Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở làng gốm thanh hà, thành phố hội an, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.69 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

NGUYỄN THỊ TRANG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở LÀNG GỐM THANH HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN,
TỈNH QUẢNG NAM

NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
(CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ DU LỊCH)
KHÓA 2016-2020
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(BẢN TĨM TẮT)
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Đồn Thị Thông

Đà Nẵng - Năm 2020


1

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 3
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 4
3. Nhiệm vụ ................................................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4
5.1. Phương pháp thu thập, xử lí thơng tin ................................................................... 4
5.2. Phương pháp thực địa ............................................................................................ 4


5.3. Phương pháp sử dụng biểu đồ ............................................................................... 4
6. Nội dung khóa luận ................................................................................................... 4
NỘI DUNG.......................................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH ..................................... 6
LÀNG NGHỀ ...................................................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề ............................................................................ 6
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch ................................................................... 6
1.1.2. Các vấn đề liên quan đến làng nghề ................................................................... 6
1.1.2.3. Tiêu chí cơng nhận làng nghề .......................................................................... 6
1.1.2.4. Vai trò của làng nghề ....................................................................................... 6
1.1.3. Du lịch làng nghề ................................................................................................ 6
1.2.

Cơ sở thực tiễn về du lịch làng nghề ở Việt Nam. ................................................. 6

1.2.1.

Du lịch làng nghề ở Việt Nam ........................................................................ 6

1.2.2.

Du lịch làng nghề ở Quảng Nam ..................................................................... 6

CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÀNG GỐM
THANH HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN, ............................................................................... 7
TỈNH QUẢNG NAM .......................................................................................................... 7
2.1. Khái quát về làng gốm Thanh Hà ............................................................................. 7
2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 7
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Thanh Hà .................................. 7
2.1.3. Đặc điểm sản xuất của làng gốm Thanh Hà ....................................................... 8

2.1.4. Thị trường đầu ra cho sản phẩm làng gốm Thanh Hà ........................................ 9
2.2. Tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề ở làng gốm Thanh Hà ............................ 9


2

2.2.1.

Tài nguyên du lịch ........................................................................................... 9

2.2.3.

Cơ sở hạ tầng- cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch .............................................. 12

2.2.4.

Lao động du lịch ............................................................................................ 13

2.3. Thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam. ................................................................................................................... 14
2.3.1.

Khách du lịch ................................................................................................ 14

2.3.2.

Doanh thu du lịch .......................................................................................... 17

2.3.3.


Các sản phẩm du lịch đặc trưng và các điểm tham quan .............................. 18

2.3.3.1.

Các sản phẩm du lịch đặc trưng ................................................................. 18

2.3.3.2. Một số tour du lịch tại làng gốm Thanh Hà .................................................. 18
2.3.4.

Hoạt động quảng bá du lịch làng gốm Thanh Hà ......................................... 18

2.2.5.

Thực trạng về nguồn lợi người dân được hưởng từ du lịch .......................... 19

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG
GỐM THANH HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN, ................................................................... 20
TỈNH QUẢNG NAM ........................................................................................................ 20
3.1. Định hướng phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà ............................................ 20
3.1.1. Cơ sở đưa ra định hướng ................................................................................. 20
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà ...................................... 20
3.2. Một số giải pháp về phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An,
tỉnh Quảng Nam ............................................................................................................. 20
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức quản lí ........................................... 20
3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư .................................................................................... 21
3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch ......................................................... 21
3.2.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực .................................................................... 21
3.2.4.1. Nguồn lực trong phát triển làng nghề .......................................................... 21
3.2.4.2.


Nguồn nhân lực cho phát triển hoạt động du lịch tại làng ......................... 21

3.2.5. Giải pháp về quảng bá du lịch .......................................................................... 22
3.2.6. Giải pháp về sự liên kết với các công ty du lịch ............................................... 22
3.2.7. Giải phát phát triển bền vững du lịch ............................................................... 22
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 26


3

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao thì

nhu cầu thõa mãn đời sống tinh thần của con người cũng trở nên quan trọng. Vì vậy,
du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới và
theo nhận định thì ngành du lịch hiện nay chỉ đứng sau ngành công nghiệp ô tơ, cơng
nghiệp dầu khí.
Việt Nam là một đất nước có ngành du lịch đang phát triển và có nguồn tài
nguyên du lịch hết sức phong phú. Ngoài những thế mạnh về cảnh quan tự nhiên,
những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc thì làng nghề cũng là một trong
những thế mạnh cho Việt Nam phát triển du lịch.
Hội An là một di sản văn hóa thế giới, là địa bàn có vị trí thuận lợi ở gần 2 di sản
văn hóa thế giới là Cố đơ Huế và khu đền tháp Mỹ Sơn, là trung điểm giao lưu của
cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển du lịch. Hội
An có các làng nghề khá nổi tiếng như làng mộc Kim Bồng, làng chiếu Cẩm Kim,
làng rau Trà Quế, đặc biệt là làng gốm Thanh Hà tạo thành một hệ thống vành đai

làng nghề bao quanh khu phố cổ, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế thương
mại của đô thị và cảng thị Hội An.
Làng gốm Thanh Hà sở hữu một lợi thế rất riêng để phát triển du lịch. Tuy nhiên
số người biết đến làng chưa nhiều. Chính vì vậy mà việc phát triển du lịch ở làng
gốm Thanh Hà vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những lí do trên em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” nhằm
tìm hiểu về làng nghề truyền thống ở Hội An. Phản ánh thực trạng xuất hàng thủ
công ở làng nghề và ý nghĩa đối với việc phản ánh du lịch , đánh giá tiềm năng phát
triển du lịch của làng nghề để đưa ra các giải pháp phát triển du lịch cho phù hợp.


4

2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại làng gốm Thanh Hà thông qua việc

đánh giá tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch nơi đây, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần thu hút khách du lịch tới Hội An nói chung và làng gốm
Thanh Hà nói riêng.
3.

Nhiệm vụ

- Tổng quan cơ sở lí luận về du lịch và du lịch làng nghề.
- Tìm hiểu tực trạng phát triển du lịch tại làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An,
tỉnh Quảng Nam
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch ở làng gốm Thanh

Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
4.

Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch giai đoạn 2016- 2019. Định
hướng phát triển và giải pháp phát triển đến năm 2025.
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển
du lịch ở làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
5.

Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập, xử lí thơng tin
5.2. Phương pháp thực địa
5.3. Phương pháp sử dụng biểu đồ
6.

Nội dung khóa luận
Bố cục khóa luận gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch làng nghề
Chương 2 : Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng nghề gốm Thanh
Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.


5

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà,
thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam



6

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
LÀNG NGHỀ
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
1.1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
1.1.1.3. Phân loại du lịch
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch
1.1.1.5. Tài nguyên du lịch
1.1.2. Các vấn đề liên quan đến làng nghề
1.1.2.1. Khái niệm
1.1.2.2. Đặc điểm của làng nghề
1.1.2.3. Tiêu chí cơng nhận làng nghề
1.1.2.4. Vai trị của làng nghề
a) Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế- xã hội
b) Vai trò làng nghề đối với hoạt động du lịch
1.1.3. Du lịch làng nghề
1.1.3.1. Điều kiện phát triển du lịch làng nghề
1.1.3.2. Các tiêu chí để xây dựng và phát triển làng nghề du lịch
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa việc phát triển du lịch và các làng nghề
1.2.
1.2.1.

Cơ sở thực tiễn về du lịch làng nghề ở Việt Nam.
Du lịch làng nghề ở Việt Nam


1.2.1.1. Quá trình hình thành các làng nghề Việt Nam
1.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.2. Du lịch làng nghề ở Quảng Nam


7

CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
LÀNG GỐM THANH HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN,
TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát về làng gốm Thanh Hà
2.1.1. Vị trí địa lý
Gốm Thanh Hà đã làm rạng danh cả vùng đất Hội An, Quảng Nam. Làng gốm
nổi tiếng này tọa lạc gần con sông Thu Bồn xinh đẹp. Làng gốm Thanh Hà thuộc
phường Thanh Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam. Cách phố cổ Hội An chừng 3
km về hướng Tây. Từ đơ thị cổ Hội An đi về phía Vĩnh Điện theo đường Duy Tân
sẽ gặp bảng chỉ đường đến làng gốm.

Hình 2.1 Bản đồ du lịch thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Thanh Hà
Ngược về lịch sử, cư dân Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Thanh Hóa,
Nam Định, Hải Dương vào định cư từ khoảng cuối thế kỉ 15. Trong buổi sơ khai,
khi đồ dùng của đại bộ phận dân cư chủ yếu là gốm sứ, đất nung thì cư dân ở đây đã
tiếp tục truyền thống cha ông, khai thác địa thế thuận lợi của vùng đất mới để phát


8

triển nghề gốm. Theo cách nhớ của người làng Thanh Hóa thì năm 1516, nghề gốm

bắt đầu sản xuất tại làng Thanh Chiêm (nay thuộc khối phố 6 phường Thanh Hà),
sau đó do khơng hợp phong thủy nên dời lên Nam Diêu (tứ khối phố 5 phường Thanh
Hà), Nam Diêu có nghĩa là lị gốm phía Nam.
2.1.3. Đặc điểm sản xuất của làng gốm Thanh Hà
2.1.3.1. Công cụ sản xuất
Công cụ sản xuất giữ vai trị quan trọng, nó quyết định đến chất lượng của sản
phẩm, đồng thời biểu thị trình độ của từng thời kì lịch sử. Để cho ra đời nhưng mẽ
gốm độc đáo riêng của gốm Thanh Hà, ngồi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân
thì cịn có sự góp sức của những cơng cụ khá thơ sơ như: bàn chuốt, bàn xên, thêu,
nề đất, gót chân, vòng làm bằng kim loại, vá nhắm, dợ sát, cái lù,…
2.1.3.2. Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu chủ yếu để làm gốm là đất sét được mua ở sông Thu Bồn với giá
750 ngàn đồng/ khối đất.
2.1.3.3. Quy trình sản xuất
Thời tiết mưa lụt có ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất bởi nguy cơ chất đất
khơng có sự kết dính, đất lỏng sẽ khơng tạo hình được. Tương tự người thợ để phôi
tiếp xúc với mưa lụt sẽ làm biến dạng phôi, hơn nữa khu vực sản xuất gốm Thanh
Hà thường bị ngật lụt vào mùa mưa địa hình khu vực này thấp. Vì vậy thời gian sản
xuất ở làng gốm Thanh Hà thường được diễn ra trong thời tiết khơ nóng.
Trong đời sống của người thợ gốm, các hoạt động làm đất, chuốt gốm, chất phơi
vào lị nung đều diễn ra đồng thời từ sáng đến tối. Đối với việc phơi phôi, sữa nguội,
người thợ tập trung vào thời gian có nắng to trong ngày, khoảng 9h – 16h. Thời
điểm nung gốm thường bắt đầu vào buổi chiều tối và thời điểm kết thúc nung vào
buổi sáng hoặc trưa ngày hôm sau.
Sản phẩm gốm truyền thống được làm theo các công đoạn như sau:


9

- Làm đất

- Chuốt gốm _ tạo hình sản phẩm
- Làm nguội
- Nung
- Ra lò
2.1.4. Thị trường đầu ra cho sản phẩm làng gốm Thanh Hà
Thị trường để đem sản phẩm gốm đến tiêu thụ ngày càng phát triển mạnh. Theo
thời gian đơn đặt hàng từ sản phẩm của làng ngày càng được tăng lên, không chỉ
đáp ứng nhu cầu trong nước mà cịn xuất khẩu sang nước ngồi đem lại nguồn
ngoại tệ lớn cho người dân tham gia hoạt động sản xuất. Thị trường xuất khẩu
mạnh nhất đó là các nước ở khu vực Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản,…Và sản
phẩm được ưa chuộng nhiều nhất là các bình, vại, lọ, đèn lồng gốm thường được
dùng trang trí trong các nhà hàng khách sạn hoặc một số sản phẩm hàng lưu niệm.
2.2. Tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề ở làng gốm Thanh Hà
2.2.1. Tài nguyên du lịch
2.2.1.1.
a)

Tiềm năng du lịch tự nhiên

Địa hình
Địa hình làng gốm Thanh Hà tương đối bằng phẳng. Đặc biệt, các phía bao quanh

làng đều là các dịng sơng, trong đó đặc biệt là sơng Thu Bồn ở phía Nam. Thuận lợi
cho các hoạt động của các phương tiện giao thông, công tác quy hoạch và đầu tư
phát triển du lịch tại làng gốm.
b)

Khí hậu
Như các địa phương khác thuộc thành phố Hội An, làng gốm Thanh Hà nằm


trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Nam Hải Vân, mang tính chất khí hậu ven
biển Miền Trung, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt cao, nắng
nhiều, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông.
c)

Thủy văn


10

Được bao bọc bởi nhiều con sơng, trong đó lớn nhất và tác động lớn nhất là sông
Thu Bồn. Hằng năm, làng gốm Thanh Hà chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi chế độ lũ
của chính dịng sơng này. Hiện tại, chính quyền thành phố Hội An đã đang tiến hành
xây dựng đường bờ kè tại làng gốm giúp kiểm soát và ngăn chặn những tác động
tiêu cực từ lũ lụt trên hạ lưu sông Thu Bồn, bên cạnh những điểm tích cực như giao
thơng, nguồn lợi thủy sản, cảnh quan…
2.2.2. Tiềm năng du lịch văn hóa
a) Giá trị văn hóa phi vật thể
 Nghề truyền thống lâu đời
Theo lịch sử cư dân Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nam
Định, Hải Dương vào định cư từ khoảng cuối thế kỷ 15. Trong buổi sơ khai, khi đồ
dùng của đại bộ phận dân cư chủ yếu là đồ gốm sứ, đất nung thì cư dân ở đây đã tiếp
tục truyền thống của cha ông, khai thác địa thế thuận lợi của vùng đất mới để phát
triển nghề gốm. Theo cách nhớ của người làng Thanh Hà thì năm 1516, nghề gốm
bắt đầu sản xuất tại làng Thanh Chiêm (nay là khối phố 6 phường Thanh Hà), sau
đó do không hợp phong thủy nên dời lên Nam Diêu (tức khối 5 phường Thanh Hà),
Nam Diêu có nghĩa là lị gốm phía Nam.
 Lễ hội, phong tục tập qn- tín ngưỡng
Vào ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm, hằng trăm hộ dân làng gốm
Thanh Hà, Hội An đều tập trung về làng miếu Nam Diêu thành tính giỗ tổ trong sự

chứng kiến của đông đảo đại biểu thành phố và khách du lịch thập phương.
 Ẩm thực
Đã đến với làng là đến với những nét giản dị những con người chân chất mộc
mạc, chính vì thế mà món ăn của người làng Thanh Hà cũng rất giản dị. Khi đến
làng sẽ thấy những quán ăn vô cùng đơn giản nhưng lúc nào cũng đơng khách ghé
ăn, chính vì cái lẽ mộc mạc giống con người nơi đây, các món ăn khơng được trang
trí sang trọng hay bày trí đẹp mắt nó rất giản dị đơn sơ nhưng có sự gắn kết giữa


11

mảnh đất Quảng Nam này. Cũng có thể là những món mà những vùng đất khác cũng
có nhưng ở đây có mang nét độc đáo của một miền quê bởi cái tính hoang dã chẳng
hạn như món: mì quảng cá lóc – đây là các món mọi người hay đùa rằng chắc chỉ có
thể người Quảng nấu mới đúng hơi vị Mỳ Quảng, hay món Cao Lầu – món này chỉ
có duy nhất ở Hội An mà thơi. Đặc biệt ở đây có món chè bắp (ngơ) mà người Thanh
Hà nấu một hương vị rất ngon mà rất đặc trưng.
b) Giá trị văn hóa vật chất
 Các di tích lịch sử
- Đình Xuân Mỹ
Đình là trung tâm tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa, tín ngưỡng của làng, là
hình ảnh thân quen với rất nhiều người gắn bó với kỉ niệm vui buồn của cuộc sống.
Đình Xuân Mỹ ở phường thủ cơng Thanh Hà nhân dân góp tiền tạo dựng từ thế kỉ
19 cụ thể là năm 1903 với kiểu kiến trúc “tiền đình, hậu tẩm” kết hợp với miếu Lục
Vị, nhà bia, cây đa, bến nước.
Ngơi đình cung cấp thơng tin về q trình tụ cư lập làng, phát triển ngành nghề thủ
công ở ngoại vi thôn cảng Hội An xưa.
Di tích đình Xn Mỹ được xếp hàng di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1993.
- Miếu Nam Diêu
Miếu tổ Nam Diêu được dân làng xây dựng vào Tự Đức thứ 21 (năm 1868) tại

ấp Nam Diêu, xã Thanh Hà ( nay là khối 5 phường Thanh Hà, thành phố Hội An) để
thờ cúng tổ nghề gốm, các bậc tiền hiền và hậu hiền những người có cơng trong cơng
việc truyền bá và phát triển nghề gốm tại Nam Diêu Thanh Hà, Hội An.
c) Tính độc đáo của sản phẩm gốm Thanh Hà
Nghề gốm từ nam chí bắc ở đâu cũng có. Nhưng khơng phải nơi nào cũng có chất
lượng gốm tuyệt hảo như ở Thanh Hà. Đây là niềm tự hào của người dân Thanh Hà
khi giới thiệu về sản phẩm quê hương mình. Gốm làng Thanh Hà có đặc trưng là


12

gốm mộc, khơng phủ men bóng như gốm ở nhiều địa phương khác. Tuy vậy, sản
phẩm làm ra vẫn có độ bóng nhẹ và màu sắc trắng, nâu, đỏ, vàng…rất phong phú.
Người ta gọi đây là nét “duyên ngầm: của gốm Thanh Hà.
Xưa kia nghề gốm Thanh Hà chỉ chuyên chú về chất lượng, không quá đầu tư vào
mĩ thuật. Có lẽ mục đích làm gốm khi xưa cũng chỉ tập trung vào các sản phẩm phục
vụ đời sống thường nhật của bà con nơng dân như bếp, niêu, bình, chậu…nên cũng
chẳng cần cầu gì về hình thức.
d. Nghệ nhân nổi tiếng hoạt động sản xuất phục vụ trong du lịch
Trải qua năm thế kỷ, đến nay gốm Thanh Hà (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) vẫn
giữ cách thức sản xuất thủ cơng và gần như độc nhất, đó là tạo hình bằng tay hoặc
bàn xoay đạp chân, khơng dùng khuôn. Các nghệ nhân làng gốm Thanh Hà đang cố
gắng giữ “ đứa con ” mà ông cha để lại.
Làng gốm Thanh Hà có 8 nghệ nhân nổi tiếng và lớn tuổi làm nhiệm vụ giữ lửa
cho đời sau và những nghệ nhân này hằng ngày trong công việc quảng bá và hướng
dẫn cho các du khách đến tham quan chuốt gốm. Những nghệ nhân có độ tuổi cao
trong nghề mà vẫn hằng ngày làm việc vì yêu nghề của tổ tiên để lại như cụ Lê
Trọng, Nguyễn Thành, Nguyễn Thị Được, Nguyễn Ngữ, Nguyễn Lành, Nguyễn Viết
Sơn,… Gặp du khách tất cả các nghệ nhân đều tỏ vẻ vui mừng, thái độ rất thân thiện,
nếu gọi họ là nghệ nhân thì họ mỉm cười khiêm tốn và nói chỉ cần gọi là ông là bà

được rồi. Họ yêu nghề, họ gắn bó với làng với nghề từ lâu nên ai đến làng thăm bà
con, tham quan làng, muốn chuốt gốm, muốn tìm hiểu họ đều trả lời thân thiện và
rất nhiệt tình.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng- cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng,
đẩy mạnh thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cho các cơ sở trong
làng nghề như: hỗ trợ trang thiết bị máy móc, tổ chức tham quan học tập kinh


13

nghiệm sản xuất tại các tỉnh phía Bắc, Bình Dương, Tây Ninh…; chú trọng cơng tác
quảng bá, trình diễn nghề, xây dựng thương hiệu và đã được công nhận nhãn hiệu
hàng hóa tập thể cho sản phẩm gốm Thanh Hà…
Về giao thông: Hiện nay để khách du lịch đến Hội An và đặc biệt đến làng gốm
thì làng đã chú trọng trong giao thông, đoạn đường vào làng hiện nay đầu tư mở rộng
con đường gấp đôi con đường cũ phục vụ cho khách du lịch di chuyển bằng ô tô dễ
dàng lưu thông, hầu như tất cả tuyến đường đều được bê tơng hóa nhưng vào làng
thì hầu như không đụng chạm nhiều nhằm tránh mất cái nét cổ kính, hoang dã lâu
năm của làng nghề 500 năm tuổi này.
Về bưu chính viễn thơng: Do một phường hoạt đơng du lịch nên bưu chính viễn
thơng liên lạc ở đây đã đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách.
Về khách sạn: phường Thanh Hà hoạt động du lịch nên khách sạn rất nhiều, giá
cả hợp lí, phịng chất lượng đảm bảo các hoạt động ngủ nghĩ lâu đêm và dài ngày.
Tính đến tháng 9 năm 2019, Hội An có 697 cơ sở lưu trú với hơn 11 nghìn phịng,
sẵn sàng đón hơn 21 nghìn lượt khách lưu trú mỗi ngày. Cơng suất sử dụng phịng
là 54,52%.
Dịch vụ lưu trú: Sản phẩm du lịch homestay đang được nhiều du khách quan
tâm lựa chọn bởi sự mới mẻ và pha một chút hoang dã. Chỉ trong một thời gian ngắn,
một ngày một đêm du khách có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu về nếp ăn nếp ở cách

sinh hoạt của người dân làng gốm. Hiện nay làng gốm Thanh Hà được phịng quản
lí đơ thị cấp giấy xây dựng các khu nhà Homestay tại khu vực 1 của làng, trong làng
có những hộ dân đang hoạt động dịch vụ này.Tuy nhiên sản phẩm du lịch của dịch
vụ này còn đơn điệu chủ yếu dự vào tài nguyên có sẵn và chưa tổ chức tốt các hoạt
động phụ trợ để đáp ứng nhu cầu về ẩm thực, giải trí nghỉ dưỡng của du khách.
2.2.4. Lao động du lịch
Lao động trong du lịch tại làng gốm Thanh Hà ngày càng tăng để đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch mỗi năm đều tăng mạnh.


14

2.3.

Thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An,

tỉnh Quảng Nam.
2.3.1. Khách du lịch
Từ nhiều năm nay, trung tâm đã phối hợp với nhiều ngành chức năng và công
đồng cư dân địa phương bảo tồn chính xác các thiết kế, cảnh quan của làng gốm với
những đặc trưng của một làng Việt cổ như: cây đa, bến nước, sân đình, nhà cổ cùng
các lễ hội dân gian, các phong tục, tập quán làng nghề. Kỹ thuật truyền nghề thủ
cơng do chính các nghệ nhân và các bậc cao niên trong làng trực tiếp đảm nhận cũng
góp phần tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn đối với du khách. Theo trung tâm
văn hóa – thể thao Hội An liên tục 3 năm qua lượng khách đến tham quan làng gốm
Thanh Hà được cơng nhận đạt chuẩn điểm du lịch quốc gia (bình quân hơn 300 nghìn
lượt khách/năm).
Lượt khách
1400000
1200000

1000000
800000
600000
400000

618278

200000
0

125175
24702
2016

Khách Việt Nam

209000
29000
2017

35692
2018

71290

Khách Quốc tế

2019

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện khách du lịch đến làng gốm Thanh Hà giai đoạn 2016

– 2019
Nhìn vào biểu đồ hình 2.1 có thể thấy, tổng số lượng khách du lịch đến với làng
gốm Thanh Hà giai đoạn 2016 – 2019 tăng và tăng liên tục.


15

Tổng số khách du lịch tăng và tăng nhanh, so sánh năm 2016 và 2019 thì tăng từ
176.877 khách tăng lên 1.258.738 khách, tăng 1.081.861 khách.
Nguyên nhân của sự tăng khách du lịch đến làng gốm Thanh Hà nhiều như vậy
là do chính quyền địa phương mở rộng các hoạt động sản xuất phục vụ nhiều hơn
cho công tác du lịch, làng gốm được công nhận là làng nghề truyền thống, khả năng
kết hợp quảng bá làng gốm cũng được chú trọng nhiều hơn, tăng cường hợp tác với
các đơn vị lữ hành (xây dựng nhiều chương trình du lịch gắn với làng gốm Thanh
Hà). Và đặc biệt, kể từ khi được Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới,
làng gồm Thanh Hà ngày càng được du khách trong và ngoài nước biết đến. Họ du
lịch đến Hội An và tự tìm cho mình những sản phẩm mỹ nghệ bền, đẹp giá rẻ để làm
quà lưu niệm.

%
900
780

800

712

700
600
500


406
369

400

288
300
200

138
135
117

145

100

2016

2017

2018

Tốc độ tăng trưởng
khách du lich
Tốc độ tăng trưởng
khách quốc tế

100

0
2019

Tốc độ tăng trưởng
khách nội địa

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng khách du lịch tại làng gốm Thanh
Hà giai đoạn 2016 – 2019


16

Nhìn vào biểu đồ hình 2.2 có thể thấy, tốc độ tăng trưởng khách du lịch tại làng
gốm Thanh Hà giai đoạn 2016 – 2019 tăng và tăng liên tục. So sánh năm 2016 với
năm 2019 tăng từ 100% lên 780%.
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế tăng và tăng liên tục, so sánh năm 2016
với năm 2019 tăng từ 100% lên 712%.
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa tăng và tăng liên tục, so sánh năm 2016
với năm 2019 tăng từ 100% lên 288%.
Lượt khách du lịch đến làng gốm Thanh Hà nhiều nhất đó là khách du lịch quốc
tế, những năm trở lại đây lượt khách đến từ quốc gia Hàn Quốc chiếm đa số theo
như lời người dân trong làng và ban quản lí trực tiếp làng Thanh Hà nói. Để thấy
được thị phần khách du lịch đến làng gốm ta có biểu đồ như sau:

8%
15 %

Hàn Quốc
58 %


19 %

Nhật Bản
Mỹ
Các quốc gia
khác

Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện thị phần khách du lịch đến làng gốm Thanh Hà 2019
Nhìn vào biểu đồ hình 2.3 có thể thấy lượt khách quốc tế chiếm số lượng đông
nhất là Hàn Quốc chiếm 58% tiếp theo là Nhật Bản, Mỹ. Một số khách đến từ các
quốc gia khác như: Trung Quốc, Pháp, Đức, Hà Lan,…
Khách tham quan chủ yếu là khách Hàn Quốc bởi vì văn hóa Hàn Quốc cũng có
sự phát triển làng nghề, họ đến thăm đất nước chúng ta bởi vì muốn tìm hiểu nét
tương đồng về văn hóa. Bên cạnh đó giữa Hội An và Hàn Quốc có mối quan hệ hợp
tác từ rất lâu, tháng giêng năm 2017 mới vừa tổ chức lễ hội kỉ niệm 20 năm thiết lập


17

mối quan hệ Hàn Quốc – Hội An và đang thiết lập mối quan hệ lâu dài vì thế lượng
khách Hàn Quốc đến với Hội An nói chung và làng gốm Thanh Hà nói riêng là rất
nhiều.
Lượng khách Nhật Bản đến làng gốm Thanh Hà tăng lên vì: Việt Nam và Nhật
Bản là hai nước có lịch sử phát triển hàng nghìn năm và cùng nằm trong vùng nơng
nghiệp trồng lúa nước của Châu Á, có nhiều điểm tương đồng về phong tục, tập
qn, tín ngưỡng. Ngồi ra, làng gốm Thanh Hà còn xây dựng các sản phẩm du lịch
đặc trưng, phù hợp với tính cách, sở thích người Nhật, tăng cường cơng tác an ninh,
trật tự an tồn xã hội để du khách nói chung và du khách Nhật nói riêng khi đến với
Thanh Hà ln cảm nhận được sự yên bình, thoải mái.
2.3.2. Doanh thu du lịch

Doanh thu từ du lịch tại làng gốm Thanh Hà bao gồm: ẩm thực, tham quan di tích tổ
nghề gốm Miếu Nam Diêu (điểm dừng chân của vua Minh Mạng), vé tham quan
công viên đất nung Thanh Hà, tham quan khu di tích Đình Xn Mỹ, tham gia trổ
tài chuốt gốm và nặn con thổi, xem các nghệ nhân chuốt gốm, bán các sản phẩm
hàng lưu niệm,…
Do nguồn khách du lịch đến Hội An ngày càng tăng lên nên nguồn khách đến
tham quan làng gốm Thanh Hà cũng ngày càng tăng lên từ năm 2016 – 2019. Vì thế,
doanh thu từ du lịch cũng tăng nhanh, từ đó cuộc sống của người dân nơi đây được
cải thiện hơn. Dưới đây là biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch mà làng gốm Thanh
Hà mang lại:

12000

Triệu đồng
10390

10000
7930

8000
5810

6000
4174
4000

Tổng thu
nhập

2000

0
2016

2017

2018

2019


18

Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện thdoanh thu tại làng gốm Thanh Hà giai đoạn
2016 – 2019
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, giai đoạn từ năm 2016 đến 2019 doanh thu tại làng
gốm Thanh Hà tăng và tăng liên tục từ 4.174 triệu đồng lên 10.390 triệu đồng. Năm
2019 doanh thu tại làng gốm Thanh Hà tăng và tăng mạnh, những nguồn để tạo được
tdoanh thu mạnh như vậy là từ hợp đồng bán vé: vé vào làng gốm 30 ngàn 1 lượt
khách, riêng trẻ em được miễn phí, vé vào công viên đất nung Thanh Hà là 30 ngàn
1 lượt khách, khách du lịch muốn xem nghệ nhân chuốt gốm thì nghệ nhân đó được
thưởng từ 50 ngàn đến 100 ngàn tùy vào đoàn của tour. Bên cạnh đó hoạt động dịch
vụ của homestay, hàng lưu niệm, ẩm thực và nước giải khát cũng đem lại nguồn
doanh thu cho làng.
2.3.3. Các sản phẩm du lịch đặc trưng và các điểm tham quan
2.3.3.1.

Các sản phẩm du lịch đặc trưng

 Tham quan làng Thanh Hà bằng xe đạp
 Du thuyền

2.3.3.2. Một số tour du lịch tại làng gốm Thanh Hà
a) Tour tham quan làng nghề tại thành phố Hội An
b) Tour một ngày Mỹ Sơn - làng gốm Thanh Hà – làng mộc Kim Bồng – Phố cổ
Hội An
c) Tour thường xuyên trong ngày
2.3.4. Hoạt động quảng bá du lịch làng gốm Thanh Hà
Việc quảng bá du lịch làng gốm Thanh Hà được thành phố thực hiện thông qua
các phương thức quảng bá khác nhau, với mục đích là tăng lượng khách du lịch đến
tham quan, mua sắm tại làng gốm, góp phần phát triển du lịch tại đâu, mặt khác cung
cấp các nội dung về làng gốm Thanh Hà cho du khách để từ đó tăng quyết định du


19

lịch tại làng gốm. Nhìn chung, thành phố thực hiện quảng bá làng gốm Thanh Hà
thông qua phương thức quảng bá truyền thống là chủ yếu:
- Quảng bá trên Internet
- Cơng tác tun truyền trên báo đài, truyền hình thành phố và địa phương
-

Quảng bá thông qua tham gia Hội chợ du lịch

- Quảng bá thông qua các hoạt động ngoai giao, giao lưu văn hóa trong nước
và quốc tế
- Chương trình, sự kiện thu hút khách du lịch
- Bản đồ du lịch Hội An
- Báo, tạp chí du lịch; tờ rơi, pano, áp phích
2.2.5. Thực trạng về nguồn lợi người dân được hưởng từ du lịch
Những năm qua, tại Thanh Hà, ngoài 40% giá trị vé tham quan du lịch do
Trung tâm Văn hóa- Thể thao TP. Hội An giữ lại để phục vụ khâu quản lý nhà

nước về mặt du lịch, xúc tiến các hoạt động thương mại - du lịch, đầu tư cho
con người… thì 60% cịn lại sẽ do phường Thanh Hà quản lý. Nguồn này được
chi vào khâu quảng bá, bảo vệ môi trường, chi trực tiếp cho nghệ nhân - người
lao động phục vụ du lịch tại làng nghề.


20

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
LÀNG GỐM THANH HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN,
TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Định hướng phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà
3.1.1. Cơ sở đưa ra định hướng
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà
3.1.2.1. Định hướng chung
3.1.2.2. Định hướng cụ thể
a) Phát triển không gian du lịch
b) Định hướng về cơng tác quản lí
c) Định hướng về khai thác các dịch vụ du lịch
3.2. Một số giải pháp về phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội
An, tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức quản lí
Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hợp lí, ưu đãi để các doanh nghiệp mạnh dạn
đầu tư, nhằm phát huy tốt các nguồn lực, kinh doanh hiệu quả, từ đó sẽ tác động tích
cực đến việc phát triển làng nghề gắn với các hoạt động du lịch.
Có chính sách ưu đãi với các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao, có quy định về
sự phân chia lợi nhuận thu từ hoạt động du lịch, nhằm đảm bảo lợi ích giữa các
doanh nghiệp với người dân địa phương.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng thuận giữa các ngành trong việc xây dựng,
quy hoạch, quản lí, phát triển làng nghề. Hỗ trợ trong công tác kĩ thuật, quảng bá,

xúc tiến thương mại, tổ chức các tour du lịch tham quan làng nghề.
Phổ biến rộng rãi trong cộng đồng làng nghề về chủ trương, cơ chế, chính sách
phát triển làng nghề.
Du lịch làng nghề sẽ thực sự hấp dẫn, có hiệu quả khi các cấp ủy, chính quyền
địa phương và ngành du lịch quan tâm tổ chức thực hiện những chủ trương, chính


21

sách đúng đắn, thiết thực và mang tính chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó là chú trọng
cơng tác quảng bá, thu hút khách du lịch đến với làng gốm, nâng cao chất lượng sản
phẩm và đội ngũ những người làm công tác du lịch tại làng gốm Thanh Hà.
3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư
Để có nguồn vốn cho phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà, thì Ban quản lí
làng gốm Thanh Hà đã có những chính sách mở rộng kêu gọi đầu tư từ các ban tổ
chức trong và ngoài nước (bao gồm các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch lữ hành).
Sử dụng nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về chống xuống cấp
di tích và kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế đang thực hiện hoạt động bảo
tồn di sản tại Thanh Hà.
3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch đặc thù của Thanh Hà là môi trường cảnh quang làng nghề gốm
truyền thống và các di tích lịch sử văn hóa miếu đinh. Vì vậy, vấn đề trùng tu các di
tích, cải tạo cảnh quan mơi trường cần phải triển khai nhanh hơn để có thể tăng thêm
cơ sở homestay, đáp ứng nhu cầu lưu trú và nghỉ dưỡng của du khách.
3.2.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
3.2.4.1. Nguồn lực trong phát triển làng nghề
Ban quản lí đã tạo điều kiện cho các thợ gốm đi đào tạo nâng cao tay nghề, đưa
chuyên gia gốm từ các vùng miền khác về Thanh Hà nghiên cứu và những hoạt động
quảng bá du lịch Thanh Hà tại các quốc gia trên Thế giới.

3.2.4.2. Nguồn nhân lực cho phát triển hoạt động du lịch tại làng
Hiện nay, ban quản lí đã tổ chức tập huấn thường xuyên nhằm trao đổi kinh
nghiệm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. Bước đầu
hồn thành cơng tác thực tập nghiệp vụ hướng dẫn viên, tham gia các lớp tập huấn,
giao lưu học hỏi các địa phương.


22

3.2.5. Giải pháp về quảng bá du lịch
Có thể nói rằng: việc phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà đã từng bước được
biết đến và phát triển mạnh mẽ nhưng việc quảng bá thì vẫn ngày càng chú trọng,
nhất là trong thời đại công nghệ thông tin như bây giờ. Chính vì vậy mà việc quảng
bá bằng nhiều hình thức khác nhau như: tờ rơi, tờ gấp, báo mạng, quảng cáo, tiếp
thị, làm phim truyền hình... là hết sức cần thiết.
3.2.6. Giải pháp về sự liên kết với các công ty du lịch
Tạo mối liên kết tốt với các đơn vị lữ hành trong khu vực Bắc Trung Bộ, Trung
Trung Bộ và cả nước để nhanh chóng hịa nhập vào thị trường du lịch nhằm đẩy
mạnh phát triển du lịch theo hướng bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội của
đất nước trong thời kì mới.
Thời gian tới, Ban quản lí làng gốm Thanh Hà cần có những chính sách để liên
kết với các cơng ty lữ hành nhằm đưa khách về tham quan làng gốm.
3.2.7. Giải phát phát triển bền vững du lịch
Để phát triển bền vững du lịch ở làng gốm Thanh Hà thì phải cùng đồng thời thực
hiện 3 mục tiêu sau
-

Phát triển có hiệu quả về kinh tế

-


Phát triển hài hịa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của
các tầng lớp dân cư

- Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho
thế hệ hôm nay và mai sau.
Để đảm bảo phát triển bền vững cần phải thực hiện những nguyên tắc đảm bảo phát
triển du lịch bền vững đó là: Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý; hạn
chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải; phát triển du lịch phải gắn
với bảo tồn tính đa dạng; phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế – xã hội; chia
sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào các hoạt động du lịch; thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng


23

đồng địa phương và các đối tượng liên quan; chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức
về tài nguyên môi trường.


24

KẾT LUẬN
Làng nghề gốm Thanh Hà “được xem như là một dạng tài nguyên du lịch văn
hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”. Bởi các sản phẩm du lịch của làng nghề gốm
ln bao gồm trong nó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể, có đóng góp lớn làm
cho tài nguyên du lịch Việt Nam đa dạng và phong phú. Du khách đến Việt Nam
không chỉ được chiêm ngưỡng những phong cảnh hùng vĩ, kiến tạo độc đáo có một
khơng hai của thiên nhiên mà cịn được chiêm ngưỡng những cơng trình kiến trúc,
di tích lịch sử, làng nghề truyền thống cổ kính thâm trầm mang trong mình những

giá trị văn hóa rất Việt Nam với các sản phẩm cổ truyền độc đáo, đặc sắc do bàn tay
người nông dân, người thợ thủ công trong các làng nghề cổ truyền tài hoa, khéo léo
tạo nên. Đó là những tuyệt tác, những nét đẹp văn hóa không thể trộn lẫn với một
dân tộc nào khác. Những tinh hoa văn hóa ấy là tài sản quý giá, là kết tinh tâm hồn
Việt thuần phác. Đó chính là nét hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến
thăm các làng nghề truyền thống Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, so với mục tiêu đã đề ra, đề tài đã đạt được
những nội dung sau:
Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch làng
nghề.
Thứ hai, đề tài đã phân tích được tiềm năng phát triển du lịch, đánh giá thực
trạng phát triển du lịch tại làng gốm Thanh Hà trong những năm gần đây.
Thứ ba, trên cơ sở đã đánh giá được thực trạng, đề tài đã đưa ra định hướng cụ
thể và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch ở làng gốm Thanh Hà, thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài bị hạn chế do đại dịch Covid_19 nên
gặp nhiều khó khăn khi đi thực tế tại địa phương, các số liệu thu thập được mang
tính tương đối và các giải pháp đề ra cịn mang tính chung chung chưa đi sâu và giải
quyết được triệt để các mặt tồn tại của vấn đề.


×