Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hoá huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.8 KB, 22 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

ĐỖ THỊ NGOAN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
(BẢN TÓM TẮT)
NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
(CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ DU LỊCH)

Đà Nẵng - Năm 2020


i

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------------------

ĐỖ THỊ NGOAN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH



NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
(CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ DU LỊCH)
KHÓA: 2016-2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(BẢN TĨM TẮT)

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Đồn Thị Thơng

Đà Nẵng - Năm 2020


ii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 1
2.1.

Mục tiêu ........................................................................................................................... 1

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 1
3.1.


Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 1

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 1

4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 2
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN
HÓA .............................................................................................................................................. 3
1.1.

Cơ sở lý luận về phát triển du lịch văn hóa ..................................................................... 3

1.1.1.

Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................... 3

1.1.1.1. Quan niệm về du lịch ............................................................................................. 3
1.1.1.2. Khái niệm văn hóa ................................................................................................. 3
1.1.1.3. Du lịch văn hóa...................................................................................................... 3
1.1.2.

Mối quan hệ qua lại giữa du lịch và văn hóa ........................................................... 3

1.1.3.

Ý nghĩa của sự phát triển du lịch văn hóa ................................................................ 3

1.1.4.


Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa .................................................................. 3

1.1.4.1. Điều kiện chung ..................................................................................................... 3
1.1.4.2. Điều kiện riêng ...................................................................................................... 3
1.1.4.3. Điều kiện sẵn sàng đón tiếp................................................................................... 3


iii

1.1.4.4. Điều kiện mơi trường văn hóa ............................................................................... 3
1.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa .................................................................. 3

CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA Ở
HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH. ................................................................................. 4
2.1.

Tổng quan về huyện Lệ Thủy .......................................................................................... 4

2.1.1.

Lịch sử hình thành .................................................................................................... 4

2.1.2.

Khái quát về huyện Lệ Thủy...................................................................................... 4

2.2.


Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy.................................................. 6

2.2.1.

Tài nguyên du lịch văn hóa ....................................................................................... 6

2.2.2.

Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy ............. 7

2.3.

Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy ................................................. 7

2.3.1.

Khái quát chung về hoạt động du lịch ...................................................................... 7

2.3.2.

Khách du lịch ............................................................................................................ 7

2.3.3.

Doanh thu du lịch...................................................................................................... 8

2.3.4.

Cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch ........................................................................... 9


2.3.5.

Các loại hình và sản phẩm du lịch văn hóa chủ yếu ................................................ 9

2.3.6.

Nhân lực du lịch văn hóa ........................................................................................ 10

2.3.7.

Tuyên truyền quảng bá du lịch văn hóa .................................................................. 10

2.3.8.

Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy .......... 10

2.3.8.1. Kết quả đạt được ................................................................................................. 10
2.3.8.2. Một số những tồn tại và hạn chế ......................................................................... 11
2.3.8.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế ............................................................. 12
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN
LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................................................................... 13


iv

3.1.

Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy.............................................. 13


3.1.1.

Cơ sở xây dựng định hướng .................................................................................... 13

3.1.2.

Định hướng phát triển du lịch văn hóa huyện Lệ Thủy. ......................................... 13

3.2.

Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. .............. 13

3.2.1.

Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất –kỹ thuật phục vụ du lịch ............... 13

3.2.2.

Giải pháp về tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch ............................... 13

3.2.3.

Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................................. 13

3.2.4.

Giải pháp về thị trường ........................................................................................... 14

PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 15



v


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ở huyện Lệ Thủy (Tỉnh Quảng Bình) những di tích lịch sử, cơng trình kiến trúc, các hình
thức nghệ thuật, tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… đây là nguồn tài nguyên nhân văn
đa dạng và phong phú, đặc sắc để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa. Là vùng đất
“địa linh, nhân kiệt” với nhiều di tích lịch sử và nét văn hóa truyền thống lâu đời, quê hương
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Lệ Thủy còn sở hữu làn điệu hò khoan, lễ hội bơi, đua thuyền
truyền thống trên sông Kiến Giang, lễ hội chùa Hoằng Phúc… Vùng đất này hội tụ đầy đủ các
tiềm năng du lịch rất cần được đánh thức.
Thực tế cho thấy việc xác định đúng đắn những giá trị to lớn của nguồn tài nguyên này để
khai thác phục vụ du lịch thì sẽ đem lại một nguồn lợi to lớn về mọi mặt kinh tế - xã hội của
huyện. Nó góp phần tạo thêm thu nhập, việc làm cho người dân, thúc đẩy các ngành kinh tế
khác phát triển. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và
giải pháp phát triển du lịch huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, mong muốn góp một phần nhỏ
bé vào việc nâng cao nhận thức về công tác phát huy những giá trị di sản văn hóa để từ đó có
những giải pháp tăng cường hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên này một cách có hiệu quả,
mang lại giá trị to lớn.
2.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa của huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình từ đó đề xuất 1 số giải pháp phát triển du lịch văn hóa của huyện trong thời
gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa.
- Nghiên cứu về tiềm năng và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của huyện Lệ
Thủy từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế cịn tồn đọng và tìm ra những nguyên
nhân.
- Xây dựng các đề xuất, giải pháp phù hợp với thực trạng phát triển của du lịch văn hóa huyện
Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, đồng thời đảm bảo tính bền vững, bảo tồn và phát huy các di sản
văn hóa.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Du lịch văn hóa huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian: Huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
Thời gian: Đề tài thu thập số liệu từ năm 2015- 2019
1.


2

Nội dung nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm:
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
- Phương pháp tổng hợp phân tích
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp bản đồ



3

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA
1.1.
Cơ sở lý luận về phát triển du lịch văn hóa
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1.
Quan niệm về du lịch
1.1.1.2.
Khái niệm văn hóa
1.1.1.3.
Du lịch văn hóa
1.1.2. Mối quan hệ qua lại giữa du lịch và văn hóa
a) Ảnh hưởng của văn hóa đến du lịch.
b) Ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa
1.1.3. Ý nghĩa của sự phát triển du lịch văn hóa
1.1.4. Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa
1.1.4.1.
Điều kiện chung
a) Điều kiện thời gian nhàn rỗi
b) Điều kiện nền kinh tế đất nước
c) Điều kiện nguồn khách
d) Điều kiện chính trị và an tồn xã hội
1.1.4.2.
Điều kiện riêng
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên
b) Tài nguyên du lịch văn hóa

1.1.4.3.
Điều kiện sẵn sàng đón tiếp
a) Điều kiện tổ chức
b) Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật.
c) Điều kiện về vốn
1.1.4.4.
Điều kiện mơi trường văn hóa
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa


4

CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA Ở
HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH.
2.1.
Tổng quan về huyện Lệ Thủy
2.1.1. Lịch sử hình thành
Huyện Lệ Thủy có 2 thị trấn và 24 xã như hiện nay
2.1.2. Khái quát về huyện Lệ Thủy

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy
*Vị trí địa lý:
Lệ Thủy là vùng đát chiêm trũng của tỉnh Quảng Bình. Nằm và khoảng 16º55’ đến 17º22’ vĩ
độ Bắc và 106º25’ đến 106º59’ độ kinh Đơng. Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía Nam
giáp huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp biên giới Việt Lào, có đường biên giới dài
42,8 km, phía Đơng giáp biển Đơng có đường biển dài hơn 30 km.
*Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Diện tích tự nhiên của huyện Lệ Thủy là 142.052 ha. Địa hình của huyện đồng bằng, ven
biển hẹp và thấp, độ cao dưới 10 mét; sát biển có các dải cát cao 2 – 3 mét đến 50 mét, độ dốc
lớn.

Lệ Thủy nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa , chịu ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình
và dải hội tụ nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Khí hậu Lệ Thủy chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô
và mùa mưa.
Nguồn nước ở Lệ Thủy khá phong phú, với một hệ thống sơng ngịi, ao hồ, đầm phá phân
bố khá đều trong huyện, có tổng diện tích là 1496 ha, chiếm khoảng 1,06% diện tích tự nhiên.
*Đặc điểm kinh tế- xã hội
- Tình hình dân số và lao động: với 26 xã và 2 thị trấn, Lệ Thủy có dân số trung bình năm 2018
là 143.702 người, với mật độ dân số là 102 người/km2. Lực lượng lao động làm việc trong các


5

ngành kinh tế ngày càng tăng, năm 2015 có 83.342 người tăng lên 84.807 người năm 2017,
chiếm 59,12% dân số tồn huyện.
- Tình hình cơ sở hạ tầng :
+ Về giao thơng: Lệ thủy có tiềm năng lớn về phát triển giao thông cả đường bộ lẫn đường
thủy. Đường bộ có đường Quốc lộ 1A ở phía Đơng, phía Tây có đường Đơng và Tây Trường
Sơn xun qua hết đại phận của huyện.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng huyện Lệ Thủy năm 2017
Đơn vị
Số
Tỉ lệ % so với
Stt
Chỉ tiêu
tính
lượng
tổng số
1
Tổng số xã thị trấn


28
100
2
Tổng số hộ
Hộ
38160
100
Số xã có đường ơ tơ đến trung tâm
3

28
100

4
Đường nhựa

27
96,94
5
Đường cấp phối

1
3,36
6
Số xã có điện

28
100
7
Số hộ có điện

Hộ
37.931
94,4
8

Số xã có trường mẫu giáo/mầm non



28

100

9
Số xã có trường tiểu học

28
100
10
Số xã có trường phổ thơng cơ sở

4
14,3
11
Số xã có trường trung học cơ sở

24
85,7
12
Số xã có trường thpt


6
21,4
13
Số xã có trạm y tế

28
100
14
Số xã có chợ

22
78,6
15
Số trạm bưu cục
Trạm
8
28,6
16
Số bưu điện văn hóa xã
Cái
16
61,5
- Năng lượng và bưu chính viễn thơng:
Đến năm 2019 tồn huyện có 149 trạm biến áp trung gian với 492 km đường dây cao thế,
đạt 100% số xã có điện lưới.
Hệ thống thơng tin liên lạc đã được phủ kín 100% xã, thị trấn trong tồn huyện.
Y tế, giáo dục:
Mạng lưới y tế được phủ kín trong tồn huyện, với 100% xã có trạm y tế, 1 bệnh viện đa
khoa, phịng khám khu vực.

Cơng tác giáo dục huyện Lệ Thủy trong những năm qua đã được nâng cao cả về chất lượng
cũng như cơ sở vật chất.
Mạng lưới dịch vụ, thương mại
Tồn huyện có 26 chợ trong đó có 20 chợ được xây dựng kiên cố.


6

Phương tiện vận tải có tốc độ nhanh.
2.2.
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy
2.2.1. Tài ngun du lịch văn hóa

Hình 2.2 Bản đồ các điểm du lịch huyện Lệ Thủy
Tài nguyên du lịch văn hóa ở Lệ Thủy vô cùng đa dạng bao gồm:
- Các TNDL văn hóa vật thể: huyện có 19 di tích lịch sử, văn hố, trong đó có 13 di tích văn
hóa cấp quốc gia, 6 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và hơn 100 dấu tích lịch sử văn hóa.
+ Di tích lịch sử: Chùa Hoằng Phúc (Mỹ Thủy), Chùa An Xá (Lộc Thủy), Chiến thắng Xuân
Bồ (Xuân Thủy), Miếu Thành Hoàng Mỹ Thổ – Trung Lực (Tân Thủy), Lăng Mộ Nguyễn Hữu
Cảnh (Trường Thủy), Lăng mộ và miếu thờ Hồng Hối Khanh (Trường Thủy, Phong Thủy),
Trạm thơng tin A72 (đường Trường Sơn xã Ngân Thủy),
Trận địa Đại đội nữ Pháo binh Ngư Thủy (Ngư Thủy Trung).
+ Chứng tích tội ác chiến tranh: Vụ thảm sát Mỹ Trạch (Mỹ Thủy)
+ Nhà lưu niệm: nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ( Lộc Thủy)
- Các TNDL văn hóa phi vật thể như:
+ Làn điệu dân gian: Làn điệu hò khoan Lệ Thủy
+ Làng nghề truyền thống: làng nghề nón lá Quy Hậu (Liên Thủy), làng nghề chổi đót Lệ
Bình (Mai Thủy), làng nghề chiếu cói An Xá (Lộc Thủy), làng nghề mộc mỹ nghệ, đan lát
Xuân Bồ (Xuân Thủy) và làng nghề rượu Tuy Lộc (Lộc Thủy)
+ Lễ hội: Lễ hội bơi, đua thuyền trên sông Kiến Giang, lễ hội bài chịi, lễ hội chùa Hoằng

Phúc,..
Trong đó các TNDL văn hóa vật thể và phi vật thể nổi bật thu hút lượng lớn du khách thập
phương như:


7

- TNDL văn hóa vật thể
Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Chùa Hoằng Phúc:
- TNDL văn hóa phi vật thể
Lễ Hội bơi đua thuyền trên sơng Kiến Giang
Hị khoan Lệ Thủy
2.2.2.
Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy
Có thể thấy, tiềm năng du lịch của Lệ Thủy là rất lớn và cần được đánh thức. Hiện lễ hội bơi,
đua thuyền truyền thống được tổ chức hàng năm đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến
tham quan. Nhà lưu niệm Đại tướng, khu lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh mỗi năm
cũng thu hút được hàng chục nghìn lượt người đến viếng.
Đặc biệt, huyện đã đưa vào khai thác tuyến du lịch khám phá bản sắc văn hóa của người Vân
Kiều. Tuyến du lịch này dự kiến đầu tư khoảng 10 tỷ đồng và đưa vào khai thác thử nghiệm
cuối tháng 12 năm 2018.
2.3.
Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy
2.3.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch
Lệ Thủy một vùng đất hội tụ đầy đủ các tiềm năng du lịch. Hiện tại huyện Lệ Thủy hiện có
18 di tích lịch sử, trong đó có 10 di tích cấp quốc gia, 8 di tích cấp tỉnh. Các di tích nổi tiếng có
thể kể đến là nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chùa An Xá, lăng mộ Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Hoằng Phúc, Miếu Thành Hoàng, trận địa pháo binh Ngư Thủy…
Về cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho du lịch, tồn huyện Lệ Thủy có 20 nhà nghỉ, 1 khách

sạn 2 sao, 1 khách sạn 3 sao đang xây dựng và 1 khách sạn 5 sao đã được cấp phép xây dựng.
Mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển rộng khắp với 29 chợ. Trên địa bàn có 2 hãng xe
taxi và 1 tuyến xe buýt.
Hiện nay khu du lịch Lệ Thủy Quảng Bình đang tập trung khai thác tour du lịch thăm hang
Đại tướng, khám phá và trải nghiệm khe Nước Lạnh, khu du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng
khống Bang, bên cạnh đó du khách đến đây cịn có dịp tham gia các hoạt động hấp dẫn như:
Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang …
2.3.2. Khách du lịch


8

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LƯỢT KHÁCH ĐẾN
LỆ THỦY THAM QUAN DU LỊCH VĂN HĨA
TỪ 2015 - 2019
200000

175000
145800

150000
100000

190000

Số lượt khách
130000
90600

50000

0
2015

2016

2017

2018

2019

Hình 2.3. Biểu đồ số lượt khách đến Lệ Thủy tham quan du lịch văn hóa từ 2015 -2019
Tổng lượng du khách đến tham quan trên địa bàn huyện Lệ Thủy từ năm 2015- 2019 tăng
liên tục qua các năm, vượt gấp 05 lần so với mục tiêu Chương trình Phát triển dịch vụ - du lịch
giai đoạn 2016 - 2020 đề ra; tốc độ tăng trưởng khách du lịch trung bình là 50%/năm, vượt gấp
3,3 lần. Lượng khách du lịch đến huyện Lệ Thủy chủ yếu tập trung vào dịp các lễ hội Di tích
lịch sử Chùa Hoằng Phúc, bơi đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang và thăm một số di
tích lịch sử văn hóa như Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Khu lăng mộ Lễ Thành hầu
Nguyễn Hữu Cảnh, các cảnh quan tự nhiên Khe nước Lạnh, Khe nước Trong...
Tuy nhiên thời gian lưu trú bình qn của khách trên địa bàn huyện cịn rất ít, trung bình
khách chỉ lưu trú 1,16 ngày. Khách nội địa chiếm 91% trong tổng số lượt khách đến. Trong đó
chủ yếu là khách đến từ các huyện trong tỉnh, Đà Nẵng, Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Huế, Thanh
Hóa, và các tỉnh miền Tây.
2.3.3. Doanh thu du lịch
Những năm gần đây, doanh thu bình quân một làng nghề ở Lệ Thủy đạt trên 1,5 tỷ
đồng/năm, thu hút trên 1.842 lao động tham gia với mức thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu
đồng/người/tháng.
Đơn vị: tỉ đồng



9

300

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH TĂNG
TRƯỞNG CỦA DOANH THU DU LỊCH HUYỆN
LỆ THỦY TỪ NĂM 2015- 2019
Tổng doanh thu du lịch

250

200
150
100
50
0
2015

2016

2017

2018

2019

Hình 2.4 Biểu đồ tình hình tăng trưởng của doanh thu du lịch huyện Lệ Thủy từ năm 20152019
Ngành du lịch huyện Lệ Thủy có sự tăng trưởng rõ rệt. Trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa
tăng lên liên tục qua các năm (Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 18%). Tốc độ tăng
trưởng giá trị du lịch trung bình là 16,65%/năm.

Doanh thu từ du lịch trong giai đoạn 2015 đến 2019 tăng rất nhanh (năm 2019 doanh thu du
lịch tăng 2,2 lần so với năm 2015)
Tỉ trọng dịch vụ đến năm 2020 chiếm 40,4%.
2.3.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch
Vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch từ ngân sách Trung ương là 90.077 triệu đồng, ngân
sách địa phương là 14.479 triệu đồng; kinh phí chi thường xuyên phục vụ công tác quảng bá,
tuyên truyền, tổ chức lễ hội là 15.935 triệu đồng.
Triển khai xây dựng các dự án du lịch như: Khu du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng
suối nước nóng Bang tại xã Kim Thuỷ do Tập đồn Trường Thịnh đầu tư với diện tích 373,3
ha, tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng; dự án khu du lịch nghỉ dưỡng của Tập đồn FLC với diện
tích 685ha tại xã Hồng Thuỷ, tổng mức đầu tư 8.400 tỉ đồng; Khu nghỉ dưỡng sinh thái Đàn
Điểm tại xã Cam Thủy với quy mơ 40 phịng, tổng mức đầu tư 30,2 tỷ đồng.
Trên địa bàn huyện có 4 hãng taxi (Mai Linh, Sun, Minh Huy, Tiên Sa) và tuyến xe buýt
hoạt động từ thành phố Đồng Hới - Lệ Thủy với 80 chuyến/ngày cả đi và về đáp ứng kịp thời
nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Đến nay, tồn huyện có 22 cơ sở lưu trú với 181 phòng, 257 giường; gần 50 cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 1 nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch (nhà hàng Hương
Sự).
2.3.5. Các loại hình và sản phẩm du lịch văn hóa chủ yếu


10

Thực hiện khai thác du lịch nội địa trong dịp tổ chức lễ hội nhằm giới thiệu quảng bá các di
tích lịch sử văn hóa và tâm linh kết hợp tham quan các làng nghề truyền thống (với tuyến: chùa
Hoằng Phúc - Khu lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh - Nhà lưu niệm Đại tướng Võ
Nguyên Giáp - chùa An Xá - làng nghề Rượu Tuy Lộc, chiếu cói An Xá).
Bên cạnh đó kết hợp các loại hình du lịch khác như:
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới
Dự án bảo tồn thiên nhiên Việt đến Khe Nước trong xã Kim Thủy tham quan hệ sinh thái,

bảo vệ đa dạng sinh học tại khu vực này và tiến hành công tác bảo tồn thiên nhiên, quảng bá du
lịch sinh thái.
Xây dựng sản phẩm nông nghiệp địa phương
Phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng
Phát triển du lịch biển
2.3.6. Nhân lực du lịch văn hóa
Từ năm 2015 đến năm 2019, UBND huyện đã cử cán bộ tham gia 2 lớp tập huấn do Sở Du
lịch tổ chức, 1 đồng chí tham gia lớp hướng dẫn viên du lịch, 4 đồng chí tham gia lớp tiếng anh
giao tiếp; 1 đồng chí tham gia lớp đào tạo thạc sỹ chuyên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ
hành; hướng dẫn 3 chủ cơ sở lưu trú tham gia lớp nghiệp vụ tại tỉnh. Hỗ trợ cho các dự án, đào
tạo nghề và các hoạt động liên quan khác với số tiền 2,9 tỷ đồng.
2.3.7. Tuyên truyền quảng bá du lịch văn hóa
Hiện nay, huyện Lệ Thủy đã có 2 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơng nhận là
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Hị khoan Lệ Thủy và Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông
Kiến Giang.
Từ năm 2016 - 2018, chỉ đạo thực hiện 80 tin, 210 bài viết liên quan đến công tác tuyên
truyền, quảng bá tiềm năng du lịch.
Tập trung tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về Di sản văn hóa phi vật thể - Hị khoan Lệ Thủy
thơng qua nhiều hình thức khác nhau.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí Trung ương và địa phương tổ chức ghi hình,
quay phim, chụp ảnh, xây dựng phóng sự giới thiệu về tiềm năng du lịch, các danh lam thắng
cảnh, các làng nghề, các di tích lịch sử văn hóa và các lễ hội truyền thống tuyên truyền trên các
kênh thông tin đại chúng.
Tổ chức cuộc thi ảnh “Lệ Thủy - Tiềm năng du lịch” thu hút được 41 tác giả tham gia với
gần 400 tác phẩm.
Xây dựng pano quảng bá du lịch Lệ Thủy trên tuyến đường tránh lũ BOT.
Tại Lễ hội Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc năm 2019 đã tổ chức trưng bày, giới thiệu các
sản phẩm lưu niệm với 11 mặt hàng tiêu biểu, qua đó góp phần quảng bá sản phẩm chất lượng,
đặc trưng của địa phương tới đông đảo du khách thập phương.
2.3.8. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy

2.3.8.1.
Kết quả đạt được


11

Dự ước các chỉ tiêu phát triển dịch vụ - du lịch giai đoạn 2016-2019 như sau:
Tốc độ tăng trưởng giá trị dịch vụ trung bình là 16,65%/năm.
Tỉ trọng dịch vụ đến năm 2020 chiếm 40,4%.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 18%
- Số hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ tăng 3,95%
- Khối lượng hành khách vận chuyển tăng 15,6%
- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch là 22%/năm), trong đó:
+ Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế trung bình là 25%/năm
+ Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa trung bình là 22%/năm
- Tổng lượng khách dự ước đến huyện trung bình đạt 162.000 lượt/năm
- Cơ sở vật chất phục vụ du lịch:
Đến năm 2019, tồn huyện có 22 cơ sở lưu trú
Lao động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch trên địa bàn huyện dự ước đạt 12.539 lao động,
trong đó lao động làm việc trực tiếp chiếm 31%
Cơng tác quản lý Nhà nước từng bước được củng cố, không để xảy ra các vấn đề về an ninh
du lịch, tệ nạn người lang thang, trẻ em ăn xin đeo bám khách du lịch.
Việc tuyên truyền, quảng bá giới thiệu các tiềm năng du lịch được chú trọng.
2.3.8.2.
Một số những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế như sau:
Sự vào cuộc của một số cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch
chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ nhất là các xã có các điểm di tích, các tiềm năng du lịch.
Khách tham quan đến các điểm di tích lịch sử trong ngày và trở về thành phố Đồng Hới.
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế; quy mô và chất lượng

của các loại hình dịch vụ như lưu trú, mua sắm, vui chơi giải trí chưa đảm bảo để thu hút du
khách đến tham quan và lưu trú qua đêm do đó chưa khai thác tối đa nguồn thu từ hoạt động du
lịch.
Việc thu hút đầu tư phát triển dịch vụ chưa mạnh, tiến độ triển khai các dự án còn chậm so
với kế hoạch nên chưa phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Các loại hình dịch vụ phát triển mang tính tự phát, phần lớn theo nhu cầu thị trường ngắn
hạn, phân bố đầu tư chủ yếu là địa bàn 2 thị trấn, các điểm có tiềm năng du lịch chưa được các
nhà đầu tư quan tâm.
Chất lượng dịch vụ còn thấp, trang thiết bị các phòng lưu trú còn đơn giản, chưa đáp ứng các
dịch vụ thiết yếu, kinh doanh thiếu ổn định, giá cả một số loại hình dịch vụ cịn cao so với thu
nhập bình qn của người tiêu dùng, nhất là giá cả dịch vụ ăn uống, giải khát...
Công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ chưa thường xuyên, việc xử lý vi phạm chưa nghiêm
túc. Hiện tượng gian lận thương mại, không đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm vẫn cịn xảy ra
và chưa được xử lý kịp thời.


12

Nguồn nhân lực du lịch cịn thiếu, trình độ chun môn chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển dịch vụ, du lịch.
Sản phẩm du lịch vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa được đưa vào khai thác như: Khu du lịch
nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng suối nước nóng Bang, Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao,
thương mại và giải trí cao cấp FLC đang ở giai đoạn xây dựng chưa hồn thiện. Thiếu khu vui
chơi giải trí, trung tâm mua sắm, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chưa có sản phẩm hàng lưu
niệm đặc trưng của địa phương.
Công tác quy hoạch điểm kinh doanh tại các điểm di tích chưa được thực hiện, nên cịn tình
trạng bán hàng lấn chiếm lòng, lề đường và trước cổng của các di tích.
Cơ sở vật chất tại các điểm đón và phục vụ khách du lịch khi đến tham quan như nhà vệ sinh,
nhà chờ tránh mưa, nắng...còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu.
2.3.8.3.

Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
a) Nguyên nhân khách quan: Phát triển du lịch huyện Lệ Thủy là một ngành mới, là địa bàn có
điều kiện thời tiết khơng thuận lợi, thường xun xảy ra lũ lụt, bão ảnh hưởng đến cơ sở hạ
tầng du lịch, các điểm di tích trên địa bàn. Sự cố môi trường biển thời gian qua đã ảnh hưởng
không nhỏ đến lượng khách du lịch và thu nhập của các nhà hàng ven biển.
Sức hút đầu tư phát triển du lịch chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.
Lệ Thuỷ là huyện thuần nông, việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề còn chậm, đời sống kinh tế
của nhân dân chưa cao, ý thức về làm du lịch cộng đồng chưa được phát huy hiệu quả.
Nguồn vốn bố trí cho du lịch cịn hạn chế do đó cơng tác quảng bá, xúc tiến đầu tư cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch cịn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả đạt được của Quảng Bình trong những năm qua là tích cực, góp phần cùng cả nước
hồn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2019 nhưng huyện lệ Thủy vẫn còn một số khó khăn, thách
thức: Dịch bệnh lợn tả châu Phi diễn biến phức tạp; tái cơ cấu ngành nơng nghiệp cịn khó
khăn, doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp cơng nghệ cao chưa nhiều; lượng khách du lịch
vẫn còn thấp so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, sản phẩm du lịch chưa nhiều.
b) Nguyên nhân chủ quan:
Công tác quản lý, xây dựng quy hoạch, kế hoạch còn hạn chế.
Nguồn nhân lực chuyên môn về du lịch, dịch vụ được đào tạo quy mơ và tuyển chọn hiện chưa
có vì vậy công tác tham mưu, thuyết minh hướng dẫn gặp nhiều khó khăn.
Cơng tác tun truyền quảng bá tiềm năng du lịch chưa mạnh và chưa đúng trọng tâm, trọng
điểm.
Cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch chưa đảm bảo nên chưa thu hút được các đoàn khách lớn đến lưu
trú tại huyện.


13

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA
HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1.

Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy
3.1.1.
Cơ sở xây dựng định hướng
3.1.2.
Định hướng phát triển du lịch văn hóa huyện Lệ Thủy.
3.2.
Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
3.2.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất –kỹ thuật phục vụ du lịch
Nội dung cụ thể giải pháp như sau:
Xây dựng kế hoạch đầu tư.
+ Chuẩn bị lập dự án cho phép đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một số điểm du lịch làng nghề
như: làng nón lá Quy Hậu, chiếu cói An Xá,...
+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất để có thể thu hút các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài đến Lệ Thủy đầu tư phát triển du lịch.
+ Tiến hành kêu gọi các Nhà đầu tư có năng lực tài chính và kinh nghiệm trong kinh doanh du
lịch bỏ vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho kinh doanh.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch để giải quyết vấn đề đòi hỏi của thực tiễn,
đây là giải pháp quan trọng.
Đối với cơ quan quản lý ngành cần rà soát, đánh giá một cách khoa học nguồn tài nguyên du
lịch, tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của
huyện.
Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, quy chế quản lý, sử dụng nguồn tài
nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu du lịch, điểm du lịch đã được đầu tư xây dựng, thẩm
định các dự án phát triển của ngành.
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm sát các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, hướng
dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế vào đầu tư kinh doanh, tổ chức sản
xuất kinh doanh du lịch. Tổ chức bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tòa ngành từng bước triển khai
thực hiện tiêu chuẩn hóa lực lượng lao động.
Tăng cường quan hệ với du lịch các huyện tạo ra không gian du lịch rộng lớn, thiết lập các

tour du lịch liên tỉnh đưa sản phẩm du lịch Quảng bình nói chung Lệ Thủy nói riêng hội nhập
với du lịch cả nước.
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần triển khai thực hiện theo nội dung sau:
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho lực lượng lao động hiện có
của ngành. Về hình thức đào tạo đối tượng này có thể bồi dưỡng tại chỗ hoặc gửi đi học,
nghiệp vụ chủ yếu cần đào tạo về kiến thức lễ tân, bường bàn, bar.
- Việc tuyển dụng mới đội ngũ nhân viên nghiệp vụ yêu cầu phải qua các trường đào tạo nghiệp
vụ du lịch. Đối với các khu du lịch lớn cần thiết phải thuê các chuyên gia quản lý giỏi để quản
lý điều hành.


14

- Cơ quan quản lý Nhà nước hàng năm thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, từng bước triển khai áp dụng tiêu chuẩn hóa lực lượng lao động chuyên nghiệp
trong ngành theo quy định của Tổng cục du lịch. Đồng thời cần sớm có kế hoạch bồi dưỡng
kiến thức về giao tiếp, ứng xứ trong kinh doanh du lịch đối với người dân bản xứ ở những nơi
có các điểm, các khu du lịch.
- Nguồn kinh phí đào tạo đề nghị ngân sách Nhà nước hỗ trợ và các đơn vị kinh doanh du lịch
tự đóng góp.
3.2.4. Giải pháp về thị trường
Tăng cường hợp tác công tư, phối hợp với các địa phương và các doanh nghiệp lữ hành lớn,
tạo nguồn lực đủ mạnh để tạo hiệu quả cao trong các hoạt động roadshow, hội chợ quốc tế…
nhằm thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Tranh thủ sự phối hợp các cơ quan đại diện ngoại
giao Việt Nam ở nước ngoài để nâng cao hiệu quả quảng bá, xúc tiến du lịch.
Duy trì hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đối với các thị trường đang có tốc độ tăng
trưởng tốt trong năm 2019, đồng thời, tổ chức liên tục, đa dạng các hoạt động quảng bá, xúc
tiến du lịch đối với các thị trường mới, thị trường có tốc độ tăng trưởng chưa được như mong
muốn, còn nhiều tiềm năng khai thác.

Ngoài ra, cần tập trung nguồn lực thực hiện các chiến dịch quảng bá trên các nền tảng truyền
hình, mạng xã hội, kênh truyền thông lớn như CNN với nội dung, thơng điệp khẳng định năng
lực kiểm sốt khủng hoảng và Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, an toàn đối với du khách.
Đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường du lịch, môi trường an ninh y tế đến các thị trường
khách quốc tế và trong nước.

PHẦN KẾT LUẬN


15

Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao, vì vậy
phát triển du lịch khơng chỉ là nhiệm vụ của một người mà là nhiệm vụ của toàn dân, mọi cấp
mọi ngành. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn hiện nay huyện cần đầu tư đúng mức, quan tâm
đúng vấn đề để đưa du lịch huyện phát triển hơn nữa.
Rất nhiều những vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa huyện Lệ
Thủy. Nhưng hiện tại du lịch huyện Lệ Thủy nói riêng và Quảng Bình nói chung đang từng
bước hồn thiện hơn, đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Thông qua đề tài
“Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình” em đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa, nghiên cứu tiềm
năng và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của huyện Lệ Thủy. Từ đó em đã chỉ ra
những kết quả đạt được, những hạn chế cịn tồn đọng và tìm ra những ngun nhân, đề xuất
một số giải pháp cụ thể với thực trạng phát triển du lịch văn hóa của huyện Lệ Thủy hiện nay.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn và số liệu thực tế tại các điểm du lịch có sự thay đổi qua thời
gian nên những số liệu trong em thu thập được có thể có sai số.
Em rất mong được sự đóng góp và chỉ bảo của thầy cơ giáo, các ý kiến đóng góp của các bạn
để khóa luận của em được hồn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



16

1.Báo cáo Chương trình hành động số 13 (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại
hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, Đại hội Đảng bộ huyện Lệ Thủy lần thứ XXIII về
“Phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020”)
2. Vũ Ngọc Khánh (2013), Làng Văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn học, Hà
Nội.
3. Vũ Đức Minh, Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Tổng cục Du lịch Việt Nam Trung tâm Công nghệ thông tin du lịch(2004), Non
nước Việt Nam, Nxb XN in Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí
Minh
5. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu,Nguyễn Kim
Hồng, Địa lý du lịch (1999), Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thơng, Vũ Đình Hịa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức,
Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2010), Địa lí du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
8. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) – Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, NXB giáo dục, 2007
[T58-59]
9. Một số trang wed tham khảo khác như:
(1)
/>(2) /> />(3)
/>(4) />


×