Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

SKKN vận dụng công nghệ 3d thiết kế và sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử địa phương ở nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 46 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là một bộ phận không thể tách rời.
Lịch sử địa phương là biểu hiện của lịch sử dân tộc, là sự minh họa cho lịch sử dân
tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trong sự phát triển
chung của cả nước. Nó khơng chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi
mình chơn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu quê
hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc.
Vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm và đưa lịch sử địa phương vào
khung chương trình với thời lượng 2 tiết trên 1 năm học. Hằng năm Bộ và các Sở
Giáo dục cũng thường xuyên ban hành các văn bản, tài liệu hướng dẫn về dạy học
lịch sử địa phương ở các cơ sở giáo dục.
Trong hướng dẫn thực hiện kế hoạch THPT năm học 2019-2020, Bộ GD&ĐT
chỉ rõ: “Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật
dạy học tích cực; đổi mới phương thức đánh giá học sinh; tích cực đổi mới nội
dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh
tại địa phương; tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà
trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục”
Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018 –
2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng hướng dẫn rõ cần tăng cường đổi
mới hình thức tổ chúc dạy học, trong đó : “cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng
dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường; tăng cường hoạt động trải
nghiệm; tổ chức dạy học gắn liền với di sản văn hóa ..; sử dụng các hình thức dạy
học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong công văn số 832 SGD & DT- GDTrH V/v hướng dẫn triển khai nhiệm
vụ năm học 2019 -2020 Sở Giáo dục Nghệ An cũng nêu rõ: “lựa chọn, giới thiệu
các nội dung về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,
....đề xuất Sở Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giáo dục địa phương áp
dụng trong toàn tỉnh”.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong
học lịch sử địa phương Nghệ An là một yêu cầu cấp thiết đặt ra.


Trong khi các bộ môn khoa học tự nhiên tìm đến phịng thí nghiệm làm nơi
nghiên cứu, thực hành thì bộ mơn Lịch sử tìm đến các di tích, hiện vật, tài liệu…
trong đó, bảo tàng chính là nơi học tập hữu ích, thiết thực cho việc học Lịch sử ở
trường phổ thông. Ở Nghệ An chúng ta có khá nhiều bảo tàng trưng bày các hiện
vật phục vụ công tác giảng dạy Lịch sử địa phương như Bảo tàng Tổng hợp, Bảo
tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, Bảo Tàng Quân Khu IV.

1


Tuy nhiên, rất ít nhà trường, nhất là các trường ở vùng miền núi, vùng sâu
vùng xa, học sinh ít được tham gia các bảo tàng dù chỉ một lần để phục vụ cho việc
dạy và học lịch sử do rất nhiều nguyên nhân: điều kiện thời gian, kinh phí, phương
tiện đi lại, nhân tố con người, việc bao quát lớp và đảm bảo an toàn cho học sinh…
Với tư cách một giáo viên Lịch sử, tơi cho rằng mình cần phải có trách nhiệm,
với một phạm vi nhỏ hơn – đó là làm cho học sinh u thích mơn Lịch sử. Để làm
được điều đó, trước hết bản thân giáo viên phải thay đổi. Để môn Lịch sử không
khô khan, tơi đưa các phương pháp dạy học tích cực vào giáo án; Để trong mỗi giờ
học Lịch sử, học sinh sẽ như đang sống trong thời khắc lịch sử đó. Thực tiễn đó là
cơ sở để tơi triển khai và thực hiện đề tài trong quá trình dạy học.
Bằng những hiểu biết về một số phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin
hiện đại, với mong muốn đề xuất một quy trình thiết kế và sử dụng bảo tàng ảo phù
hợp, phục vụ cho việc giảng dạy Lịch sử địa phương Nghệ An, tôi đã tiến hành
nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Vận dụng công nghệ 3D thiết kế và sử dụng Bảo
tàng ảo trong dạy học Lịch sử địa phương ở Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số ứng dụng của cơng nghệ 3D áp dụng vào bộ
mơn Lịch sử, nhóm tác giả mong muốn sử dụng bảo tàng ảo 3D phục vụ cho dạy
học lịch sử địa phương ở các trường THPT ở tỉnh Nghệ An, nhằm nâng cao chất
lượng dạy học lịch sử trong trường THPT.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào vận dụng nhóm phương pháp dạy học theo hướng ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn lịch sử. Cụ thể là sử dụng công
nghệ 3D thông qua phần mềm Photo album 3D 1.2 để dạy học lịch sử địa phương
Nghệ An ở trường THPT.
Sáng kiến bắt đầu được áp dụng từ năm học 2019 -2020, trong điều kiện
phịng học có trang bị máy chiếu có âm thanh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số ứng dụng của công nghệ 3D áp dụng vào bộ
mơn Lịch sử, nhóm tác giả đã nghiên cứu và đưa ra:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bảo tàng ảo trong dạy
học lịch sử.
Hướng dẫn cho giáo viên và học sinh cách thức cài đặt và sử dụng phần mềm
Photo 3D Album thiết kế và sử dụng “bảo tàng ảo” trong dạy học lịch sử.
Quy trình thiết kế bảo tàng ảo trong một bài học hay một chuyên đề cụ thể. Đưa
ra một số nguyên tắc khi thiết kế bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử. Đề xuất quy trình
sử dụng “bảo tàng ảo” trong dạy học lịch sử. Sưu tầm và biên soạn bộ tư liệu dưới
2


hình thức một bảo tàng ảo phục vụ cho những nội dung dạy học phần lịch sử địa
phương Nghệ An.
Thiết kế giáo án và kế hoạch dạy học theo quy trình dạy học kết hợp sử dụng
bảo tàng ảo.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp sư phạm đề
xuất, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết chủ yếu là: Phương pháp đọc và
nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, phương pháp phân tích và tổng hợp lí

thuyết để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài...
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau: Phương pháp
điều tra, phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát,... Tham khảo ý kiến
của các nhà nghiên cứu về LL&PPDH lịch sử giàu kinh nghiệm và GV giỏi ở
trường THPT. Tham khảo ý kiến cách thức của các thầy cơ giỏi trong lĩnh vực
cơng nghệ thơng tin.
Trong đó phương pháp thực nghiệm sư phạm là phương pháp quan trọng nhất
trong q trình thực hiện đề tài. Thơng qua kết quả thực nghiệm để đưa ra các đề
xuất phù hợp với tình hình thực tiễn dạy học bộ mơn Lịch sử địa phương trong
trường THPT hiện nay.
6. Những đóng góp của đề tài
Theo nhóm tác giả Đề tài này có thể áp dụng cho việc dạy học lịch sử địa
phương ở tất cả các khối lớp tại tất cả các trường phổ thơng trên tồn tỉnh, hoặc
nhân rộng ra tồn Quốc. Ngồi ra cịn áp dụng dạy học các bài Lịch sử cơ bản cũng
như phục vụ dạy học ngoại khóa, dạy học dự án,...
Lợi ích thiết thực của sáng kiến này mang lại là rất lớn:
Về hiệu quả giáo dục:
Sáng kiến sau khi được áp dụng ở trường đã tạo sự hào hứng cho học sinh,
thay đổi toàn diện các dạy – cách học của thầy và trò đối với mơn Lịch sử. Tác giả
đưa ra nhiều hình ảnh minh họa sống động giúp học sinh nhận thức lịch sử Nghệ
An thơng qua hình ảnh q khứ, bằng những hoạt động của giác quan: thị giác tạo
nên những hình ảnh trực quan, thính giác đem lại những hình ảnh quá khứ thông
qua những lời giảng của giáo viên, từ đó khơi dậy sự hứng thú, phát huy tính tích
cự của học sinh khi tiếp thu kiến thức mới.

3


Ngồi ra, sáng kiến cịn giúp rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh thông

qua việc giao cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, giao cho học sinh thiết kế các bảo
tàng ảo của riêng mình giới sự hướng dẫn của giáo viên.
Về hiệu quả kinh tế: Sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học Lịch sử hiện nay là
một giải pháp tối ưu, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID – 19 đang hoành hành
khắp thế giới vì nó giúp tiết kiệm thời gian dạy và học – có thể dễ dàng sử dụng để
dạy học trực tuyến, online,...
Ngồi ra khi thầy cơ dạy học thiết kế dạng bảo tàng ảo sẽ tạo hứng thú học tập
cho học sinh, khơi dậy đam mê học tập môn lịch sử .

4


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng bảo tàng ảo 3D trong dạy học lịch
sử địa phương Nghệ An trong trường THPT.
1. Cơ sở lí luận
Nghệ An, là nơi xuất hiện lồi người sớm, cũng là nơi có nhiều đóng góp cho
sự hình thành nền văn hóa, văn minh đầu tiên của dân tộc. Nghệ An cũng là vùng
đất giàu truyền thống cách mạng, đi đầu trong công cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm,..cũng là nơi có bề dày văn hóa, truyền thống khoa bảng, vì vậy việc nghiên
cứu và giảng dạy lịch sử địa phương Nghệ An là một việc làm cấp thiết và ý nghĩa.
Điều này vừa đảm bảo yêu cầu nội dung chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định, vừa góp phần giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống cánh mạng
của Nghệ An.
Tuy nhiên việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Nghệ An còn gặp khơng ít khó
khăn, giáo viên và học sinh dựa vào tài liệu: Một số chuyên đề lịch sử địa phương
Nghệ An do Sở Giáo dục Nghệ An xuất bản, sách do ThS. Nguyễn Thị Thanh
Thủy (chủ biên), đây được xem như sách giáo khoa về lịch sử địa phương, sách đã
xây dựng được bộ khung cốt lõi về nội dung và chương trình lịch sử địa phương
Nghệ An.

Tuy nhiên, đất nước và nhân loại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới,
đặt ra những yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người nên
giáo dục và đào tạo cũng phải có sự điều chỉnh theo hướng đổi mới. Trong đó phải
đổi mới tồn diện từ chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học, năng lực tổ chức
hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lý chuyên môn trong nhà trường. Học
sinh được phát triển các phẩm chất, năng lực, tự điều chỉnh bản thân theo các
chuẩn mực chung của xã hội, hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức
và kỹ năng nền tảng ở bậc phổ thông.
Ngày nay khoa học kỹ thuật nói chung và cơng nghệ thơng tin nói riêng đang
phát triển như vũ bão, với một trình độ cơng nghệ thơng tin nhất định, có tinh thần
ham học hỏi, có ý thức chuẩn bị bài học và biết cách sưu tầm, biên tập, giáo viên
lịch sử có thể tự mình thiết kế các bảo tàng ảo 3D phục vụ quá trình dạy và học
mơn lịch sử ở ngay tại lớp.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng dạy học lịch sử địa phương hiện nay
Lịch sử địa phương có vai trị vô cùng quan trọng trong việc giáo dục học sinh
của bộ môn lịch sử. tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, lịch sử địa phương lại ít
được quan tâm. Chương trình lịch sử địa phương khơng có một hướng dẫn chi tiết
nào, phần lớn đều do các thầy cô chủ động biên soạn và thực hiện.

5


Vì khơng có giáo án thống nhất, lại bố trí ở gần cuối học kỳ nên thường bị bỏ
qua hoặc cho học sinh tự tìm hiểu lấy. Điều này dẫn đến nhiều bất cập khi thực
hiện triển khai tiết dạy lịch sử địa phương. Thực tế trong các nhà trường, thầy cô
dạy sử thường rất ngại dạy các tiết lịch sử địa phương bởi nhiều lý do:
Thứ nhất: Thời lượng chương trình giành cho mơn Lịch sử khá ít (thường mỗi
khối lớp chỉ có 1-2 tiết/tuần), trong khi khối lượng kiến thức cần hồn thành khá
nhiều cùng với đó là do một số lý do cá nhân nên giáo viên sẽ bị chậm chương

trình và 2 tiết dạy sử địa phương được thầy cô chủ yếu dùng để dạy bù chương
trình chậm.
Thứ hai: Mỗi tỉnh, huyện lại có một truyền thống lịch sử khác nhau. Thầy cô
giáo muốn dạy tốt tiết lịch sử địa phương thường phải bỏ ra rất nhiều cơng sức tìm
tịi, sưu tầm tài liệu. Việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho tiết dạy lịch sử địa phương
rất mất thời gian. Nhất là đối với các huyện miền núi có rất ít các di tích lịch sử
được xếp hạng, khơng có các Bảo tàng để học sinh tham quan học tập. Chỉ một số
địa phương mới có di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia hoặc các nơi có
danh nhân nổi tiếng mới có sẵn tư liệu để dạy.
Mặt khác, nguồn tư liệu về lịch sử địa phương đôi lúc dựa vào các câu
chuyện truyền lại trong dân gian, vì thế những kiến thức lịch sử địa phương có khi
chính những người trơng coi di tích cũng khơng nắm vững nên việc cung cấp kiến
thức lịch sử địa phương cho các thầy cô giáo quả là điều khó.
Thứ ba: Tiết dạy sử địa phương khơng có nội dung cụ thể trong chương trình,
nên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên khi kiểm tra cũng có phần nương nhẹ. Giáo
viên có thể “mạnh ai nấy làm”
Thứ tư, hiện tượng bảo thủ, lạc hậu về phương pháp dạy học cũng làm cho
việc dạy học lịch sử địa phương gặp khơng ít khó khăn, làm cho học sinh cảm giác
nhàm chán hiểu mơ hồ, không hứng thú khi học.
Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh:
- Về phương pháp dạy, học: Khơng ít giáo viên, nhất là ở các vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa… ít được cập nhật thơng tin khoa học, chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và chưa hiểu rõ nội
dung của cơng việc này. Vì vậy, trong giờ học lịch sử nói chung và lịch sử địa
phương nói riêng, thầy làm việc là chủ yếu, trò thu động ghi chép cịn khá phổ
biến.
- Về hình thức, tổ chức: Ở các trường phổ thông hiện nay, giáo viên mới chỉ
tập trung vào các giờ lên lớp, chưa quan tâm đến các bài học tại thực địa, ở nhà bảo
tàng và các hoạt động ngoại khố vì nhiều lý do (kinh phí, quỹ thời gian, sự quan
tâm của các cấp quản lý…). Trong khi đó việc giảng dạy lịch sử địa phương rất cần

thiết phải thực hiện các hoạt động dạy học trải nghiệm như thế này.
6


- Về kiểm tra, đánh giá: Việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử tuy có
chuyển biến nhưng vẫn còn nhiều điều bất cập. Trong ma trận đề kiểm tra phần
lịch sử địa phương thường khơng có. Việc kiểm tra, đánh giá như vậy dẫn đến tình
trạng học sinh học đối phó – giáo viên khơng chú trọng giảng dạy lịch sử địa
phương.
Vì những nguyên nhân trên, tiết dạy lịch sử địa phương đã bị nhiều giáo viên
dạy sử xem nhẹ, thậm chí là bỏ qua. Trong thực tế, học sinh lại rất hào hứng với 2
tiết ít ỏi của chương trình này. Bởi qua đó, các em được biết thêm về những danh
nhân văn hóa của quê hương mình. Các em cũng được đi tham quan những di tích
lịch sử văn hố của nơi mình sinh sống, để hiểu thêm về quê hương với những
truyền thống tốt đẹp và công trạng của các bậc tiền nhân.
2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sử dụng bảo tàng ảo vào dạy học.
2.2.1. Mức độ nhận thức của giáo viên về sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học ở
trường THPT
Để có cơ sở thực tiễn cho việc ứng dụng bảo tàng ảo ở trường THPT đạt
hiệu quả cao, tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng của 12 giáo
viên dạy lịch sử ở 3 trường THPT trên địa bàn . Kết quả thu được như sau: (lập
bảng biểu thống kê cho từng trường, bám sát số lượng giáo viên của trường làm
khảo sát)
Mức độ nhận thức và lí do

Số giáo viên Tỉ lệ %

A. Mức độ nhận thức
Rất cần thiết


9

75

Cần thiết

3

25

Không cần thiết

0

0

- Kích thích hứng thú học tập của học sinh

12

100

- Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh

12

100

- Đảm bảo kiến thức vững chắc


9

75

- Chuẩn bị cơng phu mất thời gian

7

58

- HS được thể hiện mình trước đám đơng

12

100

B. Các lí do

Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về sử dụng bảo tàng ảo
trong dạy học ở trường THPT
2.2.2. Mức độ sử dụng bảo tàng ảo của giáo viên trong dạy học Lịch sử.
Để điều tra thực trạng vận dụng bảo tàng ảo trong dạy học Lịch sử, tác giả đã
tiến hành điều tra các PPDH được các giáo viên sử dụng.
7


Kết quả như sau:

TT Các PPDH/
KTDH


Thường xuyên
SL

Thỉnh thoảng

%

SL

Không sử dụng

%

SL

%

1

Thuyết trình 12

100

0

0

0


0

2

bảo tàng ảo

0

0

5

42

7

58

3

Vấn đáp

7

58

5

42


0

0

4

Trực quan

2

17

8

66

2

17

5

Nhóm

4

33

5


42

3

25

Bảng 2: Thực trạng sử dụng các bảo tàng ảo của giáo viên trong dạy học lịch sử ở
trường THPT
2.2.3. Mức độ hứng thú của HS đối với các phương pháp dạy học của giáo viên.
Để tìm hiểu về mức độ hứng thú của học sinh đối với các PPDH mà giáo viên
thường sử dụng tôi đã tiến hành điều tra 100 HS khối 10,11,12 của 2 trường THPT
ở trên địa bàn kết quả thu được như sau:
TT

Rất thích

Thích

Khơng
thích

Bình thường

Các PP
SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

1

Thuyết trình

0

0

12

12

26

26

62

62


2

bảo tàng ảo

85

85

15

15

0

0

0

0

3

Vấn đáp

5

5

12


12

27

27

56

56

4

Trực quan.

32

32

38

38

30

30

0

0


5

Nhóm

44

44

50

50

6

6

0

0

Bảng 3: Mức độ hứng thú của học sinh với các phương pháp mà giáo viên đã sử
dụng
Qua số liệu điều tra trên tơi thấy:
- Về phía giáo viên: 100% (12/12) giáo viên được khảo sát đều khẳng định sự
cần thiết cả việc sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học. Các giáo viên đã có nhận thức
đúng đắn về tác dụng của bảo tàng ảo: 100% (12/12) giáo viên đều cho rằng bảo
tàng ảo kích thích sự hứng thú trong học tập, phát huy tính tích cực, độc lập sáng
tạo của học sinh, 75% (9/12) giáo viên họ rằng phương pháp này đảm bảo kiến
8



thức vững chắc. 100% (12/12) giáo viên đều cho rằng nếu thực hiện đóng vai học
sinh sẽ được thể hiện mình trước đám đơng.
Tuy nhiên qua số liệu điều tra ở bảng 2: Các phương pháp dạy học được các
giáo viên sử dụng cho thấy: 100% giáo viên trong dạy học sử dụng thường xuyên
phương pháp thuyết trình, 33% sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, 17% sử
dụng phương pháp trực quan. Trong khi đó với sử dụng bảo tàng ảo chỉ có 42%
(5/12) giáo viên được hỏi là thỉnh thoảng sử dụng trong quá trình dạy học, 58% (
7/12) giáo viên khơng sử dụng, cịn sử dụng thường xun khơng có giáo viên nào.
Điều này cho thấy giữa nhận thức, thái độ và hành động thực tế của giáo viên cịn
có khoảng cách khá xa. Đây cũng là ngun nhân dẫn đến việc cải tiến, đổi mới
PPDH còn gặp nhiều khó khăn.
- Về phía học sinh: Qua điều tra tơi thấy hầu hết các em rất thích thú khi được
đóng vai trong giờ học lịch sử. 85% học sinh rất thích và 15 % học sinh thích giáo
viên sử dụng bảo tàng ảo trong giờ học Lịch sử. Như vậy đây là một thuận lợi để
giáo viên có thể áp dụng phương pháp này trong xu thể đổi mới PPDH hiện nay.
Tuy nhiên trong quá trình dạy học giáo viên rất ít khi sử dụng bảo tàng ảo, nếu có
thì cũng chỉ trong các tiết thao giảng hoặc sinh hoạt chun đề. Qua tìm hiểu tơi
thấy ngun nhân của thực trạng trên là do:
Các thầy - cô cho rằng bảo tàng ảo địi hỏi đầu tư nhiều cơng sức, chuẩn bị
mất thời gian. Không phải nội dung nào cũng sử dụng bảo tàng ảo một cách hiệu
quả, giáo viên phải mất thời gian chuẩn bị giáo án và triển khai đóng vai trên lớp.
Năng lực, kĩ năng vận dụng bảo tàng ảo còn hạn chế, nhiều giáo viên còn
đang lúng túng chưa biết vận dụng vào bài nào, tiến hành ra sao…đó là những
nguyên nhân làm cho giáo viên chưa mạnh dạn sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học.
Khả năng hợp tác của các c học sinh ũng làm giảm hiệu quả sử dụng phương
pháp này, các em chưa chủ động khi tham gia hoạt động nhóm.
Chương trình mơn học cịn nặng về cung cấp kiến thức, giáo viên khơng có
thời gian để sân khấu hóa lớp học.
II. Vận dụng công nghệ 3D thiết kế “Bảo tàng ảo” trong dạy học lịch sử ở địa

phương Nghệ An
1. Khái quát về bảo tàng ảo
Bảo tàng, là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến một
hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay một giai đoạn lịch sử
nào đó. Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa mãn
trí tị mị tìm hiểu về quá khứ.
Bảo tàng, với lợi thế sở hữu các sưu tập hiện vật về lịch sử tự nhiên và xã hội
cùng với những nội dung và câu chuyện liên quan đến các sưu tập sẽ thực sự là nơi
tìm hiểu, học tập, làm giàu kiến thức hấp dẫn, hiệu quả.
9


Ngồi phục vụ cho việc nghiên cứu, sưu tầm, thì các bảo tàng cịn là nơi
tham quan, trải nghiệm.
Cơng nghệ 3D là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay được ứng dụng trong các
phương tiện nghe nhìn. Tính năng động và tương tác vật lý trong không gian thực
của sự vật, hiện vật, thực thể, âm thanh, hình ảnh, đồ vật…đều mô phỏng được nhờ
công nghệ này.
Phương pháp ứng dụng công nghệ tương tác 3D xây dựng bảo tàng ảo trên thế
giới có từ năm 2008, đã được nhiều Bảo tàng quốc gia lớn tiếp cận và ứng dụng
như: Bảo tàng Louvre (Pháp), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Smithsonian
(Mỹ), Bảo tàng Vatican (Italia)….ở nước ta Bảo tàng lịch sử quốc gia là nơi triển
khai Bảo tàng 3D đầu tiên. Từ năm 2013. Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã giới thiệu
đến công chúng 2 trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa phật giáo phật giáo Việt
Nam” và “Đèn cổ Việt Nam” từ đó khá nhiều đơn vị sử dụng bảo tàng ảo phục vụ
tham quan, nghên cứu.
Ưu điểm của công nghệ này cho phép bất cứ điều gì có thể nhìn thấy trong
khơng gian thực đều có thể được mơ hình hóa trong khơng gian 3D ảo. Tính năng
động và tương tác vật lý trong khơng gian thực của sự vật, hiện vật, thực thể, âm
thanh, hình ảnh, đồ vật v.v… đều có thể mơ phỏng được nhờ công nghệ này. Công

nghệ 3D là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay được ứng dụng trong các phương tiện
nghe nhìn
Kiến trúc khơng gian ảo 3D mơ tả chân thực tồn bộ khơng gian bảo tàng
thực. Về cơ bản, nó bao gồm sàn nhà, trần nhà, tường, cột, mái vịm, hốc, trang trí
khác nhau, mảnh đồ nội thất,… trong không gian trưng bày.
Các giải pháp bảo tàng ảo 3D cho phép khách tham quan truy cập và khám
phá dễ dàng, lựa chọn các đối tượng, chủ đề quan tâm, ưa thích… khách tham quan
tự do khám phá bảo tàng như người nắm giữ bảo tàng thực sự.
2. Bảo tàng ảo với việc ứng dụng trong dạy học lịch sử ở Địa phương
Dạy học tại bảo tàng nói chung cũng như việc ứng dụng bảo tàng ảo vào trong giờ
dạy Lịch sử đều nhằm đạt mục tiêu chung của bộ môn Lịch sử :
Bảo tàng ảo là nơi trưng bày hiện vật được số hóa dựa trên hiện vật thật, vì thế
bảo tàng ảo góp phần giúp học sinh hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được
tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. Tái hiện và trình bày được dưới hình thức
diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác
định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. Đưa ra được
những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình
lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử. hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của
lịch sử.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên và quan sát bảo tàng ảo, sách giáo khoa và tài
liệu, học sinh sẽ được học các kĩ năng thực hành bộ môn như kĩ năng quan sát, giới
10


thiệu nội dung tranh ảnh, hiện vật cũng như những vấn đề tồn tại xung quanh nó một
cách ngắn gọn và rõ ràng. Kỹ năng sưu tầm tư liệu, kỹ năng ngôn ngữ
Quan sát hiện vật, tranh ảnh lịch sử địa phương Nghệ An trong bảo tàng ảo sẽ tạo
hứng thú cho học sinh từ đó kích thích các em khám phá lịch sử quê hương mình thêm
tự hào về quê hương sẽ giúp các em thêm phấn đấu học tập lao động để làm giàu cho
quê hương.

3. Quy trình thiết kế Bảo tàng ảo trong dạy học
3.1. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Photo 3D Album thiết kế bảo tàng
ảo
3.1.1. Giới thiệu trình tạo album ảnh 3D
Photo 3D Album hỗ trợ người dùng trình diễn các bức ảnh theo phong cách
3D được tích hợp trong một phịng trưng bày sinh động với những mẫu khung hình
và màu sắc độc đáo. Với Photo 3D Album, các bức sẽ trở nên sống động hơn rất
nhiều so với việc chỉ nằm im một chỗ trong các thư mục trên ổ cứng máy tính.
Phần mềm này sẽ hỗ trợ tạo nên những phịng tranh với khơng gian 3D trình diễn
các bộ sưu tập ảnh một cách đẹp mắt để bạn có thể quản lý các hình ảnh và sử
dụng chúng dễ dàng cho nhiều mục đích khác nhau.
Photo 3D Album cung cấp 11 phòng trưng bày ảnh nghệ thuật khác nhau cho
ta lựa chọn. Người dùng được phép thay đổi góc nhìn ảnh trong khơng gian 3
chiều. Có nhiều loại khung hình chứa ảnh được hỗ trợ. Bạn chỉ cần sử dụng các
thao tác kéo thả các bức ảnh vào các khung trồng và thực hiện các điều chỉnh xoay
hình ảnh, điều chỉnh kích cỡ cho vừa khít với khung tranh. Đồng thời, mỗi hình
ảnh có thể đi kèm với các chú thích, bình luận để tăng thêm sự sinh động.
Các bức ảnh sau khi hoàn thành được lưu lại dưới định dạng PGAL, trình
diễn ở chế độ tồn màn hình rất thú vị. Người dùng dễ dàng tải ảnh lên website,
lưu album ảnh và mở chúng dưới dạng screensaver của máy tính hoặc file exe để
có thể chạy ở bất kỳ máy tính nào, hoặc ghi vào các thiết bị lưu trữ để chia sẻ cho
bạn bè.
3.1.2. Hướng dẫn cài đặt photo-3d-album 1.2

11


Nháy kép chuột vào photo-3d-album 1.2  chọn Next  chọn I accept the
agreement  chọn Next


Sau
đó
chọn
Next
,
Next
,
Next

chọn
Install chờ cho quá trình cài đặt hồn tất chọn Finish. Như vậy ta đã cài đặt xong
phần mềm photo-3d-album 1.2
3.1.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm photo-3d-album 1.2

Sau khi download và cài đặt, kích hoạt để sử dụng chương trình. Ngay tại bước đầu
tiên khi sử dụng, bạn chọn Creat new gallery để bắt đầu tạo mới “phịng trưng
bày” của mình.

12


Tiếp theo, bạn cần phải chọn “phong cách” của showroom mà bạn muốn
những hình ảnh của mình sẽ được hiển thị trên đó. Mặc định sẽ có 11 “phịng trưng
bày” khác nhau cho bạn chọn, tuy nhiên, nếu muốn có thể download thêm những
kiểu khác nhau tại trang chủ của chương trình.
Sau khi chọn được kiểu dáng và phong cách của “phòng trưng bày” ưng ý,
bạn nhấn OK để bắt đầu “treo” ảnh của mình lên phịng. Trong trường hợp ở đây,
chúng ta chọn phong cách của phòng trưng bày nghệ thuật (Art Gallery).

Sau khi chọn, không gian của căn phịng sẽ được hiển thị ở khung bên phải.

Bạn có thể sử dụng chuột để thay đổi góc nhìn trong căn phịng này để có được cái
nhìn tổng quan trong khơng gian 3 chiều. Để thêm các hình ảnh vào căn phòng, tại
khung bên trái, bạn chọn đến thư mục chứa các hình ảnh mà bạn muốn đưa vào
13


phịng trưng bày. Bây giờ những gì bạn cần làm là kéo những hình ảnh bạn muốn
và thả vào những khung tranh trống trong căn phòng. Bạn cũng thể sử dụng chuột
để di chuyển qua lại giữa các căn phòng để có thêm những khung tranh, và bạn sẽ
thực sự ngạc nhiên bởi sự rộng lớn của gian phòng trưng bày mà chương trình
mang đến cho bạn.

Thêm vào đó, bạn có thể thiết lập để xoay hình ảnh, điều chỉnh kích cỡ cho
vừa khít với khung tranh. Bạn cũng có thể thêm vào mỗi hình ảnh những comment
chú giải cho chúng để khi chia sẻ với người xem, họ có thể hiểu được hơn hoặc
thấy thú vị hơn về bức ảnh.

Một khi bạn đã thêm đầy đủ các hình ảnh vào phịng trưng bày, bạn có thể
xem lại showroom của mình bằng cách click vào nút Preview trên thanh menu.
Lúc này chương trình sẽ yêu cầu bạn lưu lại thành quả bằng 1 file định dạng. pgal,
sau đó chương trình sẽ chuyển qua chế độ tồn màn hình và trình diễn các hình ảnh
của bạn dưới dạng 3D hết sức thú vị. Chúng ta có thể để chương trình tự động dạo
14


quanh phịng trưng bày của mình hoặc tự chính bạn “du ngoạn” căn phòng bằng
cách chọn chế độ Free Move (bằng cách nhấn phím F1).
Chia sẻ:
Sau khi đã hồn thành tác phẩm, ta có thể chia sẻ chúng với bạn bè bằng cách
nhấn nút Share trên menu. Ở đây có 3 lựa chọn nhau:

- Web Gallery in Shockwave Format: Chọn lựa chọn này nếu bạn muốn
upload album của mình lên web và chia sẻ chúng thông qua trang web. Đánh dấu
vào mục Upload to Pho.to để upload có thể upload lên trang chủ của chương trình
và lấy đường link chia sẻ với bạn bè. Nếu không đánh dấu vào mục này, album ảnh
của bạn sẽ dược lưu thành 1 file html và 1 file exe để bạn có thể tự upload và chia
sẻ nếu muốn.
- Custom Gallery for Photo! 3D Screensaver: lựa chọn này giúp bạn lưu
album ảnh của mình và mở chúng dưới dạng screensaver của máy tính.
- Stand-alone Gallery Player: lựa chọn này cho phép bạn lưu album ảnh dưới
dạng file exe để có thể chạy ở bất kỳ máy tính nào. Với lựa chọn này, album ảnh
của bạn có thể dễ dàng ghi vào đĩa hoặc vào thẻ nhớ để có thể dễ dàng chia sẻ với
mọi người.
Ngồi ra, ở bên dưới cịn có tùy chọn Image Quality để tinh chỉnh chất lượng
hình ảnh và đồng thời với nó là dung lượng của file xuất ra. Nếu bạn xuất file để
chia sẻ qua Internet thì bạn nên chọn chất lượng hình ảnh trung bình để có được
dung lượng phù hợp, tương ứng nếu bạn muốn chia sẻ qua email (dung lượng bé
nhất) hoặc để ghi lên đĩa (dung lượng lớn và chất lượng ảnh tốt nhất).
Download thêm các showroom:
Như trên đã nói, bạn có thể download thêm các showroom để sử dụng cho
chương trình từ trang chủ của chương trình. Để làm điều này, bạn click vào
mục Design trên menu. Danh sách các showroom sẽ được hiện ra (danh sách bên
dưới), bạn chỉ việc chọn và click vào 1 showroom ưng ý nhất để tiến hành cài đặt
và sử dụng về sau.
3.2. Quy trình thiết kế bảo tàng ảo trong dạy học
Quy trình thiết kế bảo tàng ảo được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chọn chủ đề và đặt tên cho bảo tàng
Tùy vào chun đề, mục đích bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn chủ đề cho bảo
tàng mà mình định xây dựng. Đây là khâu đầu tiên và vô cùng quan trọng cho việc thiết
kế được một bảo tàng ảo hoàn chỉnh.
Bước 2: Sưu tầm – xử lý, tư liệu liên quan đến chủ đề

Sau khi có chủ đề bảo tàng, giáo viên bắt tay vào thu thập tư liệu liên quan đến
chủ đề như hình ảnh, hiện vật,..sau đó giáo viên số hóa hiện vật.
15


Bước 3: Sử dụng phần mềm để xây dựng Bảo tàng ảo
Sau khi số hóa các tư liệu, giáo viên lập trình về giao diện, lựa chọn phịng tranh,
phong cách trưng bày, khơng gian, tạo các chú thích,...
Bước 4: Hồn thiện bảo tàng
Cuối cùng giáo viên kiểm tra, rà soát và chỉnh sửa sản phẩm, lưu vào máy.
3.3. Một số nguyên tắc khi thiết kế Bảo tàng ảo trong dạy học
3.3.1. Đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục.
Tức bảo tàng ảo phải đảm bảo sự thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực.
Nguyên tắc này đòi hỏi Bảo tàng ảo phải trang bị những tri thức khoa học chân chính
qua việc tham quan bảo tàng khơng chỉ góp phần cung cấp cho học sinh khối lượng
kiến thức mà cịn góp phần giáo dục học sinh lịng khát khao học tập một cách nghiêm
túc. Khi thiết kế bảo tàng ảo phải phục vụ nội dung chuyên đề, góp phần đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực. Các hình ảnh trong
bảo tàng phải được chọn lọc kỹ đảm bảo tính logic, khoa học.
Nội dung hình ảnh được lựa chọn để xây dựng bảo tàng ảo phải, giáo dục được
tình yêu quê hương, đất nước, con người, yêu lao động, kích thích sự sáng tạo, ham
hiểu biết của học sinh.
3.3.2. Đảm bảo tính thẩm mỹ
Nguyên tắc vô cùng quan trọng trong việc tạo ra các bảo tàng ảo là đảm bảo tính
thẩm mỹ. Thầy, cô phải đầu tư thời gian nghiêm túc để chọn ra các tư liệu hình ảnh,
hiện vật đẹp rõ nét kết hợp lựa chọn phòng tranh phù hợp sẽ tạo ra sự thích thú cho học
sinh các em sẽ hào hứng học tập chủ đề hơn.
3.3.3. Nguyên tắc đảm bảo đảm bảo sự thống nhất “học đi đôi với hành”
Thông qua việc dạy học bằng bảo tàng ảo giáo viên sẽ khơi dậy đam mê học tập
cho học sinh kết hợp với việc hướng dẫn học sinh tự mình thiết kế các bảo tàng ảo theo

các chủ đề mà giáo viên giao cho hoặc các chủ đề mà các em u thích.
Thầy, cơ sẽ là người hướng dẫn cụ thể học sinh cách cài đặt và sử dụng phần
mềm, lựa chọn chủ đề, lựa chọn tư liệu, thực hiện làm bảo tàng cho riêng mình, đánh
giá nhận xét và giúp học sinh hồn thiện bản tàng.
4. Quy trình dạy học sử dụng bảo tàng ảo và yêu cầu khi sử dụng bảo tàng ảo
4.1. Quy trình sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử
4.1.1. Trên lớp
Trước tiên giáo viên phải kiểm tra điều kiện để dạy học một tiết có sử dụng bảo
tàng ảo phải đảm bảo có phịng học trang bị âm thanh đảm bảo, có máy chiếu, máy
tính,..
16


Máy tính có thể do giáo viên mang đi hoặc của phòng máy. Tuy nhiên, giáo viên
cần kiểm tra kỹ máy tính đó đã được cài đặt phần mềm Photo 3D Album chưa? Nếu
chưa, các bảo tàng ảo do giáo viên thiết kế từ ở nhà sẽ không sử dụng được.
Khi tổ chức dạy học sử dungk bảo tàng ảo giáo viên cần tránh áp đặt kiến thức mà
cần kích thích sự tị mị khám phá của học sinh, phát triển kỹ năng và giáo dục tư tưởng
đạo đức cho học sinh.
4.1.2. Ở nhà
Phương châm lấy người học làm trung tâm là đáp ứng cho việc dạy học theo
hướng tự học, tự chủ. Để học sinh tự học – tự mình tạo ra sản phẩm học tập giáo
viên cần hình thành cho học sinh năng lực tự học.
Để làm được điều này trước hết giáo viên phải làm sao để học sinh u thích
cái mình đang được giao nhiệm vụ học tập, giáo viên phải làm cho học sinh say mê
môn học. Cụ thể ở đây là việc thiết kế các bảo tàng ảo – một khi học sinh yêu thích
mơn lịch sử các em sẽ làm việc một cách say mê khi đó hiệu quả sản phẩm sẽ cao.
Tiếp theo giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập từ ban
đầu. Thầy cô phải hướng dẫn học sinh tìm và đọc sách hoặc tài liệu liên quan đến
bảo tàng ảo hoặc các chủ đề mà học sinh thiết kế. Ngồi ra, thầy cơ cần giao nhiệm

vụ cụ thể cho học sinh có như thế các em mới định hướng được cụ thể các nhiệm
mình cần làm.
Ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển mạnh thầy cơ có thể phát huy
mạng xã hội để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà hiệu quả bằng việc lập ra các
nhóm trên Messenger hoặc Zalo,..hàng ngày thông qua các công cụ này hướng dẫn
học sinh học tập, thiết kế bảo tàng ảo, kiểm tra tiến độ thực hiện của học sinh, góp
ý sữa chữa cho các em,..
4.1.3. Tở chức các hoạt động ngoại khố – trải nghiệm
Ngoại khóa lịch sử - là một hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thơng, có
vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu mơn học.
Ngoại khóa lịch sử có nhiều hình thức như đọc sách, kể chuyện lịch sử, tham
quan di tích, bảo tàng, tổ chức trị chơi lịch sử,...trong đó hình thức tổ chức cho học
sinh đi tham quan – trải nghiệm các di tích lịch sử địa phương sẽ là ưu tiên được
nhiều học sinh lựa chọn vì nó giúp các em vừa học tập vừa được đi trải nghiệm
thực tế.,,
Tuy nhiên không phải trường nào cũng đủ tài chính, thời gian và năng lực tổ chức
để đưa học sinh đi tham quan thực tế các di tích trên địa bàn tỉnh nhất là các di tích
phục vụ dạy học lịch sử địa phương. Nên việc thiết kế bảo tàng ảo sẽ góp phần giúp học
sinh có được các nhìn tổng quan về các di tích lịch sử ở q hương mà mình chưa có
điều kiện ghé thăm.

17


Giáo viên có thể khuyến khích các em làm các bảo tàng ảo theo các chủ đề khác
nhau như: bảo tàng ảo về một giai đoạn lịch sử của địa phương hay một nhân vật lịch
sử tiêu biểu ở quê hương mình...
Giáo viên phải chuẩn bị hệ thống kiến thức kĩ lưỡng, tìm hiểu sâu về các hiện vật,
tranh ảnh trong bảo tàng ảo của mình hoặc sản phẩm của học sinh để có thể hướng dẫn,
giải thích những hình ảnh, hiện vật được trưng bày trong bảo tàng ảo. Giáo viên cần rèn

luyện, trau dồi cho mình các kỹ năng như: kỹ năng thuyết trình, tổ chức trị chơi tập thể,
kỹ năng quan sát, kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng ứng biến, xử lý tình huống...
4.2. Các yêu cầu khi sử dụng Bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử
4.2.1. Đối với thầy cô:
- Chúng ta cần hiểu được vai trị và vị trí của bảo tàng nói chung và bảo tàng ảo
nói riêng đối với cơng tác dạy học lịch sử.
- Chúng ta cần chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học: giáo án, máy tính, máy
chiếu, loa, míc,...
- Lựa chọn phương pháp sử dụng bảo tàng ảo một cách phù hợp nhằm mang lại
tính tích cực chủ động của học sinh. Ln lắng nghe, tháo gỡ những vướng mắc cho
học sinh suốt quá trình học tập
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình học. Giáo viên nên đặt
các câu hỏi mang tính mở rộng kiến thức, phát huy khả năng phân tích và giải quyết
vấn đề của học sinh.
4.2.2. Đối với học sinh:
- Học sinh phải đọc trước, tìm hiểu trước các chủ đề sắp được học khi giáo viên
thông báo ví dụ: tìm hiểu ở nhà về Giáo dục Nghệ An thời phong kiến (thế kỷ X- XIX)
- Tích cực làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn bè thường xuyên trao đổi với giáo
viên để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Học sinh tự giác học tập, tự lực tìm tịi, phải biết cách sử dụng một bảo tàng ảo
do mình tự thiết kế.
5. Danh mục các “Bảo tàng ảo” đã được tác giả thiết kế và sử dụng trong dạy
học Lịch sử địa phương ở Nghệ An
5.1. Danh mục các “Bảo tàng ảo”
TÊN CHUYÊN
ĐỀ
Giáo dục Nghệ
An, thời kỳ
phong kiến thế
kỷ X - XIX.


TÊN MỤC

Giáo dục Nghệ
An, thời kỳ
phong kiến

SỐ LƯỢNG
TRANH

MỤC ĐÍCH SỬ
DỤNG

20

Minh chứng Nghệ An là
một trong những chiếc
nôi của nền giáo dục
khoa cử phong kiến
Việt Nam. Tìm hiểu
18


những đóng góp của các
bậc hiền tài Nghệ An
trong cơng cuộc xây
dựng và bảo vệ đất
nước.

Hoàng đế Mai

Thúc Loan
Một số nhân vật
lịch sử tiêu biểu
ở Nghệ An trong
sự nghiệp đấu
tranh giải phóng
dân tộc.

26

Q trình chuẩn bị và tổ
chức khởi nghĩa cũng
như một số đóng góp
lớn của ơng đối với lịch
sử dân tộc.
Tìm hiểu tiểu sử và
những đóng góp của
Cương Quốc Cơng
Nguyễn Xí

Cương Quốc
Cơng Nguyễn Xí
20

Tìm hiểu đơi nét
lịch sử văn hóa
huyện Tương
Dương.

Tìm hiểu đơi nét về thân

thế, sự hình thành tinh
thần u nước của
Hồng đế Mai Thúc
Loan.

Tiến Sỹ Nguyễn
Xn Ơn

tìm hiểu vài nét về tiểu
sử; quá trình chuẩn bị
và tổ chức khởi nghĩa
do Nguyễn Xuân Ôn
lãnh đạo

Lịch sử - văn hóa
huyện Tương
Dương

Giới thiệu, đơi nét lịch
sử văn hóa, phong cảnh,
cơng cuộc phát triển
kinh tế xã hội huyện
Tương Dương.

20

5.2. Hình ảnh minh hoạ các “bảo tàng ảo” – các phòng tranh do tác giả thiết kế
và sử dụng trong quá trình dạy học lịch sử địa phương Nghệ An
Chuyên đề: Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Nghệ An trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc

Phịng tranh số 1: Giáo dục Nghệ An, thời phong kiến

19


Phòng tranh số 2: Mốt số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Nghệ An, trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

2.1. Hồng đế Mai Thúc Loan

20


2.2. Cương Quốc Cơng Nguyễn Xí – Tiến sỹ Nguyễn Xn Ơn

Phịng tranh số 3: Tìm hiểu đơi nét về lịch sử văn hóa huyện Tương Dương.

21


5.3. Link truy cập các dữ liệu liên quan đến đề tài do nhóm tác giả xây dựng
/>usp=sharing
6. Thực nghiệm sư phạm.
6. 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm tồn phần nhằm kiểm chứng tính khả thi của các kiến thức và
biện pháp sư phạm đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả của việc sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử.
Đồng thời, với việc thực nghiệm sư phạm, chúng tơi cịn thăm dị ý kiến của
GV và HS để thấy được những ưu điểm của việc sử dụng bảo tàng ảo trong dạy
học lịch sử địa phương, những khó khăn vướng mắc hoặc phát sinh trong quá trình

áp dụng đề tài.
Từ kết quả thực nghiệm sẽ giúp chúng tôi đưa ra những kết luận cụ thể và có
những đề xuất trong sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn giảng dạy lịch sử địa
phương Nghệ An.
6.2. Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm sư phạm
6.2.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm
Đối tượng dạy thực nghiệm là HS của trường THPT Tương Dương 2.
6.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Nội dung thực nghiệm là sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử địa
phương Nghệ An trong trường THPT.
6.2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn và đề ra quy trình thiết kế bảo tàng ảo
trong dạy học lịch sử địa phương Nghệ An, chúng tôi đã tiến hành cơng tác thực
nghiệm sư phạm ở trường THPT nơi mình dạy nhằm kiểm nghiệm, đánh giá tính
khả thi, hiệu quả của các biện pháp sư phạm mà đề tài đưa ra. Trước hết, chúng tôi
chuẩn bị giáo án cho bài thực nghiệm: xác định mục tiêu bài học, kiến thức cơ bản,
trọng tâm của tồn bài, từng mục; cơng việc cụ thể của GV và HS trong giờ học; bảo
tàng ảo và cách sử dụng bảo tàng ảo; tài liệu tham khảo và cách khai thác; hệ thống
câu hỏi, bài tập kiểm tra nhận thức.
Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm hai tuần, chúng tôi gặp gỡ đồng
nghiệp để trao đổi về nội dung bài thực nghiệm, mời tổ bộ mơn và Ban Giám hiệu
cùng dự giờ, đóng góp ý kiến. Sau khi chọn đối tượng thực nghiệm, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến quá trình thực nghiệm, tìm cách xử lý và
22


khống chế nhằm cân bằng các điều kiện chủ quan và khách quan, tạo ra sự tương
đồng giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Chúng tôi chọn cùng một người giảng
dạy giáo án thực nghiệm và giáo án thường, chọn học sinh của 2 lớp để tiến hành
thực nghiệm sư phạm 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng (giữa hai lớp này có sự

tương đương về số lượng, trình độ và năng lực học sinh). Để thực nghiệm đạt kết quả
khách quan, trung thực, đảm bảo tính khả thi của đề tài, ngồi ra chúng tơi chuẩn bị 2
giáo án của bài lịch sử địa phương theo 2 kiểu:
Kiểu 1: Giáo án được soạn thể hiện rõ việc sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học
bộ môn như dự kiến mà đề tài đã đưa ra.
Kiểu 2: Giáo án soạn theo phương pháp bình thường truyền thống.
Sau khi dạy xong hai lớp thực nghiệm và đối chứng, tiến hành cho học sinh
làm bài kiểm tra 5 phút vào cuối mỗi tiết học đó với nội dung câu hỏi giống nhau.
Kết quả thực nghiệm:
Kết quả nhận thức của học sinh được đánh giá theo thang điểm 10 với các
mức độ như sau:
+Loại giỏi: học sinh đạt 9-10 điểm: là những bài trả lời đúng, đầy đủ ý
+Loại khá: học sinh đạt 7-8 điểm: là những bài trả lời đúng nhưng chưa đủ
các ý
+Loại trung bình: học sinh đạt 5-6 điểm là những bài trả lời đúng chính xác
một nửa các ý.
+ Loại yếu: học sinh đạt từ 4 điểm trở xuống: là những bài có số lượng câu trả
lời chưa đạt 50 % yêu cầu, sai.
+ Loại kém: học sinh đạt từ 2 điểm trở xuống: bài có số lượng câu trả lời
đúng đạt 20%
Sau khi thu thập các số liệu, tơi tiến hành xử lí bằng phương pháp định lượng:
Tơi sử dụng phương pháp thống kê tốn học để xử lí số liệu, trong đó chủ yếu
sử dụng các thơng số sau đây:
Tính trung bình cộng: Trung bình cộng (X) là tham số đặc trưng cho sự tập
trung số liệu nhằm so sánh mức học sinh ở 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng,
được tính theo công thức:
X

x1 n1  x2 n2  x3n3  ...  xk nk
N


Trong đó : n1 là tần số xuất hiện điểm số x1
N là tổng số học sinh thực nghiệm.
Tỷ lệ (%): để phân loại kết quả học tập làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng.
23


Kết quả bài kiểm tra thực nghiệm:
Bảng 1: Tổng hợp điểm kiểm tra
Điểm số

X

Lớp Số học sinh
0

1 2

3

4

5

6

7

8


12 9

TN

33

0

0 0

0

0

0

1

8

ĐC

32

0

0 0

0


0

3

4

13 6

9

6

10
3

8.15

0

7.25

Thơng qua bảng tổng hợp ta có thể nhận thấy kết quả tiếp thu bài của học sinh
lớp thực nghiệm X = 8.15 cao hơn so với lớp đối chứng X = 7.25. Đây là một kênh
thông tin giúp ta nhận thấy kết quả sử dụng bảo tàng ảo 3D trong dạy học lịch sử
địa phương Nghệ An là tốt.
Đồng thời chúng tơi phát phiếu thăm dị mức độ hứng thú của học sinh 3 lớp
11 với tổng số 88 em sau khi các em đã học tiết học sử dụng bảo tàng ảo 3D. kết
quả thu được như sau:
Bảng 2: Đánh giá của học sinh khi học tiết học sử dụng bảo tàng ảo 3D

Mức độ

Số lượng HS

Tỷ lệ %

Rất thích

58

65,9

Thích

25

28,4

Bình thường

5

5,7

khơng thích

0

0


Tổng

88

100

Ghi chú

Như vậy có đến 65,9 % học sinh rất thích tiết học có sử dụng bảo tàng ảo 3D
trong dạy học lịch sử địa phương Nghệ An. Số các em thích học với bảo tàng ảo
cũng chiếm tỷ lệ lớn với 28,4 %. Chỉ có 5,7 % học sinh cảm thấy bình thường và
khơng có em học sinh nào khơng thích học với bảo tàng ảo. Qua đây thêm một dữ
liệu quan trọng khẳng định kết quả khá thành công của việc đưa bảo tàng ảo vào
dạy học lịch sử địa phương Nghệ An.
Điều đó chứng tỏ rằng hình thức và biện pháp sư phạm mà chúng tơi đưa ra
có tính khả thi. Thơng qua việc xử lý số liệu thu được về kết quả thực nghiệm sư
phạm, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở lớp tiến hành thực
nghiệm cao hơn học sinh lớp đối chứng. Chứng minh đây là một cách tiếp cận
mới, thu hút học sinh. Nhìn chung bảo tàng ảo 3D đã tạo ra sự hấp dẫn mới lạ,
những hình ảnh quê hương Nghệ An được tái hiện sinh động và gần gũi bằng
không gian 3 chiều. Bên cạnh đó những thơng tin cơ đọng, súc tích về nguồn gốc,
xuất xứ, niên đại qua từng thời kỳ,..mà giáo viên đưa ra phần nào giúp học sinh
24


phần nào định hình được một phần khái quát lịch sử Nghệ An qua các thời kỳ,
cũng như đóng góp của các nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Nghệ An trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thực tế khi xem hình ảnh trên bảo tàng ảo học sinh dễ hiểu hơn, nó cung cấp
cho các em chi tiết và đầy đủ thông tin hơn khi các em tham quan trưng bày thật.

Hiện nay việc lấy sức mạnh từ công nghệ, năng lượng từ thông tin và chèo lái
bằng kiến thức là một yêu cầu bức thiết. Công nghệ thơng tin như một chìa khóa
quan trọng trong hành trang văn hóa dạy học thế kỷ 21.

25


×