Top 4 mẫu phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất - HoaTieu.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.48 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1. Dàn ý phân tích viên quản ngục</b>


<b>1. Mở bài</b>


- Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù
- Giới thiệu nhân vật quản ngục


<b>2. Thân bài</b>


2.1. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài


- Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng khơng che giấu “Tơi nghe ...rất đẹp đó
không?”


- Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục ln bày tỏ thái độ nghiêm kính
khiêm nhường


- Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng ngay cả khi bị HC coi
thường, khinh bỉ:


+ Mong muốn: “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong
những ngày cuối cùng còn lại”


+ Sai người đem rượu và đồ nhắm đến cho Huấn Cao vì sợ trong buồng giam lạnh
+ Khép nép bày tỏ: Biết ngài là một người có nghĩa khí, tơi muốn châm chước ít
nhiều


+ Sau sự tức giận của Huấn Cao, quản ngục vẫn giữ sự đối đãi như thế


- Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu ...vũ trụ”.
Thái độ và hành động của Quản ngục cho thấy đây là con người có tấm lịng biêt



nhỡn liên tài, có thiên lương.


2.2. Sự khát khao và trân trọng cái đẹp


- Quản ngục trước kia là người đèn sách bồi đắp “thiên lương” nảy nở tốt đẹp ông⇒
ta yêu đến say mê cái đẹp


- Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do
chính tay Huấn Cao viết.


-Sự khát khao và niềm trân trọng cái đẹp trong quản ngục mãnh liệt, ông có thể bất
chấp cả tính mạng và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ơng Huấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Chỉ có một người trân trọng cái đẹp đến tột cùng mới có những lo sợ khi khồn xin


được chữ Huấn Cao như vậy thôi


Sở nguyện cao quý cho thấy quản ngục là con người biết quý trọng nâng niu cái


đẹp


2.3. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài và niềm khát khao cái đẹp được kết tinh trong cảnh
cho chữ, càng khẳng định quản ngục là “một thanh âm trong trẻo”


- Cảnh cho chữ diễn ra giữa một buồng giam tối tăm và chật hẹp nhưng tất cả trở nên
đẹp đẽ thanh cao bởi “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” cùng hai người trao cái
đẹp và trân trọng, ngưỡng vọng cái đẹp.



- Sự “khúm núm, run run” của quản ngục không phải là biểu hiện của sự hèn nhát mà
là thái độ ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái tài.


- Quản ngục đã thốt khỏi vai trị của một người cai quản để trở thành một người trân
trọng ngưỡng mộ cái đẹp Đồng điệu với Huấn cao⇒


- Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao với giọt nước mắt rỉ vào kẽ
miệng mà nhận mình là kẻ mê muội như một sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã
thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.


2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Thủ pháp tương phản đối lập.


- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính.
<b>3. Kết bài</b>


Khái quát lại vấn đề


<b>2. Phân tích nhân vật viên quản ngục - mẫu 1</b>



Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù / Cảm nhận về nhân
vật viên quản ngục.


<b>Bài làm</b>


Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, bên cạnh nhân vật Huấn Cao, ta còn thấy hiện lên
nhân vật quản ngục biết trọng người và biết quý người ngay thẳng, viên quản ngục là
một thanh âm trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Nhân


vật đã được Nguyễn Tuân khắc họa vô cùng đặc sắc, đầy ấn tượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ông hằng ngưỡng mộ về tài viết chữ đẹp, điều đó làm ơng vơ cùng băn khoăn, nghĩ
ngợi.


Quản ngục là người có số phận bi kịch. Ơng là người “tính cách dịu dàng và lịng biết
giá người, biết trọng người ngay” “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản
đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xơ bồ”. Nhưng tính cách đó, con người đó lại bị đặt
trong hồn cảnh đề lao chỉ có lừa dối, tàn nhẫn. Hồn cảnh sống và phẩm chất của
nhân vật hoàn toàn trái ngược nhau: quản ngục tâm điền tốt và thẳng thắn nhưng lại
phải ăn ở đời đời, kiếp kiếp với một lũ cặn bã. Đó chính là bi kịch của cuộc đời ơng.
Sống trong hồn cảnh đó, nhưng quản ngục vẫn giữ được cho mình một tâm hồn và
cốt cách cao đẹp. Nhận được phiến trát, biết được trong số tử tù có Huấn Cao điều đó
đã làm ơng suy nghĩ cả đêm, việc nhận tù sắp tới gây xáo động lớn trong tâm từ của
ông: khuôn mặt “tư lự” dần thay thế bằng “mặt nước ao xn, bằng lặng, kín đáo và
êm nhẹ”. Có phải chăng trong đêm thanh tĩnh đó, ơng đã suy nghĩ, đã cất nhắc để
quyết định sẽ có biệt đãi riêng với người tư tù mang tên Huấn Cao này, cũng bởi vậy
từ khuôn mặt tư lự, lo lắng chuyển sang sự thanh thản, bình lặng.


Niềm say mê nghệ thuật, lịng trân trọng người tài chính là yếu tố đã khiến ông quyết
định biệt đãi với Huấn Cao. Nhưng đi đến quyết định này, chính bản thân quản ngục
cũng phải đối mặt với nguy hiểm. Nhưng bằng tình yêu cái đẹp, bằng khí phách của
chính mình viên quản ngục vẫn quyết định biệt đãi với Huấn Cao. Biệt đãi Huấn Cao,
quản ngục cũng mang trong mình niềm hi vọng sẽ xin được chữ của ơng, nhưng đó
chỉ là hi vọng mong manh, bởi tính ơng Huấn vốn khoảnh, điều này quản ngục hiểu
rất rõ. Ngày cả khi đem tất cả dũng khí vào gặp Huấn Cao, nhận được thái độ coi
thường từ Huấn Cao, nhưng quản ngục chỉ lễ phép lui ra và nói: “Xin lĩnh ý” và mọi
sự biệt đãi vẫn diễn ra như cũ. Hành động đó, cử chỉ nhún nhường đó là cả tấm lịng
của quản ngục dành cho Huấn Cao, cũng chính ơng đã tự bộc bạch: “những người
chọc trời quấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng cịn chẳng biết có ai nữa,


huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Sự biệt đã và thái độ nhún
nhường đó cho hấy thái độ tâm phục, lòng biết giá người và trọng người ngay của
quản ngục với Huấn Cao.


Trong những ngày Huấn Cao dưới sự cải quản của mình, quản ngục cịn mang trong
mình hi vọng: ơng Huấn sẽ dịu bớt tính nết khi ấy ơng sẽ xin ơng Huấn chữ lên chữ
lần lụa vuông vắn, trăng tinh đã được ông chuẩn bị từ lâu. Nếu được Huấn Cao cho
chữ thì cả đời này của ơng coi như đã thỏa ý, đã mãn nguyện. Điều ơng đau lịng nhất
là ơng Huấn dưới quyền mình nhưng chẳng biết làm cách nào để có thể xin chữ. Ơng
sợ một mai ơng Huấn bị giải đi thì ơng sẽ ân hận cả đời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

liên tài”. Trong không gian nhà tù tối tăm, ẩm thấp, chật hẹp đã diễn ra cảnh cho chữ
chưa từng có. Tấm lụa bạch trắng cịn ngun vẹn lần hồ, những đồng tiền kẽm đánh
dấu ô, mùi mực thơm đều đã được viên quản ngục cẩn trọng chuẩn bị với tất cả lịng
thành kính. Dưới ánh đuốc tỏa ra đỏ rực, ba chiếc đầu chụm lại chăm chú từng nét
chữ người tù đang viết. Mỗi chữ Huấn Cao viết xong, viên quản ngục đều “khúm núm
cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ” thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”. Trên
lần lụa trắng, những nét chữ được viết ra, viên quản ngục lắng nghe lời khuyên chân
thành của tử tù, lui về quê nhà, bỏ nghề để giữ vững thiên lương trong sạch của mình.
Cảm về tài năng, cảm về nhân cách, viên quản ngục vội vái người tù một vái, trong
hàng nước mắt nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Ơng tự nhận mình là kẻ mê muội,
bao lâu nay sống trong cảnh đề lao, thiếu chút nữa đã làm hoen ố nhân cách và thiên
lương của chính mình. Nhờ có ánh sáng của cái đẹp, của nhân cách Huấn Cao, quản
ngục mới được khai sáng, mới có thể sống nốt phần đời cịn lại trong sự thanh tĩnh,
trong sạch.


Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc biệt, đặt nhân vật vào tình huống gặp gỡ độc đáo,
kết hợp với nghệ thuật cường điệu, phóng đại, tương phản giúp bộc lộ tính cách nhân
vật. Nhân vật được khắc họa thiên về chiều sâu tâm lí thể hiện qua các lời độc thoại
nội tâm.



Bằng nghệ thuật khắc họa nhân vật đặc sắc, độc đáo, Nguyễn Tuân đã vẽ lên chân
dung của một quản ngục thật đẹp đẽ, cao cả về nhân cách. Đồng thời ông cũng cho
thấy trong mỗi một con người ln có một phần con người nghệ sĩ, tâm hồn yêu cái
đẹp, trọng cái tài.


<b>3. Phân tích nhân vật viên quản ngục - mẫu 2</b>



Nguyễn Tuân – nhà văn suốt một đời đi tìm cái đẹp. Trước cách mạng tháng Tám
nhân vật trong trang văn của đều là những người hiện thân của cái đẹp. Chắc hẳn
chúng ta chẳng thể quên một ông Huấn Cao tài hoa tài tình, thiên lương cao đẹp mà
anh dũng, bất khuất. Bên cạnh đó nhân vật viên quản ngục được tác giả khắc họa là
một người trọng nghĩa khí, biết yêu và trân trọng cái đẹp càng làm nổi bật lên nhân
cách cao đẹp của nhà văn.


Xét về địa vị xã hội viên quản ngục là người đại cho quyền lực, pháp luật của triều
đình và đại diện cho cái xấu cái ác lúc bấy giờ. Tuy nhiên xét về phương diện nghệ
thuật ông lại là người ham mê, yêu thích cái đẹp và say đắm nét chữ của Huấn Cao vô
cùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đáng tiếc và ân hận suốt đời. Nguyễn Tuân đã nhìn nhận nét đẹp nhân cách của nhân
vật ở phương diện văn học nghệ thuật thật sâu sắc và đáng trân trọng.


Viên quản ngục là người có con mắt tinh tường biết nhìn nhận và đánh giá người tài
năng đồng thời cũng là người có tấm lịng biệt nhỡn liên tài. Trong phần đối thoại với
thầy thơ lại ông luôn thể hiện sự thành kính chân thành của mình đối với Huấn Cao.
Hằng ngày biệt đãi ông Huấn và những người bạn tù bằng rượu thịt thơm ngon. Khi bị
Huấn Cao khinh miệt, coi thường ơng khơng hề trách móc tức giận hay tìm cách trả
thù mà vơ cùng kính cẩn, lễ độ và thấu hiểu “Những người chọc trời quấy nước, đến
trên đầu người ta, người ta cũng chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là


một kẻ tiểu lại giữ tù”. Quả là một viên quan có tấm lịng đáng kính.


Ơng cịn là người có thiên lương trong sáng, biết cúi mình trước cái đẹp. Trong buổi
tối đêm đầu tiên khi Huấn cao ở trong ngục ông băn khoăn, trăn trở suy nghĩ về cái
nghề của mình với “bộ mặt suy tư lự” vì “chọn nhầm nghề mất rồi”. Nguyễn Tuân đã
nhận xét viên coi ngục là “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà
nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Khi được Huấn Cao đồng ý cho chữ ơng vơ cùng hạnh
phúc. Ơng cúi mình trước cái đẹp thể hiện trong tư thế, tâm thế khi nhận chữ trong
không gian tăm tối, bẩn thỉu chốn ngục tù. Viên quản ngục “khúm núm cất những
đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên mặt phiến lụa óng”. Cái khúm núm ấy không phải
là hèn hạ mà càng tôn lên sự thanh cao cuả một nhân cách đẹp đẽ. Đặc biệt khi được
Huấn Cao cho lời khuyên để giữ được thiên lương thì hãy thốt khỏi cái nghề này đi
thì cảm động vái người tù và rỉ nước mắt vào kẽ miệng thốt lên lời chân thành “Kẻ mê
muội này xin bái lĩnh” cho thấy thiên lương trong sáng của viên quan coi ngục đáng
được trân trọng ở “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa
lọc”.


Với tài năng kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và tả thực. Ngôn ngữ nghệ thuật
sinh động có sử dụng từ Hán Việt xen lẫn từ thuần Nôm, những câu văn chừng mực,
nhẹ nhàng sâu lắng đã khắc họa được hình tượng nhân vật viên quản ngục trọng nghĩa
trọng tài để sánh ngang với ông Huấn anh dũng tài hoa, làm nên những hình tượng
nhân vật hiện thân cho cái đẹp của “một thời vang bóng” trong trang văn Nguyễn
Tuân.


Qua nhân vật viên quản ngục cho ta thêm bài học về cách nhìn nhận, quan niệm về
con người. Trong mỗi chúng ta ln có một tâm hồn nghệ sĩ biết yêu cái đẹp và trân
trọng người tài, không phải ai cũng xấu, bên cạnh những con người chưa tốt vẫn có
những tấm lịng cao cả, thiên lương trong sáng. Điều đó cũng cho thấy quan niệm mới
mẻ về nghệ thuật là cái đẹp có thể nảy sinh trong môi trường cái xấu cái ác nhưng
khơng vì thế mà nó lụi tàn, trái lại càng bừng sáng rực rỡ và mang ý nghĩa nhân văn


cao đẹp.


<b>4. Phân tích nhân vật viên quản ngục - mẫu 3</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang
dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu (Bữa rượu máu). Con người đó là
một hình ảnh trung gian giữa cái đẹp và cái khơng đẹp. Dưới ngịi bút tài hoa của một
bậc thầy về ngơn ngữ, hình ảnh trung gian ấy cũng mập mờ, khơng có ranh giới rõ rệt.
Thoạt nhiên, viên quản ngục có vẻ như là một con người cam chịu, yên phận và cũng
chẳng có gì khác những kẻ cùng địa vị đương thời: “Chuyện triều đình quốc gia
chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời". Cái khuôn khổ phong kiến, cái “phép
nước” đã khiến quản ngục quen với việc nhận tù, giao tù, với "những mánh khóe hành
hạ thường lệ”. Những lúc ấy, viên quản ngục cứ lạnh lùng như một cỏ may, ngoan
ngỗn như một tên nơ lệ trung thành với vai trị của mình.


Nhưng có ai ngờ, bên trong con người đó vẫn ln tồn tại một mầm sống tươi xanh
của cái đẹp. Cái mầm ấy bị đè bẹp nhưng vần khắc khoải sống như chờ đợi một lúc
nào đó được vươn lên. Rồi thời điểm đó cũng đến. Huấn Cao, con người văn võ song
toàn xuất hiện với “cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Quản ngục bắt đầu rơi vào
một tâm trạng hết sức khó xử. Một sự đấu tranh âm thầm trở thành nét tiêu biểu cho
quản ngục suốt truyện mà cũng chính là biểu hiện tiêu biểu cho quản ngục suốt truyện
mà cùng chính là biểu hiện tiêu biểu cho tính “hướng nội” mỗi chúng ta thường bắt
gặp trong tác phầm của Nguyễn Tuân.


Cuối cùng thì niềm đam mê cái đẹp cũng đã chiến thắng. Tuy cái chiến thắng đó chưa
phải là tuyệt đối nhưng vẫn đủ biến viên quản ngục thành một con người khác. “Bấy
nhiêu âm thanh phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính
vị muốn từ biệt vũ trụ”, “Ngơi sao chính trị" dĩ nhiên là ám chỉ Huấn Cao. Còn “thanh
âm phức tạp” ngầm chỉ ai? Con người ấy chính là quản ngục. Quản ngục muốn nâng
niu cái đẹp nhưng lại sợ. Vì thế nên Nguyễn Tuân đã để cho nhân vật này hóa thân


thành một cái gì đó vơ hình, hư ảo. Chi tiết đó vừa bộc lộ nét mạnh của Vang bóng
một thời lãng mạn và khao khát đánh thức cái đẹp, vừa để lộ thấp thoáng điểm yếu và
sự yếu đuối của Nguyễn Tn trong cái nhìn hồi vọng xa xơi. Nó khiến Nguyễn
Tn như tránh né, đem ông trời ra mà trách: '‘Ông trời nhiều khi chơi ác đem đày ải
những cái thuần khiết giữa một đống cặn bã”.


Cũng từ ý niệm ấy, quản ngục nghĩ mình “chọn nhầm nghề mất rồi", Nguyễn Tuân đi
tìm cái đẹp và đã tìm ra cái đẹp long lanh, mong manh giữa một vùng trời đen tối.
Việc miễn những mánh khóe hành hạ, biệt đãi những người tử tù, rồi bạo dạn xin chữ,
một cách khéo léo từng chút từng chút gắn thêm nét đẹp vào con người quản ngục bởi
vì: “Biết người tài, không phải là kẻ xấu". Mặc dù vậy khi đã biệt đãi, đã toan tính
cách xin chữ, quản ngục vẫn còn sợ, vẫn dặn viên thơ lại nói với Huấn Cao: “Miễn là
ngài giữ kín cho”. Một chi tiết nhỏ nhưng chắc là không thể thiếu. Một chi tiết vừa
lãng mạn vừa hiện thực. Mến cái tài của Huấn Cao nhưng sợ “phép vua”. Phải tinh tế
lắm. Nguyễn Tuân mới phát hiện ra điều đó. Phải tài hoa lắm Nguyễn Tuân mới thể
hiện được điều đó. Nếu khơng viết về nỗi sợ ngấm ngầm thì là không thật, mà
Nguyễn Tuân lại là con người luôn vươn tới cái đẹp, cái thật. Nếu viết quá nhiều thì
sẽ làm ngắt quãng mạch chuyển biến đang cuồn cuộn, sôi sục trong nhân vật hình
tượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thân của Nguyễn Tuân với nhịp tim và hơi thở dành trọn cho sự nâng niu cái đẹp.
“Một buổi chiều lạnh, viên quản ngực tái nhặt người đi sau khi tiếp đọc công văn”.
Khơng cịn là thương tiếc, xót xa mà đã đạt đến đỉnh điểm của niềm đau xót, thẫn thờ.
Việc nhận công văn, quản ngục biết trước nhưng vẫn thấy đột ngột, hụt hẫng. Thiên
lương vừa sóng dậy trong một con người đã thúc giục quản ngục hành động. Một.
hành động trái ngược với những gì quản ngục nói: “Ta biết rồi, việc quan ta đã có
phép trước”.


Tình u cái đẹp đến đam mê đã đánh thức khí phách tiềm tàng nằm im suốt bao
nhiêu năm.



Trong cảnh cho chữ hùng vĩ, có một chi tiết đáng nhớ: “Người tù viết xong một chữ
viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền xèng đánh dấu ô chữ đặt lên
phiến lục ông”, “khúm núm” không phải chỉ vì nịnh bợ mà là vì cảm phục. Khi sự
cảm phục lên đến đỉnh điểm cũng là lúc kết thúc truyện. “Kẻ mê muội này xin bái
lĩnh”. Một nghệ thuật tài hoa, kết thúc truyện ở cao trào. Chính nghệ thuật độc đáo đó
đã nêu bật cái đẹp toàn diện, toàn mĩ và rất đặc sắc của cả người xin chữ và người cho
chữ.


Dọc theo suốt chiều dài của truyện, nhân vật quản ngục luôn tồn tại với một ý nghĩa
nhất định. Quản ngục khơng chỉ là một hình tượng độc đáo mà cịn là nhân vật hội đủ
những đặc điểm chung nhất của Vang bóng một thời, của quan niệm và phong cách
Nguyễn Tuân: lãng mạn mà vẫn hiện thực, là tiếng nói của thiên lương, của tinh thần
dân tộc, là biểu hiện của sự “yêu mến và than tiếc những cái đã qua và có sức làm
sống lại một thời xưa cũ”.


<b>5. Cảm nhận về hình tượng viên quản ngục</b>



Nguyễn Tuân được biết đến là nhà văn có phong cách viết độc đáo, mỗi tác phẩm của
ơng in dấu đậm trong lịng người đọc bởi cách xây dựng nhân vật độc đáo, ấn tượng.
Tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” thể hiện cá tính sáng tác và phong cách sáng
tác của Nguyễn Tuân rất rõ nét. Đến với truyện ngắn “Chữ người tử tù”, ta bắt gặp
một nhân vật quản ngục mang nhiều phẩm chất cao đẹp.


‘Chữ người tử tù” là câu chuyện kể về nhân vật trung tâm tên là Huấn Cao. Huấn Cao
là một người anh hùng khí chất, có tài viết chữ nổi danh xa gần. Vì động lịng dân
vùng lên khởi nghĩa chống triều đình, Huấn Cao bị bắt và chờ ngày đưa về xét xử.
Viên quan coi ngục lại là một người rất ngưỡng mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Ơng
đã có ý biệt nhưỡng, ưu ái với Huấn Cao để thể hiện sự tôn trọng. Ban đầu, Huấn Cao
tỏ thái độ khinh bỉ đối với viên quan coi ngục, nhưng khi hiểu ra tấm lòng chân thành


của quan coi ngục, Huấn Cao đã đồng ý viết tặng chữ, và có lời khuyên chân thành
với quản ngục, mong ơng thốt khỏi nghề để giữ sạch thiên lương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Quản ngục là người có phẩm chất nghệ sĩ: biết u cái đẹp và có sở thích cao quý là
chơi chữ. Khi Huấn Cao đến trại giam, quản ngục đã thiết đãi rất nhiệt tình. Ơng sai
người quét dọn phòng giam sạch sẽ, sai người đem đồ ăn thức uống chu đáo đến cho
Huấn Cao. Quản ngục còn mua sẵn một tấm lụa trắng, chờ ngày nào ông Huấn cao
bớt tính nết để xin chữ. Quản ngục ln thấy trong mình một nỗi khổ tâm và dằn vặt.
Ơng khổ tâm vì mình đang giữ trong tay tính mạng của Huấn Cao mà lại khơng giữ
được lịng người. Cái khổ tâm thứ hai cịn là vì ơng giữ cái đẹp trong tay mà lại khơng
có được cái đẹp. Nỗi khổ tâm nữa là nếu ngày Huấn Cao ra pháp trường mà khơng xin
được chữ, ơng sẽ có nỗi ân hận đến suốt cả cuộc đời.


Với sự chân thành và lòng biết giá người, tấm lòng của viên quan coi ngục cuối cùng
cũng được Huấn Cao tỏ và chấp nhận cho chữ. Cảnh ch chữ diễn ra và được miêu tả
là “cảnh tưởng xưa nay chưa từng có”. Hình ảnh quản ngục ‘khúm núm”, “cầm những
đồng tiền kẽm đánh dấu vào các ơ chữ” thể hiện được tình u và sự trân trọng của
ơng đối với cái đẹp. Đó còn là niềm khao khát của viên quan coi ngục, khao khát
vươn tới cái đẹp. Sau khi xin chữ và nhận được lời khuyên của Huấn Cao, viên quan
coi ngục đã vái lạy và khóc. Hành động thành khẩn đó thể hiện sự ăn năn, hối hận và
dự báo sự hồn lương.


Nhân vật viên quản ngục là người có thiên lương trong sáng. Ngay khi biết phạm
nhân là Huấn Cao- một người chí khí anh hùng, tài viết chữ đẹp, ông đã có hành động
và thái độ biệt nhưỡng nhân tài. Đầu tiên ông đã sai người quét dọn buồng giam để tỏ
ý biệt đãi Huấn Cao. Khi đón tù nhân, ơng nhìn Huấn Cao với cặp mắt hiền lành,
kiêng nể, tỏ ra tiếc nuối khi phải chém một nhân tài như thế. Thời gian Huấn Cao ở
buồng giam, ông cũng sai người đối xử rất tử tế. Khi được cho chữ và nhận được lời
khuyên của Huấn Cao, viên quan coi ngục đã tỏ thái độ kính cẩn và nói “kẻ mê muội
này xin bái lĩnh”. Đó chính là dấu hiệu của sự hoàn lương, dự báo sự thay đổi trong


việc chọn nghề lương thiện sau này.


</div>

<!--links-->

×