Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

SKKN lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng hợp lý cho học sinh thông qua dạy học bộ môn sinh học THPT nhằm phát triển năng lực thể chất cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 60 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trang 3

1. Lý do chọn đề tài

Trang 3

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trang 4

3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

Trang 4

4. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Trang 4

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Trang 5
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trang 6

1.1.1. Khái niệm về giáo dục dinh dưỡng



Trang 6

1.1.2. Bản chất của giáo dục dinh dưỡng

Trang 6

1.1.3. Vai trò của dinh dưỡng hợp lý.

Trang 6

1.1.4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trang 7

1.1.5. Năng lực thể chất

Trang 10

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄNG

Trang 11

1.2.1. Mẫu phiếu điều tra

Trang 11

1.2.2. Thực trạng vấn đề

Trang 13


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC NỘI DUNG VỀ GIÁO DỤC
DINH DƯỠNG, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Trang 14
HỢP LÝ VÀO TRONG CÁC BÀI HỌC.
2.1. Lựa chọn nội dung bài học, thực tiễn áp dụng.

Trang 14

2.2. Thực nghiệm sư phạm

Trang 40

2.2.1. Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm

Trang 40

2.2.2. Nội dung thực nghiệm sự phạm

Trang 40

2.2.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.

Trang 40

2.2.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm.

Trang 41

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Trang 47

Tài liệu tham khảo

Trang 48
1


Các minh chứng hoạt động trải nghiệm

Trang 49

BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

GV

Giáo viên

2

HS

Học sinh


3

GDDD

Giáo dục dinh dưỡng

4

HCM

Hồ Chí Minh

5

NLTC

Năng lực thể chất

6

DH

Dạy học

7

THPT

Trung học phổ thơng


8

TN

Thí nghiệm

9

ĐC

Đối chứng

2


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới đảm bảo phát triển tồn
diện “đức, trí, thể, mỹ” trong đó đặc biệt quan tâm đến thể lực và sức khỏe cho học
sinh. Vụ trưởng Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Thanh Ðề cho
biết: Giáo dục dinh dưỡng là một nội dung quan trọng được Bộ GD và ÐT đưa vào
giáo dục trong các nhà trường từ cấp học mầm non tới đại học thơng qua tích hợp,
lồng ghép trong các mơn học có liên quan và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp. Giáo dục dinh dưỡng trong trường học không chỉ giúp cho học sinh hiểu rõ
hơn về vai trò của chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý với sức khỏe mà còn giúp trẻ
có thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh từ tuổi nhỏ. Thơng qua việc lồng
ghép, tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào các nội dung giáo dục sức khỏe,
vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường vào chương trình giảng dạy với mục tiêu “đảm
bảo dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe và dự

phòng bệnh tật”. Nhằm lan tỏa những hành động tốt đẹp, lối sống lành mạnh đến
với cộng đồng.
Thông điệp của Ngày Lương thực thế giới là “Hành động hôm nay, tương
lai ngày mai; xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh”. Đồng thời kêu gọi mọi người
hãy nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng thực hành đúng về dinh dưỡng,
khuyến khích tạo nguồn thực phẩm an toàn trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà
chung của nhân loại, không chỉ cho hôm nay mà cho cả các thế hệ tương lai sau
này. Đây cũng là một giải pháp căn bản để giải quyết gánh nặng kép về dinh
dưỡng. Những năm qua, Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng trong phát
triển kinh tế, nhờ đó đời sống của người dân được cải thiện về mọi mặt. Tuy vậy,
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong q trình phát triển của
mình, trong đó có những vấn đề về thực phẩm lành mạnh, ơ nhiễm mơi trường, về
biến đổi khí hậu…Đáng chú ý, hiện nay người dân có nhiều sự thay đổi tiêu cực về
thói quen ăn uống, cách sử dụng thực phẩm, lối sống và sinh hoạt…Đó là một chế
độ ăn ít rau xanh, nhiều chất béo; sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn; lối sống
tĩnh tại, ít hoạt động thể lực…
Học sinh ở tuổi dậy thì, đây là giai đoạn có nhiều thay đổi của hệ thần kinh nội tiết mà nổi bật là sự hoạt động của các tuyến sinh dục gây ra những biến đổi về
hình thái và sự tăng trưởng của cơ thể. Do đặc điểm phát triển nhanh như vậy nên
nhu cầu về các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi chất dinh dưỡng của lứa tuổi này rất
cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là
thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt) ở lứa tuổi học sinh sẽ ảnh hưởng đến
phát triển thể lực, chiều cao tối đa cũng như trí lực (khả năng học tập) của các em.
Và đặc biệt Huyện Quỳ Hợp là một huyện miền núi, học sinh THPT trên địa bàn
có rất nhiều em thuộc nghèo, gia đình hầu hết làm nơng nghiệp, đặc biệt là các đối
tượng trong độ tuổi lao động 20 – 49 tuổi là những ông bố, bà mẹ trong các gia
3


đình. Do vậy, việc dành thời gian chăm sóc cho con cái chắc chắn sẽ ít đi, nhất là

đối với những trẻ ở độ tuổi vị thành niên là điều không tránh khỏi.
Vơi cương vị là giáo viên giảng dạy bộ sinh sinh học, nội dung kiến thức
sinh học trong chương trình THPT có rất nhiều bài học liên quan đến vấn đề dinh
dưỡng có thể lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng trong dạy học. Xuất phát từ
các yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Lồng ghép nội
dung giáo dục dinh dưỡng hợp lý cho học sinh thông qua dạy học bộ môn sinh
học THPT nhằm phát triển năng lực thể chất cho học sinh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự
phát triển của xã hội. Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra mơi trường sống lành mạnh
và địi hỏi phải có sự tham gia tích cực chủ động của mỗi cá nhân, gia đình và cộng
đồng vào các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Việc lồng ghép giáo dục
dinh dưỡng thông qua giáo dục sức khỏe trong dạy học nhằm tác động vào ba lĩnh
vực: kiến thức của con người về sức khỏe; thái độ của con người đối với sức khỏe;
thực hành và cách ứng xử của con người đối với bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Mục đích quan trọng cuối cùng của lồng ghép giáo dục dinh dưỡng là làm
cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực hành các hành vi có lợi cho sức
khỏe. Làm cho đối tượng giáo dục có thể tự chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe
của bản thân và cộng đồng bằng chính nỗ lực của bản thân. Đây là một quá trình
lâu dài cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau
với sự tham gia của nhiều ban ngành. Lồng ghép nội dung về giáo dục dinh dưỡng
hợp lý thông qua dạy học bộ mơn nhằm giúp hình thành thói quen ăn uống khoa
học và lành mạnh từ tuổi nhỏ, tăng cường sức khỏe cho học sinh làm nền tảng
vững chắc cho động lực học tập và phát triển cuộc sống. Ngoài ra việc lồng ghép
nội dung giáo dục dinh dưỡng cịn tạo được mơi trường sinh động, hấp dẫn hơn
cho học sinh trong học tập. Thông qua việc lồng ghép nội dung giáo dục dinh
dưỡng nhằm phát triển được năng lực thể chất cho học sinh THPT.
3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Các thói quen ăn uống chưa lành mạnh của học sinh phổ thông hiện nay.

- Kiến thức về ăn, uống “đúng- đủ- đều” kết hợp với vận động hợp lý để có
một cơ thể khỏe mạnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Học sinh trong các trường THPT tại huyện Quỳ Hợp - Tỉnh Nghệ An.
- Các bài trong chương trình sinh học lớp 10, 11 THPT.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu:

4


- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đến vấn đề dinh dưỡng (protein, đường, chất béo, nước và hệ tiêu hóa trong cơ thể)
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, như: sách giáo khoa và sách giáo viên Sinh
học THPT, sách chuẩn kiến thức kĩ năng mơn Sinh học, chương trình giáo dục phổ
thông mới, các tài liệu, bài viết, internet… làm cơ sở nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: điều tra thực trạng dạy học và thực trạng
của năng lực thể chất của học sinh các trường vùng miền núi. Thông qua các kênh
điều tra như: phiếu khảo sát, trao đổi, phóng vấn… học sinh, giáo viên.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: sau khi hoàn thiện được kế hoạch đề
tài, tiến hành thực nghiệm dạy học trên các đối tượng học sinh khác nhau, ở các
trường khác nhau để kiểm tra tính đúng đắn, tính thực tiễn và thiết thực của đề tài.
Các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm phải tương đương nhau về: số lượng, thành
phần, trình độ, kết quả học tập…
- Phương pháp thống kê tốn học: sử dụng các cơng cụ tốn học để khái
quát các số liệu nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Kết hợp cả lý luận và thực tiễn. Dùng
cơ sở lý luận để tổng kết thực tiễn, dùng thực tiễn để kiểm nghiệm lý thuyết và từ
đó rút ra các kết luận có tính khách quan.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Chủ đề sức khỏe ln là một chủ đề nóng hổi và cấp thiết, việc lồng ghép
nội dung giáo dục dinh dưỡng trong dạy học rất cần thiết trong mỗi cấp học. Dạy
học bộ mơn Sinh học rất thuận lợi trong việc tích hợp, lồng ghép chủ đề này tuy
nhiên số lượng đề tài đi sâu về nội dung giáo dục dinh dưỡng thơng qua các bài
học ở trường THPT cịn rất ít.
Đề tài xây dựng được các nội dung về giáo dục dinh dưỡng hợp lý, phù hợp
với nội dung bài học và đối tượng học sinh, Xây dựng được tháp dinh dưỡng, bảng
đo lường về các chỉ số GI (chỉ số đường trong thực phẩm), chỉ số các nguyên tố
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của mỗi nhóm thực phẩm…Xây dựng được kế
hoạch và biện pháp ăn uống khoa học, điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho học sinh
THPT. Thơng qua đó bồi dưỡng và phát triển năng lực thể chất cho học sinh THPT
theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới.

5


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CÁC CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1.1.1. Khái niệm về giáo dục dinh dưỡng.
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh
dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống
và làm việc. Hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của
cơ thể. Theo ngơn ngữ sinh học “dinh dưỡng là một q trình các tế bào, cơ quan
của cơ thể hấp thu sử dụng các chất cần thiết cho việc cấu tạo và hoạt động của cơ
thể”.
Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có mục đích có kế hoạch đến
tình cảm tâm lý của con người, làm thay đổi nhận thức thái độ hành động về dinh
dưỡng để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống sức khỏe của cá nhân, tập thể và
cộng đồng. Giáo dục dinh dưỡng là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi tập quán

thói quen về các hành vi liên quan đến dinh dưỡng nhằm cải tiến tình trạng dinh
dưỡng trong quá trình giáo dục, phát triển kinh tế xã hội bản thân. Giáo dục dinh
dưỡng nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, trong đó tác động giữa người thực hiện
giáo dục và người được giáo dục sức khỏe là theo hai chiều, người thực hiện giáo
dục sức khỏe không phải chỉ là người “dạy” mà còn phải biết “học” từ đối tượng
của mình thu nhận những thơng tin phản hồi từ đối tượng được giáo dục, là hoạt
động cần thiết để người thực hiện giáo dục điều chỉnh bổ sung hoạt động của mình
nhằm nâng cao kỹ năng, nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục sức khỏe. Giáo
dục dinh dưỡng trong nhà trường nói chung và với học sinh nói riêng phải nằm
trong một chiến lược phát triển toàn xã hội, là một q trình liên tục khơng
ngừng.
1.1.2. Bản chất của giáo dục dinh dưỡng
- Giáo dục dinh dưỡng hợp lý làm thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe.
- Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động đến tâm lý người học.
- Giáo dục dinh dưỡng hợp lý là một q trình truyền thơng: bao gồm những tác
động tương hỗ thông tin hai chiều giữa người giáo dục và đối tượng được giáo dục.

6


Thông tin GDDD

Đối tượng giáo dục

Người làm giáo dục

Thông tin

Phản hồi


1.1.3. Vai trò của dinh dưỡng hợp lý.
Danh y Tuệ Tĩnh đã từng nói:
“Muốn cho phủ tạng được yên;
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau”.
Hay
“ Chết vì bội thực cũng nhiều;
Ngờ đâu lại có người nghèo chết no”.
Như vậy dinh dưỡng hợp lý có vai trị rất lớn trong việc phòng bệnh và chữa bệnh:
- Dinh dưỡng hợp lý chính là nền tảng của sức khỏe.
- Dinh dưỡng hợp lý giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến ăn uống.
- Dinh dưỡng tốt giúp khôi phục sức khỏe sau thời kì bệnh tật, thương tích.
1.1.4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối có thể xây dựng dưới
dạng tháp dinh dưỡng.
Theo Tiến Sĩ – Bác Sỹ Nguyễn Thanh Danh – chuyên gia dinh dưỡng của
trung tâm dinh dưỡng Thành phố HCM và hiện là chuyên gia dinh dưỡng của
Trung Tâm Dinh Dưỡng Việt: “Tháp dinh dưỡng là mô hình ăn uống mơ phỏng
theo một kim tự tháp, cung cấp thơng tin về lượng thực phẩm trung bình tiêu thụ
trong 1 tháng. Đó là mức tiêu thụ dinh dưỡng tiêu chuẩn phân chia theo các nhóm
thực phẩm khác nhau. Đỉnh tháp là những thực phẩm nên hạn chế tối đa, trong khi
chân tháp là những thực phẩm nên chọn ăn nhiều vì có lợi cho sức khoẻ”.
Việc xây dựng tháp dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng:
1. Giúp cải thiện thói quen ăn uống
2. Nhắc nhở bạn ăn uống lành mạnh

7


Bữa ăn hợp lý là bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ về chất và lượng. Đó là:
- Đủ năng lượng:

- Cân đối:
- Đa dạng thực phẩm:
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Nước:

8


1.1.5. Năng lực thể chất
Năng lực thể chất là năng lực đặc thù được hình thành, phát triển nhờ tố chất
sẵn có và q trình học tập, rèn luyện của học sinh, bao gồm khả năng chăm sóc
sức khỏe, khả năng vận động cơ bản và khả năng hoạt động thể dục thể thao.
Việc lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vào dạy học bộ môn nhằm
phát triển năng lực thể chất cho học sinh, chúng tôi cho rằng đây là một nội dung
hết sức quan trọng. Học sinh có sức khỏe tốt thì mọi hoạt động về học tập và sinh
hoạt cuộc sống mới phát triển toàn diện. “Năng lực thể chất là khả năng chăm sóc
sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần thể hiện qua việc: kĩ năng chăm sóc sức
khỏe, đo và đánh giá một số chỉ số sức khỏe để từ đó sống thích ứng và hài hịa với
mơi trường; ln có suy nghĩ và sống tích cực”.
Từ khái niệm về năng lực thể chất, chúng tôi đưa ra biểu hiện năng lực thể chất
được giáo dục trong dạy học như sau (bảng 1):
Bảng 1.
Thành phần NLTC

Biểu hiện của năng lực

1. Sống thích ứng và hài Nêu được các yếu tố bất lợi mơi trường ảnh hưởng
hịa với mơi trường.
tới sức khỏe; Giải thích được cơ sở sinh lí của các
biện pháp giúp cho cơ thể thích ứng với các yếu tố

bất lợi của môi trường; Lựa chọn và thực hiện được
các biện pháp thích ứng và hài hịa với mơi trường.
2. Xác định khẩu phần ăn Nêu được vai trò của thức ăn đối với sức khỏe của
phù hợp.
con người; Giải thích được cơ sở sinh lí của lập
khẩu phần thức ăn; Xác định được khẩu phần ăn
phù hợp và vận dụng trong đời sống hàng ngày.
3. Thực hiện các hình thức Nêu và phân tích được vai trị và cơ sở sinh lí của
vận động cơ bản.
các hình thức vận động đối với sức khỏe; Lựa chọn
và thực hiện được các vận động phù hợp.
4. Đo và đánh giá.

Nêu và giải thích được quy trình đo một số chỉ số
sức khỏe; Đo và đánh giá một số chỉ số sức khỏe.

5. Nhận diện và điều chỉnh Nêu được các loại cảm xúc phổ biến trong đời sống
được cảm xúc.
hàng ngày. Giải thích được cơ sở sinh lí của tác
động cảm xúc đối với sức khỏe; Nhận diện được
cảm xúc của bản thân và người khác; Lựa chọn
được cách cân bằng cảm xúc.
6. Lập kế hoạch sinh hoạt, Nêu được vai trò của việc lập kế hoạch (thời gian
học tập và hoạt động chăm biểu); Giải thích được nguyên tắc lập kế hoạch; Lập
sóc sức khỏe.
và thực hiện được kế hoạch sinh hoạt, học tập và
hoạt động chăm sóc sức khỏe trong đời sống.
9



1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức về sức khỏe, từ sự bùng
phát các dịch bệnh có thể phịng ngừa bằng vắc-xin, sự gia tăng vi sinh vật kháng
thuốc, tăng tỷ lệ béo phì và ít vận động thể chất. Để giải quyết những thách thức
này và các mối đe dọa khác, năm 2019 là năm bắt đầu Kế hoạch Chiến lược 5-năm
của Tổ chức Y tế Thế giới. Vậy mỗi chúng ta cần phải phải gì để cùng chung tay
đẩy lùi bệnh tật, nâng cao sức khỏe bản thân.
Theo thống kê của Bộ y tế, mức tiêu thụ muối hiện nay của người Việt Nam
cao gấp hai lần mức khuyến nghị, có đến 28,1% số người thiếu hoạt động thể lực.
Theo các thống kê của bộ y tế trong số những người chết hàng năm thì số người
chết do các bệnh khơng lây chiếm tới 76%, đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái
tháo đường, ung thư, loãng xương, gout; 70% trường hợp đi khám bác sỹ đều do
liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý.
Từ những báo cáo thực trạng chung của người dân Việt Nam chúng tôi đã tiến
hành làm phiếu khảo sát điều tra nhóm học sinh ở các trường THPT trên địa bàn
Huyện Quỳ Hợp.
1.2.1. Mẫu phiếu điều tra
Mục tiêu : Xây dựng bảng câu hỏi về chế độ ăn uống về thói quen ăn uống, hành
vi ăn uống, kiến thức dinh dưỡng của thanh thiếu niên và kiểm tra độ tin cậy của
nó.
Phiếu khảo sát
Thời gian khảo sát : tháng 8 đến tháng 10 năm 2019
Tổng mẫu : gần 200 mẫu
Giới tính : Nam và nữ giới
Độ tuổi : 15;16;17.
Tỉnh thành : Học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳ Hợp
Phiếu khảo sát 1.
Phiếu khảo sát thói quen ăn sáng, ăn vặt của các học sinh THPT.
1.1. Phiếu khảo sát về thói quen ăn sáng.
- Bạn có thường xuyên ăn sáng không?.........................................................

- Một tuần bạn ăn sáng ở nhà mấy lần? ……………………………………
- Bữa ăn sáng của bạn là những món gì?........................................................
1.2. Phiếu khảo sát về thói quen ăn vặt
- Bạn có thường ăn vặt khơng? ……………………………………………..
- Bạn thường ăn vặt những món gì?................................................................
- Địa điểm bạn thường ăn vặt ở đâu?...............................................................
10


Phiếu khảo sát số 2:
Phiếu khảo sát về chất lượng trong từng bữa ăn của học sinh.
Câu 1. Các em thường ăn những bữa ăn nào?
…………………………………………………………………………………….
Câu 2. Kể tên các đồ ăn mà em thích nhất ?
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Câu 3. Kể tên những đồ ăn, thức uống mà em thường ăn ở nhà ?
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Câu 4. Theo em những cách ăn uống như vậy có tốt cho sức khỏe khơng?
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Phiếu khảo sát số 3:
Phiếu khảo sát về chỉ số cân nặng của học sinh trước và sau khi áp dụng chế độ ăn
uống khoa học.
Độ tuổi lớp …………………
Chỉ số cân nặng của học sinh trước khi áp dụng chế độ ăn uống khoa học.
Cân nặng: …………………..

Chiều cao: ………………….
Chỉ số cân nặng của học sinh sau khi áp dụng chế độ ăn uống khoa học.
Cân nặng: …………………..
Chiều cao: ………………….
Phiếu khảo sát số 4:
Phiếu khảo sát về thói quen uống nước của học sinh
Câu 1. Một ngày trung bình bạn uống bao nhiêu lít nước:………………………
Câu 2. Bạn thường uống nước vào lúc nào:…………………………………….
Câu 3. Có nguồn nước sạch để uống tại trường khơng?
A. Có
B. Khơng
11


Câu 4. Bạn thường xuyên uống nước từ nguồn nước tại trường ở mức độ nào?
A. Khơng có nguồn nước ở trường
B. Khơng bao giờ
C. Ít khi
D. Thỉnh thoảng
E. Thường xuyên
F. Luôn luôn.
1.2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA
Phiếu khảo sát số 1 : Thói quen ăn sáng, ăn vặt của học sinh
Câu hỏi khảo sát : Bữa ăn sáng của bạn là những món gì?
Bữa ăn sáng của học sinh chủ yếu là : Bánh mì, cơm, phở, mì tơm, xơi,….
Câu hỏi khảo sát : Bạn thường ăn vặt những món gì?
Đa số học sinh thích ăn bánh kẹo, kem, chè, bim bim, bánh tráng trộn, bánh xèo
rán, mỳ cay, bánh bèo……
Phiếu khảo sát số 2

Câu hỏi khảo sát: Bạn thường ăn những bữa ăn chính nào?
Có tới 25,8% học sinh khơng ăn sáng, nhịn đói hoặc ăn qua loa để đi học. Bữa ăn
chính của các em là bữa trưa và bữa tối.
Câu hỏi khảo sát: Kể tên các đồ ăn, nước uống mà em thích ăn nhất?
Có rất nhiều học sinh thích các đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, các món nướng,
chiên rán, các loại nước uống có ga, nước ngọt. Cũng qua phiếu khảo sát số 4
chúng tôi nhận thấy rằng học sinh chưa chú trọng trong việc uống nước, học sinh
có sở thích uống sữa, nước ngọt thay cho việc uống nước lọc hàng ngày.
Qua khảo sát thực tế cho thấy tần suất ăn vặt ở nữ sinh cao hơn đáng kể
(31,1%) so với nam sinh (11,5%; P < 0,0001). Mẫu hiện tại cho thấy mức tiêu thụ
tinh bột, đồ ăn chiên rán là rất cao; chỉ có tới 22,5% đối tượng cho biết có ăn hoa
quả nhưng khơng thường xun và trong đó nữ sinh thường ăn trái cây nhiều hơn
so với nam sinh (P < 0,0001). Một vài đối tượng học sinh nam có sử dụng rượu,
bia, hút thuốc lá. Có đến 85,6% học sinh qua khảo sát khơng biết đến thế nào là
cân bằng hợp lý về dinh dưỡng, học sinh chủ yếu là ăn uống theo sở thích; và có
rất ít (7%) học sinh áp dụng được đúng cân bằng dinh dưỡng khi lựa chọn thức ăn
từ thực đơn. Hơn nữa, có hơn 96% học sinh mong muốn được tìm hiểu về các chế
độ dinh dưỡng lành mạnh.

12


Qua thực tế khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục
dinh dưỡng trong dạy học hết sức quan trọng đối với việc lập kế hoạch chương
trình dinh dưỡng giáo dục trong việc thúc đẩy sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc
sống trưởng thành.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC NỘI DUNG VỀ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG,
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀO TRONG CÁC BÀI
HỌC.
2.1. Lựa chọn nội dung bài học, thực tiễn áp dụng.

Chương trình Sinh học 10, phần 2 – Sinh học tế bào; Chương I- Các thành phần
hóa học của tế bào có rất nhiều nội dung bài học có thể lồng ghép nội dung giáo
dục dinh dưỡng trong dạy học. Lồng ghép các vấn đề liên quan đến thực tiễn thì
các em sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ lâu hơn. Do đó mỗi bài
học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn để lồng ghép giáo dục dinh
dưỡng hợp lý nâng cao sức khỏe sẽ lôi cuốn được sự hứng thú của học sinh. Giáo
viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng sinh học thực tiễn nên khéo léo
trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ mơn sinh ở THPT nhiều khi chưa tìm hiểu sâu
quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn
cách giải thích cho phù hợp, nếu học sinh tỏ ra tìm tịi hơn chúng ta có thể khích lệ,
mở ra hướng giáo dục về vai trị quan trọng của bộ mơn mà các em sẽ được tìm
hiểu ở các cấp cao hơn.
GV sử dụng tranh để giới thiệu dẫn dắt học sinh vào bài học.

GV: “Ăn đúng, ngủ sớm, tập đều” có tác động rất lớn đến sức khỏe của chúng
ta, vậy ăn như thế nào cho đúng? Chúng ta cùng tìm hiểu vào các bài học của
Chương I – Thành phần hóa học của tế bào.

13


Khi dạy bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
Mục I- Các nguyên tố hóa học
Khi dạy mục các ngun tố hóa học và vai trị, giáo viên sử dụng trị chơi ghép
cặp.
Mục đích:
- Nhận biết các loại ngun tố hóa học cần thiết cho cơ thể.
- Phân biệt được nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng.
- Nắm được những nhóm thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng ngun tố gì, từ
đó lựa chọn được nguồn thực phẩm phù hợp.

- Biết được vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe.
Cách tiến hành:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn các mảnh ghép, nhóm mảnh ghép 1: mỗi mảnh ghép sẽ
có tên lần lượt các nguyên tố đại lượng và vi lượng; nhóm mảnh ghép 2 là vai trị
của các ngun tố hóa học đó.
- Học sinh chia làm 4 nhóm. Mỗi nhóm gồm 8 thành viên.
Nhóm 1 : mỗi thành viên nhận một mảnh ghép số 1 (tên các nguyên tố hóa học).
Nhóm 2: mỗi thành viên nhận một mảnh ghép số 2 (vai trị của các ngun tố hóa
học).
Nhóm 3: làm trọng tài, quan sát, theo dõi và nhận xét kết quả chơi của nhóm 1.
Nhóm 4: làm trọng tài, quan sát, theo dõi và nhận xét kết quả chơi của nhóm 2.
Luật chơi như sau: nhóm cầm mảnh ghép số 1, mỗi thành viên chỉ được xem
mảnh ghép của mình khơng được để các thành viên khác được xem và cũng không
được xem mảnh ghép của bạn.
Nhóm cầm mảnh ghép số 2, các thành viên lần lượt đọc to cho cả lớp nghe nội
dung mảnh ghép của mình. Nhóm mảnh ghép số 1 sẽ lắng nghe và tìm cặp đơi phù
hợp cho bản thân.
Mỗi cặp chơi chỉ có thời gian 1 phút. Sau khi các nhóm hồn thành cặp đơi lắp
ghép, đội trọng tài làm việc, giáo viên nhận xét, chốt kiến thức cuối cùng.
Nhóm mảnh ghép 1:

Na

Iơt

Ca

K

14



Fe

P

Zn

C

Nhóm mảnh ghép 2
Đây là một nguyên tố có nhiều trong thực vật đặc biệt là khoai tây.
Là nguyên tố có chức năng làm tăng hưng phấn của hệ thần kinh và
hoạt động của nhiều hệ enzim.

Các loại hạt, phomai, sữa chua, thức ăn từ thủy sản là nguồn cung cấp
nhiều ngun tố này.
Là ngun tố có vai trị quan trọng trong cấu tạo của hệ xương.

Là nguyên tố có hàm lượng trong cơ thể là rất ít, chiếm khoảng
0,004%, có nhiều trong thịt, rau, quả, lịng đỏ trứng, đậu đũa, mận…
Tham gia cấu tạo hemoglobin của hồng cầu, các loại enzim khác.

Hàm lượng nguyên tố này trong cơ thể là rất ít. Chủ yếu là trong tuyến
giáp tràng của cơ thể.
Nếu cơ thể thiếu nguyên tố này có thể dẫn đến bệnh bướu cổ.

Là nguyên tố giúp tăng cường hệ miễn dịch, tham gia chuyển hóa các
chất trong cơ thể.
Biểu hiện cơ thể khi thiếu nguyên tố này: chán ăn, giảm cân…


Là nguyên tố cùng với Ca cấu tạo xương, răng, hóa hợp với protein,
lipit và gluxit để tham gia cấu tạo tế bào và đặc biệt màng tế bào.
Ngồi ra cịn tham gia vào các cấu tạo của AND, ARN, ATP…

15


Là nguyên tố có nhiều trong bột yến mạch, kiều mạch, chuối, cam…
Tham gia cấu tạo nhiều đại phân tử hữu cơ, là nguyên tố chiếm khối
lượng lớn trong cơ thể.

Là ngun tố đóng vai trị là chất điện giải, giúp cân bằng nồng độ
chất lỏng, giữ nước cho cơ thể, kết hợp với các ion khác để tạo sự cân
bằng môi trường axit – kiềm, độ pH trong máu.

Là nguyên tố giúp tăng cường hệ miễn dịch, tham gia chuyển hóa các
chất trong cơ thể.
Biểu hiện cơ thể khi thiếu nguyên tố này: chán ăn, giảm cân…

Là nguyên tố giúp tăng cường hệ miễn dịch, tham gia chuyển hóa các
chất trong cơ thể.
Biểu
hiện cơ thể khi thiếu nguyên tố này: chán ăn, giảm cân…
Em có
biết:
Bí quyết tăng chiều cao tối đa ở tuổi dậy thì:
Chiều cao tăng nhiều nhất vào vài năm đầu đời và tuổi dậy thì. Ở giai đoạn dậy
thì sẽ có khoảng thời gian mà chiều cao tăng vọt thêm 10-12cm nếu được chăm sóc
dinh dưỡng và ý thức tập luyện thể lực tốt. Sau giai đoạn dậy thì, sự sụt giảm của

các nội tiết tố liên quan đến hấp thu canxi và phốt pho làm cho sự phát triển chiều
cao chậm lại do ngừng quá trình chuyển canxi vào xương. Nếu bỏ qua giai đoạn
dậy thì, tức là các em đã lãng phí một cơ hội ngàn vàng tăng trưởng chiều cao và
cơ hội sẽ không bao giờ trở lại.

16


GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu bản đồ tư duy và trả lời câu hỏi: chúng ta
cần làm gì để tăng chiều cao tối đa ở tuổi đậy thì?

Bài kiểm tra text nhanh kết quả khảo sát dinh dưỡng hợp lí nhằm tăng
trưởng chiều cao.
Câu 1. Nhận định nào sau đây là sai lầm khi phát triển chiều cao cho trẻ.
a. Cải thiện chất lượng dinh dưỡng.
b. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao.
c. Uống nhiều sữa tăng trưởng chiều cao thay cho việc uống nước.
d. Ngủ đủ và đúng giờ.
(Đáp án: c)
Câu 2. Khi bổ sung canxi cho cơ thể ở tuổi dậy thì chúng ta cần.
a. Tăng cường uống thêm các thực phẩm chức năng bổ sung canxi
b. Bổ sung thêm vào cơ thể khoảng 700ml sữa mỗi ngày
c. Tắm nắng liên tục mỗi ngày.
d. Ăn nhiều các loại thực phẩm đồ hộp chữa nhiều canxi.
(Đáp án: c).

17


Câu 3. Việc bỏ bữa ăn sáng gây những tác hại nào sau đây.

(1). Học tập thiếu tập trung.
(2). Thiếu năng lượng.
(3). Tăng nguy cơ béo phì.
(4). Giảm quá trình chuyển hóa.
(5). Hơi miệng.
Bao nhiêu nhận định đúng: a. 2 .
b. 3.
c. 4.

d. 5.
(Đáp án: d).

Câu 4. Việc uống nước như thế nào là hợp lý.
a. Uống nước khi cơ thể khát nước.
b. Vừa đi vừa uống nước.
c. Uống một lúc thật nhiều khi khát nước.
d. Uống từ từ, trung bình uống 2 lít nước/1 ngày.
(Đáp án: d).
Câu 5. Những sai lầm thường mắc phải khi cung cấp lượng đạm cho cơ thể?
(1). Chất đạm giúp tăng phát triển cơ bắp.
(2). Chỉ sử dụng protein từ một nguồn duy nhất.
(3). Càng ăn nhiều chất đạm càng tốt.
(4). Mệt mỏi do thiếu đạm.
(5). Ăn nhiều protein để giảm cân.
(6). Lượng đạm bổ sung mỗi ngày khác nhau ở giới tính và độ tuổi.
Bao nhiêu nhận định đúng: a. 3 .
b. 4.
c. 5.
d. 6.
(Đáp án: a).

Mục II (Bài 3 – sinh học 10): Nước và vai trò của nước đối với tế bào.
Tìm hiểu vai trị của nước đối với tế bào, giáo viên sử dụng phương pháp giải
quyết vấn đề và kĩ thuật khăn trải bàn.
Mục đích:
- Nêu vai trị của nước đối với tế bào và cơ thể.
- Giải thích được một số nguyên nhân dẫn đến bệnh lý khi cơ thể thiếu nước.
- Trình bày cách uống nước đúng, đủ.
- Cách nhận biết khi cơ thể thiếu nước.
Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi 2 video:
Video 1: vai trò của nước và quan sát tranh.
/>Video 2: uống nước đúng cách.
/>Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể?
Câu 2: Uống nước như thế nào là đúng cách?

18


Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật khăn trải bàn.
Cách tiến hành:
+ Sau khi tìm hiểu vai trị của nước đối với tế bào và cơ thể đồng thời xem video
hướng dẫn cách uống nước hợp lý. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm
gồm 4 HS, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và 1 cây bút lơng màu đỏ, mỗi HS sử
dụng 1 cây bút màu xanh.
Giao nhiệm vụ (1 phút).
GV yêu cầu các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ sau: Hãy trình bày cách uống nước
đúng, đủ mỗi ngày?
Các nhóm tiến hành thảo luận nhiệm vụ trên (5 phút).
+ GV yêu cầu mỗi HS trong nhóm độc lập suy nghĩ và ghi ý kiến của mình vào các
góc “khăn trải bàn”.

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để thống nhất và ghi lại kết quả chung của nhóm
vào giữa “khăn trải bàn”.
Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. GV tổ chức cho các nhóm
trao đổi, thảo luận chung. (5 phút)
19


Các nhóm tự đánh giá và đánh giá kết quả của các nhóm khác (3 phút).
GV nhận xét, đánh giá và kết luận chung (3 phút).
Mục I – Cacbohidrat (Bài 4: Cacbohidrat – Lipit)
Sau khi học sinh tìm hiểu về vai trò của cacbohirat đối với cơ thể, giáo viên giới
thiệu bảng đo chỉ số đường huyết và bệnh tiểu đường.
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị
chỉ nồng độ glucose có trong máu. Chỉ số đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl.
Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút. Trong
máu ln có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao
sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.

Tranh 1. Bảng chỉ số đường huyết của người sau ăn 4  6h.
2. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng
đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu
hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Sau khi giáo viên giới thiệu về bệnh tiểu đường là một trong những bệnh phổ
biến hiện nay và đây là một căn bệnh ngày càng được trẻ hóa.

20



Giáo viên sử dụng kĩ thuật phòng tranh.

Tranh 2: Dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.

Tranh 3: Các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

21


Tranh 4. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Tranh 5: Chỉ số đường huyết (GI) của một số loại thực phẩm.
22


Mục tiêu:
- Trình bày các dấu hiệu đầu tiên của người bị bệnh tiểu đường, các biến chứng
do bệnh tiểu đường gây ra.
- Nêu nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường từ đó đề xuất các biện pháp phịng
tránh bệnh tiểu đường một cách có hiệu quả.
- Nhận biết chỉ số đường huyết của một số thực phẩm từ đó đề xuất biện pháp ăn
uống khoa học hợp lý.
- Giải thích một số bệnh lý liên quan đến bệnh tiểu đường.
Cách thức tiến hành:
GV tổ chức cho các nhóm di chuyển đến từng khu vực triển lãm tranh. Tại mỗi
khu vực các nhóm thảo luận, đại diện nhóm tham gia trả lời câu hỏi. Các nhóm
khác đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi và thảo luận (thời gian 5p).
Sau hoạt động “triển lãm tranh”, các nhóm hồn thiện lại sản phẩm dựa trên các ý
kiến đóng góp của các nhóm khác (3 phút).
GV nhận xét, đánh giá và tổng kết chung (4 phút).

Gợi ý đặt câu hỏi thảo luận
Câu 1 (Nhận biết). Đâu là nhận xét đúng về bệnh tiểu đường.
A. Đều là các bệnh do thiếu hụt insulin.
B. Lượng đường trong máu của bạn ln cao hơn mức bình thường
C. Các bệnh nhân bị tiểu đường đều biểu hiện đái ra đường.
D. Do uống nhiều nước có đường.
Câu 2. (Nhận biết). Hãy nêu các dấu hiện ban đầu của người bị bệnh tiểu
đường?
Câu 3. (Vận dụng). Các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?
Giải thích?
1. Bệnh tiểu đường chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi.
2. Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng đường cao là nguy cơ gây ra bệnh tiểu
đường.
3. Bệnh tiểu đường khi biến chứng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng
trong cơ thể.
4. Rèn luyện thể dục thể thao khơng thể cải thiện tình trạng sức khỏe cho những
bệnh nhân tiểu đường.
5. Tất cả các thực phẩm chứa tinh bột đều có hàm lượng đường rất cao.
Câu 4. (Thơng hiểu). Chúng ta cần phải làm gì đề phòng ngừa bệnh tiểu
đường?
23


Câu 5. (Nhận biết). Những nhóm thực phẩm nào có chỉ số GI cao, những nhóm
thực phẩm nào có chỉ số GI thấp?
Câu 6. (Vận dụng). Khi ta biết chỉ số GI trong các nhóm thực phẩm có ý nghĩa
gì?
Mục II. Lipit (Bài 4: Cacbohidrat – Lipit).
Mục tiêu
- Nêu thành phần, chức năng của lipit.

- Biết được nguyên nhân gây nên bệnh béo phì, xơ vữa động mạch và một số
bệnh liên quan đến cách sử dụng lipit, chất béo và một số loại vitamin của con
người.
- Tìm hiểu về bệnh béo phì và các bệnh lí khác có nguồn gốc từ việc sử dụng
khơng hợp lý lipit, chất béo
Ví dụ 1: Áp dụng trong hoạt động luyện tập:
Tổ chức trị chơi: mảnh ghép bức tranh bí ẩn
Bước 1. Bức tranh được che bởi 4 câu hỏi liên quan đến bài học, lần lượt học
sinh trả lời câu hỏi để mở các mảnh ghép đó và đốn hình ảnh trong bức tranh đó
đang nói đến món ăn nào gì?
Bước 2: Tiến hành trị chơi.
Tìm món ăn bí ẩn trong bức tranh qua các câu hỏi sau:
Câu 1. (Nhận biết).
“Nước gì mà đựng trong chai
Màu vàng sóng sánh mẹ hay rán xào
Ăn nhiều cơ thể béo phì
Bạn giỏi đốn thử chất gì mình nghe?”
( Đáp án: Chất béo)
Câu 2. (Thơng hiểu)
Nếu ăn quá nhiều chất này dễ gây nguy cơ bệnh tiểu đường?
( Đáp án: Tinh bột)
Câu 3. (Vận dụng).
Tại sao người gia không nên ăn nhiều mỡ động vật?
(Gợi ý đáp án: mỡ động vật thường chứa các axit béo no, ăn nhiều dễ dẫn đến
sơ vữa động mạch).
Câu 4. (Vận dụng ).
Trong khẩu phần ăn, những loại lipit nào không tốt cho sức khỏe con người?
24



(Gợi ý đáp án: cholesteron, chất béo no, chất béo khơng no dạng tras: có nhiều
trong thức ăn nướng, thức ăn chế biến sẵn).
Sau khi học sinh lần lượt mở được 4 mảnh ghép bằng cách trả lời đúng 4 câu hỏi
thì bức tranh hiện ra đó chính là món chiên rán khoái khẩu của các em học sinh.

Giáo viên định hướng học sinh thảo luận: Những tác hại gặp khi sử dụng thường
xuyên đồ nướng, chiên rán?
( Gợi ý đáp án: tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, béo phì, bệnh về
đường tiêu hóa…).
Ví dụ 2: Sử dụng hoạt động kết thúc bài học bằng bộ câu hỏi định hướng
giúp người học có cách định hướng lựa chọn sử dụng chất béo an toàn.
Để thực hiện kế hoạch dạy học, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi định hướng (thiết
kế trong các phiếu học tập) kết hợp với các phương pháp và kĩ thuật DH tích cực:
phát hiện và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng công nghệ thông tin
(mạng internet),...
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao và nhận nhiệm vụ (nhiệm vụ có thể được đã được giao ở
tiết học trước).
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để xử lí các thơng tin đã thu
thập, hồn chỉnh báo cáo của nhóm.
+ Nhiệm vụ của mỗi nhóm.
Nhiêṃ vu ̣của mỡi nhóm.

Nơị dung cơng viêc ̣ cần làm
của mỡi nhóm (Các nhóm làm
theo bộ câu hỏi định hướng).

Nhóm 1: Tìm hiểu về vai trò của chất béo Câu hỏi 1,2.
25



×